KHÁT VỌNG BÌNH YÊN (Tập I)_Tiểu thuyết _Lương Hiền
Thay đổi trang: 12 > | Trang 1 của 2 trang, bài viết từ 1 đến 15 trên tổng số 26 bài trong đề mục
Lương_Hiền 16.07.2016 17:00:08 (permalink)
[Helpful answer received] / [List Solutions Only]
KHÁT VỌNG BÌNH YÊN(Tập I)
  Tiểu thuyết của Lương Hiền
 
 
Chương 1-HAI CHUYẾN TÀU ĐỊNH MỆNH
 
Anh đi rất nhanh, khoảng 40 phút sau thì đã đến cổng huyện. Có một đồng chí đội mũ ca lô, sao vàng giống như mình, vai khoác súng trường. Có lẽ là người gác cổng , nhưng lại đang  cười nói  vui vẻ với mấy cô gái trẻ đang xúm xít xung quanh. Nam sào cứ lẳng lặng đi qua vào sân. Anh gác cổng liếc nhìn thấy Nam sào, cũng không nói gì,  chắc tưởng là đồng đội, lại quay sang nói chuyện với  các cô gái. Trong sân không gặp ai, Nam sào đi thẳng vào trong nhà huyện đường. Chỉ thấy vài người đang mải mê thu dọn sách vở, tài liệu gói buộc cẩn thận .Anh nhìn họ, cũng chẳng thấy ai nói gì, chắc họ cũng tưởng anh là bảo vệ, nên lại cặm cụi làm việc. Anh liền mở một cửa buồng bên cạnh .Thấy một người trung tuổi đang cắm cúi viết lách, anh liền chào rất to:
- Chào đồng chí !- Người kia bỗng  giật mình ngẩng lên, thoáng trông thấy một người to cao đang cầm kiếm đứng sát trước  mặt, thì  thần hồn nát thần tính, tái mặt đi, liền vội vàng vừa né tránh người vừa quát hỏi:
- Anh là ai? Vào đây làm gì? Rồi gọi lớn ra cửa giọng hốt hoảng:- Bảo vệ đâu, bảo vệ đâu? Sao lại cho người vào đây thế này! Mấy người ở phòng bên cạnh nghe thấy tiếng kêu liền chạy sang - Nam sào vội vàng  nói nhanh :
- Báo cáo đồng chí, tôi đến đây xung phong vào Vệ quốc đoàn ! Vừa lúc đó anh gác cổng vội chạy vào, tưởng là có án mạng, liền lên đạn rồi dơ súng chỉ thẳng vào ngực Nam sào và hô to:
- Bỏ ngay vũ khí xuống , dơ tay lên, nếu không tôi bắn .  Ai cho anh vào đây, giấy tờ đâu, tại sao vào đây không trình cổng gác?
 Trước tình cảnh người cán bộ hiểu lầm đang sợ hãi và thái độ hung hăng của người gác cổng. Nam sào phải đặt kiếm xuống mặt bàn. Nghe người gác nói như vậy chứng tỏ anh ta sợ trách nhiệm, rõ ràng anh ta thấy mình rồi nhưng không nói gì mà còn mải tán gái. Đã thế phải bẩy cho anh này một trận. Anh tươi cười và nói một cách từ tốn:
-Thưa các đồng chí, hôm qua tôi cũng đã vào đây để biểu tình cướp chính quyền theo đoàn quân Việt Minh. Nghe người ta  kêu gọi thanh niên phải xung phong tòng quân vào Vệ quốc đoàn. Nên hôm nay tôi mới đến đây để xung phong vào vệ quốc đoàn đây.Tôi đi qua cổng gác không thấy ai hỏi gì cả, chỉ thấy mấy cô gái đang cười đùa thôi, anh vừa nói vừa mỉm cười với người gác cổng. Lúc này đồng chí cán bộ đã bình tĩnh lại, nhìn trừng trừng vào  người gác cổng có ý trách móc, canh gác không nghiêm túc. Rồi nhìn lại  chàng trai trẻ đứng trước mặt, thấy hiền lành chất phác không có điều gì đáng nghi ngờ cả .Anh cán bộ thay đổi thái độ, đứng lên bắt tay Nam sào:
- Thế thì hoan nghênh  đồng chi!-Rồi anh hạ giọng :-Chú mày tên gì ? bao nhiêu tuổi, quê ở đâu?  Lấy kiếm ở đâu ra mà đẹp thế, sao lại mang kiếm đi vào vệ quốc đoàn?- Trước thái độ nhiệt tình của anh cán bộ, Nam sào cũng từ tốn trả lời:
- Báo cáo anh, tên em là Nguyễn Nam …Sào, à quên Nguyễn Nam Sao ạ! Chả là tên cúng cơm ở nhà gọi là Bạn, khi đi học mới đổi là Nam .Nhưng vì người cao lêu đêu như cái sào, nên các bạn gọi đùa là Nam sào, lâu dần thành quen. Anh chợt nhớ tới người thầy giáo già, khi trưa nay anh xuống xin đôi giầy măng tút rách, thầy hoan nghênh và khuyên anh vào Vệ quốc đoàn, thầy đọc một câu, như thơ: “Anh vệ quốc đoàn, là  ngôi sao tỏa sáng trời Nam”. Anh đã học chữ nho một thời gian do thầy dậy,  nên thấy câu thơ này hay và sâu sắc lắm. Anh liền có ý định khi vào Vệ quốc đoàn sẽ đổi tên là Nam Sao theo ý thơ của thầy. Anh nhắc lại trước người cán bộ:-Tên em là Nguyễn Nam Sao, năm nay em mười bảy tuổi, quê em ở làng Lễ ngay gần đây thôi . Thanh kiếm này là của anh rể  em trước đây bị bắt đi lính sang Tây đánh trận, đem về làm kỷ niệm, nay cho em để em đi vệ quốc đoàn đánh Tây. Em nghĩ rằng Vệ quốc đoàn ta hiện nay vẫn chưa có nhiều súng, thì thanh kiếm này cũng có thể diệt được Tây chứ ạ!
Mọi người có mặt ở đấy đều cười ồ lên: -Cứ tưởng là chuyện chết người cơ -Anh cán bộ  liền xua  xua tay cho mọi người về chỗ làm việc, rồi mỉm cười  nói với Nam Sao:
 -Chú mày khá lắm, vệ quốc đoàn ta hiện nay đang rất cần nhiều người để đánh giặc cứu nước, em về vận động thêm càng nhiều càng tốt. Hiện nay ở huyện chưa được tổ chức vệ quốc đoàn, chỉ mới tổ chức tự vệ thôi.Anh sẽ giới thiệu em lên Hà Nội để tuyển Vệ quốc đoàn của Bộ quốc phòng. Nói xong anh cán bộ ngồi vào bàn lấy một tờ giấy, rồi ghi chép một lát, xong gấp tờ giấy lại thành bốn, rồi đưa cho Nam Sao:
-Em hãy về nhà chuẩn bị, mang thêm một hai bộ quần áo và đồ dùng cá nhân, vận động thêm người cùng đi cho vui. Nội nhật ngày mai phải có mặt ở Hà Nội, tìm đến Ban tuyển sinh ở nhà hát lớn, theo địa chỉ anh đã ghi trong giấy này. Nhớ mang theo mấy nắm cơm đi đường khỏi đói. Còn thanh kiếm thì em để lại ở nhà cho khỏi cồng kềnh, sau này du kích làng xã có thể cần dùng đến. Em vào vệ quốc đoàn sẽ được phát súng, phát lựu đạn  và các trang bị gọn gàng hơn. Em còn hỏi gì nữa không?
-Không ạ, em nhớ rồi. Em xin cảm ơn anh, nhất định ngày mai em sẽ đến.
- Chúc mừng em thành công , đạt được ước mơ !-.Anh cán bộ bắt tay Nam Sao một lần nữa và tiễn anh ra cửa.
- Em xin chào anh!
-Chào chú Vệ quốc đoàn!-Nam Sao lao nhanh ra cửa . Anh cán bộ nhìn theo lòng đầy trìu mến. Anh mỉm cười lắc lắc đầu, xuýt nữa thì mình gây nên một tai họa.(!)
                                                            *
 Nam Sao qua cổng mỉm cười với anh lính gác, lúc nãy khi thấy anh cán bộ bắt tay Nam Sao thì anh gác cổng đã im lặng rút lui ra ngoài. Bây giờ hai người dơ tay chào nhau có ý giảng hòa. Lúc này trời đã quá chiều, sắp gần tối rồi nên Nam Sao đi rất nhanh về nhà, vừa đi vừa mừng vui.Anh đi những bước đi vững chắc, chẳng mấy chốc đã về tới nhà. Vừa về tới sân, Nam Sao đã reo vui gọi to:
-Bố mẹ ơi, cả nhà ơi! Con đã trúng tuyển Vệ quốc đoàn rồi, ngày mai lên tập trung ở Hà Nội, nhận nhiệm vụ của Bộ quốc phòng đây này.Vừa nói anh vừa lấy  mảnh giấy trong túi áo ra dơ lên cho mọi người tin.Vừa lúc đó ông anh rể cũng vừa đến liền hỏỉ:
-  Trúng rồi à? Bao giờ cậu đi, ngày mai à? Xin chúc mừng cậu! Nam Sao liền cầm thanh kiếm đưa cho anh rể:
- Em gửi lại anh thanh kiếm này, anh cứ để dành sau này có khi du kích làng ta cần đến, còn em, vào vệ quốc đoàn sẽ được phát súng và lựu đạn.Nam Sao  hỏi chị cả Chuộng là vợ anh Hữu:
 -Anh Hữu đâu rồi nhỉ, bảo anh về chuẩn bị, mai đi tàu sớm.-Chị Chuộng trả lời Nam Sao:
- Anh chú đang đi bừa ở ngoài đồng ấy, cũng sắp về rồi.
-Để em chạy ra tìm anh về ngay!Nam Sao vội chạy ra đồng tìm.Chả là hôm trước  trong khi đi biểu tình cướp chính quyền, anh Hữu là anh cả ,hơn Nam Sao hai tuổi, đã bàn với Nam Sao, em trai thứ hai, là hai anh em cùng xung phong đi Vệ quốc đoàn đợt này để làm rạng danh cho làng Lễ cơ mà. Ra tới đồng, Nam sao vừa đi vừa gọi :
- Anh Hữu ơi,..anh Hữu ơi…! Về đi Vệ quốc đoàn thôi! Khi tới nơi thì anh Hữu cũng đang tháo ách trâu, cuộn chão vào bừa.Nam Sao vừa đưa tờ giấy cho anh Hữu xem vừa nói:
- Ngày mai phải có mặt tập trung ở nhà hát lớn để nhận nhiệm vụ.Anh Hữu xem xong tờ giấy cũng reo lên:
- Thế là hai anh em mình cùng ở chung một đơn vị thì hay quá rồi.Nào, em dắt trâu cho anh, để anh vác bừa, về nhanh lên kẻo tối rồi. Vừa đi, anh Hữu vừa hỏi :
 -Sáng mai đi tàu hay đi ô tô?
- Đi tàu lúc 5 giờ sáng anh ạ.
-Từ ga Hàng Cỏ đến nhà hát lớn nghe nói cũng xa đấy.Ta thuê xe tay hoặc xích lô đi, họ sẽ đưa mình đến tận nơi em nhỉ.À này, em nhớ nhắc anh xin mẹ một ít tiền đi phòng thân nhé –Vâng ạ!
Khi hai người về đên nhà thì đã thấy bố đang cắt tiết gà, mẹ đang vo gạo nếp thổi xôi, để xắp lễ, cúng thần linh và tổ tiên ông bà phù hộ độ trì cho hai con lên đường được chân cứng đá mềm mạnh chân khỏe tay, bền bỉ dẻo dai, hòn tên mũi đạn phải tránh xa, không bị ốm đau bệnh tật, chiến đấu thắng lợi lập được nhiều chiến công, an toàn không bị thương tật, đến ngày thắng lợi trở về, xây dựng gia đình hạnh phúc.Đến tối thì anh em họ hàng gần xa, bà con láng giềng trong làng ngoài xóm kéo nhau đến thăm hỏi chúc mừng gia đình gương mẫu có hai con trai vào vệ quốc đoàn, làm vẻ vang cho họ hàng làng xóm, quê hương. Bên cạnh bát nước chè tươi, ống điếu thuốc lào, câu chuyện của các ông cứ rôm rả.Nào chuyện thế giới hai phe bốn mâu thuẫn, chuyện Nhật đầu hàng đồng minh, đến chuyện quânTàu ô vào giải giáp quân Nhật.Rồi đến chuyện trong nước, từ nạn đói tràn lan, nhất là ở Thái Bình, đâu đâu cũng thấy người chết đói nằm la liệt, đến chuyện Quốc dân đảng đang dựa và thế quân Tàu để gây bạo loạn ở Tuyên Quang, Phú Thọ… Chuyện miên man đến mãi khuya mới kéo nhau về , để cho các anh đi ngủ, mai còn đi sớm.Nhưng cả nhà chẳng ai ngủ được chỉ trừ bọn trẻ con, các cháu thì đã ngủ sớm ,sau khi ăn xôi của bà cho.Ông bà thì thắp hương và lầm rầm khấn vái cả đêm.Nam Sao thì bị các bạn trai rủ đi tâm sự chia tay với các bạn gái ở mãi bờ hồ ngoài đình.Anh Hữu thì đang rì rầm trong buồng, khuyên nhủ chị Cả yên tâm ở nhà làm ăn ,trông nom bố mẹ và nuôi nấng con cái, anh đi sau một hai năm chiến thắng anh sẽ về, cũng giống như anh rể trước đây sang tận bên Tây đánh trận ba năm lại về đấy thôi. Nam Sao đi chơi khuya về, mới nằm được một lúc, thì chuông nhà thờ xóm đạo đã đổ một hồi, báo hiệu bốn giờ sáng.Anh vội vùng lên gọi mọi người dậy chuẩn bị cho hai anh em lên đường để kịp đi chuyến tàu 5 giờ.Chị Cả đang thổi cơm dưới bếp để cho hai người ăn và nắm cơm mang đi lên tàu.Cơm đã chin, Nam Sao dục chị dọn cơm ăn ngay  còn đi, vì từ nhà ra ga cách ba cây số, đi nhanh cũng phải mất bốn mươi phút.Chị Cả vừa dọn cơm xong, anh Hữu và Nam Sao ngồi xuống ăn.Nhưng Nam Sao chỉ ăn vội một bát cơm, rồi cầm miếng cháy vừa ăn vừa chạy vào trong nhà chào bố mẹ, rồi xách một cái bị cói tòong  teng  ra sân.Anh Hữu bảo :
 -Chờ anh nắm xong cơm đã rồi hãy đi.
-Thôi muộn rồi-Nam Sao nói-Em ra trước mua vé tàu, anh nắm cơm xong ra ngay!
- Thôi thế cũng được, xong anh đi ngay.
                                                          *
Nam Sao cứ sợ muộn tàu, thì mất thời cơ vào vệ quốc đoàn, nên anh đi rất nhanh, có đoạn lại chạy, dọc đường gặp người chào hỏi, anh cũng chẳng kịp trả lời .Cũng may buổi sớm mát trời, nên đi không thấy mệt.Khoảng bốn mươi phút sau thì anh đã đến ga.Khách đi tàu đã lục đục lên tàu.Nam Sao vào ga mua hai vé tàu rồi ra sân ga đứng chờ anh Hữu.Một lúc sau thì còi báo hiệu tàu sắp chuyển bánh.Nam Sao sốt ruột  cứ chạy đi chạy lại ngó ra cửa ga, anh cầm chiếc vé trên tay để đưa cho anh Hữu, nhưng chưa thấy anh Hữu đâu .Tàu đã chuyển bánh, anh vội vàng nhảy lên tàu, đứng ở bậc lên xuống, một tay vịn lan can, một tay vẫn cầm vé nhìn ra cửa ga, nếu thấy anh Hữu thì ném vé xuống cho anh. Tàu đã chạy nhanh Nam Sao bỗng khóc òa lên như trẻ  con, làm hành khách ngỡ ngàng chẳng biết vì sao, họ đoán chắc là xa vợ  hay xa người yêu chăng?.Nhân viên trên tàu thấy vậy dìu anh vào ghế ngồi, anh vẫn thò đầu ra ngoài cửa sổ nhìn xuống sân ga cứ xa dần xa dần, rồi mất hút…Một lát sau, Nam Sao phán đoán , anh Hữu sẽ đi chuyến tàu sau, hoặc đi ô tô khách, đến ga Hàng Cỏ, lên đó anh sẽ chờ anh Hữu vẫn kịp, thế là anh yên trí dựa vào ghế thiu thiu ngủ, vì đêm qua chẳng ngủ được tí nào.
Khoảng hai tiếng sau thì tàu đến ga Hàng Cỏ.Nam Sao ra ngoài cửa ga chọn một chỗ dễ quan sát nhất để đón anh Hữu.Nhưng chờ mãi, đến tám giờ  không thấy, cứ sốt ruột chạy đi chạy lại mãi quanh  cửa ga, đến chin giờ, rồi mười giờ vẫn không thấy.Nam Sao phán đoán chắc là có sự cố gì rồi, nên ang Hữu mới không đến kịp Bây giờ đã muộn rồi, mình phải đi thôi, không được cả hai thì một vậy, chả nhẽ trượt cả thì còn ra sao nữa, đã chia tay với gia đình làng xóm cả rôi.Nam Sao hỏi đường đến nhà hát lớn, có lẽ hơi xa, anh định thuê xe đi cho nhanh, nhưng sờ túi chẳng còn một xu nào.Lúc ở nhà anh yên trí là anh Hữu sẽ mang tiền, anh chỉ cầm đủ tiền mua hai vé tàu thôi.Đành đi bộ vậy, vừa đi vừa hỏi từng đoạn.Nhưng chết nỗi bây giờ bụng lại đói rồi, vì buối sáng chỉ ăn vội có một bát, đành nén bụng chịu vậy.Thế là Nam Sao cứ cặm cụi đi cho nhanh đến nỗi không kịp ngắm cả đường phố nữa.Chỉ khoảng một tiếng thì đến nơi.Nhà hát lớn đây rồi, anh trông thấy ngôi nhà nguy nga, tráng lệ mà phấn khởi, quên cả đói , quên cả mệt.Ngoài cửa có căng một băng màu đỏ chữ vàng “nơi tuyển vệ quốc đoàn” Nam Sao vội đi vào trong nhà, thấy một dẫy bàn và bốn năm anh vệ quốc đoàn đang làm việc với một số thanh niên đang khám tuyển.Người thi đo chiều cao, người cân thể lực,người khám sức khỏe.
- Chào các đông chí! –Nam Sao chào mọi người rồi đứng xếp hàng sau hai người khám tuyển, anh là người cuối cùng.Đến lượt anh vào khám thì có chuông đồng hồ báo hết giờ làm việc.Đồng chí trưởng ban khám tuyển đứng lên công bố:
-Hết giờ làm việc, thôi nghỉ đến chiều lại khám tiếp.Nam Sao hốt hoảng vội chạy đến chỗ đồng chí trưởng ban :
- Báo cáo anh, còn em nữa, đề nghị các anh khám tuyển cho em luôn, em ở xa lắm, bây giờ mới lên tới đây! Trưởng ban hỏi:
- Đồng chí quê ở đâu?
- Dạ em ở mãi Hải Dương cơ ạ.
-Năm nay bao nhiêu tuổi?
-Dạ em mười bảy ạ! – Một người ở bàn bên cạnh liền nói xen vào:
- Chàng trai này trẻ tuổi, lại to cao đẹp trai, người cân đối, chẳng phải khám cũng tuyển được rồi đấy, thử hỏi  từ mấy hôm nay, có tuyển được người nào như chàng trai này không, đề nghị cho lấy luôn thôi ạ.- Mọi người đều nói :
- Đồng ý !- Trưởng ban lại nói tiếp:
- Nêu vậy thì các đông chí làm thủ tục hồ sơ tuyển ngay  đi.Sau đó đồng chí quản trị dẫn về nơi tập trung và báo cơm  trưa nay luôn
- Vâng ạ!- Thế là chưa đầy mười phút sau, hồ sơ khám tuyển đã làm xong. Nam Sao vui mừng phấn khởi nói:-Em xin cảm ơn và chào tất cả các đồng chí ạ!-Đồng chí quản trị liền dẫn Nam Sao ra chiếc xe jeep đậu ở ngoài sân, dẫn về nơi tập trung cách đó không xa.Một ngôi nhà rộng như là công xưởng.Ở đây đã có một tiểu đoàn tân binh vừa mới tuyển trong ba ngày nay. Nam sao được tạm thời biên chế vào : tiểu đội 9 ,trung đội 3,đại đội 45, tiểu đoàn 36,trung đoàn Thủ đô. Ngay bữa trưa hôm đó Nam Sao được ăn bữa cơm đầu đời lính của anh, tuy đơn giản nhưng rất là ngon.
                                                           *  
    Chị Chuộng vợ anh Hữu cầm đưa mảnh mo cau chuyên để nắm cơm cho anh Hữu, anh vội vàng xới cơm, nắm hai nắm , mỗi nắm gói vào một mảnh lá chuối chị Cả đã hơ lửa, rồi xếp vào bị cói.Anh vào nhà uống một ụm nước,chào bố mẹ, rồi xuống dưới buồng thơm  ba  đứa con gái nhỏ sàn sàn năm một, đang ngủ ngon, sách túi quần áo ra sân khẽ nói với chị Cả:- Thôi mình ở nhà tôi đi nhé, có gì tôi sẽ biên thư về ! rồi lao vút ra cổng.Anh bước vội để cố đuổi kịp chú hai, chắc chú ấy đã gần ra đến tàu rồi.Khoảng ba mươi phút sau  đến chợ Neo, chỉ còn cách ga một đoạn ngắn nữa  thì anh Hữu nghe thấy tiếng tàu xả hơi nước xì xì, chắc là tàu sắp chạy rôi.Anh vội vàng co chân lên cổ chạy nhanh sợ lỡ tàu.Buổi sáng trời mát như vậy, mà mồ hôi mồ kê anh Hữu tóa ra như tắm.Anh vẫn cố chạy.Đến cửa ga rồi, lại thấy tàu hú còi , chuẩn bị chuyển bánh, mà cửa bán vé và cửa soát vé  đều đã đóng .Anh vội nói với người nhân viên nhà ga :
- Cho tôi ra với, cho tôi ra với !-Nhân viên quát :
-Vé đâu? - Thằng em tôi nó đã mang lên tàu rồi!
– Không được! – Thấy bộ mặt người nhân viên hằm hằm khó chịu, Hữu liền móc túi  đưa cho anh nhân viên tờ một đồng Đông Dương, bình thường có thể mua được ba bốn vé(!),Người nhân viên chẳng nói chẳng rằng  vội cầm lấy tiền đút túi rồi  mở cửa, hất đầu ra hiệu cho Hữu ra cửa lên tàu . Hữu băng nhanh mấy đường ke rồi nhảy lên tàu, trong thi đó tàu đang chuyển bánh.Anh vội chen vào trong toa tìm ghế ngồi, rồi sẽ tìm chú em sau, nhưng tàu đông khách  quá  anh cứ  len mãi ,len mãi, nên cũng chẳng biết tàu chạy hướng nào, ngược hay xuôi. Anh vẫn đinh ninh là tàu đi Hà Nội.Thôi đành chờ đến ga Hàng Cỏ, xuống ga tìm chú em sau vậy.
    Nhưng sự đời thường lắm bất ngờ và éo le .Chuyến tàu  đi Hà Nội đã chạy cách đây mười bẩy phút, mang theo Nam Sao, chú em trai thứ hai của anh Hữu, còn chuyến tàu mà Hữu nhảy lên lại là chuyến tàu đi Hải Phòng .Nó đã đến ga Phú Thái từ trước khi tàu Hà Nội đến và đậu ở đường ray ngoài cùng, để bốc một số hàng, và chờ đón một  đoàn  người khá đông xuống Hải Phòng  biểu tình.Khi tàu Hà Nội đến ga, chỉ dừng lại ba phút để lấy khách rồi chuyển bánh về Hà Nội ngay. Còn đoàn tàu Hải Phòng vẫn  phải chờ vì đoàn người  đi biểu tình chưa đến hết.Đoàn tàu này sẽ đi thẳng tới Hải Phòng mà không dừng ở các ga dọc đường nữa.Anh Hữu vẫn yên trí là mình đang đi Hà Nội. Tàu chạy khá nhanh, chỉ  khoảng nửa giờ thì  tàu vào ga rồi dừng lại.Hành khách xô nhau xuống tàu hết.Anh Hữu lấy làm lạ, mới hỏi mọi người:- Ga này là ga nào ? Có mấy thanh niên lớn tuổi hơn anh mới  hỏi
- Thế cậu định đi đâu?-Tôi đi Hà Nội!
 -Thế thì nhầm tàu rồi cậu quỷnh nhà quê ạ!- Lúc này Hữu mới ngã ngửa người ra, anh như người chết đứng,ngơ ngơ ngác ngác, chẳng biết đi đâu.Anh  ân hận tự trách mình  vội vàng không hỏi kỹ từ ga Phú Thái nên mới sảy ra nông nỗi này. Vừa buồn vừa chán, suy nghĩ một lúc , anh mới nghĩ ra, liền chạy lại phía mấy thanh niên lớn tuổi hỏi một câu ngớ ngẩn:
- Ở đây có tàu đi Hà Nội không các anh? -Bọn họ cười ồ lên :- Đúng là cậu nhà quê, nhà ga sao lại không có tàu.Một cậu cứng tuổi hơn  trông có vẻ hiền lành hỏi:
- Thế cậu định đi đâu, đi làm gì?- Hữu liền trả lời:
- Tôi lên Hà Nội đi vệ quốc đoàn, không may lại nhầm tàu, liệu bây giờ  có tàu đi Hà Nội không, chiều nay có lên kịp không ? Mấy người đều à lên một tiếng rồi  tranh nhau nói:
- A! cậu đi vệ quốc đoàn à? Thì chúng tớ cũng đi vệ quốc đoàn đây!
 - Cần gì phải lên Hà Nội mới có vệ quốc đoàn, ở ngay Hải Phòng cũng có vệ quốc đoàn, lại gần nhà không phải đi xa .-Chúng tớ cũng đều xung phong đi cứu nước đây.Cậu bao nhiêu tuổi rồi?
 -Tôi  mười chin tuổi!
-Ôi trẻ quá, cậu lại to cao đẹp trai như thế này thì ở đâu người ta cũng nhận- Chỉ cần tích cực hăng hái, thì chóng lên quan lên chức lắm đấy!-Một anh từ cửa nhà ga chạy đến :
-Đến chiều mới có tàu đi Hà Nội.Một anh khác:- Này các cậu ơi, đi kiếm một chút  “La cay” cho có khí thế, rồi đi biểu tình đi , sắp đến giờ rồi -Ừ phải đấy! Thế là họ kéo nhau đi.Một anh kéo tay Hữu:
- Thôi đi với chúng tớ làm một chén rồi đi biểu tình cứu nước đi ,chiều mới có tàu, cậu lên Hà Nội vẫn kịp mà.Thế là Hữu cũng đi theo chúng.Ừ thì đi xem sao,ở đây họ biểu tình thế nào có giống ở quê mình không?.Đằng nào mình cũng lỡ rồi, chiều mới có tàu  đi Hà Nội cơ mà. Cả toán hơn chục người kéo nhau vào một nhà hàng ven đường gọi mấy chai rượu ra uống, rồi tranh luận nhau rất to, một anh  đưa cho Hữu một chén, anh cũng uống, rồi anh khác đưa chén nữa, chén nữa… anh cũng uống.Sau thấy mấy người tranh nhau trả tiền .Rồi  họ lại kéo nhau  ra đường phố, cứ xếp hàng đi ở giữa đường , các xe cộ đều phải dừng lại tránh sang vệ đường, chờ đoàn người di qua rồi mới đi. Nhiều người ở dọc đường cứ nhập vào đông dần, đông dần.Một tiếng hát được  xướng lên, mọi người cùng hát rất to, rất hùng dũng : “ Này thanh niên ơi quốc gia đến ngày giải phóng.Đồng lòng cùng đi hy sinh tiếc gì xương máu…” Họ cứ hát đi hát lại bài này. Hữu cũng hát theo, tuy không thuộc,nhưng hát cho hơi rượu bốc ra . Một lá cờ đỏ sao vàng ở đâu  có cán cao, dơ lên trên đầu hàng.Gió thổi phần phật bay trong nắng sớm .Càng đi ,người càng nhập vào đông hơn, đã có đến hàng trăm người, đủ cả nam phụ lão ấu, nhưng đông nhất vẫn là  lớp thanh niên và thiếu nhi. Đoàn người đi qua một đường phố nữa, thêm mấy lá cờ đỏ sao vàng.Lại có cả một ban nhạc kèn đồng của nhà thờ,  gần chục người nhập vào đoàn biểu tình, nhạc kèn kêu vang cả đường phố, dân phố đổ xô ra xem, người đi đường cũng dừng lại xem.Đoàn người  đi biểu tình càng đông hơn, có đến hàng trăm người.Lại thêm  vài lá cờ xuất hiện, nhưng là cờ vàng ba sọc đỏ, chen lẫn với cờ đỏ sao vàng. Cờ nào thì cờ, đều là cờ của Việt Nam cả (!).Bài hát “Tiếng gọi thanh niên” vẫn cứ vang lên theo nhịp kèn đồng và người hát đến khản cả  cổ.Người ta còn hô vang các khẩu hiệu:- Việt Nam độc lập muôn năm!- Đả đảo phát xít Nhật! - Đả đảo thực dân Pháp!-Đại Việt muôn năm!- Đế quốc Việt Nam muôn năm!- Ủng hộ Việt Minh! - Ủng hộ Quốc dân Đảng!Nghĩa là cờ quạt cũng lộn xộn, khẩu hiệu cũng lộn xộn.Không phân biệt của phe phái nào cả.Cứ thấy người kéo nhau đi là đi theo, cứ thấy hô khẩu hiệu là hô theo, chẳng cần biết đúng hay sai.Cái  thời mới khởi  nghĩa cướp chính quyền, những ngày đầu tiên, ở một số nơi , nó như  thế đấy !Sau khi Nhật đầu hàng Đồng Minh, chính phủ Trần Trọng Kim(do Nhật dựng lên bị đổ), chính quyền các nơi tan rã, không còn cảnh sát, không còn quân đội, không còn chính quyền.Tất cả đều bỏ chạy hoặc  nằm im chờ đợi .Mặt trận Việt Minh do đảng Cộng sản lãnh đạo cướp chính quyền, chưa đủ lực lượng làm đồng loạt ở các nơi trong toàn quốc.Ngày 19 tháng 8  năm 1945 mới cướp được chính quyền ở Hà Nội và một số vùng lân cận.Quốc dân Đảng ( của Nguyễn Hải Thần  và Nguyễn Tường Tam) cũng đang dựa vào thế quân Tàu, danh nghĩa đồng minh vào giải giáp quân Nhật, để tranh với Việt Minh cướp chính quyền .Nhưng  họ đã bị thất bại ở Hà Nội ngày 19-8 .Cay cú một số người của phe quốc dân Đảng liền kéo xuống Hải Phòng, kết hợp với phe đảng Đại Việt(thân Nhật) định tổ chức cướp chính quyền ở Hải Phòng.Họ mới tổ chức nên cuộc tuần hành thị uy trên đường phố để tập hợp lực lượng.Họ biết lúc đó  thế Việt Minh rất mạnh, nên phải dương cờ đỏ sao vàng lên trước, để lôi kéo quần chúng đi  theo mình cho đông, rồi mới đưa cờ vàng ba sọc ra theo kiểu  lập lờ đánh lận con đen như thế.Nhưng  những người Cộng sản và mặt trận Việt Minh thành phố Hải Phòng đã kịp thời phát hiện ra âm mưu của phe Quốc dân Đảng và Đại Việt .Liền dùng chiến thuật gậy ông đập lưng ông, huy động một số đông quần chúng, cầm nhiều cờ đỏ sao vàng và một số tự vệ ( mới thành lập mấy hôm)  đeo súng ra nhập vào đoàn người, và chỉ hô vang những khẩu hiệu Cách mạng:
 -Ủng hộ Việt Minh!
- Việt Nam độc lập muôn năm!
- Nước Việt Nam của người Việt Nam !
-Chính quyền phải về tay nhân dân!...  Qua vài đường phố nữa, cờ đỏ sao vàng và quần chúng nhân dân ngày càng nhập vào đông hơn.Khi đoàn biểu tình đi đến nhà hát lớn thành phố , thì tự nhiên những lá cờ ba sọc biến đi đâu hết, chỉ còn cờ đỏ sao vàng.Cánh Quốc dân Đảng và Đại Việt biết mình bị hố, bị thất bại, sợ bị Việt Minh  bắt nên đã bí mật cuốn cờ chuồn thẳng , Nguyễn Văn Hữu cũng bị chúng lôi kéo đi theo chúng.Đoàn biểu tình dừng lại trước nhà hát lớn, biến thành cuộc mít tinh.Tiểu đội tự vệ cầm súng đứng hiên ngang làm hàng rào danh dự.Một cán bộ Việt Minh  đứng trên  bục cao, cầm loa tay, đọc lời kêu gọi tổng khởi nghĩa của Việt Minh. Ngay sáng hôm sau, ngày23 tháng 8,Mặt trận Việt Minh dưới sự lãnh đạo của Thành ủy Cộng sản Hải Phòng, đã huy động hàng ngàn quần chúng nhân dân và đội tự vệ võ trang.Xông vào tòa thị chính  cướp chính quyền, lật đổ chính quyền cũ, lập chính quyền mới thắng lợi.
Nguyễn Văn Hữu bị cánh Quốc dân Đảng và Đại Việt lừa phỉnh lôi kéo theo họ, tạm thời trốn tránh  ở Hải Phòng không lộ mặt, để chờ thời.Hàng ngày đi làm thuê làm mướn kiếm ăn .Rồi được các lực lượng thân Pháp bắt mối làm tay sai  bí mật phục vụ cho quân Pháp chuẩn bị trở lại Hải Phòng .Tháng 10 năm 1946 giặc Pháp đánh chiếm lại Hải Phòng, Hữu mới công khai trở thành nhân viên cảnh sát, rồi một thời gian sau lên đồn trưởng đồn cảnh sát của chính quyền bù nhìn thuộc Pháp tại Hải Phòng.Yêu một cô gái tên là Ngần, là  chiến sỹ du kích của đội du kích Hoàng Ngân tỉnh Hưng Yên đang trốn tránh vào Hải Phòng .Cho đến năm 1954 Pháp bị thua ở chiến dịch Điện Biên Phủ.Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết. Nguyễn Văn Hữu đã đeo lon trung úy ngụy quân.Mang cô Ngần theo  Pháp rút vào miền Nam, rồi  phục vụ  cho chính quyền Việt Nam cộng hòa, do Mỹ chỉ huy và chi viện.
 Thế là cùng một ngày 22 tháng 8 năm 1945.Tại ga Phú Thái,có hai chuyến tàu, chạy hai hướng ,mang theo hai anh em ruột, chia thành hai  số phận đối ngược nhau đến cuối đời.
<bài viết được chỉnh sửa lúc 16.07.2016 17:16:21 bởi Lương_Hiền >
#1
    Lương_Hiền 16.07.2016 17:12:07 (permalink)
    Chương 2-QỦA MÌN ĐẦU TIÊN
     
