Thử bàn về cội nguồn của sự xuống cấp đạo đức xã hội

Tác giả Bài
nguyễn thế duyên
  • Số bài : 1176
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 01.05.2008
  • Nơi: Hà nội
Thử bàn về cội nguồn của sự xuống cấp đạo đức xã hội - 30.04.2015 18:10:43
           Thử bàn về nguốn gốc của sự xuống cấp
                     đạo đức xã hội  ngày nay
      1-Đặt vấn đề
Đạo đức xã hội đang suy thoái một cách nghiêm trọng. Quá trình này đang tiếp diễn và sẽ tiếp tục tiếp diễn. Đó là một vấn đề nhức nhói của toàn xã hội.  Nhiều nhà văn hóa, nghiên cứu của cả hai lề, lề đảng và lề dân đã đề cập đến vấn đề nghiêm trọng này trong nhiều công trình nghiên cứu, nhiều bài viết. Nhưng tất cả những bài viết ấy không bài nào chỉ ra được cái nguồn gốc sâu xa của sự suy thoái này. Có một số bài viết đã đi xa hơn khi chỉ ra rằng sự suy thoái đạo đức nằm trong “Lỗi hệ thống” Nhưng cái lỗi hệ thống đó cụ thể là cái gì? Thì bài viết lại không nêu ra được. Chính vì không nêu ra được cái cội nguồn của sự xuống cấp đạo đức nên các kiến nhị được nêu ra nhằm khắc phục tình trạng này đều chung chung, không có gì mới nhưng trên hết là những kiến nghị đó đều không có kết quả. Ví dụ như tăng cường giáo dục. Siết chặt quản lí v….v….
      -Về giáo dục :  tôi không phủ nhận ảnh hưởng của giáo dục lên đạo đức. Tất cả các nước, không có nước nào dám ca ngợi cái xấu. không một nước nào dám nói giết người là tốt, ích kỉ là tốt, tham những là tốt, bất hiếu là tốt. Tất cả đều ca ngợi cái tốt đẹp của đạo đức. Chúng ta cũng vậy mà chúng ta còn hơn các nước khác là chúng ta ca ngợi đạo đức một cách có hệ thống, Có mục tiêu rõF ràng. Thời lượng truyền thông , báo chí, văn học ca ngợi cái tốt đẹp của đạo đức lớn hơn rất nhiều so với các nước tư bản chủ nghĩa phát triển vậy mà đạo đức của ta vẫn xuống dốc không phanh. Điiều đó chứng tỏ rằng :Giáo dục có ảnh hưởng nhưng không phải là cái quyết định đến đạo đức. Vậy nó là cái gì?
      -Về siết chặt quản lí : Ở đây bắt đầu có sự nhầm lẫn. Hành vi của con người được điều chỉnh bởi hai yếu tố : Đạo đức và luật pháp. Đạo đức điều chỉnh hành vi của con người thông qua nhận thức về tốt xấu, Đúng sai, cao thượng và ti tiện Vì vậy con người bị đạo đức điều chỉnh hành vi của mình một cách hoàn toàn tự giác.
Luật pháp thì khác : Luật pháp điều chỉnh hành vi của con người thông qua sức mạnh của thể chế bằng tòa án,nhà tù, cảnh sát, tiền(Phạt). Nhưng một bộ luật dù cho là chi tiết nhất cũng không thể quy định được hết những hành vi của con người. Nếu có thể thống kê được hết hành vi của con người để đặt cho mỗi hành vi một điều luật tương ứng thì có lẽ con người đã không cần đến đạo đức. và bộ luật chắc phải dày đến vài chục mét. Chính vì vậy luật pháp luôn luôn có kẽ hở, có những khoảng trống nên luật pháp phải luôn song hành với đạo đức. Dùng đạo đức để lấp đi chỗ trống của luật pháp. Siết chặt quản lí không làm cho đạo đức tốt lên. Có những hành vi do quy định của luật pháp mà con người buộc phải theo, lâu dần thành một thói quen khi đó nó trở thành văn hóa chứ không phải trở thành đạo đức. Ví dụ văn hóa giao thông thông đường bộ. Họ chấp hành vì sợ bị phạt chứ không phải do nhận thức. Cái gì mà không phải do nhận thức thì đều không phải là đạo đức.
