Chương24-MỞ ĐỘT PHÁ KHẨU ĐỒN ĐẠI BỤC
Vùng Tây bắc trên tuyến đường sắt Yên Bái Lào Cai,tả ngạn sông Hồng.Thực dân Pháp đánh chiếm lập nhiều đồn bốt và hành lang tuyến đường này, để khống chế đường sắt , đường sông Hồng , đường biên giới, chia rẽ đồng bào các dân tộc,chúng lập tề , dõng ,lập khu tự trị.Trong mấy năm chiếm đóng không có bộ đội chủ lực ta đánh .Nên chừng nào chúng đã thực hiện được việc bình định .
Địa hình,đoạn sông Hồng từ thị xã Yên Bái tới Lào Cai, nằm song song với tuyến đường sắt và đường bộ, có nhiều thác lớn, sông rộng từ 150đến 200m, mùa nước lũ thì rộng hơn và nước chảy xiết.Đường sắt và đường bộ qua nhiều rừng núi rậm rạp,đường nhỏ,hoang vắng ,cây cối mọc chiếm mất cả mặt đường,như đoạn từ ga Mậu A lên dọc đường sắt tới Lào Cai, gây cho việc đi lại gặp nhiều khó khăn.Việc vận chuyển vũ khí, lương thực của ta chủ yếu bằng sức người mang vác.Còn kẻ địch thì vận chuyển bằng lừa ngựa.
Đồn Đại Bục nằm về phía hữu ngạn sông Hồng,từ ga Mậu A qua sông Hồng,đi bảy cây số, toàn đường rừng, qua rừng quế mới tới đồn Đại Bục, rồi đến đồn Đại Phác, và một số đồn khác .Các vị trí án ngữ hữu ngạn sông Hồng và hành lang vào khu vực Nghĩa Lộ .
Bộ đội ta hành quân chiến đấu trên khu vực địa hình này, có lợi về mặt vận động bí mật giữ kín được lực lượng, tiếp cận gần địch, nhưng khó khăn về vận chuyển lương thực, vũ khí và không thuộc đường xá, khi chiến đấu dễ bị thất lạc.
Bọn địch đóng trên đồi Đại Bục một đại đội, địa hình đồi thoải,dưới đồi là cánh ruộng cày cấy của đồng bào dân tộc.Xung quanh đồn chúng rào ba lớp rào bằng nứa vót nhọn, mỗi lớp dầy ba mét gọi là hàng rào lông nhím .Có bố trí mìn nhảy vướng nổ, khi nổ nhảy cao từ 70- 80 phân, nên bộ đội ta thường gọi là mìn cóc hay mìn nhảy .Phía trong đồn đắp một lớp tường đất nện, dầy 60 phân, cao hai mét,có các lỗ châu mai bắn răng cài.Có một cổng ra vào rộng ba mét.Chúng dồn dân ở phía ngoài như một bản bảo vệ đồn.Thành phần binh lính có 1 quan ba người Pháp và một trung đội Âu phi, còn lại là lính ngụy, người các dân tộc khắp nơi .
Hàng ngày chúng phái từng trung đội đi lùng sục các dân bản và cơ sở của ta, cướp bóc lương thực, bắt phụ nữ về đồn, đồng thời đánh phá các cơ sở cách mạng của ta, nhất là chia rẽ mất đoàn kết giữa miền ngược và miền xuôi , một chính sách thâm độc của thực dân Pháp.
Đứng trên đồi cao quan sát xuống đồn Đại Bục như một thành cổ của thế kỷ trước, yên tĩnh nên bọn địch ở đây rất chủ quan khinh địch với kiểu đồn bốt kiên cố kiểu cổ này, đối phương không thể lọt vào đồn được, với ba lớp hàng rào lông nhím nhọn hoắt này dầy tới 9 mét.Tưởng chừng đối phương có cánh mới bay vào đồn được, nên bọn chúng ung dung chè chén, trai gái trác táng…
Bộ đội ta được Hồ chủ tịch phái vào Tây bắc, để giải phóng cho đồng bào thoát khỏi vòng áp bức của thực dân Pháp, trong đó có tiểu đoàn 79 bộ đội địa phương do đồng chí Lương Nghị làm tiểu đoàn trưởng.Tiểu đoàn 60 chủ lực, do đồng chí Vũ Yên làm tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 54 chủ lực, do đồng chí Vũ Lăng làm tiểu đoàn trưởng.Dưới quyền chỉ huy của đồng chí Cao Văn Khánh,lấy tên là chiến dịch sông Thao 1949.
