Anh có về quê em ? Kết quả chiến đấu:Ta tiêu diệt 159 tên địch, bắt sống 12 tên, bắn cháy 1 xe tăng, 2 xe thiết giáp, phá hủy 5 khẩu pháo từ 37 đến 57 mm; thu 1 DKZ. 1 ba dô ca 60 mm. 1 cối 60 mm,
1 trọng liên. 8 đại liên.
Ta hy sinh 152, bi thương 490 người; hỏng 3 khẩu pháo 75 mm và 2 khẩu cối 82 mm.
Trong đó trung đội công binh hy sinh 2,bị thương 6 người.trung đội du kích của cô Huệ hy sinh 1,bị thương 3 người. Do đào hố tránh đạn nông quá nên bị thương vong. Sau đó nhịp cầu phao cũng bị địch bắn pháo phá hủy,ta cũng bỏ ,vì đã hoàn thành nhiệm vụ.
Trên đường hành quân về vị trí tập kết phía sau núi Yên Lãng để củng cố lực lượng và sẵn sàng chiến đấu ban ngày, nếu địch đưa quân chiếm lại đồn Tu Vũ theo mệnh lệnh của đại đoàn.Nhưng bọn địch bị thất bại nặng nề,và các đồn xung quanh đều mất hết tinh thần, nên đã co cụm lại không dám chiếm lại đồn đã mất.Chúng chỉ tăng cường máy bay và pháo binh bắn phá theo đội hình lui quân của ta mà thôi
Viêc đầu tiên Nam Sao cho đưa nốt các thương binh về trạm cấp cứu và chôn cất các liệt sỹ ở khu tâp trung của tiểu đoàn và trung đoàn bộ binh theo quy định, làm đầy đủ các việc ghi chép, đánh dấu mộ chí để gửi lên trên.Toàn thể đơn vị tập trung, ai cũng bùi ngùi mặc niệm và tiễn đưa linh hồn các liệt sỹ chết vì Tổ quốc ,nhiều người rơi nước mắt vì tiếc thương đồng đội, nhất là chị em phụ nữ du kích.
Trời đã hừng sáng, vừng đông đang lên . Nam Sao cho công binh và du kích nhanh chóng rút vào rừng để tránh phi pháo địch, rồi tổ chức gặp gỡ chia tay tiễn đội du kích về làng.Họ hân hoan trong niềm vui chiến thắng, nói cười rôm rả, bây giờ mới biết mình còn sống , ai cũng thấy mình như lớn lên sau trận chiến đấu.Họ ôm lấy nhau, nhảy múa, ca hát vui tươi, át cả tiếng máy bay, tiếng pháo, tiếng bom đạn vẫn gầm rít trên không.Họ gặp nhau, bộ đội và du kích, trao thương gửi nhớ cho nhau, từng đôi, từng đôi một, mới chỉ qua một trận đánh, qua một đêm cùng chiến hào, mà tưởng như đã quen biết nhau từ bao giở bao giờ .Những lời nhắn nhủ, những tâm tình hò hẹn, họ cầm tay nhau lưu luyến không muốn rời xa và có những đôi đã hôn nhau vội vã nhưng đầy thắm thiết. Ở cạnh một gốc cây gần đó, hai chỉ huy trung đội cũng đang gặp nhau.
-Các anh lại đi ngay bây giờ à ? –Huệ nói nhỏ với Nam Sao.
-Lính mà em, đâu có giặc là ta cứ đi, khi có lệnh là ta phải đến .-Nam Sao nhìn Huệ gật gật đầu cười vui rồi bỗng nhiên trả lời một cách văn hoa, cứ như là một định luật.
- Thế bao giờ anh mới về quê em chơi ?
-Nhất định anh sẽ về để cảm ơn các em và nhân dân đã nhiệt tình giúp đỡ các anh trong trận chiến đấu ác liệt này . Cho anh gửi lời cảm ơn bố em và các cụ bô lão trong làng .Họ im lặng suy tư một lát, rồi Huệ lại lên tiếng trước :
- Còn gì nữa không ?
-Còn chứ !
-Em sẽ rất nhớ anh, anh có nhớ em không?
