Chương 2-QỦA MÌN ĐẦU TIÊN Đó là ngày 1-12-1946. Sau khi bọn địch đã nổ súng đánh chiếm lại Hà Nội, chúng liền mở rộng bàn đạp, đánh chiếm ra các vùng lân cận và các tỉnh xung quanh. Chúng đã lập được một số đồn bốt trên dọc đường 5 và đang thực hiện các cuộc hành quân bình định các làng xóm trên dọc đường 5 và đường 39. Hôm đó chúng định hành quân vào càn quét khu vực cầu Lực Điền trên đường 39. Chúng cho một trung đội lính Âu - Phi có xe tăng và xe cơ giới đi hộ tống.
Lúc bấy giờ Sáu Đậu là chiến sĩ tự vệ huyện, được Nam Sao là cán bộ tiểu đội phó của Vệ quốc đoàn đem về cấp cho huyện một quả mìn bằng đầu đạn 105 mm mang từ quân khu về, và huấn luyện cho cách đánh. Đồng chí Nam Sao cũng vừa mới được tỉnh cử đi học ở quân khu về, muốn được thực hiện lập công ngay.Người xung phong đánh trận mìn đầu tiên nàyvới Nam Sao là Sáu Đậu. Sáu Đậu hơn Nam Sao gần mười tuổi, anh tự xác định mình là bậc đàn anh của Nam Sao, nên đã chủ động nhận quả mìn này và bàn với Nam Sao hướng dẫn tìm cách đánh.
Được Nam Sao giúp đỡ kỹ thuật.Sáu Đậu quyết định chọn trận địa ở phố Nối, chếch vào đường 39, vì anh phán đoán nhất định bọn địch sẽ phải qua đấy.
Anh đề mghị Nam Sao hướng dẫn tỷ mỉ để anh vừa làm vừa học, tự tay chôn mìn, rải dây đấu kíp nổ và ngụy trang .Sau khi Nam Sao cùng Sáu Đậu kiểm tra cẩn thận xong.Sáu Đậu ngụy trang và nằm phục kích ở một bãi tha ma cách đó khoảng 150 mét bên cạnh một gò đất thấp ở giữa cánh đồng,còn Nam Sao làm nhiệm vụ canh gác,quan sát địch ở cách đó một đoạn và sẵn sàng phát tín hiệu cho nổ. Lúc bấy giờ nguyên tắc là chỉ được một người xuất hiện, không đưa nhiều người, để bảo đảm an toàn, bí mật, đề phòng địch bắt sống hoặc bắn, đỡ thiệt hại.
Vào khoảng bảy giờ ngày 31-12-1946, địch từ đồn Bần Yên Nhân cử một đại đội hành quân triển khai đội hình đi càn, đến gần ngả ba Phố Nối thì trúng quả mìn của Sáu Đậu giật nổ. Chúng hỏng một xe GMC, năm tên chết và ba tên bị thương. Bên ta, Sáu Đậu và Nam Sao chạy về an toàn.
Đây là trận mìn đầu tiên trên đường 5, nên bộ đội và nhân dân rất phấn khởi và tin tưởng.
Sau đó Sáu Đậu đánh liên tiếp mấy trận đều thắng lợi.Tư tưởng cũng dần dà chủ quan. Một hôm, chôn mìn xong, căng dây ngồi chờ xe địch đến. Vì nghiện
rượu nên lúc nào anh cũng có một bi đông rượu kèm bên mình và thông thường hay mua mấy cái đậu để nhắm rượu. Hôm đó, anh mua sáu chiếc đậu rán, xuyên dây treo cổ, còn rượu thì đeo ở thắt lưng. Trong khi chờ đợi, anh định mang đậu và rượu ra nhắm, nhưng không kịp, xe địch đã đến trận địa. Anh vội vàng giật mìn rồi bỏ chạy.Trong khi chạy, vì luống cuống bị vấp ngã, rơi mất sáu cái đậu. Mãi đến lúc về chỗ an toàn rồi mới biết.
Nam Sao và một số người hỏi anh:
- Anh có tiếc là quả mìn vừa rồi diệt được ít địch không? Sáu Đậu thản nhiên trả lời:
- Không tiếc, chỉ tiếc sáu cái đậu đánh rơi lúc nào không biết, nên phải uống rượu suông đây.
Nam Sao bỗng tóa lên cười và nói :
-Thế thì từ nay gọi bí danh của anh là Sáu Đậu nhé !- Tất cả mọi người cùng reo lên :
- Ừ hay đấy, đến bố Tây cũng chẳng biết là ai nữa, càng bí mật !
Từ đó mới có cái biệt hiệu là "Sáu Đậu".
Tên thật Sáu Đậu là Nguyễn Như Khuê, quê ở gần thị trấn Yên Mỹ. Lúc bấy giờ anh khoảng 26, 27 tuổi, gia đình nghèo, phải đi cày thuê cuốc mướn. Cách mạng tháng Tám cướp chính quyền anh Khuê là một trong những người đầu tiên tham gia tự vệ võ trang ở địa phương.
Một lần khác, Sáu Đậu chôn mìn đánh địch. Vì sơ ý nên để địch phát hiện
được, chúng gỡ mất quả mìn. Trận đó, anh bị kỷ luật vì để vũ khí rơi vào tay quân thù. Đồng chí trung đội trưởng giao cho Sáu Đậu nhiệm vụ phải treo được cờ đỏ sao vàng vào chính giữa đồn Pháp ở Bần Yên Nhân, để lập công chuộc tội, nếu không sẽ bị phạt nặng hơn.
