Tuyển Tập Truyện Paustovsky
SBC 01.11.2005 18:01:35 (permalink)
Cây Tường Vi
Tác giả: Paustovsky
Dịch giả: Mộng Quỳnh
Nguồn:sưu tầm




Đêm, sương mù trìm lên mặt sông, con tàu không thể đi được nữa vì qua màn sương không còn nhìn thấy đâu là phù tiêu, đâu là đèn hiệu.

Tàu ghé mũi vào một mạn bờ dốc và tắt máy, chỉ còn nghe thấy tiếng cầu treo vừa quăng lên bờ kẽo kẹt nhịp nhàng, những người thuỷ thủ xuống bờ theo nhịp cầu này kéo dây neo ở đầu mũi tàu lên để cột vào một cây liễu già trên bờ.

Masa Klimova chợt tỉnh giấc lúc nửa đêm. Bốn bè lặng lẽ đến nỗi cô không nghe thấy rõ ràng tiếng ngáy của một hành khách trong một căn buồng ở tận đằng xa.

Masa ngồi trên giường ngủ. Qua khung cửa sổ mở ngỏ không khí tươi mát đưa vào mùi lá liễu dịu ngọt.

Những bụi cây mờ mờ trong sương, rạp xuống trên boong tàu. Masa có cảm tưởng như con tàu không rõ vì sao bỗng dưng mọc lên giữa mặt đất, giữa những bụi cây rậm rạp. Rồi sau nghe tiếng nước róc rách nhẹ nhàng cô đoán ra rằng con tàu dừng lại ở bên bờ sông.

Trong bụi cây một âm thanh vang lên ríu rít rồi ngừng bặt. Một lát sau lại vang lên rồi lại tắt ngaỵ Hình như một người nào đó muốn thử thách cái yên tĩnh và độ nhạy cảm âm vang của đêm khuya. Thế rồi những âm thanh chuyển thành tiếng huýt gió ngắn gọn. Và đáp lại tiếng huýt ấy, lập tức hàng chục giọng chim cất vang lên và bất thần tiếng hót của bầy chim hoa. mi bỗng rộ lên, bát ngát lướt đi trên các lùm cây.

-Nghe thấy không, Egorop? - Tiếng một người có lẽ ở bên trên cầu chỉ huy hỏi xuống.

-Một cuộc đua tiếng của họa mi như vậy ngay cả ở Sechxna cũng chưa từng có bao giờ! - Một giọng khàn khàn từ phía dưới trả lời lên.

Masa mỉm cười. Cô chìa đôi bàn tay ra phía trước. Đôi tay cô đen sạm lại trong bóng đêm mờ nhạt, chỉ có những móng tay lấp lánh trắng ở đầu ngón.

-Không hiểu tại sao mình lại buồn thế này nhỉ? - Masa cau mày tự hỏi khe khẽ, - có lẽ tại mình đang chờ đợi một cái gì chăng? Mà chờ gì, chính mình cũng không biết nữa.

Masa chợt nhớ rằng bà của cô vẫn thường nói với cô về cái buồn khó hiểu ở lứa tuổi thiếu nữ.

-Toàn chuyện tầm bậy thôi! - Cô tự bảo - Mình chả tin cái nỗi buồn thiếu nữ vớ vẩn ấy và vì thế mình mới có vẻ lo sợ ít nhiều đấy thôi mà.

Masa vừa tốt nghiệp đại học lâm nghiệp ở Lêningrat và cô đang đi về vùng hạ lưu sông Vônga để trồng rừng cho một nông trường.

Rõ ràng là Masa đã tự dối mình khi cô nói chỉ thoáng lo sợ ít nhiều thôi. Thực ra thì cô sợ quá đi là đằng khác. Masa hình dung thấy mình đã tới khu vực làm việc như thế nào và ông phụ trách chắc chắn phải là một người cau có, bụi đầy người, mặc chiếc áo vét đen túi roãng cả ra, nhìn chằm chằm vào mặt cô, cái nhìn ấy sẽ dừng lại trên đôi mắt xám của cô ( theo Masa thì mắt cô hệt như quả bi bằng thiếc), dừng lại trên những bím tóc của cô và ông ta sẽ nói một mình: "Khéo chưa! Những cô ả tóc tết đuôi sam! Ở đây chỉ còn thiếu cái thứ ấy nữa thôi! Hẳn là rồi đây, chị chàng sẽ lôi sách vở ra bằng hết cho mà xem. Chúng tôi còn phải lo nhiều chuyện khác kia, khi gió hanh từ Axtrakhan thổi tới thì cô bạn thân mến ơi, sách vở của cô ở đây không ích lợi gì cho cô lắm đâu".

Nhưng, trong chuyến đi dài này, cô đã dần dần quen đi với cái ý nghĩ rằng người phụ trách cô sẽ là một người cau có, mặc áo vét đen, rồi cuối cùng cô không thấy sợ Ông ta nữa. Tuy nỗi buồn của cô vẫn chưa dứt.

Masa không biết rằng đấy không hẳn là cái buồn, mà là một cảm giác chưa có tên gọi đích xác: cái cảm giác lòng ta se lại trước một tương lai chưa biết rõ, trước vẻ đẹp giản dị của đất mù, những đêm sâu thăm thẳm và tiếng lá liễu rì rào bên sông.

Masa vẫn không tài nào ngủ được. Cô mặc áo vào và lên boong tàu. Sương đêm phủ đầy mọi vật: từ tay vịn cầu thang, lan can tàu có chấn song sắt đến ghế dài và những chiếc ghế mây.

Có tiếng nói chuyện lầm rầm từ khoang lái đằng sau vọng tới. Một anh chàng thuỷ thủ trẻ đang kể chuyện...

-Tớ mới bảo ông lão thế này: "Bố già ơi, bố để lại một tí cho con hút nhờ với chứ". Ông lão bèn đưa mẩu thuốc còn lại cho tớ. Tớ nuốt một hới rồi lại nói với cụ: "Này bố già, vậy chứ ban đêm bố làm gì ở ngoài đồng thế?" "Lão canh bình minh", ông lão trả lời vậy rồi cười phá lên. "Có thể đó là buổi bình minh cuối cùng lão được chứng kiến ở trên đời. Điều này chú không hiểu nổi đâu, chú còn trẻ lắm!"

Đám thuỷ thủ im không nói nữa. Chim hoa. mi lại cất cao tiếng hót trong những rặng cây.

Masa tì tay lên thành cầu. Xa xa trong tăm tối những con gà trống đã cất tiếng gáy. Ở đằng kia, phía sau màn sương mù, chắc hẳn là một làng quê.

"Gà gáy canh một hay canh hai đấy nhỉ?... " Masa suy nghĩ mà cũng không biết được gà gáy lần thứ nhất và lần thứ hai là mấy giờ. Cô đã đọc hàng chục cuốn sách nói về điều đó, nhưng cô đã quên mất cả rồi.

Bà của Masa, vợ goá một thuyền trưởng chuyên chạy đường sông đã thuyết phục Masa nên đi tàu thuỷ. Masa hài lòng là đã nghe lời khuyên của bà. Sau khi đi theo sông Nêva với dòng nước xanh thẳm gần ngả sang màu đen, con tàu đã xuyên qua hồ Lagoda, và Masa lần đầu tiên đã nhìn thấy nước hồi xam xám và những ngọn hải đăng đá trên những mũi đất thấp trên hồ. Cô đã được thấy con sông Xviro hung dữ, những cửa sông ngăn nước trên sông đào Mariinxki, những bờ sông phủ đầy những bụi rậm nhỏ và những cây mộc tặc; và tất nhiên là thấy cả những chú bé đứng trên bến tàu tay cầm những chiếc cần câu cong queo câu cá chép, vẻ mặt trầm ngâm.

Hành khách thay nhau lên xuống tàu; Masa thấy mỗi người đều có một vẻ hay haỵ Tới Bêloderxco, một phi công trẻ tuổi mái tóc đã trắng bạc bước xuống tàu. Có lẽ anh ta vừa về Bêloderxco, nghỉ ở nhà mẹ; mẹ anh là một bà cụ người nhỏ bé, mảnh khảnh, mặc áo vải hoa màu xám; bà lão tiễn chân con ra tàu và đứng khóc thút thít ở trên bến. Anh phi công đứng trên boong tàu nói với mẹ:

-Mẹ đừng quên, mẹ nhé: con đã móc con cá con câu được ở sau cầu thang nhỏ trong hầm nhà kho ấy. Mẹ cho con mèo Vaxca một con cá rô nhé!

-Mẹ sẽ không quên đâu, Pasa ạ, không quên đâu - bà mẹ gật đầu nói vậy, đưa chiếc mùi xoa vo tròn lên lau mắt.

Anh phi công vừa mỉm cười vừa nói đùa, nhưng anh vẫn không rời mắt nhìn bà cụ và má anh cứ giật giật hoài.

Sau đó một đoàn diễn viên lên tàu. Họ trổ tài ăn nói làm ầm ĩ cả lên. Và trong nháy mắt đã làm quen với tất cả các hành khách trên tàu. Chiếc dương cầm kê trong phòng khách đã ướt đẫm vì sương, nay lại suốt ngày vang lên không một phút nào ngơi.

Một ca sĩ có tuổi, dáng linh lợi, mặt choắt lại, hát nhiều hơn tất cả những người khác. Masa kinh ngạc nghe bác ta hát. Chưa bao giờ cô được nghe những bài hát như vậy. Nhất là một ca khúc Balan, bác ta nhắc đi nhắc lại luôn. Bài hát kể lại một anh ăn trộm si tình không đánh cắp nổi cho người yêu một ngôi sao trên bầu trời đêm, nên đã bị nàng xua đuổi.

Mỗi lần chơi xong bài đó, bác diễn viên đậy nắp dương cầm lại và nói:
-Ngụ ý của bài hát này thật rõ ràng. Hãy rộng lượng với những kẻ yêu. Xin đừng tranh cãi! Ý kiến chính xác đấy!

Rồi bác ta sửa lại ngay ngắn chiếc cà vạt đen, ngồi vào bàn gọi bia và món cá vôbola ưa thích của bác ta.

Đến Tserepovetx thêm một tốp sinh viên khoa kiến trúc xuống tàu. Họ từ tu viện Kirinlo-Bêloderxco trở về Maxcova, họ đến tu viện này để đo đạc và vẽ phác hoa. sơ đồ các công trình kiến trúc cổ. Suốt chuyến đi trên tàu, mấy anh sinh viên cứ thảo luận mãi về những hòn đá chạm trổ, về những vòm nhà thờ, về Andray Rubolep (#1) về những ngôi nhà chọc trời ở Maxcovạ Nghe họ nói chuyện Masa chỉ đỏ mặt lên vì sự dốt nát của mình về vấn đề này.

Sau khi những chàng sinh viên này xuất hiện, nhà danh ca có tuổi trở nên bớt ầm ĩ hơn, không hát bài ca Balan về gã ăn trộm nữa và suốt ngày ngồi ở trên boong cắm cúi đọc cuốn sách "Đời tôi trong nghệ thuật" của Xtanilapxki (#2). Bác ta phải đeo kính để đọc sách và mặt bác bỗng già đi và có vẻ hiền lành ra. Đến lúc ấy Masa mới thấy rõ rằng tất cả những tràng thuyết lý huênh hoang của bác ta chỉ là kết quả của một thói quen nhà nghề lâu đời và con người ấy tốt hơn cái vẻ cố làm ra bộ của bác ta nhiều lắm.

Giờ này, các hành khách, anh phi công, nhà danh ca và đám sinh viên đều đã ngủ yên. Một mình Masa ở trên boong tàu, lắng tai nghe những tiếng động ban đêm và cố gắng đoán ra đó là những tiếng gì.

Một tiếng ầm ì xa xa vẳng lên trong bầu trời, rồi từ từ tắt dần. Có lẽ trên lớp sương mù một chiếc máy bay bay đêm vừa đi quạ Một con cá quẫy mạnh ở gần bờ, rồi từ ở đâu xa xa tiếng tù và mục đồng nổi lên. Tiếng tù và vang đến từ rất xa đến nỗi đầu tiên Masa không hiểu những tiếng ngân dài và du dương đó là tiếng gì.

Có ai quẹt một que diêm đằng sau Masa. Cô quay lại. Anh phi công đứng sau lưng cô châm thuốc hút. Anh vứt que diêm xuống nước: nó từ từ rơi qua làn sương mù với một đốm lửa bao ngoài một lớp hơi lung linh màu cầu vồng.

-Những con chim họa mi không còn cho ai ngủ nữa, - anh phi công nói. Không nhìn anh, Masa cũng đoán là anh mỉm cười trong bóng tối. - Thật y như bài hát "Họa mi ơi, đừng quấy rầy những người lính, hãy để cho anh lính được ngủ yên... "

-Tôi chưa bao giờ được nghe họa mi hót như thế này. - Masa nói.

-Chị hãy đi đây đi đó một chút trong liên bang xem, chị sẽ biết nhiều điều thú vị hơn thế nữa. - Anh phi công trả lời. - Thật là một đất nước có một không hai, cả trong mơ cũng không thấy được nơi nào như vậy.

-Có lẽ đó là vì anh thường bay trên trời, - cô gái nói, - và dưới cánh máy bay, cảnh vật trên mặt đất luôn luôn biến đổi.

-Tôi không nghĩ thế, - anh phi công trả lời. Yên lặng một hồi lâu, cuối cùng anh nói: - Trời hửng sáng rồi. Nền trời phương Đông đã trở nên xanh nhạt. Chị về đâu?

-Về Camusin.

-Tôi biết vùng ấy. Một thành phố trên sông Vongạ Nóng bức, nhiều dưa hấu, lắm cà chua...

-Thế còn anh?

-Xa hơn nữa kia, - anh trả lời.

Anh đứng tì tay vào thành tàu và ngắm cảnh rạng đông vừa ló. Lúc này tiếng tù và đã ngân lên và gần hơn. Trời nổi gió. Màn sương mù lay động và gió cuốn trôi đi từng mảng trên mặt sông. Những bời bụi hiện ra, ướt đẫm sương đêm và ở giữa nhô lên một túp lều mái lợp bằng những cành liễu kết lại với nhau. Bên cạnh là một mồi lửa bốc khói nghi ngút.

Masa cũng đứng ngắm bình minh. Trên nền chân trời vàng ánh ngôi sao cuối cùng lấp lánh sáng như một giọt bạc.

"Bắt đầu từ hôm nay - Masa tự nhủ - mình sẽ sống khác hẳn. Từ trước đến nay, mình chả nhận xét được gì cả. Từ giờ trở đi mình sẽ để ý, ghi nhớ tất cả và sẽ giữ lại mãi trong lòng".

Anh phi công quay lại phía Masa.

-Cô gái lại tư lự gì rồi - anh nghĩ bụng. Anh quay mặt đi rồi lại ngó Masa lần nữa.

Anh nhớ đến một câu trong cuốn tiểu thuyết đã đọc từ lâu: "Trên đời không có gì đẹp hơn cặp mắt của trẻ em và các cô thiếu nữ vào lúc ban mai. Trong những cặp mắt đó, đêm vẫn còn sẫm bóng nhưng ánh nắng sớm đã ngời lên".

"Câu ấy cũng không đến nỗi ngớ ngẩn lắm", anh phi công nghĩ vậy.

Ông thuyền phó, một người có bộ mặt dầu dãi phong sương, mặc áo choàng bằng vải bạt, từ trên đài chỉ huy chạy xuống.

-Cô không ngủ à? - Ông ta vui vẻ nói với Masa. Một giờ sau tàu mới nhổ neo. Cô có thể lên bờ dạo chơi một lát.

-Có lẽ tôi xuống chơi thật, - Masa vừa nói vừa quay lại phía anh phi công, - tôi sẽ hái một ít hoa luôn thể.

- Được lắm, ta cùng đi.

Họ đi qua cái cầu treo rung rinh bước xuống bờ sông. Một ông già từ trong lều chui ra; đây hẳn là ông cụ thức đêm không ngủ để rình xem bình minh. Ngay lúc đó mặt trời đã nhô khỏi đám sương mù. Cỏ mọc xung quanh xanh thẫm như mặt nước lặng lờ và sâu thẳm. Giá lạnh buổi đêm toát từ đám cỏ.

-Bố làm gì đấy, bố già? - Anh phi công hỏi.

-Lão làm nghề đan lát, - Ông lão trả lời với nụ cười ngượng ngập. - Lão cứ thủng thỉnh đan cái đơm cái đó, đan giỏ đựng khoai tây cho nông trường. Thế còn anh chị, lại đi xem cánh đồng đấy hẳn?

Đạ vâng, chúng cháu cũng muốn thăm cảnh đồng quê một chút.

-Sao mà cô cậu vội vàng thế, - Ông già vừa nói vừa cười. - Lão đã ở bảy mươi năm trên cánh đồng này rồi thế mà lão vẫn chưa kịp xem cho hết đấy. Các cháu cứ theo con đường mòn này đến tận cây cội dương đằng kia kìa. Nhưng chớ có đi xa hơn. Ở đấy cỏ mọc cao hơn đầu người; sương sẽ trút xuống, quần áo cứ gọi là hong đến tận tối vẫn chưa khô đâu. Cái thứ sương ấy, có thể hứng đầy hàng bình mà đem uống được...

-Bác đã uống sương rồi mà? - Anh phi công hỏi.

-Tất nhiên rồi! Cái ấy bổ lắm.

Masa và anh phi công thong thả đi theo con đường nhỏ. Masa đi đến tận chỗ con đường vòng quanh một cây cội dương đã héo khô thì dừng lại.

Hai bên đường, những cây tường vi mọc cao lút thành một bức tường dựng đứng. Hoa tường vi nở còn ướt át, đỏ rực như những ngọn lửa, đến nỗi những tia nắng nằm trên vùng lá bên những bông hoa tường vi cũng trở nên lạnh lẽo và nhợt nhạt hơn. Tưởng như những đoá hoa tường vi đó đã vĩnh viễn đứt lìa khỏi những cành đầy gai góc và lơ lửng trên không như những ngọn lửa nhỏ rực rỡ. Trong rặng tường vi, những con ong vàng vằn đen cần mẫn bay vo vo.

-Những chàng hiệp sĩ Xanh Giooco, - anh phi công nói.

Thực vậy, trông bầy ong giống như những dải băng ngắn của những chiếc mề đay Xanh Gióoc ngày xưa. Và bọn ong này cũng dũng cảm như những chàng chiến sĩ dạn dày chiến trận, chúng chẳng sợ người, lại còn sẵn sàng gây gổ với người nữa.

Từng quãng một, những bụi tường vi lại cắt quãng bằng những bụi hoa cựa gà nở rộ chĩa lên những bông hoa hình nến màu xanh sẫm gần như màu đen. Phía sau, cỏ và hoa đủ các loại khác nhau mọc lên, quấn quít vào nhau, lấp một khu vườn um tùm trăm hồng nghìn tía: xa trục thảo đỏ và trắng, hoa hồng tử thái, hoa cẩm quì dại, ánh sáng rọi vào cánh hoa trong suốt hồng lên, hoa cúc trắng như tuyết và trăm thứ hoa khác mà Masa và anh phi công không biết tên là gì.

Những con cun cút phành phạch vụt bay lên từ dưới chân. Một con gà nước núp dưới cái hốc ẩm ướt của một thân cây đã chết, cất tiếng kêu cùng cụ, nhạo báng tất cả mọi chuyện trên đời. Đàn sơn ca run rẩy bay lên không, nhưng tiếng hót của chúng lại không từ nơi chúng đang bay lên mà như từ phía sông đưa lại. Còi tàu lên giọng cụt lủn rồi rú lên thật to, gọi Masa và anh phi công trở về.

-Biết làm thế nào nữa chứ? - Masa bối rối nhìn đám hoa. - Làm thế nào bây giờ?

Cô dùng cả hai bàn tay vơ vội từng ôm hoa. Tiếng còi tàu rú lên, lần này có vẻ sốt ruột và bực dọc.

-Cái gì vậy? - Masa tức giận nhắc lại; và quay đầu về phía đám khói đang từ ống khói tàu bay lên trên đám sương mù, cô kêu to: "Về ngay đây! Chúng tôi về ngay đây mà!"

