< ĐỌC CHƠI cho VUI
Thay đổi trang: < 123 > >> | Trang 3 của 4 trang, bài viết từ 31 đến 45 trên tổng số 58 bài trong đề mục
dang son 28.10.2016 12:01:21 (permalink)
.
 
 
 
 
 
 
 



* Chọn LỰA : ..


.











 


** 1 ** 2 . ** 3








1.


Đêm nọ , nằm mơ , trong giấc mơ thấy mình đang là một con khỉ ( Loại Khỉ Gió , Khỉ Đột )
Đi ngang một cửa tiệm , thấy những cái tượng ngồ ngộ, dừng chân, víu vai bạn , bạn mình cũng là một con khỉ trông khá đẹp trai .

Hỏi bạn :

- Giữa 3 hình thể < Khỉ 1 : Bịt miệng - Khỉ 2 : Bịt mắt và hình Khỉ thứ 3 : Bịt tai , bạn chọn hình thể nào ?


Bạn là ' đại gia ' thừa tiền nên bạn chọn một lúc 3 cái tượng mang về nhà bày chơi để ngạo đời .

Bạn hỏi ngược lại mình : - Còn mày ? Mày chọn cái tượng nào ?


Là kẻ nghèo, khố rách áo ôm , thò tay vào túi , móc vài tờ giấy tiền bèo nhèo, chỉ đủ tiền mua một cái tượng nên tôi phải chọn con khỉ bịt mồm, ngậm miệng .


Mỗi người là mỗi cách nhìn từ sự nhận thức và theo cách thức riêng của mình , tôi nghĩ là bạn hiểu điều rất giản dị khi tôi chọn hình con khỉ ngậm miệng . Đơn giản lắm đến tận cùng : Ông trời cho mình cặp mắt để nhìn , cho hai lỗ tai để nghe ngóng và hiểu đại khái chuyện xảy ra chung quanh vì ngôn ngữ là những bài học . Thà mình bị câm nhưng may thay mình vẫn còn đôi mắt và hai lỗ tai .

( Không phải là ai khi được sinh ra cũng là những bậc thiên tài như Steve Wonder , như Beethoven để đời )



2.

Điều Kiện Chọn và Lựa từ chữ NẾU .
Nếu ta bị mù loà , làm sao ta thấy được những điều đẹp đẽ và những gì tồi tệ nhất nhì trên thế gian này ?

Nếu chúng ta bị điếc thì làm sao để thưởng thức những lời ngon, tiếng đẹp , nghe được lời mẹ hát ru con vào những buổi trưa hè khi đong đưa trên võng và lớn lên, nghe thêm những điều chói tai, nghịch lý và rút ra những bài học đời cho riêng mình ?

Thôi thì thà mình bị CÂM . Câm để cái lưỡi không thể thành lời cay độc có thể giết người từ tâm địa ...

Câm lặng không có nghĩa là cúi đầu, nhẫn nhịn và chấp nhận .

Khi qua những cơn mộng mị, chúng ta cần tỉnh thức sau khi tỉnh dậy .




3. Cần .










....










Sáng sớm, ngồi ở nhà bếp , mở màn ảnh, thấy tấm ảnh thằng bé con cầm tấm bảng để ' đòi Mẹ '


Mẹ bé là AI ?

Có phải mẹ bé đang bị giam giữ dưới cái tên Bloger Mẹ Nấm và đang ở trong ngục tù của bạo quyền ? Chúng nó không bị Mù , 
Đui, Điếc nên bắt giam mẹ của bé vì mẹ bé không như chúng nó .

Bé cần Mẹ nhưng chúng nó KHÔNG CẦN MẸ vì chúng rắp tâm phản bội . Chúng không bao giờ còn biết cái nghĩa đúng nhất mang tên Mẹ Quê Hương là cái gì vì chúng đang ở thể trạng Đui mù và câm điếc từ những cái ghế có quyền lực .

Chúng đã như những tên quan đang sống cao sang và đang tính đường đào tẩu khi biết câu ' Nhỡ có chuyện gì ... '


Em bé ' Con Cần Mẹ ' ơi !


Nhìn khuôn mặt gục âầu trên tấm bảng cầm tay của em , tôi bật khóc như em . Mẹ em đang ở tù và em đòi phải có mẹ .


Tôi ướt mắt và tôi thề là tôi cám ơn trời cho tôi còn đôi mắt chưa mù để thấy mình khóc như em .


Tôi thề với em là khi lớn lên, hiểu biết hơn, em sẽ không bao giờ cắm đầu ăn bẩn và mù lòa trước bao thảm cảnh . Cái thảm họa của chúng là chúng đang ăn bẩn, rất bẩn .


Chúng có thể bỏ tiền sau khi qùy gối trước kẻ thù để bịt miệng cả thế gian này .


Bé và những người dân oan đang chọn . Ai cũng cần một lương tri .






đăng sơn.fr






....

 
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 28.10.2016 12:02:42 bởi dang son >
#31
    dang son 28.10.2016 12:49:50 (permalink)
    .
     



    Từ Đồng Chí đến ' Cựu Đồng Chí '



    __________________________________________________ ______





    Ở hai ' Đồng Chí ' khá trung thành và ' chung thủy ' đã có lòng cố vấn chữ nghĩa từ những bài viết của tôi ở đây đó - Có vài điều khá lạ lùng .