Trước khi hành quân, bộ đội ta được học mục đích ý nghĩa và chỉ thị của Hồ chủ tịch, học tập chính sách dân tộc của Đảng ta… Cuối cùng xác định quyết tâm chiến đấu, nhằm hướng Tây Bắc vùng Lào CaiYên Bái, hành quân đánh thắng giặc Pháp ,giải phóng đồng bào Tây Bắc khỏi ách kím kẹp của địch, xứng đáng là bộ đội cụ Hồ.
Vào đầu tháng 5năm1949 các đơn vị hành quân tới khu ga Mậu A và chuẩn bị bước vào chiến dịch.Lực lượng của ta được sử dụng như sau:
Tiểu đoàn 60 được phân công đánh đồn Khe Phịa.Tiểu đoàn 54 đánh đồn Đại
Bục.Tiểu đoàn 79 bộ đội địa phương tăng cường làm nhiệm vụ dẫn đường, phối
hợp chiến đấu.
Trung đội công binh tiểu đoàn 54 có nhiệm vụ mở đột phá khẩu đồn Đại Bục.
Chuẩn bị chiến đáu đồn Đại Bục: Ngày 15-5-1949, được bộ đội địa phương và nhân dân địa phương dẫn đương đi trinh sát thực địa, gồm có tiểu đoàn trưởng Vũ Lăng, cán bộ cấp trưởng trong tiểu đoàn, trong đó có cán bộ trung đội công binh và tiểu đội trưởng công binh..Sau khi đi trinh sát về, đắp sa bàn thu nhỏ trên một bãi bằng ở khu vực ga Mậu A.Khi phổ biến nhiệm vụ bộ đội ta nhìn sa bàn với 3 lớp rào lông nhím dầy đặc, biểu thị sự lo lắng,băn khoăn vì chướng ngại vật của địch.Còn tiểu đoàn trưởng Vũ Lăng khi giao nhiệm vụ cho công binh đã khẳng định:Công binh phải phá bằng được 3 lớp rào lông nhím của địch, phá được ba cửa mở mỗi cửa rộng 3m là thắng lợi 50%.rồi.
Công binh thực tập phá rào mở cửa khẩu:
Trung đội trưởng công binh là đồng chí Mai Xuân Tám, người Hà Nội chỉ huy, cán
bộ tiểu đội có đồng chí Văn, đồng chí Thục người Hà Nộivà đồng chí Nam Sao
người Hải Dương,cụm đầu vào nhau bàn kế hoạch mở đột phá khẩu đồn Đại
Bục.Quyết định lấy dây rừng, nứa làm một trận địa hàng rào kích thước ba lớp
giống như thật cho bộ đội thực tập.Bắt đầu tập theo kiểu liên tục bộc phá và giả
định các tình huống thay thế, chiến sỹ số một thương vong thì thay chiến sỹ số
hai, tiểu đội trưởng bị thương thì tiểu đội phó lên thay, một chiến sỹ khác lên thay
tiểu đội phó ,.Đồng chí Nam Sao được dự kiến thay thế trung đội phó ,từ đó anh
em cứ đùa gọi Nam Sao là trung đội phó hai, mà vẫn cứ phải vác mìn è cổ.
Việc thực tập trong hai ngáy phải nói là thuần thục như người cầm bát đũa ăn
cơm.Tiểu đoàn trưởng Vũ Lăng xuống kiểm tra trung đội công binh luyện tập đã
khen ngợi và tin tưởng công binh sẽ hoàm thành tốt nhiệm vụ.
Công binh mở đột phá khẩu:
-Thuốc nổ các loại, tháo đầu đại bác cũ, thuốc đinamít,TNT…vì thời gian này còn
hiếm thuốc nổ, phải huy động khắp nơi, quý thuốc nổ để phá cửa mở như ngườicần
gạo nấu cơm.