Sáu Đậu nghĩ mãi cuối cùng ra được một kế.Anh rất bí mật, không cho ai hay biết.Suốt cả đêm chỉ ngồi trầm ngâm uống rượu, không đi ngủ. Một số chiến sĩ đươc giao nhiệm vụ phải thức và đi cùng để theo dõi và bảo vệ Sáu Đậu, nhưng cũng chẳng biết kế hoạch anh ra sao. Họ tin rằng anh không thể treo được cờ, vì bọn địch gác rất cẩn mật, các lần giao gác cũng rất chặt chẽ, không thể lọt không thể hở một cơ hội nào cả. Các đồng chí chiến sĩ trẻ thấy bất lực, lần lượt ngủ hết, chỉ còn lại mình anh vẫn ngồi uống rượu chờ đợi.
Mãi đến 5 giờ sáng, trong đồn Pháp thổi kèn báo thức "tí te...tí te". Bọn lính dậy đi ngoài và chuẩn bị tập thể dục buổi sáng. Lúc đó mấy đồng chí của ta gác theo dõi, bỗng không thấy Sáu Đậu đâu cả, ai cũng lo không biết anh ấy đi đâu, nhỡ bị địch bắt thì sao. Chỉ một lát sau, bỗng thấy trong đồn có lá cờ đỏ sao vàng được kéo lên và đang bay phấp phới trong gió sớm và ánh bình minh rất đẹp.Rồi người ta thấy anh Sáu Đậu mặc quần đùi, áo may-ô xuất hiện.
Lúc này anh em mới vỡ lẽ là Sáu Đậu đã lợi dụng lúc địch vừa báo thức, trời còn nhá nhem, quân lính dậy đi lại lộn xộn, anh đã mặc đúng như bọn lính trong đồn, quần đùi, áo may-ô trắng, lần vào treo cờ làm chúng chẳng biết ai vào ai. Kéo cờ xong, anh ung dung đi ra ngoài như lính trong đồn đi đại tiện vậy.
Sáu Đậu được Nam Sao hướng dẫn giúp đỡ đánh rất nhiều trận trên đường 5, trận nào cũng gan dạ, dũng cảm, tiêu diệt được nhiều địch. Anh được cấp trên tin tưởng, nhân dân tin yêu, quân ta thán phục và kẻ địch khiếp sợ, nên đã được tuyên dương công trạng ở tỉnh, ở quân khu, được quần chúng nhân dân suy tôn là ông "Vua mìn" đầu tiên trên đường 5. Ngay chính bọn địch cũng phải gọi anh là ông "Vua mìn" đáng sợ, và ra sức vây ráp, càn quét, lùng bắt anh, treo giải thưởng lấy đầu anh rất cao.
Nam Sao lại được cử đến các đôi du kich và tự vệ khác trên dọc đường 5 để huấn luyện và phát triển đánh mìn.Anh đã hướng dẫn đào tạo đươc hàng chục cán bộ chiến sỹ tự vệ khác đánh mìn giỏi, và cũng trở thành một số vua mìn nữa.Việc đánh mìn càng ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn, làm cho bọn giặc Pháp phải khiếp vía kinh hồn về “sấm đường 5” trong suốt thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp chín năm trời.
Dạo đó, sau một thời gian hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ huấn luyện và tham gia đánh mìn trên đường 5,Nam Sao được tỉnh cử đi học lớp đào tạo cán bộ Quân chính Liên khu, ba tháng và sau đó được điều về đơn vị công binh Bộ,thuộc Cục giao thông công chính do ông Hoàng Đạo Thúy chỉ huy,tiền thân của Cục công binh, rồi Bộ tư lệnh Công binh sau này.
Ba mươi năm sau, khi đã về hưu, anh mới được gặp lại những cán bộ chiến sỹ cũ và mới trong một trại viết về chiến lệ công binh trên đương 5, do cơ quan Công binh Quân khu Ba tổ chức và mời anh là một trong những người đánh mìn đầu tiên trên đường 5 về dự.
*
Phục kích ở Phục Linh Tiểu đội phó Nam Sao đang hướng dẫn các chiến sỹ công binh cách thức đào hố, chôn mìn và đấu dây điểm hỏa, thì trung đội trưởng công binh Đặng Ngọc Ban gọi:
-Đồng chí Sao lại gặp tôi nhận nhiệm vụ ! – Có tôi !-Nam sao đáp, rồi chạy ngay đến gặp trung đội trưởng Ban.
- Trung đội ta được cử một trinh sát-Ban nói tiếp- phối hợp với bộ binh đi trinh sát nắm tình hình địch, để kịp thời về báo cáo cho tiểu đoàn.Đồng chí chân dài, chạy nhanh , đi là thích hợp nhất.Việc chôn mìn đã có tiểu đội trưởng và cả trung đội ở trận địa lo.Ngay bây giờ đồng chí lên gặp tiểu đoàn trưởng Vũ Lăng nhận lệnh cụ thể.
-Rõ, tôi đi!-.Nam Sao đáp, rồi khoác súng lên vai, chạy nhanh về hướng tiểu đoàn cách đó khoảng năm trăm mét.
