KHÁT VỌNG BÌNH YÊN(Tập II)_Tiểu thuyết _Lương Hiền
Thay đổi trang: < 123 > | Trang 2 của 3 trang, bài viết từ 16 đến 30 trên tổng số 40 bài trong đề mục
Lương_Hiền 28.07.2016 18:46:06 (permalink)
Ban chỉ huy đã xin ý kiến của đồng chí Văn Bằng tỉnh đội phó, và đồng chí Nam Sao  chủ nhiệm công binh, được đồng chí Bằng và đồng chí Sao nhất trí và còn động viên bộ đội xây dựng quyết tâm để phục vụ chiến đấu ở chiến trường.Khó mà chỉ bàn lý thuyết xuông,  không quyết tâm thực hành thì hỏng việc.Đồng chí Bằng còn nói đùa vui với anh em bộ đội: “ Các cậu cứ làm đi, đổ cầu thì bắc lại, không ai bắt tù tội các cậu đâu mà lo, máy móc dập khuôn thì mất thời cơ chiến đấu”
Đại đội 19 đã yêu cầu  đội cầu 1 Ty giao thông cấp đủ vật liệu như cọc trụ, dầm ray sắt , ván lát , dây thép vv…Do đại đội 19 tự thiết kế tự thi công và chịu trách nhiệm hoàn toàn với cấp trên.Đồng chí Truy và Thai đã thỏa thuận và cho công nhân chuyên trách làm cầu Vằng.
Diễn biến chiến đấu:Đồng chí Cư đại đội phó và hai chiến sỹ Thơm và Tư trực tiếp bơi lội đo đạc lòng sông, tự vẽ tự thiết kế cầu.
Ở vị trí đóng cọc  bị các tảng bê tông chắn không đóng cọc được, anh em đã moi gầm bê tông rồi gói bộc phá, do không có kíp điện, nên dùng dây cháy chậm đốt trên mặt nước, sau lặn xuống đặt vào gầm tảng bê tông, lên bờ chạy ra xa bảo đảm an toàn.
Cầu được thiết kế 3 nhịp, hai nhịp bờ Bắc và Nam là chân mố gỗ xếp làm nhịp đầu cầu, còn nhịp giữa là hai vì chân trụ, kết cấu vững vàng, trên trụ cầu được đặt cố định 8 dầm, lát ván ngang, ván vệt.Đêm xe chạy, ngày dỡ mặt cầu sơ tán, chống máy bay địch bắn phá.
Phương pháp thi công: ghép sàn đạo, dựng giá vồ ĐB45đóng cọc, dùng cưa máy cắt đầu cọc, lắp xà đầu vì cố định, lao dầm vv…
Kết quả: Chính thức thi công và chuẩn bị vật liệu  từ  17  giờ ngày 23-8 đến 23 giờ ngày 24-8-1966, cầu được thông xe bảo đảm an toàn cho hơn 7.000 lượt xe qua lại trên cầu.Sau đó lại bị địch phóng rốc két làm hỏng mố và một nhịp cầu bờ Nam, đại đội 19 đã sửa chữa ngay, ngày đêm vẫn thông suốt.
Đại đội 19 đã được thủ trưởng Tỉnh đội biểu dương khen thưởng, được hội đồng chính phủ tặng danh hiệu đơn vị quyết thắng, đón nhận huân chương chiến công hạng nhất năm 1966.
Nhận xét:Quyết tâm của cán bộ chiến sỹ rất cao, đã được trải qua rèn luyện  thử thách trước bom đạn, lại được huấn luyện chu đáo về chuyên môn, địa hình quen thuộc.
Tinh thần tư tưởng dũng cảm quyết tâm cao.Đoàn kết nhất trí , hiệp đồng lập công xuất sắc.Thi công đạt yêu cầu kỹ thuật, đúng thời gian thông xe.Làm cho cán bộ công nhân đội cầu 1 tin tưởng ở bộ đội công binh, không những cầm súng chiến đấu,phá gỡ bom đạn địch, mà còn có đủ khả năng thi công xây dựng được những cầu có trọng tải lớn hơn.
Khuyết điểm: Kiến thức trong kỹ thuật xây dựng  của bộ đội quá hạn chế, nhất là một số cán bộ ở bộ  binh mới chuyển sang công binh  chưa được huấn luyện mấy về công binh..Mặt khác  vật liệu do giao thông quản lý,  ta không thể chủ động giải quyết .Khi  quan hệ trao đổi xây dựng quyết tâm  còn nóng vội , chưa thuyết phục được  sức lực và trí tuệ của cán bộ công nhân đội cầu 1.
Kết luận:
Có tư tưởng và ý chí quyết tâm cao, lại được rèn luyện thử thách  trong huấn luyện và trong thực tiễn .
Nắm vững được yếu tố kỹ thuật xây dựng cầu đường, trong xây dựng cơ bản gắn liền và áp dụng  nhậy bén vào trong chiến đấu.
Quyết tâm tư tưởng phải được gắn liền với kiến thức cơ bản về kỹ thuật, thông suốt mục đích ý nghĩa nhiệm vụ  thì sẽ hoàn thành.Ngược lại kỹ thuật chuyên môn đơn thuần máy móc dập khuôn  sẽ mất thời cơ, hỏng việc, không hoàn thành  nhiệm vụ chiến đấu. 
#16
    Lương_Hiền 28.07.2016 18:51:14 (permalink)
    Trận Cầu Vằng
     Đó là câu chuyện về cầu Vằng trên đường quốc lộ 1A, đoạn ga Khoa Trường đi cầu Hổ, thuộc huyện Tĩnh Gia ,Thanh Hóa.Một thái độ xem thường bộ đội, bằng giọng mỉa mai chua chát của anh kỹ sư đội  phó đội cầu 1.
    Ai cũng biết một khu vực bãi lầy sú vẹt, nước thuỷ triều lên xuống hàng ngày trên dưới 2m.Một khu vực có 3 trục giao thông thủy bộ, đường sắt giáp nhau.Khu vực của túi bom đạn làm ái ngại cho xe cộ và mọi người phải qua lại ! Ai cũng nơm nớp mắt trước mắt sau vượt cho nhanh để qua khu vực nguy hiểm này.
    Cầu Vằng từ thời Pháp là loại cầu bê tông cốt thép cho xe tải trọng lớn đi qua.Cầu gồm 3 nhịp dầm bê tông có 4 lõi thép  đường kính 30-40 ly.Chân trụ là  một cụm cọc bê tông gồm 16 cái.Khi Mỹ leo thang chiến tranh ra miền Bắc, chúng đã nhiều lần đánh phá.Đội cầu 1 cũng đã sửa chữa khắc phục cho xe đi lại hàng chục lần.Có lần bọn Mỹ ném xuống cầu, đổ một mảng hạ lưu và mố, nhưng lần hỏng nặng nhất là ngày 5 tháng 9 năm 1966..Dầm cầu, chân cầu, sắt thép, bê tông đổ vỡ ngổn ngang, khó mà dùng sức lực của con người để dọn dẹp cũng như cắt bỏ làm mới một cách dễ dàng.
    Quyết tâm và kế hoạch chiến đấu: Đại đội 19 công binh nhận thấy muốn giải quyết được nhanh chóng chỉ có thể dùng bộc phá, nhưng trong tay lại không có bộc phá .Tuy là một đơn vị bảo đảm giao thông sửa chữa cầu đường, nhưng mọi vật liệu như sắt thép, gỗ và thuốc nổ đều phải liên hệ qua giao thông cấp phát.
    Sau khi bàn bạc với đồng chí Đạo đại đội trưởng, đồng chí Truy đội trưởng và đồng chí kỹ sư đội phó đội cầu, để quyết tâm  sửa chữa.Anh kỹ sư đội phó cho rằng không thể làm được, cái gì cũng phải có thời gian xem xét kỹ càng, chứ không thể nói ra  đã là xong như người ta  bê những hòn đất tí xíu ,mà nhất là bê tông cốt thép ngổn ngang, vậy mà đòi thông xe đêm mai đêm mốt, thật là một sự mơ tưởng. Khi tính toán thuốc nổ, anh nói : Thuốc nổ phải dùng hàng tấn .
    -Tốn kém cũng phải dùng, ta  không thể tắc cầu  đường lâu dài được-anh em bên công binh nói.- Nhưng anh đội phó vẫn khăng khăng:
    -Tốn mà đánh không dứt, lại còn sơ xác ra, phải tháo gỡ dọn dẹp hàng tuần…nhưng chắc gì đã đạt theo ý muốn của các anh ! – Bọn tôi tiếc gì thuốc nổ.
    -Trước yêu cầu nóng bỏng của chiến trường, mà cầu đường bế tắc, không thể vòng tránh đi đường khác được.Xe vận chuyển phải đợi từng giờ. Đồng chí Cư đại đội phó bàn với đại đội trưởng Lê Chí Đạo, ”Tôi xin đảm nhận”.
    Vừa lúc đó thì đoàn cán bộ của Tỉnh đội xuống kiểm tra đôn đốc , do đồng chí Nam Sao, chủ nhiệm công binh dẫn đầu. Sau khi xem xét tình hình cụ thể tại hiện trường và nghe  Ban chỉ huy đại đội 19 báo cáo và ý kiến của đội trưởng đội cầu1.Đặc biệt nghe đại đội phó Cư trình bày phương án  khắc phục phá gỡ cầu đổ và  kỹ thuật thi công cầu.Đồng chí chủ nhiệm công binh hoàn toàn nhất trí cho phép đại dội 19 thực hiện phương án này.Anh nói :  -Theo chỉ thị của trên, bằng giá nào cũng phải thông cầu càng sớm càng tốt, để đưa hàng đoàn xe pháo đang ùn tắc vào chiến trường ngay. Anh quay lại  dặn thêm đại đội phó Cư : Phương pháp này ở trường công binh đã huấn luyện rồi, cứ mạnh dạn mà làm.Nhưng phải bảo đảm tuyệt đối an toàn.
    Đại đội trưởng Lê Chí Đạo và đại đội phó Nguyễn Thành Cư rất phấn khởi và khẩn trương triển khai ngay.
     Một tiểu đội công binh được tổ chức chuẩn bị lĩnh thuốc,  gói buộc 4 lượng nổ dài= 300kg để cắt dầm vá mặt cầu gần hai mố 4 lượng nổ tập trung=400kg đánh chân cầu, áp dụng theo phương pháp đánh cụm cọc.Hơn 300kg = 4 lượng đánh cắt các dầm và mặt bản cong vênh ngổn ngang phía giữa.
    Một điều khó khăn  là không có dây, kíp điện  nên không thể bố trí nổ đồng loạt được.Do đó phải dùng dây cháy chậm loại tốt ( qua đốt thử vài đoạn theo dõi tốc độ cháy của dây)
    Quá trình  tổ chức chuẩn bị gói buộc và cố định lượng nổ, có đại đội trưởng Đạo và đội trưởng Truy, là niềm cảm hứng động viên tin tưởng.
    Diễn biến chiến đấu:
    Thứ tự, lúc 15 giờ 30 phút đánh 8 quả đoạn giữa dầm, và chân trụ, cắt đứt theo ý định tạo thế cho đợt sau.Kết quả đứt băng theo ý định.
    Còn lại hai đầu gần mố, lúc 20 giờ cùng ngày cho nổ tiếp.Trong đêm tối một đống lửa bùng lên sáng rực khu cầu Vằng, một tiếng nổ rung động đã hất  gọn toàn bộ những bê tông sắt thép, cắt đứt đúng như ý định mong muốn.Sức con người không phải dọn dẹp, không phải lo nghĩ hàng tuần như anh đội phó đã nêu ra.
    #17
      Lương_Hiền 28.07.2016 19:09:53 (permalink)
      -Phương pháp cho nổ: đặt mỗi lượng 2-3 kíp để hứng nồ dây chuyền
      -Các lượng nổ cắt dây  cháy chậm bằng nhau, đấu đầu từng đôi một.Dùng các đoạn dây cháy chậm đốt xì vào điểm hỏa các lượng nổ.
      -Tổ chức cảnh giới hai đầu cách xa lượng nổ 1.000m, báo động ẩn nấp chu đáo.Theo lệnh của đại đội trưởng điểm hỏa và đủ thời gian chạy về nơi ẩn nấp quan sát.
      Kết quả :Chỉ sau đó hai ngày đêm đại đội 19 công binh đã dùng gỗ xếp cũi, bỏ đá, đặt xà đầu vì, cố định dầm ray, lát ván… Thông xe.
      Vị trí cầu trở nên  dễ thi công, chân cầu thấp thu gọn lại còn một nhịp, từ đấy khi cầu bị hư hỏng, việc sửa chữa trở nên thông thường hơn.
      Ưu điểm:- Mạnh dạn táo bạo, in tưởng vào khả năng tập thể , tin ở mình.
      Giải quyết nhanh gọn an toàn tuyệt đối nhanh chóng thông xe.
      Một số hỏa cụ thiếu đã sáng tạo áp dụng phương pháp nổ truyền.
      Gây lòng tin đối với cán bộ chiến sỹ, là sự trả lời đối với kỹ thuật máy móc không mạnh dạn, trì trệ, ảnh hưởng đến sức chiến đấu.
      Tin tưởng vào kỹ thuật và uy lực của bộc phá, cán bộ công binh đã qua học tập ở trường quân sự và thực nghiệm nhiều lần.
      Có sự chỉ đạo động viên của đồng chí Nam Sao, Chủ nhiệm công binh tinh, sự chỉ huy cúa đại đội trưởng  Lê Chí Đạo và sự đồng tình ủng hộ của đồng chí Truy,  đội trưởng đội cầu 1.
      Có bài học thành công của cầu Hổ trước đây mấy ngày.
       
         Phà Ghép đêm 21-9-1966
        Bến phà Ghép nằm trên đường quốc lộ 1A về phía Nam thị xã Thanh Hóa 24 km, là bến phà giáp cửa biển, nước thủy triều lên xuống.Từ trước  chỉ có một bến phà chính, không có cầu nổi.Là một trong những bến chiến lược  từ hậu phương lớn ra tiền tuyến.
        Cuối năm 1965 ta đã làm một đường vòng tránh qua xã Quảng Trung và một bến phà hai, gọi là bến Ngọc Trà ở sâu trong nội địa 200m so với bến chính, đường vòng dài hơn 3km là đoạn đường cấp phối đơn giản.
         Tiểu doàn 27  công binh Quân khu ba lần đầu tiên bắc cầu nổi bằng thuyền sắt ở đâ, giữa năm 1966, để bảo đảm lượng xe đi ngày càng nhiều.Giao thông tỉnh Thanh Hóa đã bắc cầu nổi hỗn hợp luồng và thuyền sắt ở bến Ngoc Trà để xe nhẹ ra vào, xe quá tải vẫn vượt sông bằng phà ở bến chính.
      Phương tiện của bến ngoài cầu nổi có 2 phà, 2 ca nô 90 mã lực, mỗi phà chở được 6 xe không có đuôi.Bến này do đoạn bảo dưỡng  đường bộ  của Ty giao thông tỉnh Thanh Hóa phụ trách từ trước đến nay.
      Hai bờ Nam Bắc của bến rất trống trải toàn sú vẹt khó  ngụy trang.
      Đế quốc Mỹ đã liên tiếp đánh phá bến phà Ghép  với âm mưu từng đợt cất đứt giao thông từ Bắc vào Nam Thanh Hóa.Thủ đoạn của địch là thường xuyên cho máy bay trinh sát, ban đêm thả pháo sáng  để pháo hạm có thể bắn pháo vào đoàn xe ,vào bến, khi thấy có xe ra vào lại tiếp tục ném bom, bắn phá cả ngày lẫn đêm,kết hợp các loại bom phá , bom mảnh vụn đủ loại để phá hủy bến, phá phương tiện và uy hiếp tinh thần nhân viên phụ vụ tại bến.
      Chủ trương kế hoạch của ta :
      Theo chỉ thị số147 TTg ngày 1/12/1965  của phủ thủ tướng, bến phà này giao cho quân đội đảm nhiệm, bên giao thông cấp phương tiện, nhân viên kỹ thuật.Tỉnh đội Thanh Hóa thành lập ban chỉ huy bến gồm có:
         Nam Sao, Công binh, Chỉ huy trưởng;  Lê Hiền, Giao thông , Chỉ huy phó; Phạm Sế, Công an, Chỉ huy phó ;Nguyễn Lương,Thiếu úy, Chính trị viên.
      Ngoài lực lượng bến phà sẵn có, bổ sung thêm một tiểu đội công binh làm nhiệm vụ quan sát, phá gỡ bom đạn chưa nổ.Hai bờ Nam Bắc có một đại đội cao xạ bảo vệ và một số ụ súng  bắn máy bay tầm thấp của dân quân
      Ban chỉ huy thống nhất, trừ trường hợp bất thường, còn thường xuyên xe nhẹ sẽ qua sông bằng cầu nổi tại bến Ngọc Trà, xe quá tải sẽ qua sông bằng phà.Trừ khi có lệnh xe chạy ban ngày, còn thường xuyên chập tối lắp cầu, đưa phà vào bén và sáng sớm lại dỡ đưa đi cất dấu. Giữa hai bến phà có một cầu phao cho người đi để bảo đảm  thông suốt hai bờ và một đường dây điện thoại hữu tuyến.Dọc đường xuống bến cấu trúc một số hầm kèo nhà để mở nắp.
      Diễn biến chiến đấu : Ngày 21-9-1966 địch đã bắn phá một lần vào bến Ngọc Trà và bờ Nam bến chính nhưng không trúng, ta an toàn.
      17giờ 30 ta cho phà vào bờ Bắc bến chính và cho hàn khẩu cầu nổi bến phụ.
      18 giờ chuyến phà đầu tiên chở 6 xe tải rời bến.Đồng chí Lương cùng tổ 1 đi với phà, đồng chí Hướng ở bờ Bắc; Khẩu súng máy đặt trên nóc ca nô  do đồng chí Lương trực tiếp  điều khiển.Phà vừa rời bến được quá nửa sông, thì máy bay địch đến bắn phá, phà vừa tiến vừa bắn trả, phà cập bến bờ Nam, 5 xe vừa lên khỏi phà  thì địch bắn trúng phà, máy không nổ, các thủy thủ và lái xe chạy lên hầm ẩn nấp Đồng chí Lương bị bom nổ hất xuống sông, khẩu súng máy rơi xuống mặt phà.Dây điện thoại qua sông bị đứt. Đồng chí Nam Sao chạy qua cầu người đi bộ sang bờ Nam nắm tình hình và ra lệnh cho tổ 1 tiếp tục sửa chữa, một lát thì sửa chữa xong , cho nổ máy ngay.Máy bay địch bay khỏi ta lại tiếp tục chuyên chở xe qua sông.
      19 giờ 40 phút chuyến phà thứ ba qua sông, máy bay địch lại đến bắn phá, lần này phà bị thủng , nước tràn vào một khoang, cùng lúc đó cầu nổi ở bến Ngọc Trà bị hư hỏng nhẹ một số phao.Tình hình lúc đó ở bờ Bắc ùn nhiều xe, có cả xe kéo pháo, bờ Nam còn ít  nếu cứ chở phà thì không  bảo đảm số lượng xe còn lại.
      #18
        Lương_Hiền 28.07.2016 19:15:20 (permalink)
        20 giờ đồng chí Nam Sao hội ý ban chỉ huy, nêu ý kiến dỡ cầu nổi bến Ngọc Trà ghép hỗn hợp với bến chính để xe kéo đuôi vào cho nhanh, vì đường Ngọc Trà xấu ,đi vòng lại chậm.Lúc đầu một số đồng chí  không nhất trí, nhưng đồng chí  Nam Sao đã nói” Tôi xin chịu trách nhiệm với Đảng về việc này “ và  quyết định  điều các phao nổi xuống bến chính lắp ghép cầu.Một mặt cứ chuyên chở bằng phà còn lại, để tăng thêm lượt xe vào ra.Nhưng do phà bị nước vào, nên thời gian qua sông kéo dài , lượng xe vẫn ùn đông.
        23 giờ  cầu nổi đã lắp ghép và hàn khẩu xong tại bến chính.Từ lúc đó đến sáng đoàn xe liên tục vượt cầu nổi an toàn.
        4 giờ sáng ngày 22/9/1966 ta dỡ cầu nổi và chuyển đi cất dấu..
        Kết quả: Bảo đảm an toàn cho 900 xe vào ra, phần lớn xe vào là có đuôi.Một chiếc phà bị bắn thủng một khoang , phải sửa chữa.
        Nhận xét, cán bộ chiến sỹ, công nhân đều  dũng cảm, đoàn kết hiệp đồng , có tinh thần chủ động, kiên quyết thông xe tại bến chính .Bến trưởng phải quyết đoán. Dám chịu trách nhiệm trước Đảng và  nhân dân. Kỹ thuật phù hợp, bắc hỗn hợp cầu nổi và phà để bảo đảm chiều dài của cầu.               
         
