KHÁT VỌNG BÌNH YÊN (Tập I)_Tiểu thuyết _Lương Hiền
Lương_Hiền 16.07.2016 17:00:08 (permalink)
[Helpful answer received] / [List Solutions Only]
KHÁT VỌNG BÌNH YÊN(Tập I)
  Tiểu thuyết của Lương Hiền
 
 
Chương 1-HAI CHUYẾN TÀU ĐỊNH MỆNH
 
Anh đi rất nhanh, khoảng 40 phút sau thì đã đến cổng huyện. Có một đồng chí đội mũ ca lô, sao vàng giống như mình, vai khoác súng trường. Có lẽ là người gác cổng , nhưng lại đang  cười nói  vui vẻ với mấy cô gái trẻ đang xúm xít xung quanh. Nam sào cứ lẳng lặng đi qua vào sân. Anh gác cổng liếc nhìn thấy Nam sào, cũng không nói gì,  chắc tưởng là đồng đội, lại quay sang nói chuyện với  các cô gái. Trong sân không gặp ai, Nam sào đi thẳng vào trong nhà huyện đường. Chỉ thấy vài người đang mải mê thu dọn sách vở, tài liệu gói buộc cẩn thận .Anh nhìn họ, cũng chẳng thấy ai nói gì, chắc họ cũng tưởng anh là bảo vệ, nên lại cặm cụi làm việc. Anh liền mở một cửa buồng bên cạnh .Thấy một người trung tuổi đang cắm cúi viết lách, anh liền chào rất to:
- Chào đồng chí !- Người kia bỗng  giật mình ngẩng lên, thoáng trông thấy một người to cao đang cầm kiếm đứng sát trước  mặt, thì  thần hồn nát thần tính, tái mặt đi, liền vội vàng vừa né tránh người vừa quát hỏi:
- Anh là ai? Vào đây làm gì? Rồi gọi lớn ra cửa giọng hốt hoảng:- Bảo vệ đâu, bảo vệ đâu? Sao lại cho người vào đây thế này! Mấy người ở phòng bên cạnh nghe thấy tiếng kêu liền chạy sang - Nam sào vội vàng  nói nhanh :
- Báo cáo đồng chí, tôi đến đây xung phong vào Vệ quốc đoàn ! Vừa lúc đó anh gác cổng vội chạy vào, tưởng là có án mạng, liền lên đạn rồi dơ súng chỉ thẳng vào ngực Nam sào và hô to:
- Bỏ ngay vũ khí xuống , dơ tay lên, nếu không tôi bắn .  Ai cho anh vào đây, giấy tờ đâu, tại sao vào đây không trình cổng gác?
 Trước tình cảnh người cán bộ hiểu lầm đang sợ hãi và thái độ hung hăng của người gác cổng. Nam sào phải đặt kiếm xuống mặt bàn. Nghe người gác nói như vậy chứng tỏ anh ta sợ trách nhiệm, rõ ràng anh ta thấy mình rồi nhưng không nói gì mà còn mải tán gái. Đã thế phải bẩy cho anh này một trận. Anh tươi cười và nói một cách từ tốn:
-Thưa các đồng chí, hôm qua tôi cũng đã vào đây để biểu tình cướp chính quyền theo đoàn quân Việt Minh. Nghe người ta  kêu gọi thanh niên phải xung phong tòng quân vào Vệ quốc đoàn. Nên hôm nay tôi mới đến đây để xung phong vào vệ quốc đoàn đây.Tôi đi qua cổng gác không thấy ai hỏi gì cả, chỉ thấy mấy cô gái đang cười đùa thôi, anh vừa nói vừa mỉm cười với người gác cổng. Lúc này đồng chí cán bộ đã bình tĩnh lại, nhìn trừng trừng vào  người gác cổng có ý trách móc, canh gác không nghiêm túc. Rồi nhìn lại  chàng trai trẻ đứng trước mặt, thấy hiền lành chất phác không có điều gì đáng nghi ngờ cả .Anh cán bộ thay đổi thái độ, đứng lên bắt tay Nam sào:
- Thế thì hoan nghênh  đồng chi!-Rồi anh hạ giọng :-Chú mày tên gì ? bao nhiêu tuổi, quê ở đâu?  Lấy kiếm ở đâu ra mà đẹp thế, sao lại mang kiếm đi vào vệ quốc đoàn?- Trước thái độ nhiệt tình của anh cán bộ, Nam sào cũng từ tốn trả lời:
