Bút ký về chuyến viếng thăm những người bạn ở Châu Âu
Huyền Băng 21.04.2016 22:09:04 (permalink)
Bút ký về chuyến viếng thăm những người bạn ở Châu Âu,
 
Kỷ niệm đẹp đầu tiên đặt chân lên đất Pháp 
 
Tôi thật sự háo hức, muốn kể cho mọi người nghe chuyến tham quan Châu Âu đầy kịch tính của mình nhưng về nhà đã gần 7 tháng rồi, tôi mới có thời gian để ngồi ôn lại quá trình mà tôi đã nếm trải …
Trong cuộc đời, người thì kém may mắn về điều này, kẻ thì kém may mắn về điều kia, và bù đấp lại để có thể vui sống họ lại được hạnh thông về đường nào đó. Tôi là kẻ kém may mắn về nhiều mặt, thậm chí đón xe buýt mà luôn luôn bị trể chuyến trong vài giây thôi. Riết thành quen, giờ tôi luôn mĩm cười nhìn chiếc xe buýt qua đi khi mình vừa đến trạm. Nói theo tử vi, cung di  bị Tuần án ngữ gây chậm trể nên chịu khó ngồi chờ …!
Cung huynh đệ toàn là sao tốt, nên trong nhà ai cũng sung sướng, cho nên người còn lại là tôi, phải chịu cực một chút. Chịu riết thành quen nên đi đâu đến đâu tôi cũng sẳn sàng đóng vai tì nữ, và có lẽ điều này đã giúp tôi được nhiều người thương mến. Nói chung thì làm gì được cho mọi người thì làm xem như là một niềm vui, không cần đổi chát điều gì. Người tính toán thấy mình không tính toán họ nể nang mình chút, và người nhân hậu, thì lại trân trọng mình hơn xem ra mình vừa được vui vừa được tình cảm tốt.
Do không khỏe  đã nhiều năm, gia đình người bạn đề nghị tôi sang Châu Âu chơi với họ để thư giản xem có khỏe được hơn không. Ôi còn gì thích thú cho bằng, một con người đam mê cái đẹp của thiên nhiên, cái lạ của thế giới, tôi bị quyến rủ bởi lời mời của họ, nhưng cứ nghĩ đến số tiền mà họ phải tài trợ cho tôi đi đây đó, tôi thấy không cam lòng. Vì tôi biết, họ không giàu! Tôi hẹn với lòng, tôi sẽ đi khi không phải nhận tài trợ từ họ, cũng như tôi sẽ cố gắng ôn tập lại mớ ngoại ngữ hầm bà lằng của mình để đi một cách thoải mái…!
 Nhưng thời gian chỉ có tàn phá chứ không kiến tạo trên con người nhất là ở tuổi trời chiều xế xế . Tôi lo lắng một ngày nào đó tôi vướng vào chứng bịnh alzemer không biết đường đi, chẳng biết đường về, và nói năng lộn xộn tiếng Việt cũng không xong thì dù có tiền dư cũng chẳng thể hưởng cái thú du sơn ngoạn thủy, tôi lại có ước mơ đến được những nơi mà những người thân quen đã sống để biết thực tế nơi ở của họ, để ký ức dễ liên tưởng. Một liều ba bảy cũng liều, khi con gái cấp vé khứ hồi, tôi mở lại lời được mời, và được chấp thuận… Gia đình người bạn đã bão lãnh tôi đi du lịch sang Châu Âu chơi với họ. Gia sản thì chẳng có gì, nhưng tôi nhận được visa nhập cảnh một cách dễ dàng. Tôi bước ra sân bay mà cứ như mơ, vì nào giờ ai cũng nói, nhập cảnh Châu Âu không dễ, nhưng từ lúc tôi có ý định đến lúc ra sân bay chỉ ba tuần lể... Cái tôi phải đối mặt là các tiếp viên hàng không AirFrance, tôi có trao đổi được với họ không khi lâu rồi tôi chẳng dùng đến ngoại ngữ, khi xuống sân bay, qua nhóm hải quan nước ngoài, không biết tôi có ú ớ gì không gây hiểu lầm và được nhốt riêng ? Nghe nói sân bay rất lớn, không phải như phi trường Tân Sơn Nhất liệu có lạc không? Ôi nhiều mối lo cho tuổi chiều vàng như tôi. Bạn tôi dặn, không mua được vé ở cửa sổ, nhưng cứ xem hỏi thử, nếu ai đó đồng ý đổi thì đổi để có thể nhìn quang cảnh bên ngoài. Nghe thì cũng kết lắm, nhưng nghĩ đi nghĩ lại thì chắc không ai đổi cho mình đâu nên đành an phận. Ấy vậy mà hay, tôi ngồi kế một cô gái trẻ độ tuổi con gái mình. Sau một lúc xã giao thăm hỏi, tôi biết cô ấy là một bác sĩ  quốc tịch Úc gốc Việt, tuy sinh ra ở Úc, nhưng cô nói tiếng Việt rất rõ ràng . Cô ấy than mệt vì phải làm việc suốt  trước khi đi, cô nhắm mắt ngủ nghỉ một lát, khi các tiếp viên tiếp thức ăn, cô thức dậy và chọn thức ăn giùm tôi khiến tôi không phải vận dụng ngôn ngữ để trao đổi với mấy cô tiếp viên người Pháp, cô ăn khỏe, tôi mời cô ăn bớt giùm mình và cô thì đi lại giỏi cô giúp tôi lấy kem, lấy nước uống cần thiết. Chúng tôi như những người đã từng thân quen.
Cô gái hỏi tôi: Bác đi có một mình, đến sân bay có ai đón bác không?
Tôi bảo:  ra cổng bạn sẽ đến đón,  tôi thì chưa lần nào ra nước ngoài như vầy, tôi chỉ lo thủ tục hải quan tôi không rành, không biết có vấn đề gì không nữa?
Cô gái hỏi tôi, thế bác có cần con theo giúp bác không?
Tôi ngần ngại trả lời: làm phiền cô không ? Vì không rành đường, tôi đăng ký xe đẩy, nên tôi phải xuống sau cùng.
Cô gái trả lời: Không có gì đâu, nếu bác cần con sẽ ở lại giúp bác.
(Mèn ơi! Người gì mà dễ thương dữ hong, nếu từ chối thì quả là dại) Thế là tôi vui vẻ đồng ý xin quyền trợ giúp .
Tuy không ngồi gần cửa sổ, nhưng tôi vẫn thấy được những đám mây vây quanh máy bay, những cụm mây trắng toát, mênh mang, không tận, chúng như những cụm bông gòn mềm mại, máy bay đã cưởi trên những đám mây đó, điều mà mình vẫn biết nhưng chưa trải nghiệm. Với những chuyến bay nội địa, nhưng bay đêm, khoảng một hơn tiếng, tôi chẳng thấy được đám bông gòn dễ thương đó, và tôi liên tưởng cảnh Tôn ngộ Không đằng vân trong phim ngày xưa, tưởng là giả tưởng nhưng giờ là thực tưởng có mấy trăm Tôn ngộ Không trên máy bay và tôi là một, nói một cách khác, có những chuyện giả tưởng ngày xưa bây giờ dần dần biến thành có thật, như vổ tay đèn sáng, vổ tay tắt đèn cứ y như là phép mầu. Bạn bè dặn tôi, thỉnh thoảng phải đi tới đi lui cho chân không tê, vì hành trình là mười mấy tiếng. Tôi đã làm như thế, kết quả là tôi không có cảm giác tê mỏi trong suốt hành trình.
Tôi, Laura (cô gái ngồi cạnh) lại trao đổi với nhau vài chuyện,  công việc của Laura là giúp cho những người bị mất tứ chi,trong việc tái hiện tứ chi nhân tạo, Laura cũng thích những công việc từ thiện và chúng tôi hẹn sẽ có một ngày nào đó gặp lại nhau. Ai bảo già trẻ không hợp, nếu có chung một tính chất nào đó thì sẽ dễ gần gủi, dễ trao đổi .
Máy bay đã hạ cánh, đúng như đã hứa Laura chờ hành khách  xuống hết rồi đi chung với tôi cùng người phục vụ xe đẩy. Cô nhận là người thân với tôi. Chúng tôi được đưa ra trước không phải xếp hàng, và ở cổng hải quan, tôi chỉ có nhiệm vụ im lặng đúng là thoát một nổi lo. Mặc dù là vua lang thang khắp nơi, không biết sợ là gì, nhưng đến một nơi xa xôi không cùng ngôn ngữ , không thuộc đường đất, quả là một sự mạo hiểm, vì bất trắc gì cũng có thể xảy ra.
Bất trắc thứ nhất đã đến, tôi không thể liên lạc với bạn vì không thể kết nối với wifi phi trường, cũng may, Laura vẫn còn chờ hành lý ra nên còn đứng đấy, Laura đã giúp tôi kết nối wifi. Tôi đã liên lạc được với bạn bằng Viber, trước khi lên máy bay, tôi đã gọi cho bạn, và nếu tính từ thời gian ấy thì chắc bạn tôi cũng đoán được giờ tôi đến. Thế nhưng, khi nhận được cuộc gọi từ tôi, bạn tôi lại ngẩn người vì không nghĩ là tôi đã đến. Hơi lẩm cẩm nhưng thông cảm thôi, vì bạn và tôi cùng tuổi mà. Cũng may nhà bạn ở Toulouse, bạn sắp xếp lên Paris sớm một ngày để đón tôi, nhưng bạn lại không nghĩ tôi đến vào buổi chiều hôm ấy. Bạn thảnh thơi ngồi nghỉ ở nhà người cháu chờ mai mới đón, lạy Chúa …!
Bạn tôi nói -        Làm sao bây giờ? Paris bây giờ rất kẹt xe,Thanh không thể nào ra phi trường ngay lúc này được! Và Thanh cũng không rành đường ở đây, định mai nhờ cháu chỡ đi đón bạn. Muốn cắn lưỡi ngay lúc đó nhưng sợ đau, thôi!
Mình có biết đường đi nước bước gì đâu, nếu phải một mình về đó mình không biết phải đi cách nào, đón Taxi thì ok nhưng lại sợ gặp Taxi dù như Việt Nam thì không biết đến thiên đàng hay địa ngục. Như lời bạn dặn, chỉ bỏ trong túi 200eur thôi (không biết nên hu hu hay hi hi đây).
Bạn không biết làm sao, mình cũng không biết làm sao giữa chốn chợ đời không quen biết này! Bạn nói với tôi phải 9 giờ tối cháu mới về. Các bạn nghĩ sao nếu bỏ các bạn ở một nơi xa lắc như cổng phi trường nước ngoài và ngồi từ 5g chiều đến 9 giờ tối và không biết còn bất trắc gì tiếp theo nữa không.Tôi lại trực nhớ đến một đoạn phim Mỹ một hành khách bị mất passport, không ra cổng được sau đó có vài biến cố chính trị, rồi kẹt trong phi trường suốt mấy tháng…Vì là người giàu tưởng tượng, tôi nghĩ nếu ngồi ngoài đó chờ đến giờ bạn đến đón thì cũng chẳng có gì, nhưng ngộ nhỡ trong khoảng thời gian đó có một biến cố gì, và mình bị lạc không thể liên lạc được với bạn, không biết chuyến hành trình sẽ đi về đâu, nghĩ mà ớn lạnh. Tâm trạng bồi hồi!
 
Người quen của Laura vẫn chưa đến, được biết trục trặc của tôi, Laura trấn an, bác đừng lo lắng, nếu như bạn bác không đến được, một chút gia đình con đến sẽ chỡ bác đi về luôn. Tôi như được xã căng. Chẳng bao lâu gia đình cô ấy cũng đến, sau khi Laura trao đổi riêng với họ, tôi nhìn thấy trong nét mặt của họ có gì không thoải mái. Họ gặp, chào tôi, và bảo, Chị có địa chỉ không? Đón Taxi đưa địa chỉ là họ chỡ tới  nơi. Laura dứt khoác lắc đầu! Không bác không thể đi taxi một mình, vì bác chưa hề đến đây. Nếu phải đi Taxi, thì gia đình chỡ vali của con về trước đi, con đi taxi với bác này về đó, rồi con đi tàu điện về nhà mình sau. Nghe thì cũng tiện cho tôi hơi cực cho cô gái, nhưng đó là cách an toàn cho tôi nhất. Nhưng sau khi ở Paris một thời gian tôi mới biết là nếu làm thế quá cực cho cô gái vì cô phải đi metro đến trạm xe buýt ngoại thành rồi mới về nhà được vì hai nơi cách nhau gần 50km. Gia đình Laura không thể đến đón Laura mà chỡ vali không về, thế là họ đồng ý chỡ tôi về chung, lên xe tôi mới biết, do xe đi đón đã đủ chỗ, không dám chỡ dư người vì sợ bị phạt. Một bé gái đã nằm xuống, để số lượng người trên xe đếm đủ và xe rời phi trường đến một huyện ngoại thành tên Bussy Saint Goerge. Ấn tượng đầu tiên của tôi là đường xá rất tốt  mặc dù vượt mấy chục cây số nhưng rất nhanh.  Nhà cửa ở đây cất thành từng block , garage bên dưới nhà ở phía trên. Mặc dù không biết gốc gác của tôi nhưng họ tiếp đãi rất nồng hậu, họ pha cà phê ngon mời tôi uống, và mời  tôi dùng cơm tối với họ, một món ăn rất Việt Nam, Bún chả giò. Khi đến nhà tiếp chuyện với gia đình Laura, tôi lại phát hiện thêm một điều, gia đình này không phải là bà con với Laura, mà là gia đình của bạn trai Laura . Họ liên lạc với bạn tôi để cho số phone, và địa chỉ nhà để bạn tôi có thể đến đón. Là một người miền Nam hào sảng, ông chủ nhà bảo, bà cứ yên tâm, nếu họ không đến đón kịp bà hôm nay thì bà cứ ngủ với cháu Laura, ôi sao mà may mắn cho tôi thế !
Hơn 9 giờ tối, thì bạn tôi và cháu bạn ấy mới đến đón tôi được, đoạn đường không phải gần từ Saint Ouen đến Bussy Saint Goerges. Laura đã ôm giã từ và không quên nhắc nhở tôi liên lạc với cô ấy qua email, xem như tôi có thêm một người bạn nhỏ trong ngày đầu đặt chân đến Paris …
 Cảm giác được đón đi từ phi trường Charles de Gaule thật tuyệt vời vì không phải bơ vơ lạc lỏng, và cảm giác khi ngồi xe về Saint Ouen lúc đó càng tuyệt vời hơn như  đang nghe bài “Trở về mái nhà xưa”(Come back to Sorrento) mặc dù tôi chưa từng đến đó bao giờ. Cảm giác! cảm giác kết nối được với người thân quen ở nơi hoàn toàn xa lạ …!(không phải là quê hương).
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 22.04.2016 21:59:09 bởi Ct.Ly >
#1
    Huyền Băng 29.04.2016 14:55:43 (permalink)
    Paris by night


    Hạ cánh an toàn ở Saint Ouen, tôi lại thêm một phát hiện, nếu chiều đó tôi đi taxi về nhà Bitou cháu bạn, cho là đến đúng chỗ, chưa chắc tôi có thể vào nhà được. Vì appartement ở đây muốn vào phải có code, và muốn gọi bạn tôi phải có phone …
    Đêm hôm ấy tôi có một giấc an lành …

    Buổi sáng đầu tiên ở Paris, qua khung cửa kính thật yên lành đường phố vắng lặng, sạch sẻ. Nhiệt độ khoảng 17 độ. Chúng tôi có cái hẹn dùng cơm ở nhà một người chị cách đó hơn cây số, chúng tôi đi bộ đến đó trong cái không khí mát mẻ của mùa hè Paris, tính theo ở Việt Nam thì với khoảng cách đó chắc không đi bộ, mà trèo lên xe gắn máy nhưng ở đấy không dùng xe gắn máy và đi bộ là phương tiện duy nhất để đến những nơi cách nhà một hai cây số. Vẫn có những đoạn có xe buýt, nhưng thời gian chờ xe và chen chúc trên đó người ta chọn đi bộ. Trên đường đi, chúng tôi ngang qua những tiệm bánh mì, nơi mà buổi sáng người ta thường đến mua những ổ bánh nóng hổi mới ra lò đem về ăn sáng. Mùi thơm của bánh ở đây rất đặc trưng, thơm bơ nhưng không ngấy mùi dầu … Căn hộ chúng tôi đến cũng nho nhỏ thôi, vì đất ở khu trung tâm rất mắc. Và việc muốn vào nhà vẫn là phải biết code mới vào được. Chúng tôi có một bữa ăn vui vẻ bún thịt nướng, và tráng miệng bằng đào, lê. Cả nhà quay quần cùng nhau thật ấm cúng.
     
    Chuyến tham quan đầu tiên của tôi là đến nhà thờ Notre dame Paris hay còn gọi là Notre dame Cathedrale, chúng tôi đi Metro 13 từ Saint Ouen, và lên ở Saint Germain, dọc theo đường Saint Jacques đi về hướng bờ sông, chúng tôi vào một quán mì hoành thánh tàu có tiếng ở đó, căn tiệm nhỏ thôi, nhưng rất đông khách, ăn cũng ngon, nhưng hơi đau bụng vì tô mì tương đương 400ngàn tiền VN.

    Sau đó chúng tôi đi một vòng phố,


     
    từ nhà thờ Saint Séverin, ngôi nhà thờ mang chất cổ kính tọa lạc giữa hai đường Saint Jacques và Saint Séverin, chúng tôi bọc lại bến sông Sein và đến với Notre Dame Cathédrale . Nét đẹp của  Notre Dame Cathédrale thật đáng kinh ngạc, nhiều mái tháp mọc lên trên bầu trời, chen vào đó là những cụm mây trắng, đây quả là một công trình kiến trúc vĩ đại.

     
     
    Sông Sein lững lờ trôi với những cây cầu vắt ngang, đàng xa cũng là những kiến trúc vòm cổ xưa chứng nhân cho thành phố nhiều năm tuổi này.
     
    Trên sông lác đác những du thuyền chỡ khách du lịch tham quan, tôi chợt nghĩ, Sài gòn mình cũng có con kênh Nhiêu Lộc bắt qua nhiều nơi trong thành phố, nếu chúng ta nạo vét sạch sẽ , tổ chức cách sống cho người dân ở hai bên kênh văn minh lịch sự hơn, chúng ta vẫn có thể phát triển ngành du lịch tham quan thành phố bằng phương tiện đường thủy không khác Paris hoặc Áo … Do vậy, thay vì bỏ tiền vào việc xây tượng đài hay làm những cái khổng lồ gì đó để đạt guiness thì giành tiền kiến thiết sứ sở, cho sạch đẹp, mở rộng loại hình du lịch tham quan để có cơ may thu nhập trong những thế kỷ sau …
     
    Một chiếc cầu bắt ngang sông Sein mệnh danh là cây cầu tình yêu, những đôi nam nữ yêu nhau, dẫn nhau đến đây thề hẹn, họ dùng một cái ống khóa, khóa vào thành cầu, sau đó vất chìa xuống sông xem như lời thề nguyền vĩnh cửu. Số ổ khóa bít hết thành cầu, cái này đeo bám cái kia chứng tỏ không biết bao nhiêu nam thanh nử tú đã đến đây và nhiều cho đến nổi chính quyền phải ra lệnh ngăn không cho khóa ống khóa vào cũng như đang thực hiện tháo gở vì sợ sập cầu. Không biết chuyện thề nguyền này bắt đầu từ đâu, nhưng ít ra nó cũng là động cơ kéo khách tham quan đến Paris, và dĩ nhiên khung cảnh phải đẹp, thơ mộng thì mới lưu luyến khách một lần ghé qua _ trở lại. Một nghệ sỹ đường phố ngồi ở gốc đầu cầu hát những bài ca tình yêu du dương của Pháp rất ấn tượng.
     
    Dạo một vòng quanh khuôn viên nhà thờ Notre dame chiêm ngắm vẽ đẹp kiêu sa của nhà thờ từ bên ngoài đến cánh trái của nhà thờ, chúng tôi thấy một đoàn người xếp hàng để lên xem tận mắt tháp chuông nhà thờ, nơi mà nhiều người trên thế giới biết đến qua quyển tiểu thuyết Nhà Thờ Đức Bà Paris của văn hào Victor Hugo, câu chuyện đã được dựng thành vở nhạc kịch Thằng Gù Nhà Thờ Đức Bà. Nhìn đoàn người xếp hàng, chúng tôi không có can đảm làm đuôi. Sau một hồi đi dạo cũng hơi nóng nực, chúng tôi ghé vào quán kem cạnh đó để ăn và ngồi hóng mát. Người bán hàng hỏi chúng tôi, ăn tại chỗ hay mang đi, chúng tôi hỏi kỷ lại thì được biết nếu ăn tại chỗ thì 10euro, nếu mang đi thì 3,5euro. Dĩ nhiên chúng tôi chọn mang đi vì chẳng phải đại gia hay công tử, công nương gì, trước nhà thờ vẫn có nhiều bực đá, thành rào kiểng,mọi người tha hồ lựa chọn cho mình một chỗ an tọa để vừa ăn kem vừa ngắm cảnh, vừa hóng mát vừa hóng nắng… Những người bạn đi chung với tôi không phải là người công giáo, nên tôi ngại làm phiền họ, và không sắp hàng vào bên trong khuôn viên nhà thờ. Tôi dự trù một hôm nào đó rãnh rổi quay trở lại một mình cầu nguyện và chiêm ngắm kỷ càng hơn …

    Dọc theo bờ sông Sein, có một đoạn người ta được phép dựng những thùng sắt làm nơi bán hàng, hàng gồm sách báo cũ, tranh, tem, hay những những vật lưu niệm, nơi bạn có thể tìm mua những bộ sách hình Lucky luke của 5 thập niên về trước. Thỉnh thoảng có những họa sỹ dựng giá vẽ, vẽ tranh cũng như trưng bày một số tác phẩm của họ để bán. Đó cũng là một nét văn hóa của Paris. Thành phố mang nét cổ kính duy trì một số loại hình buôn bán trao đổi đượm chất nghệ thuật. Bờ sông này dẫn đến nhà tù Temple, nơi hoàng hậu Pháp bà Marie Antoinette (Nữ đại công tước Áo), vợ của vua Louis XVI bị bắt, giam giữ và xử tử khi cuộc cách mạng Pháp nổi lên năm 1872. Nhìn tòa tháp đen ngòm vươn lên trong bầu trời, người ta liên tưởng đến khung cảnh ảm đạm của những ngày chính biến và sự kết chung bi thảm của một người đẹp được xem là đệ nhất phu nhân thời ấy với cuộc sống xa hoa sang trọng.

    Cho hay khi lịch sử sang trang thì mới biết được cái vinh quang của ai đó là thật hay chỉ là bóng mây, thậm chí là hố thẩm vực sâu vô cùng ghê rợn, đen tối.
    Những cây cầu bắt ngang sông Sein được thiết kế trên cao cho thuyền bè qua lại dễ dàng, và bờ sông thì nằm phía bên dưới, ở đấy, có đoạn người ta trải cát, che dù để những người dân Paris có thu nhập thấp có thể ra đó nghỉ ngơi tắm nắng vào những ngày hè vì đối với họ, ánh nắng của những ngày hè rất  quý giá họ phải tận hưởng những tia nắng ấm ấy  bù lại những ngày âm u rét mướt. Riêng những người có thời gian, tiền bạc, thì đi đến những khu du lịch nghỉ dưỡng. Ngược lại với chúng ta một xứ sở mà mặt trời lúc nào cũng soi rọi, bỏng rát phải núp mình vào những chiếc áo khoác hay những cái nón rộng vành.
    Trên đường phố thỉnh thoảng vẫn có những nhóm nghệ sỹ trình diễn trên một góc nào đó và người qua đường cũng dừng lại xem họ trình diễn. Sau một buổi dạo chơi rời rụng đôi chân, chúng tôi lại xuống Metro quay trở lại Saint Ouen. Cái nhìn đầu tiên của tôi về Paris thật đẹp, thật êm đềm.

    Sau buổi cơm tối, Bitou (cháu bạn) hứa dẫn tôi đi xem Paris by night, nói chính xác là đi xem tháp Eiffeil thắp đèn, nghe nói rất đẹp, đèn đặc biệt chỉ được thắp khoảng 5 phút của đầu 11giờ và 12 giờ. Auto chỡ chúng tôi đi qua những con đường rất hẹp, hẹp đến độ mà tôi không nghĩ là có, nói chung là những con đường này đã được xây dựng từ rất lâu nhưng vẫn được duy trì có lẽ người ta không muốn phá bỏ cảnh quang, vì hẹp nhưng đẹp, xe chạy gần đến nơi thì lại bị kẹt xe, thế là chúng tôi đã đến trể, và đèn đã tắt. Quay về thôi, trước khi quay về chúng tôi được Bitou đưa đến góc Porte Maillot để chụp ảnh, nơi có dựng những bức tượng và suối phun,  nơi này thật đẹp dưới ánh đèn kỳ ảo ký ức liên tưởng đưa tôi về những câu chuyện thần thoại Châu âu mà tôi được xem lúc nhỏ…Vừa chụp được một tấm, Bitou báo, sorry, thẻ nhớ Tou đầy rồi! Tôi lấy thẻ nhớ từ máy tôi ra đưa cho Bitou, Bitou chụp được vài tấm lại báo, sorry máy hết pin, thật hài hước coi như xong phim cho Paris by night đầu tiên. Đấy là một kỷ niệm vui khó quên…

    Hai người bạn từ ảo thành thật của  tôi ở Việt Nam thư quán, đang sốt sắng liên lạc với tôi để có cái hẹn gặp gở . Thế là tôi có một ngày rong chơi ở Paris cùng với em “gấu”. Đấy là ngày thứ ba! Gấu em lái xe đến đón chúng tôi để chỡ đi chơi, thế nhưng cái GPRS của Gấu tuổi gia sức yếu, chỉ đường lung tung, nên chúng tôi  phải đợi một hồi lâu thì mới gặp. Tôi mang theo một món quà nhỏ để tặng cho vợ gấu em. Chúng tôi vào trung tâm Paris, ngay đại lộ danh tiếng Champs Élyséer, ở đó Gấu em gởi xe dưới một căn hầm. Trời nắng nhưng mát, người ta dập dìu trên đại lộ, chúng tôi đứng trước cửa hàng Louis Vuitton, cạnh đó là một cửa hàng xe thể thao sang trọng, Gấu bảo, chị em mình lại chọn một chiếc để đi xem nào … và hằng chuỗi câu chuyện hài hước mà chúng tôi cứ cười mãi không thôi. Gấu em thật chu đáo, mang một balô trong đó có thức ăn, và nước uống, chúng tôi tìm một chỗ ngồi như mọi người hóng nắng trên đại lộ, hai người kia thì thật thích thú với những giọt nắng mùa hè soi rọi, riêng tôi thì không quen lắm khi ngồi giữa trời nắng nhưng không khí vui nhộn làm tôi không còn quan tâm đến cảm giác không quen nữa. Sau khi ăn uống xong, chúng tôi tản bộ đến Khải hoàn môn (Arc De Triomphe), một công trình kiến trúc biểu tượng lịch sử nổi tiếng của nước Pháp, nằm giữa quảng trường Étoile được Napoléon cho xây dựng vào năm 1806 nhưng phải mất 20 năm mới hoàn thành (1836). Nhìn trong ảnh, chúng ta có cảm tưởng như là một cái cổng nhưng thực tế, rất rộng lớn, rộng 45m cao 50 mét tọa lạc trên một vị trí có đường kính 240m. Vì Khải Hoàn Môn nằm trên một giao lộ gồm 12 ngã rẽ, nên chúng ta phải xuống hầm để băng qua đường và ở đấy chúng ta có thể mua vé để tham quan bên trong gồm nhiều tầng. Bên trên vách Khải Hoàn Môn, tên các vị tướng lãnh đã hy sinh cho đất nước Pháp vào thời ấy được ghi khắc , phía trước Khải Hoàn Môn hướng đại lộ Champ Élysées có một lò lửa luôn cháy được xem như là mộ một chiến sỹ vô danh đã hy sinh bảo vệ đất nước. Bốn góc vách nhìn ra hướng đại lộ  có bốn bức điêu khắc lớn với tên Xuất quân (1792 ) , Khải Hoàn (1810), Kháng chiến (1814),và Hòa Bình (1815),vô cùng tinh xảo, phía  bên trong có những bức phù điêu miêu tả lại những trận đánh hào hùng  thời Cách mạng…

    Nếu muốn đi bằng thang bộ tham quan thì chúng ta có thể đi, nhưng nếu tuổi già hoặc không khỏe, thì có thể chọn thang máy lên đến tầng áp chót, chúng ta đi thêm một bậc thì có thể lên nóc Khải Hoàn Môn và nhìn quanh để chiêm ngắm vẻ đẹp kỳ vỹ của nó. Đặc điểm của Paris là nhà chỉ độ 3 hoặc 4 tầng, không có nhà chọc trời. Nhìn xa về phía Tour Eiffel phía sau nó có một ngôi nhà cao nhưng không được hoan nghênh, và chính phủ không tán đồng việc xây nhà chọc trời làm mất cảnh quang đẹp của thành phố.
     
     

    Từ trên nóc của Khải Hoàn Môn, chúng ta có thể quan sát, xe cộ chạy thong thả, trật tự. Nhà cửa thì thẳng tấp gọn gàng theo một quy luật chung… và nhất là những hàng cây dọc theo đường làm cho thành phố mang dáng vẻ sang trọng, tươi mát.
    Việt Nam ta thừa hưởng những công trình xây dựng đường phố thời Pháp thuộc, với những con đường trang trọng như Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Huệ, Hàm Nghi , Duy Tân, Cường Để v.v.. Nhưng những nét đẹp trang trọng của đường phố này giờ hình như đang mất dần …

    Tham quan Tour Eiffel  từ xa xong, chúng tôi xuống đất để đến gần nó hơn. Và chúng tôi sử dụng tàu điện ngầm đối diện với Khải Hoàn Môn để đến Tour Eiffel  và lên ở  Port de la Bourdonnais. Tòa tháp Eiffel uy nghi vươn mình lên không trung , chung quanh nó được trang trí những hình tượng nghệ thuật, cũng như những đài phun nước, hấp dẫn du khách đến đây nườm nượp. Những con chim bồ câu không hề sợ hải vì quen chung sống với con người, chúng tha thẩn bay lên đậu xuống thể hiện một không khí hòa bình giữa người và vật.
     
    Đi vòng hết khuôn viên của  tháp Eiffel là chúng tôi  rã rời chân rồi. Và phải về xuống tàu điện quay về Champ Élysees. Vào một quán cà phê dọc đại lộ nhâm nhi một chút, sau đó chúng tôi ra hầm đậu xe để lấy xe, mặc dù đã định hướng trước khi gởi xe, nhưng ba người lẩn thẩn chúng tôi vẫn lơ ngơ tìm chỗ, một căn hầm gần Louis Vuiton với tiền gởi xe 38euro. Gấu em là một người có khiếu hài hước, chúng tôi cười suốt trên đoạn đường tham quan cái kết trước khi xuống xe là việc bạn tôi hỏi thăm gia đình Gấu, Gấu khai là có mấy anh trai, mấy chị em gái, thay vì bạn tôi hỏi anh là con trưởng hay con thứ, giữa hay út bạn tôi lại hỏi : anh ở khoảng nào giữa những người này, gấu kêu trời, đi với tôi từ sáng đến giờ chị không biết tôi ở hệ nào sao ? Chúng tôi cười bò, thế là tôi quên cả việc gởi quà cho vợ Gấu. Đúng là một ngày rất vui.

    Sau giờ cơm tối, Bitou lại dẫn chúng tôi đi xem Paris by night, lần này đã canh trước, chúng tôi đến kịp giờ đèn chớp tắt. tìm chỗ đậu xe cũng không phải dễ, thiên hạ đầy đặc ở khu công viên này dù đã 11 giờ đêm. Chúng tôi phải chờ một chiếc xe rời chỗ rồi mới vào đậu được. Xe đậu, mọi người bước ra ngoài để xem đèn từ tháp chớp chuyển, eo ơi, mưa lắc rắc, tôi mặc dù khăn áo lùm xùm nhưng vẫn lạnh buốt, gồng mình để nhìn những ánh đèn di chuyển trên tháp trong thời gian 5 phút, cũng may là chỉ có 5 phút, tôi phải tận hưởng đồng thời cái đẹp và cái lạnh để không phụ lòng người cháu đưa đi. Cuối cùng tôi cũng biết thế nào là Paris by night …
     
     
    Trên đường trở về chúng tôi ghé quá bảo tàng Louvre, nhà hát thành phố, và đứng giữa đại lộ Champ Élisées để “chộp” ảnh, rất là thú vị ..
     
