< ĐỌC CHƠI cho VUI
Thay đổi trang: < 123 > >> | Trang 2 của 4 trang, bài viết từ 16 đến 30 trên tổng số 58 bài trong đề mục
dang son 07.10.2016 08:56:52 (permalink)
..
 
 
 
 
 
 
 
 












< VIẾT <


__________________________________________________ _____________________





Mở trang Web , thấy cái tựa bắt mắt là Mùi Tử Tế quá hấp dẫn và bắt mắt nên phải Đọc .



Thế nào là Mùi Tử Tế ? Có lẽ cái mùi ' tử tế " này phải có hương thơm như kiểu dạ tiệc với quần áo sang trọng ?

Đọc vài điều viết về ông nhà văn, nhà báo HĐ ấy , tôi đâm ra ngờ vực ở thiên chức của những kẻ làm báo ở một số bồi bút chẳng may có những cột xương sống quá dẻo như những tay đang cầm quyền bên quê nhà .

Mùi tử tế của chúng bc lên từ những cái bắt tay và vẻ mặt hồ hỡi sau khi ky xong những cái nghị định .

Mùi tử tế của chúng phát ra ngào ngạt để dấu nhẹm đi mùi tử khí lẫn mùi cá chết nơi chúng đang vơ + Vét . Để tránh mùi xú uế , chúng hẵn có nhiều cách như đeo khẩu trang chống ô nhiễm như dân lái xe đang đeo . Chúng có thể quay đi và bịt mũi nếu sợ tấm khẩu trang làm xấu mặt mày , khi đang mặc áo quan , đeo cà vạt ....




Chẳng ai còn lạ gì cái công thức lãnh đạo kiểu lèo lái xưa cũ ấy vì lịch sử là chuyện lập đi lập lại : Chia nhau những cái ghế quan trọng , nắm tay nhau đoàn kết để cùng có lợi và sau đó là bàn mưu kế để thanh trừng nhau .




( Để có thể làm dễ dàng những chuyện lách, lèo và lái ấy , phải vẫy tay gọi một số đầy tớ trí thức của nhân dân là dân làm báo , dúi vào tay vào miệng chúng một nắm bạc và dặn dò trên bàn tiệc : 


- Hãy tích cực hướng dẫn dư luận và đường lối của bác và đảng .


- Hãy tỏ ra là nhân dân và đảng chúng ta rất yêu quý hoà bình để giải quyết tất cả mọi chuyện với nước anh em TQ trên đường lối hoà bình .


- Hãy và ..... hãy ..... )






Sau những cái vân vân ấy là không khối gì thằng cong lưng múa bút .




Chúng viết nhanh, viết khỏe và viết mạnh vì biết rõ là thời gian không bao giờ chờ đợi chúng < Thời cơ và sự trục lợi của từng nhóm chỉ cho chúng vài cơ hội bằng vàng .




Chuyện mấy con cá chết sình là chuyện nhỏ vì thiếu dưỡng khí trong nước hoặc là bởi vì dân đi tắm biển đã tè bậy vào nước biển như lời vài vị quan đã tuyên bố . Chuyện bị ' ' Thôn Tính '' từ phương Bắc là chuyện đã biết, đã quen thuộc từ xưa kia rồi .




Chuyện bây giờ mới là đáng kể : Phải làm sao để cho dân chúng thấy nổ lực chống tham nhũng của chính quyền đang dâng cao và chứng tỏ được sự QUYẾT TÂM của đảng và nhà nước .




( Những thằng bồi bút vâng dạ và quay đi vì ngửi thấy mùi tử tế bốc lên ngào ngạt - Những thằng không biết ngửi mùi ân huệ tử tế ấy mà viết bài lếu láo phản động thì đi tù )






Kết quả :


Ngu dại và không thức thời thì chỉ việc đứng ủ rủ qua những song sắt và ngậm ngùi nhìn nước đang dâng lên ngập lụt các nẽo đường .




Phải chăng yêu nước là phải sắn quần, sắn áo lội nước ? Trong nước có đầy rác và xác cá ươn .




Người ta không bao giờ có thể sống ảo tưởng với những cái Mùi Tử Tế như thế mãi .
















đăng sơn.fr








...
 
 
 
 
 
#16
    dang son 09.10.2016 01:46:00 (permalink)
    .
     
     
     
     
     
     
     


    Không chốn nương thân-







    ... " 


    Chuyện là sau thời gian không có công việc, một người quen cho tôi thuê nhà mở hàng intenet tiền thuê trả sau. Nhưng lúc đó tôi không có tiền để mua dàn máy tính. Lúc vò đầu ngồi nghĩ cách xoay tiền, một người bạn mới quen gặp lần đầu thấy vậy nói.


    - Đéo gì phải nghĩ, mấy chục triệu tí em đưa cho anh vay. Giờ cứ vui đi đã.


    Lúc đứng dậy khỏi bàn nhậu, người đó đi ra ngân hàng rút 20 triệu đưa tôi. Cộng với 15 triệu vay của nhà vợ tôi cũng có được dàn vi tính cũ với 10 cái máy. Nhưng còn bàn ghế, còn vật dụng khác...đang lúc khó khăn thì thằng bạn thuở còn thanh niên ghé qua, nó cũng chả giàu có gì, rút phắt ra 5 triệu bảo ông cầm lấy, tôi cho ông gắng mà làm ăn. Phải nói thêm 2 thằng bạn này không hề quan tâm đến chính trị, chúng chỉ là người chăm chú làm ăn, có tiền thì đi làm từ thiện. Không phải thế lực thù địch nào, hiện cả hai vẫn sống ở Hà Nội trong cuộc sống mà chúng vẫn sống.


    Hàng internet mở khá đông khách, bởi sự nhanh nhạy đón ý khách hàng và khiếu nói chuyện trên trời dưới biển của tôi. Khách luôn phải chờ nhau, trong lúc chờ họ nói chuyện với tôi cũng thích. Thậm chí có máy trống họ bảo cứ bật tính giờ, còn họ nói chuyện với tôi nốt câu chuyện.


    Tôi chuyển nhà về đó ở, con tôi học trường mẫu giáo gần đó. Tôi nuôi một đôi gà chọi trống mái, tự mình hàn mấy cái giá sách. Có lẽ cuộc đời tôi đã an bình từ dạo đó. Sách, gà chọi, công việc tại chỗ, gia đình ở tại chỗ. Tất cả là những thứ dây neo đủ để cuộc đời tôi dù muốn bôn ba cũng khó mà dứt được dù chỉ một ngày. Thinh thoảng tôi có viết vài bài trên blog, nội dung bài viết lúc đó không có gì nặng nề lắm.Mức độ phê phán trong các bài viết của tôi hồi ấy có khi còn thua cả báo chí bây giờ.Có mấy bài bênh vực nhà thờ trong vụ cưỡng chế đất, mức độ bênh nhẹ nhàng kiểu thông cảm chia sẻ.


    Bỗng nhiên một hôm người chủ nhà hớt hải đến, anh ta nói rằng công an bảo anh ta chỗ tôi là hang ổ phản động, nếu còn cho tôi ở thì sẽ bị tịch thu nhà. Tôi nói không có chuyện đó, làm sao mà tịch thu nhà cho thuê. Hai hôm sau người chủ nhà cho tôi xem tin nhắn điện thoại của ai đó nhắn anh ta. Nội dung đe dọa việc chứa chấp gia đình tôi sẽ khiến anh ta chịu hậu quả.


    Tôi không muốn anh ta phải lo lắng, đêm đó tôi chuyển đồ về ở nhờ nhà vợ ở khu tập thể chật chội, cũ nát. Nắng nóng kinh người, mùa đông lạnh, mưa dột tứ tung.


    Hàng intener thuê người trông,thời gian sau khách vắng dần, máy hỏng. Hai con gà chọi thì bị bắt trộm, sách mục nát. Tôi xin đi làm ở một công ty trong khi hàng internet thu nhập kém cỏi. Bỗng nhiên công an đến công ty hỏi giám đốc về phòng cháy chữa cháy, về thuế, về hợp đồng hỏi mãi hỏi mãi đến khi vợ chồng giám đốc trẻ lo lắng , hoảng hốt không hiểu chuyện gì. Khi mà sự hốt hoảng thành sợ hãi cao độ, công an mới hỏi họ về tôi. Lúc đó họ mới ngã người. Tuy nhiên họ là người can đảm, cả hai vợ chồng không vì thế mà cho tôi nghỉ việc. Nhưng tôi cũng không muốn làm khó họ. Tôi về nhà, lúc này hàng internet đã tan hoang, máy bán thanh lý không nôi, chỉ có nước đem cho.


    Gia đình tôi trông chờ vào đồng lương ít ỏi của vợ. Chả hiểu sao vợ tôi tốt nghiệp đại học ngành tài chính loại tốt, đi làm ngân hàng bao lâu mà ngày lương chỉ thấy bằng người mới thử việc.


    Hàng ngày tôi ở nhà đưa con đi học, chiều đón về, nấu cơm làm việc nhà. Tôi, một thằng đàn ông khỏe mạnh, đầy sức sống đã trở thành một người nội trợ đảm đang. Thời gian rảnh tôi đọc những cuốn sách của nhà xuất bản Sự Thật ngày trước và sách của nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia sau này. ( Khi khám nhà, cơ quan an ninh điều tra của bộ công an đã ngỡ ngàng khi thấy tôi đọc những cuốn đó ). Tôi tình cờ thấy những mâu thuẫn. Ví dụ sách của đại tướng Văn Tiến Dũng thì nói - Trung Quốc muốn xâm chiếm, thôn tính ta để làm bàn đạp tiến xuống phương Nam gây ảnh hưởng áp đặt các nước trong khối Đông Nam Á. Nhưng cuốn tài liệu bồi dưỡng đảng viên trẻ sau này thì lại nói - các thế lực thù địch Phương Tây âm mưu muốn biến Việt Nam thành con đê để ngăn chặn sự phát triển của Trung Quốc xuống phía Nam, bởi thế chúng luôn muốn ta ( Việt Nam ) mâu thuẫn với Trung Quốc ....


    Tất nhiên thì ở thế hệ tôi, hình ảnh của Đại Tướng Văn Tiến Dũng và lời nói của ông đáng tin hơn mấy cuốn sách bồi dưỡng này nọ. Một thế hệ mà khi biết chữ lần đầu đọc những câu chuyện về bọn Hán gian,bọn bành trướng bá quyền Bắc Kinh, bọn giết đàn bà trẻ em 6 tỉnh biên giới rồi thả trôi sông Hồng để đe dọa dân Việt Nam....tất nhiên khó mà tin lời của cuốn tài liệu bồi dưỡng đảng viên trẻ hơn lời của một vị đại tướng.


    Tôi lờ mờ hiểu ra, tại sao bao nhiêu năm sau này, đại tướng Văn Tiến Dũng hầu như chẳng bao giờ được truyền thông nhà nước này nhắc đến. Gần như ông bị quên lãng.


    Quãng thời gian đó tôi nảy ra ý viết Đại Vệ Chí Dị, câu chuyện về nước Vệ, Tề thế nào thì bạn đọc đã hiểu, không cần nhắc ở đây.


    Còn câu chuyện thực tế là tôi ăn bám vợ, nợ nần bạn bè, một năm không mua quần áo cho mình. Thứ mà tôi sắm cho mình Tết năm ấy là đôi giày giả da, đế nhựa giá 180 nghìn ở cái hàng giày vỉa hè phố Đặng Văn Ngữ. Một lần tôi viết bài cho báo Đẹp, bài báo nói về thú chơi mô hình máy bay. Nhuận bút được 1, 2 triệu ( giá như tôi chăm viết dạng ăn chơi thế này thu nhập cũng ổn), tôi đưa con tôi đến phố Tạ Hiện, vào cái hàng đặc sản mà khi xưa bố tôi đã cho tôi ăn phở xào vì bố tôi trúng mánh mua được cây bút Parker ngòi vàng. Hai bố con tôi ăn chim quay, thật ra tôi chỉ ăn đầu chim và chân chim, phần lại nhường con. Thằng bé trên đường về bỗng thốt.


    - Hôm nay là ngày hạnh phúc của mình.


    Tôi hỏi sao con nói thế, cậu bé trả lời.


    - Vì ăn được món chim quay ngon nhất trên đời.


    Tôi nghẹn ngào, có lẽ tôi không phải là người bố tốt.