- Báo cáo anh, tên em là Nguyễn Nam …Sào, à quên Nguyễn Nam Sao ạ! Chả là tên cúng cơm ở nhà gọi là Bạn, khi đi học mới đổi là Nam .Nhưng vì người cao lêu đêu như cái sào, nên các bạn gọi đùa là Nam sào, lâu dần thành quen. Anh chợt nhớ tới người thầy giáo già, khi trưa nay anh xuống xin đôi giầy măng tút rách, thầy hoan nghênh và khuyên anh vào Vệ quốc đoàn, thầy đọc một câu, như thơ: “Anh vệ quốc đoàn, là  ngôi sao tỏa sáng trời Nam”. Anh đã học chữ nho một thời gian do thầy dậy,  nên thấy câu thơ này hay và sâu sắc lắm. Anh liền có ý định khi vào Vệ quốc đoàn sẽ đổi tên là Nam Sao theo ý thơ của thầy. Anh nhắc lại trước người cán bộ:-Tên em là Nguyễn Nam Sao, năm nay em mười bảy tuổi, quê em ở làng Lễ ngay gần đây thôi . Thanh kiếm này là của anh rể  em trước đây bị bắt đi lính sang Tây đánh trận, đem về làm kỷ niệm, nay cho em để em đi vệ quốc đoàn đánh Tây. Em nghĩ rằng Vệ quốc đoàn ta hiện nay vẫn chưa có nhiều súng, thì thanh kiếm này cũng có thể diệt được Tây chứ ạ!
Mọi người có mặt ở đấy đều cười ồ lên: -Cứ tưởng là chuyện chết người cơ -Anh cán bộ  liền xua  xua tay cho mọi người về chỗ làm việc, rồi mỉm cười  nói với Nam Sao:
 -Chú mày khá lắm, vệ quốc đoàn ta hiện nay đang rất cần nhiều người để đánh giặc cứu nước, em về vận động thêm càng nhiều càng tốt. Hiện nay ở huyện chưa được tổ chức vệ quốc đoàn, chỉ mới tổ chức tự vệ thôi.Anh sẽ giới thiệu em lên Hà Nội để tuyển Vệ quốc đoàn của Bộ quốc phòng. Nói xong anh cán bộ ngồi vào bàn lấy một tờ giấy, rồi ghi chép một lát, xong gấp tờ giấy lại thành bốn, rồi đưa cho Nam Sao:
-Em hãy về nhà chuẩn bị, mang thêm một hai bộ quần áo và đồ dùng cá nhân, vận động thêm người cùng đi cho vui. Nội nhật ngày mai phải có mặt ở Hà Nội, tìm đến Ban tuyển sinh ở nhà hát lớn, theo địa chỉ anh đã ghi trong giấy này. Nhớ mang theo mấy nắm cơm đi đường khỏi đói. Còn thanh kiếm thì em để lại ở nhà cho khỏi cồng kềnh, sau này du kích làng xã có thể cần dùng đến. Em vào vệ quốc đoàn sẽ được phát súng, phát lựu đạn  và các trang bị gọn gàng hơn. Em còn hỏi gì nữa không?
-Không ạ, em nhớ rồi. Em xin cảm ơn anh, nhất định ngày mai em sẽ đến.
- Chúc mừng em thành công , đạt được ước mơ !-.Anh cán bộ bắt tay Nam Sao một lần nữa và tiễn anh ra cửa.
- Em xin chào anh!
-Chào chú Vệ quốc đoàn!-Nam Sao lao nhanh ra cửa . Anh cán bộ nhìn theo lòng đầy trìu mến. Anh mỉm cười lắc lắc đầu, xuýt nữa thì mình gây nên một tai họa.(!)
                                                            *
 Nam Sao qua cổng mỉm cười với anh lính gác, lúc nãy khi thấy anh cán bộ bắt tay Nam Sao thì anh gác cổng đã im lặng rút lui ra ngoài. Bây giờ hai người dơ tay chào nhau có ý giảng hòa. Lúc này trời đã quá chiều, sắp gần tối rồi nên Nam Sao đi rất nhanh về nhà, vừa đi vừa mừng vui.Anh đi những bước đi vững chắc, chẳng mấy chốc đã về tới nhà. Vừa về tới sân, Nam Sao đã reo vui gọi to:
-Bố mẹ ơi, cả nhà ơi! Con đã trúng tuyển Vệ quốc đoàn rồi, ngày mai lên tập trung ở Hà Nội, nhận nhiệm vụ của Bộ quốc phòng đây này.Vừa nói anh vừa lấy  mảnh giấy trong túi áo ra dơ lên cho mọi người tin.Vừa lúc đó ông anh rể cũng vừa đến liền hỏỉ:
-  Trúng rồi à? Bao giờ cậu đi, ngày mai à? Xin chúc mừng cậu! Nam Sao liền cầm thanh kiếm đưa cho anh rể:
- Em gửi lại anh thanh kiếm này, anh cứ để dành sau này có khi du kích làng ta cần đến, còn em, vào vệ quốc đoàn sẽ được phát súng và lựu đạn.Nam Sao  hỏi chị cả Chuộng là vợ anh Hữu:
 -Anh Hữu đâu rồi nhỉ, bảo anh về chuẩn bị, mai đi tàu sớm.-Chị Chuộng trả lời Nam Sao:
- Anh chú đang đi bừa ở ngoài đồng ấy, cũng sắp về rồi.