Tất cả huy động thuốc nổ làm được 6 quả bộc phá ống ,mỗi ống dài 2m, đường
kính 6-8 cm.Cách làm là chẻ ống nứa ngộ ra đổ thuốc nổ vào trong lòng ống,rồi
liên kết kẹp lại,buộc bằng lạt giang. Đật kíp và nụ xòe theo nguyên lý giật nổ.
Cách đánh, mỗi cửa mở chỉ được đánh một ống,3 cửa 3ống,còn 3 ống dự bị trong
trận , nếu thừa để dành đánh trận khác.
Tiểu đội do tiểu đội trưởng Nam Sao đánh quả thứ nhất, trung đội trưởng giao đích
thân tiểu đội trưởng Nam Sao đánh, sau đó đồng chí Tám hay đùa:Chuyến này các
đồng chí to cao đánh bộc phá mở đầu ,và đồng chí Sao là người to cao nhất lại hay
vui tính thì nhất định chúng ta sẽ thắng lợi…
Từ ba giờ chiều ngày 18-5-1949,lợi dụng rừng núi,toàn đơn vị vượt sông Hồng, đoạn trên ga Mậu A một cây số, 8 giờ mới vượt sông xong,vì vượt bằng mảng và thuyền độc mộc do dân địa phương chèo chở.
Mười giờ vượt qua rừng quế, lần đầu tiên bộ đội ta vào rừng quế, đồng chí nào cũng thích bẻ một cành, gậy một miếng, có đồng chí không có gì để gậy, liền cạo cạo vỏ ngoài rồi ghé mồm vào gặm một miếng…Thế là cả đoàn quân thơm nức mùi quế.Tiểu đoàn trưởng Vũ Lăng hạ lệnh vứt quế đi, và phải tẩy hết mùi quế thơm, nếu không thì địch dễ phát hiện, thế là phải dốc ống nước uống mang theo, để rửa mồm ,rửa tay .Anh em cười bảo nhau :”Người ta thì tẩy uế , còn mình thì tẩy thơm “.
Bốn giờ sáng ngày 19-5-1949 tới vị trí chiếm lĩnh trận địa, hình thành thế bao vây
đồn Đại Bục, cán bộ, phái viên suốt ngày đôn đốc việc giữ bí mật, và hạn chế ăn cơm uống nước ,vì chỉ có một nắm cơm nhỏ mà sáng ăn hết,đến chiều đánh nhau sợ
đói,nên việc ăn cơm uống nước phải chờ lệnh, không một đồng chí nào dám tự tiện
sử dụng.Mặc dầu nắm cơm, ống nước đeo bên mình, mà bụng đói , miệng
khát, nhưng anh em vẫn kiên trì chờ lệnh.
Công sự cá nhân được triển khai với tư thế nằm bắn, công sự đào xong , anh em
nằm chờ lệnh công đồn, ai cũng phấp phỏng , căng thẳng.
Ba giờ chiều ngày 19-5-1949 được lệnh ăn cơm, đồng thời các đồng chí chính trị viên phổ biến ý nghĩa ngày sinh nhật Bác Hồ, ngày 19-5.
Được ăn cơm uống nước xong , lại được nghe phổ biến ngày sinh nhật Bác
Hồ.Khí thế anh em hừng hực như hổ vồ mồi, cán bộ chiến sỹ ai nấy đều quyết tâm
san bằng đồn Đại Bục, giải phóng đồng bào thoát ách kìm kẹp của địch, lập chiến
công dâng ngày sinh nhật của Hồ chủ tịch.
Bốn giờ chiều ngày 19-5-1949, lệnh công đồn bắt đầu bằng một tiếng nổ của cối
82 ly bắn vào đồn, và 3 phát pháo hiệu đỏ vút lên trời.
Các cỡ súng thi nhau rót vào đồn địch mù mịt, sau 5 phút, đồn địch bắn trả mãnh
liệt,pháo ta bắn mỗi lúc một nhiều.Tiếng kèn lệnh xung phong bắt đầu.
Trung độicông binh đi đầu, băng qua một thửa ruộng trống,dưới sự chi viện của bộ binh.hàngrào thứ nhất được công binh phá tung, rồi đến hàng rào thứ hai bị bay, hàng rào thứba bị phá tan từng mảng.