        Bến trưởng “Bến phà Thép”
            Bến phà  Ghép qua con sông Ghép cách biển 3km cắt ngang đường số một, cuối huyện Quảng Xương, đầu huyện Tĩnh Gia thuộc tỉnh Thanh Hóa .Sông rộng 250m, nước thủy triều lên xuống nhiều.Khi lên cao sông rộng 300m, khi nước ròng còn 200m, hai bên bờ, bến bãi thoải và lầy lội.
           Hai bên đầu bến phà, địa  hình trống trải, chỉ có cây sú vẹt mọc lưa thưa, không có tác dụng làm vật che khuất.Còn phương tiện vượt sông như cầu, phà, ca nô, ở khu vực bến Ghép này thì dễ bị lộ.Làng xóm cách xa bến phà hai bên bờ từ 500m đến một cây số.Bờ Bắc cách bến phà Ghép 1500m, có một đường nhánh dài 2km, có thể tổ chức  bến phà thứ ba qua sông ở đây.
          Từ đường nhánh xuống bến 2, đi thẳng đường số một, cách phà Ghép 800m có một đường nhánh qua xóm Nghĩa, qua  thượng lưu phà Ghép, đoạn sông này bắc cầu phao dài 200m.Qua cầu phao đi 5 km đến một cầu gỗ dài 30m, qua kênh nhà Lê, đi một cây số nữa  gặp đường số một tại ngã ba xóm Kho.Như vậy một đoạn sông dài 5 km có ba bến vượt sông
           Ngày 3-4-1965  không quân Mỹ bắt đầu đánh phá cầu Đò Lèn, cầu Hàm Rồng, bến phà Ghép.Sau đó chúng đánh phá các cầu cống trên dọc đường số một trên đất Thanh Hóa  .Riêng khu vực bến phà Ghép, ngày đầu chúng đánh phá mức độ bình thường. Việc bảo đảm giao thông  tuy có trở ngại, nhưng do ta đã có kế hoạch từ trước nên không đáng kể.
           Nhưng về cuối năm 1967, do chiến trường đòi hỏi  chi viện ngày càng lớn .Việc vận chuyển của ta trên  tuyến đường một, đường sông ngày càng cao hơn.Chúng càng thất bại ở chiến trường miền Nam bao nhiêu, thì  việc đánh phá bằng không quân ở miền Bắc càng ác liệt bấy nhiêu.Ở bến phà Ghép có ngày chúng đánh từ 6 đến 8 trận Thủ đoạn đánh phá của chúng: trước còn phá phương tiện như phà, cầu phao, ca nô chúng phá hai bên đầu bến phà, ta vẫn khắc phục được, chúng  chuyển sang phá đường vào bến phà, ta vẫn khắc phục được,Chúng chuyển sang đánh phối hợp: Ban ngày máy bay chuyên đi lùng sục phương tiện vượt sông của ta, bắn rốc két, đạn 20 ly, ban đêm thả pháo sáng rồi thả bom, bom nổ ngay, bom nổ châm, bom bi.Có nhiều đêm  chúng thả 14-15 lần pháo sáng. Người ở bến phà Ghép tưởng như trời sáng trăng đêm rằm.Cứ dòng dã như vậy, địch phá, ta sửa, địch đánh bến này, ta đi bến khác. Chỉ tính một đợt sáu tháng, không quân Mỹ đã đánh khu  vực  bến phà Ghép 900 lần, bình quân mỗi ngày đêm 5 trận, mỗi trận ít nhất 2  máy bay, nhiều là 6-8 chiếc.Mỗi máy bay Mỹ mang từ 8-16 quả bom .Tính bình quân trong một đợt 6 tháng cuối năm 1967;Không quân Mỹ đã đánh, thả, một khối lượng bom đạn ở một khu vực bến Ghép rộng 4 km2 là 7.200 quả bom, không kể đạn rốc két, 12 lần thả bom bi, mỗi lần hàng nghìn quả.Chúng đã phá phương tiện vượt sông của ta: 15 cái phà, 12 cái cầu phao,10 cái ca nô đầu kéo, 15 lần phá đầu mố cầu, đầu bến, phá hoại hàng10.000m đường vận chuyển, bắn chìm 3 thuyền nan trọng tải 20 tấn ở khu  vực phà Ghép và kênh đào nhà Lê .  Chúng gây trở ngại cho  việc bảo đảm giao thông, vượt sông qua bến phà Ghép  vô cùng khó khăn.
            Quyết tâm bảo đảm giao thông, của lực lượng công binh, lực lượng giao thông, và nhân dân Thanh Hóa.
          Biện pháp tổ  chức lực lượng bảo đảm giao thông.Trước ngày địch  bắn phá,bến phà Ghép vẫn do Ty giao thôngThanh Hóa  đảm nhiệm.Ở bến phà này có 16 anh em công nhân, bến trưởng là đồng chi Cừ.Đến khi có chiến tranh phá hoại tăng lên 30 công nhân.Một bộ phận chở phà bến chinh (bến1)dọc đường số một.Còn các bộ phận khác thì chuẩn bị vật liệu, làm các bến phụ số2, số3.Đến tháng 5-1967, hình thành ba bến:bến một, bến hai, bến ba,và dự trữ một cầu phao cho xe cơ giới có trọng tải nhẹ qua.Việc bắc cầu phao bến Nghĩa ( bến 2 ) không thường xuyên, nếu lưu lượng xe vận tải đi ít, thì chỉ giải quyết bến chính số , hoặc hôm nào địch bắn phá bến chính  nặng, thì cầu phao bến 2 mới bắc cho thông xe.Còn bến phà ba vẫn là bến dự bị.
        #19
          Lương_Hiền 28.07.2016 19:25:14 (permalink)
          Phủ thủ tướng ra quyết định cho Bộ quốc phòng và Bộ giao thông: Quân đội đảm nhiệm một sô bến phà trọng điểm.Ở Thanh Hóa chủ nhiệm công binh quân khu Hữu ngạn, trung tá Lê Trung Ngôn, trực tiếp giao cho  lực lượng công binh Thanh Hóa 5 bến phà: Đò Lèn, Hàm Rồng, bến Ghép, Mục Sơn, Cẩm Thủy .Đồng  chí Nam Sao, chủ nhiệm công binh tỉnh được tỉnh giao nhiệm vụ kiêm bến trưởng bến phà Ghép,  anh chị em công nhân ở các bến phà này được quân sự hóa. Đều dưới sự chỉ huy, lãnh đạo nghiệp vụ chuyên môn của Tỉnh đội. Riêng Ty giao thông vẫn còn trách nhiệm về phương tiện lớn như  ca nô, phà vv…Bến phà Ghép, thời kỳ này lưu lượng xe vận tải, xe kéo pháo, binh kí kỹ thuật khác ùn ùn chi viện vào tuyến trong.Địch đánh phá khốc  liệt hơn, không những bằng không quân, mà còn đạị bác tầm xa từ hạm đội ngoài biển bắn vào khu vực bến phà Ghép, đòi hỏi cán bộ  và  chiến sỹ  công  binh ở bến phà phải đối phó quyết liệt.
              Khi ty giao thông bàn giao 90 công nhân sang quân đội, tổ chức  thành đại đội tăng cường bốn trung độị, hai trung đội phụ trách phà, một trung đội phụ trách cầu phao, một trung đội điều khiển ca nô, kèm phà và các khí tài khác.Với khí thế mới, anh em công binh giao thông xưng hô với nhau, tiểu đội trưởng, trung đội trưởng ,thủ trưởng, anh nuôi, y tá, vv…cùng nhau lao vào chiến đấu với quân thù .
           Một tình huống xảy ra , do  chuyển vị trí, bến trưởng cũ và anh em công nhân từ trước đến nay vẫn ở xóm Bắc phía đông đường số một, gần chỗ ba-ri-e, nay được đồng chí Nam Sao, bến trưởng mới, ra lệnh di chuyển chỉ huy sở về xóm Đồng Văn, thuộc xã Quảng Trung.Vì chỉ huy sở trước đây ở vào vị trí tam giác, địch dễ dàng đánh phá, mà nguy cơ địch thả bến một và bến hai dễ bị sai lệch.Một sự việc gây lòng tin tưởng của các anh em và cũng là giảm xương máu cho đơn vị.Chiều hôm đó di chuyển xong và nói với nhân dân là vào đây để đào công sự được kiên cố hơn.Thì tối hôm sau,12 giờ đêm địch thả 8 quả bom rơi trúng vị trí cũ.Một quả trúng giữa gian nhà ban chỉ huy bến ở cũ, gia đình này chết hết, trong đó có cụ gìa70 tuổi.Còn xóm làng sơ xác, 25 người bị chết.Sáng hôm sau anh em trở về, giúp đỡ bà con hàng xóm cũ bị tai nạn.Cũng từ đó anh em công binh mới này rất tin tưởng vào sự chỉ huy lãnh đạo của quân đội, của đồng chí Nam Sao, bến trưởng mới và đã hăng háí chở  phà kéo ca nô, bắc cầu.Nhiều đêm lưu lượng tới 800 xe ở bờ Bắc, nằm dài theo đường số 1 tới 4 km, mà ở bến phà 1 và 2, pháo sáng địch thả liên tục hết đợt này đến đợt khác, bom  phá, rốc két thi nhau đánh phá, nhưng những anh em công binh giao thông này vẫn dũng cảm tác nghiệp lắp ghép cầu, chèo chở phà,.Kiên quyết giữ đúng vị trí, động viên nhau giữ vững giao thông, giải phóng 300 xe ứ ở bờ Bắc.Cũng đêm nay anh em công binh đã bị hi sinh một đồng chí, bị hất xuống sông bốn người, đơn vị kịp thời cấp cứu.Một ca nô bị thương ở mũi, trúng bom, nhưng không chìm.Có nhiều hôm vì lượng xe bờ Bắc vào, bờ Nam ra, mỗi đầu bến vài trăm xe, phải chạy cả ba bến từ tối đến 5 giờ sang, anh em liên tục  bảo đảm, không có người thay ca.Một điều đáng nói là 5 giờ sáng mới giải phóng xong xe qua sông ,Anh em còn phải cất dấu ngụy trang phương tiện, đánh phà xa 6 km, ngụy trang xong đã 11-12 giờ trưa.Còn cầu phao, tháo một phần ba đi cất dấu, để ban ngày máy bay địch trinh sát không thấy gì, trống lòng sông, chúng mới không đánh phá.
          Cứ đich đánh ta sửa.Địch bắn phá bến phà anh em cao xạ bắn máy bay. Những chiến công bắn rơi máy bay của bến phà Ghép.Anh em mắt thấy máy bay rơi, phi công nhẩy dù, bắt giặc lái… anh em công binh lại càng tin tưởng vào sức  của mình.
             Trong 6 tháng cuối năm  1967, là đỉnh cao không quân địch đánh ác liệt, chúng đánh bằng đủ thủ đoạn, có lẽ đế quóc Mỹ đã dở cẩm nang đến trang cuối cùng, thả bom nổ ngay, xen kẽ bom nổ chậm xuống bến phà, dưới lòng sông, trên đường 1A ,trong làng xóm, ngoài cánh đồng, chúng thả bom bi, chúng tưởng đánh đến thế là ta bó tay.Nhưng không, nhân dân và Đảng bộ xã Quảng Trung, huyện Quảng Xương vẫn bảo đảm sản xuất, quyết không bỏ ruộng hoang.Có những thửa ruộng gần bến phà Ghép, cứ cấy xong , bom thả, lại cấy, bom lại phá.Mười một lần, đến lần thứ mười hai, chính tay đồng chí nữ chủ tịch Ủy ban nhân dân xã và đồng chí bí thư Đảng ủy, trực tiếp ra ruộng cấy, thi gan với không quân Mỹ- quả là không lực Hoa kỳ thua.Đến mùa gặt, thóc vẫn đầy bồ, nuôi dân, nuôi bộ đội.
             Một sự kiện đáng ghi nhớ, bom nổ chậm TNT, bom từ trường địch thả xuống lòng sông, một số thuyền nan vận tải qua bến 3, bến 1, vào kênh đào nhà Lê vào tuyến trong, bị đánh chìm, thiệt người, hỏng phương tiện, mất lương thực, nhưng chưa nguy hiểm bằng và quan trọng hơn là  bộ đội ở miền Nam thiếu vũ khí, lương thực để chiến đấu.
             Trước tình huống này, cán bộ chiến sỹ công binh bến phà Ghép, đề nghị với thủ trưởng Tỉnh đội  và Ty giao thông, cử một tổ lái ca nô  dùng tốc độ chạy nhanh cho bom nổ, để khai thông luồng kênh đào nhà Lê. Được Tỉnh ủy Thanh Hóa chấp nhận.Đơn vị bến phà và địa phương tổ chức lễ truy điệu sống đồng chí Út quê ở xã Quảng Tường, xung phong nhận nhiệm vụ lái ca nô đầu tiên. Buổi  truy điệu sống này được tổ chức long trọng có đủ các đại biểu Tỉnh đội,Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, các đoàn thể các cấp của huyện Quảng Xương, xã Quảng Trung, có cả gia đình đồng chí Út, bố mẹ, anh chị em đồng chí Út.Sau buổi lễ, ca nô đồng chí Út được làm nhiệm vụ ngay trước đông đủ các đại biểu và gia đình. Bến trưởng Nam Sao cảm động ôm hôn đồng chí Út và tiễn đưa đồng chí ấy xuống ca nô, mọi người không khỏi lo lắng, nhất là bố mẹ đồng chí Út  thì dán mắt nhìn thằng con trai 22 tuổi đời ấy không chớp mắt..Ca nô nổ máy, mọi người nín thở, ca nô tới khu vực bom nổ chậm, Út vẫn nhịp nhàng điều khiển ca nô, tăng tốc độ lướt nhanh trên mặt nước.Bỗng những tiếng nổ bùng lên, ca nô bỗng vọt cao như bay, để lại những cột nước do bom nổ tung cao từ 20 m đến 30m. Các đại biểu đứng trên bờ vỗ đến rát cả tay,  hoan hô khản cả tiếng.Gần 2km từ bến 3, qua bến Ghép 1, qua cửa kênh đào nhà Lê, ca nô mới từ từ hãm lại mé bờ Bắc, Đồng chí Út ung dung bước lên bờ, dơ cao hai tay và tươi cười nói lớn:”Đế quốc Mỹ thua rồi !”   Bến trưởng Nam Sao chạy vội lại phía ca nô , vui sướng ôm chầm lấy Út,  rồi anh bế thốc Út lên, reo vang;”Hoan hô người anh hùng !“ .Mọi người đều hô “Hoan hô !”.Thế là mười hai quả bom từ trường nổ sau ca nô.Các bến bãi cửa sông đều thông luồng. Đến tối lại tấp nập qua lại.Nhịp cầu lại bắc, ca nô lại nổ máy, kênh đào nhà Lê  lại rộn rã các thuyến xuôi vào miền Nam. Đoàn xe cơ giới từ bờ Bắc qua bến Ghép vào Nam lại nối đuôi nhau qua cầu phao thẳng tiến.
             Kết quả : Sáu tháng cuối năm 1967, các lực lượng công binh tỉnh Thanh Hóa  đã kiên quyết dũng cảm bảo đảm giao thông, thông suốt ở một bến phà trọng điểm. Không quân địch  đánh phá ác liệt ngày đêm bằng đủ các loại bom đạn, trái phá.-Các lực  lượng đoàn kết phối hợp chặt chẽ với nhau, bộ đội công binh, công nhân giao thông, dân quân và nhân dân xã Quảng Trung nói riêng, huyện Quảng Xương và huyện Tĩnh Gia nói chung, đã khắc phục khó khăn, dũng cảm hoàn thành nhiệm vụ bảo đảm giao thông.- Sự chỉ đạo  của Quân khu Hữu ngạn, Tỉnh ủy, Ủy ban tỉnh ,Tỉnh đội,Ty giao thông, tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo, chỉ huy, động viên kịp thời các đơn vị bến phà Ghép.- Trong điều kiện quân địch có bom đạn, máy bay hiện đại, cố tình đánh phá một bến phà, hòng làm tắc đường, cản trở giao thông của ta,Nhưng công binh và nhân dân tỉnh Thanh Hóa nói chung, khu vực  bến phà Ghép nói riêng đã quyết  tâm khắc phục mọi khó khăn nguy hiểm, tận dụng vật liệu thô sơ thắng hiện đại.-Trong 6 tháng cuối năm 1967,  bến phà Ghép đã bảo đảm cho thông hàng chục nghìn xe  cơ giới các loại, chở vũ khí, đạn dược, lương thực, thực phẩm …và mọi thứ cần thiết cho chiến trường, bảo đảm an toàn.Được nhà nước tặng thưởng huân chương chiến công.Được Ủy ban nhân dân tỉnh khen thưởng và đặt tên cho bến phà Ghép là “Bến phà Thép.” Từ đó Nam Sao đã được cán bộ, chiến sỹ yêu mến cảm phục, mãi mãi gọi  là “Bến trưởng bến phà Thép”.
           
