KHÁT VỌNG BÌNH YÊN (Tập I)_Tiểu thuyết _Lương Hiền
Thay đổi trang: < 12 | Trang 2 của 2 trang, bài viết từ 16 đến 26 trên tổng số 26 bài trong đề mục
Lương_Hiền 16.07.2016 22:53:16 (permalink)
Bỏ  qua trang #17,xem tiếp trang #18... Thay đổi trang 2
<bài viết được chỉnh sửa lúc 21.07.2016 19:17:10 bởi Lương_Hiền >
#16
    Lương_Hiền 17.07.2016 11:07:02 (permalink)
    (Xem tiếp trang #18) Trước hết việc  giữ gìn
    <bài viết được chỉnh sửa lúc 19.07.2016 16:05:34 bởi Lương_Hiền >
    #17
      Lương_Hiền 17.07.2016 11:34:24 (permalink)
      Trước hết việc giữ gìn kỷ luật nấu cơm không khói để phòng tránh máy bay địch thời gian đầu khá vất vả, mặc dầu trong thời gian huấn luyện đã rèn luyện kỹ và thành thạo rồi, nhưng trên đường hành quân, một số chiến sỹ mệt  nhọc sinh chủ quan, không chịu chuẩn bị củi đóm tốt, đến chặng nghỉ cứ  vội vàng tống cả củi tươi vào để đốt thật to làm khói um , bốc lên cao .Giữa lúc đó tiếng kẻng báo động có máy bay từ xa, mọi người đều hô hét ầm ĩ, một chiến sỹ vẫn tiếc nồi cơm đang xôi không chịu dập lửa ngay.Tiểu đoàn trưởng Nam Sao đang ở gần đó, thấy vậy liền chạy vội lại đá hất nồi cơm đổ ụp xuống bếp dập tắt được ngọn lửa và lấy cây san  gạt bếp ra để dập khói, cứu nguy một bàn thua trông thấy, vừa khi đó một tốp  máy bay Mỹ bay vụt qua, mọi người đều hoảng hồn  .Tiểu đội trưởng bị phê bình nghiêm khắc, cả tiểu đội phải nhịn không có cơm ăn.Cũng may, một số anh em tiểu đội khác bớt bát nhường cho vài miếng đỡ đói.Từ đó  việc chuẩn bị củi nấu cơm dọc đường đã đi vào nề nếp, chỉ cần mỗi người nhặt một vài nắm củi khô ở dọc đường, là khi đến chỗ nghỉ, cả tiểu đội sẽ có cơm ăn, nước uống được ngay .Đời lính lại vui tươi ca hát.
      Việc nuôi quân trên đường hành quân  cũng được tiểu đoàn trưởng Nam Sao và các chỉ huy của tiểu đoàn 2072 quan tâm lãnh đạo.Ngoài chế độ tiêu chuẩn của quân đội đã quy định, không được vi phạm, không được ăn bừa bãi, thừa hoặc thiếu để bảo đảm sức khỏe cho bộ đội lâu dài.Ngoài ra còn động viên chiến sỹ tìm hái nhiều rau   rừng đào củ rừng ăn được  để tăng thêm chất tươi,vi ta min , cho bộ đội, ngoài ra  những ngày nghỉ hoặc ban đêm, tập trung một số anh em thiện xạ đi săn bắn, hoặc bắt cá sông, cá suối về cải thiện cho anh em các bếp.Riêng về nghề săn bắt thì tiểu đoàn trưởng Nam Sao là một cây thiện xạ  .Trong ba lô của anh bao giờ cũng có một tấm lưới đánh cá một cuộn cước và mấy chùm lưỡi câu các loại.Mỗi lần đến trạm  giao liên hoặc các binh trạm,bao giờ tiểu đoàn trưởng cũng phải đến chỉ huy trạm để báo cáo tình hình hành quân và nhận nhiệm vụ tiếp theo hoặc hiệp đồng  canh gác, cảnh giới chiến đấu.Cùng đi có chú liên lạc tên là Tân đi theo.Mỗi lần trên đường đi đến trạm hoặc binh trạm, hai người đều quan sát địa hình sông suối xem có chỗ nào có thể bắt cá được thì thả lưới sẵn, đến khi làm việc xong quay về thì cha con mới vớt lưới, cũng có khi , lúc quay về mới quây thả lưới rồi hai cha con cởi quần áo nhảy xuống suối khua nước ầm ĩ để dồn  cá, lần nào cũng được ít nhiều cá, có khi được hàng cân hoặc vài cân về chia cho anh em cùng ăn. Anh em còn quan tâm ưu tiên bồi dưỡng cho các đồng chí ốm đau, bệnh tật trên đường để anh em có sức khỏe hành quân theo kịp đơn vị .Ngoài ra Nam Sao còn  còn tổ chức một đội ngũ  “ thầy lang vườn” tập hợp những anh em có nghề truyền thống của gia đình, chữa các bệnh bằng đông y, thuốc nam.Trước khi hành quân cho về gia đình động viên các bố mẹ chuẩn bị sẵn một túi thuốc mang theo để cấp cứu cho đơn vị, ngoài ra anh em nào thạo, thì kiếm ngay lá trên rừng để chữa cho anh em trong đơn vị kịp.Một mặt khác tinh thần tương thân tương ái được đề cao trong các đơn vị , hễ có ai ốm đau là anh em chia nhau mang vác  ba lô, vũ khí,hoặc thay nhau khiêng cáng các đồng chí ốm hành quân đi cùng, kiên quyết không để thiếu một người ở lại thu dung trong các  binh trạm .Do đó cuộc hành quân của tiểu đoàn 2072 đi suốt từ Bắc tới Nam không có ngày nào báo cáo vắng mặt một người khi đến các trạm,binh trạm. có một không hai này của tiểu đoàn 2072. Thấm thoát gần bốn tháng trời ngày đêm hành quân không mệt mỏi , tiểu đoàn trưởng Nam Sao và ban chỉ huy tiểu đoàn cùng sự nỗ lực của các cán bộ trong toàn  tiểu đoàn đã đưa đơn vị đến địa điểm tập kết, đúng nơi quy định ở khu vực rừng Tân Biên thuộc Tây Ninh, bảo đảm hành quân đúng lịch trình quy định của các binh trạm , không chậm một ngày, không thiếu một người, được các  thủ trưởng mặt trận B2 rất phấn khởi.Mặt trận cho nghỉ ba ngày, để bồi dưỡng sức khỏe và củng cố đơn vị về tinh thần tư tưởng cũng như về vật chất , ôn luyện và kiểm tra lại những kỹ thuật và chiến thuật cơ bản đã học để sẵn sàng nhận nhiệm vụ chiến đấu, và chiến đấu thắng lợi.
       
       
      #18
        Lương_Hiền 17.07.2016 11:55:52 (permalink)
         (Xem tiếp trang #20) Bám thắt lưng địch mà đánh ...
        <bài viết được chỉnh sửa lúc 19.07.2016 16:23:45 bởi Lương_Hiền >
        #19
          Lương_Hiền 17.07.2016 12:11:56 (permalink)
          Bám thắt lưng địch mà đánh!
           
          Trận đầu thử lửa là tiểu đoàn được, giữ nguyên đơn vị, được mặt trận bổ sung thêm hỏa lực, đại liên, súng cối, súng chống tăng và các trang bị khác như lựu đạn, bộc phá, mìn đạn dược  đầy đủ… Tiểu đoàn được tăng cường cho một trung đoàn bộ đội địa phương  có ba tiểu đoàn , thêm tiểu đoàn 2072 là bốn tiểu đoàn, có nhiệm vụ phục kích  chặn đánh một trung đoàn hỗn hợp lính Mỹ ngụy do cố vấn Mỹ chỉ huy hành quân cơ giới trên đường 22B từ Tây Ninh lên đánh chiếm Tân Biên. Tiểu đoàn một có nhiệm vụ chặn đầu, hai tiểu đoàn đánh giữa  và tiểu đoàn 2072 có nhiệm vụ khóa đuôi . Sau khi nhận lệnh, tiểu đoàn trưởng Nam sao liền tổ chức cán bộ đi trinh sát thực địa cụ thể kỹ càng và bàn phương án chiến đấu tại trận địa tỷ mỷ .Đúng giờ quy định cho bộ đội hành quân đến vị trí  triển khai trận địa phục kích vào bốn giờ sáng.Ba đại đội phục kích và một đại đội dự bị, sẵn sàng tăng cường cho hướng chủ yếu và truy kích địch khi chúng rút lui…
           Phục kích là sở trường của Nam Sao, người chỉ huy công binh này từ thời chống Pháp,  nên anh cho đơn vị chuẩn  bị khá kỹ lưỡng.Mặc dầu thời gian còn rất ngắn, nhưng trước khi ra trận, ở căn cứ trong rừng dù chỉ còn một giờ, anh cũng bắt các cán bộ cho anh  em tập ôn lại cách chôn mìn chống xe tăng, xe cơ giới  và chống bộ binh, sao cho nhanh gọn, ngụy trang kín đáo che được mắt địch. Chuẩn bị các hỏa cụ cho thật tỉ mỉ, kíp mìn, dây điểm hỏa, cách đấu dây, máy điểm hỏa và pin dự bị….Đó là bài học kinh nghiệm của anh khi còn là tiểu đội trưởng, trung đội trưởng và đại đội trưởng từ thời chống Pháp vẫn còn giá trị đến ngày nay, chỉ khác là vũ khí bây giờ hiện đại hơn ngày xưa nhiều, càng có thuận lợi cho bộ đội ta hơn.Những bài học  về đánh mìn trên đường 5 từ năm 1946, phục kích ở Phục Linh năm 1947, đánh mìn trên đường 6 năm 1951, đánh min ở  Điện Biên Phủ năm 1954…đã nhắc nhở cho Nam Sao những kinh nghiệm xương máu, để bây gìờ truyền lại cho các chiến sỹ trong trận đầu ra quân đánh Mỹ này. Trong chiến đấu, bao giờ cũng vậy, công tác chuẩn bị càng chu đáo tỷ mỷ bao nhiêu, thì trận chiến càng chắc thắng bấy nhiêu.Anh tâm niệm  điều đó, đã trên hai mươi năm trong quân ngũ rồi, và anh cũng chưa bao giờ bị thất bại một trận chiến đấu nào .Trước giờ phút ra trận, người chỉ huy phải luôn quan tâm tới tình cảm và lòng tin của mình với các chiến sỹ, có như vậy mới gây được lòng tin của các chiến sỹ với cấp chỉ huy của mình, họ không có một điều gì băn khoăn trước lúc ra trận, chỉ có một niềm tin chắc thắng!
           Có một tình huống thay đổi trong đội hình hành quân của địch.Khi ra chiếm lĩnh trận đia rồi mới được chỉ huy trung đoàn thông báo:
          -Tiểu đoàn lính Mỹ không đi đầu, mà đi sau  đội hình hành quân.Quân ta vẫn giữ nguyên vị trí chiến đấu không thay đổi.Nam Sao hội ý chỉ huy nhận định ngay:
          -Thế có nghĩa là bọn Mỹ sợ không dám đi trước mà đùn cho bọn ngụy dẫn đầu, còn có nghĩa là tiểu đoàn 2072 chúng ta phải khóa đuôi tức là trực tiếp chiến đấu với bọn Mỹ! Chính trị viên tiểu đoàn và một vài người tỏ vẻ băn khoăn vì là trận đầu. Nhưng Nam Sao nói ngay:
          - Thế thì càng  thuận lợi chứ sao ! Rồi anh phân tích :-Bọn Mỹ mất tinh thần nên mới đùn cho bọn ngụy đi trước.Một tình huống có thể sảy ra, khi tiểu đoàn 1 đánh chặn đầu nổ súng, thì bọn Mỹ sẽ dừng lại nghe ngóng, nếu thuận lợi thì tiến, nếu nguy kịch thì chúng sẽ lui quân ngay.Đây chính là thời cơ cho tiểu đoàn ta lập công. Anh nói thêm:
          -Bọn Mỹ sẽ được phi pháo  chi viện trực tiếp nhiều hơn bọn ngụy.Nhưng chúng ta đã có kinh nghiệm của các đơn vị đánh Mỹ trước,”cứ bám thắt lưng địch mà đánh”  đó là khẩu hiệu rút ra từ trận đầu đánh Mỹ  ở  Pờ -lây -me.(PLây- cu ,1965)Bám sát thắt lưng địch ta sẽ không bị phi pháo bắn  ở vòng ngoài đỡ bị thương vong, bám thắt lưng địch làm bọn Mỹ càng hoang mang bỏ chạy, ta càng phải tích cực đuổi đánh tiêu diệt địch tới cùng!- Sau đó Tiểu đoàn trưởng Nam Sao nhắc lại nhiệm vụ của đại đội 4 làm nhiệm vụ dự bị, chính là khóa đuôi  toàn đội hình hành quân của chúng, cũng lại là chặn đầu bọn Mỹ nếu chúng có ý định rút lui, nên phải tăng cường thêm mật độ rải mìn  nhanh, dầy đặc  cả mìn chống xe cơ giới và chống bộ binh trên mặt đường, cách đội hình rút lui của chúng khoảng một cây số  trở lại, phải tác nghiệp thật nhanh, cho chúng không kịp trở tay đến khắc phục  dò gỡ mìn được.  
          <bài viết được chỉnh sửa lúc 19.07.2016 16:08:31 bởi Lương_Hiền >
          #20
            Lương_Hiền 17.07.2016 16:16:42 (permalink)
            (Xem tiếp trang #22) Trận chiến đấu bắt đầu...
            <bài viết được chỉnh sửa lúc 19.07.2016 16:09:14 bởi Lương_Hiền >
            #21
              Lương_Hiền 17.07.2016 16:39:48 (permalink)
              Trận chiến đấu bắt đầu sảy ra vào khoảng 8 giờ sáng, bọn máy bay đi trước đánh phá dọn đường, trong lúc này các chiến sỹ ta đã bố trí xong trận địa mìn và đang ẩn nấp dưới công sự phòng tránh, ngụy trang  khá kín đáo .Toán xe tiêm binh của địch đi trước cũng không phát hiện được gì, chúng đều vọt nhanh lên trước.Đến đội hình hàng trăm xe cơ giới phía sau chở đầy quân lính hùng hổ  nối đuôi nhau tiến trên đường do hai xe tăng đi trước dẫn đường.Đoạn đầu của chúng tới trận địa tiểu đoàn 1.Tiểu đoàn 1  cho nổ mìn đồng loạt và nổ súng chặn đầu, một xe tăng bị cháy Đội hình hành quân của địch như con rắn bị đánh rập đầu chùn lại, gồng mình lên đánh trả quyết liệt.Các tiểu  đoàn 2 và tiểu đoàn 3 đồng thời xuất trận. Các loại mìn và súng chống tăng , chống xe cơ giới được phát huy tích cực, ngay loạt đạn đầu đã phá hủy hàng chục xe của bọn địch.Bọn bộ binh địch còn sống sót nhảy xuống đường lợi dụng địa hình bắn trả quyết liệt.Chờ cho đội hình của tiểu đoàn Mỹ đi cuối chùn lại, các xe co cụm vào nhau.
              Đúng thời cơ đó, tiểu đoàn trưởng Nam Sao mới phát lệnh điểm hỏa bãi mìn  đồng loạt và các súng chống tăng , chống xe cơ giới cùng phát huy hết tác dụng, các loại cối và súng bắn thẳng cũng nhất tề bắn liên tục. Tiểu đoàn trưởng, các đại đội trưởng đều phất cờ lệnh.Tiếng hô lớn:
              - Xung… phong..!- Xung… phong…!
              -Bám thắt lưng địch mà diệt!.. được vang lên trên khắp trận địa.Quân ta  nhất tề nhảy lên khỏi hầm trú ẩn, vừa chạy vừa bắn vừa hô xung phong vang dậy cả núi rừng, các chiến sỹ đều dương lê xông vào địch đánh giáp lá cà với địch, mặc cho bọn máy bay và pháo binh địch chỉ bắn ở vòng ngoài .Đoạn đuôi tiểu đoàn Mỹ có hiện tượng cho lùi xe hoặc quay xe rút lui.Đúng như dự kiến của Nam Sao đã nhận định.Nhưng  anh đã cho đại đội 4 của tiểu đoàn 2072 , kịp thời vận động rải mìn dầy đặc phía sau lưng quân địch từ trước, nên một số xe của Mỹ đã quay lui, chỉ đi được một đoạn vài trăm mét, liền vấp phải trận địa mìn thiên la địa võng của đại đội 4.Xe Mỹ thi nhau đổ hàng loạt, lính tren xe bị thương vong hâu hết, còn lại cái nào cũng bị ùn tắc lại không thoát đi được.Đại đội 4 xông ra, các đại đội 2, đại đội 3 cùng quay lại truy kích bọn Mỹ tháo chạy phối hợp bao vây với đại đội 4, chỉ để lại đại đội 1 giải quyết  tiêu diệt nốt bọn Mỹ còn lại ở đầu đội hình tiểu đoàn Mỹ. Trận chiến còn giằng co quyết liệt, bọn địch co cụm vào nhau , cố thủ từng đoạn một.Các chiến sỹ ta cũng không chịu lùi bước, hình thành thế bao vây từng cụm từng toán địch một, bám sát địch mà tiêu diệt. Trong đời Nam Sao chưa có trận đánh mìn nào lớn  và thích thú như trận đánh Mỹ này.
               Trận phục kích của trung đoàn diễn ra trong vòng hơn hai tiếng đồng hồ thì kết thúc.Lệnh cho các đơn vị nhanh chóng bắt tù binh thu hồi vũ khí, và giải quyết mang vác  thương binh tử sỹ rồi rút vào trong rừng ngay  về trận địa ẩn nấp đã được chuẩn bị sẵn, để tránh máy bay và pháo binh địch đánh đuổi và oanh tạc trả thù.
               Kết quả trận đánh: Trung đoàn bộ đội địa phương Tây Ninh được  tăng cường tiểu đoàn 2072 mới từ ngoài Bắc hành quân vào, tham dự chiến đấu ngay.Đã tiêu diệt hoàn toàn trung đoàn Mỹ ngụy hỗn hợp, bẻ gãy mũi tấn công lên đánh chiếm Tân Biên, hòng phá tan chỉ huy sở tiền phương của mặt trận Tây Ninh.Bắn  hỏng và phá hủy 4 xe tăng, 80 xe cơ giới của địch, thu hồi 16 xe.Tiêu diệt  620 quân  ngụy và 202 tên Mỹ, bắt sống 154 quân ngụy và 198 quân Mỹ. Số quân ngụy chạy thoát khoảng 200 tên.Thu hồi nhiều vũ khí đạn dược và trang bị.Ta  bị  hy sinh 35 người ,bị thương 74 người. Tổng kết, đó là một trận phục kích thắng lợi lớn, đánh nhanh diệt gọn.Một thắng lợi chưa từng có ở mặt trận này từ trước tới nay. Các tiểu đoàn đều lập công xuất sắc, đặc biệt tiểu đoàn 2072 lập công đầu xuất sắc nhất, chỉ huy đã dũng cảm, mưu trí linh hoạt chặn đứng được cuộc rút lui của quân địch, và tiêu diệt hoàn toàn tiểu đoàn thiện chiến Mỹ. Riêng tiểu đoàn 2072 có hiệu xuất chiến đấu cao nhất, tiêu diệt 202 tên Mỹ , bắt sống 198 tên Mỹ .Ta chỉ bị hy sinh  10 chiến sỹ và bị thương 16 người.Ngày hôm sau,  trung đoàn tổ chức tổng kết trận đánh, rút kinh nghiệm và bình công.Riêng tiểu đoàn 2072 được bình trên một trăm cán bộ chiến sỹ là “Dũng sỹ diệt Mỹ” và “Dũng sỹ diệt xe cơ giới địch”.Mười người được tặng thưởng huân chương chiến công giải phóng , trong đó có tiểu đoàn trưởng Nam Sao  được đề nghị tặng thưởng Huân chương chiến công giải phóng hạng hai.
                Ngay chiều hôm đó, Nam Sao  cho mỗi đại đội  cử một tổ ra sông Bến  Đá và Suối Mây là những nhánh sông đổ ra sông Vàm Cỏ Đông , đánh bắt cá về để liên hoan mừng chiến thắng, cùng với  bà con nhân dân quanh vùng đóng quân, đồng thời đem một số lương thực chiến lợi phẩm vừa thu được tặng cho người già và trẻ em nghèo khổ. Đêm liên hoan diễn ra rất là sôi nổi và thắm thiết tình quân dân kéo dài mãi đến khuya./.
              (Hết chương 10.Xem tiếp trang 11)
               