    Nhưng tôi còn có nhà vợ để ở nhờ, nhà vợ do ông vợ để lại. Ông vợ tôi là lão thành cách mạng tiền kháng chiến, ông về hưu với quân hàm đại tá. Có lẽ ngôi nhà tập thể cũ nát của vị lão thành cách mạng khó mà dọa thu hồi được. Nhờ thế dù lay lắt, nhưng tôi còn có chỗ dung thân. Đồng tiền có thể ít ỏi, nhưng có mái nhà trú thân rau cháo cũng qua bữa. Còn mái nhà để nương tựa, còn hy vọng kiếm tiền như các cụ nói an cư, lập nghiệp.


    Đấy chỉ là một lần sạt nghiệp, một lần chạy trốn, một lần chuyển nhà. Vậy những gì hôm nay mà vợ chồng kỹ sư Nguyễn Văn Thạnh phải đối đầu còn khủng khiếp hơn câu chuyện của tôi nhiều lần. Đó mới là những gì ta trông thấy. Đi đến đâu cũng bị xua đuổi, từ chối. Thậm chí xe chở đồ đạc gia đình đi trên đường cũng bị chặn giữ, khám xét và mang về đồn công an. Có lẽ những chất liệu bi đát mà vợ chồng kỹ sư Nguyễn Văn Thạnh đang chịu ngày hôm nay còn nhiều hơn và bi kịch hơn những chất liệu đã làm nên những tiểu thuyết bất hủ, những thước phim kinh điển về sự trốn chạy như Không Chốn Nương Thân, Giờ thứ 25, Lối Thoát Cuối Cùng...và phim của người đạo diễn tài hoa Yilmaz Guney của Thổ Nhĩ Kỳ về sự trốn chạy.


    Tôi căm phẫn khi đọc đoạn người vợ sống trong cảnh bị truy đuổi, phá hoại cuộc sống ở tác phẩm Lối Thoát Cuối Cùng của nhà văn người Rumani C.V Gheorghiu đã nhảy qua cửa sổ tự vẫn khi thấy công an hộ tịch đến gõ cửa đòi kiểm tra nhân khẩu.


    Hôm nay tôi lạnh người khi theo dõi những sự kiện truy bức mà vợ chồng kỹ sư Nguyễn Văn Thạnh đã chịu đựng. Biết nói thế nào,tại tôi đọc quá nhiều thôi. Tôi đã thấy sự khác nhau giữa nhà xuất bản Sự Thật và nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia để lòng khuấy động phai viết gì đó như Đại Vệ Chí Dị. Còn hôm nay đọc thấy sự giống nhau tàn bạo , thâm độc của những gì vợ chồng kỹ sư Nguyễn Văn Thạnh gặp phải với những tác phẩm truy đuổi cách đây hơn nửa thế kỷ.


    Tôi sẽ viết gì.? Khi tài năng của tôi có giới hạn. ''



    Trích bài của Người Buôn Gió .


     
    ______________________________________________________________________________________________
     
     


    Hãy để Gió cuốn đi .






    Gửi Gió .



    .. Tôi đã không mảy may biết em là AI !


    Chỉ vì một hôm tình cờ đọc bài người kia tải bài ' Con Dê Tế Thần ' có tên em viết nên tôi đọc và đọc để biết Con DÊ ấy là ai và hắn đã làm cái gì để bị tế ?!



    Tôi phải nói thật và huyệch toạc những điều tôi nghĩ về em sau 14 bài Con Dê Tế Thần- TXT - ấy :


    - 1 - Nghĩ là em ăn tiền của tổ chức cứu con Dê bắc kỳ ấy .

    - 2 - Nghĩ là em ăn đồng, chia đủ theo kiểu Giang Hồ . Tao chém , mày chém !

    - 3. Nghĩ là em đang mưu tính chuyện Hậu Xét



    Và tất cả 3 điều ấy chỉ là chuyện riêng của một người đọc và đọc rất Kỹ ...


    Và tôi vào Blog của Em để đọc trong vòng 4 giờ để tìm hiểu và biết em là Ai ? - Gió ?


    ---------------------









    Ngày hôm nọ, tình cờ trong cuộc nói chuyện ' nhảm ' về thời sự, có người anh lớn ở Hà Nội nhắc đến em, lúc em chưa qua xứ Đức .

    Tôi hỏi thăm kiểu tò mò :

    - Thằng bé ấy ra sao ? Nó là đầu gấu kiểu Hải Phòng ?

    - Tùy ! Nó lễ độ phải phép với ngườì lễ độ khi ngồi ở quán cà phê .



    Cà phê nơi HN có gì không phải phép và lễ độ - Em ?

    2 -







    Sau 4, 5 giờ ngồi đọc và ngấm nghĩ ở những chủ đề em Gió đã viết, anh để ý ở bài ' Hậu TXT có câu em khuyên hắn hãy ngồi yên kiểu Án Binh Bất Động và có đoạn viết nhắn là em coi hắn như Tri Kỷ .


    Anh đau lòng và thấy TIẾC cho những công trình viết lách của em !


    Tại sao em để một lỗ HỞ quá to lớn như thế chứ ?


    Từ miền đất của bạo quyền, em đã chống chúng từ những bài viết mà bây giờ em lại gọi một thằng quan lớn đào thoát là Try Kỷ ? Và em ' có vẻ bênh vực hắn ' ?





    3.



    Ngày mai kia - Thằng con của em lớn khôn ở xứ mang tên Dân Chủ . Nó - nếu biết rành Việt Ngữ < Ngày ấy , nếu em Gió đã xanh mồ , xanh cỏ < Lỡ chẳng may , nó gào lên để hỏi bố :

    - Bố ơi ! Sao bố nỡ gọi một thằng quan liêu là ' tri kỷ ' ?






    Linh hồn Gió, nếu còn lảng vảng ở cái xứ đã hết đọa dầy, hết chiến tranh, hết ô nhiễm sinh thái , hồn bố bay về giữa nhang khói sẽ trả lời ra sao ?

    <




    -Gió này !




    Bây giờ em và anh ( chúng mình) còn sống sót . Anh mong em hãy cẩn thận khi quá đà say sưa VIẾT trong hoài bảo cách mạng . Chữ nghĩa phải là sự cân nhắc ( dẫu là viết khi cảm hứng thủy tirều lên đến cực độ - 1 ngàn DLV - 2000 Cam đang rình mò chúng ta ở hình ảnh khu đẳng cấm N G ở Sài Gòn đang ngập nước mưa và những bài nhạc rock giả dạng giọng thằng oắc con ĐVH châm biếm .. )

    Kệ mẹ nó đi em !




    ......



    Du đãng , cựu giang hồ như em , như anh - Chẳng là cái thá gì . Try Kỷ không phải là cái thằng đang trốn chui và nhây nhây kiểu chống án của em .

    Hãy cẩn thận với danh từ TRI KỶ (- em trai - )

    Tri Kỷ không mang tiền qua đầu tư địa ốc ở xứ Ngụy Quyền và lấy guốc tịch của cái xứ khỉ ho gà gáy .

    Tri Kỷ không thể làm bẩn gót chân của một kẻ lãnh học bỗng đi học viết văn của cái xứ văn minh và dân quyền .

    Hãy tập trung tinh thần để VIẾT đi em !





    Viết và Viết tất cả bằng nỗi thiên tâm còn sót lại ở lương tri .














    đăng sơn.fr

     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
    #17
      dang son 13.10.2016 01:22:36 (permalink)
      .


      Tuấn Khanh viết :



      .. " Buổi chiều tháng Tư, nhạc sĩ Bảo Chấn ngó mông lung ra con đường, chép miệng: “mới còn hẹn nhau ngồi cà phê, vậy mà chưa gặp, ảnh đã đi”.

      Đó là khi ông hay tin nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 rời bỏ cuộc chơi trần gian. Tin loan đi, gõ cửa nhà từng người quen, như nhắc vòng quay của vũ trụ vừa điểm, vừa xướng tên một người. Sớm mai chớp mắt, bất ngờ thời gian sững lại, báo tin rằng giọng nói ấy, ngón đàn ấy nay đã là thiên thu.

      Đã hơn 40 năm, kể từ cuộc hợp tan định mệnh của hàng triệu người. Rất nhiều danh tài văn nghệ của Việt Nam đã ra đi. Nhà văn Thận Nhiên một buổi sáng ngồi nghe lại tiếng hát Duy Quang, bỗng giật mình kêu lên “ôi, có phải chúng ta đang sống với những người đã khuất. Âm nhạc, văn chương… rất nhiều thứ chung quanh chúng ta chỉ là những ký ức dội về”. Nghĩ cũng lạ lùng thật. Mới đây thôi, tiếng đàn của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 còn vang trong chương trình riêng trên truyền hình, tiếng thở dài của ông về một nền văn nghệ thiếu chiều sâu đang còn gây tranh cãi, đột ngột giờ chỉ còn là kỷ niệm.

      Giới văn nghệ hay ngồi lại với nhau, nói đùa rằng nếu có một thế giới khác để đến, nơi đó các gương mặt sáng chói của Việt Nam đang tập hợp đông đủ và vui vầy biết bao nhiêu. Trần gian hơn 40 năm, nơi hàng ghế đợi của nhà ga chờ những chuyến đi cuối của đời, mỗi ngày lại càng vắng thưa người, nhạt nhẽo hơn, cô đơn hơn. Có khi nào bạn tự hỏi nơi ấy neverland – vùng miên viễn – nơi có đủ Phạm Duy, Trịnh Công Sơn, Văn Cao, Lê Hựu Hà, Nguyễn Trung Cang, Hoàng Thi Thơ, Y Vân, Duy Khánh, Ngọc Lan, Duy Quang, Trần Thiện Thanh… họ đang làm gì? Ca hát, hay vẫn còn tiếc nuối cho những gì chưa làm được?

      Vài năm trước, quán cà phê nhỏ trên đường Trần Quý Cáp (cũ), quận 3, nơi vẫn hay tề tựu những người quen thuộc như nhạc sĩ Hoàng Trang, Thanh Sơn, Mặc Thế Nhân, Hàn Châu, Tòng Sơn… nơi đó các cuộc chuyện trò luôn rôm rả về thời trai trẻ yêu đương và các ngã đường định mệnh lúc khói súng còn khét nồng trên quê hương. Những mái tóc bạc kề nhau, như vẫn còn đầy những khao khát. Ấy vậy mà nhanh quá. Từng người ra đi. Như những giòng sông nhỏ im lặng chảy dần về quy lộ.

      Một ngày chợt vắng nhạc sĩ Thanh Sơn, rồi một ngày vắng cả nhạc sĩ Hoàng Trang. Chiếc bàn quen đột nhiên lặng lẽ, thưa dần. Những người quen ngại đến hơn vì sợ nhắc lại những khoảnh khắc còn nhìn nhau ngỡ như mới hôm qua ấy. Nhạc sĩ Mặc Thế Nhân gọi điện cho bạn bè, thở dài mỗi khi nghe tin nghe ai đó ra đi “lại thêm một người bỏ cuộc ha, không biết chừng nào tới tui”. Vuốt mái tóc bạc bồng bềnh, tác giả của Cho vừa lòng em, Tương tư 4… nhìn đăm chiêu vào ánh nắng hoàng hôn. Khó mà biết rằng ông đang phân vân tiếc nuối nơi chốn này hay mơ về một nơi sẽ đến, như câu thơ của Bùi Giáng.

      Ngày sẽ hết tôi sẽ không ở lại 

      Tôi sẽ đi và chưa biết đi đâu 

      Có lần, sau khi dự đám tang của nhạc sĩ Hoàng Trang về, gia đình của ông gọi vào điện thoại, nói sao tôi viết vào sổ tang nghe sợ quá. Nội dung đó là vầy :”Hẹn chú bữa khác cà phê nhé, giữ trước giùm con một chỗ”. Hiền thê của nhạc sĩ Hoàng Trang nói bà lạnh sống lưng khi đọc lại, và nói tôi có muốn bà bỏ trang viết đó không. Tôi cười, sợ gì nữa, chúng ta? Thật ra, sớm hay muộn gì thì chúng ta, kẻ xấu người tốt gì rồi cũng về đến điểm hẹn. Hẹn với nhau trước để không phải lạc lối nhìn mặt những kẻ tệ hại lúc sinh thời, có phải là sẽ vui hơn? 