Một tình huống phải sử lý, địch tung giây thép gai bùngnhùng ra bịt cửa mở.Đồng chí Mai Xuân Tám gọi Nam Sao điều ống dự bị, Nam Sao liền cầm lấy ống bộc phá dự bị của chiến sỹ Lương Văn Mậu rồi nhanh chóng xông vào trận địa, một tiếng nổ lớn tung lên, phá bung hàng rào giấy thépgai bùng nhùng, bộ binh kịp thờì xung phong như vũ bão tràn vào đồn tiêu diệtđịch.
Năm giờ chiều ngày 19-5-1949 trận đánh kết thúc, công binh được thêm một
nhiệm vụ: phá hết các lô cốt, ụ súng, san bằng đồn Đại Bục.Đồn Khe Phịa do tiểu
đoàn 60 đánh , cũng đang bốc cháy.Tới 6 giờ 30 phút, đồn Đại Bục chỉ còn là một
đống tro tàn, cây cối nhà cửa ngổn ngang.Kết thúc trận đánh.
Đồng bào các dân tộc ở phía chân đồi bị địch bắt tập trung, bây giờ đứng hoan hô
bộ đội cụ Hồ bằng tiếng địa phương, nồng nhiệt và phấn khởi, chuẩn bị kéo nhau về làng cũ.
Kết quả: Ta phá tan đồn Đại Bục , phá thế án ngữ của hệ thống phòng ngự tuyến
Lào Cai –Yên Bái, diệt 60 tên địch trong đó có 1 quan 3 người Pháp, bắt sống 30
tên, thu toàn bộ vũ khí đạn dược, quân trang quân dụng, lương thực.Công binh thu
được 30 kg thuốc nổ và một khẩu badôka.Ta thương vong 8 đồng chí , trong đó có
3 chiến sỹ công binh ( 1 hy sinh ,2 bị thương )
Trong số chiến lợi phẩm thu được 30 kg thuốc nổ và một khẩu badôka, công binh
đã phát huy tác dụng ngay trong trân tấn công đánh đồn Đốm và đồn Làng Giàng
sau đó mấy ngày.Ở đồn Đốm Nam Sao đã trực tiếp dùng badôka bắn xập 3lô cốt
và bắn tan 3 lớp hàng rào bùng nhùng.Còn ở trận công đồn Làng Giàng thì dùng
ngay thuốc nổ thu được mở 2 cửa mở qua 5 hàng rào kẽm gai, và phá sập một nhà
chỉ huy, chi viện cho bộ binh xung phong tiêu diệt địch.
Ngược sông Hồng
Sáng sớm hôm sau, Nam Sao dậy từ bốn giờ sáng trước sự chia tay bịn rịn của vợ chồng Lân- Hoa.Anh bơi thuyền dọc sông Hồng hướng về phía Bắc lên Yên Bái.Vừa đi, anh lại vừa đánh cá kiếm ăn, theo sở trường và thói quen của anh.Đến nửa buổi, anh đánh được vài mẻ cá, liền ghé vào một chợ ven sông để bán cá, rồi vào một quán cơm bình dân ăn cơm, theo kiểu gạo chợ nước sông đã quen.Phơi lưới và nghỉ trưa một lát bên cạnh một gốc cây râm mát.
Khoảng hai giờ chiều, anh lại cuốn lưới, tiếp tục hành quân.Chiều hôm đó anh đã lên đến vùng Hạ Hòa, bán cá và nghỉ nhờ một gia đình ven sông. Được ông bà chủ nhà cùng cảnh bộ đội về, nên đã nhiệt tình đón tiếp.Tối , anh nấu cơm ăn cho chắc bụng và để dành một bát đến sớm mai.Đêm, ông chủ còn muốn chuyện trò về bộ đội mãi, nhưng bà chủ tâm lý bảo chồng:
- Thôi để bác ấy đi ngủ sớm, mai còn phải đi xa .