               
               
              <bài viết được chỉnh sửa lúc 21.07.2016 03:09:35 bởi Lương_Hiền >
              #22
                Lương_Hiền 21.07.2016 03:36:20 (permalink)
                Chương 11-CUỘC HÀNH QUÂN THẦN TỐC
                 
                 Phần 1
                Ngày hôm sau đơn vị lại được lệnh chuẩn bị  sẵn sàng chiến đấu một trận mới ở cách đó không xa.Thì chỉ huy tiểu đoàn nhận được mật lệnh điện khẩn cấp từ Bộ tổng tham mưu từ ngoài Bắc gửi vào qua Bộ tư lệnh mặt trận .Nội dung điện khẩn đại ý như sau: “ Bộ biểu dương và khen ngợi, tiểu đoàn 2072 đã hành quân nhanh gọn vào chiến trường đúng thời gian quy định, bảo đảm 100% quân số khỏe.Đến nơi tham gia chiến đấu được ngay trong đội hình trung đoàn,và đã tiêu diệt gọn 1 tiểu đoàn quân Mỹ.Nay lệnh cho các cấp trưởng từ trung đội trở lên,bàn giao đơn vị lại cho các cấp phó lên phụ trách thay,tiểu đoàn chính thức trực thuộc trung đoàn  Tây Ninh. Các cán bộ  cấp trưởng đã bàn giao, tổ chức hành quân gấp về miền Bắc để nhận đơn vị mới khẩn cấp vào sau .Ký lệnh : Trung tướng, Phó tổng tham mưu trưởng”.Tiểu đoàn trưởng Nam Sao đọc đi đọc lại mấy lần bức điện khẩn rồi đưa cho chính trị viên tiểu đoàn .Anh bỗng thừ người ra  phân vân “ thế này là thế nào ?”.Công mình bỏ bao sức lực tâm huyết  để huấn luyện, xây dựng rèn luyện đơn vị đưa được vào tới đây, vừa mới thử sức trận đầu thắng lợi, mà đã phải bàn giao cho người khác, không được sử dụng cùng nó chiến đấu nữa.Lại phải quay về xây dựng một đơn vị mới toanh, thì mất thời gian, mất  thời cơ chiến đấu lập công để thay đổi số phận cuộc đời bị long đong mãi mấy chục năm nay.Liệu mình còn đủ sức và còn cơ hội xây dựng được một đơn vị như thế này nữa không…? Đồng chí trợ lý  quân lực mặt trận trực tiếp cầm điện lệnh xuống đưa cho Nam Sao, thấy nét mặt đăm chiêu của đồng  chí tiểu đoàn trưởng, liền rỉ tai Nam Sao nói thêm: Ý định của Bộ, xây dựng  các sư đoàn mới, mạnh hơn , đưa vào ngay để  thành lập các binh đoàn đánh lớn, nên phải gọi các cán bộ có kinh nghiệm về ngay mới xây dựng kịp được… Thượng úy Phạm Tuấn Minh, Chính trị viên tiểu đoàn nghe thấy thế  bỗng reo lên:
                -Hay! Đúng sách lược quá!.Rồi quay sang nói với Nam Sao:  Lệnh trên là sáng suốt rồi, chúng ta đành phải quay về thôi anh ạ! Không còn cách nào khác, quân lệnh như sơn mà anh!
                - Đã đành là như thế!-Nam Sao trả lời, giọng hơi bùi ngùi:Anh không thấy tiếc công sức rèn quân của mình  à? Đến lúc được sử dụng , đang sử dụng tốt thì mình lại bị nẫng tay trên, phải bàn giao, liệu tôi với anh  có xây dựng lại được  một đơn vị như thế này nữa không ?
                - Nhất định sẽ được chứ anh!
                -Tất nhiên là sẽ được, nhưng phải mất bao nhiêu thời gian nữa,và cái chính là mất thời cơ ở lại chiến trường?Liệu  tôi và anh  chắc  có được thời cơ như hôm nay nữa chứ ?-Nam Sao nói thầm trong bụng với người đồng cấp rằng, anh còn trẻ hơn tôi ,anh lại không bị một mối dây oan nghiệt nào ràng buộc, hẳn anh còn nhiều thời cơ hơn tôi, còn tôi năm nay đã ngoài bốn mươi tuổi rồi, thì còn đâu sức lực và thời cơ nữa .Nhưng anh cố nhịn không nói lên lời.Đồng chí trợ lý quân lực mặt trận có vẻ  thông cảm  với người tiểu đoàn trưởng già, nên động viên anh:Đợt này  lệnh trên tổng động viên vào gấp đấy anh ạ, phải đánh mạnh  để chuyển tình thế.Hồi Mậu Thân  năm1968 ta đã lỡ mất  một thời cơ rồi vì ta chưa có các binh đoàn chủ lực vào để giữ đất.Nghe nói đợt này Bộ đưa liền mấy sư đoàn  cơ, các anh về nhanh vẫn kịp thời cơ đấy, mà đánh trong đội hình lớn thì càng thuận lợi hơn chứ các anh!
                - Vâng !-Nam Sao thong thả trấn tĩnh lại và nói tiếp-Anh cứ báo cáo với  cấptrên là chúng tôi sẽ bàn giao hoàn chỉnh và động viên anh em ở lại chiến đấu tốt, giữ vững truyền thống của tiểu đoàn 2072.Còn chúng tôi sẽ tìm mọi cách hành quân về nhanh nhất, đồng chí ạ.- Anh nói nói với đồng chí trợ lý quân  lực một cách nghiêm túc và ra vẻ  thanh thản, nhưng trong lòng vẫn không được vui.
                Ngay sau đó cuộc họp cán bộ toàn tiểu đoàn đã được triệu tập ngay để truyền đạt mệnh lệnh khẩn cấp  của cấp trên, sau đó các đại đội quán triệt nhiệm vụ của đơn vị trong giai đoạn tới.Các cán bộ và chiến sỹ đều vỡ òa ra , ôm lấy nhau, mừng mừng tủi tủi, gần một năm trời gắn bó với nhau, lại trải qua trận  chiến đấu đầu tiên thắng lợi, như đốt cháy giai đoạn tưởng chừng như đã sống vớí nhau hàng mấy năm rồi.Những người ở lại thì đều mừng và phấn khởi vì mình đã trưởng thành, được phát triển, nhưng cũng có những mối lo, mới thử thách trận đầu, kinh nghiệm chưa được bao nhiêu, lại phải xa những cán bộ dạn dầy như những người anh đã kèm cặp dìu dắt mình trong suốt  cuộc hành quân qua và nhất là trong trận chiến đấu vừa rồi.Tình cảm sâu nặng nhất của những người ở lại là dành cho người tiểu đoàn trưởng già nghiêm khắc, nhưng rất bao dung, như một người  anh của  đơn vị ,và cũng như một người cha thân  thiết của đa số các chiến sỹ trẻ  trong đơn vị, mà họ đã quý phục, tin tưởng .Họ vẫn mong muốn được chiến đấu dưới sự chỉ huy của anh, để được anh dìu dắt  bảo ban, thậm chí có lúc anh nghiêm khắc mắng chửi nhưng họ vẫn thấy yêu thương quý trọng. Số cán bộ cấp trưởng được lệnh gọi về miền Bắc, thì hầu hết cũng có tâm trạng như tiểu đoàn trưởng của mình, không muốn rời xa đơn vị mà mình đã bỏ bao công sức xây dựng để có được  thành tích hành quân và chiến đấu như hôm nay, đã gắn bó như anh em ruột thịt, nay đã vội phải xa, biết bao giờ gặp lại.Và cũng có tâm trạng liệu mình có thời cơ xây dựng lại một đơn vị được như đơn vị này không?
                Đêm chia tay thật bùi ngùi xúc động, họ không liên hoan ca hát, thậm trí cả không nói to, chỉ ôm lấy nhau thủ thỉ  rì rầm to nhỏ, nói với nhau những điều  da diết trong lòng,thậm chí xin lỗi nhau vì mình đã ăn nói và có thái độ không vừa lòng bạn trước đây. Họ ghi địa chỉ gia đình làng xóm của nhau, hẹn khi chiến thắng trở về sẽ tìm đến gia đình nhau. Nhiều chiến sỹ trẻ đã đến bá vai bá cổ, ôm lấy tiểu đoàn trưởng mà khóc và gọi:

                -Bố ơi !bao giờ chúng con mới được gặplại bố đây! Chúng con thương bố lắm!- Trước những tình cảm sâu nặng của cán bộ, chiến sỹ trẻ, Nam Sao cũng rất mủi lòng, nhưng anh phải cố gắng tỏ ra không ủy mị  để động viên anh em:
                -Các đồng chí hãy đoàn kết thương yêu nhau, cố gắng lập công, chúng tôi sẽ vào ,rất nhanh thôi , hẹn gặp nhau trong  ngày toàn thắng nhé.
                 Trong đời người lính có biết bao cuộc chia ly, trên hai mươi năm trong quân ngũ, Nam Sao đã có hàng chục , hàng trăm cuộc chia ly như thế này, chia ly các bạn bè đồng ngũ là liệt sỹ tử vong, chia ly các bạn bè đồng ngũ trưởng  thành đi xây dựng đơn vị mới, kể cả những cuộc chia ly những đồng chí  bị thương tật, già yếu được xuất ngũ về quê hương.Những cuộc chi ly nào cũng đều vì sự phát triển của quân đội, của cách mạng để dẫn đến ngày toàn thắng.Nhưng cuộc chia ly hôm nay, như có một linh cảm mách bảo gì đó, làm cho lòng anh nặng trĩu không nói lên lời. Anh vẫn hòa mình vào với các chiến sỹ, nói chuyện đùa vui, tếu táo hoặc rủ rỉ tâm tình, để cố quên đi nỗi cay đắng, sầu muộn trong tâm hồn.
                Cuộc hành quân trở về của đoàn cán bộ cấp trưởng, bí mật khởi hành vào lúc ba giờ sáng, để không làm náo động cả đơn vị và làm mất khí thế các đơn vị đang sẵn sàng chuẩn bị chiến đấu.Hai mươi hai cán bộ cấp trưởng từ trung đội trở lên, cũng tổ chức thành một trung đội nhẹ  hai tiểu đội, mỗi tiểu đội mười người, do tiểu đoàn trưởng và chính trị viên tiểu đoàn làm trung đội trưởng và trung đội phó, cũng trang bị đầy đủ như một trung đội chiến đấu. Theo quy định của cấp trên là đi theo đường dây của các binh trạm, các trạm theo đúng lịch trình mỗi ngày một chặng, như vậy lại phải mất một trăm mười ngày nữa mới về tới miền Bắc.Nam Sao quyết định hành quân theo kiểu thần tốc, không  lệ thuộc hành quân theo đường mòn của các binh trạm mà bám theo các trục đường ô tô, để tận dụng đi nhờ  các xe vận tải, được chặng nào hay chặng ấy. Không nhất thiết chỉ đi ban đêm mà phải tận dụng  hành quân  ban ngày  là chủ yếu.Sáng kiến ấy được toàn thể anh em đồng tình nhất trí.Ai cũng muốn được nhanh chóng trở về để kịp nhận đơn vị mới đưa vào chiến trường càng sớm càng tốt . Nam Sao luôn liên lạc với các binh trạm, và đón xe dọc đường để xin đi nhờ.Tờ mật lệnh khẩn cấp của Bộ tổng tham mưu và giấy giới thiệu của các binh trạm là bảo bối để các anh liên lạc với các trạm và các đoàn xe.Lại với một tổ chức rất chặt chẽ trên đường hành quân và có giao liên đi cùng, nên không  có ai nghi ngờ rằng đây là một tốp đào lạc binh hay bộ đội đào ngũ  chuồn về Bắc.Được các đoàn xe ủng hộ giúp đỡ, có ngày vượt được hai ba chặng đường, nhưng cũng có ngày phải dừng lại vì bị địch oanh tạc bắn phá đường, Nam Sao phân công các cán bộ đều tham gia sửa chữa cầu đường cùng các  chiến sỹ công binh và anh chị em thanh niên xung phong trên dọc đường không nề hà  mệt nhọc gian khổ.Bằng nhiều biện pháp tích cực chủ động như vậy, nên khi hành quân vào thì hết một trăm mười ngày đêm, nhưng khi ra đoàn cán bộ của Nam Sao chỉ đi hết có hai mươi sáu ngày đêm , một kỷ lục chưa từng có  cho các đơn vị hành quân ra, trên đường gặp máy bay địch bắn phá trên mười trận, nhưng không ai bị hy sinh chỉ có hai người bị thương , nhưng anh em vẫn khiêng vác dìu dắt nhau trên đường, không bỏ ai lại dọc đường, bảo đảm quân số về cũng đủ trăm phần trăm, trước sự ngạc nhiên của chỉ huy và cán bộ của sư đoàn.Khi ra tới ga Vinh, lên tàu hỏa rồi, cũng có ý kiến đề nghị cho anh em tranh thủ tạt qua nhà ít ngày, rồi mới về đơn vị , với lý do là đoàn đã hành quân vượt thờì gian nhiều ngày rồi, nên có thể linh động cho anh em về mà không báo cáo sư đoàn.Như nhiều đơn vị trước đây cũng đã làm như vậy.Có đơn vị tự động cho anh em  về nghỉ hàng tháng trời, rồi mới tập trung về đơn vị.Nam Sao kiên quyết gạt bỏ ý kiến này, anh nói : Ta không thể lừa dối đơn vị như vậy được, điều đó chỉ làm hư chính con người của chúng mình đi, một lần bất tín là vạn sự bất tin.Vả lại mệnh lệnh yêu cầu chúng ta về gấp, thì chúng ta phải chấp hành nghiêm chỉnh.Hơn nữa  khi chúng ta đã  có thành tích giữ nghiêm kỷ luật, thì cấp trên cũng chả hẹp hòi gì với chúng ta một vài ngày đâu các đồng chí ạ, hãy cứ tin lời tôi.Tất cả các cán bộ đều thấy Nam Sao nói phải, nên cũng hưởng ứng tán thành, và càng thêm tôn trọng người tiểu đoàn trưởng già, như người anh cả của đơn vị mà mọi người hằng tôn kính quý mến.Hôm sau, khi về gần đến căn cứ cũ, anh cho đơn vị dừng lại bên cạnh bờ sông, cho anh em nghỉ ngơi, tắm táp rửa dáy chân tay mặt mũi, chỉnh đốn lại trang phục và vũ khí súng đạn nghiêm chỉnh gọn gàng, giương cao cờ chiến thắng của quân giải phóng đi trước, toàn đơn vị sắp hàng nghiêm túc đi đằng  sau với khí thế hiên ngang trở  về, qua cổng doanh trại sư đoàn  trước sự ngạc nhiên của mọi người.Trông thấy Nam Sao và ngọn cờ đang tiến vào sân, nhiều tiếng hô lớn vang lên:-A…đoàn 2072 đã về rồi, Nam Sao đã về rồi, hoan hô đoàn quân chiến thắng đã về!-Nhiều tiếng vỗ tay và reo vui cùng nổi lên, người ta đổ xô ra đón tiếp đoàn quân đang tiến vào.Sư đoàn trưởng và chính ủy sư đoàn đang họp trong nhà, nghe thấy tiếng reo cũng vội vàng dừng lại, chạy ra sân  hồ hởi đón đoàn. Vừa lúc đó Nam Sao cho bộ đội dừng lại, rồi hô to cho đơn vị  “nghiêm”, anh hiên ngang tiến về phía chỉ huy sư đoàn, dơ tay chào theo đúng điều lệnh:
                -Báo cáo,đoàn cán bộ của 2072 đã hành quân đủ về tới sư đoàn theo đúng mệnh lệnh của Bộ tổng tham mưu!
                Các chỉ huy sư đoàn đáp lễ lại, rồi cảm động quá chạy lại ôm chầm lấy Nam sao và các cán bộ trong hàng quân rồi thân mật  reo lên:
                -Ôi !các cậu đi thế nào mà nhanh thế ,bay à?mới tháng trước,nhận được điện của Bộ báo là các cậu đã  hành quân về rồi,mà nay chưa đầy tháng đã thấy các cậu về đến nơi,đúng là thần tốc rồi,con cháu vua Quang Trung có khác ! Hoan hô các đồng chí.Bây giờ hãy cho anh em về căn cứ nghỉ  ngơi, sư đoàn sẽ xuống thăm và giao nhiệm vụ sau!
                 Chỉ huy và các cán bộ trong cơ quan sư đoàn bộ còn quay quần lấy Nam Sao và đoàn cán bộ trở về khá lâu, reo vui , cười nói, thăm hỏi  hàng tiếng đồng hồ liền.Đây cũng là sự kiện đầu tiên có một không hai của sư đoàn này.  Sau đó đoàn cán bộ lại trở về trú quân ở một làng nhỏ, là căn cứ cũ của tiểu đoàn ở Thọ Xuân, cách sư đoàn bộ không xa.Khi về tới nơi lại được bà con nhân dân ở đó reo vui chào đón một lần nữa, một mối tình quân dân thắm thiết đầy cảm động.Nam Sao lại về  gia đình cụ chủ nhà vui tính và tốt bụng , mọi người đều vây quanh hỏi han tíu tít:
                 - Chào các anh đã về! Đi B mà  sao nhanh thế nhỉ ?cứ như đi chợ ấy, nhanh thật đấy,  thế đã về qua nhà chưa?
                - Trông anh nào cũng gầy và đen, chắc là vất vả lắm!- Một cô gái sồn sồn chạy lại:
                 -Ôi anh Nam Sao, thế mà có tin đồn anh hy sinh rồi cơ, thế mà vẫn còn sống trở về lừng lững đây này, chị ấy chuyến này tha hồ mà vui !-Một cô khác lại nói chen vào
                - Ông Nam Sao ấy à, có trời đánh thánh vật cũng chả chết, bao nhiêu năm đánh Pháp gian khổ là thế mà vẫn còn, thì bọn Mỹ lần này làm gì ông ấy được!-Một cô gái bụ bẫm, xem chừng lém lỉnh nhất, cười toe toét, nháy nháy mắt với Nam Sao và các cán bộ trẻ, giọng ỡm ờ nhí nhảnh:
                 -Nghỉ ngơi đi  rồi lại đấu cờ người với chúng em nhé, chuyến này thì chắc là thua thôi, còn gầy yếu lắm! -Chuyện vui tào lao, đùa nghịch tếu táo  cứ rôm rả quanh làng xóm…
                 Hôm sau đồng chi chính ủy sư đoàn cùng một số cán bộ cơ quan xuống thăm và làm việc với “những người anh hùng chiến thắng” trở về,Sau khi nghe báo cáo tình hình cụ thể, chính ủy thay mặt đảng ủy và chỉ huy sư đoàn nhiệt liệt biểu dương ca ngợi tinh thần chiến đấu dũng cảm và chấp hành mệnh lệnh trở về một cách nghiêm túc .Đặc biệt có sáng kiến hành quân thần tốc và giữ nghiêm kỷ luật để trở về, không tụt ngang tụt ngửa như một số đơn vị khác trước đây. Sư đoàn cho phòng hậu cần đem xuống úy lạo cho đoàn một con lợn 50kg để liên hoan,bồi dưỡng sức khỏe, và sau đó cho toàn đoàn được nghỉ phép về thăm gia đình mười lăm ngày.Còn tặng cho mỗi người một xuất quà, kẹo bánh, lương khô, mang về biếu bố mẹ và cho con cái.Yêu cầu các đồng chí trở về đơn vị đúng phép để nhận  nhiệm vụ mới gian khổ hơn nhưng phấn khởi và lạc quan hơn. Chính ủy nói xong tất cả anh em đều đứng dậy hoan hô reo vui vang cả nhà.Nam Sao thay mặt anh em cảm ơn sư đoàn và hứa với chính ủy giữ nghiêm kỷ luật, đi đến nơi về đến chốn.Khi đồng chí chính ủy về rồi, một số anh em trẻ  mới quây quần lấy Nam Sao và bế thốc anh lên:
                -Hoan hô bố già!,người nói không sai, gái có công chồng không phụ, sư đoàn rất hay, rất thoáng. Chúng em  xin đi theo bố già chiến đấu đến cùng!
                Sau mười lăm ngày phép cả hai mươi hai người đều trả phép đúng thời gian quy định.Trước niềm vui phấn khởi của mọi người , sau một ngày ổn định ăn ở, đồng chí Tham mưu trưởng và chủ nhiệm chính trị sư đoàn đến thăm và giao nhiệm vụ .Mỗi người đều được thăng một chức và lên một cấp, trung đội trưởng lên đại đội phó , đại đội trưởng lên tiểu đoàn phó,Chính trị viên đại đội lên chính trị viên phó tiểu đoàn, đồng chi chính trị viên tiểu đoàn lên  chủ nhiệm chính trị trung đoàn.Mỗi người đều có quyết định về đơn vị mới nhận quân để huấn luyện và tiếp tục  dẫn quân đi B trong  đội hình của các sư đoàn và binh đoàn chủ lực.
                 Riêng đồng chí Nam Sao đã bốn mươi tư tuổi, quá tuổi đào tạo cán bộ cấp tá, nên cấp trên chiếu cố cho về nghỉ hưu với nguyên chức nguyên cấp,thượng úy tiểu đoàn trưởng, vì tuổi già sức yếu(!) Cả đoàn cán bộ đều sửng sốt và lấy làm lạ cho quyết định của cấp trên về anh  Nam Sao. Mọi người đều hiểu rằng Nam Sao đã giữ chức tiểu đoàn trưởng hơn mười năm nay và đã giữ cấp thượng úy từ năm 1958 đợt phong quân hàm đầu tiên cách đây mười bốn năm, khi đó anh đã là đại đội trưởng.Đành rằng anh đã bốn mươi tư tuổi nhập ngũ từ năm 1945, trải qua cuộc chiến đấu chống Pháp,rồi chống Mỹ, nhưng thử hỏi có cán bộ trung đoàn , sư đoàn nào, kể cả các cán bộ tiểu đoàn  trẻ nào đã khỏe bằng anhvà có nhiều kinh nghiệm huấn luyện và chiến đấu bằng anh? Đợt huấn luyện và dẫn quân đi B chiến đấu của tiểu đoàn 2072 vừa qua đã chứng minh điều đó. Anh em trong đoàn đều xôn xao về số phận của người tiểu đoàn trưởng  nhiều tuổi,  đầy kính yêu và quý mến của mình, họ bàn tán mãi với nhau về nguyên nhân  vì sao anh lại bị đối xử như vậy.Đành rằng chính sách  cho cán bộ già nghỉ hưu, nhưng  chí ít cũng phải trả quân hàm cho người ta đã làm tiểu đoàn trưởng hàng chục năm nay, với cái lon đại úy chứ, cũng đã là rất thiệt thòi rồi.Cùng lứa với anh đã có nhiều người lên chức trung đoàn , sư đoàn, cá biệt đã có người lên cấp tướng, mà anh vẫn cứ lẹt đẹt mãi cái lon thượng úy tiểu đoàn trưởng,Ngay đồng chí thượng úy Nguyễn Tuấn Minh, chính trị viên tiểu đoàn cùng anh, trước khi đi B cũng đã được cơ quan tổ chức bảo vệ đả thông bí mật theo dõi giúp đỡ Nam Sao xem có bất mãn hay tiêu cực nào có liên quan tới người anh trai đang chiến đấu ở phía hàng ngũ bên kia, đối địch với ta không,  nhưng Tuấn Minh thấy không hề có một biểu hiện gì hết, mà  chỉ thấy Nam Sao tích cực, chiến đấu dũng cảm, mưu trí sáng tạo  linh hoạt nên mới chiến thắng , tiêu diệt một tiểu đoàn lính Mỹ trong trận chiến đấu ở Tân Biên vừa qua đó thôi.Với lòng cảm phục, tin tưởng và thương hại người đồng cấp già,Tuấn Minh đã lên sư đoàn gặp chính ủy và các cơ quan bảo vệ tổ chức,lấy đầu mình ra để bảo đảm cho lai lịch chính trị của Nam Sao trong đợt đi chiến đấu vừa qua  và đề nghị trên sử lý công bằng với Nam Sao như mọi người khác. Đồng chí chính ủy và các cơ quan bảo vệ, tổ chức cũng thông cảm  và tin tưởng Tuấn Minh  báo cáo đúng sự thật, nhưng trả lời rằng : đây là quyết định của cấp trên nữa, chứ sư đoàn không có quyền quyết định được .Tuấn Minh đành quay về nói cho anh em cán bộ  biết và  chỉ còn cách động viên an ủi Nam Sao mà thôi. Tất cả cán bộ trong đoàn đều đau lòng và thông cảm an ủi người cán bộ già .Nhiều cán bộ trẻ đã ôm lấy Nam Sao mà sụt sùi :
                -Bố ơi ,chúng con thương bố lắm!- Nam Sao cũng bùi ngùi nói;
                -  Cảm ơn các con .Số phận của bố như vậy, biết làm sao được!
                 Sự kiện Nam Sao, còn để lại dư âm mãi về chế độ chính sách  bất công của các cấp lãnh đạo trong quân đội ta mãi về sau này.