      Sau năm 1975, đất nước được gọi là liền một dãi, nhưng những con người văn nghệ ở hai đầu nước Việt đứng nhìn nhau rất bỡ ngỡ, lạ lùng. Chia cắt lâu quá nên để hiểu được nhau, thấu được lòng nhau có khi mất cả hàng thập niên nữa. Với nhiều người từ miền Bắc, không phải dễ dàng nhận ra những câu thơ như trẻ con của Bùi Giáng là tuệ giác. Với nhiều người miền Nam, không phải nhanh mà cảm nhận được sự trằn trọc trong thơ Việt Phương về đồng hồ Liên Xô và mặt trăng Trung Quốc.

      Sau năm 1975, không phải nhạc sĩ nào của miền Nam cũng bắt nhịp được lại với nghề nghiệp của mình suôn sẻ. Có những người ngần ngại với thời cuộc, có những người vấp phải những hàng rào ác cảm chính trị của một hệ thống cầm quyền mới… mà thậm chí gần 20 năm sau mới có thể viết ra thêm được một bài hát mới. Lại có những người ra đi tìm tự do, dù không vướng bận điều gì trong tâm cảm, nhưng lại không thể dựng lại nỗi hồn mình. Như trong bài Không tiếng, nhà thơ Mai Thảo từng thở dài.
      Sớm ra đi sớm hoa không biết 

      Đêm trở về đêm cành không hay 

      Vầng trăng đôi lúc tìm ra dấu 

      Nơi góc tường in cái bóng gầy. 

      Vài năm trước khi ra đi, nhạc sĩ Lê Hựu Hà ngồi ở sân nhà, đàn và hát bài Ngỡ đâu tình đã quên mình, rồi cười nói rằng lâu lắm, ông mới thấy mình như sống lại với âm nhạc. Mất một khoảng thời gian dài, như một người dè dặt đặt chân xuống vùng đất mới, rất nhiều bài hát ông viết nửa chừng, hoặc viết xong cười buồn, vo lại ném đi. “Nghe đâu phải là anh”, nhạc sĩ Lê Hựu Hà nói, trong một buổi chiều nắng rực rỡ ấy.

      Một bước ngoặt mới trong đời xuất hiện. Nhiều nhạc sĩ ở miền Nam nói mình sẽ cố gắng “hội nhập” một cuộc sống mới vậy. Họ đã thật sự cố gắng biết bao. Trịnh Công Sơn viết Em ở nông trường, em ra biên giới. Bảo Chấn viết Bài ca chưa viết hết lời. Quốc Dũng thì viết Quê hương, tình yêu, tuổi trẻ. Trần Thiện Thanh viết Chiếc áo Bà ba. Lê Hựu Hà viết Hát về cuộc sống hôm nay và ngày mai… thế nhưng việc nhích lại gần cuộc đời trước mặt, “hội nhập” đã từng rất đỗi nhiêu khê. Họ đến, có người được tạm lưu dung, có người bị xô ra một cách lạnh lùng.

      Hơn 40 năm ấy, trong những bước mà con người cố “nhích lại gần nhau”, không phải ai cũng đã đi trọn được đời mình với dăm ba nốt nhạc. Văn nghệ miền Nam bị tước mất linh hồn tự do của mình đã mất nhiều ngày dừng chân trên vỉa hè nghe ngóng. Những ngày tháng ấy bolero còn bị coi là đứa con lạc loài của nhạc Việt, những quy luật không có văn bản chỉ cho phép 30% bài hát trước 75, và 70% bài hát thì phải là sáng tác mới. Nhân thân thì phải “cơ bản và rõ ràng” khi nộp đơn duyệt xin phát hành một CD. “Âm nhạc thôi mà”, nhạc sĩ Thanh Sơn từng lắc đầu, mệt mỏi nói, trong lúc sinh thời, những lúc nối lại sự nghiệp. Xấp bài hát mới của ông từng bị Phó Giám đốc Sở VHTT vứt qua một bên, xẳng giọng “sao cứ dùng lại bài vở của những loại người như vầy”. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn thì ngồi dưới gốc cây lớn ở sân Hội Âm nhạc TP, cứ trầm ngâm khi biết nguyện vọng tái bản toàn bộ Ca khúc Da vàng nhưng không được phản hồi, dù qua hai đời Bộ trưởng Văn hóa.
      Cuộc sống rồi dần dần mở ra. Bất chấp những kẻ có quyền cứ cố đóng lại. Thời cuộc rồi cũng thay đổi, dù chậm chạp. Và những điều khó tin lại đến. Bolero giờ đây xuất trên cả trên sóng truyền hình toàn quốc. Phạm Duy hay Khánh Ly đã trở về và hát những bài trong tâm tưởng của người yêu nhạc. Mất non nửa thế kỷ, nhưng dẫu sao, có còn hơn không – có còn hơn không, Nguyễn Tất Nhiên từng mơ hồ tiên tri.

      Người Đức có câu nói rất hay “Mỗi người già là một thư viện”. Khi một người già ra đi. Chúng ta lại mất một thư viện, mất một không gian vĩ đại bí mật, nếu chúng ta không được trao quyền thừa kế.

      Hơn 40 năm, con người mãi miết chạy lại gần nhau, bất chấp chính trị, bất chấp rào cản về kẻ thắng người thua. Cuộc chạy khôn cùng và nhọc nhằn để nắm lấy bàn tay nhau, như để hoàn thiện bức tranh đất nước đã liền một dãi, im tiếng súng nhưng chưa bao giờ thật sự hoà bình. Nhiều thư viện quý giá của âm nhạc, văn chương… của nền văn hoá vàng son miền Nam vẫn phải đóng cửa, ngậm ngùi. Nhiều thư viện khép lại mà không có di cảo nào gửi lại được cho hậu thế.

      Sau khi nhạc sĩ Nguyễn Anh 9 vẫy tay chào và lên chuyến tàu đi về phía neverland. Mọi thứ trống trãi nhắc chúng ta đã mất thật nhiều thời gian của nhau để hàn gắn vô vọng, để có thể cùng vinh danh những tinh hoa Việt bất phân đỏ vàng trên đất nước này. Thời gian thinh lặng với những tàng thư cô đơn một cách đáng buồn. Những tàng thư bị bao vây, giam cầm bởi tư duy cộng sản chiến thắng. Ký ức của thời hòa bình, sao vẫn đầy mất mát.

      À không, trước khi ra đi, nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 có để lại lời nhắc. Rằng cuộc sống hôm nay âm nhạc đang nhạt nhẽo dần. Một nền văn nghệ người Việt đang hời hợt và sẽ dễ bị lãng quên. Một nền văn minh thế kỷ 20 của người Việt bị bóp, nặn thành quảng trường phục vụ tuyên truyền tư tưởng cộng sản. Lời nhắc để chúng ta không quá muộn màng và nhận ra khoảng trống vô cùng ấy. Những thư viện quý giá xưa cũ đã đóng cửa. Nhưng các thư viện mới thì chưa có, hoặc chỉ chứa toàn điều vô bổ. Non nửa thế kỷ, người Việt có còn dịp dừng lại để chiêm nghiệm về những gì đã mất, lặng nghe về một thời đã mất





      ( Lặng nghe thời gian đã mất )











       
       
       
       
      #18
        dang son 13.10.2016 01:26:31 (permalink)
        .
         
         
         

        Thư
        Gửi Anh -



        ____________________________________________________




        Đêm qua, sau khi đọc blog và thư cuả NBG, và có cái link chuyển đến bài viết mang tên ' Lặng nghe thời gian đã mất ' của anh .

        Ngồi yên tĩnh đọc để hiểu tâm tình của anh - bỗng ngậm ngùi .


        Mắt đọc lại dòng chữ :

        " Hơn 40 năm, con người mãi miết chạy lại gần nhau, bất chấp chính trị, bất chấp rào cản về kẻ thắng người thua. Cuộc chạy khôn cùng và nhọc nhằn để nắm lấy bàn tay nhau, như để hoàn thiện bức tranh đất nước đã liền một dãi, im tiếng súng nhưng chưa bao giờ thật sự hoà bình. Nhiều thư viện quý giá của âm nhạc, văn chương… của nền văn hoá vàng son miền Nam vẫn phải đóng cửa, ngậm ngùi. Nhiều thư viện khép lại mà không có di cảo nào gửi lại được cho hậu thế ".


        Tôi cố gắng không nghĩ đến chữ THẢM HỌA vì theo chiêu thức LẠC QUAN như đã học để không tự dìm mình xuống vực thẩm của ý nghĩ và không thể nào vươn lên .


        Làm nào để vươn lên khi từ những đường dẫn vào You tube để thấy một hình ảnh , một trong những bài hát của hiện tượng Lệ Rơi và sau này là một Tùng Sơn với những chương trình thi ca hát kiểu Tìm Kiếm Tài Năng nhại lại của Âu Mỹ ?


        Làm thế nào để vươn lên một tầm văn hóa và lợi dụng tầm văn hóa để cải thiện những tầm nhìn khi thấy trên những cái ghế Nóng ấy là những giám khảo loại Siêu Sao Thu Minh, Hoài Linh, Băng Kiều và một vài loại " nghệ sĩ " đã nhăn mặt nhưng vẫn phải đi theo một loại kịch bản để chấm giải theo cách gợi mồi và bán buôn khi chọn những điều quái dị và khả ố theo diện BỪA ?



        Ở thời văn hóa giải trí trong dạng văn hóa rác - Người ta cần gì ? Và người ngồi nhìn để giải trí kiểu văn hóa rác cần gì sau những màn quảng cáo bán hàng ? 
        Siêu sao miền bắc < Lệ Rơi và kiểu như Tòng Sơn cùng những cái link bám víu trình chiếu những cô hot girls cho chúng ta thấy và nhìn nhận được điều gì dưới một tiến độ tạm gọi là văn minh ?

        ( Chẳng lẽ chúng ta phải ngồi chịu trận xem những màn ở YT khi thấy , khi nghe Hot girl mặc máy ngắn , áo đỏ chửi thề tục tằn rất hạ đẳng để câu Like ở những tài khoản Rác Văn Hóa ? )




        Đọc những gì anh viết , anh sẽ có bao nhiêu dấu Like ở Blog hoặc là ở FB của anh ?




        Tôi nản chí và đang đặt lại vấn đề khi ngày hôm nọ đọc một bài thơ của một nhà thơ kiểu mới ở một diễn đàn học thức :



        < Nguyên Văn :


        '' ... 
        Profile of a flea-market salesman:


        bán chợ trời lâu năm,
        chán ngấy,
        mà cái mộng làm za(ng sỹ chưa thành,
        vì ngày ngày phải bán chợ trời,
        để nuôi con động vật hai vú,
        ...


        uất lắm rồi !
        đời trai chỉ có quanh quẩn mời chào,
        mấy cái đồng nát, chai bể,
        hay sao ???


        có hôm,
        chúng đến hàng mà lật cái này,
        lục cái nọ,
        sau rồi trả giá bèo mà còn chửi là,
        mấy cái đồ thổ tả không ai cần,


        giận quá nên gõ trên keyboard, 


        chấm chấm,
        muốn chửi cho chúng tan xác ra,
        cho chúng lộn thổ,


        nhưng viết như thế thì không chừng,
        bị kéo tai, nắm cổ, đá đít ra khỏi diễn đàn thì sao!!!


        nên chỉ chấm chấm thôi,


        sau rồi, 
        ngồi đuổi ruồi lâu quá,
        ziết một vài câu không đầu, 
        không đuôi,
        tự thấy mình viết hay như zăng sỡi,


        thích lắm,


        rồi chúng lại đến,
        nhòm ngó mấy món hàng ... thổ tả của mình,
        mà không thèm trả giá,
        giận qúa,
        cho keyboard ăn ... đòn,
        thế là cứ đếm đầu chúng mà cho xuống ... hàng !!!


        đấy thế, 
        chỉ có mình ta và trời mới biết mình muốn gì,
        nhân gian kém cỏi lắm,
        không đoán được đâu,


        ...




        làm như thế lâu ngày cũng chán,
        nên phát minh ra một thằng ngợm,
        (đội mũ mặc áo giấy và băng cấp ... ma)


        mà đi dậy thiên hạ ziết ... zăn,
        dậy thiên hạ yêu ... nước!!!
        dậy thiên hạ nhiều cái mất ... dậy!!!


        thằng ngợm này cũng được việc ra phết,
        thích thì mình (tự) khen,
        hôm nào bực mình,
        chửi cho nó một phát cho ra vẻ mình là ... thông thái,
        rồi khai .. tử cho nó,


        thế rồi ta lại khai sinh thằng khác,
        chẳng ai đoán được, chẳng ai biết,
        thế mói tài,






        còn hôm nào, 
        có hứng ...
        viết chiện tình ... ứớt áo,
        (ủa sao lại zăng lên ... áo ???)


        một ... tay,


        tại sao chỉ gõ keyboard một ... tay ???


        một ... tay gõ keyboard mới bị ướt áo chứ,
        còn không dễ dầu gì mà ... ướt áo!!!