    ( Họ không nằm trong cái diện Lạ Lùng ở số tuổi cách nhau hai thế hệ của họ - 1 ông bạn lớn khá đồ nho và khá lẩm cẩm khi ông tải lại bài viết của NBG Hiếu ở tài khoản Phây Bút của ông và cái ảnh chân dung quá đẹp của TXT đang chểm chệ ngồi ở công viên bên Đức !

    Một cô bé kia đang làm nghề Psy, chuyên chữ bệnh khùng cho thiên hạ ở New York
    )


    Cả 2 người này đều chống CS và là đồng chí của riêng tôi .
    Sau cuộc bàn luận giữa NB Gió Hiếu và tôi, Hiếu biến mất sau lần sưng mặt !

    Lão Đồ xứ Paris , sau khi tải bài viết của Gió về cậu TXT với tấm ảnh chân dung bị tôi vào trách cứ nhè nhẹ : Xin đừng tải ảnh của thằng quan lại ăn bẩn này .

    Cụ đồ Paris viết trả lời dưới bài kiểu 3 phải bằng tiếng tây kỳ cục : - Tôi không bao giờ kết án và chỉ trích ....



    - Cô Psy NY còn ác liệt hơn :


    - Sao anh cứ đi dạy đời thiên hạ chứ - ( Trách cứ BTH ! ? )


    Tôi bực mình quá thể và gọi họ là Cựu Đồng Chí !



    Lý do :


    - NBG viết gì cứ viết, miễn là biết Gió viết cái gì để là một cái gai cho lũ bạo quyền . Gió có thể là bạn hoặc đớp bạc của bè lũ theo TXT là chuyện riêng và chuyện hậu sự của Gió . Nói với tác giả Gió điều mình nghĩ theo cách chủ quan là chuyện của 2 người đồng hành nhưng không nhất thiết phải là ' đồng chí '


    Cô Psy ấy là một con bé sinh đẻ ở miền nam California và đã chịu khó học tiếng mẹ đẻ để đăng tải những bài ' phản động ' nhưng có điều, tôi muốn lão bạn đồ nho và cô trẻ tuổi ấy hiểu rõ chỉ một điều :



    - Chúng ta có thể Đồng Hành nhưng sẽ có những con đường rẻ ngoặc khác nhau .




    Từ tấm ảnh của cậu bé tí mang tên : Con Cần Mẹ - Đã là một sự chọn lựa .




    Bạn cứ đi con đường theo ý nghĩ của bạn .


    Khi viết và diễn đạt , mỗi chúng ta đã là một con đường . Gặp nhau hay không là một chuyện khác .











    đăng sơn.fr
     
     
     
     
     
     
     
     
    #32
      dang son 28.10.2016 13:33:01 (permalink)
      .
       
       


      - Biên Thùy -




      Từ cụm từ này đã là một vấn đề .

      Con người từ khi được sinh ra đã là một trong những điều tự mâu thuẩn và rắc rối kể từ lúc phải đi kiếm miếng ăn .


      Hẳn có lúc rất bực mình và rối rắm, chúng ta đã gãi đầu :

      - Tại sao ông trời lại tạo ra nhiều màu da và từ đó có biên giới .



      Chuyện như cổ tích , người ta chế biến câu trả lời hộ ông ấy :


      - Thằng nào ở gần nhất mặt trời ( lò nướng ) thì phải đen thui. Sinh sau , đẻ muộn và xa lò nướng thì có màu da trắng .




      ..


      Chuyện này xưa và không thể nào dẫn chứng ở thời đại A Còng . Chuyện bây giờ khó chịu hơn rất nhiều :

      Biên giới là điều không thể tránh được ở thứ ngôn từ : Đây là nhà tôi, con cái tôi . Đây là vợ tôi, công việc của tôi . Ai đụng đến, tôi sẽ dành quyền đòi lại .


      ( < Đó là điều hẳn nhiên rồi - Ta không có gì để bàn cái <


      Thế nhưng từ cụm chữ Quê Mẹ - Quê Hương ?


      Những thằng to đầu đang bán mẹ, bịt mắt mẹ già ?



      Trong chúng ta - những đứa con . Ai sẽ là người tìm Mẹ và cứu Mẹ ?





      Ôi !




      đăng sơn.fr




      ..






       
       
       
       
       
       
       
       
      #33
        dang son 30.10.2016 23:28:47 (permalink)
        .
         
         
         
         
         



        Một sự miệt thị đê tiện hèn hạ của tuyên giáo Đảng đối với MC Phan An







        ----------------------------------------------------------------------------



        Thế Hiển
        Tác giả gửi tới Dân Luận




        Cái ban tuyên giáo và Đảng CSVN luôn sợ hãi là một cá nhân hay tổ chức có sức lay động quần chúng lớn hơn chính quyền, bởi đó là mầm họa cạnh tranh quyền lực với họ. Dù MC Phan Anh có thể không quan tâm đến chính trị và không nghĩ đến chuyện đối đầu với Đảng, ban tuyên giáo vẫn không thể bỏ qua anh. Giết lầm còn hơn bỏ sót, phương châm của họ từ xưa đến nay vẫn vậy.