                #23
                  Lương_Hiền 21.07.2016 03:45:16 (permalink)
                   Phần 2
                  Chính nghĩa và phi nghĩa
                  Trong cuộc chiến tranh nào cũng thế,giữa hai phe đối nghịch nhau,một bên được coi là chính nghĩa , một bên được coi là phi nghĩa, có khi cũng đều là phi nghĩa cả, chẳng qua tranh chấp vì quyền lợi của một dòng họ, hay một tập đoàn  kinh tế hoặc  tập đoàn  chính trị nào đó mà thôi .Bên nào cũng tự xưng mình là chính nghĩa cả, nhưng bên nào được nhân dân ủng hộ nhiều là bên ấy có lợi thế hơn về chính trị, bên nào có tiềm lực kinh tế vũ khí nhiều hơn, mạnh hơn thì dành được lợi thế nhất định trong giai đoạn nào đó mà thôi. Cuối cùng ai bền bỉ nhất , sẽ là người chiến thắng . Và chính nghĩa thuộc về người chiến thắng!Nhìn ra thế giới trong thế kỷ hai mươi gần đây nhất.Có ba nước cùng hoàn cảnh như ta bị chia cắt làm  hai miền, đó là Đông Đức và Tây Đức; Bắc Triều Tiên và Nam Triều Tiên; Bắc Việt Nam và Nam Việt Nam.Chính quyền  của mỗi nửa nước đều tự xưng mình là chính nghĩa, và gọi nửa phía bên kia là phi nghĩa.Cuộc đấu tranh , hoặc chiến tranh đều kéo dài hàng chục năm trời.Cuối cùng Tây Đức thắng và thôn tính được Đông Đức và xây dựng đất nước thống nhất  được  giầu mạnh. Vậy trước đó,  ai là chính nghĩa , ai là phi nghĩa ? Đông Đức không thể  bảo vệ được chính nghĩa của mình nữa rồi .Còn Nam Bắc Triều Tiên thì song song tồn tại thành một nước riêng biệt,mỗi nửa nước đều có thế mạnh riêng ;miền Bắc thì có thế mạnh  về quân sự ,miền Nam thì có thế mạnh về kinh tế không ai chịu ai .Có thể nói họ đều là chính nghĩa với nửa nước của họ, và cũng có thể nói họ đều là phi nghĩa với Tổ quốc thống nhất mà tổ tiên mình để lại chăng (?) Điều đó còn là khó nói khi một đất nước đang bị chia cắt(!)
                   Trên thế giới này, từ cổ chí kim , chưa ở đâu có cuộc chiến tranh nào kéo dài như ở Việt Nam, suốt bốn mươi năm trời.  Chiến đấu  chống quân xâm lược Pháp mười năm , rồi chống Mỹ hai mươi năm. Lại chiến đấu tiếp với kẻ thù xâm lấn bờ cõi ở biên giới Tây nam và biên giới phía Bắc tuy không lớn nhưng cũng kéo dài hàng chục năm nay vẫn không yên. Cuộc chiến đấu chống Pháp và chống Mỹ cứu nước ,từ đời ông , đời cha  đến đời con, ba thế hệ ,tuy đã kết thúc thắng lợi, và đang ra sức xây dựng trong hòa bình Nhưng những kẻ thù khác lại đang dòm ngó xâm phạm bờ cõi của ông cha ta để lại, đời con cháu chúng ta lại phải lên đường sẵn sàng bảo vệ tổ quốc.
                  Trong chiến tranh ở nước ta, bọn giặc xâm lược bao giờ cũng thực hiện chính sách :” Lấy người Việt trị người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”Trong nội bộ nhân dân một đất nước bị xâm lược bao giờ cũng bị phân hóa, một phần vì bị đối phương  o ép bắt lính , một phần  vì cuộc sống mưu sinh nghèo đói nên phải đi lính đánh thuê để nuôi vợ nuôi con.Trong một gia đình phát sinh ra hai thái cực đối kháng nhau, có người phuc vụ trong quân đội “cách mạng”, mà đối phương gọi là “Việt Minh”,sau này là “Việt cộng” .Lại có người phục vụ trong quân đội “quốc gia” mà phía cách mạng gọi là : lính đánh thuê cho quân Pháp rồi quân Mỹ.Thực chất họ cũng là một đội quân chính quy của một nửa quốc gia bị chia cắt.Nhiều người trong họ không phải chỉ là lính đánh thuê, mà họ cũng là những người có hoài bão xây dựng một đất nước  theo kiểu mẫu của họ. Họ cũng được học hành đào tạo chính quy ở những trường quân sự danh tiếng nhất nhì thế giới và kiến thức của họ không phải chỉ như những người nông dân ăn đong chắp vá bữa đực bữa cái như ngoài bắc. Chính sách sỹ quan của họ cũng không phải là loại vơ bèo vạt tép  mà phải thông qua thi cử trí thức  hẳn hoi.Ai có tài thì được trọng dụng ,không định kiến hẹp hòi như trong quân đội ta mà đa số là nông dân lãnh đạo chỉ huy. Hẳn mọi người còn  nhắc đến hai cái tên nổi tiếng là Cao Văn Viên và Cao Văn Khánh là hai anh em ruột trong một gia đình trí thức lớn, nhưng mỗi người đi theo một chí hướng.Cao Văn Viên theo quốc gia đã phát triển lên đến cấp đại tướng tổng tham mưu trưởng quân đội Việt Nam cộng hòa .Còn Cao Văn Khánh trong quân đội Cách mạng  cũng là một tướng giỏi, ông không hề bị phê bình hay khiển trách bao giờ, nhưng chỉ dừng lại với quân hàm trung tướng tổng tham mưu phó về hưu, khi mất đi, lại không được chôn trong nghĩa trang Mai Dịch, những người có công với nước , chỉ vì ông có người anh em trong hàng ngũ đối phương (!) Những chuyện tương tự như thế này có hàng trăm ví dụ  trong hai bờ chiến tuyến trên đất nước ta,ở miền Bắc cũng có, ở miền Nam thì càng nhiều hơn.Ngay trong gia đình Nam Sao là một điển hình, người anh cả là Nguyễn văn Hữu, người anh thứ hai tên khai sinh là Nguyễn Văn Bạn ( tức Nam Sao) .Cách mạng khởi nghĩa năm 1945,Hữu mới 19 tuổi và Bạn mới 17 tuổi đang là tuổi mới lớn rất nhiệt tình hăng hái, nghe theo tiếng gọi của Việt Minh cùng xung phong tham gia cướp chính quyền, rồi cùng xung phong vào quân đội Cách mạng  để đánh giặc cứu nước.Người em đi trước ra ga Phú Thái  ở gần nhà, nhảy lên tàu, thì gặp tàu chạy lên   Hà Nội rồi trở thành anh vệ quốc đoàn.Còn người anh đi sau để nắm cơm nắm cho hai anh em mang đi, rồi cũng vội chạy ra ga để đuổi kịp em trai.Cũng thấy tàu vội nhảy lên, thì hoá ra tàu lại chạy về hướng Hải Phòng vào vùng của quân Pháp còn chiếm giữ.Họ cũng tổ chức lực lượng bộ đội nhưng lại là bộ đội bảo hoàng của chính quyền Bảo Đại cũ, cũng kêu gọi cứu nước, cứu đồng bào.Thế là hai  anh em lạc nhau,do trình độ nông dân, nhận thức hiểu biết chính trị  lúc bấy giờ  không rõ ràng, nên cứ đành theo số phận đưa đẩy, mỗi người theo một nơi, rồi trở thành hai chiến tuyến đối địch nhau, mỗi người đều phấn đấu theo  chí tiến thủ của mình, và a dua theo thời cuộc.Nguyễn Văn Hữu rơi vào cánh quân đội nhà nghề,theo kiểu khôn sống mống chết,và trong hàng ngũ đó họ ít  đố kị dèm pha,định kiến ,ai giỏi thì được sử dụng, được cất nhắc,không lệ thuộc lý lịch, không thành phần chủ nghĩa, nên năm  1955 hòa bình lập lại ở Đông Dương,Nguyễn Văn Hữu đã đeo lon trung úy ngụy quân. Đã chót lao phải theo lao,Hữu đưa vợ hai di cư vào Nam  tiếp tục phục vụ cho chế độ  công hòa miền Nam Việt Nam và làm tay sai cho đế quốc Mỹ.Trong khi đó Nguyễn Văn Bạn tức Nam Sao cũng bền bỉ phục vụ trong quân đội Cách mạng, ra sức chiến đấu, lập  nhiều chiến công, nhưng vẫn bị định kiến là người có liên quan chính trị vì có người anh trai ở phía quân đội đối phương, cần phải đề phòng, không đáng tin cậy, không được vào đảng, không được cất nhắc, trả công xứng đáng cho những chiến công anh đã đạt được như những người khác.Sau chiến dịch Điện Biên Phủ , anh vẫn chỉ  là cấp trung đội trưởng .Cái nham hiểm nhất của một số người lãnh đạo cấp trên là, nếu anh ta không đáng tin cậy thì loại hẳn anh ta ra, cho về làm việc khác như một dân thường.Nhưng họ lại không cho về, mà vẫn vận động anh ta ở lại, vẫn lợi dụng tài năng và tinh thần dũng cảm của anh ta, lợi dụng cả mồ hôi xương máu của anh ta,vẫn động viên anh ta cố gắng lập công, vì nước vì dân sẽ được đền bù thích đáng và công bằng.Nhưng Nam Sao thiệt thòi bao nhiêu, không được như những lời người ta động viên.Bị cướp công nhiều ,bị ăn chặn,ăn hớt nhiều công lao sức lực của anh .Mà anh chỉ chịu đựng số phận, cố nén trong lòng không hề kêu ca phàn nàn hay đòi hỏi yêu sách nào cả.Quả là một con người gan lỳ và kiên định  hiếm có.Trong khi thượng úy tiểu đoàn trưởng Nam Sao huấn luyện và dẫn tiểu đoàn 2072 vào chiến đấu ở miền Nam, thì người anh cả Nguyễn Văn Hữu đã là cán bộ cao cấp trong quân đội Sài Gòn,với lon đại tá, trưởng  phòng tình báo điện tử  bên cạnh tổng thống  Thiệu.  Thật trớ trêu thay(!)
                  Nguyễn Nam Sao  không biết những điều đó, anh chỉ đau buồn cho số phận của mình, có khác gì một kẻ đi làm không công mà thôi ! Hôm sau Phạm Tuấn Minh còn đi thu lượm được một số tin tức ngoài  dư luận, về kể lại cho Nam Sao nghe hòng xoa dịu nỗi buồn của anh.Dư luận kể rằng, trong chiến trường miền Nam,bọn địch rất xảo quyệt, hàng ngày chúng cho máy bay ra rả kêu gọi các chiến sỹ Việt cộng hãy về chiêu hồi với quốc gia, sẽ được bảo đảm an toàn tính mệnh, được vợ đẹp con khôn , được giầu sang phú quý vv… Cũng đã có nhiều tên là cán bộ chiến sỹ hèn nhát, đã bị bả vinh hoa đó quyến rũ, bỏ hàng ngũ ta về chiêu hồi đầu hàng kẻ thù.Trong đó có một câu chuyện điển hình về sư  đoàn một trước đây. Sau khi đánh trận tiêu diệt một trung đoàn Mỹ đầu tiên ở Pơ lây me, nơi xuất phát ra khẩu hiệu “Bám thắt lưng Mỹ mà đánh” nổi tiếng.Ấy thế mà sau trận ấy, tên chính ủy sư đoàn lại về chiêu hồi theo quốc gia, đi theo có một liên lạc vẫn làm công vụ kiêm bảo vệ cho chính ủy, họ đi đến một đầu cầu ranh giới giữa ta và địch, chính ủy bảo liên lạc: -Tao đi sang phía bên kia đây! Tùy cậu muốn đi theo tao hay về đơn vị cũng được.Chiến sỹ liên lạc lúc này mới bất ngờ ngã người ra, nhìn  thấy  thủ trưởng đã là tên phản bội, liền giương súng lên bắn. Chính ủy quát lên- Súng không có đạn đâu, thôi về đi liệu mà giữ lấy cái đầu!  Một tiếng nổ đến tạch, quả nhiên  súng không có đạn, tên phản bội đã tháo ra từ trước rồi .Cậu chiến sỹ bị lừa nghiến răng lại, vừa chạy vừa khóc về trận địa ta.Tên chiêu hồi vội bước qua cầu ,có xe  ô tô jeep của bọn địch đón sẵn.Sau đó vị trí đóng quân nào của sư đoàn một, cũng đều bị máy bay và pháo kích bắn phá dữ dội.Cấp trên phải tuyên bố giải tán xóa phiên hiệu sư đoàn một , điều các trung đoàn sang đơn vị khác Thực chất là sư đoàn một đã bị tiêu diệt gần hết .Điều phiên hiệu các trung đoàn sang các sư đoàn khác để khỏi bị lộ là sư đoàn một bị tiêu diệt hết . Có lẽ vì thế nên mối nghi ngờ những người có liên quan với đối phương, của  những nhà bảo vệ chính trị cứ định kiến mãi, họ lo người ta chạy sang hàng ngũ địch.Nhưng trong thực tế chưa có trường hợp nào những người có liên quan tới đối phương lại chạy về đầu hàng đối phương cả, chỉ thấy những kẻ hèn nhát chẳng có dây mơ dễ má gì với đối phương  sang chiêu hồi mà thôi (!).
                   Hơn bốn chục năm sau, có một tướng Mỹ già đã về hưu, vốn là chỉ huy của trung đoàn lính thủy đánh bộ Mỹ bị thất bại ở Pơ lây me trước đây, sang thăm Việt Nam , thăm lại chiến trường thất bại xưa, và xin được gặp một trong những người chỉ huy trận đánh đó, để tỏ lòng khâm phục sự tài giỏi của quân đội Việt  Nam. Vì ,theo ông nói, lịch sử thành lập trung đoàn thủy quân lục chiến này từ thời chiến tranh thế giới lần thứ hai, đã đánh đông dẹp bắc khắp thế giới, chưa bao giờ bị thất bại .Chỉ đến khi sang Việt Nam mới bị thất bại lần đầu tiên.Trung đoàn này về sau  được thành lập lại và còn tồn tại, nhưng bài học Pơ lây me vẫn là hội chứng về nỗi đau thất bại  và là vết nhơ cho quân đội Mỹ đến bây giờ mà các tướng lĩnh Mỹ vẫn chưa nguôi.  Tin  về ông tướng Mỹ già đó được báo cáo lên Bộ quốc phòng, lên chính phủ, các nhà lãnh đạo nhà nước  ta mới ồ lên, người Mỹ người ta còn khâm phục đến như thế, mà ở ta thì lại hầu như lãng quên?Mấy ông nhà nước liền hỏi lại: -Vậy  hồi đó ai đánh?-Viện lịch sử quân sự tra cứu một hồi mới trả lời:- Sư đoàn một đánh!- Sư đoàn một bây giờ ở đâu? Cần phải được tuyên dương!
                  Rất tiếc, sư đoàn một đã bị giải thể, sau vụ tên chính ủy chiêu hồi quốc gia rồi.- Cần phải được tập hợp nòng cốt lại để tuyên dương. Thế là sau gần ba tháng, các cơ quan mới tìm lại được hơn chục người, trong đó có  đồng chí sư trưởng hồi  mới thành lập đầu tiên, đã về hưu ,nay đã ngoài chin mươi tuổi, yếu sức đi lại rất khó khăn, còn các cán bộ  chỉ huy sư đoàn, trung đoàn hồi đánh Pơ lây me đều đã hy sinh hoặc về hưu gìà yếu, mất cả rồi.Người ta hỏi các  hội cựu chiến binh từ trung ương đến địa phương xem còn ai  ở sư đoàn một, thời đó nữa không. Sư đoàn một lúc đó có ba trung đoàn, sau đó bị  giải thể điều đi các sư đoàn khác.Cựu chiến binh thuộc các trung đoàn thì có đấy, nhưng mới bổ sung vào sau này, khi trung đoàn mới được thành lập lại mà không được chiến đấu thời Pơ lây me.Không sao ,miễn là có hơi hướng  con em của sư đoàn một là được rồi.Thế là văn phòng nhà nước phát giấy mời, triệu tập được gần hai mươi người,về phủ chủ tịch họp mặt ,công bố quyết định của chủ tịch nước tuyên dương: “Sư đoàn một, đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”, do chính tay chủ tịch nước Trương Tấn Sang trịnh trọng gắn huân chương anh hùng lên quân kỳ .Sau đó là chụp ảnh lưu niệm và tặng quà cho các cựu chiến binh, rồi về Bộ quốc phòng chiêu đãi trọng thể.Nhiều người trong số được mời về rất lấy làm phấn khởi,vì được vinh dự lây với chiến công của sư đoàn một trước đây, chứ họ có biết Pờ lây me ở đâu đâu  (!)