          #20
            Lương_Hiền 29.07.2016 12:14:53 (permalink)
            “ Eo cửa tử ”
            Núi Thổi thuộc xã Bình Minh huyện Tĩnh Gia tỉnh Thanh Hóa.Đứng trên núi Thổi có thể nhìn được xa mặt biển những ngày quang trời trông  rõ tàu chiến Mỹ đậu ngoài khơi, ban đêm trông rõ đèn ở tầu chiến thành từng chùm sáng.Tây Nam núi Thổi là đường 1A và đường sắt, ở khu vực Khoa Trường và có con kênh đào nhà Lê, đường cho thuyền nan hai tấn chở hàng vào chi viện miền Nam
            Địch đánh bằng không quân và bắn pháo vào khu vực núi Thổi đều gây thiệt hại một trong ba mục tiêu giao thông của ta, vì ba muc tiêu  :đường sắt cách đường số một từ ba đến năm trăm mét, đường kênh đào nhà Lê chạy vòng ôm lấy đường số một.Địa hình này có lợi cho địch, một đòn ăn ba điểm.
              Trong chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, ở khu vực tỉnh Thanh Hóa là rất ác liệt, vì là cái cuống họng giao thông, tập trung các đầu mối : đường sắt, đường bộ, đường thủy.Nhất là phía Nam Thanh Hóa, khu vực Tĩnh Gia thì lại càng ác liệt hơn.Không ngày nào máy bay Mỹ không bắn phá, lúc thì bắn xe hỏa, xe ô tô  vận tải trên đường, lúc thì săn bắn thuyền nan trên kênh đào nhà Lê, khi thì săn tàu thuyền của ta chạy ven biển.Có thể nói : phương tiện  vận chuyển của ta đi cũng nhiều, mà địch đánh ta cũng lắm.
            “Vỏ quýt dầy có móng tay nhọn”  Địch xuất hiện loại nào ngăn cản vận chuyển của ta thì ta tìm cách đánh lại chúng, để ta thực hiện kế hoạch của ta: Địch dùng tàu chiến, ta dùng pháo lớn bắn lại địch.
              Tàu chiến xâm phạm bờ biển của ta, có ngày chúng vào cách bờ 10 đến 12 cây số, dùng ống nhòm trông rõ cả nhãn hiệu, mầu sơn, cả đại bác và cờ của chúng.
               Chủ trương của ta  dùng pháo có tầm bắn xa trị bọn tàu chiến Mỹ( đại bác 130 ly).Vì phải đối phó với cả giặc trên trời và dưới biển, thậm chí cả biệt kich phá hoại.Trước đây có lần chúng đã dùng biệt kích  ngụy định phá cầu Hang thuộc xã Hải Lĩnh, huyện Tĩnh Gia,Thanh Hóa.
              Đánh chắc thắng phải có hầm hố kiên cố và canh phòng cẩn mật, rồi mới đưa vũ khí loại  nặng vào vị trí chiến đấu.Trong chiến tranh phá hoại, việc giữ gìn lực lượng, nhất là con người, vì kẻ thù dùng vũ khí tối tân giết người hàng loạt, mà kẻ  thù chỉ tốn vũ khí chứ không tốn người.Nếu như ta đánh lại chúng mà thiệt hại  thì không giỏi.Đó là một vấn đề phải tính toán, tìm đủ mọi cách để bảo vệ người và vũ khí, bảo đảm đánh thắng mà ta giảm thiệt hại đến mức thấp nhất, tiến tới không thiệt hại.
            Quyết tâm và sử dụng lực lượngcủa ta là:
            -Làm hầm và đường cho đại bác tầm xa vào khu vực núi Thổi, thì không thể ồ ạt đem nhiều người cùng làm một lúc được và cũng không thể lấy lực lượng dân công đươc, vì nhiều nguyên nhân:
            - Khu vực núi Thổi không quân Mỹ đánh phá ngày đêm, muốn vào khu  vực này phải qua một eo núi tuy ngắn, nhưng không quân Mỹ loại AD6 suốt ngày bay lượn bắn phá, nên bộ đội và nhân dân gọi là “eo cửa tử “.Chúng thường bắn rốc két và giải bom bi theo dọc eo men theo biển, đã có đến vài chục người bị thương vong ở đây,vì là con đường đi ra biển làm ăn, mà không  có đường tránh nào khác, nên nhân dân vẫn cứ phải liều đi.
            -Khu vực núi Thổi địa hình trống trải, tàu chiến địch quan sát và phát hiện rõ ràng các hoạt động của ta .Vì điều kiện phòng gian  bảo mật, bảo đảm đánh thắng, nên không thể ồ ạt như các công trường khác.
            Sử dụng lực lượng: Bộ tư lệnh quân khu  quyết định giao nhiệm vụ cho tiểu đoàn 25 công binh, dưới sự chỉ đạo của phòng công binh Quân khu.Sau khi nghiên cứu mọi mặt, tiểu đoàn 25 giao cho đại đội 2 đảm nhiệm.
            Biện pháp làm:Dùng lưới ngụy trang cả khu vực  rộng, che mắt không quân địch, che mắt cả bọn tàu chiến địch, đồng thời canh gác che mắt cả bọn địch ở mặt đất.
            Sử dụng nhân lực, dụng cụ cuốc xẻng, xe cải tiến, quang gánh, một số máy cần thiết, và dùng thuốc nổ  với lượng lớn để phá đá, kết hợp giữa dụng cụ thô sơ và máy móc cùng làm.
               Diễn biến:Về kỹ thuật muốn kéo pháo 130 ly ra đặt ở phía đông núi, theo thiết kế  đào một đường hầm kéo pháo dài 120m từ phía Tây sang phía Đông núi từ đó tỏa đi 5 hầm pháo.Nếu tính toán làm theo kiểu này thì một đại đội phải làm hai năm mới kéo pháo vào trận địa được, mà tốn kém, lại mất thời cơ tiêu diệt địch.Phòng công  binh Quân khu và cán bộ chiến sỹ tiểu đoàn 25 họp bàn nghiên cứu đề nghị một phương án: Làm một đường vòng qua “Eo cửa tử”, khắc phục những mỏm đá nhô ra cản trở để kéo pháo  bằng cơ giới vào trận địa.Tổ chức làm công sự trận địa trước làm  đường, theo phương án này.Phải đòi hỏi tinh thần dũng cảm của cán bộ chiến sỹ của đại đội 2, vì đại bác địch và máy bay địch bắn phá liên tục ngày đêm, không mấy khi ngớt.
            Đại đội 2 công binh hạ quyết tâm dù có phải hy sinh đến tính mạng, nhưng bảo đảm công trình nhanh, có thời cơ diệt địch  nhất là tàu chiến Mỹ cộng hưởng cứ lấn dần, có lần chúng vào cách bờ 8km
              Được trên chuẩn y, đại đội 2 bắt tay thực hiện phương án.Từ chỗ đóng quân tới công trình xa 2 km thay nhau ba ca suốt hai mươi bốn giờ liên tục.Trên đường đi nhiều lần bị máy bay Mỹ đánh phá và đại bác ở tàu chiến bắn vào đội hình đại đội 2 , đã có một số đồng chí bị thương vong. Nhưng gian khổ hy sinh anh em vẫn quyết tâm làm xong trong thời gian ngắn, kịp bàn giao cho đơn vị pháo 130 ly  vào chiếm lĩnh bắn tàu chiến Mỹ.Còn sau đó đại đội 2 sẽ rút về sau núi làm đường hầm cho bộ binh mà không phải làm đường hầm  pháo xuyên qua núi nữa.
            Sau hai tuần lễ khoan đục đào hố chôn mìn theo đúng thiết kế tính toán, đợn vị đã nhồi một lượng thuốc nổ bằng 1.000 kg  TNT, đấu dây và kíp nổ điện theo phương pháp nổ đồng loạt để cộng hưởng, đánh tung “eo cửa tử” hất đất đá  xuống biển.
            Bộ phận  canh gác bảo đảm an toàn do  chính trị viên và đại đội phó phụ trách đã triển khai các ngả các hướng.Từ tối hôm trước đã làm viêc với địa phương cấm biển quanh khu vực núi Thổi 3km, yêu cầu nhân dân không cho thuyền bè và người qua lại.Một tổ tuần tra do bộ đội và công an đi ca nô kiểm soát các ngõ ngách dưới biển, ven bờ, cầm loa kêu gọị mọi người tránh xa ...
             Sau khi kiểm tra  các trạm canh gác đã báo cáo  xong, tín hiệu an toàn được bắn lên.Lệnh điểm hỏa bắt đầu; Một cột khói lên cao và tiếng nổ  tưởng như long trời lở đất bùng lên, toàn bộ mỏm núi “Eo cửa tử” bị hất tung xuống biển, chỉ còn trơ lại một đoạn đường rộng, bằng phẳng đủ cho xe kéo pháo đi qua.Mọi người dều thở phào nhẹ nhõm và reo lên: Eo cửa tử bay rồi!- Thắng lợi rồi ! Hoan hô!...
            Đại đội 2 tập trung lực lượng  nhanh chóng san sửa đường cho bằng phẳng,Đơn vị pháo 130ly cũng nhanh chóng chuẩn bị  đưa xe pháo vào trận địa và sẵn sàng đối phó với tàu chiến Mỹ  ngay nếu chúng kéo đến.
            Trong đoàn cán bộ Quân khu và tỉnh đến theo dõi và giám sát công trình có đồng chí Nam Sao Chủ nhiệm công binh tỉnh Thanh Hóa, có trách nhiệm quản lý và bảo vệ công trình này trên đất địa phương.Sau khi hết tiếng nổ và đất đá đã rơi xuống hết, Nam Sao  vội chạy đến bắt tay Trần Hiền Quang, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 25 để chúc mừng Một số cán bộ chiến sỹ gần đó phấn khởi liền hỏi:
            -Các thủ trưởng ơi, tiếng nổ ở đây có to bằng tiếng nổ trên đồi A1 hồi Điện Biên Phủ không?
            -To hơn nhiều!- Nam sao liền trả lời- Cũng một tấn thuốc nổ, nhưng hồi ở đồi A1, bọn mình chỉ nghe đến ục một cái rất sâu ở trong lòng đất, vì chôn ở dưới hầm ngầm  nên rung chuyển cả mặt đất.  Còn ở đây, cũng một tấn thuốc nổ, nhưng  vì mặt thoáng rộng, lại có núi đá cao ở gần nên nghe rất to và vang, lại thêm đất đá tung lên  nhiều,  chẳng khác gì bom tấn bọn Mỹ vẫn thả cả- Ngừng một lát, anh lại nói thêm- Chỉ có khác là tiếng nổ ở đồi A1 đã kết thúc chiến dịch Điện Biên Phủ, rồi đem lại hòa bình ở Đông Dương, còn tiếng nổ  lớn ở đây sẽ đi đến đâu?- Anh nhìn các chiến sỹ hỏi- các đồng chí có biết không? –ai nói nào ?- Một chiến sỹ thấp nhỏ và đen nhẻm, cười lộ hàm răng trắng muốt liền nói ngay:
            - Trước mắt là giềng cho bọn tàu chiến Mỹ hết huênh hoang phải câm họng cái đã…
            - Và sau đó- một chiến sỹ khác tiếp lời- góp phần vào giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà đấy ạ.
              -Trúng ý quá !- Mọi người đều hoan hô vui vẻ.
               Quả nhiên sau đó ít ngày, pháo tầm xa của ta ở đây đã đánh cho bọn tàu chiến Mỹ thất điên bát  đảo, hai chiến hạm  trúng đạn, bị thương phải bỏ chạy.Từ đó không dám nghênh ngang bén mảng vào  vùng biển gần  của ta nữa.
            Trong đợt làm công trình trận địa pháo này, đại đội 2 tiểu đoàn 25  công binh làm được một đường tránh cơ giới kéo pháo vào trận địa dài 1000m, xe kéo pháo an toàn.-Xây dựng xong 5 hầm pháo 130 ly, đưa pháo vào chiếm lĩnh, giảm được  ba phần tư thời gian so với đề án cũ.Đào một đường hầm cho bộ  binh dài 120m, so với làm hầm  kéo pháo qua núi Thổi giảm một phần hai thời gian, và giảm50% kinh phí vật tư cho quốc phòng. Đại đội 2 hy sinh 4 đồng chí và bị thương 6 người vì mảnh bom, pháo và bom bi…
             Đươc Quân khu nhận xét;Đại đội 2 tiểu đoàn 25 công binh, quyết tâm cao, dũng cảm kiên quyết hoàn thành nhiệm vụ nhanh gọn.Tinh thần cách mạng cao, dành khó khăn gian khổ hy sinh về mình, tạo thuận lợi, thời cơ cho đơn vị bạn diệt địch. Kỹ thuật tốt, có sáng kiến, giảm bớt thời gian tác nghiệp, đưa pháo vào chiếm lĩnh sớm. Từ đó rút ra kinh nghiệm là đã có kế hoạch, có phương tiện, có khí tài, có kỹ thuật, còn phải biết tổ chức giỏi, quyết tâm cao và sáng tạo thì mới dành đươc thắng lợi.    
                                                                 *                            
             Nam Sao tiếp tục làm  nhiệm vụ kiểm tra huấn luyện, bồi dưỡng tay nghề  đánh cá cho các chiến sỹ cũ của mình, một cách tận tụy và trách nhiệm như hồi còn quân ngũ.Dọc đường anh cũng  tranh thủ thả vài mẻ lưới lấy cá làm quà cho tổ của Thế, những người đồng đội trên mảnh đất, anh đã từng làm bến trưởng bến phà, được tôn vinh là “bến phà Thép”, một thời oanh liệt.Một tuần lễ sau, anh lại quay vòng đi đôn đốc kiểm tra việc huấn luyện của các tổ và bàn cách hỗ trợ dần dần cho các tổ. Rồi mỗi tháng anh lại đến thăm mỗi nơi  một lần  cùng ở, cùng làm nghề với các đồng đội để kèm cặp anh em chóng thành thạo, bản thân anh cũng phải kiếm sống, chứ không nhờ vả vào anh em. Khoảng ba tháng sau, được sự bàn bạc hỗ trợ của bạn bè tay nghề cũ và vay mượn thêm ít nhiều của những người thân và gia đình, việc đầu tư vốn ban đầu đã  thực hiện được .Tất cả các tổ viên của ba tổ mới: Cẩm Thủy, Cổ Tế , Bến Ghép, đều đã mua sắm được dụng cụ  thuyền lưới, bước đầu tự  làm nghề, tự kiếm sống được. Cuối năm đó các gia đình của các tổ cựu chiến binh nghề cá này đã tạm thời ổn định về kinh tế, có gia đình còn tích lũy được ít nhiều cho con cái ăn học và dự phòng khi ốm đau. Bản thân Nam Sao cũng vừa hướng dẫn huấn luyện vừa đánh cá, không những tự nuôi sống mình mà còn dành dụm được chút ít gửi về cho vợ con, qua con đường liên lạc của cậu em vợ.
            Chỉ trong vòng một năm sau, những tổ đánh cá cựu chiến binh ở trong tỉnh Thanh
            Hóa đã phát triển từ bốn tổ đã nhân lên  lên thành mười tổ ở khắp các triền sông
            mỗi tổ từ mười tớí mười lăm tổ viên. Theo cách của Nam Sao, tổ này giúp đỡ tổ
            khác, người cũ dậy nghề cho người mới, mà nòng cột là những người lính công
            binh, rồi phát triển đến các đồng đội ở các binh chủng khác, thanh niên xung phong
            ,công nhân giao thông…,phần lớn những người  đã quen với  sông nước cầu phà
            trước  đây, nay xuất ngũ không có công ăn việc làm, gia đình khó khăn.Nam Sao
            vẫn thường xuyên đi vòng quanh các  tổ để kiểm tra  giúp đỡ  phát triển nghề được
            vững chắc hơn.Các đồng đội  đều yêu mến và kính trọng Nam Sao gọi anh là :
            “Tiểu đoàn trưởng dậy nghề”, “Thủ trưởng đánh cá” Một năm sau, các tổ đánh cá
            ở đây đã đi vào nề nếp và kiếm sống được ổn định, anh mới ra đi theo ý tưởng của
            anh.
            #21
              Lương_Hiền 29.07.2016 12:21:02 (permalink)
              Chương 17-NỖI ĐAU CHIẾN TRANH CỦA NAM SAO
               