        ( Tác giả HG - USA )

        .



        Thấy lạ và buồn cười như lúc xem Lệ Rơi và cái gả mới ra lò đang được nhiều dấu Like ấy và chợt lợm giọng như dân quê Hà Tĩnh bị bùa ô nhiễm Formosa .


        Chẳng biết anh nghĩ sao - Riêng tôi , tôi thấy buồn cười cho kiểu chữ không có nghĩa như thế .
        Đọc như lúc xem đại khái kiểu hề rẻ tiền từ cụm từ văn hóa của Dư Luận Viên , như đã có lần NBG Hiếu viết ở blog cho những dư luận viên loại hạ đẳng .


        Chúng là ai ? Và chúng đã diễn đạt gì ở cụm chữ không đầu không đuôi ấy ? Chúng ăn bao nhiêu tiền của chế độ ấy sau bao nhiêu năm rình rập ?


        ...



        Anh !



        Đọc lại những gì anh đã viết lại thấy buồn .
        Buồn vì sau 40 năm dưới một thể chế , có nhũng kẻ suốt đời không thể hiểu được thế nào là văn hóa để rác rưởi theo mùi cá chết nổi lềnh bềnh .



        Cho đến khi nào, người ta mới hiểu được thế nào là tình người, tình văn hóa ở một nơi tạm gọi là đất lành chim đậu ?


        ( Có những loài chim lạc cánh và lạc hướng - Và vĩnh viễn là chúng không biết bay về đâu . Cả một khoảng trời đầy nhang khói và u ám trong một tâm tưởng có điều ô nhục như những gì đang thấy ở những kẻ còng lưng suốt đời chịu phận nô lệ tôi đòi )



        Tội !




        đăng sơn.fr















        ( )



         
         
         
         
         
         
        #19
          dang son 13.10.2016 23:13:54 (permalink)
          ....
           
           


          10 hay là 100 ?

          ____________________________________________________

           
           
           

          Chuyện nhỏ thôi khi vào lúc 12 giờ trưa, gần xong việc làm , anh gọi :

          -  Đừng viết cay quá ! Chúng đang rình mò mình đó .
              - Chúng là ai, anh ?
           
          - .. Là những Dư Luận Viên đang cài vào những diễn đàn ; Chúng đã đập em  .
           
           
           Và anh đọc lại câu thơ không giống khỉ, không giống ai :

            " ...làm như thế lâu ngày cũng chán,
          nên phát minh ra một thằng ngợm,
          (đội mũ mặc áo giấy và băng cấp ... ma)


          mà đi dậy thiên hạ ziết ... zăn,
          dậy thiên hạ yêu ... nước!!!
          dậy thiên hạ nhiều cái mất ... dậy!!!... " 
           
           
           haha !  Vậy sao ?
           
              - Vậy thì phải nên viết sao , anh ?
           
          - Thì chú mày viết kiểu  hiền hiền  như Tuấn Khanh được không ?
           
              
           
            - Em không phải là anh chàng ấy đang ở trong rọ của chúng . Em đang múa bút bên  xứ an lành mà .
           
          - Chú mà  bò về bên ấy, bảo đảm là chúng sẽ tìm cách tóm chú . Đổi ngay cái IP đi, chú em !
           
          -...  Ok - Anh yên tâm .

               Anh lải nhải thêm vài câu với thằng em rồi anh cúp máy . 
              Ngồi ngẫm nghĩ thấy teo teo như cái thời chạy như vịt để leo lên máy  bay , nhìn xuống dưới đất cứ sợ chúng đuổi theo kéo lại ! 
            
              Teo ! 
            
               Teo là phải rồi . Chúng nó đông quá ! Chúng đêm ngày rình rập  như kẻ thù phương Bắc đang lấn từng tấc đất . Chúng đã đẩy biết bao cảnh dân chài mất biển, mất sự sinh sống, như  những tế bào ung thư trên từng khúc cá, miếng thịt tren mâm cơm   . Chúng ra chỉ thị made in Phản Động .
           
           Chúng .....
          Chúng như những dấu chấm, dấu phẩy đang tung hoành ở những chỉ số thu hoạch địa ốc bên USA khi tẩu tán tài sản  , khi đào thoát , khi đưa con cháu sang giả dạng học hành lấy bằng cấp ..
              Chúng mị và LỪA ở những chương trình văn hóa rác ... 
             Chúng ra thông báo về Việt Tân khủng bố - Chúng bắt giam những blogers đang tranh đấu cho quyền làm người và quyền SỐNG  . Chúng  nó như sâu đục khoét từng mảnh óc mang tên chất đen, chất xám .
           
           Chúng , có thể là những tên giả danh , giả dạng trí thức, trí ngủ và ru ngủ bằng những cung cách rẻ tiền của loại DLV  hạ đẳng và chúng là CHÚNG .
           
           Chúng có thể làm chúng ta teo và sợ hãi khôn lường khi chúng ta đang ở những xứ cơm no bò cưối . Chúng có thể nhào lặn vào tận cùng những thất vọng đau buồn của chúng ta sau khi chúng ta nhăn mặt trả thuế bên này .
           
           
           Chúng là AI ?
           
          Chúng thấy ngứa mắt với những bài viết cuả những Blogers phản kháng . Chúng mất ăn , mất ngủ với tấm bảng viết : Chúng tôi muốn BIẾT - Và chúng tôi muốn nhân quyền .
           
           Chúng không cần biết thế nào là nhân quyền và dân quyền ở những cái ghế NÓNG  của chúng .
           Chúng như  những Trịnh Xuân Thanh  như con dê , như những động vật 2 chân và dấu nhẹm cái đuôi chồn  ! Chúng đuổi Mỹ và lại rước Mỹ về để trả giá . Chúng rước vị tổng thống Pháp sang và ghi cái bảng khỉ gió theo  ngôn từ của chúng . Chúng lẫn lộn với nước ngọt và nước biển từ miền thượng du .
           
           
           Chúng cần dùng những kẻ ghiền sự mê muội và chúng mặc nhiên thanh toán nhau và chúng  dùng những tay nhà báo kiểu cong lưng và hèn hạ để hòng  bưng bít .
           

          Lời Kết :



          _____________________________________________________________





          Viết kiểu hiền hiền hay viết kiểu dữ dằn du côn không còn là điều quan trọng .



          Viết kiểu như Bác ta ngày xưa viết ra vẻ : - Viết cho người mù đọc ( Ý nói là sự tỉnh thức )



          A ha !
          Phải rồi -

          Có những kẻ mù lòa mà sáng ở tâm thức khi nhờ người sáng đọc giúp mình .

          Nhưng ...

          Có những kẻ sáng mắt vẫn muôn đời chịu cảnh mù loà .



          Vậy thì sao ?






          đăng sơn.fr





              
           
           
             
           
           
             
           
           
           
           
           
           

           
           
           
           
          <bài viết được chỉnh sửa lúc 14.10.2016 01:00:38 bởi dang son >
          #20
            dang son 14.10.2016 02:46:00 (permalink)
            .
             
             
             
             
             
            N .






            Làm thơ đi
            Thơ tình biệt dạng - biệt ly
            Viết văn đi
            Viết những bức thư tình dài và oái oăm nhất thế kỷ
            ( Để có thể tạm quên quê hương đang đọa đày
            Ở những chương trình nhại lại từ bên kia thế giới  )


            Và thảm họa đang ập xuống nơi quê mẹ, quê cha
            ( Làm thơ như những tên vô loại cong xương sống )
            Chúng sẽ vui mừng nhảy nhót như lúc mưa lũ tràn về khu phố
            Chúng sẽ nhảy nhót và hát bài quang vinh để cúi đầu chịu nhục từ giặc nơi phương Bắc
            Chúng sẽ có thêm hàng chục nhà máy để diệt cá nơi mình đang sinh sống )


            Làm thơ tình, viết chuyện tình đi - Hỡi nhau ơi .






            đăng sơn.fr
             
             
             
             
            .
            <bài viết được chỉnh sửa lúc 14.10.2016 02:47:01 bởi dang son >
            #21
              dang son 14.10.2016 21:42:46 (permalink)
              .
               
               
               
               
               
               
               


              Những người còn rất trẻ ở Hồng Kông


              < Mạnh Kim
              Theo FB Mạnh Kim 





              .

              “Các người có thể xiềng xích tôi, các người có thể tra tấn tôi, các người thậm chí có thể tàn phá cơ thể này nhưng các người không bao giờ có thể cầm tù được tâm hồn tôi” – thay vì đọc lời tuyên thệ cho kỳ họp Hội đồng lập pháp Hong Kong (Legco), hôm nay, 12-10-2016, tân nghị viên Nathan Law Kwun-chung, 23 tuổi, đã phát biểu như vậy (dẫn lại lời Mahatma Gandhi). Nathan Law, một trong những thủ lĩnh Phong trào Dù Vàng 2014, từng là tổng thư ký Liên đoàn Sinh viên sau 79 ngày Hong Kong sục sôi với chiến dịch Dù Vàng. Cậu cũng là một trong 5 thủ lĩnh sinh viên ngồi trên bàn đàm phán mặt đối mặt với đại diện chính quyền Hong Kong. Tháng 4-2016, Nathan Law cùng một số bạn, trong đó có Joshua Wong Chi-fung (Hoàng Chi Phong) thành lập đảng Demosisto…

              Vài phút trước tuyên bố đanh thép của Nathan Law, nghị viên trẻ Sixtus “Baggio” Leung Chung-hang, 30 tuổi, thành viên đảng Youngspiration, cũng gây sốc khi quấn băngrôn xanh ghi hàng chữ “Hong Kong không phải Trung Quốc”. Và thay vì nói “Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”, Sixtus Leung nói “Cộng hòa Nhân dân Tàu Chệt” (tạm dịch từ chữ “Shina”, từ miệt thị Trung Quốc trong tiếng Nhật). Trong khi đó, tân nghị viên Yau Wai-ching, 25 tuổi, cũng thuộc đảng Youngspiration, nói rằng cô ủng hộ Hong Kong độc lập khỏi Trung Quốc và từ chối tuyên bố trung thành với Bắc Kinh. “Tôi, Yau Wai-ching, trang trọng thề rằng tôi sẽ trung thực và trung thành với tổ quốc Hong Kong và sẽ cố gắng hết sức để bảo vệ và che chở cho những giá trị Hong Kong”. Được yêu cầu phải tuyên thệ đúng, Yau Wai-ching sửa lại rằng cô sẽ trung thành với “đặc khu Hong Kong thuộc Cộng hòa Nhân dân chó chết Tàu Chệt” (tạm dịch từ “People’s Re****ing of Shina”).






              Eddie Chu Hoi-dick, 38 tuổi, một tân nghị viên khác, đọc đúng bản tuyên thệ nhưng ở phần cuối lại thêm câu: “Dân chủ và tự quyết. Chuyên chế sẽ chết!”. Eddie Chu không là gương mặt mới trong phong trào dân chủ Hong Kong. Năm 2006, anh từng tham gia chiến dịch cứu cầu tàu Star Ferry và sau đó là cầu tàu Queens trước nguy cơ hai di tích lịch sử này bị xóa xổ để làm đường. Chu, tốt nghiệp Đại học Trung Quốc Hong Kong (Chinese University of Hong Kong), từng là thông tín viên quốc tế của tờ Minh Báo, từng đến Pakistan, Afghanistan và Iran. Sau vụ cầu tàu Queens, Eddie Chu thực hiện một chiến dịch lớn hơn chống lại dự án đường xe lửa cao tốc xuyên biên giới với kế hoạch xóa sổ nhà ở của hơn 100 gia đình tại làng Tsoi Yuen ở Yuen Long…

              Cần nhắc lại, cuộc bầu cử Legco (4-9-2016) thu hút hơn 2 triệu cử tri (chiếm gần 60% cử tri đăng ký) với sự tham gia nhiều đảng mới do các chính trị gia trẻ tuổi thành lập. Sonny Shiu-Hing Lo, giáo sư Viện giáo dục Hong Kong, tác giả quyển “Hong Kong’s Indigenous Democracy”, nói rằng, một chương mới đã mở ra cho chính trị Hong Kong khi ngày càng có nhiều thủ lĩnh trẻ mang khuynh hướng cấp tiến và chống đối mạnh mẽ sự lệ thuộc Trung Quốc. “Cuộc bầu cử này cho thấy một sự thay đổi thế hệ trong phong trào ủng hộ dân chủ” - Sonny Shiu-Hing Lo nói. “Không chỉ chiến thuật của thế hệ mới này là mới mẻ mà ý tưởng của họ cũng mới mẻ. Vì thế, có thể thấy Bắc Kinh sẽ phải nhức đầu. Bắc Kinh không thể áp dụng các chiến thuật cũ chẳng hạn đồng hóa để nói chuyện với thế hệ dân chủ mới này, bên trong cũng như bên ngoài Legco” - Sonny Shiu-Hing Lo nhận định tiếp.