    2- Những biểu hiện của sự suy thoái đạo đức
Ở phần này tôi chỉ chỉ ra những biểu hiện cơ bản là gốc của mọi cái suy thoái khác chứ không đi vào những biểu hiện đơn lẻ vụn vặt.
a-    Tính cộng đồng.
Văn hóa việt vốn là một văn hóa làng xã, vì vậy tính cộng đồng trong văn hóa Việt là rất cao. Văn hóa làng xã của người việt là một văn hóa khép kín và nhỏ lẻ. Một nhóm người có quan hệ huyết thống hoặc gần gũi tụ lại với nhau thành một khu quần cư, chính vì vậy mà một trong những đặc điểm rất tốt đẹp của văn hóa làng xã đó là “Dư luận cộng đồng” . Một hành vi xấu xa trái với đạo đức của một thành viên trong cộng đồng luôn luôn bị cả cộng đồng lên án và ngược lại một hành động tốt đẹp luôn được cả cộng đồng ca ngợi. Đó là một nguyên nhân khá cơ bản để cho đạo đức càng ngày càng được củng cố một cách vững chắc . Áp lực của dư luận cộng đồng là rất lớn với những cá thể trong cộng đồng. Vì vậy văn hóa làng xã là một nền văn hóa yên bình ít hoặc hầu như không có những xung đột gay gắt. Điều  đó nay không còn. Văn hóa làng  xã đang bị xé nát.và dần dần biến mất
       b-Chuẩn đạo đức cũ đang bị những chuẩn mới thay thế.
Điều này thì ai cũng có thể nhận ra Nhưng không phải ai cũng nhận ra mức độ nguy hiểm của nó. Những khái niệm tốt, Xấu, đúng sai, lòng tự trọng,Xấu hổ, khôn, dại Cao thượng và hèn hạ đang bị đảo lộn Trong số này sự biến mất của lòng tự trọng và cảm giác xấu hổ là tồi tệ nhất. Không có hai điều này trong tâm hồn, con người có thể làm bất cứ điều gì.
Không phải ai cái chuẩn đạo đức cũng bị thay đổi. Nhưng khi cái văn hóa làng xã không còn,  khi tính cộng đồng bị phá vỡ con người co về với chỉ chính bản thân mình, thì con người trở nên vô cảm với cái xấu đang xảy ra trước mắt , lúc đó dư luận cộng đồng sẽ biến mất. Sẽ không còn áp lực dư luận của cộng đồng mà cái cá thể ấy đang sinh sống. Mà đạo đức được  hình thành dưới áp lực của dư luận cộng đồng. Điều này là cực kì nguy hiểm nó làm cho sự suy thoái đạo đức  lây lan nhanh như một bệnh dịch.
Sự thay đổi chuẩn đạo đức không từ một ai. Từ người chóp bu trong chính quyền đến thằng dân. Từ ngài giáo sư tiến sĩ khả kính đến thằng lưu manh đầu đường xó chợ và thay đổi trắng trợn không cần che dấu vì không còn lòng tự trọng và cảm giác xấu hổ
 3- Một vài nhận xét khái quát ban đầu.