    <bài viết được chỉnh sửa lúc 29.04.2016 17:30:09 bởi Ct.Ly >
    Attached Image(s)
    #2
      Huyền Băng 08.05.2016 17:59:46 (permalink)
      Sallanches
      Chamonix Mont Blanc
      Ngày thứ 4 của chuyến du hành, chúng tôi chuẩn bị đi đến biệt thự mùa hè của chị_bạn, tại Sallanches một tỉnh miền Đông nước Pháp giáp dãy núi Mont Blanc và gần biên giới Thụy sỹ. Để tiết kiệm chi phí đi lại, bạn tôi mua cho chúng tôi mỗi người một vé người lớn tuổi với giá 60eur, và với vé đó chúng tôi sẽ được bớt phần trăm trên mỗi vé tàu mà chúng tôi mua. Chuyến tàu đường sắt khởi hành tại Gare de Lyon lúc 11giờ trưa. Chúng tôi rời nhà ở Saint Ouent sớm vào lúc 8g30, do phải đi bộ một đoạn gần một cây số đển Metro, với chiếc va li nặng trỉu, ( chỗ đến tương đối lạnh), chúng tôi chọn con đường mà chị lớn ở đây gọi đùa là ác ôn, nó đi qua một khu chung cư mà thành phần bất hảo hay tụ tập, buôn bán đồ  cấm và cũng thường bị cảnh sát truy quét, bạn tôi đi như bay như biến, ở đấy ai cũng đi rất nhanh, tôi phải khó khăn lắm mới bắt kịp nhịp độ di chuyển của họ, với tâm trạng hơi căng thẳng chút xíu… ở con đường này nhưng với nó chúng tôi cũng đỡ được 7, 8 trăm mét tiết kiệm được thời gian. Chúng tôi ghé một cửa hiệu mua ít đồ dùng,  sau đó chúng tôi xuống hầm đi Metro, giá vé mỗi lần xuống hầm là 2eur, nếu mua 10 vé thì có giá bớt_ 18eur, chúng ta có thể lên xuống đổi tàu trong phạm vi hầm mà không phải mua thêm vé. Cứ mỗi hai phút là một chuyến tàu chạy tới, và cứ đến mỗi trạm thì đèn hiệu cháy lên đồng thời máy tự động cũng phát thông báo trạm,

      Theo dự tính thời gian trên metro khoảng 20 phút, cộng với thời gian chúng tôi di chuyển đổi trạm là 10 phút là 30 phút, chúng tôi đã dùng một tiếng trong việc đi bộ và mua đồ dùng khoảng hơn tiếng,  chúng tôi còn khoảng 30 phút để đón tàu .

      Tôi hỏi bạn, mình xuống đâu ? Bạn đáp Saint Lazare . Mặc dù đã đi Metro mấy lần trong những ngày trước, nhưng do tốc độ nhanh của Metro, các địa danh trạm cứ ập vào não , tôi không thể tập trung để nhớ . Nào là Garibaldi, nào là Port de Saint Ouen,  Guy Moquet , La Fourche, Place de Clichy, Lìege…  những địa điểm cứ lộn xộn trong đầu tôi không thể nào phân biệt đâu trước đâu sau, cách tốt nhất là tôi hỏi bạn mình phải qua mấy trạm thì xuống. Được biết chúng tôi phải xuống ở Saint Lazare tức là trạm thứ 6, tôi ngồi đếm trạm để có gì biết chuẩn bị xuống. Xe ngừng ở trạm thứ năm, tôi nói với bạn : mình sắp xuống rồi, bạn nhìn tôi rồi suy tư gì đó … thời gian rất nhanh, khi tàu dừng ở Saint Claza tôi không thấy bạn xuống, tôi nghĩ hay do não mình hỏng nên mình nhớ sai ! Tàu tiếp tục đi, được một đổi bạn tôi bổng giật mình! Thôi chết rồi! tụi mình đi quá trạm rồi, thì ra lúc tôi nhắc là lúc bạn mắc mơ màng suy nghĩ gì đó và sau khi “qua cơn mơ” mới biết ! Do phải đổi tàu ngay Saint Claza, nên lố trạm chúng tôi phải xuống và đi trong đường hầm chọn tuyến ngược lại về Saint Claza, đi bình thường là chuyện nhỏ, nhưng chúng tôi phải đua với thời gian để kịp chuyến tàu đã đặt.  Ốm hơn tôi 10 kí lô nhưng bạn tôi xách hết hành lý, tôi chỉ ôm túi xách cá nhân cùng một ít máy móc tôi dùng để quay phim, chụp hình. Ấy vậy mà tôi hào hểnh lệch bệch, theo không kịp. (Đơn giản, ngày nào bạn tôi cũng tập Gym cả tiếng đồng hồ) Sau khi quay về Saint Claza chúng tôi lại phải tìm đường đổi chiều để chọn chuyến đi ngược lại,  đón chuyến 14 để đi Gare de Lyon. ở dưới hầm tất cả như mê cung, nếu không quen quan sát những bảng hướng dẫn đi vòng vòng trong đó suốt ngày là chuyện có thể.
       
      Cuối cùng chúng tôi cũng lên được Gare de Lyon, một ga với nhiều đầu tàu một lúc, chúng tôi phải nhìn biển báo xem tàu của mình về chưa và nằm line nào, khúc nào, vịt chạy sao chúng tôi chạy vậy. Tìm được line, nhưng trên một line có mấy đoàn tàu, đoạn nào cũng xa tin tít, chạy xuống không phải, chạy lên, cuối cùng cũng lên được tàu, thật là may mắn, khi chúng tôi vừa an vị thì tàu cũng bắt đầu khởi hành. .. hú hồn.
       
      Đoạn đường chúng tôi đi kéo dài hơn 500km, thời gian khoảng 5g30’, chúng tôi mua vé hạng hai thôi, nhưng chỗ ngồi cũng thoải mái, có chỗ để hành lý ở đầu toa, ghế ngồi có bàn phía trước có thể để thức ăn, nước uống hoặc máy móc làm việc nếu cần. Xe chuyển bánh trong êm ả …
       
      Chúng tôi là những người bạn thân, xa nhau đã lâu, thỉnh thoảng vẫn gặp nhưng thời gian gặp gở thì quá ít ỏi, chúng tôi không thể trao đổi hết những hiểu biết về cuộc sống hằng ngày quanh mình. Thời gian ngồi trên tàu là cơ hội để chúng tôi ôn lại những kỷ niệm xưa, thời đi làm chung cơ quan, ngủ chung nhà tập thể. Bao kỷ niệm xưa ùa về chúng tôi nhớ lại từng người bạn, từng biến có  xảy ra trong lúc đó, và những ai còn ai mất khi dòng đời trôi qua … Cái thời mà một phòng 4  người chỉ có một ổ cắm điện, phải xếp hàng người trước kẻ sau để hâm hoặc nấu thức ăn. Và một tầng lầu mười mấy người nhưng chỉ có một toillet. Chúng tôi chờ mọi người nấu xong, chúng tôi mới nấu phần ăn hai đứa nên tối nào cũng ăn xong là đến giờ ngủ. Những tối nóng nực, phải khiêng giường ra sân thượng ngủ …
       
      Ba tiếng đồng hồ trôi qua rất nhanh, bạn tôi nói, bận từ Toulouse lên, Thanh đi một mình thấy đường dài quá lại thêm nóng nực. Bây giờ hai đứa đã trải qua hơn nữa chặng đường rồi mà không thấy lâu. Chúng tôi cầm giấy thông hành, vé tàu trên tay sẳn để chờ kiểm tra, nhưng suốt khoảng thời gian đó, chẳng ai xét vé chúng tôi. Tôi hỏi bạn, nhở có người đi lậu thì sao? Bạn tôi đáp, bên nay ý thức bổn phận, trách nhiệm rất cao, nên ít khi cho chuyện đi “chùa”, mà nếu “chùa” người ta xét được phạt rất nặng.
       
      Nếu tôi nhớ không lầm thì đến trạm Bellegarde tàu dừng lại, chúng tôi bận nói nhảm nên không chú ý đến thông báo trên tàu, khoảng độ mười 15 phút thì tàu khởi hành nhưng chạy lui ngược lại, lúc đó chúng tôi mới tá hỏa. Vậy là khi đến đây, tàu tách ra làm hai đoạn, một đoạn đi thẳng đi đâu đó, và đoạn của chúng tôi thì đi lui và rẽ qua hướng khác. Chúng tôi lại thêm một lần hồi hộp. không biết có nhầm lẫn gì trong việc xếp vé và mình ngồi có sai toa để đi về Sallanches không. Bốn con mắt lại dán lên bảng điện phía trước để xem mình đang ở đâu và sắp đến đâu. Bạn tôi chưa có kinh nghiệm đi đoạn đường này bằng tàu lửa, trước đây hai vợ chồng bạn chỉ đi về đây bằng xe hơi. Vì chiến dịch nghỉ hè bất tử của tôi mà bạn và chồng phải thay đổi kế hoạch, tách ra người đi Tây Ban Nha theo lịch hè với bạn bè ở đó. (đôi uyên ương bằng lòng xa nhau  một tháng vì tôi, chồng bạn nói, đây là cơ hội ngàn năm một thuở _ nghe có dễ thương không!)   
       
      Tàu chạy một đoạn, bảng điện chạy tên những trạm sắp tới trong đó có Sallanches, vậy là chúng tôi yên chí tán gẩu tiếp. Khoảng hơn 6 giờ thì chúng tôi đến ga, chị_bạn đã đến đón chúng tôi trong chiếc xe thể thao mui trần. Vì là khách, tôi được ưu tiên ngồi phía trước ngắm cảnh. Con đường từ ga về nhà thật tuyệt vời. Những dãy núi hùng vĩ từ phía xa,  gió thốc vào xe làm tóc chúng tôi tung bay theo gió quyện vào những điệu nhạc tình lãng mạn của Ý mà chị mở… Chị quả là một tay lái cừ, xe vượt qua vài làng mạc nhỏ rồi  từ từ đi vào vùng cao quanh co theo những sườn núi, tách đường lớn, rẽ vào một đường nhỏ yên tỉnh xa xa là một vài ngôi nhà gỗ kiến trúc theo kiểu cổ xưa … không khí mát lạnh. Xe dừng lại, qua cổng hàng rào sống bằng trắc bách diệp, tôi thấy một ngôi nhà gỗ ba tầng  đầy hoa chung quanh nằm lưng chừng đồi , lác đác quanh sườn đồi là một vài cây thông núi, và những đám Cẩm tú cầu (Hortencia) , Mãn đình hồng, Lavender … đầy màu sắc. Xe được cất phía trên garage chúng tôi xuống nhà với một lối đi đầy hoa hồng và hoa Petunia (Yên dạ thảo). Trời lất phất ít giọt mưa chúng tôi cũng thấm lạnh một chút, chúng tôi được sưởi ấm bằng một ly chanh Rhum. Đúng là ấm thật. Họ đang chuẩn bị bữa ăn tối với vài người khách của gia đình, tôi tối mặt tối mũi vì nhiều người lại là nước ngoài không phân biệt ai là ai , nên đã chào rồi đi một vòng gặp lại chào tiếp, rõ khổ !!!
      Đi qua lớp khách ở hàng hiên, tôi sửng sờ với vẻ đẹp hùng vĩ ngọn Mont Blanc phía trước. Dãy núi với những dòng sông băng chung quanh, rực rở dưới ánh trời chiều… Trông thì gần nhưng đến thì chắc cũng xa đấy .

       
      Sau khi thu dọn đồ đạc lên phòng, chúng tôi phụ một tay bày biện chén dĩa để chuẩn bị cho bữa ăn tối. Buổi ăn được bày ở hàng hiên ngó ra dãy núi, có thể vừa ăn vừa ngắm cảnh vừa hứng gió “lạnh” (đối với tôi). Khác với Việt Nam, chúng ta thường ăn cho xong bữa cơm rồi đi xuống mạnh ai nấy lo việc của mình. Thậm chí có cha mẹ khó, còn không cho nói chuyện trong bữa ăn, đó là thời cha mẹ của tôi. Ở đây, trước khi ăn chính họ có một khoảng thời gian gọi là nhâm nhi những thức ăn chơi cùng những cốc rượu nhẹ, phô mai, xúc xích, hạt dẻ .v.v..  sau đó mới vào bữa ăn chính. Họ vừa ăn vừa hỏi thăm nhau, tán chuyện. Rượu khai vị được rót, thức ăn được dọn lên từ món, kế đến là rượu mạnh hơn. Đặc biệt ở đây là món sườn cừu nướng ăn với trái Melon. Sau khi những món ăn đã được tuần tự dùng hết, họ lại bắt đầu dùng tráng miệng với bánh ngọt. Đối với tôi là quá tải, quá tải về mặt thức ăn và quá tải vì thời gian ngồi trong cái lạnh giữa trời đêm …
       
      Buổi ăn kéo dài từ 7 - 8 giờ tối đến gần 12 giờ. Tôi phải xin phép về phòng … Căn phòng ngủ xinh xắn bằng gổ thật ấm cúng, ngôi nhà được thiết kế theo kiểu những ngôi nhà thời trung cổ có cửa sổ nhìn xuống vườn hoa. Tôi lại liên tưởng đến căn phòng mà Juliette đã ở và mở cánh cửa sổ nhìn ra sau vườn có Roméo núp ở đó, thú vị thật. Những dây hồng leo bám vào vách tô điểm cho khung cửa sổ một nét đẹp rất thơ … Tôi đã ngủ trong một khu vườn đầy hoa, như nàng công chúa ngủ trong rừng có điều nàng công chúa luống tuổi. Thành thật mà nói, từ khi bước chân vào đất Pháp tôi rủ bỏ thân phận tì nử, và đúng là một công Chúa, chỉ ngồi chơi, đi chơi, ăn chơi … Bitou mua trái cây, bánh để sẳn mời tôi ăn, bạn mua những thức ăn lạ cho tôi thưởng thức, chị lớn làm thức ăn hằng ngày, tôi chẳng phải động tay vào cái gì! Thậm chí quần áo Bitou cũng nhận bỏ máy giặt cho.
       
      Đi tàu điện thì có người chìa vé cho cầm để đi qua rào cản. Ôi sướng làm sao, nhưng sướng thì có sướng nhưng ngộ nhở lạc đường thì hong biết cách mà về . (không biết mua vé thế nào, trả tiền ra sao, thối cũng không hiểu…!) Trong một cuốn phim Mỹ nói về anh chàng hoàng tử Phi Châu đi  chơi sang Mỹ, do mọi người giữ tiền, trả tiền cho khi cần thiết, anh ta một xu cũng không dính túi, nên lúc lạc đoàn tùy tùng thì thê thảm!
       
      Buổi sáng thức dậy trong không khi trong lành miền núi, trời có lạnh với tôi nhưng là một cái lạnh thú vị, nên thật là sảng khoái. Xuống nhà tìm một tách cà phê sáng, đi dạo quanh vườn, vừa ngắm hoa, vừa phụ mọi tỉa cành, tưới cây, đám hoa dại mọc lưa thưa trong sân điểm những nụ  vàng trên thảm có, cảm giác thanh bình tràn ngập trong tôi.

       
      Trong vườn có một hồ bơi, mọi người rủ bơi,  nhưng tôi không có đủ bản lãnh để bơi trong cái lạnh buổi sáng miền núi. Chào thua vậy!
       
      Chamounix
       
      Sau khi tưới hoa cỏ xong chúng tôi được chị đưa đi chơi
       
      Chiếc xe lướt gió ôm theo vòng cua của núi đồi hướng về Chamonix , vẫn là những bài nhạc hay của Ý trước mắt tôi bên đồi núi, bên thung lủng và dãy Alpes thì lúc ẩn lúc hiện sừng sững trước mặt, ngọn núi tuyết đẹp như tranh vẻ như đang mĩm cười với du khách. Đến Megève, chúng tôi tới Logde Park để ăn sáng, sau đó đi dạo quanh trung tâm để ngắm phố xá và những công trình mỹ thuật, những hàng quán nơi đó, mọi cái được làm tinh xảo.  Đây là chỗ cho dân đi trượt tuyết đến mua sắm khi đến mùa tuyết đổ nhiều, hiện tại chỉ một ít du khách ngang qua và ghé tham quan thôi. Khu phố mang vẽ cổ kính, hàng quán thì có bộ mặt sang trọng. Giày dép, túi xách hàng hiệu đều có và dĩ nhiên giá không rẽ. Đi bộ  dọc theo những con phố hoa cỏ thật xinh tươi, lung linh trong gió tạo thêm cảm giác tươi vui mát mẻ
       
       


       
      Chúng tôi rời trung tâm thành phố để đến khu cáp treo Mont d’Abois,  ở đấy cáp sẽ đưa du khách lên độ cao 1800m trực diện với Mont Blanc để ngắm. Dừng xe ở sườn núi, chúng tôi đi thang máy lên khu trung tâm cáp treo. Nơi có một quán cà phê, chúng tôi ngồi uống cà phê một chốc và ngắm nhìn tứ phía với một vùng đồi núi trải xanh bởi cỏ, vào mùa hè họ dùng để chơi golf. Khi có tuyết đổ, những bãi cỏ này sẽ là nơi những người trượt tuyết lướt trên chúng. Nếu không phải bận bịu với sinh kế, người ta có thể ngồi suốt ngày tận hưởng sự yên tịnh trong cái bao la của thiên nhiên, cái hùng vĩ của núi, cái kiên cường của những rặng thông, và cái mượt mà của cỏ .



       

       
      Đến giờ bán vé cáp, Chị mua vé cáp treo cho chúng tôi lên trên đỉnh. Đứng trên cáp treo, nhìn ra xung quanh tôi không thể nào tả nổi cái đẹp của núi đồi trùng trùng điệp điệp, tôi chỉ biết chìm đắm trong nó. Sau khoảng 20 phút, chúng tôi cũng đến đỉnh điểm

       
      Ngọn Mont Blanc sừng sững bên kia, ôi sao đẹp tuyệt vời đến thế, nếu ta tưởng tượng thiên đàng thì chắc cũng tưởng tượng như thế thôi.
       

      Với ngọn núi trắng xóa, mờ mờ ảo ảo những làn sương khói bay ngang. Mỗi góc cạnh nhìn hình ảnh Mont Blanc cho ta một nét đẹp riêng.

       

      Những khóm hoa tím dại, những bụi phi lao vắt lên bầu trời trong xanh tạo nên những bức tranh tuyệt mỹ.

       
      Sau khi ngắm cảnh chụp ảnh xong chúng tôi trở lại trạm cáp để trở xuống mà lòng bồi hồi luyến tiếc. Đến bao giờ tôi mới có dịp trở lại nơi này để ngắm nhìn tuyệt tác của tạo hóa.
      Trên đường về, chị lại nhận được điện thoại của chỗ bán thịt cừu, họ gọi giao thịt nhưng không vào nhà được vì đường cấm xe tải to.  Thế là chị dừng bỏ chúng tôi ở đầu đường, đi lấy thịt, chị bảo con chị và chúng tôi, ba kẻ khổ thân chịu khó ngồi chờ chút chị quay lại đón. Đúng là ba kẻ khổ thân bị bỏ giữa đường, trông cũng tội nghiệp lắm, lôi máy ảnh ra chụp, sau đó xem lại mới cười lăn cười bò ra là chúng tôi đang ngồi chụp ở ụ bỏ rác mà không biết … Đấy là nơi có những thùng rác to đùn giành cho những đoàn cấm trại gom rác bỏ vào. Giữa nơi hoang vắng như thế, nếu ở Việt Nam chẳng ai rổi hơi mang rác ra tập trung bỏ vào đó, và nếu có thì cũng vất tứ tung chứ không thu gom gọn ghẻ đến độ chúng tôi ngồi kế bên mà không nhận ra. Đấy là những điều mà đất nước ta cần học hỏi để có một môi trường sạch đẹp.
       
      Trở về biệt thự mùa hè lúc 8 giờ, nhưng trời lúc đó vẫn sáng như 5 giờ Việt Nam.
       
      Ngày thứ tư ở Sallanches
       
      Hôm sau chúng tôi lại được tháp tùng với gia đình ông anh qua biên giới Thụy sỹ . Trước tiên chúng tôi ghé ăn trưa tại một nhà hàng ven đường . Buổi ăn trưa giữa trời nắng lần đầu tiên tôi trải qua. Một nhà hàng tương đối sang trọng, cảnh trí đẹp mắt, thực khách không ai chọn bàn bên trong mà chỉ ngồi ngoài nắng.

       
      Càng nắng càng tốt. Tôi ngạc nhiên về phong cách hưởng thụ này, bạn tôi nói, ở đây ánh nắng mặt trời là một cái gì quý giá, nên họ không bỏ lỡ để sưởi người trong ánh nắng. Mọi người chọn một bàn không chút bóng râm, nhưng gió thì mát … Tôi tranh thủ chụp cái này, chụp cái kia nên cũng chẳng trụ mình dưới nắng bao nhiêu ngoại trừ mấy phút ngồi xuống ăn đĩa cá rán với mì. Và cũng dưới ánh nắng ấy tôi thưởng thức một ly kem cao hơn tôi lúc ngồi … phía sau nhà hàng là một nhà trẻ, với sân chơi cũng thông thoáng, quanh là đồi núi.
       
      Dùng cơm xong, chúng tôi trực chỉ đến một ngôi làng xưa tên Saillon .


       


       

       
      Sau một hồi vòng quanh ngọn đồi nho trên Route d’Anzé, quanh vào thị trấn Saillon, khu đây là một làng trồng nho, làm rượu từ rất xưa. Chúng tôi vào trung tâm thị trấn thả bộ qua những con đường củ kỷ nhưng ngăn nấp sạch sẽ, đi qua những khu phố tuy cổ nhưng rất xinh đẹp, một kho chứa những công cụ làm rượu nho từ nhiều thế kỷ trước, và chúng tôi tìm đến một quán rượu nhỏ xinh xắn, Gérard Raymond, ngay góc đường, quán nằm thấp hơn mặt đường, bước vào chúng ta có cảm giác như đang tham gia một phim Châu Âu cổ xưa nào đó với cánh trang trí của quán, quán như một căn hầm, với những kệ âm tường trưng bày một ít rượu, có khoảng ba cái bàn thôi. Khách đến có thể mua rượu, đứng nhâm nhi, rồi đi. Họ tiếp đãi chúng tôi rất nồng hậu mặc dù chúng tôi chỉ tham quan và tìm hiểu về hương vị rượu của họ thôi. Thật là thanh lịch.
       
      Sau đó chúng tôi theo Route de Moulins đến hầm rượu nhà Amenders cách trung tâm khoảng 1km và đặt mua ít rượu ở đó.  Mọi người đi xem rượu, tôi thì mê mệt với khung cảnh thiên nhiên ở đây. Bên kia là dãy Alpes, với trời trong xanh và mây thật trắng, trước mặt lác đác những ngôi nhà đơn giản gọn đẹp mỗi nhà cách nhau một vườn nho. Căn nhà chúng tôi đến cũng nằm cạnh vườn nho, với phía trước hàng rào là những bông hồng xinh tươi cùng mấy cây bom, lê thấp chưa tới đầu người nhưng đầy trái .



       

       


      Từ đây nhìn ngược lại khu trung tâm Saillon, nó ở trên cao như một cây nấm cầu kỳ mọc lên trên bầu trời, và thảm xanh bên dưới.

       
      Không khí vô cùng mát mẻ, và thật sự yên tỉnh, nhìn một người nông dân Thụy sỹ chăm sóc những cành nho, tôi đến làm quen hỏi thăm, thì được biết ông ta không có ở đây, chỉ lái xe  đến thăm vườn và tỉa cành chăm sóc vườn của mình thôi. Đúng là yên bình …

      Thời gian tha thẩn trên vùng quê của Thụy Sỹ không bao nhiêu nhưng nó để lại cho tôi ấn tượng đẹp , một nỗi nhớ dịu dàng. Con đường quay trở về Pháp cũng uốn lượng quanh co như lúc đi, băng qua những cánh đồng bom, lê thấp lè tè trỉu quả. Những ngôi làng khang trang tụm nhau lại thành từng khóm giữa những cánh rừng thông ôm dọc theo sườn đồi và thung lủng. Chiếc xe vượt qua trạm gọi là biên giới bỏ lại sau lưng vùng đất tên Thụy sỹ.  Sở dĩ tôi dùng danh từ trạm gọi là biên giới vì thật sự khi chúng tôi ngang qua đấy chẳng ai dừng xe, cũng chẳng ai xét hỏi gì cả.
      Một lần nữa, tôi lại có dịp nhìn lại rặng Alpes lúc trước mặt lúc bên hong, và những dòng sông băng trắng xóa trên nó, tôi tự đặt cho ở đây là xứ sở thần tiên, vì khung cảnh quả là tuyệt vời.


       
      Chị đề nghị chúng tôi ở lại thêm ít ngày để đi Genève, nhưng chúng tôi đã có lịch hẹn đành phải quay về .
       
      <bài viết được chỉnh sửa lúc 20.05.2016 22:10:22 bởi Ct.Ly >
      #3
        Huyền Băng 19.05.2016 21:00:42 (permalink)
        Open tour của Paris
         
        Với cái hẹn cùng các anh chị em khác của bạn, chúng tôi quay về Paris để cùng nhau đi chơi quanh Paris bằng Opentour. Các anh chị dù ở đây đã lâu, nhưng  cũng chẳng có thời gian đi dạo hết phố phường. Sự hiện diện của tôi gợi ý cho chuyến dã ngoại này. Giá vé lúc này là 35eur một vé cho 4 tuyến vòng khắp phố phường. Tội nghiệp, cậu út Hoàng phải hy sinh một ngày trước đó kinh qua các nơi xem thế nào, rồi mới lấy vé cho 6 người chúng tôi. Tập hợp nhau ở điểm khởi đầu tour là nhà thờ kính thánh Madeleine, một ngôi nhà thờ có cấu trúc cột bao quanh rất nhiều (tôi thử đếm, khi đi vòng quanh, nhưng đếm nửa chừng rồi lại quên). Ở đấy, chúng tôi đứng ở trạm và chờ xe bus đến. Với 4 tuyến, mỗi tuyến được phân biệt bằng màu sắc riêng (xanh lá cây, xanh dương, cam, đỏ),  mỗi màu chạy trên một tuyến nhất định. Dọc trên tuyến, qua phố xá, thỉnh thoảng là một trạm dừng, và đặc biệt là nơi cho du khách tham quan. Xe có hai từng, từng dưới thì mát, từng trên thì lộ thiên (đồng nghĩa với nắng), nhưng đa số đều thích ngồi nơi mui trần, dễ quan sát chung quanh, chụp hình, quay phim... Lên xe, mỗi người được phát một tai nghe, cắm vào bên hong thành xe. Du khách chọn ngôn ngữ mà mình biết trong 4 – 5 ngôn ngữ thông dụng như tiếng Anh, Pháp, Ý, Tây Ban Nha … để nghe hướng dẫn về tên địa điểm, hoặc lịch sử của những nơi đi qua. Ở mỗi trạm, xe dừng lại, du khách có thể xuống tham quan chung quanh, xe cứ tiếp tục đi, khi tham quan xong, du khách có thể trở lại trạm chờ một xe bus khác cùng màu để đi tiếp. Đi hết tuyến thứ nhất (màu xanh lá cây), xe trở lại nhà thờ Madeleine, chúng tôi xuống xe và chờ tuyến thứ hai đến (màu xanh dương). Xe chạy ngang qua những khu phố, những tiệm bánh mì truyền thống của Pháp, những con kinh, viện bảo tàng. Muốn xem kỷ thì cứ xuống … Chúng tôi đến vườn Tuileries,
        Vườn Tuileries là vườn hoa công cộng lớn nhất ở Paris, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước. Vườn thuộc cung điện hoàng gia, nhưng sau đó cung điện bị cháy giờ  chỉ còn lại vườn Tuileries. Ngay từ thế kỷ XVI, tức là thời vua Louis XVI, vườn Tuileries với tổng diện tích 280.000 mét vuông đã được mở ra để công chúng có thể đến đây chiêm ngưỡng, giải trí.
        Vườn Tuileries là một công trình đặc sắc của nhà thiết kế vườn cảnh có tên là Andre Le Nôtre.. Cả khu vườn Tuileries được chia thành khoảng 20 khu vườn nhỏ. Độc đáo nhất là khu vườn Pavilion – đây là kiểu vườn cảnh điển hình của nước Pháp rất được yêu thích vào thế kỷ XVII. Nó vừa mang vẻ đẹp cổ điển vừa gợi lên sự uy nghiêm, tràn đầy sức sống như các dãy tường thành bảo vệ lâu đài.
         Quanh vườn được trưng bày những pho tượng nghệ thuật bằng đá bóng loáng. Cư dân ở đây thường đến tắm nắng vào mùa hè, còn du khách thì tham quan. Chúng tôi tìm những băng ghế  nơi có bóng râm chút để bày thức ăn mang theo. Việc vào những cửa hàng ăn uống là hạn chế vì rất tốn kém, nhất là khi đi đông người. Ngồi trên ghế ngắm toàn cảnh xung quanh nào hoa, nào cỏ, nào những dãy nhà sừng sửng với nét đặc thù của nó tôi lại say sưa quay, chụp. Khi đi dạo, nếu có nhu cầu thải bỏ, phải tìm nơi đàng hoàng và luôn có phí. Buổi ăn trưa trong vườn Tuileries xong, chúng tôi dạo chơi chụp ảnh và trở lại trạm để chọn tuyến xe bus mà mình vừa xuống để đi tiếp. xe ngang qua nhà thờ Đức Bà Paris, Khải Hoàn Môn, Tháp Eifeil, quảng trường Concorde, Bastille, nhà hát thành phố, nhà hát kịch, Viện bảo tàng Louvre, nơi trưng bày những tác phẩm của những danh họa  như Leonard de Vinci
        Khoảng 2 giờ chiều, xe chạy ngang đại lộ Champ Elises, xuống xe ở đây chúng tôi vào một quán cà phê dọc theo đường để nhâm nhi. Vẫn là phải xếp hàng để mua thức uống, chúng tôi chọn một bàn ở hàng hiên để ngắm ông đi qua bà lại, rất thú vị. Ở đây tôi được cậu út Hoàng tặng cho hai cái tách cà phê lưu niệm: France _ Paris mua trong quán, thú vị nhân đôi vì còn một chút gì để nhớ khi dùng nó nhâm nhi cà phê ở nhà !  
        Mọi người thì không sao, nhưng tôi thì thấm mệt, nên chúng tôi bắt một xe màu khác để đi trở về , tóm lại sức tôi không thể chiến đấu với 4 tuyến xe đi khắp Paris nên đành giả từ... Đón Metro 14, đi đến quận 13, nơi được gọi là phố Tàu, ở đây tập trung nhiều người Việt và có cả một khu buôn bán thức ăn, thực phẩm của người Việt, thứ gì cũng có. chúng tôi chọn đi thang máy lên tầng trên thuộc khu thương mại Olympiade, một khu tương đối thoáng đảng với nhiều cửa hàng bán thức ăn của người Việt (bánh xèo, phở, bún, cà phê sửa đá Sài gòn, băng đĩa, trong đó có gian hàng của Thúy Nga Paris) tham quan hết khu ăn uống ở đây, chúng tôi xuống thang ở phía cuối đổ ra một khu chợ nhóm bán rau quả Việt Nam, hành hẹ, rau cải … người bán có thể là người Việt, có thể là người Tàu. Đi ngược trở lại điểm đến Metro chúng tôi  ăn tối ở một quán ăn Thái, với một vài món đặc trưng của Thái và cũng có tàu hủ nước đường. Đối diện quán này là một quán bán vịt quay của người Tàu. Như vậy khu đây không phải chỉ là thức ăn cho người Việt mà là cho người Châu Á.  Dân ở đây cũng không thích ngồi trong mát, họ chọn bàn ngoài nắng để ăn và vì là đầu tháng 8 nên ánh nắng kéo dài đến 8 giờ tối, đường vẫn còn thấy sáng như 5 giờ chiều ở Việt Nam.
         
        Trên đường về nhà tôi lan man nghĩ, người đi du lịch ngoài việc ngắm cảnh quang lạ mắt, người ta còn muốn tìm hiểu về những đặc trưng hoặc lịch sử gắn liền với địa điểm mà họ đến, nền văn hóa cũng như những phong tục tập quán nơi đó  để kiến thức mà họ du lịch là một kiến thức có chiều sâu. Sự hiểu biết về đất nước nào đó một cách tương đối rõ ràng,  giúp người ta dễ kết nối tình cảm với chốn đó và có nhiều động cơ để quay lại thăm viếng những lần sau. Ngành du lịch của Việt Nam nếu tổ chức những tour đi khắp phố phường giống như vậy chắc chắn sẽ thu hút được nhiều khách du lịch ngoài nước hơn, và thậm chí còn có cả khách du lịch trong nước (vì không phải ai cũng biết Sài gòn với những khu di tích văn hóa …) Việc dẫn giải cho khách du lịch trong và ngoài nước về những đặc điểm của từng nơi, sẽ đem đến cho du khách một tầm nhìn giá trị hơn về nơi họ đã đi qua.
         