        Trên trang mạng Việt Nam Thời Báo, bắt chước tên gọi trang Việt Nam Thời Báo của Hội Nhà báo độc lập, mới đăng bài viết có tên “Phan Anh, người hùng hay tội đồ?” của tác giả đề là Kính Chiếu Yêu (KCY) còn xưng là đã viết vụ này trước đó. Sau khi trích dẫn một số ý kiến khen chê của độc giả, tg bài viết cho rằng Phan Anh (PA) vi phạm một số điều...

        Thật khốn nạn! Một sự vu khống tráo trở, nịnh hót đê tiện của một kẻ bồi bút không còn một chút lương tri.

        Khi lũ lụt xảy ra ở các tỉnh miền trung, chỉ sau 2 ngày PA tình nguyện cứu trợ 500 triệu đồng và kêu gọi sự giúp đỡ của bà con, anh đã nhận được 10 tỷ đồng của bà con đóng góp. Rồi trực tiếp tức tốc đến Quảng Bình phân phát cứu giúp đồng bào trong cơn lũ . Sau đó vài ngày anh lại tiếp tục nhận được 10 tỷ đồng nữa... Quá tuyệt vời! Tôi nghĩ chưa ai làm được việc này. Vì sao vậy? Người ta tin anh. Trước hết vì anh không phải đại diện đảng , chính quyền hay tổ chức nào đó trong hệ thống đảng lãnh đạo. Tin anh vì trước đó anh đã bị đấu tố điêu ngoa, vì nêu ra nguyên nhân cá chết, vì làm việc thiện , đã bị đồng nghiệp Tạ Bích Loan xách mé “động cơ làm việc thiện là gì”!

        Hãy nhìn lại đi KCY. Ông bà hãy mở trang mạng chính thống của Mặt trận tổ quốc ra mà xem. Ông Chủ tịch MTTQ phát động kêu gọi cứu trợ. Thủ tướng kêu gọi đóng góp một ngày lương. Kết quả là “Bộ Tài chính ủng hộ 1,3 tỷ đồng, Ủy ban Dân tộc của Chính phủ ủng hộ 100 triệu đồng, Thông Tấn xã Việt Nam ủng hộ 310 triệu đồng và Công ty Cổ phần HASKY 100 triệu đồng”

        Thế mà “Tại buổi tiếp nhận, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân đánh giá cao các bộ, ngành, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân trong thời gian qua đã và đang thể hiện tình cảm tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách để chia sẻ cùng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Hội Chữ thập đỏ Việt Nam hỗ trợ đồng bào miền Trung”. Các mặt trận đoàn thể của các ông nặng hình thức, làm chiếu lệ ... Vì vậy không mấy ai tham gia đồng tình.

        Từ ngày 17/10 đến nay, tổng số tiền đăng ký ủng hộ và tiếp nhận tại Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là 4.025.700.000 đồng. Nghĩa là chưa bằng phân nửa của PA phát động 2 ngày . Ở chỗ khác 3 tỉnh thành Đà Nẵng , Bình Dương, Tiền Giang hơn nửa tháng vận động chỉ được 3 tỷ đồng. Xấu hổ với thiên hạ không ?!...

        Phan Anh là người hùng hay tội đồ? Tác giả cố gắng đặt ra những thứ vớ vẩn để tìm tội. Cho rằng: “cứu trợ là mục đích còn quyên góp và phân phối là phương pháp”. Phương pháp gì? Ở đây KCY muốn nói phương pháp phân phát kiểu nhà nước đã từng phân phát. Dân chúng ai cũng quá biết và quá sợ kiểu phân phát nhà nước. Đó là kiểu phân phát gia đình thân nhân chủ tịch xã thì nhiều hơn; không thuộc diện phân cũng được phát. Là kiểu bắt ký tên nhận 15 kg gạo, nhưng chỉ nhận 8 ký, mà là gạo mốc; hay như bắt ký tên nhận 4 triệu đồng trợ cấp thất mùa, chỉ phát 2 triệu .. .Có phải PA không phân phát kiểu đó?

        KCY cho rằng MC Phan Anh có thể sai ở cách thức quyên góp và cách phân phối vì bị chi phối bởi nhiều động cơ. Động cơ gì ?...

        Mặt trận, chính quyền, đoàn thể đã không làm được, xấu hổ quá phải không, nên đem Nghị định 64/2008/NĐ-CP ngày 14/5/2008, để quy chụp Phan Anh. Thật ra cái NĐ này là để cản trở, khống chế những cá nhân muốn làm từ thiện. Nên tác giả răn đe quy chụp cho rằng PA đã vi phạm Điều 4, Điều 5, Điều 6, khoản 1 và khoản 3 điều 9 và điều 16 về mở tài khoản để tiếp nhận nhận tiền, hàng cứu trợ...

        Thật nực cười, không có gì trơ trẽn bằng. Cả hệ thống đảng nhà nước kêu gọi, buộc cán bộ nhân viên trích một ngày lương... thua một thằng dân quèn nói lên một tiếng.