- Vâng cảm ơn ông bà.Nhưng khốn nỗi, cánh bộ đội cũ đã gặp nhau thì chẳng bao
giờ hết chuyện.Hơn nữa ai đã gặp Nam Sao thi cứ há hốc mồm mà nghe. Chuyện
trên trời, dưới đất, đông tây kim cổ gì, anh cũng góp được.Mà anh lại có duyên nói
chuyện, giọng tếu táo, dí dỏm , xen kẽ tiếu lâm, làm ai cũng phải cười, phảithích…
Bà chủ phải nhắc lần thứ hai,ông chủ mới để yên cho anh ngủ.Anh ngủ một giấc ngon lành , theo thói quen, đúng bốn giờ sáng anh lại dậy.Cảm ơn ông bà chù và tạm biệt lên đường. Ông bà chủ còn dặn theo:
- Khi nào quay về thì nhớ vào đây chơi vài ngày rồi hãy về nhé !Một con người
đến là tình nghĩa và chịu thương chịu khó lạ !
Chiều hôm đó Nam Sao đã đến ga Mậu A sớm, anh buộc thuyền ở bờ sông , rồi lên
xóm dân tộc Thổ phía sau ga, tìm đến nhà Lương văn Màn, người chiến sỹ cũ của
tiểu đội anh, khi đánh đồn Đại Bục hơn ba mươi năm về trước. Vừa vào đến đã
thấy một ông già, râu ria xồm xoàm từ trong nhà chạy ra ôm chầm lấy anh rồi reo
lên:
- Ối, anh Nam Sao, có phải là tiểu đội trưởng Nam Sao đây không?
- Màn! Mày là thằng Màn có phải không?
- Đúng Màn đây, Màn đây!
- Sao mày già thế này?
-Già à, thế này còn trẻ chán đấy, khối thằng còn già hơn nhiều, như thằng Leng
, thằng Nõn ấy,chúng nó cũng ở gần cả đây thôi. Nghèo đói , thiếu thốn thì già chứ
sao!Anh Nam Sao vẫn còn khỏe nhỉ.Dào ơi, còn nhớ đây mà về cơ à, hay đi đâu
qua đây đấy?
- Chẳng đi đâu qua đây cả, nhớ Đại Bục, nhớ chiến dịch Sông Thao, nhớ cáccậu
thì tìm lên thăm các cậu đây thôi!
-Anh vừa xuống tàu ở ga à?
- Không mình đi thuyền thúng lên đây đấy!
-Phạ ơi! Đi thuyền thúng lên đây (?) Nghe nói quê anh mãi tận Hải Dương cơ
mà, từ nhà anh lên đây bao nhiêu ngày?
-Xa lắm! Đi hàng mấy năm trời mới tới đây đấy !
-Ối lạ quá, lạ qúa! Thôi vào trong nhà nghỉ ngơi uống nước đã rồi nói chuyện sau.Đã lên đây thì phải ở đây chơi vài ngày.Màn kéo tay Nam Sao vào trong nhà, một ngôi nhà lá đơn sơ tuyềnh toàng, trông đến thương hại(!)
- Liệu có đủ cơm gạo mà nuôi mình không?
-Dào ơi, chẳng có cơm gạo thì có khoai sắn chứ lo gì, trên nương khối, anh cứ ở vài năm cũng không đói đâu, khắc làm khắc ăn thôi mà.
Vừa lúc đó thì một bà già và hai cô gái trẻ đi nương về, mỗi người đều đeo một
địu xắn tươi nặng vừa nhổ còn lấm đất, tay cầm dao phát hoặc cuốc.Màn liền chỉ
vào từng người rồi giới thiệu:
- Đây là vợ em và cháu này là con gái, cháu này là con dâu, chồng nó mới nhập
ngũ, đang ở trên biên giới.Màn lại vỗ tay lên vai người khách:
- Còn đây là bác Nam Sao, tiểu đội trưởng của mình từ thời đánh đồn Đại Bục bên
kia sông từ thời hơn ba mươi năm trước cơ.Mọi người đều gật đầu chào:chào
anh,chào bác ,rồi đều ồ lên có vẻ kinh ngạc,trố mắt lên nhìn người khách lạ. Nam
Sao tươi cười vui vẻ:
-Chào chị, chào các cháu, chị và các cháu lạ lắm à? Đời lính chúng tôi đã sống
chết với nhau ở mặt trận là như thế đấy!
Mọi người đang tíu tít quây lấy anh, hỏi thăm về gia đình về sức khỏe, được một
át .Nam Sao chợt nhớ ra ,anh gọi:
-Chú Màn,cầm cái giỏ xuống sông với tôi một tý
- Đề làm gì cơ?