Thu đông năm 1947, giăc Pháp nhảy dù xuống Thái Nguyên, Bắc Cạn,Tuyên Quang, tạo thành thế tam giác bao vây ta.Địch nhẩy dù kết hợp cả thủy , lục, không quân.Hàng ngày tung quân đi lùng sục, càn quét nhằm phát hiện lực lượng ta, nhất là cơ quan trung ương của ta.Bộ binh địch hình thành một mũi hành quân từ Hà nội lên đánh chiếm Thái Nguyên.Thủy quân dùng tàu chiến từ Việt Trì theo sông Lô qua Bình Ca đánh chiếm Tuyên Quang.Chỉ huy cuộc hành quân nhảy dù lên Việt Bắc là tên đại tá Pô Pơ Kê (Popeker).Sau khi nhảy dù, địch chốt các mục tiêu quan trọng, phái các toán quân từ đại đội đến tiểu đoàn, lùng sục, đốt phá, bắn giếtnhân dân tàn nhẫn, nhằm áp đảo tinh thần chiến đấu của quân và dân ta.Pháo binh,súng cối địch bắn thị uy khắp rừng núi.Từng đoàn lừa ngựa vận chuyển súng đạn.Từng đội kị binh len lỏi, phóng vào các chòm, bản càn quét với thái độ ngông nghênh, kiêu ngạo.Địa hình núi rừng Việt Bắc trùng điệp, hiểm trở.Ai hiểu nó, biết sử dụng nó, thì thế quân sự sẽ nghiêng về người đó,và ngược lại.Hệ thống đường xá từ Thái Nguyên qua ngã ba Bờ Đậu, qua phố Ngữ đi Bắc Cạn, từ phố Ngữ đi quán Vuông, chợ Chu, từ quán Vuông qua quán Ông Già, đường Bờ Đậu Đại Từ, đèo Khế , Bình Ca, là những con đường xuyên qua rừng núi, đông thời là những con đường mà đoàn Pô Pơ Kê hành quân càn quét trong thu đông năm1947.
Đoạn đường địch bị công binh phối hợp với bộ binh phục kích là ở Phục Linh-Đại Từ.Từ ngã ba Cao Minh qua thị trấn Đại Từ, đường tương đối bằng, gần phố Đại Từ có một cánh đồng bằng phẳng,nổi lên ngọn núi Hùng Sơn.Từ đồi Hùng Sơn, quan sát và khống chế mỗi bề 4-5 km .Đây cũng là ngã ba Đại Từ đi Tam Đảo,Thái Nguyên và Tuyên Quang.
Từ ngã ba Đại Từ , qua cầu Huy Ngạc, Phục Linh, Bờ Đậu.Đường tuy bằng, nhưng qua nhiều rừng rậm, đồi thấp, tà luy đường dựng đứng.Quả đồi Phuc Linh cách Đại Từ 4 cây số, phải qua cầu Huy Ngạc.Nơi đây chọn làm trận địa phuc kích đánh binh đoàn Pô Pơ Kê, rút lui từ chợ Chu qua ĐạiTừ về Thái Nguyên vào ngày10 tháng 12 năm 1947.
Ta quyết tâm phát động nhân dân đánh địch bằng mọi vũ khí như súng kíp, tên nỏ,cạm bẫy vv…Dựa vào thế hiểm trở của rừng núi, nhân dân ta nổi lên đánh địch ở khắp nơi, tiêu hao nhiều sinh lực địch, làm cho địch ngày càng gặp nhiều khó khăn.Thương binh địch ngày càng đông, địch phải thả dù tiếp tế lương thực.Tuydù chỉ rơi cách nơi chúng đóng quân 50-100m,cũng nhiều lần bị du kích ta chiếm đoạt, địch phải rút lui.
Trước tình hình địch đã nao núng,Trên chỉ đạo quyết tâm dùng bộ đội chủ lực đánh những trận lớn,tiêu diệt hàng đại đội, tiểu đoàn địch.
Trong trận phuc kích ở Đại Từ ta có:tiểu đoàn 54 bộ binh do đồng chí Vũ Lăng làm tiểu đoàn trưởng.Một trung đội công binh do đồng chí Đặng Ngọc Ban làm trung đội trưởng và đồng chí Nguyễn Kênh là trung đội phó.
Sử dụng vũ khí công binh: 15 quả mìn giật nổ, chế bằng đầu đại bác 75 ly, chiếm được của Pháp, Nhật.Mỗi chiến sỹ công binh trang bị 10 lựu đạn chày do xưởng quân giới Phan đình Phùng của ta chế tạo.Xẻng cuốc và súng trường.
Chuẩn bị phục kích:
Ngày 3 tháng 12 -1947.Địch rút lui từ chợ Chu qua quán Vuông tới quán Ông Già đã bị tiểu đoàn 54 đánh cho một trận, thương vong hàng trăm tên, gây cho địch rất nhiều khó khăn về nhân lực vì phải vận chuyển rất nhiều thương binh.Trước tình hình đó, địch có ý định đi gấp đến Đại Từ, chiếm đồi Hùng Sơn trú quân,dùng số binh lính,và gọi máy bay tiếp tế và chở thương binh về Hà Nội.