    Đó là ngày 1-12-1946. Sau khi bọn địch đã nổ súng đánh chiếm lại Hà Nội, chúng liền mở rộng bàn đạp, đánh chiếm ra các vùng lân cận và các tỉnh xung quanh. Chúng đã lập đư­ợc một số đồn bốt trên dọc đư­ờng 5 và đang thực hiện các cuộc hành quân bình định các làng xóm trên dọc đư­ờng 5 và đư­ờng 39. Hôm đó chúng định hành quân vào càn quét khu vực cầu Lực Điền trên đư­ờng 39. Chúng cho một trung đội lính Âu - Phi có xe tăng và xe cơ giới đi hộ tống.
            Lúc bấy giờ Sáu Đậu là chiến sĩ tự vệ huyện, được Nam Sao là cán bộ tiểu đội phó của Vệ quốc đoàn đem về cấp cho huyện một quả mìn bằng đầu đạn 105 mm mang từ quân khu về, và huấn luyện cho cách đánh. Đồng chí Nam Sao cũng vừa mới đ­ược tỉnh cử đi học ở quân khu về, muốn được thực hiện lập công ngay.Ng­ười xung phong đánh trận mìn đầu tiên nàyvới Nam Sao là Sáu Đậu. Sáu Đậu hơn Nam Sao gần mư­ời tuổi, anh tự xác định mình là bậc đàn anh của Nam Sao, nên đã chủ động nhận quả mìn này và bàn với Nam Sao hướng dẫn tìm cách đánh.
            Đư­ợc Nam Sao giúp đỡ kỹ thuật.Sáu Đậu quyết định chọn trận địa ở phố Nối, chếch vào đư­ờng 39, vì anh phán đoán nhất định bọn địch sẽ phải qua đấy.
            Anh đề mghị Nam Sao hướng dẫn tỷ mỉ để anh vừa làm vừa học, tự tay chôn mìn, rải dây đấu kíp nổ và ngụy trang .Sau khi Nam Sao  cùng Sáu Đậu kiểm tra  cẩn thận xong.Sáu Đậu  ngụy trang và nằm phục kích ở một bãi tha ma cách đó khoảng 150 mét bên cạnh một gò đất thấp ở giữa cánh đồng,còn Nam Sao làm nhiệm vụ canh gác,quan sát địch ở cách đó một đoạn và sẵn sàng  phát tín hiệu cho nổ. Lúc bấy giờ nguyên tắc là chỉ đư­ợc một ngư­ời xuất hiện, không đư­a nhiều ngư­ời, để bảo đảm an toàn, bí mật, đề phòng địch bắt sống hoặc bắn, đỡ thiệt hại.
            Vào khoảng bảy giờ ngày 31-12-1946, địch từ đồn Bần Yên Nhân cử một đại đội hành quân triển khai đội hình đi càn, đến gần ngả ba Phố Nối thì trúng quả mìn của Sáu Đậu giật nổ. Chúng hỏng một xe GMC, năm tên chết và ba tên bị thương. Bên ta, Sáu Đậu và Nam Sao chạy về an toàn.
            Đây là trận mìn đầu tiên trên  đư­ờng 5, nên bộ đội và nhân dân rất phấn khởi và tin tư­ởng.
            Sau đó Sáu Đậu đánh liên tiếp mấy trận đều thắng lợi.Tư­ tư­ởng cũng dần dà chủ quan. Một hôm, chôn mìn xong, căng dây ngồi chờ xe địch đến. Vì nghiện
    r­ượu nên lúc nào anh cũng có một bi đông rư­ợu kèm bên mình và thông th­ường hay mua mấy cái đậu để nhắm rư­ợu. Hôm đó, anh mua sáu chiếc đậu rán, xuyên dây treo cổ, còn rư­ợu thì đeo ở thắt l­ưng. Trong khi chờ đợi, anh định mang đậu và rư­ợu ra nhắm, như­ng không kịp, xe địch đã đến trận địa. Anh vội vàng giật mìn rồi bỏ chạy.Trong khi chạy, vì luống cuống bị vấp ngã, rơi mất sáu cái đậu. Mãi đến lúc về chỗ an toàn rồi mới biết.
             Nam Sao và một số ngư­ời hỏi anh:
            - Anh có tiếc là quả mìn vừa rồi diệt đ­ược ít địch không? Sáu Đậu thản nhiên trả lời:
            - Không tiếc, chỉ tiếc sáu cái đậu đánh rơi lúc nào không biết, nên phải uống rư­ợu suông đây.
       Nam Sao bỗng tóa lên cười và nói :
    -Thế thì từ nay gọi bí danh của anh là Sáu Đậu nhé !- Tất cả mọi người  cùng reo lên :
    - Ừ hay đấy, đến bố Tây cũng chẳng biết là ai nữa, càng bí mật !
            Từ đó mới có cái biệt hiệu là "Sáu Đậu".
            Tên thật Sáu Đậu là Nguyễn Nh­ư Khuê, quê ở gần  thị trấn Yên Mỹ. Lúc bấy giờ anh khoảng 26, 27 tuổi, gia đình nghèo, phải đi cày thuê cuốc mư­ớn. Cách mạng tháng Tám cư­ớp chính quyền anh Khuê là một trong những ngư­ời đầu tiên tham gia tự vệ võ trang ở địa phư­ơng.
            Một lần khác, Sáu Đậu chôn mìn đánh địch. Vì sơ ý nên để địch phát hiện
    đ­ược, chúng gỡ mất quả mìn. Trận đó, anh bị kỷ luật vì để vũ khí rơi vào tay quân thù. Đồng chí trung đội tr­ưởng giao cho Sáu Đậu nhiệm vụ phải treo đ­ược cờ đỏ sao vàng vào chính giữa đồn Pháp ở Bần Yên Nhân, để lập công chuộc tội, nếu không sẽ bị phạt nặng hơn.
            Sáu Đậu nghĩ mãi cuối cùng ra đư­ợc một kế.Anh rất bí mật, không cho ai hay biết.Suốt cả đêm chỉ ngồi trầm ngâm uống rư­ợu, không đi ngủ. Một số chiến sĩ đươc giao nhiệm vụ phải thức và đi cùng để theo dõi và bảo vệ Sáu Đậu, như­ng cũng chẳng biết kế hoạch anh ra sao. Họ tin rằng anh không thể treo đ­ược cờ, vì bọn địch gác rất cẩn mật, các lần giao gác cũng rất chặt chẽ, không thể lọt không thể hở một cơ hội nào cả. Các đồng chí chiến sĩ trẻ thấy bất lực, lần l­ượt ngủ hết, chỉ còn lại mình anh vẫn ngồi uống rư­ợu chờ đợi.
            Mãi đến 5 giờ sáng, trong đồn Pháp thổi kèn báo thức "tí te...tí te". Bọn lính dậy đi ngoài và chuẩn bị tập thể dục buổi sáng. Lúc đó mấy đồng chí của ta gác theo dõi, bỗng không thấy Sáu Đậu đâu cả, ai cũng lo không biết anh ấy đi đâu, nhỡ bị địch bắt thì sao. Chỉ một lát sau, bỗng thấy trong đồn có lá cờ đỏ sao vàng đ­ược kéo lên và đang bay phấp phới trong gió sớm và ánh bình minh rất đẹp.Rồi ngư­ời ta thấy anh Sáu Đậu mặc quần đùi, áo may-ô xuất hiện.
            Lúc này anh em mới vỡ lẽ là Sáu Đậu đã lợi dụng lúc địch vừa báo thức, trời còn nhá nhem, quân lính dậy đi lại lộn xộn, anh đã mặc đúng như­ bọn lính trong đồn, quần đùi, áo may-ô trắng, lần vào treo cờ làm chúng chẳng biết ai vào ai. Kéo cờ xong, anh ung dung đi ra ngoài như­ lính trong đồn đi đại tiện vậy.
            Sáu Đậu được Nam Sao hướng dẫn giúp đỡ đánh rất nhiều trận trên đường 5, trận nào cũng gan dạ, dũng cảm, tiêu diệt đư­ợc nhiều địch. Anh đư­ợc cấp trên tin tư­ởng, nhân dân tin yêu, quân ta thán phục và kẻ địch khiếp sợ, nên đã đư­ợc tuyên dư­ơng công trạng ở tỉnh, ở quân khu, đư­ợc quần chúng nhân dân suy tôn là ông "Vua mìn" đầu tiên trên đư­ờng 5. Ngay chính bọn địch cũng phải gọi anh là ông "Vua mìn" đáng sợ, và ra sức vây ráp, càn quét, lùng bắt anh, treo giải thư­ởng lấy đầu anh rất cao.
      Nam Sao lại được cử đến các đôi du kich và tự vệ khác trên dọc đường 5 để huấn luyện và phát triển đánh mìn.Anh đã hướng dẫn đào tạo đươc hàng chục  cán bộ chiến sỹ tự vệ khác đánh mìn giỏi, và cũng trở thành một số vua mìn nữa.Việc đánh mìn  càng ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn, làm cho bọn giặc Pháp phải khiếp vía kinh hồn về “sấm đường 5” trong suốt thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp chín năm trời.
        Dạo đó, sau một thời gian  hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ huấn luyện và tham gia đánh mìn trên đường 5,Nam Sao được tỉnh cử đi học lớp đào tạo cán bộ Quân chính Liên khu, ba tháng và sau đó được điều về đơn vị  công binh Bộ,thuộc Cục giao thông công chính do ông Hoàng Đạo Thúy chỉ huy,tiền thân của Cục công binh, rồi Bộ tư lệnh Công binh sau này.
       Ba mươi năm sau, khi đã về hưu, anh mới được gặp lại những cán bộ chiến sỹ cũ và mới trong một trại viết về chiến lệ công binh trên đương 5, do cơ quan Công binh Quân khu Ba tổ chức và mời anh là một trong những người đánh mìn đầu tiên trên đường 5 về dự.
                                                                       *         
    Phục kích ở Phục Linh
    Tiểu đội phó Nam Sao đang hướng dẫn các chiến sỹ công binh cách thức đào hố, chôn mìn và đấu dây điểm hỏa, thì trung đội trưởng công binh Đặng Ngọc Ban gọi:
       -Đồng chí  Sao lại gặp tôi nhận nhiệm vụ ! – Có tôi !-Nam sao đáp, rồi chạy ngay đến gặp trung đội trưởng Ban.
    - Trung đội ta được cử một trinh sát-Ban nói tiếp- phối hợp với bộ binh đi trinh sát nắm tình hình địch, để kịp thời về báo cáo cho tiểu đoàn.Đồng chí chân dài, chạy nhanh , đi là thích hợp nhất.Việc chôn mìn đã có tiểu đội trưởng và cả  trung đội ở trận địa lo.Ngay bây giờ đồng chí lên gặp tiểu đoàn trưởng Vũ Lăng  nhận lệnh cụ thể.
    -Rõ, tôi đi!-.Nam Sao đáp, rồi khoác súng lên vai, chạy nhanh về hướng tiểu đoàn cách đó khoảng năm trăm mét.
    Thu đông năm 1947, giăc Pháp nhảy dù xuống Thái Nguyên, Bắc Cạn,Tuyên Quang, tạo thành thế tam giác bao vây ta.Địch nhẩy dù kết hợp cả thủy , lục, không quân.Hàng ngày tung quân đi lùng sục, càn quét nhằm phát hiện lực lượng ta, nhất là cơ quan trung ương của ta.Bộ binh địch hình thành một mũi hành quân từ Hà nội lên đánh chiếm Thái Nguyên.Thủy quân dùng tàu chiến từ Việt Trì theo sông Lô qua Bình Ca đánh chiếm Tuyên Quang.Chỉ huy cuộc hành quân nhảy dù lên Việt Bắc là tên đại tá Pô Pơ Kê (Popeker).Sau khi nhảy dù, địch chốt các mục tiêu quan trọng, phái các toán quân từ đại đội đến tiểu đoàn, lùng sục, đốt phá, bắn giếtnhân dân tàn nhẫn, nhằm áp đảo tinh thần chiến đấu của quân và dân ta.Pháo binh,súng cối địch bắn thị uy khắp rừng núi.Từng đoàn lừa ngựa vận chuyển súng đạn.Từng đội kị binh len lỏi, phóng vào các chòm, bản càn quét với thái độ ngông nghênh, kiêu ngạo.Địa hình núi rừng Việt Bắc trùng điệp, hiểm trở.Ai hiểu nó, biết sử dụng nó, thì thế quân sự sẽ nghiêng về người đó,và ngược lại.Hệ thống đường xá từ Thái Nguyên qua ngã ba Bờ Đậu, qua phố Ngữ đi Bắc Cạn, từ phố Ngữ đi quán Vuông, chợ Chu, từ quán Vuông qua quán Ông Già, đường Bờ Đậu Đại Từ, đèo Khế , Bình Ca, là những con đường xuyên qua rừng núi, đông thời là những con đường  mà đoàn Pô Pơ Kê hành quân càn quét trong thu đông năm1947.
    Đoạn đường địch bị công binh phối hợp với bộ binh phục kích là ở Phục Linh-Đại Từ.Từ ngã ba Cao Minh qua thị trấn Đại Từ, đường tương đối bằng, gần phố Đại Từ có  một cánh đồng bằng phẳng,nổi lên ngọn núi Hùng Sơn.Từ đồi Hùng Sơn, quan sát và khống chế mỗi bề 4-5 km .Đây cũng là ngã ba Đại Từ đi Tam Đảo,Thái Nguyên và Tuyên Quang.
    Từ ngã ba Đại Từ , qua cầu Huy Ngạc, Phục Linh, Bờ Đậu.Đường tuy bằng, nhưng qua nhiều rừng rậm, đồi thấp, tà luy đường dựng đứng.Quả đồi Phuc Linh cách Đại Từ 4 cây số, phải qua cầu Huy Ngạc.Nơi đây chọn làm trận địa phuc kích đánh binh đoàn Pô Pơ Kê, rút lui từ chợ Chu  qua ĐạiTừ về Thái Nguyên vào ngày10 tháng 12 năm 1947.
          Ta quyết tâm phát động nhân dân đánh địch bằng mọi vũ khí như súng kíp, tên nỏ,cạm bẫy vv…Dựa vào thế hiểm trở của rừng núi, nhân dân ta nổi lên đánh địch ở khắp nơi, tiêu hao nhiều sinh lực địch, làm cho địch ngày càng gặp nhiều khó khăn.Thương binh địch ngày càng đông, địch phải thả dù tiếp tế lương thực.Tuydù chỉ rơi cách nơi chúng đóng quân 50-100m,cũng nhiều lần bị du kích ta chiếm đoạt, địch phải rút lui.
    Trước tình hình địch đã nao núng,Trên chỉ đạo quyết tâm dùng bộ đội chủ lực đánh những trận lớn,tiêu diệt hàng đại đội, tiểu đoàn địch.
    Trong trận phuc kích ở Đại Từ ta có:tiểu đoàn 54 bộ binh do đồng chí Vũ Lăng làm tiểu đoàn trưởng.Một trung đội công binh do đồng chí Đặng Ngọc Ban làm trung đội trưởng và đồng chí Nguyễn Kênh là trung đội phó.
      Sử dụng vũ khí  công binh: 15 quả mìn giật nổ, chế bằng đầu đại bác 75 ly, chiếm được của Pháp, Nhật.Mỗi chiến sỹ công binh trang bị 10 lựu đạn chày do xưởng quân giới Phan đình Phùng của ta chế tạo.Xẻng cuốc và súng trường.
    Chuẩn bị phục kích:
      Ngày 3 tháng 12 -1947.Địch rút lui từ  chợ Chu qua quán Vuông tới quán Ông Già đã bị tiểu đoàn 54 đánh cho một trận, thương vong hàng trăm tên, gây cho địch rất nhiều khó khăn về nhân lực vì phải vận chuyển rất nhiều thương binh.Trước tình hình đó, địch có ý định đi gấp đến Đại Từ, chiếm đồi Hùng Sơn trú quân,dùng số binh lính,và gọi máy bay tiếp tế và chở thương binh về Hà Nội.
     Ngày 4 tháng 12Tiểu đoàn 54 đánh thắng địch ở quán Ông Già.Đồng chí Vũ Lănghạ lệnh hành quân gấp để  chặn đầu địch.Trận địa phục kích ở khu núi Phục Linh   cách Đại Từ 4km,qua cầu Huy Ngạc dài 300m.
      Ngày 5/12Tiểu đoàn 54 và trung đội công binh triển khai địa hình có lợi phục kích đánh mìn.
      Ngày 6/12 Trận địa phục kích triển khai đã hoàn chỉnh,trung đội công binh bố trí 15 quả mìn giật nổ,cự ly 20m một quả,trận địa mìn dài 300m.Trên quả đồi cạnh trận địa mìn là đại đội bộ  binh của tiểu đoàn 54.Tất cả đều sẵn sàng, chờ kẻ thù dẫn xác tới.
       Thời kì này thông tin của ta còn nhiều khó khăn.Chỉ có đường dây điện thoại đến cấp tiểu đoàn.Trong trận này từ đài quan sát,cách cầu Huy Ngạc 1500m,cách đơn vị tiền tiêu là 300-400m,phải sử dụng giây rừng,chăng trước mặt các chiến sỹ phục kích.Kí hiệu quy định là: Địch băt đầu vào trận địa sẽ giật giây một lần ; địch lọt vào giữa trận địa giật giây hai lần.Lệnh giật mìn là giật giây liên tục.Lệnh xung phong bằng kèn đồng của Pháp ta lấy được.
      Hai ngày chờ đợi chưa thấy địch đến.
     Ngày 7/12.Tổ trinh sát phối hợp gồm hai chiến sỹ bộ binh và một chiến sỹ công binh, được phái sang Đại Từ điều tra địch.  Tổ gồm có: Khản tiểu đội trưởng bộ binh làm tổ trưởng; Bẩy chiến sỹ bộ binh,tổ viên và Nam Sao tiểu đội phó công binh,tổ viên. Từ trận địa phục kích tổ trinh sát qua cầu Huy Ngạc hướng tới đồi Hùng Sơn. Đến tối, cả tổ bò vào nằm phục ở sát đồn địch khoảng 70m.
    Hồi 3 giờ sáng 8/12 tổ trinh sát phát hiện địch báo động: Ngựa hí, binh lính gọi nhau í ới, đi lại lộn xộn. Dấu hiệu địch  chuẩn bị hành quân. Cùng lúc đó, chiến sỹ Bẩy  tự động rẽ cành cây và nhổm  người lên để quan sát, liền bị bọn địch trong vọng gácgần đó, trông thấy cây động đậy,và phát hiện thấy có người,chúng nghi ngờ là trinh sát ta, liền bắn  mấy tràng súng máy từ vọng gác tới, làm hai đồng chí  Khản và Bẩy bất ngờ bị hy sinh ngay tại chỗ. Còn một mình  Nam Sao phải vội vàng lăn mấy vòng xuống vệ đồi tránh đạn, rồi kín đáo bò toài theo hướng khác ra đường cái cách hàng trăm mét, mới vùng lên chạy thật nhanh hơn ba cây số, trong khi trời đang mờ sáng, Nam Sao vừa chạy vừa lo ,nếu bọn địch đi ngay thì mình không kịp  về tới trận địa, đơn vị không chuẩn bị kịp, sẽ lỡ mất thời cơ diệt địch.Nên anh nhớ lại những buổi tập chạy ma- ra -tông, chạy theo nhịp thở đều đều, nhìn đường chính xác, quyết không để bị vấp ngã,vấp ngã lúc này là toàn đơn vị thất bại. Đến cua cây đa này là còn một cây số nữa, cố lên, vừa chạy vừa tự động viên mình, rồi chỉ còn khoảng 500m nữa.Nam Sao bỗng thầm gọi đồng đội trong tổ trinh sát vừa hy sinh.Khản ơi, Bẩy ơi hãy phù hộ cho mình chạy nhanh lên . Sau trận đánh mình và đơn vị mới đến tìm xác và mai táng các đồng chí được. Chỉ còn 300 mét nữa thôi, nào các đồng chí cùng tôi chạy nước rút nhé,chúng ta cùng về báo cáo với đơn vị nhé .Lúc này trời cũng đã sáng, đường đã trông rõ rồi, anh gồng mình lên, cùng với tinh thần của Khản và Bảy, Nam Sao chạy như bay về tới trận địa kịp thời,vừa thở vừa báo cáo với tiểu đoàn trưởng Vũ Lăng:- Báo… cáo,báo… cáo, địch sắp hành quân!- Báo cáo xong, Nam Sao hoa cả mắt, lảo đảo không đứng vững, đồng chí liên lạc đứng cạnh đó, phải ôm chầm lấy anh , đỡ anh khỏi ngã.Nam Sao còn báo cáo thêm tình địch đang nhốn nháo chuẩn bị hành quân và tình huống hai đồng chí Khản và Bảy bị hy sinh. Tiểu đoàn trưởng Vũ Lăng chạy lại bắt tay Nam Sao:- Đồng chí  chạy nhanh về báo cáo kịp thời thế này là rất tốt ,thôi ngồi nghỉ một lát đi đã. Nhưng Nam Sao lại vội báo cáo: -Tôi xin phép về trận địa ngay để đánh mìn  cho kịp ạ, kẻo anh em đánh hết thì tôi mất phần à.  Nói xong , anh chạy đi luôn.- Chạy từ từ thôi ,khéo ngã đấy! –Tiểu đoàn trưởng Vũ Lăng  nói với và nhìn theo Nam Sao một cách trìu mến.
     
    -7 giờ 30 ngày 8/12,toàn bộ binh đoàn địch đóng ở đồi Hùng Sơn,hành quân rút lui theo đường Bờ Đậu.Trời quang đãng,sương sớm chưa tan hẳn,đã thấy máy bay bà già lượn nhiều  vòng trên  quãng đường này.
    -Tin địch hành quân về phía trận địa phục kích,làm mọi người phấn chấn.Có đồng chí bày lựu đạn đã mở nắp lên trước  mặt mình như bán hàng.Các chiến sỹ công binh cầm sẵn sàng giây điểm hỏa.
    - Giây rừng giật lần thứ nhất:Mọi người hồi hộp.Mặt đồng chí nào cũng bừng bừng khí thế.Họ nhìn nhau bằng đôi mắt tràn đầy niềm tin tất thắng.
    -Giây rừng “thông tin”giật lần thứ hai.Địch đã lọt vào trận địa.Bộ binh ta ghếch súng nhằm vào đội hình địch,từng mục tiêu đang di động.Các chiến sỹ công binh kéo căng giây điểm hỏa.
    -Giây rừng giật liên tục, hàng loạt mìn nổ.Lựu đạn và các cỡ súng đổ lửa vào đội hình địch.
    Bất ngờ bị đòn trời giáng,địch hoảng hốt kêu la ầm ĩ.Đội hình rối loạn không đối phó kịp.Lừa ngựa chạy lung tung vào rừng,có con còn thồ cả nòng đại bác và lương thực chạy điên loạn.Kèn đồng ta vang dội núi rừng,quân ta xông lên như  vũ bão,phút chốc đã làm  chủ cả đoạn đường hàng cây số.
     Kết quả trận đánh: Ta diệt 300 tên địch,thu và phá huỷ nhiều vũ khí của địch.Công binh lấy được 20 đầu đạn đại bác,về chế thành mìn,tiếp tục chiên đấu
    Nhận xét:Công binh phối hợp với bộ binh  chặt chẽ.Kỹ thuật chôn mìn và ngụy trang tốt,địch vào trận địa không phát hiện được mìn.Tạo được bí mật bất ngờ.Lấy vũ khí địch đánh địch.Đặc biệt đồng chí Nam Sao đã dũng cảm,hoàn thành nhiệm vụ trinh sát địch,chạy nhanh về báo cáo cho chỉ huy và đơn vị sẵn sàng chiến đấu kịp thời cơ.
    Đột kích vào Thất Khê
     
      Hồi 14 giờ ngày 26-9-1950 đại đội trưởng Mai Sơn và chính trị viên Lê Thọ của đại đội công binh 270, gọi Nguyễn Nam Sao ,trung đội phó của trung đội 41 lên nhận lệnh. Nội dung lệnh của đại đội 270 giao cho Nam Sao sau đây :
    1-Truyền đạt nguyên văn lệnh của đại đoàn trưởng đại đoàn 308, Vương Thừa Vũ:
    Mệnh lệnh: Đại đội 270 cử một bộ phận, dùng một lượng bộc phá một tạ trở lên. Đêm 27-9-1950 xâm nhập vào thị trấn Thất Khê, đánh vào toán lính Đờ La Môn, phải gây những tiếng nổ làm rung chuyển cả thị trấn Thất Khê, làm bạc nhược tinh thần binh lính địch-Phá , một số công sự, diệt một số binh lính và phá vũ khí, khí tài của địch.”
    2-  Đại đội chỉ định tiểu đội 3 do Phạm Lạc làm tiểu đổi trưởng (đồng chí  Lạc là
    chi ủy viên),trong tiểu đội có bốn  đảng viên. Dưới quyền chỉ huy của trung đội phó Nam Sao ( Nam Sao lúc này chưa phải là đảng viên ,vì có quan hệ chính trị ,anh trai đi lính ngụy làm tay sai cho Pháp, nhưng về mặt chiến đấu thì Nam Sao rất có uy tín trong toàn đại đội và  được chỉ huy đại đội rất tin tưởng.)
    3- Quân số, tiểu đội 3 có bảy người và trung đội phó là tám người
    4- Sử dụng vũ khí, khí tài: Súng trường 4 khẩu, lựu đạn chày mỗi người hai quả; Thuốc nổ TNT bánh đúc 400gram, tất cả  120kg.một hộp kíp số 8 (100cái), Nụ xòe 100 cái, Giây cháy chậm 20m Vải để gói bộc phá, loại vải xanh 10m; Dây buộc 2 cuộn to; dao bài nhỏ  5 con; Gậy làm nạng bộc phá 10 cái, to 5cm,dài 1m;Bản đồ một mảnh vùng biên giới ;Địa bàn 1 cái; Lương thực gạo một ngày.
                                                      *
    Trước chiến dịch biên giới,bọn thực dân Pháp đã đánh chiếm  đường số 4.Từ Lạng Sơn,Thất Khê,Đông Khê,Cao Bằng,chúng đã xây dựng đồn bốt cứ điểm kiên cố.Về mặt cai trị chúng đã lập ngụy quân ngụy quyền những xã ven đường số 4.Đàn áp cướp bóc nhân dân,trâu bò lợn gà,phu phen tạp dịch,đồn dân đến cùng cực.
    Về phía nhân dân ta,phong trào du kích của đồng bào dân tộc ít người, dưới sự lãnh đạo của Đảng đã dược tổ chức, đang ngày đêm đánh lại chúng ở khắp vùng rừng núi.Đường số 4 nói chung là rừng núi.Riêng thị trấn Thất Khê là một cánh đồng rộng  hình vuông , mỗi chiều rộng khoảng 5 km, hình lòng chảo, có hai khu phố và chợ, khu Nà Cạn có sân bay dã chiến gọi là sân bay Thất Khê, phía Bắc có con sông rộng khoảng 100m, mùa nước to chảy như thác, mùa cạn có thể lội qua được.Xung quanh thị trấn Thất Khê là vùng rừng núi bao bọc, rất tiện cho pháo binh của ta chiếm lĩnh ưu thế.Đường số 4 chạy qua thị trấn Thất Khê, ngoài ra còn có một con đường xe con đi được chạy xuống Văn Mịch, là hậu phương của ta.
    Ngày 16-9-1950 tiếng súng của ta mở đầu chiến dịch biên giới, tiêu diệt và san phẳng đồn Đông Khê.Đồn Đông Khê bị tiêu diệt, địch ở thị xã Cao Bằng do tên đại tá Lơ Pa chỉ huy bị cô lập.Quân ta thừa thắng tiến lên bao vây Cao Bằng.Trước nguy cơ bị tiêu diệt, địch ở Cao Bằng phải rút lui.Thế là  cả một binh đoàn đóng chiếm một thị xã 5 năm trời, tốn bao công sức xây dựng cứ điểm, có cả một pháo đài kiên cố, nay phải rút chạy.
    Binh đoàn Xác Tông đóng ở thị trấnThất  Khê hành quân lên phíá Đông Khê để đón binh đoàn Lơ Pa.Quân ta chặn đánh cả hai toán quân  này.Trước nguy cơ thất bại của hai binh đoàn Lơ Pa và Xác Tông.Bọn chỉ huy Pháp ở Hà Nội buộc phải lệnh điều một binh đoàn do Đờ La Môn  ở Lạng Sơn lên  ứng cứu tiếp viện,Ngày 25-9-1950 binh đoàn Đơ La Môn đã đóng quân tại thị trấn Thất khê để chi viện cho hai binh đoàn Lơ Pa và Xác Tông đang bị quân ta bao vây ở núi Nà Phá
    Máy bay chiến đấu các loại: Hen cát,Kinh cô bơ ra,B26 luôn luôn bay lượn bắn phá những nơi chúng nghi có quân ta.
       Đại đoàn Quân tiên phong (308), cùng một số bộ đội địa phương và các binh chủng:pháo binh , thông tin, trinh sátcông binh và dân quân du kích đang thắt chặt vòng vây ở khu vực núi Nà Phá và truy lùng quân tan rã của địch trên đường số 4,đoạn từ Thất Khê tới Cao Bằng.
    Tiểu đoàn công binh 333được nhiệm vụ phối thuộc cho các đơn vị chủ lực làm nhiệm vụ:-Làm chỉ huy sở cho Bộ chỉ huy chiến dich.-Đi theo bảo vệ Bác Hồ , trung ương Đảng và đại tướng Võ Nguyên Giáp.
    Quyết tâm chiến đấu của Bộ chỉ huy chiến dịch là tiêu diệt hai binh đoàn Lơ Pa và Xác Tông.quyết chiến điểm tại khu vực núi Nà Phá.- Dùng một bộ phận chặn đường binh đoàn Đờ La Môn từ Lạng Sơn lên chi viện, đang trú quân tại Thất Khê. Chỉ thị còn nhận định địch đang hoang mang thì ta phải đánh những đòn chí tử, để địch hoang mang cao độ, nhất là cánh quân từ xa đến là quân Đờ La Môn, phải đánh  đòn phủ đầu.Giao cho công binh dùng một lượng bộc phá lớn, đột nhập thị trấn Thất khê, làm rung chuyển, áp đảo tinh thần quân tiếp viện.
    Tiểu đoàn công binh 333 do Đinh Khang làm tiểu đoàn trưởng, Lê Trung Ngôn làm tiểu đoàn phó.Có 3 đại đôi tung đi các mũi, các nhiệm vụ trong chiến dịch, như các đại đội 250, 260, 270.Riêng đại đội 270 do Mai Sơn làm đại đội trưởng, Lê Thọ làm chính trị viên, được nhận nhiệm vụ vào thị trấn Thất Khê,vì đại đội 270 phối thuộc cho đại đoàn 308.
     Diễn biến chiến đấu: 17 giờ ngày 27-9-1950,tiểu đội 3 công binh chuẩn bị xong và lên đường.Buổi tiễn đưa tiểu đôi 3 trung đội 41 đại đội 270 do trung đội phó Nam Sao chỉ huy đánh vào thị trấn Thất Khê,gồm có:tiểu đoàn trưởng Đinh Khang ,tiểu đoàn phó Lê Trung Ngôn và Ban chỉ huy đại đội 270,vừà kiểm tra vừa động viên.Tiểu đoàn phó Lê Trung Ngôn nói:
    -Vinh dự cho tiểu đoàn công binh ta cũng là vinh dự cho các đồng chí, lần đầu tiên công binh được độc lập dùng khối bộc phá lớn, xâm nhập vào đồn địch, chúc các đồng chí chiến thắng!
    Trung đội phó Nam Sao thay mặt anh em hứa quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ dù có gian khổ hy sinh cũng kiên quyết chiến đấu thắng lợi.
    - 17 giờ 30 ngày 26-9-1950 lên đường.Từ vị trí xuất phát ở khu Bản Xiển đến Thất Khê tính theo đường chim bay là mười cây số, tới địa hình rừng núi, lại không có người địa phương dẫn đường, lại vì trình độ sử dụng bản đồ và địa bàn của cán bộ kém, nên đến 24 giờ  ngày 26-9, toàn đội công binh đi lạc vào hướng đồn Bông Lau cách đồn 300m.Vừa đi mò mẫm đường rừng vừa ngờ ngợ, thấy có ánh đèn, lệnh cho dừng lại bố trí im lặng .Nam Sao lên nhà, gặp  chủ nhà, hỏi  đường vào Thất Khê.Chủ nhà liền kêu lên:
    - A lúi ! bộ đội đi lạc đường rồi.Ở đây cách  đồn Bông Lau rất gần, mà từ Bông Lau đến Thất Khê còn khoảng sáu cây số nữa cơ.Sau đó Nam  Sao phải vận động  anh Ma Văn Lý-tên chủ nhà đồng thời cũng là dân quân ở khu vực này dẫn đường .Anh Lý dẫn đội công binh quay lại hai cây số đường rừng và chỉ con đường mòn đi về hướng thị trấn Thất Khê, còn anh Lý phải quay trở lại để bám địch ở đồn Bông lau.
    -Lúc này trời đã gần sáng.Ban ngày hành quân đến mười hai giờ trưa 27/9/1950 nghỉ nấu cơm ăn và nắm hai bữa.
    - 2 giờ chiều,  hành quân tiếp
    - 6 giờ chiều toàn đội tiếp cận cách trung tâm thị trấn Thất Khê 2km đứng trên đồi, quan sát thấy cánh đồng lúa, một cánh đồng quang đãng, lòng chảo nhìn rõ cả hệ thống đồn bốt và quân lính ra vào trong thị trấn.
    -7 giờ tối họp tiểu đội và làm công tác chuẩn bị bộc phá để vào chiến đấu.
    -8 giờ tối tiếp cận. Vì 120kg bộc phá, gói làm 6 gói, phân công 6 chiến sỹ mang,còn tiểu đổi trưởng mang dụng cụ liên kết.Phải nói là một tiểu đội nặng nề.Đội hình hành quân tiếp cận địch: Đi đầu trung đội phó, mang một khẩu súng trường; Rồi đến tiểu đội trưởng, một khẩu súng trường; các chiến sỹ mang bộc phá đi giữa; tiểu đội phó một khẩu súng đi sau…
    -Đội hình công binh lợi dụng cánh đồng lúa gần chín hành quân.
    -9giờ30 tối cách đồn địch 300m.Lúc này thị trấn Thất Khê có điện máy nổ, đèn sáng, tiếng xe chạy ầm ì nghe rất rõ.Toàn đội hình dừng lại Một khó khăn mới phát hiện, hàng rào giây thép gai của địch toàn loại mái nhà và cũi lợn vây kín xung quanh, mà toàn đội chưa trinh sát trước.Một câu hỏi đề ra cho Nam Sao: Đội hình tiểu đội vào đồn bằng đường nào? Và đánh mục tiêu những lô cốt nào đây? Ban ngày nhìn thấy nhiều lô cốt, cái nổi, cái chìm.Nam Sao đã chỉ mục tiêu  cho các chiến sỹ rõ.Nhưng bây giờ vào đến gần thì mất hướng mục tiêu.Còn đang tính toán, phải vào sát hàng rào trinh sát cụ thể . Nam Sao liền  lệnh cho toàn đội nằm im để tự mình vào trinh sát .Đang chuẩn bị bò vào  trinh sát thì một tình huống bất ngờ sảy ra:
    - 10giờ 30 đêm .Toàn đội hình tiểu đội công binh triển khai một hàng dọc;Nam Sao và một chiến sỹ mò vào trinh sát, mới xuất phát được 50 m, dưới ánh đèn điện trong đồn, Nam Sao nhìn thấy một bóng người từ phía đồn đi ra, đối diện với tổ trinh sát. Nam sao liền nghĩ ra một kế : bắt sống, dù nó là lính hay là phu, nó có lối ra , thì mình có lối vào.
    Nam  Sao và chiến sỹ trinh sát liền nằm nấp vào ruộng lúa gần chin, ruộng khô, mỗi người cách nhau năm mét.Một người đi đền gần, khoác tiểu liên mát, rõ là lính ngụy, tên lính lọt vào đội hình , lập tức bị Nam Sao và chiến sỹ quật ngã ,tên này nằm ở dưới ruộng lúa lạy van rối rít .Sau cho nó ngồi dậy, hỏi nó đi đâu? Thì hóa ra tên lính trốn  trại tên là Ma văn Iềng, về với vợ ở bản mà đội công binh vừa đi qua ban chiều.Sau khi thuyết phục, nói rõ yêu cầu tên Iềng dẫn đường thì sẽ tha chết, hắn tỏ ra ngoan ngoãn , dẫn đường tổ trinh sát tiến vào sát hàng rào địch.
    -12 giờ đêm ngày 27/9/1950, tiểu đội do Lạc chỉ huy  dừng lại cách hàng rào năm mươi mét, lợi dụng một gờ đất làm vật chắn đỡ.Còn Nam Sao và tên lính ngụy vào trong đồn địch.Tên Iềng dẫn vào một lối mà bọn lính làm bí mật, chuyên để trốn trại, cách cổng chính 100m.
     Lọt được vào đồn , thấy lô cốt địch, lừa ngựa rất đầy trong nhà,l ính địch ngủ cả ra vỉa hè.Bọn quân Đờ La Môn ở Lạng Sơn lên toàn là lính Ma rốc.
    Trung đội phó Nam sao hạ quyết tâm đánh 5 mục tiêu lô cốt, một mục tiêu chuồng ngựa.Phương pháp đánh theo kiểu liên tục bộc phá cuốn chiếu.
    -12 giờ 30 đêm, toàn tiểu đội được giao nhiệm vụ chuẩn bị bộc phá: cắt giây cháy chậm theo số thứ tự: số 1 cắt 10cm, số 2 cắt 20cm, số 3 cắt 30cm, số 4 cắt 40cm, số 5 cắt 50cm.Còn một quả chuồng ngựa trên dường rút mới đánh, vì chuồng ngựa gần lối ra.Lô cốt và ụ súng địch ở khu vực Nà Cạn, bố trí dích dắc, cách nhau từ 30m đến 50m.
    Đội hình đi lọt vào trong đồn, bí mật rải quân, mỗi chiến sỹ công binh một khối bộc phá 20kg, phụ trách đánh một lô cốt, ngồi tại chỗ.Sau khi rải quân xong, tới người cuối cùng là lô cốt.Trung đội phó Nam Sao ra lệnh điểm hỏa: số 5 điểm hỏa xong,Nam Sao cùng chiến sỹ công binh và tên ngụy đi từ số 5 ra, cứ thế điểm hỏa  cuốn chiếu đến số 1.Năm tiếng nổ theo cắt giây cháy chậm nên nổ cũng theo thứ tự, những tiếng nổ của 20kg bộc phá TNT làm rung chuyển cả nhà cửa và ầm vang cả núi rừng thị trấn Thất Khê. Sau những tiếng nổ máy điện tắt ngấm.Bồi thêm một khối 20kg vào nhà chứa ngựa, tiếng ngựa kêu, hí và  gầm rú chạy toán loạn.Ngoài ra không có một tiếng động tĩnh nào,  quân địch bị choáng, phải nằm im.Thị trấn Thất Khê lúc này có hàng ngàn tên địch, ngựa xe đông như thế mà lúc này tựa như không có người.
    Còn tiểu đội công binh do  Nam Sao chỉ huy rút lui- Nhưng khốn nỗi điện tắt ngấm, tối như bưng, cả tên lính ngụy cũng không tìm ra lối nữa.Nam Sao quyết định ra lối cổng chính.
    Toàn tiểu đội theo hướng cổng chính rút, ở cổng chính  cũng chẳng thấy tên lính nào gác, toàn tiểu đội rút ra cách  500m, mới có tiếng súng ở trong đồn bắn ra.Vì đơn vị đã hoàn thành kế hoạch nên hơi lạc quan tếu một chút, cán bộ chiến sỹ quay lại chửi bọn địch ầm lên.Bọn địch trước tưởng loại pháo hạng nặng của ta bắn vào, sau đó xung phong, nhưng chúng đợi tới 15-20 phút không thấy quân ta, lúc đó chúng mới  bắn, còn ta rút lui an toàn.
    Năm giờ sáng  ta rút xa 2km, mang theo một tù binh, một khẩu  súng tiểu liên mát, về chỉ huy sở báo cáo tin chiến thắng.
       Kết quả ta phá sập 5 ụ súng và lô cốt của địch, phá sập một góc nhà ngựa, làm chết gục trên hai mươi con, còn lại bị thương và mất tinh thần, như phát điên ,người không điều khiển được. Số lính Tây đen, Ma rốc ở trong lô cốt và ở ngoài gần lô cốt hàng chục mét đều bị chết và bị thương  khoảng gần một đại đội.Hôm sau theo dõi thấy  cả ngày  xe hồng thập tự  chở binh lính địch chết và bị thương đi chôn và cấp cứu.Binh đoàn Đờ La Môn hầu hết sỹ quan và binh lính đều hoang mang giao động, mất tinh thần.Theo một tên hàng binh sau này kể lại: đáng lẽ ngày 28/9 thì binh đoàn Đờ La Môn hành quân theo hướng Bông Lau để phá vây cho hai binh đoàn Lơ Pa và Xác Tông.Nhưng đêm 27/9 đã bị bộc phá đánh, nên mất tinh thần không hành quân được.Sau đó phải rút về Lạng Sơn, bỏ mặc hai binh đoàn Lơ Pa và Xác Tông ở núi Nà Phá bị quân ta tiêu diệt và bắt sống toàn bộ, kết thúc chiến dịch biên giới 1950.
    Tiểu đội 3 công binh được đại đoàn 308 khen thưởng.Riêng trung đội phó Nam Sao được thưởng huân chương chiến công hạng ba.
     