Tôi chia thế giới ra làm ba nhóm nước
a-    Nhóm các nước xã hội chủ nghĩa
b-    Nhóm các nước tư bản phát triển
c-    Nhóm các nước còn lại
Nhóm thứ ba ( nhóm c) là những nước có hình thái kinh tế tư bản chủ nghĩa  chưa phát triển mà đang định hình, chế độ chính trị vì vậy mà cũng chưa ổn định đang nằm trong vòng xoáy của bạo lực như các nước châu phi và một vài nước khác vừa giành được độc lập sau sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa. Tôi không biết nhiều về những nước này nên không dám bàn liều. Nhưng những quy luật của hai nhóm điển hình a và b chắc chắn cũng áp dụng được cho các nước nhóm C tùy theotình hình cụ thể của mỗi nước
Về nhóm các nước xã hội chủ nghĩa
Xin mọi người chú ý cho ở bài này tôi chỉ xét riêng về góc độ đạo dức xã hội. Ta có thể nhận thấy các nước này rất giống chúng ta đạo đức cũng xuống cấp một cách trầm trọng . Và cũng giống chúng ta các cơ quan tuyên truyền và giáo dục đã làm việc hết công suất nhằm  vực dậy nền đạo đức xã hội nhưng đều thất bại.  Vậy phải có một nguyên nhân nào đó chung cho tất cả các nước này khiến cho cái xấu trong nhóm nước này phát triển giống nhau đến thế. Nó là cái gì?
   Về nhóm nước tư bản chủ nghĩa phát triển
Các nước này cũng rất giống nhau. Người dân đều thuần hậu, có ý thức cộng đồng rất cao . lòng tự trọng, cảm giác xấu hổ trong họ là rất mạnh mẽ. người ta có thể sẵn sàng từ chức thậm chí tự sát nếu như làm một điều gì sai trái.
Vậy một câu hỏi cũng được đặt ra cho nhóm nước này : phải có một nguyên nhân chung cho nhóm nước này nên làm cho đạo đức của họ tốt giống nhau đến thế. Vậy đó là cái gì?
Từ cái nận xét khái quát này cho ta thấy giáo dục không phải là nhân tố quyết định đến đạo đức. Phải có một thứ khác tác động một cách mạnh mẽ và rất biện chứng đến đạo đức. Vậy nó là cái gì?
       3-  Sự hình thành và các quy luật tác động đến đạo đức
Không phải ai trong chúng ta cũng được trang bị những kiến thức về triết học và chính tị kinh tế học. Vì vậy trong bài viết này tôi chỉ trình bày một cách đơn giản nhưng chặt chẽ theo lối viết của cuốn “Lược sử thời gian” nên tôi sẽ không dùng những thuật ngữ có tính triết học hay chính trị kinh tế học như quan hệ sản xuất hay sức sản xuất  và khôngdùng những kiến thức triết học hay chính trị kinh tế học một cách rối rắm khó nhai  khiến cho nhiều người phải đau đầu khi đọc.
   Khi nói đến sự xuống cấp của đạo đức, mọi người đều đi vào những cái biểu hiện cụ thể của nó. Mà các biểu hiện cụ thể của sự xuống cấp đạo đức thì muôn hình vạn trạng và rồi họ tìm một lí do nào đấy để gắn cho cái biểu hiện cụ thể đấy mà không đi vào cái nguyên nhân sâu xa: cái gì làm cho đạo đức suy thoái. Muốn trả lời câu hỏi "Cội nguồn của thói hư tật xấu" Như tiêu đề của bài viết  thì chúng ta phải đi ngược lại lịch sử  loài người để trả lời một câu hỏi rất lớn "Cái gì đã sinh ra đạo đức?"  
Khi xã hội loài người chưa hình thành, con người lúc đó còn sống theo bầy đàn khi ấy chưa có tôn giáo, chưa có các khái niệm về đạo đức, chưa có chính trị và tất nhiên là chưa có các hình thái kinh tế. Khi con người phát triển lên đến một mức cao hơn, chuyển từ hái lượm, săn bắt sang nuôi trồng , con người bắt đầu định cư nên họ làm ra được số của cải, lương thực cao hơn nhu cầu cho chính bản thân họ tức là đã có của cải dư thừa. Đó là lúc một hình thái kinh tế bắt đầu xuất hiện. Lúc này tôn giáo cũng bắt đầu xuất hiện . Chính tôn giáo đã đặt ra những lề luật hướng con người theo một chuẩn mực nhất định và được tuyệt đại các thành viên của xã hội công nhận và đạo đức hình thành.