                  Lủi thủi ra về

                  Hôm sau, sau khi chia tay các cán bộ mới được đề bạt, các chiến hữu cùng đơn vị 2072 cũ lên đường đi nhận nhiệm vụ mới ở các đơn vị trong sư đoàn.Nam Sao được gọi về cơ quan tỉnh đội để nhận quyết định về hưu. Thượng  tá Trịnh  Phàn, tỉnh đội trưởng vừa mới đeo lon đại tá mới toanh, trông thấy Nam Sao từ đằng xa đã reo lên:
                  -A, chào người anh hùng chiến thắng trở về  !- Rồi hồ hởi chạy lại ôm chầm lấy Nam Sao ra vẻ thân mật lắm. Nam Sao buộc lòng phải chào hỏi theo phép lịch sự và lễ tiết quân nhân.
                  - Vâng, tôi lên nhận quyết định về hưu đây .Anh trao ngay cho tôi để tôi về.
                  - Cứ bình tĩnh , vào đây uống nước , rồi kể chuyện chiến đấu đã .Cơ quan cán bộ sẽ đưa giấy tờ sau.- Thực lòng Nam Sao không muốn tiếp xúc với người tỉnh đội trưởng hay sơn sớt nói cười này.Đã bốn năm làm chủ nhiệm công binh  trước đây đủ cho anh hiểu về con người này.Anh ta cũng cùng trà tuổi với Nam Sao, cùng quê với  anh, chỉ cách nhau một cánh đồng, ở xã trên và xã dưới, cùng  đi cướp chính quyền ở huyện và cùng nhập ngũ với nhau từ năm 1945.Bố anh ta trước đây là cường hào gian ác có tiếng một thời của chế độ cũ, sau này giải phóng miền Bắc bị quy là địa chủ phản động gian ác và bị nông dân sử bắn ngay từ đợt đầu tiên.Anh ta  tỏ vẻ ăn năn, làm đơn tuyên bố  cắt đứt quan hệ với gia đình, lại có tài nịnh nọt cấp trên rất khéo léo, nên không phải ra đơn vị chiến đấu bao giờ, mà suốt đời chỉ làm anh trợ lý dân quân từ huyện  này đến tỉnh khác, rồi trưởng thành lên chỉ huy dân quân  từ cấp huyện đến cấp tỉnh .Anh ta cũng có tiếng là chuyên gia lật đổ cấp trên để tiếm quyền.Cách đây dăm năm khi gặp lại Nam Sao, anh ta đã là tỉnh đội trưởng một tỉnh lớn ở miền Bắc  đó là tỉnh Thanh Hóa .Khi đó Trịnh Phàn đeo quân hàm thượng tá, còn Nam Sao vẫn đeo quân hàm thượng úy bạc màu. Qua hỏi thăm bạn bè.  Trịnh Phàn biết Nam Sao ở binh chủng Công binh, chiến đấu giỏi, lập nhiều chiến công trong kháng chiến chống Pháp và nhiều thành tích huấn luyện trong thời bình, đang là tiểu đoàn trưởng công binh của một sư đoàn đóng quân tại địa phương.Trịnh Phàn cũng biết anh trai của Nam Sao đang ở hàng ngũ đối phương , trước theo Pháp, rồi nay theo Mỹ, vì thế Nam Sao bị liên quan chính trị, khó ngóc đầu lên được, Trịnh Phàn còn biết Nam Sao tuy chưa được vào Đảng, nhưng vẫn được cất nhắc lên là cán bộ tiểu đoàn, vì khả năng và thành tích chiến đấu của anh ta và nhất là trong thời kỳ huấn luyện quân đội chính quy và hiện đại ngày nay. Năm 1965 giặc Mỹ gây chiến tranh phá hoại miền Bắc bằng không quân và hải quân, đánh phá ác liệt nhất là tỉnh Thanh Hóa, hòng ngăn chặn đầu mút giao thông chi viện vào chiến trường miền Nam.Tiểu đoàn 15 công binh của Nam Sao thuộc  sư đoàn 304 đóng quân ngay trên đất Thanh Hóa được lệnh đi khắc phục hậu quả, sửa chữa cầu đường, phá gỡ bom đạn, bảo đảm giao thông. .Chiến tranh phá hoại ngày càng phát triển, việc bảo đảm giao thông ngày càng khó khăn, tỉnh đội cần phải tổ chức lực lượng công binh chỉ đạo nhiệm vụ nặng nề này.Trịnh Phàn liền gặp Nam Sao và rủ Nam Sao về tỉnh đội với mình, với những lời hứa hẹn ngon ngọt đầy tình bạn hữu, Nam sao cũng muốn thay đổi môi trường , nên đồng ý,Trịnh Phàn liền làm công văn  đề nghị với Quân Khu xin đích danh Nam Sao về làm chủ nhiệm công binh tỉnh đội.Nam Sao vừa là chấp hành mệnh lệnh , vừa là tình cảm bạn bè đồng hương nên vác ba lô về tỉnh đội và bắt tay vào việc ngay, hy vọng ông bạn đồng hương này thông cảm với hoàn cảnh mình mà gỡ mối dây oan nghiệt cho mình được chăng. Nhưng Trịnh Phàn, bề ngoài thì thơn thớt nói cười, tỏ vẻ thương hại và thông cảm với Nam Sao, và hứa sẽ tích cực giúp đỡ anh để cởi trói cho anh khỏi gông cùm oan nghiệt đó. Nhưng thực tế lại ngược lại, bản thân anh ta trước đây cũng bị thành phần là con nhà địa chủ cường hào ác bá, nên anh ta tìm mọi cách xoay sở,  bằng cách ton hót, đút lót xu nịnh cấp trên, và luôn luôn tỏ ra là lập trường giai cấp vững chắc, bằng cách dèm pha, hắt hủi những người cùng cảnh ngộ như mình, để gây được lòng tin của một số cán bộ  hay ưa nịnh, không tài giỏi gì ,rồi cứ tuần tự như tiến lên cấp lên chức trong các cơ quan  dân quân , mà chẳng phải ra mặt trận, chẳng tốn một tý mồ hôi xương máu nào.Anh ta có tài ăn nói lưu loát,  báo cáo vớí cấp trên rất hay và động viên rất khéo cấp dưới để họ lao vào  khó khăn nguy hiểm chiến đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ cho mình.Rồi lại biểu dương, động viên khen thưởng, ca ngợi họ  hết lời.Nhưng cuối cùng họ cũng chỉ được những lời nói xuông hoa mỹ mà thôi .Còn báo cáo lên trên thì  thành tích chủ yếu lại là do Đảng ủy và  chỉ huy lãnh đạo giỏi, tức là của anh ta nên mới  đạt được.Còn cấp chức là do cấp trên, cấp quân khu, cấp Bộ quyết định chứ anh ta không có thẩm quyền, anh ta chỉ  lập danh sách đề nghị, những chân tay, vây cánh của anh ta mà thôi.Khi một người bạn của Nam Sao nói thẳng với Trịnh Phàn rằng
                  - Các ông nỡ để cho  Nam Sao mang quân hàm suốt mười bốn năm trời, từ khi phong quân hàm đến nay  chỉ ở một cấp thôi sao, ông ta chẳng có tội tình gì, mà chiến công và khen thưởng  thì mấy người đã được bằng ông ta?- Trịnh Phàn liền cười khà khà lấp liếm mà nói lớn rằng:
                  - Còn có một người nữa từ khi phong quân hàm đến nay cũng chỉ có một cấp đó, các ông biết ai không?
                  - Ai cơ ?
                  - Thì đại tướng Võ Nguyên Giáp đấy chứ ai?cụ ấy có thắc mắc gì đâu nào?
                  -Nói như ông thì hết chỗ nói rồi !Ai lại bì với một lãnh tụ  được (!). Nam Sao sang ban cán bộ nhận quyết định về hưu, mới biết giấy tờ người ta ký sẵn từ mấy tháng trước rồi, có lẽ lúc đó anh còn đang chỉ huy chiến đấu ở Tây Ninh. Trưởng ban cán bộ hỏi:
                   -Anh có thắc mắc gì không ?hoặc có kiến nghị gì không?.Nam Sao liền trả lời:
                  - Tôi chẳng có thắc mắc gì cả, mấy chục năm chiến đấu trong quân đội, mà còn được cái đầu trở về, để nay được về hưu thế này, là may mắn, hạnh phúc lắm rồi. Nhiều đồng chí đã hy sinh, bản thân và gia đình họ còn thiệt thòi, đau khổ  biết bao nhiêu, mình phải cảm ơn họ.
                  - Anh có đề nghị gì không?
                  - Chẳng đề nghị gì cả, giấy tờ đã ký  từ cách đây mấy tháng rồi, thử hỏi đề nghị còn có nghĩa lý gì ?
                  Anh liền chào và ra về luôn, từ chối lời mời vuốt đuôi  của Trịnh Phàn và anh em cơ quan, mời ở lại ăn bữa cơm liên hoan chia tay. Thực chất là khao Trịnh Phàn mới lên lon đại tá (!)