              Jason Ng, tác giả quyển “Umbrellas in Bloom”, dự báo sự xuất hiện của những cuộc trình diễn “pháo hoa chính trị”, khi mà những người trẻ tuổi có thiên hướng chính trị cao đã giành lấy tấm áo choàng từ những nhân vật dân chủ chính quy truyền thống được biết dưới cái tên “nhóm những nhà ủng hộ dân chủ” (pan-democrat – “phiếm dân chủ phái”). Cần nói thêm, nhóm “pan-democrat” là những nhà hoạt động thoát thai từ các phong trào thanh niên từ thập niên 1970. “Muốn hay không, “pan-democrat” cũng phải thấy rằng một sự chuyển giao thế hệ đang hình thành” - Jason Ng nói. Khác biệt giữa “pan-democrat” với những nhà dân chủ trẻ hiện nay là thế hệ trẻ sẵn sàng “chơi liều cao” và "đô mạnh", dám phá vỡ nguyên tắc truyền thống để đòi hỏi một nền dân chủ rộng mở hơn và đặc biệt phải độc lập với sự cai trị từ Bắc Kinh. Nếu cần đối đầu với bạo lực đàn áp từ Bắc Kinh, họ luôn sẵn sàng.

              Họ đã thể hiện điều đó rồi, vào hôm nay, trong phiên tuyên thệ. Chưa bao giờ trong lịch sử Legco lại có một buổi tuyên thệ như thế!

              (Shina viết theo kanji là 支那, có lẽ dịch là "Tàu Chệt"? Xin các vị giỏi tiếng Hoa và tiếng Nhật chỉ giúp)
              La to “độc tài, độc tài”, các nghị viên trẻ Hong Kong đã làm náo động… Bắc Kinh sáng nay 



















              ------
               
               
               
               
               
              #22
                dang son 14.10.2016 21:47:15 (permalink)
                .
                 
                 

                Những Người Trẻ tại Việt Nam ?


                __________________________________________________ ____



                Đọc xong bản tin nói về những người trẻ bên xứ có người biết dẫn đầu để đứng lên tranh đấu đòi dân quyền, dân chủ trước áp lực của bọn bá quyền Phương Bắc, mình cảm phục và cảm thấy buồn . Buồn trong một chốc lát ủy mị .



                --- 

                Còn nhớ gần cuối tháng 5 , 2016 về quê nhà , giữa cơn nóng hừng hực ngoài phi trường Nội Bài, trong phái đoàn gồm 15 mạng, có 3 người trẻ nhắc chừng :

                - Chú có định gặp gỡ họ không, chú ? Mình sắp xếp ...



                Tôi lắc đầu, lục trong sac máy ảnh , mở cái bloc notes , xé trang ghi địa chỉ và số phone của một vài tay viết trẻ trong nhóm viết truyện ở Web VT .

                Tôi đã đến với họ qua vài lời mời từ trung gian một diễn đàn nọ và thời gian độ 3 năm đã làm mình mở mắt để thấy họ đang nằm gọn trong chiều hướng thân Tàu, thuần TRUNG .


                Họ là ai giữa lứa tuổi nhỏ nhất là 13 đến già nhất là 37 tuổi ? Và muốn gì , nghĩ gì với cái mộng làm Văn Học và tổng thể của 80 % nghiêng nặng về truyện Ngôn Tình và Kiếm Hiệp Tàu như những cái Webs đả sản sinh ra cách đọc và cách viết của họ ?


                Khi hiện tượng Biển Đông đang rầm rộ , khi có những cảnh bạo động đã nổi lên của những tình hình đập phá và có lẫn lộn phe đảng của những tên đu đảng, đầu gấu nhào đến đập phá cướp bóc thì ở cái Web trẻ con ấy, có một kẻ trẻ tuổi - duy nhất nhắn tôi ở Web : " Chú hãy dùng ngòi bút sắt bén của chú để lên tiếng . "


                Lên tiếng gì ở một chủ đề ' nhạy cảm ' mà những Amds đã thấm nhuần chủ nghĩa nằm trong rọ và ghi rõ ở bảng nội quy : - Những bài viết đụng chạm đến chính trị và bôi nhọ nhà nước sẽ bị xóa . Thành viên nào vi phạm sẽ bị xóa tên ... "




                Chuyện không có gì mà khó hiểu khi ta lớn lên ở một hoàn cảnh giáo dục bị nhồi sọ từ trên đến dưới .


                Viết và LÁCH là chuyện phải làm . Trong một câu chữ có hàm ý là một ngòi dẫn chất nổ . Thái độ phản kháng , cho dù đơn độc vẫn là phản kháng và tôi đủ sức để lách khi nhìn thấy và HIỂU họ .


                Kết quả là họ thanh trừng tên tôi , để loại một mầm mống có thể gây NGUY CƠ CHIẾN TRANH !


                ( Cái thảm hại hơn là có một thành viên( nhà thơ ) ảo khác ở thế giới mệnh danh là Tự Do - Dân Quyền đã đăng ký cái tên ảo và vào cuộc chống phá, bôi nhọ tôi y như những thứ DLV )


                Như vậy, khi về bên nhà sau bao năm xa cách , gặp một trong người trẻ tuổi ấy đang ở Hà Nội , ở Đồng Tháp hoặc ở Sài Gòn để làm gì ?

                Có vô ích lắm không ?


                .


                Biết là thời gian không bao giờ chờ đọi mình, tôi dùng thời gian lúc thức dậy thật sớm, đẩy cửa khách sạn lết bộ qua những vỉa hè đã tỉnh thức và bắt đầu quần quật lao động . Những hàng bánh cuốn, những gánh xôi, gánh cháo và nhìn cảnh lam lũ khi tiếng động cơ của xe cộ vẫn còn tạm thưa thớt .


                Đi ngang những cửa hàng cao cấp, thấy những khuôn mặt chưa tỉnh ngủ của những người gác gian ( Bảo Vệ ) mặc áo xanh .

                Đi ngang một vỉa hè có bán cà phê, cháo lòng, kéo cái ghế đẩu, ngồi xuống nghe những tiếng chửi thề khá quen thuộc từ 37 năm trước ở SG :


                - Đm nó! Đêm qua mưa lụt làm mình như con chuột cống - ĐM nó .

                - **** bà nó ! Cái đất này sao mà nản quá !



                Ừ - ĐM nó ! Ly cà phê sao đắng ngắt ! ĐM nó, ngó qua bên kia đường thấy cái biểu ngữ của XHCN mà muốn nổi cơn ĐM 


                Một hai tiếng chửi thề đã làm mình phì cười mà không dám cười khi nhìn qua bên kia đường thấy vài em bé đeo cặp mặc áo trắng đứng đón xe buýt đi học .


                Cô bán quán đeo khẩu trang có đôi mắt đẹp dưới cái nón lá không biết chửi thề . Cô nhẵn mặt gã đàn ông tóc hai màu sáng nào cũng ngồi nhìn thiên hạ .



                Cô khều :


                - Bác thấy gì lạ không , bác ? Ở đây, họ hay chửi thề và hay xả rác .


                Chưa kịp trả lời cô hàng cà phê thì nghe cái " Bịch " . Bịch đó là bao rác của gã thanh niên sáng nào cũng ăn mặc bảnh bao vì là dân lầm nhà băng , gã có thói quen ăn xong, vo bao bì và ném ra giữa lộ như một bằng chứng văn hóa và văn minh loại XHCN .


                . Nghĩ lại mà thấy gã này còn may mắn và mặt mày dày cui . Nếu gã mà ở bên xứ Nhật mà làm như thế, gã sẽ thấy người đi sau lưng cúi xuống nhặt rác và bỏ vào cái thùng rác kế bên .



                Nghĩ lại mà buồn . Chẳng lẽ quê mình chỉ là như thế ? Chẳng lẽ quê mình chỉ nằm trong lời kể của những nạn nhân không đủ tiền chữa bệnh và phải trốn ra khỏi bệnh viện và chết để người nhà không tán gia bại sản ?


                Chẳng lẽ xứ mình chỉ toàn là quan lớn uy quyền và tận trung với đảng , với những gì đang vơ vét ?


                2.




                Suy nghĩ làm gì cho nhức cái đầu ?


                Suy nghĩ gì khi thấy cánh cửa kính của khách sạn mở ra : 2 em chân dài tới nách, tóc dài tới eo đang nhún nhẩy bước vào phòng tiếp tân với hai cái Alô - Alô .


                6 phút sau, gã thương lái người TQ đẩy cửa vào và ôm eo hai em, khuất sau cánh cửa thang máy .



                Thằng bé trai, mặt mày thư sinh người miền tây đang làm bồi khách sạn hỏi lão già :


                - Chú ! Kể cho cháu nghe là SG từ trước 1975 và bây giờ khác nhau ra sao ? Chú ! Tại sao tụu Mỹ thả bom Hà Nội vào thời ấy, chú ?




                Có những câu trả lời dành cho những người trẻ đang sẽ già dặn hơn, khi những ông quan đang làm giàu, đang bán đất vẫn quỳ mọp dưới thế lực quân miền Bắc bá quyền ấy .



                Câu hỏi mới nhất ở đây :


                - Cho đến khi nào , quê hương ta có được những người trẻ đang tranh đấu như bên Hồng Kông ?












                đăng sơn.fr




                dangsonfr.blogspot.com









                 
                 
                 
                 
                 
                <bài viết được chỉnh sửa lúc 14.10.2016 21:49:30 bởi dang son >
                #23
                  dang son 23.10.2016 01:38:31 (permalink)
                  .
                   
                   
                   
                   
                   
                   
                   
                   
                   



                  Chuyện ĐÉO và Đ .






                  ----------------------------------------




                  ****** Warning :




                  Chuyện cấm những Phó Thường Dân vào đọc .




                  -----






                  Gửi Em <


                  Đúng lẽ thường thì ít ai văng tục ở một cái Web đàng hoàng đứng đắn . Nhưng hôm nay , anh muốn phá lệ và văng tục hơn những kẻ vô học và hạ lưu không thể tưởng ...


                  Anh đọc lại câu Đá Bèo ( Đéo Bà ) ở cái thời xa xưa ấy và anh bỗng muốn văng tục . Văng hết cỡ .


                  Em có đủ can đảm đọc không để biết giữa Em và Anh - chúng mình đều là Phó thường dân và hạ cấp ? !



                  Chuyện gần cuối năm thì chỉ là những chuyện bình thường thôi mà , chuyện những cú điện thoại thăm hỏi anh em , bạn bè loanh quanh .


                  Chuyện ông anh nhà văn đã từ giã nơi chốn Thăng Long Hà Nội sau bao lần dở sống, dở chết với bao bích chương, biểu ngữ . Và hôm trưa qua, ở điện thoại, sau khi bàn bạc về những câu viết, những bài đọc ở Dân Luận và ở Blog viết của NBG , anh già nhỏ nhẹ khuyên bảo :


                  - Anh nghĩ là em nên lập một tài khoản ở FB để viết .



                  - .....




                  - Em có biết là mạng xã hội có sức mạnh ra sao không ?


                  - Hơ ! Chúng- phần đông láo lao láo lếu để tự SƯớNG vi Seo phi ?


                  - Thằng ngu như em đã LẦM to !



                  Anh nhỏ nhẹ dạy đời :


                  - Cỡ như NTD - NPT - thằng TXT , cậu Gió ấy và nhiều người đã tạo tài khoản ở FB theo chiều hướng của họ . Mình không nên đi ngược lại dòng nước . Em !