-Khắc đi khắc biết ! -Anh dẫn Màn ra bờ sông, đến chỗ thuyền đậu, rồi vớt lên đầy
một giỏ cá:
-Anh vừa đi vừa đánh cá lên làm quà cho chú và gia đình đây.
- Phạ ơi, anh giỏi quá !
-Thì nghề kiếm sống của anh mà ! -Nam Sao sách cả túi gạo hai cân dự trữ của anh
đưa cho Màn:
-Cầm về thổi bữa cơm liên hoan cả nhà cùng ăn chiều nay cho vui!
Sáng hôm sau,Nam Sao bảo Màn dẫn anh đi thăm nhà chú Leng và chú Nõn,ở
trong bản ,cách đây vài cây số. Mớí thoạt nhìn Nam Sao tưởng là hai tên thổ
phỉ, đầu tóc bù xù , râu ria xồm xoàm, người gầy khẳng khiu, không nhận ra là ai
.Mãi đến khi nghe tiếng nói, anh mới nhận ra là hai chiến sỹ cũ của mình. Họ gặp
nhau mừng mừng tủi tủi, cùng nhau ôn lại những chuyện xưa, kỷ niệm cũ .Leng
nói:
- Em còn nhớ khi tiểu đội trưởng hô em lên đánh quả bộc phá thứ hai, em vội vàng xông lên, giật nụ xòe rồi chạy ra, một tiếng nổ ầm lên làm điếc cả tai, hàng rào của chúng bay hết, bộ binh xông lên như mãnh hổ.Mấy hôm sau em vẫn còn điếc tai mãi.- Nam Sao thấy thương hại , nhìn cảnh nhà Leng và Nõn còn sơ sài hơn cả nhà Màn. Màn liền rủ Leng và Nõn sang nhà mình chơi,uống rượu với cá của anh Sao đánh lên cho.Leng và Nõn đều ngạc nhiên và mừng rỡ.Anh liền hỏi:
- Các chú có biết đánh cá không? Cả ba người đều nói:
-Ồ, biết chứ ! nhưng chỉ đánh được cá nhỏ ở ruộng ở khe thôi.
-Phải ra sông ra ngòi cơ, thì mới nhiều cá và có cá to.
- Cái đó thì chúng em chưa biết làm.Anh dậy cho chúng em với nhá!
- Nếu các chú quyết tâm học nghề để xóa đói giảm nghèo,thì tôi sẵn sàng ở lại đây cùng làm ăn kiếm sống với các chú và dậy các chú biết đánh cá.
- Thế thì cảm ơn anh nhiều lắm, hoan hô tiểu đội trưởng !
Hôm sau họ vượt qua sông Thao, đi thăm lại chiến trường xưa, đồn Đại Bục.Chẳng còn dấu vết gì là đồn giặc cả, bởi vì ngay từ hồi đó, họ đã được lệnh phá hủy và đốt cháy hết đồn rồi Tuy nhiên họ vẫn hình dung vài nét về đồn xưa.Nay đã bị nhân dân lấn chiếm làm nhà cửa và ruộng nương canh tác cả rồi.Chuyến đi thăm này chỉ còn tác dụng thắt chặt thêm tình đồng đội của những người lính chiến đấu mà thôi.Nam Sao đi sâu và rừng, thăm lại rừng quế, vẫn còn bạt ngàn xanh tốt hơn xưa.Anh bẻ cành chặt lấy một khúc cho vào túi làm thuốc dự phòng khi bị đau bụng đau bão, hoặc khi trờì gió lạnh . Rồi anh dẫn mọi người đi tìm nứa và dây rừng, bốn anh em cùng khai thác mỗi người một vác nứa to gộc và một cuộn dây rừng, đem về để đan thuyền thúng đánh cá. Ở trên này không có người chuyên làm và bán thuyền như ở dưới xuôi, nên Nam Sao phải hướng dẫn các chiến hữu tự đan lấy thuyền,rồi vào rừng tìm sơn ta,đến xưởng gỗ xin mùn cưa để chạt lấy thuyền.