                  #24
                    Lương_Hiền 21.07.2016 03:53:22 (permalink)
                    Chương 12 - CÔNG TY GẠCH NGÓI THUẬN BẰNG
                    Trong tình hình kinh tế khó khăn của đất nước .Đảng và nhà nước đã đề ra chính sách mở cửa, cho phép phát triển nhiều thành phần kinh tế:  Kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể và kinh tế tư nhân.Nhiều địa phương đã tìm ra lối thoát, bước đầu thí nghiệm cho kinh tế tư nhân phát triển.Riêng hợp tác xã Kim Anh còn đang loay hoay chưa tìm ra lối thoát.Nhưng rồi cái khó ló cái khôn, nghe đồn ở đâu đó người ta đã đổi mới cách làm ăn, bằng cách bán hóa giá tài sản và một số  ruộng đất cho các doanh nghiệp  hoặc tổ hợp tư nhân để chuyển đổi sản xuất, mà hợp tác xã và Ủy ban xã  vẫn được  hưởng lợi nhuận phần trăm  theo mức thuế của nhà nước quy định. Thế là Ban quản trị hợp tác xã  đi  nghiên cứu thăm dò thấy có thật như thế.Rồi về bàn nhau thống nhất, trước hết là bán  đấu giá khu lò gạch để lấy tiền trả nợ ngân hàng, sau nữa là vẫn giải quyết công ăn việc làm cho một số xã viên .Đề án này được thông qua Đảng ủy, Hội đồng nhân dân  và Ủy ban nhân dân  xã  đều nhất trí, để giải quyết khó khăn cho hợp tác xã  trong tình hình chung hiện nay .Nghị quyết được cấp trên huyện, tỉnh chuẩn y và cung cấp cho đầy đủ các văn bản quy định của nhà nước, rồi  công bố trong các cuộc họp xã viên, các đoàn thể và trong nhân dân . Chỉ còn chờ đợi các  cá nhân, doanh nghiệp, tổ hợp đến  đăng ký  làm thủ tục mua bán thôi.
                    Nhưng rồi một tháng, hai tháng, ba tháng... cũng không thấy ai đến đăng ký mua Thời bấy giờ, đất nước còn nghèo, việc làm ăn kinh doanh chưa được phát triển, chưa có kinh nghiệm .Số người giầu có cũng chưa có nhiều, bỏ một số tiền lớn ra  để mua bất động sản cũng đã khó, lại còn phải có vốn kinh doanh nữa, không phải ai cũng dám bỏ ra .Mặt khác người ta còn phải nghe ngóng xem  chế độ này có thực lòng  cho phát triển kinh doanh cá thể không, hay lại như cải cách ruộng đất, hay lại như cải tạo công thương nghiệp trước đây đã làm, chỉ là lấy của người giầu cho người nghèo, nhưng rồi cũng chẳng làm ăn được gì, mà chỉ là phá hoại kinh tế, phá hoại sản xuất mà thôi nên những người có tài và những người có khả năng  có tiền cũng còn đắn đo nghe ngóng xem sao đã. Ban quản trị hợp tác xã ,Đảng ủy, Ủy ban xà  cũng sốt ruột trước tình hình kinh tế của nông thôn đang ngày càng khó khăn, việc tìm kiếm công ăn việc làm cho nông dân và vấn đề xóa đói giảm nghèo đang đi vào con đường bế tắc .Bao nhiêu cuộc họp lớn nhỏ, mở rộng củả ban quản trị, của đảng ủy và ủy ban, vẫn chưa tìm ra được phương sách khả dĩ.Một ý kiến đề ra:
                    -Phải đi vận động,phải đi mời những người có tài,có khả năng đứng ra  đảm nhiệm cho làng cho xã may ra mới có người dám làm.-Ý kiến này xem ra được mọi người tán thành.Họ cử ra một tổ  có chức quyền đi vận động gồm: Bí thư Đảng ủy xã,Chủ tịch xã và Chủ nhiệm hợp tác xã,là những người có chức có quyền cao nhất  để vận động và thương thuyết,giải đáp những vấn đề có liên quan đến  chính sách và luật pháp của nhà nước mới được. Trước hết ưu tiên đi vận động trong làng xã  rồi mới đến bên ngoài.Trong làng xã ,người ta điểm danh đến các vị có chức sắc hiện hành,  và những người có máu mặt xem có ai dám đứng ra làm được không,cũng có người dám đứng ra làm đấy nhưng lại không có khả năng làm kinh tế lớn và  nhất là không có vốn. Cuối cùng nhiều ý kiến cho rằng chỉ có một người  có thể làm được,đó là Nguyễn Văn Thuận,anh này vừa có vốn lại vừa có năng lực làm kinh tế,hiềm một nỗi là anh ta đang lao vào làm trang trại,không biết anh ta có dám làm lò gạch nữa không ?- Cứ thử vận động xem sao. Thế là ba ông lãnh đạo của xã thống nhất cùng đến thăm trang trại của  Thuận Roãn .
                    Một buổi sáng mùa hè đẹp trời, gió hiu hiu mát rượi.Ba ông cán bộ xã đạp xe đạp đến thăm nhà ông Thuận, vừa tới cổng, các ông đã xuống xe đạp và gọi lớn:
                    -Ông Thuận có nhà không đ ...ới !
                    Ông Thuận đang cắt tỉa cây cảnh ở ngay trong sân nhìn ra cổng nhận ra ba ông cán bộ to của xã, liền trả lời:- Có đây có đây!-Rồi vội vàng chạy ra mở cổng và tươi cười đón khách:- Xin mời các anh vào chơi xơi nước.Chà hôm nay  chắc là  một ngày tốt đẹp, nên rồng mới đến nhà tôm đông thế này.Mà vinh dự cho gia đình tôi lại được đón cả ba vị lãnh đạo cao nhất xã thế này thì rất là vui  và chắc là một điềm tốt lành rồi.-Ông Thuận dẫn khách vào trong nhà khách, rồi mời : Mời các anh vào trong nhà, mời các anh ngồi !-Ông Thuận nhanh chóng phà trà và rót ra chén  đưa mời từng khách:- Rước các anh xơi nước!-Mùi trà thơm phức lan tỏa khắp phòng,hơi  từ các chén bốc lên nghi ngút nhẹ nhàng.
                    -Nào mời các ông xơi nước đi! Sau khi nhấp trà xong,đồng chí Bí thư đảng ủyxã
                    nói:
                    -Hôm nay thường vụ xã đến đây trước hết là thăm trang trại của bác,sau đó là bàn
                    với bác về phát triển công nghiệp cho xã ta đây!-Đồng chí chủ tịch xã tiếp lời:
                    Trang trại của nhà bác thì từng  người chúng tôi cũng đã đến thăm nhiều lần
                    rồi,hôm nay mới có điều kiện để cả ban thường vụ Đảng ủy đến bàn với bác về vấn
                    đề gạch ngói đây. Rồi đến đồng chí chủ nhiệm hợp tác xã cũng tiếp luôn :- Về mặt
                    nông nghiệp mà nói thi bác  đang là ngọn cờ đầu của xã ta rồi,  mà trang trại của
                    bác có khi còn nhất nhì của cả huyện đấy.Hôm nay chúng tôi đến đây là muốn mời
                    bác tham gia vào phát triển công nghiệp cho xã nữa đây.
                    -Vâng,xin mời các anh xơi nước đã,rồi đề nghị các đồng chí cứ cho ý kiến trước
                    đi.- Ông Thuận  từ tốn nói tiếp-Tôi xin lắng nghe và tiếp thu để  bàn bạc trong gia
                    đình,với bà ấy nhà tôi và các cháu cho thống nhất.Các cụ đã dậy:Thuận vợ thuận
                    chồng thì tát bể đông cũng cạn cơ mà.
                    -Vâng, bác đã nói như vậy thì được rồi,hôm nay chúng ta cứ thẳng thắn bàn bạc
                    nhá-Đồng chí bí thư cười hà hà rồi nói tiếp:- Chắc  các thông báo gần đây của
                    Đảng ủy,chính quyền và của hợp tác xã bác đã được nghe,được xem rồi.Tình hình
                    kinh tế hiện nay của hợp tác xã và của cả xã ta hiện nay không nói  bác cũng đã
                    rõ,vấn đề là nông dân hiện nay cũng thất nghiệp,đời sống nhân dân đang gặp nhiều
                    khó khăn,không có công ăn việc làm.Nếu chúng ta phát triển được nhiều trang trại
                    như nhà bác, trang trại chăn nuôi , rồi trang trại trồng lúa, trang trại trồng màu
                    ,đồng thời phát triển thêm công nghiệp, trước mắt là xưởng gạch ngói  thì mới giải
                    quyết được  việc làm cho bà con,mới có thu nhập để nâng cao đời sống cho xã
                    viên được. Việc phát triển trang trại thì bác đã đi đầu rồi và đang dìu dắt một số
                    trang trại nhỏ.Thế là rất tốt,thay mặt lãnh đạo xã chúng tôi rất hoan nghênh và cảm
                    ơn bác.Nhưng hôm nay,Đảng ủy,ủy ban và hợp tác xã cũng đã bàn rồi\,ở xã này
                    bây giờ chỉ có bác  và gia đình bác là đủ khả năng và tài sức đứng ra  lập xưởng
                    gạch ngói làm ăn theo quy mô tương đối lớn,trước mắt là giải quyết công ăn việc
                    làm cho một số  bà con,từ đó mới xóađói giảm nghèo phần nào cho xóm làng,rồi
                    mới dần dần phát triển sang các nghành nghề khác được.
                    Rồi đồng chí chủ tịch và đồng chí chủ nhiệm hợp tác xã cũng còn nói thêm nhiều nữa,  đại khái cũng như đồng chí bí thư đã nói. Chung quy cũng chỉ là đề cao vai trò ông Thuận lên như kiểu chỉ có ông Thuận là người cứu tinh của làng xã lúc này thôi. Ông Thuận ngồi nghe hàng tiếng đồng hồ, cũng chỉ vâng vâng dạ dạ để đỡ lời cho vui vẻ.Ông Thuận nghĩ mà buồn,giá như  trước đây  một hai năm các ông lãnh đạo xã này cũng biết điều như bây giờ, thì xã này không đến nỗi  khó khăn và thua kém nhiều nơi .Trước đây đang yên đang lành thì họ hất cẳng ông Thuận để cho con cái vào làm, tưởng là vơ vét được, nào ngờ con cái các ông lại làm đổ vỡ  cả và hậu quả bây giờ là các ông phải  đi vận  động mà cứ như phải đi van xin ông Thuận đứng ra gánh vác công việc đổ vỡ khó khăn này cho làng cho xã vậy.
                    -Vậy ý kiến bác Thuận thế nào ? –Có khó khăn gì không ?
                    -Có khó khăn gì bác cứ nêu ra rồi chúng ta cùng bàn bạc.Lãnh đạo xã chúng tôi hoàn toàn tín nhiệm bác, chúng tôi sẽ tạo mọi điều kiện để bác đứng ra  làm vì làng vì xã. - Ông chủ nhiệm sốt ruột chưa thấy ông Thuận nói gi liền gợi ý - Hay là bác tạm dừng phát triển trang trại  một thời gian để tập trung vào phát triển công nghiệp gạch ngói đã, có được không ?
                    Ông Thuận  tiếp nước chè vào các chén của khách rồi từ tốn mời khách:
                    -Mời các anh cứ uống nước đi,để tôi xin có ý kiến thế này,các  đồng chí  đã nói như vậy tôi xin tiếp thu để: một là đọc lại các văn bản của nhà nước cho rõ ràng,hai là để bàn bạc trong gia đình với nhà tôi và các cháu cho đồng thuận đã và xin phép được trả lời với xã sau mười ngày nữa. Tôi cũng xin nói thêm là,nếu được nhà nước cho mở cửa làm ăn với phương châm ích nước lợi nhà,bảo đảm sòng phẳng theo chính sách đã ban hành,thì chúng tôi rất hoan nghênh và thấy có thể làm được,chỉ còn vấn đề là làm ở quy mô nào? Mười triệu viên năm hay hơn nữa? Phải làm bằng máy móc,chứ không thể làm bằng thủ công như trước được,như thế đòi hỏi phải có thời gian huấn luyện công nhân,phải cóthời gian xây dựng cơ bản cho hầm lò, nhà xưởng,mua sắm trang thiết bị, việc bảo đảm hợp đồng điện, xăng dầu chất đốt vân vân ...Sau mười ngày nữa tôi xin trả lời và sẽ có đề án cụ thể báo cáo với xã rồi sẽ bàn chương trình ký kết hợp đồng cụ thể sau. Bây giờ xin mời các đồng chí xem như thế có được không ạ?
                    -Thế thì hay quá rồi,hoan nghênh bác Thuận-Bí thư đảng ủy nói- Bác cứ  bàn bạc
                    với bác gái và gia đình cho thống nhất,vấn đề là trong lúc đất nước kinh tế đang khó khăn này,cần phải có người vì dân vì nước mà dám  bỏ tiền bạc,bỏ công sức ra làm,với khẩu hiệu ích nước lợi nhà,hai bên cùng có lợi.
                    -Cảm ơn bác Thuận –Chủ tịch xã nói -Như thế là có người dám xung phong đi trước,đứng mũi chịu sào rồi,chỉ còn vấn đề là quy mô sản xuất đến đâu thôi,bác cứ làm đề án cụ thể rồi lãnh đạo xã sẽ cùng góp sức với bác tháo gỡ khó khăn  để làm bằng được cái công nghiệp hóa đầu tiên của xã ta này, để làm đà cho những ngành nghề khác.
                    -Nếu mấy ông lãnh đạo xã trước đây không lắm thầy thối ma- Chủ nhiệm hợp tác xã nói tiếp-  Thì xã ta cũng có xí nghiệp gạch ngói do bác Thuận làm giám đốc rồi,thì bây giờ chúng ta  chỉ việc phát triển lên,chứ không phải gây dựng từ đầu như thế này.Cũng may nhà nước đã mở cửa cho phát triển kinh tế tư nhân ,kinh tế gia đình,thì những người có năng lực như bác Thuận tha hồ mà vùng vẫy làm cho dân giầu nước mạnh,dân có giầu thì nước mới mạnh được.Bác Thuận đã có trang trại  tương đối giầu rồi nay phát triển thêm công nghiệp nữa thì trở thành đại gia nhất xã đấy,như thế là bác đi cả hai chân nông nghiệp và công nghiệp đều mạnh,dân xã ta có nhờ,có công ăn việc làm  thì  chỉ tiêu  xóa đói giảm nghèo của xã ta cũng đỡ khó khăn...
                    Vừa lúc đó thì bà vợ ông Thuận và hai cháu gái bưng mâm từ dưới bếp lên . Bà Roãn nhanh nhẩu chào mời:- Chào các ông ,thôi mời các ông tạm nghỉ, chả mấy khi các ông đến  thăm trang trại, gọi là có lưng cơm rượu nhạt  mời các ông dùng với trang trại cho vui.- Mấy ông khách đều đồng thanh niềm nở chào:
                    -Chào bà chị !chào bác gái!. Chào các cháu!thế này thì quý hóa quá ! Cơm rượu trang trại thì nhất định là ngon rồi,bà với các cháu làm lúc nào mà nhanh thế nhỉ.!
                    -Mời các đồng chí sang bàn ăn-Ông Thuận mời từng người vào ghế ngồi ở bàn ăn  ngoài  sân có mái che và vườn hoa cây cảnh ở xung quanh trông rất nên thơ..Ông Thuận rót rượu vào từng chén  và mời :- Nào mời các anh,các  đồng chí nâng chén .Mọi người cùng nâng chén. –Nào xin mời !-Ấy xin mời cả bác gái và các cháu cùng ăn cho vui-Mấy ông khách đều nói- Thôi xin phép các anh,bà ấy nhà tôi và các cháu ăn ở dưới nhà,còn nhiều việc nữa ạ!-Ông Thuận đỡ lời- Ở đây chỉ có bốn chúng ta thôi,vừa ăn vừa bàn công việc cho tiện.Nào xin mời !
                    -Xin mời! – Chúc các bác mạnh khỏe ! Trang trại ngày càng phát triển.!
                    -Chúc cho việc xây dựng công nghiệp xã nhà thành công tốt đẹp!  Cả  khách và chủ  đều  cạch chén:- Chúc mừng ! -Bữa cơm rượu kéo dài đến quá trưa thì các ông lãnh đạo xã cũng đã ép ông Thuận đồng ý  nhận lời làm,mười ngày sau chỉ là để báo cáo đề án  và bàn ký kết hợp đồng thôi.- Các ông ra về đều vui vẻ hể hả vì đã vận động được người đứng ra gánh vác công việc nặng nhọc này cho xã,và các ông đều có một niềm tin là ông Thuận nhất định  sẽ làm được.
                    Tối hôm đó ông Bí thư đảng ủy già đã về hưu cách đây gần  mười năm đến chơi nhà ông Thuận.Sau vài tuần trà, ấm nước, mới ngồi khề khà với nhau.Ông bí thư cũ nhắc lại những chuyện xa xưa, thời ông còn công tác, ông nói với ông Thuận giọng có vẻ  bùi ngùi luyến tiếc:
                    -Giá dạo ấy “chúng tôi” quyết tâm xây dựng xí nghiệp gạch ngói và bầu ông làm giám đốc thì xã ta đã phát triển mạnh và giầu có hơn nhiều, chứ không lạch bạch mãi như thế này.Thế mới biết  chưa có cái anh  công nghiệp hóa là chậm phát triển ngay. Ông Thuận nhìn ông bí thư già vẻ thăm dò và nói :
                    -Thì  dạo ấy bác làm bí thưđảng ủy  chứ ai ?-Ông bí thư già thật thà:
                    -Vâng,  dạo ấy tôi làm bí thư thật, nhưng mình tôi có quyết định được đâu, còn nhiều cơ chế chính sách, lại nhiều ý kiến bàn ra tán vào, lắm thầy thối ma lắm. Ông bí thư dừng lại một lát nhưđể suy ngẫm rồi nói với giọng nhỏ hẳn đi và với vẻ ân hận, hối tiếc :
                    -Đúng, tôi dạo ấy cũng thiếu kiên quyết đấu tranh, còn mải lo cho cái ghế chức quyền của mình, mà không nghĩđến bà con dân xã trước nên đã sảy một ly đi một dậm, thếđấy ! Ông bí thư cũ nói xong , lắc lắc cái đầu tỏ vẻ không bằng lòng với mình, rồi chút ra một hơi thở dài như  bớt được một gánh nặng khi ông nói hết ra nỗi dằn vặt của mình bấy lâu nay. Ông Thuận bỗng cười to nhưđể xua tan không khí nặng nề :
                    -Thôi bác ạ, mọi chuyện đã qua rồi, nhắc lại làm gì cho thêm mệt .Thế mới biết các cụđời xưa đã dậy rằng:” Điều gì có thể  bảo vệ cho lẽ phải mà không dám nói ngay thì còn ân hận suốt đời”
                    -Vâng, điều ông nói chí lý lắm .Chỉ tiếc là tôi bây giờ thì chẳng còn làm gì được nữa! Đến lúc này tình hình kinh tế suy thoái, các ông lãnh đạo xã mới, và bà con trong làng xóm càng thấy  tài năng của ông. Không làm gạch của hợp tác  thì về ông lại làm trang trại, chỉ mấy tháng sau thì trang trại nhà ông đã to nhất xã , hỏi cả làng cả xã này về mặt làm giàu thì ai đã hơn ông .Bây giờ xã đã đến vận động ông thì ông cũng nên vì làng vì xã mà nhận  lấy việc khó khăn này đi.Mọi người đều tin rằng ông sẽ làm được tốt, hãy làm một nhà máy gạch ngói to vào để mở mày mở mặt làng xã ta đi, cho các nơi biết  thế nào là Kim Anh.Ý ông thế nào?
                    Ông Thuận từ bấy giờ vẫn nghe ông bí thư già nói lên những điều ân hận của ông ,thời ông còn làm việc, để xoa dịu tinh thần của ông Thuận và bây giờ ông cũng thực lòng ủng hộ ông,để gây lại lòng tin của ông.Ông Thuận cũng  không khách sáo thành thật trả lời:- Làm  thì làm được thôi, nhưng còn phải suy nghĩ tính toán làm đề án hẳn hoi, tôi đã hứa với lãnh đạo xã mười ngày nữa tôi sẽ  báo cáo đề án vớí xã và chuẩn bị ký kết hợp đồng với xã rồi.
                    -Hoan hô ! Tôi đã bảo với các ông ấy là ông sẽ nhận và nhất định làm  được mà!- Ông bí thưĐảng ủy già nắm chặt lấy tay ông Thuận.Xin chúc mừng ông.Cuối cùng thì vẫn phải đến tay ông, chứ chẳng có ai dám nhận và làm được đâu!
                    Ngay ngày hôm sau  Nguyễn Văn Thuận liền làm cuộc hành trình đi  đến một số xí nghiệp, nhà máy gạch ngói quen biết quanh khu vực để tham khảo quy cách thiết kế các lò xưởng và liên hệ hợp đồng chi viện xây dựng ban đầu, trong đó có xí nghiệp gạch ngói Kiến An,  nhà máy gạch Cầu Mây, ra cả nhà máy gạch ngói  Giếng Đáy...Mỗi nơi ông đều nghiên cứu một tới hai ngày để học tập và bàn với các nhà máy, xí nghiệp cử chuyên gia, kỹ sư giỏi giúp đỡ chi viện về kỹ thuật  xây dựng cơ bản và một số thợ nòng cốt  sản xuất bước đầu.Đặt mua một số máy móc tối thiểu trước mắt.Ở mỗi nơi ông đề nghị giúp đỡ một việc, là việc ưu thế  nhất của nhà máy đó mà không làm ảnh hưởng tới việc sản xuất của nhà máy xí nghiệp đó.Việc mua sắm trang thiết bị cũng vậy, đặt mua đồng bộ cho cả nhà máy sắp tới nhưng nhận hàng từng bước theo yêu cầu sản xuất, mà không phải bỏ vốn ban đầu ra cùng một lúc.
                    Sau một tuần lễ đi tìm kiếm nguồn lực và trí lực đó, ông Thuận đã hình thành sơ bộ trong óc quy mô  nhà máy của mình.Về nhà ông mới tập trung làm đề án và kế hoạch xây dựng.Rồi bàn bạc với vợ con  về cách làm ăn sắp tới. Phân công cụ thể như sau:Bà Roãn sẽ chuyên trách quản lý trang trại, ông Thuận sẽ chuyên trách quản lý nhà máy gạch ngói. Hai việc cùng song song với nhau và hỗ trợ cho nhau, như kiểu  nông nghiệp và công nghiệp trong một gia đình, nhưng vẫn lấy nông nghiệp làm cơ bản, lấy công nghiệp làm trọng tâm  phát triển. Các con vẫn tập trung học hành nhưng  phân công lúc rảnh rỗi một nửa phụ giúp mẹ, một nửa phụ giúp cha, sau này sẽ thay thế cha mẹ khi  cha mẹ già yếu.Còn trước mắt thì thuê mượn nhân viên kỹ thuật, nghiệp vụ và công nhân lao động  là chủ yếu. Bà Roãn và các con đều vui vẻ đồng lòng với ý kiến của ông Thuận .Bố mẹ và các con đều hiểu rằng đây là thời cơ để làm giầu mà trời phú cho gia đình mình, đây cũng là kết quả của việc rèn luyện trí tuệ, bản lĩnh  và công sức  lao động của bố mẹ đã trải qua mấy chục năm qua mới có thời cơ này. Cả nhà đều thống nhất lấy tên nhà máy  là Thuận Bằng, có ý nghĩa là cả nhà đồng tâm hiệp lực, và cũng mong cho nhà máy được thuận bồm xuôi gió như cánh chim bằng.

                    “Thuận dái cá”