Họ đi nhanh về phía tàu thuỷ. Áo váy của Masa ướt đẫm sương, lết quết đập vào chân cộ Đôi bím tóc búi lại đằng sau gáy đã tuột ra và rớt xuống lưng. Anh phi công đi đằng sau cô gái. Vừa đi anh còn lấy dao cắt được vài cành hoa tường vi; toán thuỷ thủ đang đợi họ để kéo cầu, liếc mắt nhìn bó hoa. Trong đám người ấy, có tiếng nói:

-Việc làm hay đấy! Đến hết cả hoa ở cánh đồng mất. Nào, Xêmion, làm một mạch đi!

Người thuyền phó đứng bên trên nói lớn:

- Đem hoa vào phòng khách cho tất cả mọi người cùng hưởng với. - Rồi ông cầm chiếc loa ra lệnh: - Đi nào! Từ từ thôi!

Những chiếc bánh lái nặng nề quay, chân vịt khuấy nước sùi bọt và bờ sông xa dần trong tiếng lá xào xạc.

Masa cảm thấy bịn rịn phải xa cái bờ sông này, cới cánh đồng hoa, với mái lều và ông gìa đan lát nọ. Tất cả cảnh vật ở đây trở nên than thuộc với cô hệt như cô đã lớn lên ở đây, và ông lão kia là người đã nuôi nấng, dạy dỗ cô.

"Thật lạ lùng, - Masa vừa nghĩ vừa bước chân lên cầu thang dẫn đến buồng khách. - Mà mình có biết đây là đâu, thuộc trấn nào vùng nào và mình đang ở gần thành phố nào đâu."

Buồng khách lạnh lẽo và rất sạch. Mặt trời chưa kịp sưởi ấm những bức tường gỗ nhẵn bóng, những chiếc bàn nhỏ và chiếc dương cầm bằng gỗ bồ đào.

Masa sắp lại mớ hoa để cắm vào cái bình. Anh phi công mang từ chỗ cầu giá lên một xô nước lạnh.

-Ở Bêloderxco, mẹ tôi có một khu vườn - anh vừa nói vừa giúp Masa cắm hoa. - Vườn nhỏ thôi, nhưng cơ man nào là hoa. Nhất là hoa cúc vạn thọ.

-Ở Bêloderxco, chắc anh đã nghỉ ngơi thoa? chí chứ? - Masa hỏi.

-Cũng khá. Tôi đọc sách và sửa sang lại cuộc đời mình. Ở Bêloderxco còn biết làm gì khác nữa?

-Thế nào? "Sửa sang" là thế nào? - Masa ngạc nhiên hỏi lại.

-Tôi đã ghi chép tất cả những gì tôi trông thấy, làm được và suy nghĩ được. Thế rồi tôi kiểm lại xem tôi sống đã đúng chưa, tôi đã lầm lẫn những gì; tôi soát lại xem trong thời gian gần đây cuộc đời đã mang lại cho tôi những gì?

-Và rồi sao nữa? - Masa hỏi.

-Từ nay, quá khứ thế là rõ ràng, - anh phi công trả lời. - Tôi lại có thể sống tiếp với một đầu óc trong sáng.

-Tôi quả không ngờ ở đời lại có những việc như thế đấy, - Masa thì thầm và chăm chú nhìn anh phi công.

- Chị cứ thử xem, - anh mỉm cười khuyên Masa - Chị sẽ ngạc nhiên thấy cuộc sống của mình tràn đầy đến thế!

-Hoan hô! - Một tiếng nói quen thuộc vang lên đằng sau Masa. Cô quay lại.

Nhà danh ca già đứng trên ngưỡng cửa, mặc bộ quần áo ngủ màu xanh lơ, mép trong ống tay áo lật lên màu nâu nâu, với chiếc khăn bông vắt lên vai.

-Hoan hô! - Bác ta nhắc lại. - Tôi rất thích những cuộc trò chuyện buổi sáng. Sáng dậy những ý nghĩ của ta cũng sạch sẽ như bàn tay ta vừa rửa.

-Xin bác thôi đi cho, - anh phi công nhăn mặt nói, có vẻ không bằng lòng.

-Phải, toàn những chuyện vớ vẩn cả! - Người diễn viên nói. - Anh đừng giận nhé. Tôi vô tình nghe lỏm câu chuyện của các bạn và tôi muốn góp vào một đôi câu, một chân lý không thể nào chối cãi được, cái chân lý tôi chỉ vừa mới hiểu ra đấy.

-Cái chân lý vĩ đại đó thế nào? - Anh phi công hỏi.

-"Tôi không ưa giọng mỉa mai của anh đâu"(#1) - bác diễn viên cố tình đọc câu thơ bằng một giọng ấp úng của một chàng ngâm thơ tồi. Bác nói tiếp - Một chan lý rất giản đơn: mỗi ngày trong đời đều có một cái gì tốt lành. Và cả thi vị nữa. Và mỗ khi ta sửa sang lại cuộc đời mình, như anh vừa nói, thì bất giác, ta hay nhớ đến cái nội dung thơ mộng và thông tuệ ấy của nó. Thật tuyệt diệu! Và lạ lùng làm sao. Tất cả chung quanh ta đều tràn đầy thợ.Hãy tìm cho ra nguồn thơ ấy! Đấy là lời chúc già lão của tôi cho các bạn tới muôn đời! Xin đừng có cãi lại! Chấm hết!

Bác diễn viên cười và bước đi, Masa bỗng trở nên tư lự, lòng thầm nghĩ rằng mọi vật quanh cô quả thật rất bình thường, nhưng cũng rất kỳ lạ. Ở Lêningrat, ở trường đại học, điều đó không biểu lộ ra rõ rệt như trong chuyến đi này. Có lẽ đây chính là cái chất thơ bấy lâu vẫn bị che lấp đi, nay mới nở ra trước mắt, cái chất thơ chứa đựng trong từng ngày của cuộc sống.

Hết ngày lại ngày gió thổi trên sông Vônga. Từng luồng hơi xanh xanh lan đi như những làn sóng trong vắt trên suốt mặt sông và dọc sườn tàu. Masa có cảm hứng như làn gió kia vừa đùa giỡn vừa lần lượt cuốn trôi theo tất cả những ngày hè đẹp đẽ này. Và khi chiều đến gió lại dịu dần. Nước sông Vônga trôi đi trong màn đêm kéo dài.

Chỉ còn những ánh đèn của con tàu như đứt ra từ trong bóng đêm ấy một vòng tròn nhỏ trên mặt nước được chiếu sáng.

Masa cảm thấy sung sướng, nhưng đôi lúc lại vẫn thấy buồn. Cô không sao làm quen được với cái ý nghĩ là cuộc đời mới của mình đã bắt đầu một cánh tốt đẹp như thế, một ngày kia lại có thể đổi khác đi được.

Đến Camusin, Masa xuống tàu. Cơn gió kéo đến dâng lên một lớp sương mù vàng vàng trên mặt sông Vonga.

Anh phi công và bác ca sĩ già tiễn Masa lên bến.

Masa bối rối từ biệt anh phi công.

Anh phi công không biết nói gì, trở lên tàu và dừng lại ở trên boong; từ chổ đó anh nhìn xuóng chỗ bác diễn viên đang chia tay với Masa.

Bác ca sĩ giả mũ ra, nắm lấy tay Masa trong tay mình và đưa cặp mắt nhăn nheo đang cười, đăm đăm nhìn cô.

-Cô sẽ hạnh phúc, - bác ta nói - Nhưng hạnh phúc của tôi còn lơn hơn. Bởi tôi đã già rồi.

-Bác nói gì vậy? - Masa hỏi.

-Cô không thể hiểu được cái niềm hạnh phúc của người không còn trẻ nữa. - Bác diễn viên nói một cách văn hoa. - Cái hạnh phúc được nhìn thấy những giọt nước mắt của nàng Đexdemona(#3) yêu kẻ khác.

Bác buông tay Masa ra và đi giật lùi về phía cầu treo, đầu vẫn để trần. Còi tàu rúc lên lần thứ ba và tàu mở máy chạy.

Gió từ sông thổi vào mặt Masa mang tới dầu hoả. Một ông già nhỏ bé có bộ ria bạc trắng, xoắn xuýt quanh Masa và nhắc khẽ: "Cô để tôi mang hành lý cho cô nhé!". Nhưng cô không nghe thấy tiếng cụ. Thấy vậy ông già nhỏ bé lảng ngồi sang một chiếc ghế gỗ dài, thận trọng châm một điếu thuốc lá đợi cho Masa bớt xúc động.

Cách một ngày sau Masa đã sống xa Camusin trong một toa tàu nhỏ lưu động đỗ ở trong thảo nguyên, gần một cái đầm có bờ đất sét trơ trụi bao quanh. Toa tàu nhỏ này được mệnh danh là văn phòng nơi trú ngụ của các nhân viên ở khu vực gây rừng của nông trường.

Người phụ trách khu vực không mang bộ quần áo phủ đầy bụi và mặt mày cũng không cau có, ngược lại là một người hoạt bát và thích pha trò. Nhưng không khí ở khu vực này từ ngày Masa đặt chân tới đã không bình lặng chút nào. Ai nấy đều lo lắng. Những hạt dẻ vừa nhận để gieo liệu nó mọc lên được không? Sắp đến mùa gió khô từ phía đông nam thổi tới; và một lớp sương mù óng ánh như thủy tinh đã thấy trải dài bên kia sông. Ai nấy đều luôn miệng nhắc tới cái đám đất muối, thứ rêu độc của thảo nguyên, thứ đất sét vang lấp lánh muối vụn, kẻ thù vĩnh cửu và nguy hiểm đối với rừng cây non mới trồng.

Theo lời khuyên của anh phi công, bữa trước Masa đã thử rà soát lại cuộc đời mình, và nhận ra rằng đời cô đã chia ra làm ba giai đoạn rất rõ: thời kỳ ở Lêningrat, chuyến đi trên tàu thủy và những ngày làm việc trong thảo nguyên vùng Vonga này. Mỗi giai đoạn đều có chuyện tốt lành, và theo như bác diễn viên, đều có cái thi vị của nó.

Ở Lêningrat, có căn buồng của bà cô, nơi cô thường ngắm cảnh mặt trời lặn trên sông Lakhơta, những bạn gái, học viện, sách vở, rạp hát và các khu vườn. Trong chuyến đi, lần đầu tiên Masa hiểu được cái duyên dáng của cuộc gặp gỡ thoáng qua nhưng để lại một dư âm thăm thẳm trong tâm hồn và vẻ đẹp nên thơ của vùng đất phóng khoáng của nước Nga ở ven những bờ sông. Còn đây, trên thảo Nguyên này, cô hiểu được ý nghĩa lớn lao và sức mạn của công việc cô đang làm.

Và đâu đó, tận đáy con tim vẫn lưu lại cái kỷ niệm về anh phi công nọ. Cô vẫn nhớ nụ cười ngượng gạo của anh khi anh oán trách lũ chim họa mi, và cặp mắt anh nhìn cô ở Casumin, từ trên boong tàu và má anh bỗng giật giật như khi ở bến Bêloderxco. Một con người đi ngang qua cuộc đời và thật là đáng tiếc...

Masa nghĩ luôn đến chuyến đi vừa qua của cô, đên nỗi có lần cô nằm mê thấy cuộc đời ấy trở lại. Những bụi cây tường vi sum suê ướt đẫm sương đêm. Trời hoàng hôn. Trăng non dịu dàng giống như chiếc lưỡi liềm bạc của mọt cô thợ giặt nào đó bỏ quên, trên nền bức rèm xanh biếc nhạt của đêm khuya. Cảnh vật tĩnh mịch và lòng nhẹ lâng lâng đến nỗi Masa cười thành tiếng ngay trong giấc ngủ.

Dải rừng vừa ươm như một con sông cạn xanh nhờ nhờ lao qua các đỉnh núi cao và xuôi xuống những vùng thảo nguyên khô cằn nơi bụi đỏ cuốn làm lên từng đám trên những con đường lớn. Công việc đang dồn dập. Cần phải xới xỉa lớp keo vào đấy. Masa đã làm tất cả những việc đó với một sự chu đáo đặc biệt, có thể nói với cả một miền trìu mến đối với những mầm cây non nớt này.

Masa đen cháy đi. Những bím tóc của cô bạc nắng mặt trời. Bây giờ cô đã giống như một cô gái thực thụ của đồng cỏ. Áo cô, đôi bàn tay cô, mọi vật quanh cô đều toát ra mùi cây ngải cứu. Mùi ngải cứu bốc lên từ đám lông xù của con chó Nardan chuyên canh gác toa tàu khi mọi người đi làm ngoài thảo nguyên.

Con Nardan cùng gác nhà với Xtiopa, một thằng bé lên bảy tuổi, con trai người phụ trách khu vực. Người và chó cả ngày cùng ở dưới bóng râm của toa tàu, nghe tiếng gió khô đập vào một cây táo dại cong queo; mỗi đợt gió lại làm cho thân cây kêu choang choang ầm ĩ như thể đúc bằng đồng đen vậy.

Đến mùa hạ đám cây non bị lũ chuột nhảy đến tấn công. Chúng khoét lỗ ở gần những cây sồi nhỏ và xuống dầm mình trong lớp bụi để rũ sạch những con bọ chó. Người ta đã gọi một chiếc máy bay "làm vườn" từ Xtalingrat tới để thả lúa mạch tẩm thuốc độc xuống những cánh rừng mới ươm này.

Một buổi chiều trong khi Xtiopa đang ngồi cạnh toa xe, con Nardan bỗng ngẩng đầu lên và cất tiếng gầm gừ. Là là trên đồng cỏ một chiếc máy bay nhỏ từ phía mặt trời đang bay lại với tiếng động cơ nổ chậm chạp và lười nhác.

Chiếc máy bay bay qua phía trên toa tàu, quay ngoắt lại và hạ cánh trên bãi ngải cứu, chạy lăn đi vài thước rồi đỗ lại.

Người phi công từ buồng máy nhảy xuống, bỏ mủ phi công ra và đi về phía toa tàu nhỏ. Anh phi công còn trẻ, nhưng tóc mai đã bạc trắng. Trên ngực anh phi công, Xtiopa thấy hai hàng cuống huân chương.

Con Nardan đáng lẽ phải sủa lên, lại chúi đầu vào gầm toa xe gừ gừ se sẽ trong cuống họng.

-Chào chú bé! - Anh phi công nói. Anh ngồi xuống bên bậc lên xuống của toa xe bên cạnh Xtiopa và châm một điếu thuốc lá. - Có phải đây là khu vực số 15 không?

-Vâng! - Xtiopa rụt rè trả lời. - Chú đến chỗ chúng cháu à?

-Ừ, đến với anh em ở đây, - anh phi công trả lời. - Chú đến tiễu trừ chuột nhảy.

-Chú được nhiều huân chương mà lại phải đến đánh nhau với bọn chuột nhảy ở đây à? - Xtiopa nghĩ một lúc rồi hỏi lại như vậy. - Ở đây cứ nghĩ là người ta sẽ cử đến một học sinh trường hàng không.

-Tự chú muốn được đến đây, bé ạ. - anh phi công trả lời và đưa tay vuốt tóc Xtiopạ - Cô Masa Klimova có làm việc ở đây không?

-Có, - Xtiopa hấp háy mắt trả lời. - Thế thì làm sao hả chú?

-Thế cô ấy đâu?

-Kia, ở trong rừng kia kìa. - Xtiopa chỉ đám cây non mới trồng.

-Quả là rừng thật! - Anh phi công vừa nói vừa cười rồi đi thẳng về phía những hàng cây non, không hề quay đầu lại. Xtiopa đưa mắt nhìn theo chú phi công. Chiều đã xuống không thấy gì trên đồng cỏ nữa, nhưng Xtiopa vẫn nhìn thấy cô Masa đang từ thảo nguyên trở về. Chú phi công bước nhanh đón cô, nhưng cô Masa chưa đi đến chỗ chú phi công đã ngồi thụp xuống đất và lấy hai tay bưng lấy mặt.

Trời đã tối hẳn. Một ngôi sao thảo nguyên lang thang, đứng cao tít trên vòm trời lồng lộng, lấp lánh sáng le lé nhìn xuống làn nước hồn đen ngòm.

"Tại sao cô Masa lại lấy tay ôm lấy mặt thế?" Xtiopa tự hỏi, và chú bé lặp lại câu nói của bố vẫn thường đùa cô Masa.

- Cái cô Masa này đến là kỳ quặc!

Còn con Nardan, nó vẫn nằm dưới gầm xe và suốt đêm cứ nhìn chiếc máy bay đang bình yên ngủ trong máy bụi ngải cứu mà gầm gừ khe khẽ.

Chú thích:

(1-) Nhà hoa. sĩ kiến trúc vĩ đại người Nga.
(2-) Nhà đạo diễn sân khấu vĩ đại người Nga.
(3-) Nhân vật trong bi kịck Ôtelo của đại văn hào Anh Sêchxpiạ



Hết
<bài viết được chỉnh sửa lúc 01.11.2005 18:05:46 bởi SBC >
#1
    SBC 01.11.2005 18:21:57 (permalink)
    Bụi quý

    Tác giả: Paustovsky
    Dịch giả: Kim Ân
    Nguồn:Sưu Tầm






    Tôi không sao nhớ ra được là mình đã biết câu chuyện anh thợ quét rác thành Pari tên là Giăng Samet như thế nào. Samet kiếm sống bằng nghề quét dọn những xưởng thủ công trong khu phố anh ở.
    Samet sống trong một túp lều ở ngoại thành. Tất nhiên, có thể tả tỉ mỉ khu ngoại ô song như vậy sẽ đưa độc giả ra ngoài lề câu chuyện. Thiết tưởng chỉ cần nhắc lại rằng, đến nay, ở những khu ngoại thành Pari, vẫn còn lại những tường thành cổ bằng đất cũng đủ. Vào khoảng thời gian xảy ra câu chuyện, những bụi hoa kim ngân và sơn trà vẫn mọc um tùm trên tường thành và chim chóc làm tổ trong những bụi đó.
    Túp lều của anh thợ quét rác nằm ép sát vào chân tường thành phía bắc, kề bên những ngôi nhà nhỏ bé của các bác hàng thiếc, các bác thợ giày, những người đi nhặt mẩu thuốc lá và những người ăn xin.