                  Là kẻ hơi hơi lãng mạn để siêu lòng ,tôi hỏi ông anh những thủ tục để tạo tài khoản ở Fb . Ông phá lên cười muốn rung máy nói :




                  - Haha . Tao nghĩ là chú mày đang đi lùi lại ở những năm chưa có Internet . Vậy mà chú mày cứ nghĩ ta là kẻ văn minh . Đéo mẹ ! Chú là đồ đỏm và ếch ngồi đáy giếng và hỡm hĩnh !


                  Ông anh chửi thề ỏm tỏi để mình thấy ông ấy là người thô bỉ !


                  Hứ !


                  <


                  Chuyện của NGÀY MAI .



                  Ngày mai là ngày nghỉ trong tuần của mình, tôi có thể rảnh rỗi từ khi thức dậy lúc 6 giờ sáng , bò vào văn phòng mở màn hình máy vi tính .


                  Nhìn những ký hiệu để tò mò , nhầy nhậy , ấn vào một cái nút có ký hiệu to đùng nổi tiếng là FB , và thử đăng ký với một cái tên ' dỏm ' vì Hèn , vì không muốn tìm bạn và GIAO LƯU kết 1000 bạn hữu và không muốn mất thì giờ , tôi phải làm gì ?



                  Tôi ( ứ ) thèm dấu LIKE kiểu kỳ cục lạ hiểm của người lỡ chạm mắt vào những bài viết kỳ quái của mình , tôi phải làm sao ? Có dấu No LIKE nào có vẻ chân thật không ?



                  --- Viết vừa xong hàng chữ trên, bỗng dưng muốn hạ đẳng tận cùng để văng tục như đêm khuya nào đó, tháng sáu , ngồi trong chiếc xe của hãng VinaSun và nghe cậu tài xế văng chữ Đan Mạch khi lái chở mình qua con đường Thống Nhất đầy ánh đèn hoa gi
                  ăng : ' Đm ! Tụi nó chỉ như những CON KHỈ nhảy cỡn ! '


                  Nghe chữ ĐM - nhìn ra trời mưa lũ . Sót sa tận nơi, tận bến .

                  Th
                  èm mở cửa xe taxi , nhẩy cơn cởn như những con điếm chân dài về khuya của SG :


                  - Đéo mẹ nó . ĐM và Đm ...







                  đăng sơn.fr













                  ...... 














                   
                   
                   
                   
                  #24
                    dang son 24.10.2016 20:22:27 (permalink)
                    .
                     
                     
                     
                     
                     


                    Có gì để BÁN không ?



                    ----------------------------------------------




                    Ở đời này đâu có gì là cho không chứ ?

                    Tất cả đều là chuyện tính toán để có cái mà mưu sinh . Người ta có nhiều thứ để bán hoặc có rẻ lắm là trao và đổi < Bà bán cho tôi món này, tôi trả tiền và mua lại của bà món khác .

                    Nếu không bán được gì cho nhau thì mình phải đổi chác . Có khi đổi nụ cười, đổi ánh mắt, đổi lời ngon ngọt nhỏ nhẹ để lấy lại thứ khác để mình không bị thua lỗ .


                    Là một trong những kẻ tính toán mua rẻ bán mắc, nên tôi cũng phải lợi dụng cho bằng được những đồng tiền mình đã bỏ ra trong các dịch vụ , chẳng hạn mình thích trả giá kiểu nũng nịu khi mua những món gì khá đắt .

                    Tỷ như kỳ kèo xin bớt giá, gặp tay bán hàng lì lợm cứng đầu thì mình xin thêm hắn vài nụ cười để thấy lòng vui khi ẵm món hàng về nhà .



                    Vậy mà mấy bữa trước, tình cờ đụng phải một vài bài viết về Quán Bún Chửi từ vụ đài truyền hình Mỹ phóng lên màn ảnh và nói theo một kiểu cách văn hoá đặc trưng ẩm thực . Chửi vô văn hóa cũng ( có lẽ ) trở thành một cái thực đơn hiếm có của nền văn hóa thời mới .


                    Cắm đầu vào bát bún, lắng tai nghe chủ quán rầy la chửi rủa và ăn cảm thấy ngon miệng .


                    Lạ và chướng đời !




                    Té ra văn hóa thời xuống cấp là cứ mạnh tay, mạnh miệng choảng và đập ? Càng choáng và húc thì càng đông khách .



                    Trời ơi ! Thật là Đỉnh và Khủng .


                    Trong vòng chỉ chừng 5 , 10 năm nữa, nếu các quan lớn ở đất nước nhanh chân hồ hỡi vác của cải biến mất như những con dê thì có lẽ ( ......................... )




                    Từ chữ Có Lẽ và những dấu chấm bỏ ngang ấy, có lẽ sẽ rất thảm thương , ai oán ?






                    đăng sơn.fr

                    .

                     
                     
                     
                     
                     
                     
                    #25
                      dang son 24.10.2016 20:26:46 (permalink)
                      .
                       
                       


                      Đọc thử để Viết .



                      <




                      Hàn Quốc, một dân tộc bất hạnh trong cơn giãy chết!

                      . ( Theo FB Nguyễn Tấn )





                      . Khi tôi đọc trên báo thanh niên thấy có mục gần 21.000 lao động vùng Nghệ An - Hà Tĩnh xếp hàng cả nghìn người để thi lấy chứng chỉ để đi xuất khẩu lao động tại Hàn Quốc, tôi đặt câu hỏi tại sao các bạn lại muốn đi qua đó đông như vậy?

                      Tôi cũng muốn giải đáp thắc mắc đó và tôi tiến hành nộp đơn xin Visa để tìm kiếm trải nghiệm để tìm hiểu kỹ hơn về Hàn Quốc, nơi có những ca sĩ, diễn viên, đẹp, sexy, và được giới trẻ Việt Nam ngưỡng mộ đến nỗi mất ăn, mất ngủ, và gào khóc khi gặp được thần tượng của mình.

                      Hồ sơ xin Visa của tôi đạt tiêu chuẩn đáp ứng của Lãnh sự quán Hàn Quốc tại Việt Nam, họ cấp Visa cho tôi trong vòng 1 tuần kẻ từ khi nộp. Tôi đã đạt được điều kiện cần, khi này tôi gom góp ít ỏi chút vốn liếng bao nhiêu năm góp nhặt, để biến ước mơ mình thành hiện thực, visa du lịch Hàn Quốc có thời hạn 3 tháng kể từ ngày cấp. Tôi thực hiện đặt vé sớm để tiết giảm chi phí, rồi ngày đó cũng đã đến tôi sắp xếp hành lý và sắp xếp công việc, xin xếp nghỉ, để tận hưởng và tìm kiếm trải nghiệm tại xứ sở kim chi 3 ngày, cái cảm giác chờ đợi ngày ấy đến thật hạnh phúc như " ngưu lang chờ chúc nữ bên cầu ô thước" hàng năm để mong ngày tương phùng.


                      Nhưng than ôi! Mọi thứ như sụp đổ trong tôi khi tôi vừa đặt chân xuống Sân Bay Icheon của Hàn Quốc, nó rộng lớn thật, nhưng nó có nhược điểm duy nhất là không có chỗ đậu cho các thuỷ phi cơ như ở sân bay Tân Sơn Nhất ở HCM, nó không có băng rôn Đảng Saenuri quanh vinh muôn năm, không có biểu ngữ mang dòng chữ Park- Chung - Hee vãi đại sống mãi trong sự nghiệp giải phóng Hàn Quốc, tôi cũng chẳng thấy là cờ nào của đảng Saenuri treo ngoài đường.

                      Khi đó tôi có một câu hỏi mà không biết hỏi ai? Tại sao dân Hàn lại vô ơn với những người đã hy sinh vì sự nghiệp dân tộc như vậy? Tại sao họ lại quên cuội nguồn, hay chăng đó là sự giàu có văn minh đã biến họ thành những con người quên đi cuội nguồn, quên đi xương máu của Cha, Ông để lại, tôi nghĩ đó là một đất nước văn minh nhưng bất hạnh. Tôi chợt nghĩ ra rằng bên kia vị tuyến 38 là Bắc Hàn với điều kiện kinh tế còn khó khăn, nhưng lòng dân quy về một mối, ở đó có cha già, có tinh thần dân tộc cao độ, người dân rưng rưng nước mắt khi gặp lãnh tụ, nơi đâu cũng có hình lãnh tụ. Điều đó rất giống với Việt Nam! Chúng ta nơi cũng có tinh thần dân tộc bất khuất, nên tôi chợt ngộ ra rằng các nước tư bản đang cơn giãy chết là đúng.

                      Và khi đó tôi nghĩ đến các bạn cùng trang lứa tôi ở Nghệ An - Hà Tĩnh cũng chính vì thiếu hiểu biết, nhận thức kém, và bị các thế lực thù địch tẩy não, cổ suý, để đi bằng được qua Hàn làm mọi rợ cho người ta, mà nó có hơn gì Việt Nam mình đâu, có hơn chỉ qua là tiền bạc, sự giàu có, những toà nhà chọc trời, nhưng nó thua mình về nhận thức, thua mình về sự quan tâm của nhà nước, và dân thì lại không yêu đảng, yêu lãnh tụ, đối với tôi nhiêu đó là quá bất hạnh cho dân tộc Hàn rồi.

                      Trong khi đó tại Việt Nam chúng ta, và thế hệ trẻ chúng ta mọi chuyện đã có đảng, nhà nước lo, chúng ta chỉ chăm chỉ học và ăn chơi, nhậu nhẹt, gái gú, thôi. Một nhà nước có trách nhiệm với nhân dân với mục tiêu : dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, nhà nước của dân, do dân, vì dân.

                      - Ngày thứ nhất :

                      Tôi vào quán ăn của Hàn thì thật buồn vì chẳng có chỗ nào để tôi tự do vứt rác xuống sàn cả, đến cả cái tự do cơ bản nhất mà tôi cũng không được quyền, kiếm quán nhậu bán beer thì không ra đành vào quán ăn uống vài chai rượu Macaly , xong rồi bạn tôi lấy xe hơi chạy quanh Seoul nhưng sau khi tôi có uống mấy chai Macally tôi bảo bạn mày dừng lại tao đái một cái cho khoẻ rồi đi tiếp.

                      - Nó nói : Chờ tao chở mày đi vô nhà vệ sinh công cộng

                      - Tôi trả lời : Dừng đại cái nhà nào tao ghé vô tường làm cái hết chịu nổi rồi mày à.

                      - Nó nói : Cảnh sát phạt đó mày

                      - Tôi lại trả lời : Mịa cái đất nước chó đẻ

                      Văn minh gì mà đái còn đéo được tự do nữa.


                      Rồi sau đó chúng tôi chạy vòng vòng khám phá Seoul ngang vị trí cây đèn tín hiệu giao thông từ đèn xanh chuyển sang đèn vàng thì lúc đó còn khoảng mấy giây nhưng phía trước xe dừng lại hết, tôi thò đầu ra chửi tay tài xế phía trước : mày đuôi hả, sao không chạy luôn đi, dừng lại tế cha mày à và có vẻ anh ta không hiểu tôi nói gì.

                      Tôi lại lẩm bẩm : mẹ mày ở Việt Nam no đòn với ông nhá!

                      Sẵn tôi kéo kính xuống định vứt chai nước suối xuống đường nhưng thằng bạn lại chửi : bị phạt đó mày, ở đây không phải Việt Nam đâu mà tự do, muốn làm gì làm.

                      Và tôi đã thực sự hiểu tự do- dân chủ đích thực mới có ở Việt Nam! Thôi (tự do vứt rác, đái, chửi, vượt đèn đỏ và dân chủ động làm những gì mình muốn.

                      - Ngày thứ hai :

                      Tôi đã cảm thấy nơi này thật sự không phù hợp với tôi nên bạn tôi kêu anh em mình đi tàu điện khám phá Seoul đi, chúng tôi ra Seoul Station mua thẻ T-Money nạp 20.000 Won và tôi lại nhận ra một điều kỳ quái nữa là dân Đại Hàn nghèo rớt mồng tơi, chẳng đứa nào có tiền mặt để thanh toán đi đâu cũng cầm thẻ quẹt quẹt, lại tiếp tục thất vọng.

                      Khi ra đi hết tàu điện chúng tôi lên trên Thủ đô Seoul lại một cảnh tượng nữa ập vào mắt tôi, khiến tôi ngỡ ngàng đến kinh ngạc, ôi! Dân Hàn toàn là bán hàng đa cấp thôi! Toàn mặc áo Vest với xác cặp táp giống như mấy anh đa cấp lừa gạt ở Việt Nam! Mà ở đây đa phần là đa cấp. Mà thành phần đó ở Việt Nam! Thì bị khinh khi.