        Huyền Băng
         
        #4
          Huyền Băng 03.06.2016 02:23:12 (permalink)
          Le Mans
           
          Với lịch hẹn với người bạn thâm giao ở Le Mans, chúng tôi đã đến ga Montparnasse, một ga xe lửa nối Paris đến những vùng miền tây và tây nam nước Pháp. Ga xe lửa này được mở từ 1840, và được cải tạo lại vào năm 1990 để phục vụ tuyến tàu tốc hành TGV. Rời metro lên trạm, tôi tối mắt trước nhiều cổng tuyến vắt ngang, chúng tôi phải tìm trên bảng điện, cổng của chuyến tàu mà chúng tôi đặt vé. Lần này không sợ trể tàu chúng tôi đi thong thả và tìm được chỗ ngồi mình đặt. Tàu lăn bánh …




          Thời gian đi từ Paris đến Le Mans chỉ là một tiếng, nên chẳng mấy chốc chúng tôi đến nơi. Vợ chồng “hiệp sỹ” (tên người bạn), đúng là hiệp sỹ, họ đón chúng tôi ở nhà ga, anh chồng thật chu đáo, sau khi chào hỏi đã mang giùm chúng tôi hành lý ra xe và đưa về nhà. Vượt qua những con phố yên tỉnh chúng tôi đi vào một khu nhà dạng biệt lập, mỗi nhà nằm riêng ra với một ít đất trống bao quanh, căn nhà tương đối không lớn không nhỏ, rất xinh được trang trí bằng những lọ hoa treo bên trên và thảm cỏ xanh phía dưới, thi thoảng là một bụi cây hoặc chậu hoa, nói chung tôi được tận mắt ngắm hoa cỏ quanh nhà mà bạn từng giới thiệu cho tôi qua internet. Tầng dưới nhà là nhà xe, phía trước nhà có một cầu thang dẫn lên ban công sơn trắng trông rất sáng sủa, đẹp mắt.  Ở đây có lối vào một bên là phòng khách, một bên là phòng ăn, rất tươm tất mang phong cách Châu Âu. Bạn đã dọn sẳn cho chúng tôi hai phòng ở tầng trên nữa, hành lý của chúng tôi được đưa lên đấy. Vì được dặn dò không mang theo nhiều đồ, bạn đã chuẩn bị cho tôi một số quần áo ấm để mặc khi cần. Nhiệt độ lúc bấy giờ chắc khoảng hơn 20oC với bạn Thanh là nóng, nhưng đối với tôi là lạnh. Máy lạnh đặt ở phòng trong, do đó tôi xin được nằm bên ngoài để bạn Thanh có thể dùng máy lạnh mà không ảnh hưởng đến tôi. Hiệp sỹ chuẩn bị cho tôi một máy sưởi trong phòng tắm, vì tôi “sì ke”, mà đúng là “sì ke” thật, vừa tắm xong lạnh run . Cũng may nhờ máy sưởi được mở trước, quần áo được ấm, nên mặc vào mới không thành cầy sấy. Để tận dụng thời gian, chúng tôi được tranh thủ đưa vào trung tâm thành phố để tham quan. Tìm một chỗ đậu xe, vợ chồng hiệp sỹ đưa chúng tôi đến tham quan tòa nhà hành chính của nơi này, phía trái của tòa hành chính, có một bia đá trên đó có hình ảnh nước Việt Nam nơi mà một số người Pháp ở đây đã có một thời sinh sống. Tính theo thời gian thì đã tối, nhưng trời vẫn sáng trưng, người qua lại trên phố cũng ít , một chiếc tramway từ từ lượn qua, loại xe điện chạy trong trung tâm thành phố. Chúng tôi được dẫn ngang qua một khu phố nằm trên đường 24h. Nơi nổi tiếng với những cuộc đua mô tô thể thao hàng năm. Người nào chiến thắng sẽ được đúc bảng đồng in dấu tay, chân của mình cùng danh tính và lót lên mặt đường của quảng trường nhỏ này.



           
          Quang cảnh ở đây thật bình yên, những đứa trẻ chơi đùa quanh đài phun nước, những cửa hàng sáng bóng, và đặc biệt đâu đâu cũng có những khóm hoa nhiều màu sắc với những đóa hoa to gấp hai ba lần hoa cùng loại ở Việt Nam. Con đường nhỏ tương đối ngắn dẫn đến tòa nhà tư pháp của tỉnh. Nhìn về phía trái, một ngôi nhà thờ uy nghi đồ sộ, Cathedral de Saint Julian, đứng đối diện với quảng trường trong đó có đặt mấy chiếc ghế đá.
           


           
          Vẫn là phong cách Châu Âu, ngôi nhà thờ được xây thành từng cụm như cột bao quanh , chen với những khối lập phương tạo cái nhìn vững chắc, hiệp sĩ bảo: khi đêm đến, đèn sẽ chiếu lên ngôi nhà thờ này với những hình ảnh sống động, di chuyển và thay đổi từng chập, rất đẹp, nên chúng tôi sẽ đi một vòng rồi quay lại quán ăn phía trước ăn vừa ăn, vừa ngắm. Để bước vào khuôn viên nhà thờ chúng tôi phải qua nhiều bậc tam cấp, mái nhà bằng đá màu xám, với nhiều cột thu lôi chỉa lên trời làm tăng vẻ uy nghi của ngôi thánh đường. Và từ khu này chúng tôi băng qua một chiếc cầu bê tong để sang khu phố đối diện, xe chạy phía dưới và thoát ra ngoài đường chính qua một cổng hình vòm. Nói chung là nó có một nét rất riêng. Bước vào khu phố kế chúng tôi đi qua một dãy nhà cổ với kiến trúc nửa đá, nửa gổ . Trước mỗi nhà, họ thường đặt một tượng thánh …đến trước một ngôi nhà có khoảng vườn nhỏ phía trước với tên Maison dite 2 de Rèine de Bérengère, bạn bảo người ta đồn ở đây, bà công nương này thường xuất hiện vào đêm vắng với chiếc áo trắng đi tới đi lui. Không biết thật hư thế nào, nhưng ngay lúc đó tôi có cảm giác rờn rợn, lành lạnh khi đứng trước ngôi vườn đó. Hết con phố cổ này, chúng tôi thoát ra một con phố khác với diện mạo khác hơn. Nhà được được trang hoàng nổi lên với những đường diềm xéo, thẳng nối nhau, những ngôi nhà bảo tàng nghệ thuật nho nhỏ, những cụm hoa cẩm tú cầu nâu, đỏ, tím, xanh hoa nào hoa nấy bằng cái rổ lắc lư trong gió …Trung tâm thành phố cũng không lớn lắm đi một loáng là qua hết các ngỏ, chúng tôi quay lại nhà hàng trước nhà thờ dùng cơm tối, ngắm đèn. Một sự tình cờ nhưng cũng là để nhớ, hôm ấy là kỷ niệm ngày cưới của hai vợ chồng bạn. Tôi sẽ luôn nhớ về ngày này và cầu chúc hai bạn luôn vui vẻ hạnh phúc.
          Đèn đã được thắp, những hình ảnh ngộ nghỉnh hiện lên vách, cột, toàn bộ nhà thờ, có khi là những con rồng, con rắn quấn quanh, có khi là những thiên thần bay từ dưới lên cao, và có khi là hình ảnh một khu rừng với  nhiều hoa cỏ, theo như bạn Thanh, đó là những hình ảnh mang tính kể chuyện, nhưng do không rành về những mẫu chuyện đó nên tôi không thể kết nối và hiểu sâu xa. Dù đã 9 – 10 giờ đêm, nhưng những chiếc xe buýt điện vẫn từ từ lượn qua khu phố phục vụ dân chúng. Đường đâu đâu cũng sạch sẽ thoáng đãng. Đến giữa khuya chúng tôi mới quay trở về nhà. Vừa về đến nhà, hiệp sỹ chồng  đã chạy lên gác, một bên thì mở máy lạnh cho bạn Thanh, một bên thì mở quạt máy và mở cửa sổ trên trần cho tôi. Một sự tận tâm không phải ai cũng có. Chúng tôi có một giấc ngủ yên lành tại đây.
          Trong cái se lạnh của buổi sáng, tôi phải bước ra sân sau làm vài động tác thể dục, cây bom sau nhà quằn trái và cũng rụng nhiều dưới sân, hít cái không khí thoáng mát, ngắm hoa cỏ với nhiều màu sắc lạ mà tôi chưa từng thấy, một cảm giác thư thái nhẹ nhàng trải trong tôi.  Vào nhà chúng tôi đã được pha sẳn cà phê trong phòng ăn, thức ăn sáng cũng đã được chuẩn bị. Cuộc trò chuyện rôm rả bằng tiếng Việt kéo dài,  chồng bạn mặc dù không nghe được nhưng vẫn vui vẻ dự thính…  
          Theo thời gian hoạch định, chúng tôi sẽ đi thăm một ngôi nhà thờ tên Notre dame du Chêne và thăm một lò gốm cao cấp ở vùng lân cận.
           
          Hiệp sĩ chồng bạn đã chuẩn bị mọi thứ : thức ăn, nước uống, vì nơi chúng tôi đến cách xa nhà cũng hơn tiếng. Dừng giữa đường ở một công viên ngoại ô, nơi có một dòng sông chảy ngang, chúng tôi được ngắm hoa cỏ chung quanh, và những con chim thỉnh thoảng bay lượn, bên kia bờ là những cội liễu buông mình đong đưa trong gió, những ngọn gió mát se se…
          Đến dưới mấy cội liễu, nơi được đặt những cái bàn và ghế bằng gổ, chúng tôi chọn một chỗ, dọn dẹp sơ và bày thức ăn ra đó. Thức ăn đem theo gồm bánh mì thịt nguội, và những gói rau cải được làm sẳn mua từ siêu thị, nước thì có hai loại, nước có ga và không ga. Chúng tôi thong thả vừa ăn, vừa trò chuyện, vừa ngắm mấy con thiên nga đang bơi nhẹ nhàng trên sông. Ôi một khung cảnh thanh bình. Xa xa, nóc giáo đường vươn lên trên bầu trời chen giữa những lùm cây lớn nhỏ. Tiếng chuông giáo đường thỉnh thoảng ngân lên … Chúng tôi chuẩn bị đến đó!
           
           

           
          Notre dame du Chêne       
           


          Tương truyền, trong khu nhà  thờ này có một cây sồi, trên cây có một cái bọng, chim tụ tập vào đó rất đông. Một ông thầy dòng lấy làm lạ, trèo lên quan sát thì lại thấy một tượng ảnh Đức Mẹ trong đó. Thế là thỉnh ảnh tượng xuống thờ và mọi người đã đến xin ơn, được nhậm lời. khu nhà thờ được tu bổ khang trang hơn. Mỗi nhà thờ có một nét đẹp riêng. Người tham quan phải thán phục những người đã tạo dựng nên những công trình ấy. Nhà thờ luôn đặt nơi thông thoáng có thể nhìn ngắm từ nhiều phía… Bước vào nhà thờ tiếng đàn hơi vang lên làm tăng phần tôn nghiêm huyền bí. Không khí nghiêm trang tỉnh lặng đã đưa tâm hồn của người tham quan đến gần với đấng thiêng liêng hơn.



          Băng qua một đường nhỏ, bước vào một khu vườn râm mát, ta có cảm giác như đang vào vườn jessemeni ? Rồi đến một khu giả đồi như Golgotha, nơi Chúa bị đóng đinh với những hình ảnh Chúa chịu nạn sống động, đi sâu vào trong :  một mộ thánh được tái dựng, người hành hương phải khum người mới vào trong được và trong đó đặt một tượng xác Chúa Giêsu. Bức tượng thể hiện độc đáo được nét đau đớn của Chúa Giêsu khi bị khổ hình và tắt hơi,..
          Notre dame du Chêne thật yên ắng, và khi rời đi du khách không khỏi quyến luyến.

          Tiếp đến, chúng tôi đến một cơ sở làm gốm sứ cao cấp. Những mô hình vịt, cốc, thiên nga, những bộ ấm tách, những quả cầu gai, những bức tranh làm bằng gốm sứ trị giá từ 50eur đến 5000euro. Chỉ tiếc là khi chúng tôi đến, nhằm lúc không có thợ làm nên không được mục kích tận mắt những công đoạn của họ.

           


           
          Địa điểm tiếp theo là Tu viện thánh Piere. Một tu viện cổ kính nằm cách đấy không xa. Đường Marchand một lối đi trong tỉnh rất đẹp, nhà nào cũng có hoa cỏ phủ đầy sân phía trước. Đi về hướng bên trái phía pl. Domaine Gueranger là  cổng trước tu viện thánh Piere. Chúng tôi vào đấy tham quan. Bước vào cổng tu viện, phía trái là khu bán đồ lưu niệm, và cũng là nơi trưng bày mô hình của tu viện. Phải nói là một công trình kiến trúc quy mô … sau nhiều năm bị thời gian hủy hoại, hiện họ đang có kế hoạch trùng tu để duy trì di tích. Những tu sĩ mặc áo nâu với khăn trùm đầu, gương mặt hiền lành tiếp chúng tôi và giải thích đôi điều rất ân cần. Bước qua cánh cửa bán đồ lưu niệm, hình ảnh ngôi thánh đường trong mắt tôi, đẹp không thể tả. Những kiến trúc hình ống, xen lẫn những kiến trúc lập phương, với những bức tường cao, mái xám. Những cây leo bám tường nhuộm vàng phủ lờ ơ tạo nên phần thơ mộng cho khung cảnh. Cánh cổng nhà thờ được ghi chữ cấm chụp hình, quay phim làm tôi phải cất máy… Bước vào, tôi ngây ngất trước những kiến trúc bên trong, những bức tượng vô cùng tinh tế uy nghi trên bàn thờ, những điêu khắc chạm trổ trang hoàng như biết nói cho chúng ta biết về một thời vàng son của nó. Và một tu sĩ đang sấp mình dưới đất, cầu nguyện. Không gian thật im lặng. Nếu thời gian cho phép tôi cũng muốn đắm mình vào đấy để liên kết với thượng đế để tìm một chút yên bình cho bản thân.
           
          Nơi đây có trưng bày những bản thánh ca cổ hát theo điệu Gregoerien.
           
          Chồng bạn đánh xe quay trở về nhà. Xe vượt ngang một đoạn công viên với đầy hoa Cẩm tú Cầu với nhiều loại, tôi buộc miệng khen đẹp quá. Hiệp sỹ bạn hỏi tôi, chị có muốn chụp ảnh không, tôi bảo xe qua rồi, thôi khỏi. Nhưng hiệp sỹ chồng không ngần ngại quay xe lại dù đã qua hơn một cây số và dừng xe chờ tôi chụp ảnh. Cảm động quá vì lòng hiếu khách này của hai vợ chồng bạn. Tôi nghĩ, nếu ai đó về Việt Nam, tôi tiếp đón thì chắc cũng chỉ mời một hai bữa cơm, hoặc dẫn đi tham quan đây đó một tí chứ không thể nào nhiệt tình được như vậy. Cảm kích, cảm kích…
           
          Dùng cơm tối xong, chúng tôi đi dạo một vòng quanh khu dân cư ở đây, gọi là đi bộ. Trời đã tối, chung quanh thật vắng vẻ nhưng cũng thật yên bình. Tôi và hiệp sỹ bạn có một thời gian song đôi trong đêm vắng, điều mà trước đây chúng tôi chưa bao giờ nghĩ rằng có thể xảy ra.
          Âu cũng là cái duyên …
          Mont Saint Michel

          Ngày kế tiếp, chúng tôi lại được đưa đi một hành trình xa hơn, đó là đến Mont Saint Michel, Một nhà thờ được cất trên một bán đảo nhỏ, khi nước lên thì bán đảo biến thành đảo thật sự.


          Mont Saint Michel nằm trong tỉnh Manche thuộc vùng hành chính Basse Normandie, dân số rất ít nhưng khách du lịch tham quan hàng năm thì đông ( khoảng 3 triệu rưởi khách). Mont Saint Michel nổi tiếng với tu viện dòng Benedict, và có kiến trúc Pháp thời trung cổ.   Từ năm 1979, Mont Saint Michel được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.

          Từ Le mans chúng tôi vượt đoạn đường gần 200 cây số, với thời gian khoảng 2 tiếng rưởi. Trên đường cao tốc thỉnh thoảng có những đường rẻ vào điểm dừng cho khách đường xa,  ở đấy có cửa hàng bán thức ăn, nước uống, mua hay không mua vẫn có thể dừng chân bên ngoài, đi vệ sinh, và có những bàn ghế công cộng, mọi người có thể bày thức ăn đem theo ra đó để ăn. Chúng tôi chọn đến nơi mới dùng bữa. Nên chỉ ghé qua nghỉ ngơi một tí thôi. Bước vào địa phận của Mont Saint Michel tôi thấy một khoảng không rộng lớn trống trải, và ngôi nhà thờ hiện ra từ xa trông thật hùng vĩ. Thời gian chúng tôi đi là đầu tháng 8, mùa hè, du khách thật đông, tìm mãi vẫn không có chỗ đậu gần trạm, chúng tôi phải đi tít cuối bãi mới tìm được một chỗ. Lối vào bãi thật thênh thang, có lối ra, lối vào, nhưng hầu như xe chật kín. Để không phải vác thức ăn đi xa mệt mỏi. Chúng tôi mở cốp xe ăn đứng tại chỗ … và chỉ phải mang theo nước uống.
          Được biết trước đây xe được lại đến tận bãi, nơi có đường qua đảo. Nhưng do thủy triều lên nhanh, du khách đôi khi không nắm được tình hình có thể bị kẹt, nên người ta không cho chạy vào gần bãi nữa. Và phải đậu ở xa. Từ bãi đậu đi bộ khoảng 200 mét thì đến một trạm xe buýt phục vụ đưa khách vào đảo. Đoạn đường chắc cũng phải 3 km. Xa xa cũng có một vài nhà nghỉ, nhà hàng ăn uống để phục vụ khách hạng sang. Khách du lịch đa số là mang theo thức ăn nước uống mà dùng cho đỡ chi phí. Xe bus bỏ khách xuống ngay đầu cầu dẫn qua đảo, một cụm kiến trúc tuyệt vời trước mắt mọi người, ai cũng hăm hở đi vào để chiêm ngắm. Một cụm thánh đường với nhiều đỉnh tháp vươn lên trên trời xanh, bao quanh là biển. Những con hải âu bay lên đáp xuống tô điểm cho cái khung cảnh hoang sơ nơi đây thêm phần hấp dẩn. Bước qua cánh cổng, không gian như thu hẹp lại, những hàng quán dọc theo lối đi với kiến trúc cổ, nào là tiệm bán quà lưu niệm nào là bưu điện, nhưng ấn tượng là một cánh cổng thành với kiểu mở cửa thành rất xưa bằng ròng rọc. một dây lòi tói sắt đu trên hai thanh gổ to thò ra từ cổng thành kéo cánh cửa gổ to tướng.

           
          Khách tham quan có thể đi bằng đường chính lên dốc từ từ để lên nhà thờ Saint Michel phía trên, du khách cũng có thể đi những cầu thang dọc theo hong để đi luồng vào những quán xá dọc theo bờ thành dẫn lên trên. Người đầy đặc trên đường. Vào khoảng lưng chừng núi, chúng ta có thể thấy một ngôi nhà thờ nhỏ về phía trái, với những bức tượng rất cổ xưa trong đó có tượng Đức Mẹ bồng Chúa Giêsu củ kỉ và có tượng thiên thần Michel.



           
          Đường dẫn lên núi thỉnh thoảng có đầy hoa thơm cỏ lạ. Du khách từ khắp nơi trên thế giới đổ đến, có người đi cùng gia đình và cả những chú chó cũng được dắt lên theo. Có người đi cặp đôi với máy ảnh, máy quay trên vai, thật là nhộn nhịp. Phần giáp với biển là vách thành với hình trôn ốc, mọi người có thể nhìn quanh biển,  lúc ở giữa sườn núi nhìn xuống chúng tôi thấy một đám người đi ra vùng nước cạn bé xíu chứng tỏ vị trí chúng tôi đứng rất cao so với mặt đất. Người ta  cảnh báo những người đi dưới biển phải lưu ý thủy triều lên rất nhanh, có thể chạy không kịp.  Theo một đoạn vách thành nữa, chúng ta thấy một cổng vào có lẽ là tu viện và dẫn đến đỉnh núi. Ở đây muốn vào phải xếp hàng , mua vé, và ở trên cùng có lưu giữ một số tác phẩm nghệ thuật. ..
          Chúng tôi dừng lại ở đây vì tôi đã mỏi. Quay trở xuống, đi ngang một miệng giếng lớn trên được gài một nắp thưa để không gây nguy hiểm, và nhiều người đã thảy đồng xu xuống đó để cầu nguyện. Tôi được bạn cho một đồng xu để khấn. (Có chút linh nghiệm đấy các bạn)
           
          Để tận hưởng hương vị của vùng Normandi này , bạn Thanh đãi chúng tôi một chầu rượu và bánh crêpe… Bánh này dạng mềm như bánh căn của Việt Nam, được xếp lại như chiếc áo choàng của người bản xứ, và rưới ít mật ong lên trên. Vừa ăn vừa hóng gió mát từ bốn bề, vừa ngắm biển từ trên cao.




           


           
          Lúc đi xuống, chúng tôi nhìn thấy những nhà mái đá  chen nhau, một loại đá đặc biệt không bị bám rong rêu theo năm tháng... Hành trình mệt mỏi, nhưng vui, và hiệp sỹ chồng vẫn là hiệp sỹ mang nước cho hiệp sỹ vợ và chúng tôi uống.
          Lên xe bus, đi ngược lại bãi đậu xe, chồng bạn lại xếp hàng bấm vé gởi xe trả phí để lấy xe quay về. Đúng là một chuyến đi no con mắt.

          Lâu đài và vườn hoa Villandry,
          04.08.2015
          Sáng hôm sau, chúng tôi lại chuẩn bị cho chuyến đi tham quan Villandry, một lâu đài với vườn thượng uyển chung quanh, cách Le Mans 104 km về phía nam. Đoạn đường mất một tiếng rưởi. Cũng chuẩn bị thức ăn. Bạn ngừng xe cách lâu đài khoảng 1,5km. Nơi đây có một công viên, cũng với những bàn ghế công cộng, nhóm lại bày tiệc ra bàn và chén nhìn một số gia đình khác cũng tụ tập ăn uống, chơi đùa chung quanh. Sau khi no nê, mọi người ý thức thu gom rác cho vào thùng rác công cộng trả lại sự sạch sẻ cho công viên, mạnh ai nấy lên đường. Nhóm của chúng tôi để xe ở đấy và thả bộ đến lâu đài. Con đường đến cổng  lâu đài có hai hàng cây dọc theo đường, làm cho con đường râm mát và không kém phần thơ mộng.



           
          Giá vé vào cổng là 10euro mỗi người cho việc thăm viếng vừa lâu đài vừa vườn hoa. Bước vào cánh cổng tôi thấy một khoảng đất rộng trước mắt, phía bên phải cửa vào là một dịch vụ bán hoa trồng cùng dụng cụ trồng hoa, hoa nào hoa nấy to bằng cái chén…màu sắc tươi thắm…đường vào trước tiên dẫn đến tòa lâu đài, trước nó là một cây cầu lớn bắt ngang dưới cầu là ao cá to nhìn khung cảnh này tôi lại liên tưởng đến tòa lâu đài trong phim Angelique. Nơi Bá tước Jeoffrey de Peyrac đánh nhau với bọn hải tặc..! Ở đây có mấy nhóm hướng dẫn, nhóm hướng dẫn bằng tiếng Anh và nhóm hướng dẫn bằng tiếng Pháp. Bạn tôi là cư dân ở đây, họ chọn nhóm hướng dẫn bằng tiếng Pháp, tôi thì chỉ kịp theo họ chụp ảnh. Có quá nhiều thứ để chụp, những chiếc giường của các nàng công nương, những tấm thảm thời xa xưa, những bộ tách trà của quý tộc, những chiếc bàn ăn sang trọng, những nhà bếp với nồi niêu sáng loáng, và đặc biệt là những ảnh tượng quý giá nổi tiếng mà gia đình nhà này đã sưu tầm chưng bày. Tòa lâu đài gồm ba tầng, hình cánh cung nên rất nhiều phòng, phòng nào cũng có cửa sổ ngắm ra sân vườn. Ngắm mà phải nể nang cho lối sống của giai cấp thượng lưu ở đây thời đó. Người ta cho vào một lối, và ra một lối khác, nhưng tôi mãi mê quay chụp đi tới đi lui, không chú ý, và lại quay ra bằng cửa vào, nhưng chắc thông cảm, khi tôi hỏi họ đồng ý cho tôi đi ra. Cũng là một kinh nghiệm.
          Nắng bắt đầu lên cao, chúng tôi ra ngoài vườn hoa. Nói một cách chính xác là vườn vừa cây trái, vừa hoa. Người ta phân ra làm nhiều ô, mỗi ô trồng một hai thứ chuyên biệt, theo một trật tự riêng để khi nhìn tổng thể không thấy hổn độn. Ở mỗi gốc ô vườn,người ta làm một nhà vòm dạng đan lưới và trồng hoa leo, bên trong để những băng ghế để người dạo vườn có thể ngồi chơi núp nắng, núp sương. Xa xa có những vòi phun nước. Ô vườn đầu tiên tôi ngắm là trồng bom, lê. Những cây bom, cây lê rất thấp nhưng đầy đặc trái. Ô kế tiếp là rau cải, một số loại rau cải đặc trưng của Pháp. Và ô kế đến là hoa, ô nào đi giáp vòng cũng mỏi chân. Qua mấy ô cây trái, bước lên một lối đi dài trên đầu là những giàn nho, những quả nho còn bé rất xinh xắn. xuôi về phía sau của lâu đài, có một hồ nước rộng, với một bãi cỏ to quanh hồ. Chúng tôi dừng chân ở đó nghỉ mệt và ngắm mấy con thiên nga bơi lượn trong hồ. Cách đó một quãng, người ta trồng mấy ô hoa lavender tím rịm một góc trời, mùi thơm ngày ngất . Con đường dẫn đến phía sau là một ngôi nhà nghỉ nhỏ có lẽ dùng để ngắm sao ngắm cảnh hoặc chơi cờ chơi nhạc gì đó của các công tước, bá tước. cạnh đó là một cánh rừng, nơi các người trong lâu đài có thể tìm thấy sự tỉnh mịch không nằm trong tầm mắt của ai. Từ hành lang của cánh rừng có thể nhìn xuống toàn cảnh của khu lâu đài với những ô hoa, cải, cỏ nằm trật tự theo một hình ảnh qui hoạch tổng thể. Đứng đấy mà xem thì thấy được sự phồn vinh của họ vào mấy thế kỷ trước.


          Chúng tôi ra về lúc 6 giờ chiều,về đến nhà thì cũng gần 8 giờ tối. Như vậy là hết một ngày nữa ở Le Mans .

          Đi du thuyền trên sông Sarth

          Bến du thuyền nằm cạnh đường Theophile Plé cách Le mans khoảng 60km. Chúng tôi đi mất một tiếng  qua những con đường tỉnh nhỏ và dừng ở Theophile Plé, nơi đó có một ngôi thánh đường không lớn lắm nhưng cũng rất đẹp nằm cạnh bờ sông Sarth. Cũng nơi đây có một dịch vụ du lịch trên sông. Hiệp sỹ chồng bạn đặt vé tàu ở đây cho chúng tôi cùng đi du ngoạn một đoạn trên sông Sarth. Dòng sông tỉnh lặng, trong xanh. Chiếc tàu lướt qua với những khung cảnh thơ mộng hai bên, những tòa nhà như ngâm mình trong nước, dọc theo bờ sông, những vách nhà nửa bọc cây cỏ, nửa tường với những ban công đầy hoa. Thỉnh thoảng tàu chui qua những cây cầu bắt ngang sông và thành cầu cũng được tô điểm bằng những chậu hoa đầy màu sắc. Hướng dẫn viên trên tàu cũng đọc lời giới thiệu về lịch sử của những cây cầu chúng tôi đi ngang, khu dân cư hai bên.. đi được một đoạn, tàu dừng ở một cửa kênh, vì phía trước sông đã được chặn lại như một cái đập. Cửa kênh được mở bằng tay do một người thủy thủ trực ở đấy. Để mở hai tấm sắt lớn chận nước ở cửa kênh chắc cũng phải mất 10phút, sau đó tàu chậm rãi đi vào con kênh song song với nhánh Sarth bên ngoài. Một bên là cây cối hoang sơ, một bên là đường tỉnh lộ với thi thoảng một vài căn nhà xinh xắn. Đi được một đoạn, trổ ra sông lại chúng ta bắt gặp một dãi nhà tu viện thánh Pièrè, hướng này là phía sau tu viên thay vì hôm trước chúng tôi viếng thăm ở cửa trước. Nhìn cụm tu viện uy nghi  sừng sửng bên bờ sông , đẹp không tả siết và khi đến gần, chúng ta nghe vang vọng lời ca của các tu sĩ với những bài hát cổ Gegoerien. Tiếng đồng ca vang vọng trên sông và quyện vào đất trời đưa tâm hồn du khách đến một nơi nào đó thanh cao hơn bình yên hơn. Tàu tiến đi xa dần khuôn viên tu viện, tiếng đồng ca cũng dần dần lẩn khuất . Hai bên bờ cây cối xanh tươi, tàu vượt qua nào là bể bơi công cộng nào là khu cắm trại. Một số cư dân ở hai bên bờ giơ tay vẩy chào du khách, trông thật là thân thiện. Điểm đến cuối cùng là một cái đập, và tàu quay lại ở đấy. Nói chung, nếu ai căng thẳng một vấn đề gì đó, có thể ngồi thuyền trên sông tận hưởng sự yên ắng và rồi thưởng thức một khúc nhạc thánh để nỗi buồn thăng hoa. Chuyến đi này không xa nhà mấy nhưng do chờ đợi tàu khởi hành, cũng như thời gian du hành trên sông, nên khi quay trở về nhà thì trời cũng đã về chiều. Thanh thản nhẹ nhàng biết bao.
           

           
          Tối hôm đó hiệp sỹ bạn, tôi ngồi lại liên lạc với những người bạn khác từ một vài vùng khác trong Pháp, Đức trò chuyện thật vui. Rạng ngày hôm sau, hiệp sỹ bạn hỏi chúng tôi muốn đi tham quan tiếp không, tôi nghĩ khi đi chơi mãi mê chụp ảnh quay phim, thời gian ngồi nói chuyện với nhau chưa được nhiều, nên đề nghị tận dụng chút thời giờ quý báu ở nhà để hàn huyên tâm sự. Trưa hôm đó chúng tôi được vợ chồng bạn đưa ra ga trở về Paris.
          Chúng tôi đã trải qua mấy ngày dã ngoại vui thú đầy ấp tình cảm.
           
          <bài viết được chỉnh sửa lúc 05.06.2016 20:57:44 bởi Huyền Băng >
          Attached Image(s)
          #5
            Huyền Băng 18.06.2016 04:45:23 (permalink)
            Catherine de Labourer …


            Hơn hai tuần lễ ở Paris cũng như Sallances, Le Mans, mọi thứ đều thoải mái… không khí trong lành, đường phố sạch sẻ, thông thoáng,những ngôi nhà cổ kính uy nghi, những con phố sang trọng chưng bày những gì hào nhoáng nhất . Những túi da đắt tiền của nhãn hiệu Louis Vuiton, những chiếc xe đua thể thao mà chỉ có thể nhìn từ xa không dám bước đến gần, những quán ăn sang trọng dọc theo đại lộ danh giá. Và những đoàn người nườm nượp xếp hàng tham quan phố phường, những khu văn hóa, di tích lịch sử  … tất cả làm thỏa mãn cái sở thích du lịch của tôi nói riêng và của  du khách nói chung. Duy có một điều mà tôi không cảm thấy thoải mái, đó là không dễ dàng để tham dự thánh lể. Là một người Kito giáo, Việc đi lể mỗi ngày Chúa Nhật vừa là một bổn phận, vừa là một nhu cầu tinh thần ăn sâu trong tiềm thức suốt quãng đời hơn nửa thế kỷ. Thật không dễ chịu chút nào khi không thể tham dự thánh  lể Chúa Nhật ở nhà thờ gần nhà mà tôi trú ngụ. Lý do đơn giãn vì thời khắc tôi đến Paris là mùa hè, đa số người dân của giáo họ thì đi nghỉ hè, còn lại thì theo Bitou nói, cuộc sống ổn định, đầy đủ, họ không phải lo lắng về những bất trắc,  họ không bám víu nhiều vào thượng đế, và họ giành thời giờ nghỉ để đi vui chơi, uống bia hơn là đến với Chúa. Tôi đã phải mở lại những thánh lể mà tôi chuẩn bị ghi hình trước khi đi du lịch để xem !
            Hiểu được sự không thoải mái của tôi, bạn Thanh đã liên lạc tìm hiểu và cuối cùng cũng tìm ra một nơi dâng thánh lể Chúa Nhật và có giờ bằng tiếng Việt ở  quận 6.
             
            Bạn nói, Thanh nói với Gấu em là cho HB nghỉ mệt một ngày, Gấu em cười bảo du lịch là phải tận dụng thời gian chứ sao có vụ nghỉ mệt… nhưng Thanh muốn sắp xếp cho bạn có thời gian đi lể để tâm tư thoải mái, đúng là bạn tôi thật chu đáo. 

            Thế là chúng tôi lại dắt nhau bắt Metro đến quận 6. Ngôi nhà thờ mà chúng tôi đến chỉ cách hầm Metro  một đoạn đường ngắn, ra khỏi hầm đi thẳng một đoạn quẹo phải : số 140 phố Du Bac, Paris. Nếu không biết rõ địa chỉ chúng ta khó tìm được ngôi nhà thờ này vì nó nằm lẩn trong khu phố phía sau một cánh cổng chỉ độ 3 – 4 mét. Chúng tôi đến sớm một chút, cổng nhà thờ chưa mở, phía trước có nhiều người tụ nhau lại thành từng nhóm. Tìm những khuôn mặt mang nét Châu Á để hy vọng đó là nhóm người sẽ tham dự thánh lể tiếng Việt. Chúng tôi đã chọn đúng, đây là nhóm người Việt từ Anh đến, do một cha người Việt làm trưởng đoàn, và cha này sẽ làm lể vào lúc 9 giờ. Bắt tay hỏi thăm nhau với mong mỏi tìm một cái gì đó gần gủi nơi sinh quán giữa chốn hoàn toàn xa lạ này. Cánh cổng nhà thờ mở mọi người tuần tự đi vào, thì ra đây là một tu viện. Con đường dẫn vào trong với hai bên là những nhà truyền thống, nhà bán hàng lưu niệm, và kế đến là thánh đường. Choáng ngộp trước sự lộng lẩy, thanh thoát phía bên trong thánh đường,từ bàn thờ ảnh  tượng, tất cả đều được làm tỉ mỉ từng chi tiết toát ra nét nghiêm trang trịnh trọng. Bàn thờ giữa có tượng Đức Mẹ đứng trên quả cầu với hào quang sáng chói.
              