    Nếu như Môpatxăng để ý đến cuộc sống của những người cư trú trong những túp lều nọ, hẳn ông đã viết thêm được một số truyện ngắn tuyệt haỵ Có khi chúng sẽ làm cho vinh quang vốn đã rực rỡ của ông thêm nhiều ánh lấp lánh mới.
    Đáng tiếc là không một người ngoài cuộc nào để mắt đến những nơi ấy, trừ lũ mật thám. Mà bọn này cũng chỉ ló mặt tới đấy trong trường hợp phải đi lùng kiếm đồ vật mất trộm.
    Bằng vào biệt hiệu “Gõ kiến” mà hàng xóm láng giềng đặt cho Samet, ta phải hình dung anh là một người gầy gò, mũi nhọn và dưới vành mũ bao giờ cũng lủng lẳng một mớ tóc giống như mào chim.
    Trước kia, Samet đã từng được sống những ngày sung sướng. Anh đăng lính trong quân đội của “Tiểu Napôlêông” trong thời gian chiến tranh ở Mêhicô.
    Samet gặp may. Anh bị sốt rét nặng ở Vera-Krux. Anh lính ốm yếu chưa từng qua một trận đọ súng thật sự nào liền được gửi về nước. Viên chỉ huy trung đoàn nhân dịp bèn nhờ Samet đưa đứa con gái lên tám của ông tên là Xuyzan về Pháp.
    Viên chỉ huy goá vợ, vì thế đi đâu ông cũng phải đèo bòng con gái theo. Nhưng lần này ông quyết định tạm xa con và gửi nó về cho người chị ở Ruăng. Khí hậu ở Mêhicô rất độc đối với trẻ con Âu. Thêm vào đó, cuộc chiến tranh du kích hỗn độn ở đây chẳng thiếu gì những nguy hiểm bất ngờ.
    Trên đường Samet về Pháp khí nóng bốc ngùn ngụt trên Đại Tây Dương. Con bé suốt ngày im lặng. Thậm chí nhìn những con cá bay vọt lên khỏi mặt nước, bóng nhẫy, nó cũng chẳng mỉm cười.
    Samet hết sức chăm sóc Xuyzan. Tất nhiên anh cũng hiểu rằng con bé không chỉ mong được anh chăm sóc mà còn muốn được âu yếm vuốt vẹ Mà anh, tên lính của một trung đoàn thuộc địa, anh có thể nghĩ ra được cái gì trìu mến kia chứ? Anh có thể mua vui cho nó bằng cách gì đây? Đánh mạt chược với nó chăng? Hay hát cho nó nghe những bài hát thô tục của lính tráng.
    Nhưng dù sao cũng không thể cứ nín lặng mãi. Càng ngày anh càng hay bắt gặp cái nhìn băn khoăn của con bé. Cuối cùng anh đánh liều kể cho nó nghe một cách không có mạch lạc, về cuộc đời mình, nhớ lại những tình tiết nhỏ nhặt nhất về một vạn chài trên bờ biển Măngsơ, những bãi cát tơi, những vũng nước khi triều xuống, ngôi nhà thờ nhỏ trong thôn với quả chuông rạn, chuyện bà mẹ anh chữa cho hàng xóm láng giềng khỏi chứng đau rát thực quản.
    Samet không tìm được chuyện gì buồn cười trong mẩu ký ức đó để làm vui cho Xuyzan. Nhưng anh ngạc nhiên thấy con bé nghe một cách háo hức và thậm chí còn bắt anh kể đi kể lại, đòi biết thêm những tình tiết mới.
    Samet nặn óc tìm cho ra những tình tiết ấy, mãi cho đến khi anh không còn tin được là chúng có thật. Đó không chỉ là những ký ức, mà chỉ là bóng dáng mờ nhạt của chúng. Chúng tan ra như những mảng sương mù. Thực vậy, Samet không hề ngờ rằng sẽ có lúc anh phải khôi phục lại trong trí nhớ quãng thời gian vô ích ấy của đời mình.
    Có lần anh mang máng nhớ tới một bông hồng bằng vàng. Cũng chẳng ra là Samet đã trông thấy bông hồng thô kệch đánh bằng vàng đã xuống nước móc vào cây thánh giá của Chúa trong nhà một bà lão dân chài, mà cũng chẳng ra là anh đã nghe câu chuyện về bông hồng đó do những người láng giềng kể lại.
    Không, đúng là anh thậm chí đã thấy bông hồng đó và còn nhớ nó sáng lấp lánh như thế nào, mặc dù bên ngoài cửa sổ không có nắng và cơn bão buồn thảm đang gầm gào ngoài eo biển. Càng về sau, Samet càng nhớ rõ hơn cái ánh lấp lánh ấy: Nó giống như những ngọn lửa nhỏ cháy sáng dưới một trần nhà thấp.
    Mọi người trong thôn đều ngạc nhiên thấy bà lão dân chài không chịu bán vật quý của mình đi. Bán nó đi bà có thể thu được cả đống tiền. Chỉ một mình mẹ Samet biết rằng bán bông hồng ấy đi là có tội, bởi vì đó là quà chúc phúc của người tình bà lão tặng bà, khi bà còn là một cô gái tươi hơn hớn làm ở nhà máy đóng hộp cá xácđin ở tỉnh Ôđécnơ.
    - Trên thế gian này hiếm ai có được những bông hồng vàng, - mẹ Samet nói. – Nhà nào có nó, nhà ấy sẽ được hạnh phúc. Mà không riêng gì họ, ai đụng tới bông hồng đó, người ấy cũng sẽ được hạnh phúc.
    Thằng bé Samet sốt ruột đợi mãi ngày bà lão dân chài được hưởng hạnh phúc. Nhưng đến cả bóng dáng của hạnh phúc cũng chẳng thấy đâu. Ngôi nhà của bà lão run rẩy trước gió và tối tối trong nhà cũng chẳng có ánh lửa.
    Thế rồi Samet bỏ làng ra đi, không đợi được đến ngày cuộc đời bà lão thay đổi. Mãi một năm sau, một người quen làm thợ đốt lò trên con tàu chở thư ở Lơ Havrơ mới kể cho anh nghe rằng con trai bà lão bất thình lình từ Pari trở về, anh chàng họa sĩ đó râu xồm, vui nhộn và có tính khí kỳ quặc. Từ ngày ấy người ta không còn nhận ra túp lều kia nữa. Nó trở nên ồn ào và dư dật. Người ta kháo nhau rằng bọn họa sĩ vẽ lăng nhăng cũng kiếm được ối tiền.
    Một hôm, ngồi trên boong tàu, Samet đang dùng chiếc lược sắt của mình chải mớ tóc rối tung trước gió cho Xuyzan thì con bé hỏi anh:
    - Anh Giăng ơi, rồi cũng có người cho em một bông hồng vàng chứ?
    - Rất có thể, - Samet trả lời. - Rồi cũng sẽ có một thằng dở hơi nào đó cho em, Xuyzan ạ! Trong đại đội anh có một chú lính gầy nhom. Thằng cha thật tốt số lạ lùng. Hắn nhặt được trên chiến trường một chiếc hàm giả gẫy, bằng vàng. Cả đại đội bèn bán đi lấy tiền nhậu. Chuyện đó xảy ra hồi chiến tranh An Nam. Các chàng pháo thủ say rượu mới lấy súng cối bắn chơi cho vui, đạn rơi vào miệng núi lửa đã tắt, nổ tung trong đó, và bị bất ngờ cú này, núi lửa liền thở phì phì và phun lại. Có trời biết tên cái núi lửa đó là gì. Hình như Kraka-Taka thì phải. Nó phun mới dữ làm sao! Bốn chục người dân bản xứ đang yên lành lăn cổ ra chết. Chỉ vì một cái hàm giả hỏng mà ngần ấy người toi mạng, thật quá quẩn! Về sau mới biết ra cái hàm răng ấy là của chính ông đại tá đơn vị anh đánh rơi. Vụ này rồi sau cũng được dẹp đi – uy tín của quân đội trên hết mà. Còn bọn anh thì chuyến ấy say bí tỉ.
    - Chuyện ấy xảy ra ở đâu hả anh? – Xuyzan nghi ngờ hỏi.
    - Anh đã nói rồi mà, ở tận nước An Nam, tận Đông Dương cợ Ở đấy đại dương bùng bùng lửa cháy, chẳng khác gì dưới địa ngục, còn những con sứa thì giống như những cái váy viền đăng ten của vũ nữ. Ở đấy lại còn ẩm ướt nữa chứ, đến nỗi chỉ một đêm thôi, nấm đã mọc lên trong ủng bọn anh. Anh mà nói dối thì xin cứ treo cổ anh lên.
    Trước đó Samet đã nghe nhiều chuyện bịa đặt của lính tráng, nhưng riêng anh, anh chưa từng bịa chuyện bao giờ. Không phải anh không biết tưởng tượng, chẳng qua anh chưa bao giờ thấy cần phải làm như vậy. Còn giờ đây anh coi việc làm vui cho Xuyzan là một bổn phận thiêng liêng.
    Samet đưa Xuyzan đến Ruăng và trao tận tay cho bác gái nó – môt người đàn bà cao lớn, có đôi môi tái nhợt và mím chặt. Bà ta đeo hạt cườm đen khắp mình trông như một con rắn ở rạp xiếc.
    Con bé vừa trông thấy bà bác đã vội bám chặt lấy Samet và nép vào cái áo ca pốt bạc phếch của anh.
    - Không sao! – Samet thì thầm và khẽ đẩy vào vai Xuyzan. - Bọn lính trơn bọn anh cũng chẳng được lựa chọn cho mình các ông đại đội trưởng đâu. Chịu khó vậy, Xuzi, cô lính ạ!
    Samet bỏ đi. Anh ngoảnh lại mấy lần nhìn lên những khung cửa sổ của ngôi nhà buồn tẻ, ở đó đến gió cũng chẳng buồn lay động các bức rèm. Nghe rõ tiếng đồng hồ hối hả trong những quán nhỏ nằm ở các phố hẹp. Trong túi dết Samet còn giữ lại kỷ niệm của Xuyzan: một cái nơ buộc tóc đã nhàu nát màu xanh. Có trời mới biết vì sao cái băng đó lại thơm dịu đến thế, như thể nó được cất giữ trong một giành hoa tím.

    Bệnh sốt rét Mêhicô đã hủy hoại sức khoẻ của Samet. Anh chưa được thăng chức đội thì đã bị thải hồi, trở về cuộc sống dân thường với hàm binh nhì.
    Năm tháng qua đi trong cảnh thiếu thốn đơn điệu. Samet nếm trải hết nghề cực nhọc này đến nghề khốn khổ khác và cuối cùng anh trở thành người hót rác thành Parị Từ đó, mùi bụi bặm và rác rưởi lúc nào cũng ám vào anh. Anh cảm thấy nó cả trong cơn gió thoảng từ phía sông Xen luồn vào trong phố, cả trong những bó hoa ướt át mà các bà lão ăn vận sạch sẽ đứng bán trên các đại lộ.
    Ngày lại ngày quyện lấy nhau trong một màu vàng đục. Nhưng đôi khi trong cái màu vàng đục ấy, Samet lại thấy dấy lên trong lòng mình một áng mây hồng: Đó là bộ áo dài cũ của Xuyzan. Từ tấm áo ấy phảng phất hương xuân tươi mát như thể người ta cũng cất nó trong giành hoa tím.
    Xuyzan giờ ở đâu? Em sống ra sao? Samet biết ngày nay Xuyzan đã là một cô gái trưởng thành, còn cha nàng thì đã bị tử thương.
    Đã nhiều lần Samet định đi Ruăng thăm Xuyzan. Nhưng anh cứ lần lữa mãi cho đến lúc chợt hiểu rằng mình đã bỏ lỡ thời gian và chắc chắn Xuyzan đã quên hẳn anh rồi.
    Anh tự mắng mình là đồ bị thịt, khi nhớ đến cuộc chia tay với Xuyzan. Đáng lẽ phải hôn cô bé thì anh lại ấn vào lưng nó, đẩy nó tới chỗ con quạ già nọ và bảo: “Chịu khó vậy, Xuzi, cô lính ạ!”
    Ai cũng biết những người thợ hốt rác chỉ làm việc ban đêm. Có hai nguyên nhân buộc họ phải làm vào thời gian đó: Vì rác rưởi do con ngừơi thải ra tích tụ nhiều nhất vào cuối ngày và thứ hai, những người thơ hót rác không được phép xúc phạm tới thị giác và khướu giác của người dân đất kinh kỳ. Ban đêm hầu như không có ai ngửi hoặc trông thấy việc làm của họ, trừ lũ chuột cống.
    Samet đã quen với công việc về đêm và còn thích thú cái khoảng thời gian ấy là khác. Nhất là lúc ánh bình minh uể oải bắt đầu chọc thủng bóng tối trên thành phố. Sương mù vương vất trên sông Xen, nhưng sương không bao giờ bay lên quá thành cầu.
    Một hôm, cũng vào một buổi bình minh mờ mịt hơi sương như thế, Samet đi trên cầu Phế Binh bắc ngang sông Xen và gặp một thiếu phụ mặc áo dài màu tím nhạt, đính đăng ten đen. Thiếu phụ đứng trên thành cầu và nhìn xuống dòng sông.
    Samet dừng lại, cất bỏ chiếc mũ bụi bặm và nói:
    - Thưa tiểu thư, nước sông Xen lúc này lạnh lắm. Tiểu thư nên để tôi đưa về nhà thì hơn
    - Giờ đây tôi cũng chẳng có nhà.
    Thiếu phụ trả lời rất nhanh và quay về phía Samet.
    Samet để rơi chiếc mũ.
    - Xuzi! – Anh kêu lên bằng một giọng tuyệt vọng và sung sướng đến cực độ, - Cô lính Xuzi! Cô bé của anh! Thế là cuối cùng anh cũng đã gặp em. Chắc là em quên anh rồi. Anh là Giăng Ecnet Samet đây, cái anh binh nhì ở Trung đoàn Thuộc địa số Hai Mươi Bảy đã đưa em về cho mụ bác gái tởm lợm ở Ruăng đây. Em bây giờ xinh quá đi thôi! Tóc em chải mới khéo nữa chứ! Còn anh, cái thằng lính quèn này thì chẳng biết xoay xở với mái tóc em thế nào.
    - Giăng! - Thiếu phụ kêu lên, đâm bổ tới ôm lấy cổ anh và khóc, - Giăng, anh vẫn tốt như xưa. Em còn nhớ hết mà!
    - Ồ, rõ vớ vẩn! – Samet lầu bầu trong miệng. – Lòng tốt của anh thì lợi lộc gì cho ai. Có chuyện gì đã xảy ra với em vậy, em gái bé nhỏ của anh?
    Samet kéo Xuyzan lại gần mình và làm cái việc anh không dám làm trước kia ở Ruăng: Vuốt ve và hôn lên mái tóc óng ả của nàng. Rồi anh vội lánh ra, sợ Xuyzan ngửi thấy mùi chuột cống trên áo ngoài của anh. Nhưng Xuyzan lại càng nép chặt vào vai anh hơn
    - Có chuyện gì vậy, em bé nhỏ của anh? – Samet bối rối nhắc lại.
    Xuyzan không trả lời. Nàng không nén được tiếng nức nở. Samet hiểu rằng lúc này chưa nên hỏi nàng chuyện gì hết.
    - Anh có một cái hang chỗ tường thành. – Samet vội vã nói. – Hơi xa đây một chút. Tất nhiên ở nhà chẳng có gì hết, nhẵn như chùi. Nhưng được cái có thể hâm nước cho nóng và nằm ngủ trên giường. Ở đó em có thể tắm táp và nghỉ ngơi. Và nói chung em muốn ở bao lâu tùy thích.
    Xuyzan ở nhà Samet năm ngày. Năm ngày ấy, một mặt trời kỳ lạ cất lên trên thành Parị Hết thảy mọi ngôi nhà, kể cả những nhà cũ kỹ nhất, ám khói, tất cả những khu vườn, thậm chí cả cái hang của Samet nữa đều rực rỡ trong những tia sáng của vừng thái dương ấy, như là những báu vật.
    Ai chưa từng được xúc động với hơi thở nhè nhẹ của thiếu nữ trong giấc ngủ, người đó chưa thể hiểu thế nào là dịu dàng. Môi nàng tươi hơn cả những cánh hoa ẩm ướt và đôi hàng mi nàng lấp lánh những giọt lệ đêm.
    Phải, những gì đã xảy ra với Xuyzan quả đúng như Samet dự đoán. Người tình của nàng - một diễn viên trẻ - đã phụ nàng. Nhưng năm ngày Xuyzan sống bên Samet đã đủ để cặp tình nhân làm lành với nhau.
    Samet tham dự vào việc hoà giải đó. Anh phải mang thư của Xuyzan lại cho anh chàng diễn viên và đã dạy cho gã điển trai đáng ngán nọ một bài học về phép lịch sự khi gã định dúi vào tay anh vài xu tiền thưởng.
    Sau đó ít lâu, anh chàng diễn viên đáp xe ngựa đến tìm Xuyzan. Và đâu lại vào đó: Một bó hoa, những cái hôn, tiếng cười qua nước mắt, lời xin lỗi và dáng vô tư ngượng ngập.
    Khi đôi bạn trẻ lên đường, Xuyzan vội vã nhảy lên xe, nàng quên cả từ biệt Samet. Liền đó nàng sực nhớ ra, đỏ mặt và ngượng ngùng đưa tay cho anh.
    - Em đã chọn lấy cuộc sống theo ý em, anh chỉ còn biết chúc em hạnh phúc. - Cuối cùng Samet mới lầu bầu nói.
    - Em chưa biết rồi sẽ ra sao? – Xuyzan trả lời và mắt nàng ngấn lệ.
    - Em băn khoăn như vậy thực là vô ích, em bé nhỏ của anh ạ! – Anh chàng diễn viên trẻ dài giọng và nhắc lại. – Em bé xinh đẹp của anh.
    - Giá có ai đó tặng cho em một bông hồng vàng! – Xuyzan thở dài. – Cái đó chắc chắn sẽ mang lại cho em hạnh phúc. Em vẫn nhớ câu chuyện anh kể trên tàu, anh Giăng ạ!
    - Biết đâu đấy! – Samet trả lời. – Nhưng dù sao thì người sẽ mang bông hồng vàng đến cho em cũng chẳng phải là cái anh chàng quý phái này đâu. Em tha lỗi cho anh, anh là một thằng lính, anh không ưa bọn công tử bột.
    Hai người trẻ tuổi đưa mắt cho nhau. Gã diễn viên nhún vai. Chiếc xe chuyển bánh.
    Thường thường cứ h ết ngày là Samet đổ đi tất cả những rác rưởi mà anh quét dọn ở các xưởng thủ công. Nhưng sau lần gặp Xuyzan, anh không đổ bụi ỡ những hiệu kim hoàn đi nữa. Anh giấu diếm đổ chúng vào một cái túi và mang về lều mình. Hàng xóm cho rằng anh chàng hót rác nọ đã trở thành ngớ ngẩn. Hiếm người biết rằng trong bụi đó có chứa bột vàng, bởi vì những người thợ kim hoàn khi làm việc thế nào cũng làm hao đi chút xíu kim loại quý đó.
    Samet quyết định sẽ sàng bụi lấy vàng, đúc thành một thoi nhỏ và dùng nó đánh một bông hồng vàng mang lại hạnh phúc cho Xuyzan. Mà rất có thể, như mẹ anh đã nói, nó còn mang lại hạnh phúc cho nhiều người khác nữa. Biết đâu đấy! Anh quyết không gặp lại Xuyzan khi bông hồng chưa được làm xong.
    Samet không kể cho ai nghe chuyện đó. Anh sợ bọn cảnh sát và nhà cầm quyền. Ai mà biết được bọn quan toà nhiễu sự sẽ giở trò gì. Chúng có thể buộc anh vào tội ăn cắp, tống anh vào tù và lấy mất số vàng anh có. Dù sao vàng cũng chẳng phải của anh.
    Trước khi đăng lính, Samet là cố nông trong trang trại của một ông mục sư nông thôn và vì thế anh biết sàng sẩy. Những hiểu biết đó đối với anh bây giờ hoá ra lại có ích. Anh nhớ rằng khi quạt lúa mì thì những hạt nặng sẽ rơi xuống đất, còn bụi thì bị gió cuốn đi.
    Samet làm một cái quạt gió nho nhỏ và đêm đêm, ở sân nhà, anh quạt bụi lấy được trong các hiệu kim hoàn. Anh hồi hộp mại cho đến lúc trông thấy lờ mờ một lớp bụi vàng lấp lánh trên ngăn gỗ.