        Mang bút hiệu là Kính chiếu yêu, mà yêu quái dày đặc trong cơ quan nhà nước không thấy. Một người hùng đáng trân trọng như MC Phan Anh mà dân chúng cả nước hâm mộ lại đả kích , quy chụp để bao biện cho những kẻ vô tích sự “ăn không ngồi rồi” nhân danh đảng, nhà nước.

        Qua 2 bài viết đả phá PA của KCY, người ta ai cũng biết KCY là ai .




        THẾ HIỂN















        .

        ChânDung của Bồi Bút <















        _____________________________________________________________________________






        Biết rằng có nhiều loại ' BỒI ' . theo thói coi thường thiên hạ, cứ hễ cứ xin việc làm bồi bếp trong nhà hàng để phục vụ thì bị gọi là bồi .

        Cần tiền thì có việc làm để kiếm tiền nuôi thân để có thể trả học phí thì ai cũng cần việc , miễn là lương thiện .




        ----


        Không nên xấu hổ khi mình làm việc và dùng sức mình để nuôi cơm áo - Thế nhưng có một loại Bồi rất đáng khinh : Loại Bồi Bút .


        Ta có thể thấy loại này ở vài dạng thức như sau :

        - Loại 1 < Kẻ cớ nhiúm chữ nghĩa , chuyên nghề viết hộ , viết dùm để người bỏ tiền đước ra đầu sách và bán sách nổi tiến .


        - Loại 2 < Loại này chuyên việc đánh phá dưới nhiều cái tên núp dưới cái thẻ ký giả báo chí và còng lưng ....


        - Loại 3 < :


        Loại này chuyên thừa dịp nước đục thả câu và đánh hôi .



        Loại 1 hay 2. 3 có thể giống như nhau và chúng như những con dòi từ những thảm họa .











        đăng sơn.fr




        ...









         
         
         
         
           








        --------------------------------- !

         
         
         
         
         
         
         
        #34
          dang son 31.10.2016 00:41:40 (permalink)
          .
           
           
           
           
           
           
           
           
           
           
           

          QUÀ <




          --------------------------------------------------------------





          Quà cáp là chuyện không thể thiếu vào những dịp lễ lạc.


          __________________________________________________________________________





          Biết là như thế khi nhận của ai một món quà gì đó thì mình phải đáp LỄ - và từ câu lễ này mà sinh ra chuyện .

          Biết rằng mà sinh sự thì Sự Sinh . Chuyện dễ tính như 1 + 1 = 10 .


          . Chuyện quá đổi bình thường và nho nhỏ mà thôi : Ai có lòng tặng quà mình, thì mình phải tặng lại họ món khác theo kiểu Bánh ít đi , bánh qyt lại . Cứ nhận và không trả lại thì hỏng chuyện .




          ...



          Nhìn lại con toán đã viết ở trên : < 1 + 1 = 10 thì ta hẳn thấy có điều không hợp lý và sai bét nhưng ở một chế độ của Cường Quyền thì tất cả mọi sự đều hợp lý và hợp nhất .

          Hợp lý và Thuận Lý chỉ dùng cho toán học theo lẽ thông thường từ bảng cửu chưởng khi ta bò lết để học từng chương 2 x 2 = ...




          Chuyện ấy đã Xưa rồi .


          Chuyện thời nay mà ngồi đó mà làm con toán kiểu cổ điển ấy thì e rằng chúng ta sẽ không còn cái ghế để ngồi . Chuyện thời nay là phải ngày ngày mở cái Sờ Mặt Phôn mới nhất, hiện đại nhất để xem những cuộc biểu tình của hơn 1000 dân theo ông cha phản động kéo dân đi biểu tình chống Formosa và đọc những bài viết mới nhất của NS Tuấn Khanh hoặc là tên phản động NBG ở bên Đức viết như hai món quà rất khác nhau cho Quê Hương và Thân Phận . 


          Hai món quà có hai cách gói và màu sắc bao bì khác nhau :

          1. Màu Xanh ở tính cách nhân bản .

          2. Gói kia màu đỏ ở tính cách kịch liệt .


          Nhận gói quà , mở cái nơ màu gì đó ( Hồng , Đỏ, Xanh, Nâu ... ) Tất cả chỉ là món quà và bạn nhìn nhận nó theo cảm ứng riêng của mình .



          Có 2 cách giải thích thực tiễn từ 2 món quà ấy từ tính cách dung hoà trung dung hay quá đáng và quá đắng cay :


          * Tỏ bày tâm trạng ( 1 )

          ** Sự Phản Kháng và Cực Đoan chủ nghĩa ( 2 )




          -------------------





          30.10.2016 -


          Ở bên này, nơi tôi viết những dòng chữ này, tôi không nhận cho mình 2 món quà ấy cho dù dưới dạng màu sắc nào .


          Tôi viêt lời cảm ơn bài viết của anh TK : Cám ơn anh đã lên tiếng trước bạo quyền . Viết trả lời cho cậu NBG : - Hãy đi đúng con đường mà em thấy là ĐÚNG .




          Quay về chỗ ngồi của mình, tôi phải biết mình đang bỏ vào hộp những món quà gì . Và trong những thứ quà ấy - Có một chất mà khi mở ra - < Chúng : Những thằng khốn nạn phải biết thế nào là Cường Lực ở một đoạn phim cuối cùng !