             
            Cánh phải phía dưới bàn thờ phụ  có một xác thánh nử nằm chấp tay. Bà lảo chắc phải hơn 80 bảo nhỏ với tôi, đây là thánh nữ Catherine de Labourer. Người đã được Đức Mẹ hiện ra và mặc khải cho biết ơn bình an mà mẹ sẽ ban cho những ai có lòng kính ảnh tượng mẹ với hai tay xuôi xuống ban phước. Người Việt được biết đến mầu nhiệm này qua tên gọi Đức Mẹ áo vải hay Đức Mẹ ban phước bình an làm thành mề đai nhỏ đeo ở cổ, tay.
            Đôi nét về thánh Catherine de Labourer
            Catherine de Labouré sinh ngày 2 tháng 5 năm 1806, và lớn lên trong một thôn nhỏ ở xứ Bourgogne nước Pháp. Vào năm 16 tuổi cha bà muốn gả chồng, nhưng bà nhất mực từ chối, ông đành phải gửi bà lên Paris ở với bác ruột.
            Ngày 21 tháng 4 năm 1830, sau nhiều biến cố, bà trở lại Paris xin gia nhập Tu hội Nữ tử Bác ái Thánh Vinh Sơn  tại phố  Du Bac và được mặc áo dòng vào ngày 25/4 . Bà có nhiều đóng góp cho công tác thiện nguyện và có nhiều lời tiên tri, đoán biết được tương lai. Trong thời kỳ biến động của nước Pháp, bà đã tận tình chăm sóc những người bệnh, người già, giúp đỡ người nghèo, các dân di trú, thậm chí giúp cả lính, cảnh sát ẩn nấp khi bị Công xã Paris lùng bắt.
            Catherine de Laboure mất ngày 31 tháng 12 năm 1876. Thi hài bà vẫn nguyên vẹn sau nhiều năm, và nay vẫn đặt trong hòm thủy tinh tại đây .
             


            Sau thánh lể tiếng Việt chúng tôi tham dự là thánh lể tiếng Anh, và đối diện với thánh dường này là một nhà nguyện cũng không nhỏ, cũng dùng để tập trung dâng thánh lể, nói chúng là thánh lể liên tục cho nhiều ngôn ngữ …
            Tan lể chúng ta có thể chuộc ảnh tượng ở đây để về biếu bạn bè người thân, ảnh tượng từ nơi bắt đầu của sự hiển dung của Đức Mẹ ban phước bình an.
            Rời nhà thờ chúng tôi vào một trung tâm mua sắm thượng lưu ở đó, cái gì cũng mắc, rau cải cũng không ngoại lệ vì là thực phẩm sạch.

            Phần tâm linh được thông qua, cảm giác nhẹ nhàng đến với tôi trong những hành trình tiếp nối.

             
            <bài viết được chỉnh sửa lúc 20.06.2016 00:56:18 bởi Huyền Băng >
            Attached Image(s)
            #6
              Huyền Băng 20.06.2016 00:53:11 (permalink)
              Lure
              Hành trình tiếp theo là Lure một huyện nhỏ thuộc Huate_Saone,  cách Paris khoảng 330 km về phía đông. Nơi cộng đồng người Pháp sinh sống gồm bắc và nam Lure. Gần giáp với biên giới Đức và Thụy sĩ … Muốn đến đây từ Paris, chúng tôi phải đến Gare de l’Est.
              Gare này được thành lập năm 1849 , thiết kế bởi kiến trúc sư Francois Duquesnay với tên Strasbourg cũng là kiến trúc cổ rất đẹp. Đến 1854, được mở rộng hoạt động và đổi lại là “Gare de l’Est”. Hành trình này khoảng 3 tiếng rưởi. với tàu TVG. 
              Chúng tôi hẹn với các anh chị em khác, về vùng tỉnh lẻ này để tìm không khí yên tỉnh, nhưng lại tụ tập được đông vì nhà to đất rộng. Những người khác đã đi trước, riêng chúng tôi đi Le Mans nên đến sau. Được chị hướng dẫn, chúng tôi sau khi tàu chạy, tìm ghế trống phía sau ngồi cho thoải mái. Mỗi ghế theo vé là hai chỗ ngồi, chúng tôi ra phía sau, mỗi người ngồi một ghế để có thể duổi chân ra trong đoạn đường dài không bị tê mỏi. Tuyến đường về tỉnh lẻ, khách không đông nên việc kiếm ghế trống phía sau không khó khăn gì. Cũng là ôn lại những chuyện xửa chuyện xưa nhưng vẫn là niềm vui của chúng tôi. Đoạn đường trôi qua những cánh đồng mênh mông một cách nhanh chóng. Thông báo đến Lure, chúng tôi chuẩn bị hành trang để xuống. Trước mắt tôi, một nhà ga nhỏ, với 2 đường sắt, một đi một về. Khi tàu dừng, muốn vào trong ga, chúng tôi phải đi lên một cầu vượt, nếu ai không đi nổi, có thể chờ thang máy để lên và băng qua cầu, sang bên kia dùng thang đi xuống. Phải công nhận, những công trình cộng cộng ở đây phục vụ người dân tới mức, dù là ở tỉnh lẻ. Hai vợ chồng em bạn đến đón chúng tôi ở ga trong không khí se se lạnh, nhưng chắc chỉ là lạnh với tôi. Teapo giới thiệu về cái tỉnh lẻ này, nhỏ  gọn … Nhà ở đây không xây bốn năm tầng như ở VN, thông thường tuy là 3 tầng nhưng thấp, một tầng hầm dùng để xe, làm nhà kho chứa củi đốt lò sưởi, hay cất những vật dụng làm vườn, sửa xe, sửa chữa nhà cửa. Cất tủ đông để chứa thực phẩm dự trử, và là nơi trú ẩn cho hoa cỏ vào những ngày đông tuyết giá.
              Tầng này thấp hoặc bằng với mặt đường.   nhà như ngự trên một đồi nhỏ,với lối đi thoai thoải dẫn qua những bãi cỏ chậu kiểng. Đường rất thoáng đảng sạch sẻ, có lẽ mùa đông thì không được như vậy vì đầy tuyết. Em bạn nói, vào mùa lạnh, tuyết ngập hơn nửa xe, phải cào tuyết mới có lối ra, ngoài đường thì đã có công trình công cộng cào. Lure là một vùng gần rừng, núi nên mùa đông sẽ lạnh hơn Paris, và tuyết cũng đến sớm hơn. Người ta chú trọng đến cảnh quang, nên nhà nào cũng được kiến trúc theo một trật tự tổng thể , nhìn vào sẽ thấy sự gắn kết của phố, làng mạc. Chúng ta sẽ không tìm thấy những ngôi nhà chọc trời ở đây.
              Chúng tôi không vào cửa trước, mà bọc ra cửa sau, nơi có một lều che ngoài trời với một bộ bàn ghế dài.  Hạnh phúc của những người dân xứ lạnh là khoảng thời gian ấm áp này, tháng 7 tháng 8. Họ có thể ngồi ngoài trời ăn uống chơi đùa … Sau nhà là một khoảng vườn nhỏ,với những chậu hoa hồng, hoa petunia … dọc theo lều. bước ra ngoài vườn là những ô đất dùng trồng các loại rau thơm, hẹ, cải… xa nữa là một hàng dậu tre để giữ ranh giữa nhà và cánh rừng phía sau. Vườn đất cạnh nhà  có một nhà kín bọc nylon, dùng để trồng bí bầu, rau cải nhiệt đới vì họ cũng là người Việt. Căn nhà kín đó cũng khá rộng.
              Cả nhà đã có mặt trước chúng tôi, thế là hợp nhau lại nấu nướng những món ăn Việt Nam mà mọi người thích, nào là chè chuối, chè đậu xanh hột sen. Cô em nói, ở đây không có chuối sứ như ở Việt Nam, nên chè chuối không ngon lắm, ăn đở ghiền thôi, và đúng vậy, chuối không có độ dẽo và ngọt! Sau khi cất hành lý, tôi ra sau vườn ngắm những rau cải được trồng, những ngọn rau nói lên tâm tình của những người Việt xa quê, lúc nào cũng vọng về quê hương, cũng tưởng nhớ đến nơi chôn nhau cắt rún với những ngọn rau cọng cải mà mình đã có thời được dùng qua.
              Tôi thấy một đám hẹ bị bật gốc, tôi hỏi Teapo, sao bỏ uổng vậy, Teapo hỏi vậy chứ làm gì? Tôi bảo mình làm gỏi cuốn ăn. Thế là tôi ngồi mót lại đống hẹ bị tảo thanh từ tối qua… và Teapo lấy xe xuống phố mua thịt ba rọi và tôm. Cải thì nhà cạnh bên chia sẻ, rau thơm bánh tráng ở nhà có sẳn. Chúng tôi có bữa gỏi cuốn Việt Nam dưới lều bên cạnh cánh rừng sinh thái trên đất Pháp. Mọi người ăn uống vui vẻ. Buổi ăn ở đây được xem như là giây phút thư giãn, nên kéo dài suốt buổi trưa, vừa ăn vừa tán chuyện hết ăn chính đến ăn tráng miệng, rồi ăn chơi … nói chung, ai thích gì ăn nấy với những món đã được chuẩn bị. Buổi ăn kéo dài đến hơn hai giờ trưa. Bảy giờ tối chúng tôi lại tụ tập ăn chiều, và bữa ăn cũng được kéo dài trong vui vẻ đó là sự khác biệt của những bữa ăn ở đây với những bữa ăn của những gia đình ở Việt Nam. Hình như ởViệt Nam, đa số gia đình người ta ngồi ăn với nhau vì đến giờ phải ăn, và họ ăn vội vả rồi rời đi để trở lại công việc của riêng mình. Họ thiếu sự gắn kết với nhau trong bữa ăn.
              Hôm sau em gái bạn chỡ chúng tôi đi một vòng, em nói, đất Lure này là một tỉnh lẻ không có nhiều nơi tham quan lắm, phố thì đi lay quay một chút cũng hết. Em chỡ chúng tôi  đến đại lộ Republic, nơi đó chúng tôi được tham quan ngôi nhà thờ kính thánh Martin. Đây cũng  là nơi thánh Saint Deicolus một giáo sĩ Thiên Chúa giáo, sinh năm C 530, đệ tử của thánh Columbnus, sống những ngày cuối đời.
               


              Vị thánh này đã gầy dựng tu viện Saint Columbnus di tích vẫn còn ở công trường General  de Gaulle của Lure , Saint Deicolus đã phát triển nó trong khoảng thời gian dài sau đó ngài giao lại cho tu sĩ trẻ hơn cai quản. Ngài được biết đến qua những phép lạ như treo áo choàng trên tia nắng, thuần dưỡng thú hoang dã … trước tu viện này có một hồ nước rất đẹp.
               


              Chúng tôi cũng được tham quan một nhà giặt công cộng  đối diện hồ nước, nơi mà cư dân ở đây tụ tập nhau lại để giặt đồ, giờ làm thành nơi di tích. Nhà giặt trước đây có lẽ là nơi có một nguồn nước chảy qua, người ta xây bờ chung quanh để mọi người có thể ngồi giặt, giủ rồi đem về nhà phơi.

              Chúng tôi tụm nhau lại thay phiên chụp ảnh, một thanh niên đi xe đạp chạy ngang thấy chúng tôi, vất chiếc xe đạp xuống lề đường, và đề nghị chúng tôi đưa máy để chụp cho cả nhóm chúng  tôi. Đúng là thân thiện, tốt bụng.
              Hôm sau chúng tôi hẹn nhau đi bộ dọc theo cánh rừng phía sau để giãn gân cốt. Cánh rừng dẫn qua công viên Boulevard , nơi đây có đường chuẩn bị cho người đi bộ, có ghi rõ bao nhiêu mét, bao nhiêu mét, thỉnh thoảng, có dụng cụ đơn sơ giành cho những ai muốn tập, Những người khỏe chân thì đi vòng to, tôi và em bạn chân không giỏi lắm nên chỉ đi vòng nhỏ.Hai chị em vừa đi vừa ôn lại những kỷ niệm mấy mươi năm trước, những khó khăn cực nhọc mà mọi người phải trải qua. ..
              Tôi yêu sự yên tỉnh của rừng, của cỏ cây, nên buổi trưa tôi lại đi ra đó một mình để đắm mình vào cái hoang vắng mà có lẽ ở Việt Nam tôi không bao giờ dám thực hiện, dù rất thích.

              Thời gian chúng tôi ở Lure trùng hợp với sinh nhật của mấy người trong nhóm, nên cứ phải bận rộn nấu nướng vui sinh nhật. Tôi cũng may mắn là một trong những người đó, nên cũng có một ngày sinh nhật vui vẻ. Tôi được sinh ra ở cái thời mà người Việt chẳng mấy ai quan tâm đến sinh nhật, cộng thêm những năm tháng khó khăn thời bao cấp sau 1975, chẳng ai nghĩ đến tiệc tùng cho một ngày sinh. Tất cả thành một thói quen trong phần đông người Việt ở Việt Nam. Tôi cũng không ngoại lệ nhưng hôm nay được tổ chức sinh nhật cũng vui vui, tôi bổng nhớ lại những ngày cuối đời của mẹ tôi. Sau khi được bà cho biết ngày sinh chúng tôi làm sinh nhật cho bà, bà rất vui và ngồi tủm tỉm cười: Vui quá hén, tui cũng được làm sinh nhật nữa! (Trước đây chúng tôi có hỏi bà nhưng bà bảo là không nhớ!) Ấy là sự thiếu sót của chúng tôi, vì nếu chúng tôi quan tâm hơn vẫn có thể biết được qua khai  sinh hay giấy tờ của bà. Nói chung, vấn đề không phải là tiệc lớn, tiệc nhỏ, mà là sự quan tâm của người thân đến mình ít nhất trong vấn đề này.
              Ngoài những cảnh đẹp mà tôi được đưa đi tham quan, tôi cũng được dẫn đến những siêu thị to đùng với đầy đủ các mặt hàng gia dụng. Xem qua mới thấy siêu thị của mình chẳng là gì so với siêu thị bên ấy. Đặc biệt siêu thị rất thông thoáng, người đi không phải tránh né nhau.
              Gia đình hiệp sỹ gọi điện hỏi thăm tôi, đến Lure thưởng thức những món ăn gì rồi, tôi đáp, toàn là thức ăn Việt Nam như gỏi cuốn, bánh tôm chiên, chè chuối, chè hột sen… bạn hiệp sỹ phì cười.


              Một điều đặc biệt mà tôi không thể nào quên, đó là vào những ngày cuối ở Lure, gia đình em bạn có thêm khách, họ đã nhường phòng cho khách hai vợ chồng ra sau nhà dựng lều để ngủ, đêm hôm đó trời có chút mưa, Teapo trải tăng không kỷ, hai vợ chồng lành trọn nước mưa chảy vào trong lều,sáng hôm sau phải vác gối đi phơi. Lòng mến khách sẳn sàng hy sinh tiện nghi hằng ngày của mình để cho khách thoải mái, khiến lòng tôi thật sự cảm phục. 

              Một tuần trôi ở Lure rất nhanh. Chúng tôi được đưa ra nhà ga để quay về Paris. Cuộc chia tay thật quyến luyến và chân tình. 
               
              <bài viết được chỉnh sửa lúc 21.08.2016 19:23:22 bởi Huyền Băng >
              Attached Image(s)
              #7
                Huyền Băng 01.07.2016 00:56:20 (permalink)
                 
                Aubigny

                Địa điểm chúng tôi nghỉ hè tiếp theo là Aubigny, một xã nhỏ nằm trong vùng Deux Sèvre  phía tây nước  Pháp. Một ngôi làng quê , , bạn Thanh nói, khi về Coudrelle _ Aubigni  chúng ta sẽ thật sự là nghỉ hè vì thoát khỏi mọi huyên náo của thành phố lẫn ảnh hưởng của công nghệ thông tin. Tính theo khoảng cách, Aubigny gần Paris hơn Pottiers, nhưng vì không có phương tiện giao thông đường sắt, không có nhà ga, chúng tôi phải đi xe lửa từ Paris đến Poitiers trước rồi mới đi ngược  xe về nhà ở Aubigny.
                Poitier nằm trên châu thổ sông Clain,  là một tỉnh lẻ của Pháp thuộc  Vienne. 
                đã từng có bước chân của  đế chế La Mã  cũng như những lãnh Chúa thời trung cổ, di tích còn lại là những dinh thự, nhà thờ, phòng tắm La Mã và những cống dẫn nước từ thời trung cổ.
                Poitiers là một trung tâm đại học lớn. Thị trấn Poitiers đẹp như tranh vẽ với những con đường  bao gồm các kiến trúc lịch sử chủ yếu là kiến trúc tôn giáo từ Roman.
                Khí hậu ôn hòa biên độ nhiệt giữa ngày và đêm  không chênh  lệch mấy.
                Vừa xuống ga ở Poitier, đức lang quân của bạn đã đem xe đến đón chúng tôi về ngôi nhà mùa hè của họ. Nơi mà trước đây tôi thường được nghe họ nói về đây cắt cỏ, chỉnh chu mọi thứ trước khi mùa đông về.
                Không khí mát mẻ tạo cho người lữ khách “tôi” cảm thấy dễ chịu. xe chạy qua những con đường nông thôn bé bé thôi, với hai bên đường là những hàng cây không cao lắm. Sau những hàng cây có thể là những cánh đồng lúa mì trải dài mút mắt, có thể là những cánh rừng nho nhỏ, hoặc những nông trại gì đó. Rơm khô được họ ép và xén rồi cuộn thành từng cuộn tròn như những cuộn chỉ khổng lồ. chúng nằm lác đác trên đồng chờ xe đến tải về kho dùng cho việc khác. Vượt qua một đoạn đường … chúng tôi qua những nông trại nuôi bò làm phô mai, những cánh đồng hướng dương chờ lấy hạt làm dầu…Thỉnh thoảng qua những cụm dân cư với những nhà thị chính be bé, và những ngôi nhà thờ nho nhỏ xinh xinh. Hoa cỏ dọc đường thì không phải nói, với những màu sắc lạ lẳm chỉ có ở vùng ôn đới. Nhà cửa ở đây mang đặc tính chung của những ngôi nhà của Pháp, đó là theo phong cách cổ, thấp với tường gạch đỏ hoặc trắng xám, mái ngói đỏ. Dù ở nơi hẻo lánh, nhưng nơi nào có dân thì nơi ấy có thùng rác, và đường xá rất sạch sẻ không có những đống rác vô tội vạ.
                Chúng tôi phải vượt 52 km để đi từ Poitiers về Coudrelle. Quẹo vào cổng, xuống xe tôi thấy một hàng rào sống bao quanh, chúng dẫn tôi vào bên trong, trước mặt là nhà kho trước đây dùng cho gia súc : ngựa, bò với cánh cổng cửa bằng những thanh gổ ghép thưa củ kỉ, kế đó là một chuồng thỏ thấp bên góc. Phía bên trái là một ngôi nhà ba gian có từ thời trung cổ …hình dáng ngôi nhà được giữ nguyên, nhưng cửa nẻo thì có sửa chữa vì biết bao năm tháng.. Qua một khoảng sân cỏ rộng, bên góc có bày một bộ bàn ghế cạnh gốc cây to làm nơi nghỉ ngơi tám chuyện.
                 

                 
                Căn nhà chính cũng là thấp, hai tầng, vách đá, nền được lót từ những viên đá hình thù không giống nhau, gian bìa bên phải của người vào dùng để những thứ tiêu khiển như ống dòm để ngắm thiên văn, dụng cụ vẻ tranh,  dụng cụ chơi golf … gian giữa làm phòng khách với một lò sưởi củi tương đối lớn, có thể quay thịt ở đấy. Một chiếc bàn khách nhỏ với mặt bàn cũng được xếp từ những phiến đá vuông mỏng độ một phân, một chiếc tủ cổ đựng dụng cụ tiếp khách ly,  chén. Và một bàn ăn xưa… Trên vách được trang trí những bức tranh vẻ do chủ nhà vẽ và một vài vật kỳ lạ mà tôi chưa từng biết qua.  Phòng khách thông với gian bếp. Cánh trái có một dãy nhà cũng khá rộng, có lẽ xưa xửa trước đây dùng cho gia nhân. Bước vào phòng trong tôi được hướng dẫn lên một căn gác gổ nền được trải thảm với một phòng đơn nhỏ gọn nhìn ra sân sau và  những phòng đôi thì nhìn ra sân trước, nơi mà ngày xưa các nử bá tước thường ngồi vào buổi chiều giá lạnh, chờ nam bá tước đi chinh chiến hay ăn chơi đâu đó trở về ?
                Dưới sàn gác có trải thảm và các phòng thông nhau bằng những cánh cửa gổ nhỏ.
                Tôi được phân cho một phòng đơn, có cửa sổ nhìn ra vườn sau, đấy cũng là một sân cỏ rộng lớn, thỉnh thoảng gia đình phải cho một người quen đến cắt cỏ cho bò ăn. Lác đác một dài cây (mures,  cây lê, cây bois ? và những bụi hoa hình tìm. (….)
                Và xa hơn nữa là một ngôi nhà nhỏ giành cho chiên lừa, tôi liên nghĩ đến chuyện thời Chúa Giáng Sinh, nằm trong hang lừa, tôi không biết có phải là cái hang giống thế này không ! 


                 
                Vòng qua cửa trước dọc theo một dãi trúc, tôi được hướng dẫn đến kho củi, củi khô được chất ở đây. Chồng bạn ôm mấy cây củi to chắc cũng 3 gang tay, tôi thì ôm mấy cành củi nhỏ, bạn ấy nói, trời không lạnh lắm nhưng muốn đốt lửa cho tôi thưởng thức cái cảm giác bên lò sưởi với những tia lửa lách tách bắn ra như pháo hoa từ lò và không khí ấm cúng bên ngọn đèn vàng dẫn suy niệm về quá khứ , quá khứ một thời xa xưa của ngôi nhà được hình thành từ thế kỷ thứ 12. Không gian rộng rãi, thoải mái, im vắng làm tôi quên bẳng đi những khó khăn rắc rối đời thường mà tôi đã và đang phải trải qua.
                Bạn Thanh nhìn tôi, cả hai im lặng để tận hưởng cái êm đềm mà không dễ gì có này. Chồng bạn chỉ một dụng cụ bằng đồng trên vách có phần dưới hình tròn như cái trống, mặt trên có nhiều lổ, nối với một cần dài, hỏi tôi, biết đây là dụng cụ gì không ? Trông giống như đàn nguyệt, nhưng không có dây,  tôi không đoán nỗi. Đành chịu thua, sau đó được giải thích thì mới biết đây là dụng cụ dùng để sưởi ấm giường vào mùa đông. Gia  nhân sẽ cho than vào phần giống như trống này, phần lổ phía trên là để thông hơi cho than không tắt, phần cáng dài dùng để cầm cho không nóng, và hơ khắp giường cho ấm trước khi chủ nhân lên giường. Người bình dân thì chắc cũng có những dụng cụ tương tợ nhưng không tinh xảo, giá trị bằng. Ở xứ lạnh, mùa lạnh mọi thứ sẽ như băng nếu không được làm ấm, và với thời xa xưa không điện đóm thì việc hơ giường cho ấm trước khi vào là việc cần thiết. Cũng là mở mang một chút từ xứ nóng qua xứ lạnh.
                Chúng tôi có một cuộc hành trình dài, nên tối hôm đó chúng tôi nghỉ sớm.
                Trong căn phòng nhỏ, trên chiếc giường hẹp không biết từ lúc nào, phòng có một máy sưởi, bạn đã mở máy cho tôi, và tôi đã ngủ một giấc ngon lành. Sáng hôm sau, tiếng ríu rít của bầy chim sau vườn đã đánh thức tôi dậy. Tôi mở bung cửa sổ đón nhận một làn gió mát lạnh từ bên ngoài vào, mấy con sáo vừa nhảy nhót vừa hót dưới sân, thật là bình yên. Trời ở đây mây trên cao và bầu trời trong xanh…mọi vật cứ như được pha màu, có lẽ vì là mùa hè.
                Sau khi làm vệ sinh cá nhân, tôi vào phòng khách kiếm một ly cà phê sáng, bạn cũng đã chuẩn bị điểm tâm cho tôi. Bánh mì mềm cho tôi, bánh mì giòn cho gia đình bạn và mấy loại phô mai cho tôi thưởng thức. Nói chung tôi không khác gì mấy tiểu thơ trong phim Châu Âu mà tôi được xem qua. Khi  ở đây, gia đình bạn phải tận dụng thời gian dọn dẹp nhà để  sau đó trở về thành phố làm việc, và cũng thăm viếng một vài người thân quen quanh đấy. Thời gian như chậm lại nhưng một sự chậm chạp dễ thương. Tôi không phải ngó đến cái ipad, cũng chẳng phải chạm đến cái điện thoại dù là xem giờ.
                Vợ chồng bạn chỡ tôi ra phố Thenezay để mua sắm ít thứ cần dùng, Con đường ngoằn ngoèo tôi khộng làm sao định hướng được. Thành phố trung tâm vẫn là những ngôi nhà mang phong cách pháp, siêu thị cũng khá lớn. Bạn mua cho tôi mấy tấm Card Postal, dán tem cho tôi, và tôi chỉ việc viết địa chỉ gởi về cho bạn bè ở Việt Nam, ôi sao mà sung sướng quá. Ở phương Tây hoặc Mỹ, ai đi du lịch cũng gởi về post card về cho người thân bạn bè ở nhà, chia sẻ niềm vui và sự hiểu biết nơi họ đến.  Người Việt ở Việt Nam thì lại không có thói quen đó. Nghĩ ra cũng hay hay.
                Sau khi mua sắm xong chúng tôi vòng qua Partheney, nơi nghỉ hè của gia đình bạn nhỏ Laura Khưu, ân nhân của tôi lúc đặt chân xuống phi trường Charle De Gaulle . Bạn Thanh đã chuẩn bị một món quà cảm ơn, và gọi điện cho họ sẽ đến. Nhưng có lẽ họ bận rộn gì bất thình lình, nên khi chúng tôi đến nhà cửa cổng vẫn mở những cửa bên trong thì khóa, có lẽ họ đi đâu chưa về kịp. Thế là bạn tôi vào sân trong, đặt món quà trước cửa với mấy dòng chữ cám ơn và chúng tôi ra đi. Thanh bình quá phải không ! Quãng đường từ Aubigny xuống Partheney khoảng 16km, đi khoảng 20 phút
                Coudrelle cũng như toàn vùng, là khu nông nghiệp, người nông dân ở đây thường có những món ăn gồm nhiều rau củ um chung, cũng rất ngon! Như Cà tìm, cà chua, cà rốt, chuối, …Và lúc này là mùa hè, đã có melon, một loại đặc sản của miền nam nước Pháp . Những trái melon vàng cam thịt chắc, vừa mềm, vừa ngọt, vị thơm nhẹ nhàng. Người ta dùng nó chung với thịt heo hun khói. Chiều hôm ấy, nhà lại thêm người, đó là gia đình ông anh của chồng bạn. Họ tụ về nhà tổ để nghỉ ngơi. Tôi được dịp làm quen với họ. Bà vợ trông rất nghiêm túc, bà là một họa sĩ và kiếm sống bằng nghề dạy hội họa. Hai đứa con trai khoảng đưa17 đứa 14 tuổi, cũng ngoan ngoản lể phép.
                Bữa ăn tôi bên bếp lửa cũng rất ấm cúng, sau bữa ăn, ông chồng đứng dậy thu gom chén đĩa, tráng sạch rồi cho vào máy, xem như vợ nấu, chồng dọn dẹp đúng là họp sức nhau mà dọn dẹp, không giống thói thường của người Việt là chồng bày vợ dẹp …!
                Hôm sau gia đình bạn lại chuẩn bị bữa ăn đón khách. Tôi được đưa ra trung tâm thành phố mua sắm tiếp. Ở Việt Nam chúng ta có chuỗi siêu thị Scoopmart,  Châu Âu có chuỗi siêu thị Carerfour,và leclaire (đi đâu cũng thấy) chúng tôi vào siêu thị Carefour contact ở Thenezay mua ít rau củ, sau đó cô Ann chở chúng tôi đi lấy bánh ngọt, con đường từ siêu thị đến nơi lấy bánh cách xa một quãng 9,5km qua những quảng đồng vắng và vào một xã khác. Khung cảnh thật cuốn hút, nơi nào cũng thoáng đãng, nhất là những góc có nhà thờ, chung quanh luôn được trống trải thông thoáng.



                 



                Tôi được đưa đến một nơi gọi là Château de Saint Loup, với ngôi nhà thờ nhỏ phía trước, đơn sơ nhưng đẹp một cách cổ kính. Tôi được giới thiệu ngôi nhà một vị thánh ở đối diện nhà thờ. Đó là nơi ở của thánh Théophan Venard, người đã từng đến Việt Nam truyền giáo và tử vì đạo. Thật may mắn cho tôi, tôi đã đứng trước nhà ông, cầu nguyện và cảm ơn vị giáo sĩ truyền giáo  đã hy sinh cho người Việt Nam này. Ngôi nhà này tọa lạc tại số 7 Saint Théophan Venard
                 


                Từ Château de Saint Loup về nhà cũng khoảng 10km mất khoảng 10phút .Như vậy muốn đi chợ, mua bánh ngon mà gia đình thích chúng tôi phải đi về gần 30km , cứ như là từ tp Sài gòn lên Thủ Đức vậy.
                Cũng là thói quen của người Pháp, họ tụ họp nhau ngoài sân vườn, nhâm nhi ít rượu , phô mai, khô hay hạt gì đó, ngồi tán gẩu, anh chồng của bạn thì bày những bức tranh họ vẽ ra để cùng nhau bình phẩm. Mấy bà vợ thì chuẩn bị thức ăn. Tôi thì chẳng phải làm gì nên cũng ngồi nhâm nhi, sau đó phụ dọn bàn. Thức ăn được bày lên mọi người vừa ăn vừa chuyện trò đến xế. Một vài cuộc họp mặt như vậy tiếp diễn và ngày trôi qua êm đềm …
                Sau đó mấy hôm tôi lại được chỡ đi thăm mấy người bạn khác của họ. Người thì còn làm việc nhưng vẫn tranh thủ trồng trọt, cây trái rất tươi tốt. Người thì chuyên sống bằng nghề nông, nhưng có điểm đặc biệt, cô ấy mặc dù có đủ máy móc dùng cho nông nghiệp, nhưng hạn chế sử dụng, hạn chế xài điện xài đèn. Họ không muốn lệ thuộc vào điện hoặc tốn kém nhiều vào nó, vào máy móc, cô ấy khoảng 50 thân mình gầy gò nhưng rắn chắc.  Cô ấy dẫn nước từ đâu đó cho chảy vào một thùng rồi chuyên đi tưới,mãnh đất trồng thì không nhỏ tí nào. Cô quản lý ba mãnh vườn , trồng nào là bí ngô, dâu tây đỏ, cà rốt, khoai tây .. cái nào nhìn cũng mát mắt. Thỉnh thoảng có mấy bụi hoa hồng, mấy bụi hoa glaieul, táo , lê… Họ theo chủ nghĩa tự tiêu tự sản, trồng gì ăn nấy, không phải mua, và ai mua thì cứ đến mua họ bán, không phải ra chợ chào mời. Trông thì vất vả lắm đấy, nhưng chắc tâm hồn họ thanh thản vì không phải bon chen cũng chẳng phải lệ thuộc vào cái gì.  
                Qua những kho để nông cụ của cô gái, cái nào cũng to đùn, tôi không hiểu làm sao cô có thể một mình xử lý những cái ấy, thậm chí dọn dẹp , thu vén cũng là một vấn đề.
                Trước khi chấm dứt những ngày nghỉ ở đây, bạn dẫn tôi đi vào một cánh rừng,  hai đứa lang thang băng qua một khu nhà cho thuê xe ngựa tên là La Chevalerie du Thouet, ở đây người ta cho thuê xe ngựa loại có thùng rộng phía sau, có mui, có thể chỡ nhiều người để du khách có thể di chuyển vòng quanh vùng quê, thậm chí có thể ngủ trên đó.Chúng tôi đi ngang một cánh đồng mênh mông và quẹo vào một khu rừng, eo ơi đẹp làm sao! lúc đó tôi có cảm giác như mình nhỏ lại và biến thành cô bé quàng khăn đỏ. Con đường mòn qua bìa rừng quanh co với đầy hoa dại hai chúng tôi vừa đi vừa hái hoa như trẻ nít, vì có ai đâu mà ngại ngùng, đi được một quảng tôi thấy một ngôi nhà tròn tròn, chóp nhọn,xám xám cứ y như nhà của công chúa Bạch Tuyết, tôi lại liên tưởng đến câu chuyện công chúa lạc trong rừng, tôi hỏi bạn về ngôi nhà này, hóa ra đó là một cabin điện! Đi thêm mấy chục mét, có một nhà nằm thấp giữa một cái vũng, thì ra nơi đây ngày xưa người ta thường mang quần áo ra chung nhau giặt, có lẽ là nơi giòng nước chảy. Chính quyền đang duyệt ngân sách để tu bổ nơi đây thành khu di tích lịch sử. Chúng tôi chỉ đi ở bìa rừng thôi nhưng cũng đủ mỏi rời rụng rồi, đến con đường tẻ, chúng tôi quay trở về nhà để làm cơm. Trở về với một bó hoa dại, tôi nghe lòng mình thảnh thơi sao ấy! …


                 



                Những ngày không net không phone rồi cũng qua,  Chúng tôi lại thu dọn đi tiếp… bếp lửa được dọn sạch kể cả tàn tro. Vì kể từ mai, nhà sẽ trống trải không người. Chia tay hai vợ chồng ông anh, nhất là thằng bé, cũng có chút quyền luyến chúng tôi lên đường đi La Vendeé. 
                 