              Chào tạm biệt các đồng đội cũ vùng Thanh Hóa, anh lại ra đi theo tiếng gọi của các
              chiến trường xưa, bến sông cũ.
              Mặc cho ở quê hương anh, bà con làng xóm muốn nói gì về anh, anh cũng mặc
              kệ.Nghe tin một vài người nói lại:
              - Ông Nam Sao bị kỷ luật quân đội, nên chẳng muốn vác mặt về làng. Hoặc :
              - Ông Nam Sao bỏ vợ con, đi lang thang  sống với các bà khác rồi và còn nhiều
              những câu thậm tệ khác nữa.
              Nhưng Nam Sao đều bỏ mặc ngoài tai, chỉ mỉn cười mà không nói lại một điều gì.
              Anh sống với lương tâm của anh, với  lý tưởng của anh.Mấy chục năm qua, anh ra
              sống vào chết nhưng chưa  có điều tiếng gì về anh, chưa một đơn vị nào, một cấp
              trên nào có điều gì chê trách anh huống chi là kỷ luật, thậm chí chưa một đồng đội
              ,bạn bè thân thiết nào  phàn nàn  hoặc thờ ơ với anh.Hàng chục tấm huân chương
              chiến công qua hai cuộc kháng chiến là điều minh chứng cho tinh thần  bền gan
              chiến đấu của anh.Mặc dầu hoàn cảnh của anh có những điều bất công về chính
              trị, nhưng vẫn được đứng trong hàng ngũ  của đảng, tuy hơi muộn.Mặc dầu điều đó
              nó chẳng mang lại lợi lộc gì cho anh cụ thể cả, nhưng nó minh chứng cho anh đã
              được đảng, tập thể  và nhân dân tín nhiệm, là một trong những người đứng trong
              hàng ngũ tiên phong của cuộc  cách mạng, chiến đấu dành độc lập cho dân tộc.
              Trong lương tâm anh, anh không có một điều gì ân hận cả, cả về lý tưởng, cả về tư
              cách đạo đức về tình yêu và cả về lối sống .Những điều đó anh rất thanh thản trong
              lòng. Anh chỉ  có một nỗi đau, đó là “nỗi đau vì chiến tranh”, dẫn đến “nỗi đau  số
              phận” của anh. Nhiều đêm nằm anh suy nghĩ, giá như đất nước này không có chiến
              tranh,hẳn hai anh em của anh, Hữu và Bạn cũng  không bị chia ly ra hai ngả : bạn
              và thù của nhau, mỗi người đi theo một số phận riêng của mình , đối lập nhau, bỏcả quê hương , bỏ cả gia đình bố mẹ già, con cái bơ vơ, không trông nom nuôi dưỡng không thờ cúng tổ tiên.Giá như đất nước này không có chiến tranh, thì cả ba anh
              em nhà anh, đều ở nhà, yên tâm học tập mở mang kiến thức khoa học kỹ thuật, tập
              trung vào xây dựng và phát triển kinh tế, thì cả nhà anh đều giầu có, như chú em
              trai thứ ba Nguyễn văn Thuận của anh đang ở quê hiện nay.Chỉ vì sống giữa hai
              làn gió của hai phe chiến tranh, vì tính đố kỵ của hai bên, mà chẳng phe nào chấp
              nhận cho Thuận tham gia hoạt động, nên chỉ yên phận tập trung vào học tập và chí
              thú làm ăn,trở nên người có kiến thức, có sức khỏe và có kinh nghiệm làm giầu, đã
              trở nên một gia đình giàu có nhất làng,  nhất xã, rất chính đáng mà chẳng ai có điều
              tiếng  gì về việc làm ăn cả. Sau này, con cháu của Thuận đều trở thành các doanh
              nhân, làm ăn  lớn trong vùng và ở khắp đất nước, mấy đứa còn đầu tư phát triển
              sang cả nước ngòai, làm ăn khá. Dạo đó  thiên hạ còn đi xe đạp, xe máy là chủ
              yếu, xe con chưa phổ biến lắm, thế mà ngày giỗ ngày tết nhà chú Thuận có đến năm
              sáu xe con của các con cháu về đỗ chật cả sân vườn.Ngay từ khi còn chiến tranh
              nông thôn còn mâu thuẫn hai phe,Thuận đã  làm công việc từ thiện giúp đỡ những
              người tàn tật, già cả đói nghèo  và những gia đình khó khăn của cả hai phe, không
              phân biệt người của phe chính nghĩa hay người của phe phi nghĩa. Chú ấy còn giải
              quyết cho nhiều gia đình lao động thất nghiệp có công ăn việc làm, thoát khỏi cảnh
              đói nghèo.Vì thế tuy Thuận chẳng có một vai vế gì trong làng trong xã cả, mà được
              bà con trong làng xã tin yêu kính trọng, hơn cả nhiều người  lãnh đạo trong chính
              quyền của hai phe đối lập, lúc bấy giờ và cả  sau này khi đất nước đã được hòa
              bình nữa. Trong khi đó người anh trai cả là  Nguyễn Văn Hữu, mặc đầu đã phát
              triển đến đại tá trong hàng  ngũ cán bộ cao cấp có tín nhiệm của chính quyền miền
              Nam, một tay chân đắc lực của tổng thống Thiệu, mà khi kết thúc chiến tranh giải
              phóng Sài Gòn , bị Mỹ và Nguyễn văn Thiệu bỏ rơi không di tản  được, nhà cửa bị
              tan nát,của cải tích lũy được bị mất hết,vợ con phải sống chui rúc trong nhà cũ đổ
              nát tạm bợ ,bản thân thì bị bắt rồi bị  giam trong trại cải tạo của chính quyền cách
              mạng. Còn bản thân  mình, là người con trai thứ hai của gia đình bố mẹ, thì như thế
              này đây , tuy không mất cả, không có điều gì đáng hổ thẹn với lương tâm, nhưng
              cũng chẳng còn cái gì đáng tự hào.Nghĩa là cả hai anh em ở hai phía, ở hai đầu
              chiến tranh, phi nghĩa hay chính nghĩa , khi kết thúc thì đều chẳng còn gì cả, cũng
              may ơn nhờ phúc ấm tổ tiên, vẫn còn hai cái đầu trở về trong cảnh đói nghèo, gian
              nan vất vả cả . Bản thân anh cũng phải  lận đận đi kiếm sống tháng ngày như thế
              này đây. Anh chỉ còn một niềm vui, sống với tình đồng đội, tình chiến hữu bạn
              bè.Mình đã khó khăn, nhưng đồng đội cũ còn khó khăn hơn mình, nên anh phải
              mang chút vốn liếng nhỏ nhoi của ông cha để lại cho mình là nghề đánh cá, để lăn
              lộn kiếm sống và giúp đỡ những đồng đội bạn bè cùng  kiếm sống. Âu cũng là cái
              nghiệp hay số phận của mình ?
                                                                       *
               
              Ôi nỗi đau chiến tranh .Khát vọng hòa bình, khát vọng bình yên, luôn luôn bùng
              lên, nhức nhối trong tâm hồn anh.Anh không sợ chết,  thực tế mấy chục năm qua
              anh cũng chưa bao giờ lùi bước trước         quân thù.Nhưng hàng triệu người chết, hàng
              chục triệu người chết, hàng chục triệu người  bị thương , tàn phế  để lại, hậu quả cho
              xã hội đau đớn biết chừng nào.Anh chỉ ước vọng đất nước mình không còn chiến
              tranh.Anh ước vọng cả thế giới này cũng không còn chiến tranh.Không còn tranh
              chấp lãnh thổ của nhau .Không còn nước nào sản xuất vũ khí, trước mắt là những
              vũ khí giết người hàng loạt, như bom nguyên tử , bom khinh khí và các loại chất độc
              hóa học...Chỉ riêng ở Nhật, hậu quả của nguyên tử mà bảy mươi năm nay cũng
              chưa giải quyết hết .Còn ở Việt Nam và Mỹ, hàng mấy triệu người bị tàn phế và
              ảnh hưởng chất độc da cam.Hỏi hàng trăm năm nữa đã chắc gì giải quyết  hết hậu
              quả ?Mà còn tổn hại đến bao nhiêu nền kinh tế bị chậm chễ hoặc đình đốn nữa ?
              Chiến tranh không chỉ là nỗi buồn, mà là nỗi đau, nỗi đau cho toàn thể nhân loại
              không từ một nước nào.Nước bị trực tiếp chiến tranh thì bị nặng nề nhất, nhưng
              những nước gây nên chiến tranh và tham gia chiến tranh bằng mọi hình thức, cũng
              bị những hậu quả khôn lường.Nói ngay như nước Mỹ, mạnh nhất , giầu nhất và hiếu
              chiến nhất.Nhưng những hậu quả do chiến tranh Việt Nam gây nên, sau hơn bốn
              mươi năm qua, hỏi đã được yên? Kể cả các nước đồng minh của Mỹ, theo đóm ăn
              tàn   cũng vậy. Không những bị hậu qủa mà còn bị nhân dân trong nước nước đóvà
              nhân dân thế giới  muôn đời nguyền rủa. Ôi nỗi đau chiến tranh!-Khát vọng bình
              yên !-Khát vọng hòa bình! .Các nhà khoa học vũ trụ trên thế giới này đã ước tính
              rằng : Nếu không có chiến tranh, nếu không có chạy đua vũ trang trên thế giới này
              ,thì loài người đã đưa người lên mặt trăng sinh sống từ lâu rồi (?)
               
              #22
                Lương_Hiền 29.07.2016 12:26:00 (permalink)
                                                                          *