    Đến lúc có đủ bụi vàng để đánh thành thỏi thì đã mất nhiều thời gian lắm. Nhưng Samet chưa đưa cho người thợ kim hoàn đánh bông hồng vội.
    Không phải Samet thiếu tiền thuê thợ. Bất cứ người thợ kim hoàn nào cũng bằng lòng đánh bông hồng để lấy tiền công bằng một phần ba thỏi vàng và như thế họ cũng đã hài lòng lắm rồi.
    Duyên do không phải vì thế. Càng ngày, giờ gặp gỡ Xuyzan càng gần. Nhưng không biết từ lúc nào, Samet bắt đầu sợ cái giờ ấy.
    Tất cả sự trìu mến từ lâu dồn nén trong đáy lòng, Samet muốn dành cho nàng, cho Xuzị Nhưng ai cần đến cái trìu mến của con người tàn tã và dị dạng này chứ! Samet từ lâu đã nhận thấy rằng, gặp anh, người ta chỉ muốn bỏ đi cho nhanh và quên phứt cái bộ mặt hốc hác xám ngoét với làn da chảy xệ và đôi mắt chòng chọc của anh.
    Trong túp lều của Samet có một mảnh gương vỡ. Hoa. hoằn lắm Samet mới soi gương. Nhưng hễ cứ nhìn vào là anh lại văng một câu chửi tục và quăng vội mảnh gương đi. Thà đừng nhìn thấy mình còn hơn, cái thân hình gớm ghiếc lê lết trên đôi chân tê thấp khập khiễng.
    Cuối cùng, khi đã đánh xong bông hồng, Samet mới biết Xuyzan đã rời Pari đi Mỹ từ một năm trước, và theo người ta nói, nàng đi hẳn, không về nữa. Không ai có thể cho Samet biết địa chỉ của nàng.
    Thoạt đầu, Samet thậm chí còn thấy nhẹ hẳn người. Nhưng rồi tất cả sự chờ đợi cuộc gặp gỡ đầm ấm và thanh thản với Xuyzan, không hiểu sao, đã biến thành một mảnh sắt gỉ. Mảnh sắt nhọn ấy mắc trong lồng ngực anh, ngay ở bên tim và Samet cầu trời cho nó mau mau đâm thẳng vào trái tim ốm yếu ấy đi, cho tim anh vĩnh viễn ngừng đập.
    Samet bỏ việc quét dọn trong các xưởng kim hoàn. Anh nằm trong túp lều của mình mấy ngày liền, quay mặt vào tường. Anh im lặng và chỉ mỉm cười một lần, đưa cánh tay áo cũ lên mắt. Không ai nhìn thấy anh khóc. Hàng xóm láng giềng cũng chẳng có ai sang thăm anh. Người nào cũng đã có chán vạn cái lo âu bận bịu của mình.
    Chỉ có một người theo dõi Samet. Đó là người thợ bạc đứng tuổi đã đánh từ thỏi vàng ra một bông hồng rất tinh xảo. Cùng trên một cành, bên cạnh bông hoa, người thợ bạc đánh thêm một nụ hồng bé nhỏ và nhọn hoắt.
    Người thợ bạc đến thăm Samet nhưng không đem thuốc đến cho anh. Ông ta cho rằng có mang cũng vô ích.
    Thực thế, Samet đã lặng lẽ qua đời trong một lần đến thăm của người thợ bạc. Ông ta nâng đầu anh thợ quét rác lên, lấy ở dưới cái gối xám ra bông hồng vàng bọc trong chiếc nơ nhàu nát màu xanh, khẽ khép cái cánh cửa cọt kẹt lại, rồi thong thả đi ra. Từ chiếc nơ xông lên mùi chuột.
    Lúc đó vào cuối thụ Màn đêm rung động vì gió và vì những đốm lửa nhấp nháy. Người thợ bạc nhớ đến nét đổi thay trên mặt Samet sau khi anh chết. BỘ mặt trở nên nghiêm nghị và trầm tĩnh. Người thợ bạc thấy niềm cay đắng hiện trên mặt anh còn tuyệt đẹp nữa là khác.
    “Cuộc sống không coh người ta cái gì thì cái chết lại đem cho người ta”. Người thợ bạc vốn quen với những ý nghĩ rẻ tiền nghĩ như vậy và thở dài.
    Ít lâu sau, người thợ bạc đem bông hồng vàng nọ bán cho một nhà văn đã có tuổi ăn mặc lôi thôi lốc thốc, và theo nhận xét của bác thợ, nhà văn này cũng chẳng giàu có gì cho lắm để có thể cho phép mình mua một vật đắt tiền đến thế.
    Hẳn câu chuyện về bông hồng vàng do người thợ bạc kể lại cho nhà văn đã đóng vai trò quyết định trong việc mua bán nọ. Nhờ những ghi chép của nàh văn già mà mới có người biết được câu chuyện đau buồn trong đời người cựu binh Trung đoàn Thuộc địa thứ Hai Mươi Bảy là Giăng Samet.
    Trong những ghi chép của ông, nhà văn đại khái có viết:

    “Mỗi phút, mỗi lời tình cờ được nói ra và mỗi cái nhìn vô tình ta bắt gặp, mỗi ý nghĩ sâu sắc hoặc vui đùa, mỗi rung động thầm lặng của con tim, cũng như cả đến một bông xốp của hoa hướng dương đang bay hay lửa sao trong một vũng nước đêm - tất cả những cái đó đều là những hạt rất nhỏ của bụi vàng.
    Chúng ta, những nhà văn, chúng ta bòn đãi chúng trong hàng chục năm, hàng triệu những hạt cát đó, lặng lẽ thu góp lại cho mình, biến chúng thành một hợp kim rồi từ hợp kim đó ta đánh “Bông Hồng Vàng” của ta - truyện, tiểu thuyết hay là thơ.
    Bông hồng vàng của Samet! Đối với tôi có phần nào là hình tượng tương lai của hoạt động sáng tạo của chúng tạ Thật là lạ lùng khi chẳng có ai chịu bỏ sức lao động của mình ra nghiên cứu xem từ những hạt bụi quý ấy đã phát sinh ra nguồn văn học sinh động như thế nào.
    Nhưng cũng giống như bông hồng vàng của ngừơi thợ hót rác già kia làm ra là để cho Xuyzan được hạnh phúc, sáng tác của chúng ta là để cho cái đẹp của trái đất, cho lời kêu gọi đấu tranh vì hạnh phúc, vì niềm vui và tự do, cho cái cao rộng của tâm hồn và sức mạnh của trí tuệ chiến thắng bóng tối cho chúng ta rực rỡ như một mặt trời không bao giờ tắt.”


    Hết
    #2
      SBC 01.11.2005 18:28:43 (permalink)
      Chuyến xe đêm

      Tác giả: Paustovsky
      Dịch giả: Kim Ân
      Nguồn:sưu tầm




      Tôi muốn viết hẳn một chương riêng về sức mạnh của trí tưởng tượng và ảnh hưởng của nó tới đời sống của chúng tạ Nhưng sau khi suy nghĩ, tôi đã viết thay vào đó một truyện ngắn về nhà thơ Anđecxen. Tôi nghĩ rằng truyện ngắn này có thể thay thế chương sách định viết và làm cho ta hình dung trí tưởng tượng còn rõ hơn là những câu chuyện chung chung về đề tài này”.

      Trong cái khách sạn bẩn thỉu và cũ kỹ ở thành Vơnidơ không bói đâu ra mực, mà ở đây có mực để làm gì cơ chứ ? Để viết phiếu thanh toán quá giá cho khách trọ chăng ?

      Thật ra, khi Anđecxen mới đến khách sạn thì trong cái bình mực bằng thiếc vẫn còn một ít. Chàng dùng mực ấy viết một câu chuyện cổ tích. Nhưng câu chuyện mỗi lúc một nhợt nhạt trông thấy bởi Anđecxen đã mấy lần pha thêm nước lã vào mực. Thế là chàng không viết hết được câu chuyện - cái đoạn kết vui vẻ của nó còn nằm lại ở đáy lọ.

      Chàng yêu mến Vơnidơ và đặt tên cho nó là “Bông sen tàn”.

      Mây mùa thu thấp lè tè cuồn cuộn trên mặt biển. Nước hôi hám vỗ óc ách trên dòng kênh. Gió lạnh thổi trên các ngã ba, ngã tư đường phố. Nhưng khi mặt trời ló ra thì màu đá hồng nổi lên từ dưới đám rêu xanh và ngoài cửa sổ, cả thành phố hiện ra như một bức tranh của Kanalettô, nhà danh họa già người Vơnidơ.

      Quả vậy, Vơnidơ tuy hơi buồn nhưng thật là đẹp. Song, đã đến lúc phải xa nó để đi tới những thành phố khác.

      Vì thế mà Anđecxen đã chẳng luyến tiếc bao nhiêu khi bảo gã bồi phòng đi mùa vé cho chuyến xe đêm sang Vêrôn.

      Gã bồi phòng thật xứng với cái khách sạn - anh ta lười biếng, lúc nào cũng ngà ngà say, hay ăn cắp vặt nhưng có bộ mặt hồn nhiên cởi mở. Gã chưa hề dọn phòng cho Anđecxen lần nào, đến nỗi có việc quét cái sàn đá thôi gã cũng chẳng làm.

      Từ những màn cửa bằng nhung đỏ mối bay ra trong giống những đàn ong vàng óng. Muốn rửa mặt phải dùng cái chậu sứ rạn có hình những cô gái đang tắm. Cây đèn dầu đã gãy. Thay vào đó người ta đặt trên bàn một chân nến nặng nề bằng bạc trên còn một mẩu nến mỡ lợn cháy dở. Có lẽ từ thời Tiziano người ta chưa hề lau rửa cho nó.

      Từ tầng một, nơi có quán rượu rẻ tiền, xông lên mùi thịt cừu rán và mùi tỏi. Những người đàn bà trẻ bận áo lót nhưng xơ xác buộc lỏng lẻo bằng những dải băng đứt, suốt ngày cười oang oang và gây lộn với nhau.

      Đôi khi họ đánh nhau, giằng kéo, túm lấy tóc nhau. Những lúc ấy nếu Anđecxen đi qua đám đánh nhau thì chàng dừng lại và thán phục nhìn những mái tóc rối tung, những bộ mặt đỏ gay vì tức giận và những cặp mắt long lên khao khát trả thù.

      Nhưng đáng yêu hơn cả tất nhiên vẫn là những giọt nước mắt tức giận trào ra và chảy trên gò má như những hạt kim cương.

      Khi thấy chàng, họ dịu đi, ngượng ngùng trước cái ông khách gầy còm và lịch sự có cái mũi thanh tú. Họ tưởng chàng là một nhà ảo thuật vãng lai, mặc dầu họ vẫn kính nể gọi chàng là “xinho thi sĩ”. Theo hiểu biết của họ chàng là một nhà thơ kỳ dị, thiếu nhiệt huyết. Chàng không hát theo dây đàn lục huyền những khúc thuyền ca làm tan nát lòng người và không mê hết người đàn bà này đến người đàn bà khác. Chỉ có một lần chàng rút ở khuyết áo ra một bông hồng đỏ thắm rồi tặng cho cô bé rửa bát xấu xí nhất bọn. Hơn nữa cô ta lại thọt, đi lắc lư như vịt.

      Khi gã bồi phòng đi rồi, Anđecxen chạy lại gần cửa sổ, hé mở tấm màn nặng nền và trông thấy gã vừa đi vừa huýt sáo dọc bờ kênh. Gã đứng lại hồi lâu trên chiếc cầu cong và chăm chú nhổ vào cái vỏ trứng rỗng trôi lềnh bềnh dưới chân cầu.
      Cuối cùng gã nhổ trúng vào chiếc vỏ trứng chìm nghỉm. Đoạn gã lại gần chú bé đội chiếc mũ dạ rách. Chú bé đang câu cá. Gã bồi ngồi xuống một bên, ngây dại nhìn chằm chằm vào chiếc phao và chờ xem có con cá lang thang nào cắn không.

      - Trời ! - Anđecxen tuyệt vọng kêu lên - Chả lẽ hôm nay mình không đi được vì cái thằng đần độn này ư ?

      Anđecxen mở toang cửa sổ ra. Tiếng kính cửa rung mạnh đến nỗi gã bồi phòng nghe thấy và ngẩng đầu lên. Anđecxen giơ hai tay lên trời phẫn nộ lắc lắc hai quả đấm.

      Gã bồi phòng giật chiếc mũ của thằng bé, hoan hỉ giơ chiếc mũ vẫy Anđecxen rồi chụp lên đầu thằng bé và nhảy lên, biến mất vào một góc phố nhỏ.

      Anđecxen phá lên cười. Chàng không tức giận chút nào. Thậm chí những chuyện ngộ nghĩnh vặt vãnh như thế càng làm cho thú say mê du lịch trong người chàng mỗi ngày một mạnh thêm.

      Du lịch bao giờ cũng hứa hẹn những điều bất ngờ. Ai mà biết trước được lúc nào sẽ có cái nhìn hóm hỉnh của người đàn bà ánh lên trong khóe mắt, lúc nào những ngọn tháp của một thành phố không quen biết sẽ hiện ra ở đằng xa, và cột buồm của những con tàu lớn sẽ nghiêng ngả ở chân trời, những vần thơ nào sẽ đến với ta trước cảnh cơn giông gầm thét trên dãy núi Anpơ, và giọng ai sẽ hát cho ta nghe, như tiếng nhạc ngựa đường xa, bài hát về một cuộc tình duyên dang dở.

      Gã bồi phòng mang tấm vé xe về nhưng không trả lại tiền thừa, Anđecxen túm lấy cổ gã và lịch sự tống ra ngoài hành lang. Ở đó chàng bông đùa đập nhẹ lên gáy gã một cái và gã bồi phòng liền phóng thẳng xuống cái cầu thang ọp ẹp, nhảy cách bậc và hát ầm ĩ.

      * *
      *

      Xe vừa đi khỏi Vơnidơ thì trời bắt đầu mưa lâm thâm. Đêm tối hạ xuống đầm lầy.

      Người đánh xe nói rằng chính quỷ vương đã bày ra chuyện bắt xe từ Vơnidơ đến Vêrôn phải đi đêm hôm thế này.

      Hành khách không trả lời. Người đánh xe im lặng rồi giận dữ nhổ bọt và báo trước để hành khách biết rằng ngoài mẩu nến tàn trong cái đèn bằng sắt tây không còn một cây nến nào hết.

      Không ai chú ý đến chuyện đó. Người đánh xe im lặng rồi giận dữ nhổ bọt và báo trước để hành khách biết rằng ngoài mẩu nến tàn trong cái đèn bằng sắt tây không còn một cây nến nào hết.

      Không ai chú ý đến chuyện đó. Người đánh xe bèn tỏ vẻ hoài nghi về đầu óc minh mẫn của khách trên xe và nói thêm rằng Vêrôn là một chốn hang cùng, người đứng đắn không ai đến đó làm gì.

      Hành khách biết gã nói bậy nhưng chẳng ai buồn phản đối.

      Trên xe cả thảy có ba người : Anđecxen, một linh mục đã có tuổi, vẻ mặt cau có, và một thiếu phụ mặc áo choàng màu sẫm. Anđecxen có cảm giác như thiếu phụ lúc thì trẻ, lúc thì già, lúc đẹp, lúc xấu. Tất cả cái đó là do ánh lửa lập lòe của ngọn nến tạo nên.

      - Hay là ta tắt nó đi ? - Anđecxen hỏi. - Giờ cũng chẳng cần đến nó. Rồi đến lúc lại chẳng có gì mà thắp.

      - Đây là một ý nghĩ không bao giờ có thể có trong đầu một người Ý ! - linh mục kêu lên.

      - Tại sao vậy ?

      - Người Ý không biết phòng trước cái gì hết. Họ sực nhớ ra và kêu la ầm ĩ khi đã chẳng còn cách nào cứu vãn.

      - Thưa cha, - Anđecxen hỏi, - vậy thì chắc cha không phải là người của dân tộc nhẹ dạ ấy ?

      - Tôi là người Áo ! - linh mục trả lời giận dữ.

      Câu chuyện ngừng bặt, Anđecxen thổi tắt ngọn nến. Một lát sau thiếu phụ lên tiếng:

      - Ở cái cùng này của nước Ý đi đêm không đèn lại hay cơ đấy.

      - Dù thế nào thì tiếng bánh xe cũng làm chúng ta bị lộ - linh mục phản đối và nói thêm. - Đàn bà đi đường xa lẽ ra phải có người nhà đi hộ tống.

      - Người hộ tống của tôi - thiếu phụ trẻ trả lời và cười hóm hỉnh - ngồi bên tôi đó.

      Thiếu phụ muốn nói Anđecxen. Chàng liền ngả mũ cảm ơn người bạn đồng hành.

      Ngọn nến vừa tắt thì tiếng động và mùi vị xông lên càng mạnh, như thể chúng mừng rỡ vì đối thủ của mình đã biến mất. Tiếng vó ngựa, tiếng bánh xe lạo xạo lăn trên sỏi, tiếng nhịp xe cọt kẹt và tiếng mưa vỗ lộp bộp vào mui xe nghe càng tọ Mùi cỏ ẩm ướt va mùi bãi lầy lọt vào cửa xe cũng đâm thêm.

      - Lạ thật ! - Anđecxen nói - Ở Ý, tôi đinh ninh sẽ được thấy mùi rừng cam chanh, hóa ra lại gặp cái khí trời đát nước phương bắc của tôi.

      - Sắp khác rồi, ông ạ, - thiếu phụ nói. - Xe đang lên đồi. Trên kia khí trời ấm hơn.

      - Ngựa đi bước một. Quả thực xe đang lên một quả đồi thoai thoải.

      Nhưng đêm không vì thế mà sáng hơn. Trái lại, hai bên đường kéo dài những hàng du cổ thụ, dưới cành lá lòa xòa bóng tối càng dày đặc hơn và âm thầm hơn, thoáng nghe thấy tiếng mưa rì rào trên lá.

      Anđecxen hạ cửa xuống. Một cành du ngó vào xe. Anđecxen bứt vài chiếc lá làm kỷ niệm.

      Giống như nhiều người giàu trí tưởng tượng, chàng say mê thu lượm đủ mọi thứ lặt vặt trong những chuyến đi. Nhưng những cái lặt vặt ấy có một đặc tính : chúng làm sống lại dĩ vãng, tái tạo cái trạng thái mà Anđecxen đã trải qua đúng lúc chàng nhặt một mảnh vỡ của bức khảm, một chiếc lá du hay móng sắt nhỏ của một con lừa nào đó.

      - Đêm rồi ! - Anđecxen tự nhủ.

      Lúc này chàng thích màn đêm hơn là ánh sáng mặt trời. Bóng tối cho phép ta yên tĩnh suy nghĩ về mọi thứ trên đời. Và khi chàng nghĩ chán rồi thì nó giúp chàng tưởng tượng ra mọi thứ chuyện trong đó nhân vật chính là bản thân chàng.

      Trong những câu chuyện đó Anđecxen bao giờ cũng hình dung là mình đẹp trai, trẻ trung, hoạt bát. Chàng hào hiệp tung ra quanh mình những lời nói làm say sưa lòng người, những lời mà các nhà phê bình đa cảm gọi là “hoa thơ”.

      Thực ra chàng rất xấu trai và hiểu rõ điều đó. Chàng cao ngổng và nhút nhát. Tay chân chàng lòng thòng như tay chân con rối treo trên sợi dây. Những con rối mà ở tổ quốc chàng trẻ con gọi là “hampenman”.

      Với những đặc tính như thế chẳng có hy vọng gì được phụ nữ chú ý. Nhưng mỗi lần những thiếu phụ đi qua mặt chàng như qua cái cột đèn thì lòng chàng lại nhói lên vì hờn tủi.

      Anđecxen thiu thiu ngủ.

      Khi tỉnh lại thì trước tiên chàng nhìn thấy một ngôi sao lớn màu lá mạ. Nó sáng rực ngay sát mặt đất. Đêm chừng đã khuya.
      Xe đã dừng lại. Ở bên ngoài có tiếng nói lao xao. Anđecxen lắng tai nghe. Người đánh xe đang mặc cả với mấy cô gái vừa gọi xe đỗ lại giữa đường.

      Những giọng nói của các cô gái cứ ngọt lịm và giòn vang đến nỗi cái cuộc mặc cả du dương ấy giống như khúc ngâm của một vở ca kịch cổ.

      Người đánh xe không bằng lòng chở họ tới một thị trấn chắc là rất nhỏ bé nào đó với giá tiền họ trả. Các cô gái nhao nhao nói rằng ba người đã góp cả lại và họ không còn tiền nữa.

      - Thôi được ! Ađecxen bảo người đánh x e – Tôi sẽ trả nốt số tiền thiếu mà anh đã càn rỡ đòi họ. Tôi sẽ thêm nữa nếu như anh thôi không ăn nói thô lỗ với khách và tán dóc.

      - Thôi được, mời các quý nương lên, - người đánh xe nói với các cô gái. – Hãy cảm ơn Đức mẹ đã dun dủi cho các cô gặp cái ông hoàng ngoại quốc coi tiền như rác này. Ông ấy chẳng qua không muốn xe phải đậu lại vì các cô, thế thôi. Chứ ông ấy báu các cô lắm đấy !

      - Giê su, lạy chúa tôi ! – Nhà tu hành rên rỉ.

      - Các cô lại đây ngồi gần tôi cho ấm, - thiếu phụ nói.

      Mấy cô gái chuyền cho nhau đồ đạc, rì rầm bàn tán và lên xe, chào mọi người, bẽn lẽn cám ơn Anđecxen rồi ngồi xuồng và im lặng.