Ngày 4 tháng 12Tiểu đoàn 54 đánh thắng địch ở quán Ông Già.Đồng chí Vũ Lănghạ lệnh hành quân gấp để chặn đầu địch.Trận địa phục kích ở khu núi Phục Linh cách Đại Từ 4km,qua cầu Huy Ngạc dài 300m.
Ngày 5/12Tiểu đoàn 54 và trung đội công binh triển khai địa hình có lợi phục kích đánh mìn.
Ngày 6/12 Trận địa phục kích triển khai đã hoàn chỉnh,trung đội công binh bố trí 15 quả mìn giật nổ,cự ly 20m một quả,trận địa mìn dài 300m.Trên quả đồi cạnh trận địa mìn là đại đội bộ binh của tiểu đoàn 54.Tất cả đều sẵn sàng, chờ kẻ thù dẫn xác tới.
Thời kì này thông tin của ta còn nhiều khó khăn.Chỉ có đường dây điện thoại đến cấp tiểu đoàn.Trong trận này từ đài quan sát,cách cầu Huy Ngạc 1500m,cách đơn vị tiền tiêu là 300-400m,phải sử dụng giây rừng,chăng trước mặt các chiến sỹ phục kích.Kí hiệu quy định là: Địch băt đầu vào trận địa sẽ giật giây một lần ; địch lọt vào giữa trận địa giật giây hai lần.Lệnh giật mìn là giật giây liên tục.Lệnh xung phong bằng kèn đồng của Pháp ta lấy được.
Hai ngày chờ đợi chưa thấy địch đến.
Ngày 7/12.Tổ trinh sát phối hợp gồm hai chiến sỹ bộ binh và một chiến sỹ công binh, được phái sang Đại Từ điều tra địch. Tổ gồm có: Khản tiểu đội trưởng bộ binh làm tổ trưởng; Bẩy chiến sỹ bộ binh,tổ viên và Nam Sao tiểu đội phó công binh,tổ viên. Từ trận địa phục kích tổ trinh sát qua cầu Huy Ngạc hướng tới đồi Hùng Sơn. Đến tối, cả tổ bò vào nằm phục ở sát đồn địch khoảng 70m.
Hồi 3 giờ sáng 8/12 tổ trinh sát phát hiện địch báo động: Ngựa hí, binh lính gọi nhau í ới, đi lại lộn xộn. Dấu hiệu địch chuẩn bị hành quân. Cùng lúc đó, chiến sỹ Bẩy tự động rẽ cành cây và nhổm người lên để quan sát, liền bị bọn địch trong vọng gácgần đó, trông thấy cây động đậy,và phát hiện thấy có người,chúng nghi ngờ là trinh sát ta, liền bắn mấy tràng súng máy từ vọng gác tới, làm hai đồng chí Khản và Bẩy bất ngờ bị hy sinh ngay tại chỗ. Còn một mình Nam Sao phải vội vàng lăn mấy vòng xuống vệ đồi tránh đạn, rồi kín đáo bò toài theo hướng khác ra đường cái cách hàng trăm mét, mới vùng lên chạy thật nhanh hơn ba cây số, trong khi trời đang mờ sáng, Nam Sao vừa chạy vừa lo ,nếu bọn địch đi ngay thì mình không kịp về tới trận địa, đơn vị không chuẩn bị kịp, sẽ lỡ mất thời cơ diệt địch.Nên anh nhớ lại những buổi tập chạy ma- ra -tông, chạy theo nhịp thở đều đều, nhìn đường chính xác, quyết không để bị vấp ngã,vấp ngã lúc này là toàn đơn vị thất bại. Đến cua cây đa này là còn một cây số nữa, cố lên, vừa chạy vừa tự động viên mình, rồi chỉ còn khoảng 500m nữa.Nam Sao bỗng thầm gọi đồng đội trong tổ trinh sát vừa hy sinh.Khản ơi, Bẩy ơi hãy phù hộ cho mình chạy nhanh lên . Sau trận đánh mình và đơn vị mới đến tìm xác và mai táng các đồng chí được. Chỉ còn 300 mét nữa thôi, nào các đồng chí cùng tôi chạy nước rút nhé,chúng ta cùng về báo cáo với đơn vị nhé .Lúc này trời cũng đã sáng, đường đã trông rõ rồi, anh gồng mình lên, cùng với tinh thần của Khản và Bảy, Nam Sao chạy như bay về tới trận địa kịp thời,vừa thở vừa báo cáo với tiểu đoàn trưởng Vũ Lăng:- Báo… cáo,báo… cáo, địch sắp hành quân!- Báo cáo xong, Nam Sao hoa cả mắt, lảo đảo không đứng vững, đồng chí liên lạc đứng cạnh đó, phải ôm chầm lấy anh , đỡ anh khỏi ngã.Nam Sao còn báo cáo thêm tình địch đang nhốn nháo chuẩn bị hành quân và tình huống hai đồng chí Khản và Bảy bị hy sinh. Tiểu đoàn trưởng Vũ Lăng chạy lại bắt tay Nam Sao:- Đồng chí chạy nhanh về báo cáo kịp thời thế này là rất tốt ,thôi ngồi nghỉ một lát đi đã. Nhưng Nam Sao lại vội báo cáo: -Tôi xin phép về trận địa ngay để đánh mìn cho kịp ạ, kẻo anh em đánh hết thì tôi mất phần à. Nói xong , anh chạy đi luôn.- Chạy từ từ thôi ,khéo ngã đấy! –Tiểu đoàn trưởng Vũ Lăng nói với và nhìn theo Nam Sao một cách trìu mến.