-Anh cũng sẽ nhớ em… suốt đời. Nam Sao như nói thầm lại và nhìn Huệ đầy lưu luyến .Anh cũng muốn nói nhiều hơn nữa và ôm hôn cô gái xinh đẹp này một lần trước khi chia tay.Nhưng ý thức hệ trong anh nhắc nhở, anh đang là người có vấn đề trong lý lịch, nên không thể đi quá xa vùng cương tỏa của chiếc vòng kim cô mà Bồ tát đang đội trên đầu anh,giống như Tề Thiên Đại Thánh vậy.Nên anh không dám hứa hẹn một điều gì với cô gái đang đứng bên anh và sẵn sàng đi cùng anh tới cuối cuộc đời. Họ chỉ dám cầm tay nhau và nhìn nhau đắm đuối, mà chẳng nói thêm điều gì cả. Họ cứ đứng như thế nhìn nhau lưu luyến không dứt. Bỗng nhiên Huệ ôm chầm lấy Nam Sao, hôn anh một cái vào má và nói nhỏ:- Anh dũng cảm lắm, em rất yêu anh…Rồi vội vàng bỏ ra, mặt cô đỏ tía tai, chạy nhanh về phiá đám đông bộ đội và dân quân ở ven rừng.
Quay lại Tu Vũ Thấm thoát thế mà đã gần ba mươi năm, anh mới có dịp trở lại nơi này Chẳng biết cảnh vật bây giờ thay đổi ra sao, những người xưa ai còn ai mất.Anh cứ mải miết bơi trên sông Đà và miên man suy nghĩ:Dạo đó, trước khi chia tay hành quân đi chiến đấu tiếp, anh có dặn người con gái ấy, cô trung đội trưởng du kích rằng: Nếu còn sống, nhất định anh sẽ trở về, để cảm ơn bà con đã giúp đỡ cho đơn vị anh hoàn thành nhiệm vụ, tiêu diệt đồn Tu Vũ, giải phóng đồng bào khỏi bị giặc kìm kẹp, và anh sẽ trở về thăm cô gái ấy…Nhưng rồi cuộc chiến kéo dài liên miên suốt ba mươi năm qua.Bây giờ khi trở về đời thường, anh mới có dịp trở lại, đã quá muộn màng, nhưng dẫu sao anh đã trở lại, tuy muộn còn hơn không.
Cửa Ngòi Lát đổ ra sông Đà đây rồi, anh cho thuyến bơi chậmlại, để ngắm và hình dung lại quang cảnh xưa.Địa hình vẫn không có gì thay đổi, nhưng chẳng còn dấu vết gì của một đồn địch năm xưa, cây cối mọc um tùm, đây đó những mảnh ruộng, nương canh tác của nhân dân quanh vùng, đang sinh sôi nảy nở , đầy sức sống thanh bình.
Sau khi đi vòng quanh đồn cũ, anh tìm đường rẽ vào làng Tu Vũ.Anh vẫn còn nhớ đường vào nhà ông xã đội năm xưa.Căn nhà vẫn không có gì thay đổi,trông có phần tuyềnh toàng hơn, tuy rằng đã được sửa lại, những tàu cọ mới được thay và những nút lạt mới buộc lại. Trông thấy một ông già khoảng bảy mươi tuổi, nét mặt không thay đổi,Nam Sao nhận ra ngay là ông xã đội trưởng nămxưa, anh vội chào:
- Chào cụ ạ ! cụ có nhận ra ai đây không? Ông già bỡ ngỡ ngạc nhiên thấy một người đứng tuổi cao lớn, mặc quần áo bộ đội bạc màu, đứng trước mặt mình.Ông nhìn lại một lượt từ đầu đến chân, một lát, rồi bỗng nhớ ra, ông reo lên và ôm chầm lấy người khách:
- Anh Sao! Có phải anh là Nam Sao, người bắc cầu phao diệt đồn Tu Vũ đây không?-Nam Sao cảm động quá, hóa ra ông già vẫn còn nhận ra mình, anh cũng reolên:
- Vâng, đúng là cháu đây!- Ông già vẫn nắm chặt lấy tay anh và nói tiếp:
- Sao đến bây giờ anh mới về?Con Huệ nó cứ chờ anh mãi, mãi gần ba mươi tuổi nó mới chịu đi lấy chồng, chồng nó đi B thì lại bị hy sinh, cũng may để lại một giọ máu được một thằng cu.Hôm nay mẹ con nó về bên nội, cũng gần đây, ở cuối làng.Nghe tin anh về là mẹ con nó về ngay thôi. Nói xong,ông già chạy ra mé cổng,thấy một con bé khoảng hơn mười tuổi,ông vẫy tay nó lại rồi ghé vào tai nó nói nhỏ với nó,con bé “Vâng ạ” rồi chạy vụt đi.Ông còn dặn với thêm:
-Cứ bảo người ở trận Tu Vũ về ,là cô mày biết ngay đấy! Con bé vừa chạy vừa vâng mãi xa,nhỏ dần… Ông già quay vào nhà, pha nước chè mời khách,rồi nói chuyện về gia cảnh của mình:Bà già nhà tôi cũng được bảy mươi tuổi, nhưng bị bệnh ung thư , nên đã mất cách đây hai năm.Nhà tôi chỉ có hai cháu, thằng lớn,đi bộ đội,rồi đi B về đã ra quân. Trước khi đi bộ đội cũng đã học xong cao đẳng nghề xây dựng. Nhưng khi về cũng chẳng tìm được công ăn việc làm gì, đành phải ở nhà làm ruộng theo hợp tác xã ba cọc ba đồng, nhà có hai cháu , một trai một gái.Nhà nó ở riêng ngay phía sau nhà này thôi. Còn con Huệ thì ở nhà chồng, cũng chỉ còn mẹ chồng già và một em gái đã lấy chồng, bố chồng bị bom Mỹ bắn chết hồi đi làm thủy lợi tập trung.Chỉ còn ba mẹ con bà cháu, một mình cái Huệ làm quần quật suốt ngày cũng không đủ công điểm hợp tác xã.Nhà cũng neo đơn , vất vả lắm.