                                                                     *         *

                Nỗi đau chiến tranh, một nỗi đau còn âm ỉ suốt nhiều đêm làm anh không ngủ. Gần
                đây được đọc trong một tài liệu của cả hai phe, chiến thắng và chiến bại. Nam Sao
                thấy giật mình, vì số người chết quá nhiều, trước đây vì công tác  tuyên truyền nên
                cả hai phe đều dấu số lượng thương vong.Nhưng giờ đây dân chúng đòi hỏi chính
                sách thương binh tử sỹ, nên cả hai bên đều phải thống kê  tương đối rõ ràng, tỉ mỷ
                hơn, tuy nhiên vẫn chưa hoàn toàn chính xác .Các chính phủ đều phải tung ra một
                số tiền lớn để hỗ trợ cho  các thương binh và các gia đình có người thân hy sinh
                ngoài mặt trận. Theo tài liệu  lich sử Kháng chiến chống Mỹ(1954-1975) của nhà
                xuất bản Chính trị Quốc gia, có: 1,1triệu quân nhân chết ( trong đó có 300.000 mất
                tích chưa tìm thấy xác)và 600.000 quân nhân bị thương hoặc bị bệnh. Theo Bộ lao
                động thương binh xã hôi Việt Nam.Kể từ sau năm 1945 ( chiến tranh Đông
                Dương, chiến tranh Việt Nam, chiến tranh biên giới Tây Nam, chiến tranh biêngiới
                Việt Trung, một số chiến dịch chống thổ phỉ và Ful-Rô.Cả nước có: một triệu một
                trăm bốn mươi nghìn liệt sỹ. Nam Sao tìm đọc tỷ mỉ những con số thương vong
                trong chiến tranh Việt Mỹ sau đây theo thống kê của người Mỹ .Quân đội Mỹ
                thương vong 362.939 người,trong đó chết 57.939 người,bị thương 305.000
                người.Quân đồng minh bao gồm Hàn quốc,thương vong 16.331 người, trong đó
                chết 5.099 ngườì, bị thương 11.232 người.Thái lan:1.709 thương vong, trong đó
                351 người chết,1.358 bị thương. Úc:3.500 thương vong, trong đó 500 người
                chết, 3.000 bị thương.Philippines 1.752 thương vong , trong đó 552 chết, 1.200 bị
                thương.Newzealand 267 thương vong, trong đó 55 chết, 212 bị thương. Tổng cộng
                cả Mỹ và đồng minh: 381.498 người thương vong, trong đó 64.496 chết,317.002 bị
                thương.Theo tài liệu trong chiến tranh chống Pháp (1946-1954).Quân Pháp thương
                vong 140.992 người,trong đó 75.867 người chết,65.125 bị thương.Quân chư
                hầu,  thuộc địa  của Pháp gồm Angẻrie,Tunisie,Maroc, Sénégal,Guinnée…:31.716
                người thương vong,trong đó 18.714 chết,13.002 bị thương.Tổng cộng cả quân
                Pháp và chư hầu:172.708 ngườì thương vong, trong đó 94.581 chết,78.127 bị thương.
                 Trong 30 năm chiến tranh Việt Nam, chống Pháp và chống Mỹ, quân dân ta đã tiêu
                diệt:554.206 quân Pháp , Mỹ và các đồng minh chư hầu, trong đó có159.077 tên bị
                chết,395.129 tên bị thương,chưa kể bắt hàng vạn tù binh, phóng thích hoặc trao
                trả.
                Quân đội Việt Nam (cả miền Bắc và miền Nam) thương vong:2.700.000
                người,trong đó 1.100.000  bị chết,1.600.000 bị thương.Quân lực Việt nam cộng
                hòa (quân ngụy):1.486.000 thương vong,trong đó 316.000 bị chết,1.170.000 bị
                thương. Cộng cả hai đối phương  của quân đội Việt Nam ( quân ngụy và quân ta)
                là:3.186.000 người thương vong,trong đó 1.146.000 bị chết,2.770.000 bị thương.
                -Tổng cộng: Quân độị Pháp và chư hầu+ Quân đội Mỹ và đồng minh+quân lực
                Việt nam cộng hòa+Quân đội Việt nam(cả hai miền) thì tổn thất về nhân mạng
                trong chiến tranh(của 4 bên quân đội ) là:4.186.000 người thương vong,trong đó
                1.575.000 bị chết,2.129.129 bị thương.
                -Dân thường:  ( cả hai miền) Trong chống Pháp 250.000 người chết,1.triệu 400
                nghìn người bị thương.
                 Trong chống Mỹ 4triệu người chết,(miền Bắc 2 triệu ,miền Nam 2triệu), 2 triệu
                người bị thương, 2 triệu người bị nhiễm chất độc da cam
                 Cộng cả hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ.Dân thường bị chết:4 triệu
                250 nghìn người,bị thương 3 triệu 400 nghìn người.2 triệu người bị nhiễm chất độc
                da cam.(được coi là bị thương)
                 Tính riêng người Việt Nam bị thương vong trong cuộc chiến tranh này (quân đội
                hai phe và dân thường)là: 13.324.000 thương vong.Trong đó 5.795.077 người
                chết,7.529.129 bị thương(trong đó có 2 triệu người bị nhiễm chất độc da cam)
                Trong 30 năm chiến tranh người nước ngoài gồm quân đội Pháp và chư hầu+ quân
                đội Mỹ và đồng minh chỉ bị thương vong :524.206 người.Trong khi đó ngươì Việt
                Nam bị thương vong 13.324.000 người, cả dân thường. Thêm vào đó năm 1945dân
                ta bị chết đói hai triệu người.Như vậy chỉ trong vòng ba mươi năm dân Việt Nam
                bị chết  và bị thương khoảng mười lăm triệu người.Một thiêt hại về sinh mạng rất
                lớn.(!) Nhiều đêm Nam Sao giật mình nhớ lại nạn đói năm 1945,người chết nằm la
                liệt dọc đường,đến nỗi có buổi sáng sớm còn mờ mờ đất , anh đi hoc còn dẵm phải
                xác người chết đói nằm ở giữa đường,ở cổng làng,anh phải hét rú lên vì sợ, rồi bỏ
                chạy.Trong cái lò vôi bỏ hoang ở đầu làng có vài chục bộ xương người chết
                đói,những chiếc đầu lâu trắng hếu,cứ nhe những bộ hàm răng ra như cười trông
                đến khủng khiếp.
                Có đêm anh lại chợt nhớ tới những đồng đội của anh bị hy sinh ở chiến trận,đủ các kiểu chết,người mất đầu ,người mất chân tay.Có lần anh bạn Bản,cũng là trung đội trưởng với anh , trong lúc đi trinh sát thực địa, đánh phục kích ở đường 6 năm 1951, bị địch phát hiện được , bắn đại bác trúng đội hình làm bốn cán bộ bị hy sinh.Trong đó có thằng Bản là bạn thân của anh.Sau khi trinh sát trận địa xong, anh quay lại tìm xác nó, nhưng xác nó bị tung làm nhiều mảnh.Anh ôm được người nó về vị trí tập kết xác tử sĩ ở gần đó, rồi quay lại tìm cái đầu.Trong rừng trời tối đen như mực, không ai được bật đèn pin, lộ bí mật, bị ăn đạn ngay.Anh cứ dùng hai tay mò mẫm từ chỗ nó đứng ra xung quanh mấy vòng,mới giật mình sờ thấy một cái đầu đầy máu đã đông lại  cách chỗ nó đứng độ hai mươi mét.Anh vừa khóc vừa ôm đầu nó về, ghép vào cái thân, sờ lại, mới thấy mất một cánh tay.Anh lại vội vàng quay lại tìm.Tìm mãi, tìm mãi đến hơn ba mươi phút sau, một bàn tay anh bỗng giật bắn lên, tưởng là sờ phải  rắn .Anh trấn tĩnh một lát rồi mới dám sờ lại, mới biết là cánh tay.Anh mừng quá lại ôm lấy cánh tay đó mang về ghép vào thân.Bảo anh  em tải thương sờ lại một lần nữa  cho chắc chắn.Lại phát hiện ra thiếu mất một bàn chân.Anh lại vừa khóc vừa quay lại và thầm gọi :
                -Bản ơi, sao mày chết khổ chết sở thế này?- Một chiến sỹ tải thương cùng quay lại với anh tìm.Hai người phải tìm mất hàng tiếng đồng hồ.Anh lại phải lẩm rẩm cầu khấn:- Bản ơi, bàn chân mày nằm ở đâu thì bảo chúng tao, để mang về cho mày chết được toàn thân! Chẳng biết lời cầu khấn của anh có được linh thiêng không  ,hay hai người cứ kiên trì tìm, cứ mò mẫm, dờ dẫm quanh đó mãi đến nỗi cả hai người đều dờ phải tay nhau, cùng rú lên.Chính đó lại là bàn chân của Bản.Hai người vội vàng mang về ghép vào thân cho liệt sỹ. Nam Sao lấy một tấm chăn niệm cho Bản rồi bó lại chặt chẽ, rồi mới trao cho đội cáng thương vận chuyển đi.
                Lại một lần khác, trong một trận hành quân chiến đấu ở dốc Phạ Đin, một trong những dốc cao nhất ở vùng Tây Bắc, đại đội anh bị máy bay giặc Pháp đến oanh tạc, đơn vị bị hy sinh  mất 8 người, còn một đồng chí bị mất tích.Đơn vị đã  cử một  bộ phận ở lại chôn cất tử sỹ, còn toàn đơn vị phải hành quân gấp để kịp nhiệm vụ chiến đấu.Ba hôm sau hoàn thành nhiệm vụ đơn vị quay lại đoạn đèo này .Được nhân dân phát hiện còn xác  một tử sỹ chết trên dốc núi cao.Đơn vị cho người lên kiểm tra thì nhận ra đó là đồng chí  Xá chiến sĩ trinh sát của trung đội 9, đi trước làm nhiệm vụ cảnh giới chứ không phải là người mất tích .Đồng chí Chính trị viên phó đại đội biết là xác tử sỹ  đã bị  có mùi thối rữa nên nhiều người  rất sợ mang vác.Liền kêu gọi các đoàn viên thanh niên, đang trong diện cảm tình Đảng:- Nào các đồng chí thanh niên, ai xung phong lên mang xác đồng chi Xá xuống khu tập trung chôn cất liệt sỹ dưới chân đồi ?- Chính trị viên phó nói đến lần thứ hai, vẫn chưa có thanh niên nào lên tiếng.Anh kêu gọi tiếp:- Vì tình thương yêu đồng đội, ai xung phong hoàn thành nhiệm vụ này, sẽ được chi bộ xét kết nạp Đảng viên tại trận ngay!-Dừng một lát, chỉ thấy có một thanh niên  trong diện cảm tình nhưng người thấp bé nhẹ cân tên là Thái đứng lên:-Tôi xung phong! Nói xong Thái chạy ngay lên dốc núi, trước sự ngạc nhiên và cảm phục của mọi người, chính trị viên phó  thì  khẽ vỗ tay hoan nghênh. Ngay lúc đó một phản ứng của Nam Sao thốt lên :- Thái ! mày bé thế kia thì làm sao vác nổi thằng Xá ?-Nó to gấp đôi mày đấy! .Nói xong Nam Sao liền chạy theo  cậu Thái, anh chẳng có ý thức gì về việc kết nạp Đảng cả, dẫu rằng anh cũng đang là cán bộ ngoài đảng.Anh chỉ lo cho thằng Thái, là chiến sỹ của trung đội anh, nó làm sao mà vác nổi thằng Xá.Để nó kéo xác liệt sỹ thì càng tội nghiệp.Nam Sao đuổi kịp rồi hỏi Thái :- Cậu định vác thế nào?- Nếu không vác được thì em kéo chứ lo gì.Chả lẽ lại không có ai xung phong vác thằng Xá xuống hay sao?- Thôi được rồi, tớ sẽ hỗ trợ cậu. Hai người lên tới chỗ xác  liệt sỹ  nằm. Xá bị thương gãy một cẳng chân lại bị một mảnh bom bắn vào đầu, máu ra nhiều bị chết tại chỗ, xác đã bị thối rữa, thú rừng đến cào xé và quạ đen đến rỉa từ  ba hôm nay, chỉ còn da với xương nằm dưới gốc cây, đầy ruồi nhặng đến bâu.Mùi  uế khí bốc lên khắp khu rừng. Thái trông thấy liền òa lên khóc, còn Nam Sao thì nước mắt rơi lã chã. Thái chưa biết sử lý thế nào. Vì xác liệt sỹ đã rữa không thể khiêng lên được.Thì Nam Sao nhanh chóng cởi chiếc võng bằng  vải dù ngụy trang của mình đang quàng ở trên cổ xuống căng ra đưa cho Thái một đầu, phủ kín lên xác chết, lại đốt một  đống lửa để đuổi ruồi nhặng và bớt mùi hôi thối. Sau đó hai người lần tay đưa vải dù luồn xuống dưới gầm xác chết, dần dần lật xác vào trong lòng  võng rồi túm hai đầu khênh lên, lấy dây rừng bó chặt lại như niệm.Tìm một cành cây làm đòn khiêng.Nam Sao cao lớn đi trước ở dưới dốc.Thái nhỏ bé đi sau ở trên dốc. Nước trong võng đã chảy ra thấm vào lưng áo Nam Sao, nhưng anh không hề  nói để cho cậu Thái đỡ sợ.Đi xuống được gần hết  dốc thì thấy Chính trị viên phó và mấy  chiến sỹ cảm tình Đảng nữa chạy lên.Chính trị viên phó hô mấy chiến sỹ khiêng thay Nam Sao và Thái, đưa xuống bãi chôn đã được đào hố sẵn.Họ đặt cả võng và đòn khiêng xuống huyệt rồi lấp đất và làm thủ tục an táng liệt sỹ một cách vội vàng rồi tiếp tuc hành quân  đuổi theo đơn vị. Trong  đời lính của Nam Sao đã hàng trăm lần tiễn đưa các cán bộ chiến sỹ của mình  đã ngã xuống ngoài mặt trận.Hàng chục lần tìm xác của đồng đội bị hy sinh ,như trường hợp của liệt sỹ Bản và liệt sỹ Xá, có người không còn gì chỉ còn mảnh áo rách.
                Nhất là trong thời kỳ chống Mỹ, độ tàn khốc ác liệt còn gấp hàng ngàn lần hồi chiến tranh chống Pháp.   Như câu chuyện Bi kịch lạc quan và khốc liệt mà anh phải chứng kiến  và giải quyết hậu quả dưới đây:
                 