-7 giờ 30 ngày 8/12,toàn bộ binh đoàn địch đóng ở đồi Hùng Sơn,hành quân rút lui theo đường Bờ Đậu.Trời quang đãng,sương sớm chưa tan hẳn,đã thấy máy bay bà già lượn nhiều vòng trên quãng đường này.
-Tin địch hành quân về phía trận địa phục kích,làm mọi người phấn chấn.Có đồng chí bày lựu đạn đã mở nắp lên trước mặt mình như bán hàng.Các chiến sỹ công binh cầm sẵn sàng giây điểm hỏa.
- Giây rừng giật lần thứ nhất:Mọi người hồi hộp.Mặt đồng chí nào cũng bừng bừng khí thế.Họ nhìn nhau bằng đôi mắt tràn đầy niềm tin tất thắng.
-Giây rừng “thông tin”giật lần thứ hai.Địch đã lọt vào trận địa.Bộ binh ta ghếch súng nhằm vào đội hình địch,từng mục tiêu đang di động.Các chiến sỹ công binh kéo căng giây điểm hỏa.
-Giây rừng giật liên tục, hàng loạt mìn nổ.Lựu đạn và các cỡ súng đổ lửa vào đội hình địch.
Bất ngờ bị đòn trời giáng,địch hoảng hốt kêu la ầm ĩ.Đội hình rối loạn không đối phó kịp.Lừa ngựa chạy lung tung vào rừng,có con còn thồ cả nòng đại bác và lương thực chạy điên loạn.Kèn đồng ta vang dội núi rừng,quân ta xông lên như vũ bão,phút chốc đã làm chủ cả đoạn đường hàng cây số.
Kết quả trận đánh: Ta diệt 300 tên địch,thu và phá huỷ nhiều vũ khí của địch.Công binh lấy được 20 đầu đạn đại bác,về chế thành mìn,tiếp tục chiên đấu
Nhận xét:Công binh phối hợp với bộ binh chặt chẽ.Kỹ thuật chôn mìn và ngụy trang tốt,địch vào trận địa không phát hiện được mìn.Tạo được bí mật bất ngờ.Lấy vũ khí địch đánh địch.Đặc biệt đồng chí Nam Sao đã dũng cảm,hoàn thành nhiệm vụ trinh sát địch,chạy nhanh về báo cáo cho chỉ huy và đơn vị sẵn sàng chiến đấu kịp thời cơ.
Đột kích vào Thất Khê Hồi 14 giờ ngày 26-9-1950 đại đội trưởng Mai Sơn và chính trị viên Lê Thọ của đại đội công binh 270, gọi Nguyễn Nam Sao ,trung đội phó của trung đội 41 lên nhận lệnh. Nội dung lệnh của đại đội 270 giao cho Nam Sao sau đây :
1-Truyền đạt nguyên văn lệnh của đại đoàn trưởng đại đoàn 308, Vương Thừa Vũ:
“Mệnh lệnh: Đại đội 270 cử một bộ phận, dùng một lượng bộc phá một tạ trở lên. Đêm 27-9-1950 xâm nhập vào thị trấn Thất Khê, đánh vào toán lính Đờ La Môn, phải gây những tiếng nổ làm rung chuyển cả thị trấn Thất Khê, làm bạc nhược tinh thần binh lính địch-Phá , một số công sự, diệt một số binh lính và phá vũ khí, khí tài của địch.”
2- Đại đội chỉ định tiểu đội 3 do Phạm Lạc làm tiểu đổi trưởng (đồng chí Lạc là
chi ủy viên),trong tiểu đội có bốn đảng viên. Dưới quyền chỉ huy của trung đội phó Nam Sao ( Nam Sao lúc này chưa phải là đảng viên ,vì có quan hệ chính trị ,anh trai đi lính ngụy làm tay sai cho Pháp, nhưng về mặt chiến đấu thì Nam Sao rất có uy tín trong toàn đại đội và được chỉ huy đại đội rất tin tưởng.)
3- Quân số, tiểu đội 3 có bảy người và trung đội phó là tám người
4- Sử dụng vũ khí, khí tài: Súng trường 4 khẩu, lựu đạn chày mỗi người hai quả; Thuốc nổ TNT bánh đúc 400gram, tất cả 120kg.một hộp kíp số 8 (100cái), Nụ xòe 100 cái, Giây cháy chậm 20m Vải để gói bộc phá, loại vải xanh 10m; Dây buộc 2 cuộn to; dao bài nhỏ 5 con; Gậy làm nạng bộc phá 10 cái, to 5cm,dài 1m;Bản đồ một mảnh vùng biên giới ;Địa bàn 1 cái; Lương thực gạo một ngày.
*
Trước chiến dịch biên giới,bọn thực dân Pháp đã đánh chiếm đường số 4.Từ Lạng Sơn,Thất Khê,Đông Khê,Cao Bằng,chúng đã xây dựng đồn bốt cứ điểm kiên cố.Về mặt cai trị chúng đã lập ngụy quân ngụy quyền những xã ven đường số 4.Đàn áp cướp bóc nhân dân,trâu bò lợn gà,phu phen tạp dịch,đồn dân đến cùng cực.