                    Về tiền nong để mua đất đai và làm vốn kinh doanh, ông Thuận bàn với bà Roãn xuất quỹ tiết kiệm của ông bà có dăm triệu và dăm chục cây vàng ra, và xuất bớt vài tấn lợn lớn trong trang trại... tổng số vài chục triệu cũng đủ số vốn ban đầu. Ông Thuận  có ngờ đâu công sức đánh cá của ông hàng chục năm trước đây mà bà Roãn đã dành dụm được một số vàng đáng kể để bây giờ khi cần mới tung ra .Ở làng Lễ này, trước đây ông Thuận không chỉ là một tay cày bừa, làm ruộng giỏi mà còn là một tay kiếm cá cừ khôi bằng đủ các kiểu:từ câu cá, kéo vó, úp nơm, đến  thả lưới, đánh cụp, chắn đăng đơm đó, mùa cạn thì đánh dậm, mò tát thùng đấu, mùa rét bắt cá cóng, mùa nắng thì bắt cá chui hang, rúc bùn...Nghề này là do cụ Ruy bố đẻ truyền dậy cho từ khi bé.Thuận hay đi theo bố xách thời, xách giỏ rồi được bố bày vẽ cho cách kiếm cá, rồi anh được bạn bè trong làng xóm gọi là “Thuận dái cá” từ bao giờ không biết.Chỉ biết rằng bạn bè cùng rủ nhau đi kiếm cá  thì bao giờ dỏ của Thuận cũng đầy cá hơn các bạn.
                    Khi hai anh trai lớn đi thoát ly rồi, anh cả đi lính Pháp, anh thứ hai đi bộ đội Vệ quốc đoàn, bố cũng đã già yếu không đi kiếm  ăn được nữa, chỉ còn mình Thuận vừa cày bừa cấy hái ngoài đồng vẫn kiếm cá làm thức ăn hàng ngày cho cả nhà, mùa nào cá nấy,  hôm nào  bận quá thì cũng có vài mớ tôm mớ tép để ăn tạm vài bữa. Thời gian làm đội trưởng đội gạch ngói hợp tác xã, ban ngày chỉ đạo và lao động sản xuất, ban đêm trông nom canh gác lò là thời gian kiếm cá được nhiều nhất.Những năm đó nước to, hoặc những trận mưa lớn, nước ngập  tràn cả thùng đấu lò gạch, có khi ngập cả sân bãi của lò, cá mú tràn vào nhiều vô kể.Thuận vừa đặt lờ vữa kéo vó suốt đêm đến sáng mỗi đêm được hàng thúng cá cho  vợ đem ra chợ bán chỉ để lại nhà một ít đủ ăn.
                       Một lần  đang làm gạch ở  Phả Lại, đi chơi ra thăm bờ sông, thấy một thuyền  đánh cá cỡ  khá lớn,  mới ghé xuống thăm và hỏi chuyện đánh cá, được chủ thuyền vui vẻ tiếp chuyện.Thuận bỗng thấy cả một khoang thuyền lưới đầy ắp những lưới là lưới.Thuận mởi hỏi :
                     - Bác đánh cá gì mà dùng nhiều lưới thế này ? Mà lưới gì lại dài thế này nữa?- Ông chủ thuyền thấy có người quan tâm đến nghề nghiệp của mình, cũng hồ hởi trả lời:
                    -Đánh các loại cá bình thường thôi, nhưng tôi dùng loại lưới ba màn này kiếm tốt lắm !
                    -Lưới ba màn à, nó như thế nào , bác cho tôi xem một cái được không?
                    -Sẵn sàng thôi,  anh cứ xem . Nói rồi ông chủ thuyền liền kéo ra một đầu tấm lưới đưa cho Thuận cầm .- Đây anh  xem đi, nhưng mỗi tấm dài một trăm mét cơ đấy, anh cứ kéo một đoạn ra mà xem.Thuận liền kéo ra một đoạn dài hết hai khoang thuyền, vừa xem vừa hỏi tỷ mỉ từng màn từng lớp một.Ông chủ thuyền cũng vui vẻ giảng giái cho Thuận từng chi tiết của lưới.Sau khi xem và nhập tâm xong Thuận hỏi ông chủ thuyền:
                    - Vậy một đêm bác  thường đánh được bao nhiêu cá ?
                    - Khoảng  một đến hai tạ cá các loại-Ông chủ thuyền cười và  trả lời vởi vẻ phấn khởi tự hào.
                    -Thế thì Bác để đâu hết tiền?
                    - Không thế thì làm sao nuôi nổi một đàn con tám đứa, lại còn tiền vốn mua lưới cũng khá tốn chứ.
                    -Bác giỏi thật đấy, phục tài bác!
                       Sau chuyến đó, về nhà Thuận quyết tâm  tự  nghiên cứu đan lấy một tấm lưới ba màn giống như của ông  chủ thuyền đánh cá ở Phả Lại .Thuận đạp xe  ra Hải Phòng tìm mua mấy cân sợi cước và một ít  sợi dường, phao, chì... về để làm.Vốn là con nhà chài lưới nên Thuận và người nhà cũng đều biết đan cả, chỉ phải hướng dẫn cụ thể mà thôi . Sau một tháng hoàn thành được năm mươi mét lưới ba màn ,một mặt vẫn đan tiếp, một mặt anh đem thử nghiệm trên đồng đất  quê mình.Chỉ một đêm đầu tiên anh đã đánh được  khoảng sáu mươi cân cá các loại, làm cho cánh bạn cùng đánh cá  phải hốt lên:-Thế này thì cánh mình phải bỏ nghề mất thôi ,có ít cá nào thì tay Thuận nó  vét hết cả rồi. Từ đó Thuận còn đan thêm lưới ba màn dài nữa, rồi ban ngày đi lao động ngoài lò gạch, ban đêm lại đi đánh cá ngoài đồng , ngoài sông, quần quật suốt ngày đêm không biết mệt là gì .Đến nỗi  hôm nào  vợ con cũng phải gánh hàng gánh cá ra chợ bán .  Mỗi lần bán cá chị Roãn lại tích tiền lại rồi mua vàng để dành làm vốn .Giá vàng hồi đó rẻ, ngày ít ngày nhiều, bình quân mỗi ngày trong mùa cá chị mua được một chỉ, có khi hơn, mỗi năm cũng được tới ba bốn cây.Số vàng tích được  cả hai vợ chồng đều nhất trí không tiêu pha gì đến số vàng đó.Bẵng đi hơn hai mươi năm trời tích lũy cũng được kha khá, vẫn cứ giữ nguyên đấy .Bây giờ mới là lúc cần đến, đủ sức góp vào vốn ban đầu để xây dựng xí nghiệp gạch ngói này.
                    Đúng mười ngày sau, một cuộc họp ở hội trường  của xã để nghe Nguyễn Văn Thuận báo cáo về đề án xây dựng Công ty trách nhiệm hữu hạn gạch ngói Thuận Bằng   .Thành phần gồm : Cả ban đảng ủy xã, ban chính quyền xã, ban chủ nhiệm hợp tác xã, các cán bộ đầu ngành của xã, thôn, gồm khoảng trên hai mươi người do chủ tịch xã chủ trì. Cuộc họp diễn ra gần một ngày trời.Sau lời tuyên bố lý do của chủ tịch xã và ý kiến phát biểu của bí thư đảng ủy về tầm quan trọng của việc thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn gạch ngói Thuận Bằng mở đầu cho việc phát triển kinh tế giai đoạn mở cửa của xã nhà.Đây là bước đột phá đầu tiên  để rút kinh nghiện và mở ra cho nhiều tổ hợp, xí nghiệp, ngành nghề khác cho xã nhà phát triển... Tiếp đó là bản báo cáo đề án của Nguyễn Văn Thuận, được trình bày bằng sơ đồ khổ lớn treo trên bảng, kèm theo văn bản.Ông Thuận cầm một thước dài bằng gỗ nói đến đâu chỉ đến đấy, làm cho mọi người dễ nhận dễ hiểu.Cứ như một thầy giáo giảng bài cho học trò nghe, nhiều người thấy gật gù có vẻ nhất trí và thán phục cách trình bày của ông Thuận.Liên tục gần hai giờ đồng hồ ông Thuận báo cáo đầy đủ tỷ mỉ nhiều mặt về cách thức thiết kế lò, xưởng,thời gian và từng  giai đoạn hoàn thành, thời gian bước vào sản xuất, công xuất gạch ngói bước đầu là mười triệu viên/ năm, sau đó tùy theo thị trường sẽ phát triển lên.Nhu cầu nhân công, vật liệu, kinh phí các mặt.Yêu câu về thủ tục các  bước cần được ký kết, thời gian bàn giao mặt bằng....Sau đó lãnh đạo và các cử tọa chấp vấn, khá nhiều ý kiến phát biểu, ngược có, xuôi có .Ông Thuận đều trả lời đến nơi đến chốn, công khai không hề dấu diếm một bí quyết nào cả .Ông như một sinh viên đang bảo vệ đồ án tốt nghiệp, phải trả lời đầy đủ trước mọi ý kiến phản biện của các giáo sư, các thầy giáo mà không bị vấp váp nào .Ông nghĩ rằng mình cứ thật thà trình bày cho mọi người nghe, để tranh thủ sự ủng hộ giúp đỡ của mọi người, mà không sợ người ta mánh lới hoặc làm khó dễ cho mình.Chính với thái độ dịu dàng  thành khẩn đó nên ông Thuận được mọi người tín nhiệm và ủng hộ, cũng như trước đây gần hai mươi năm ông làm đội trưởng đội gạch ngói của hợp tác xã chưa hề bị sai phạm gì và cũng chưa  làm mất lòng ai bao giờ.Đến bây giờ tình hình kinh tế khó khăn, ông dám bỏ tiền của và công sức ra làm để cứu vãn cuộc sống của nông thôn đang ngày càng khó khăn, người ta cho đó là một nghĩa cử cao cả  vì dân làng dân xã mà đứng ra gánh vác để bà con có công ăn việc làm, để xóa đói giảm nghèo, đó chẳng phải là một hành động nghĩa hiệp cao thượng  đó ư ? Đến trưa hội nghị tạm giải lao xơi cơm rượu với gia đình trang trại, đã được bà Roãn và các cháu bố trí tại phía sau hội trường ủy ban.
                    Buổi chiều hội nghị tiếp tục với kết luận của chủ tịch xã và bí thư đảng ủy xã.Mọi người đều hoan nghênh ông bà Thuận đã xung phong, dám nghĩ dám làm, đi tiên phong trong nền công nghiệp của xã nhà, tạo điều kiện có công ăn việc làm cho bà con trong làng xã.Lãnh đạo xã và hợp tác xã sẽ tạo mọi điều kiện ủng hộ giúp đỡ  trong khuôn khổ chế độ chính sách của nhà nước, tạo thuận lợi cho Công ty Thuận Bằng phát triển bền vững. Mọi thủ tục pháp lý sẽ được tiến hành nhanh nhất.Riêng việc ký kết hợp đồng với xã sẽ được làm ngay trong ngày mai, và sau đó ban chủ nhiệm của hợp tác xã tiến hành bàn giao mặt bằng cho ông Thuận ngay, để ông Thuận có thể thực hiện  biện pháp, trước mắt vừa khôi phục thủ công  vừa xây dựng hiên đại để bà con có công ăn việc làm sớm, không bị thất nghiệp, những xã viên làm gạch ngói trước đây đều được thu nhận vào sản xuất ngay từ sau khi ký kết hợp đồng một ngày, với danh nghĩa là công nhân của công ty Thuận Bằng, do công ty trả lương.Sau khi ký hợp đồng lao động, mỗi công nhân được ứng trước một tháng lương để tạm thời ổn định đời sống gia đình. Bà con đều phấn khởi kéo nhau đi làm rất đông, ngày đầu tiên đã có gần hai trăm  xã viên  đóng gạch cũ đến ký hợp đồng làm công nhân của công ty .Họ bảo nhau : -Cứ đi làm theo ông Thuận thì không bao giờ sợ chết đói !Bà con quây quần lấy ông Thuận reo vui và chúc mừng giám đốc Thuận và hứa với ông  sẽ lao động hết mình cùng góp công góp sức xây dựng xí nghiệp gạch ngói này bền vững lâu dài.Ngày khai trương công ty Thuận Bằng  vui mừng như một  một ngày hội của cả làng cả xã, vì mở đầu một thời kỳ làm ăn mới, thời kỳ mở cửa  cho mọi người dân, cho mọi thành phần kinh tế được tự do phát triển đem lại ấm no cho toàn dân, tiến tới dân giầu nước mạnh, hạnh phúc bền vững lâu dài.Các cơ quan đoàn thể, từ Đảng ủy đến chính quyền, hợp tác xã và nhiều bà con trong thôn xã kéo đến chúc mừng Công ty có cả hoa, cả rượu, chúc mừng ông bà Thuận Roãn  nhộn nhịp suốt cả ngày hôm đó, có cả đoàn cán bộ  của chính quyền huyện do ông phó chủ tịch huyện dẫn đầu về thăm và chúc mừng công ty Thuận Bằng  ngay chiều hôm đó. Ông  Thuận  liên tiếp đón các đoàn khách và luôn luôn cảm ơn các đoàn thể cán bộ và bà con dân làng đến chúc mừng và hứa sẽ bảo đảm công ăn việc làm cho một số bà con có tay nghề và kêu gọi mọi người ủng hộ  giúp đỡ để công ty ngày càng phát triển làm vẻ vang cho làng xã nhà.
                    Ngày hôm sau theo hợp đồng đã ký kết với xã và hợp tác xã ông Thuận và bà Roãn đem nộp tiền mặt trả cho hợp tác xã sáu mươi phần trăm số tiền mua bất động sản ,mặt bằng của xí nghiệp, còn bốn mươi phần trăm theo hợp đồng sẽ trả hết vào cuối năm, cùng với tiền thuế môn bài và thuế doanh thu theo quy định của nhà nước. Nhờ số tiền đó hợp tác xã đã thanh toán xong nợ nần với ngân hàng tồn lại từ hai năm nay, còn lại một số để dành làm công quỹ.
                    Một tháng sau thì mọi thủ tục về giấy tờ kinh doanh theo quy chế của nhà nước đã được hoàn thành đầy đủ từ tỉnh đến huyện đến xã.Đồng thời ông Thuận cũng đã  triển khai xong mặt bằng,lần lượt gọi các toán thợ ở các  xí nghiệp bạn đến  chi viện  xây dựng cơ bản mà ông đã hợp đồng từ trước .Trong khi đó lò gạch thủ công cũ của hợp tác xã cũng bắt đầu đun lò gạch thứ nhất  của công ty.
                    Ba tháng sau thì việc xây dựng  lò xưởng mới cũng đã cơ bản hoàn thành Một kỷ lục mới chưa đâu làm được nhanh như thế.Khâu sản xuất gạch thành phẩm bằng máy cho lò nung liên hoàn cũng đã xen kẽ thực hiện ngay từ khi nhà xưởng đã dựng xong. Có thể nói ông Thuận đã nghiên cứu phương pháp liên hoàn xen kẽ rất hợp tình hợp lý, không để thời gian chết .Lúc này đã có trên ba trăm công nhân ,nhưng không ai rỗi viêc, không có thiết bị nào thừa hoặc bỏ không ,  phải nghỉ .Cả xí nghiệp như một công trường xây dựng nhộn nhịp nhưng  rất nhịp nhàng, đâu vào đấy không lộn xộn như nhiều xí nghiệp công trường khác. Mà  giám đốc Nguyễn Văn Thuận vẫn thảnh thơi, nhẹ nhàng chứ không túi bụi như người khác.Nhiều người bảo : Ông Thuận chỉ huy lao động cứ nhẹ tênh tênh, làm việc đấy mà vẫn như chơi vậy.Cái tài của ngưới chỉ huy làở chỗấy đấy! Cái tài ấy của ông xuất phát từ cái tâm của ông  và tính thật thà ngay thẳng,trong sáng của ông, ông biết tôn trọng người khác, thì người khác cũng sẽ tôn trọng mình, biết tin tưởng người khác thì người khác cũng tin tưởng mình, dẫu là người ăn người làm ,người nghèo khổ càng phải tôn trọng và quý mến người ta .Ông đã từng giúp đỡ nhiều người, nhiều gia đình trong lúc khó khăn hoạn nạn mà không hề kể công hay coi thường họ, nên những  người già thường lấy tấm gương của ông bà Thuận để dăn dậy con cháu ởđời.Cái tài của ông còn biết tổ chức cầm quân như một tướng lĩnh ở ngoài mặt trận.Ông Thuận chưa bao giờđược đi bộđội hay đi lính ở phe này hoặc phe kia như hai người anh đang  đối địch nhau, nhưng ông lại có tài thu phục nhân tâm, thu phục lòng người dẫu là người già , người trẻ, đàn ông hay đàn bà, trẻ em bằng tấm lòng ngay thẳng thật thà và trong sáng của mình.Mình hết lòng vì mọi người thì mọi người cũng hết lòng vì mình.Minh chứng là trong những năm làm hợp tác xã, ông không nề hà công việc nào, chỉ là một người ngoài đảng , nhưng việc gì giao ông cũng nhận, việc gì ông cũng làm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ,không hề có điều tiếng gì, được lãnh đạo thôn xã và bà con dân làng mến phục.Ông là một tấm gương tự mình lao động giỏi mà còn dẫn dắt mọi người lao động theo mình cũng giỏi.Các tổ ,đội của ông do ông phụ trách bao giờ cũng làm ăn chăm chỉ, lao độngsiêng năng, công điểm bao giờ cũng cao hơn và cuộc sống của họđều khấm khá hơn các tổđội khác .Vì thế khi nghe tin ông nhận xây dựng xí nghiệp gạch ngói, nhiều người đã đến gặp ông để xin đi làm cùng ông hoặc đề nghị ông cho con cháu mình được vào làm ở công ty ông . Ai ông cũng  thương và ai ông cũng nhận , người khỏe làm việc khỏe, người yếu làm việc yếu, người có tài tháo vát  thì làm ở những khâu chủ yếu, người kém hơn thì làm ở những nơi đòi hỏi kỹ thuật ít hơn, ông trả tiền lương hợp tình hợp lý không ai kêu ca được, nhưng ông lại khuyến khích những tay nghề yếu phải học tập phát triển hoặc bố trí xen kẽ người khỏe người yếu tương trợ lẫn nhau mà không ghen tỵđố kị lẫn nhau.Những năm đó hiếm thấy có một xí nghiệp mà giữa chủ và thợ lại đoàn kết gắn bó thân tình với nhau như bạn bè, như người trong nhà.Ông rèn luyện những tổ trưởng, đội trưởng, phân xưởng trưởng là những cánh tay đắc lực tin cậy nhất nhưng cũng giầu lòng nhân ái tình nghĩa với công nhân, nên cán bộ, công nhân, chủ và thợđều coi nhau thân tình như anh em trong nhà, có khó khăn gì trong gia đình hoặc trong xí nghiệp cũng đều bộc lộ, để anh em cùng bàn bạc giải quyết giúp đỡ hoặc khắc phục.Trong quá trình sản xuất các tổđội đểu thi đua nhau bảo đảm chất lượng sản phẩm là hàng đầu là sống còn của xí nghiệp, nên hàng sản xuất ra bán hết ngay.Sốđơn đặt hàng ngày càng nhiều, làm không kịp.
                     Với cách chỉ huy và quản lý như thế, chủ và thợ, cán bộ và công nhân đều đồng  tâm hiệp lực nên chỉ hơn một năm sau  công ty Thuận Bằng đã thu hồi được vốn ban đầu và tiếp tục phát triển xây dựng thêm hai lò gạch và một lò ngói liên hoàn nữa  với lưu lượng năm trăm công nhân lao động chính, chưa kể lao động phụ khi cần từ một đến hai trăm người nữa. Công ty đã mua sắm  được bốn ôtô vận  tải  để  chạy vật liệu vàđưa hàng đến tận công trường cho người dùng,và một xe con để đi giao dịch./.
                    (Hết tập I,xin mời xem tiếp tập II,quay trở về Mục lục diễn đàn )
                    <bài viết được chỉnh sửa lúc 22.07.2016 15:14:54 bởi Lương_Hiền >
                    #25
                      Lưu Lan Phương 02.09.2016 17:43:03 (permalink)
                      Lương_Hiền