          đăng sơn.fr

          - Paris 2016 -



           
           
           
           
           
          #35
            dang son 31.10.2016 23:24:26 (permalink)


            Đọc :



            Những đôi tay làm tình trên những màn hình phẳng
            < Như Quỳnh de Prelle <





            Nàng bắt đầu từ bỏ thế giới ấy. Nàng nhìn thấy những đôi mắt đang nhìn vào ngực nàng, cơ thể nàng. Chúng làm tình qua những chiếc màn hình điện thoại hoặc những chiếc máy tính gồ ghề để bàn, trang trọng hơn là những chiếc laptop đắt tiền. Nàng nhìn thấy những điệu cười mỉa mai, hèn yếu và nhu nhược của những gã trai lớn lên quê mùa, những thiên tài tỉnh lẻ. Không thoả mãn được những dục tính. Không đầy đủ giáo dục. Viết vài câu thơ nhăng cuội, ảo tưởng thành những nhà thơ lớn. Chả học hành gì nhưng cứ đua đòi vào thế giới phù phiếm, tanh đầy máu và mồ hôi của những kẻ khác. Chúng bất lực, lưu vong ngay chính tại quê nhà. Chúng thèm khát tình yêu mà không đủ bản lĩnh yêu một người đàn bà có thật, hay chơi với một cô điếm rồi trả tiền sòng phẳng. Có chơi xong thì chúng cũng xếp vào sự xuống cấp của xã hội mà gái điểm trở thành nhiều thế. Sự thủ dâm bằng mọi cách, tinh thần, xã hội và tình dục như một sự bế tắc, một cách sống chơi vơi. Chúng không hề muốn trưởng thành. Không hề muốn mạnh mẽ. Chúng bản năng không phải như những con người mà là một giống loài tha hoá, bị mất đi tinh thần sức mạnh. Chúng không ý thức được về trách nhiệm với chính mình.


            Có những kẻ làm tình bằng những cơn lên đồng chửi bởi những thiên ca không bao giờ ngớt. Sự hận thù ngút ngàn làm chúng say sưa như bạo lực, hành hạ một người đàn bà chúng yêu, phải đánh và đạp chị ta vào tường, xuống nền nhà mỗi lần lên cơn cực khoái và phóng tinh. Sau đó, chúng trở lại trạng thái bình thường, đĩnh đạc, không ai biết, đằng sau sự hào hoa thanh nhã kia, là những kẻ ẩn ức từ thế hệ trước, từ bao lâu trong lịch sử, mà sự ảnh hưởng lớn nhất chính là lớn lên không biết yêu từ đâu, không biết cách yêu thương và chia sẻ với con người, đồng loại. Cách chúng có được yêu thương là chiếm đoạt, là những tên ăn trộm hay những kẻ cướp mà nhà tù không phải những hàng rào hay song sắt mà chính là cõi tâm thần như những bóng đen, nhiều lỗ trống. Chúng bị bệnh mà không hay. Không dám đi đến bác sĩ. Không dám nói cho ai biết. Không dám nhìn mình trong vũng nước đái của bồn cầu. Không dám nhìn gì hết. Và dần dần đi vào vực thẳm trên những con đèo, những ngọn nủi lởm chởm. Thậm chí qua những cánh đồng hay dòng sông, chúng cũng không ngưng lại để tắm hay ngồi ngắm một buổi chiều. Chúng ghi hình ảnh của mình trên những cánh đồng hoa một cách vô nghĩa, nụ cười dành cho mọi người như nhau, giống nhau làm một.
            Một ngày của chúng bận rộn và bận rộn. Mọi lúc mọi nơi. Đôi bàn tay chạm vào màn hình. Lúc ăn, lúc ngủ, lúc đi ỉa, lúc ngồi chờ nhau nhậu nhẹt. Lúc chúng cười đùa ha hả. Lúc chúng trên xe giữa những mùi hôi, mùi thối của những cái xịt bốc mùi. Trong những không gian khác biệt. Đôi tay của chúng không ngưng lại được. Chúng chạm vào sự ám thị, tị hiềm. Cái ác nảy sinh trong chốc lát mà chúng không hay. Chúng ngồi xuống viết ngay một bài thơ, một truyện ngắn. Chữ nghĩa nhảy múa chung quanh. Toàn những từ ghép lại. Không tình cảm, không chân thành. Không phải từ những trái tim bật máu, đầy tổn thương. Sự giả vờ khôn ngoan, hiểu biết, thành công. Sự giả vờ. Giả vờ lịch sự. Giả vờ biết điều.
            Thi ca là một nạn nhân của chúng. Gì cũng thành thơ. Chưa bao giờ nàng thơ trở thành thứ hàng phổ biến đến thế, như một đồ chơi mà ai cũng có được, mua được, viết được từ những triết lý n xu, từ những ghép nhặt, ăn cắp chữ người này, ý của người kia. Không cần học hành vẫn cứ thành thơ, viết thơ ầm ầm. Đó là cách nhanh nhất để chúng bước vào phù hoa và ảo vọng, chúng thoát khỏi đời thường sự thật, chạy trốn những cơn mưa, những đôi bàn chân trên những cánh đồng nứt nẻ, những hạt phù sa cạn kiệt… Bước vào thế giới ấy, chúng càng bất lực, bất lực. Làm gì có tài năng, làm gì có khả năng làm việc như những kẻ chuyên nghiệp thực hành. Những gã trai phố huyện ra đường vênh vang, đánh lông nheo rồi cười thầm ta là anh hùng rơm, ta là kẻ khoác lác mà ai cũng theo.