                #23
                  Lương_Hiền 29.07.2016 15:29:23 (permalink)
                   Bi kịch lạc quan
                   Kể từ tháng 8 năm 1965 bọn giặc Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc bằng không quân và tàu chiến.Mặt trận Công trình quốc phòng được lệnh phải đẩy mạnh tộc độ thi công để đưa công trình vào sẵn sàng chiến đấu. Phải khẩn trương thiết kế, phát triển  và thi công gấp các công trình pháo phòng thủ bờ biển.Các trung đoàn, sư đoàn thi công công trình được phép tuyển  lực lượng dân quân tự vệ và Thanh niên xung phong ở các địa phương vào các đợn vị, tổ chức huấn luyện một  thời gian ngắn, rồi bổ sung cho các công trường thi công các công sự và đường hầm, thay thế dần lực lượng bộ đội rút đi  chi viện chiến trường miền Nam.Sau vài tháng lao động và tác nghiệp, lực lượng dân quân tự vệ và thanh niên xung phong đã thành thạo và có năng xuất tốt không kém gì các chiến sỹ bộ đội chủ lực.Lực lượng chiến tranh nhân dân tham gia xây dựng công trình quốc phòng tăng lên gấp đôi lực lượng bộ đội trước đây, mà tiến độ thi công ở các công trường ngày càng được phát triển không ngừng.
                   Hôm đó,vào khoảng đầu tháng sáu năm 1966, giữa mùa hè .Thượng úy Nam Sao, Chủ nhiệm công binh tỉnh Thanh Hóa, đến khu vực Sơn Ca để kiểm tra các công trình bờ biển.Nam Sao cùng thượng sỹ Nguyễn  Bột (sau này là phó phòng tác chiến quân khu, đại tá về hưu, lúc đó là nhân viên đo đạc của công trường) vác máy đi với anh, xuống đại đội  2, tiểu đoàn 1, gồm đa số  chiến sỹ là  thanh niên xung phong nữ, chỉ có cán bộ đại đội, kỹ thuật viên và thợ máy là bộ đội, chị em đang  thi công đào đường hầm pháo 101 dưới sự chỉ huy của trung đội trưởng trung đội hai làTrần Thị Tâm làm ca một hôm nay . Bột cho Nam Sao biết, Tâm là cô gái  22 tuổi, người tầm thước, chắc khỏe, mặt mũi xinh xắn, nghe nói đã có người yêu là bộ độ đi B. Theo đại đội trưởng Xuân Hùng báo cáo với Nam Sao khi ở nhà chỉ huy đại đội là: trung đội 2 của cô Tâm, mấy tuần nay đang vượt lên dẫn đầu về năng xuất đào hầm trong toàn đại đội.Nên anh muốn vào thăm xem chị em làm ăn ra sao.Đồng thời kiểm tra lại tim công trình có  được thẳng hướng không.Sau khi  đo đạc một số điểm chuẩn trên đỉnh núi,Nam Sao định xuống núi, để vòng ra bờ biển, vào cửa chính của hầm .Nhưng thượng sỹ Bột gọi:
                       - Anh ơi, đi lối cửa thông hơi cho nhanh !
                       -  Cửa đã rào rồi chứ ? .
                        - Vâng ! rào rồi, nhưng em chỉ bới một tý là xong thôi mà.Đi vòng xuống chân đồi xa lắm !
                       - Ừ,thi đi !
                   Thế là Nam Sao và Bột loay hoay dỡ cửa rào mất độ mươi  phút, rồi cả hai cùng chui xuống đường hầm.Vì là ngách hầm thông hơi từ giữa đỉnh núi xuống, nên độ dốc thiết kế gần sáu mươi độ, lại chưa xây bậc, nên rất khó đi, ánh sáng trong hầm lại tối .Các anh phải bám chặt hai tay vào vách hầm mà do dẫm đi từng bước tụt xuống dần dần .Mãi đến khi xuống tới gần đường hầm chính, thì mới nhìn thấy ánh đèn điện sáng.Đồng thời nghe thấy tiếng chòong búa đập vào nhau rộn rã vang cả hầm, như tiếng nhạc reo vui trong đêm lễ hội.Xuống một đoạn nữa, họ bỗng giật thót mình vì quá bất ngờ.Bột khẽ  kêu :- Ối anh ơi họ sao thế kia!- Nam Sao phải vội bấm vào tay Bột quát khẽ:- Xuỵt !  ngồi xuống im lặng!.Hai người khẽ ngồi xuống, Bột nắm chặt lấy tay Nam Sao. Cả hai đều trố mắt ra nhìn.Trước mắt họ,  là một tổ ba cô gái , đầu đều quấn khăn bịt tóc, nhưng  cởi trần trùng trục, chỉ mặc đồ lót ,hai cô đang ra sức quai búa rất nhịp nhàng nhưng chắc nịch, mồ hôi các cô toát ra lấp lánh dưới ánh điện, một cô cầm chòong vừa xoay vừa hô như giữ nhịp theo một điệu hò, hình như là điệu hò sông Mã thì phải.Một cảnh tượng mà họ chưa nhìn thấy bao giờ Nam Sao bỗng reo lên khe khẽ vào tai  Nguyễn Bột:Đúng là một điệu múa “ thiên thần quai búa trong hầm” đẹp quá ! Bột bấu chặt vào  tay Nam Sao, người  họ như cùng run lên trước ba thiên thần đang lao động.Nam Sao vội cầm ống nhòm dơ lên:-Trời ơi, toàn bộ dọc đường hầm.toàn các cô gái cởi trần, quần lót và quai búa , như một bầy tiên vũ khúc, nhịp điệu thiên cung.Bột cũng đưa máy lên nhòm, cậu ta khẽ xuýt xoa:-Tiếc quá không có máy ảnh ! Cảnh tượng vừa lạ vừa đẹp, nhưng cũng cảm thấy xót xa  .Nam Sao bỗng mỉn cười nhận ra một điều: Thì ra các cô gái đã tác nghiệp theo kiểu này để vượt năng xuất lao động lên cao đây, một sáng kiến hay một sự vui đùa liều lĩnh.Anh cảm thấy vui vui nhưng cũng mủi lòng .Một lát sau Nguyễn Bột bấm tay Nam Sao nói nhỏ:-Ta xuống kiểm tra tim hầm chứ anh?.Nam Sao vội lắc đầu, không được, nếu chúng ta xuống bây giờ, điều gì sẽ sảy ra, có khi lại có nguy cơ sảy ra tai nạn không biết chừng.Anh ra lệnh khẽ :Rút !- Bột bảo :-Từ từ đã anh. Nam Sao nói- Không được! Bây giờ mà họ đến giờ  nghỉ giữa ca  là lộ hết, càng nguy hiểm !.Rồi anh kéo tay Bột tỏ vẻ quay lại đi nhanh, càng nhanh càng tốt.Hai người phải khe khẽ lần mò trèo lên dốc cố gắng để không phát ra tiếng động, mãi mươi phút sau họ mới lên được đỉnh đồi, nhanh chóng rào lại cửa ngụy trang xong mới ngồi thở và bò ra cười như hai thằng ăn trộm bị bắt quả tang đang chạy trốn và bị đuổi.Trên đường về doanh trại đại đội, Nam Sao bảo Bột:
                  -Cấm không được để lộ chuyện này ra làm chị em xấu hổ đấy, để mình khẽ nói với đại đội, nhắc nhở về bảo hộ lao động thôi -Bột nhất trí.
                  Về tới đại đội, Nam Sao hỏi nhỏ với đại đội trưởng và chính trị viên:
                  -Các anh có biết vì sao trung đội 2 năng xuất lao động lên cao đột biến thế không?
                  -Chị em quyết tâm đẩy mạnh tinh thần thi đua-Chính trị viên Toàn nói- để lập thành tích chào mừng đại hội Đảng trung đoàn sắp tới.
                  -Các đồng chí đó có sáng kiến :quai búa đều tay, luân phiên thay đổi cầm chòong, không nghỉ vặt…- Đại đội trưởng nói.
                  -Động viên  công tác chính trị hò vè vui vẻ- Chính trị  viên tiếp.
                  -Còn gì nữa không-Nam Sao hỏi.- Cả hai anh đều im lặng .Nam Sao nói:
                  -Chị em còn có sáng kiến cởi trần tác nghiệp, không mặc quần áo lao động, các anh có biết không?- Cả hai đều ngạc nhiên :
                  -Ồ thế à !  …
                  Nam Sao liền thuật lại cho các anh nghe chuyến đi đo đạc kiểm tra  đường hầm của các anh  chiều nay và nói tiếp:- Yên trí, chúng tôi rút lui rất bí mật không ai biết đâu, đề nghị các anh đừng để chị em biết là có người nhìn thấy, chị em sẽ xấu hổ mà ảnh hưởng tới khí thế thi đua. Các anh cùng đồng ý.
                  Nhưng chính trị viên Toàn nóng nảy, ngay  buổi tối hôm đó liền cho gọi trung đội trưởng Tâm lên nhà ban chỉ huy đai đội và hỏi:
                  -Tại sao đồng chí không cho chị em mặc quần áo bảo hộ lao động trong khi tác nghiệp? -Tâm ớ người ra một lát, rồi bỗng nhiên đỏ bừng mặt lên, nhưng cô đã thông  minh và nhanh chóng nhận ra: chắc có người đã nhìn thấy, hoặc chị em nào đã  nói lộ ra.Cô bình tĩnh trả lời  nhỏ nhẹ và khéo léo:
                  -Báo cáo chính trị viên, chiều nay trong hầm nóng quá, nên chị em mới đề nghị cho  cởi trần tác nghiệp  cho mát, mà năng xuất vẫn bảo đảm, có khi còn cao hơn đấy ạ.
                  -Chết chết ! Thế nhỡ các thủ trưởng cấp trên xuống kiểm tra thấy thì còn tác phong lễ tiết gì nữa?
                  -Làm sao thấy được ạ! Chúng em đã cho người gác ngoài cửa hầm rồi cơ mà, nếu có người đến thì thổi còi báo động , để mọi người nhanh chóng  mặc quần áo vào ngay  rồi lại tác nghiệp, thì làm sao mất lễ tiết được ạ.
                  -Thế quần áo bảo hộ lao động trên phát cho để làm gì? Nhỡ đất đá bắn vào người, chị em sứt chân mẻ tay thì làm sao? Vừa bị thương lại vừa mất công lao động, đồng chí không lo cho chị em sao ?..
                  Tâm yên lặng một lát rồi ngần ngừ nói :
                  - Càng tiết kiệm quần áo chứ sao!-Cô bỗng nói nhỏ - báo cáo anh, quần áo  của  chị em ở nhà mang đi đã rách hết cả rồi, chỉ còn mỗi bộ quần áo lao động trên phát cũng đã gần sáu tháng nay, nhiều người cũng đã bị sờn rồi, nên chúng em phải để dành, lúc sinh hoạt còn mặc cho tươm tất một chút chứ, nếu cứ mặc quai búa mãi cũng chẳng được bao lâu.
                  #24
                    Lương_Hiền 29.07.2016 15:35:33 (permalink)
                    -À ra thế ! -Nét mặt của chính trị viên dịu lại- Anh nói tiếp-Tăng năng xuất lao động là tốt, nhưng cô vẫn phải bảo vệ lao động cho chị em.Mãi cuối năm mới được phát quần áo lao động tiếp cơ.
                    - Vâng ạ !
                       Tâm chào chính trị viên ra về, cứ suy nghĩ mãi xem đứa nào để lộ bí mật của trung đội mình, phải họp truy cho ra.Thế là bí quyết tăng năng xuất lao động bị lộ mất rồi, không khéo các trung đội khác nó cũng bắt chước mất thôi, còn gì là tiên tiến nữa.
                        Điều lo ngại của trung đội trưởng Tâm quả không sai.Ở trung đội ba mấy chiến sỹ đang bàn tán nhau. Cái Lan nói:
                    -Chúng mày ạ, bọn chúng nó ở trung đội hai, hết ca về đi tắm, chẳng thấy đứa nào lấm bẩn bụi đá cả, quần áo vẫn sạch sẽ như không, mà mình thì bụi trắng cả quần áo, trắng cả đầu tóc, cứ như Bạch mao nữ, thế mới lạ chứ.
                    -Ừ nhỉ!- Cái Mai tiếp-phải theo rõi xem chúng nó làm thế nào mà học tập chứ.-Phải đấy  -Nhiều cô cùng vào hùa theo.
                       Đến hôm sau, chính cái Mai bỗng kéo mấy cái đầu túm tụm vào nhau nói nhỏ: -thì ra bọn nó bên b2  “cởi truồng”chúng mày ạ,conTý nó nói nhỏ với tao thế, vừa mát vừa làm thoải mái, lại đỡ hại quần áo.
                    -Hẳn nào, mấy tuần nay, năng xuất chúng nó vượt trội hẳn lên, đẫn đầu toàn đại đội.
                    -Chúng mình cũng bắt chước chứ chịu thua chúng nó à.-Mấy cô đều nhao nhao lên.Phải bảo trung đội trưởng Hạnh biết chứ, không chịu thua chúng nó .
                     Thế là ngày hôm sau, trung đội ba cũng làm như trung đội hai, nghĩa là cởi trần tác nghiệp, vừa mát vừa khỏe. Rồi trung đội một cũng làm theo.Các trung đội thi đua nhau, năng xuất cứ lên cao vùn vụt.
                          Có thuận  lợi là cửa đường hầm  hướng ra biển, nên có  gió biển thổi vào rất mát.Đến khi đường hầm vào sâu mới phải chạy máy quạt gió.Chị em rất phấn khởi tác nghiệp.Mỗi tổ ba người, một cầm chòong, hai quai búa, liên tục hối hả suốt cả ngày, cả đêm.Ban đầu  mới mở đầu hầm, còn ở ngoài trời, diện tích rộng, có thể triển khai nhiều người,10 đến 15 tổ rất đông vui, nhộn nhịp.Nhưng việc phòng tránh máy bay  lại mất mhiều thời gian,vì bọn giặc lái Mỹ thường xuyên đến quấy rối.Chúng  ở ngoài biển lao thẳng vào bắn phá và thả bom các loại .Chúng đã phát hiện ra lực lượng của ta đang tích cực đào hầm hào phòng tránh và xây dựng các công trinh phòng thủ bờ biến.Lực lượng phòng không và các phân đội  bộ binh bắn máy bay bay thấp,vẫn luôn luôn thường trực không rời trận địa, để đối phó với mọi âm mưu thủ đoạn của địch .Ngày nào chúng cũng đến quấy rối vài ba  trận, có hôm nhiều hơn,Bên ta  hầu như ngày nào cũng có thương vong một hai người, không ở trận địa này thì ở trận địa khác.Mặc dầu bọn giặc đã bị ta bắn rơi 2 chiếc máy bay và bắn bị thương 3 chiếc bỏ chạy ra biển, nhưng chúng vẫn như những con thiêu thân lao vào bắn phá trận địa công trình của ta.
                     Đến giai đoạn công trình đường hầm đã chui sâu vào lòng đất, thì việc phòng tránh của ta đỡ vất vả hơn.Các tổ đội cứ yên trí ở trong hầm tác nghiệp, mặc cho bọn máy bay gầm rít bắn phá bên ngoài hầm, vẫn bảo đảm an toàn.Hầm càng chui sâu thì việc thông hơi quạt gió càng khó khăn, máy phải chạy liên tục mới  đủ gió mát cho các chiến sỹ tác nghiệp và phun nước để thổi bụi đá hoặc lắng xuống,theo nước chảy ra ngoài, mặc đầu các chiến sỹ đã đeo khẩu trang trong khi tác nghiệp, nhưng vẫn bị bụi  khó thở.Ánh sáng, thời gian đào hầm chủ yếu là dùng đèn đất, mỗi tổ một, hai chiếc.Chỉ đến giai đoạn xây lát đường hầm bằng bê tông mới dùng máy phát điện và căng giây khắp dọc đường hầm.
                    Để tiết kiệm xăng dầu chị em có sáng kiến, chỉ khi thông gió, thổi bụi hoặc sau khi nổ mìn, mới chạy máy, mỗi ca một hai lần.Còn trong lúc tác nghiệp thì cởi quần áo ngoài để làm,vừa mát vừa tiện động tác, lại đỡ rách quần áo.Muốn vậy mỗi ca phải cử một người gác từ ngoài cửa hầm, không phải để gác máy bay, mà gác những người khác giới vào trong hầm.Nếu có các thủ trưởng hoặc cán bộ kỹ thuật vào  thăm, tham quan, hoặc kiểm tra công trình thì phải báo động, để chị em dừng tay mặc quần áo vào đã rồi mới cho vào, để giữ vững  tác phong và lễ tiết quân sự.
                    Một hôm, tấm chắn ngụy trang cửa hầm  bằng phên tre luồng và gỗ ván, bị máy bay giặc Mỹ bắn đạn 12,7 ly và 14,5ly vào làm hỏng và đổ sụp xuống, để trơ cửa hầm lộ ra  trống huếch trống hoác, làm mục tiêu cho bọn giặc lái phát hiện được cửa đường hầm .Đơn vị chưa kịp sửa chữa lại ngụy trang. Thì bị bọn giặc Mỹ cho máy bay trinh sát chup ảnh  xác định cửa hầm, rồi cho máy bay khu trục đến oanh tạc, lần này chúng không chỉ bằn đạn 12,7 ly và 14,5 ly  như mọi lần nữa, mà bắn thẳng bằng rốc-két 75 ly, rốc két 90 ly. Chúng dùng nhiều tốp  máy bay, bắn nhiều loạt trúng cửa hầm, hàng mấy  chục quả. Chúng còn bắn cả đầu đạn hơi ngạt vào trong hầm . Đầu đạn rốc - két nổ trong hầm liên tục làm trấn động cả hầm và tỏa sức nóng trên hai trăm độ, đốt hết không khí trong hầm, làm toàn bộ cả kíp làm chiều hôm đó của trung đội ba do cô Hạnh làm trung đội trưởng bị hy sinh tất cả .Khi máy bay đi rồi, mọi người mới xô vào đường hầm cấp cứu,Nhưng bụi mù mịt không nhìn thấy gì cả và sặc mùi hơi ngạt, ai cũng bị ho không thể thở được lại phải chạy ra.Đơn vị phải cho chạy máy nổ để đuổi khói và thông hơi một lúc lâu mới vào được Không  có một tiếng động hay tiếng rên la kêu khóc, mà chỉ thấy im lặng đến rùng rợn, cứ như một nhà mồ thờì trung cổ.Cả 27 ngườì chết  một cách tàn khốc và thảm thương, không còn ai sống sót.Không người nào còn một mảnh  che thân, bởi sức công phá của rốc két nhiều đợt đã xé nát cả những đồ lót của chị em.Không có má, không sứt chân mẻ tay, nhưng toàn thân đều bị mềm nhũn, ngã xuống nền đường hầm, mỗi người một tư thế khác nhau  trông rất đau đớn.Người nằm sấp, người nằm ngửa, người nằm nghiêng, có người lại cắm đầu xuống hố thoát nước trong hầm đầu tóc rũ rượi.Có chỗ cả tổ ba người nằm  lên nhau tay vẫn ôm choòng búa . Nỗi đau buồn và thảm khốc là:  da dẻ người nào cũng bị đen sạm và héo khô, như không còn một giọt máu nào.Toàn là các cô gái  trẻ, mới 20-22 tuổi .Nam Sao đề nghị trung đoàn cấp phát quân trang mới để niệm đầy đủ cho từng liệt sỹ một .Ngay trong đêm đó trung đoàn phải tổ chức chôn cất và làm lễ an táng các liệt sỹ trong nghĩa trang liệt sỹ ở địa phương.Phải điều một tiểu đoàn ra đào huyệt  và lấp mồ. Nam Sao ở lại hiện trường để theo dõi và đôn đốc việc chôn cất và làm lễ an táng các liệt sỹ chu đáo xong mới về. Không khí đau thương và tang tóc bao trùm lên công trường và xóm làng xung quanh kéo dài hàng tháng trời.
                    Sau đó rút kinh nghiệm, Nam Sao đề nghị với công trường phải thiết kế xây những tấm tường chắn  bằng bê tông vững chắc che chắn cửa hầm ngay từ ban đầu .Từ đó mới hạn chế được thương vong.
                    #25
                      Lương_Hiền 29.07.2016 15:40:55 (permalink)
                      Khốc liệt
                      Phan Trúc nhớ lại, trong một trận bảo đảm cầu phà hồi cuối năm 1967 tại bến Lèn, lúc đó Phan Trúc còn là trợ lý tham mưu đi cùng tiểu đoàn trưởng Nam Sao trên một chiếc xe cóc, xe con lội nước đang đi trinh sát bến chuẩn bị cho đại đội 2 bắc cầu. Bến bãi ở đây đã quá quen thuộc với những người lính tiểu đoàn cầu phà. Từ năm 1965,  rồi 1966 đơn vị đã nhiều lần trụ tại bến này để bắc cầu và chở phà đảm bảo cho xe pháo qua sông. Có đợt liên tục hàng mấy tháng liền, vừa bắc cầu bảo đảm giao thông vừa huấn luyện cho một tiểu đoàn thanh niên xung phong về bắc cầu cho đến khi đơn vị thanh niên xung phong thành thạo bắc được cầu rồi, giao lại bến cho bến giao thông đảm nhiệm, đơn vị mới được lệnh rút đi bến khác … Sau đó về làm lực lượng dự bị, cơ động nhanh; ở đâu tắc bến là tiểu đoàn nhanh chóng đến ngay, bảo đảm gấp cho một đoàn pháo binh, tên lửa vượt sông xong lại rút về, hoặc đến mở bến, mở đường, phá gỡ bom đạn, khắc phục hậu quả xong lại bàn giao lại cho bến giao thông hoặc đoàn thanh niên xung phong.
                      Lần này Nam Sao và Phan Trúc đến bến đã quá ngỡ ngàng, bến bãi không còn mảnh đất nào nguyên vẹn, không còn đoạn đường nào được ngay thẳng, tất cả đều bị cày sới nhiều lần, lộn xộn, Nam Sao lệnh cho Phan Trúc về điều máy húc C100 đến để húc lại mặt đường và đắp lại bến. Đồng thời hiệp đồng với bến phà giao thông huy động lực lượng thanh niên xung phong và công nhân bến phà đem cuốc xẻng ra san lấp hố bom, đắp nền đường.
                      “... Dô hây nào, dô hầy nào ...!
                      Ai về Thanh Hóa, Thanh Hoá anh hùng...”
                      Trong lúc lao động, tiếng hò tiếng hát lại vang lên khắp bến bãi đường xá. Đúng là “tiếng hát át tiếng bom” chẳng ngoa một chút nào.
                      Chiếc xe con của Nam Sao liền bị chị em thanh niên xung phong quây lại, ai cũng tranh nhau cầm micrô trên xe hát, tiếng loa phát ra ầm vang làm không khí trên công trường làm đường làm bến sôi động nhộn nhịp.Vốn là người yêu văn nghệ, Nam Sao đã cho lắp một bộ amply, loa, đài ngay trên xe con chỉ huy của mình để vừa làm loa chỉ huy, vừa làm văn hóa văn nghệ ở các bến sông, trên dọc đường, cho các đơn vị bộ đội, thanh niên xung phong, công nhân bến phà, trong làng xóm nơi đóng quân…được mọi mgười yêu thich. Nhất là cánh lính trẻ thanh niên xung phong, ai cũng muốn hát.
                      - Cho em hát với, em hát với.
                      - Nào xin mời các ca sĩ cây nhà lá vườn.
                      Cô gái tên là Huề, có nước da trắng trẻo, lông mày lá dăm đang vừa hát song ca với Phan Trúc bài “Vàm Cỏ Đông” thì trên đồi cao có kẻng báo động.
                      Mọi người đều dừng lại tản ra chạy về hố ẩn nấp cá nhân ở quanh đó. Chiếc xe con phóng nhanh về phía đồi thông, chưa chạy được bao xa thì một loạt bom do máy bay Mỹ rải xuống. Tiếng súng các trận địa cao xạ xen lẫn tiếng bom nổ ầm ầm. Có một quả bom rơi trúng ngay giữa đường ở sát ga Lèn, nơi  các cô đang sửa đường và chiếc xe con dừng lại cho các cô thanh niên xung phong hát.
                      Khi máy bay đã đi xa, Nam sao cho xe chạy lại nơi khói bom còn dày đặc, Nam Sao và Phan Trúc đều nhảy xuống vừa chạy tìm kiếm xung quanh, vừa gọi:     
                      - Ơi các cô ơi !...
                      - Ơi cô Huề ơi !... .ơi... !
                      Không có tiếng trả lời, trước mặt các anh là một hố bom sâu thẳm đen ngòm ở ngay giữa lòng đường.
                      Nam Sao và Phan Trúc bỗng dưng nước mắt trào ra. Các anh cố lần mò xung quanh một lúc lâu, cũng chỉ được một vài vốc thịt nát đầy máu,vài mảnh quần áo rách màu cỏ úa.Nam Sao lấy một mảnh ni lông gói lại rồi chôn ở cạnh vệ đường.Đắp lên một nấm mồ nhỏ tượng trưng.
                      Thế là cô Huề và toàn tiểu đội của mình, mười hai  cô gái đã bị bom Mỹ giết hại tan mất xác. Nỗi đau đớn cảm thương còn theo các anh trong suốt ngày hôm đó và mãi mãi sau này, mỗi lần đi qua đây họ lại dừng lại một phút để thắp hương và tưởng nhớ tiểu đội thanh niên xung phong của cô Huề.
                       