-Để em chạy ra tìm anh về ngay!Nam Sao vội chạy ra đồng tìm.Chả là hôm trước  trong khi đi biểu tình cướp chính quyền, anh Hữu là anh cả ,hơn Nam Sao hai tuổi, đã bàn với Nam Sao, em trai thứ hai, là hai anh em cùng xung phong đi Vệ quốc đoàn đợt này để làm rạng danh cho làng Lễ cơ mà. Ra tới đồng, Nam sao vừa đi vừa gọi :
- Anh Hữu ơi,..anh Hữu ơi…! Về đi Vệ quốc đoàn thôi! Khi tới nơi thì anh Hữu cũng đang tháo ách trâu, cuộn chão vào bừa.Nam Sao vừa đưa tờ giấy cho anh Hữu xem vừa nói:
- Ngày mai phải có mặt tập trung ở nhà hát lớn để nhận nhiệm vụ.Anh Hữu xem xong tờ giấy cũng reo lên:
- Thế là hai anh em mình cùng ở chung một đơn vị thì hay quá rồi.Nào, em dắt trâu cho anh, để anh vác bừa, về nhanh lên kẻo tối rồi. Vừa đi, anh Hữu vừa hỏi :
 -Sáng mai đi tàu hay đi ô tô?
- Đi tàu lúc 5 giờ sáng anh ạ.
-Từ ga Hàng Cỏ đến nhà hát lớn nghe nói cũng xa đấy.Ta thuê xe tay hoặc xích lô đi, họ sẽ đưa mình đến tận nơi em nhỉ.À này, em nhớ nhắc anh xin mẹ một ít tiền đi phòng thân nhé –Vâng ạ!
Khi hai người về đên nhà thì đã thấy bố đang cắt tiết gà, mẹ đang vo gạo nếp thổi xôi, để xắp lễ, cúng thần linh và tổ tiên ông bà phù hộ độ trì cho hai con lên đường được chân cứng đá mềm mạnh chân khỏe tay, bền bỉ dẻo dai, hòn tên mũi đạn phải tránh xa, không bị ốm đau bệnh tật, chiến đấu thắng lợi lập được nhiều chiến công, an toàn không bị thương tật, đến ngày thắng lợi trở về, xây dựng gia đình hạnh phúc.Đến tối thì anh em họ hàng gần xa, bà con láng giềng trong làng ngoài xóm kéo nhau đến thăm hỏi chúc mừng gia đình gương mẫu có hai con trai vào vệ quốc đoàn, làm vẻ vang cho họ hàng làng xóm, quê hương. Bên cạnh bát nước chè tươi, ống điếu thuốc lào, câu chuyện của các ông cứ rôm rả.Nào chuyện thế giới hai phe bốn mâu thuẫn, chuyện Nhật đầu hàng đồng minh, đến chuyện quânTàu ô vào giải giáp quân Nhật.Rồi đến chuyện trong nước, từ nạn đói tràn lan, nhất là ở Thái Bình, đâu đâu cũng thấy người chết đói nằm la liệt, đến chuyện Quốc dân đảng đang dựa và thế quân Tàu để gây bạo loạn ở Tuyên Quang, Phú Thọ… Chuyện miên man đến mãi khuya mới kéo nhau về , để cho các anh đi ngủ, mai còn đi sớm.Nhưng cả nhà chẳng ai ngủ được chỉ trừ bọn trẻ con, các cháu thì đã ngủ sớm ,sau khi ăn xôi của bà cho.Ông bà thì thắp hương và lầm rầm khấn vái cả đêm.Nam Sao thì bị các bạn trai rủ đi tâm sự chia tay với các bạn gái ở mãi bờ hồ ngoài đình.Anh Hữu thì đang rì rầm trong buồng, khuyên nhủ chị Cả yên tâm ở nhà làm ăn ,trông nom bố mẹ và nuôi nấng con cái, anh đi sau một hai năm chiến thắng anh sẽ về, cũng giống như anh rể trước đây sang tận bên Tây đánh trận ba năm lại về đấy thôi. Nam Sao đi chơi khuya về, mới nằm được một lúc, thì chuông nhà thờ xóm đạo đã đổ một hồi, báo hiệu bốn giờ sáng.Anh vội vùng lên gọi mọi người dậy chuẩn bị cho hai anh em lên đường để kịp đi chuyến tàu 5 giờ.Chị Cả đang thổi cơm dưới bếp để cho hai người ăn và nắm cơm mang đi lên tàu.Cơm đã chin, Nam Sao dục chị dọn cơm ăn ngay  còn đi, vì từ nhà ra ga cách ba cây số, đi nhanh cũng phải mất bốn mươi phút.Chị Cả vừa dọn cơm xong, anh Hữu và Nam Sao ngồi xuống ăn.Nhưng Nam Sao chỉ ăn vội một bát cơm, rồi cầm miếng cháy vừa ăn vừa chạy vào trong nhà chào bố mẹ, rồi xách một cái bị cói tòong  teng  ra sân.Anh Hữu bảo :
 -Chờ anh nắm xong cơm đã rồi hãy đi.