    <bài viết được chỉnh sửa lúc 16.07.2016 17:17:19 bởi Lương_Hiền >
    #2
      Lương_Hiền 16.07.2016 17:25:21 (permalink)
      Chương 3- GIỮA HAI CHIỀU GIÓ
      Nguyễn Văn Thuận là người con thứ ba trong gia đình vừa mới thi tốt nghiệp bằng Sơ học yếu lược xong, thì Cách mạng tháng 8-45 nổ ra, em mới 11 tuổi, còn bé đi học chưa biết gì về cách mạng, về du kích cả, cậu chỉ biết đi học, rồi theo bố mẹ đi tản cư, mỗi khi quân Pháp tấn công càn quét. Sau khi hai anh lớn đi rồi, còn Thuận  ở nhà, ông bà chỉ còn dồn tình thương chăm sóc thằng con nhỏ, quyết tâm cho nó học hành đến nơi đến chốn, chẳng cho đi chơi bời bè bạn hoặc tham gia thiếu niên nhi đồng gì hết. Ông bà thường nghĩ: Thằng Hữu coi như bỏ đi, thằng Bạn chắc gì còn sống mà về, chỉ còn lại thằng ba, làm chỗ nương tựa tuổi già, nên không muốn cho nó đi đâu hết, học hành rồi ở nhà nuôi bố mẹ. Nhờ sự chăm sóc và định hướng của bố mẹ, nên Thuận ít chơi bời giao du với bạn bè, luôn luôn là học sinh giỏi, chẳng mấy chốc cậu đã học hết  cấp 2  hồi đó, tương đương với lớp 5, lớp 6 bây giờ. Lúc đó ở vùng thôn quê, cái làng Lễ của cậu, cũng chỉ có mình cậu là được học như thế, cậu trở thành người học cao nhất làng, nhất xã lúc bấy giờ.
      Khi bé tuy không biết gì, nhưng sống trong gia đình có hai người anh hoạt động, rồi không khí cách mạng sôi nổi khắp làng xã, cậu cũng tham gia nhi đồng cứu quốc, cũng cầm cờ đỏ sao vàng bằng giấy và đi theo đội trống ếch hô vang khẩu hiệu xung quanh làng, cũng nuôi cho cậu mầm mống cách mạng.Người ta tổ chức các đội Thiếu niên nhi đồng ở trong thôn, xã, cậu là một trong những người tham gia đầu tiên, tổ chức những buổi học hát, rồi tập quân sự,vác những  khẩu súng gỗ đi một hai, một hai quanh làng, quanh sân đình, hát những bài ca cách mạng,”anh em trong đoàn quân du kich”,”Đoàn quân Việt Nam đi” “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn chúng em nhi đồng”…
      Sang năm 1946 Thuận đã 12 tuổi, cậu là người có văn hóa, lại viết chữ  đẹp, nên anh Nhự phụ trách Đoàn thanh niên cứu quốc xã, lấy cậu lên để viết ngược chữ lên giấy nến , rồi  in li- tô trên bàn bằng bánh đúc.Tổ tuyên truyền văn hóa thường in những truyền đơn kêu gọi yêu nước, in những khẩu hiệu bướm để dán lên mũ hoặc nón đi mít tinh, còn in cả Tuyên ngôn Độc lập, và lời kêu gọi của cụ Hồ để phát cho các thôn, xóm làm tài liệu học tập, và truyền đơn kêu gọi những người theo giặc Pháp, làm hại đồng bào  hãy giác ngộ trở về với chính nghĩa với nhân dân…
      Thời đó máy chữ chưa được phổ biến, chỉ có ở nơi công quyền, cấp huyện trở lên mới có, nên muốn in làm nhiều bản, người ta thường in bằng li-tô bằng đá hoặc bằng thạch hay bánh đúc.Ở xã này có công nghệ in bằng bánh đúc cũng là sang lắm rồi, tuy có nhòe nhoẹt một chút cũng là oai hơn, nhiều nơi phải chép bằng tay, vừa chậm, vừa nguệch ngoạc khó đọc.Thuận trở thành một tay thư ký văn phòng cho đoàn thanh niên cứu quốc xã, viết li-tô có hạng được tín nhiệm  ở cái xã này, đó cũng là công lao, góp phần tham gia hoạt động văn hóa xã.Anh Nhự  thời gian sau bị giặc Pháp bắt trong một lần về càn quét làng Lễ, chúng bắt anh rồi  đầy anh ra đảo Phú Quốc giam giữ, đánh đập tra tấn dã man tàn khốc, nhưng anh vẫn không khai, một mực trung thành với Tổ quốc, cuối cùng anh đã hy sinh trong tù.Về sau này anh đã được nhà nước công nhận là liệt sỹ.  
      Năm sau các anh chị phụ trách thiếu nhi còn bầu Thuận làm đội trưởng thiếu nhi nữa.Đội trưởng Thuận đã đẩy mạnh phong trào ca hát, diễn kịch, thể dục thể thao lên cao.Đặc biệt tờ bích báo do Thuận làm chủ bút, đi thi  được giải nhất toàn huyện.
      Nhưng một sự kiên đột xuất xảy ra, người anh cả là anh Hữu  cũng xung phong đi vệ quốc đoàn, nhưng đi lầm chuyến tàu xuống Hải Phòng, rồi bị cánh Quốc dân đảng, Đại Việt lừa phỉnh dụ dỗ ở lại Hải Phòng rồi đầu hàng quân Pháp, sau  anh Hữu làm cảnh sát cho giặc . Tin đó đồn về quê làm sáo động cả làng Lễ, làm cho gia đình Thuận lao đao. Người ta bàn tán xôn xao: thằng Hữu làm tay sai cho giăc rồi, nó sẽ dẫn Tây về đánh chiếm làng này, xã này.Dân làng coi khinh gia đình Thuận vì có người theo giặc, họ cách ly, dè bỉu, không chơi với gia đình có người phản cách mạng.Thuận bị khai trừ ra khỏi đội thiếu nhi, vì gia đình liên quan đến chính trị.Thuận buồn rầu chẳng muốn ra khỏi nhà nữa.Từ khi Thuận bị rời khỏi  đội, phong trào thiếu nhi sụt hẳn xuống, không được sôi nổi như trước nữa.Đội trưởng mới là cậu An, bạn thân của Thuận trước đây,vẫn thì thụt đến nhờ Thuận vẽ hộ tờ báo tường để đi thi, Thuận nể bạn, vẫn sẵn sàng giúp, nhưng rồi có người xì xào, nên Thuận  bảo bạn:
      -Thôi tớ không làm nữa đâu,phiền cho cậu đấy!
      -Cậu không giúp tớ nữa thì tớ cũng đến bỏ thôi. Thằng An buồn bã trả lời. Rồi nó cũng bỏ thật,vì chả có thằng nào làm được cả.
       
      Cô đơn giữa lũy tre làng
      Rồi dần dần lớn lên, với tri thức học được cậu biết phân biệt được hai phe đối lập, đâu là chính nghĩa, đâu là phi nghĩa. Cậu quyết theo con đường của anh Bạn để gỡ lại danh dự cho gia đình, có người con đi theo giặc. Nhưng tiếc thay sự hăng hái nhiệt tình của cậu không được chấp nhận, cái lý lịch có anh trai phản bội, đầu hàng địch, chặn đứng cậu đi theo con đường cách mạng, không đoàn thể thanh thiếu niên nào chấp nhận cậu. Chán nản, buồn rầu, có những lúc cậu tức mình, cay cú muốn làm ngược lại, vậy thì phải làm một cái gì đó ở phe đối lập, miễn là không cầm súng giết người, làm một viên chức quèn cũng được, kiếm đồng lương, cậu là người có học, chả nhẽ lại chịu lép vế hay sao. Nhưng phe đối lập cũng không sử dụng cậu, bởi lẽ cậu có cái lý lịch, anh thứ hai là Việt minh cộng sản.
      Vì thế, cậu ở giữa hai làn gió, ở giữa hai phe, phe nào cũng không chấp nhận cậu, sợ cậu, rồi coi thường cậu và khinh cậu. Cậu bị bỏ rơi giữa hai trào lưu chính trị; rồi đến tình cảm anh em họ hàng bạn bè cũng bỏ rơi, không bên nào dám quan hệ đi lại với cậu và gia đình cậu. Cậu bị cô đơn giữa luỹ tre làng và những người thân của mình. Năm 1949 Thuận đã 15 tuổi,nhân đoàn tuyển quân về huyện, cậu xung phong đi  vệ quốc đoàn, nhưng không đủ tuổi và thiếu cân, người ta không lấy.Ít ngày sau, cậu lại xung phong đi thiếu sinh quân, nhưng bị tắc đường do Tây càn quét và chiếm đóng nên không đi được, đành phải ở lại làng.
      Bố mẹ là ông Nguyễn Văn Ruy và bà Phạm thị Sen chỉ biết an ủi và khuyên cậu: “Cố gắng học hành, rồi ở nhà làm ruộng, trông nom gia đình, hai anh mày đi rồi, chắc gì có ngày về, nếu mày đi nốt thì bố mẹ trông cậy vào ai,”
      Chính vì thương bố mẹ anh đã không bỏ nhà đi, để hoặc theo bên này, hoặc theo bên kia, làm một cái gì đó cho xứng đáng với tài trai ở thời đại tao loạn này, anh đành phải ru rú ở nhà làm thân phận con sâu cái kiến cho dân làng khinh bỉ? Thương bố mẹ, anh chỉ biết lao vào học hành, sau khi học hết  cấp hai, anh không đi học thêm được nữa vì phải xa nhà, xa bố mẹ, anh đành phải ở nhà làm ruộng và chăm nom bố mẹ.
      Nhờ có sức khoẻ, tuổi trẻ hăng hái, và nhờ trí thức, lại không bận bịu vào những việc xã hội, làng xóm, nên chẳng bao lâu anh đã trở thành: “ một lão nông tri điền” mặc dầu anh còn rất trẻ, ruộng của anh bao giờ cũng tốt hơn xung quanh, lúa của anh bao giờ cũng nhiều hơn hàng xóm, trâu bò, lợn gà của anh bao giờ cũng béo tốt,
      Năm mười bảy tuổi anh lấy vợ tên là Phan thị Roãn , vợ anh cũng là con một gia đình hai phe như anh, cũng được học hành, tuy kém anh một cấp; vì thế hai người tâm đầu ý hợp không những trong tình yêu mà cả trong việc làm ăn và sự suy nghĩ về cuộc đời.
      Anh chịu khó đọc sách báo, nghiên cứu học tập các phương pháp  khoa học về trồng trọt và chăn nuôi gia súc, gia cầm, sao cho phù hợp với đồng đất làng mình ,quê mình.Anh cũng chăm học hỏi kinh nghiệm của các cụ già, người cao tuổi trong làng trong xóm, và những làng xã quanh vùng, rồi mày mò nghiên cứu thí điểm, sao cho ruộng lúa, màu của mình tươi tốt hơn người, sản lượng cao hơn.Sao cho trâu bò của mình luôn luôn được béo tốt khỏe mạnh, gia súc gia cầm của mình hay ăn chóng lớn và ít bị dịch bệnh…
      Có sức khoẻ, có lao động, có kiến thức, vợ chồng lại đồng lòng, bố mẹ, vợ con lại hoà hợp, nên chẳng bao lâu gia đình anh trở thành một gia đình giầu có trong làng trong xã, bằng chính sức lao động của mình, mà không ai chê trách, bới móc về đường làm ăn được.                                                                                                     
      Khi người ta đã có một đồng tiền bát gạo hơn người, thì lại có khối kẻ đến cầu thân. Cuộc chiến kéo dài, càng ngày càng làm kiệt quệ nông thôn, nhất là những gia đình có người trực tiếp cầm súng phải đi xa, ở cả hai phe. Cánh Việt Minh đến vận động ủng hộ kháng chiến, phe bảo hoàng đến vận động ủng hộ quốc gia.Anh khéo léo từ chối tất cả hai bên, mà chỉ giúp đỡ những người nghèo khó nhất ở trong làng, bất kỳ là họ ở bên nào. Tuy nhiên việc giúp đỡ cũng phải có chừng mực và kín đáo, kẻo lại gây nên tai hoạ.
      Anh đã giúp đỡ bà cụ Nguyễn Thị Cải, ngoài bảy mươi tuổi, có con là liệt sỹ chống Pháp, gia đình cô đơn không có người nương tựa.Mỗi vụ anh cho vợ mang sang biếu cụ một hai thùng thóc đủ ăn đến vụ sau, nhưng phải kín đáo không cho ai biết, và cứ nói với cụ là, cháu cho vay khi nào có thì trả, để cụ khỏi mặc cảm, mới dám nhận.
      Anh cũng đã giúp cụ ông Phạm Văn Bứa, bảy mươi tưtuổi , có con đi lính Tây bị chết trận, không có tiêu chuẩn gì ở phía bên kia, gia đình độc thân, không người  trông nom, nuôi dưỡng phải đi ăn mày ăn xin, đầu đường, xó chợ, đói khổ, chẳng ai  đoái hoài vì có con đi lính theo giặc mà chết. Anh cũng thương tình, giúp cụ khi thì vài bò gạo, lúc thì dăm ba đồng , khi bát cơm, lúc manh áo cho cụ sống qua ngày.
      Hoặc có những gia đình khó khăn đói kém vụ giáp hạt, lại ốm đau bệnh tật chẳng trông vào đâu được.Vợ chồng anh cũng cưu mang giúp đỡ, cho vay cho mượn ít nhiều, nhưng không bao giờ lấy lãi…
      Cuộc chiến ngày càng kéo dài, cả hai bên đều bị thương vong nhiều, cần phải bổ sung quân số cho chiến trận.Phía Việt Minh thì tuyên truyền giác ngộ những thanh niên trai trẻ yêuTổ quốc, đi tòng quân giết giặc cứu nước.Còn phía quân Pháp thì cũng tuyên truyền dụ dỗ thanh niên vì “quốc gia”, thực chất là làm lính đánh thuê cho giặc cướp nước, nên chẳng được bao nhiêu .Chúng phải dùng cách bắt lính. Đi càn, đi vây bắt cả trẻ con và người trung tuổi để bổ sung cho chiến trường đang thiếu hụt  binh lính.Ở làng Lễ cũng bị Tây về, bao vây, càn quét nhiều lần để cướp người, cướp của, và nhất là lùng bắt lính.Mỗi lần Tây càn là thanh niên trai tráng phải tản cư, chạy trốn hết.Nguyễn Văn Thuận cũng trong số ấy.Anh đã chạy trốn nhiều lần mới thoát Nhưng xem chừng khó bề yên ổn .Nên anh tìm cách trốn ra Hải Phòng để học thợ may, trước mắt là kiếm nghề sinh sống tạm thời ở thành phố, sau này để dậy nghề cho các con ở quê, phát triển nghề thủ công cho nhàn hạ, nhất là đối với bọn con gái sẽ lớn lên. Ra Hải Phòng  Thuận gặp một ông thầy hơn anh khoảng mười tuổi, chưa có vợ, nhưng có tay nghề rất giỏi, mà rất nhiệt tình dậy bảo.Thầy dậy giỏi , trò lại rất thông minh và chịu khó, học ngày học đêm.Nên chẳng bao lâu Thuận đã học được việc  cắt may  quần áo thông thường và  kiên trì học một  thời gian nữa, anh đã cắt may được cả bộ com –lê và đã thực tập ngay ở cửa hàng của thầy, đã được nhiều khách hàng  ưa chuộng và tín nhiệm.
      #3
        Lương_Hiền 16.07.2016 17:45:14 (permalink)
        Chương 4-ĐÁNH MÌN ĐƯỜNG SỐ  6
             Cuối năm 1951, quân Pháp nhảy dù đánh chiếm thị xã Hòa Bình, lập các đồn bốt kiên cố dọc đường số 6.Từ thị xã Hòa Bình chúng tỏa ra các vùng xung quanh,  càn quét, lập tề dõng vùng đồng bào các dân tộc, ngăn chặn đường liên lạc của ta giữa khu Ba và khu Tư, âm mưu đánh chiếm đường 41, từ thị xã Hòa Bình lên cao nguyên Mộc Châu, vì Mộc Châu chúng đã  chiếm từ trước.
           Sau khi địch nhảy dù chiếm thị xã Hòa Bình, ta đã mở chiến dịch bao vây đánh phá âm mưu địch, để nối  liền Liên khu Ba và khu Tư, ngăn chặn không cho địch nối liên lạc với Mộc Châu.
           Tình hình địch: Thị xã Hòa Bình bị pháo binh của ta công kích mạnh.Bộ đội của ta bao vây tiêu diệt các cánh quân đi càn quét, buộc chúng phải chuyển quân , vũ khí, lương thực…từ Hà Nội lên bằng đường số 6.Vì đường rừng núi, mỗi lần vận chuyển, chúng phải tổ chức từng đoàn, từ 15 đến 30 xe vận tải, có xe tăng, bộ binh yểm hộ, ngoài ra còn có bọn địch đóng quân ở các đồn bốt dọc theo đường 6 từ Đầm Huống đến Pheo.Chúng hành quân bộ, có máy dò mìn, để giữ an toàn đường giao thông của chúng.
        Quy luật của chúng là: Sáng từ 8 giờ đến 10 giờ, bộ binh đi dà soát đường.Từ 2  đến 3 ngày có một đoàn xe quân sự hành quân từ Hà Nội lên Hoà Bình  vào thời gian từ 13 giờ đến 15 giờ trong ngày.
           Địa hình rừng núi.Địch phát hai bên đường quang, trống trải, đường xá  bị băm nát vì xe xích đi nhiều, rất dễ ngụy trang khi ta chôn mìn.
               Tình hình ta :Bộ đội ta gồm bộ binh , công  binh, tập kết ở khu vực xã Yên Mông, bờ nam sông Đà, vượt sông bằng thuyền nan ở bến Nụng, hay còn gọi là bến Cây Đa đôi, để đánh  giặc trên đường số 6.
           Quyết tâm của ta: Sử dụng trung đội 41, thuộc đại đội 17, tiểu đoàn 333 công binh, dùng mìn đánh giao thông địch.Trung đội 41 do Nam Sao làm trung đội trưởng, được giao nhiệm vụ đánh mìn quãng đường từ đồn Pheo đến Đầm Huống.Mục tiêu chiến đấu với xe tăng , xe vận tải địch.Nếu mìn nổ, thì xe đổ, và phá đường, một đòn được cả hai điểm:
        -Phá xe cơ giới,diệt bộ binh , vũ khí địch
        -Phá đường,ngăn cản giao thông, làm chậm việc vận chuyển  chi  viện  của đich lên thị xã Hòa Bình.
        Đồng chí Nam Sao,trung đội trưởng òa Bình công binh trung đội 41 được đồng chí Đinh Khang ,tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 333 công binh trực tiếp giao nhiệm vụ chỉ huy trung đội thực hiện nhiệm vụ trên.
         Sử dụng vũ khí: 100kg thuốc nổ đúc,kíp mìn sử dụng loại đầu nổ của mìn địch ta thu được trước đây.Kỹ thuật,sáng tạo thành mìn tự động,đè nổ.
        Chuẩn bị chiến đấu:Sau khi vượt sông tới vị trí tập kết,trung đội trưởng Nam Sao và ba tiểu đội trưởng: Khôi,Hải,Nhê,đi trinh sát thực địa,hạ quyết tâm địa điểm chôn  mìn.Trung đội phó Ích ở nhà phổ  biến nhiệm vụ và chuẩn bị chiến đấu.
           Liên kết bộc phá theo sáng kiến của Nam Sao được anh em đã bàn bạc nhất trí,mỗi quả mìn phá xe cơ giới  tự động  gói 15 kg thuốc nổ, chỉ tác dụng phá xe cơ  giới, bộ binh dẵm lên không nổ,máy dò mìn cũng không có tác dụng với loại mìn  do ta sáng tạo này.
         -19 giờ xuất phát.Sử dụng 2 tiểu đội đem theo cuốc  chim,xẻng tay,bao đựng cát,4 quả bộc phá nặng 60 kg,đã liên kết thành từng quả mìn tự động theo nguyên lý đè nổ.
        20 giờ tới vị trí chôn mìn,đường số 6,đã được  đánh dấu  từ hôm đi trinh sát thực địa.
        20 giờ 10,triển khai tác nghiệp ở vị tri chiến đấu.Phân  công mỗi tiểu đội chôn 2 quả mìn,tiểu đội 1 chôn ở phía bắc đường,chịu trách nhiệm gác đầu đường phía bắc,tiểu đội 2 chôn mìn ở phía nam,chịu trách nhiệm gác đầu đường phía nam,trung đội trưởng Nam Sao và trung đội phó Ích chỉ huy chung. 
              Nam Sao nhắc lại dự kiến tình huống phải sử trí cho các tiểu đội trưởng  chú ý, anh đến từng tổ chôn mìn để theo dõi  nhắc nhở  và động viên các chiến sỹ
        -Trường hợp đang triển khai ở hiện trường,thấy địch từ xa đến,nhưng ta không bị lộ,thì ẩn nấp giữ bí mật,sau đó lại tiếp tuc chôn mìn.
        -  Trường hợp đang chôn mìn, đào đường,bị địch đi tuần bằng cơ giới,thì ẩn nấp ở bên cạnh,lợi dụng địa hình,với tư thế nằm sẵn sàng chiến đấu,chủ yếu  là dùng lựu đạn đánh địch.Nếu địch đi qua thì tiếp tục chôn mìn.
        -  22 giờ chôn xong được 4 quả mìn an toàn,thực tế địch không dám hành quân và tuần tiễu ban đêm.
        Kỹ thuật gói thuốc nổ:
        -Khối bộc phá gói vuông,mỗi bề 30cm,liên kết: trong gói bằng giấy bạc,ngoài gói bằng lá chuối đã hơ lửa,gói theo kiểu bánh trưng,buộc bằng giây giang tước mỏng,bện kiểu giây thừng buộc ngoài.Ở giữa khối thuốc dùi một lỗ bằng ngón chân cái,sâu bằng ½ gói thuốc,tra vừa cái kíp mìn nhẩy của Pháp,ta lấy được ở xung quanh hàng rào các đồn của địch trước đây, theo nguyên lý đè nổ.
          Kỹ thuật chôn:
        Đào một hố ở một bên vệt bánh xe.Hố đào vát,hình cái thuyền nan nhỏ.Sâu khoảng 45 cm,ở giữa đặt một hòn đá bằng phẳng.Hai bên đặt hai ống nứa tròn 5-6cm,chiều dài vừa bằng gói thuốc nổ.Đặt gói thuốc  nổ bên trên hòn đá,phía trên lấp một lớp đất tại chỗ dầy từ 5 đến 6 cm,rồi ngụy trang cho giống mặt đường.
         Tác dụng kiểu chôn mìn này là: Khi có xe cơ giới đè lên một phía trên,lực  truyền qua lớp đất,qua khối thuốc nổ,làm dập hai ống nứa,đồng thời kíp đập vào hòn đá,là khối thuốc nổ tung.
        -Cự ly mỗi quả mìn cách nhau 30m.
        -22 giờ 16 phút thu dọn dụng cụ,trung đội trưởng  Nam Sao cùng trung đội phó Ích đi kiểm tra lần cuối cùng.Rồi anh lệnh cho trung đội rút về vị trí tập kết.Cử một tổ quan sát ở mỏm đồi phía bắc,do Nam Sao trực tiếp  ở lại quan sát,trung đội phó dẫn quân về.
        Diễn biến chiến đấu: Ngày hôm đó trời quang, về trưa hửng nắng, pháo địch ở Đầm Huống,loại bô-pho bắn hàng loạt về phía xung quanh thị xã Hòa Bình,ven sông Đà,khu xã Yên Mông và bắn dọn đường,đường số 6.Đồng thời pháo binh của ta cũng bắn mạnh vào thị xã Hòa Bìnhvà phản pháo vào Đầm Huống.Máy bay phóng pháo của địch lồng lộn bắn phá vào một số điểm chúng tình nghi.
           -10 giờ,một toán bộ binh địch từ đồn Pheo đi tuần kiểm tra đường,vừa tới trận địa chôn mìn, thì gặp một toán chừng 2 tiểu đội từ đồn Đầm Huống đi tới.Hai toán gặp nhau,bàn giao gì đó.Xong, toán lính ở đồn nào thì về đồn đó.Thái độ lúc đi thì thận trọng,lò dò.Khi về thì lộn xộn chủ quan.
         - 12 giờ,một máy bay trinh sát loại 4 cánh bay lượn dọc đường số 6.
          -12 giờ 30 tiếng cơ giới xuất hiện từ phía Đầm Huống .
           -13 giờ,một xe tăng vào trận địa phục kích ,quả mìn đầu tiên nổ,một xe tăng đổ,làm cản đường,cả đoàn xe 30 chiếc phải dừng lại,bắn loạn xạ.Các trận địa pháo binh của ta phát hiện có đoàn xe của địch bị dừng lại.Hàng loạt pháo của ta bắn vào đội hình xe  của địch.Đoàn xe chở bộ binh và cơ giới rối loạn,đối phó không có mục tiêu .Thế là một trận địa pháo diễn ra,bắn qua,bắn lại, tới 15 phút.
         - 14 giờ,địch khắc phục xong  đường và vật cản xe tăng đổ,kéo ra vệ đường.
          - 14 giờ 10,đoàn xe nổ máy.Xe tăng thứ hai di chuyển,lại vấp phải quả mìn thứ hai, bị dệ ra dìa đường,vì đoạn này  lề đường rộng,đoàn xe tiếp tục di chuyển.Đi đầu là một xe GMC chở hai mươi lính Tây, liền vấp phải quả min thứ ba nổ tung xe,lật ra ngoài đường,lính ngồi trên xe chết và bị thương.Cả đoàn xe dừng lại khắc phục hậu quả,không dám hành quân.Bọn địch gọi máy bay bắn loạn xạ.Bộ binh địch xuống xe bố trí đào công sự hai bên đường.Đài quan sát công binh tiếp tục quan sát hiện trường,còn một quả mìn thứ tư,nhưng trời tối không quan sát được.
         - 19 giờ 30,nghe một tiếng nổ lớn.
          - 7 giờ sáng hôm sau, ở đài quan sát,Nam Sao mới nhìn thấy quả mìn thứ tư đã nổ tung một xe Jép ở đồn Pheo đi về phía đoàn xe,bị nổ ,để lại một hố sâu và rộng chừng 3m.Toán địch đang khắc phục hậu quả.
          - 7 giờ 30,pháo binh của ta và địch thi nhau bắn vào mục tiêu của đối phương,tiếng nổ không phân biệt của ta hay địch.Đài quan sát công binh,quan sát lần cuối cùng,rồi rút về vị trí tập kết với chiến thắng vẻ vang.
         Kết thúc trận phục kích mìn:      
               Địch: bị phá hai xe tăng,một xe GMC,một xe Jép.Khoảng 35 tên chết,trong đó có một quan ba ở đồn Pheo đi xe Jép ra kiểm tra đường.Vũ khí,phương tiện phá hủy không kiểm tra được.Còn đoàn xe lại bị thiệt hại do pháo binh ta bắn.Vì rừng núi che khuất nên không quan sát  được.Làm chậm cuộc hành quân chi viện của địch lên thị xã Hòa Bình mất 20 giờ.
          Ta: trung đội công binh an toàn. .
        Nhận xét: .  -Sử dụng công binh dùng kỹ thuật đánh xe cơ giới địch trên đường độc đạo giao thông là đúng.
         -Chọn trận địa giữa đồn Pheo và đồn Đầm Huống là hai đồn mạnh của địch trên đường số 6,chính là yếu tố bất ngờ mà đơn vị công binh thành công
          -Sáng tạo gói bộc  phá,tận dụng vũ khí của địch đánh địch( ngòi nổ của địch),lợi dụng nền đường bị bắn nát,ngụy trang thành công .Cả 4 quả mìn với thời gian dài mà địch không phát hiện được .
          -Nếu kết hợp các binh  chủng,bộ  binh và pháo binh cùng hiệp đồng chiến đấu chặt chẽ thì còn thắng lợi nhiều hơn.Có thể tiêu diệt toàn bộ đoàn xe. Rất tiếc!.
         