      Họ mang theo lên xe mùi pho mát sữa cừu và mùi bạc hà. Anđecxen lờ mờ trông thấy các hạt thủy tinh lấp lánh trong những đôi hoa tai rẻ tiền của các cô gái.

      Xe đi. sỏi lạo xạo dưới bánh. Các cô gái bắt đầu thì thầm nói chuyện.

      - Họ muốn biết ông là ai, - thiếu phụ lên tiếng và Anđecxen đoán rằng nàng đang cười diễu trong bóng tối. – Có thật là một ông hoàng ngoại quốc không ? Hay chỉ là một du khách kiểm lâm bình thường ?

      - Tôi là nhà tiên tri, - không đắn đo, Anđecxen đáp. – Tôi biết tiên đoán tương lai và nhìn rõ trong bóng tối. Nhưng tôi không phải là một tên bịp bợm. Và, có lẽ tôi là một thứ ông hoàng nghèo ở cái xứ sở của Hamlet đã sống ngày xưa.

      - Thế cái gì ông có thể nhìn thấy trong đêm tối thế này ? - một cô gái ngạc nhiên hỏi.

      - Như cô chẳng hạn, - Anđecxen trả lời. – Tôi thấy cô rõ đến nỗi lòng tôi đã mê say trước vẻ kiều diễm của cô.

      Chàng nói điều đó và cảm thấy mặt mình lạnh toát. Cái trạng thái mà chàng thường trải qua mõi lần sáng tác thơ hoặc truyện cổ tích đã đến gần.

      Trong trạng thái ấy hòa hợp lại nỗi ưu tư nhẹ nhàng, những suối từ không hiểu từ đâu đến và cảm giác bất ngờ về sức mạnh của của thơ ca, về quyền lực của mình đối với trái tim người đời.

      Giống như trong một câu chuyện chàng viết, nắp chiếc rương thần cũ kỹ bỗng bật mở ầm một cái. Trong chiếc rương đó giấu kín những ý nghĩ chưa thốt thành lời, những tình cảm còn ngủ yên và tất cả sự mê hoặc của trái đất - mọi màu sắc và âm thanh, những làn gió ngát hương và biển cả bao la, tiếng ồn ào của rừng, những dằn vặt của tình yêu và tiếng líu lo của con trẻ.

      Anđecxen không biết gọi trạng thái ấy là gì. Một số gọi đó là cảm hứng, số khác gọi là sự phấn chấn, số khác nữa gọi là tài ứng tác.

      - Tôi tỉnh giấc và nghe thấy giọng các cô nói trong đêm, - im lặng một lát, chàng điềm đạm nói. – Các cô gái xinh đẹp ơi, như thế cũng đủ để cho tôi quen biết các cô và còn hơn thế nữa, để yêu các cô như những cô em gái thỉnh thoảng mới gặp mặt. Tôi nhìn thấy các cô rõ lắm. Chẳng hạn như cô, cô con giái có mái tóc vàng nhẹ bỗng. Cô là cô gái hay cười khanh khách và cô yêu hết thảy mọi vật đến nỗi những con sau trong rừng cũng sà xuống đậu trên vai cô khi cô vun xới trong vườn.

      - Ôi, Nicôlina, ông ấy nói đằng ấy đấy ! - Một cô gái lớn tiếng thì thào.

      - Cô có một trái tim sôi nổi, cô Nicôlina ạ, - Anđecxen vẫn điềm đạm nói tiếp. - Nếu như chẳng may có chuyện không lành xảy ra với người yêu của cô, cô sẽ chẳng đắn đo suy nghĩ vượt qua ngàn dặm núi tuyết và sa mạc để gặp mặt và cứu chàng. Tôi nói đúng không nào ?

      - Vâng, em sẽ đi thật… - Nicôlina bối rối, ấp úng. - Nếu ông đã nghĩ như thế.

      - Các cô tên là gì ? – Anđecxen hỏi.

      - Chúng em là Nicôlina, Maria và Anna, - một cô trong bọn sốt sắng trả lời thay các bạn.

      - Cô Maria ạ, đáng ra tôi không muốn nói về sắc đẹp của cô. Tôi nói tiếng Ý không thạo. Nhưng từ lúc thiếu thời tôi đã nguyện với Nàng Thơ sẽ ca tụng sắc đẹp ở bất cứ nơi nào tôi được gặp.

      - Lạy Chúa tôi ! - vị linh mục nói khẽ. – Ông ta bị nhện độc cắn rồi. Ông ta đã hóa rồ.

      - Có những người đàn bà quả là đẹp mê hồn. Phần nhiều họ là những người bản tính kín đáo. Họ sống với niềm đam mê cháy bỏng trong lòng, không thổ lộ với ai. Niềm mê say đó dường như từ bên trong tỏa ra làm cho mặt họ nóng bừng. Cô như thế đấy, cô Maria ạ ! Số mệnh của những người đàn bà như thế thường là kỳ lạ. Hoặc là rất buồn thảm, hoặc là rất hạnh phúc.

      - Ông đã gặp những người đàn bà như thế bao giờ chưa ? - thiếu phụ hỏi.

      - Vừa gặp đây thôi, - Anđecxen trả lời. – Tôi không phải chỉ nói về cô Maria mà cả về bà nữa, thưa bà.

      - Tôi mong rằng ông nói thế cốt không phải cho đêm dài chóng qua, - người đàn bà nói, giọng run run. - Điều ông vừa nói thật là tàn ác đối với cô gái kiều diễm nà. Và cả tôi nữa, - nàng nhẹ nhàng nói tiếp.

      - Thưa bà, chưa lúc nào tôi lại nghiêm chỉnh như lúc này.

      - Vậy thì sao ? - Maria hỏi. - Liệu em có hạnh phúc hay không ?

      - Cô muốn hưởng nhiều ở đời, mặc dầu cô chỉ là một cô gái nông thôn bình dị. Vì thế cô không dễ dàng được hạnh phúc. Nhưng trong đời mình cô sẽ gặp một người xứng đáng với trái tim hay hờn dỗi của cộ Người cô chọn tất nhiên là một người xuất sắc. Có thể đó là nhà hội họa, là nhà thơ, là chiến sĩ đấu tranh cho tự do của nước Ý… Mà cũng có thể đó chỉ là một chàng mục đồng hay một thủy thủ, nhưng là người có một tâm hồn lớn. Nói cho cùng, thì cũng thế cả thôi.

      - Thưa ông, em không nhìn thấy ông, vì thế em cứ hỏi mà chẳng thẹn thùng, - Maria rụt rè nói. – Nên làm gì đây, nếu người ấy đã làm chủ trái tim em rồi ? Em mới gặp chàng có vài bận, thậm chí cũng chẳng biết chàng bây giờ ở đâu.

      - Cứ tìm chàng đi ! – Anđecxen thốt lên. – Hãy tìm bằng được, và chàng sẽ yêu cô.

      - Maria ! – Anna vui vẻ nói. – Thì ra đó là cái anh chàng họa sĩ ở Vêrôn đấy chứ ai…

      - Im đi ! – Maria mắng át.

      - Vêrôn chẳng phải là một thành phố to lớn gì để đến nỗi không tìm nổi một người, - thiếu phụ nói. – Cô nhớ lấy tên tôi. Tôi là Elêna Guytsiôlị Tôi hiện ở Vêrôn. Người Vêrôn nào cũng biết nhà tôi. Cô Maria này, cô đến Vêrôn đi. Và sẽ ở cùng tôi đến tận cái ngày hạnh phúc mà ông bạn đường thân mến của chúng ta đã tiên đoán cho cô.

      Trong bóng tối, Maria tìm bàn tay Elêna và áp vào bên má nóng hổi của mình.

      Mọi người im lặng. Anđecxen nhận thấy một ngôi sao xanh đã tắt. Nó đã lặn dưới chân trời. Nghĩa là đã quá nửa đêm.

      - Kìa, sao ông không đoán gì cho em ? Anna, cô gái nhanh mồm nhanh miệng nhất bọn hỏi.

      - Cô sẽ có nhiều con, - Anđecxen nói một cách quả quyết. – Chúng nó sẽ xếp thành hàng, nối đuôi nhau nhận phần sữa. Cô sẽ mất nhiều thì giờ để tắm rửa và chải đầu cho cả lũ. Nhưng chồng sắp cưới sẽ giúp cô một tay.

      - Có phải là Pêtơrô không ? – Anna hỏi. – Em cần cái anh chàng béo ục ịch ấy lắm đấy !

      - Rồi cô còn mất nhiều thì giờ nữa để hôn vài lần trong mọt ngày những con mắt long lanh hiếu kỳ của hết thảy những thằng cu, con bé của cô.

      - Trong lãnh địa của giáo hoàng mà nói những lời lẽ điên rồ ấy thì thật là quá quẩn ! - vị linh mục bực bội nói, nhưng không ai chú ý đến lời nói của ông ta.

      Mấy cô gái lại thì thầm chuyện gì với nhau. Tiếng cười luôn luôn cắt đứt tiếng xì xào. Cuối cùng Maria nói :

      - Thưa ông, bây giờ chúng em muốn biết ông là người thế nào. Chúng em thì lại không nhìn được trong bóng tối.

      - Tôi là nhà thơ phiêu lãng, - Anđecxen trả lời. – Tôi còn trẻ. Tóc tôi rậm, uốn sóng và mặt tôi rám nắng. Đôi mắt xanh của tôi hầu như lúc nào cũng cười, bởi tôi vô tư và chưa yêu ai. Công việc duy nhất của tôi là đem những món quà nhỏ tặng người khác và làm những việc lăng nhăng cốt sao cho người thân được vui lòng.

      - Thí dụ những việc gì thưa ông ? – Elêna hỏi.

      - Biết kể gì cho bà nghe đây ? Mùa hè năm ngoái tôi ở nhà một người quen làm nghề kiểm lâm ở xứ Giuytlan. Một hôm tôi dạo chơi trong rừng và tới một quãng rừng thưa, nơi có rất nhiều nấm. Ngay ngày hôm đó tôi trở lại cánh rừng ấy và giấu dưới mỗi cây nấm hoặc một cái kẹo bọc giấy bạc, một quả chà là, một bó hoa tí xíu bằng sáp, hoặc một cái đê khâu và một mẩu băng lụa. Sáng hôm sau tôi đi cùng với cháu gái con ông kiểm lâm vào cánh rừng đó. Cháu bé lên bảy. Thế là dưới mỗi gốc nấm cháu tìm thấy những vật nhỏ bé kỳ lạ kia. Chỉ thiếu có quả chà là. Hẳn là một chú quạ nào đã tha đi mất. Ồ, nếu bà được trông thấy đôi mắt em bé sáng rực lên vì sung sướng ! Tôi quả quyết với cháu rằng những vật đó là của những chú quỷ lùn đã giấu ở đấy.

      - Ông đã đánh lừa một đứa bé ngây thơ ! - Vị linh mục phẫn nộ nói. – Đó là một tội lớn.

      - Không, đó chẳng phải là chuyện đánh lừa. Em bé sẽ nhớ chuyện ấy suốt đời. Và tôi xin quả quyết với cha rằng trái tim cháu sẽ không dễ dàng cằn cỗi như ở những người không được biết chuyện cổ tích ấy. Hơn nữa, thưa cha, tôi cũng muốn nói để cha biết rằng tôi vốn không ưa những lời răn ép buộc.

      Xe dừng lại. Các cô gái ngồi yên không nhúc nhích như bị bỏ bùa. Elêna cúi đầu im lặng.

      - Này, các mỹ nương ! - Người đánh xe kêu lên. - Tỉnh dậy thôi ! Đến nơi rồi.

      Các cô gái lại thì thào chuyện gì và đứng dậy.

      Trong bóng tối Anđecxen bỗng thấy hai cánh tay khỏe mạnh ôm lấy cổ chàng và một đôi môi nóng hổi áp vào môi chàng.

      - Cảm ơn ông ! – đôi môi nóng hổi ấy thì thầm, và Anđecxen nhận ra giọng nói của Maria.

      Nicôlina cảm ơn chàng và hôn chàng thận trọng và âu yếm, tóc cô mơn man trên mặt chàng. Cái hôn của Anna thì kêu và khỏe. Các cô nhảy xuống đất. Xe lại chuyển bánh trên con đường lát đá. Anđecxen nhìn ra ngoài cửa sổ. Chẳng thấy gì ngoài những ngọn cây đen thẫm trên nền trời hơi ngả màu xanh lục. Bình minh hửng sáng.

      Thành Vêrôn làm chàng ngạc nhiên vì những tòa nhà tráng lệ. Những mặt tiền trang nghiêm đua tài khoe sắc với nhau. Nền kiến trúc hài hòa lẽ ra phải làm cho tâm hồn thanh thản. Nhưng lòng Anđecxen lại xáo động.
      Tối hôm đó Anđecxen đến giật chuông căn nhà cổ kính của Elêna trong một phố hẹp dẫn lên pháo đài.

      Chính Elêna ra mở cửa cho chàng. Cái áo nhung xanh bó sát lấy thân nàng. Ánh nhung hắt lên mắt nàng làm cho đôi mắt ngả màu xanh nước biển đẹp vô ngần.

      Nàng giơ cả hai tay đón chàng, những ngón tay lạnh nắm chặt lấy bàn tay to lớn của chàng, rồi nàng lùi lại dẫn chàng vào một phòng nhỏ.

      - Tôi nhớ quá chừng ! – nàng nói một cách bình dị và mỉm cười như có lỗi. – Tôi đã cảm thấy thiếu anh rồi.

      Anđecxen tái mặt. Suốt ngày chàng chỉ nghĩ đến Elêna, lòng xáo động âm thầm. Chàng biết rằng mình có thể yêu đến chết mệt mỗi lời nói của người đàn bà ấy, từng chiếc lông mi rơi của nàng, từng hạt bụi vướng trên tà áo nàng. Chàng hiểu điều đó. Chàng nghĩ rằng một mối tình như thế nếu cứ để cho nó bùng lên thì trái tim chàng sẽ không chứa nổi. Nó sẽ mang lại biết bao dằn vặt và niềm vui, nước mắt và tiếng cười khiến chàng không đủ sức chịu đựng tất cả những đổi thay và bất ngờ của tình yêu đó.

      Và biết đâu, chỉ vì mối tình kia mà những chuyện cổ tích của chàng như một đàn ong sặc sỡ, sẽ chẳng nhạt phai, sẽ chẳng bỏ chàng bay đi để không bao giờ trở lại. Lúc đó chàng sẽ còn giá trị gì ?

      Dù sao thì rồi tình yêu của chàng cuối cùng cũng chẳng được đáp lại. Biết bao lần đã xảy ra như thế. Những người đàn bà như Elêna thường hay đồng bóng. Một ngày đáng buồn kia nàng sẽ nhận thấy chàng xấu xí. Chính chàng cũng gớm ghét bản thân mình. Luôn luôn chàng cảm thấy những cái nhìn chế giễu sau lưng mình. Những lúc ấy dáng đi của chàng trở nên cứng quèo, chàng vấp lên vấp xuống và chỉ muốn độn thổ.

      Chàng tự nhủ : “Chỉ trong trí tưởng tượng mới có thể vĩnh cửu, có thể vĩnh viễn là thơ là mộng. Hình như ta có thể tưởng tượng ra tình yêu giỏi hơn là được hưởng tình yêu trong thực tại”.

      Vì thế chàng đã đến nhà Elêna với ý định dứt khoát là gặp nàng xong rồi đi ngay để không bao giờ gặp lại.

      Chàng không dám nói thẳng điều đó ra với nàng. Giữa hai người đã có gì đâu. Họ mới gặp nhau hôm qua trên một chuyến xe và chưa hề nói với nhau điều gì.

      Anđecxen dừng lại trước cửa phòng và đưa mắt nhìn quanh. Trong một góc, bức tượng đầu nữa thần Đian (#1) bằng đá trắng toát dưới ánh sáng của những cây đèn, hình như tái nhợt đi vì xúc động trước sắc đẹp của chính mình.

      - Ai đã làm cho gương mặt bà trở thành bất tử trong pho tượng Đian kia vậy ? – Anđecxen hỏi.

      - Cavôna (#2) đấy, - Elêna trả lời và cúi mặt xuống. Hình như nàng đoán biết tất cả những gì đang xốn xang trong lòng chàng.

      - Tôi đến đây để từ biệt bà, - Anđecxen lẩm bẩm bằng một giọng trầm ngâm, - Tôi chạy khỏi Vêrôn đây.

      - Tôi biết anh là ai rồi, - nhìn thẳng vào mặt chàng, Elêna nói, - Anh là Krixtian Anđécxen, nhà thơ và người viết truyện cổ tích nổi tiếng. Nhưng hóa ra trong cuộc đời anh lại sợ chuyện cổ tích đến nỗi anh cũng chẳng có đủ nghị lực và can đảm cho một cuộc tình ngắn ngủi.

      Anđecxen thú nhận:

      - Đó là cây thập tự quá sức của tôi.

      - Vậy thì nhà thơ phiêu lãng thân yêu của em, - Elêna chua chát nói và đặt tay lên vai Anđecxen, - Anh hãy chạy đi ! Chạy cho thoát ! Cầu cho đôi mắt anh mãi mãi tươi cười. Đừng nghĩ đến em. Nhưng nếu một ngày kia, tuổi già, nghèo nàn và bệnh tật có làm anh đau khổ thì anh chỉ cần nhắn cho em một lời, em sẽ đi bộ như cô Nicôlina nọ, vượt qua ngàn dặm, qua bao núi tuyết và sa mạc khô cằn để tới an ủi anh.

      Nàng gieo mình xuống chiếc ghế bành và lấy tay che kín mặt. Những ngọn nến trên giá nổ lách tách.

      Anđecxen nhìn thấy một giọt nước mắt long lanh rỉ qua những ngón tay nhỏ nhắn của Elêna rơi xuống vạt áo nhung và lăn đi.

      Chàng xô tới, quỳ xuống trước mặt nàng, áp mặt vào đôi bàn chân ấm áp, rắn rỏi và dịu dàng của nàng. Elêna vẫn nhắm mắt, đưa tay ra ôm lấy đầu chàng, nàng cuối xuống và hôn vào môi chàng.

      Giọt nước mắt nóng hổi thứ hai rơi xuống mặt chàng. Chàng cảm thấy vị mặn của nó.

      - Anh đi đi ! – Nàng nói khẽ. - Cầu cho Nàng Thơ tha thứ mọi điều cho anh.

      Chàng đứng dậy, cầm lấy mũ và bước vội ra ngoài.

      Chuông chầu đổ hồi trên toàn thành Vêrôn.

      Hai người không bao giờ gặp nhau nữa, nhưng luôn luôn nghĩ đến nhau.

      Có lẽ vì thế ít lâu trước khi nhắm mắt Anđecxen đã nói với một nhà văn trẻ :

      - Tôi đã trả bằng một giá đắt, có thể nói vô cùng đắt cho những chuyện cổ tích của tôi. Vì chúng, tôi đã từ bỏ hạnh phúc của mình và bỏ qua thời gian khi mà trí tưởng tượng, dù cho có mạnh và hào nhoáng đến mấy, cũng phải nhường chỗ cho thực tế.

      Bạn hỡi, hãy biết vận dụng trí tưởng tượng không phải để gây ra đau buồn, mà để mang lại hạnh phúc cho mọi người và cho bản thân mình.




      Hết
      #3
        SBC 01.11.2005 18:30:27 (permalink)
        Hạt cát

        Tác giả: Paustovsky
        Dịch giả: Kim Ân
        Nguồn:sưu tầm



        Người ta phần đông quả quyết rằng phàm là truyện ngắn thì nó nhất thiết phải có ý nghĩa giáo dục. Nhưng bao giờ cũng cứ có những anh chàng kỳ quặc, phần nhiều lại chính là các nhà văn chứ không phải ai khác lại không chịu phục tùng cái chân lý ấy một cách tuyệt đối. Những người như thế quả quyết rằng có một số truyện ngắn, mặc dầu chẳng dạy dỗ độc giả được gì nhưng chúng cho họ thấy cái đẹp của một hạt cát tý xíu nào đó có thể khúc xạ ánh sáng mặt trời và biến nó thành vô vàn cầu vồng và hào quang đủ màu đủ sắc.

        Có một lần ngồi trên lan can đá một con đường cái miền Krưm, tôi đã bàn đến chuyện ấy với một nhà văn có tuổi là người quen của tôi.