-Thôi muộn rồi-Nam Sao nói-Em ra trước mua vé tàu, anh nắm cơm xong ra ngay!
- Thôi thế cũng được, xong anh đi ngay.
                                                          *
Nam Sao cứ sợ muộn tàu, thì mất thời cơ vào vệ quốc đoàn, nên anh đi rất nhanh, có đoạn lại chạy, dọc đường gặp người chào hỏi, anh cũng chẳng kịp trả lời .Cũng may buổi sớm mát trời, nên đi không thấy mệt.Khoảng bốn mươi phút sau thì anh đã đến ga.Khách đi tàu đã lục đục lên tàu.Nam Sao vào ga mua hai vé tàu rồi ra sân ga đứng chờ anh Hữu.Một lúc sau thì còi báo hiệu tàu sắp chuyển bánh.Nam Sao sốt ruột  cứ chạy đi chạy lại ngó ra cửa ga, anh cầm chiếc vé trên tay để đưa cho anh Hữu, nhưng chưa thấy anh Hữu đâu .Tàu đã chuyển bánh, anh vội vàng nhảy lên tàu, đứng ở bậc lên xuống, một tay vịn lan can, một tay vẫn cầm vé nhìn ra cửa ga, nếu thấy anh Hữu thì ném vé xuống cho anh. Tàu đã chạy nhanh Nam Sao bỗng khóc òa lên như trẻ  con, làm hành khách ngỡ ngàng chẳng biết vì sao, họ đoán chắc là xa vợ  hay xa người yêu chăng?.Nhân viên trên tàu thấy vậy dìu anh vào ghế ngồi, anh vẫn thò đầu ra ngoài cửa sổ nhìn xuống sân ga cứ xa dần xa dần, rồi mất hút…Một lát sau, Nam Sao phán đoán , anh Hữu sẽ đi chuyến tàu sau, hoặc đi ô tô khách, đến ga Hàng Cỏ, lên đó anh sẽ chờ anh Hữu vẫn kịp, thế là anh yên trí dựa vào ghế thiu thiu ngủ, vì đêm qua chẳng ngủ được tí nào.
Khoảng hai tiếng sau thì tàu đến ga Hàng Cỏ.Nam Sao ra ngoài cửa ga chọn một chỗ dễ quan sát nhất để đón anh Hữu.Nhưng chờ mãi, đến tám giờ  không thấy, cứ sốt ruột chạy đi chạy lại mãi quanh  cửa ga, đến chin giờ, rồi mười giờ vẫn không thấy.Nam Sao phán đoán chắc là có sự cố gì rồi, nên ang Hữu mới không đến kịp Bây giờ đã muộn rồi, mình phải đi thôi, không được cả hai thì một vậy, chả nhẽ trượt cả thì còn ra sao nữa, đã chia tay với gia đình làng xóm cả rôi.Nam Sao hỏi đường đến nhà hát lớn, có lẽ hơi xa, anh định thuê xe đi cho nhanh, nhưng sờ túi chẳng còn một xu nào.Lúc ở nhà anh yên trí là anh Hữu sẽ mang tiền, anh chỉ cầm đủ tiền mua hai vé tàu thôi.Đành đi bộ vậy, vừa đi vừa hỏi từng đoạn.Nhưng chết nỗi bây giờ bụng lại đói rồi, vì buối sáng chỉ ăn vội có một bát, đành nén bụng chịu vậy.Thế là Nam Sao cứ cặm cụi đi cho nhanh đến nỗi không kịp ngắm cả đường phố nữa.Chỉ khoảng một tiếng thì đến nơi.Nhà hát lớn đây rồi, anh trông thấy ngôi nhà nguy nga, tráng lệ mà phấn khởi, quên cả đói , quên cả mệt.Ngoài cửa có căng một băng màu đỏ chữ vàng “nơi tuyển vệ quốc đoàn” Nam Sao vội đi vào trong nhà, thấy một dẫy bàn và bốn năm anh vệ quốc đoàn đang làm việc với một số thanh niên đang khám tuyển.Người thi đo chiều cao, người cân thể lực,người khám sức khỏe.