            Chúng tồn tại như thế trong một thế giới không thể thiếu như thời đại này. Thời đại các gía trị được nhìn thấy bằng một cái đưa đẩy của ngón tay trên màn hình, bằng một không gian mà ở đâu cũng kết nối được, thấy được. Rồi chúng tự hỏi, chúng có an toàn không ở thế giới ấy? Chúng rút lui, rụt cổ vào như những con rùa đè nặng mui trên lưng. Chúng không gánh vác nổi thời đại với tâm thế khuyết tật, yếu thế. Chúng không vượt lên trên được bản thân, mà nghĩ đó là tự do, tự do dành cho tất cả và trong vũng đầm không thoát ra được. Tự do chỉ có được khi có sự bình đẳng, độc lập. Và điều ấy chỉ tổn tại ở thế giới văn minh, hiểu biết và tri thức. Chúng không dám thừa nhận sự nghèo nàn của chính mình, từ tinh thần đến vật chất, mặc dù vật chất có khi ứ thừa. Ai cũng sở hữu những Iphone đời mới nhất, những xe hàng hiệu khủng nhất, những bộ cọ hàng chục nghìn đô cho quét cái mặt trở nên thánh thần trên màn hình.



            bài đã đăng của như quỳnh de prelle
            Từ Tạp Chí Da Màu . 31.10.2016




            --------------------------------------------------





            Ngồi rủng rỉnh đọc lại chừng 2 lần thì thấy rõ là một bài viết rất khó chịu vì đắng và chát và được viết bởi một tác giả phụ nữ .

            Bằng câu dạo đầu dẫn dụ, cô tác giả đã vẽ một tấm tranh bầy nhầy dành cho những tay viết kiểu bầy nhầy ...

            Vì : Cái ảo tưởng văn chương thi ca không phải thế là thế, là vậy . Trọng trách của văn chương và kẻ tạo ra nó là đủ sức gánh vác một trọng trách để không bị ' khuyết tật '


            Thảm họa là sự sai lầm khi tưởng là cứ hoa dạng lá cành và chạy trốn sau những cái tên có nghĩa là đã và đang hoàn thành một lý tưởng - cho dẫu là nửa vời ....






            đăng sơn.fr




            #36
              dang son 01.11.2016 01:09:06 (permalink)
              .
               
               
              HOÀ  hay KHÔNG HÒA - ?
               
               
               
              --------------------------------------------------------------------------------
               

                  1-
               
                    Tìm đọc những bài viét mới của NS Tuấn Khanh . Chọn một cái tựa tên :  
              Hòa giải hòa hợp dân tộc và Phan Anh… thì có cái link đẩy  qua Web RFA VietNam .  
               
                 Vậy thì đọc trọn bài :
               
               
              <   
              Hòa giải hòa hợp dân tộc và Phan Anh…
              Thứ Hai, 10/24/2016 - 14:38 — VietTuSaiGon
               
               
               
              Câu chuyện hòa giải, hòa hợp dân tộc đã được đặt lên bàn nghị sự và nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong suốt nhiều năm qua giữa Việt Nam với cộng đồng người Việt ở hải ngoại. Tuy nhiên, càng lúc nhà cầm quyền Cộng sản càng có dấu hiệu gây tổn thương cho cộng đồng người Việt hải ngoại và dường như hòa hợp hòa giải dân tộc chỉ là chiêu bài chính trị của họ nhằm đạt những mục đích khác chứ chưa bao giờ người Cộng sản thực sự có ý thức về điều này. Nếu không muốn nói là họ đang công khai chống đối hòa giải, hòa hợp dân tộc, đẩy dân tộc Việt Nam đến chỗ phân li rõ rệt.
              Vì sao tôi dám nói người Cộng sản đang cố gắng đẩy dân tộc Việt nam đến chỗ phân li một cách rõ rệt và tôi cho rằng người Cộng sản không muốn có hòa hợp hòa giải dân tộc?
              Vì lẽ, tiến trình hòa hợp dân tộc phải bắt đầu từ việc hòa giải, và việc hòa giải phải bắt đầu từ sự cởi bỏ những định kiến, hiềm khích và cực đoan để dần đi đến xóa bỏ các ranh giới thù hận, xóa những biên giới ý thức hệ trên tinh thần anh em một nhà, cùng hướng về cội nguồn dân tộc và cùng đi đến tương lai. Để rồi sau đó, quá trình hòa hợp dân tộc giống như một hệ quả tất yếu, tự đến sau quá trình hòa giải.
              Và tiến trình hòa giải dân tộc được xóa bỏ bởi những gắn kết. Tôi nói xóa bỏ bởi những gắn kết có nghĩa là lòng thù hận sẽ được xóa bỏ thông qua những gắn kết dân tộc, thông qua sự chia sẻ trong lúc đồng bào gặp thiên tai, hoạn nạn, đói khổ. Nói gì thì nói, cộng đồng người Việt hải ngoại đã hoàn thành việc này hết sức xuất sắc. Bởi họ không có khái niệm phân vùng Nam – Bắc trong các hoạt động thiện nguyện. Mọi nỗi khó khăn của đồng bào phía Bắc, từ vĩ tuyến 17 ra đến ải Nam Quan, đây là khu vực xếp vào vùng đỏ trong ý thức hệ, tuy nhiên, đây cũng là khu vực nhận được sự hỗ trợ, chia sẻ của cộng đồng người Việt tại hải ngoại nhiều nhất.
              Tình trạng biển chết ở miền Trung xảy ra sau hiện tượng khô hạn, nhiễm mặn ở đồng bằng Sông Cửu Long nhưng lại được quan tâm rất cao và được cộng đồng người Việt hải ngoại ưu tiên chia sẻ từ vật chất đến tinh thần. Bởi dù sao thì miền Trung cũng không trù phú và dễ kiếm sống bằng Tây Nam Bộ. Rồi trận lũ ngày 14 tháng 10 đến ngày 16 tháng 10 vừa qua ở Quảng Bình, Hà Tĩnh và Nghệ An cũng được cộng đồng người Việt hải ngoại chia sẻ rất mạnh. Đó là chưa muốn nói đến trận lũ vì lở núi ở Lào Cai, rồi những dân oan trên vườn hoa Mai Xuân Thưởng… Tất cả đều được cộng đồng người Việt hải ngoại quan tâm, hỗ trợ.