        Ngay trước mặt chúng tôi, trên vệ đường đá răm thoai thoải, những bụi kim tước chỉ nở hoa như những tia nước vàng dày đặc, còn sau chúng tôi, như một vực thẳm màu xanh, Hắc Hải lấp lánh bốc khói. Biển đuổi vào bờ hàng ngàn con sóng bạc đầu nho nhỏ.
        Những con sóng đi xiên xiên tứ phía đông nam bờ và vì thế tiếng sóng vỗ bờ đổ xuống bãi tắm không thành từng đợt thẳng ầm ĩ mà là sự đột nhập đều đều của những con sóng nhỏ chênh chếch.
        - Tiếng sóng vỗ bờ này giống tiếng chân vịt Acsimét – Nhà văn có tuổi nói. Ngày trước ông là một kỹ sư và vì thế ông thường sử dụng trong cuộc sống cũng như trong văn của ông lối so sánh kỹ thuật.
        Bên trên những bụi kim tước chi, những khu vườn nho kéo dài trên những khúc ngoặt lởm chởm đá lửa. Ở đó, các thiếu nữ đội khăn vuông trắng buộc rất thấp, sát lông mày, đang làm việc. Gió thổi phần phật những gấu váy mỏng bạc màu của họ.
        Một cô trong đám thiếu nữ vừa chạy vừa nhảy trên đường cái và rẽ dần xuống biển. Cách chúng tôi mấy bước, cô vấp một cái, ngã xuống, vập chân vào đá rất đau rồi vùng dậy, nhảy lò cò về phía lan can.
        Cô gái ngồi xuống bên chúng tôi, khe khẽ xuýt xoa vì đau qua hai hàm răng nghiến chặt. Cô cố nhấc cái chân bị thương lên, dùng hai tay ghì chặt lấy nó rồi bối rối cười lên khanh khách. Cô cố gắng làm ra vẻ không có chuyện gì xảy ra và vết thương kia chẳng có gì đáng chú ý. Nhưng trong đôi mắt tái nhợt của cô, chúng tôi biết rằng cô đau lắm.
        Tôi lại chỗ con suối nhỏ chảy qua đường, con suối đã kịp rửa sạch trên mặt đường nhựa một giải cát sạch to hạt, dấp ướt chiếc khăn tay và đưa cho cô gái. Cô cảm ơn tôi và nhăn mặt, lấy chiếc khăn ướt buộc lại những ngón chân bị thương.
        - Vẫn cứ đau. – Cô than phiền bằng một giọng biết lỗi – Cháu rõ thực là ngốc!
        - Cô ngồi yên! – Nhà văn già nghiêm nghị bảo cô ái – Chúng tôi sẽ hãm chiếc xe đầu tiên qua đây và đưa cô về Mixkhorơ, vào bệnh viện.
        - Cần gì phải thế! – Cô gái van vỉ - Tốt hơn hết là cháu cứ ngồi lâu lâu một chút. Chả biết chừng tự nó khỏi cũng nên.
        Chúng tôi đồng ý.
        Cô gái người gầy gò trong bộ áo cũ, ngắn, trước kia màu xanh lá cây nhưng giờ đã ngả sang màu xám. Cô nhìn xuống cái chân đau, không ngước mắt lên và vì thế chỉ trông rõ đôi hàng mi dài và đen của cộ Mấy món tóc màu hạt dẻ xỏa ra ngoài chiếc khăn vuông trắng.
        - Cô ở đâu? – Nhà văn già hỏi.
        - Cả đội chúng cháu ở trong lều. – Cô gái đáp – Kia kìa, sau vườn nhọ Chúng cháu làm việc trong khu vườn nho ấy.
        Cô ngước mắt lên và tôi ngạc nhiên thấy lông mi và tóc cô màu sẫm. Tôi đã chờ đợi được nhìn thấy một đôi mắt tối, nhưng mắt cô lại có màu xanh lá cây tươi và chúng long lanh đến nỗi tưởng chúng bị phủ một màng hơi ẩm của nước mắt.
        Hai đầu gối cô bị đá răm làm xước và trên đó trông rõ những vết máu lấm tấm
        Để chúng tôi khỏi chú ý đến cái chân đau của cô, cô gái nói:
        - Hoa kim tước chi… đẹp quá đi mất!
        - Nó giống cái gì, - nhà văn hỏi, - cô có biết không?
        - Chịu, cháu không đoán được đâu
        - Thế thì tôi sẽ nói cho cô nghe.
        Tôi tin chắc nhà văn ngay lúc ấy sẽ dẫn ra một sự so sánh nào đó rất là kỹ thuật, nhưng ông ta chỉ nhìn về phía hoa kim tước chi, nghĩ một lát rồi nói:
        - Nếu ta lấy những hòn sỏi của biển cả mà ném vào trong nước vàng thì ta sẽ có những tia nước, vọt lên tung toé, như thế đấy. Có đúng vậy không?
        - Vâng, đúng thế. – Cô gási nói khẽ. – Câu nói của bác giống như những vần thơ của một nhà thơ haỵ Cháu rất yêu thợ Nhưng bây giờ cháu chẳng có thời giờ mà đọc thơ nữa.
        Cô gái kể cho chúng tôi nghe rằng năm trước cô tốt nghiệp phổ thông ở một tỉnh lỵ nhỏ bé vùng Pôntapsina, rằng cái tỉnh lỵ ấy tên là Khôrôn và tỉnh lỵ ấy có một dòng sông nhỏ ấm áp hai bên bờ mọc đầy cỏ tên chảy bên cạnh. Cô nói rằng cha cô đã mất từ lâu, còn mẹ cô - một y tá – thì bận đến nỗi không còn có thời giờ dành cho tình yêu đứa con gái duy nhất, tức là cô, Lêlia. Cô kể rằng sau khi học xong cô quyết định trở thành một nhà chọn giống thực vật và vì thế bây giờ cô đang thực tập sản xuất tại những vườn nho miền Krưm. Công việc đó khó khăn và tinh tế, loại nho ở vườn họ làm tính tình lại đỏng đảnh, nhưng cái chính là công việc đá ghê lắm.
        - Công việc làm sao? – Nhà văn ngạc nhiên hỏi lại.
        - Đá ghê lắm. Đất chẳng khác gì đá, rễ nho cũng rắn như đá, chung quanh, đá bị mặt trời hun đốt phả hơi nóng hầm hập. Lúc đầu cháu khổ vì nóng, thậm chí phát khóc lên. Ấy thế mà bây giờ cháu lại đâm ra yêu cái nóng ấy, giờ đây cháu có cảm giác như nó làm cho đất đai đẹp thêm. Nhưng khoảng thời gian thú nhất chính là lúc cái nóng dừng lại lúc gần tối, nó bắt đầu giảm dần đi một cách khó nhận thấy và không khí trở nên yên lặng, có thể nói là dịu dàng, đến nỗi cháu cảm nhận cháu thực hạnh phúc.



        - Đúng thế đấy, cháu hạnh phúc, - cô nhắc lại và hơi đỏ mặt. - Ở trường cháu, bà hiệu trưởng cứ căn dặn mãi là không được để cho mình dễ xúc cảm, nhưng giờ đây cháu đã hiểu ra như thế thật là ngốc. Cháu đoán được rằng các bác là nhà văn. Ở đây, ở Ianta, các bác có trại nhà văn. Nhà văn phải hiểu mọi sự vật một cách bình tĩnh hơn và tốt bụng hơn những người khác. Vậy thì, các bác hãy nói cho cháu nghe: Chẳng lẽ làm một con người tốt bụng và biết cảm thấy một cách mạnh mẽ tâm tính người và cái đẹp chung quanh lại là không tốt hay sao? Ấy thế mà người ta cứ buộc cháu vào cái tội dễ xúc cảm, thậm chí đôi lần cả ở đây, trong đội lao động nữa. Cháu có lỗi gì khi ở trước mặt kia, cả ngọn núi Aiu- Đgiơ đang đắm mình trong khói xanh, lẫn với trời xanh đến nỗi tưởng như nó hoà tan trong đó? Mà cái đó làm cho tâm hồn cháu cảm thấy sung sướng. Sung sướng đến nỗi ngay lập tức cháu bắt đầu nghĩ ra đủ mọi chuyện để cho cháu còn được sung sướng hơn nữa. Thí dụ như mới đây thôi, cháu vừa đọc được trong một cuốn sách cũ những chữ ”phương xa màu da trời”. Và cháu tự nhủ: “Núi Aiu- Đgơ không phải đắm mình trong bóng tối màu xanh mà là màu xanh da trời? Hay là màu xanh da trời nhạt?” Cháu không biết nên gọi thế nào cho đúng hơn và hay hơn. Rồi cháu bắt đầu tưởng tượng ra cháu đang trèo lên đỉnh núi, chung quanh cháu, những bông mận hoang trắng như hoa tuyết nhỏ bé đang rơi, còn biển thì đang nghiêng ngả ở xa mãi dưới kia, nó ném những tia nắng phản chiếu lên những dốc đứng. Và cháu thèm được hoà tan trong cái ánh sáng và màu xanh Hắc Hải ấy, đến nỗi cháu còn muốn, nếu cháu có phải chết thì cháu sẽ chỉ chết nơi đây.
        Cô gái tự nhiên bối rối và nín lặng
        - Như thế hẳn là ngốc lắm. – Cô nói. – Các bác tha lỗi cho cháu. Và xin các bác đừng cười cháu.
        - Không đâu! – Nhà văn trả lời. – Chúng tôi không cười cô đâu, mặc dầu cô cũng có buồn cười thực đấy. và rất đáng yêu như thế. Bao giờ cô đi lấy chồng?
        - Cháu chẳng bao giờ lấy chồng đâu! – Cô gái vội vã ngắt lời ông.
        - Mọi cô gái đều nói như thế. – Nhà văn phá lên cười - Cả cô nữa. Bởi vì cô chưa yêu. Tôi ghen với cô đấy. Thực thế! tôi ghen với cô vô cùng. Như tôi ghen với người chưa đọc Epgêni Ônêghin, nhưng sắp sửa đọc cuốn đó. Cô đã đọc Chiếc vòng ngọc thạch của Kuprin chưa? Chưa à? Thế thì hay lắm. Mất gì tôi cũng bằng lòng để được theo dõi cô khi cô đọc truyện ngắn tuyệt diệu đó. Để tôi xem đôi mắt cô tối lại và rưng rưng lệ, để xem cô chau mày và cắn môi như thế nào, xem cô bất thần mỉm cười ra sao.
        - Tại sao bác biết cháu đọc những cuốn sách hay như thế?
        - Con tôi đọc sách y như vậy đấy! Còn tình yêu – cái tình yêu chân chính trong sáng và giản dị như bất cứ bông hoa dại nào, như bông mận hoang trắng và khiêm tốn kia - nhất định sẽ đến. Mặc dầu cô muốn hay không. Tôi hiểu tôi nói gì.
        - Nói chuyện với bác đến là thú vị! – Cô gái nói. - Đấy, thế là chân cháu không còn đau lắm nữa rồi. Cháu có thể đi bộ đến tận Mixkhorơ được rồi.
        Nhưng cô chưa đi được ngay, hay nói cho đúng hơn, nếu không dùng gậy. chúng tôi liền đứng hai bên cô và cô gái quàng tay lên vai chúng tôi, khập khiễng, đôi lúc co hẳn một chân lên, bắt đầu nhẹ nhàng rón bước đi xuống.
        Chúng tôi đưa cô đi thận trọng như mang một báu vật. Mà thực vậy, đó là một báu vật sống, bám đầy bụi đất đỏ miền Krưm, báu vật sống này e thẹn, với đôi mắt bối rối màu xanh lá cây. Có lẽ tôi đã nghĩ một cách hơi văn hoa rằng mỗi mẩu đất mà đôi chân nhỏ bé đi dép của cô đặt xuống phải là một mẩu đất qúy báu đối với chúng tôi, những ông già. Mẩu đất ấm áp ấy đã được tuổi trẻ chạm tới. Tuổi trẻ là cái duy nhất, vì nó chúng ta đã sống và làm việc trong rất nhiều những năm gian khổ và đôi khi không xứng với cô ta.
        Liệu thanh niên có biết đến điều đó không? Tôi nghĩ. Liệu cô gái này có biết đến điều đó không? Cuộc sống sẽ mất hầu hết ý nghĩa, nếu như tuổi trẻ không biết đến công việc của những thế hệ trước mình.
        Và cô gái hình như cũng đoán ra tôi nghĩ gì. Đặt lại cánh tay trên vai tôi, cô khe khẽ chạm lòng bàn tay cô vào má tôi, và trong sự cọ sát vô tình ấy tự nhiên tôi cảm thấy niềm âu yếm. Mà có thể đó chỉ là tôi cảm thấy như vậy thôi, chuyện đó thường xảy đến với tôi. Tôi nhớ đến những câu thơ của Lugốpxkôi. “Tôi cần một giấc ngủ trượt sâu, tôi cần một tiết tấu cao tần…”
        Hẳn là trong đó ẩn náu sự sáng suốt chân chính của những nguyện vọng cuộc sống hàng ngày. Tôi nghĩ. Nó đấy, giấc mơ trượt sâu màu anh da trời của những khoảng không, sự dao động của bóng tối mỏng manh trên biển cả bao la, cái rung rinh nhè nhẹ khó nhận ra của ngôi sao đầu tiên bên trên những ngọn núi. Tôi trỏ cho cô gái và nhà văn già nhìn ngôi sao, và chính tôi cũng không hiểu vì sao tôi lại nói:
        - Hẳn đó chính là cái ngôi sao mà ánh sáng của nó đã mạ bạc những thung lũng mùa xuân.
        Nhà văn già trả lời tôi một cách đơn giản:
        - Tôi thích sống!
        Còn cô gái thì nói rằng ngày hôm nay đối với cô là một ngày đẹp, đẹp lắm, mặc dầu chính cô cũng không hiểu vì sao.
        Vâng, truyện ngắn này chỉ có thế. Trong đó không có ý nghĩa giáo dục gì, nhưng có lẽ nó có cái “hạt cát” duy nhất có thể đem lại cho con người dù chỉ chút ít niềm vui và buộc họ phải mỉm cười, mà lần này không phải tìm trong câu chuyện ngắn củn ấy một ý nghĩa sâu xa.


        Hết
        #4
          SBC 01.11.2005 18:33:03 (permalink)
          Người đầu bếp già

          Tác giả: Paustovsky
          Dịch giả: Kim Ân
          Nguồn :sưu tầm



          Một buổi tối mùa đông năm 1766, trong ngôi nhà gõ nhỏ ở ngoại ô thành Viên, người đầu bếp cũ của bà bá tước Tun - một ông lão mù - đang hấp hối. Nói cho đúng, đó cũng chẳng phải là nhà mà chỉ là một chiếc lều canh rách rưới ở sâu trong vườn. Khu vườn ngập những cành mục bị gió đánh gãy. Khi cành cây kêu răng rắc dưới mỗi bước đi thì con chó đực xích trong chuồng lại gầm gừ khe khẽ. Cũng như chủ mình, nó đang hấp hối vì tuổi già và giờ đây không còn sủa được nữa.

          Mấy năm về trước người đầu bếp già bị mù vì hơi nóng của bếp lò. Từ ấy, viên quản lý của bà bá tước cho ông lão ở trong túp lều canh và thỉnh thoảng cho ông vài lon flôrin.

          Ông lão ở với con là Maria, một cô gái độ tuổi mười tám. Đồ đạc trong lều vẻn vẹn có một cái giường, mấy chiếc ghế dài khập khiễng, một cái bàn thô, một số đồ sứ đã rạn nứt và một cái dương cầm kiểu cổ - tài sản độc nhất của Maria.

          Cái dương cầm đã cũ lắm, cũ đến nỗi mỗi khi có tiếng động vang lên ở chung quanh là những dây đàn lại rung lên khe khẽ hồi lâu. Người đầu bếp gọi đùa cái dương cầm là “anh gác của nhà ta”. Không ai có thể bước vào nhà mà không được cây đàn đón tiếp bằng một âm thanh run rẩy già yếu.

          Khi Maria đã làm xong việc lau mình cho người cha hấp hối, mặc chiếc áo sạch lạnh giá vào cho ông, ông lão bảo cô :

          - Cha không hề ưa bọn thầy tu và bọn nhà dòng. Vì vậy cha không thể mời cha xứ đến rửa tội, nhưng trước khi chết cha muốn cho lương tâm cha được trong sạch.

          - Vậy phải làm thế nào thưa cha ? - Maria lo lắng hỏi.

          - Con hãy ra đường, - Ông lão nói, - và mời người đầu tiên mà con gặp vào nhà để rửa tội cho một người đang hấp hối. Không ai nỡ từ chối con đâu.

          - Phố nhà thì vắng tanh... - Maria lẩm bẩm, với lấy khăn choàng lên đầu và bước ra.

          Nàng chạy qua khu vườn, khó nhọc mở cánh cổng sắt gỉ và dừng lại. Phố vắng. Gió lùa lá rụng chạy trên mặt đường và từ trên bầu trời đen tối những hạt mưa rơi lạnh lẽo.

          Maria đợi hồi lâu và nghe ngóng. Cuối cùng nàng cảm thấy có một người đi dọc theo hàng rào, vừa đi vừa hát. Nàng tiến lên mấy bước, va phải anh ta và kêu lên. Người đàn ông dừng lại, hỏi :

          - Ai vậy ?

          Maria nắm tay người đàn ông và nàng run rẩy nói lại lời yêu cầu của cha mình.

          - Được rồi, - người đàn ông bình thản nói. - Mặc dù tôi không phải là thầy tu, nhưng không sao. Ta đi thôi.

          Họ bước vào nhà. Dưới ánh sáng của ngọn nến Maria nhìn thấy một người gầy gò bé nhỏ. Chàng vứt chiếc áo mưa ướt xuống ghế. Chàng ăn vận tao nhã và giản dị - ánh nến lấp lánh trên chiếc camiđôn màu đen, trên khuy pha lê và cổ áo thêu ren.

          Người lạ mặt còn trẻ lắm. Chàng lắc đầu hệt như đứa con nít, sửa lại bộ tóc giả rắc phấn, nhanh nhẹn đẩy chiếc ghế đẩu lại bên giường rồi ngồi xuống, đầu hơi cúi, chăm chú và vui vẻ nhìn vào mặt người hấp hối.
          - Xin cụ cứ nói ! - Chàng bảo. - Rất có thể, với quyền lực không phải do trời, mà do nghệ thuật mà tôi phụng sự đã cho tôi, tôi sẽ làm cho những phút cuối cùng của cụ được thanh thản và cất đi gánh nặng đè lên tâm hồn cụ.

          - Tôi làm việc suốt đời cho tới khi bị mù, - Ông lão lẩm bẩm và nắm tay người lạ mặt kéo lại gần mình hơn. - Và ai làm việc người đó không có thời giờ để phạm tội. Khi vợ tôi bị lao - vợ tôi tên là Mácta - thầy thuốc kê đơn cho nàng nhiều thứ thuốc đắt tiền, buộc phải cho nàng ăn kem sữa và vả khô, uống rượu vang hâm nóng, vì vậy tôi đã lấy trộm trong bộ đồ ăn của bá tước Tun một chiếc đĩa vàng nhỏ, đập vụn ra rồi đem bán. Bây giờ tôi rất khổ tâm khi nhớ lại việc này, và phải giấu con gái tôi : tôi đã dạy nó không đụng đến một hạt bụi trên bàn người khác.

          - Vậy chứ có ai trong những người hầu bá tước phu nhân bị vạ lây vì vụ đó không ? - Người lạ mặt hỏi.

          - Thưa ngài, tôi xin thề là không có ai cả. - Ông lão trả lời và khóc. - Nếu tôi biết rằng vàng cũng chẳng cứu được Mácta thì tôi đã chẳng lấy trộm !

          - Tên cụ là gì ? - Người lạ mặt hỏi.

          - Iôhan Mâye, thưa ngài.

          - Vậy thì thưa cụ Iôhan Mâye ! - Người lạ mặt nói và đặt tay lên đôi mắt mù của ông lão, - trước mọi người cụ không có tội. Việc cụ đã làm chẳng phải là tội lỗi, cũng chẳng phải là ăn trộm, ngược lại, có thể coi nó như một chiến công của tình yêu.