- Chào các đông chí! –Nam Sao chào mọi người rồi đứng xếp hàng sau hai người khám tuyển, anh là người cuối cùng.Đến lượt anh vào khám thì có chuông đồng hồ báo hết giờ làm việc.Đồng chí trưởng ban khám tuyển đứng lên công bố:
-Hết giờ làm việc, thôi nghỉ đến chiều lại khám tiếp.Nam Sao hốt hoảng vội chạy đến chỗ đồng chí trưởng ban :
- Báo cáo anh, còn em nữa, đề nghị các anh khám tuyển cho em luôn, em ở xa lắm, bây giờ mới lên tới đây! Trưởng ban hỏi:
- Đồng chí quê ở đâu?
- Dạ em ở mãi Hải Dương cơ ạ.
-Năm nay bao nhiêu tuổi?
-Dạ em mười bảy ạ! – Một người ở bàn bên cạnh liền nói xen vào:
- Chàng trai này trẻ tuổi, lại to cao đẹp trai, người cân đối, chẳng phải khám cũng tuyển được rồi đấy, thử hỏi  từ mấy hôm nay, có tuyển được người nào như chàng trai này không, đề nghị cho lấy luôn thôi ạ.- Mọi người đều nói :
- Đồng ý !- Trưởng ban lại nói tiếp:
- Nêu vậy thì các đông chí làm thủ tục hồ sơ tuyển ngay  đi.Sau đó đồng chí quản trị dẫn về nơi tập trung và báo cơm  trưa nay luôn
- Vâng ạ!- Thế là chưa đầy mười phút sau, hồ sơ khám tuyển đã làm xong. Nam Sao vui mừng phấn khởi nói:-Em xin cảm ơn và chào tất cả các đồng chí ạ!-Đồng chí quản trị liền dẫn Nam Sao ra chiếc xe jeep đậu ở ngoài sân, dẫn về nơi tập trung cách đó không xa.Một ngôi nhà rộng như là công xưởng.Ở đây đã có một tiểu đoàn tân binh vừa mới tuyển trong ba ngày nay. Nam sao được tạm thời biên chế vào : tiểu đội 9 ,trung đội 3,đại đội 45, tiểu đoàn 36,trung đoàn Thủ đô. Ngay bữa trưa hôm đó Nam Sao được ăn bữa cơm đầu đời lính của anh, tuy đơn giản nhưng rất là ngon.
                                                           *  
    Chị Chuộng vợ anh Hữu cầm đưa mảnh mo cau chuyên để nắm cơm cho anh Hữu, anh vội vàng xới cơm, nắm hai nắm , mỗi nắm gói vào một mảnh lá chuối chị Cả đã hơ lửa, rồi xếp vào bị cói.Anh vào nhà uống một ụm nước,chào bố mẹ, rồi xuống dưới buồng thơm  ba  đứa con gái nhỏ sàn sàn năm một, đang ngủ ngon, sách túi quần áo ra sân khẽ nói với chị Cả:- Thôi mình ở nhà tôi đi nhé, có gì tôi sẽ biên thư về ! rồi lao vút ra cổng.Anh bước vội để cố đuổi kịp chú hai, chắc chú ấy đã gần ra đến tàu rồi.Khoảng ba mươi phút sau  đến chợ Neo, chỉ còn cách ga một đoạn ngắn nữa  thì anh Hữu nghe thấy tiếng tàu xả hơi nước xì xì, chắc là tàu sắp chạy rôi.Anh vội vàng co chân lên cổ chạy nhanh sợ lỡ tàu.Buổi sáng trời mát như vậy, mà mồ hôi mồ kê anh Hữu tóa ra như tắm.Anh vẫn cố chạy.Đến cửa ga rồi, lại thấy tàu hú còi , chuẩn bị chuyển bánh, mà cửa bán vé và cửa soát vé  đều đã đóng .Anh vội nói với người nhân viên nhà ga :
- Cho tôi ra với, cho tôi ra với !-Nhân viên quát :
-Vé đâu? - Thằng em tôi nó đã mang lên tàu rồi!