                <bài viết được chỉnh sửa lúc 01.07.2016 01:49:57 bởi Huyền Băng >
                Attached Image(s)
                #8
                  Huyền Băng 29.09.2016 15:55:30 (permalink)
                  Vendee


                  Sau khi thu dọn mọi thứ ở Aubigny  xong  trả căn nhà mùa hè trở về sự yên tỉnh của nó, chúng tôi lên đường đi Vendee .
                  Hành trình khoảng 190km, đức lang quân của bạn chỡ chúng tôi trong ánh nắng rạng rỡ của ngày hè, với con đường trời trong xanh và mây trắng trên cao.  Nếu đi suốt chắc khoảng 2 tiếng, nhưng thỉnh thoảng chúng tôi lại dừng ở một trạm xăng để nghỉ ngơi, xã “tress” . Dù là trạm dừng chân giữa trời mây hiu quạnh, nhưng đặc điểm chung là toillet vẫn luôn sạch sẽ, vệ sinh. Người dừng chân có khoảng không rộng lớn nghỉ ngơi tùy thích, và nếu cần có bàn ghế để ngồi ăn uống gì đó tùy ý, không nhất thiết phải mua hàng từ trạm. Không biết mùa xuân, thu hay mùa đông thế nào, nhưng giờ là mùa hè, cây cối xanh tốt, hoa cỏ xinh tươi dọc theo đường chúng tôi đi. Vẫn là cái nét riêng của Pháp, những ngôi nhà dạng biệt thự thường là hai tầng, nằm giữa một khoảng sân cỏ, với những đám hoa trang trí chung quanh, nhà cửa đa phần là được sơn phết mới mẻ sạch sẽ... Có lẽ việc chăm chút tu sửa là bổn phận mà mọi người dầu giàu nghèo cũng phải làm để tạo diện mạo đẹp cho thôn xóm.
                  Ngôi nhà của chị bạn ở Saint Christophe du Ligneron. Với hàng rào sống vây quanh. Vào sân nhà tôi choáng ngộp với những đám hoa lộng lẩy đa sắc màu. Phía trước nhà là mấy luống hoa hồng hồng mỗi cành mang năm bảy bông, chính giữa đám hồng là một cây ... vươn cao lên trời cũng đầy hoa, hai bên cửa bước vào phòng khách có những chậu hoa giống như lồng đèn hai màu đu đưa.  Dọc theo hàng rào dẩn vào sân sau là một dãy hoa hồng vàng, đỏ, trắng rồi đến cúc tím, đỏ, trắng , hoa nào cũng lớn gấp hai ba lần cái tôi đã thấy ở xứ Việt của mình. Đặc biệt là những đám LaVende thơm lừng còn sót lại. Cuối sân là khoảng vườn nhỏ, được trồng rau cải, củ quả . Nhìn những trái cà tím, rồi cà bắp, cà chua, ớt chuông… sai oằn trông thật thích, mấy luống cải thì mới lún phún,  còn đám dâu tây thì dễ thương làm sao, những trái vừa chín tới đỏ ửng núp sau những chiếc lá dưới lớp lưới được anh (chồng chị) che chắn. Hai vợ chồng chi đã lớn tuổi, chọn nơi này để nghỉ hưu và trồng trọt vừa có rau quả dùng, vừa là thú tiêu khiển.
                   



                  Đây là nơi nổi tiếng trong việc trồng hoa oải hương (lavende) để lấy tinh chất dầu thơm. Mùi thơm của oải hương thật nhẹ nhàng, tạo cảm giác thoải mái khỏe khoắn. Chị cho biết trước đây mấy hôm chị đã cắt vào 4 – 5 ôm hoa, và chỉ lấy được chưa đến 100cc tinh chất (chị là dược sĩ) Thật là thú vị, tôi được chiêm ngắm cái bình đồng cất nước hoa của chị, điều mà tôi rất thích thú.
                  Cả nhà tụ tập ở sân sau, nhâm nhi chút rượu vang, chỗ của chị gần sân bay Nantes nên cứ vài phút, chúng tôi lại được mục kích những làn khói trắng từ dưới bắn lên hoặc từ trên kéo xuống. Những làn khói phát ra từ những chiếc máy bay cất cánh hoặc hạ cánh, những làn khói trắng đan xen nhau trông rất thú vị. Trò chơi nhàn rổi của chúng tôi lúc bấy giờ là xem máy bay từ đâu tới, hoặc sắp sửa đi đâu qua điện thoại di động, và đếm xem mấy phút thì có mấy chuyến bay lên đáp xuống, đúng là những giây phút rãnh rỗi mà đời thường chắc không rãnh mà chơi như vậy. Chúng tôi đến đã hẹn trước, nên cả nhà đã chuẩn bị thức ăn sẳn, và món hào sống là đặc sản ở đây vì gần biển. Anh (chồng chị) cũng là người chuẩn bị thức ăn cho chúng tôi. Quả là một điều hiếm thấy nếu ở Việt Nam.
                  Không gian thật yên tỉnh, tôi rảo bước quanh sân nhà gọi là đi bộ ... dừng chân trước một hồ cá bên hong nhà, đàn cá xúm xít xin ăn. Chúng được thả đã nhiều năm và thỉnh thoảng anh chị đi vắng vài tháng bỏ chúng trông nhà, vậy mà cũng sinh xôi nảy nở từ mươi con giờ thành cả bầy. Trong hồ có cả sen, súng,thủy trúc... cạnh hồ và một đám cọ , cách đó không xa có một bụi chuối. Anh là người Pháp nhưng lại thích những món đặc trưng của Việt Nam, nên anh đã trồng cây chuối này qua nhiều năm, đông đến thì ấp ủ, khi xuân hè thì mở ra, lá thì nhiều nhưng trái thì chưa..., và lần này thì trổ được một bắp chuối nhỏ, đậu hay không  là một chuyện khác. Chị nói, như thế cũng đỡ ghiền! Ngoài những cây trên, còn có những bụi thược dược hồng, tía hoa nào hoa nấy to bằng cái tô , một cây mimosa, và một cây điệp, cứ như một khoảng trời Đà Lạt thuở niên thiếu của chị được thu gọn ở đây. Cuối góc vườn một cây pom đầy trái nhưng chưa đủ già để chín. Tôi thiết nghĩ, khi tuổi xế chiều, trong một khung cảnh như thế này thì quá đủ hay dư là đằng khác.
                   Một tối êm đềm trôi qua với không khí se lạnh (đối với tôi), phòng tôi ngủ có  cửa sổ nhìn ra đám hoa bên hong nhà. Và sáng hôm ấy, tôi được thưởng thức cái cảm giác mở tung cửa sổ với một khung trời đầy hoa trước mắt, những đóa hoa xinh tươi sau khi hứng những giọt sương đêm. Đấy là niềm vui, là hạnh phúc mà tôi ước ao có trong cuộc sống thường ngày, những niềm vui đơn sơ những ước mơ không lớn lao gì nhưng không phải dễ có.
                  Anh (chồng chị) đã dậy sớm chuẩn bị thức ăn sáng cho chúng tôi, chúng tôi cũng xuống bếp phụ dọn bàn . Chương trình của chúng tôi hôm ấy là đi thăm Parc Floral et Tropical de la Court d’Aron, một công viên thiết kế theo kiểu vườn Nhật Bản. Chúng tôi đi về hướng La Roche Sur Yon cách nhà khoảng 65km, mất hơn một tiếng. Trước khi đi, tôi ngần ngừ nửa muốn mang xâu chuỗi lần hạt theo, nửa muốn để lại nhà. Nhưng cuối cùng tôi quyết định mang đi theo thói quen khi đi ra ngoài của mình, chủ yếu là xin phù hộ vì đâu cũng có rủi có may!
                  Vượt qua vài cánh rừng công viên quốc gia, chúng tôi đã dừng chân ở Parc Floral et Tropoical de la Court d’Aron. Đúng là bản sắc Nhật Bản với cánh cổng trang trí bằng tre sơn đỏ. Mua vé vào cổng mất 12,5 eur một người, chúng tôi bước qua một khung nhà sàn thỉnh thoảng có một ô trống khoảng thướt vuông, có vài đóa hoa sen vươn lên, và một chú rùa lội bên dưới, vách nhà làm bằng mành thưa trông rất thơ mộng, bước vào trong vườn tôi đã sửng sờ trước những bày trí cây cảnh vô cùng đẹp mắt của họ,  khung cảnh thật nên thơ . Một cái hồ với tiểu đảo chính giữa có vài con vịt  đứng rỉa lông, bên kia hồ là một hàng liễu rũ. Tiểu đảo bắt qua bờ bên kia bằng một cây cầu nhỏ sơn đỏ. Dưới hồ từng đám hoa, lá súng chụm lại thành khúm.  Trời trong, gió hay hảy lạnh, thật là thú vị. dọc đường dẫn vào trong công viên rất nhiều loại hoa cỏ lạ với màu sắc cực kỳ đẹp mà tôi chưa từng thấy qua. Trước mắt tôi một chú công từ trong bụi rậm bước ra, với sắc xanh óng ánh, chú chẳng chút sợ hải có lẽ vì quá quen với khách tham quan. Chú tỉnh táo đứng trước mặt cho tôi chụp hình, chỉ tiếc là chú không xòe đuôi ra. Chú lửng thửng đi về phía trước và ở đấy tôi thấy một chú nữa cũng đang lang thang vảng cảnh. Không xa lắm một bầy vịt một mẹ sáu con cũng rổi bước chẳng sợ một ai. Bước vào một vườn hoa rực rở với những cây hoa táng lớn nhưng đơm đầy bông với màu hồng tươi tắn … cây cảnh được sắp xếp hài hòa, và đi sâu hơn nữa một khu rừng hoang dã được thể hiện như vô tình nhưng thật là cố ý. Với những cây cỏ chốn hoang sơ đưa tâm thức người tham quan đến trạng thái yên bình hơn. Con đường cỏ, hoa đầy màu sắc lại dẫn chúng tôi đến một quần thể tiểu cảnh, với đá, thác nước, hoa và một số lan nhiệt đới, những bụi hồng leo vươn cao lên mái một khu nhà kính, trong đó có nhiều loại xương rồng được xếp đan xen với sỏi, đá một cách mỹ thuật, tạo cho người xem suy nghĩ, mình phải làm cái gì đó cho ngôi vườn của mình. Kế đến, chúng tôi đi vào một cái đầm rộng lớn với xa xa là một ngôi nhà sàn trước nó là một khóm trúc, một vài bụi chuối, dăm ba cây liễu và giữa đầm là bạt ngàn sen những hoa sen hồng thắm thật to nổi bật lên giữa đám lá xanh mướt và những gương sen duyên dáng. Đóa thì nở to, đóa thì vừa hàm tiếu, tất cả tạo nên một bức tranh thần tiên, êm ả, thanh thoát. Người ta làm một cây cầu ván bắt ngang đầm, chúng tôi đi trên cầu giữa đám sen, kề cận những hoa sen thơm ngát hương. Chúng ta có thể tựa đầu làm duyên với hoa và chụp một bô nếu đủ tự tin mình và hoa mỗi người một vẽ. Tôi thì không có tự tin ấy nên chỉ đi “chộp” người khác mà thôi.
                   


                   

                   

                   

                   

                   

                  Thoát khỏi mê hồn trận hoa sen, chúng tôi lại bước vào một ao súng Nhật bản đầy màu sắc: tím, trắng, vàng ,hồng … chim thì reo ở trên đầu , còn gì thanh bình hơn không ta ? Tiếp đến là một khu vườn thiền trải đá. Nó như toát lên bản chất trầm lặng của người Nhật. Và thật sự nếu có thời gian, ngồi ở đấy và hòa mình với những viên sỏi chắc cũng tìm được một chút gì thư thái cho tâm hồn.
                  Con đường vòng lại dẫn chúng tôi đến vườn hồng, nơi có đủ loại hồng đất cũng như hồng leo, giữa khu vườn hồng có một bức tượng cô gái Châu âu thời trung cổ cho ta  cảm giác đang lạc vào xứ thần tiên trong chuyện cổ Châu Âu!
                  Đánh một vòng lớn công viên là đến trưa chúng tôi lại được thưởng thức một màn xiếc chim do một vài thành viên hội bảo vệ động vật trình diễn. Đây là những chú két… ngoan ngoản có, láu cá có, chúng biết cởi xe, biết xếp vòng, biết chơi banh, rất là dễ thương, và đặc biệt chúng rất gần gủi với con người, chúng sẳn sàng đứng lên vai khách để làm cảnh cho khách chụp hình.

                   



                  Trong đoạn cuối tham quan, chúng tôi được xem những bộ sưu tập sâu bướm với rất nhiều loại lạ lùng kỳ quái, chuyến đi không uổng phí chút nào!


                  Sau buổi tham quan kỳ thú, chúng tôi đã dùng trưa ở đấy , thức ăn cũng ngon, và không khí thoải mái.
                  Anh (chồng chị) chỡ chúng tôi về … chúng tôi lại vượt qua đoạn đường hơn 60 cây số . Về đến cổng nhà, chị xuống mở cổng, anh đưa xe vào, chiếc xe từ từ lăn bánh vào sân sau. Thế nhưng xe không  quanh vào garage mà lại đâm thẳng vào vườn rau củ. Sự việc xảy ra quá nhanh để không kịp suy nghĩ, nhưng chiếc xe đã cởi lên một mô đất đầu vườn dùng để trồng cây, và chiếc xe dừng lại ở đấy. Hóa ra anh do tuổi cũng lớn, lại đi một đoạn đường dài rồi lại đi dạo với chúng tôi, nên mệt và mơ màng ngủ, chỉ quẹo vô nhà bằng thói quen. Thật là  may mắn! Nếu anh không dừng được cơn buồn ngủ trên đường đi thì không biết chuyện gì xảy ra. Và nếu không có mô đất thì chúng tôi đã thẳng tiến hàng rào nhà bên cạnh.  Thế là cùng nhau xuống xúc đất dưới gầm xe thì mới de xe được. Tội nghiệp anh, tội nghiệp cái xe mới cáu cạnh của anh. Cũng là một kỷ niệm khó quên đối với tôi. Xong việc, tôi tự nghĩ, có phải niềm tin của mình vào buổi sáng trước khi đi đã giúp chúng tôi tránh được rủi ro đáng tiếc. Vậy thì cám ơn thượng đế của tôi.
                  Đấy là ngày thứ hai ở Vendee. Ngày thứ ba, tôi dậy sớm rảo quanh vườn để tận hưởng cái khung cảnh tươi mát đẹp đẻ ở đây một lần nữa . Trời có gió, những ngọn gió lạnh làm run rẩy những cánh hoa trước mắt tôi. Nhưng một sự run rẩy nhẹ  nhàng, dễ thương chứ không khắc nghiệt. Nắng vẫn rọi khắp sân vườn và mây trắng ở trên cao cũng trôi chầm chậm không gấp gáp … Tôi gom hết những hình ảnh đẹp ấy vào ống kính của mình, no con mắt, thỏa mãn tính yêu hoa …
                  Sau buổi cơm trưa, chúng tôi được đưa ra biển chơi. Biển Saint  Jean de Monts cách nhà khoảng 30km. Biển gió mạnh, tôi lùm xùm khăn áo vẫn thấy lạnh, trong khi mọi người phong phanh trong những bộ đồ đơn giản. Chị nói lúc xưa mới sang đây phải mất một thời gian chị mới quen. Biển không đông lắm, nhưng điểm nổi bật của biển với tôi là thênh thang, sạch sẽ. Có thể biển Việt Nam xanh hơn, ấm hơn, nhưng không biết từ lúc nào đã bị phá hoại cảnh quan. Hàng quán vây kín hết bờ biển, và du khách thì ăn uống xả rác bừa bãi biến bãi biển thành bãi rác. Ở đây không như vậy…! Tất cả hàng quán nằm bên kia đường, xe thì có chỗ đậu của xe, và dọc theo bãi cát, người ta xây những bờ thấp để khách tham quan có thể vô tư ngồi đón gió biển không phải tốn tiền mướn chỗ ngồi như ở xứ Việt. Dọc theo bờ thành là một lối đi lát đá, mọi người có thể đi dạo thoải mái nếu không muốn xuống dọc cát. Tôi thầm nghĩ, Việt Nam có biết bao nhiêu cán bộ đi tu nghiệp, du học sinh đi du học sang các nước văn minh như Pháp, Mỹ, … sao không đem sự tổ chức văn minh này về cải tổ đất nước. Hay các vua quan nước Việt Nam cũng giống như vua quan thời Nguyễn Trường Tộ, không chịu tiếp thu để phát triển đất nước trong chiều hướng văn minh và bảo tồn cảnh quang thiên nhiên, một cái vốn quý mà không phải đất nước nào cũng có.
                  Tôi chạnh xót xa khi nhớ đến một lần viếng bãi biển Cổ Thạch nơi từng được xem là có cảnh quang rất độc đáo, tôi xuống bãi biển mà không thấy bãi đâu, phải đi qua một dãy nhà sàn ộp ẹp, và đi cầu thang dã chiến xuống bãi thì mới thấy biển. Cảm giác giống như mình đã vượt mấy trăm cây số từ thành Phố Sài Gòn ra Cổ Thạch rồi lại xuống khu nhà sàn để xuống sông Cầu Sắt, cầu Thị Nghè.  Bãi Dâu Vũng Tàu cũng đang trong tình trạng  như thế, một khoảng bãi nhỏ, xinh xắn, ít sóng  lại bị các nhà hàng ăn uống , quán xá chiếm dụng. Du khách không thể nhìn thấy biển từ trên đường nơi bờ biển uốn lượn theo núi tạo cảnh quang kỳ vỹ. Tiếc thay! Mỏm đá ngay Bạch Dinh nhìn ra rất hay, rất thơ mộng, nhưng người ta lại xây nhà hàng trên đó, và làm cáp treo để  nhìn gì, khó hiểu quá !
                  Gác lại bức xúc một bên, tôi theo nhóm lên uống cà phê ở quán bên đường, vui vì được tham quan một vùng đất mới và buồn man mác trong lòng khi nghĩ đến quê hương mình.
                  Huyền Băng
                   
                  <bài viết được chỉnh sửa lúc 29.09.2016 17:08:05 bởi Huyền Băng >
                  Attached Image(s)
                  #9
                    Huyền Băng 10.10.2016 15:47:10 (permalink)
                    Toulouse
                    Gia đình bạn phải quay về với công việc, do đó chúng tôi rời Vendee sớm. Thế là hôm sau ngày đi chơi biển, chúng tôi lên đường đi Toulouse. Với tình bạn thân thiết bao nhiêu năm tôi mong có dịp biết đến nơi gia đình bạn sinh sống , chơi với bạn một thời gian, và tìm sự thư giãn cho chính mình. Ước nguyện này đã thành hiện thực. Auto do chồng bạn điều khiển đưa chúng tôi về Toulouse, một thành phố  nằm phía nam nước Pháp. Đoạn đường chúng tôi sắp đi dài khoảng 600km phải hơn 6 tiếng, đi ngang qua lối rẻ vào vùng Bordeaux, nơi nổi tiếng với rượu vang. Những cánh đồng nho xinh tươi hai bên đường trải dài từ vệ đường sâu mút mắt vào bên trong. Dọc đường, chồng bạn phải dừng xe và nhắm mắt nghỉ khoảng 20 phút. Chúng tôi thả bộ vòng quanh trạm nghỉ để đôi chân được thư thả. Do chúng tôi đi xuôi về phía nam nên những tia nắng ấm áp vẫn ngự trị trong khi Paris đã bắt đầu trở lạnh. Tôi đã quen với khung cảnh hai bên đường, không còn cảm giác lạ lẳm. .. và quen hơn nữa với những hướng dẫn tự động bằng tiếng Pháp do máy định vị phát với những câu quẹo trái quẹo phải, tới ngả ba, ngả tư … đường có dài nhưng chúng tôi cũng  nhanh chóng vượt qua, và trước mắt tôi ranh giới tỉnh cũng đã xuất hiện. Nhà cửa ở đây không cầu kỳ như ở Paris, đơn giãn trong kiến trúc, với những ngôi nhà cổ tường gạch đỏ … và những  chung cư hình khối nằm đối diện nhau với những khoảng sân chung rộng rãi với lề đường và cây cối hai bên rất mát mẻ .
                    Đến nhà rồi, tầng dưới là nơi để xe cũng như những vật dụng chưa dùng tới. Bạn tôi gầy nhưng không yếu, bạn ấy mở cánh cửa gỗ kéo ở garage rất nhẹ nhàng, trong khi tôi thì hì hụt… Họ sống ở tầng trên.  Vì sự hiện diện của tôi ở xứ xở này mà bạn phải vắng nhà một tháng để đưa tôi đi đây đó. Cây cỏ ở nhà không được chăm sóc rủ rượi những cánh hoa tàn, lá vàng mặc dù vẫn được thiết kế hệ thống tưới “tự động”.  Hệ thống này gồm một bình nước to vốc ngược để trên cao, và chuyền nước như chuyền nước biển vào các chậu.
                     Sau khi ổn định mọi thứ, tôi bắt tay giúp bạn tỉa tót mấy chiếc lá úa quanh hiên. Bạn thì dọn dẹp nhà, bếp cùng nấu thức  ăn cho ba đứa.   Hai bạn nói, ở đây là sống bình dân chứ không thượng lưu như những nơi đã qua đâu nhé! Không có máy sưởi giống như nhà hiệp sỹ đâu!  hi hi. Như vầy là sang chán rồi còn mong mỏi gì nữa, một cái phòng riêng giành cho khách với chiếc ghế sô pha kéo ra là giường rất thoải mái. Một chiếc kệ đèn với mấy dây trầu bà thậm thượt chắc cũng phải được nuôi năm bảy năm rồi , một tủ quần áo… nhìn ra phía trước là đám cây cối mà bạn trồng, mấy chậu trúc, mấy chậu hoa, và nhìn xuống thấy khoảng sân chung của khu nhà. Thỉnh thoảng có người qua lại, xe vào ra đậu … cũng vui. Cửa kiếng suốt nên phòng rất sáng thoáng ..,
                    Quen với phong cách ở nhà, một ly cà phê là đủ rồi! Nhưng ở đây, ly cà phê phải đặt trên cái dĩa phù hợp và phải ăn chút gì đó cho buổi sáng.
                    Đầu tiên tôi được giới thiệu một tiệm ăn Châu Á do người Việt làm chủ, với món bún bò Huế, như vậy người Việt ở đây cũng có thể tìm hương vị của quê hương với món ăn và những người đồng hương ở đây. Tôi được đưa đi dạo một vài trung tâm mua sắm. Ấy là ngày thứ nhất.
                    Ngày thứ hai, bạn chỡ tôi đi tiệm Tàu để mua một số thức ăn như  chả giò cuốn sẳn, bánh dà chéo quảy chiên đông lạnh (điều mà tôi chưa hề nghĩ tới ở Việt Nam), bún, rau húng, hành ngò, giá, để chuẩn bị cho món gỏi cuốn mà chúng tôi sắp làm mang đi thăm gia đình một người bạn, cũng như để giành ăn khi cần. Sau đó đi đến một siêu thị ở gần sân ga xe lửa Toulouse. Siêu thị rộng lớn đi giáp vòng là mỏi cả chân, ở đó có tiệm giặt ủi, có tiệm bánh, quán cà phê , shop quần áo sung quanh, bên trong là đầy đủ rau quả cá thịt , phô mai , từ những hạng đắc tiền đến bình dân. Nho rất tươi và rẻ từ các vùng lân cận mang đến. Bạn hỏi tôi thích ăn gì bạn mua, tôi thì thích đi ngắm mọi thứ nhiều hơn! Cuối cùng hai đứa cũng vào một quán cà phê ngồi nhâm nhi, ăn bánh croissant. Bánh ở đây gần hai đồng, trong khi bước vào trong gian hàng bánh một bịt 6 cái cũng chỉ hai đồng rưởi. Trùm sò  tui thấy tiếc tiếc nhưng bạn nói phải vậy thôi vì ở đây họ phục vụ bàn ghế mà !
                    Tại siêu thị, có nhiều người rất già nhưng vẫn tự đi chợ một mình, có lẽ ở đây đa số không sống gần con cái. Ở Việt  Nam, với độ tuổi đó chắc không ai để cho tự đi siêu thị , và tự cắp về, thứ nhất không đủ minh mẫn để mua lựa chọn, thứ hai, không đủ sức khỏe để mang từ siêu thị ra cũng như tự lái xe về. Đặc điểm sống của họ đã rèn luyện họ kiên cường và tự lập, con cái 18, 20 tuổi họ đã cho sống riêng, và với thời gian còn lại hai vợ chồng sống với nhau hoặc mất một còn một thì phải tự thu vén. Với những phụ nữ có con nhỏ, đi chợ thì phải mang con theo chứ không có ông bà ở nhà để giữ cho, và vì thế có  những em bé, rất bé nhưng đã đi chợ cùng mẹ.
                    Tôi lang thang trong khu chợ để xem những đồ dùng tiện lợi mà có thể ở VN mình không có. Bánh trái, rau quả của các nước thì Việt Nam có đầy trong những siêu thị như Metro.  Sau khi mua sắm xong, bạn chỡ tôi về. Đây là một tỉnh của Pháp, xe cộ chỉ đông đúc ở đường chính, những đường phụ thì trống trải thoáng đãng, lộ không to, nhưng ở mỗi giao lộ, người ta làm vòng tròn ở giữa để  xe nương nhau mà chạy, không phải dừng đèn xanh, đèn đỏ một cách vô lý trong khi tuyến xe bên kia không có người. Trước đây hệ thống giao thông ở miền nam Việt nam vẫn thế, như công trường dân chủ, công trường ngã sáu, công trường Bến Thành. Nhưng sau nhiều cải tổ chẳng hiểu sau đường xá cứ rối tung rối mù, xe cộ thường xuyên kẹt cứng vì những nguyên nhân không đâu.  Thậm chí, có những lối băng giành cho khách bộ hành, nhưng khi băng chưa hết lộ thì gặp một bồn bông chắn ngang nhưng không có lối để đi ngang bồn bông dù luật cấm đi trên cỏ thì ai cũng biết…! Chừng nào thì chúng ta mới ngồi lại nghiên cứu cái hay để duy trì, cái dở để  bỏ đi… hay cứ mãi làm việc theo những chỉ đạo mà đôi khi thiếu thông minh.
                    Chiều hôm ấy, sau khi dùng cơm, tôi được vận động đi bộ. Nói là vận động nhưng như bắt buộc vì bạn tôi cũng hơi độc tài…! Chúng tôi thoát ra lốc nhà và đi về hướng sân vận động, nơi đó có một đường mòn dẫn ra bờ kênh Midi. Trời đã tối, những lốc nhà im ắng thu mình trong vị trí của nó, chúng tôi thả bước dưới ngọn đèn vàng dọc theo hai bên đường và hình như chỉ có ba chúng tôi, cảm giác hơi lo lắng... Khi ra đến bờ kênh, tôi thấy có nhiều người đi bộ như chúng tôi, thỉnh thoảng có những người chạy xe đạp, một mình có, cha mẹ kềm con cái đi cũng có. Đoạn đường này rất thơ mộng, và chỉ giành riêng cho người đi bộ và đi xe đạp , nên mọi người yên tâm đi một cách thong thả. Chúng tôi đi dọc theo con kênh với hai hàng cây hai bên, táng lá che rợp cả phía trên cứ như đi trong rừng nhưng là giữa phố. Đoạn đường khá dài, thỉnh thoảng có một con tàu nhỏ lướt trên kênh, cũng phải hơn một cây số và chúng tôi đến một cây cầu của kênh , sở dĩ gọi là cây cầu của kênh vì nước chảy trên cầu đó, tàu thuyền có thể đi ngang qua đó (dĩ nhiên là tàu nhỏ)  và dưới cầu là một đường lộ xe hơi chạy dắt ngang bên dưới, độ cao chắc cũng phải  hơn mươi mét. Để làm một chiếc cầu chịu được khối lượng nước chảy qua này và luôn an toàn cho bên dưới chắc chắc là  phải thi công một cách cẩn thận tỉ mỉ. Và dù cầu đã được làm từ lâu lắm rồi nhưng vẫn chắc chắn an toàn, dĩ nhiên là phải luôn được chăm sóc, tu sửa. Tôi thầm nghĩ, chừng nào ngành giao thông Việt Nam mới đạt được kỷ thuật xây dựng như thế này ! Nói một cách chính xác, kỷ thuật thì có thể học hỏi đấy, nhưng cái tinh thần trách nhiệm khi làm thì có đạt được hay không cái đó mới là vấn đề. Chúng ta quen cách chung chia để có công trình thực hiện, nên khi bắt tay thực hiện công trình, thì vốn liếng chẳng còn bao nhiêu để vừa có lời vừa đáp ứng được yêu cầu kỷ thuật. Thêm một  chút buồn !
                    Cuộc đi bộ dọc theo kênh thật là thoải mái chúng  tôi vừa vận động được cơ thể vừa được hưởng không khí trong lành giữa hai hàng cây cùng hương đêm... Trở về nhà tôi được một giấc ngủ ngon .
                    Hôm sau là ngày bạn tôi hẹn đi thăm một gia đình sắp dời đi về Paris, bạn dự trù làm ít thức ăn mang đến đó cùng nhau họp mặt và chia tay. Thức ăn chúng tôi làm là chiên chả giò, chuẩn bị rau, bún, nước mắm, hấp tôm, luộc thịt để cuốn gỏi, và đặc biệt còn thêm vào đó trứng tráng thái sợi. Hai đứa hì hụt làm đến trưa mới xong. Chúng tôi đến đó đúng giờ hẹn… Cô chủ nhà đón chúng tôi niềm nở, cô ấy hỏi Đức Lang Quân của bạn tôi đâu thì được bảo là anh ấy sẽ đến sau vì còn giờ làm việc. Như vậy anh ấy sẽ ghé qua dùng cơm và trở lại sở...Điều này cho thấy mọi người rất quý nhau. Vẫn là phong cách Pháp với một ít sân chung quanh, chúng tôi bước lên năm bảy  bậc cầu thang gì đó thì vào nhà chính, ngôi nhà được thiết kế một bên là bếp rộng rãi, thông với một bên là bàn ăn. Nhìn vào phía trong là bàn sa lon để ngồi chơi uống nước và nhìn ra sân sau. Kiểu thiết kế rất thoáng và tôi cũng rất thích. Cô chủ nhà chuẩn bị bánh và ít rượu khai vị ở salon chúng tôi đến đó để nói chuyện thân mật. Phía sau nhà giáp với một bờ sông, trên sân sau có một hồ bơi có thể bơi hoặc hứng nắng và nhìn ra bờ sông thoáng mát, thật là một ngôi nhà lý tưởng. Đức lang quân của bạn đã đến, chúng tôi chuẩn bị vào bữa ăn trưa.  Sau những trao đổi tôi ngạc nhiên nhiều hơn nữa cô chủ này ngoài hai đứa con ruột một trai một gái, vợ chồng cô còn có hai đứa con nuôi Việt Nam. Hai đứa đang theo học đại học ở Paris. Cô cho tôi xem ảnh chúng nó trong những lần gia đình đi nghĩ hè, trông rất thân mật. Đấy là một đặc điểm mà ta khó tìm thấy ở xứ sở mình. Chúng ta, những người hiếm muộn mới xin con nuôi. Đằng này gia đình cô đã có đủ trai gái rất đẹp, nhưng vẫn nhận nuôi con nuôi với lý do thích gia đình đông vui hơn và cũng là xây dựng hạnh phúc cho hai đứa trẻ mồ côi có một mái ấm. Họ đối xử với con nuôi không khác vì con ruột, cho ăn học tử tế, cho đi chơi nghĩ hè như mọi thành viên trong gia đình, và cho vào đại học vì trẻ  có khả năng. Tôi cũng được biết hai đứa trẻ được nuôi này học khá giỏi. Hành động bác ái yêu thương của cô chủ này khiến tôi có thiện cảm.