                      <bài viết được chỉnh sửa lúc 29.07.2016 15:42:47 bởi Lương_Hiền >
                      #26
                        Lương_Hiền 29.07.2016 15:48:15 (permalink)
                        Ngày càng khốc liệt
                        Cách đấy không lâu, trong một trận chiến đấu khác, cũng ở bến Lèn này Nam Sao dẫn một đại đội - đại đội 3 – cấp tốc đến bảo đảm cho một tiểu đoàn tên lửa vượt sông gấp sang bờ nam để bảo vệ cầu Hàm Rồng.
                        Bến phà đã bị tắc từ hai hôm nay, khi đoàn xe thuyền của đại đội 3 mới đến khoảng rừng thông, còn cách xa bến 3km nữa thì đường đã tắc nghẽn vì xe đậu để chờ qua sông, ở các đường tránh, trong rừng, trong làng xóm, các xe còn ùn ùn kéo ra thêm, đã tắc càng thêm tắc.
                        - Báo cáo tắc đường thế này thì làm sao tới bến được ạ ! Đại đội trưởng đại đội 3 lúc đó là Nguyễn Xuân Hồng báo cáo với Nam Sao. Nếu xe công binh không đến được bến có nghĩa là không đưa được tên lửa qua sông, có nghĩa là đơn vị không hoàn thành nhiệm vụ, tức là thất bại.
                        Tiểu đoàn trưởng Nam Sao triệu tập cán bộ lại để bàn mưu tính kế. Ai cũng lắc đầu, cho là hết cách rồi, chỉ có cách chờ đợi hoặc quay về, báo cáo với Quân khu.Nhưng  Nam Sao quyết không lùi bước:
                        -“Quân lệnh như sơn” – chúng ta phải tìm mọi cách để hoàn thành nhiệm vụ.
                        Anh tổ chức ngay 1 đội quân cảnh, hàng chục người ăn mặc tề chỉnh, quân hàm, quân hiệu, phù hiệu công binh đeo băng đỏ, tay cầm cờ đỏ hiệu, đội mũ sắt, đeo súng dương lê nghiêm chỉnh. Tiểu đoàn trưởng Nam Sao: thượng úy công binh, cầm cờ lệnh đứng trên đầu xe lội nước, xe chỉ huy, cầm loa tay và còi dẫn đầu đoàn xe.
                        - Yêu cầu các xe dẹp sang một bên nhường đường cho xe công binh lên bắc cầu. A lô - a lô !
                        Các chiến sĩ cảnh vệ xuống đất, đi dẹp từng xe cho xe chỉ huy đi qua, đồng thời đoàn xe phía sau bám sát không được rời nửa mét. Chiếc xe “bab” lội nước đi sau xe chỉ huy, thét còi ủ cùng các xe nhất loạt phát còi thúc giục.
                        Cũng có anh bướng không chịu nhường, nhưng quay lại thấy một đoàn xe thuyền toàn bằng sắt thì cũng khiếp nên phải tránh vậy. Nam Sao điện cho tiểu đoàn tên lửa phải bám sát đội hình đoàn xe thuyền của công binh.
                        Bằng cách ấy vừa kêu gọi, vừa vận động, vừa hăm doạ kể cả cãi cọ nhau. Sau một giờ đoàn xe thuyền đã tới bến phà, và chỉ sau hai giờ lắp ghép phà và chèo chở bảo đảm cho tên lửa vượt sông. Đang vượt sông thì máy bay Mỹ đến bắn phá ác liệt, nhưng các chiến sĩ công binh và tên lửa không ai lùi bước, các cán bộ và công nhân điều vận bến phà vẫn dũng cảm đứng nguyên vị trí. Pháo cao xạ xung quanh và tất cả súng bộ binh cũng đều bắn lên buộc máy bay địch phải lên cao, không đánh trúng mục tiêu lợi dụng pháo sáng, quân ta tắt đèn đóm vẫn lầm lũi vượt sông nhanh chóng,bảo đảm cho tiểu đoàn tên lửa qua sông an toàn.Lại kết hợp cho hàng trăm xe tải khác qua sông… Vừa lúc đó có điện, lệnh của quân khu: “Cho đơn vị về ngay, chuẩn bị khí tài để bảo đảm cho xe tăng qua bến M gấp.” Thế là đại đội ba phải dỡ phà, bàn giao lại bến cho phà giao thông chở tiếp.
                        Sau hơn 40 phút bốc dỡ khí tài lên xe, đội hình xe thuyền lại quay về khu rừng thông được đầy đủ. Đại đội trưởng Nguyễn Xuân Hồng đề nghị cho anh em nghỉ, sáng sớm mai về sớm. Nhưng Nam Sao đã động viên cán bộ chiến sĩ đại đội ba phải nhanh chóng  hành quân trở về căn cứ trước khi trời sáng. Lúc này đã là 4 giờ sáng cố gắng về tới địa điểm trú quân trước 6 giờ 30. Nam Sao linh tính thấy sự nguy hiểm khi trời sáng ở khu vực này:
                        - Mục tiêu tên lửa hành quân đã bị lộ.
                        - Xe cộ đang bị ùn tắc lại, không kịp thời sơ tán.
                        Quả nhiên, đúng như phán đoán của Nam Sao, sáng hôm sau máy bay giặc Mỹ làm một cuộc tập kích huỷ diệt khu vực bến Lèn. Hàng trăm xe bị cháy tan tành, trong đó có cả mấy xe chở khách không kịp sơ tán. Nỗi khốc liệt tang thương bao trùm lấy khu vực bến Lèn và làng xóm nhân dân trong vòng 3 km. Cũng may đơn vị tên lửa vượt sông đã kịp triển khai trận địa trước khi trời sáng và đã bắn rơi 2 chiếc máy bay F105 khi chúng đánh phá huỷ diệt bến Lèn.
                        Những ngày khốc liệt còn theo mãi trên những tuyến đường, những dòng sông và những bến phà của các chiến sỹ giao thông,thanh niên xung phong và công binh .
                        #27
                          Lương_Hiền 29.07.2016 15:53:37 (permalink)
                          Lính châu thổ sông Hồng
                           
                          Nghe tin Nam Sao, tiểu đoàn trưởng cũ đã về hưu, đang tổ chức huấn luyện đánh cá ở Thanh Hóa .Một số cán bộ chiến sỹ cũ của anh ,quê ở vùng đồng bằng sông Hồng, cũng rủ nhau vào Thanh Hóa tìm đến thăm thủ trưởng cũ và xem cung cách làm ăn của  anh em trong ấy như thế nào ? Họ đã tìm được Nam Sao và đến thăm các tổ đánh cá, thấy các đồng đội đều làm ăn được dưới sự hướng dẫn giúp đỡ của anh .Họ đề nghị mời anh về các tỉnh đồng bằng giúp đỡ họ  để kiếm sống  như anh em ở trong này.Họ bảo:
                          -Thủ trưởng ơi,  thủ trưởng bỏ rơi chúng em à ?-Nam Sao cười nói:
                          - Anh không bỏ rơi các chú đâu ! Nếu chú nào muốn học nghề thì về chuẩn bị sẵn sàng  đi, mỗi nơi tổ chức một tổ vài người, rồi tôi và các chú trong  này ra hướng dẫn theo kiểu dây truyền , như kinh nghiệm ở đây đã làm.
                          -  Cảm ơn thủ trưởng, chúng em đã sẵn sàng cả rồi !
                          Nam Sao liền hiệp đồng cụ thể với các cựu chiến binh ở các tỉnh phía ngoài châu thổ sông Hồng: Trước hết là khu vực Hà Nam Ninh:Sông Đáy, sông Nhuệ, sông Châu, thuộc Hà Nam.Sông Vân, sông Hoàng Long thuộc Ninh Bình.Sông Đào, sông Ninh Cơ thuộc Nam Định.Mỗi sông tổ chức một tổ cựu chiến binh đánh cá ( coi như một tiểu đội).Mỗi tỉnh hợp thành một đội(coi như một trung đội).Tổ trưởng ,đội trưởng do anh em tự bầu lấy .Ở khu vực Hải Hưng,Thái Bình: Sông Hồng,sông Luộc thuộc Hưng Yên.Tứ giác sông Hồng,sông Đáy,sông Đào,sông Ninh Cơ thuộc Nam Định.Sông Trà Lý,sông Tiên Hưng thuộc Thái Bình.Mỗi tỉnh tổ chức một đội,mỗi đội có hai đến ba, bốn tổ tùy theo số người tham gia .Đội trưởng và tổ trưởng cũng do anh em tự bầu lấy. Mỗi khu vực bầu một Trưởng ban liên lạc ( coi như đại đội để tiện liên lạc).Trước mắt tạm thời chỉ định đồng chí Phạm Văn Bình, nguyên đại đội trưởng công binh tiểu đoàn 15, sư 304 làm trưởng ban liên lạc khu vực Hà Nam Ninh.Đồng chí Vũ tiến  Hưng nguyên đại đội phó  thuộc tiểu đoàn 2072 Tây Ninh về, làm trưởng ban liên lạc khu vực Hải Hưng Thái Bình.Kế hoạch dậy nghề tương tự như huấn luyện quân sự trong quân đội.Trước hết tập huấn cán bộ từ tổ trưởng, đội trưởng đến trưởng ban liên lạc.Sau đó các cán bộ về huấn luyện lại cho các tổ viên, có các giáo viên đã thạo nghề theo dõi kèm cặp giúp đỡ cùng làm ăn, cùng kiếm sống.Mỗi lớp tập huấn một tháng.Khu vực Hà Nam Ninh tập huấn trước, tháng sau đến khu vực Hải Hưng Thái Bình.Học cụ huấn luyện, do các giáo viên đem đến như thuyền thúng,  lưới các loại và dụng cụ đồ nghề.Mỗi học viên, tổ viên, tùy theo khả năng,có thể mượn , hoặc mua sắm một số  đồ nghề cũ để làm dụng cụ học tập thì càng hay.
                          Nam Sao vận động các cựu chiến binh ở Thanh Hóa đã thạo nghề xung phong đi làm giáo viên  cho các tỉnh ngoài sông Hồng cùng với anh. Các tổ trưởng cũ Lê Thân, Đinh Cầm,Trịnh Thế và VũVănTề,nay đã là đội trưởng và một số tổ trưởng mới khác… ở các khu vực, đều nhiệt tình xung phong đi làm giáo viên  cùng Nam Sao để giúp đỡ đồng đội cũ ở các tỉnh phía ngoài.Lớp tập huấn đầu tiên cho khu vực Hà Nam Ninh là ở ngã ba sông Đáy và sông Hoàng Long,địa điểm liên lạc là nhà đồng chí Bình, gần cầu Đoan Vỹ.  Theo tác phong quân sự, Nam Sao cũng hẹn đúng giờ G  chiều ngày N  các giáo viên và học viên đều phải có mặt đông đủ.Cũng như trước đây, các giáo viên đều mang theo đầy đủ đồ nghề  dụng cụ kiếm sống của mình, kể cả gạo muối cho cơ số dự  trữ mấy ngày  đầu.Các học viên cũng mang tiền mang gạo cho tuần lễ đầu học cơ bản ,năm đến bảy ngày.Còn sau đó  giáo viên và học viên  vừa học vừa làm vừa kiếm sống nuôi nhau để  học và truyền nghề cho nhau, như kiểu anh em  cựu chiến binh ở Thanh Hóa đã làm.Thực chất là giáo viên bỏ vốn, bỏ công sức ra để  đánh cá kiếm sống và nuôi dậy học viên.Chỉ có những người đồng đội, nnhững người nghèo khó  thương nhau mới có nhiệt tình như vậy được. Vậy mà chỉ có một mình Nam Sao với ý tưởng của anh, anh cùng các đồng đội đã thực hiện được.Trong vòng hơn một năm qua , anh đã kiếm sống và truyền dậy nghề  cho hàng chục tổ đội, hàng trăm cựu chiến binh biết cách kiếm sống trên các dòng sông quê hương của mình,tạm thời xóa đói giảm nghèo trong hoàn cảnh kinh tế của đất nước đang khó khăn này.
                          Lớp tập huấn khu vực Hà Nam Ninh ban đầu có 10 học viên và có 5 giáo viên gồm: Thân, Cầm, Thế, Tề  và Nam Sao.Bình quân mỗi giáo viên kèm cặp 2 học viên.Qua một tuần đầu, dành thuyền thúng đồ nghề cho học viên học  động tác cơ bản  vào ban ngày.Ban đêm các giáo viên  đi đánh cá lấy thực phẩm  bồi dưỡng cả lớp.Tuần thứ hai, mỗi giáo viên kèm hai học viên  thực tập đánh cá, một ca sáng, một ca chiều, rồi một ca ngày, một ca đêm.Cứ một giáo viên kèm một học viên, hai người một thuyền, cùng nhau đánh cá kiếm sống nuôi nhau học tập.Từ tuần thứ tư trở đi thì để học viên tự tác nghiệp lấy, giáo viên chỉ kiểm tra nhắc nhở .Sau một tháng tập huấn các học viên trở về quê, vay mượn đầu tư vốn tối thiểu mua sắm  thuyền lưới , đồ nghề kiếm sống.Sau hai ba  tháng , các cán bộ tổ đội kiếm sống được rồi, mới tổ chức huấn luyên  cho các tổ viên, học tập,theo quy trình như trên. 
                           Sau một tháng tập huấn của khu vực Hà Nam Ninh xong .Tiếp đến  một tháng tập huấn cho khu vực Hải Hưng  Thái Bình.Nam Sao lại dẫn cả tổ giáo viên bơi thuyền ngược sông Đáy đến Phủ Lý, rẽ sang sông Châu, ngược lên phà Yên Lệnh ra sông Hồng, xuôi xuống ngã ba sông Luộc với sông Hồng, gần nhà trưởng ban liên lạc Vũ Tiến Hưng. Họ lại vừa đi vừa đánh cá để đến liên hoan với các học viên ở khu vực Hải Hưng Thái Bình.Ở đây có 12 học viên đã tập trung đủ đang ngóng chờ các giáo viên…Lại tay bắt mặt mừng, liên hoan cá  và cá, với những câu chuyện kỷ niệm không bao giờ tắt của chiến trường, của tình đồng đội. Vẫn theo chương trình giáo án đã  thực hiện. Ở lớp này có khác lớp trước là có một nửa học viên đã đi mượn hoặc mua sắm được đồ nghề, nên việc học tập được tiến triển nhanh hơn. Lớp tập huấn ngã ba sông Luộc đã tiến hành gần hai tuần, thì có thêm ba cựu chiến binh  công binh ở Hà Tây, cũng là quân cũ của Nam Sao nghe tin, liền bơi dọc sông Hồng, mò đến gặp Nam Sao:
                          -Thủ trưởng ơi! Cho chúng em học tập mấy, chúng em đã chuẩn bị đủ dụng cụ đồ nghề rồi, nhưng chưa biết làm ăn ra sao  đây.
                          - Đồng ý, thế thì hay quá, mời các đồng chí vào đây học tập luôn đi-Nam Sao đồng ý. Sau đó anh phân công  một giáo viên cùng anh trực tiếp bồi dưỡng cho các đồng chí này.Quả nhiên chỉ mấy ngày đầu bỡ ngỡ, sau đó đuổi kịp được anh em cả lớp ngay.
                          Sau một tháng huấn luyện và thực tập, đa số anh em đều được thành thạo hơn. Tuy nhiên sau các lớp tập huấn.Nam Sao cùng các giáo viên vẫn phân chia nhau, luân phiên xuống các tổ đội cùng làm ăn kiếm sống với anh em để kèm cặp giúp đỡ thêm trong vòng  vài ba tháng đầu.Riêng Nam Sao  thì cùng lăn lộn với anh em cùng kiếm sống ở khu vực này  hàng năm trời.Hết sông này đến sông khác, hết đội này đến tổ kia. Ở khu vực đồng bằng sông Hồng này, sau hơn một năm, bằng phương pháp tập huấn  và dậy nghề dây truyền, anh cũng đã đào tạo và giúp đỡ cho hơn hai trăm  đồng đội cựu chiến binh  nữa có công ăn việc làm để kiếm sống, xóa đói giảm nghèo.Thế là trong vòng gần ba năm trời, vừa lang thang kiếm sống , vừa đào tạo dậy nghề cho trên ba trăm đồng đội của mình, có công ăn việc làm, tự kiếm sống được.Với số lượng người đó, đã tương đương bằng quân số một tiểu đoàn công binh của anh thời còn trong quân ngũ.Anh thấy rất vui, vì mình đã giúp được một phần cho các  đồng đội trong lúc đang khó khăn nghèo đói này.Anh thấy mình dẫu sao cũng còn có ích cho đời, cho bạn bè đồng đội. Mãi đến khi anh em ở khu vực đồng bằng, đã kiếm sống ổn định rồi, anh mới lại ra đi…  đến những vùng xa xôi hẻo lánh khác. Anh lại tiếp tục con đường lang thang theo ý tưởng của anh: Ngao du những dòng sông, thăm lại chiến trường xưa và gặp lại đồng đội cũ.
                           