         
         
          Mở đường Điện Biên Phủ
         
         Chuyện kể của Nam Sao :Sau chỉnh huấn mùa hè năm 1953 vào một ngày đầu thu, đơn vị công binh chúng tôi từ làng Vàng ( suối Rút) ra đi.Tới Việt Bắc thì lại chuyển sang phía Tây.Qua Âu Lâu,20-11-1953 và lại tới Thượng Bằng La, bọn tôi samg trú quân ở một đồn điền cũ  tại Hát Lót, thì hàng đàn máy bay Pháp qua đầu chúng tôi.Chúng cứ bay đi bay lại.Sau này chúng tôi được trên cho biết là địch đã nhảy dù xuống Điện Biên Phủ sáu tiểu đoàn Âu Phi ( khoảng 4.500 tên).Tưởng rằng bọn tôi phải đi lên Sơn La, ai dè lại quay lại Tạ Khoa, nơi cách đây mấy ngày chúng tôi vừa đi qua .Con đường bên bờ  phíaTây Bắc phà này thật là đẹp, một bên dốc đứng ngoằn ngoèo cứ dọc sông đi mãi, một bên là sông nước trong xanh ,nhưng cũng là đoạn đường trọng điểm phải bảo đảm của chúng tôi.Đại đội chúng tôi là đại đội 270 của tiểu đoàn 333 thuộc trung đoàn  151công binh chủ lực của cả nước ta lúc bấy giờ.
        -Bảo đảm ở bến Tạ Khoa bảy ngày thì lại hành quân, lần này thì đi Sơn La thật, tới đèo Sơn La còn gọi là đèo Trang, đơn vị bạn mười ba người bị thương vong vì bom nổ chậm, một đơn vị bạn dự kiến vào thay ca cho đại đội 313, lại cũng bị một trận bom ở Cò Nòi, mất sức chiến đấu khoảng một phần ba quân số. Bọn tôi  được lệnh dừng lại đây, tạm thay đơn vị bạn.
        Đèo Trang từ đầu mút thị xã cứ lên cao dần, khoảng bốn ki lô mét thì ngoằn ngoèo đứng tầng trên nhìn rõ tầng dưới, đường uốn khúc một bên là vách núi đất, một bên là vực sâu cây cối um tùm, chúng ta đã sửa lại  và xe cơ gíới của bộ phận tiền phương đi qua, nên địch cũng bắt đầu đánh phá.
        Trung đội 9 của chúng tôi trú quân ở thung lũng phía Nam đèo trong một rừng cây nhỏ lúp xúp gần cánh đồng cao nguyên.Đài quan sát của đơn vị đặt trên đỉnh một mỏm núi đá cao cách nơi trú quân hơn một cây số.Ngay hôm vừa đến máy bay cổ ngỗng của địch đã dến  lượn vòng ném một số bom phá, đồng chí Cồ ,một anh cao to gần như tôi, làm cấp dưỡng lúc đó đuổi theo con lợn của đơn vị khiêng theo để ăn, chạy hút vào cánh đồng, về đến nơi thì tai hại thay, nồi nấu cơm  do anh em tự sản xuất bằng đuya ra, nhẹ, đẹp, lại phù hợp với công binh, đã bị cháy ngay trên bếp.
        Ngày 16 tháng 12 năm 1953, địch đến bắn phá ba đợt, lúc đó ta chưa có hỏa lực phòng không như hiện nay, thậm chí cả 12,7 ly cũng chưa trang bị  rộng rãi nên  chúng nó làm chủ bầu trời, thôi thì muốn bay đâu thì bay, ném đâu thì ném tùy nó ,công binh chỉ còn cách là nó phá ta sửa ta đi, sửa không xong đêm thì sửa cả ngày.Song địch cũng xoàng và thiên nhiên ở đây cũng gây khó khăn cho chúng, sương mù dầy đặc và thấp, chỉ trưa và chiều mới quang đãng, máy bay và bom  thì không phải loại hiện đại siêu âm gì, bom nổ chậm Mỹ giúp Pháp cũng có mức độ, nên phi công ném bom nổ chậm cũng it chứ không nhiều như những năm qua ( 1965-1972), và cũng chỉ có một loại là bom lắp ngòi nổ chậm Mỹ ký hiệu M125A1.Nổ chậm dài nhất là sau 144 giờ với nhiệt độ20 độ C.Nhưng sương mù có hại cho địch cũng khó cho ta.Nó ném buổi chiều, ta ra khắc phục xong thì đã về đêm, nào là đèn, nào là đuốc, nào đi lại vv…được cái lượng xe đi cũng ít.Trận đầu đến vớí chúng tôi toàn bom phá nổ ngay, có hai quả trúng mặt đường, một quả phá hủy hoàn toàn mặt đường , một quả  sát  ta luy, theo thông báo của trên , đêm đó không có xe vượt.Anh Nguyễn Văn  Nở đại đôi phó, quê ở thôn Tháp Linh ,tổng Sâm Linh ( nay là xã Minh Tân huyện Đồ Sơn) đã lệnh cho để nguyên hiện trường lừa địch, còn đơn vị cứ chuẩn bị   dụng cụ ( đan ky, sọt, dành , vì nứa rất nhiều thoải mái đan),anh đan rất giỏi , sau này khi về hưu đầu năm 1973, vừa làm bí thư đảng ủy xã, vừa là người đan rổ , rá, nơm , giỏi nhất toàn xóm .Nghe đâu chính anh là người đã mò mẫm thành công việc khoán sản nông nghiệp sau tỉnh Vĩnh Phú ,là tiền đề cho nghị quyết 100 của trung ương .Xã anh khoán sớm vào những năm 77 cơ.
        Ngày hôm sau từ máy bay Kinh-cô-bờ -ra giặc lái nhìn xuống thấy mặt đường vẫn còn nguyên hố bom, chúng bay qua và không thèm quay lại.Chiều hôm đó đơn vị cử một bộ phận ra san lấp hố bom rồi ngụy trang lại và khoảng mười giờ đêm thì lại nhấc sọt ngụy trang ra cho xe đi, cũng chỉ vài xe là hết, đoàn xe này đi vào Thuận Châu.
        Ngày 17 tháng12 năm 1953, phát hiện ra xe ta đã vượt đèo, dấu vết bánh xe trên đất mới rất rõ, địch lại cho máy bay đến ném bom, trận này có thêm cả bom nổ chậm.Đài quan sát ghi nhận có bốn quả  không thấy nổ, thời gian ném lúc 16 giờ, vị trí cụ thể không rõ, chỉ biết ở tầng đường số 12,vì đài không có ống nhòm.
        Từ đài quan sát chúng tôi lao xuống mặt dường xác định quả thứ nhất nằm ở mép đường phía vực, chỉ ngập có hai phần ba quả, quả thứ hai và thứ  ba rơi xuống vực, còn quả thứ tư thì tệ hại hơn, nó chui sâu vào lòng mặt đường, cách đáy tả luy vách độ một mét, đường xe lúc này nhỏ chỉ hơn ba mét cả lề đường.Nếu quả này nổ sẽ hỏng mặt đường và sẽ bay một xe tải loại Gát 63 nếu qua đúng thời điểm.Bom nổ chậm Mỹ sau này có tác dụng nằm phục tới vài chục ngày đến trăm ngày, còn hồi đó  dài nhất cũng trọn tám ngày đêm.
        Hồi 17 giờ hơn cùng ngày, lệnh đại đội trưởng Phan Quốc Sử phải bảo đảm thông xe ngay trong đêm nay, vì một số đoàn xe của Bộ chuyển gấp vũ khí vào Thuận Châu.Đội phá bom 93 cử đồng chí Vũ Văn  Am, quê đâu ở mạn Vĩnh Bảo xuống chi viện , chúng tôi đề ra phương án thông đường là:
         -Quả bom ở vệ đường phía vực thì đào lên và lăn xuống cho nổ dưới vực đỡ phải tốn công.- Quả chui xuống mặt đường thì chui xuống đặt lượng nổ cho nổ, rồi san lấp tạm cho xe qua, nếu địch không cài chốt chống tháo thì  tháo luôn, cứ thế cho xe qua, xong sẽ đào lấy bom lên, vội quá thì lấp luôn , đánh dấu  cả ở  sơ đồ và thực địa, giải quyết sau.- Nếu có khó khăn thì  cứ cắm tiêu cho xe vượt nhanh qua ,bom có nổ thì để ngụy trang luôn-càng đỡ mất công.
        Cả hai cách đều có thể sảy ra hy sinh, nào ai có thể biết địch để thời gian chậm nổ bao lâu, chỉ khi nào cầm gọn trong tay cả bộ ngòi nổ mới đọc rõ con số thời gian nó cài.Nếu hi sinh một người hay một người và một xe vũ khí, người lính công binh chọn cách hy sinh một, đó là mệnh lệnh của trái tim.Trên cũng cho biết khoảng 24 giờ thì xe đầu có thể cập ba ri e của đèo Trang.
        -19 giờ một bộ phận sẵn sàng cuốc,sẻng,ky,sọt .Một bộ phận có đồng chí Am  và tôi ,cùng hai chiến sỹ tới hút bom mặt đường và một bộ phận đào lăn bom xuống vực
        -19 giờ 15 phút,dây chão buộc vào bụng đồng chí Am xong, đồng chí Am nhích sâu đầu xuống  hút bom,bỗng một tiếng nổ rất đanh,bụi đất ,cành cây bay rào rào lẫn cả tiếng rít của mảnh bom.
        -Bom nổ ở đâu ?-Liên lạc Bản chạy đến hỏi-Chúng tôi đang tập trung toàn bộ vào hút bom nên chưa rõ nổ quả nào,chắc chắn không phải quả ở đây vì bọn tôi đang thả dây cho đồng chí Am chui xuống hố.Thì ra quả bom được vần xuống vực,sau vài phút nổ -Hú vía!- Liệu có chênh nhau vài phút không ,nếu địch cài thế thì nguy.Người lính công binh chỉ được  phép sơ xuất có một lần -châm ngôn Nga đã từng nói vậy.
        -Dây kéo bỗng rung mạnh,tín hiệu lôi lên,chúng tôi xúm lại kéo ngược đồng chí Am lên-Mẹ ơi! – một người kỳ lạ,mặt mũi đen nhẻm sừng sững dưới hố chui lên.
        -Phá thôi ! nó cài chốt chống tháo rồi,hỏng ăn !- Anh Am nói trong hơi thở-Nói chưa xong ,hai tay Am đã lao về phía trước ôm gói thuốc nổ 5kg,kíp đã lọt sâu vào trong lượng nổ,dây cháy chậm cứ tở ra từng vòng,anh Am lại chui xuống ,moi góc đuôi thân bom để đặt lượng nổ,thay cho lèn.Thời gian cứ nhích dần,mới có vài phút mà bọn tôi tưởng mấy tiếng đông hồ,chịu đựng sự tham quan này còn ghê gớm hơn là mặt đối diện với quân thù.
        -Lại rung dây,lại một lần nữa người lại lôi lên mặt đất theo kiểu chân kéo lên trước,đầu lên sau,hai tay phải giữ cho chùng của độ dây cháy chậm khỏi bị căng tuột khỏi lượng nổ.Một hồi mõ ngắn vang lên 6 tiếng,tôi và anh Am đốt dây cháy chậm,                  
        - Lửa sáng xanh ,tiếng xì xì,mùi thuốc quen thuộc lại đến và hai bóng người chúng tôi lao về góc ngoặt gần đó.  Một phút ,hai phút ,ba phút,im ắng hoàn toàn ,cả đoạn đèo không thấy tiếng động,thờì gian sao mà chậm quá,tưởng chừng hai anh em tôi đã ngồi đây mấy tiếng  mà vẫn chỉ thấy vắng lặng,chúng tôi thèm tiếng nổ lớn quá. Gần sáu phút,hai tiếng nổ gần như cùng một lúc,lửa sáng ,đất đá,cành cây rào rào bay hỗn độn,cả hai người đều thở phào nhẹ nhõm cùng phát ra.Anh Am và tôi lao vội về phía bom vừa nổ.Toàn bộ một đường gần tròn rộng tám mét,một đoạn vách núi bị phá rơi lộn xuống hố bom,thật là quý nhân phù hộ,đỡ cho bọn tôi khoảng  vài mét khối san lấp.Khung cảnh tấp nập lại tiếp tục,đuốc thắp sáng một vùng,đất đá được san xuống hố bom
        -24 giờ,một đoạn đường dốc đã hiện rõ màu đỏ,lấp đi màu tối của hố bom,cùng một lúc chiếc xe đầu tiên đã tới trạm ba ri e  của đèo..Lệnh thông xe của tiểu đoàn trưởng  Lê Trung Ngôn vang lên trong máy nói. Biển “có bom nổ chậm” được cất đi  và ngáng ba ri e được nâng lên,chiếc xe Gát 63 được phủ kín bạt lăn bánh sau ánh sáng vàng của đèn chống sương mù tiến vào hố bom đã san lấp,xe hai cầu nên đi qua chỉ hơi lún,công binh lại tiếp tuc lấp thêm đất đá,đoàn xe qua an toàn.
        -Chúng tôi về nơi trú quân  sau khi đã quẳng ngổn ngang những cành cây,hòn đá để ngụy trang-có lẽ mọi người ngày nay cho là ấu trĩ quá đáng,song thời điểm đó lại rất nghệ thuật,vì máy bay chưa có loại trinh sát hiện đại,cây nhiệt đới cũng chưa sản xuất,trong điều kiện rừng núi Tây Bắc,máy bay động cơ của Pháp thì việc làm này có giá trị.Tôi sẽ kể tiếp  các anh nghe con đường đưa pháo vào Tà Lùng.
         
          Bảy ngay sau,lệnh vào phá đá gấp,chúng tôi lại ra đi,cũng chẳng kịp chờ bàn giao cho đơn vị anh Tăng Văn Bén đang hành quân đến.Đèo Phạ Đin,con đường trời và đất gặp nhau đã đi vào lịch sử.Ngày bọn tôi đến cũng chỉ thấy cao vời vợi,vực thì sâu,bản làng thì xa.Chúng tôi đã trú quân ở ngay dốc cao của đèo,khoảng cây số 53,theo một khe nước chảy cách mặt đường hơn cây số,cố nhiên là leo dốc thoải mái.
         Đêm  28 tháng 12 năm 1953 sau khi địch ném 6 quả bom nổ chậm chui sâu vào lòng đường,lúc này xe qua lại cũng chưa nhiều,bọn tôi tổ chức bạt rộng ở đỉnh đèo để dấu xe nếu cần,và cứ bom nổ quả nào thi  ào ạt san lấp quả đó.Công binh chúng tôi hồi đó thích san lấp ban ngày hơn ban đêm,vì nó ném bom quan sát rõ hơn và lại lượng bom có hạn mà địch rải suốt từ bắc bản Ban,Cò Nòi, Tạ Khoa, Sơn La,Phạ Đin… nên cũng hạn chế,chả được như bọn Ních Sơn chỉ một trận nó rải xuống vài trăm quả cỡ 250 kg trở lên.
        Đã hai giờ sáng,quả bom thứ sáu vẫn cứ im ắng,cứ phải cho xe vượt thôi,bom chui sâu,đá núi đào thế nào.
        4giờ xe con của đồng chí Phạm Ngọc Mậu,chính ủy đại đoàn công pháo tới,cách 20m thì quả bom lại nổ,xe chết dí luôn,người chỉ kinh hoàng vì bom nổ quá sâu.Khiêng thôi ,xe nhẹ mà,bọn tôi khiêng xe rồi đẩy luôn vào nơi dấu xe ,ngụy trang lại,và mời anh Mậu về lán nghỉ,chờ đêm sau lại ra đi.Và chuyện tiếu lâm ,khói thuốc lào lại tỏa đầy lán,anh Mậu vốn là cây tiếu lâm và cũng khoái thuốc lào.Gặp anh Mậu,chúng tôi lại nhớ một đêm,đơn vị tôi ở đèo Trang,Sơn La  đã có may mắn kỳ lạ được dẫn đường cho Tổng chỉ huy Võ Nguyên Giáp vượt đèo theo đường mòn lên tiền phương.Đại tướng khỏe , vui và nhắc nhở bọn tôi cố gắng lên sẽ có những bước ngoặt mới và những thắng lợi lớn lao mà ngườì đi trước vẫn là lính công binh.Với giọng nói miền Trung,đại tướng nói ít và tạm biệt chúng tôi,tới đầu dốc bên kia,xe lại đón đồng chí đi tiếp vào chỉ huy sở tiền phương.Đồng chí qua đây chắc chắn là chiến dịch nào sắp mở,chả biết đâu,bọn tôi cứ bàn tán rì rầm cả đêm cả ngày.
        Lại bảy ngày sau,chúng tôi lại hành quân tiếp qua ngã ba Tuần Giáo,đi bên phải hay rẽ trái  không khí chiến trường ở đây cũng đã nhộn nhịp,hàng đoàn bộ đội tất bật qua đây.Đơn vị chúng tôi hướng về Điện Biên Phủ làm nhiệm vụ mở rộng đường cho xe có đuôi,chủ yếu bằng choòng búa xẻng cuốc và thuốc nổ,song phải nổ vào thời điểm có lợi nhất cho việc giữ bí mật con đường.Yêu cầu của Bộ phải làm gấp  liên tục ngày đêm .Các cán bộ cấp cao,phái viên Tổng cục chính trị xuống cơ sở đốc chiến.Đồng chí Nguyễn Anh Bảo(sau này là Cục trưởng cục Thông tin liên lạc) truyền đạt ý kiến cho chúng tôi:”Trung đoàn 151 công binh phải bằng mọi gía mở cho được con đường này với một thời gian rất ngắn.dù có phải trải vàng ra mặt đường cũng rải”,vì yêu cầu bảo đảm hàng hóa cũng đã lớn,song cái lớn hơn là phải bảo đảm cho pháo lớn vào mặt trận mới chiến thắng được tập đoàn cứ điểm mang tên SONO này.(Điện Biên Phủ).
          Trung đội 9 của tôi  bắt đầu mở đường này bằng việc bắc một cây cầu chân gía qua con suối ở khoảng cây số 16,17.Gỗ thì vô tận,song dụng cụ thì  có hạn,cưa dứt ,thước vuông , rìu,đinh cầu đều quá thiếu,dây thì dây rừng cũng nhiều vô kể.Chỉ huy bắc cầu là tôi và anh Nở,dụng cụ kỹ thuật là lá chuối gấp lại thay thước vuông và dây buộc đá để thay quả dọi-Cầu tuy ngắn,song  hơi cao,cột tới 3m,đường vào cầu lại hơi ngoặt,nhưng rồi cũng xong,cũng đã kịp thông xe sau  hai ngày.
         Rồi lại cuốn chiếu,trên sáu mươi cây số,đơn vị chúng tôi cứ phân đoạn ra làm,anh nào xong lại vượt qua anh kia,rồi lại vượt,cứ thế vào sâu phía Him Lam,thôi thì suốt ngày đêm đốt đuốc,lợi dụng khoảng trống sáng trăng,đục chòong phá đá,cây cối và đá  đều hất xuống vực,sửa lại mép tả luy.Dân công chi viện toàn chị em người Thái,xinh thì có xinh,khối anh lộn cổ,song năng xuất thì thấp quá,mỗi cô chỉ gánh mươi cân vài hòn là hết mức,dân công dưới xuôi thì chưa lên ,vì bí mật  cũng là vì gạo chưa vào sâu, chưa đủ ,nên cứ tại chỗ là tiện.Mê mải làm liên miên mà khối lượng  cứ thấy ùn ùn phát sinh,cơn ngủ thì đè nặng luôn luôn chập chờn,anh Nở có lần dụi thuốc lá  cháy cả áo quần bạn,đồng chí Sơn  tiểu đội trưởng quai búa vào đầu anh cầm chòong,bố Khoáng ,chiến sỹ đã ngoài bốn mươi tuổi,quê mãi Đức Thọ,Hà Tĩnh,chốc lại “Nác đây,nác đây”( nước ,tiếng địa phương ) cũng có lần ngủ ngay cạnh thùng đựng nước uống. CậuTới và cậu Lân thì lên rừng kiếm quả chua cũng đã ngủ thiếp đi trong rừng,đơn vị may mà tìm ra không thì đã làm bạn cùng lũ hổ(!)
        Có lẽ gấp lắm rồi,chúng tôi đã được trên cho  tăng thêm lần nổ mìn.Chỗ nào xe Gát qua được tàm tạm là vượt luôn ,mở tiếp.Gặp suối nhỏ thì cứ gỗ và dây rừng làm cầu,suối to thì bạt dốc xếp kè cho xe vượt ngầm,cây nứa cứ cắm tiêu cho xe đi ở giữa,đường cua thì cứ kéo cả cây luồng dài,không chệch ra mép là đi được hết.Anh em lái xe quả là tuyệt vời,có đoạn chỉ vừa khít hai bánh xe,thành xe chìa ra mép đường vô cùng nguy hiểm thế mà xe cứ đi và lại đi an toàn.Các cậu lái xe Điện Biên,sau hòa bình lập lại,lên giá ra trò,cơ quan nào cũng muốn xin cho kỳ được.
        Kể từ ngày thi công,sau mười một ngày đêm,đường tới ngã ba Tả Lùng đã mở,chiếc  xe chở gạo đã vào để tiếp tế cho các đơn vị bao vây Điện Biên Phủ,đêm đi qua chỗ bọn tôi đã gạt luôn một  xe thồ  xuống vực sâu,có lẽ vì tay ngai dài quá,may mà anh dân công an toàn. Và cứ tiếp tục đêm này qua đêm khác,xe có đuôi cũng cứ phủ kín lá ngụy trang ùn ùn vào quanh  khu vực  địch đang xây dựng công trình phòng thủ.
           Đơn vị tôi lại trụ ở một đoạn dài hơn mười cây số,lần này thì vui rồi.Một đại đội dân công gái quê ở tỉnh Thanh Hóa,luôn luôn hò hát ,làm thì say mê,khỏe mạnh,đã phối hợp cùng chúng tôi,và những mối tình trong sáng,chân thực lẫn mối tình lở dở cũng cứ ập đến với bọn chúng tôi.Cô đại đội trưởng cứ hội ý suốt ở chỗ tôi,nào là thiếu dụng cụ,nào là thiếu muối vv…làm tôi cứ bồn chồn cả người,lắm lúc không ngủ được,pháo sáng thì cứ lửng lơ đến khó chịu.
         Ngày 29 Tết (2-2-1954) anh Nở và tôi,mỗi người hai bánh trưng gói thịt .Được lệnh làm đường kéo pháo và làm hầm cho pháo.Đường do chúng tôi phát tuyến  và làm cố vấn kỹ thuật còn do lực lượng đại đoàn 316 thi công.Còn thì giờ đâu mà vẽ nữa ,cứ áng áng gọi nhau thấy thưa là cứ cắm tuyến,căng dây rồi phát quang tý là  cầm bản thả dây trên vòng cung  chia tỷ lệ cho luôn,bộ binh cũng làm ngay.Cha mẹ ơi ,có lần dốc cứ tưởng là ngon,ai ngờ cao quá,bộ binh các tướng ấy chửi cho bọn tôi một trận ra trò,lại còn khoản gỗ chống lầy nữa,bắt chặt ở xa vác về cho đỡ lộ bí mật,thì bộ binh lại toát luôn.Ấy thế rồi đâu cũng vào đấy.Đường làm gấp,thật gấp,chứ chả chỉ có gấp không đâu.
        Ngày 25/1/1954 pháo đã bắt đầu kéo ra,đường tới đâu là pháo lại nhích vào tới đó.Ngụy trang đường này thì tuyệt ,cứ cây tại chỗ cho vào dành đất,sáng thì bê ra xếp ở đường,tối đến lại bê vào tưới tắm,xe đi xong lại bê ra,thế mà bịt mắt được bọn giặc lái khá lâu .
        -Anh có dự kéo pháo ra không? Nghe nói ly kỳ lắm hả anh- Một chiến sỹ ngồi bên cạnh hỏi anh Nam Sao.
        -Không được kéo mới buồn chứ ! Nhưng làm đường  để kéo pháo vào,cũng phải sửa đường để kéo pháo ra,rồi lại làm đường để kéo pháo vào trận địa khác cũng bở hơi tai rồi.Công binh với pháo binh cứ cặp kè với nhau,còn lực lượng kéo thì đã có pháo binh và bộ binh chi viện.
         Tôi lại nhận lệnh đi vào phía trong gặp trung đoàn 174  để chỉ đạo kỹ thuật làm hầm cho pháo 105 ly.Trung đoàn này do anh Nguyễn Hữu An chỉ huy(sau này là thượng tướng),người đã chỉ huy đánh đồi A1 ở Điện Biên Phủ,giai đoạn sau có cả trung đoàn 88 nữa.
          Tôi lại được phân công vào cùng các đơn vị bộ binh của đại đoàn 316 làm con đường gấp từ Nà Nham đến Mường Phăng,sườn phía Đông của Mường Thanh.
          Các công sự thường ở lưng trừng đồi,được phủ nóc bằng những cây gỗ rất to,có cây đường kính đến 40-50 cm ,trên nóc rải các bó cành cây và phủ đất .Trong đợt làm này có một sự sơ hở là ta cho đất vô ý để rơi xuống suối chảy vào trung tâm.Khi phát hiện nước đục trôi  về ,chúng cho pháo cứ lần theo con đường suối đánh.Tôi vừa chia tay cùng đồng chí chính trị viên đại đội sang khẩu số hai,thì một loạt đạn pháo rơi trúng cửa hầm số một làm ba người bị thương.Thật là một thiếu sót lẽ ra tránh được,song gấp quá vì thời gian nổ súng cứ nhích dần.
          Sau khi đã làm xong đường gấp cho các trận địa pháo 105.Tôi lại trở về đơn vị.Đơn vị lúc này đang đảm nhiệm  một đoạn đường từ cây số 24 đến cây số 40,một đoạn đường dài so với một trung đội,đặc biệt chúng tôi có cả bộ phận súng máy cao xạ cùng phối hợp,vì con đường Tuàn Giáo –Điện Biên Phủ đã thực sự trở thành con đường vận tải,kéo pháo đi lại nhiều lần,địch cũng biết rõ và chúng cũng quyết tâm phá hủy.
         Nhờ có đài quan sát nên chúng tôi nắm tương đối chinh xác bom rơi,thật ra lúc này địch ném bom nổ chậm có phần hạn chế  vì tuyến đường rất dài,hơn tám mươi ki lô mét.Chúng phá đoạn đường này thì phải bỏ đoạn khác .Những ngày mưa thì lại chuyển sang chống lầy,có đoạn vừa dốc lại vừa nhão,đá ở vách tả luy lại là đá vỉa non,nên phải khai thác đá ở nơi xa.
          Khi ta bắt đầu nổ súng đợt một vào các cứ điểm Him Lam ,Độc Lập,thì máy bay địch cũng tập trung vào nơi sảy ra chiến sự,do đó doạn đường chúng tôi đảm nhiệm cũng có phần dễ dàng hơn so với giáp khu chiến sự  ( Hồi đó Pháp cũng ít bom,ít máy bay ,cho nên tập trung ở đoạn này thì lại bỏ trống đoạn khác)  .
          Đoạn đường này có nhiều kỷ niệm với tôi,cô con gái ông già người Thái,có búi tóc dài sau gáy,với đôi mắt luôn luôn ướt,chả biết tôi có số đào hoa thế nào mà cô ta cứ quẩn quanh mãi.Khốn khổ nào có sơ múi gì đâu  mà ông chính trị viên đại đội tôi quê đâu vùng Nghệ An thì phải,khi chúng tôi về đến Phú Gia,ngoại thành Hà Nội đóng quân chờ tiếp quản Thủ đô,cứ khêu gợi tôi làm bản tự kiểm điểm suốt,thật là còn trẻ lại có chút trí thức,cũng lắm điều oan trái.Tôi đã bị ức chế về vấn đề chính trị vì có anh trai đang trong hàng ngũ đich ,nên đã bị định kiến nhiều.Mặc dầu tôi đã lập nhiều công,có hai huân chương chiến công,đã mấy lần chuẩn bị được kết nạp Đảng nhưng lại bị tổ chức gạt bỏ,nhất là mấy ông chính trị viên  đại đội thì luôn “theo dõi sát sao” (!) nên tôi không dám làm điều gì sơ xuất để bị tai tiếng hay bị kỷ luật cả,đành phải cắn răng chịu đựng và quyết tâm chiến đấu đến cùng,thà hy sinh không bao giờ để mất danh dự.
          Ngày 7-5-1954,cờ đỏ sao vàng đã tung bay trên nóc hầm Đờ Cát.Diễu binh lịch sử ở Mường Phăng xong,các đơn vị chủ lực lại lần lượt ra đi,tiến về các hướng.  
         Đại đội công binh chúng tôi  lại cùng nhau ở lại sửa chữa cầu Be –lây cho Mường Thanh,và phục vụ cho đoàn quay phim Các Men,Liên Xô. Rồi cũng đến lượt bọn tôi trở lại đường xưa đèo cũ,vừa vượt qua thì xe con trung đoàn phó  Phạm Văn Tiến đi vào gặp bọn tôi ở đỉnh dốc,anh hồ hởi báo một tin vô cùng phấn khởi” Hòa bình đã lập lại,hiệp định Giơ ne vơ đã được ký kết,chiến thắng Điện Biên Phủ  đã góp phần xứng đáng cho phái đoàn Việt Nam giành thắng lợi ở hội nghị Pari.”
          Cuộc hành quân lại vẫn tất bật đi suốt ngày,đi tuốt tới ngoại thành Hà Nội,sẵn sàng tiếp quản Thủ đô.
         
         
         