– Không được! – Thấy bộ mặt người nhân viên hằm hằm khó chịu, Hữu liền móc túi  đưa cho anh nhân viên tờ một đồng Đông Dương, bình thường có thể mua được ba bốn vé(!),Người nhân viên chẳng nói chẳng rằng  vội cầm lấy tiền đút túi rồi  mở cửa, hất đầu ra hiệu cho Hữu ra cửa lên tàu . Hữu băng nhanh mấy đường ke rồi nhảy lên tàu, trong thi đó tàu đang chuyển bánh.Anh vội chen vào trong toa tìm ghế ngồi, rồi sẽ tìm chú em sau, nhưng tàu đông khách  quá  anh cứ  len mãi ,len mãi, nên cũng chẳng biết tàu chạy hướng nào, ngược hay xuôi. Anh vẫn đinh ninh là tàu đi Hà Nội.Thôi đành chờ đến ga Hàng Cỏ, xuống ga tìm chú em sau vậy.
    Nhưng sự đời thường lắm bất ngờ và éo le .Chuyến tàu  đi Hà Nội đã chạy cách đây mười bẩy phút, mang theo Nam Sao, chú em trai thứ hai của anh Hữu, còn chuyến tàu mà Hữu nhảy lên lại là chuyến tàu đi Hải Phòng .Nó đã đến ga Phú Thái từ trước khi tàu Hà Nội đến và đậu ở đường ray ngoài cùng, để bốc một số hàng, và chờ đón một  đoàn  người khá đông xuống Hải Phòng  biểu tình.Khi tàu Hà Nội đến ga, chỉ dừng lại ba phút để lấy khách rồi chuyển bánh về Hà Nội ngay. Còn đoàn tàu Hải Phòng vẫn  phải chờ vì đoàn người  đi biểu tình chưa đến hết.Đoàn tàu này sẽ đi thẳng tới Hải Phòng mà không dừng ở các ga dọc đường nữa.Anh Hữu vẫn yên trí là mình đang đi Hà Nội. Tàu chạy khá nhanh, chỉ  khoảng nửa giờ thì  tàu vào ga rồi dừng lại.Hành khách xô nhau xuống tàu hết.Anh Hữu lấy làm lạ, mới hỏi mọi người:- Ga này là ga nào ? Có mấy thanh niên lớn tuổi hơn anh mới  hỏi
- Thế cậu định đi đâu?-Tôi đi Hà Nội!
 -Thế thì nhầm tàu rồi cậu quỷnh nhà quê ạ!- Lúc này Hữu mới ngã ngửa người ra, anh như người chết đứng,ngơ ngơ ngác ngác, chẳng biết đi đâu.Anh  ân hận tự trách mình  vội vàng không hỏi kỹ từ ga Phú Thái nên mới sảy ra nông nỗi này. Vừa buồn vừa chán, suy nghĩ một lúc , anh mới nghĩ ra, liền chạy lại phía mấy thanh niên lớn tuổi hỏi một câu ngớ ngẩn:
- Ở đây có tàu đi Hà Nội không các anh? -Bọn họ cười ồ lên :- Đúng là cậu nhà quê, nhà ga sao lại không có tàu.Một cậu cứng tuổi hơn  trông có vẻ hiền lành hỏi:
- Thế cậu định đi đâu, đi làm gì?- Hữu liền trả lời:
- Tôi lên Hà Nội đi vệ quốc đoàn, không may lại nhầm tàu, liệu bây giờ  có tàu đi Hà Nội không, chiều nay có lên kịp không ? Mấy người đều à lên một tiếng rồi  tranh nhau nói:
- A! cậu đi vệ quốc đoàn à? Thì chúng tớ cũng đi vệ quốc đoàn đây!
 - Cần gì phải lên Hà Nội mới có vệ quốc đoàn, ở ngay Hải Phòng cũng có vệ quốc đoàn, lại gần nhà không phải đi xa .-Chúng tớ cũng đều xung phong đi cứu nước đây.Cậu bao nhiêu tuổi rồi?
 -Tôi  mười chin tuổi!
