Người có trái tim nhân ái - Tiến sỹ Ropert Nudeck
Ct.Ly 15.06.2016 16:39:50 (permalink)
#1
    Ct.Ly 15.06.2016 19:29:24 (permalink)
    #2
      Huyền Băng 17.06.2016 15:04:58 (permalink)
      cảm ơn Ly đã cho những thông tin về viij ân nhân này , vị ân nhân của những người Việt khốn khổ.
      HB
      #3
        sen dat 17.06.2016 19:49:27 (permalink)
        Cách đây mười năm SĐ vẫn còn hay nghe các đài phát thanh quốc tế nhu BBC VOA nên giờ vẫn nhớ đến nhân vật đáng kính này cũng như các tổ chức khác .
        Thật ra có nhiều lúc SĐ muốn quên đi tất cả ký ức một thời đau thương của dân tộc nhưng vì nạn nhân đôi khi cũng chính là những người thân yêu quanh mình do đó nghĩ lại đôi lúc vẫn không làm sao kìm được nước mắt. Trong những năm từ thập niên 70, 80 SĐ mất nhiều người thân.
        Có một người thân đi vượt biên chết trên biển. Sau này nghe kể lại là tàu đi không gặp cướp biển nhưng vì cuộc hành trình mệt mỏi đói khát bị sốt nên khi được tàu vớt cho uống thuốc vào chịu không nổi sủi bọt mép mất trên tàu. Trước khi đi SĐ có ra sức thuyết phuc hai vợ chồng mới cưới này là đừng đi nhưng vì người chồng nóng ruột muốn đoàn tụ sớm với gia đình bên Mỹ phần vì cuộc sống những năm đó khó khăn lý lịch ngụy thì đừng hòng làm ăn gì nên có ngăn cũng vô ích. Khi biết vợ đã tắt thở người chồng quẫn trí ôm xác vợ nhảy xuống biển mọi người trên tàu phải quăng lưới xuống kéo anh ta len còn xác người vợ thì đành để sóng đưa đi vùi noi biển cả chứ biết sao? Anh ta sau này đoàn tụ được voi gia đình ben Mỹ nhưng cứ ngơ ngơ ngẩn ngẩn. Anh ta an chay trường từ đó tới nay và phải hơn hai mươi mấy năm sau gia đình giục mãi anh ta mới lấy vợ nhưng lòng vẫn không vơi nhớ thương người xưa đã bỏ xác nơi biển khơi.
        Và còn biết bao chuyện thương tâm mà SĐ nghe được của những người thân thiết khác
        Là người ở lại SĐ cũng đã chứng kiến những cảnh thuong tâm éo le đến kỳ lạ xảy ra từ sau biến cố 75 đến nay và SĐ sẽ chắp bút viết trong thời gian tới. Còn về Thuyền nhân thì đã có các bạn là người trong cuộc vươt thoát đến bến bờ tự do viết rồi. Ở ngoại quốc có Phạm Tín An Ninh viết rất hay.
        Gần đây SĐ xem TV thấy thiên hạ mủi lòng khóc thương cho em bé tị nạn bị lật tàu xác tấp vào bờ như thể đây là chuyện chưa tưng có trên đời .
        Thật ra nếu vụ thuyền nhân VN xảy ra vào thời đại vi tính đi động này thì sẽ còn nhìn thấy những cảnh đau lòng hơn nhiều.