                     

                     

                     

                     

                     

                     

                     

                    Buổi cơm thân mật tàn, đức lang quân bạn về sở, chúng tôi quay về nhà mà đầu óc tôi cứ miên man suy nghĩ .Tại sao người dân ở xứ sở này lại có tình bác ái yêu thương cao như vậy, và tại sao người Việt lại không có những ứng xử này! Suy cho cùng, họ sống trong môi trường ổn định, họ làm chủ được ngày mai của họ, nên họ chấp nhận có những kế hoạch lâu dài như ươm mầm trí tuệ và hạnh phúc cho trẻ mồ côi bất hạnh. Người Việt không thiếu tình bác ái, nhưng cuộc sống không ổn định, hôm nay thì khá giả, giàu có , ngày mai thì chẳng biết ra sao, họ không dám mang thêm trách nhiệm vào mình khi thấy không cần thiết. Có lẽ là như vậy !
                    Chiều hôm ấy, chúng tôi lại có một cuộc tản bộ, lần này chúng tôi đi xa hơn, khỏe hơn vì có lẽ tôi đã dần quen với việc đi bộ ở đây. Qua những tổng dợt từ Paris xuống Sallance, Lemans, Lure , Vendee ... và ở đây, tôi giãm được 3kg.
                    Sau đó hai ngày, bạn dẫn tôi vào thăm trung tâm thành phố. Vì vào trung tâm khó kiếm chỗ đổ xe, nên chúng tôi đi metro. Từ nhà bước ra Metro chắc khoảng 500m, chúng tôi đón Metro vào trung tâm rất dễ dàng, mỗi chuyến cách nhau có 3 phút, và ở đây không đông đảo như ở Paris nên lên xe điện chỗ ngồi cũng thoải mái. Chẳng mấy chốc thì đến nơi. Bạn dẫn tôi đi vào một quãng trường, nơi có xe quay đu, có hồ phun nước với tượng thần ở giữa. Cây cối chung quanh cũng mát mẻ. Mọi người tụ tập ở đây rất đông có lẽ là để thụ hưởng ánh nắng của những ngày hè còn lại. Đối diện với quãng trường một khối nhà hình cong với gạch đỏ hình như là tòa nhà tài chính. Dọc theo đường, chúng tôi đến một quảng trường lớn hơn, rộng hơn nằm trước tòa thị chính của Toulouse. Vừa mới rảo bước đến đây, tôi hơi bị xốc vì rác rưới tung tóe khắp đường. Nơi đây vừa tan một buổi chợ trời, buổi chợ mà thỉnh thoảng mới được họp và mọi người đến bày bán những sản phẩm sale như quần áo, drap, ví .., nói chung, các cái. Đối diện với quảng trường này là một dãy quán bán cà fê, kem. Bạn mua hai cây kem chúng tôi tìm chỗ ngồi để ngắm cảnh xíu. Một chiếc xe to đùn xuất hiện, hắn lây quây từ đầu bên kia nhà thị chính chạy tới, chạy lui , chẳng mấy chốc chạy đến cho chúng tôi. Thì ra đây là xe dọn rác. Hắn đi tới đâu là mặt đường sạch bóng loáng tới đó, vì phía dưới xe có một mâm to chắc cũng hơn xãi tay, vừa hút rác vừa quét. Không mấy phút mặt quảng trường nhẳn bóng. Có thế chứ ! Tôi không biết ở nước ta đã đầu tư loại dọn dẹp này chưa, nếu có thì quá tốt.
                    Ngay một góc phố nào đó, một vài anh chàng bôi mặt, làm tượng thể hiện một hình tượng nào đó giữa phố, và nếu ai thích đồng tình thì có thể ngừng lại chụp ảnh và bỏ vào nón của anh ta mấy đồng xu. Đấy cũng là một kiểu chơi giải trí.
                     
                    Sau khi mam mam kem xong, chúng tôi len chân vào những con phố quanh đó, để xem cách họ buôn bán. Những cửa hàng ngoài mặt tiền thì chưng bày những bóp ví , giày, đắc tiền. Đi sâu vào trong những hẽm nhỏ, sẽ bắt gặp những tiệm bán vải vóc, len, drap, gối và dĩ nhiên vải vóc ở đây thì theo phong cách ở đây. Lao lách qua nhiều nơi tôi gặp những chàng thanh niên đứng quanh đâu đó tay dắt chó. Tôi lại được biết thêm một điều, những anh chàng này có thể là người lang thang nhưng nếu nuôi chó, dắt chó theo thì lại không bị cảnh sát kiểm tra, bắt giữ.
                    Vừa đặt chân đến Pháp tôi lại bị đau răng, Đức Lang quân của bạn đã hẹn nha sĩ cho tôi từ một tháng trước, và hôm sau là ngày hẹn, tôi lại được dẫn đến nha sĩ. Ngẫm nghĩ cũng buồn cười, từng tuổi này mà được hai  người dẫn đi nha sĩ giống như em bé. Người ta từ nước ngoài về Việt Nam chữa răng cho rẽ,  đại gia tôi thì từ Việt Nam sang Pháp chữa răng, cứ y như là quý tộc! (không phải đâu nhé, chồng bạn khuyến khích tôi đi chữa để ổng trả tiền, nên trùm sò tôi buộc lòng phải đi)
                    Ngày tiếp theo, tôi lại được dẫn đi ăn cơm khách. Do được dặn dò trước, tôi mang theo áo dài, hai đứa tôi diện quốc phục, đến thăm một gia đình người Pháp quen biết với bạn tôi. Do đường xá tôi không rành, nên cũng chẳng định vị được hướng đi, chỉ biết xe chạy ngoằn ngoèo như lên núi, và ngôi nhà nằm ở một độ cao tương đối, rất đẹp, mát mẻ. Gia đình này cũng đặc biệt đây, hai ông bà có một con gái nhưng lại nhận nuôi thêm một đứa con trai gia đình nghèo, ở Bắc Việt. Bà mẹ đã cho con, và đi lập gia đình mới nhưng cuộc sống cũng khó khăn vất vả. Và đứa con này đã được nuôi đến khôn lớn, được học hành tử tế. Khi mười bảy tuổi, được cha mẹ nuôi cho về thăm mẹ ruột cũng như anh em giòng họ. Và khi biết gia đình mẹ ruột cũng nghèo, anh em của cậu con nuôi nầy cũng thiếu thốn, họ lại canh cánh nghĩ  cách giúp đỡ những người anh em thiếu thốn này. Thật là những tấm lòng quãng đại. Cậu trai lúc này đã 18 tuổi, nhưng rất nhỏng nhẽo với bố mẹ nuôi , nếu tôi không biết rõ lịch sử chắc tôi không thể nghĩ được đây là con nuôi của gia đình.
                    Trao đổi với họ chút ít về cách sống, cách xử trí, tôi cảm thấy cuộc đời này như tăng thêm giá trị nhờ những gia đình như thế.
                    Cuộc giao lưu kéo dài đến khuya, và chúng tôi phải từ giã ra về.
                    Nghỉ ngơi được một hôm chúng tôi lại ra ngoại ô họp bạn. Bạn tôi là giáo viên dạy tiếng Việt, nên có một số học sinh tổ chức họp mặt. Và tôi được ăn theo trong buổi họp mặt ấy.  Đoạn đường đến ấy khá xa, bạn thì không rành đường lắm, nhưng nhờ có dịch vụ GPRS dẫn đường, chúng tôi đã đến nơi. Căn nhà nằm sâu bên trong đất một chút, nhưng với mấy trái bong bóng treo ở đầu đường chúng tôi cũng tham dự đúng giờ. Học trò nhỏ hơn chúng tôi cũng có, bằng chúng tôi cũng có và thậm chí lớn hơn cũng có. Người thì gốc Việt xa quê từ còn nhỏ nên học để nói được tiếng Việt. Người thì muốn kết bạn với người Việt nên học nói tiếng Việt. Và người thì muốn tìm hiểu phong tục tập quán, cũng như văn hóa Việt nên học nói tiếng Việt. Do vậy buổi họp mặt ăn uống rất thân mật, vui vẻ vì mọi người đều có một điểm chung là muốn kết nối với nhau trong tiếng Việt. Một cô lai Pháp tâm sự, ba cô ấy là người Pháp, không muốn mấy chị em cô nói tiếng Việt, nên thuở nhỏ cô không được nói, và quên nhiều, giờ có điều kiện cô ấy muốn học và nói. Ấy cũng là một bản năng tự nhiên : Về nguồn. Buổi ăn thật vui vẻ, tôi được biết thêm mấy người bạn rồi sau đó chia tay.
                    Đến với Toulouse, tôi có thể đi tham dự thánh lể thoải mái, vì nhà thờ gần nhà. Đi bộ dọc theo đường Boulevard de Mamam, băng qua cây cầu nhỏ qua bên kia kênh là Boulevard de la Mediterranee quẹo trái lên Saint Exupery  đi một quãng là đến.. Nhà thờ thánh Joseph, nằm ở 41 Saint Exupery, đi bộ khoảng 20 phút. Thánh lể tiếng Pháp nghe không hiểu nổi đâu, nhưng ngôi thánh đường có kiến trúc không khác gì ngôi nhà thờ họ đạo của tôi, nên cảm giác cũng gần gủi. Tan lể cha xứ đứng trước cổng nhà thờ chào hỏi từng giáo dân, thật thân mật.
                    Hôm sau nữa thì một bà chị của bạn từ Paris xuống để cùng chúng tôi đi Lourdes. Chị tâm sự, sống ở đây mấy mươi năm, nhưng do bận rộn công việc làm, rồi lại công việc gia đình, bố mẹ. Nên chị chưa lần nào ghé qua Lourdes một trung tâm hành hương nổi tiếng kế cận Toulouse. Bây giờ chị đã nghỉ hưu, thảnh thơi, và xuống chung thời gian với tôi ở đây để cùng nhau đi tham quan, hành hương. Xem ra tôi là người may mắn vô cùng vì đặt chân đến Pháp và được thăm viếng nhiều nơi. Chuyến đi được chuẩn bị vào Chúa Nhật, ngày nghỉ của chồng bạn.
                    Trước khi đến ngày Chúa Nhật, bạn lại dẫn chị và tôi đi chơi một vòng, ghé tiệm hoa lớn ở đây với đủ loại hoa, hạt giống và những thứ cần thiết cho việc trồng cây kiểng hoặc nuôi thú cưng Tôi đã mua ở đấy mấy bị giống hoa diên vỹ , loài hoa có bề ngoài rất kiêu kỳ không thua gì lan, một loài hoa có sức sống bền bì qua đông giá... Sau đó chúng tôi lại vào trung tâm. Mục tiêu vẫn là những cây kem mát lạnh… Chúng tôi ngồi  chơi ngay quãng trường. Có một người Pháp, đến gần bạn tôi chào hỏi, và nói gì đó tôi ngồi trên một cái ụ hơi xa nên rõ lắm. Ông ấy chào tôi, tôi lịch sự chào lại. Rồi say sưa với ly kem của mình.Với thói quen đề phòng người lạ, tôi thầm nghĩ, không biết quen thân thế nào mà sao bạn tôi nói chuyện với ông Tây này lâu quá ! Không biết ổng có giả bộ làm quen rồi lừa gạt gì đó không? Tuy nhiên, chúng tôi đi ba người nên tôi cũng không lo lắng lắm. Cuối cùng, ông Tây kia cũng đi và ngang qua chào tôi, tôi cũng lịch sự chào lại. Khi ông ta đi khuất bạn hỏi tôi, có nhớ ông ấy không? Tôi lắc đầu, quá ra ông ấy là một trong học trò của bạn tôi mà tôi đã từng gặp trong buổi tiệc cách đây mấy hôm, tôi cảm giác mình vô duyên quá vì không nhớ gì hết, và không chào hỏi gì hết chỉ đắm đuối với ly kem. Rõ khổ! Nếu nói theo thời trẻ trung thì quê ơi là quê, hay còn gọi là quê một cục.  Ai nghĩ mới có mấy ngày mà mình lại không nhớ người ta, nhất là cái người ngồi kế mình trong bàn ăn. Chỉ có một câu trả lời là : mê ăn kem quá nên không thèm chào hỏi!  Sự thật khả năng nhìn và nhớ mặt ai đó, kém cõi trong tôi.
                    Sau đó tôi thấy một nhóm thanh niên trẻ mặc quần đùi chạy vòng quãng trường. Bạn cho tôi biết, đây là một nhóm tân sinh viên từ các nơi đến đây nhập học. Và để ra mắt đám đàn anh, họ phải tham gia một số hoạt động mà nhóm đàn anh yêu cầu. Lúc này họ được yêu cầu chạy quanh sân mấy vòng. Trông họ thật hồ hởi. Kế đến một nhóm độ ba bốn người đến đưa một cái đĩa  bánh kem và yêu cầu chúng tôi ụp đâu đó lên người họ, trước đấy có người từ chối cộng tác, chị lấy đĩa kem ụp nhẹ vào má một em và bỏ vào đĩa họ một đồng xu, họ nói cám ơn. Chị nói, bọn nó phải làm theo yêu cầu của đàn anh, làm một điều gì đó khác thường và thành công thì mới kể là bản lĩnh, và được đàn anh chấp nhận. Có nhóm thì ăn mặc diêm dúa giả thành phù thủy, đến bán kẹo, để kiếm cũng là mấy xu, chủ yếu là vui. Phía sau nhà thị chính có một cái hồ nước, một tốp sinh viên cũng tụ tập ở đấy, và họ khiêng nhau bỏ vào hồ nước. .. không khí thật náo nhiệt.
                    Buổi đi dạo cũng gặt hái được một chút kiến thức.

                     

                     

                     

                     

                     

                     

                     
                    Chúa Nhật đến, chúng tôi khởi hành đi Lourdes, nhìn ra biển báo bên đường, nhiệt độ là 16 độ. Chúng tôi chuẩn bị áo ấm để đi.
                    Từ Toulouse đến Lourdes khoảng 175km , đi bằng auto mất gần ba tiếng. Lúc sắp sửa quẹo vào khu vực Lourdes, Đức Lang Quân của bạn chỉ cho tôi biên giới Tây Ban Nha hướng công viên Animalier de Pyrenees cách đấy khoảng 12 km .
                    Bạn nói, tôi may mắn vì nhà bạn gần Lourdes nếu ở Paris, thì phải đi xe lửa đến đây mất cả ngày và phải ngủ đêm lại. Với vị trí này chúng tôi có thể đi và về trong ngày không phải mướn khách sạn, vì giá khách sạn ở đây cũng khá đắc đỏ. Lourdes là trung tâm hành hương của những tín đồ Thiên Chúa Giáo khắp nơi  trên thế giới.
                    Theo sự công nhận của hội thánh Công Giáo Roma, Đức Mẹ đã nhiều lần hiện ra với một thiếu nữ tên Bernadette Soubirous, và đã làm nhiều phép lạ ở đây, các tín đồ công giáo rất tin tưởng 

                    (Dẫn nguồn tin từ KiwiPedia)
                    Đức Mẹ Lộ Đức là một trong số nhiều tước hiệu mà người Công giáo dành cho Maria. Tước hiệu này xuất phát từ việc Đức Mẹ được cho là đã hiện ra với những cá nhân riêng biệt ở vùng Lourdes được phiên qua âm Việt là Lộ Đức.
                    Nổi bật nhất là các cuộc hiện ra vào ngày 11 tháng 2 năm 1858 với Bernadette Soubirous, khi đó mới là một bé gái 14 tuổi. Bernadette nói với mẹ rằng đã gặp một "bà đẹp" ở hang núi Massabielle trong khi đang đi nhặt củi với em gái và 1 người bạn[1]. Các cuộc xuất hiện tương tự với hình dạng "người phụ nữ" cũng được báo cáo trên 17 lần nữa trong cùng năm đó.
                    Tổng cộng đã có 18 cuộc "hiện ra" tại hang đá Massabielle từ tháng 2 cho tới tháng 7 năm 1858. Chín lần đầu là vào các ngày 11, 14, 18, 19, 20, 21, 23, 24, 25 tháng 2[2].
                     
                    Bernadette về sau đã được phong thánh bởi Công giáo La Mã. Nhiều người tin rằng việc Đức Mẹ hiện ra với Bernadette được xác thực bởi khả năng chữa bệnh "kỳ lạ" tại suối nước Lourdes. Tước hiệu "Đức Mẹ vô nhiễm nguyên tội" cũng được dùng để ám chỉ người phụ nữ hiện ra này. Hình tượng Đức Mẹ Lộ Đức được thấy ở nhiều thánh đường, nhà cửa và đặc biệt là ở các hang đá mô phỏng hang đá Lourdes.
                    Lần thứ nhất vào buổi trưa ngày 11 tháng 2  năm 1858. Cùng đi với Bernadette có em gái là Marie-Antoinette và bạn gái là Jeanne Abadie. Khi đến trước hang đá Massabielle ở chỗ con kênh giao thoa với sông Gave, Marie và Jeanne lội qua trước để nhặt củi trong hang. Bernadette đang cúi xuống cởi tất để chuẩn bị lội theo.
                    Bernadette thuật lại như sau: "Thình lình tôi nghe thấy một cái gì đó như tiếng gió vi vu. Tôi ngoảnh đầu lại hướng về phía đồng cỏ gần bờ sông,  cây cối vẫn lặng lẽ, rõ ràng là tiếng động không xuất phát từ chúng. Đoạn tôi nhìn lên và thấy ngay trong động đá một người nữ mặc chiếc áo trắng dễ thương với chiếc dây thắt óng ánh. Trên chân của bà mỗi bên đều có một bông hồng màu vàng nhạt, cùng màu với những hột ở tràng chuỗi mân côi của bà" [3].
                    Bernadette giơ tay dụi mắt, rồi nhắm và mở ra, nhưng Bà vẫn ở đó, tiếp tục mỉm cười và ra dấu cho biết cô không lầm. Bernadette thò tay vào túi lấy tràng hạt và quỳ xuống. Khi Bernadette lần hạt xong Bà ra hiệu cho cô lại gần nhưng Bernadette không dám. Khi đó Bà lui vào trong và biến mất cùng với đám mây sáng.
                    Bernadette muốn giữ kín mọi sự, nhưng trên đường về nhà cô em gái đã gặng hỏi khiến cho cô kể lại chuyện xảy ra với điều kiện là không được nói với ai. Nhưng Marie Antoinette mách lại cho mẹ biết. Bà Soubirous cho là chuyện bịa đặt nên đánh cho hai con gái một trận]
                     
                    Ba ngày sau đó Bernadette quay trở lại hang đá cùng với em gái và cô bạn. Bernadette đem theo một chai nước thánh như một sự kiểm chứng. "Nếu bà ấy đến từ Thiên Chúa, bà ấy sẽ ở lại, còn nếu bà ấy là quỷ dữ, bà ấy sẽ phải đi"[. Lát sau Bernadette kêu lên: "Bà ở đó! Bà ở đó!". Cô đứng dậy vội vã rảy nước thánh về phía bụi hồng và nói: "Nếu Bà đến nhân danh Thiên Chúa, thì xin hãy lại gần".
                    Ngày 18 tháng 2  lần đầu tiên Bà nói chuyện với Bernadette và xin cô hãy trở lại hằng ngày trong vòng 15 ngày kế tiếp. Đồng thời cũng yêu cầu Bernadette nói với các vị linh mục hãy xây cất lên một thánh đường ở đó. Bà còn nói với cô: "Ta không hứa cho con được hạnh phúc ở đời này nhưng đời sau".
                    Ngày  24 tháng 2,Bà yêu cầu Bernadette hãy cầu nguyện và sám hối thay cho các tội nhân. Ngày hôm sau bà bảo cô hãy uống nước ở rạch nước. Điều này khiến cho Bernadette bối rối vì chỉ có con sông Gave là dòng nước duy nhất ở đó. Nhưng bà ra dấu không phải sông mà là một tia nước nhỏ cạnh chỗ cô đang đứng: "Tôi chỉ thấy có một vài giọt nước, còn toàn là bùn. Tôi chụm tay lại để hớt lấy một chút nhưng không được, tôi liền cào đất lên. Tôi cố tìm lấy một ít giọt nước, nhưng mãi vào lần thứ bốn tôi mới có đủ lượng nước để uống"[.
                    Những người chứng kiến đã rất thất vọng khi thấy Bernadette bới đất nhưng rồi một dòng nước sạch từ đó chảy ra và nó đã nhanh chóng trở thành tâm điểm của những cuộc hành hương. Thông tin loan truyền từ vùng này qua vùng khác và người ta mang đến đây đủ thứ bệnh. Đã có nhiều bệnh nhân được ghi nhận là được chữa khỏi một cách thần kỳ. Bảy trong số trường hợp đầu tiên được xác nhận là thiếu một cách giải thích thấu đáo về mặt y khoa bởi giáo sư Verges vào năm 1860. Người đầu tiên được chứng nhận như một "phép lạ" là một phụ nữ có cánh tay bị biến dạng bởi một vụ tai nạn. Một số trường hợp chỉ khỏi bệnh trong thời gian ngắn rồi tái phát. Thậm chí có cả những vụ lừa đảo.
                    Những điều này đã khiến Giáo hội và chính quyền hết sức quan tâm. Từ tháng 4 tới tháng 10 năm 1858, chính quyền cấm dân chúng đến hang đá, cấm bất cứ người nào lấy nước từ mạch Massabielle. Một hàng rào bằng ván gỗ sẽ được dựng vững chãi trước cửa hang để ngăn cản mọi người lui tới hang. Những người vi phạm sẽ phải chịu hình phạt theo luật định. Muốn đến hang đá phải có giấy phép của hoàng đế Napoleon III.Trong các cuộc hiện ra, Bernadette đã nhiều lần hỏi về tên của bà, song bà chỉ mỉm cười. Sau cùng ngày 25 tháng 3 với cánh tay giang ra và đôi mắt ngước lên trời, bà phán rằng bà là Đấng Đầu Thai Vô Nhiễm Nguyên Tội. Bernadette đã không hiểu kiểu nói "Vô Nhiễm Nguyên Tội" là gì. Vì thế cô đến gặp linh mục và người này hiểu đó là Đức Mẹ Maria.
                    Ngày 7 tháng 4 những người có mặt trông thấy sự say mê của Bernadette như một sự xuất thần. Chính ngày đó bác sĩ Dozous đã quan sát thấy trong vòng 15 phút "phép lạ cây nến". Ngọn lửa của cây nến đã không gây ra vết cháy nào trên da thịt Bernadette trong lúc cô xuất thần và tham dự vào sự vô cảm. Lần cuối cùng vào ngày 16 tháng 7 năm 1858. Vì hang đá đã bị rào bởi lệnh của chính quyền, Bernadette cùng với dì Lucile và vài bạn gái đi đến bờ bên phải của sông Gave trong cánh đồng Ribère đối diện với hang đá. Tất cả quỳ gối và cầu nguyện. Sau một lúc Bernadette kêu lên: "Vâng, vâng, Mẹ đó! Mẹ mỉm cười với chúng ta và chào chúng ta bên trên hàng rào cản. Chưa bao giờ tôi thấy Mẹ đẹp như vậy". Đó lần cuối cùng được ghi nhận về việc Đức Mẹ hiện ra với Bernadette[.
                    (Muốn tìm hiểu thêm, xin vào Wikipedia)
                    Trở lại cuộc hành hương của chúng tôi. Chúng tôi đến đấy chắc khoảng 10 giờ sáng, tôi choáng ngộp trước đền thánh ở đây, khuông viên quá rộng lớn nhà thờ quá đồ sộ, nguy nga , nhà thờ chính nằm bên tay trái tính từ cổng bước vào gồm hai cụm, một cụm như trên một cái đồi và một cụm nằm dưới đất , tôi được hướng dẫn đi về phía phải nơi dẫn chúng tôi đến một hang to dưới lồng đất, khó thể tưởng tượng một ngôi thánh đường nằm dưới đất rộng gấp 4 lần những ngôi thánh đường bình thường. Sức  chứa chắc phải hơn chục ngàn người. Nơi đây chuẩn bị làm thánh lể. Bạn nói là làm lể quốc tế, gồm nhiều giám mục, đức cha,linh mục của nhiều nước hiệp dâng lễ. Tôi cũng thấy nhiều người ngồi xe lăn được đưa vào để tham dự thánh lể. Buổi lễ bắt đầu dưới sự hiện diện hơn 100 cha làm lễ, tu sĩ thì rất nhiều từ nhiều cộng đoàn.  Những cột đỡ của căn hầm có treo những màn hình hiện lên những lời giảng lời kinh bằng tiếng Ý, Pháp, Anh, Tây Ban Nha … Tín hữu đông nghẹt.. . không khí thánh lể rất nghiêm trang. Tan lễ, bước ra khỏi hầm hướng về nhà thờ chính, tôi thấy một phụ nữ mặc đồ theo kiểu hồi giáo, nằm mọp giữa đường, sụp lạy  trước tượng thánh giá Chúa Giêsu  hướng về nhà thờ chính cách đó cũng phải 400m, niềm tin của họ quả là mạnh mẻ. Chúng tôi đi lên và ngược lại nơi  đền thánh chính. Có một gian nhỏ để nến, mọi người cứ đến đó lấy và cho mấy đồng xu vào sao đó đến nơi thắp nến, cầu nguyện. cặp theo hong nhà thờ, là đường dẫn đến núi Đức Mẹ, nơi mà trước đây Đức Mẹ đã hiện ra. Người ta sắp hàng để được đến gần, chiêm ngưỡng sờ vào vách đá và chấm vào nước suối chảy ra từ hang đá. Trước mặt hang là một con sông vắt ngang, rất trong. Nếu đi qua cầu chúng ta sẽ thấy nhà nguyện dùng kính thánh Bernadette, không khí lạnh, nhưng tôi không nghe lạnh, cảm giác yên bình như bao trùm lên tôi. Lúc 12g mọi hoạt động phục vụ ở đây tạm ngưng, chúng tôi cũng đi ra ngoài cổng để tham quan phố xá cũng như mua ít đồ lưu niệm, và dùng cơm trưa. Vòng quanh con phố, người ta bán tràng hạt, tượng ảnh, và đặc biệt là lọ để mọi người có thể vào đó xin nước suối cho vào chai đem về làm quà. Tùy theo lọ mũ hay lọ thủy tinh, giá có thể 0,5 euro,1euro, hay 2 euro. Ai cũng mua năm bảy chai, có người lấy cả can …chuỗi hạt thì đủ giá 10eu, 20eur… Sau giờ cơm trưa, các cha lại làm việc tiếp tục, đi chung quay trung tâm ai cần giúp gì trong bổn phận các cha sẽ giúp nhất là trong việc thánh hóa các ảnh tượng. Chúng tôi đã gặp một cha người Ý dòng Phanxico xin thánh hóa ảnh tượng, và ngài rất nhiệt tình ban phép lành cho chúng tôi.
                    Có một đường dốc dẫn lên đỉnh trên của nhà thờ, chúng tôi đi lên đó, dự định lên núi phía bên trái  để đi chặng đường khổ nạn, nhưng xét không đủ thời gian. Chúng tôi chỉ dạo quanh đó rồi xuống. Bầu  trời xanh hôm đó, với mây trắng lưa thưa cộng với những tháp nhà thờ uy nghi vươn lên cho chúng tôi cảm giác no đầy cho một chuyến hành trình. Chúng tôi quay trở về khoảng 3 giờ chiều.
                    Thật là một vinh hạnh cho tôi được đến tận nơi mà Đức Mẹ đã từng hiển dung. Cảm ơn các bạn đã cực nhọc đưa tôi đi.
                     


                     

                     

                     

                     

                    Thời gian trôi qua rất nhanh, tôi đã ở Toulouse gần ba tuần. Con gái tôi khuyến khích tôi đến Roma vì Roma chỉ cách Toulouse một giờ bay. Nhưng bạn tôi thì không còn thời gian để hướng làm hướng dẫn viên… Được biết tình hình ở đấy cũng không phải hoàn toàn an ninh, bạn không dám cho tôi đi một mình vì nhiều lý do, và lý do chính đáng nhất là sợ mất passport, rồi không thể quay về đúng thời gian vé máy bay đã mua.  Là một tin hữu công  giáo,vượt bao nhiêu đường xa đến nơi này mà không đến được Roma cũng là điều trăn trở. Hiệp sỹ bạn đã liên hệ  với bạn bè và cho tôi một thông tin hữu ích. Đó là địa chỉ liên lạc đến một cộng đoàn tu sĩ người Việt, tôi có thể đến đó an toàn với sự đón rước của họ, cũng như tôi có thể nghỉ dùng cơm với họ không sợ gặp khó khăn khi đi ra ngoài. Đó là Foyer Phát Diệm. Sau khi liên lạc nắm thông tin chắc chắn, tôi đặt phòng, và chồng bạn sốt sắng tìm vé máy bay giá rẻ cho tôi (đi về chưa đến 200euro).  Do thời gian không còn nhiều, tôi lên kế hoạch đến đó 4 hôm thôi.
                    Hiệp sỹ bạn cũng lo lắng gởi áo ấm, và ít thuốc tôi cần dùng , tôi cảm thấy mình thực hạnh phúc vì có những người bạn tốt.
                    Bạn Thanh tôi xưa nay không rành đường vì đi đâu cũng ông xã lo, lần này bạn phải lo đưa và đón tôi ở sân bay Toulouse đi Rome vì ông xã bạn bận đi làm. Thế là chúng tôi có một buổi tập dợt, để không đi nhầm và trể chuyến bay. Tôi bay ngày thứ hai, Chúa Nhật, chồng bạn chỡ chúng tôi đến sân bay, trước tiên là canh thời gian. Khi đến sân bay, anh hướng dẫn chúng tôi lên nơi giành cho chuyến bay đi, và hướng dẫn tôi link sắp hàng nhanh vì hành lý tôi không nhiều. Sau đó, anh dẫn chúng tôi xuống nơi hành khách về, để tôi không phải lóng ngóng khi trở lại từ Rome. Anh thật chu đáo. Sau cuộc diễn tập anh đưa chúng tôi đi một vòng , cho tôi tham quan nơi sản xuất máy bay Airbus. Một khu vực rộng lớn giành cho việc chế tạo máy bay. Chúng tôi cũng đi qua một bãi chứa máy bay nhiều tuổi giờ được nghỉ hưu với nhiều kiểu dáng. Dừng lại với một cự ly gần xem máy bay cất cánh và đáp, cũng vui. Khu vực chế tạo máy bay  rộng lớn, tiếp giáp với nó, hình như là khu nhà của công nhân thuộc hảng. Khi tan sở không biết thế nào, nhưng lúc chúng tôi di chuyển thì đường xá rất vắng vẻ. Người đi lại cũng hiếm, trẻ nít trên đường thì tuyệt đối là không thấy. Sau khi tham quan lhu vực hãng máy bay xong, chúng tôi đi về. Trên đường về ngang casino, chồng bạn hỏi tôi có muốn vào chơi không, tôi đùa bảo có. Thế là anh quẹo vào khu vực riêng của casino, nơi mà cách song bạc hơn hai cây số đã có bảo vệ đứng gác. Hôm ấy không biết là ngày gì, tổ chức gì, nhưng tôi thấy mấy chiếc xe đua mui trần bóng loáng, chạy với tốc độ cao vèo vèo trong đó, có lẽ là thử lửa trước khi vào cuộc đua. Quẹo vào sân chính thức của casino, có suối phun nước rất đẹp, anh nói trong này có đầy đủ, kể cả phòng nghỉ để đánh bài mệt nghỉ! Anh bảo vào chứ! Cả bọn cười, đùa chút cho vui, chúng tôi quay trở ra về nhà !
                    Do nỗi lo lắng mất mát giấy tờ tùy thân tôi đã tận dụng thời gian rãnh ở Toulouse móc một cái áo len ngắn tay có túi trong để giữ giấy tờ trong mình. Tuy nhiên tôi vẫn hồi họp vì sắp đến một nơi hoàn toàn xa lạ, không người quen biết. Tôi hoàn toàn không biết mình sẽ đi hướng nào để đến Rome khi không gặp người đón. Và nếu không liên lạc được với Foyer tôi phải làm sao. Nói chung hơi căng thẳng.
                     