         
        Lời hẹn ước trước giờ nổ súng
         
        Trong dịp làm đường  kéo pháo vào  Điện Biên Phủ và chiến đấu ở đồi Him Lam và Độc Lập.Nam Sao có gặp gỡ Trần Kính Hiền và Nguyễn Bách là hai sỹ quan trẻ mà anh rất mến .Sau đây là chuyện kể về họ:Trần Kính Hiền có một người bạn rất thân Đó là Nguyễn Bách, thừơng gọi là” Bách lùn”, vì anh cao chưa tới 1m60, người đậm , da đen, chuyên tập tạ nên có thân hình rất vạm vỡ, ngực nở to đẹp như ngực con gái; có tài ghi ta, thường làm quản ca của đại đội cùng Lê Thăng, Hoàng Đình Châu, lại là nhạc sỹ nghiệp dư nữa.Bài hát “Tổ tâm giao” ra đời trong những ngày hăng say học tập ở Phụng Minh Thôn,Vân Nam,Trung Quốc(2-1951)Lời bài hát có đoạn như sau:
        “Gần bên nhau cùng đoàn kết, ta quyết thề sống chết cùng nhau.Thề chung vai cùng xây đắp mỗi tình tâm giao cho thắm tươi vững bền.Ta kết đoàn giúp nhau khuyết ưu sai lầm, rồi cùng nhau rèn cho ta quyết tâm, vì dân ta đắp xây lập trường, hy sinh suốt đời giành tự do…”
        Hiền với Bách thân nhau từ dạo ấy;Bách không nóng giận với ai bao giờ, lúc nào cũng cười khanh khách, cười khi tập thể dục thể thao, cười khi chơi bóng bàn ,bóng chuyền, cười khi múa hát…Hiểu hoàn cảnh gia đình của nhau, lại hợp nhau về tính tình, gắn bó với nhau trong những ngày học tập.Mãn khóa về nước, mỗi đứa đi một đại đoàn, Hiền về đại đoàn 308, Bách về đại đoàn 312, nhưng vẫn thường xuyên thư từ cho nhau trước và sau mỗi chiến dịch.Đầu năm 1953chuẩn bị đi chiến dịch Thượng Lào, giải phóng Sầm Nưa,Hiền đóng quân ở Phú Thọ,Bách đóng quân ở Thái Nguyên, hai đứa đều xin phép nghỉ 7 ngày, hẹn gặp nhau ở Bờ Giạ, Thái Nguyên.Mỗi người phải đi bộ ba ngày ( 100km),Hiền không nhớ rõ ngày cụ thể, chỉ biết rằng sau ba ngày đi bộ, hai đứa ở đầu hai tỉnh đã gặp nhau ở cầu Bờ Giạ trong đêm trăng đầu tháng.Ngồi với nhau hết một đêm và một buổi sáng.Chiều ngày hôm sau hai đứa chia tay, mỗi đứa một hướng về lại đơn vị, ba ngày đi đường nữa, vừa đủ 7 ngày nghỉ, trả phép đúng hạn.Một kỳ nghỉ phép của hai người lính không gia đình là như vậy.
        Họ luôn luôn động viên nhau, đừng bao giờ là kẻ hèn nhát.Cho đến chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954,Sau ba năm ra trường, Hiền được thăng một cấp,Bách được thăng hai cấp.Trước Điện Biên Phủ, Bách đã là đại đội phó của trung đoàn 165, đại đoàn 312.
        Ngày 14-3-1954 là ngày không thể nào quên của lịch sử trung đoàn 88 đại đoàn 308và của trung đoàn 165 đại doàn 312,bởi là ngày quân ta tiêu diệt gọn cứ điểm đồi Độc Lập ( Gabriel ) trong tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ; ngày thứ hai của chiến dich, sau chiến thắng Him Lam.Trận đánh đồi Độc Lập, chủ công là trung đoàn 88, phối hợp phía nam là trung đoàn 165.
        Với riêng Hiền còn là một kỷ niệm để đời, đã chi phối cuộc đời anh sau này:
        23 giờ ngày 13-3-1954, sau khi hai cánh quân nam, bắc đã cơ bản triên khai xong trận địa, bộ đội bắt đầu đào công sự.Từ sở chỉ huy trung đoàn 88 , lợi dụng máy điện thoại kiểm tra cánh quân phối hợp của trung đoàn 165, sau khi nhận đầy đủ báo cáo,Trần Kính Hiền tranh thủ hỏi Nguyễn Bách, lúc đó là đại đội phó chủ công của 165 ở phía nam.Bách cũng đã trực tiếp kiểm tra từng vị trí của chiến sỹ bộc phá,hỏa lực ,xung kích… của đơn vị xong.Hiền gọi Bách lên Chỉ huy sở trung đoàn để gặp nhau trước giờ nổ súng.
        Đêm 13-3 trời Điện Biên sáng rực vì những đèn dù, pháo sáng do phi cơ thả, chỉ có lợi cho quân ta quan sát và có lợi cho các đơn vị uốn nắn đội hình triển khai ở tuyến xuất phát tấn công .
        Là trợ lý tham mưu thường trực nắm báo cáo của các cánh các mũi, nên Hiền không rời điện thoại phút nào.Từ lúc Bách gác máy tìm đường lên Chỉ huy sở đến lúc hai đứa gặp nhau mất gần hai tiếng đồng hồ, sang ngày 14 rồi.Còn hơn 3 tiếng nữa là đến giờ “G”.Cạnh miệng hầm chỉ huy trước lúc xung trận, hai đứa gặp nhau ,hàng trăm chuyện muốn nói, nhưng cũng chỉ nói được những điều thông thường của những người lính trước khi vào cõi chết, động viên hứa hẹn với nhau phải dũng cảm, nếu có hy sinh phải hy sinh xứng đáng.Rồi Hiền trao cho Bách 1 chiếc bánh chưng, 1 chiếc đèn pin,1 chiếc mũ nồi;Bách trao cho Hiền chiếc đồng hồ Nikle và một nửa bánh thuốc lào Vĩnh Bảo.Điều hẹn nhau cuối cùng là: nếu trận này cả hai còn sống thì sẽ tính chuyện sau, nhưng nếu một trong hai đứa chết, đứa còn lại, phải tìm về báo gia đình sau ngày giải phóng Thủ đô và kết nghĩa bằng cách lấy em gái của nhau – có nghĩa là nếu Hiền chết,Bách sống thì Bách phải tìm gia đình Hiền báo tin và lấy em gái Hiền;Ngược lại Bách hy sinh,Hiền sống cũng phải tìm bằng được gia đình báo tin và lấy em gái Bách .Họ.trao cho nhau địa chỉ, tên tuổi, cha mẹ và các em.
        Trọng pháo của mặt trận vẫn đều đều bắn vào các trận địa pháo của địch ở Mường Thanh, vào Chỉ huy sở của đich, vào trận địa 120ly ở cứ điểm Độc Lập; các loại pháo bắn thẳng; sơn pháo 75, các loại DKZ sẵn sàng ngắm kỹ các mục tiêu chờ đến giờ cấp tập, tiêu điệt các lô cốt,ụ súng yểm trợ cho bộ binh mở cửa xung phong.
        3 giờ 30 phút đợt cấp tập cuối cùng của trọng pháo 105 và tất cả các loại pháo bắn thẳng của mặt trận, của sư đoàn và trung đoàn, kết hợp bộc phá hai mũi nam bắc đồng loạt phá hàng rào mở cửa.Chướng ngại vật bao quanh cứ diểm Độc Lập gồm 12 lớp hàng rào kẽm gai các loại: mái nhà,cũi lợn, bùng nhùng, lò so, xen giữa là các bãi mìn từ mép ruộng lên đến lưng chừng đồi, chiều dầy hàng trăm mét.Cánh trung đoàn 165 thuận lợi hơn, mở cửa xong trước hướng chủ yếu .Trời bắt đầu mưa, cửa mở phía trung đoàn 88 bị lệch hướng do mưa, do khói đen đặc không nhìn chuẩn. .Đại đội 217 chủ công của trung đoàn 88 đánh trên 30 quả bộc phá rồi vẫn chưa hết hàng rào? Mà tại sao lại không gặp bãi mìn?Hóa ra anh em đánh lệch cứ theo dọc hàng rào chứ không đánh cắt ngang; khi chấn chỉnh xong, đánh được thẳng hướng thì chiến sỹ bị thương và hy sinh đã khá nhiều(Anh hùng bộc phá Nguyễn Văn Ty xuất hiện trong trận này).4 giờ 30 phút hướng trung đoàn 165 phá xong cửa mở đã đánh xong tiền duyên, đang phát triển vào tung thâm,thì bên trung đoàn 88 mới hoàn thành cửa mở bắt đầu xung phong đánh chiếm đầu cầu và tiền duyên, tiến hành thọc sâu vào Chỉ huy sở địch,vào trận địa cối 120 ly- nơi hợp điểm của 2 trung đoàn.
        Từ Chỉ huy sở trung đoàn bắc ống nhòm Hiền nhìn rõ từng cán bộ chiến sỹ lao lên, và nhìn rõ mỗi chiến sỹ ngã xuống; đau dớn xót xa nhưng phấn chấn vì đã thấy được khoảng 20 anh em khuất trong chiến hào, đánh địch bằng tiểu liên , bằng thủ pháo, lưỡi lê.Khoảng 6 giờ một phi cơ oanh tạc của Pháp bị hỏa lực cao xạ 37 ly của ta bắn trúng, cháy rực, rơi xuống cánh phía nam.
        Kết quả trận đánh cứ điểm kiên cố đồi Độc Lập ta đã tiêu diệt hoàn toàn tiểu đoàn Âu phi tinh nhuệ nhất của địch, tiêu diệt 2 quan tư (1 lên thay phiên chưa kịp rút), bắt toàn bộ tù binh, thu toàn bộ vũ khí, chỉ có một ít tháo chạy về phía nam khi có 4 xe tăng ra phản kích..
        Hàng trăm việc phải làm tiếp, theo kế hoạch, theo hợp đồng và những ứng phó khi tình huống diễn biến.Với những người chỉ huy và những trợ lý giúp việc, đầu tiên là nắm thật chắc kết quả trận đánh.Hiền là ngưới tổng hợp báo cáo, nên nắm chắc kết quả của từng cánh, từng mũi về ta,về địch.Sung sướng phấn khởi vì đơn vị đã hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc;buồn, đau đớn xót xa vì mới hôm qua bao nhiêu bạn thân thương vừa gặp nhau khi triển khai trận địa nay không còn nữa ! Trong đó có Nguyễn Bách .Anh hy sinh ngay ở cửa phía nam hồi 4 giờ 30 phút ngày 14-3-1954 do đạn thẳng từ lô cốt vệ tinh bắn chéo.7 giờ 40 phút ngày 14-3 Hiền điện kiểm tra việc thu dọn thương binh, tử sỹ lần cuối thì được báo cáo đã đưa hết thương binh về tuyến phẫu , tử sỹ đã chôn cất chu đáo ở nơi quy định, có bia gỗ đánh dấu..Bộ đội hai bên triển khai củng cố lại trận địa, có đơn vị đang đánh phản kích.Đạn pháo hai bên vẫn không ngừng bắn….
           Trần Kính Hiền và Nguyễn Bách là lớp đàn em thân thiết của Nam Sao, quen nhau trong dịp làm đường kéo pháo và mở đường vào đánh đồi Him Lam và đồi Độc Lập.Họ rất quý và tôn trọng Nam Sao,người trung đội trưởng công binh nhiều tuổi quân và tuổi đời hơn họ,có một hoàn cảnh éo le ,vì có người anh trai ở bên hàng ngũ địch,nên chậm tiến bộ ,chậm phong chức,nhưng rất dũng cảm và hăng hái nhiệt tình ,lúc nào cũng vui tươi dí dỏm và tôn trọng lớp sỹ quan trẻ  ở trường Lục quân ra. Họ là hai chàng trai Hà Nội,đồng niên đồng tuế, đồng sàng,họ cùng nhập ngũ , cùng học lớp Lục quân khóa 6,lại cùng được chọn ở lại học tiếp lớp Sỹ quan Tham mưu khóa đầu tiên.Cuối năm 1951 ra trường,được phân công đi các đơn vị chiến đấu các chiến trường,và gặp lại nhau ở chiến dịch Điện Biên Phủ. Giây phút gặp nhau trứơc giờ nổ súng đánh đồi Độc Lập là giây phút thiêng liêng nhất của đời các anh.
        Đến10-10-1954,tiếp quản Thủ đô, sau một tuần lễ Trần Kính Hiền đã tìm được gia đình Nguyễn Bách ở 204 Bà Triệu (nay là 282) , gặp cha mẹ và ba đứa em , hai gái ,một trai: 10,11, và 14 tuổi.Phải nửa năm sau Hiền mới dám báo tin thật :Bách đã hy sinh ở Điện Biên.Hiền tình nguyện là một thành viên trong gia đình , được bố mẹ và gia đình Bách chấp nhận.Người em gái kế Bách mới 14 tuổi đang học đệ nhất trường Trưng Vương.Tình cảm của họ cứ thấm đượm và lớn dần lên theo năm tháng,theo vóc dáng con người,chẳng ai hiểu nổi lời hẹn ước của hai người bạn ở chiến hào năm nào,với “âm mưu” của người lính trẻ vừa bước ra khỏi cuộc chiến tranh ra sao? Yêu vụng nhớ thầm từ 1954 đến 1958 ,hai “anh em” mới thổ lộ tình cảm và ôm hôn nhau lần đầu ở cửa tòa soạn báo Tiền Phong.Vâng tình yêu của người lính năm 1954 là thế đấy,yêu nhau 4 năm gia đình không biết,sáu tháng sau nụ hôn đầu tiên họ mới báo cáo cha mẹ.Khi cha mẹ hai bên đã đồng tình, họ đã thắp hương trước bàn thờ tổ tiên để xin phép và thắp hương trước bàn thờ liệt sỹ Nguyễn Bách.Trần Kính Hiền khấn với anh rằng: “tôi đã thực hiên đúng lời hẹn cuối cùng” ở đôi Độc Lập trước giờ nổ súng. Đám cưới của họ được tổ chức ở khách sạn Phú Gia đêm 29-11-1958
        Hàng năm, đến ngày kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ, ông Trần Kính Hiền lại kể lại cho con cháu nghe về tình bạn chiến đấu của hai người lính Điện Biên năm xưa ,và .một lần nữa ông thắp hương lên bàn thờ và rì rầm khấn trước di ảnh người liệt sỹ :
        “ - Xin thưa với hương hồn anh Nguyến Bách rằng: thằng bạn thân của anh đã trở thành em rể của anh từ năm 1958 rồi, nay đã vào tuổi “cổ lai hy”, tóc đã bạc như cước, mắt đã mờ, chân đã chậm, nhưng vẫn làm những việc tình nghĩa cuối đời với đồng đội , với bạn bè và làm nghĩa vụ với gia đình.Em gái anh , cô nữ sinh má lúm đồng tiền năm xưa, nay đà là bà, là cụ của hơn chục cháu chắt nội ngoại rồi… 
         Vào dịp kỷ niệm 45 năm chiến thắng Điện Biên Phủ ,vợ chồng tôi mới tìm thấy tên anh bằng chữ đồng mạ vàng ở nghĩa trang A1 Điện Biên.Các cụ nhà ta đã về cả với tổ tiên, chúng tôi vẫn để anh ở trên đó, để cả nước và bạn bè thế giới đến thăm viếng.Hàng năm cứ đến ngày 14-3 là gia đình cúng giỗ anh.Anh mãi mãi vẫn là một chàng trai hào hoa của thủ đô Hà Nội, vẫn là một nhạc sỹ nghiệp dư, là quản ca của tập thể hương hồn các liệt sỹ nơi nghĩa trang uy nghiêm ấy, các anh vẫn giữ biên cương của đất nước. Tổ Quốc và nhân dân đời đời nhớ công ơn các anh!” .Sau này trong chiến tranh chống Mỹ, Nam Sao cũng có đôi lần gặp lại Trần Kính Hiền, và anh cũng đã có dịp lên thăm lại đồi A1,thắp hương cho Nguyễn Bách,một sỹ quan trẻ tuổi mà anh rất quý.
        #4
          Lương_Hiền 16.07.2016 17:52:09 (permalink)
          Chương -5 MÓNG TAY NHỌN:ĐÀO ĐƯỜNG HẦM A1
          Sau 4 lần tiến công thất bại, vẫn không chiếm được đồi A1,hai trung đoàn 174 và 102 đều bị thiệt hại nặng nề,không còn sức chiến đấu.Tổng chỉ huy chiến dịch lệnh cho dừng lại để nghiên cứu cách đánh mới.Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã  trao đổi trong cơ quan tham mưu nhiều về cao điểm này. Một người dân địa phương ngày trước đã tham gia xây dựng ngôi nhà trên đồi này, kể lại đó là một ngôi nhà tuy kiên cố, nhưng không có gì là đặc biệt, khi mới xây, không có hầm ngầm. Nghe bộ đội tả lại căn hầm, người này cho rằng có thể quân Nhật trong thời gian đóng ở Điện Biên Phủ đã xây dựng căn hầm này đề phòng máy bay Mỹ ném bom, hoặc có thể quân Pháp đã cải tạo hầm đựng rượu cũ thành hầm ngầm. Về sau mới biết, trong hai tháng xây dựng công sự, quân Pháp đã dùng những gạch, đá từ ngôi nhà trên đồi, biến hầm rượu thành một căn hầm trú ẩn tương đối kiên cố với rất nhiều đất đổ bên trên...
          Công binh đề nghị đào một đường hào men theo đường 4, tách rời A1 với A3, cũng là cắt đứt đường tăng viện của quân Pháp. Trung đoàn 174 đề nghị đào thêm một đường hầm từ ngoài trận địa  tới dưới hầm ngầm A1, đưa bộc phá với số lượng lớn vào đặt rồi cho nổ. Công binh tính toán sẽ hoàn thành công trình này trong vòng 14 ngày, và bảo đảm đào đúng hướng.Nhiệm vụ này được giao cho  trung đoàn 151công binh chủ lực, do Phạm Hoàng trung đoàn trưởng chỉ huy.
          Đơn vị thực hiện nhiệm vụ đào hầm ngầm và đánh bộc phá là Đại đội công binh M83 của Trung đoàn . Một đội đặc biệt, ban đầu gồm 30 cán bộ, chiến sĩ do Nguyễn Phú Xuyên Khung, cán bộ công binh của Bộ, trực tiếp làm đại đội trưởng chỉ huy, đã tiến hành công việc ngay trước mũi súng quân Pháp, trong tầm kiểm soát của lựu đạn.Sau bổ sung thêm một số chiến sỹ khỏe vào đổi ca thay thế đào liên tục không ngừng.
           Trung đội trưởng Nguyễn Nam Sao xung phong chọn một tiểu đội khỏe nhất của trung đội 1 của mình vào tham gia đào hầm cùng với hai tiểu đội khác lựa chọn những chiến sỹ khỏe  trong toàn đại đội, còn 2 tiểu đội của  trung đội 1 của Nam Sao làm nhiệm vụ ngụy trang  cửa hầm  và  canh gác, chiến đấu bảo vệ bên ngoài do  Nam Sao trực tiếp chỉ huy. Phối hợp với   cánh trái còn có lực lượng bộ binh ngăn chặn không cho bọn địch tấn công ra hướng cửa hầm.
          Đêm 20/4, công việc đào hầm ngầm bắt đầu.Mọi người phải làm trong tư thế ngồi nghiêng như móc hàm ếch. Để đảm bảo bí mật, an toàn cho hầm ngầm, công việc ngụy trang cửa hầm được làm rất công phu; ngoài cửa hầm có mái che phủ đất để vừa chống lựu đạn và mảnh pháo từ trên cao ném xuống vừa che mắt Pháp; đất đá đào ra đều cho vào bao dù đưa ra ngoài, sau khi đổ còn ngụy trang rất kỹ.  Nguyễn Nam Sao  cùng các chiến sỹ lấy những cây cỏ và những mảnh bạt, mảnh dù vương vãi  xung quanh để che phủ kín những lùm đất từ trong hầm đưa ra, sao cho bọn địch từ xa và máy bay trên cao cũng không nhìn thấy, mới giữ được bí mật đường hầm .
          Đất đồi A1 cực kỳ rắn.Tiểu đội trưởng công binh Lưu Viết Thoảng lựa chọn một tổ khỏe nhất mở cửa hầm. Cả đêm đầu chỉ khoét được vào vách núi mỗi chiều 90 cm. Quân Pháp không ngừng bắn súng và ném lựu đạn, 3 người bị thương. Bản thân Thoảng cũng bị ngất vì sức ép của lựu đạn.Ba đêm mới đào xong cửa hầm. Khi đào sâu vào lòng núi được mười mét, bắt đầu phải khắc phục thêm khó khăn: thiếu không khí, đèn, đuốc mang vào hầm đều bị tắt, sau phải dùng đèn pin, số đất moi từ lòng núi ra ngày càng nhiều không được để cho quân Pháp phát hiện. Các chiến sĩ phòng ngự tại A1 đã có kế hoạch chiến đấu không cho quân Pháp tiến xuống cửa hầm, dù phải hy sinh tới người cuối cùng, để bảo vệ bí mật tuyệt đối ý đồ đặt bộc phá.Trung đội trưởng Nguyễn Nam Sao trực tiếp chỉ huy trung đội 1  công binh còn lại của mình  ,vừa ngụy trang đất đá trong hầm ra vừa cảnh giới chiến đấu, bắn tỉa những tên Pháp liều lĩnh bò đến hướng cửa hầm.Có ngày hàng chục tên định mò đến, đều bị quân ta bắn chết từ cách xa hàng trăm mét. Có lúc chúng  theo đường hào mò đến tầm ném lựu đạn.Nam Sao cùng chiến sỹ ta cảnh giác kịp thời, nhặt lựu đạn của địch ném trả lại địch, hoặc quăng ra xa.
          Càng đào vào sâu, công việc càng khó khăn vì vừa thiếu ánh sáng vừa thiếu không khí, nên bộ đội phải liên tục thay nhau ra ngoài để thở. Về sau phải tăng cường thêm lực lượng  đào hầm, thay cho các đồng  chí bị mệt hoặc bị sây sát trong lúc tác nghiêp ra ngoài nghỉ. Trên chiến hào, nơi nào thuận lợi có thể quan sát địch đều bố trí lực lượng bắn tỉa, một tổ chừng 4-5 người để yểm trợ thêm cho công binh đào hầm. Đường hầm khi hoàn thành dài tới 82m và dẫn lên tận đỉnh đồi, nơi đặt khối bộc phá. Phần lớn lòng đường hầm rất nhỏ hẹp,50-60 cm chỉ đủ cho một người lách trườn lên và cào kéo đất ra.Cách khoảng 5m lại  đào một ngách ngang rộng 40-50cm, để tránh nhau khi đi lại, vào ra.
           
          Tiếng hát xuyên hầm
          Tổ một của trung đội Nam Sao vừa thay ca vào đào hầm được một lát, thì nghe tin có văn công sư đoàn đến biểu diễn ngay tại trận địa của đại đội đang  đào hầm. Đã lâu anh em không được xem văn công, mà lần này các đồng chí lại ra tận chiến hào, nên trong tổ bàn tán sôi nổi, rất tiếc một dịp may hiếm có này.
                  Vừa lúc đó thì lệnh từ hầm đại đội báo lên: “Chuẩn bị cho anh em xem văn công”. Anh em đang phân vân: Đại đội định cho  cả tổ  nghỉ về xem hay cho văn công vào hầm biểu diễn? Nếu cho nghỉ việc về xem thì tổ không đạt kế hoạch. Quyết tâm chiến đấu của tổ đêm nay đã hứa với đại đội là đào sâu ba mét hầm.
                  Cả tổ đều không ai muốn nghỉ, khi chưa thực hiện được giao ước thi đua với các tổ bạn. Còn trường hợp đưa văn công vào hầm biểu diễn thì càng không được, vì hầm đã vào sâu trong trung tâm đồn địch rồi, đến choòng búa cũng không được đập mạnh nữa là múa hát, phải giữ bí mật, đề phòng địch phát hiện được hướng đường hầm thì ảnh hưởng cả chiến dịch, vả lại đường hầm chật chội thế này cũng không thể múa hát vào đâu được.
                  Cả tổ còn đang vừa làm vừa bàn cãi nhau, thì có tín hiệu từ hầm chỉ huy. Đồng chí chính trị viên gọi qua ống nói: “Đại đội ưu tiên cho tổ xung kích được xem văn công trước, lần lượt cho anh em thay phiên nhau nghe hát qua ống nói”.
                  Bấy giờ các chiến sỹ mới vỡ lẽ, và cảm động với sự quan tâm của đại đội. Cả tổ ai cũng muốn nhường nhau cho đồng chí khác nghe trước, cuối cùng toàn tổ  dành cho An được ưu tiên nghe đầu, vì An là người luôn luôn có năng suất lao động cao nhất.
                  Ống nói vốn làm bằng hai ống bơ gắn vào hai đầu dây điện, để làm tín hiệu truyền lệnh đơn giản, thay cho máy điện thoại, chuông kêu to dễ lộ bí mật. Từng giờ tổ đào hầm nhận được lệnh và báo cáo bằng ống nói về sở chỉ huy đại đội.
                  An đang nghe văn công hát được một lát thì bỗng nảy ra một sáng kiến. An đặt ống nói vào trong lòng thùng xách nước bằng sắt tây. Như một cái loa, tiếng hát được tăng âm lên một chút, nhưng cũng đủ cho cả tổ  cùng chụm đầu lại nghe chung một lúc.
                  Đây là tiếng hát của Thuý Chung qua bài “Quê em miền Trung du” ấm áp; ngọt ngào.Đây là bài “Thời cơ đến” quen thuộc, mà sao nghe mạnh mẽ lạ thường như thôi thúc các chiến sỹ tiến sâu vào lòng đất. Rồi tiếng đàn, tiếng sáo, cả tiếng trống chèo đem theo hương vị của quê hương, như có những người thân đang cùng các chiến sỹ chiến đấu dưới hầm sâu. Buổi biểu diễn kết thúc bằng bài cò lả bay bổng dịu dàng. Hầm  như rộng ra, không ai bảo ai,  cùng khe khẽ hoà theo.
          Rồi cả tổ vừa làm vừa khe khẽ hát, mãi cho đến lúc tổ bạn lên thay mới biết hết giờ. Ai cũng phấn khởi, không ngờ ca hôm nay của tổ  An lại đào được gần bốn mét xuyên vào lòng đất, năng suất vượt 30 phần trăm.
           
           Săn tìm thuốc nổ
          Vừa đào hầm, Đại đội công binh M83 vừa lo đi tìm bom chưa nổ để gỡ thuốc làm bộc phá vì theo thiết kế, khối bộc phá phải đủ 1 tấn thuốc nổ mới đủ mạnh để đánh sập lô cốt, nhưng lúc ấy trong kho chỉ còn có 500 kg. Đơn vị pháo phòng không đến báo vừa bắn rơi một chiếc máy bay B-24 gần đồi Độc Lập. Máy bay vẫn còn bom, lại rơi rất gần trận địa pháo, vì vậy yêu cầu công binh đi gỡ bom để đảm bảo an toàn cho trận địa.
          Tiểu đội trưởng Nguyễn Văn Bạch nghe vậy liền xung phong dẫn 4 chiến sĩ đến chỗ chiếc máy bay rơi.Tới nơi, thấy trên thân máy bay còn nguyên 5 quả bom tạ. Phải mất một tuần với 5 quả bom tạ, tổ gỡ bom đem về gần 5 tạ thuốc nổ, coi như đủ lượng thuốc nổ cần dùng .Trung đội trưởngNguyễn Nam Sao được lệnh đưa lực lượng ra vận chuyển thuốc bom từ đồi Độc Lập do tổ Nguyễn Văn Bạch tháo được, đưa về nơi tập kết gần đường hầm đồi A1,toàn phải đi thấp trong chiến hào và phải truyền nhau  từng gói thuốc nổ đi từng đoạn, để bảo đảm an toàn.
          Lại phải mất thêm 3 ngày đêm liên tục và rất khó khăn để đưa bộc phá đến vị trí bố trí bộc phá ở cuối đường hầm. Trong hào đi phải khom lưng, mỗi người đem từng quả bộc phá nặng khoảng 5 kg xếp hàng ngay ngắn cho tới khi đủ 1.000 kg.Tuy nhiên, một tình huống mới lại xảy ra khi dùng máy phát điện 100W điểm hỏa thử trên mô hình thì khối bộc phá lại không nổ theo đúng yêu cầu. Để cho chắc chắn, chỉ còn một cách là cho người trực tiếp vào giật nụ xòe, một công việc rất nguy hiểm.
          Tiểu đội trưởng Nguyễn Văn Bạch nhớ lại: "Đưa được 1.000kg thuốc nổ vào cuối hầm, cả đại đội trưởng Khung, tổ trưởng Đảng Lưu Viết Thoảng và tôi bò vào cuối hầm kiểm tra kỹ thuật lần cuối. Yêu cầu chỉ điểm hỏa một lần phải gây nổ được cả khối bộc phá gắn với năm đường dây cháy chậm và năm nụ xòe.Hai đồng chí đồng ý cho tôi xung phong ở ngoài cửa hầm điểm hỏa bằng nụ xòe.Nếu không nổ, tôi sẽ ôm 3kg thuốc nổ bò vào cuối hầm điểm hỏa bằng người như chiến sĩ cảm tử".
          #5
            Lương_Hiền 16.07.2016 17:59:39 (permalink)
            Chương 6-CUỘC CHIẾN ĐÊM CUỐI CÙNG
            Mở đầu kế hoạch đợt 3 chiến dịch Điện Biên Phủ(đêm 6-5 tới rạng 7-5 ) Quân đội ta tiếp tục hoàn thành nốt những nhiệm vụ đã đề ra cho đợt 2: tiêu diệt hoàn toàn hai cao điểm A1 và C1, đồng thời đánh chiếm thêm một số cứ điểm ở phía tây và phía đông thu hẹp thêm nữa phạm vi chiếm đóng của quân Pháp, chuẩn bị cho tổng công kích.
            Các đơn vị đều chuẩn bị xong, nhiều mũi hào đã luồn sâu dưới hàng rào dây thép gai của Pháp. Bộ chỉ huy chiến dịch quyết định đúng ngày N các đơn vị cứ nổ súng, triệt để áp dụng chiến thuật đánh lấn để giảm nhẹ thương vong, riêng A1 sẽ đánh khi đường hầm ở A1 hoàn thành.
            Sáng ngày 6 tháng 5 năm 1954, tiểu đoàn 25 của trung đoàn 174 phòng ngự gần nửa đồi  A1 suốt 34 ngày đêm , được lệnh rút qua Đồi Cháy làm lực lượng dự bị. Tiếng nổ của khối bộc phá trên đồi A1 được chọn làm hiệu lệnh xung phong cho đợt tiến công tối hôm đó.
            Tối 6-5-1954, ba người trong tổ bộc phá thầm lặng men tới đồi A1. Trung đội trưởng Nam Sao hỏi tiểu đội trưởng Nguyễn Văn Bạch: "Có dặn (trăng trối) lại gì không?", Tiểu đội trưởng Nguyễn văn Bạch khảng khái  đáp: "Không!". Nghe mệnh lệnh xong, Bạch đi vào trong hầm ngầm, nơi sẽ giật nụ xòe, cách cửa hầm tới 20 mét chờ lệnh. Nếu nụ xòe hỏng, theo kế hoạch 2,  tiểu đội trưởng Bạch sẽ phải chấp nhận hy sinh tính mạng mình để tiến hành điểm hỏa trực tiếp bằng tay.
            Theo kế hoạch phối hợp tác chiến, khi pháo binh bắn dồn dập vào trận địa Pháp trên đồi A1, khối bộc phá sẽ được điểm hỏa.Sau khi bộc phá nổ, bộ binh sẽ xung phong.Rồi thời điểm cũng đến, pháo bắt đầu bắn dồn dập, nhưng không bắn vào đồi A1. Chờ khoảng 5 phút, Bạch mới chắc đấy là pháo lệnh, liền dồn sức giật nụ xòe, lúc đó là 20h30’ ngày 6/5/1954.Sau này  ông Bạch kể lại: "Lúc ấy tôi chỉ nghe thấy ầm một tiếng, cảm giác như đang ngồi trong cái trống; nhìn lên thấy lửa khói mù mịt đang bốc lên như hình cây rơm. Đất trời lặng đi vài giây. Tôi nghe một tiếng nổ không to lắm nhưng cảm nhận được sức ép dữ dội"
            Trước giờ G năm phút, các chiến sĩ ở chiến hào xuất phát xung phong được lệnh quay lưng về A1, nhắm mắt, há mồm đề phòng sóng xung kích và ánh chớp của ngàn cân bộc phá. Đúng 20 giờ 30, một tiếng nổ trầm, không phải dữ dội như chờ đợi.Trên đồi A1 có một đám khói lớn đang phụt lên.
             Trung đoàn trưởng trung đoàn 174 Nguyễn Hữu An lập tức ra lệnh cho pháo của trung đoàn nổ súng. Mấy ngày trước đó, bộ binh đã tiêu diệt một số hỏa điểm hướng về phía tiền duyên, nên lần này pháo của trung đoàn chỉ bắn chế áp mạnh trong vòng 15 phút, rồi bộ binh xung phong.
            Ở phía đông - nam, hướng tiến công chủ yếu, tiểu đoàn 249, do tiểu đoàn trưởng Vũ Đình Hòe chỉ huy, chia thành hai cánh tiến lên đồi hình thành thế bao vây quân Pháp. Phía tây - nam, tiểu đoàn trưởng Dũng Chi đưa tiểu đoàn 251 tiến theo giao thông hào mới đào trên mặt ruộng ven đường 41, thọc một mũi dùi cắt rời A1 khỏi Mường Thanh.
            Khối bộc phá nổ cách hầm ngầm vài chục mét thổi bay chiếc lô cốt bên trên, và tiêu diệt phần lớn đại đội dù 2 của Étmơ đóng ở đây. Pugiê ngồi trong hầm ngầm bỗng thấy quả đồi rung rinh, một tiếng nổ trầm át mọi tiếng động khác kéo dài vài giây. Một lát sau mới hiểu ra, và biết mình vừa thoát chết.
            Khối bộc phá 1 tấn đã tiêu diệt một phần tuyến ngang gây khó khăn cho các đơn vị đánh A1 trong đợt trước, tạo nên một cửa mở quan trọng giúp cho hai đại đội của tiểu đoàn 249 xung phong thuận lợi. Nhưng càng lên gần đỉnh đồi thì những đất đá từ hố sâu bốc lên đã làm thay đồi biến dạng địa hình và trở nên rất khó đi.Lợi dụng lúc đó, những lính dù còn sống sót của đại đội 2 Pháp liên tiếp khai hỏa đại liên. Đại đội 316 đánh vào trận địa súng cối. Đại đội 317 đánh vào khu thông tin gần hầm ngầm.Đại đội 3 của Pugiê đóng trên đỉnh đồi và từ phía hầm ngầm tiến ra phản kích. Cuộc chiến giáp lá cà bằng tiểu liên, lựu đạn, lưỡi lê lại diễn ra trên từng thước chiến hào, từng ụ súng.
            Phía tây - nam, các chiến sĩ bộc phá tiểu đoàn 251 nhiều lần tiến lên mở đường về phía lô cốt "Cây đa cụt" đều bị thương vong. Nếu hạ lô cốt này thì cứ điểm hoàn toàn cô lập, sớm muộn cũng bị tiêu diệt.Tiểu đoàn quyết định đưa ĐKZ lên bắn sập chiếc lô cốt.
            Khẩu đại liên bên trong đã hoàn toàn im lặng.Nhưng khi bộ đội lên phá tiếp hàng rào lại bị hỏa lực không biết từ đâu chặn lại. Tiểu đội trưởng Phấn cùng đại đội phó bí mật bò lên quan sát, phát hiện được một ụ súng ngầm được ngụy trang kỹ, ở ngay gần lô cốt. Phấn đề nghị cho mình được tiêu diệt ụ súng, bằng bộc phá, để mở đường cho đơn vị. Đại đội tổ chức hỏa lực yểm hộ cho Phấn ôm  bộc phá vào sát ụ súng, rồi giật nụ xòe  lăn ra  ngoài, bộc phá nổ, làm bay  ụ súng ngầm.Phấn hoàn thành nhiệm vụ an toàn. Các chiến sỹ xông lên .Tiểu đoàn 251 đã cắt đứt con đường tiếp viện của Pháp từ Mường Thanh lên.
            Quá nửa đêm, trung đoàn trưởng Nguyễn Hữu An quyết định đưa đại đội dự bị của tiểu đoàn 249 vào giải quyết trận đánh. Bộ đội chia thành từng tổ nhỏ tiêu diệt dần dần từng ụ đề kháng của Pháp.
            Tại Mường Thanh, trước tình hình nguy ngập của nhiều cứ điểm ở phía đông và cả phía tây, Lănggơle quyết định tập hợp tại Êpécviê những bộ phận còn lại của tiểu đoàn dù 6 mới được tăng viện chưa lâu, và tiểu đoàn dù 8. Lănggơle ra lệnh cho hai đại đội của tiểu đoàn dù 8, mỗi đại đội chỉ còn lại 40 người, lập tức lên Êlian 2. Nhưng con đường lên đồi A1 đã bị chốt chặt. Lănggơle đành cho đại đội này chuyển sang Êlian 4, nơi Brêxinhắc cũng đang khẩn thiết đòi tăng viện.
            Sau khi tiêu diệt được vị trí Cây đa cụt, tiểu đoàn trưởng 251 Dũng Chi quyết định đưa một lực lượng xuống uy hiếp A3, đồng thời tổ chức một mũi đánh lên đỉnh đồi dồn quân Pháp ở A1 vào thế giữa hai gọng kìm.
            4 giờ sáng ngày 7 tháng 5 năm 1954, Pugiê chỉ còn lại 34 lính dù. Pugiê gọi bộ đàm một lần nữa cho Mường Thanh, yêu cầu phải tăng viện ngay một đại đội nếu không cứ điểm sẽ bị tràn ngập. Ở đầu dây là tham mưu trưởng Vađô: "Ông muốn tôi tìm đâu ra một đại đội! Tất cả đều không còn gì"
            Quân dù đã sử dụng đến những viên đạn, quả lựu đạn cuối cùng. Viên chỉ huy Pugiê bị thương nặng và bị bắt,trước khi trời sáng trận đánh kết thúc. Sáng ngày 7 tháng 5 năm 1954, lá cờ Quyết chiến Quyết thắngtung bay trên cao điểm A1, báo hiệu giờ tàn sắp tới của tập đoàn cứ điểm.
            Oanh liệt và  khốc liệt
            Kết quả, toàn bộ trận chiến đấu ở A1, kể cả thời gian phòng ngự và đợt tiến công cuối cùng vào đêm 6 rạng sáng ngày 7tháng 5 là 36 ngày đêm .  Ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 828 lính Pháp (bị chết 376, bị thương và bị bắt 452), thu toàn bộ vũ khí . Tổ trưởng tổ đào hầm đặt bộc phá Lưu Viết Thoảng được phong danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân, còn tiểu đội trưởng châm bộc phá Nguyễn Văn Bạch được tặng huân chương Hồ Chí Minh.
            Về phía Ta, tổng số thương vong của cả 36 ngày đêm, chủ yếu là ở các đợt tiến công từ 30 tháng 3 đến 3 tháng 4 là 2.516 người (hy sinh 1.004, bị thương 1.512), trong đó của Trung đoàn 174 là 1.620 người, Trung đoàn 102 là 890 người. Tổn thất về vũ khí cũng khá lớn. Đây là trận đánh mà quân đội ta chịu thiệt hại lớn nhất trong chiến dịch Điện Biên Phủ, nhưng cũng là dễ hiểu vì A1 là cứ điểm được Pháp xây dựng kiên cố nhất, bố trí các lực lượng tinh nhuệ nhất cũng như được họ liên tục tăng viện cả quân số lẫn hỏa lực để cố thủ tới cùng.
            Với việc chiếm được A1, trung tâm đề kháng Eliane phía đông tập đoàn cứ điểm đã hoàn toàn sụp đổ, Quân đội ta gần như đã nắm chắc phần thắng vì chỉ còn cách sở chỉ huy cứ điểm (Hầm Đờ Cát) vài trăm mét. Sáng 7/5/1954 lá cờ Quyết chiến quyết thắng tung bay trên đồi A1.Hồi 17 giờ chiều cùng ngày ,ngọn cờ Quyết chiến quyết thắng lại tung bay trên nóc hầm  Đờ Caxtơri ( De Castries) kết thúc Điện Biên Phủ toàn thắng.
            (  Diện tích Đồi A1: dài 200m, rộng 80m, cao độ 490m so với mặt biển, diện tích hình thoi, trong vòng trận địa rộng khoảng 4000 m2 .Thương vong của ta khoảng 3000, +của Pháp khoảng 1000=khoảng 4000.Bình quân thương vong :1người/m2/. So với số báo cáo thì thương vong  còn nhiều hơn nữa.So sánh tỷ lệ thương vong giữa ta và địch: ta 3/ địch 1 )
            <bài viết được chỉnh sửa lúc 16.07.2016 18:01:37 bởi Lương_Hiền >
            #6
              Lương_Hiền 16.07.2016 18:07:26 (permalink)
              Chương7-XUÝT NỮA BỐ ĐI TÙ
               
