Tiến sĩ "
Nổ" (11)
(* xem ghi chú dưới cùng)
Bài trước nêu ra nhận xét là, không phải Tiến sĩ yêu nước hơn người có bằng Cử nhân. Bài này sẽ cho ta thấy rõ điều đó hơn nữa. Ông Trương Đình Dzu là một chính khách có tên tuổi trong lãnh vực chính trị, vào thời kỳ trước năm 1975, tại miền Nam Việt Nam. Bài viết "Phế thải con người" (1) cho biết chi tiết như sau: «"Ông Dzu quê ở Bình Định, ông ra Hà Nội học Lycée Albert Sarraut rồi vào Đại học Đông Dương học luật. Tốt nghiệp ông được bổ làm tri huyện, nhưng sau vài năm lại về Cần Thơ hành nghề luật sư. Năm 1945 Trương Đình Dzu dọn lên Sài Gòn nhận làm chánh văn phòng cho Ủy Viên Cộng Hòa của Pháp là Jean Cédille khi người Pháp đổ bộ tái chiếm Nam Kỳ. Ông từng là hội trưởng của hội Rotary Club rồi thống đốc Rotary Club Đông nam Á".
Bài viết cho biết thêm: ""Ông Dzu là một chính khách chống chiến tranh (ta có thể nói như là: một chính khách phản chiến). và là một luật sư hành nghề tại Sài Gòn. Ông là chủ tịch một tổ chức luật sư trong đó có nhiều luật sư không hành nghề luật sư, như ông Nguyễn Hữu Thọ và ông Trần Văn Khiêm; ông Thọ làm chủ tịch Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, và ông Khiêm là em của bà Trần Lệ Xuân, vợ ông Ngô Đình Nhu".
Ông Dzu đem con trai ông thoát ra ngoài số phận của những người trang lứa với cậu; 20 tuổi, David không vào quân trường, không trở thành một người lính như mọi thanh niên 20 tuổi khác -David đi Mỹ du học. Lo cho con được yên thân, nhưng ông Dzu không an phận; ông tham gia vào chính trường, với chủ trương chống lại cuộc chiến đấu của người Nam Việt, lúc đó đang cầm súng đối phó với cuộc xâm lược của phe Cộng Sản. Ông chủ trương hòa bình với bất cứ giá nào, ông đòi Hoa Kỳ chấm dứt không được oanh tạc Bắc Việt nữa, và đòi Nam Việt ngồi vào bàn thương thuyết với MTGPMN. Năm 1967 ông ra ứng cử tổng thống với phù hiệu con bồ câu hòa bình, và thất cử; người thắng cử là ông Nguyễn Văn Thiệu. Sau cuộc bầu cử, ông bị ông Thiệu bắt giam, và chỉ được tổng thống Trần Văn Hương phóng thích ngày ông Thiệu bỏ đất nước, bỏ nhân dân, chạy theo Mỹ. Nhưng ông Dzu thù ghét ông Thiệu ít hơn thù ghét Việt Cộng, vì Việt Cộng không cần biết là ông thân cộng, cứ bắt giam ông thêm 9 năm nữa, từ 1978 đến 1987. Sau ngày được phóng thích, ông Dzu khắc khoải sống thêm được 4 năm rồi nhắm mắt lìa đời trong uất hận. David (Trương Đình Hùng) cũng khổ vì thân cộng, mặc dù cái dại của David không liên hệ, mà cũng không giống cái dại của người cha, ông Trương Đình Dzu. David chuyển hai công hàm mật của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cho Việt Cộng; ông nhận hai tài liệu này từ tay ông Donald Humphrey, một viên chức làm trong Bộ Ngoại Giao, và là một cựu sĩ quan Mỹ tham chiến tại Việt Nam, có vợ, con còn đang sống tại Việt Nam vào năm đó. Humphrey hy vọng đem hai tài liệu này đánh đổi việc Việt Cộng cho vợ con ông xuất ngoại sang Hoa Kỳ đoàn tụ với ông. Cả hai ông David và Humphrey cùng bị bắt và cùng bị truy tố. Cả hai cùng lãnh 15 năm tù, và đại sứ Đinh Bá Thi (đại diện Việt Nam Cộng Sản tại Liên Hiệp Quốc)
cũng bị chính quyền Mỹ trục xuất với tư cách "một đồng lõa không bị truy tố. Việc ông Thi bị trục xuất đưa đến một hậu quả bất ngờ là Hà Nội nghi David là người của CIA Mỹ, tạo ra scandale để Mỹ có cớ trục xuất ông Thi. Tại Việt Nam, họ bắt vợ chồng ông Dzu và cậu con trai út đi quản chế. Năm 2003, ông Michael E. Tigar -luật sư biện hộ cho Trương đình Hùng- xuất bản quyển "Fighting Injustice" (Chiến Đấu Chống Bất Công), kể lại vụ án, rồi kết luận, "đã không chịu học hỏi những sai lầm tại Việt Nam, chính phủ Mỹ còn quay lại trừng phạt những người chống chính sách Việt Nam của họ. Cũng không buồn thảo luận về những vấn đề an ninh quốc gia, chính phủ chỉ ban hành luật lệ khe khắt để giữ kín mọi việc."