                      Chương 2-QỦA MÌN ĐẦU TIÊN

                      Đó là ngày 1-12-1946. Sau khi bọn địch đã nổ súng đánh chiếm lại Hà Nội, chúng liền mở rộng bàn đạp, đánh chiếm ra các vùng lân cận và các tỉnh xung quanh. Chúng đã lập đư­ợc một số đồn bốt trên dọc đư­ờng 5 và đang thực hiện các cuộc hành quân bình định các làng xóm trên dọc đư­ờng 5 và đư­ờng 39. Hôm đó chúng định hành quân vào càn quét khu vực cầu Lực Điền trên đư­ờng 39. Chúng cho một trung đội lính Âu - Phi có xe tăng và xe cơ giới đi hộ tống.
                             Lúc bấy giờ Sáu Đậu là chiến sĩ tự vệ huyện, được Nam Sao là cán bộ tiểu đội phó của Vệ quốc đoàn đem về cấp cho huyện một quả mìn bằng đầu đạn 105 mm mang từ quân khu về, và huấn luyện cho cách đánh. Đồng chí Nam Sao cũng vừa mới đ­ược tỉnh cử đi học ở quân khu về, muốn được thực hiện lập công ngay.Ng­ười xung phong đánh trận mìn đầu tiên nàyvới Nam Sao là Sáu Đậu. Sáu Đậu hơn Nam Sao gần mư­ời tuổi, anh tự xác định mình là bậc đàn anh của Nam Sao, nên đã chủ động nhận quả mìn này và bàn với Nam Sao hướng dẫn tìm cách đánh.
                             Đư­ợc Nam Sao giúp đỡ kỹ thuật.Sáu Đậu quyết định chọn trận địa ở phố Nối, chếch vào đư­ờng 39, vì anh phán đoán nhất định bọn địch sẽ phải qua đấy.
                             Anh đề mghị Nam Sao hướng dẫn tỷ mỉ để anh vừa làm vừa học, tự tay chôn mìn, rải dây đấu kíp nổ và ngụy trang .Sau khi Nam Sao  cùng Sáu Đậu kiểm tra  cẩn thận xong.Sáu Đậu  ngụy trang và nằm phục kích ở một bãi tha ma cách đó khoảng 150 mét bên cạnh một gò đất thấp ở giữa cánh đồng,còn Nam Sao làm nhiệm vụ canh gác,quan sát địch ở cách đó một đoạn và sẵn sàng  phát tín hiệu cho nổ. Lúc bấy giờ nguyên tắc là chỉ đư­ợc một ngư­ời xuất hiện, không đư­a nhiều ngư­ời, để bảo đảm an toàn, bí mật, đề phòng địch bắt sống hoặc bắn, đỡ thiệt hại.
                             Vào khoảng bảy giờ ngày 31-12-1946, địch từ đồn Bần Yên Nhân cử một đại đội hành quân triển khai đội hình đi càn, đến gần ngả ba Phố Nối thì trúng quả mìn của Sáu Đậu giật nổ. Chúng hỏng một xe GMC, năm tên chết và ba tên bị thương. Bên ta, Sáu Đậu và Nam Sao chạy về an toàn.
                             Đây là trận mìn đầu tiên trên  đư­ờng 5, nên bộ đội và nhân dân rất phấn khởi và tin tư­ởng.
                             Sau đó Sáu Đậu đánh liên tiếp mấy trận đều thắng lợi.Tư­ tư­ởng cũng dần dà chủ quan. Một hôm, chôn mìn xong, căng dây ngồi chờ xe địch đến. Vì nghiện
                      r­ượu nên lúc nào anh cũng có một bi đông rư­ợu kèm bên mình và thông th­ường hay mua mấy cái đậu để nhắm rư­ợu. Hôm đó, anh mua sáu chiếc đậu rán, xuyên dây treo cổ, còn rư­ợu thì đeo ở thắt l­ưng. Trong khi chờ đợi, anh định mang đậu và rư­ợu ra nhắm, như­ng không kịp, xe địch đã đến trận địa. Anh vội vàng giật mìn rồi bỏ chạy.Trong khi chạy, vì luống cuống bị vấp ngã, rơi mất sáu cái đậu. Mãi đến lúc về chỗ an toàn rồi mới biết.
                              Nam Sao và một số ngư­ời hỏi anh:
                             - Anh có tiếc là quả mìn vừa rồi diệt đ­ược ít địch không? Sáu Đậu thản nhiên trả lời:
                             - Không tiếc, chỉ tiếc sáu cái đậu đánh rơi lúc nào không biết, nên phải uống rư­ợu suông đây.
                        Nam Sao bỗng tóa lên cười và nói :
                      -Thế thì từ nay gọi bí danh của anh là Sáu Đậu nhé !- Tất cả mọi người  cùng reo lên :
                      - Ừ hay đấy, đến bố Tây cũng chẳng biết là ai nữa, càng bí mật !
                             Từ đó mới có cái biệt hiệu là "Sáu Đậu".
                             Tên thật Sáu Đậu là Nguyễn Nh­ư Khuê, quê ở gần  thị trấn Yên Mỹ. Lúc bấy giờ anh khoảng 26, 27 tuổi, gia đình nghèo, phải đi cày thuê cuốc mư­ớn. Cách mạng tháng Tám cư­ớp chính quyền anh Khuê là một trong những ngư­ời đầu tiên tham gia tự vệ võ trang ở địa phư­ơng.
                             Một lần khác, Sáu Đậu chôn mìn đánh địch. Vì sơ ý nên để địch phát hiện
                      đ­ược, chúng gỡ mất quả mìn. Trận đó, anh bị kỷ luật vì để vũ khí rơi vào tay quân thù. Đồng chí trung đội tr­ưởng giao cho Sáu Đậu nhiệm vụ phải treo đ­ược cờ đỏ sao vàng vào chính giữa đồn Pháp ở Bần Yên Nhân, để lập công chuộc tội, nếu không sẽ bị phạt nặng hơn.
                             Sáu Đậu nghĩ mãi cuối cùng ra đư­ợc một kế.Anh rất bí mật, không cho ai hay biết.Suốt cả đêm chỉ ngồi trầm ngâm uống rư­ợu, không đi ngủ. Một số chiến sĩ đươc giao nhiệm vụ phải thức và đi cùng để theo dõi và bảo vệ Sáu Đậu, như­ng cũng chẳng biết kế hoạch anh ra sao. Họ tin rằng anh không thể treo đ­ược cờ, vì bọn địch gác rất cẩn mật, các lần giao gác cũng rất chặt chẽ, không thể lọt không thể hở một cơ hội nào cả. Các đồng chí chiến sĩ trẻ thấy bất lực, lần l­ượt ngủ hết, chỉ còn lại mình anh vẫn ngồi uống rư­ợu chờ đợi.
                             Mãi đến 5 giờ sáng, trong đồn Pháp thổi kèn báo thức "tí te...tí te". Bọn lính dậy đi ngoài và chuẩn bị tập thể dục buổi sáng. Lúc đó mấy đồng chí của ta gác theo dõi, bỗng không thấy Sáu Đậu đâu cả, ai cũng lo không biết anh ấy đi đâu, nhỡ bị địch bắt thì sao. Chỉ một lát sau, bỗng thấy trong đồn có lá cờ đỏ sao vàng đ­ược kéo lên và đang bay phấp phới trong gió sớm và ánh bình minh rất đẹp.Rồi ngư­ời ta thấy anh Sáu Đậu mặc quần đùi, áo may-ô xuất hiện.
                             Lúc này anh em mới vỡ lẽ là Sáu Đậu đã lợi dụng lúc địch vừa báo thức, trời còn nhá nhem, quân lính dậy đi lại lộn xộn, anh đã mặc đúng như­ bọn lính trong đồn, quần đùi, áo may-ô trắng, lần vào treo cờ làm chúng chẳng biết ai vào ai. Kéo cờ xong, anh ung dung đi ra ngoài như­ lính trong đồn đi đại tiện vậy.
                             Sáu Đậu được Nam Sao hướng dẫn giúp đỡ đánh rất nhiều trận trên đường 5, trận nào cũng gan dạ, dũng cảm, tiêu diệt đư­ợc nhiều địch. Anh đư­ợc cấp trên tin tư­ởng, nhân dân tin yêu, quân ta thán phục và kẻ địch khiếp sợ, nên đã đư­ợc tuyên dư­ơng công trạng ở tỉnh, ở quân khu, đư­ợc quần chúng nhân dân suy tôn là ông "Vua mìn" đầu tiên trên đư­ờng 5. Ngay chính bọn địch cũng phải gọi anh là ông "Vua mìn" đáng sợ, và ra sức vây ráp, càn quét, lùng bắt anh, treo giải thư­ởng lấy đầu anh rất cao.
                      Nam Sao lại được cử đến các đôi du kich và tự vệ khác trên dọc đường 5 để huấn luyện và phát triển đánh mìn.Anh đã hướng dẫn đào tạo đươc hàng chục  cán bộ chiến sỹ tự vệ khác đánh mìn giỏi, và cũng trở thành một số vua mìn nữa.Việc đánh mìn  càng ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn, làm cho bọn giặc Pháp phải khiếp vía kinh hồn về “sấm đường 5” trong suốt thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp chín năm trời.
                         Dạo đó, sau một thời gian  hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ huấn luyện và tham gia đánh mìn trên đường 5,Nam Sao được tỉnh cử đi học lớp đào tạo cán bộ Quân chính Liên khu, ba tháng và sau đó được điều về đơn vị  công binh Bộ,thuộc Cục giao thông công chính do ông Hoàng Đạo Thúy chỉ huy,tiền thân của Cục công binh, rồi Bộ tư lệnh Công binh sau này.
                        Ba mươi năm sau, khi đã về hưu, anh mới được gặp lại những cán bộ chiến sỹ cũ và mới trong một trại viết về chiến lệ công binh trên đương 5, do cơ quan Công binh Quân khu Ba tổ chức và mời anh là một trong những người đánh mìn đầu tiên trên đường 5 về dự.
                                                                                        *         
                      Phục kích ở Phục Linh
                      Tiểu đội phó Nam Sao đang hướng dẫn các chiến sỹ công binh cách thức đào hố, chôn mìn và đấu dây điểm hỏa, thì trung đội trưởng công binh Đặng Ngọc Ban gọi:
                        -Đồng chí  Sao lại gặp tôi nhận nhiệm vụ ! – Có tôi !-Nam sao đáp, rồi chạy ngay đến gặp trung đội trưởng Ban.
                      - Trung đội ta được cử một trinh sát-Ban nói tiếp- phối hợp với bộ binh đi trinh sát nắm tình hình địch, để kịp thời về báo cáo cho tiểu đoàn.Đồng chí chân dài, chạy nhanh , đi là thích hợp nhất.Việc chôn mìn đã có tiểu đội trưởng và cả  trung đội ở trận địa lo.Ngay bây giờ đồng chí lên gặp tiểu đoàn trưởng Vũ Lăng  nhận lệnh cụ thể.
                      -Rõ, tôi đi!-.Nam Sao đáp, rồi khoác súng lên vai, chạy nhanh về hướng tiểu đoàn cách đó khoảng năm trăm mét.
                      Thu đông năm 1947, giăc Pháp nhảy dù xuống Thái Nguyên, Bắc Cạn,Tuyên Quang, tạo thành thế tam giác bao vây ta.Địch nhẩy dù kết hợp cả thủy , lục, không quân.Hàng ngày tung quân đi lùng sục, càn quét nhằm phát hiện lực lượng ta, nhất là cơ quan trung ương của ta.Bộ binh địch hình thành một mũi hành quân từ Hà nội lên đánh chiếm Thái Nguyên.Thủy quân dùng tàu chiến từ Việt Trì theo sông Lô qua Bình Ca đánh chiếm Tuyên Quang.Chỉ huy cuộc hành quân nhảy dù lên Việt Bắc là tên đại tá Pô Pơ Kê (Popeker).Sau khi nhảy dù, địch chốt các mục tiêu quan trọng, phái các toán quân từ đại đội đến tiểu đoàn, lùng sục, đốt phá, bắn giếtnhân dân tàn nhẫn, nhằm áp đảo tinh thần chiến đấu của quân và dân ta.Pháo binh,súng cối địch bắn thị uy khắp rừng núi.Từng đoàn lừa ngựa vận chuyển súng đạn.Từng đội kị binh len lỏi, phóng vào các chòm, bản càn quét với thái độ ngông nghênh, kiêu ngạo.Địa hình núi rừng Việt Bắc trùng điệp, hiểm trở.Ai hiểu nó, biết sử dụng nó, thì thế quân sự sẽ nghiêng về người đó,và ngược lại.Hệ thống đường xá từ Thái Nguyên qua ngã ba Bờ Đậu, qua phố Ngữ đi Bắc Cạn, từ phố Ngữ đi quán Vuông, chợ Chu, từ quán Vuông qua quán Ông Già, đường Bờ Đậu Đại Từ, đèo Khế , Bình Ca, là những con đường xuyên qua rừng núi, đông thời là những con đường  mà đoàn Pô Pơ Kê hành quân càn quét trong thu đông năm1947.
                      Đoạn đường địch bị công binh phối hợp với bộ binh phục kích là ở Phục Linh-Đại Từ.Từ ngã ba Cao Minh qua thị trấn Đại Từ, đường tương đối bằng, gần phố Đại Từ có  một cánh đồng bằng phẳng,nổi lên ngọn núi Hùng Sơn.Từ đồi Hùng Sơn, quan sát và khống chế mỗi bề 4-5 km .Đây cũng là ngã ba Đại Từ đi Tam Đảo,Thái Nguyên và Tuyên Quang.
                      Từ ngã ba Đại Từ , qua cầu Huy Ngạc, Phục Linh, Bờ Đậu.Đường tuy bằng, nhưng qua nhiều rừng rậm, đồi thấp, tà luy đường dựng đứng.Quả đồi Phuc Linh cách Đại Từ 4 cây số, phải qua cầu Huy Ngạc.Nơi đây chọn làm trận địa phuc kích đánh binh đoàn Pô Pơ Kê, rút lui từ chợ Chu  qua ĐạiTừ về Thái Nguyên vào ngày10 tháng 12 năm 1947.
                           Ta quyết tâm phát động nhân dân đánh địch bằng mọi vũ khí như súng kíp, tên nỏ,cạm bẫy vv…Dựa vào thế hiểm trở của rừng núi, nhân dân ta nổi lên đánh địch ở khắp nơi, tiêu hao nhiều sinh lực địch, làm cho địch ngày càng gặp nhiều khó khăn.Thương binh địch ngày càng đông, địch phải thả dù tiếp tế lương thực.Tuydù chỉ rơi cách nơi chúng đóng quân 50-100m,cũng nhiều lần bị du kích ta chiếm đoạt, địch phải rút lui.
                      Trước tình hình địch đã nao núng,Trên chỉ đạo quyết tâm dùng bộ đội chủ lực đánh những trận lớn,tiêu diệt hàng đại đội, tiểu đoàn địch.
                      Trong trận phuc kích ở Đại Từ ta có:tiểu đoàn 54 bộ binh do đồng chí Vũ Lăng làm tiểu đoàn trưởng.Một trung đội công binh do đồng chí Đặng Ngọc Ban làm trung đội trưởng và đồng chí Nguyễn Kênh là trung đội phó.
                      Sử dụng vũ khí  công binh: 15 quả mìn giật nổ, chế bằng đầu đại bác 75 ly, chiếm được của Pháp, Nhật.Mỗi chiến sỹ công binh trang bị 10 lựu đạn chày do xưởng quân giới Phan đình Phùng của ta chế tạo.Xẻng cuốc và súng trường.
                      Chuẩn bị phục kích:
                      Ngày 3 tháng 12 -1947.Địch rút lui từ  chợ Chu qua quán Vuông tới quán Ông Già đã bị tiểu đoàn 54 đánh cho một trận, thương vong hàng trăm tên, gây cho địch rất nhiều khó khăn về nhân lực vì phải vận chuyển rất nhiều thương binh.Trước tình hình đó, địch có ý định đi gấp đến Đại Từ, chiếm đồi Hùng Sơn trú quân,dùng số binh lính,và gọi máy bay tiếp tế và chở thương binh về Hà Nội.
                      Ngày 4 tháng 12Tiểu đoàn 54 đánh thắng địch ở quán Ông Già.Đồng chí Vũ Lănghạ lệnh hành quân gấp để  chặn đầu địch.Trận địa phục kích ở khu núi Phục Linh   cách Đại Từ 4km,qua cầu Huy Ngạc dài 300m.
                      Ngày 5/12Tiểu đoàn 54 và trung đội công binh triển khai địa hình có lợi phục kích đánh mìn.
                      Ngày 6/12 Trận địa phục kích triển khai đã hoàn chỉnh,trung đội công binh bố trí 15 quả mìn giật nổ,cự ly 20m một quả,trận địa mìn dài 300m.Trên quả đồi cạnh trận địa mìn là đại đội bộ  binh của tiểu đoàn 54.Tất cả đều sẵn sàng, chờ kẻ thù dẫn xác tới.
                        Thời kì này thông tin của ta còn nhiều khó khăn.Chỉ có đường dây điện thoại đến cấp tiểu đoàn.Trong trận này từ đài quan sát,cách cầu Huy Ngạc 1500m,cách đơn vị tiền tiêu là 300-400m,phải sử dụng giây rừng,chăng trước mặt các chiến sỹ phục kích.Kí hiệu quy định là: Địch băt đầu vào trận địa sẽ giật giây một lần ; địch lọt vào giữa trận địa giật giây hai lần.Lệnh giật mìn là giật giây liên tục.Lệnh xung phong bằng kèn đồng của Pháp ta lấy được.
                      Hai ngày chờ đợi chưa thấy địch đến.
                      Ngày 7/12.Tổ trinh sát phối hợp gồm hai chiến sỹ bộ binh và một chiến sỹ công binh, được phái sang Đại Từ điều tra địch.  Tổ gồm có: Khản tiểu đội trưởng bộ binh làm tổ trưởng; Bẩy chiến sỹ bộ binh,tổ viên và Nam Sao tiểu đội phó công binh,tổ viên. Từ trận địa phục kích tổ trinh sát qua cầu Huy Ngạc hướng tới đồi Hùng Sơn. Đến tối, cả tổ bò vào nằm phục ở sát đồn địch khoảng 70m.
                      Hồi 3 giờ sáng 8/12 tổ trinh sát phát hiện địch báo động: Ngựa hí, binh lính gọi nhau í ới, đi lại lộn xộn. Dấu hiệu địch  chuẩn bị hành quân. Cùng lúc đó, chiến sỹ Bẩy  tự động rẽ cành cây và nhổm  người lên để quan sát, liền bị bọn địch trong vọng gácgần đó, trông thấy cây động đậy,và phát hiện thấy có người,chúng nghi ngờ là trinh sát ta, liền bắn  mấy tràng súng máy từ vọng gác tới, làm hai đồng chí  Khản và Bẩy bất ngờ bị hy sinh ngay tại chỗ. Còn một mình  Nam Sao phải vội vàng lăn mấy vòng xuống vệ đồi tránh đạn, rồi kín đáo bò toài theo hướng khác ra đường cái cách hàng trăm mét, mới vùng lên chạy thật nhanh hơn ba cây số, trong khi trời đang mờ sáng, Nam Sao vừa chạy vừa lo ,nếu bọn địch đi ngay thì mình không kịp  về tới trận địa, đơn vị không chuẩn bị kịp, sẽ lỡ mất thời cơ diệt địch.Nên anh nhớ lại những buổi tập chạy ma- ra -tông, chạy theo nhịp thở đều đều, nhìn đường chính xác, quyết không để bị vấp ngã,vấp ngã lúc này là toàn đơn vị thất bại. Đến cua cây đa này là còn một cây số nữa, cố lên, vừa chạy vừa tự động viên mình, rồi chỉ còn khoảng 500m nữa.Nam Sao bỗng thầm gọi đồng đội trong tổ trinh sát vừa hy sinh.Khản ơi, Bẩy ơi hãy phù hộ cho mình chạy nhanh lên . Sau trận đánh mình và đơn vị mới đến tìm xác và mai táng các đồng chí được. Chỉ còn 300 mét nữa thôi, nào các đồng chí cùng tôi chạy nước rút nhé,chúng ta cùng về báo cáo với đơn vị nhé .Lúc này trời cũng đã sáng, đường đã trông rõ rồi, anh gồng mình lên, cùng với tinh thần của Khản và Bảy, Nam Sao chạy như bay về tới trận địa kịp thời,vừa thở vừa báo cáo với tiểu đoàn trưởng Vũ Lăng:- Báo… cáo,báo… cáo, địch sắp hành quân!- Báo cáo xong, Nam Sao hoa cả mắt, lảo đảo không đứng vững, đồng chí liên lạc đứng cạnh đó, phải ôm chầm lấy anh , đỡ anh khỏi ngã.Nam Sao còn báo cáo thêm tình địch đang nhốn nháo chuẩn bị hành quân và tình huống hai đồng chí Khản và Bảy bị hy sinh. Tiểu đoàn trưởng Vũ Lăng chạy lại bắt tay Nam Sao:- Đồng chí  chạy nhanh về báo cáo kịp thời thế này là rất tốt ,thôi ngồi nghỉ một lát đi đã. Nhưng Nam Sao lại vội báo cáo: -Tôi xin phép về trận địa ngay để đánh mìn  cho kịp ạ, kẻo anh em đánh hết thì tôi mất phần à.  Nói xong , anh chạy đi luôn.- Chạy từ từ thôi ,khéo ngã đấy! –Tiểu đoàn trưởng Vũ Lăng  nói với và nhìn theo Nam Sao một cách trìu mến.