          - Amen ! - Ông lão nói khẽ.

          - Amen ! - Người lạ mặt nhắc lại. - Còn bây giờ, cụ hãy nói cho tôi biết ước nguyện cuối cùng của cụ.

          - Tôi muốn có người sẽ săn sóc Maria.

          - Tôi sẽ làm việc ấy. Cụ còn muốn gì nữa không ?

          Người hấp hối bỗng mỉm cười và nói lớn :

          - Tôi muốn một lần nữa được nhìn thấy Mácta như buổi đầu tôi gặp nàng lúc còn trẻ. Nhìn thấy mặt trời và khu vườn cũ này khi nó nở hoa vào mùa xuân. Nhưng cái đó không thể nào có được, thưa ngài. Xin ngài đừng bực mình vì những lời lẽ ngu xuẩn đó. Bệnh tật đã làm cho tôi không còn sáng suốt.

          - Được, - người lạ mặt nói và đứng dậy. - Được, - chàng nhắc lại, đến gần chiếc dương cầm và ngồi xuống chiếc ghế đẩu kê trước đàn. - Được - lần thứ ba chàng nói lớn và bất thần tiếng đàn vút lên vang dội khắp lều như thể có hàng trăm viên pha lê rơi xuống sàn.

          - Cụ hãy nghe đây, - người lạ mặt nói. - Cụ hãy nghe và hãy nhìn đây.

          Chàng bắt đầu chơi. Về sau Maria nhớ lại khuôn mặt của người khách lạ khi phím đàn đầu tiên rung lên dưới tay chàng. Một sắc tái kỳ lạ phủ lên trán chàng và có một ngọn nến lung lay trong đôi mắt chợt tối đi của chàng.

          Lần đầu tiên sau nhiều năm chiếc dương cầm ca hết giọng. Tiếng đàn tràn ngập không riêng gian lều mà cả khu vườn. Con chó già bò ra khỏi chuồng, đầu ngả về một bên, nó chăm chú nghe, vẫy đuôi khe khẽ. Tuyết bắt đầu rơi, nhưng con chó chỉ ve vẩy đôi tai.

          - Tôi thấy rồi, thưa ngài ! - Ông lão nói và gắng gượng ngồi dậy. - Tôi thấy ngày tôi gặp Mácta và nàng vì ngượng ngùng đã đánh vỡ vò sữa. Lúc ấy vào mùa đông, ở trên núi. Bầu trời trong xanh như thủy tinh, và Mácta cười. Nàng cười, - Ông lão nhắc lại, tai lắng nghe tiếng róc rách của cung đàn.

          Người lạ mặt chơi đàn, mắt nhìn vào cửa sổ tối om.

          - Còn bây giờ, - chàng hỏi, - cụ có nhìn thấy gì không ?

          Ông lão im lặng nghe ngóng.

          - Chẳng lẽ cụ không nhìn thấy ư ? - Người lạ mặt nói nhanh và vẫn tiếp tục chơi. - Đêm đang đen bỗng thành màu xanh thẫm rồi lại thành xanh lam, và ánh sáng ấm áp đã từ nơi nào trên cây cao kia chiếu xuống. Hoa trắng đang nở trên cành cây già cỗi trong vườn nhà cụ. Tôi cho đó là hoa táo mặc dù từ trong nhà này nhìn ra chúng giống hoa tuylip hơn. Cụ thấy không : tia nắng đầu tiên đã rơi xuống bức tường đá, sưởi ấm cho nó và từ đó hơi nước đang bốc lên. Chắc đó là do đám rêu ướt đẫm nước tuyết tan đang khô dần. Còn trời thì cứ cao lên mãi, xanh thêm mãi, đẹp thêm mãi, và trên thành Viên cổ kính của chúng ta từng đàn chim đang bay về phương bắc.

          - Tôi trông thấy tất cả những cái đó ! - Ông lão kêu lên.

          Bàn đạp rít lên khe khẽ và chiếc dương cầm cất cao giọng trịnh trọng như thể không phải chỉ riêng mình nó mà cả hàng trăm giọng hát vui mừng.

          - Không, thưa ngài, - Maria nói với người lạ mặt, - hoa đó không hề giống tuylip. Đó là những cây táo nở rộ trong một đêm.

          - Vâng, - người lạ mặt trả lời, - đó là hoa táo nhưng cánh của chúng rất to.

          - Mở cửa sổ ra, Maria ! - Ông lão bảo.

          Maria mở cửa sổ. Một luồng không khí lạnh ùa vào phòng. Người lạ mặt chơi rất khẽ và rất chậm.

          Ông lão ngã xuống gối, thở dốc, đôi tay quờ quạng trên tấm chắn. Maria chạy vội lại. Người lạ mặt ngừng chơi. Chàng ngồi lặng trước chiếc dương cầm như bị mê đi bởi tiếng nhạc của chính mình.

          Maria kêu lên. Người lạ mặt đứng dậy và bước đến bên giường bệnh. Ông lão vừa thở hổn hển vừa nói :

          - Tôi đã thấy tất cả, rõ như hồi trước đây. Nhưng tôi không muốn chết đi mà không được biết... tên. Tên ngài !

          - Tôi là Vônfgăng Amêđây Môza, - người lạ mặt trả lời.

          Maria lùi lại và cúi xuống, đầu gối gần sát đất, trước người nhạc sĩ vĩ đại.

          Khi nàng đứng thẳng lại thì ông lão đã qua đời. Bình minh cháy đỏ ngoài cửa sổ và trong ánh sáng ban mai, khu vườn đã phủ đầy hoa tuyết ướt.


          Hết
          #5
            conbo2 01.11.2005 19:05:35 (permalink)
            Tuyển tập gì chỉ có 1 truyện vậy bạn, mà SBC sưu tầm ở đâu thì ghi nguồn ra nha (cho CB biết mà ăn theo với) CB có tập Bình minh mưa của Pautopxki, nhưng không có tập Bông hồng vàng, nếu SBC tìm được tập Bông hồng vàng thì post cho CB thưởng thức với nha
            #6
              SBC 03.11.2005 00:51:43 (permalink)
              Cầu vồng trắng
              Nguồn:thanhvinh.net



              Hoạ sĩ Pêtrốp được gọi nhập ngũ vào giữa năm thứ 2 của cuộc chiến tranh tại một thành phố lớn ở Trung Á. Từ Maxkơva, Pêtrốp đã sơ tán về đây.

              Dãy núi Alatao đứng sừng sững ở phía Nam thành phố như một bức trường thành màu xám. Tuyết đã rắc lên các đỉnh núi. Buổi tối trong những căn nhà đều giá lạnh imlìm và tối sẫm. Hoạ hoằn trong vài cửa sổ mới có ánh đèn dầu leo lét. Trong thành phố đèn tắt rất sớm.

              Ban đêm, vầng trăng nhô lên trên những rặng thuỳ dương trơ trụi và trong ánh sáng chói chang, thành phố có một vẻ gì dữ dội
              Pêtrốp sống trong căn nhà gỗ nhỏ bên bờ một con suối chảy lượn quanh thành phố sát các lề đường. Tiếng suối reo đều đều không đổi. Đêm đêm trên tấm đệm mỏng trải trên sàn nhà, Pêtrốp nằm lắng nghe tiếng nước tràn qua những viên đá. Sau tường nhà, con lạc đà già nua của hàng xóm chậm rãi nhai nhai mãi không thôi.
              Tàu hoả rời thành phố vào ban đêm. Nhà ga vắng tanh. Những hàng cây lạnh giá xào xạc. Đêm châu Á vun tuyết thành đống giữa các toa xe. Chẳng có ai ra ga tiễn Pêtrốp. Anh không có bạn bè và cũng chẳng để lại đây kỉ niệm nào. Không có gì hết ngoài cái cảm giác cuộc sống bị ngưng lại. Mới ngoài ba mươi tuổi nhưng cuộc đời phiêu bạt bơ vơ khiến Pêtrốp sớm cảm thấy mình là một ông già
              Lên tàu, Pêtrốp chui vào mọt góc toa hút thuốc. Ngoài cửa toa một người lính đang chia tay với một người phụ nữ trẻ tuổi. Không hiểu sao Pêtrốp cảm thấy nhẹ nhõm khi nghe người phụ nữ xưng hô “anh, tôi” với bạn
              Đó là một người phụ nữ cởi mở và trong trẻo. Pêtrốp thầm nghĩ rằng người ta có thể đến với giọng nói ấy như một tiếng gọi từ xa, qua sa mạc, qua những đêm sâu mịt mùng, qua thác ghềnh giá buốt, đi cho đến lúc đôi chân rớm máu, gụi xuống lại bò tiếp. Miễn là được nhìn thấy cánh cửa, nắm lấy nó và nói: “Đây, tôi đã đến, xin đừng xua đuổi tôi”. Có những giọng nói nghe như một lời hứa hẹn của hạnh phúc.
              Tàu chuyển bánh. Pêtrốp ngó qua ngoài cửa sổ. Trên sân ga anh nhìn thấy người phụ nữ trẻ tuổi. Gương mặt tái nhợt, nụ cười, bàn tay giơ lên - chỉ có thế. Bóng tối lập tức ập ngay vào khuôn cửa.
              “Nếu anh dừng ở Maxkơva, anh nhớ gọi điện cho Masa nhé!” và chị nói số điện thoại. Pêtrốp nhẩm lại số điện thoại hồi lâu và không tin ở trí nhớ của mình, anh ghi nó lên thẻ quân nhân.
              Dọc đường, Pêtrốp luôn ngó ra cửa nhìn những đám tuyết dày đặc, những cột điện thoại nối nhau chạy dài vào nẻo xa màu xám. Thành phố Trung Á xa dần không con đường trở lại với nó nữa. Nó trở thành hồi ức mờ ảo, như hư như thực, lấp lẫn giữa dòng đời như một ngày đã sống qua giữa ba trăm sáu mươi ngày của một năm dài dặc.
              Mùa đông, mùa xuân và mùa hè mưa nhiều trôi qua trong những trận đánh. Khi vượt qua tuyến phòng thủ của quân Đức ở Vitép, Pêtrốp bị thương vào đầu
              Ba tháng anh nằm ở bệnh viện. Ra viện anh được gửi đến một nhà nghỉ để hồi sức sau vết thương nặng nề. Pêtrốp yêu cầu được về nghỉ ở thành phố Trung Á, nơi anh đã được gọi vào quân đội. Gần thành phố có một an dưỡng đường nhỏ ở trên núi.
              - Ồ, anh bạn thân mến. – ông bác sĩ già râu bạc, quân hàm nhàu nát nói với anh – Anh nghĩ lại xem! Anh chỉ có một tháng mà đi về đã mất mười ngày rồi
              - Có khi một ngày còn quý hơn cả một năm - Pêtrốp cãi lại.
              - À, nếu vậy thì… Nếu anh có những lý do đặc biệt để về đấy – Ông bác sĩ làu bàu, thì tôi chỉ biết giơ tay. Tôi đồng ý.
              Phải đi qua Maxkơva. Tàu đển Maxkơva lúc nửa đêm và sẽ rời Maxkơva đi Trung Á vào sáng sớm. Cả một đêm dài mệt nhọc đang chờ anh ở Maxkơva. Còn lâu tàu mới đến Maxkơva, Pêtrốp hồi hộp, ngay lúc vừa haòng hôn khi con tàu toả khói lên những cánh rừng bạch dương, chạy trên đất Xmôlenxkơ. Ngoài cửa sổ, những nhà nghỉ tối om, những bãi tuyết và những khu vườn lạnh vùng Kuntxevô lướt nhanh trong bóng đêm. Sau đó hiện lên vùng sáng yếu ớt của bầu trời đến Maxkơva tối mò và cuối cùng sân ga tăm tối vang động của ga Bêlôruxi về đêm trôi tới rồi dừng lại.
              Elêna Pêtrôpna tắt đèn và kéo tấm rèm cửa. Hơi ấm toả lên từ lò sưởi hơi nước. Đêm tối mò trải trên Maxkơva.
              - Thế là lại về Maxkơva rồi. Lại xa cái vùng Trung Á- Elêna nói và lấy ngón tay ấn lên đôi mày. Chị thường làm như vậy mỗi khi suy nghĩ. Lại về với công việc quen thuộc, với bạn bè. Mọi chuyện lại như cũ. Còn muốn gì hơn nữa?
              - Vậy mình còn mong muốn điều gì hơn nữa?- Chị nhắc lại và im lặng
              Một giọt lệ trào trong khoé mắt, chị không chùi đi mà cứ nhìn chằm chằm vào cửa sổ- Ánh sáng ở cột đèn ngoài ngã từ bỗng trở nên sắc cạnh như những ngôi sao bằng kim tuyến trên cây Nôen
              - Giá mà biết được hạnh phúc bí ẩn là gì? Nó ở đâu? Khó mà sống mãi thui thủi một mình và nhìn thấy tất cả dù chỉ là đêm nay, và suy nghĩ về mọi điều, không mỉm cười với ai, không đặt tay lên vai ai và không bảo: “Anh xem, tuyết đang rơi kìa”
              Máy điện thoại trên bàn thận trọng reo lên. Elêna Pêtrốpna cầm ống nghe. Giọng nói đàn ông yêu cầu gặp Masa.
              - Masa không ở đây nữa- Elêna Pêtrốpna trả lời – Ai hỏi đấy?
              - Vấn đề là… tôi không quen cô ấy - Giọng đàn ông trả lời sau một lát suy nghĩ. Nói tên tôi ra chả có ỹ nghĩa gì…
              - Cũng kỳ đấy. – Êlêna Pêtrốpna giễu cợt nói
              - Kỳ quá thật!- người đàn ông đồng ý – Tôi vừa ở mặt trận về
              - Anh muốn chuyển gì cho cô ấy chăng? Anh ở chỗ anh cô ấy về chăng? Anh ấy cũng ở ngoài mặt trận mà.
              - Không, tôi không biết anh cô ấy - người đàn ông trả lời và im bặt
              - Làm thế nào bây giờ? Tôi đợi đây- Elêna Pêtrốpna nói – Hay là bỏ ống nghe xuống
              - Hãy khoan đã - Giọng nói van lơn- Tôi đang ở Maxkơva đợi chuyển tàu. Tôi đang gọi điện từ sân ga Bêlôruxi. Không hiểu người ta có để cho tôi nói hết không. Bên máy có nhiều người đang đợi.
              - Nếu vậy anh nói mau lên
              Elêna Pêtrốpna đứng nghe bên cửa sổ. Chị nhíu mày rồi mỉm cười, chìa tay ra cửa sổ - con mèo xám đang bám vào rèm cửa mắt tròn xoe; chị nói: Khẽ chứ! Mày làm gì thế! – Không, tôi không nói với anh mà nói với con mèo con. Chị bật cười, - Tôi đang nghe anh mà chẳng hiểu gì cả. Vâng, vâng. Quả là lạ lùng. Nhưng cũng có thể là điều hay… Toi không biết… Tôi còn nhớ tất cả: nhà ga, đêm và gió. Chỉ không nhớ có anh thôi. Chẳng lẽ bằng vào giọng nói ư? Anh là một người kỳ lạ. Bao giờ tàu chạy? Tôi cũng chẳng biết nghĩ thế nào nữa… Tất nhiên, đáng tiếc đấy. Anh bị thương nặng ư? Ở đầu à? Ở ngoài ga anh sẽ mệt đến chết mất. Ban đêm anh không được đi lại ở Maxkơva đâu. Họ sẽ giữ lại đấy. Vâng tôi nghe đây – Anh nói đi.
              Cuộc nói chuyện bỗng nhiên ngắt quãng. Elêna Pêtrốpna chậm rãi buông ống nói.
              - Có thể anh ấy sẽ gọi điện nữa. - Chị nói và ngồi xuống chiếc ghế dựa trên bàn, nhặt mẩu thuốc hút dở và rít mạnh
              Mười lăm phút, rồi nửa giờ trôi qua. Không có ai gọi điện cả. Đồng hồ điểm hai tiếng
              - Không, thế này thì không thể hiểu được! – Elêna Pêtrốpna nói to – Mình phát điên lên mất.
              Chị lao lại phía cái tủ và mở tung nó ra. Con mèo phát hoảng chui xuống gầm đi văng. Elêna Pêtrốpna nhanh nhẹn lấy chiếc áo dài đen, dốc lọ nước hoa. Con mèo ngồi ở dưới đi-văng đang thu mình rình chuột, móng vuốt xoè ra giỡn bắt khi thì dải đăng ten khi thì chiếc mùi-xoa mỏng lất phất quanh nó. Nó thích trò chơi này mặc dầu nó nhăn mũi lại và còn hắt hơi về mùi hương lạ lùng của các vật lạ này.
              Khi Elêna Pêtrốpna ra khỏi nhà đồng hồ điểm ba giờ. Maxkơva đang ngủ yên trong ánh sáng trắng của tuyết và những cây đèn.
              Ở quảng trường Puskin, nhóm tuần tra giữ Elêna Pêtrốpna lại. Chị đưa họ xem giấy tờ và nói rằng chồng chị bị thương ở ngoài mặt trận đang qua Maxkơva. Bây giờ anh ấy đang ở gai Bêlôruxi và chị cần phải được gặp anh ấy. Khi nói đến chữ “chồng” Elêna Pêtrốpna đỏ mặt lên, nhưng không chiến sĩ nào trông thấy điều đó. Các chiến sĩ thì thầm nói với nhau, sau đó người nhiều tuổi nói:
              - Có thể chị nói thật – Nhưng Maxkơva đang giờ thiết quân luật, chị ạ
              - Việc gấp quá - chị nói đầy thất vọng
              - Vấn đề là như vậy – người chiến sĩ nhiều tuổi nói – Giá chị có nhiều thì giờ thì nhất định chúng tôi cũng vẫn giữ chị lại. Đúng thế! Nào Xiđôrốp – anh ta nói với người chiến sĩ thấp lùn – Hãy giữ chiếc xe kia lại
              Anh chiến sĩ chặn chiếc xe du lịch lại. Người có tuổi kiểm tra giấy tờ của người lái xe, nói gì đó với anh ta rồi quay sang Elêna Pêtrốpna:
              - Chị ngồi vào đây! Xiđôrốp đi với nữ công dân đến nhà ga. Để kiểm tra, - anh nói thêm và mỉm cười. – Và để chị khỏi bị giữ lại lần nữa.
              Elêna Pêtrốpna nhanh nhẹn bước vào căn phòng xanh nhạt của nhà ga và lập tức chị thấy nghẹ thở. Chị tưởng như trái tim mình dừng lại. Nếu có thể, chị sẽ nhắm mắt lại, dựa vào tường đứng yên để lắng nghe một cái gì đang vang vọng từ xa xăm và rất mỏng manh có thể từ ngọn lửa chùm đèn nhà ga, có thể là ngay trong mạch máu thái dương chị
              Những con người mệt mỏi đang ngồi gục trên những ghế dài bằng gỗ. Ở chiếc ghế đằng xa có một sĩ quan gầy gò vẻ mặt nhọc mệt đang ngồi. Mắt trái anh cuốn lớp băng đen.
              Elêna Pêtrốpna lại gần anh và nói:
              - Thế đấy…
              Người sĩ quan nhanh nhẹn đứng dậy:
              - Thế đấy… - Elêna Pêtrốpna nhắc lại và mỉm cười – Mà anh đúng hệt như tôi nghĩ
              Gian phòng như thụt xuống rồi quay tròn. Pêtrốp đỡ Elêna Pêtrốpna và đặt chị ngồi xuống chiếc ghế nơi anh chiến sĩ đang ngồi, bối rối kéo vội bọc quân trang để chị ngồi được thoải mái hơn.
              Elêna Pêtrốpna nhìn gương mặt đầy lo lắng đáng yêu và hầu như hoàn toàn quen thuộc của Pêtrốp, khẽ hỏi:
              - Anh có hiểu gì không?
              - Không, - Pêtrốp trả lời. – Và có gì phải hiểu?
              - Có lẽ đúng thế, không cần – Elêna Pêtrốpna đồng ý và thở dài. - Tội nghiệp anh, em đã làm anh sợ. Tay anh lạnh cóng thế này. - Chị cầm bàn tay Pêtrốp và sưởi ấm nó giữa hai lòng bàn tay mình
              - Cái này là về lâu dài. - Chị nói như chính với mình
              Pêtrốp yên lặng. Trong giọng nói của Elêna Pêtrốpna có cả sự dịu dàng và sự lo âu như đêm tháng chạp. Trên sân ga, khi gió từ sa mạc thổi về làm bay tuyết khô, Pêtrốp yên lặng, nhưng anh tưởng rằng anh đã nói hết với Elêna Pêtrốpna
              … Thành phố Trung Á đón Pêtrốp với tuyết trắng và vừng mặt trời lồ lộ trên bầu trời xuân trong vắt. Tuyết phủ đầy trên các cành cây cổ thụ, trên hàng rào và cả đường dây điện thoại. Đường phố to rộng sáng chói như được xé ra từ những đống tuyết lấp lánh muôn vàn hình sao tuyết. Dãy núi Alatao toả sáng về thành phố qua lớp băng xanh lam tinh khiết. Đôi khi đất lở trên triền núi và bụi trắng bốc mùi lên
              Những con la đủng đỉnh trên phố lắc lư đôi tai cứng lạnh. Nước óc ách trong các hố băng và những bông hoa đại cúc phủ đầy tuyết mịn, xoè nở trong các thửa vườn nhỏ như những bông hồng mùa đông khổng lồ
              Pêtrốp hít thở say sưa không khí mùa đông thậm chí làm anh choáng váng
              Pêtrốp ngạc nhiên nghĩ rằng thành phố này một năm trước đây tưởng chừng như ảm đạm và dữ dội, giờ đây ký ức thô cứng của anh lại hé ra trong quá khứ những ngày tươi sáng, bầu trời trong trẻo, mùi lá mục và vẻ yên tĩnh của những khu vườn cổ xưa. Trước đây anh không nhận ra điều đó. Vì sao? Có thể vì anh chỉ có một mình và nhìn tất cả chỉ có một mình. Vì bên anh không có bàn tay ấm áp, không có đôi mắt tươi cười và giọng nói trầm ấm.
              Pêtrốp sống ở ngoài thành phố trong nhà an dưỡng giữa giá lạnh tuyệt vời của núi cao, nơi những ngôi sao tưởng chừng như đông lại về đêm và bọc quanh lớp băng sắc nhọn.
              Anh sống trong nỗi hội hộp lâng lâng không dứt. Sự hồi hộp càng tăng lên biến thành cảm giác của một niềm hạnh phúc hư ảo gần như không thể chịu đựng nổi, khi người ta mang đến cho anh một bức điện vỏn vẹn vài chữ: “Đón em, ngày hai mươi”
              Sau bức điện tất cả chuyển động như một cơn lốc tuyết, làm loá mắt, ngạt thở, biến thế giới thành chiếc cầu vồng trắng
              Sân ga ban đêm; giá rét đôi môi yêu quý run rấy, giọng nói của nàng, con đường về nhà nghỉ chạy len giữa rừng táo dại, tiếng thác đổ xuống những đám tuyết đầy bọt cùng cây rừng đổ nát.
              Và vừng sáng xanh biếc của những vì sao mọc trên đỉnh núi nối đuôi nhau thành chuỗi dài vĩnh cửu lấp lánh. Cả không khí của sa mạc, của núi và mùa đông phả vào mặt họ ở chỗ ngoặt, khi họ dừng lại trong phút chốc để nhìn lên những dãy núi về đêm lấp lánh ánh sáng của những hạt tuyết rắn mờ mờ. Và những lời của Elêna Pêtrốpna nói ra khe khẽ, gần như với sự tuỵêt vọng
              - Điều này là lâu dài, lâu dài. Có thể là mãi mãi…
              Hết
              #7
                SBC 03.11.2005 00:54:27 (permalink)
                Chiếc nhẫn bằng thép
                Nguồn :maple TTVN