Về phía nhân dân ta,phong trào du kích của đồng bào dân tộc ít người, dưới sự lãnh đạo của Đảng đã dược tổ chức, đang ngày đêm đánh lại chúng ở khắp vùng rừng núi.Đường số 4 nói chung là rừng núi.Riêng thị trấn Thất Khê là một cánh đồng rộng hình vuông , mỗi chiều rộng khoảng 5 km, hình lòng chảo, có hai khu phố và chợ, khu Nà Cạn có sân bay dã chiến gọi là sân bay Thất Khê, phía Bắc có con sông rộng khoảng 100m, mùa nước to chảy như thác, mùa cạn có thể lội qua được.Xung quanh thị trấn Thất Khê là vùng rừng núi bao bọc, rất tiện cho pháo binh của ta chiếm lĩnh ưu thế.Đường số 4 chạy qua thị trấn Thất Khê, ngoài ra còn có một con đường xe con đi được chạy xuống Văn Mịch, là hậu phương của ta.
Ngày 16-9-1950 tiếng súng của ta mở đầu chiến dịch biên giới, tiêu diệt và san phẳng đồn Đông Khê.Đồn Đông Khê bị tiêu diệt, địch ở thị xã Cao Bằng do tên đại tá Lơ Pa chỉ huy bị cô lập.Quân ta thừa thắng tiến lên bao vây Cao Bằng.Trước nguy cơ bị tiêu diệt, địch ở Cao Bằng phải rút lui.Thế là cả một binh đoàn đóng chiếm một thị xã 5 năm trời, tốn bao công sức xây dựng cứ điểm, có cả một pháo đài kiên cố, nay phải rút chạy.
Binh đoàn Xác Tông đóng ở thị trấnThất Khê hành quân lên phíá Đông Khê để đón binh đoàn Lơ Pa.Quân ta chặn đánh cả hai toán quân này.Trước nguy cơ thất bại của hai binh đoàn Lơ Pa và Xác Tông.Bọn chỉ huy Pháp ở Hà Nội buộc phải lệnh điều một binh đoàn do Đờ La Môn ở Lạng Sơn lên ứng cứu tiếp viện,Ngày 25-9-1950 binh đoàn Đơ La Môn đã đóng quân tại thị trấn Thất khê để chi viện cho hai binh đoàn Lơ Pa và Xác Tông đang bị quân ta bao vây ở núi Nà Phá
Máy bay chiến đấu các loại: Hen cát,Kinh cô bơ ra,B26 luôn luôn bay lượn bắn phá những nơi chúng nghi có quân ta.
Đại đoàn Quân tiên phong (308), cùng một số bộ đội địa phương và các binh chủng:pháo binh , thông tin, trinh sátcông binh và dân quân du kích đang thắt chặt vòng vây ở khu vực núi Nà Phá và truy lùng quân tan rã của địch trên đường số 4,đoạn từ Thất Khê tới Cao Bằng.
Tiểu đoàn công binh 333được nhiệm vụ phối thuộc cho các đơn vị chủ lực làm nhiệm vụ:-Làm chỉ huy sở cho Bộ chỉ huy chiến dich.-Đi theo bảo vệ Bác Hồ , trung ương Đảng và đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Quyết tâm chiến đấu của Bộ chỉ huy chiến dịch là tiêu diệt hai binh đoàn Lơ Pa và Xác Tông.quyết chiến điểm tại khu vực núi Nà Phá.- Dùng một bộ phận chặn đường binh đoàn Đờ La Môn từ Lạng Sơn lên chi viện, đang trú quân tại Thất Khê. Chỉ thị còn nhận định địch đang hoang mang thì ta phải đánh những đòn chí tử, để địch hoang mang cao độ, nhất là cánh quân từ xa đến là quân Đờ La Môn, phải đánh đòn phủ đầu.Giao cho công binh dùng một lượng bộc phá lớn, đột nhập thị trấn Thất khê, làm rung chuyển, áp đảo tinh thần quân tiếp viện.
Tiểu đoàn công binh 333 do Đinh Khang làm tiểu đoàn trưởng, Lê Trung Ngôn làm tiểu đoàn phó.Có 3 đại đôi tung đi các mũi, các nhiệm vụ trong chiến dịch, như các đại đội 250, 260, 270.Riêng đại đội 270 do Mai Sơn làm đại đội trưởng, Lê Thọ làm chính trị viên, được nhận nhiệm vụ vào thị trấn Thất Khê,vì đại đội 270 phối thuộc cho đại đoàn 308.
Diễn biến chiến đấu: 17 giờ ngày 27-9-1950,tiểu đội 3 công binh chuẩn bị xong và lên đường.Buổi tiễn đưa tiểu đôi 3 trung đội 41 đại đội 270 do trung đội phó Nam Sao chỉ huy đánh vào thị trấn Thất Khê,gồm có:tiểu đoàn trưởng Đinh Khang ,tiểu đoàn phó Lê Trung Ngôn và Ban chỉ huy đại đội 270,vừà kiểm tra vừa động viên.Tiểu đoàn phó Lê Trung Ngôn nói:
-Vinh dự cho tiểu đoàn công binh ta cũng là vinh dự cho các đồng chí, lần đầu tiên công binh được độc lập dùng khối bộc phá lớn, xâm nhập vào đồn địch, chúc các đồng chí chiến thắng!