-Ôi trẻ quá, cậu lại to cao đẹp trai như thế này thì ở đâu người ta cũng nhận- Chỉ cần tích cực hăng hái, thì chóng lên quan lên chức lắm đấy!-Một anh từ cửa nhà ga chạy đến :
-Đến chiều mới có tàu đi Hà Nội.Một anh khác:- Này các cậu ơi, đi kiếm một chút  “La cay” cho có khí thế, rồi đi biểu tình đi , sắp đến giờ rồi -Ừ phải đấy! Thế là họ kéo nhau đi.Một anh kéo tay Hữu:
- Thôi đi với chúng tớ làm một chén rồi đi biểu tình cứu nước đi ,chiều mới có tàu, cậu lên Hà Nội vẫn kịp mà.Thế là Hữu cũng đi theo chúng.Ừ thì đi xem sao,ở đây họ biểu tình thế nào có giống ở quê mình không?.Đằng nào mình cũng lỡ rồi, chiều mới có tàu  đi Hà Nội cơ mà. Cả toán hơn chục người kéo nhau vào một nhà hàng ven đường gọi mấy chai rượu ra uống, rồi tranh luận nhau rất to, một anh  đưa cho Hữu một chén, anh cũng uống, rồi anh khác đưa chén nữa, chén nữa… anh cũng uống.Sau thấy mấy người tranh nhau trả tiền .Rồi  họ lại kéo nhau  ra đường phố, cứ xếp hàng đi ở giữa đường , các xe cộ đều phải dừng lại tránh sang vệ đường, chờ đoàn người di qua rồi mới đi. Nhiều người ở dọc đường cứ nhập vào đông dần, đông dần.Một tiếng hát được  xướng lên, mọi người cùng hát rất to, rất hùng dũng : “ Này thanh niên ơi quốc gia đến ngày giải phóng.Đồng lòng cùng đi hy sinh tiếc gì xương máu…” Họ cứ hát đi hát lại bài này. Hữu cũng hát theo, tuy không thuộc,nhưng hát cho hơi rượu bốc ra . Một lá cờ đỏ sao vàng ở đâu  có cán cao, dơ lên trên đầu hàng.Gió thổi phần phật bay trong nắng sớm .Càng đi ,người càng nhập vào đông hơn, đã có đến hàng trăm người, đủ cả nam phụ lão ấu, nhưng đông nhất vẫn là  lớp thanh niên và thiếu nhi. Đoàn người đi qua một đường phố nữa, thêm mấy lá cờ đỏ sao vàng.Lại có cả một ban nhạc kèn đồng của nhà thờ,  gần chục người nhập vào đoàn biểu tình, nhạc kèn kêu vang cả đường phố, dân phố đổ xô ra xem, người đi đường cũng dừng lại xem.Đoàn người  đi biểu tình càng đông hơn, có đến hàng trăm người.Lại thêm  vài lá cờ xuất hiện, nhưng là cờ vàng ba sọc đỏ, chen lẫn với cờ đỏ sao vàng. Cờ nào thì cờ, đều là cờ của Việt Nam cả (!).Bài hát “Tiếng gọi thanh niên” vẫn cứ vang lên theo nhịp kèn đồng và người hát đến khản cả  cổ.Người ta còn hô vang các khẩu hiệu:- Việt Nam độc lập muôn năm!- Đả đảo phát xít Nhật! - Đả đảo thực dân Pháp!-Đại Việt muôn năm!- Đế quốc Việt Nam muôn năm!- Ủng hộ Việt Minh! - Ủng hộ Quốc dân Đảng!Nghĩa là cờ quạt cũng lộn xộn, khẩu hiệu cũng lộn xộn.Không phân biệt của phe phái nào cả.Cứ thấy người kéo nhau đi là đi theo, cứ thấy hô khẩu hiệu là hô theo, chẳng cần biết đúng hay sai.Cái  thời mới khởi  nghĩa cướp chính quyền, những ngày đầu tiên, ở một số nơi , nó như  thế đấy !Sau khi Nhật đầu hàng Đồng Minh, chính phủ Trần Trọng Kim(do Nhật dựng lên bị đổ), chính quyền các nơi tan rã, không còn cảnh sát, không còn quân đội, không còn chính quyền.Tất cả đều bỏ chạy hoặc  nằm im chờ đợi .Mặt trận Việt Minh do đảng Cộng sản lãnh đạo cướp chính quyền, chưa đủ lực lượng làm đồng loạt ở các nơi trong toàn quốc.Ngày 19 tháng 8  năm 1945 mới cướp được chính quyền ở Hà Nội và một số vùng lân cận.Quốc dân Đảng ( của Nguyễn Hải Thần  và Nguyễn Tường Tam) cũng đang dựa vào thế quân Tàu, danh nghĩa đồng minh vào giải giáp quân Nhật, để tranh với Việt Minh cướp chính quyền .Nhưng  họ đã bị thất bại ở Hà Nội ngày 19-8 .Cay cú một số người của phe quốc dân Đảng liền kéo xuống Hải Phòng, kết hợp với phe đảng Đại Việt(thân Nhật) định tổ chức cướp chính quyền ở Hải Phòng.Họ mới tổ chức nên cuộc tuần hành thị uy trên đường phố để tập hợp lực lượng.Họ biết lúc đó  thế Việt Minh rất mạnh, nên phải dương cờ đỏ sao vàng lên trước, để lôi kéo quần chúng đi  theo mình cho đông, rồi mới đưa cờ vàng ba sọc ra theo kiểu  lập lờ đánh lận con đen như thế.Nhưng  những người Cộng sản và mặt trận Việt Minh thành phố Hải Phòng đã kịp thời phát hiện ra âm mưu của phe Quốc dân Đảng và Đại Việt .Liền dùng chiến thuật gậy ông đập lưng ông, huy động một số đông quần chúng, cầm nhiều cờ đỏ sao vàng và một số tự vệ ( mới thành lập mấy hôm)  đeo súng ra nhập vào đoàn người, và chỉ hô vang những khẩu hiệu Cách mạng:
 -Ủng hộ Việt Minh!