                          #28
                            Lương_Hiền 29.07.2016 15:59:19 (permalink)
                            Chương 18-“ĐÊM TÌNH YÊU” VEN SÔNG ĐÀ
                             
                            Suốt cả ngày 14 tháng 12 năm 1951, dưới chân núi Yên Mông, huyện Kỳ Sơn ,òa BìnhGti tỉnh Hòa Bình, trong một khu rừng gần bến Mỵ  người ta thấy từng cặp, từng đôi, một trai, một gái, cứ cặp kè đi với nhau, lúc đứng, lúc ngồi, họ cứ rì rầm nói chuyện với nhau, cười nói vui vẻ và hứng thú, nhưng không được nói to, sợ làm lộ bí mật, cũng không được đi quá xa trong khu rừng đó, sợ mất liên lạc, hoặc lạc nhau không tìm thấy nhau, không tìm được đơn vị.Đó là những anh bộ đội công binh thuộc đại đội 270, tiểu đoàn 333, trung đoàn 151 măc quần áo màu xanh lính, và các cô gái trai trẻ thuộc đại đôi dân quân của huyện  Lâm Thao, tỉnh  Phú Thọ mặc quần áo màu nâu.Một trăm cô gái và một trăm chàng trai khỏe mạnh, cường tráng  đang  sung sức, họ có nhiệm vụ phải tìm hiểu nhau, làm quen với nhau, phải nhớ mặt, nhớ tên và quen thuộc bóng dáng nhau, ban ngày cũng như ban đêm, để có thể nhận ra nhau ngay trong lúc khó khăn nguy hiểm, vượt sông và chiến đấu.Họ có thể bị đắm thuyền  do máy bay oanh tạc, hay bị pháo bắn hoăc tàu thủy của đich tuần tiễu trên sông bắn, họ phải bơi lội để cứu  vớt nhau và  cứu thuyền và các nạn nhân cùng những  trang bị vũ khí nặng nề.Đó là những anh lính công binh  đã được rèn luyện bơi lội giỏi và những cô gái được tuyển chọn của mấy xã ven sông Hồng đã quen nghề sông nước và  đã trải qua những mùa mưa lũ bão lụt, những cô gái chèo lái thuyền nhanh nhẹn và thông thạo.
                             Những người mới đến, trông xa cứ tưởng là những đôi uyên ương, trai tài gái sắc  đang tìm hiểu nhau, thật là tình tứ.Trong suốt cuộc kháng chiến trường kỳ gian khổ này đã mấy khi  có những cảnh, những bức tranh đẹp đẽ  như thế này? Biết  đâu trong số họ có mặt hôm nay, sau này cũng có những cặp thành đôi thành  lứa, hạnh phúc gia đình trọn vẹn, thì đó là điều may mắn lắm thay. Vì họ đã được cùng sống và chiến đấu bên nhau, dù trong một trận hay một mùa chiến dịch.Đó là thử thách lớn nhất của tình yêu trong thời chiến tranh  gian khổ và ác liêt này.
                             Trung đội trưởng trung đội 41, Nam Sao là người hay tán chuyện vui tếu nhất:
                            -Này, có cô cậu nào sau này thành đôi lứa, thành lứa, thì nhớ đặt tên con là bến Mỵ hoặc đèo Mông , sông Đà nhé ! Mọi người đều cười ồ lên, có cô còn thẹn thùng đỏ mặt  trông thật là duyên-Tiểu đội trưởng tiểu đội một Đăng Nụ hưởng ứng ngay:
                            -Thủ trưởng gương mẫu làm trước nhá, chiến sỹ xin đi theo đấy ạ !
                            - Thế còn cô Huệ  ở Tu Vũ thì thủ trưởng  bàn giao lại cho em nhé ! - Một chiến sỹ khác cũng chen vào.Cánh nữ dân quân cũng không vừa, một cô  xem ra sắc sảo và mồm mép nhất lên tiếng:
                            -  Này các anh ơi,
                                                        Gái Lâm Thao làm cao lắm đấy,
                                                         Có anh nào muốn lấy thì theo
                                Ngay lập tức một  chú lính khác lém lỉnh cũng trả miếng ngay:
                            -Này, các cô em ơi,
                                                        Gái  Lâm Thao làm cao thì ế,
                                                       Có cho không cũng chẳng bế về đâu. !
                               Đến chiều tối thì lệnh đại đội tập họp cả bộ đội và dân quân, để quán triệt nhiêm vụ một lần nữa.Đôi nào vào đôi ấy, trung đội nào vào trung đội nấy.Trung đôi 41 của Nam Sao với trung đội1 của dân quân.Trung đội 42 của Lê Dũng với trung đôi 2 của dân quân.Trung đội 43 của Đinh Cầm với trung đội 3 của dân quân.  Mỗi trung đội ghép thành một ca kíp vượt sông.Mỗi kip phân tán  đứng ra một khu vực ,các trung đội trưởng kiểm tra lại quân số và  nhắc lại mệnh lệnh  và các quy định ,điều lệnh trước khi vượt sông.Theo phân công của đại đội  : Trung đội 41 là ca vượt sông thí điểm đầu tiên từ 8 giờ tối đến 12 giờ đêm. Sau đó là trung đội 42 tiếp tục chèo chở từ 12 giờ đêm đến  4 giờ sáng. Còn trung đội 43 là đơn vị dự bị, khi có tình huống bất trắc xảy ra và phối hợp với trung đội 42 khiêng  cất dấu thuyền lên rừng, xóa dấu chân  người trên bãi cát để ngụy trang trước khi trời sáng.
                               Nam Sao  tập hợp trung đội, kiểm tra từng cặp từng đôi, rồi nhắc lại các quy định và phương pháp sử trí các tình huống, cho bộ đội nai nịt gọn gàng . Rồi cho bộ đội khiêng  30 chiếc thuyền từ trong rừng ra hạ thủy xuống sông khi trời đã tối , còn 10 thuyền nữa để dự bị.Đôi nào, thuyền ấy, một người chèo, một người lái, tất cả lên thuyền ngồi chờ  các đơn vị bộ binh hành quân đến . Lúc đó là 8 giờ đêm, ánh trăng trung tuần tiết mùa đông, vằng vặc soi ngắm 30 con thuyền nan cắm sào đợi.Trong khung cảnh một nam một nữ, một thuyền, sóng nước lăn tăn êm đềm và thơ mộng.
                                          Thật là: Long lanh  đáy nước in trời
                                                      Thành xây khói biếc non khơi ánh vàng.
                             
                            #29
                              Lương_Hiền 29.07.2016 16:06:33 (permalink)
                              Chương19-THUYỀN TRÈO LÊN NON
                              Một cuộc hành quân của bộ đội công binh về huyện Lâm Thao để vận động nhân dân  huy động thuyền dân và lực lượng dân quân  phối hợp vận chuyển và chèo chở thuyền vượt sông.Nam Sao lại xung phong dẫn đầu một tổ trinh sát cấp tốc đi trước, mang theo mệnh lệnh của Chỉ huy chiến dịch về gặp Ủy ban và huyện đội Lâm Thao trước, để địa phương kịp chuẩn bị huy động lực lượng và thuyền dân nhanh chóng kịp thời gian.Toàn đại đội 270 sẽ hành quân đến sau.
                              Mệnh lệnh của Bộ chỉ huy chiến dịch được lãnh đạo huyện Lâm Thao chấp hành tích cực.Tất cả cho tiền tuyến, là khẩu hiệu chung cả nước thời bấy giờ, được nhân dân các xã ven sông nhiệt liệt hưởng ứng và xung phong đi ngay. Các đoàn thanh niên nô nức đi ngay, hầu hết là con gái, vì con trai phần lớn đã ra tiền tuyến hết cả rồi.
                              Mấy cô gái xúm lại quanh tổ trinh sát của Nam Sao hỏi:
                              -Này các anh bộ đội ơi, chở cái gì mà huy động lắm thuyền nan thế?
                              -À, chở gạo và thực phẩm tiếp tế cho bộ đội đánh giặc thôi !
                              - Có đi lâu không?
                               -  Cứ  mang quần áo, vải mưa  đi theo có thể lâu đấy, cơm nước bộ đội lo rồi không sợ đói đâu !- Một cô gái trẻ nhất trong đám đứng đó  có vẻ lo ngại xa nhà lâu ngày, liền hỏi luôn:
                              - Nhưng mà ở mãi đâu cơ ?...để em bào cho thầy bầm em biết để các cụ khổi lo.
                               -  Ở xa đấy!... Xuỵt ! – Khắc đi khắc đến thôi, không được nói địa điểm cho  người nhà biết, lộ bí mật đấy …
                                Chỉ trong vòng một buổi chiều, đia phương đã tập họp được  một đại đội dân quân đủ một trăm người, toàn những tay chèo thuyền thành thạo, và huy động được bốn mươi thuyền dân hai cáng đến ba cáng có hai đến ba mái chèo, mỗi thuyền chở được sáu đến mười người theo yêu cầu của tổ trưởng tổ tiền trạm Nam Sao. Anh đề nghi địa phương tập trung ở ba khu vực cho phân tán.Đến tối thì toàn đại đôị công binh đến nơi.Anh đề nghị chỉ huy đại đội phân công cho mỗi trung độị công binh  kết hợp với  một trung đội dân quân, cứ bốn người một thuyền, hai nam, hai nữ ,khiêng thuyền lên vai và hành quân, số còn lại  vác dầm, sào, vác ván, sạp và đài múc nước, dây dợ…theo thuyền và sẵn sàng thay thế  đổi vai cho nhau. Cuộc hành quân ngay trong đêm đó.Cán bộ địa phương và người nhà ra tiễn đưa khá bịn rịn ,nhưng đều chúc các anh các chị lên đường an toàn và chiến thắng.
                               Cuộc hành quân phải im lặng  để giữ bí mật, mọi  mệnh lệnh chỉ huy đều phải nói nhỏ và truyền từ người đi trước tới người đi sau.Mỗi tiếng nghỉ mười phút trên đường,  không ai được la cà vào nhà dân dọc đường dễ làm lộ bí mật.Chỉ đến trạm nghỉ dừng chân nấu ăn ở nơi rừng vắng mới được nói chuyện vui vẻ và làm quen với nhau.
                              Trung đội trưởng Nam Sao lại dẫn một tiểu đội công binh đi nhanh về trước để tìm đường  vác thuyền qua núi Yên Mông xuống bờ sông đến khu tập kết cất giấu thuyền trong khu rừng rậm kín đáo.
                              Sau một ngày một đêm, đại đội công binh và đại đội dân quân đã hành quân gần ba mươi cây số, vác thuyền tới chân núi Yên Mông vào khoảng gần bốn giờ chiều.
                              Dãy núi Yên Mông không cao lắm, chỉ ở bình độ 30m so với mặt biển, nhưng đường mòn qua núi cũng dài đến gần mười cây số, cả lên và xuống, có chỗ lại dốc đứng, nhất là lên gần đỉnh núi.Rừng lại rậm rạp không thể khiêng thuyền len lỏi qua được .Nam Sao đề nghị đại đội cho anh chị em nghỉ ngơi dưới chân núi để lấy sức vác thuyền qua núi.Lấy hai trung đội công binh lên sửa đường, trung đôi một lấy dao lên phát cây rộng sang hai bên mỗi bên một mé, thành đường rộng hai mét, thì mới khiêng thuyền qua đươc.Trung đội hai tập trung xẻng cuốc để đánh hàng mấy trăm  bậc lên xuống cho dễ đi  Chỉ hơn hai giờ sau thì hai trung đội công binh đã hoàn thành việc mở đường .Đại đội hạ lệnh cho các trung đội công binh và dân quân bí mật hành quân, vác thuyền trèo qua núi.Có chỗ thì vác, có chỗ thì khiêng ,có chỗ kê  con lăn, kéo lăn thuyền trên mặt đất .Cuộc vác thuyền ngược núi có một không hai này của đơn vị công binh và dân quân khá vất vả , mệt nhọc. Một tiểu đội trưởng  công binh tên là An Huy lúc đó đã  bật lên câu ca dao:
                                                      “ Công binh có chuyện ngược đời
                                                      Voi thời xuống nước ,thuyền thời trèo non”
                               Chả là pháo binh ( thường gọi là voi ) phải tháo rời ra để xuống thuyền qua sông, còn thuyền đang phải vác trèo qua núi  Yên Mông như đêm nay. Lúc đó ai cũng thấy thích câu ca dao đó, thật là hợp cảnh hợp tình, nhưng không ai dám đọc to mà chỉ  rì rầm cười nói với nhau thôi .
                               .Nam Sao cùng các cán bộ của đại đội và trung đội phải chạy lên chạy xuống, để đôn đốc hoặc đỡ vai cho anh chị em, nhất là các cô dân quân thấp bé nhẹ cân phải bước lên, bước xuống  những bậc cao thấp hẫng hụt.Thời tiết đang là mùa đông giá lạnh , mà mồ hôi đã thấm ướt cả áo xanh bộ đội  và áo nâu dân quân, nhưng các chiến sỹ vẫn cố gắng ì ạch, nặng nề khiêng vác thuyền vượt núi
                              Qua một đêm vật lộn với bốn mươi cái thuyền.Đến sáu giờ sáng hôm sau tức ngày 14 tháng 12, đại đội công binh và đại đội dân quân  đã  đưa đủ số thuyền xuống gần bờ sông an toàn và cất dấu  kín đáo.
                               
                               Đứa nào bắn cá?
                               
                               Một tình huống bất ngờ sảy ra. Nửa buổi hôm đó các chiến sỹ công binh và các cô dân quân  đang từng đôi, từng đôi gặp gỡ làm quen với nhau vui vẻ, thì phía ngoài sông bỗng có một tiếng nổ ầm dưới nước khá to. Đơn vị báo động, mọi người phải nhanh chóng nhảy xuống hố cá nhân để ẩn nấp. Chưa biết là chuyện gì, chờ một lát không thấy  tiếng nổ tiếp.Mọi người nhận định không phải là pháo địch bắn.Nam Sao và một chiến sỹ chạy vội ra mé  bờ, nhìn xuống sông thấy cá nổi trắng cả khúc sông, thấy mấy người đang nhảy xuống vớt cá . Nam Sao vội quát:
                              -Đứa nào bắn cá đấy ?  . Mấy cậu nghe tiếng quát to thì giật mình vội nói:
                              -Chúng em đây mà ! Nhìn thấy  đống quần áo, mũ trên bờ, biết ngay là lính ta cả, chắc là đơn vị bạn cũng trú quân ở gần đây .
                              -Đơn vị nào mà vô kỷ luật thế  ? Rồi Nam Sao quay sau gọi liên lạc:
                              -Về gọi  một tổ đem súng ra ngay bắt bọn này đi!
                              -Vâng ạ !- Liên lạc vội chạy về rừng. Tốp lính vô kỷ luật đang bắt cá nghe thấy tiếng gọi cho người ra bắt, thì vội chạy lên bờ, thi nhau nhặt cá cho vào bao tải rồi vác lên vai và ôm cả đống quần áo  cứ tồng ngồng chạy vội chạy vàng .Nam Sao biết là lính ta chắc đang đói và thèm  ăn cá quá nên mới dám làm liều như vậy ,nên cũng bỏ qua không quát nữa.Khi tổ công binh mang súng chạy ra đến nơi bờ sông, thì toán ném cá vô kỷ luật đã chạy xa vào trong rừng rồi,Nam Sao bảo không phải đuổi nữa.Mấy cậu lính trông thấy đám cá chết  còn nổi trắng trên sông đang trôi xuôi dòng vội thốt lên:
                              -Phí quá, đề nghị thủ trưởng cho chúng em xuống bắt một it về cải thiện đi ! – Vừa lúc đó nghe tiếng máy bay “bà già” đang bay đến,Nam Sao biết là có chuyện không hay rồi, liền quát to:
                              - Quay về  rừng ngay, bảo mọi người xuống hầm ẩn nấp mau, kẻo máy bay oanh tạc đến bây giờ.- Đúng như phán đoán của anh, một lát sau chiếc máy bay bà già bắn pháo hiệu chỉ điểm đồng thời gọi đại bác “bô pho” từ đồn Đầm Huống dưới Hòa Bình bắn lên hàng loạt đạn pháo nổ dồn dập vào khúc  sông và cả khu rừng ta đang dấu quân, khói bụi mịt mù.Cũng may Nam Sao đã cảnh báo cho quân ta xuống hầm ẩn nấp kịp thời, nên không ai bị thương vong, nhưng hỏng mất hai chiếc thuyền nan .Một số ý kiến cho rằng ta đã bị lộ, nhưng sau không thấy bọn địch bắn nữa, và  chỉ thị của trên điện xuống cũng nhận định ta chưa bị lộ, đo đó công binh tiếp tục làm công tác chuẩn bị .Điện cấp trên cũng yêu cầu cử  một tổ làm quân cảnh  ra bờ sông đi lùng bắt anh em vô kỷ luật ném cá xem của đơn vị nào để sử lý cho nghiêm . Nhưng  tổ quân cảnh đi một lúc trở về vì không tìm thấy toán ném cá đâu cả.Chắc rằng cánh lính vô kỷ luật đó hôm nay được một bữa cá tươi thoải mái.Chỉ khổ cho đại đội công binh và dân quân thì méo mặt vì phải ngụy trang lại những con thuyền, sợ lộ bí mật và còn phải bảo đảm vượt sông ngay tối nay.

                              (Thay đổi trang:Chuyển trang 3) 
                              <bài viết được chỉnh sửa lúc 29.07.2016 17:19:47 bởi Lương_Hiền >
                              #30
                                Thay đổi trang: < 123 > | Trang 2 của 3 trang, bài viết từ 16 đến 30 trên tổng số 40 bài trong đề mục
                                Chuyển nhanh đến:

                                Thống kê hiện tại

                                Hiện đang có 0 thành viên và 4 bạn đọc.
                                Kiểu:
                                2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9