Thời kì sơ khởi của con người, ta không thể tách riêng tôn giáo ra khỏi chính trị. Trong một thời gian dài từ khi con người hình thành đến hết thời trung cổ tôn giáo và chính trị gắn bó mật thiết với nhau, lẫn vào trong nhau. Nhưng thời kì sơ khởi của con người yếu tố chính trị rất mờ nhạt mà  yếu tố tôn giáo, thần quyền là chủ yếu chính vì vậy mà không thể nói chính trị sinh ra đạo đức. Về sau này khi mà quyền lực của tôn giáo bị giảm sút, tôn giáo mới tách khỏi chính trị. Khi tôn giáo tách khỏi chính trị là cái lúc một hệ thống  đạo đức cơ bản như tốt xấu, thiện, ác ,thật thà, dối trá v….v….đã được định hình trong xã hội loài người và đạo đức lúc này bị chính trị chi phối là chủ yếu . Tôn giáo tuy vẫn còn ảnh hưởng đến đạo đức nhưng không nhiều.
Có một câu hỏi đặt ra : Vậy thì hình thái kinh tế có trước hay hình thái xã hội (Chính trị) có trước? Và cái nào quyết định cái nào?
Nếu quay ngược lại lịch sử phát triển của xã hội loài người ta dễ dàng nhận ra hình thái kinh tế mới nảy sinh trong lòng cái hình thái kinh tế cũ và đến một ngưỡng nào đó nó buộc cái hình thái xã hội phải thay đổi theo. Vậy theo cái lô gic  này ta có
   Hình thái kinh tế  xuất hiện trước tiên kéo theo hình thái xã hội (Chính trị) kéo theo chuẩn đạo đức xã hội.
Tất nhiên cả hai hình thái này đều có tác động đến đạo đức nhưng câu hỏi đặt ra ở đây là : Trong hai hình thái : kinh tế và xã hội, cái nào có ảnh hưởng một cách quyết định đến đạo đức?
Để trả lời câu hỏi này ta nên chia xã hội loài người ra làm ba giai đoạn
  Gian đoạn đầu tiên chính là giai đoạn mẫu hệ . Đây là thời kì con người bắt đầu định cư Hình thái kinh tế của thời kì đó là đàn bà trồng trọt còn đàn ông thì săn bắt. Và tất nhiên trồng trọt là nguồn sống chủ yếu vì vậy vị trí người đàn bà được đưa lên hàng đầu. Về tôn giáo đây là thời kì đa thần giáo và vai trò của người đàn bà lớn đến mức có rất nhiều nữ thần thậm chí có những vị thần tưởng rằng phải là đàn ông nhưng cũng vẫn là phụ nữ ví dụ nữ thần chiến tranh.
Chúng ta không biết gì về nền đạo đức thời kì này. Nói đến thời kì này để cho ta thấy được hình thái kinh tế ảnh hưởng mạnh mẽ đến thế nào với hình thái xã hội và tôn giáo.
Thời kì thứ hai : Thời kì các nhà nước hình thành đến hết chế độ phong kiến
Đây là thời kì phụ quyền hình thức kinh tế là hộ gia đình, vai trò của người đàn ông vượt lên chiếm vị trí độc tôn  điều đó phản ảnh rẩt rõ nét trong nền đạo đức nhất là nền đạo đức phong kiến “ Trai khôn năm bảy vợ gái ngoan chỉ một chồng” Hay “Tam tòng tứ đức” V..v
Về tôn giáo đa thần giáo bị thay thế bằng những tôn giáo chỉ có một thần độc tôn và tất cả đều là đàn ông . Có được điều này là do vị trí của người đàn ông trong gia đình quyết định.