Cô Huệ vừa chạy vội vàng vào sân, bỗng đứng chững lại, Nam Sao từ trongnhà, thoáng trông thấy, cũng vội bước ra sân . Hai người bỗng ôm chầm lấy nhau, nước mắt cô Huệ giàn giụa, Nam Sao nước mắt cũng vòng quanh.Họ cứ đứngthế khá lâu ở ngoài sân, không nói không rằng gì, chỉ nhìn nhau qua dòng nước mắt.
Mãi đến khi ông bố dục:” hai đứa vào nhà đi, chết nắng bây giờ” thì họ mới dắt tay nhau vào trong nhà. Một lát sau, Nam Sao bảo Huệ tìm cái giỏ đi ra bờ sông với mình.Huệ ngạc nhiên hỏi:
-Để làm gì đấy?- Nam Sao chỉ trả lời lửng lơ:
-Khắc đi khắc biết !- Anh dẫn Huệ ra chỗ anh cắm thuyền, rồi bước xuống bắt đầymột giỏ cá tươi, cầm lên đưa cho Huệ:
- Quà của anh đây!
- Anh lấy đâu ra lắm cá thế ?
- Là nghề của anh mà!- Huệ hết ngạc nhiên này đến lạ lùng khác.Giỏ cá nặng, phải hai người cùng xách, mỗi người một bên quai, đi trông rất là hạnh phúc.Về đếnsân,ông già càng ngạc nhiên hơn:
- Anh mua cá ở đâu mà nhiều thế ?
- Cá cháu đánh đấy !
- Hả , anh cũng biết làm nghề cá à?
-Từ khi về hưu đến nay, đánh cá là nghề kiếm sống của cháu đấy ạ!
Thế là Nam Sao ở lại Tu Vũ dậy nghề đánh cá cho tổ Tu Vũ gồm bốn học viên: Con trai Huệ cùng hai bố con anh trai Huệ và một cháu con liệt sỹ khác ở cùng xóm.Anh ghép lớp tập huấn này với tổ của Hoàng Lân ở Lâm Thao để có bầu có bạn và hỗ trợ nhau học nghề theo kiểu dây truyền của anh, Riêng tổ đánh cá ở Tu Vũ đã đốt cháy của Nam Sao thêm tám tháng trời.Khi các học viên đã thành thạo nghề , kiếm sống được .Như vậy Nam Sao đã uệHueejHHở lại kiếm ăn trên sông Đà gần một năm trời, để kèm cặp thêm cho tổ của Lân thành thạo, rồi tổ Tu Vũ cũng thành thạo . Đến cuối năm, tổ của Lân còn phát triển thêm được 10 tổ viên nữa thành mười bốn người.Nam Sao lại ra đi, mặc cho vợ chồng Lân- Hoa và cả của Huệ nữa cố giữ anh ở lại đây, hoặc khuyên anh về quê.Nhưng anh không nghe mà bảo: -Anh còn sức, anh còn đi , bạn bè đồng đội ta còn nhiều người gian khổ nghèo đói lắm các em ạ !
(Hết tập 2,quay trở về Mục lục diễn đàn ,xem tiếp Tập 3)
<bài viết được chỉnh sửa lúc 29.07.2016 19:00:27 bởi Lương_Hiền >