Trung đội phó Nam Sao thay mặt anh em hứa quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ dù có gian khổ hy sinh cũng kiên quyết chiến đấu thắng lợi.
- 17 giờ 30 ngày 26-9-1950 lên đường.Từ vị trí xuất phát ở khu Bản Xiển đến Thất Khê tính theo đường chim bay là mười cây số, tới địa hình rừng núi, lại không có người địa phương dẫn đường, lại vì trình độ sử dụng bản đồ và địa bàn của cán bộ kém, nên đến 24 giờ ngày 26-9, toàn đội công binh đi lạc vào hướng đồn Bông Lau cách đồn 300m.Vừa đi mò mẫm đường rừng vừa ngờ ngợ, thấy có ánh đèn, lệnh cho dừng lại bố trí im lặng .Nam Sao lên nhà, gặp chủ nhà, hỏi đường vào Thất Khê.Chủ nhà liền kêu lên:
- A lúi ! bộ đội đi lạc đường rồi.Ở đây cách đồn Bông Lau rất gần, mà từ Bông Lau đến Thất Khê còn khoảng sáu cây số nữa cơ.Sau đó Nam Sao phải vận động anh Ma Văn Lý-tên chủ nhà đồng thời cũng là dân quân ở khu vực này dẫn đường .Anh Lý dẫn đội công binh quay lại hai cây số đường rừng và chỉ con đường mòn đi về hướng thị trấn Thất Khê, còn anh Lý phải quay trở lại để bám địch ở đồn Bông lau.
-Lúc này trời đã gần sáng.Ban ngày hành quân đến mười hai giờ trưa 27/9/1950 nghỉ nấu cơm ăn và nắm hai bữa.
- 2 giờ chiều, hành quân tiếp
- 6 giờ chiều toàn đội tiếp cận cách trung tâm thị trấn Thất Khê 2km đứng trên đồi, quan sát thấy cánh đồng lúa, một cánh đồng quang đãng, lòng chảo nhìn rõ cả hệ thống đồn bốt và quân lính ra vào trong thị trấn.
-7 giờ tối họp tiểu đội và làm công tác chuẩn bị bộc phá để vào chiến đấu.
-8 giờ tối tiếp cận. Vì 120kg bộc phá, gói làm 6 gói, phân công 6 chiến sỹ mang,còn tiểu đổi trưởng mang dụng cụ liên kết.Phải nói là một tiểu đội nặng nề.Đội hình hành quân tiếp cận địch: Đi đầu trung đội phó, mang một khẩu súng trường; Rồi đến tiểu đội trưởng, một khẩu súng trường; các chiến sỹ mang bộc phá đi giữa; tiểu đội phó một khẩu súng đi sau…
-Đội hình công binh lợi dụng cánh đồng lúa gần chín hành quân.
-9giờ30 tối cách đồn địch 300m.Lúc này thị trấn Thất Khê có điện máy nổ, đèn sáng, tiếng xe chạy ầm ì nghe rất rõ.Toàn đội hình dừng lại Một khó khăn mới phát hiện, hàng rào giây thép gai của địch toàn loại mái nhà và cũi lợn vây kín xung quanh, mà toàn đội chưa trinh sát trước.Một câu hỏi đề ra cho Nam Sao: Đội hình tiểu đội vào đồn bằng đường nào? Và đánh mục tiêu những lô cốt nào đây? Ban ngày nhìn thấy nhiều lô cốt, cái nổi, cái chìm.Nam Sao đã chỉ mục tiêu cho các chiến sỹ rõ.Nhưng bây giờ vào đến gần thì mất hướng mục tiêu.Còn đang tính toán, phải vào sát hàng rào trinh sát cụ thể . Nam Sao liền lệnh cho toàn đội nằm im để tự mình vào trinh sát .Đang chuẩn bị bò vào trinh sát thì một tình huống bất ngờ sảy ra:
- 10giờ 30 đêm .Toàn đội hình tiểu đội công binh triển khai một hàng dọc;Nam Sao và một chiến sỹ mò vào trinh sát, mới xuất phát được 50 m, dưới ánh đèn điện trong đồn, Nam Sao nhìn thấy một bóng người từ phía đồn đi ra, đối diện với tổ trinh sát. Nam sao liền nghĩ ra một kế : bắt sống, dù nó là lính hay là phu, nó có lối ra , thì mình có lối vào.
Nam Sao và chiến sỹ trinh sát liền nằm nấp vào ruộng lúa gần chin, ruộng khô, mỗi người cách nhau năm mét.Một người đi đền gần, khoác tiểu liên mát, rõ là lính ngụy, tên lính lọt vào đội hình , lập tức bị Nam Sao và chiến sỹ quật ngã ,tên này nằm ở dưới ruộng lúa lạy van rối rít .Sau cho nó ngồi dậy, hỏi nó đi đâu? Thì hóa ra tên lính trốn trại tên là Ma văn Iềng, về với vợ ở bản mà đội công binh vừa đi qua ban chiều.Sau khi thuyết phục, nói rõ yêu cầu tên Iềng dẫn đường thì sẽ tha chết, hắn tỏ ra ngoan ngoãn , dẫn đường tổ trinh sát tiến vào sát hàng rào địch.