Chỉ trong vòng hơn chục ngày thì ba chiếc thuyền đã làm xong, vừa nhẹ, vừa kín nước, vừa chắc chắn, với đầy đủ các đồ nghề:dầm,sạp,sào, giỏ,be tát nước… ,chỉ còn thiếu lưới phải mua thôi. Nam sao bắt đầu cho anh em học cơ bản vài ngày cho quen, được cái anh em đều là dân miền núi lại ở sát sông, toàn người đứng tuổi cả, nên việc bơi lội đều thành thạo.Sau đó anh cho mỗi người một tấm lưới của anh, mang theo dự trữ, để họ học cách thả lưới, gõ thuyền, thu lưới, bắt cá, giặt lưới, phơi lưới…
Anh em miền núi rất thông minh, và cần cù lao động .Nên chẳng bao lâu, chỉ chưa đầy một tháng, cả ba người đều làm được cả .Anh bắt đầu tổ chức đánh cá tập thể, trên khắp các thùng vụng trên sông Thao và các ngòi gần quanh đó, như Ngòi Thia,Ngòi Hóp,Ngòi Lao,rồi ngược lên tận Ngòi Hút…Anh quy ước mỗi người chỉ mang theo khoai sắn đủ ăn trong ngày, còn cá kiếm được đều phải đem bán, để dành tiền mua lưới mới , lưới tốt.Bản thân anh cũng vậy, chỉ mua khoai sắn ăn cùng anh em, để dành tiền mua lưới và dự trữ . Anh còn huấn luyện thêm cho anh em biết khâu vá lưới, buộc phao, kẹp chì, những việc của người đánh lưới không thể thiếu được.Thế là chỉ ba,bốn tháng sau, mỗi người đều có thể tự đi kiếm ăn được, ai cũng mua được thêm lưới mới loại ba màn, và hỗ trợ gia đình được ít nhiều. Mỗi yến cá có thể mua được vài ba yến gạo, đời sống các gia đình ngày càng được cải thiện , no đủ hơn.Tuy nhiên Nam Sao còn ở lại cùng kiếm ăn và kèm cặp anh em dăm sáu tháng nữa, cho đến khi mọi người đều thoát nghèo khổ và khấm khá hơn .Anh mới lại ra đi.Trong bữa cơm liên hoan của cả ba gia đình Màn, Leng, Nõn để chia tay anh tại nhà Màn, tổ trưởng.Nam Sao yêu cầu:
-Trước khi liên hoan, các chú cắt tóc cạo râu đi cho ra dáng một anh cựu chiến binh.Các chú thấy không , anh nhiều tuổi hơn các chú, gian khổ hơn các chú ,mà anh vẫn cứ đàng hoàng như thường!
Quả nhiên sau một tiếng đồng hồ ra phố ga về.Cả ba anh chàng “thổ phỉ” đã biến thành ba chàng đàn ông đẹp trai, chững chạc và tươi tỉnh.Làm cho các bà vợ và lũ trẻ con vỗ tay hoan hô và cười như nắc nẻ.Mấy bà reo lên:
-Hoan hô bác Nam Sao, chỉ có bác mới cải tạo được mấy ông “đười ươi” này trở lại thành người thôi!-Buổi liên hoan đầm ấm và lưu luyến kéo dài mãi đến khuya.
Sáng sớm hôm sau, rời tổ đánh cá cựu chiến binh Sông Thao anh lại ra đi…Anh đi về đâu?- Có trời biết !
Lại một mình một chiếc thuyền nan, xuôi dòng sông Thao, sông Hồng, rẽ vào sông Đà.Vừa đi vừa kiếm ăn, ghé qua thăm lại ông bạn lính nhiệt tình ở Hạ Hòa ,thăm các tổ đánh cá xem họ làm ăn đến đâu .Anh rất phấn khởi thấy tổ của Lân- Hoa, rồi tổ của anh trai và con của Huệ ở Tu Vũ cũng đều làm ăn tốt.Anh biểu dương và khen ngợi họ.Con bé Mai xem ra là người nhanh nhẹn và tháo vát nhất, anh rất mừng vì có một học sinh xuất sắc như vậy.Gần một tháng sau thì anh đã về tới bến Tạ Khoa.
<bài viết được chỉnh sửa lúc 01.08.2016 10:51:44 bởi Lương_Hiền >