Phòng tránh và chữa trị bệnh xương khớp thai kỳ
thaiha561 08.01.2015 10:44:35 (permalink)
Phòng tránh và chữa trị bệnh xương khớp thai kỳ

Trong thời kỳ mang thai, cơ thể người phụ nữ có nhiều thay đổi, rất dễ gặp phải các vấn đề về sức khỏe, nhất là những ảnh hưởng tới xương khớp do tác động của việc mang thai. Nếu không biết cách giữ gìn, vận động, ngủ nghỉ phù hợp. Rất nhiều chị em trong giai đoạn này bị đau lưng, sau sinh thấy tình trạng không đỡ, đi khám mới biết bị thoát vị đĩa đệm, vì thế mọi người cần trang bị cho mình những kiến thức cần thiết sau đây để có thể phòng tránh cũng như phát hiện và chữa trị bệnh sớm nhất.

Bệnh thoát vị đĩa đệm là gì?
Đĩa đệm nằm giữa các đốt sống, được cấu thành bởi vòng ngoài dai và chắc với dung dịch đặc bên trong, tạo thành một cấu trúc có chức năng giảm xóc cho cơ thể. Vòng ngoài của đĩa đệm có thể bị thoái hóa do tuổi tác, các tác động từ việc hoạt động sai tư thế hay do chấn thương. Khi đó dung dịch bên trong sẽ bị đẩy ra ngoài qua nơi mà đĩa đệm yếu nhất, gây ra lồi đĩa đệm. Trong trường hợp vòng ngoài bị nứt, các dung dịch sẽ bị rò rỉ ra ngoài, gây ra thoát vị đĩa đệm.
Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở bất kỳ đoạn nào của cột sống, nhưng hay gặp thoát vị đĩa đệm ở vị trí thấp của lưng, trong trường hợp này sẽ gây ra chứng đau thắt lưng.

Triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm

Các chị em phụ nữ khi mang thai thì nên chú ý tới những biểu hiện của hiện tượng bị đau xương khớp, không nên xem thường những cơn đau vì có thể bạn đang gặp phải vấn đề đó chính là bệnh đau xương khớp như thoái hóa khớp, thoái hóa đốt sống cổ, viêm khớp và đặc biệt nguy hiểm là thoát vị đĩa đệm.
- Đau kịch phát khi ta kích thích nhóm cơ: khi cúi, khi ho hắt hơi hoặc gắng sức. Đau tăng lên khi ngồi lâu, hoặc tư thế đứng hoặc nằm sấp.
- Nếu thoát vị vùng thấp của lưng: sẽ gây đau lưng, có kết hợp hoặc không triệu chứng đau dọc dây Thần kinh tọa.
- Nếu thoát vị đĩa đệm vùng cổ: sẽ có triệu chứng cứng và đau cổ. Đau lan ra 2 vai và cánh tay, kèm theo có cảm giác tê kiến bò và nặng tay hoặc yếu cẳng hoặc cánh tay.
- Các cơn đau do đau dây thần kinh tọa gây ra thường rất đột ngột và gây cảm giác đau nhói. gây ra các cơn đau lan rộng từ lưng dưới, xuống mông, chạy xuống cẳng chân đến gót chân và bàn chân.

Điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm

Hướng điều trị thoát vị đĩa đệm cho phụ nữ mang thai

Phụ nữ mang thai cũng có thể được điều trị bằng các phương pháp phổ thông như sử dụng một số loại thuốc điều trị với tác dụng giảm đau kháng viêm, đây cũng chính là các loại thuoc tri voi hoa cot song, thoái hóa khớp, viêm khớp hay bất kỳ một loại bệnh xương khớp nào khác, cũng có thể dùng phương pháp sử dụng sức nóng. Nhưng tốt hơn hết nên được chữa trị bằng một biện pháp có thể giải quyết được vấn đề một cách trực tiếp.

Hoạt động sai tư thế làm cho sức ép lên các đĩa đệm càng nặng thêm. Vì thế, hệ thống các bài tập dành cho phụ nữ mang thai là rất cần thiết, để duy trì các tư thế đúng và tăng cường sức mạnh các nhóm cơ xung quanh cột sống, hỗ trợ các đĩa đệm phục hồi.
Chữa bệnh bằng phương pháp nắn khớp xương có thể giúp giảm bớt các cơn đau do thoát vị đĩa đệm nếu nguyên nhân là do không đúng tư thế. Bằng cách căn chỉnh các khớp xương, phương pháp này sẽ làm giảm áp lực lên đĩa đệm và lên dây thần kinh tọa.

Châm cứu và bấm huyệt là hai kỹ thuật an toàn giúp giảm bớt các cơn đau trong quá trình mang thai. Phương pháp châm cứu sử dụng những cây kim nhọn và phương pháp bấm huyệt gây áp suất lớn lên các điểm nhất định của cơ thể. Hai phương pháp này thường nhắm đến các bó dây thần kinh của cơ thể, giải phóng hóc môn endorphin trong não có tác dụng giảm đau và giải phóng các nguồn năng lượng lớn nhất trong cơ thể. Để điều trị cho phụ nữ mang thai, cần tìm các bác sĩ giỏi, thông thạo về thuật bấm huyệt và châm cứu. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, các bác sĩ châm cứu và bấm huyệt không nên kích thích lên càng vùng cơ co thắt vì có thể tác động trúng dạ con.

Điều trị sau khi sinh

Đối với người phụ nữ khi mang thai thì việc điều trị bệnh hầu như chỉ dùng các phương pháp bảo tồn và không sử dụng thuốc vì có thể ảnh hưởng tới thai nhi, nên người ta sẽ tập trung vào việc điều trị sau khi sinh xong. Sau khi sinh, các cơn đau do đĩa đệm có thể được giảm bớt vì áp lực lên vùng thắt lưng sẽ ít hơn. Nhưng các bà mẹ vẫn nên tiếp tục các bài tập tăng cường sức mạnh để hỗ trợ đĩa đệm phục hồi. Nếu như tình hình tiến triển tốt, nên chuyển sang các biện pháp điều trị khác giúp cung cấp nước và chất dinh dưỡng cho đĩa đệm để điều trị dứt điểm.
>>> Tìm hiểu thêm về một số cách chua benh voi hoa cot song hiệu quả.
Nguồn: chuyenkhoaxuongkhop.com
#1
    Chuyển nhanh đến:

    Thống kê hiện tại

    Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
    Kiểu:
    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9