                    Giờ khởi hành cũng đến. Bạn Thanh đưa tôi ra phi trường, và đi đúng bài bản mà chồng bạn đã hướng dẫn, cái khó là vào bên trong tôi có nắm bắt kịp được cổng nào để mà đi hay không? Vì chuyến bay phải đến thì mới biết cổng. Vào bên trong tôi lân la làm quen với những hành khách để biết ai sẽ đến Rome như tôi. Không may là lối check hành khách nhanh không nhiều hành lý lại không có người đi Rome, tôi rão mắt chung quanh để tìm vị trí các cổng, để khi chuyến bay lên vol. tôi có thể di chuyển nhanh chóng. Với những người quen đi ra ngoài, ngoại ngữ giỏi thì chắc không thành vấn đề, tôi thì cái gì cũng chỉ biết chút xíu nên có nhiều tình huống bất ngờ xảy ra mà mình không thể giải quyết. Khi tên chuyến bay của tôi hiện lên màn hình, tôi vội vã di chuyển về hướng mà tôi đã tìm hiểu, và thật sự, hành lang này rất dài. Cuối cùng, tôi cũng đi đến đúng cổng của mình, và vì là chuyến bay economy, nên chỉ cho phép mang theo một xách tay thôi, tôi phải dồn tất cả vào một. Lúc này tôi giống như một hiệp khách giang hồ, trên vai chỉ quảy một túi hành lý mặc dù nhà thì rất xa bên tận trời Nam. Thời gian một tiếng trôi qua rất nhanh. Máy bay đáp xuống phi trường Flumicino, cách Rome khoảng 35km, nếu đi bằng xe hơi, mất khoảng 45 phút . Theo hướng dẫn của các soeur ở Foyer Phát Diệm chúng ta có thể đi xe buýt từ phi trường đến trạm trung tâm, và từ đó đi metro về  trạm Cornelia, ở đó đi bộ về foyer mất 7 phút.… nhưng mọi thứ đều lạ lẳm làm sao dám đi một mình, nên tôi đành chọn cách năn nỉ Foyer cho người ra đón.
                    Cung đường Rome
                    Máy bay vừa đáp, mọi người theo link đi ra ngoài tôi cũng theo họ, đoạn đường cũng khá dài, nhưng đến một đoạn người này quẹo bên nay người kia quẹo bên kia tôi hơi rối. Thế là tôi phải đến bàn hướng dẫn hỏi lối ra. Cô hướng dẫn viên chỉ tôi đi thẳng, tôi đi qua một số gian hàng và thấy đến một cửa với đường xe chạy phía trước, tôi không thấy một rào chắn nào để phân biệt là đã ra khỏi hải quan chưa, tôi cũng chẳng thấy nhân viên an ninh nào kiểm soát lúc đi xuống. Cứ thế mà ra cửa sao? So sánh giữa sân bay đến của Việt Nam nhân viên an ninh đầy đặc người đón thì lúc nào cũng đông nghẹt cảm giác không quen thuộc lắm ! thế người đến đón sẽ đón ở đâu, hơi bối rối, tôi sợ đi sai cổng rồi lạc người đến đón. Được chồng hiệp sĩ trang bị cho chiếc điện thoại gọi liên thông Châu âu, tôi móc điện thoại ra để gọi cho Foyer. Nhưng tôi thấy một hai người cầm bảng tên, tôi dừng lại xem có tên mình không! Không có, thế là lại chuẩn bị gọi, nhưng ngay thời điểm đó có một chú đến hỏi tôi cô là cô T từ Toulouse sang phải không? Mừng quá, vậy là tôi không bị lạc rồi.  Chú đây là một tu sĩ mặc đồ thường phục, nên tôi gọi là thầy, thầy đưa tôi ra xe và chỡ về Foyer.
                    Foyer chỉ là một nhà nghỉ đơn giản cho khách hành hương, nằm ở số 45 trên đường Della Pineta Sacchetti. Đường xá ở đây cũng rất tốt, nhưng nhà  cửa thì lại đơn giản hơn ở Pháp. Đi hết xa lộ, vào phố xuyên qua những con đường lộ hẹp thỉnh thoảng lại chui qua những mái vòm có lẽ đường bên trên cũng rất ngộ nghỉnh. Và vì là vua bắt chuyện, nên tôi cũng trao đổi dễ dàng với thầy đón tôi, và được biết ông đã qua đây phục vụ lâu rồi. Tôi tìm hiểu sơ về đường đi nước bước, được biết nếu đến tòa thánh Vatican thì không xa, nhưng nếu muốn đi đến đền thánh Phanxico thì rất xa, có khi phải đi cả ngày. Như vậy, thời gian tôi ở đây không đủ cho những chuyến tham quan như vậy, thật tiếc!
                    Xe dừng trước một cánh cổng lớn, cửa mở chúng tôi vào sân trong, một ngôi nhà tương đối to chắc cũng phải trên trăm phòng. Và tôi vào đấy gặp soeur quản lý. Sau khi xem Passport, bà trả lại cho tôi giữ và hướng dẫn tôi vào phòng của mình. Bà hỏi tôi định đi tham quan thế nào, tôi nói tôi không biết gì hết, chỉ mong các bà hướng dẫn giúp đỡ. Bà nói lấy làm tiếc là khách hôm nay đã ra về gần hết , nếu không bà sẽ giới thiệu cho tôi tháp tùng. Tôi cũng lấy làm tiếc nhưng đã đến đây rồi, mọi việc Chúa sẽ sắp xếp.
                    Vào phòng, sử dụng wifi để liên lạc với hai bạn, báo đến nơi an toàn. Chưa nói dứt chuyện thì có tiếng gỏ cửa phòng.  Bà Soeur đến báo với tôi, có một cậu sinh viên ngày mai thì đi về  Pháp rồi, nhưng hôm nay cậu vừa về từ Vatican và sẽ đi loanh quanh nữa, tôi có muốn đi theo cho biết đường không? May mắn cho tôi quá, tôi nhận lời và vội vã xuống nhà theo chân cậu ấy. Cậu  là người Việt du học và làm việc ở Nantes (Pháp), đi chơi hè ở đây là hôm cuối. Bà Soeur đưa cho tôi một thẻ 6 euro có thể dùng đi Metro hay xe buýt trong vòng 24 tiếng đồng hồ. Chúng tôi ra khỏi nhà đi bộ một khoảng 20m, cậu ấy hỏi tôi muốn đi xe buýt không, chỉ cách hai trạm thì đến Metro. Tôi nói tùy cậu tôi đi thế nào cũng được, thế là hai cô cháu đi bộ vì cậu nói thời gian chờ xe đủ để mình đến trạm Metro. Đi khoảng 300 mét chúng tôi ra đường lớn và đi thêm một đổi nữa thì đến trạm Cornelia . Hầm ở đây thì không đẹp như ở Paris hay Toulouse, lối đi hẹp, và xuống chắc cũng phải ba bốn tầng gì đó, ở đó chúng tôi quẹt thẻ để qua rào và chờ tàu điện. Ở đây  chỉ có hai tuyến tàu điện nên không sợ lạc như ở Paris. Cậu nói với tôi, mình đi qua ba trạm, đến trạm thứ tư là cô xuống cháu đi tiếp, vì cháu đã  tham quan Vatican, do hết pin, cháu về lấy pin sạc và đi xem tiếp ở đài phun nước Travis, sau đó cháu sẽ quay lại đón cô ở Vatican, cô có mang đồng hồ không? Đồng hồ thì trong phone có nhưng hẹn thế mà biết có gặp được nhau không, thôi cháu cho cô đi theo đến đài phun nước Trevi để tham quan luôn và khi về thì ghé qua Vatican cho cô biết chỗ, sáng hôm sau cô đi một mình. Đồng ý ! Thế là thay vì xuống trạm Ottaviano, chúng tôi đi gần cuối đường Metro xuống ở trạm Berbini. Hạnh, tên cậu Sv hướng dẫn tôi đi đã tìm hiểu sơ đường đi, nên khi xuống trạm, cậu dẫn tôi đi qua một con phố tên Delle Triton, đến một quảng trường tương đối rộng gọi là Quarto Fontane, theo lề trái nhìn sang một hẻm nhỏ tên là Avignonessi. Con hẽm be bé nếu đi một mình chắc tôi không dám đi. Quẹo trái ở Dei Serviti xuyên qua del Trafro lúc đó chúng tôi hơi bí lối không biết phải đi tiếp thế nào nữa. Nhưng từ bên kia đường tôi thấy đoàn người lủ lượt đi ra, tôi nói với Hạnh, chắc hướng đó.
                    Thế là chúng tôi băng qua đường đi vào lối mà người ta thoát ra. Đó là đường Arcione , đường cũng hẹp thôi, nhưng bên lề đường có những tiệm ăn họ bày bàn ra ngoài, rất lịch sự, sạch sẽ, với menu để bên cửa. Cũng có một chợ nhỏ bán trái cây ở quãng trống.  Hết Arcione thì đến Lavator và cuối nơi này chúng tôi đã thấy đông đảo người bao quanh suối phun Trevi. Một công trình kiến trúc nghệ thuật, có những bức tượng cổ thời la mã, người ta thường đến đây quăng đồng tiền xuống để nguyện ước một điều gì đó, rất tiếc là lúc này tôi và Hạnh không thể quăng đồng tiền để ước điều gì, vì suối phun đã dừng hoạt động cho công trình tu sửa. Tuy nhiên, mọi người vẫn bu quanh chụp ảnh, và những người bán đồ lưu niệm vẫn bày bán hàng ở đấy.   
                    Mặc dù không được chiêm ngưỡng vẽ thần bí của nó, nhưng chúng tôi cũng được biết qua địa điểm nổi tiếng này, hai cô cháu quay ngược về trạm Metro để về đền Vatican.
                    Do đi theo Hạnh nên tôi không phải tập trung tinh thần lắm, và đến trạm Ottaviano, chúng tôi lên mặt đất. Con đường vắt ngang cửa hầm M_ Ottaviano đi về phía trái là đường đến tòa thánh Vatican, chúng tôi đi qua hai ngã tư, một ngã ba thì đến một quảng trường to, người ta bày bán vật lưu niệm, thức uống…  Ở đây rất đông đúc. Trên đường đi ngoài khách du lịch chúng tôi thấy nhiều nhóm tu sĩ, nam nữ với nhiều đồng phục khác nhau chứng tỏ họ từ nhiều cộng đoàn từ nhiều nơi trên thế giới tựu về có thể đếm hàng mấy chục cộng đoàn. Từ quảng trường băng qua bên kia đường, dòng người nườm nượp như trẩy hội, hình như lúc nào cũng đông đảo như thế. Tôi đã thấy vách thành tòa thánh. Một toán lính Ý có vũ trang ôm súng giữ gìn an ninh vòng ngoài cho tòa thánh. Chúng tôi bước vào khu chỉ cho đi bộ. Đường rất rộng nhưng không trống. Đi được một quãng chúng tôi thấy bên phải có một cánh cổng cũng được canh gác nghiêm nhặt nhưng lính gác ở đây lại mặc sắc phục khác, đây là lính chuyên biệt của Thụy sỹ huấn luyện và cung cấp cho việc bảo vệ bên trong tòa thánh. Đây cũng là Ngân hàng Vatican.  Đi thêm một chút nữa, chúng tôi bước vào cổng tòa thánh. Trời đã bắt đầu chuyển tối, sửng sờ trước những quy mô của tòa thánh, tôi mê say chụp ảnh, Hạnh cũng vậy. Với kiến trúc vòm  thời la mã cổ của nhà thờ chính, với đường dẫn hình cánh cung và những hàng cột to nối nhau hàng mấy trăm mét, với những bức tượng được đặt trên nóc hành lang cánh cung tăng vẽ uy nghi cho kiến trúc. Mặt trời lặn, đèn được thắp lên tạo thêm vẻ thần bí cho khu đến thánh. Tôi không biết bắt đầu từ đâu, chụp cái gì, vì cái gì cũng đẹp cả. Loay quay một lúc, tôi phát hiện ra mình mất dấu Hạnh. Thôi chết rồi, làm sao về nhà. Tôi bắt đầu lo và không dám di chuyển xa chỗ ban đầu nữa, hai người mới quen, tôi cũng không nhớ mặt Hạnh cho lắm, Hạnh thì cầm một máy ảnh canon to là điểm để nhận, nhưng hình như ở đấy có nhiều người cầm máy ảnh như thế đấy, điện thoại thì có số nhau đâu! Bóng tối lại tối hơn và người thì dày đặt … Đây là chiều đầu tiên tôi đặt chân đến Rome !!!
                    Mãi một lúc sau tôi thấy Hạnh quay trở lại, cậu ấy xin lỗi vì mãi mê chụp ảnh. Mừng quá, thế là không phải hỏi police đường về nhà nghỉ. Hạnh và tôi chụp thêm mấy tấm ảnh nữa rồi ra về cho kịp Metro.
                    Tôi lại có người bạn nhỏ mới . Hai cô cháu về ăn cơm tối cùng nhau và trao đổi email để chuyển hình cho nhau. Hạnh nói, sáng mai cháu đi về rồi, cô cứ thế ra Metro, rồi lên ở Ottaviano là được rồi. Tôi mường tượng được con đường, và tôi nghĩ tôi có thể đi lại đó một mình. Cảm ơn Hạnh đã giúp đỡ và tôi chào cậu ấy trước vì sợ sáng không có dịp gặp.
                    Thích thú đầu tiên của tôi ở Foyer này là tôi có thể dự lễ sáng sớm ngay trong foyer, 5 giờ sáng các Soeur đã dậy và đi vào cuối dãy nơi đó có một nhà nguyện nhỏ, không khí thật trang nghiêm và chúng tôi dự lễ misa ở đó. Tan lể các soeur dọn thức ăn sáng cho tôi, tôi lại gặp Hạnh, sau một lúc chuyện trò, Hạnh bảo sẽ trở qua tòa thánh Vatican một lần nữa vì chưa đả. Hạnh hỏi tôi có muốn đi chung thì cậu ấy lại dẫn đi, một soeur trẻ hỏi, có kịp thời gian cho chuyến bay không? Hạnh đáp, không sao, máy bay sẽ chờ em! Thế là giao kèo, tôi đi chung với Hạnh đến tòa thánh một lần nữa, và đến giờ Hạnh ra sân bay, tôi ở lại về sau. Đối với tôi như thế là quá đủ. Tôi vội vả lên lấy đồ nghề, hai cô cháu lại đi chung thêm một lần nữa. Vẫn là con đường hôm qua đã đi, Hạnh nói, mình có thể đi xe buýt đến đó, nhưng nhiều khi kẹt xe mất cả tiếng đồng hồ, nên đi metro cho nhanh. Buổi sáng tại tòa thánh có một nét đẹp riêng, nó mang một nét gì đó mênh mang, hùng vĩ. Người cũng như hôm qua, càng lúc càng đông, ngoài những lính gác vòng ngoài, bên trong còn có cảnh sát. Họ di chuyển trên những chiếc xe  điện chạy chậm vòng quanh sân tòa thánh vì rất lớn để kịp thời giải quyết những vấn đề bất cập xảy ra. Hạnh dẫn tôi đến một bảng thông báo ở cổng trong. Bảng ghi thời gian cho vào viếng nhà thờ là 1g30. Hạnh nói, cháu phải đi sớm, cô ở lại xem xếp hàng để vào trong, khi vào gần bên trong, sẽ có mấy chốt kiểm tra hành lý . Kiểm tra xong, mình vào tham quan thoải mái. Hai cô cháu lại chụp giúp nhau lưu niệm, và hai phó nhòm lại đi tìm cảnh quang cho riêng mình, độ 9 giờ, tôi nhắc Hạnh lên đường, và Hạnh cũng đã thu xếp để đi cho đúng giờ. Hai cô cháu chia tay. Tôi thật biết ơn sự giúp đỡ của Hạnh, Hạnh đã giúp tôi yên tâm đi lại trong giây phút đầu, điều mà tôi tưởng tôi phải tự mầy mò. Máy tôi có thể selffi, thế là tôi sellfi mình với tòa thánh, thích vô cùng.Tôi rảo quanh để xem hoạt động của mọi người. ngay góc  hình cánh cung, hai bà soeur mặc áo xanh đội mũ viềng xanh có thể là dòng Mẹ Teresa Calquitta, họ đang đọc kinh không quan tâm đến mọi người chung quanh , kia là một nhóm giáo sĩ đang chụp hình lưu niệm _ (tôi có dịp làm hiệp sĩ chụp hộ cho cả nhóm họ), nọ là những nhóm bạn bè tụ họp với nhau bàn luận nọ kia. Chỉ có tôi là một mình giữa chốn đông đúc này. Và nếu nghĩ xa hơn một chút là một mình giữa bầu trời Ý ! Không vấn đề gì, đôi khi tôi thích thế ! Tôi tận dụng thời gian đọc kinh, cầu nguyện, và thu hết những góc đẹp mà tôi thích. Buổi sáng, trước khi đi tôi có đem theo mẫu bánh ngọt bạn mua cho từ Toulouse, tôi có thể dùng nó cho buổi trưa, nhưng khát nước, tôi phải ra phố để tìm nước uống. Thấy một gian hàng nước lớn, tôi lại hỏi mua coca cola, nhưng họ nói giá mắc quá, tôi chọn cách đi vào một cửa hiệu đàng hoàng trong phố, và mua thì giá chỉ bằng phân nữa. Ở đây cũng bán đồ lưu niệm, nên tôi chọn mua một sâu chuỗi cho bạn, và tôi trở lại cổng mua chiếc áo thun có in hình Rome cho con trai, coi như là xong cho việc mua sắm. Lúc bấy giờ khoảng 11g30, tôi thấy mọi người bắt đầu xếp hàng, tôi làm đuôi theo họ. Lúc đó chắc khoảng mươi người. Nhưng chẳng bao lâu cái đuôi như rồng rắn và mọi người sẳn sàng đứng giữa trời nắng để giữ chỗ  để có thể vào được bên trong đền thánh. Cái đuôi càng lúc càng dài từ cánh cung bên này kéo qua khoảng trống mênh mông nối với cánh cung bên kia và không biết chấm dứt ở đâu. Cũng có một vài người chen ngang, và thường là họ không cho phép. Khoảng 2 giờ, chúng tôi mới được kiểm tra cho vào . Qua hàng rào kiểm tra an ninh, mọi người thoải mái vào trong. Những anh lính Thụy sỹ đứng nghiêm hàng giờ trước các cổng. Ai muốn tham quan bảo tàng thì phải xếp hàng mua vé, ai tham quan đền thánh thôi thì có thể tiến thẳng vào trong.
                    Đền thánh Phero với mái vòm cao ngút kết hợp nhiều họa tiết , với hoa văn sáng chói rực rở, nền lót đá bóng loáng, với những bức tượng to lớn nhưng tỉ mỉ đẹp tuyệt vời. Cung thánh rộng bao la, với một vòm bàn thờ bằng gổ được tiện rất công phu. Để di chuyển, dời đổi sắp xếp mọi thứ trong đó người ta phải dùng xe điện vì rất rộng lớn. Mặc dù đã nghĩ về một trung tâm điều hành công giáo toàn cầu nguy nga tráng lệ, nhưng sẽ không nghĩ ra chỉ có tận mắt chứng kiến, hai chữ : quá tuyệt !
                    Hai bên cánh bàn thờ chính là hai mộ của hai Đức Giáo Hoàng được lộng kiếng, Đường giữa đi vào cũng là phần mộ của các đời giáo hoàng. Cánh phải, cánh trái của đền thánh được trưng bày nhiều ảnh tượng là những kiệt tác của những kiến trúc sư, họa sĩ danh tiếng. Nhiều bàn thờ chung quanh đền thánh, người ta có thể  tùy nghi cầu nguyện. Say sưa với những công trình điêu khắc, họa … trong đền thánh Phero tôi muốn chia sẻ cùng các bạn mình ở nhà và cứ thế, chụp … quay mà không thể hết được góc cạnh. Thời gian lại điểm, tôi phải trở về trước bốn giờ vì chiếc thẻ metro của tôi chỉ còn hiệu lực đến 4 giờ, tôi thì lại không biết cách mua thẻ. Phải trở về thôi. Bước ra khỏi đền mà tiếc nuối không nguôi vì tôi biết khó có cơ hội để quay trở lại một lần nữa. Vội vàng ra hầm để bắt Metro về Foyer, tôi  về đến nơi thì cũng đã 5 giờ chiều. Tắm rửa xong xuôi tôi lại xuống nhà ăn dùng cơm. Hôm sau  là ngày Chúa Nhật. Tôi lại xuống nhà nguyện tham dự thánh lể… và buổi ăn sáng hôm đó hai soeur trẻ hỏi tôi, cô định hôm nay đi đâu . Tôi đáp, tôi thì muốn đi nhiều nơi lắm, nhưng chẳng biết đâu là đâu! Hai Soeur bảo hôm nay chúng con nghỉ được phép đi mua sắm. Nếu cô muốn, chúng con sẽ dẫn cô đi thăm đền thánh Giovanni in Laterano, thuộc địa phận Ý (không thuộc Rome). Tôi lại bắt được vàng, thế là chuẩn bị theo hai Soeur ra phố, tôi lấy thêm một thẻ metro, lần này chúng tôi bắt xe điện  từ Cornelia đến trạm San  Giovanni. Cũng là trao đổi cho vui, tôi kể hai Soeur trẻ nghe tâm trạng hồi hộp của tôi khi vừa xuống máy bay ở Flucimino, lúc tôi không tìm thấy người đón cầm bảng tên mình. Hai soeur trẻ phá lên cười, bảo tôi, thầy ấy khi đi đón ai rất ngại cầm bảng tên, nên nhóm nào muốn thầy đón thì phải tự cầm bảng tên của nhóm rồi thầy sẽ nhận diện… cũng là một chuyện tiếu bên lề ! Lên trạm tôi thấy một bức tường thành giăng ngang, đây là ranh giới để vào Laterano. Đi qua cửa cổng  tường thành dài, phía bên trái tôi thấy ngôi nhà thờ rộng lớn sừng sửng trước mắt, kiến trúc trực diện thì đơn giản thôi, đấy là đền thánh Giovanni in Laterano dước sự quản lý của hội thánh Ytaly không thuộc Roma. Bên trong ngôi đền cũng vô cùng lộng lẩy với sân đền bóng loáng, những tượng thánh to oai vệ ngự trị quanh đền, và ngay giữa cung thánh có một lối đi xuống tầng hầm, nơi đó chủ tế đi từ dưới lên dâng lễ, vòm nhà thờ rất cao, cột nhà thờ cũng to lớn thể hiện sự vững chắc theo thời gian. Bên trong linh mục làm lễ, một phần bên ngoài mọi người tự do tham quan trong sự im lặng, tề chỉnh. Tôi được biết mỗi năm Đức giáo hoàng đến đây làm lễ một lần. Tôi đi lượt qua một vòng, cầu nguyện, rồi ra ngoài vì không có thời gian… băng qua đám sân để qua lộ Piazza di Port  San Giovanni  sang bên kia đường, nơi có một tòa nhà đơn sơ, nhưng trong đó có đặt những bực thang thánh , những lưu niệm về những bực thang Chúa Giêsu đã bước qua khi đi chịu khổ hình được mang về từ Do Thái, và nơi đó được gọi là đền thờ Cala Santa . Mọi người quỳ từng bậc tháng để cầu nguyện  và lên đến đỉnh điểm, chúng tôi chỉ quỳ gối nơi đó và khấn nguyện một chút. Tiếp theo chúng tôi đi sâu vào bên trong thành đến một quảng trường cũng rộng, có một bút tháp cao vút lên không, đó là chiến lợi phẩm của Pháp khi chiến thắng Ai cập. (Obelisco) Đến đây, chúng tôi không biết đường đi tiếp đến đấu trường Colleseum, thế là một soeur phải đến hỏi thăm anh lính Ý đang bồng súng đứng gác nơi đó. Thời gian chúng tôi đi là nhóm khủng bố đang khởi động  chiến dịch, nên đâu đâu cũng có quân đội và cảnh sát trông chừng nhất là những nơi trọng yếu, những nơi có bề dày lịch sử hoặc nhiều người tham quan.
                    Được hướng dẫn, cũng là con đường đó (Piazza di Port San Giovanni) chúng tôi đi khoảng 10 phút thì thấy đấu trường Colossseum. Một bức tường thành cong sừng sửng giữa phố. Một phần tường bị đổ nát, và lúc chúng tôi đến người ta cũng đang tu sửa. đầu trường thành hình tròn, tường cao với bên dưới là những chuồng mà ngày xưa người ta chứa hổ dử hoặc sư tử. Chính giữa đấu trường là nơi các đấu sĩ phải chiến đấu với thú dử, vua quan, quý tộc ở trên tầng cao nhìn xuống. Nhóm cai trị cũng dùng nơi đây để xử chết những người không tuân theo lệnh họ. Hôm ấy là ngày lễ hội của nhóm quân nhân Ý, họ mặc quân phục, trang bị nón với những chiếc lông gà. Đi tuần hành với giàn nhạc từ Colosseum về trung tâm rất nhộn nhịp . Chúng tôi cũng tháp tùng theo họ. Con đường dẫn đến trung tâm rộng lớn, bên kia đường thỉnh thoảng có những người mướn xe trượt trên đường đi cho nhanh, họ là những người trẻ. Hai bên đường những khu phố cổ được bảo tồn với nét đẹp thật quyến rủ dù cũ kỉ . Với những vách thành bằng gạch đỏ, kéo dài hàng 100m , quay lại thành khối, và một hoặc hai chóp tròn vươn lên bầu trời tạo vẽ huyền bí. Hai bên đường là hàng cây cao nhưng được tỉa tót cẩn thận kết hợp hài hòa với những dãy nhà cổ làm thành một bức tranh tuyệt mỹ. Một vài tòa nhà đã xuống cấp và đang được phục chế. Chúng tôi đi một đoạn cũng khá xa đến cuối đường thì gặp một góc đường rộng với những khối nhà quây quần không kém phần uy nghi. Vẫn là phong cách âu châu cổ với những ngôi nhà tháp tròn vương lên nhưng là màu đỏ thay vì ở Paris là màu đen, xám. .. khung cảnh vui hơn !
                    Chúng tôi đứng trước một ngôi nhà to có đặt mấy tượng chiến sỹ thời xưa, nơi đây là nơi ghi công các chiến binh Ý Victoriano Alta Della Patria ( Piazza Venezia
                     
                            
                     

                    Sau khi chụp ảnh quanh đây xong, chúng tôi quay trở lại để tìm đường qua nhà thờ Đức Bà cả, sau vài lần thăm hỏi chúng tôi rẻ qua đường Largo Corrado Ricci, đi một đoạn khá dài,băng ngang một hẽm nhỏ để đến nhà thờ Đức Bà Cả (Santa Maria Maggiore) Nhà thờ một mặt nằm trên via Gioberty, và từ đó đi thẳng xuống sẽ gặp nhà gar Termini . Mỗi nhà thờ có một nét đẹp riêng, nhà thờ nào cũng hoành tráng, công phu.  Nhà ga Termini hiện ra trước mắt tôi, đây là một ga xe lửa mà từ đây chúng ta có thể đi sang các nước lân cận. Tôi biết ra, nếu tôi đáp chuyến bay đến Flumciano, tôi có thể ngồi xe buýt đến đây và đi xuống hầm chọn xe điện về Cornelia, xét ra cũng không phức tạp lắm. Cũng như những ga khác ở Pháp, ga này vẫn bày bán quần áo, hàng ăn uống, cà phê, đồ lưu niệm. Bây giờ là 12g  trưa chúng tôi không về Cornela mà ghé Vatican, thông thường, giờ này là Đức Giáo Hoàng ra cửa sổ chào du khách và Giáo Dân, hai Soeur muốn cùng tôi chờ Đức Giáo Hoàng ra, nhưng do thiếu thông tin, hai Soeur không biết là lúc này Đức Giáo Hoàng đang đi viếng thăm Cuba. Tôi tuy biết sơ nhưng cũng hy vọng dịp may Giáo Hoàng về sớm! Sự thật thì chuyện đó khó thể xảy ra nên chờ quá giờ cũng không tăm hơi gì, các Sơ kêu tôi ở lại tham quan tiếp, các soeur phải về, nhưng tôi quyết định về chung để nghỉ ngơi chút, và buổi chiều sẽ đi chỗ khác vì tôi không đủ thời gian. Thế là ba chúng tôi ra hướng công trường xuôi về góc phố đón xe buýt. Xe buýt đưa chúng tôi về ngay foyer, tôi được hai soeur mời dùng cơm chung… cũng vui. Được hai Seour cho biết nhà thờ thánh Phaolo ở ngoại thành cũng dễ đi lắm, chỉ cần đón xe buýt đi ngang đó, hơn nửa tiếng, đi bộ vào rồi ra đón xe buýt là về.
                    Nghe thích quá, tôi quyết đinh phiêu lưu một chuyến. Sau khi hỏi lại thầy … với lời khuyên nếu lạc thì cứ gọi taxi và đưa địa chỉ thì họ sẽ chỡ tới, tôi yên tâm quảy gói … Tôi viết địa chỉ lên giấy cho yên tâm nhỡ hỏi mà tài xế không biết. Lại đi bộ ra Cornelia vì bãi xe buýt ở đó. Tôi chờ  đúng số xe buýt được hướng dẫn và lên. Tôi quan sát mọi người xem họ trình vé thế nào. Nhưng tôi chẳng thấy ai trình vé cả! Tôi cầm vé trên tay, để chờ ai đó check vé làm theo, nhưng không ai trình cả, tôi vẫn chưa hiểu, và sau này tôi được biết, nếu không trình vé mà bị soát thì có thể phạt nặng …) Xe chạy đoạn đầu thì tôi không để ý vì tôi biết chặng đường mình đi khoảng 45 phút, do đó tôi nhìn hai bên phố để quan sát, xe đi qua những khu cư dân được phân biệt theo số thứ tự  là quatiere 1, 2 ... Mỗi lần sắp đến trạm nào đó thì bảng điện hiện tên trạm lên. Xe chạy càng lúc càng xa thành phố, thời gian cũng hơi lâu, tôi bắt đầu căng thẳng chăm chú nhìn bảng điện để xem chừng nào thì tới để xuống . Nhưng bảng điện chỉ hiện lên những tên không quen thuộc và mọi người xuống dần dần còn một vài người thôi . Tôi hơi lo lắng . Cuối cùng xe dừng lại, mọi người xuống hết chỉ còn mình tôi, và tài xế cũng xuống luôn! Thế này là thế nào, chết rồi, chẳng nhẻ qua trạm cần xuống và đây là trạm chót hay sao! Nhưng tôi nhớ mình không bỏ sót một tên trạm nào cả. Tôi nghĩ, nếu đây là trạm chót, thì lại chờ quay về thôi. Còn như đây là chỗ dừng chân thì nó sẽ chạy tiếp, nhưng như vậy còn bao lâu mới tới? Tôi xuống xe, tìm tài xế và hỏi họ về nơi tôi muốn đến. Ông tài xế khác người Ý đến đổi ca, kêu tôi lên xe ngồi đi chút ổng chỡ đi ngang đó. Độ 5 phút sau, xe bắt đầu chuyển bánh. Tôi nghĩ nếu xe quay trở lại có nghĩa là lúc nảy tôi bỏ qua trạm. Nếu xe chạy tiếp có nghĩa là còn một đoạn nữa mới đến. Xe không quay lại đường đến lúc nảy mà đi bằng đường khác, như vậy tôi phải tập trung xem bảng điện tiếp để xuống . Xe chạy càng lúc càng  xa , nhưng tôi vẫn chưa tìm thấy tên của đền thánh Phaolo, trời càng lúc càng tối. Lúc đó tôi bắt đầu lo lắng, nếu xe  đến cuối trạm ở một nơi nào xa xôi làm sao tôi có thể trở về kịp vì có thể đây là chuyến chót. Xe qua hết khu phố này đến cánh đồng nọ, nhưng tôi không còn tâm trí để ngắm cảnh. Ban đầu tôi không dám hỏi linh tinh vì sợ gặp người xấu biết mình từ xa đến. Nhưng thời gian không cho phép tôi phải hỏi thôi. Tôi hỏi một bà người Ý nơi tôi muốn xuống, nhưng bà không biết. Thấy một cô gái dẫn con mặt rất Việt, tôi hỏi cho dễ , cô gái cũng không biết, và cô ấy là người Thái Lan…! Đi thêm một chút nữa tôi thấy bảng điện hiện lên chữ San Palio, tôi nghĩ có phải ở đây không? Nhưng nếu không phải, tôi xuống xe rồi không còn xe để đón đi  về thì làm sao! Thôi đành ngồi chịu trận.  Mãi một lúc bảng điện lại hiện lên những tên dễ nhớ mà tôi đã đọc trướcđó … và tôi nhận ra nơi này mình đã đi qua.  Khung cảnh ban đầu được quan sát trở về với tôi. Tôi cảm thấy yên tâm phần nào. Đúc kết tôi hiểu, lúc xe quay về nó đã đánh một vòng cua khác, nên không quay lại đường cũ, và đấy là điều làm cho tôi không thể nhận ra. Cuối cùng bảng ranh giới Cornellia xuất hiện, tôi biết mình đã nghĩ đúng, và không còn gì phải lo lắng. Xem như tôi đã đi một vòng ra ngoại ô của Ý vào buổi chiều hôm đó, chỉ tiếc là không được yên tâm nên không ngắm nghía gì cả. Nếu có lần sau tôi sẽ đi vào sáng sớm, và dừng đâu đó nếu thích, sau đó lại đón xe đi tiếp.
                    Về foyer kể cho mọi người nghe ai cũng phải cười.
                    Trưa hôm sau là tôi phải về Toulouse, sáng hôm đó tôi không dám đi lang thang nữa vì sợ những tình huống bất ngờ sẽ làm trể chuyến bay. Tôi đi vòng vòng sân foyer, ngắm những cây hồng trỉu quả, vườn rau nhiệt đới của Foyer, và cây cối trong sân. Vì là du khách đến từ Việt Nam, tôi được bớt 10% tiền phòng, tiền ăn thì tôi ăn 4 suất nhưng chỉ tính tiền 3 suất thôi. Cũng là ưu đãi. Đến giờ, thầy dòng … lại chỡ tôi ra sân bay, thầy đưa tôi tận vào bên trong nơi kiểm tra hành lý. Tôi không phải sợ lóng ngóng gì cả. Sau khi kiểm tra xong tôi chỉ việc theo dõi bảng hướng dẫn cổng bay … Cũng là một chút kinh nghiệm.
                    Bạn đã đến đón tôi ở sân bay Toulouse đúng giờ, và do đã thực tập chúng tôi chờ nhau đúng chỗ. Giấc mơ Roma của tôi đã hoàn thành.