        Nhân đây SĐ cũng kể lại một cuộc gặp gỡ kỳ lạ ở Thai Lan trong chuyến du lịch vừa qua mà khi về tới VN SĐ cứ ưu tư mãi. Đó là cái ngày SĐ vào viếng thăm cung điện Hoàng gia . Trời nóng quá xung quanh lại quá nhiều người SĐ bèn tìm đến bảo tàng để có sự yên tĩnh và cho nó mát mẻ hơn. Khi vào thì SĐ phải bỏ giày rồi bước lên lầu. Vì không được phép chụp hình ở đây nen SĐ đi từ từ xăm soi các vật trưng bày bỗng có một người tiến lại gần nở một nụ cười thân thiện bắt chuyện làm quen.
        Qua lời người này tự giới thiệu bằng tiếng Anh thì người này sống ở băng cốc đã ba chục năm và là người thai lan. Sau một lúc nói chuyện vui vẻ nhiệt tình nụ cười tươi tắn luôn hiện trên môi bỗng người đó hỏi SĐ từ đâu đến. SĐ nói SĐ là người VN. Vừa nói xong SĐ thấy người này nhìn SĐ sũng sờ ánh mắt khựng lại ngạc nhiên nụ cười tắt ngấm. Cuộc nói chuyện trở nên. gượng gạo thêm vài phút và người này lặng lẽ quay gót bước đi.
        SĐ cũng bị sốc vì thái độ kỳ lạ của người này khi vừa biết SĐ là người VN. Về suy đi nghĩ lại sđ nghĩ có lẽ nào người này biết rõ về về cái quá khứ thuyền nhân VN và nạn hải tặc thái lan?. Mà cũng có thể người VN có những hành động không đẹp khi du lịch thái lan như vừa rồi SĐ có nghe tren đài truyền hình VN có một phóng sự nói rằng ở thái lan người ta ghi tiếng Việt là đừng xả rác, và không được lấy đồ quá nhiều để thừa khi ăn tiệc bufet?. Chả hiểu sao nhưng nghĩ lại cũng thấy buồn buồn.
        SĐ copy một đoạn sưu tầm trên mạng các bạn coi để nhớ lại sau đây

        Vì chuyến vượt biển đầy gian nguy làm xúc động lương tâm của nhiều người trên thế giới, một số tổ chức thiện nguyện đã ra tay phát động phong trào cứu trợ thuyền nhân. Từ cuối thập niên 1970 ở Pháp đã xuất hiện Un bateau pour le Vietnam("Ủy ban một con tàu cho Việt Nam")[33][34] vận động việc cứu giúp. Hội Y sĩ không biên giới dưới sự lãnh đạo của bác sĩ Bernard Kouchner cho con tàu Île de Lumière đi vớt người lâm nạn. Con tàu này sau đó dùng làm tàu bệnh viện và nơi chữa trị cho 40.000 người Việt tỵ nạn bị giam ở đảo Pulau Bidong, Malaysia.[35] Cũng hưởng ứng lời kêu gọi đó, năm 1979 ở Đứccó Ein Schiff für Vietnam quyên góp để rồi cùng phối hợp với Cao ủy Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc, lần lượt cho ra khơi trên Biển Đông ba con tàu mang tên "Cap Anamur". Sự việc đó cũng dẫn đến việc hình thành tổ chức Cap Anamur, một đoàn thể thiện nguyện thường trực.[36][37] Ở Bỉ thì có "Ủy ban Quốc tế Cứu trợ người Việt Tị nạn" được sử ủng hộ của hoàng gia Bỉ[37] trong khi đó ở Hoa Kỳ thì chính cộng đồng người Việt tỵ nạn cũng đứng ra thành lập "Ủy ban Báo nguy giúp Người vượt biển" năm 1980 do tiến sĩ Nguyễn Hữu Xương làm chủ tịch để hợp tác với các tổ chức quốc tế khác. Kết quả là con tàu Jean Charcot được điều hành đi vớt thuyền nhân.[38] Hội Y sĩ Thế giới (Medicins du Monde) thì điều động con tàu Akuna II[39] ra khơi với nhiệm vụ cứu trợ.[40][41]
        Trong thập niên 1980-1990, Indonesia đã tiếp đón hàng trăm ngàn thuyền nhân Việt Nam vượt biển.[42]
        #4
          Chuyển nhanh đến:

          Thống kê hiện tại

          Hiện đang có 0 thành viên và 2 bạn đọc.
          Kiểu:
          2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9