- Việt Nam độc lập muôn năm!
- Nước Việt Nam của người Việt Nam !
-Chính quyền phải về tay nhân dân!...  Qua vài đường phố nữa, cờ đỏ sao vàng và quần chúng nhân dân ngày càng nhập vào đông hơn.Khi đoàn biểu tình đi đến nhà hát lớn thành phố , thì tự nhiên những lá cờ ba sọc biến đi đâu hết, chỉ còn cờ đỏ sao vàng.Cánh Quốc dân Đảng và Đại Việt biết mình bị hố, bị thất bại, sợ bị Việt Minh  bắt nên đã bí mật cuốn cờ chuồn thẳng , Nguyễn Văn Hữu cũng bị chúng lôi kéo đi theo chúng.Đoàn biểu tình dừng lại trước nhà hát lớn, biến thành cuộc mít tinh.Tiểu đội tự vệ cầm súng đứng hiên ngang làm hàng rào danh dự.Một cán bộ Việt Minh  đứng trên  bục cao, cầm loa tay, đọc lời kêu gọi tổng khởi nghĩa của Việt Minh. Ngay sáng hôm sau, ngày23 tháng 8,Mặt trận Việt Minh dưới sự lãnh đạo của Thành ủy Cộng sản Hải Phòng, đã huy động hàng ngàn quần chúng nhân dân và đội tự vệ võ trang.Xông vào tòa thị chính  cướp chính quyền, lật đổ chính quyền cũ, lập chính quyền mới thắng lợi.
Nguyễn Văn Hữu bị cánh Quốc dân Đảng và Đại Việt lừa phỉnh lôi kéo theo họ, tạm thời trốn tránh  ở Hải Phòng không lộ mặt, để chờ thời.Hàng ngày đi làm thuê làm mướn kiếm ăn .Rồi được các lực lượng thân Pháp bắt mối làm tay sai  bí mật phục vụ cho quân Pháp chuẩn bị trở lại Hải Phòng .Tháng 10 năm 1946 giặc Pháp đánh chiếm lại Hải Phòng, Hữu mới công khai trở thành nhân viên cảnh sát, rồi một thời gian sau lên đồn trưởng đồn cảnh sát của chính quyền bù nhìn thuộc Pháp tại Hải Phòng.Yêu một cô gái tên là Ngần, là  chiến sỹ du kích của đội du kích Hoàng Ngân tỉnh Hưng Yên đang trốn tránh vào Hải Phòng .Cho đến năm 1954 Pháp bị thua ở chiến dịch Điện Biên Phủ.Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết. Nguyễn Văn Hữu đã đeo lon trung úy ngụy quân.Mang cô Ngần theo  Pháp rút vào miền Nam, rồi  phục vụ  cho chính quyền Việt Nam cộng hòa, do Mỹ chỉ huy và chi viện.
 Thế là cùng một ngày 22 tháng 8 năm 1945.Tại ga Phú Thái,có hai chuyến tàu, chạy hai hướng ,mang theo hai anh em ruột, chia thành hai  số phận đối ngược nhau đến cuối đời.
<bài viết được chỉnh sửa lúc 16.07.2016 17:16:21 bởi Lương_Hiền >
#1
    Chuyển nhanh đến:

    Thống kê hiện tại

    Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
    Kiểu:
    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9