                     

                     

                     

                     

                     

                     
                     
                     
                    Chuyến tham quan cuối ở Toulouse của tôi là chuyến đi thuyền trên sông từ Pont neuf coeurs qua một khúc sông rộng rồi quẹo vào kênh Midi, chiếc thuyền đi qua một con kênh giữa hai con phố, chúng tôi được ngắm mấy gian nhà mà trước đây là hảng thuốc lá giờ đã đóng cửa, chúng tôi cũng đi qua một trường đại học. Đi sâu vào bên trong  quẹo vào một cửa lớn, nơi hội tụ mấy dòng kênh. Theo như người hướng dân trên tàu, thì con kênh này được hình thành với mục đích hổ trợ quân sự giữa Pháp và nước láng giềng trong thời chiến tranh. Bờ kênh luôn có cây cối mát mẻ, nên việc đi thuyền trên sông cho ta cảm giác thoải mái. Tôi lại liên tưởng đến những con kênh của Sài Gòn, như Nhiêu Lộc, Tàu hủ, nếu được xây dựng sạch, đẹp và phát triển ngành du lịch trên sông, tôi nghĩ không chỉ là du khách nước ngoài mà cả người dân trong  nước cũng có nhu cầu thưởng ngoạn theo sông.
                    Một tháng trôi qua rất nhanh, thắm thoát tôi đã hết thời gian ở Toulouse, bạn tôi rủ mấy chị em diện áo dài ăn cơm, chụp ảnh … nghe cũng vui thế là chúng tôi đóng bộ, ăn cơm để chụp ảnh. Đấy là những bức ảnh để đời!
                    Chuyến này bạn không đưa tôi về Paris vì đã có chị, chị sẽ đưa tôi về và dẫn dắt tôi đoạn sau.
                    Bao nhiêu năm nay tôi và bạn vẫn liên hệ với nhau, thân thiết với nhau, nhưng khoảng cách không gian và thời gian vẫn tạo cảm giác thiếu thiếu gì đó. Qua những tháng ngày dạo chơi cùng nhau , sống cùng nhau trong  một mái nhà tình thân nghe thân hơn, và ký ức này sẽ giúp tôi gần gủi với bạn hơn khi sau này nói chuyện cùng nhau qua mạng. Tôi sẽ hình dung được chỗ hai bạn ngồi ăn cơm,  uống cà phê sáng, hay ngồi trong phòng máy. ..Ngày cuối  vợ chồng bạn đưa tôi và chị ra sân ga thấy quyến luyến làm sao, nhưng cuộc vui nào rồi cũng phải tàn. Ở sân ga, chồng bạn không quên gọi cho cháu đón chúng tôi ở Paris cũng như đón tôi trong chuyến về từ Belgique sau đó. Anh ấy luôn chu đáo.
                    Chào Toulouse, chào con đường kênh Midi dễ thương và chào những người bạn mới quen ở đấy ! Và chào hai bạn thân mến của tôi.
                     
                     
                     
                     
                    <bài viết được chỉnh sửa lúc 10.10.2016 17:20:07 bởi Huyền Băng >
                    Attached Image(s)
                    #10
                      Huyền Băng 17.10.2016 15:12:17 (permalink)
                      Paris  _ Belgique


                      Trở lại  Paris với sự hướng dẫn của chị, tôi lại tiếp tục nghỉ ở nhà Bitou, Gấu em lại đến đón tôi đi dạo Paris thêm một lúc. Hai chị em ra nhà thờ Đức Bà, lần này tôi có cơ hội xếp hàng đi vào bên trong, và tôi tận mắt ngắm kỳ công của người dân ở đây khi xây dựng nhà thờ này. Theo lịch sử được ghi lại nhà thờ đã được quy hoạch trên bản vẽ từ năm 1163 do Giám mục Maurice de Sully quản lý việc xây cất và trải qua mấy thế kỷ với sự tiếp quản của nhiều đời giám mục sau đến 1800 mới thực sự hoàn thành. Kể từ lúc mới bắt đầu với những công cụ thô sơ vậy mà những đỉnh tháp cao vút đỉnh này đan xen đỉnh kia , uy nghi, sừng sửng trên bầu trời và nổi bật hơn khi đứng ngắm nhìn từ phía bờ sông. Công trình xây dựng được thiết kế chặt chẻ từ kiến trúc, đến cảnh quang chung quanh.  Cho người tham quan có cái nhìn toàn cảnh hoàn hảo và chi tiết , công phu… Trong nhà thờ, có một chỗ trao đổi đồng tiền lưu niệm, chúng ta có thể bỏ tiền vào máy và nhận tiền lưu niệm. Sau khi tham quan kỷ các nơi trong nhà thờ Đức Bà xong, hai chị em lại đi Metro về Saint Denis,  tham quan ngôi thánh đường với những phần mộ của các vua Chúa thời trước. Sau cuộc cách mạng Pháp một số bị phá bỏ, di dời, nhưng người ta đã phục chế lại... Ngôi thánh đường thênh thang giành cho vua chúa quan lại ngày xưa, với phía trên là cung thánh, và dưới hầm là phần mộ. .. Rất nhiều ảnh tượng được đúc theo hình ảnh các vua , hoàng hậu, công chúa các triều đại được đặt trên phần mộ, nhưng xác thì không biết thế nào! Tham quan xong, Gấu em đưa tôi trở lại Saint Ouen và em thì về nhà mình. Em mời tôi đến ăn cơm cùng gia đình em, nhưng tôi đã không còn thời gian, vì chiều hôm đó, tôi cùng chị hẹn làm món Bò lá lốp cho cháu ăn bù lại mấy hôm đi chơi bỏ cháu ở nhà một mình.  Bữa ăn cũng thật ấm cúng !
                      Hôm sau chị đưa tôi ra gare du Nord  để chuẩn bị chuyến đi Bruxelles . Bruxelles thuộc Bỉ  đất nước giáp ranh với Pháp. Hai vợ chồng em họ mua vé xe lửa cho tôi sang đấy chơi vì chỉ mất khoảng  tiếng rưởi đi từ Paris. Tiền tàu lúc đó mất 40eu mỗi bận sau khi trừ tiền giảm giá cho vé người lớn tuổi.  Do đó với những người lớn tuổi, nếu đi du lịch Châu Âu, chuẩn bị  trước loại vé cho người lớn tuổi, sẽ tiết kiệm được nhiều. Chị đưa tôi đi  xe buýt đến gare du Nord sau đó tìm cho tôi cổng, tàu và toa, tôi chỉ việc bước lên và vẩy chào chị, ( chị như một người chị ruột của em!).
                       Trong khoảng thời gian lưu trú tại Pháp, có mấy  vụ tình nghị khủng bố được phát hiện, trên những tuyến tàu xuyên Châu âu. Mọi người nhà bạn cứ ghẹo tôi là phải coi chừng …tôi cũng hơi lo lắng.
                      Bỉ là một nước gồm ba vùng  sử dụng ba loại ngôn ngữ, Flemmis nói tiếng Hà Lan, Cộng đồng Đức nói tiếng Đức, cộng đồng Pháp nói tiếng Pháp.
                      Ngồi trên tàu cạnh một người râu ria xồm xàm giống mấy tay khủng bố tôi cũng hơi ớn lạnh, không biết lúc nào là họ rút vủ khí ra đe dọa. .. Đến trạm gần biên giới Bỉ, một toán an ninh lên kiểm soát tàu, tôi thấy cũng yên bụng một chút. Và cũng may thời gian di chuyển trên tàu chẳng bao lâu, tàu đã đến nơi, tôi  được vợ chồng em họ đón ở sân ga, thật là vui. Hai người này lớn hơn tôi vài tuổi, và đã nghỉ hưu, họ mời tôi sang chơi lâu hơn nhưng vì không đủ thời gian nên tôi chỉ sang ít hôm. Lúc ấy trời đã về chiều, Alice và Leo đưa tôi vào trung tâm thành phố. Tranh thủ thời gian họ đưa tôi đến viếng viện bảo tàng vủ khí từ thời trung cổ của Bỉ. Chiếc xe chui xuống hầm xuyên qua bên dưới cánh cổng của viện bảo tàng. Sau đó vòng lại. Leo mua cho tôi chiếc bánh waffi e, bánh truyền thống của Bỉ thơm ngon nóng hổi. Tôi vừa đi vừa ăn như trẻ nít, hương vị của bánh rất tuyệt. Vào cổng viện bảo tàng, tầng dưới là nơi để những khẩu đại bác củ kỉ, những trái đạn tròn to, tầng trên là để gươm, giáo , áo giáp. Xưa giờ tôi chỉ thấy gươm giáo phương tây trong phim, nhưng ở đây nhìn bằng mắt thật, tôi mới thấy rỏ sự tinh xảo cũng như trọng lượng đáng kể của chúng, điều đòi hỏi một chiến sỹ phải thật lực lưỡng thì mới có thể sử dụng được.  Những cây giáo dài hơn hai thước, những bộ giáp sắt rất nặng bao bọc người cũng như đầu. cũng có vài bộ giáp cho trẻ em, chắc là con cháu của vua quan thời đó. Điều này chứng minh rằng người cổ của họ rất to lớn, và mạnh mẽ …
                       


                       
                      Lên tận nóc viện bảo tàng, tôi có thể nhìn cảnh vật xung quanh của Bruxelles  với tòa nhà hội nghị của Liên Minh Châu Âu, những khóm nhà được quy hoạch gọn gàng... Ngắm nhìn mọi thứ xong, chúng tôi lại xuống và ra ngoại ô, khung cảnh thật thanh bình ngôi  nhà gọn nhỏ nằm trong  sân cỏ với những bức tường gổ cao bao quanh , trời lạnh, cây cối tươi mát hơn, Leo mua thịt quay đến đây , nhà con trai của Leo để dùng cơm chung. Cậu em xuống bếp của con mình để nấu cơm, mãi lúc sau, con và dâu mới xong việc, chúng tôi tụ họp lại dùng cơm. Sau bữa cơm cả hai tranh thủ đưa tôi tham quan thành phố Bruxelles của Bỉ.
                      Vì là tối, khu phố yên vắng, trước  tiên chúng tôi dừng xe trong bãi gởi, và đi bộ ra khu phố cổ Grand Place , những ngôi nhà có kiến trúc Gothic với những tháp nhọn cao lên, nhìn từ xa chúng lung linh trang diện với những đèn trang trí xanh đỏ. Bên tường cao của một ngôi nhà, có một đồng hồ bằng cơ to, thỉnh thoảng  bánh xe đưa một hình nhân cầm búa thò ra, thụt vào chỉ giờ rất ngộ nghỉnh. Băng qua đường vào khu phố cổ tôi được chiêm ngưởng vẻ tráng lệ của chúng. Hôm ấy là ngày lể, có một cuộc trình diễn văn nghệ quần chúng ở khu trung tâm phố cổ, nơi hàng năm thường được trang trí thảm hoa  nổi tiếng của Bỉ. cảnh sát giữ an ninh khắp nơi, chúng tôi theo chân dòng người đi vào khán đài chính, nơi các ca sĩ đang trình diễn.  tôi nhoi nhoi lên để chụp ảnh, quay phim ,nhưng hình như chẳng được đạt lắm vì tiêu chuẩn thước tấc của tôi so với họ, những người Châu âu, thật  là không thể!.  Một số người có chủ đích trước, đi vào những quán cà phê quanh đó, chọn bàn trên cao để vừa uống nước vừa ngắm người ca cũng như người xem bao kín cả sân. Ba chúng tôi đi vào một quán bar, nơi mọi người có thể nhấp nháp một ly rượu hay uống một chút gì đó với một lò sưởi củi giã tạo ánh lửa bập bùng.
                       

                       

                      Đấy là ngày thứ nhất, chúng tôi rời nơi đó lúc 12 giờ.  Theo đường đại lộ, chúng tôi về nhà không xa lắm. Phòng ngủ giành cho tôi cũng đã tươm tất tôi có một ngày đầu tiên  vui vẻ trên đất Bỉ.


                       

                       
                       



                      Sáng hôm sau  uống cà phê xong, hai em lại dẫn tôi ra phố, đầu tiên là đến Place des Palais, một con đường rộng lớn, nhưng  không trải nhựa mà lót gạch. Một bên đường là một dinh thự  to, nơi đó đức vua dùng để tiếp khách . Đối  diện dinh thự là một công viên lớn, trước dùng cho vua quan, quý tộc, nhưng giờ thì được xem là nơi công cộng mọi người đều có thể ghé qua. Đi ngược về trung tâm sẽ bắt gặp bên phải là một ngôi nhà thờ mà các hoàng gia Bỉ làm lể cưới ở đấy và đi thẳng là tòa nhà Tư Pháp, đường ở đây rất rộng lớn, quảng trường cũng vậy.
                      Đa số mọi người đi lại bằng xe hơi, nên kiếm một chỗ đậu xe cũng không phải dễ. Cuối cùng thì chúng tôi cũng tìm được chỗ
                      Trước tiên chúng tôi đi vào khu trung tâm, len qua khu phố để đến với một chỗ ăn chơi lề đường. Một quán ốc bán ở gốc phố, rất đắc khách. Alice phải lấy phiếu và mua ba phần cho bọn tôi, trong khi đó tôi và Leo giữ chỗ “đứng” ở một góc sân nhà thờ đối diện.  Ở đây chỉ có ăn đứng, và đứng giữa trời nắng. Những cái bàn cao được xếp quanh sân, mọi người cứ từ từ giành chỗ và từ từ đợi đến phiên mình để nhận thức ăn nhâm nhi. Đấy cũng là một phong cách riêng không có ở Việt Nam.
                      Sau khi thưởng thức món ốc lề đường xong, chúng tôi đi qua khu trung tâm mua sắm, nơi trước đây chỉ giành cho hoàng gia. Ở đấy có những tiệm bán chocolate nổi tiếng của bỉ, hoặc những những món thời trang cao cấp. Thoát ra khỏi dãy nhà này, chúng tôi đi vào một khu phố hẹp,  nơi được xem là khu ăn uống, đặc biệt là con mule (vẹm) ,một loại sò giống như con chem chép của Việt Nam nhưng thân màu đen.
                       Đi cuối phố, băng qua một quảng trường thì đến tiệm ăn bún bò của một gia đình người Việt. Chúng tôi dùng trưa ở đây. Nói chung, thì dù Pháp hay Bỉ, cộng đồng người Việt vẫn có những món ăn truyền thống để gợi nhớ, cũng như có những nơi tụ họp những gương mặt Việt, dù không phải để nói chuyện nhưng cũng là tìm thấy một chút hơi ấm của quê hương. Sau khi ăn xong, Cậu em vội vả ra xe để bỏ thêm tiền chỗ đậu. Vì nếu thời gian đi lâu hơn thời gian mua vé đậu sẽ bị phạt. Tôi và cô em dâu tha thẩn trên phố, cô ấy giới thiệu cho tôi những nơi tham quan của du khách, hình ảnh một cậu bé đứng “bi bi” được dựng lên trong một góc phố để tưởng nhớ công của cậu khi tè lên quả bom làm quả bom nín nổ, và mọi người thoát chết (có thể chỉ là truyền thuyết …!)
                      Cũng trong một ngỏ phố, có một bức tượng nằm đấy là tượng Everhard T’serclaes, người ta tin tưởng sờ vào tượng sẽ đạt được điều nguyện ước, và theo năm tháng, bức tượng ấy bị hao mòn, cuối cùng người ta phải thay bức tượng ấy bằng một bức tượng khác, để trùng tu bức tượng cũ.
                      Cô em dâu nói, ở đây không có nhiều công trình kiến trúc lớn để tham quan như những nơi khác, chỉ là khu phố yên bình, với công viên, với cây xanh bóng mát. Tôi được dẫn đến một công viên nhỏ nhỏ, chủ đạo là hai bức tượng tướng lãnh của Bĩ vào thời xưa, và quanh vòng rào của công viên này là các tượng đại diện cho từng loại nghề nghiệp của người dân nơi đây, hình ảnh nào cũng tinh xảo. Công viên được trồng nhiều loài hoa đẹp, và thiết kế mỹ thuật, nằm trên  Rue de Regence. Đối diện với công viên là  ngôi nhà thờ Notre dame du Sablon. Ngôi nhà thờ cũng mang nét cổ kính thời trung cổ. Nhà thờ  bên trong có một tượng Đức Mẹ mặc áo vải, đội triều thiên cầm gậy rất sang trọng, ngôi nhà thờ này không sáng lắm, nhưng có một tượng Đức Mẹ đỡ Đức Chúa Giê su khi lâm chung rất sống động. Cuối nhà thờ có một nhà mồ, nơi đây để hài cốt của gia đình dã hiến tặng nhà thờ.
                      Đi một đổi chúng tôi đến Cathedrale  des Sts Michel et Gudule, một  nhà thờ lớn…. Phía trước nhà thờ cũng  là một công viên, nơi đây có đặt tượng của Đức vua Bỉ, chung quanh đấy rãi rác có những chiếc  ghế có thể nằm nghĩ cho người  du khách hay kẻ đi đường xa dừng chân trông rất thảnh thơi yên bình.  Quanh khu vực đó là ngân hàng, những tòa nhà tài chính…  Tôi lại được đưa ra ngoại ô, nơi mà đã có lần tổ chức hội nghị nguyên tử thế giới, và các nước đến tụ họp mỗi nước xây dựng một biểu tượng riêng. Với Bỉ, khối hình cầu khổng lồ Atomium. mô tả kết cấu nguyên tử được dựng lên rất cao, sau hội nghị vẫn được duy trì cho mọi người tham quan. Kế tiếp chúng tôi viếng thăm một ngôi nhà thờ rất lớn _ Basilica di Koekeberg,  ở đây do một kiến trúc sư nổi tiếng thiết kế, ngôi nhà thờ này vừa dài, vừa rộng chúng tôi phải đi đến 4 tầng thang máy mới lên đến đỉnh. Mặc dù đã củ kỷ rêu phong bên ngoài, nhưng bên trong thật nguy nga tráng lệ, với những cây phong cầm ở nhiều góc  cái trên cao , cái dưới thấp, tôi không thể đếm xiết. Hành lang hai bên hong nhà thờ rộng thênh thang, bóng mượt. Và những cột chống to phài hai ba người ôm. Những tượng ảnh có lẻ bằng đá cẩm thạch, bóng ngời uy nghi,vươn cao trong thánh đường. Nói chung nhìn sự đẹp đẻ trang trọng của nhà thờ, chúng ta cũng có thể đoán được thời hoàng kim của nó . Trên tầng thượng chúng ta có thể chiêm ngưởng cận cảnh hai tháp tròn khổng lồ … của đền thờ. Thật là một cơ may cho tôi được tiếp cận những kiến trúc cổ xưa nhưng lộng lẩy, để hiểu rõ hơn nền văn minh lâu đời của Châu Âu.
                       

                      Cũng trong chuyến đi này tôi được tham quan ngôi dinh thự của  vua Bỉ, và vườn thượng uyển phía trước dinh. Cũng là thoáng đảng, đẹp. Con đường này đi thêm một chút, sẽ đến một công viên rộng lớn đầy hoa cỏ, nơi đây học sinh có thể vui chơi cấm trại thoải mái, không phải mua vé vào cổng. Bên trong công viên có một ngôi đền cất theo kiểu Trung Hoa, và đối diện với nó là một ngôi nhà cổ cất theo văn hóa Nhật Bản, xem như nơi đây là chỗ giới thiệu về hai nền kiến trúc Châu Á  trong hoa cảnh Châu Âu.
                      Hôm sau là ngày Chúa Nhật, nhà Cậu em cách nhà thờ thánh Michelles chỉ độ 100 mét. Em dâu tuy không là tín đồ chính thức của đạo, nhưng sáng Chúa Nhật nào, cô cũng lên tầng bảy của cao ốc, giúp hai bà cụ trên 90 đi lễ. Tôi được rủ đi cùng lên thăm họ… Hai bà cụ tuy tuổi cao nhưng rất bặt thiệp, chỉ là thỉnh thoảng quên nhớ chút đỉnh. Và hoạt động chập chạp. Em dâu kiên nhẫn chờ hai bà chuẩn bị khăn áo, và dẫn đi xuống thang cũng như dìu đến nhà thờ. Tôi thêm cảm mến em vì nghĩa cử ấy. Giáo dân ở đây đông hơn giáo dân ở Saint Joshep mà tôi đã tham dự thánh lể ở Toulouse, và dân ở đây có vẽ sùng đạo hơn. Tan lễ, đưa hai bà cụ về xong chúng tôi tận dụng ngày cuối cùng của tôi ở đây bằng việc tham quan tiếp tục. Vợ chồng cậu em hỏi tôi, chị muốn thăm chốn đông vui hay chốn yên tịnh. Tôi bảo thích chỗ yên tịnh, với hoa cảnh, hay rừng rú gì cũng được. Thế là họ chỡ tôi đến khu công viên ngoại thành, nơi đây tôi thấy một công viên bạt ngàn. Xuống xe tại số 4 rue de Bemel, trước mặt tôi là một hồ  nước lớn , mấy con thiên nga đang bơi lội, thấy chúng tôi chúng dạn dỉ đến xin ăn rất thân thiện và một đàn vịt nước cũng bơi tới tranh ăn. Bên kia hồ những rặng cây xanh vươn mình lên bầu trời làm khung cảnh thêm phần thơ mộng. công viên thiết kế như một khu đồi và thung lủng, chỗ cao chỗ thấp  tạo nên cảnh trí đẹp mắt, nhưng leo lên trèo xuống nhiều lần thì tướng đi  cũng đẹp luôn ! Vượt qua những táng cây vừa nhuốm xí vàng , mọi người yên bình hưởng thụ cái không khí yên tỉnh ấy. Alice hỏi đi qua cánh rừng bên kia xa không anh, Leo bảo, chắc hơn hai cây số. Thế là chúng tôi quyết định bỏ xe ở đấy  để đi bộ . Vượt hết khu vực công viên, băng ngang một cây cầu cao và đường xe chạy bên dưới, rất ngoạn mục. chúng tôi đi qua  khu rừng … vừa định ngắm cảnh vừa ghé qua lâu đài cuối bìa rừng để tham quan, khu rừng tương đối rậm. Vừa đi tôi vừa liên tưởng đến khung cảnh ở đây vào trời thu chắc là xuất sắc lắm. Băng qua một đoạn quanh co, khá trơn trợt, chúng tôi đến một bờ hồ với những con chim gì tôi không biết vì nhìn từ xa bay lượn từng đàn. Đi đến mỏi chân nhưng chúng tôi vẫn chưa đi đến được tòa lâu đài, và tôi nghĩ chắc không phải là hai cây số, nhưng đi dạo chơi mà,  mấy cây số cũng ok. Thế là chúng tôi tiếp tục đi lúc trống thoáng, lúc rậm rịt như đi vào khu vườn cổ tích. Cuối cùng, chúng tôi cũng đến tòa lâu đài, eo ơi, tòa  lâu đài đã bị quay bạt lại chung quanh để sửa chữa.  Sau này tôi được biết khu rừng này là công viên Malou, tòa lâu đài là lâu đài Malou.
                      Chúng tôi vòng trở lại. Lần này chúng tôi không đi bên trong rừng mà ra đường Boulevard de Woluwe , tôi lại được dịp ngắm phố ở hai bên đường, bên kia là một trung tâm mua sắm lớn, tôi lại thấy có những  hàng rào, dựa những xe đạp vào đó, ai muốn mướn thì cứ đến bấm thẻ. Nếu ở Việt Nam, xe để kiểu đó thì chắc bị dọn tiệm hết. Vượt qua những dãy nhà mang phong cách riêng của Bỉ, chúng tôi trở lại nơi đậu xe để quay về . Trưa hôm ấy, tôi được thưởng thức món mule trong quán khá nổi tiếng ở phố. Mỗi người một thau mule được hấp lên cho sauce vào, tùy theo khẩu vị, ăn kèm với khoai chiên, bia. Ở đây còn có chế độ khuyến mãi, nếu trong thời gian bao lâu đó mà đến đấy bao nhiêu lần thì được tặng thêm xuất  ăn. Sau khi ăn xong chúng tôi đi trở ra mua ít Chocolate làm quà, Chocolate đây không rẻ, một hộp be bé cũng phải hơn 30eur vì là ngon, nhưng họ mời khách dùng thử rất lịch sự. Lang thang nhiều nơi cho đến chiều, tôi về chuẩn bị hành lý, và hai em đưa tôi đi uống cà phê lề đường lần chót. Cũng khó khăn lắm mới có chỗ đậu xe, và cũng khó khăn lắm mới kiếm được một chỗ ngồi bên bờ hồ ngồi nhâm nhi cà phê ngắm chiều xuống.

                      Tôi tận hưởng những giây phút nhàn nhã trên đất Bỉ lần chót trước khi ra gare đi chuyến tàu 20g37 về Paris lúc 22 giờ. Hai người em họ đưa tôi lên tàu đợi tàu chuyển bánh rồi mới ra về. Do có kinh nghiệm chuyến đi, nên chuyến về tôi không phải lo lắng. Vấn đề còn lại là tôi trở về lúc trời tối, sợ tôi lạc lọng không bắt được Metro về nhà, cũng như sợ tôi đi một mình từ trạm về nguy hiểm, nên “Gió” một đứa cháu của bạn được cắt cử đón tôi ở sân ga. Tôi cảm giác thật hạnh phúc vì được giúp đỡ một cách triệt để.
                      Theo kế hoạch, tôi định cùng chị đi chợ trời mua sắm mấy thứ mà tôi thấy thích lại rẽ ở gần đấy. Nhưng Hiệp sỹ đã cất công từ Le Mans lên để đưa tôi đi chơi thêm một lúc, và tiển tôi về. Thế là gác lại chế độ mua sắm. Tôi cùng hiệp sỹ bạn làm một chuyến du hành bằng xe buýt từ Marie de Saint Owen đến vườn Luxembourg, nơi mà tôi được biết qua trong bài dịch ngày khai trường của Thanh Tịnh mà tôi học lúc nhỏ ! Di chuyển bằng xe buýt quả là hơi mất thời gian, nhưng tôi lại được ngắm nhìn phố xá chung quanh, điều không thể có khi đi Metro. Xuống trạm tôi được giới thiệu một quán ăn tàu gần đó, chúng tôi lót dạ và vào tham quan khu vườn Luxembourg. Con đường từ cổng vào với hai hàng cây thẳng tắp, dẫn qua những khóm hoa những tượng đài rất đẹp.

                       

                       

                       

                       
                      Mọi người vẫn phơi nắng ngoài sân trống, họ tận hưởng những ánh nắng cuối ngày hè bên cạnh những khóm phi lau màu nâu rất là thơ mộng. Đứng ngay trung tâm của vườn, ta nhìn bốn hướng cổng, cái nào cũng mút mắt. Và những tượng các hoàng hậu công nương xếp vòng cung theo lối đi. Dân du lịch tham quan cũng có, thiếu niên đi chơi cũng có, người đi làm nghỉ trưa ra đó ngồi ăn cơm cũng có. Giữa phố xá có một khu vườn như thế này quả là rất tuyệt. Liên tưởng đến cái Sở thú của Việt Nam, một sân chơi dạng công viên được xây lâu đời, và tọa lạc trong trung tâm thành phố rất tiện lợi cho người dân mọi thành phần, đưa con cái vào đấy chơi vào cuối tuần , hít thở không  khí trong lành, khi không có điều kiện thời gian hoặc tiền bạc đi ra ngoại ô. Nơi đấy thật sự cần thiết cho nhu cầu xã hội, cũng như có thể gọi là xứng tầm với Luxembourg về mặc lợi ích dù có nhỏ một chút. Thế nhưng gần đây lại có nguồn tin muốn dẹp Vườn Bách Thảo _ Sở thú Sài gòn để xây dựng công trình cao ốc gì đó. Không biết người lên kế hoạch có nghĩ đến nhu cầu của xã hội hay không nhất là với giai cấp bình dân, đại chúng. Giai cấp mà đúng ra phải được xã hội này quan tâm nhiều hơn !
                      Hai chúng tôi say sưa chụp ảnh, hết tượng này đến đài nọ, hết ao tới nhà, cái chi cũng đáng ghi lại để mà nhớ, và cuối cùng, tôi phát hiện ra được hai cây phong vừa nhuộm vàng cho tôi một chút thu.
                      Trời cũng chiều, Gấu em hẹn gặp tôi một lần trước khi tôi chào Paris, thế là chúng tôi chuẩn bị rời công viên ra về. Tuy nhiên, vẫn còn một chút quyến luyến, hai bạn lại kéo nhau vào một quán cà phê gần đó, nhâm nhi xíu.. Nghĩ lại chúng tôi cũng chẳng trao đổi với nhau được bao nhiêu vì bận vãng cảnh, nhưng có lẽ đi bên nhau, ngồi uống ly cà phê, là hiểu nhau hơn rồi. Đón xe buýt về lại chỗ ở của Bitou thì Gấu chờ không được đã đi rồi. Theo kế hoạch, sáng hôm sau Bitou sẽ đưa tôi ra sân bay, nhưng hiệp sỹ bạn đưa ra kế hoạch mới, đó là đặt phòng ở một khách sạn ngoài trung tâm thành phố. Nhờ Bitou đưa chúng tôi ra đó ngay trong chiều, và chúng tôi sẽ ở đấy đến sáng sẽ có xe đưa ra sân bay gần đó không sợ bị kẹt xe trể giờ.
                      Mẹ Bitou đến thăm và chia tay tôi, ngày mới qua, chị mời tôi đến nhà đãi cơm, chị  là chị lớn nhất của bạn Thanh… các chị xem tôi như một trong những người em của mình tôi rất hạnh phúc về điều đó. Chị vui vẻ trao đổi với tôi vài câu chuyện và hẹn ngày gặp lại, nhưng, làm sao biết được đấy là lần gặp gở sau cùng giữa tôi và chị. Vì không bao lâu sau thì chị qua đời vì tai nạn. Đây là một nỗi buồn vương vất cùng tôi sau chuyến đi này. Cuộc đời thật  vô thường!
                      Trở lại việc chuẩn bị đi về. sau gần ba tháng phiêu lưu đó đây ở một số vùng miền Pháp, Thụy sỹ, Ý, Rome, Bỉ… hôm nay tôi đã phải chia tay tất cả. Bitou đưa chúng tôi ra khách sạn mà hiệp sỹ chồng đã đặt cho chúng tôi, cháu chu đáo đưa chúng tôi lên tận nơi rồi mới ra về, cám ơn Bitou nhiều , nhiều lắm Bitou nhé !
                      Hiệp sỹ bạn có hơi luyến tiếc, hồi nảy hai chị em mình về sớm, kịp gặp Gấu em, Gấu em chỡ đi thì tiện, khỏi phải phiền Bitou. Ư, tôi cũng nghĩ vậy… Thế rồi Gấu em gọi lại thăm hỏi, chúng tôi lại có một phát cười bò . chuyện là chiều hôm ấy Gấu em đi lấy xe mới, sau đó ghé chúng tôi. Nhưng chúng tôi chưa về, thế là Gấu em phải về. Đang đi giữa đường, Gấu em có một cái gì không ổn, xe chạy hơi loạn choạng. Ngừng lại kiểm tra phát hiện một bánh xe do bulon chưa được xiết chặt, sắp long ra. Thế là Gấu em phải dừng  xe và gọi xe cẩu về…  Gấu nói, chi phí dĩ nhiên hảng phải chịu, nhưng lúc nó câu xe mang đi, Gấu canh cánh không biết nó tuột xuống lúc nào. .. Toàn là chuyện hy hữu, nhưng không có nghĩa là không có. Nghĩ lại một xíu, nếu hai chúng tôi về sớm gặp Gấu, và Gấu em chỡ chúng tôi đi ra Hotel, trọng lượng ba người sẽ làm cho bánh xe long nhanh và hỏng chừng rớt bánh đâu đó còn mấy đứa thì ra sao không dám nghĩ tới. Cho hay, có những cái mình tưởng như bị nhỡ và tiếc nuối, nhưng nhiều khi đó là một sự xếp đặt để chúng ta tiến lên trên con đường an toàn hơn.
                      Đùa bởn một lúc… Tôi và hiệp sỹ bạn mỗi đứa một giường, đi vào giấc ngủ để sáng mai dậy sớm. Tiền phòng có kèm vé ăn sáng, chúng tôi ăn sáng xong là có xe đưa đi vào phi trường. Đúng là rất tiện lợi. Mặc dủ tôi đã đến với phi trường Charle de Gaulle nhưng khi về tôi vẫn không thấy gì là quen thuộc, sự rộng lớn của nó làm cho tôi choáng. Hiệp sỹ bạn liên hệ mọi thứ cho tôi và cuối cùng tôi được đưa ra cổng bay bằng một cậu Tây trẻ, nhưng biết chút ít tiếng Việt, chào hỏi tôi.  Chúng tôi lại trao đổi với nhau vui vẻ, anh _ Việt lẫn lộn... Cậu ấy đã đưa tôi qua khâu hải quan và giải quyết mọi thứ cho tôi rất nhanh nhẹn.  Khi thay đổi cổng bay, tôi lại được một anh Tây rặt nhưng lại biết tiếng Việt rất rành, dùng xe di chuyển bên trong chỡ tôi và vài người lớn tuổi đến cổng mới, cậu ấy nói năng rất lịch sự, bảo chúng tôi yên tâm ngồi đó chờ cổng mở sẽ có người hướng dẫn lên máy bay. Tôi có một ấn tượng thật đẹp cho chuyến thăm viếng bạn bè đầy ấp tình cảm này.
                      Về lại nơi chốn của mình yên bình, liên lạc với hiệp sỹ bạn, được biết bạn cũng đã phải chờ đợi một lúc lâu để lấy tàu về Lemans. Bạn và Thanh thật vất vả vì tôi. Hai ông sả của hai bạn cũng chịu ảnh hưởng không ít. Sự nhiệt tình của các bạn làm cho tôi cảm thấy yêu đời hơn, tin tưởng hơn cho một ngày mai tươi đẹp vì đâu đó vẫn luôn đầy ấp tình người. 
                       
                      <bài viết được chỉnh sửa lúc 17.10.2016 20:01:46 bởi Huyền Băng >
                      Attached Image(s)
                      #11
                        Chuyển nhanh đến:

                        Thống kê hiện tại

                        Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
                        Kiểu:
                        2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9