                      -7 giờ 30 ngày 8/12,toàn bộ binh đoàn địch đóng ở đồi Hùng Sơn,hành quân rút lui theo đường Bờ Đậu.Trời quang đãng,sương sớm chưa tan hẳn,đã thấy máy bay bà già lượn nhiều  vòng trên  quãng đường này.
                      -Tin địch hành quân về phía trận địa phục kích,làm mọi người phấn chấn.Có đồng chí bày lựu đạn đã mở nắp lên trước  mặt mình như bán hàng.Các chiến sỹ công binh cầm sẵn sàng giây điểm hỏa.
                      - Giây rừng giật lần thứ nhất:Mọi người hồi hộp.Mặt đồng chí nào cũng bừng bừng khí thế.Họ nhìn nhau bằng đôi mắt tràn đầy niềm tin tất thắng.
                      -Giây rừng “thông tin”giật lần thứ hai.Địch đã lọt vào trận địa.Bộ binh ta ghếch súng nhằm vào đội hình địch,từng mục tiêu đang di động.Các chiến sỹ công binh kéo căng giây điểm hỏa.
                      -Giây rừng giật liên tục, hàng loạt mìn nổ.Lựu đạn và các cỡ súng đổ lửa vào đội hình địch.
                      Bất ngờ bị đòn trời giáng,địch hoảng hốt kêu la ầm ĩ.Đội hình rối loạn không đối phó kịp.Lừa ngựa chạy lung tung vào rừng,có con còn thồ cả nòng đại bác và lương thực chạy điên loạn.Kèn đồng ta vang dội núi rừng,quân ta xông lên như  vũ bão,phút chốc đã làm  chủ cả đoạn đường hàng cây số.
                      Kết quả trận đánh: Ta diệt 300 tên địch,thu và phá huỷ nhiều vũ khí của địch.Công binh lấy được 20 đầu đạn đại bác,về chế thành mìn,tiếp tục chiên đấu
                      Nhận xét:Công binh phối hợp với bộ binh  chặt chẽ.Kỹ thuật chôn mìn và ngụy trang tốt,địch vào trận địa không phát hiện được mìn.Tạo được bí mật bất ngờ.Lấy vũ khí địch đánh địch.Đặc biệt đồng chí Nam Sao đã dũng cảm,hoàn thành nhiệm vụ trinh sát địch,chạy nhanh về báo cáo cho chỉ huy và đơn vị sẵn sàng chiến đấu kịp thời cơ.
                      Đột kích vào Thất Khê

                      Hồi 14 giờ ngày 26-9-1950 đại đội trưởng Mai Sơn và chính trị viên Lê Thọ của đại đội công binh 270, gọi Nguyễn Nam Sao ,trung đội phó của trung đội 41 lên nhận lệnh. Nội dung lệnh của đại đội 270 giao cho Nam Sao sau đây :
                      1-Truyền đạt nguyên văn lệnh của đại đoàn trưởng đại đoàn 308, Vương Thừa Vũ:
                      Mệnh lệnh: Đại đội 270 cử một bộ phận, dùng một lượng bộc phá một tạ trở lên. Đêm 27-9-1950 xâm nhập vào thị trấn Thất Khê, đánh vào toán lính Đờ La Môn, phải gây những tiếng nổ làm rung chuyển cả thị trấn Thất Khê, làm bạc nhược tinh thần binh lính địch-Phá , một số công sự, diệt một số binh lính và phá vũ khí, khí tài của địch.”
                      2-  Đại đội chỉ định tiểu đội 3 do Phạm Lạc làm tiểu đổi trưởng (đồng chí  Lạc là
                      chi ủy viên),trong tiểu đội có bốn  đảng viên. Dưới quyền chỉ huy của trung đội phó Nam Sao ( Nam Sao lúc này chưa phải là đảng viên ,vì có quan hệ chính trị ,anh trai đi lính ngụy làm tay sai cho Pháp, nhưng về mặt chiến đấu thì Nam Sao rất có uy tín trong toàn đại đội và  được chỉ huy đại đội rất tin tưởng.)
                      3- Quân số, tiểu đội 3 có bảy người và trung đội phó là tám người
                      4- Sử dụng vũ khí, khí tài: Súng trường 4 khẩu, lựu đạn chày mỗi người hai quả; Thuốc nổ TNT bánh đúc 400gram, tất cả  120kg.một hộp kíp số 8 (100cái), Nụ xòe 100 cái, Giây cháy chậm 20m Vải để gói bộc phá, loại vải xanh 10m; Dây buộc 2 cuộn to; dao bài nhỏ  5 con; Gậy làm nạng bộc phá 10 cái, to 5cm,dài 1m;Bản đồ một mảnh vùng biên giới ;Địa bàn 1 cái; Lương thực gạo một ngày.
                                                                       *
                      Trước chiến dịch biên giới,bọn thực dân Pháp đã đánh chiếm  đường số 4.Từ Lạng Sơn,Thất Khê,Đông Khê,Cao Bằng,chúng đã xây dựng đồn bốt cứ điểm kiên cố.Về mặt cai trị chúng đã lập ngụy quân ngụy quyền những xã ven đường số 4.Đàn áp cướp bóc nhân dân,trâu bò lợn gà,phu phen tạp dịch,đồn dân đến cùng cực.
                      Về phía nhân dân ta,phong trào du kích của đồng bào dân tộc ít người, dưới sự lãnh đạo của Đảng đã dược tổ chức, đang ngày đêm đánh lại chúng ở khắp vùng rừng núi.Đường số 4 nói chung là rừng núi.Riêng thị trấn Thất Khê là một cánh đồng rộng  hình vuông , mỗi chiều rộng khoảng 5 km, hình lòng chảo, có hai khu phố và chợ, khu Nà Cạn có sân bay dã chiến gọi là sân bay Thất Khê, phía Bắc có con sông rộng khoảng 100m, mùa nước to chảy như thác, mùa cạn có thể lội qua được.Xung quanh thị trấn Thất Khê là vùng rừng núi bao bọc, rất tiện cho pháo binh của ta chiếm lĩnh ưu thế.Đường số 4 chạy qua thị trấn Thất Khê, ngoài ra còn có một con đường xe con đi được chạy xuống Văn Mịch, là hậu phương của ta.
                      Ngày 16-9-1950 tiếng súng của ta mở đầu chiến dịch biên giới, tiêu diệt và san phẳng đồn Đông Khê.Đồn Đông Khê bị tiêu diệt, địch ở thị xã Cao Bằng do tên đại tá Lơ Pa chỉ huy bị cô lập.Quân ta thừa thắng tiến lên bao vây Cao Bằng.Trước nguy cơ bị tiêu diệt, địch ở Cao Bằng phải rút lui.Thế là  cả một binh đoàn đóng chiếm một thị xã 5 năm trời, tốn bao công sức xây dựng cứ điểm, có cả một pháo đài kiên cố, nay phải rút chạy.
                      Binh đoàn Xác Tông đóng ở thị trấnThất  Khê hành quân lên phíá Đông Khê để đón binh đoàn Lơ Pa.Quân ta chặn đánh cả hai toán quân  này.Trước nguy cơ thất bại của hai binh đoàn Lơ Pa và Xác Tông.Bọn chỉ huy Pháp ở Hà Nội buộc phải lệnh điều một binh đoàn do Đờ La Môn  ở Lạng Sơn lên  ứng cứu tiếp viện,Ngày 25-9-1950 binh đoàn Đơ La Môn đã đóng quân tại thị trấn Thất khê để chi viện cho hai binh đoàn Lơ Pa và Xác Tông đang bị quân ta bao vây ở núi Nà Phá
                      Máy bay chiến đấu các loại: Hen cát,Kinh cô bơ ra,B26 luôn luôn bay lượn bắn phá những nơi chúng nghi có quân ta.
                        Đại đoàn Quân tiên phong (308), cùng một số bộ đội địa phương và các binh chủng:pháo binh , thông tin, trinh sátcông binh và dân quân du kích đang thắt chặt vòng vây ở khu vực núi Nà Phá và truy lùng quân tan rã của địch trên đường số 4,đoạn từ Thất Khê tới Cao Bằng.
                      Tiểu đoàn công binh 333được nhiệm vụ phối thuộc cho các đơn vị chủ lực làm nhiệm vụ:-Làm chỉ huy sở cho Bộ chỉ huy chiến dich.-Đi theo bảo vệ Bác Hồ , trung ương Đảng và đại tướng Võ Nguyên Giáp.
                      Quyết tâm chiến đấu của Bộ chỉ huy chiến dịch là tiêu diệt hai binh đoàn Lơ Pa và Xác Tông.quyết chiến điểm tại khu vực núi Nà Phá.- Dùng một bộ phận chặn đường binh đoàn Đờ La Môn từ Lạng Sơn lên chi viện, đang trú quân tại Thất Khê. Chỉ thị còn nhận định địch đang hoang mang thì ta phải đánh những đòn chí tử, để địch hoang mang cao độ, nhất là cánh quân từ xa đến là quân Đờ La Môn, phải đánh  đòn phủ đầu.Giao cho công binh dùng một lượng bộc phá lớn, đột nhập thị trấn Thất khê, làm rung chuyển, áp đảo tinh thần quân tiếp viện.
                      Tiểu đoàn công binh 333 do Đinh Khang làm tiểu đoàn trưởng, Lê Trung Ngôn làm tiểu đoàn phó.Có 3 đại đôi tung đi các mũi, các nhiệm vụ trong chiến dịch, như các đại đội 250, 260, 270.Riêng đại đội 270 do Mai Sơn làm đại đội trưởng, Lê Thọ làm chính trị viên, được nhận nhiệm vụ vào thị trấn Thất Khê,vì đại đội 270 phối thuộc cho đại đoàn 308.
                      Diễn biến chiến đấu: 17 giờ ngày 27-9-1950,tiểu đội 3 công binh chuẩn bị xong và lên đường.Buổi tiễn đưa tiểu đôi 3 trung đội 41 đại đội 270 do trung đội phó Nam Sao chỉ huy đánh vào thị trấn Thất Khê,gồm có:tiểu đoàn trưởng Đinh Khang ,tiểu đoàn phó Lê Trung Ngôn và Ban chỉ huy đại đội 270,vừà kiểm tra vừa động viên.Tiểu đoàn phó Lê Trung Ngôn nói:
                      -Vinh dự cho tiểu đoàn công binh ta cũng là vinh dự cho các đồng chí, lần đầu tiên công binh được độc lập dùng khối bộc phá lớn, xâm nhập vào đồn địch, chúc các đồng chí chiến thắng!
                      Trung đội phó Nam Sao thay mặt anh em hứa quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ dù có gian khổ hy sinh cũng kiên quyết chiến đấu thắng lợi.
                      - 17 giờ 30 ngày 26-9-1950 lên đường.Từ vị trí xuất phát ở khu Bản Xiển đến Thất Khê tính theo đường chim bay là mười cây số, tới địa hình rừng núi, lại không có người địa phương dẫn đường, lại vì trình độ sử dụng bản đồ và địa bàn của cán bộ kém, nên đến 24 giờ  ngày 26-9, toàn đội công binh đi lạc vào hướng đồn Bông Lau cách đồn 300m.Vừa đi mò mẫm đường rừng vừa ngờ ngợ, thấy có ánh đèn, lệnh cho dừng lại bố trí im lặng .Nam Sao lên nhà, gặp  chủ nhà, hỏi  đường vào Thất Khê.Chủ nhà liền kêu lên:
                      - A lúi ! bộ đội đi lạc đường rồi.Ở đây cách  đồn Bông Lau rất gần, mà từ Bông Lau đến Thất Khê còn khoảng sáu cây số nữa cơ.Sau đó Nam  Sao phải vận động  anh Ma Văn Lý-tên chủ nhà đồng thời cũng là dân quân ở khu vực này dẫn đường .Anh Lý dẫn đội công binh quay lại hai cây số đường rừng và chỉ con đường mòn đi về hướng thị trấn Thất Khê, còn anh Lý phải quay trở lại để bám địch ở đồn Bông lau.
                      -Lúc này trời đã gần sáng.Ban ngày hành quân đến mười hai giờ trưa 27/9/1950 nghỉ nấu cơm ăn và nắm hai bữa.
                      - 2 giờ chiều,  hành quân tiếp
                      - 6 giờ chiều toàn đội tiếp cận cách trung tâm thị trấn Thất Khê 2km đứng trên đồi, quan sát thấy cánh đồng lúa, một cánh đồng quang đãng, lòng chảo nhìn rõ cả hệ thống đồn bốt và quân lính ra vào trong thị trấn.
                      -7 giờ tối họp tiểu đội và làm công tác chuẩn bị bộc phá để vào chiến đấu.
                      -8 giờ tối tiếp cận. Vì 120kg bộc phá, gói làm 6 gói, phân công 6 chiến sỹ mang,còn tiểu đổi trưởng mang dụng cụ liên kết.Phải nói là một tiểu đội nặng nề.Đội hình hành quân tiếp cận địch: Đi đầu trung đội phó, mang một khẩu súng trường; Rồi đến tiểu đội trưởng, một khẩu súng trường; các chiến sỹ mang bộc phá đi giữa; tiểu đội phó một khẩu súng đi sau…
                      -Đội hình công binh lợi dụng cánh đồng lúa gần chín hành quân.
                      -9giờ30 tối cách đồn địch 300m.Lúc này thị trấn Thất Khê có điện máy nổ, đèn sáng, tiếng xe chạy ầm ì nghe rất rõ.Toàn đội hình dừng lại Một khó khăn mới phát hiện, hàng rào giây thép gai của địch toàn loại mái nhà và cũi lợn vây kín xung quanh, mà toàn đội chưa trinh sát trước.Một câu hỏi đề ra cho Nam Sao: Đội hình tiểu đội vào đồn bằng đường nào? Và đánh mục tiêu những lô cốt nào đây? Ban ngày nhìn thấy nhiều lô cốt, cái nổi, cái chìm.Nam Sao đã chỉ mục tiêu  cho các chiến sỹ rõ.Nhưng bây giờ vào đến gần thì mất hướng mục tiêu.Còn đang tính toán, phải vào sát hàng rào trinh sát cụ thể . Nam Sao liền  lệnh cho toàn đội nằm im để tự mình vào trinh sát .Đang chuẩn bị bò vào  trinh sát thì một tình huống bất ngờ sảy ra:
                      - 10giờ 30 đêm .Toàn đội hình tiểu đội công binh triển khai một hàng dọc;Nam Sao và một chiến sỹ mò vào trinh sát, mới xuất phát được 50 m, dưới ánh đèn điện trong đồn, Nam Sao nhìn thấy một bóng người từ phía đồn đi ra, đối diện với tổ trinh sát. Nam sao liền nghĩ ra một kế : bắt sống, dù nó là lính hay là phu, nó có lối ra , thì mình có lối vào.
                      Nam  Sao và chiến sỹ trinh sát liền nằm nấp vào ruộng lúa gần chin, ruộng khô, mỗi người cách nhau năm mét.Một người đi đền gần, khoác tiểu liên mát, rõ là lính ngụy, tên lính lọt vào đội hình , lập tức bị Nam Sao và chiến sỹ quật ngã ,tên này nằm ở dưới ruộng lúa lạy van rối rít .Sau cho nó ngồi dậy, hỏi nó đi đâu? Thì hóa ra tên lính trốn  trại tên là Ma văn Iềng, về với vợ ở bản mà đội công binh vừa đi qua ban chiều.Sau khi thuyết phục, nói rõ yêu cầu tên Iềng dẫn đường thì sẽ tha chết, hắn tỏ ra ngoan ngoãn , dẫn đường tổ trinh sát tiến vào sát hàng rào địch.
                      -12 giờ đêm ngày 27/9/1950, tiểu đội do Lạc chỉ huy  dừng lại cách hàng rào năm mươi mét, lợi dụng một gờ đất làm vật chắn đỡ.Còn Nam Sao và tên lính ngụy vào trong đồn địch.Tên Iềng dẫn vào một lối mà bọn lính làm bí mật, chuyên để trốn trại, cách cổng chính 100m.
                      Lọt được vào đồn , thấy lô cốt địch, lừa ngựa rất đầy trong nhà,l ính địch ngủ cả ra vỉa hè.Bọn quân Đờ La Môn ở Lạng Sơn lên toàn là lính Ma rốc.
                      Trung đội phó Nam sao hạ quyết tâm đánh 5 mục tiêu lô cốt, một mục tiêu chuồng ngựa.Phương pháp đánh theo kiểu liên tục bộc phá cuốn chiếu.
                      -12 giờ 30 đêm, toàn tiểu đội được giao nhiệm vụ chuẩn bị bộc phá: cắt giây cháy chậm theo số thứ tự: số 1 cắt 10cm, số 2 cắt 20cm, số 3 cắt 30cm, số 4 cắt 40cm, số 5 cắt 50cm.Còn một quả chuồng ngựa trên dường rút mới đánh, vì chuồng ngựa gần lối ra.Lô cốt và ụ súng địch ở khu vực Nà Cạn, bố trí dích dắc, cách nhau từ 30m đến 50m.
                      Đội hình đi lọt vào trong đồn, bí mật rải quân, mỗi chiến sỹ công binh một khối bộc phá 20kg, phụ trách đánh một lô cốt, ngồi tại chỗ.Sau khi rải quân xong, tới người cuối cùng là lô cốt.Trung đội phó Nam Sao ra lệnh điểm hỏa: số 5 điểm hỏa xong,Nam Sao cùng chiến sỹ công binh và tên ngụy đi từ số 5 ra, cứ thế điểm hỏa  cuốn chiếu đến số 1.Năm tiếng nổ theo cắt giây cháy chậm nên nổ cũng theo thứ tự, những tiếng nổ của 20kg bộc phá TNT làm rung chuyển cả nhà cửa và ầm vang cả núi rừng thị trấn Thất Khê. Sau những tiếng nổ máy điện tắt ngấm.Bồi thêm một khối 20kg vào nhà chứa ngựa, tiếng ngựa kêu, hí và  gầm rú chạy toán loạn.Ngoài ra không có một tiếng động tĩnh nào,  quân địch bị choáng, phải nằm im.Thị trấn Thất Khê lúc này có hàng ngàn tên địch, ngựa xe đông như thế mà lúc này tựa như không có người.
                      Còn tiểu đội công binh do  Nam Sao chỉ huy rút lui- Nhưng khốn nỗi điện tắt ngấm, tối như bưng, cả tên lính ngụy cũng không tìm ra lối nữa.Nam Sao quyết định ra lối cổng chính.
                      Toàn tiểu đội theo hướng cổng chính rút, ở cổng chính  cũng chẳng thấy tên lính nào gác, toàn tiểu đội rút ra cách  500m, mới có tiếng súng ở trong đồn bắn ra.Vì đơn vị đã hoàn thành kế hoạch nên hơi lạc quan tếu một chút, cán bộ chiến sỹ quay lại chửi bọn địch ầm lên.Bọn địch trước tưởng loại pháo hạng nặng của ta bắn vào, sau đó xung phong, nhưng chúng đợi tới 15-20 phút không thấy quân ta, lúc đó chúng mới  bắn, còn ta rút lui an toàn.
                      Năm giờ sáng  ta rút xa 2km, mang theo một tù binh, một khẩu  súng tiểu liên mát, về chỉ huy sở báo cáo tin chiến thắng.
                        Kết quả ta phá sập 5 ụ súng và lô cốt của địch, phá sập một góc nhà ngựa, làm chết gục trên hai mươi con, còn lại bị thương và mất tinh thần, như phát điên ,người không điều khiển được. Số lính Tây đen, Ma rốc ở trong lô cốt và ở ngoài gần lô cốt hàng chục mét đều bị chết và bị thương  khoảng gần một đại đội.Hôm sau theo dõi thấy  cả ngày  xe hồng thập tự  chở binh lính địch chết và bị thương đi chôn và cấp cứu.Binh đoàn Đờ La Môn hầu hết sỹ quan và binh lính đều hoang mang giao động, mất tinh thần.Theo một tên hàng binh sau này kể lại: đáng lẽ ngày 28/9 thì binh đoàn Đờ La Môn hành quân theo hướng Bông Lau để phá vây cho hai binh đoàn Lơ Pa và Xác Tông.Nhưng đêm 27/9 đã bị bộc phá đánh, nên mất tinh thần không hành quân được.Sau đó phải rút về Lạng Sơn, bỏ mặc hai binh đoàn Lơ Pa và Xác Tông ở núi Nà Phá bị quân ta tiêu diệt và bắt sống toàn bộ, kết thúc chiến dịch biên giới 1950.
                      Tiểu đội 3 công binh được đại đoàn 308 khen thưởng.Riêng trung đội phó Nam Sao được thưởng huân chương chiến công hạng ba.



                      #26
                        Thay đổi trang: < 12 | Trang 2 của 2 trang, bài viết từ 16 đến 26 trên tổng số 26 bài trong đề mục
                        Chuyển nhanh đến:

                        Thống kê hiện tại

                        Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
                        Kiểu:
                        2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9