Kín đáo, đoan trang là những từ miêu tả rõ nét nhất vẻ đẹp phụ nữ Việt Nam thời xưa.
Vẻ đẹp của người con gái Tràng An xưa với hàm răng nhuộm đen, với đôi guốc mộc, tà áo tứ thân kín đáo hay dải yếm đào trễ... đã trở thành những giá trị bất biến trong dòng chảy văn hóa dân tộc. Chẳng thế mà bao chàng trai rời Hà Nội đi xa không khi nào vơi nỗi nhớ về một "dáng ngọc" nơi quê nhà.
Cùng ngược dòng thời gian trở về những năm đầu thế kỷ XX để tìm lại vẻ đẹp của thiếu nữ Việt Nam qua những tấm ảnh hiếm hoi còn lại:
Hình ảnh thiếu nữ Hà Nội đội nón quai thao. Thời xưa, chiếc nón quai thao là một trong những vật trang sức vừa có tác dụng che nắng, che mưa, vừa góp phần tôn vinh vẻ đẹp của quý bà, quý cô trong cuộc sống...
Hình ảnh phụ nữ Việt xưa thướt tha trong tà áo dài truyền thống...
Bức ảnh chụp "Tứ đại mỹ nhân" nức danh Hà Nội một thời, cô Síu Cột Cờ, cô Phượng Hàng Ngang, cô Nga Hàng Gai và cô Bính Hàng Đẫy.
Vào thập niên 30 của thế kỷ XX, đó là những thiếu nữ có nhan sắc và nổi tiếng đến nỗi từng làm mê đắm biết bao trái tim của các quý ông học hàm, học vị cao, công tử hào hoa, văn nhân - ký giả đa tình.
... hay khoe vẻ đẹp thắt đáy lưng ong ý nhị, kín đáo qua chiếc áo yếm xưa.
Thời xưa, người ta tôn thờ vẻ đẹp thắt đáy lưng ong ở phái yếu. Một số quan điểm cho rằng, chiếc yếm được ra đời là nhằm tôn vẻ đẹp lưng, eo của người phụ nữ.
Được thiết kế là một tấm vải hình thoi hoặc hình vuông có sợi dây để quàng vào cổ và buộc vào sau lưng, yếm đào dùng để che ngực. Trong ảnh là thiếu nữ khoe vẻ kiêu sa với trang phục yếm đào.
Áo yếm được cho là ra đời từ thời Lý (thế kỷ XII). Nếu người lao động đồng ruộng mặc yếm màu nâu bằng vải thô thì con gái nhà gia giáo thích kết thân với những chiếc yếm nhiều màu trang nhã và kín đáo.
Ảnh chụp thiếu nữ Hà Thành nhuộm răng đen năm 1915. Hàm răng đen nhánh là thước đo
vẻ đẹp của người phụ nữ Việt một thời.
Hình ảnh một phụ nữ Hà Nội xưa đang ngồi trang điểm. Ảnh chụp vào năm 1914 - 1915. Người phụ nữ Hà Nội xưa trang điểm rất nhẹ nhàng, có dùng son nhưng rất nhẹ, làn môi chỉ hơi hồng hồng một chút tạo vẻ cuốn hút. Nếu có chải lông mày, các cô, các chị chỉ tô thêm nét cho đậm đôi chút.
Bức ảnh ghi lại hình ảnh cô gái ngồi têm trầu, chụp năm 1916.
Thiếu nữ Hà Thành bên những luống hoa ở làng hoa Ngọc Hà.
Gánh hàng hoa trên vai những thiếu nữ và em nhỏ ngày ấy.
Một trong số những kiểu "ăn chơi" của các thiếu nữ Hà Thành xưa:
bàn đèn thuốc phiện.
Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 hay còn gọi là Ngày Liên Hiệp Quốc vì Nữ quyền và Hòa bình Quốc tế được Liên Hiệp Quốc chính thức hóa vào năm 1977.
Ngày 8/3 trở thành ngày đấu tranh chung của phụ nữ lao động trên toàn thế giới, biểu dương ý chí đấu tranh vì độc lập dân tộc, dân chủ, hòa bình, tiến bộ xã hội; vì quyền lợi hạnh phúc của phụ nữ và nhi đồng.
* Bài viết có sử dụng tư liệu tham khảo của các nguồn: L' indochine FR, Le laquage des dents en Indochine, une campagne au Tonkin, Vietscience...