Thời kì thứ ba : Từ chủ ngĩa tư bản xuất hiện đến nay.
khi chủ nghĩa tư bản xuất hiện, sản xuất hàng hóa , thị trường và sự cạnh tranh đã thay đổi sâu sắc hình thái kinh tế của con người và nó cũng làm thay đổi một cách sâu sắc đến hình thái xã hội và đạo đức xã hội. Những ý niệm rất mới trong đạo đức xuất hiện như bình đẳng giới, môi trường, hôn nhân, li hôn, quyền lợi và nghĩa vụ V….V…
  Ta có thể rút ra một quy luật rất biện chứng đó là : Hình thái kinh tế xuất hiện trước tiên kéo theo hình thái xã hội thay đổi kéo theo đạo đức xã hội thay đổi.
Đến đây vấn đề đã bắt đầu lộ ra và theo tôi đây chính là cái sai lầm chết người của chủ nghĩa Mác. Các chủ nghĩa tư bản, phong kiến, nô lệ đều không có lí thuyết. Nó được hình thành đầy đủ rồi  và chúng ta chỉ việc đi tổng kết lại nó. Riêng chủ nghĩa xã hội thì bằng sức mạnh của tư duy logic Mác đã chỉ ra nó bằng lí thuyết. Nhưng tôi nghĩ Mác không sai (Mác có thể đã sai trong một vài thứ nhưng về điều này thì ông không sai). Ông đã nhìn thấy cái nguyên nhân và kết quả, cái  trình tự trước sau nên ông tuyên bố “Chủ nghĩa xã hội chỉ thành công thông qua con đường phát triển tư bản chủ nghĩa” (Có thể không đúng nguyên văn. Tôi gét trích dẫn lắm mà tra cứu thì tôi không  có thời gian). Cái hình thái kinh tế quyết định cái hình thái xã hội nhưng Lê nin và các học trò của Mác sau này đã đi làm cái điều ngược lại với điều mác chỉ ra. Họ biến cái kết quả làm cái nguyên nhân và biến cái nguyên nhân thành cái kết quả. Lấy hình thái xã hội trói chặt lấy hình thái kinh tế rồi vác nó theo mình và thế là tất cả đều lộn tùng phèo.
 Về tình hình nước ta, để làm rõ hơn nên chia nước ta làm hai giai đoạn
Giai đoạn đầu từ năm 1945 đên trước thời kì đổi mới.
Thời kì này hình thái kinh tế của chúng ta là ổn định.( Tât nhiên là một hình thái kinh tế áp đặt , sai với quy luật tiến hóa vì thế nên ta rất nghèo khó nhưng chúng ta phải thừa nhận với nhau rằng tuy nghèo khó nhưng ổn định theo một hướng duy nhất, không có những xáo động )và kết quả là nền đạo đức cũng ổn định theo không có phong trào suy thoái đạo đức rầm rộ như hiện nay
Giai đoạn thứ hai :Từ khi đổi mới đến nay
Rõ ràng đây là thời kì kinh tế có những biến đổi nhanh đến chóng mặt . Một mớ hỗn độn Hãy thử xét hình thái kinh tế của đất nước chúng ta hôm nay, nó là hình thái kinh tế gì? Nó là một mớ hổ lốn được nhào nặn bằng ý chí của cái hình thái xã hội. Một ít tư bản, một ít xã hội chủ nghĩa, một ít phong kiến vậy tất yếu nó sẽ sản sinh ra một nền đạo đức hổ lốn.
Chúng ta đã đi ngược  với quy luật phát triển của xã hội loài người và vấn đề ở đây là không ai dám thừa nhận cái sai lầm đó để đặt lại mình vào đúng quy luật mà chỉ nghĩ ra những cách vá víu. Và có lẽ chẳng bao giờ ta có thể vá víu được cái áo đạo đức đã rách nát của mình.
Chỉ khi đặt nền kinh tế nước nhà vào đúng quy luật phát triển kinh tế, Tự khắc nền kinh tế sẽ ổn định trở lại và lúc ấy một chuẩn đạo đức mới sẽ được hình thành
                                                                        Hà nội 28/4/2015
 
 
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 30.04.2015 18:13:12 bởi nguyễn thế duyên >