                      Trong lúc đi Subway thì tôi gặp một đám lính Hàn ăn mặc loè lẹt, kiểu sang chảnh, đẹp nhưng mà nó không đúng vì mục tiêu vì nước, vì dân, tiết kiệm và làm kinh tế như bộ đội cụ hồ.

                      Nghe nói lãnh đạo của Hàn thì ngu bỏ mẹ, mới bị chỉ trích gì đó thì vội bỏ ghế, từ chức mà không biết rút kinh nghiệm, để phục vụ nhân dân

                      Còn Cảnh sát Hàn thì ngu chẳng biết ra đường chặn xe kiếm tiền về để duy trì hoạt động chính phủ, giúp đỡ gia đình mà đi lang thang ngoài đường giúp đỡ người khác.

                      Còn những người khoảng 60-70 tuổi lại bán hàng đầy đường và kéo hàng nặng nhọc, họ khổ gấp trăm lần người cao tuổi Việt có con cái, cháu chắt lo.

                      Và đây là điều mà ta hơn rất nhiều người Hàn, dân ta mỗi người đều có phương tiện cá nhân riêng để đi lại và xe thì đầy đường, mà dân Hàn thì đi bộ bỏ mẹ. Vậy là tôi quyết định mua vé về gấp Việt Nam khi hết ngày thứ hai tại Hàn Quốc.



                      Sáng sớm tôi đi Subway ra sân bay Incheon để làm thủ tục bay về Việt Nam! Sau 5g đồng hồ tôi đã đến tới sân bay TSN - HCM và cái hình ảnh đầu tiên ập vào mắt tôi là tấm bảng hiệu "Bác Hồ vĩ đại sống mãi trong sự nghiệp giải phóng dân tộc" ơi! Đất nước tôi! Trái tim tôi như vỡ vụn ra từng mảnh! Tôi như một người mới chết đi sống dậy vậy đó!

                      Tôi như muốn thốt lên rằng " Bác ơi, đảng ơi, con đã về để cùng thực hiện cùng người xây dựng đất nước tiến lên con đường XHCN".

                      Tôi thề với lòng rằng tôi không bao giờ nghe xúi giục của thế lực phản động, xuyên tạc, chống phá nhà nước XHCN, tôi khuyên các bạn trẻ hãy yêu bác, yêu đảng, đó là hồng phúc của dân tộc này, còn nếu các bạn không tin Tư bản giãy chết thì hãy xác balo lên và đi để thấy rồi về xây dựng XHCN cũng chưa muộn.

                      Các bạn trẻ Việt Nam! Hãy học cách nhận thức và tạo cho mình tư duy độc lập tránh xa các fber phản động, xuyên tạc, chống phá nhà nước XHCN như : Chánh Trung Xuandieu Le Nguyễn Tấn Thành Hoàng Dũng

                      P/s : Còn các bạn nào không muốn sống ở Việt Nam! Thì qua Mỹ mà sống!




                      ................

                       
                       
                       
                       
                      #26
                        dang son 24.10.2016 22:10:41 (permalink)
                        .
                         
                         

                        *** Tại Sao ?


                        .



                        Sớm !

                        Vào đọc ở Dân Luận và theo đường dẫn link thấy tên của tác giả Fb Nguyễn Tấn , vào đọc thì rõ .


                        Chuyện mù mờ hay chuyện RÕ cần có thời gian để những sự việc đã và đang xảy ra quê nhà là điều không thể chối cãi để tóm gọn vào câuTHẢM HỌA .

                        Người ta hay đổ thừa về thảm họa khi thiên tai xảy đến : Động đất , lụt lội , dịch tả chết chóc và chiến tranh xảy ra ở nơi này , nơi kia .



                        Đọc, ngồi im, xem những lời viết, những hình ảnh được tải lên bởi những Blogers đang cố gắng tranh đấu khi lên tiếng nói - cho dẫu là đau lòng và tuyệt vọng - Tiếng kêu khẩn, đấm đá, kêu nài , tôi thấy xấu hổ cho chính mình khi ngày nào vẫn chống Fb - mạng xã hội như con ngựa bị bịt mắt trên lối đi ...

                        Tôi là kẻ viết bị ' bịt mắt ' khi cứ nghĩ rằng , sau khi thấy quá nhiều : Là người ta mở tài khoản Fb là chỉ để tự sướng kiểu đăng tải hình ảnh du lịch , ăn uống, xa hoa và tải cả ngàn tấm ảnh kiểu Tự Sướng để làm tài tử, siêu sao khoe khoang nhung lụa ...

                        Cho đến một ngày, ông anh lớn đã đánh thức kẻ mù loà thức dậy , ông nhẹ nhàng khuyên lơn, bình giải :

                        - Đâu phải đứa nào cũng chỉ mò lên Fb để KHOE .
                         Khoe 200 đôi giầy trên tủ hào nhoáng, khoe chiếc xe, cái nhà mới tậu, khoe vợ , khoe con choảnh chọe ......

                        Chú mày nên tạo những bài viết ở Fb đi cho dù là không thích dăm cái chuyện nhức óc về chính trị, chính em .... Hãy góp điều phải góp .




                        ....

                        6 giờ sáng .

                        Nghe lời anh mình và phải biết mình làm gì .

                        Góp một bàn tay để không bao giờ chờ một dấu hiệu LIKE quá đỗi nhàm chán .



                        Ở một đất nước, người ta không thể ngồi chờ thêm thảm họa từ những kẻ đang mị dân .




                        Có gì để BÁN không ?



                        ----------------------------------------------




                        Ở đời này đâu có gì là cho không chứ ?

                        Tất cả đều là chuyện tính toán để có cái mà mưu sinh . Người ta có nhiều thứ để bán hoặc có rẻ lắm là trao và đổi < Bà bán cho tôi món này, tôi trả tiền và mua lại của bà món khác .

                        Nếu không bán được gì cho nhau thì mình phải đổi chác . Có khi đổi nụ cười, đổi ánh mắt, đổi lời ngon ngọt nhỏ nhẹ để lấy lại thứ khác để mình không bị thua lỗ .


                        Là một trong những kẻ tính toán mua rẻ bán mắc, nên tôi cũng phải lợi dụng cho bằng được những đồng tiền mình đã bỏ ra trong các dịch vụ , chẳng hạn mình thích trả giá kiểu nũng nịu khi mua những món gì khá đắt .

                        Tỷ như kỳ kèo xin bớt giá, gặp tay bán hàng lì lợm cứng đầu thì mình xin thêm hắn vài nụ cười để thấy lòng vui khi ẵm món hàng về nhà .



                        Vậy mà mấy bữa trước, tình cờ đụng phải một vài bài viết về Quán Bún Chửi từ vụ đài truyền hình Mỹ phóng lên màn ảnh và nói theo một kiểu cách văn hoá đặc trưng ẩm thực . Chửi vô văn hóa cũng ( có lẽ ) trở thành một cái thực đơn hiếm có của nền văn hóa thời mới .


                        Cắm đầu vào bát bún, lắng tai nghe chủ quán rầy la chửi rủa và ăn cảm thấy ngon miệng .


                        Lạ và chướng đời !




                        Té ra văn hóa thời xuống cấp là cứ mạnh tay, mạnh miệng choảng và đập ? Càng choáng và húc thì càng đông khách .



                        Trời ơi ! Thật là Đỉnh và Khủng .


                        Trong vòng chỉ chừng 5 , 10 năm nữa, nếu các quan lớn ở đất nước nhanh chân hồ hỡi vác của cải biến mất như những con dê thì có lẽ ( ......................... )




                        Từ chữ Có Lẽ và những dấu chấm bỏ ngang ấy, có lẽ sẽ rất thảm thương , ai oán ?






                        đăng sơn.fr








                         
                         
                         
                         
                        #27
                          dang son 24.10.2016 22:13:18 (permalink)
                          .
                           
                           
                           

                          Đời chỉ như Là GIÓ .
                          .








                          2.22 pm .
                          Mở Fb, gặp ô cửa nói chuyện của Hiếu , Người Buôn Gió < Hiếu viết :

                          - Dạ chào anh . Em đây ạ .


                          Mở đầu câu chuyện, tôi nói là đã đọc rất nhiều các bài viết của NBG, cậu trả lời :
                          - Chắc tại em viết nhiều . Rảnh , có thời gian chém gió cho vui thôi anh . Mình nghiệp dư....


                          Gió nói Gió viết theo cảm hứng sau khi nghe tôi nhắc chừng về vài ' sơ hở ' của em . Em lại cãi chày :

                          - Tại mình viết theo cảm hứng nên sơ hở là thường .


                          Hahahah và hơ hơ .


                          Gió đang bị cảm lạnh ở cái xứ lạnh lẽo ấy, nên Gió gửi cho tấm ảnh chùm chăn và tô cháo thấy tội !

                          Cậu chùm mền để thấy trên màn ảnh tôi gửi cho cậu một trích đoạn đã viết về cậu vào mấy ngày trước :


                          ' .

                          Anh biết em là con dao rất sắc bén và em tính toán
                          với những bài viết về cậu TX Thanh mặc dù em có vẻ khinh Hắn



                          Em Hiếu này :


                          Anh trích một đoạn mà em có thể đau lòng khi anh viết về em ở Web dactrung .net < Forum < Quê Hương Tôi < như sau :

                          .......

                          Mèn . Gió em - Gió ơi !

                          Em đủ bản lãnh để đọc và hiểu câu ẩn ngữ cải cách ở năm 2016 : Cuốn Theo Chiều Gió ?



                          Ở bên cái xứ đang lạnh lẽo ở tháng 10, ngày 22 tháng 10 này, Gió đang đứng ở đâu và làm gì ? Chẳng lẽ Gió chỉ giam mình trong 4 bức tường, mở công băng và cứ mỗi sau đầu tháng, dò thấy con số 700 âu kim được chuyển vào công băng và xoa đầu thằng Tí Hớn ? . Và thỉnh thoảng, Gió nhận cú điện thoại để đi gặp những ' kẻ ấy ' . Lão già hơn 60 tuổi và gã tài xế đã đưa smartphone cho Gió nói chuyện với thằng ' quan lớn chồn lùi ' mà Gió đã lỡ gọi nó là Try Kỷ theo cách đùa bỡn ở thái độ giang hồ ?

                          .
                          ... Gió đang muốn gì - Và Gió là AI ?

                          Ta cũng chẳng nên cứ thắc mắc cho mất thì giờ ở một cái tên Người Viết nữa .


                          Điều quan trọng là ta nghĩ gì - ta thật sự có ý định gì khi viết mà thôi 



                          <

                          Im lặng một chập, thằng em người HN nói như đùa , như cay đắng :

                          - Thật ra, em ăn tiền của bọn T X Thanh nhiều lắm nên em phải phục vụ chúng . Sao anh không xúi em ăn tiền của lũ bên kia: Trọng và tay sai ?



                          Tôi ghi dấu icon cười haha hơ hơ và xúi thằng người báo, người văn ăn tiền cả 2 , 3 bọn , ăn càng nhiều càng tốt .


                          Gió xẳng lè :- Thì em là thằng lưu manh mà . Sau này, em sẽ đi làm, không viết gì nữa .


                          Chào hỏi qua lại xong, Gió bận việc, Gió biến . 


                          Ừ em trai, đi cày đi . Lỡ có gặp chúng < những thằng đại quan trên đường đảo tẩu, hãy thử nhìn sâu vào mắt chúng và thấy sức lực tiền bạc của chúng .


                          Những cái áo đẹp chúng đang mặc, nhà chúng đang tậu và tài sản là của ai sau khi vét + vơ ?


                          Em là Gió - Gió miền bắc với những cơn rét lạ lùng từ hướng kẻ thù phương Bắc .


                          Gió !


                          Bây giờ em trôi dạt cũng về hướng Bắc . Ở cái xứ này vẫn có những tệ trạng như nơi anh ở và không bao giờ là thiên đường .

                          Ta biết là như thế ở những muà đông .


                          Bên kia, nơi em và anh đã rời đi, đang có những luồng gió độc và giữa những cơn bão táp nước lũ đó , vẫn lừng lững hình dạng của tham quyền và rác rến ở bộ óc cai trị .



                          Em cứ nhận . Nhận nếu thấy cần để có sức sống và VIẾT . Chỉ cần là những điều Gió viết sẽ là bụi bay xộc vào mắt mũi bọn tham quan .