              Điều này cho thấy biên kiến vùng miền đã hoàn toàn được xóa bỏ, định kiến về ý thức hệ cũng đã được xóa bỏ, người ta chỉ cần biết rằng nhìn đồng bào mình đau khổ, mất mát thì chia sẻ, lá lành đùm lá rách. Nghĩa cử mang lòng trắc ẩn, tình yêu thương này đã nhanh chóng xóa bỏ mọi ranh giới thù hận hay biên giới Nam – Bắc cũng như ý thức hệ trái chiều. Người ta nhanh chóng nhìn về tương lai để chia sẻ và yêu thương. Có thể nói rằng tiến trình hòa giải giữa người Việt trong nước và người Việt hải ngoại đã đạt thành tựu rất lớn, vượt ngoài khả năng dự đoán của đảng Cộng sản Việt Nam.
              Và điều này nhanh chóng trở thành cái gai trong mắt nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam, bởi thứ họ muốn không phải là hòa hợp hòa giải dân tộc của gần một trăm triệu người dân trong và ngoài nước. Mà thứ họ cần chính là cộng đồng người Việt hải ngoại hòa giải và hòa hợp với hệ thống đảng Cộng sản Việt Nam về mặt văn bản hình thức và thể hiện điều này thông qua những đóng góp tài chính, kêu gọi quốc tế hỗ trợ cho chính phủ Việt Nam cũng như các hoạt động góp tay cho sự vững mạnh của đảng Cộng sản mà các Việt Kiều phải thụ động thực hiện khi vướng vào cái bẫy hòa hợp hòa giải của họ (chứ không phải hòa giải hòa hợp theo qui luật xã hội).

              Tiến trình hòa giải giữa người dân Việt với nhau nhanh chóng đâm hoa kết trái, những trăn trở, yêu thương, chia sẻ và đùm bọc của người Việt hải ngoại với người Việt trong nước đã nhanh chóng gắn kết họ lại với nhau sau mỗi cơn hoạn nạn, thiên tai. Và sự yêu thương, chia sẻ này đóng vai trò như những viên gạch, dần xây nên căn nhà đại đồng Việt Nam trong tương lai. Mỗi sứ giả thiện nguyện hay nhà hoạt động xã hội dân sự, nhà đấu tranh dân chủ đóng vai trò như một người thợ xây, đang tỉ mẫn bốc từng viên gạch, dán từng mạch hồ để căn nhà tương lai được vững chãi, đảm bảo thẩm mỹ.
              Và, điều này cũng đồng nghĩa với cái gai trong mắt nhà cầm quyền ngày càng gây nhức nhối họ, các sứ giả thiện nguyện, những nhà hoạt động phổ biến dân chủ, xã hội dân sự nhanh chóng rơi vào đích ngắm của nhà cầm quyền và bị họ liệt vào diện “chống phá nhà nước xã hội chủ nghĩa”, “phản động”… Bởi hơn ai hết, người Cộng sản nhận ra mối nguy của họ trong tiến trình hòa giải, hào hợp dân tộc, đây là tiến trình được manh nha, hình thành và hoàn thiện trên nề tảng tiến bộ, văn minh, văn hóa và yêu thương, “máu chảy ruột mềm”. Và không có gì đáng sợ hơn đối với kẻ độc tài khi người dân trở nên tiến bộ, biết nương tựa, chia sẻ với nhau và cùng hướng đến tương lai, hướng đến văn minh nhân loại. Lúc đó, khối Hòa Giải Hòa Hợp Dân Tộc sẽ là một khối sức mạnh chống độc tài cực lớn!
              Người Cộng sản, có lẽ khi hô hào hòa hợp hào giải dân tộc, họ không ngờ tiến trình này lại phát triển theo khuynh hướng hiện tại. Và để tránh tình trạng phá sản dẫn đến tan rã của họ, đảng Cộng sản đã bắt đầu lộ rõ bản chất, họ có thể nhắm đánh và dùng đòn ác, đòn bẩn với bất kì những người nào được xếp vào hàng “hiện tượng” trong vai trò sứ giả yêu thương của nhân dân. Bởi chính những sứ giả này là những người thợ xây gỏi nhất trong căn nhà đại đồng Việt Nam trong tương lai.
              Điều này giải thích tại sao Nguyễn Lân Thắng, Dũng Vova, Mẹ Nấm, Cù Huy Hà Vũ, Điếu Cày, Tạ Phong Tần… Và gần đây nhất là Phan Anh bị mang ra đấu tố một cách không thương tiếc qua hệ thống dư luận viên và tuyên truyền viên của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam. Và cũng đừng bất ngờ khi có nhận định rằng người Cộng sản nói hòa hợp hòa giải nhưng họ lại rất sợ hòa giải hòa hợp dân tộc! Bởi khi dân tộc Việt Nam trở thành một khối vững mạnh, cái ung nhột cần được cắt bỏ sớm nhất chính là chủ nghĩa Cộng sản và đảng Cộng sản trên dải đất hình chữ S này!
               