              Năm 1954,chiến dịch Điện Biên Phủ đại thắng, rồi hòa bình lập lại ở Đông Dương, miền Bắc được hoàn toàn  giải phóng, cũng là lúc Nguyễn Văn Thuận đã học được nghề may vững chắc, anh trở về quê hương, định mở nghề may ở làng Lễ, đồng thời với  phát triển làm ruộng trên quy mô lớn, mà anh đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong nhiều năm.
              Nhưng một tai họa bất ngờ sảy ra, chỉ vào khoảng một hai tháng sau, sau cái ngày về ấy của Thuận .Cơn bão tố cải cách ruộng đất  tràn về đồng bằng, lan đến làng Lễ ,quê hương của anh, mà tốc độ của nó như một trận bão lớn, chưa từng có.
              Không ! Nếu chỉ như một trận bão thông thường lướt qua thì dù có tàn phá đến đâu, sau đó sự sống vẫn nhanh chóng được hồi sinh. Nó còn tồi tệ hơn, giống như hai quả bom nguyên tử của Mỹ thả xuống Hỉrôsima  và Nagadaki trên đất Nhật, không những tiêu diệt hết những gì trên mặt đất, mà còn để lại những di chứng cho sự sống của xã hội lâu dài về sau, không ai có thể lường được hậu quả.
              Gia đình  Nguyễn Văn Thuận bị rơi vào trung tâm của cơn bão tố đó.
              Đoàn cán bộ cải cách như những “hung thần” từ trên trời rơi xuống, chỉ trong một thời gian ngắn đã làm thay đổi toàn bộ,bộ mặt nông thôn, đến mức sau đó  Đảng phải ra những nghị quyết và những chủ trương chính sách để sửa sai.
              Những cuộc đấu tố,truy bức và đánh đập  xảy ra làm không khí nông thôn náo động.
              Gia đình Thuận bị quy là địa chủ phản động, địa chủ vì cấy ba mẫu ruộng,trong đó có một mẫu tư điền từ đời ông cha để lại, và hai mẫu công điền, địa chủ vì bóc lột sức lao động của nông dân, dưới hình thức là con dâu. Phản động vì có hai  anh trai Thuận đi lính, một cho Pháp và một cho Việt Minh (!).Bố Thuận là cụ Ruy  ngoài sáu mươi tuổi bị tình nghi là liên quan đến một vụ án, thằng cháu họ Nguyễn tự tử, đội cải cách cho là cụ Ruy xúi giục. Nhà cửa, tài sản bị tịch thu hết. Đội chẳng cần xét xử đúng sai, cứ thế bắt trói cụ Ruy, rồi đọc lệnh bắt đi tù mười năm ở tận Thái Nguyên. Khi hai người nông dân cầm súng áp giải cụ lên đến Thái Nguyên thì may sao, Giám thị nhà tù lại tuyên bố là Đảng và Chính phủ đã có lệnh sửa sai rồi, cụ được tha,không phải đi tù nữa, thôi về đi. Thế là hai nông dân đi áp tải  và cụ, cùng  vui mừng cười hớn hở,kéo nhau về  làng.
              Về đến nhà mới biết là đội đã giảm thành phần nhà cụ từ địa chủ xuống phú nông và được trả lại toàn bộ tài sản, nhưng đã bị nông dân tẩu tán gần hết, chỉ còn cái xác nhà tềnh toàng. Phú nông vẫn được coi là thành phần bóc lột nhân công, vẫn là tầng lớp trên không được quyền lợi chính trị ngang với  nông dân, nhất là cụ lại có con trai lớn đi lính đánh thuê cho bọn giặc hiện nay đã theo giặc vào Nam.
              Cụ Ruy nhớ lại, hồi cụ còn nhỏ,gia đình, bố mẹ cụ nghèo lắm, cơm không đủ ăn .áo không đủ mặc, bố mẹ cụ phải đi làm thuê làm mướn quanh năm để kiếm ăn. Vào năm  cụ Ruy khoảng mười tuổi, trông cậu bé sạch sẽ,khôi ngô tuấn tú. Có một gia đình hào phú, quan lại, đi qua trông tháy liền xin về nuôi ở tận Bắc Giang, thực chất là đi ở cho nhà chủ để hầu hạ các con chủ cũng còn bé. Cậu rất ngoan ngoãn và chăm chỉ, trung thực thật thà, lại sáng dạ và thông minh, nên các con chủ học gì cậu cũng học mót theo, chỉ dăm năm sau cậu cũng đọc thông viết thạo  được cả chữ Hán nôm và chữ quốc ngữ, có thể đọc và viết văn tự cho cụ chủ khi các con cụ chủ đi vắng. Lớn lên cậu rất khỏe mạnh và xốc vác, trở thành lực điền của chủ nhà. Việc gì cậu cũng làm được, từ việc cày bừa làm ruộng,làm nương, đến việc lên rừng  xẻ gỗ, làm mộc, xây nhà cho chủ. Được gia đình chủ tin yêu và quý mến rồi giao cho cậu làm quản gia, trông nom nhà cửa và quản lý thợ thuyền khá đông.
              Cụ chủ còn muốn gán ghép cưới vợ cho cậu để ăn đời ở kiếp ở trên đó để phục vụ cho nhà chủ suốt đời. Nhưng cậu không nghe cứ xin về quê lấy vợ,để còn phụng dưỡng bố mẹ già, và trông nom mồ mả tổ tiên. Mặc dầu bố mẹ cậu đã lên xin về nhiều lần, nhưng cụ chủ nhà không nghe, mà cứ muốn giữ cậu thêm  mươi năm nữa. Mãi đến khi cụ chủ đã về già, ốm yếu rồi mất. Cậu cùng gia  đình nhà chủ chăm sóc tận tụy, rồi làm ma chay chu đáo  cho tròn với  chữ nghĩa, đối với người đã có công cưu mang cụ từ tấm bé. Khi đó, cụ Duy đã tròn ba mươi tuổi, mới được trở về quê lấy vợ, và sinh con đẻ cái, trông nom gia đình, phụng dưỡng bố mẹ mình cho tròn chữ hiếu .
              Nhờ có sức khỏe,lại có  kinh nghiệm làm ăn trên vùng rừng núi, và quan hệ bạn bè rộng rãi nên  chỉ trong vòng hơn mười năm cụ Ruy đã xây dựng được gia đình khang trang ,no đủ, trong ấm ngoài êm, con cái chăm chỉ thuận hòa, có bát ăn bát để hơn người ở cái làng Lễ này, được dân làng tin yêu kính phục về đường lối làm ăn, giáo dục con cái và đối nhân sử thế, trong làng ngoài xóm không ai mất lòng.
              Vậy mà cơn bão tố cải cách đã tràn về, làm rối tung và đảo ngược tất cả làng xóm, lại còn bắt cụ xuýt đi tù. Rất may, Đảng và chính phủ đã nhận ra sai lầm ,kịp thời sửa sai. Cụ Ruy suy ngẫm và nói với con cháu rằng:
              -Trong một đời người,chẳng mấy ai không có sai lầm,dù ít dù nhiều, nhưng chủ yếu là có kịp thời phát hiện ra sai lầm không và có kịp thời sửa chừa sai lầm đó không, để mà tiến lên xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc  trong gia đình, trong làng, ngoài nước. Đảng ta, chính phủ ta đã làm được việc đó ,Bác Hồ đã trực tiếp xin lỗi toàn dân vì bệnh ấu trĩ máy móc giáo điều của trung ương, đã bắt trước Trung quốc, nên mới sảy ra sai đó, nhưng đã kịp sửa sai. Đó là hạnh phúc của dân tộc ta,đất nước ta đấy các con ạ.
               
              Nông dân không biết cày
              Khi giặc Pháp hoàn toàn thất bại cuộc chiến tranh kết thúc ở miền Bắc, những người lính ở cả hai phe: phe chiến thắng và phe chiến bại, rồi cũng lần lượt trở về gia đình, với quê hương làng xóm. Phe chiến thắng thì phấn khởi, reo mừng, phe chiến bại thì ỉu xìu, như mèo cắt tai, nhưng họ vẫn phải bám lấy đồng quê, xóm làng, chẳng biết đi đâu được. Chỉ những gia đình có người bị hy sinh, bị chết ở cả hai bên là thiệt thòi và khó khăn hơn cả. Dù vui sướng hay đau buồn, thì cũng phải củng cố lại gia đình đã bị chia ly tàn phá đổ vỡ bởi chiến tranh chín mười năm trời.
              Người ta xây dựng lại làng xóm quê hương và để khôi phục kinh tế, nhân dân vui mừng phấn khởi thực hiện đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội của Đảng đề ra đưa nhân dân ta thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, tiến lên ấm no hạnh phúc. Trước hết là cải tạo bộ mặt nông thôn. Phong trào tổ đổi công, rồi hợp tác xã ra đời. Một mâu thuẫn ban đầu diễn ra là đại đa số lực lượng lao động trẻ khỏe là những người lính trở về, lại không có tay nghề làm ruộng, mới lớn lên họ đã xung phong vào bộ đội, hoặc bị bắt đi lính, người ta chỉ dậy họ cầm súng ở chiến trường, nay họ rời tay súng, cầm tay cầy còn bỡ ngỡ, lúng túng, phải có người hướng dẫn, người chỉ đạo. Đó là những ông già bà cả, có kinh nghiệm nhưng đã già yếu rồi, đó là những phụ nữ đảm đang xốc vác mọi việc trong thời chiến, nay hoà bình họ phải làm chức năng của người vợ, người mẹ mà chiến tranh đã tước đi cái quyền của họ một thời. Người ta chọn những “Lão nông tri điền” để làm tổ trưởng tổ đổi công, rồi những người cầy giỏi làm đội trưởng đội cầy, và những người thực sự có kinh nghiệm làm nông nghiệp để lãnh đạo hướng dẫn bà con từ việc chọn giống, gieo mạ, tưới nước bón phân… làm sao cho phù hợp với đồng đất làng mình và đạt năng suất cao. Ở cái làng Lễ này, hỏi có mấy người làm ăn giỏi như anh Nguyễn Văn Thuận. Người lãnh đạo thức thời ở địa phương xã đã biết tận dụng sự hiểu biết và tài năng lao động của anh. Lúc đầu anh chỉ đảm nhận làm tổ trưởng tổ đổi công, rồi anh làm đội trưởng đội cầy, hướng dẫn đào tạo mấy chục thanh niên rời tay súng về, biết cầm cày thành thạo một cách nhanh chóng.
              Anh Lê văn Bộ đi vệ quốc đoàn từ thời chống Pháp, lúc ấy anh mới mười bảy tuổi, sau chín năm chống Pháp, phục viên trở về, nay anh đã hai mươi sáu tuổi. Lần đầu tiên vác cày ra ruộng, anh cứ lúng ta lúng túng chẳng biết mắc cày vào trâu ra sao liền gọi:
              -Anh Thuận ơi ! Mắc cày thế nào đây, ra bảo tôi mấy. Thuận đang đi ở đằng sau ,vội chạy lên:
              -Cứ bình tĩnh,tôi sẽ  hướng dẫn cho. Nói xong ,Thuận cầm lấy cày của Bộ, đặt
              xuống ruộng, rồi đặt bắp cày vào vị trí theo mô hình cho đễ hiểu,sau đó hướng
              dẫn cách  mắc ách vào trâu, kiểm tra thừng,chão cho vừa phải, Thuận  nói đến
              đâu, làm đến đấy,  hướng dẫn  tỉ mỉ cho Bộ nhìn, như người thầy giáo đang
              giảng bài và làm thị phạm cho khoa mục quân sự vậy.
              Thuận còn cầm tay cày với Bộ,đi vài xá cày cho Bộ quen dần rồi mới bỏ tay ra cho Bộ tự đi. Bộ đang cày,bỗng dựng lưỡi cày lên cho cày ăn sâu xuống .Thuận vội quát lên:
               
              -Không được dựng mũi cày lên,gãy cày bây giờ.! Quả nhiên ,Thuận vừa nói
              xong, thì mũi cày của Bộ đã cắm sâu xuống ruộng, làm trâu nặng quá phải dừng
              lại, nếu trâu cố kéo nữa thì gãy cày ngay.
              -Họ..ọ,.! Thuận họ trâu  lùi lại,rồi kéo lùi thân cày lên. Anh giải thích cho Bộ
              nguyên nhân sảy ra và cách sử trí tình huống này. Bộ gật gật đầu nhận ra sai
              lầm của mình.
              Thuận phải mất mấy buổi theo Bộ để hướng dẫn. Thuận đánh trâu đi trước cày vài xá  trước, cho Bộ đi theo sau ,Bộ mới tạm cày được,sau một tuần lễ Bộ mới cày được khá hơn, nhưng tốc độ còn chậm.
              Lại có một ông tên là Bóc, nhiều tuổi hơn Thuận, trước là du kích đánh mìn trên đường năm rất giỏi,đã lập nhiều chiến công, nhưng nay về nhà,chẳng biết làm cái gì. Vào hợp tác xã thì không biết cày,bừa cũng không, đưa vào tổ nào cũng không ai nhận, vì sợ ảnh hưởng tới công điểm của tổ, mà làm việc vặt thì công điểm chẳng được bao nhiêu, thu hoạch ít thì con cái đói. Thuận phải ra tay cưu mang, nhận về tổ cày của mình, chả nhẽ để nhà ông Bóc chết đói à . Thế là mất hàng tháng trời, Thuận kèm cặp cho ông Bóc mới biết cày,bừa, mới kiếm được chút  công điểm để nuôi con. Đến vụ sau,ông Bóc mới cày được thuần thục, đủ công điểm của thợ cày.
              Thuận làm đội trưởng đội cày mấy vụ liền, mới đào tạo được đội ngũ thợ cày bừa giỏi, đủ làm kịp thời vụ cấy hái của hợp tác xã.
              Rồi đến khâu giống má cũng rất quan trọng, người ta lại điều anh sang đội trưởng đội giống, rồi đội thuỷ lợi, đội phân bón… cứ nơi nào yếu nhất của hợp tác xã, anh lại được điều sang phụ trách, và chỉ một thời gian ngắn anh lại đưa chỗ yếu thành mạnh. Dân làng tín nhiệm về khả năng kỹ thuật nông nghiệp,ngành nghề của anh, họ cảm phục anh về tư cách đạo đức, về tác phong làm việc và về tinh thần hết lòng vì hợp tác xã, vì làng xóm quê hương. Những định kiến về chính trị, dần dần  tự  nhiên bị mất hết.
              Khi công việc làm ăn của gia đình và hợp tác xã tương đối ổn định,đi vào nề nếp rồi, Thuận mới nghĩ việc phát triển thêm thủ công nghiệp, đó là nghề may mà Thuận đã bỏ công đi học từ mấy năm trước, vừa để kinh doanh ,vừa để dậy cho con cái nhà Thuận biết làm. Nhưng muốn mở tiệm may, phải đăng ký kinh doanh, thời đó,phải xin phép chính quyền và thuế vụ xã. Thuận cũng làm đơn xin xã,nhưng  chờ lâu mà xã không cho. Mãi sau này mới nghe tin mới biết là: có vài ông  vài bà cán bộ chính quyền nói: nhà nó, tuy bây giờ là thành phần phú nông, vẫn là thành phần bóc lột, tuy chẳng bóc lột được ai nữa, nhưng nhà nó đông con, nhiều người làm, lại làm khỏe, nhiều công điểm nhất làng, đã giầu rồi, cho nhà nó làm thêm thợ may,để nhà nó càng giầu thêm nữa à ? Thì ra tính đố kỵ cứ theo các ông các bà ra đến tận ngoài  đồng rồi lại còn muốn chui vào nhà người ta nữa đấy . Thuận cũng chẳng thèm xin thêm lần nữa làm gì. Anh chỉ mua một máy khâu cũ để trong nhà để khâu vá cho cả nhà và cho con cháu học thêm máy may. Chẳng bao lâu cả nhà anh nhất là bọn con gái đều biết may vá cho mình và còn may vá giúp đỡ bạn bè hàng xóm nữa, uy tín nhà Thuận càng ngày càng được tăng lên. Chỉ khổ mấy ông bà  ghen ghét đố kỵ cứ trắng mắt ra mà nhìn  và xuýt xoa mà thèm muốn thôi. Có khi lại còn đến  nhờ may vá hộ nữa (!)
              #7
                Lương_Hiền 16.07.2016 18:14:15 (permalink)
                Chương 8 – ĐẸP LẮM THAY EM LÀ HOATHỦY LỢI
                 
                Để phát triển nông nghiệp, nhà nước chủ trương đẩy mạnh công tác thủy lợi, là ưu tiên hàng đầu theo câu ca cuả  các cụ trước đây là : “ Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”.
                Hệ thống Bắc Hưng Hải là công trình lớn đầu tiên, tưới tiêu  cho một nửa đồng bằng Bắc Bộ gồm các tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, mà  công trình đầu mối là cống Xuân Quang, lấy nước của sông Hồng vào tưới cho các cánh đồng của ba tỉnh trên, và cống Cầu Xe là cống cuối cùng để giữ nước khi cày cấy và thoát nước khi lũ lụt.Các công trình đầu tiên này phải nhờ tới các chuyên gia  Trung Quốc giúp đỡ về thiết kế , quy hoạch, còn về  kỹ thuật thi công và thợ thuyền nhân lực thì do ta đảm nhiệm.Thợ kỹ thuật thì do các công ty của Bộ Thủy lợi đảm nhiệm.Riêng về nhân lực thủ công  thì phải huy động hàng vạn dân công thủy lợi gọi là dân công 202( theo chỉ thị số 202 của chính phủ ) Mỗi xã của các tỉnh phải tổ chức một đội dân công chuyên nghiệp, gồm toàn các lực lượng trẻ khỏe khoảng một trăm đến hai trăm người do một đội trưởng chỉ huy và các người giúp việc: đội phó, thống kê, nấu ăn…Đội nào đội ấy, phải mang vật liệu từ nhà đến công trường để làm lều  lán ăn ngủ, suốt thời gian lao động ở công trường, còn phải mang đầy đủ dụng cụ đào đất xúc đất vận chuyển và dụng cụ nấu ăn, kinh phí, gạo nước sẽ do công trường nuôi, công cụ lao động công trường sẽ thanh toán và bổ sung.
                Công trình khởi công đầu tiên là cống Xuân Quang, trên bờ đê tả ngạn sông Hồng.Xã Kim Anh tổ chức một đội dân công 202 gồm một trăm năm mươi người, gồm một trăm hai mươi nữ và ba mươi nam, toàn là thanh niên trẻ khỏe do Nguyễn Văn Thuận làm đội trưởng, chia làm bốn tổ, mỗi thôn một tổ, mỗi tổ bầu một tổ trưởng để quán xuyến lao động. Ở các xã khác các đội dều có đội phó, thống kê, và ít nhất cũng phải có một tổ Đảng viên, ba đến năm người đi  lao động, để lãnh đạo.Riêng đội của xã Kim Anh thì  chỉ có một mình đội trưởng, không có đội phó, kể cả thống kê cũng không, còn đảng viên thì chẳng có một mống nào (!) Nguyên nhân là lãnh đạo xã không cử ai cả, còn đội trưởng thì không có quyền chỉ định. Nghe nói , chủ tịch xã lúc đầu cũng định cử ban bệ lãnh đạo hẳn hoi.Nhưng Bí thư đảng ủy thì bảo:
                -Cứ cử một ông đứng tuổi làm đội trưởng thời kỳđầu và cử tay Thuận vào đội 202, chỉ cần một mình tay Thuận  làm trợ thủ đắc lực làđược hết.Anh ta vừa có trình độ văn hóa lại vừa có kinh nghiệm tổ chức làm ăn.Cứ nhìn gia đình anh ta thì biết, cả cái xã này đã ai hơn được anh ta phỏng ?tổ chức thêm gián tiếp chỉ tổ lãng phí, mà làm cho mấy ông thêm lười ra. Còn đảng viên đi lãnh đạo ư ?có màđi quấy rối thì có, chứ mấy vịđảng viên trẻ còn non choẹt, thì lãnh đạo sao nổi ông Thuận. Thôi cứđể mình ông ấy “nhất nguyên chế” cho dễ làm việc, khỏi rối bận ông ta ra. Cứ thử làm một thời gian đầu xem sao. Nếu cần thì thay đổi vẫn không sao cơ mà.
                Chẳng biết đồng chí Bí thư mê tín Nguyễn Văn Thuận đến mức nào,hay là muốn đầy đọa, hoặc thách đố anh ta trên công trường này đây?Thuận vốn là con người hiền lành, chịu đựng, nhưng cũng là con người năng động, say xưa làm việc lạ, thì cứ thử làm một lĩnh vực mới này xem sao?  Anh sẵn sàng đi vào mọi thách thức  trên công trường mới lạ này.Sau năm tháng ở trên công trường, đội 202 chủ lực của xã Kim Anh, được biểu dương, khen thưởng nhiều lần.Do được sự giúp đỡ của anh Thuận nên ông đội trưởng già được hưởng vinh dự đó và ông đã được kết nạp vào Đảng.Sau đó ông già  thấy mình không thể bằng Thuận nên xin nghỉ, phần vì bận nhiều việc gia đình, giao lại chức đội trưởng cho Nguyễn Văn Thuận. Được Đảng ủy và Ủy ban xã hoàn toàn nhất trí.
                Trên công trường ngàn hoa là hoa ngát hương
                Mà sao chỉ có em là hoa là hoa sáng ngời
                Anh với em cùng nhau ta hát ca
                Đẹp biết bao em là hoa là hoa thủy lợi
                Càng mến yêu em là hoa là hoa công trình
                Tiếng hát  tốp ca nữ của đội Kim Anh luôn luôn được vang trên loa đài của công trường ngày và đêm.Đó cũng là nguồn động viên anh chị em  trong lúc lao động mệt nhọc và trong sinh hoạt .Ở lán trại đội Kim Anh lúc nào cũng đông vui ,đầy tiếng cười, tiếng hát .Năng xuất lao động của họ luôn luôn đứng ở tốp hàng đầu của công trường.Hàng tháng họ đều nhận cờ thi đua xuất sắc, không xảy ra tai nạn lao động nào lớn cũng như  không có tai nạn xã hội nào sảy ra .
                Đội trưởng Nguyễn Văn Thuận được lãnh đạo và chỉ huy công trường rất tín nhiệm và tin tưởng, không hề có vụ việc nào tiêu cực  ở đội Kim Anh.Thông thường ở công trường thường sảy ra nhiều hiện tượng tiêu cực như làm ít khai nhiều, làm không bảo đảm chất lượng, không bảo đảm tiến độ, có cán bộ đội còn đút lót, móc ngoặc với cán bộ kỹ thuât ăn gian khối lượng, ăn cắp vật liệu của công trường, cờ bạc tiêm chích nghiện hút, gái gú, chửi bới đánh đập nhau, gây gổ  trên công trường và trong nhân dân sở tại… Trong suốt thời gian laođộng, đội của Thuận không bao giờ bị nêu tên trên bảng đen hoặc nhắc nhở trên loa đài của công trường.
                Thấm thoát sáu năm trời.Nguyễn văn Thuận đã chỉ huy và lãnh đạo đội thủy lợi 202 của xã Kim Anh qua hai công trường cống Xuân Quang và cống Cầu Xe đều  hoàn thành nhiệm vụ và giành  được cả hai lá cờ thi đua: đơn vị xuất sắc nhất của công trường và của tỉnh trao.Sau đó đội lại chuẩn bị đi tiếp sang công trình mới, nhưng Thuận được tin bố bị ốm nặng, nên xin nghỉ, bàn giao cho người khác thay thế làm đội trưởng, để về nhà chăm sóc, nuôi dưỡng  cụ Ruy, được hai tháng sau  do tuổi già, sức yếu, nên cụ đã qua đời ở tuổi báy mươi ba.
                Nguyễn Văn Thuận phải chủ trì đứng lên cùng mẹ già và các chị, em cùng họ hàng làm tang lễ  đưa cụ về nơi  chin suối một cách linh đình, được các cơ quan Đảng, chính quyền và nhân dân  đia   phương đến phúng viếng, tiễn đưa rất đông. Chỉ tiếc rằng hai người anh lớn  đang ở rất xa,và đang chiến đấu trên hai chiến tuyến đối lập nhau, có linh cảm gì về bố đã mất không? Theo tục lệ cổ truyền gia đình đã đặt hai chiếc mũ rơm và hai cây gậy vông bên cạnh linh cữu của cụ,tượng trưng cho hai con trai về tiễn đưa  cha cho tròn chữ hiếu, hỡi ôi !
                 
                Ông chủ lò gạch
                Trước đây hợp tác xã đã xây dựng một lò gạch và tổ chức một đội sản xuất gạch, kinh doanh cho hợp tác xã, một lò nhỏ thôi, nhưng cũng có tiền chi tiêu cho hợp tác.Nhưng việc quản lý không được chặt chẽ, ai cũng muốn  ưu tiên cho người này, người khác, thấy tiền  ai cũng muốn dây máu ăn phần.Sổ sách, ghi chép chi tiêu không đầy đủ rõ ràng. Cuối cùng khi thanh tra, kiểm tra thì đội trưởng và kế toán mắc vào tội tham ô, đội trưởng bị truy tố và kết án đi tù. Thế là giải thể đội gạch mấy năm nay rồi, lò gạch bị bỏ hoang, sụt lở hư hỏng.
                Nay đất nước hòa bình rồi, nhu cầu xây dựng rất là lớn . Ban quản trị hợp tác xã  bàn xây dựng lại lò gạch, và tiến tới cả lò ngói nữa, nhưng tìm chưa ra đội trưởng. Các xã viên đều sợ cái dớp của ông đội trưởng cũ đi tù, nên chẳng ai dám nhận.Huy động lại số thợ đóng gạch cũ đã  được mười sáu người, nhưng không bầu ai làm đội trưởng được.Trong  cuộc họp Ban quản trị, bỗng có ý kiến:
                -Cứ  giao cho tay Thuận làđược đấy ! -Ý kiến khác phản đối:
                -Tay Thuận đã làm gạch bao giờđâu mà  biết làm.
                -Thì làm thủy lợi anh ta cũng đã làm bao giờđâu, sao mấy năm vừa rồi anh ta lại làm tốt thế!
                -À, làm thủy lợi chỉ làđào đất, đắp đất thôi, chứở  lò gạch còn khâu đun đốt, phải có kỹ thuật cơ, nếu không thì lỗ chổng gọng ra ấy chứ.
                -Thế thì bầu trong số người ở tổ lò gạch cũ không được à ?
                -Chẳng anh nào dám nhận, với cung cách làm việc của Ban quản trị  hợp tác này thì lại  dễđi tù lắm, chúng tôi chịu thôi.
                -Thế thì hỏi ý kiến anh chị em trong đội gạch xem định bầu ai nào?
                -Đội gạch chúng tôi đã thống nhất bầu anh Nguyễn Văn Thuận đấy ạ !
                Thế là Ban quản trị thống nhất bầu Thuận làm đội trưởng đội lò gạch. Chủ nhiệm hợp tác xã  và Bí thư Đảng ủy xã đến tận nhà để trao đổi  với Thuận và vận động Thuận ra làm   đội trưởng giúp hợp tác xã.Thuận liền gạt đi mà nói:
                -Tôi đã biết đóng gạch bao giờđâu màlàm ?- Bí thưĐảng ủy liền nói luôn:
                -Trăm sự nhờ bác Thuận thôi, ở cáí xã này xem ra chẳng có máu mặt nào đảm nhiệm được, mà có làm thì cũng lúng túng , rồi cũng đến phá sản như ông đội trưởng cũ thôi. Chúng tôi tin ở bác, bác cứ làm đi, có khó khăn gì thì lãnh đạo chúng tôi cùng góp sức và  cùng bàn với bác.Nếu chúng ta cùng đồng lòng thì khó khăn mấy cũng giải quyết đươc. Đấy, cứ như làm thủy lợi  ấy, nếu không có bác làm đội trưởng 202  suốt sáu năm trời, thì làm gì xã ta  được khen thưởng và nhận cờ xuất sắc nhất toàn tỉnh
                Lời đồng chí Bí thư Đảng ủy nói  cứ ngọt như mía lùi khiến  Nguyễn Văn Thuận cũng mủi lòng, vốn tính cả nể và sẵn sàng chấp nhận những khó khăn thách thức, khi người khác đã có ý nhờ vả đến mình.Âu cũng là một thử thách mới, một công việc mới, ta cứ thử làm xem sao. Thuận khiêm tốn và nhẹ nhàng nói:
                -Vâng, đồng chí Bí thư  vàđồng chí Chủ nhiệm đã nói hết lời như vậy, thì tôi cũng xin nhận  để làm thử và vừa học vừa làm, có gì khó khăn, mong các đồng chi cùng đồng tâm hiệp lực giúp đỡ.
                Bí thư và chủ nhiệm bỗng cười ha hả, sảng khoái:
                -Ừ, có thế chứ, không có việc gì khó khăn mà bác Thuận không dám nhận cả.Nào, chúng ta cùng dốc sức đưa cáí lò gạch này nhanh bốc khói lên cao.
                Ba người cùng nắm  tay nhau lắc một cách vui vẻ và hồ hởi.
                Thế là Nguyễn Văn Thuận bắt tay vào làm ông chủ  cái lò gạch này.Việc đầu tiên là  khôi phục tu sửa  chiếc lò cũ để lấy ngắn nuôi dài rồi mới  phát triển thêm, đồng thời cho làm đất đóng gạch chuẩn bị cho một lò đầu tiên hai vạn viên. Anh lao vào  vừa học vừa làm, lao động như xã viên  không nề hà đào vác đất, thái đất, đóng gạch, đóng than, khiêng củi, xúc lò xây gạch, che phên… Chỉ trong vòng một tuần lễ sau anh đã quen và làm được các việc thổ mộc ngoài lò.Anh chịu khó học hỏi thêm ở ngay các xã viên cũ, rồi đi sang các vùng xung quanh, chỗ nào có lò gạch anh cũng đến lân la hỏi chuyện học kinh nghiệm của những người gìà và cả người trẻ có  tay nghề giỏi.Anh cũng tìm sách báo để nghiên cứu kỹ thuật đun đốt lò sao cho chin đều không bị phồng hay bị sống.Anh còn ra tận Kiến An để tham quan xí nghiệp gạch ngói của Quân khu ba, học tập từng bước áp dụng cho mình về kỹ thuật cũng như về quản lý.
                Về tổ chức, xã này có lối làm việc kỳ lạ, khi đã bổ nhiệm Nguyễn Văn Thuận làm đội trưởng thì không bao giờ có đội phó và thống kê.Mọi việc đều do đội trưởng Thuận kiêm hết, bởi lẽ mấy ông lãnh đạo xã thấy Thuận chưa phải là Đảng viên, nên không muốn để anh khó sử  trong mối quan hệ trong đảng và ngoài đảng, hoặc là muốn tận dụng hết khả năng của anh cán bộ ngoài đảng này, gì cũng làm được hết, lại tiết kiệm nhân lực, bộ máy khỏi cồng kềnh (?)
                Chỉ sau nửa tháng lò gạch đầu tiên đã bốc khói, lãnh đạo xã đều có mặt như đã hứa.Họ mang một bình rượu ra lò để chúc mừng. Rồi nửa tháng sau nữa, họ lại đến để chúc mừng lò gạch đầu tiên đã ra lò, trước sự mừng vui của mọi người: Chất lượng gạch rất đẹp: chín mươi tám phần trăm là gạch loại A.Chủ nhiệm hợp tác xã tặng cho lò một con chó và mấy lít rượu để ăn mừng lò gạch đầu tiên thành công .
                Phát huy  thắng lợi đầu tiên Thuận bàn với anh em tiếp tục đun lò thứ hai  ở lò cũ ,đồng thời xây lò mới thứ hai ngay cạnh đó để thực hiện mỗi tháng hai lò, rồi nâng lên mỗi tháng ba lò, rồi bốn lò… Nhân dân trong làng xã đua nhau  xây nhà gạch, nhà ngói lên tới tấp, làng xóm đẹp khang trang.Hợp tác xã kinh doanh phát đạt, không có hiện tượng tranh mua, tranh bán, móc ngoặc tham ô như trước nữa.
                 