                          Hãy lùa gió vào tận ngõ ngách của mỗi trái tim mang tên Việt Nam . Chẳng có giải nô ben và giải Nô Bộc nào dành cho những hạng không được tử tế như em và anh . 



                          Chờ xem sao ?





                          đăng sơn.fr







                          .......................



                           
                           
                           
                           
                          #28
                            dang son 26.10.2016 22:29:28 (permalink)
                            .
                             
                             
                             
                             
                             
                             
                             
                             
                             
                             
                                TXT < 
                            Thuật Xử Thế  .....




                             Thuật Xử Thế nếu viết tắt và có thể hiểu lầm là TXT .
                             Nghe và đọc như thế ,  người ta có thể liên tưỏng đến cái chuyện phim mà cậu nhà báo, nhà văn kia đang viết truyện về một con dê bị  " tế thần '


                             Eo . và Eo bis !
                            Ở đời này, không phải bất cử chữ viết tắt nào cũng trùng hợp với nhau . Chữ A không có nghĩa là từ chữ Anh . Chữ E cũng không có nghĩa là  chủ từ Em từ những ô cửa của thời A Còng ảo dạng khi người ta đang tán tỉnh nhau  .

                            Ở một người viết và  viết khi muốn dịu lại - để tiết kiệm thì giờ, bắt buột phải viết kiểu chữ tắt và giải đề ẩn ngữ sau đó .
                            Ở  một cách viết, dĩ nhiên là ta nên dùng TXT - Thuật Xử Thế  :
                            -   Lễ giáo - Tôn Trọng - Chừng Mực .


                             Cung cách của hạ đẳng, trung đẳng và ( .... ) không bao giờ giống nhau khi  trực diện .
                             Ở một cung cách giữa những 
                             người viết là một khoảng im lặng và dọ xét . Trong Thuật Xử Thế là biết giữ một khoảng cách đúng hạn và lắng nghe .
                             Nghe và hiểu cho rõ điều mình đang muốn nghe và trả lời .

                             Ở tất cả những  luận điệu , những tính toán và thủ đoạn: Có khi  đã nằm ở TXT .
                             Từ  một quan tước ẳm tài sản  chạy trốn .
                                Từ một đám đông đang xuống đường hò hét .
                             Có một người giữ im lặng  để có thể viết trong sự  yên lặng cần thiết của  mình .


                             Trong sự im lặng ấy là bước đường sửa soạn cho một tiếng nói  - 
                             Ta sẽ làm gì trước  những thảm họa có thể đoán được ở một tương lai cận kề  ?
                             
                             Sau sự im lặng ấy, ta sẽ làm gì ?
                             Dịu mềm hay là nổi sóng , chỉ là chuyện xử thế cần thiết mà thôi .



                            đăng sơn.fr
                            ( Viết  trên bước đường vận dụng - gửi BTH )

                             
                             
                             
                             
                             
                             
                            <bài viết được chỉnh sửa lúc 26.10.2016 22:40:09 bởi dang son >
                            #29
                              dang son 27.10.2016 12:39:27 (permalink)
                              .
                               
                               
                               
                               
                              * Từ một bài viết . .











                              ....


                              Đọc bài của tác giả Tuấn Khanh - VN :


                              " ...



                              Từ đôi mắt bòThứ Tư, 10/26/2016 - 09:45 — tuankhanh
                              Trong hầu hết các vụ quan chức địa phương đến từng nhà tịch thu tiền cứu trợ, với lý do để chia đều cho tất cả mọi người, có một tình tiết đáng chú ý: hầu hết những người bị thu tiền đều bất bình nhưng đành im lặng chấp nhận. Tình tiết này gợi lên nhiều suy nghĩ, đặc biệt rằng quan chức địa phương ở Việt Nam đã trở thành loại cường hào ác bá từ bao giờ, mà không ai dám phản đối công khai.

                              Hai tiếng nhân dân giờ âm vang xót xa và chịu đựng. Họ là tầng cuối cùng trên đất nước này, bị dẫm đạp, bị tước đoạt mà không hề dám cất lên một lời phản kháng. Số phận con người hèn mọn như ngọn cỏ trong đất nước mà nơi nào hai tiếng nhân dân cũng được đọc lớn, kẻ hoa. Tự nhiên, tôi nhớ đến con bò thoi thóp sống trong mùa bão lụt vừa qua ở miền Trung.

                              Trong trận lụt kinh hồn táng đởm trung tuần tháng 10/2016, Quảng Bình gánh chịu những đau thương không bút mực nào tả xiết. Những con số đếm giản đơn cho biết cả ngàn ngôi nhà ngập đến nóc, ruộng vườn hoa màu chìm trong biển nước. Gà vịt trâu bò chết lặng theo con nước dâng. Những con số đếm nhạt nhẽo nhưng căng phồng hàng ngàn câu chuyện về sống chết và phận người quẫy đạp để sinh tồn.

                              Trên các trang mạng xã hội. Người ta chuyền tay nhau bức ảnh vể một con bò, được chủ nuôi treo đầu cao khỏi mặt nước để không chết chìm, nhưng nước thì đã ngập đến mũi. Đây có thể là bức ảnh bao quát nhất, chỉ có cái đầu và đôi mắt tuyệt vọng, mệt mỏi của con vật, nhưng lại như nói hết, gào thét hết được trong thinh không về con người, về quê nhà, về nỗi đau và tương lai.

                              Không biết bức ảnh mờ nhạt, hay ánh mắt của con bò đã đục dần trong giờ phút hiu hắt của sự sống. Đôi mắt là người ta nhớ đến nhân vật phu kéo xe của Nguyễn Công Hoan. Người đàn ông mệt mỏi, kéo xe kiếm cơm qua ngày, thở dốc với từng ngày sống, mà nhà văn xứ Bắc Ninh mô tả rằng đôi mắt mờ đục, gượng sống như trái nhãn, không còn nhìn thấy tương lai.

                              Cũng cùng trong ngày tháng đó, thế giới chứng kiến một giải Nobel Văn Chương đến lạ, vì giải được trao cho một người chọn một đời hát rong ở Mỹ. Có không biết bao nhiêu là bất bình cũng như hân hoan trước sự kiện này. Thậm chí những người bảo vệ giá trị văn học, coi việc trao giải thưởng này như một sự sỉ nhục đối với giới cầm bút.

                              Vì sao Viện Hàn Lâm Thụy Điển lại có một quyết định bất thường như vậy? Tổng thư ký thường trực của Viện Hàn Lâm Thụy Điển là bà Sara Danius nói rằng Bob Dylan đã là người gợi nhớ lại thời kỳ thi ca Hy Lạp cổ, với những cách sáng tác và phổ biến thơ không khác gì các thi sĩ Homer và Sappho từ hơn 2500 năm trước”. Tạm gác lại các điều tranh cãi về đúng-sai. Điều mà Viện Hàn Lâm Thụy Điển quyết định, cho thấy những cái nhìn đột phá và ngẫu hứng. Nó xác định về các giá trị của nghệ thuật trí tuệ không có lằn ranh và định kiến. Sự sửng sốt của những người chứng kiến giải Nobel Văn Chương 2016, không chỉ là kết quả lạ lùng, mà có cả sự phát hiện về quan điểm của Ban tuyển chọn giải Nobel, mà tường chừng đã quá cũ mòn và bị câu nệ bởi các nguyên tắc, cũng như danh tiếng của chính mình.

                              Cùng một thế giới, cùng một thời gian. Con người ngoài kia mở ra những thách thức và tranh cãi về trí tuệ. Mở ra những lý luận mới về giá trị tinh thần và tương lai. Còn ở nơi đây, Quảng Bình quê chúng ta, người ta chỉ còn loay hoay và cuống cuồng nghĩ ra cách dùng một sợi dây để treo đầu, cứu sống một con bò.

                              Thật nghiệt ngã. Nước dâng cao ngập mái nhà. Ngập ruộng vườn và cuộc sống, lại khiến người Việt nghĩ nhiều hơn về số phận của mình.

                              Không phải thiên tai cố “cực đoan” mà mỗi ngày mưa lũ càng nhiều. Ngay trong các thành phố lớn, mưa chỉ cần kéo dài vài tiếng, nội thành đã không khác gì phố biển. Quảng Bình, Hà Tĩnh, Lào Cai, Cần Thơ, An Giang… khắp nơi đang đối diện với lũ lụt, sạt lở như chuỗi tin dữ của ngày phán xét.

                              Người dân Việt đang phải trả giá cho những gì mà họ không làm. Nỗi oan khiên này cay đắng biết dường nào. Từ năm 1993, người dân xã Xuân Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình đã kêu cứu khắp các nơi về chuyện Lâm trường Bố Trạch - do ai đó chống lưng, ban bệ nào bao che để cùng chia chác – đã tàn phá liên tục rừng đầu nguồn. Cả tỉnh Quảng Bình có diện tích tự nhiên 173,75km2, trong đó phần lớn rừng. Người dân đau xót kể lại rằng nơi đây ngày xưa chim muông khắp nơi, cổ thụ thì lớn đến mức 4-5 người chia nhau ôm mới hết vòng… nhưng Lâm trường Bố Trạch hủy diệt tất cả. Đến năm 2013 thì đợt lũ dầu tiên quét sạch mọi thứ do rừng không còn đã diễn ra. Thiên nhiên chết dần, mà con người đứng ra bảo vệ rừng cũng bị tấn công, bắt bớ. Tháng 12/ 2014, đã từng có những cuộc xung đột lớn giữa dân chúng và phía Lâm trường Bố Trạch, nhưng tiếng kêu của dân chúng không thấu được đến đâu cả.

                              Hôm nay lụt tràn về Hà Tĩnh, mà nguyên nhân chính là nhà máy thủy điện xả lũ vô trách nhiệm. Giải trình của chính Chi cục Thủy lợi tỉnh Hà Tĩnh cho biết, bởi mưa lớn cộng với nhà máy thủy điện Hố Hô xả lũ với lưu lượng từ 500 m3/s - 1.800 m3/s, hồ Bộc Nguyên xả 150-200m3/s... đã làm cho địa phương bị ngập lụt.

                              Chuyện nhà máy thủy điện xả lũ vô trách nhiệm, coi thường tài sản và mạng sống con người không còn là chuyện lạ. Ở Việt Nam, nơi đâu có nhà máy thủy điện là nơi đó có sự cố xả lũ. Lời trách yêu của Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Quốc Khánh với nhà máy thủy điện Hố Hô rằng “Xả lũ hết cỡ như thế dân không kịp trở tay”, cũng vô trách nhiệm không kém. Sống và chết của hàng ngàn con người ở Hà Tĩnh như vậy đó, chỉ được giải đáp bằng những lời vuốt ve nhau lấy lệ. Nỗi đau thì con người vốn đành cam chịu đã lâu. Có thể chôn kín trong lòng đến tận mộ sâu. May ra chỉ còn đôi mắt mờ đục và tuyệt vọng của con bò hôm nay, là để minh chứng cho cây độc đã đơm hoa kết trái, mà kẻ gieo xuống, không phải là dân lành.
                              Đôi mắt của con bò cố sống sót ở Quảng Bình hôm nay, sẽ đi vào lịch sử. Nó là bức tranh hiện thực đau nghiến, nhưng căng phồng những nỗi niềm mà người dân cũng đang loay hoay và cố sống sót như chính con bò của mình. Gần một thế kỷ sau, hình ảnh đôi mắt của một con người không tương lai của Nguyễn Công Hoan lại ám ảnh người xem, nhưng lần này còn thấp hơn nữa, qua số phận một con vật.

                              Con bò vô danh ấy thật may mắn. Vì nó có được người chủ tử tế và nghĩ đến nó. Còn hàng triệu con người Việt Nam khác đang đối diện với môi trường đang vào thảm họa, ai sẽ cứu họ trong một ngày mai đầy thảng thốt? Và tương tự những người dân sống sót qua thảm họa, lại bị tước đoạt cả phần cứu trợ của mình, sự chịu đựng của một dân tộc ngày càng sâu hoắm và khủng khiếp ấy, khi nào mới chạm đáy và người người tỉnh giấc?

                              (  Tuấn Khanh  )



                               
                               
                              .
                               
                               
                               
                               
                               
                               
                               
                              #30
                                Thay đổi trang: < 123 > >> | Trang 2 của 4 trang, bài viết từ 16 đến 30 trên tổng số 58 bài trong đề mục
                                Chuyển nhanh đến:

                                Thống kê hiện tại

                                Hiện đang có 0 thành viên và 3 bạn đọc.
                                Kiểu:
                                2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9