                Cụ Kuzma sống với cháu gái Varusa ở làng Môkhôvôje sát tận bìa rừng.

                Mùa đông đến thật khắc nghiệt, gió mạnh và tuyết nhiều. Suốt cả mùa đông không có một ngày ấm lên, không có những giọt nước tuyết tan lã chã từ mái nhà gỗ nhỏ xuống. Đêm đến những con chó sói lạnh cóng hú vu vơ. Cụ Kuzma bảo chúng rú vì ghen tị với người : chó sói cũng thèm được sống ở trong nhà, được nằm gãi bên lò sưởi và sưởi ấm bộ lông xù cứng lạnh.

                Vào giữa đông, thuốc hút của cụ cạn hết. Cụ ho nhiều, than phiền rằng người không được khỏe và bảo nếu được kéo vài hơi thì người sẽ khá lên ngay.

                Chủ nhật, Varusa sang làng Pêreborư bên cạnh kiếm thuốc hút cho ông. Đường sắt chạy qua bên rìa làng. Varusa mua thuốc xong, cho vào cái túi vải hoa buộc lại rồi ra ga xem xe lửa. Ít khi chúng dừng lại ở Pereborư. Hầu như bao giờ chúng cũng chỉ phóng qua với tiếng ầm ầm rin rít.

                Có hai chiến sĩ ngồi trên sân ga. Một người để râu có đôi mắt xám vui vẻ. Tiếng còi tàu rúc lên và đã thấy nó tỏa hơi nước mù mịt, phăng phăng lao tới ga từ khu rừng đen sẫm.

                - Tàu tốc hành ! - Chú chiến sĩ để râu nói. - Cháu gái coi chừng kẻo tàu nó thổi bay đấy. Khéo lại bay lên trời !

                Con tàu trên đà lao vào ga. Tuyết bay tung làm mờ cả mắt. Rồi những bánh xe xình xịch nối nhau chạy tới. Varusa ôm lấy cột đèn và nhắm mắt lại : coi chừng kẻo nó bị cuốn bồng lên khỏi mặt đất và hút theo con tàu thực.

                Khi con tàu đã phóng qua, bụi tuyết còn quay cuồng trong không khí rồi đậu xuống đất, chú chiến sĩ có râu hỏi Varusa :

                - Túi cháu đựng gì đấy ? Có phải thuốc lá không ?

                - Thuốc đấy ạ. - Varusa trả lời.

                - Bán cho chú nhé ! Đang thèm hút quá !

                - Ông Kuzma cháu không cho bán. - Cô bé nghiêm nghị trả lời. - Cái này chữa ho cho ông cháu.

                - Ồ, cái bông hoa đi ủng dạ này, nghiêm quá nhỉ !

                - Thế chú cần chừng nào chú cứ lấy, - Varusa nói và chìa cái túi. - Chú hút đi !

                Chú chiến sĩ bỏ vào túi ít thuốc lá vụn, cuộn một điếu to hút, rồi lấy tay nâng cằm Varusa vừa cười vừa nhìn vào cặp mắt xanh biếc của cô bé.

                - Ôi, bông hoa tử la tết đuôi sam ! Chú biết tặng lại cháu gì bây giờ ? Chả lẽ cái này à ?

                Chú chiến sĩ lấy từ trong túi áo khoác chiếc nhẫn nhỏ bằng thép, thổi vụn thuốc và muối bám vào chiếc nhẫn rồi đeo vào ngón tay giữa cho Varusa :

                - Cháu đeo cho mạnh giỏi. Chiếc nhẫn này tuyệt lắm. Trông này, sáng bóng nhé !

                - Nó tuyệt thế nào hở chú ? - Varusa đỏ mặt lên hỏi.

                - Thế này này, - chú bộ đội trả lời, - nếu cháu đeo ở ngón giữa nó sẽ mang lại sức khỏe, cả cho cháu và ông Kuzma. Nếu đeo nó vào ngón này, ngón vô danh, - chú bộ đội kéo ngón tay đỏ ửng giá lạnh của Varusa, - cháu sẽ có niềm vui lớn. Hoặc giả thử cháu muốn xem thế gian này với mọi điều kỳ diệu của nó thì cháu đeo nhẫn vào ngón trỏ. Nhất định cháu sẽ thấy hết.

                - Thế ư ? - Varusa hỏi.

                - Cháu cứ tin chú ấy, - anh chiến sĩ mặc áo khoác cổ bẻ ngược lên nói. - Chú ấy biết làm phép đấy. Cháu nghe nói vậy chưa ?

                - Cháu nghe rồi ạ.

                - Thế đấy. - Anh chiến sĩ cười, - Chú ấy là lính công binh kỳ cựu. Đến mìn còn phải kiềng chú ấy đấy.

                - Cảm ơn chú, - Varusa nói rồi chạy về làng Mokhôvoje.

                Gió cuốn tuyết rơi mù mịt. Varusa cứ sờ vào chiếc nhẫn mãi, xoay đi xoay lại, nhìn nó lấp lánh trong ánh sáng mùa đông.

                - Chú bộ đội lại quên không nói đến ngón tay út rồi ! - cô bé nghĩ, - Nếu đeo thì sao ? Mình thử đeo vào ngón út xem nào.

                Nó đeo nhẫn vào ngón tay út. Ngón tay gầy gò, chiếc nhẫn lỏng quá nên rơi xuống lớp tuyết dày và biến ngay tận dưới đáy.

                Varusa kêu ôi một tiếng rồi lấy tay bới tuyết. Nhưng không thấy chiếc nhẫn. Những ngón tay đã tím ngắt lại, cứng queo vì rét đến nỗi không gập lại được nữa.

                Varusa khóc òa. Mất chiếc nhẫn rồi ! Nghĩa là rồi đây ông Kuzma sẽ không khỏe, còn nó sẽ không có niềm vui lớn và không được nhìn thấy thế gian với bao điều kỳ diệu của nó. Varusa cắm một cành thông già xuống tuyết, đúng chỗ chiếc nhẫn rơi và đi về nhà. Nó lấy bao tay chùi nước mắt, nhưng nước mắt cứ trào ra và đông lại làm mắt đau nhức nhối.

                Ông Kuzma thấy thuốc về mừng rỡ hút khói ra đầy nhà, còn chuyện chiếc nhẫn ông nói :

                - Cháu đừng buồn, con bé ngốc nghếch ạ ! Nó rơi đâu thì vẫn nguyên đấy. Bảo với Xiđơrơ. Nó ắt tìm thấy.

                Con sẻ già Xiđơrơ đậu trên chiếc sào đang ngủ, mình tròn như quả bóng nhỏ. Suốt mùa đông Xiđơrơ sống trong nhà ông Kuzma đàng hoàng như chủ nhân. Nó không những bắt Varusa phải nể nó mà cả ông Kuzma nữa. Nó mổ cháo đặc ngay trong bát, còn bánh thì giật lấy từ tay người. Khi người ta xua đuổi nó thì nó phật ý, xù lông ra, bắt đầu gây gổ, kêu ríu rít giận dỗi đến nỗi những con chim sẻ ở gần đấy thấy ồn cũng bay đến, nghe ngóng rồi sau đó bàn cãi ầm ĩ, chê trách Xiđơrơ. Được sống trong nhà, được no ấm mà vẫn cho là còn ít !

                Hôm sau Varusa bắt con Xiđơrơ gói vào chiếc khăn tay mang vào rừng. Từ dưới tuyết chỉ nhô lên chút đầu của cành thông. Varusa đặt con sẻ lên cành cây và bảo :

                - Tìm đi, cào bới đi ! Có khi mày thấy đấy !

                Nhưng Xiđơrơ liếc mắt, nhìn tuyết nghi ngờ và kêu chiêm chiếp :

                - Khiếp, khiếp ! Có tìm được thằng ngốc !

                - Khiếp, khiếp ! - Xiđơrơ láy lại rồi vù khỏi cành cây bay vào nhà.

                Thế là không tìm thấy cái nhẫn.

                Ông Kuzma ngày càng ho nhiều hơn. Sang tháng ba cụ leo lên bếp lò nằm, gần như không rời khỏi nơi ấy, và cứ đòi uống nước luôn. Varusa đưa nước lạnh trong gáo sắt cho cụ uống.

                Bão tuyết quay cuồng trên xóm nhỏ, phủ lên các mái nhà. Những cây thông ngập tuyết đến ngang đầu gối, và thế là Varusa không thể tìm ra nơi chiếc nhẫn rơi ở trong rừng. Nó thường hay nấp đằng sau bếp lò khóc khe khẽ vì thương ông và trách mình.

                - Đồ ăn hại ! - Nó thì thầm, - Nghịch quá để đánh rơi mất chiếc nhẫn. Thật đáng đánh lắm ! Đáng lắm !

                Nó tự đấm vào đầu để phạt mình. Cụ Kuzma bèn hỏi :

                - Cháu đang cãi nhau với ai đấy ?

                - Dạ, với Xiđơrơ, - Varusa trả lời. - Nó không nghe lời. Chỉ muốn gây sự thôi.

                Một buổi sáng Varusa thức dậy vì Xiđơrơ nhảy nhót ở bâu jcửa sổ mổ mổ vào mặt kính. Varusa mở mắt ra rồi nheo mắt lại. Từ trên mái nhà những hạt nước dài đua nhau chảy xuống. Ánh sáng nóng hổi rọi vào cửa kính. Những con quạ kêu quàng quạc.
                Varusa bước ra đường. Gió ấm thổi vào mắt em, làm tóc bay lòa xòa.

                - Ô, mùa xuân đến rồi ! Varusa nói.

                Những cành cây đen nhấp nhoáng, tuyết ướt lao xao trượt từ trên mái nhà xuống. Rừng ẩm ướt rì rào vui vẻ và trang trọng ở sau làng. Mùa xuân lướt trên đồng ruộng như một bà chủ trẻ tuổi. Nó chỉ vừa nhìn xuống rãnh lạch là đã thấy con suối lấp lánh chảy róc rách. Mùa xuân trải bước và mỗi bước đi làm cho suối reo càng tưng bừng nhộn nhịp hơn.

                Tuyết trong rừng đã sẫm lại. Đầu tiên lộ ra những lá thông nâu rơi rụng trong mùa đông. Sau đó là nhiều cành khô - bão đã bẻ gãy từ hồi tháng chạp. Sau đó là đám lá vàng rơi từ năm ngoái rồi đất sạch tuyết nhô lên. Và bên rìa những đống tuyết muộn đã nở những bông hoa khoản đông đầu tiên.

                Varusa tìm thấy trong rừng cành thông già - cái cành mà nó đã cắm xuống tuyết nơi đánh rơi chiếc nhẫn, và thận trọng gạt đám lá cũ, những quả thông rỗng do chim gõ kiến vứt bừa bãi, những cành gãy và rêu mục. Dưới một chiếc lá đen lóe lên một đóm sáng. Verusa reo lên, rồi ngồi xuống. - Nó đây rồi, chiếc nhẫn bằng thép ! Nó không gỉ đi chút nào.

                Varusa chộp lấy chiếc nhẫn đeo vào ngón tay giữa và chạy về nhà !

                Ngày từ xa khi chạy gần tới nhà, nó trông thấy cụ Kazma. Cụ ra khỏi nhà ngồi trên thềm, khói thuốc màu lam tỏa trên người cụ, bốc lên trời tựa như cụ đang ngồi hóng dưới mặt trời mùa xuân và hơi nước đang bay trên người cụ.

                - Này cháu ơi, - ông già nói, - cháu cứ như cái chong chóng ấy, ra khỏi nhà quên cả đóng cửa, gió nhẹ thổi ùa vào phòng thế là làm ông hết cả bệnh. Bây giờ ông hút thuốc một lát, rồi lấy cái rìu chẻ ít củi, ta nhóm lò làm một mẻ bánh ăn chơi.

                Varusa cười phá lên, vuốt mớ tóc bạc xù xù của ông cụ và bảo :

                - Cảm ơn chiếc nhẫn ! Nó đã làm cho ông khỏe đấy, ông ạ.

                Cả ngày Varusa đeo chiếc nhẫn ở ngón giữa để làm cho ông được khỏe hẳn. Mãi đến tối khi sửa soạn đi ngủ nó mới tháo chiếc nhẫn ra khỏi ngón giữa và đeo vào ngón vô danh. Sau đó ắt phải có một niềm vui lớn. Nhưng sao nó mãi không đến. Varusa không đợi được nữa ngủ thiếp đi.

                Em dậy rất sớm, mặc quần áo, đi ra khỏi nhà.

                Ánh dương ấm áp lặng lẽ tỏa trên mặt đất. Ở phía cuối trời còn mấy ngôi sao chưa tắt. Varusa đi về phía rừng. Em dừng lại bên bìa rừng : cái gì kia ngân vang trong rừng như ai đó đang lắc những quả chuông nhỏ ?

                Varusa cúi xuống nghe ngóng rồi vung tay mừng rỡ - những bông hoa điểm tuyết trắng rung rinh chào đón bình minh, mỗi bông đều ngân nga như trong đó có một con bọ dừa đang đập chân vào mạng nhên bằng bạc. Trên ngọn thông con gõ kiến gõ năm tiếng.

                “Năm giờ ! - Varusa nghĩ. - Sớm quá ! Yên tĩnh quá !”

                Ngay lúc đó trên cành cao, con vàng anh - con chim Lửa của chúng ta - cất tiếng hót.

                Varusa đứng nghe, miệng mỉm cười. Một làn gió ấm hiền hòa thổi ào vào người nó, bên cạnh có cái gì xào xạc. Rừng rung động, từ những chùm hoa bồ đào phấn vàng rơi xuống. Ai đó vô hình thận trọng rẽ cành cây đi lướt qua Varusa. Phía trước con chim cu cất tiếng gáy chào mừng người ấy.

                “ Ai vừa đi qua nhỉ ? Thế mà mình không nhìn thấy”. - Varusa nghĩ.

                Em không biết rằng mùa xuân vừa đi qua.

                Varusa cười rộ vang cả khu rừng và chạy về nhà. Và một niềm vui lớn - lớn không thể ôm xuể được - rộn ràng reo vui trong lòng em.

                Mùa xuân mỗi ngày một bừng sáng tươi vui và rực rỡ hơn. Bầu trời chan hòa ánh sáng khiến mắt cụ Kuzma nheo lại mà vẫn luôn luôn tươi. Rồi liền đó muôn ngàn đóa hoa nở rộ trong rừng, trên đồng cỏ và các khe mương như có ai rắc lên đó một thứ nước thần.

                Varusa định đeo chiếc nhẫn sang ngón trỏ để được nhìn thế giới với bao điều kỳ diệu của nó, nhưng nhìn những bông hoa ấy, những nõn lộc cây bạch dương, bầu trời trong vắt và ánh nắng ấm áp, nghe gà gáy, nước róc rách và chim hót véo von ngoài đồng, em không đeo nhẫn vào ngón trỏ nữa.

                “Mình còn kịp, - em nghĩ. - Không ở đâu trên thế gian có thể đẹp bằng làng Môkhôvôje của mình. Thật là tuyệt vời ! Không phải vô cớ ông Kuzma bảo rằng quê mình là thiên đường thực sự và chẳng còn mảnh đất nào tuyệt vời như vậy trên trái đất này”.



                Hết
                <bài viết được chỉnh sửa lúc 03.11.2005 00:56:46 bởi SBC >
                #8
                  SBC 03.11.2005 00:58:37 (permalink)
                  Tuyết
                  KIM ÂN dịch
                  Nguồn:maple TTVN


                  Đã mang vào thư viện
                  <bài viết được chỉnh sửa lúc 03.11.2005 02:56:28 bởi ct.ly >
                  #9
                    SBC 03.11.2005 01:02:38 (permalink)
                    Âm nhạc Véc-đi
                    Nguồn: maple TTVN



                    MỘNG QUỲNH dịch


                    Đã mang vào thư viện
                    <bài viết được chỉnh sửa lúc 03.11.2005 02:43:23 bởi ct.ly >
                    #10
                      SBC 03.11.2005 01:05:12 (permalink)
                      Trả lời CC2 : Sorri ,but SBC ko tìm ra được quyển Bông Hồng Vàng,còn quyển Bình Minh Mưa,vì SBC đã thấy nó trong Thư Viện ,nên ko post lại.
                      #11
                        Ct.Ly 03.11.2005 02:57:25 (permalink)
                        #12
                          Chuyển nhanh đến:

                          Thống kê hiện tại

                          Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
                          Kiểu:
                          2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9