                Không làm như kế hoạch của Đảng ủy được
                Sau giải phóng Sài gòn được ít lâu, cả nước đang tưng bừng  đón mừng  ngày thống nhất đất nước.Các nơi đang nô nước xây dựng lại trụ sở khang trang.
                Sáng hôm đó, Nguyễn Văn Thuận đang đôn đốc toàn đội mấy chục anh chị em xã viên vào lò gạch, thì  có một cô văn thư  ở  xã đem ra cho anh một giấy mời, nội dung là: Mời đồng chí Nguyễn Văn Thuận về ngay văn phòng họp Đảng ủy mở rộng để bàn về việc xây dựng khu trung tâm văn hóa và trụ sở xã.Ký tên Bí thư Đảng ủy. Cô văn thư còn dặn: anh về ngay đi, đồng chí bí thư đang chờ đấy. Thuận gật đầu với cô văn thư:
                -Cô cứ về trước đi, đã có người nào đến chưa?
                -Đông lắm rồi anh ạ, chỉ thiếu mình anh thôi.
                -Được rồi, tôi đi ngay đây !
                Anh vội vàng thu xếp công việc, giao cho các tổ trưởng phụ trách, rồi về ngay văn phòng để họp. Vừa đi vừa suy nghĩ, trước đây mình có bao giờ được mời họp đảng ủy mở rộng bao giờ đâu, sao lần này lại trịnh trọng thế không biết, chắc là có việc rất quan trọng đây, mà sao các bố ấy nước đến chân mới gọi là thế nào.Chắc là coi thường cán bộ ngoài đảng, nên bây giờ mới gọi đây. Cứ đến xem sao nào.
                Khi Thuận đến trụ sở thì mọi người đã  đông đủ rồi:
                -Chào các đồng chí, báo cáo tôi có mặt.-Anh nói to, rồi ngồi xuống  vỉa  hè, cạnh mấy người đến sau..
                - Ấy chết, mời đồng chí Thuận vào trong này, còn ghế phần đồng chí đây-Bí thư Đảng ủy vội đưa tay ra mời Thuận. Rồi nhiều người cùng nhao nhao lên :
                -Anh Thuận vào trong kia đi, vai trò của anh hôm nay là quan trọng lắm đấy !
                -Thôi thôi, tôi ngồi đây cũng nghe rõ lắm rồi.
                -Không được, các đồng chí  né ra cho anh Thuận vào nào-.Lại đồng chí Bí thư
                nói –Ngồi trong này mới nhìn rõ thiết kế . Nểquá , trịnh trọng quá,Thuận cũng cố lách vào, ngồi cạnh ghếđồng chí Bí thư. Khi Thuận đã ngồi yên xong, đồng chí Bí thưđứng lên:
                -Thưa các đồng chí,  hôm nay Đảng ủy họp mở rộng để quán triệt nhiệm vụ xây dựng khu trung tâm văn hóa  và trụ sở xã.Để tranh thủ thời gian, tôi xin giới thiệu đồng chí phó bí thư kiêm chủ tịch xã trình bày bản kế hoach mà
                Đảng ủy đã thông qua, các đồng chí nghe cho rõ để còn thực hiện. –Rồi Bí thư hướng về phía chủ tịch- Nào , xin mời đồng chí.
                Đồng chí chủ tịch đứng lên, kính thưa kính gửi một loạt, rồi ôm một mớ tài liệu  rất dầy dơ lên cho mọi người trông thấy, có nhã ý nói kế hoạch này rất đầy đủ, mà chúng tôi đã chuẩn bị chu đáo, hôm nay chỉ phổ biến để thực hiện thôi.  Rồi đồng chí chủ tịch dở một tài liệu ra đọc một thôi một hồi, nào mục đích  ý nghĩa của việc xây dựng khu văn hóa trung tâm  và trụ sở ủy ban.Rồi quyết tâm của đảng ủy, ủy ban ra sao.Việc chạy lên huyện lên tỉnh xin chủ trương và kinh phí như thế nào vân vân và …vân vân .Gần hai tiếng đồng hồ chủ tịch nói khản cả cổ, ông ngừng lại, cầm cốc, hớp một ụm nước dấp giọng, rồi hỏi:- Ai có ý kiến gì hỏi không ? Mọi người chưa kịp hỏi thì ông lại nói tiếp.- Nếu không có ý kiến gì thì  việc ai người nấy cứ thế mà làm. Đồng chí Bí thư vội đứng lên:
                -Công việc thì nhiều, ta bàn dần từng việc. Trước mắt hôm nay ta bàn về việc sản xuất gạch cái đã, khối lượng thì nhiều , mà ta phải sản xuất lấy, chứ không mua  ởđâu được.
                   Đồng chí chủ tịch lục trong đống tài liệu ra một bản thống kê vật liệu rồi đọc to:   - Nhu cầu về số lượng gạch là  ba mươi lăm vạn viên.Kế hoạch sán xuất là, giao cho đội lò gạch sản xuất tại lò và vận chuyển về khu trung tâm.Thời gian làm trong mười tháng phải xong, kể từ tháng thứ nhất đã phải có gạch để xây móng, vàđủ gạch xây tường theo tiến độ.- Mọi người trong phòng họp đều òa lên:- Chà chà, nhiều quá , thế thì làm sao kịp được?- Sắt, thép xi măng thì nhà nước cấp rồi, cát đá gỗ thì mua, ta chỉ phải sản xuất gạch, ngói  thôi, mà ngói thì ta lại chưa làm bao giờ. Mọi người còn bàn tán nhiều. Riêng Thuận vẫn ngồi yên, anh đang suy nghĩ một phương án mới.
                    Đồng chí Bí thư nhìn về phía Thuận vàhỏi :
                -Ý kiến đồng chí Thuận thấy thế nào? Liệu kế hoạch như thế có làm được không ?- Thuận buộc lòng phải đứng lên, anh từ tốn nói :
                -Thưa các đồng chí, hôm nay được các đồng chí  mời họp Đảng ủy mở rộng, tôi thấy rất phấn khởi về chủ chương xây dựng khu trung tâm văn hóa và trụ sở của xã.Với khối lượng ba mươi lăm vạn gạch kể thì lớn đấy, nhưng tôi có thể làm được.Nhưng không thể làm theo kế hoạch của Đảng ủy đã nêu ra được. Thuận tạm dừng lại.Bí thưđảng ủy hỏi luôn :
                -Thế thì làm bằng cách nào, anh có sáng kiến gì mới, cứ trình bày luôn xem -nào !-Mọi người cũng dục Thuận:- Cứ trình bày xem nào, có gì ta cùng bàn.!
                -Vâng theo ý tôi là thế này, từ khu lò gạch hiện nay vào khu trung tâm văn hóa xa hơn một cây số, lại không có đường kéo xe bò hay xe cải tiến, mà chỉ có thể gánh bộ mà thôi.Nếu gánh bộ ba mươi lăm vạn gạch thì tốn rất nhiều công lao động.Nên tôi muốn sản xuất gạch ngay tại khu trung tâm.Đằng nào ta cũng phải đào hồ thả cá và làm cảnh quan cho đẹp như thiết kếđã vẽ.Vậy đề nghị các anh đo đạc cụ thể xem nơi nào đào hồ, chúng tôi xin nhận đào để lấy đất sản xuất gạch, một công đôi việc, chúng tôi sẽ xây lò tại chỗ, khi xong sẽ phá ra lấy gạch làm đường vòng quanh hồ và làm công trình phụ. Thời gian không hết mười tháng mà chỉ hết sáu bảy tháng thôi, lại tiết kiệm được một nửa công laođộng. Thuận vừa nói xong thì cả hội trường vỗ tay hoan hô vang lên
                -Đúng là sáng kiến hay, tuyệt quá !- đồng chí bí  thưđứng lên ôm chầm lấy Thuận .Đồng chí chủ tịch cũng bắt tay Thuận rất chặt: - Thế mà tôi nghĩ mãi không ra, cái đầu của anh quả là thông minh thật!
                Kế hoạch của Thuận được Đảng ủy nhất trí cao  .Ngay ngày hôm sau Thuận cùng đồng chí chủ tịch và tổ đo đạc kỹ thuật đến  đo đạc và cắm mốc khu trung tâm để chuẩn bị đào hồ, xây lò sản xuất gạch ngay tại chỗ. Theo đề nghị của anh ,hợp tác xã tăng nhân công  cho đội gạch lên một trăm hai mươi người lao động Giai đoạn cuối còn tăng cường thêm  ba mươi người nữa thành một trăm năm mươi người.
                Riêng Thuận vẫn  chỉ có một mình làm đội trưởng không cần đội phó và thống kê  gì cả mà công việc vẫn cứ chạy đều. Chân rết chính của anh là các tổ trưởng và tấm lòng thẳng thắn chân tình của anh, nên đã thuyết phục được toàn thể anh chị em trong đội tin yêu mình và chấp hành mệnh lệnh một cách nghiêm chỉnh.
                Sau khi nhận mặt bằng khu trung tâmThuận cho triển khai ngay.Chỉ chưa đầy nửa tháng sau anh đã cho xây xong một lò gạch bốn vạn viên, để đốt một tháng hai lò là tám vạn viên.Xây xong một lò ngói, công xuất hai vạn viên để đốt mỗi tháng /một lò.Cứ như vậy, chỉ trong vòng sáu tháng, đội ngói đã hoành thành nhiệm vụ, sản xuất đủ bốn mươi vạn gạch, vượt kế hoạch năm vạn viên. Sản xuất mười vạn viên ngói, vượt kế hoạch ba vạn viên. Cung cấp đủ cho công trình trung tâm văn hóa và trụ sở xã
                Ngoài ra còn bán cho nhân dân xây dựng nông thôn mới.
                Song song với việc sản xuất gạch ngói, đội gạch còn hòan thành việc đào hồ làm cảnh và nuôi cá của trung tâm.Đúng như dự kiến kế hoạch  của Nguyễn Văn Thuận đã báo cáo tại hội nghị Đảng ủy mở rộng từ đầu năm, trước sự phấn khởi vui mừng của cán bộ và nhân dân trong xã.
                 
                Quần chúng  kêt nạp đảng viên (!)
                 
                Đảng ủy xã thấy cần phải tăng cường hạt nhân lãnh đạo trong đội lò gạch.Nhiều người thấy Nguyễn Văn Thuận, nếu không vướng lý lịch có người anh là phản động, đi lính cho Pháp, rồi sau này cho Mỹ, thì có thể kết nạp vào đảng được.Ai cũng tiếc cho anh, nhưng đã là điều lệ nguyên tắc rồi thì không ai có thể vi phạm được.Nhưng đội lò gạch  đã có một trăm hai mươi lao động  mà lại không có  đảng viên nào lãnh đạo ư ? Thế thì công tác lãnh đạo của đảng, của chi bộ quá yếu lắm sao? Vì vậy Đảng ủy xã quyết định phải phát triển đảng trong đội lò gạch .Muốn vậy phải đưa ra hội nghị  công khai để  hỏi ý kiến quần chúng .Nếu được quần chúng tín nhiêm. Thì mới kết nạp đảng được.Thế là cuộc họp của toàn thể lao động của lò gạch  được triệu tập.Một đồng chí Bí thư chi bộ của thôn đó tới chủ trì buổi họp, để lấy ý kiến quần chúng xem ai có thể xứng đáng là đảng viên.Đồng chí Bí thư chi bộ nói hàng tiếng đồng hồ về tiêu chuẩn đảng viên và vận động quần chúng phát hiện những người tốt cho đảng.Nhưng cả buổi tối cũng chẳng ai nói gì cả.Đồng chí bí thư đành phải hổi ý kiến của đội trưởng Thuận, nhờ đội trưởng nhận xét cho hai người để chi bộ xét kết nạp.Thuận cũng đành phải chiều lòng, giới thiệu hai công nhân, một nam, một nữ là hai lao động tích cực nhất của đội đẻ đề nghị chi bộ kết nạp đảng, Thuận nói:
                -Tôi giới thiệu anh  Cà và chị Mẹt là hai lao động tích cực,có nhiều ngày công lao động nhất,tư cách đạo đức tốt không vi phạm  khuyết điểm gì,ai đồng ý thì giơ tay.
                Thế là tất cả mọi người đều giơ tay theo ý kiến của  Thuận.
                -Trăm phần trăm đấy ạ ! -Đồng chí bí thư chi bộ :
                -Xin cảm ơn cấc đồng chí !Đề nghị các đồng chí cho một tràng vỗtay nào. Cả hội trường đều vỗ tay.Xong một buổi xét kết nạp đảng viên  ( ? )
                Thế là từ đó đội lò gạch có hai đảng viên  đi sát lãnh đạo xã viên  (!)  Gọi là chi bộ kết nạp đảng viên, chứ thực chất là Ngyễn văn Thuận, quần chúng ngoài đảng nhận xét và đề nghị chi bộ  kết nạp, chứ có đảng viên nào đi sát giúp đỡ đâu ! Có khác gì chính Thuận đã kết nạp các đảng viên đó, thật là chuyện ngược đời  ở  cái xã này (!)
                #8
                  Lương_Hiền 16.07.2016 18:24:52 (permalink)
                  Chương 9- ĐƯỜNG VỀ PHẢ LẠI
                   
                  Nhà nước cho xây dựng nhà máy nhiệt điện Phả Lại, là nhà máy nhiệt điện lớn nhất ở miền Bắc lúc bấy giờ.Nhu cầu  gạch xây dựng rất lớn.Tỉnh Hải Dương  huy động một lực lượng lao động sản xuất gạch  khá  đông, để cung cấp cho nhà máy kịp tiến độ thi công.Mỗi xã trong toàn tỉnh tổ chức một đội  khoảng trên dưới một trăm người lên sản xuất gạch tại chỗ cung cấp cho nhà máy, dưới danh nghĩa là huy động  “dân quân đi lao động xã hội chủ nghĩa”.Đây chắc hẳn là Bộ chỉ huy quân sự tỉnh  xin với Tỉnh ủy cho đăng cai nhận nhiệm vụ này để lấy khí thế và đẩy mạnh phong trào quân sự của địa phương, đồng thời kết hợp tổ chức huấn luyện quân sự cho dân quân các xã theo kế hoạch, lấy kinh phí trong việc thu hoạch lợi nhuận bán gạch cho nhà máy ra.Đúng là một công đôi việc, tiện lợi đủ đường, mà Bộ chỉ huy lại không phải bỏ ra  một chút kinh phí nào mà vẫn có thành tích huấn luyện quân sự cho dân quân hàng năm .
                  Chả là cách đây ít lâu .Bộ chỉ huy tỉnh này  có vào tham quan  tỉnh Thanh Hóa, ở một công trình thủy lợi Quảng Châu, tầm cỡ quốc gia .Người ta  đã  sử dụng lực lượng quân đội vào làm kinh tế kết hợp với quốc phòng .Một trung đoàn  nhận thi công một hệ thống công trình tưới tiêu lớn.Trong đó ngoài lực lượng quân đội làm nòng cốt kỹ thuật ra, còn huy động tám ngàn dân công 202 làm liên tục trên công trường,  sáu tháng trời. Trong đó có một hạng mục đào một con sông dài hai mươi ki lô mét, rộng một trăm mét, sâu bảy mét từ thị xã Thanh Hóa ra cửa Hới, thi công vào giai đoạn cuối cùng. Tổng công trình sư là đại úy Nguyễn Lương, đã ưu tiên  giành cho Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, được nhận tổ chức thi công đào sông , để lấy kinh phí kết hợp với huấn luyện quân sự cho lực lượng dân quân địa phương tỉnh.
                  Phương án của Tổng công trình sư là: Huy động lực lượng  tám vạn người, dưới danh nghĩa số người này là lực lượng dân quân tự vệ. Toàn tỉnh có hai mươi huyện thị thì mỗi huyện phải huy động khoảng bốn nghìn người tổ chức thành một trung đoàn dân quân, do chủ tịch huyện làm trung đoàn trưởng và bí thư huyện uỷ làm chính uỷ. Chỉ huy trưởng ban chỉ huy quân sự huyện làm trung đoàn phó tham mưu trưởng, một huyện uỷ viên làm phó chính uỷ và một phó chủ tịch làm trung đoàn phó hậu cần. Trung đoàn tổ chức thành bốn, năm tiểu đoàn tuỳ theo từng cụm, mỗi xã là một đại đội…
                  Toàn tỉnh sẽ tổ chức một cuộc diễn tập thực binh mà không đụng đến ngân sách của bộ chỉ huy tỉnh. Dân quân tự vệ trên công trường xây dựng kinh tế sẽ tiến hành huấn luyện xen kẽ với lao động ngay tại hiện trường.
                  Phương án  đó được Bộ chỉ huy quân sự tỉnh hoan nghênh nhiệt liệt và phê duyệt ngay. Chỉ huy trưởng đã đích thân đứng ra tổ chức và chỉ huy cuộc diễn tập rất rầm rộ. Ông đã huy động toàn bộ cơ quan bộ chỉ huy tỉnh vào làm bộ tham mưu cho chiến dịch được mệnh danh là: “Chiến dịch đào sông Hoà Bình” với khẩu hiệu: “Lập thành tích toàn diện cả quân sự cả kinh tế chào mừng Quốc khánh 2-9-1976 và Đại hội Đảng IV toàn quốc”  Đài phát thanh và báo chí địa phương đưa tin trang trọng và liên tục hàng ngày.
                  Các huyện thị, làng xã, xí nghiệp thi đua nhau, kéo quân như trẩy hội ra đào sông, cờ khẩu hiệu dăng đỏ rực trời suốt cả chiều dài con sông. Từ xa trông cứ như một dòng sông đỏ.
                  Cuối cùng chỉ trong vòng hai tháng, con sông đã đào xong. Binh đoàn dân quân tự vệ, hai mươi trung đoàn, còn dành được thời gian thêm nửa tháng để huấn luyện và diễn tập quân sự, với kinh phí của công trường, đạt kết quả cao, bảo đảm về các mặt.
                  Sau khi kết thúc chiến dịch mỗi chiến sĩ dân quân tự vệ nữ được công trường thưởng một quần xa-tanh, nam được thưởng một áo sơ-mi pô-pơ-lin. Thật là một cuộc diễn tập có một không hai ở tỉnh ấy.
                  Bộ chỉ huy q  uân sự tỉnh Hải Dương đã học tập kinh nghiệm ấy để  tổ chức đợt làm gạch này cho công trường Phả Lại và kết hợp huấn luyện quân sự cho dân quân.
                  Lãnh đạo xã Kim Anh đắn đo mãi, lấy dân quân thì không đóng được gạch,  mà lấy thợ đóng gạch thì lại không  hẳn là dân quân.Nhưng cuối cùng vẫn phải sử dụng đội gạch của Nguyễn Văn Thuận bằng cách: Đội lò gạch tổ chức thành một đại đội dân quân, biên chế đầy đủ cán bộ chỉ huy từ tiểu đội đến đại đội.Đảng ủy xã quyết định bổ nhiệm Nguyễn Văn Thuận làm xã đội phó, có nhiệm vụ cùng xã đội trưởng nghiên cứu tổ chức, quyết định sắp xếp đủ cán bộ cho đại đội, chỉ lấy trong số quân của đội gạch, rồi tổ chức hành quân đưa đại đội dân quân đi làm nhiệm vụ trên công trường Phả Lại, bao gồm cả sản xuất gạch và huấn luyện quân sự.Khi làm gạch thì theo các tổ trưởng  tổ sản xuất chỉ huy, khi huấn luyện quân sự thì do các cán bộ chỉ huy dân quân các cấp từ tiểu đội đến đại đội  đảm nhiệm.Xã đôi phó phụ trách chỉ huy lãnh đạo chung.
                  Thật là một bài toán hay, người ta chẳng cần lưu ý rằng Nguyễn Văn Thuận chưa bao giờ được vào dân quân, vì vướng tiêu chuẩn chính trị, và cũng chưa bao giờ được làm cán bộ lãnh đạo ở xã, mà bây giờ lại có quyền quyết định cán bộ  từ tiểu đội đến đại đội dân quân, lại còn  chỉ huy lãnh đạo  đại đội này huấn luyện quân sự nữa, anh đã bao giờ được tập một lớp quân  sự  nào đâu, đến đi một hai còn chả biết huống chi lăn lê bò toài...Chẳng khác gì chuyện anh chỉ là quần chúng ngoài đảng mà lại được giới thiệu người vào đảng trước đây vậy. Ấy thế mà anh đã giới thiêu tới bốn năm người vào đảng rồi đấy, ở đây  có chuyện thật lạ kỳ (!)
                  Thuận nhớ lại có một lần, một cô thầy bói đã phán là: “trông  thấy dáng và vẻ mặt anh, người ta đã thấy có cái uy , cái oai của anh làm người  khác phải tôn trọng và kính nể”.Có thật như thế không? Chả nhẽ con người ta còn có một cái vía như thế sao ? Anh chỉ nghiệm thấy  rằng  : “mình ăn ở tử tế đứng đắn, biết tôn trọng người khác, thì người khác cũng tử tế đứng đắn và tôn trọng lại mình” mà thôi.  Bố mẹ anh từ bé đã dậy anh như thế và suốt đời anh cũng tâm niệm và làm như thế.
                  Trận sản xuất gạch và  kết hợp huấn luyện quân sự cho dân quân ở Phả Lại được tiến hành thuận lợi và kết quả tốt đẹp.Suốt ba tháng  dòng,Thuận đã chỉ huy đại đội dân quân xã Kim Anh sản xuất  và bàn giao cho nhà máy được bảy vạn gạch chất lượng tốt, đủ số lượng và vượt thời gian quy định, đồng thời cũng tổ chức huấn luyện được mười lăm ngày như kế hoạch của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, bảo đảm an toàn tuyệt đối.Kết quả cuối cùng đã mang về cho xã được hai bằng  khen,một do nhà máy cấp vì hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ sản xuất gạch  và  một do Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh cấp vì hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ huấn luyện quân sự dân quân hàng năm .Riêng Nguyễn Văn Thuận trong trận này chả thấy ai khen, nhưng cũng  học tập được hai cái mới: Một là đốt lò gạch theo kiểu Triều Tiên vừa tiện vừa nhanh, và lần đầu tiên trong đời được học quân sự, biết lăn lê bò toài, tập ngắm súng và  ném lựu đạn gỗ xa trúng đích  nhất .
                   
                  “Xí nghiệp gạch ngói Kim Anh”(!)
                   
                  Sau khi hoàn thành nhiêm vụ sản xuất bảy vạn gạch để cung cấp cho nhà máy nhiệt điện Phả Lại, và huấn luyện quân sự, theo kiểu kết hợp kinh tế với quốc phòng.Nguyễn Văn Thuận và đại đội dân quân  lại trở về lò ngói của mình.Nhiệm vụ xã đội phó của Thuận cũng đã hoàn thành và chấm dứt, anh lại trở về với cương vị đội trưởng đội lò gạch ngói  của anh.Các cán bộ tiểu đội, trung đội, đại đội, cũng đã hoàn thành nhiệm vụ và chẩm dứt các  cương vị chỉ huy, giống như chấm dứt  vai diễn hề của màn kịch trên sân khấu vậy, họ lại về vị trí xã viên đóng gạch của mình.Trong lúc sản xuất họ vẫn gọi tên nhau và xưng hô với nhau đội trưởng, tổ trưởng với tổ viên, nhưng trong lúc vui đùa, có khi hứng chí lên, họ lại gọi nhau bằng chức vụ quân sự mà họ đã đóng cho nó oai oai một tý :- Báo cáo đồng chí xã đội phó !- Báo cáo đồng chí đại đội trưởng !- Báo cáo đồng chí... tiểu đội phó !... kể cũng vui vui, mang tính chất quân sự hóa (!)
                  Đất nước  hòa bình, viêc xây dựng kiến thiết ngày càng phát triển, ở thành thị cũng như ở nông thôn.Gạch ngói đắt như tôm tươi.Hợp tác xã nông nghiệp xã  Kim Anh đã thức thời .Ban quản trị liền bàn nhau phát triển và mở rộng kinh doanh gạch ngói, trên cơ sở đội gạch ngói đã có.Đề án này được đưa ra  lấy ý kiến dân chủ của hội nghị xã viên toàn xã.Được toàn thể xã viên nhất trí cao, biểu quyết một trăm phần trăm. Thành lập xí nghiệp gạch ngói gọi tên là: xí nghiệp gạch ngói Kim Anh.Đã gọi là xí nghiệp thì phải có bộ máy độc lập riêng, phải có ban giám đốc, có cơ quan hành chính sự nghiệp, các phòng ban: tài chính kế toán,vật tư, bảo vệ vv... nghĩa là phải có đầy đủ cơ quan ban bệ theo sách vở quy định  mà  nhà nước đã ban hành và nhiều nơi đã thực hiện.
                  Nhưng khi báo cáo đề án thành lập xí nghiệp gạch ngói Kim Anh với Đảng ủy và Ủy ban xã thì có nhiều ý kiến phải bàn đi bàn lại, cuộc họp Đảng ủy với chính quyền kéo dài đến một ngày trời, mà vẫn chưa được ngã ngũ, vì lý do:  Thứ nhất ,nếu thành lập xí nghiệp  thì phải do chính quyền xã nắm, chứ không thể do hợp tác xã nắm được, có nghĩa là theo quy định của nhà nước hợp tác xã nông nghiệp không có quyền thành lập xí nghiệp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp là cấp dưới của hợp tác xã được, bởi vì  đã là xí nghiệp thì lực lượng lao động phải là công nhân, làm công ăn lương, chứ không phải là xã viên làm  công  hưởng theo công điểm như nông nghiệp được, ngoài ra công nhân còn nhiều chế độ chính sách khác nữa, mà xã viên nông nghiệp  không có  .Hợp tác xã chỉ có thể  tổ chức các tổ, đội ngành nghề thủ công vẫn ăn theo công điểm như các xã viên nông nghiệp khác thôi, kiểu như đội lò gạch của ông Thuận vẫn làm, các xã viên đóng gạch vẫn hưởng theo công điểm  quy ra thóc như những người làm ruộng khác. Thứ hai, nếu thành lập xí nghiệp gạch ngói như đề án thì phải tách ra khỏi hợp tác xã nông nghiệp, và do chính quyền xã quản lý, phải mua đất đai của hợp tác xã để lấy mặt bằng xí nghiệp và lấy đất làm nguyên liệu sản xuất .Xí nghiệp do ban giám đôc xí nghiệp điều hành,chứ ban quản trị hợp tác xã  không còn quyền hành gì nữa, có nghĩa là hợp tác xã mất quyền lợi ( và ban quản trị cũng chẳng sơ múi gì nữa), thì ban quản trị chẳng dại gì (!).Thứ ba, về tổ chức cán bộ, nếu thành lập xí nghiệp,thì trước hết phải chọn ai làm giám đốc ? Vấn đề này thì bàn cãi khá nhiều, nhất là đồng chí Bí thư và các đồng chí trong Đảng ủy xã . Có một số ý kiến đề nghị Đảng ủy lên xin tỉnh hoặc huyện cử cho một giám đốc có kinh nghiệm về làm là ăn chắc nhất.Ý kiến đó liền bị bác bỏ, chẳng dại gì làm cỗ cho người khác xơi, phải là người của xã ta làm giám đốc, có thể cử hoặc bầu một đồng chí trong ban quản trị hợp tác xã ra làm giám đốc.Đồng chí Bí thư liền hỏi:
                  -Cử ai nào, có đồng chí nào xung phong  làm giám đốc nào ? Hoặc đề cử ai ? Cả hội nghịđều im lặng một lúc, dường nhưđể suy nghĩ xem, mình có nên ứng cử không? Hoặc chờxem có ai đề cử mình không ? Bỗng có một ý kiến nói  có vẻ bâng quơ :
                  -Mấy năm trước, chỉ có mỗi một lò gạch cỏn con màđã một ông đi tù, một ông bị khai trừ và một bà bị cảnh cáo rồi, liệu xí nghiệp này mở ra thì... bao nhiêu người bị nữa đây ?..Làm giám đốc không dễăn đâu. Có một ý kiến phản đối lại ngay:
                  -Nhưng mấy năm nay ta đã làm  gần bốn mươi vạn gạch và mười vạn ngói xây dựng trung tâm văn hóa và trụ sở xã thì có ai đi tù đâu ! Có thêm vài ý kiến phù họa theo:
                  -Lại còn bảy vạn  gạch cho nhà máy nhiệt điện Phả Lại nữa chứ, có ai làm sao đâu?
                  -Đội gạch ngói của  hợp tác xã chúng ta mấy năm nay cũng làm hàng triệu  viên gạch ngói chứ có kém gì xí  nghiệp Đồng Tâm của  thị trấn huyện đâu !
                  Đồng chí phó bí thư kiêm chủ tịch xã đứng lên nói :
                  -Như các đồng chí đã nêu  là rất đúng, vậy  là mấy năm nay chúng  ta cũng đã làm gạch ngói tốt rồi phải không ? Vậy những ai đã chủ trì làm việc đó?
                  Nhiều ý kiến trả lời ngay cùng một lúc  :
                  -Đội trưởng Nguyễn Văn Thuận chứ còn ai nữa !
                  -Vâng đúng đấy, công bằng mà nói, chỉ có anh ta mới làm được như vậy!
                  -Anh ta còn thay đổi cả kế hoạch của đảng ủy trong đợt làm ba mươi lăm vạn
                  gạch cho trung tâm văn hóa đấy thôi, mà lại còn  vượt kế hoạch, vượt thời gian
                  nữa.
                  -Phải nói anh ấy rất tháo vát, có nhiều sáng kiến, có trách nhiệm và rất đứng
                  đắn, có tham ô hay thâm hụt tý nào đâu. 
                  Đồng chí Bí thư cũng gật gật đầu và hỏi tiếp:
                  -Vậy có thểđề cửđể anh Thuận làm giám đốc xí nghiệp được không?
                  Nhiều  người  cùng lại chen nhau nói:
                  -Tay này được đấy, anh ta thừa sức làm.
                  -Ngay đội gạch của anh ta làm trong  bốn năm qua còn nhiều hơn cả xí nghiệp Đồng Tâm của phố huyện ấy chứ lại.
                  Bí thư đảng ủy lại đứng lên, dơ dơ tay có ý cho mọi người im lặng,đồng chí đó lắc lắc đầu, có vẻ đáng tiếc:
                  -Rất đáng tiếc là anh Thuận chưa phải làđảng viên,vẫn là quần chúng ngoài đảng.Mà theo quy định của Ban tổ chức Tỉnh ủy thì  giám đốc phải là bí thư hoặc phó bí thư của đảng ủy xí nghiệp, chí ít cũng phải làđảng ủy viên.
                  Có một ý kiến mạnh bạo hỏi:
                  -Vậy chúng ta có thể kết nạp anh Thuận được chứạ? Trước đây thì không được vì anh ấy có anh trai đi lính cho Pháp, rồi vào Nam theo Mỹ,nhưng điều lệĐảng đã sửa đổi từ năm 1966 rồi , trong một gia đình có thể tồn tại hai phe đối kháng, ai làm người ấy chịu trách nhiệm, người khác không bị liên quan, nếu đủ tiêu chuẩn thì vẫn kết nạp được.Nghe nói anh trai thứ hai của anh ấy là anh Bạn, cũng đã được kết nạp trong quân đội từ  lâu rồi.Vậy bây giờ ta kết nạp anh Thuận vào đảng vẫn chưa muộn cơ mà !
                  -Cũng có thểđược đấy-Bí thư trả lời-nhưng cũng chưa thể làm giám đốc ngay được, phải chờ mấy năm mới vào cấp ủy được.- Ngừng một lát, bí thư nói tiếp -Thôi việc này để thường vụđảng ủy chúng tôi bàn thêm và còn phải xin ý kiến của huyện ủy nữa .Cả việc có nên lập xí nghiệp gạch ngói hay không cũng phải xin ý kiến của huyện đấy.Thôi hôm nay tạm dừng ởđây.Bây giờ vẫn theo tổ chức như cũ mà làm, các đồng chí phải lãnh đạo tư tưởng đảng viên và quần chúng  phải ổn định sản xuất tốt, không hoang mang giao động và trì trệ công việc.
                  Hội nghị giải tán một cách mệt mỏi, nhiều người lắc đầu: “chẳng đâu vào đâu cả”  “Có khác gì hội đồng chuột đâu”(!)
                  Thế rồi bẵng đi hơn một tháng, chẳng biết thường vụ đảng ủy nghiên cứu bàn bạc đến đâu và việc xin ý kiến của huyện ủy ra sao, chẳng thấy ai nói gì đến cả.Nghe nói cánh đảng ủy và chính quyền xã thì muốn thành lập xí nghiệp gạch ngói, trực thuộc xã, có nghĩa là nẫng tay trên của Hợp tác xã, mọi doanh thu do chính quyền xã quản lý.Nhưng còn giám đốc, thì nửa muốn sử dụng tài năng của Nguyễn Văn Thuận, nửa không muốn kết nạp đảng cho Thuận,vì tính đố kị, thành kiến, chỉ sợ người ta hơn mình, mà xin giám đốc nơi  khác về thì sợ mất  phần, mất ăn, chẳng dại gì.  Còn phe hợp tác xã thì không muốn thành lập xí nghiệp nữa vì hợp tác xã sẽ mất cả chì lẫn chài, bởi vì mất cả ruộng đất , mất cả xã viên làm gạch lành nghề , lại mất cả tay đội trưởng giỏi, đã làm lợi nhiều cho hợp tác xã mấy năm nay,  cứ để  nguyên như vậy thì hợp tác xã còn có lợi, mà Ban quản trị cũng còn có ít nhiều chấm mút, chứ tách ra thì mất hết ,nên chẳng dại gì.
                  Thế là chính sách “nguyễn y vân” mà làm.Vẫn là đội sản xuất gạch ngói, với hai lò gạch và một lò ngói, cứ tuần tự như tiến, mỗi tháng một, hai lò là được rồi.
                  Nhưng đội  trưởng Nguyễn Văn Thuận vốn là con người xông xáo, thích hành động, không muốn dừng lại một chỗ, nên chỉ sau một thời gian vài tháng củng cố lại các lò cũ, anh lại muốn nghiên cứu phát triển .Cũng như ở Kiến An, mà anh đã đến tham quan lần trước, nay anh lại đến  xem xét học tập các xí nghiệp quanh vùng Hải Dương... và rút ra một kết luận: đội của mình vẫn có thể tăng sản lượng ngang bằng với các xí nghiệp vừa và nhỏ ở quanh vùng được.Anh liền lập một đề án đưa công xuất của đội gạch từ ba mươi lăm vạn viên/ năm,lên một triệu viên/năm.Bằng cách tăng lò nung và tăng nhân lực xã viên từ một trăm hai mươi lên hai trăm người .Mà không cần phải thành lập xí nghiệp, biên chế cồng kềnh nữa. Anh đem  dự án này trao đổi với Chủ nhiệm hợp tác xã, được chủ nhiệm hợp tác xã  vui sướng quá reo lên:
                  -Ôi thế thì tuyệt quá rổi,hoan nghênh cái đầu của anh Thuận. Để tôi  bàn riêng trong nội bộ ban quản trị ngay xem sao.
                  -Vâng các anh cứ bàn kỹ đi,nếu thống nhất thì ta làm,anh chị em trong đội lò gạch
                  sẵn sàng ngay thôi.- Thuận trả lời.
                  Ngay ngày hôm sau, ban quản trị họp riêng, tại nhà một phó chủ nhiệm, bên cạnh một chai rượu với mấy cái chén và một đĩa lạc rang, cho nó kín. Khi chủ nhiệm trình bày đề án không cần  thành lập xí nghiệp mà vẫn phát triển  như Nguyễn Văn Thuận đã nói với ông ( nhưng ông không nói là ý kiến của Thuận mà coi như ý kiến của mình đề xuất ),mọi người đều hoan nghênh,  cho là rất  sáng suốt và nhất trí  quyết  định sẽ thực hiện ngay.Nhưng sau một hồi  rượu vào ngà ngà,lại bàn đi bàn lại.Có một ý kiến xem chừng  chín chắn nói:
                  -Hay thì hay thật, nhưng cũng không thể thực hiện ngay tắp lựđược đâu các ông ạ, phải  từ từ từng bước, vừa làm vừa nghe ngóng xem có dư luận gì không  đã, rồi mới phát triển dần dần. Có ý kiến khác cũng tiếp:
                   