Ông luật sư Tigar chủ quan nên nhận xét thiên lệch vụ án. Ông Humphrey muốn cứu vợ con là điều tốt, nhưng đánh cắp tài liệu là điều không thể chấp nhận. David Trương chuyển tài liệu đương nhiên mang tội đồng lõa. Ông David Trương vừa từ trần hôm 26 tháng Sáu 2014 tại Penang, Mã Lai, hưởng thọ 68 tuổi; ông chết vì bệnh ung thư. Nữ luật sư Monique Trương Miller nói về cái chết của người em trai (David Trương) của bà như sau: "Em tôi coi cuộc đời của nó là một vụ án chính trị, và nó chỉ là một con chốt bé nhỏ trên bàn cờ mà các lãnh tụ cường quốc so tài với nhau để hoàn thành mục đích chính trị của họ."
Theo ông Thịnh, tác giả bài viết: "Phế thải con người"
cho rằng, góc nhìn này của bà ấy cũng hoàn toàn sai. Ông Hùng bị bắt, bị tù, bị "mời" ra khỏi lãnh thổ Hoa Kỳ không do quyết định của một lãnh tụ chính trị nào cả; ông ta tự tạo ra tất cả những điều đó, bằng cách tự tay và tự ý cầm tài liệu mật của Hoa Kỳ trao cho Việt Cộng. Qua đây, chúng ta thấy rằng, lịch sử là sự ghi nhận những sự thật của những sự thật...vì, đôi khi cái sự thật sau cùng là kết quả của những che đậy, vùi lấp những sự thật xảy ra trước đó. Có nhiều minh chứng về điều này. Mao Trạch Đông, nhờ có Đặng Tiểu Bình vực kinh tế của nước Tàu đi lên ..nên Mao đã trở thành một thần tượng của dân Tàu. Nếu bọn hậu duệ của Hồ Chí Minh (hiện nay là Dũng, Trọng rồi sau này là con cháu của Dũng, Trọng) cứ mãi duy trì được chế độ của họ chừng hai, ba thế hệ nữa, HCM bấy giờ không chừng cũng có sự tôn sùng như dân Tàu sùng kính Mao Trạch Đông. Chuyện lâu dài chưa biết đến đâu, nhưng hiện nay bọn cầm quyền đã cho phép đưa tượng HCM vào thờ tại các chùa ở VN. Do đó, khi Gs Trịnh Vân Thanh nhận xét về ông Tôn Thọ Tường (2) cũng không hoàn toàn đúng lắm. Bởi, không gian và thời gian của một sự kiện có tầm quan trọng riêng của nó; vì những nhận xét về một sự kiện lịch sử, chính trị, nếu xét ngay không lâu khi sự kiện vừa xảy ra, tính chính xác có thể cao hơn; nhưng cũng có thể vẫn là chưa đúng mức. Đặng Quang Chính 14.04.2016
23.45
Ghi chú:
* Bài viết này không theo diễn trình đã định
- Gửi đăng để không mất thời gian tính
- Sẽ sắp xếp lại diễn trình vào lúc sau cùng.
(1) Nguyễn đạt Thịnh
https://mail.google.com/mail/#inbox/15412e4eeda0e5f6 (2) Tiến sĩ "Nổ" 8