-12 giờ đêm ngày 27/9/1950, tiểu đội do Lạc chỉ huy dừng lại cách hàng rào năm mươi mét, lợi dụng một gờ đất làm vật chắn đỡ.Còn Nam Sao và tên lính ngụy vào trong đồn địch.Tên Iềng dẫn vào một lối mà bọn lính làm bí mật, chuyên để trốn trại, cách cổng chính 100m.
Lọt được vào đồn , thấy lô cốt địch, lừa ngựa rất đầy trong nhà,l ính địch ngủ cả ra vỉa hè.Bọn quân Đờ La Môn ở Lạng Sơn lên toàn là lính Ma rốc.
Trung đội phó Nam sao hạ quyết tâm đánh 5 mục tiêu lô cốt, một mục tiêu chuồng ngựa.Phương pháp đánh theo kiểu liên tục bộc phá cuốn chiếu.
-12 giờ 30 đêm, toàn tiểu đội được giao nhiệm vụ chuẩn bị bộc phá: cắt giây cháy chậm theo số thứ tự: số 1 cắt 10cm, số 2 cắt 20cm, số 3 cắt 30cm, số 4 cắt 40cm, số 5 cắt 50cm.Còn một quả chuồng ngựa trên dường rút mới đánh, vì chuồng ngựa gần lối ra.Lô cốt và ụ súng địch ở khu vực Nà Cạn, bố trí dích dắc, cách nhau từ 30m đến 50m.
Đội hình đi lọt vào trong đồn, bí mật rải quân, mỗi chiến sỹ công binh một khối bộc phá 20kg, phụ trách đánh một lô cốt, ngồi tại chỗ.Sau khi rải quân xong, tới người cuối cùng là lô cốt.Trung đội phó Nam Sao ra lệnh điểm hỏa: số 5 điểm hỏa xong,Nam Sao cùng chiến sỹ công binh và tên ngụy đi từ số 5 ra, cứ thế điểm hỏa cuốn chiếu đến số 1.Năm tiếng nổ theo cắt giây cháy chậm nên nổ cũng theo thứ tự, những tiếng nổ của 20kg bộc phá TNT làm rung chuyển cả nhà cửa và ầm vang cả núi rừng thị trấn Thất Khê. Sau những tiếng nổ máy điện tắt ngấm.Bồi thêm một khối 20kg vào nhà chứa ngựa, tiếng ngựa kêu, hí và gầm rú chạy toán loạn.Ngoài ra không có một tiếng động tĩnh nào, quân địch bị choáng, phải nằm im.Thị trấn Thất Khê lúc này có hàng ngàn tên địch, ngựa xe đông như thế mà lúc này tựa như không có người.
Còn tiểu đội công binh do Nam Sao chỉ huy rút lui- Nhưng khốn nỗi điện tắt ngấm, tối như bưng, cả tên lính ngụy cũng không tìm ra lối nữa.Nam Sao quyết định ra lối cổng chính.
Toàn tiểu đội theo hướng cổng chính rút, ở cổng chính cũng chẳng thấy tên lính nào gác, toàn tiểu đội rút ra cách 500m, mới có tiếng súng ở trong đồn bắn ra.Vì đơn vị đã hoàn thành kế hoạch nên hơi lạc quan tếu một chút, cán bộ chiến sỹ quay lại chửi bọn địch ầm lên.Bọn địch trước tưởng loại pháo hạng nặng của ta bắn vào, sau đó xung phong, nhưng chúng đợi tới 15-20 phút không thấy quân ta, lúc đó chúng mới bắn, còn ta rút lui an toàn.
Năm giờ sáng ta rút xa 2km, mang theo một tù binh, một khẩu súng tiểu liên mát, về chỉ huy sở báo cáo tin chiến thắng.
Kết quả ta phá sập 5 ụ súng và lô cốt của địch, phá sập một góc nhà ngựa, làm chết gục trên hai mươi con, còn lại bị thương và mất tinh thần, như phát điên ,người không điều khiển được. Số lính Tây đen, Ma rốc ở trong lô cốt và ở ngoài gần lô cốt hàng chục mét đều bị chết và bị thương khoảng gần một đại đội.Hôm sau theo dõi thấy cả ngày xe hồng thập tự chở binh lính địch chết và bị thương đi chôn và cấp cứu.Binh đoàn Đờ La Môn hầu hết sỹ quan và binh lính đều hoang mang giao động, mất tinh thần.Theo một tên hàng binh sau này kể lại: đáng lẽ ngày 28/9 thì binh đoàn Đờ La Môn hành quân theo hướng Bông Lau để phá vây cho hai binh đoàn Lơ Pa và Xác Tông.Nhưng đêm 27/9 đã bị bộc phá đánh, nên mất tinh thần không hành quân được.Sau đó phải rút về Lạng Sơn, bỏ mặc hai binh đoàn Lơ Pa và Xác Tông ở núi Nà Phá bị quân ta tiêu diệt và bắt sống toàn bộ, kết thúc chiến dịch biên giới 1950.
Tiểu đội 3 công binh được đại đoàn 308 khen thưởng.Riêng trung đội phó Nam Sao được thưởng huân chương chiến công hạng ba.
<bài viết được chỉnh sửa lúc 16.07.2016 17:17:19 bởi Lương_Hiền >