                  -Vuốt mặt còn phải nể mũi, chả nhẽđảng ủy mới bàn lần trước, bây giờ mình lại gạt phắt đi ngay thì bất tiện, mà trước đây mình đã lấy ý kiến xã viên nhất trí cả rồi, mà bây giờ lại thay đổi thì thử hỏi đề án trước của ban quản trị mình nghiên cứu chẳng  ra sao nữa.
                  Còn vài ý kiến nữa, còn bàn đi bàn lại Mãi đến khi chai rượu thứ hai đã cạn cũng là lúc kết thúc.Chủ nhiệm kết luận:
                  -Chúng ta thống nhất trên cơ sở như cũ mà phát triển, không cần phải thay đổi tổ chức xí nghiệp nữa , nhưng phương hướng phát triển cũng từ từ không vội vã, mỗi năm phát triển thêm một hai lò, sản lượng tăng từ hai mươi đến hai nhăm phần trăm  làđược, trừ khi nào có hợp đồng lớn thì mới phải mở rộng lớn hơn.
                  Moị người đều nhất trí tán thành và hể hả ra về.
                  Thế là Nguyễn Văn Thuận cứ làm đội trưởng  và cứ phát triển đội của mình theo phương hướng của mình, được ban quản trị đã bí mật thống nhất với nhau, coi là của ban quản trị.Còn cái đề án thành lập xí nghiệp gạch ngói bị lãng quên đi không ai nhắc đến bao giờ nữa.
                                                                         *
                  Nhiệm kỳ của Đảng ủy, Chính quyền và của Hợp tác xã nữa... cứ năm năm lại bầu lại một lần.Hết người này nghỉ lại đến người khác lên,Ở trung ương, chính phủ, thì  phần lớn nhiều người làm đến  hai khóa  hay hai nhiệm kỳ chứ ở cái xã này chẳng có ông nào làm được đến nhiệm kỳ thứ hai của một chức trách cả, nhưng họ cũng có cách bám trụ riêng của họ, thành một tục lệ hoặc một quy định ngầm với nhau  vậy.Như một khóa làm phó chủ tịch xã, khóa sau lên chủ tịch xã ,đến khóa sau nữa lên  bí thư  Đảng ủy xã, rồi mới nghỉ hưu, mặc dù nhiều tuổi hay ít tuổi. Cái tục lệ hay quy định ngầm ấy nó làm trì trệ bộ máy lãnh đạo và chính quyền địa phương, buộc người ta phải tuần tự như tiến miễn là ai đó đã vào được cái  vòng dây leo đó ( bằng cách gì đấy, chính đáng hoăc không chính đáng) thì cứ yên chí được bám trụ vào đó hai ba nhiệm kỳ nữa, kể cả ông chẳng có tài ba gì nữa, mà cứ ở đó để kìm hãm, làm trì trệ xã hội mà thôi.Cái vòng dây leo đó nó không có đột biến, không có nhẩy vọt .Nó làm cho thui chột những tài năng trẻ, kìm hãm những người có tài, không cho họ nhẩy vượt bậc được, mà cứ phải chờ, chờ mãi đến lượt mình thì đã cỗi rồi, sức tàn, lực tận rồi, chẳng còn minh mẫn, cống hiến cho xã hội được mấy nữa .Cái tục lệ hay quy định ngầm ấy nó làm trì trệ kìm hãm xã hội rất nhiều.Mặc dầu ông chẳng có hoặc chẳng còn tài cán gì nữa ,nhưng một khi đã lọt vào vòng dây leo thì cứ ngồi đó để hưởng thụ, để kìm hãm những lớp trẻ, kìm hãm xã hội .
                  Trong lao động và sản xuất, chức đội trưởng, quản đốc phân xưởng đến  phó giám đốc, giám đốc  cũng ít người đứng tại chỗ tới hai ba nhiệm kỳ, mà ai cũng phải phấn đấu vươn lên chức cao hơn để được tăng lương, để được quyền cao chức trọng hơn, để được bổng lộc nhiều hơn.
                  Ấy thế mà trên đời này lại có người không màng những danh vọng ấy, mặc dầu anh ta có khả năng vượt lên trên  nhiều người cùng lứa, cùng hoàn cảnh, cùng môi trường ấy. Nhưng anh ta không vươn lên được, bởi bao thế lực  kèn cựa, đố kị, và thành kiến , định kiến.Nhưng anh ta vẫn kiên trì, bền bỉ lao động chịu đựng không kêu ca phàn nàn, hay phá ngang để tìm một môi trường khác dễ sống dễ thở hơn và  cũng được giầu sang phú quý hơn .Anh ta vẫn kiên trì bền bỉ, bám trụ lấy làng quê nơi chôn rau cắt rốn của anh.Bởi ở đó còn có cha mẹ vợ con anh, còn có mảnh đất và ban thờ  của tổ tiên nhà anh, mặc dầu anh không phải là con trưởng,nhưng anh vẫn phải đảm nhiệm giữ gìn hương hỏa và thờ cúng tổ tiên thay  hai  anh trai ở hai chiến tuyến đối địch với nhau ở xa
                  .Người đó  chỉ có một không hai  ở cái xã này, đó là Nguyễn Văn Thuận.Nếu các vị chức sắc ở các ngành của xã này, như chủ tịch bí thư, chủ nhiệm, hoặc trưởng ban trưởng ngành thậm chí cả đội trưởng , tổ trưởng sản xuất đi nữa cũng chỉ ở hai nhiệm kỳ.Vậy mà Nguyễn Văn Thuận đã ở cương vị đội trưởng đội gạch ngói của hợp tác xã Kim Anh này những hai mươi năm, bằng bốn nhiệm kỳ năm năm của các vị chức sắc trong làng, trong xã.Hỏi có ai làm được như anh ta không? Suốt hai mươi năm, đội gạch của Thuận mà sản lượng và kinh doanh cũng ngang tầm, không kém gì với một xí nghịêp trung bình của các xã, huyện vừa phải, mà không hề có điều tiếng gì về tham ô, lãng phí hay thâm hụt, không có vi phạm gì về pháp luật và môi trường.Đội Gạch ngói chỉ có một đội trưởng, mà đội trưởng Thuận như người ta thường đánh giá thì không khác gì một giám đốc của các xí nghiệp xung quanh.Nhưng  giám đốc của người ta là làm công ăn lương, có nhiều chế độ và hưởng nhiều bổng lộc  .Còn chức đội trưởng”giám đốc” của Thuận thi cũng làm công nhưng không ăn lương mà hưởng theo công điểm như các xã viên nông nghiệp khác, chẳng có chế độ gì và khi về hưu không có lương hưu ( ! )
                   

                  Câu lạc bộ trang trại gia đình

                  Tuy vẫn làm việc trong hợp tác xã, với cương vị đội trưởng đội gạch ngói.Nhưng công việc trong gia đình Thuận vẫn chỉ đạo sản xuất đâu vào đấy.Chị Roãn vợ anh là một người vợ đảm đang và là một người mẹ chăm nuôi con cái rất mẫu mực và chu đáo. Gia đình đông con, ngoài việc cho các con ăn học đến nơi đến chốn, anh chị còn rèn luyện cho con cái biết lao động từ bé.Sau mỗi buổi đi học về, các cháu đều có công việc trong gia đình, tùy theo sức của mỗi đứa. Làm vườn trồng rau trồng màu đỗ lạc, nuôi lợn nuôi gà, chăn trâu cắt cỏ...Các cháu  đến tuổi lớn thì tham gia lao động của hợp tác xã, cày bừa, cấy hái hoặc đóng gạch, đốt lò...Ngoài giờ học ra không có cháu nào chơi không cả.Anh chị Thuận Roãn không chỉ rèn luyện cho các con biết lao động, yêu lao động mà còn chỉ dẫn cho các con có ý thức tổ chức  quản lý và mày mò sáng kiến trong lao động, theo đúng cách thức phát triển và kinh nghiệm của bố mẹ .Đúng là giỏ nhà ai quai nhà ấy, sau này lớn lên khi trưởng thành các cháu đều có công ăn việc làm  đầy đủ và tự chủ lấy  đời sống của mình mà không phải phụ thuộc vào bố mẹ . Rồi sau đó hầu hết các cháu đều phát triển và đều trở nên giầu có, đóng góp nhiều công sức cho nhà nước và bảo đảm gia đình no ấm thuận hòa.
                  Công việc của tổ lò gạch ngói  hợp tác xã do anh Thuận làm đội trưởng đang trôi chảy thì đến nhiệm kỳ đại hội Đảng xảy ra.Người ta bầu lại các chức sắc mới, trong Đảng và ngoài chính quyền của xã, một lớp người mới được thay thế, đại đa số là lớp trẻ, nhưng kiến thức thì chưa được học hành mấy, vẫn là lớp ăn đong, tại chỗ, chưa được học bài bán, lại chưa có kinh nghiệm bao nhiêu.Đảng ủy xã yêu cầu phải bố trí đảng viên trẻ làm tổ trưởng  đội gạch ngói để thực  hiện chế độ đảng lãnh đạo tuyệt đối và  toàn diện (!). Con trai ông chủ tịch mới được bầu , được chỉ định làm đội trưởng thay thế anh Thuận.Anh Thuận rất vui vẻ bàn giao lại cho đội trưởng mới và xin nghỉ một thời gian để về củng cố lại gia đình . Thật may mắn cho anh, nếu cứ đeo đẳng mãi  cái lò gạch ấy thì nhà anh đang có nguy cơ sụt giảm kinh tế.Anh chị có sáu đứa con, ba trai, ba gái, mà ba đứa lớn đã  và đang vào đại học, còn ba đứa nhỏ đang học phổ thông .Nếu bố mẹ chỉ theo đuổi công điểm của hợp tác xã thì gia đình không đủ nuôi con ăn học đến nơi đến chốn.Cũng may anh đã phát triển kinh tế gia đình từ  rất sớm, nên cũng đỡ khó khăn so với nhiều người khác Nhưng bây giờ nuôi sáu đứa con ăn học ngày càng tốn kém không phải là chuyện đơn giản.Đây chính là thời cơ để anh có thời gian chăm sóc gia đình, nuôi dậy con cái ăn học. Việc đầu tiên là anh củng cố và phát triển trang trại theo mô hình: vườn, ao, chuồng mà anh vẫn làm hàng chục năm  trước đây, nay mua thêm và  mở rộng từ một mẫu đến hai héc ta canh tác.Anh nghiên cứu và phát triển chăn nuôi những loại giống mới, mua những thức ăn gia súc tăng trọng theo công nghệ tiên tiến.Anh còn sáng chế ra máy băm bèo chạy bằng động cơ điện, hàng ngày băm hàng tấn rau, bèo nuôi hàng đàn lợn từ một trăm đến một trăm năm mươi con, mỗi con nuôi lớn đến hai ba tạ, mỗi năm xuất hàng bốn năm tấn lợn.Chuồng trại của anh lúc nào cũng sạch sẽ bởi hệ thống máy bơm rửa  trong chuồng thường xuyên, nhiều người mê chuồng lợn nhà anh, thích ngồi chơi ngay trong chuồng  với lợn mà không hề hôi thối .Dưới chuồng lợn là ao nuôi cá cũng rộng hàng mẫu, nuôi các loại cá ngon , hay ăn chóng lớn như trôi mè, chắm, chép....mỗi năm ao của anh cũng thu hoạch hàng tấn cá.Anh còn  ngăn khu nuôi gà riêng, có chuồng trại hẳn hoi, nuôi những giống gà Đông cảo, gà tre từng khu vực riêng, mỗi năm cũng thu hoạch năm bảy tạ gà..Trong vườn chủ yếu trồng rau sạch cho người ăn và chăn nuôi gia súc.Anh chỉ để  cạnh nhà, trong sân một số  cây cảnh và bon sai quý hiếm  để trang trí  phong cảnh cho vui mắt, cũng kinh doanh nhưng chỉ là phụ .Lao động chính trong trang trại gia đình này chủ yếu là vợ chồng anh và các con phụ giúp, thinh thoảng mới phải thuê một hai người trong hàng xóm, láng giềng một vài công.
                   Từ khi nghỉ lò gạch ngói, chỉ năm sáu tháng sau Nguyễn Văn Thuận lại nổi tiếng về “trang trại gia đình”, có nhiều người đến tham quan học tập.Bản thân anh nghe đâu có trang trại  là anh tìm mọi cách lao đến học tập, trao đổi kinh nghiệm với bạn bè để nâng cao sản phẩm và chất lượng của trang trại mình, đồng thời cũng phổ biến kinh nghiệm của mình cho các trang trại khác.Chính vì mối giao lưu rộng rãi   đó mà anh đã học tập thêm được rất nhiều về kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi cho trang trại mình.Chẳng bao lâu sau , chính trong làng Lễ này đã có một số người đến học tập anh  và phát triển thêm vài trang trại gia đình nhỏ nữa.Anh Thuận sẵn sàng trao đổi kinh nghiệm  trong làng xóm, giúp đỡ cấp vốn, cấp giống cho họ.Rồi họp nhau lại trở thành tổ “câu lạc bộ trang trại gia đình” trong làng Lễ , cùng sinh hoạt và giúp đỡ nhau phát triển kinh tế gia đình ngay ở trong làng xóm mình , họ bầu Nguyễn Văn Thuận  làm tổ trưởng. Thực tế Thuận vừa là tổ trưởng vừa làngười thầy trong việc làm ăn kiểu trang trại này.
                                                                              *
                   Tình hình kinh tế  chung của đất nước sau chiến tranh ngày càng suy thoái .Thời bao cấp  không còn phù hợp nữa , đời sống ngày càng khó khăn nghèo khổ, kiểu làm ăn đánh trống ghi tên của hợp tác xã không thể tồn tại , vì không công bằng người làm khỏe cũng chỉ thu nhập bằng người làm yếu, người có tài có khi thu nhập kém người chây lười. Trong nội bộ nhân dân phát sinh nhiều mâu thuẫn ,nông dân chán làm ruộng, người ta kéo nhau ra thành phố làm thuê làm mướn, nhưng cũng không đủăn .Đời sống ngày càng khó khăn nhất làở nông thôn .Đảng và chính phủđang tìm đường đổi mới nền kinh tế, trước mắt là nông nghiệp, làm sao để bảo đảm đủ lương thực cho đất nước. Nhưng đường lối chủ chương đổi mới chưa được định hướng còn đang mày mò. Ông Kim Ngọc bí thư Tỉnh ủy tỉnh Vĩnh Phú có sáng   kiến đề ra chủ trương khoán ruộng cho nông dân, thì bị Trung ương phản đối, coi làđi sai đường lối xã hội chủ nghĩa và bị kỷ luật gây nên cái chết thảm thương cho ông Kim Ngọc. Nhưng rồi những nhà lãnh đạo của đất nước cũng chưa tìm ra được đường lối chủ trương  nào khác cho nông nghiệp phát triển .Mãi đến mười năm sau , ở một huyện của Hải Phòng,người ta mạnh dạn chia ruộng ,khoán cho nông dân làm thử thì thấy được : lúa tốt, sản lượng tăng đời sống nông dân được cải thiện.Thành ủy Hải Phòng cho  áp dụng khoán đại trà trong tỉnh đạt kết quả : không những nông dân được no đủ  mà còn đủ lương thực nuôi cả nhân dân toàn thành phố. Lúc này trung  ương mới thấy Hải Phòng làm đúng, làm hay vàđề ra nghị quyết số 100, mà nộị dung chủ yếu là khoán ruộng cho nông dân .Nhiều người lầm tưởng đó là sáng kiến đầu tiên của Hải Phòng, nhưng Vĩnh Phú mới là nơi sản sinh ra chủ trương khoán đầu tiên, mà tác giảđó chính  là ông Kim Ngọc, sau này nhà nước và nhân dân có phục hồi lại danh dự cho ông Ngọc, nhưng đất nước mất một nhân tài, ai chịu trách nhiệm đây?  Những người kỷ luật ông Kim Ngọc thì đều đã chết hết cả rồi- Không còn ai chịu trách nhiệm cả-.Ôi thật đáng thương thay ! 
                  Hợp tác xã toàn xã Kim Anh cũng  rơi vào tình trạng suy thoái chung của cả nước.Ruộng thì nhiều nhưng xã viên không muốn làm ruộng, vì làm không đủ ăn, nên người ta phải tìm cách xoay sở khác, đến mùa thu hoạch thì ít mà ban quản trị lại chia bôi không công bằng, chỉ dồn vào mấy ông cán bộ chia chác tư túi với nhau, rồi nội bộ mâu thuẫn nhau gây lên hiềm khích, thù hằn nhau... Cái lò gạch  do con ông chủ tịch làm đội trưởng lúc đầu cũng tưởng là dễ ăn, như cái thời anh Thuận phụ trách, nên các ông mới tranh giành nhau cho con cái mình làm, hy vọng  chuyến này kiếm chác được lớn.Không ngờ chưa đầy một năm thì đổ vỡ, bởi đội trưởng không có  trình độ kỹ thuật và năng lực quản lý cũng không, cứ tùy tiện bán cho người này người kia theo cảm tình cá nhân, rồi lại tùy tiện chi tiêu vô nguyên tắc.Mặc dầu đã cử ra kế toán, thủ quỹ, thủ kho, quản lý vật tư , bảo vệ ...có ban có bệ hẳn hoi tới bốn năm người gián tiếp, toàn là con cái cán bộ cả, mà vẫn không quản lý  được lò gạch, gây nên thâm hụt như cái thời mấy năm trước, trước khi anh Thuận chưa làm đội trưởng.Nhưng có khác là lần này chưa có ai đi tù và cũng chưa có ai bị kỷ luật, vì tranh công đổ lỗi cho nhau, và bảo vệ lẫn nhau, con tôi đi tù thì con anh cũng phải đi tù, thế là hòa cả làng, không ai chịu trách nhiệm cả.Xã viên nông nghiệp không muốn làm ruộng, vì công điểm thấp không đủ ăn, thì xã viên thủ công đóng gạch ngói cũng chịu vạ lây vì công điểm thấp cũng không đủ sống, nên người ta cũng bỏ cả  gạch ngói để đi làm thuê, làm mướn kiếm ăn qua ngày. Đến nỗi trước đây  đội gạch ngói có tới một trăm đến một trăm năm mươi  người, mà nay chỉ không còn đến một phần ba người làm, lại thiếu tiền mua than, củi để đốt lò, mỗi lần đốt lò ra gạch ngói lại bị lỗ vốn, hiện nay còn nợ ngân hàng một số tiền kha khá, thành thử ban quản trị đành phải tạm đình chỉ đội gạch ngói lại không sản xuất nữa, tìm phương hướng sau.
                   
                  #9
                    Lương_Hiền 16.07.2016 18:51:18 (permalink)
                     Chương 10-ĐƯỜNG ĐI B ĐÁNH MỸ
                       Xem tiếp trang 12
                    <bài viết được chỉnh sửa lúc 17.07.2016 17:04:52 bởi Lương_Hiền >
                    #10
                      Lương_Hiền 16.07.2016 21:32:11 (permalink)
                      ( Xem tiếp trang 12) Chiến tranh chống Mỹ cứu nước... 
                      <bài viết được chỉnh sửa lúc 17.07.2016 17:08:12 bởi Lương_Hiền >
                      #11
                        Lương_Hiền 16.07.2016 21:48:24 (permalink)
                        Chiến tranh chống Mỹ cứu nước ở miền Nam ngày càng mở rộng.Chiến thắng càng lớn, càng đòi hỏi phải có nhiều quân  để thay thế cho số thương vong càng  ngày càng cao.Sức người, sức của từ miền Bắc đổ vào miền Nam là vô cùng vô tận.Những khung huấn luyện tân binh  ở miền Bắc ngày càng phát triển, mỗi tỉnh thường có một trung đoàn đến một sư đoàn cán bộ khung, chuyên việc tuyển quân ,huấn luyện, rồi dẫn quân đưa vào miền Nam bổ sung cho các đơn vị chiến đấu ngày càng thiếu hụt quân số trầm trọng.Có những đơn vị huấn luyện quân tốt thì khi vào chiến trường các chiến sỹ đỡ đổ máu.Ngược lại đơn vị nào huấn luyện chưa thật tốt thì khi vàotrận địa các chiến sỹ bị thương vong nhiều.Khẩu hiệu “Thao trường đổ nhiều mồ hôi thì chiến trường đỡ đổ máu” là phương trâm học tập và huấn luyện của những người lính, trước khi vào chiến trường.  Các đơn vị phải  lãnh đạo động viên các cán bộ chiến sỹ huấn luyện tốt đã là rất vất vả.Sau đó là  việc dẫn quân vào chiến trường còn trăm bề khó khăn hơn.Nếu ở các địa phương có khẩu hiệu “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người” để chi viện chiến trường, thì các đơn vị huấn luyện và dẫn quân đi B ( đi chiến trường) cũng có những chỉ tiêu gắt gao:”Hành quân không hụt một chân, giao quân không hụt một người”.Những năm 1969-1970 trên đường mòn Hồ Chí Minh (đường dây 559)  cùng một lúc  trên đường dài hàng ngàn cây số, luôn luôn có hàng trăm tiểu đoàn hành quân nối đuôi nhau ra mặt trận.Bọn máy bay giặc Mỹ ráo riết săn lùng để bắn phá hòng ngăn chặn không cho ta đưa quân và vũ khí, khí tài vào Nam.Việc phòng tránh máy bay trên đường hành quân quả là nhiều khó khăn và khốc liệt.Lại còn phải tránh đụng độ với bọn biệt kích, thám báo và bọn địch phục kích trên đường hành quân ở trong vùng sâu, vùng xa càng thêm khó khăn, không phải đơn vị nào cũng tránh được để đến vị trí giao quân được đầy đủ vẹn tròn. Thượng úy  Nguyễn Nam Sao, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 15 công binh sư đoàn 304 đã được điều về làm Chủ nhiệm công binh Tỉnh đội Thanh Hóa để chỉ đạo, chỉ huy phá gỡ bom đạn, bảo đảm giao thông trên tuyến đầu mút đường chi viện vào chiến trường, trên các tuyến đường 1A, đường 59 và đưòng 15, nối vào đường Trường Sơn.Sau bốn năm làm chủ nhiệm công binh tỉnh, anh đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ: Lúc thì trực tiếp xuống làm bến trưởng bến phà của lực lượng công binh nhân dân, bao gồm cảbộ đội công binh, lực lượng giao thông, thanh niên xung phong, dân quân tự vệ và cả nhân dân các điạ phương cùng phối hợp, như bến phà Ghép đã được mệnh danh là bến phà “Thép”.Khi thì chỉ huy bắc cầu ứng cứu giao thông, ở hầu hết các bến phà thuộc tỉnh Thanh Hóa.Lúc thì tháo gỡ bom đạn ở bến Lèn, bến Kiểu…khi lại gỡ thủy lôi trôi ở bến Hàm Rồng…Bao nhiêu khó khăn nguy hiểm  anh đều vượt qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ.Đơn vị được khen thưởng và cá nhân anh cũng được khen thưởng, được cấp trên tin tưởng và cấp dưới mến yêu.Vậy mà đã quá thời hạn phong cấp phong chức, bạn bè đồng đội cùng lứa , đều đã vượt lên trên anh một hai cấp, thậm chí có những người dưới anh mà cũng đã vượt qua, lên cao hơn anh mấy bậc.Vì sao vậy? Nam Sao tự thấy cái nguyên nhân, vì anh có người anh trai tham gia quân đội ngụy đánh thuê cho Pháp trước đây, sau này là đánh thuê cho Mỹ ngày nay, anh bị tổ chức cán bộ định kiến, nghi ngờ vào bản lĩnh chính trị của anh, mặc dầu anh đã được kết nạp đảng viên đảng Cộng Sản từ năm 1966, khi điều lệ đảng đã sửa lại , trong một gia đình có người tham gia hai phe đối lập, thì ai làm người ấy chịu, anh em họ hàng không phải chịu thay.Vậy mà ở đây, các cán bộ chính trị họ lại cố tình không hiểu điều đó, mà cứ định kiến mãi.Họ lấy sự việc của Nam Sao, kìm hãm anh , để tỏ ra là ta có quan điểm lập trường giai cấp của đảng, thực ra họ cũng chỉ là mượn cớ Nam Sao để buôn bán chính trị .Có khác gì mượn vốn Nam Sao  để đi buôn chính trị,  kiếm lời, để nâng mình lên hơn người, sống bằng mồ hôi nước mắt của Nam Sao ngoài mặt trận để đề cao uy tín của mình, cướp sao cướp gạch của cấp dưới mà thôi.Nam Sao không thể chịu nổi những cấp trên, khi giao nhiệm vụ thì thơn thớt nói cười, đề cao cấp dưới để họ gánh vác nhiệm vụ thay mình, sau  khi hoàn thành nhiệm vụ lại xoen xoét biểu dương, nhưng lại lợi dụng chiến công của anh để làm đà tiến lên của họ, mà không trả công hợp lý cho anh, họ còn lợi dụng anh để tiếp tục làm tay sai cho họ trong nhiều việc khó khăn nguy hiểm sau này nữa.  Anh vốn là người thẳng thắn và sòng phẳng, không thể chịu dưới quyền chỉ huy lãnh đạo cúa các loại cấp trên như thế.Anh liền làm đơn xin tình nguyện đi chiến trường B, như nhiều người đã nói: “Ra trận, hoặc xanh cỏ, hoặc đỏ ngực”,”thà làm liệt sỹ ngoài mặt trận,còn hơn làm tay sai cho kẻ khác lợi dụng.”Một số người động viên anh ở lại với lý do ở ngoài Bắc cũng là chiến đấu, cũng gian khổ hy sinh, cứ gì miền Nam mới chiến đấu, nhưng anh không nghe, mà nói:
                        -Tớ muốn thay đổi không khí, các cậu không thấy Đảng đang kêu gọi tất cả cho tiền tuyến hay sao, chứ cứ ở ngoài này mãi cũng chỉ là nước sông công lính mà thôi!.Thế là buộc lòng chỉ huy Tỉnh đội cũng điều anh xuống làm tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn huấn luyên và dẫn quân đi B. Anh vui vẻ vác ba lô đến nhận đơn vị ngay.
                        Thông thường , một tiểu đoàn có ba đại đội, mỗi đại đội có ba trung đội, mỗi trung đội có ba tiểu đội, mỗi tiểu đội có ba tổ, mỗi tổ có ba người và một tiểu đội trưởng là mười người .Một trung đội có ba tiểu đội là ba mươi người, cộng với trung đội trưởng, trung đội phó là ba mươi hai người.Một đại đội có ba  trung đội là chín mươi sáu người, cơ quan đại đội có một tiểu đôi cấp dưỡng , một tổ liên lạc, một y tá, một văn thư, một quân giới, chỉ huy gồm đại đội trưởng, chinh trị viên, đại đội phó và chính trị viên phó đại đội .Cộng là một trăm hai mươi người.Một tiểu đoàn có ba đại đội là ba trăm sáu mươi người, cộng  cơ quan và chỉ huy tiểu đoàn gồm bốn mươi người là bốn trăm người.Nhưng Nam Sao xin nhận thêm một đại đội nữa để huấn luyện, thành trên năm trăm người.
                         
                        #12
                          Lương_Hiền 16.07.2016 21:57:11 (permalink)
                          (Xem tiếp trang 14)Tại sao không đạt yêu cầu...
                          <bài viết được chỉnh sửa lúc 17.07.2016 17:10:11 bởi Lương_Hiền >
                          #13
                            Lương_Hiền 16.07.2016 22:23:34 (permalink)
                            Tại sao chỉ đạt yêu cầu?
                             
                            Sau  khi nhận quân, biên chế tổ chức, cán bộ chiên sỹ đầy đủ xong, bước vào huấn luyện ngay.Trước hết Nam Sao quán triệt trong Đảng ủy tiểu đoàn và toàn thể cán bộ quân chính của đơn vị là phải huấn luyện thật  nghiêm túc, kỷ luật.Quan điểm của anh là nói rõ cho mọi cán bộ chiến sỹ  đây là huấn luyện  cho chính cá nhân mình và cho đơn vị mình để chiến đấu chứ không chỉ là lấy thành tích riêng  trong huấn luyện thôi hoặc là huấn luyện để bàn giao cho người khác.Khẩu hiệu : “Thao trường đổ mồ hôi, chiến trường đỡ đổ máu”.Chính vì thế anh rất nghiêm khắc trong việc rèn luyện và uốn nắn từng động tác cơ bản cho chiến sỹ tỉ mỉ, bao giờ làm được thành thạo mới thôi, kiên quyết không nhân nhượng hay lơ là trên thao trường , bãi tập. Như một hôm kiểm tra môn bắn đạn thật súng trường  bài một của đại đội hai ở trường bắn.Trong một ụ súng có tới ba chiến sỹ chỉ bắn được vòng sáu điểm hay vòng bảy điểm, theo chỉ tiêu cũng là đã đạt yêu cầu nên cán bộ đại đội cũng cho  qua, nhưng tiểu đoàn trưởng bắt dừng lại và hỏi:
                            -Tại sao chỉ đạt yêu cầu ?
                            -Có lẽ khẩu súng này bị lệch, không chính xác !-Cán bộ đại đội trả lời- Nam Sao không nói gì, anh chạy lại ụ súng , cầm lấy súng và gương mẫu làm đúng động tác nằm ngắm bắn, rồi bắn liền ba phát. Còi báo bia:
                            -Điểm mười!
                            -Điểm mười !
                            -Điểm chín !
                             Tất cả mội người ở quanh đó đều trố mắt nhìn, rồi hoan hô tiểu đoàn trưởng.Như thế có nghĩa là súng tốt, chỉ do chiến sỹ luyện tập chưa tốt mà thôi. Đại đội trưởng xin nhận khuyết điểm huấn luyện chưa tốt, và hứa sẽ huấn luyện lại kỹ hơn. Tin đó vang cả thao trường làm cho anh em chiến sỹ cán bộ thêm tin tưởng vào tiểu đoàn trưởng và quyết tâm huấn luyện đạt thành tích cao hơn.
                            Trong việc rèn luyện hành quân bộ mang vác nặng, tiểu đoàn trưởng Nam Sao cũng luôn luôn gương mẫu.Anh cho anh em vào nhà dân vận động xin tre về đan sọt, vừa chắc vừa bền, sau huấn luyện bốn tháng vẫn còn tốt, để lại cho các đơn vị sau sử dụng.Sọt rèn của anh lúc nào cũng nặng ba mươi cân trở lên, vừa đi anh còn  vừa động viên cán bộ chiến sỹ hăng hái hành quân.
                            … Sớm tối trên vai tôi đeo cái sọt rèn
                             Như đeo trên mình bao tình nghĩa quê hương
                            Này là nan tre ,ở bụi tre bên bờ ngõ
                            Mà bố vợ tôi đan thức suốt đêm khuya.
                            Còn là quai đây vợ tôi ghi hàng chữ ,
                            Chúc anh luyện rèn để thắng Mỹ xâm lăng
                            Như nhắc nhủ tôi luôn nhớ rằng
                            Đừng quên bao mối tình hậu phương
                            Đừng quên bao mối tình hậu phương …
                            Bài hát “Chiếc sọt rèn”   do anh sáng tác trong thời gian đó  cùng với bài “Chiếc gậy Trường Sơn” của nhạc  sỹ Phạm Tuyên  đã cổ vũ làm nức lòng các chiến sỹ chăm chỉ luyện rèn hành quân không mệt mỏi .
                            Sau bốn tháng huấn luyện sôi nổi  và rèn luyện bền bỉ.Kết thúc khóa huấn luyện.Sư đoàn tổ chức  hội thao kiểm tra, tiểu đoàn 2072 của Nam Sao đạt loại giỏỉ, đứng đầu toàn sư đoàn,  gồm mười sáu tiểu đoàn cùng huấn luyên đợt đó.
                             Ngày lên đường đơn vị đã bảo đảm một trăm phần trăm quân số.Các cán bộ chiến sỹ đều làm đơn tình nguyện hành quân tới chiến trường bảo đảm đầy đủ người và vũ khí trang bị.
                               Theo chế độ các cán bộ và chiến sỹ đều được về phép  năm ngày để từ  biệt gia đình và làng xóm quê hương.Đêm chia tay rất vui vẻ, anh em đều hứa hẹn trở về phép đúng thời gian quy định để lên đường lập công .Một số cán bộ chính trị rất lo lắng, sợ anh em không về đầy đủ như một số đơn vị khác trước đây .Nhưng Nam Sao thì rất tin tưởng vào cán bộ chiến sỹ của mình.Bởi trong bốn tháng qua  anh đã cùng ăn cùng học tập huấn luyện  với các chiến sỹ, anh đã đi sâu đi sát anh em, động viên anh em kiên trì học tập giỏi, nâng cao được kỹ năng chiến đấu của mình, thì anh em cũng nâng cao được bản lĩnh chính trị của mình.Một người chiến sỹ không được chuẩn bị kỹ về kỹ thuật chiến đấu giỏi thì cũng không thể củng cố được lòng tin vào cuộc chiến thắng lợi.Việc rèn luyện nghiêm khắc các khoa mục huấn luyện cũng chính là rèn luyện lòng tin vào bản lĩnh chiến đấu của mình và niềm tin vào người chỉ huy của mình.Nam Sao đã gây được tình cảm và lòng tin của các cán bộ và chiến sỹ, sẵn sàng ra trận cùng anh.Quả nhiên ,trước ngày lên đường không có một ai vắng mặt, có người còn về sớm hơn quy định, có gia đình còn đưa cả con em mình lên đơn vị và chào các cán bộ chỉ huy và tỏ lòng tin tưởng vào đơn vị, cùng tiễn đưa các chiến sỹ lên đường trong không khí rất vui vẻ, khí thế hừng hực ra quân. Dạo đó ở các địa phương có khẩu hiệu để chi viện chiến trường “Thóc không thiếu một cân ,Quân không thiếu một người”,thì ở các đơn vị hành quân và giao quân cũng có khẩu hiệu “Hành quân đến  không thiếu một chân,Ra trận không thiếu một người”.Cũng như bao đơn vị khác, tiểu đoàn 2072  cũng đã trải qua  gần bốn tháng hành quân với bao nỗi cực nhọc nguy hiểm và gian khổ để vào tới  tận chiến trường B2, mà khu vực Tây Ninh là trung tâm  chiến đấu .Có biết bao nhiêu chuyện buồn vui trên dọc đường hơn một trăm mười ngày đêm  hành quân trên con đường mòn Hồ Chí Minh vĩ đại, kể sao cho hết nỗi cực khổ nguy hiểm ác liệt, phải có mưu trí sáng tạo để chiến đấu vởi kẻ thù  luôn rình rập ngày đêm để tiêu diệt ta hoặc ngăn chặn ta không cho ta vào chi viện chiến trường đánh chúng.Lại còn phải chiến đấu  với rừng già cũng không kém phần nguy hiểm, nếu cán bộ chỉ huy không kiên quyết và khôn khéo trong việc giữ gìn kỷ luật hành quân và chiến đấu thì sẽ bị thương vong thiệt hại rất nhiều và không hòan thành nhiệm vụ.Nhiệm vụ chính của tiểu đoàn  trong giai đoạn này là bảo đảm hành quân tới chiến trường, bảo đảm an toàn trăm phần trăm quân số khỏe để có thể chiến đấu ngay với quân thù trong các trận địa theo mệnh lệnh của cấp trên.Muốn vậy nhiệm vụ chủ yếu là phòng tránh địch, cả máy bay, bộ binh , biệt kích thám báo  và mọi vũ khí, khí tài hiện đại  nhất của địch tung ra để luôn ngăn chặn từng giờ từng phút ,tiêu hao, tiêu diệt quân ta, không cho ta tiến quân vào tới chiến trường.Vì vậy cán bộ, chiến  sỹ không được ham đánh địch trên đường, trừ những trường hợp đặc biệt bị địch bao vây hoặc ngăn chặn, không có đường vòng tránh, thì mới được cử một bộ phận chiến đấu, mở đường mà tiến.
                            <bài viết được chỉnh sửa lúc 16.07.2016 22:31:30 bởi Lương_Hiền >
                            #14
                              Lương_Hiền 16.07.2016 22:43:09 (permalink)
                              [This post was marked as helpful]
                               (Xem tiếp trang #16)Việc hành quân... _Thay đổi trang :2
                              <bài viết được chỉnh sửa lúc 19.07.2016 16:04:11 bởi Lương_Hiền >
                              #15
                                Thay đổi trang: 12 > | Trang 1 của 2 trang, bài viết từ 1 đến 15 trên tổng số 26 bài trong đề mục
                                Chuyển nhanh đến:

                                Thống kê hiện tại

                                Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
                                Kiểu:
                                2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9