                 (   VietTuSaiGon's blog   )






              2-

               GIẢI HÒA  -
               
               
               Sau bao nhiêu năm chiến tranh , người dân muốn gì ?
               
               Có bao nhiêu bài hát đã nói về  khát vọng hoà bình để bom đạn ngừng rơi, để ta sống yên lành với đất nước  ?  Lấy đơn cử một bà mẹ nông dân đứng dưới nắng , bà cần gì , thấy gì sau khi có cái gọi là đất nước được Thống Nhất . Bà ta có thể không cần biết ông NS Phạm Duy, ông NCK về nước để làm cái gì ...
               
                   Có những chuyện trước mắt mà một người dân bình thường cần nhìn thấy : Cơm no áo ấm , đất nước thanh bình .
               
                 Để đáp ứng được tiêu chuẩn căn bản ấy,  người dân cần một thể chế rõ rệt và được áp dụng đúng mức ở các vị lãnh đạo . Họ , các vị ấy đã làm gì sau 40 năm qua  ? Họ  hả hê với câu Thống Nhất Đất Nước và ùn ùn kéo nhau lập  bè , lập thế sau sự cố mở cửa , cải tiến kinh tế . Họ nhanh nhẹn tạo ra những tầng lớp thượng đẳng và chung sức nhau xây dựng những công ty, những công trình mở mang tiến hóa . Họ nảy sinh ra chuyện quan lớn thấm thuần kế hoạch  kiểu Tư bản Đỏ và điều mà tất cả người dân đều thấy rõ qua từng sự kiện .
               
               
              -------------------------------------
               
               
              Thử nói qua về danh từ  và động từ Hoà Giải .
               
              Khi muốn hoà giải thì ya cần hiểu đối phương và cố gắng đặt mình vào chỗ của họ để có thể ngồi lại nói chuyện - kể cả tranh luận . Nhưng làm thế nào để có thể hòa giải giữa hai ý thức hệ trái chiều nhau ?
               
                  Tất cả chúng ta, không ít thì nhiều khi tham gia  các công cuộc  với đoàn thể, hội đồng đã là chứng nhân  trước những tệ trạng chia rẻ ở ngay  những người đồng chí hướng và những hệ lụy vì sự phân hóa .  Ý thức chính trị có lắm khi bị bẻ xoay và bị khuynh đảo vì ta sẵn sàng chụp mũ nhau ở chùa chiền và cả trong các nhà thờ . ..
               
                Chữ THỜI CƠ đã được tận dụng một cách  tài tình qua những màn tranh chấp trở cờ .  Những chính trị gia kiểu salon cũng đã hểnh mũi đón gió để chờ hướng đi .
               
                   Chuyện nào cũng có thể xảy ra .... 
                
                   Để xem những cuốn phim  thời sự , một lúc rảnh rổi nào đó , ta có thể chạm mắt vào những bản tin vô thưởng vô phạt đại loại đao to búa lớn :
               
                 - Trung tâm Thúy Nga - Paris  đã bán cho tập đoàn CS  để chiêu trò dân vận
                - Trúc Hồ rời ASia và trung tâm  này có thể rơi vào tay bè lũ CS như Trung Tâm Vân Sơn ....
               
                Ngay dưới những bản tin ấy thì  không thiếu gì những tay  anh hùng bàn phím nhảy vào góp ý và  bàn chuyện phóng đại và sau đó là văng tục choảng nhau ....
               
                  ........... 
               
                   Chuyện không có gì mà khó hiểu vì câu ' 9  người 10 ý ' như có vài lời góp ý rất vô cảm trước sự  việc  người dân Việt ở Hải Ngoại quyên góp từ các cách thức , cũng như một số nghệ sĩ đã tự nguyện đứng lên tổ chức những đêm văn nghệ để cố gắng quyên giúp . Những nghỉa cử này đã  nhận gạch đá  từ những lời nhận định  kiểu  ganh ghét và cực đoan : " Quyên cho lắm thì chỉ để bọn  quan to, cán bộ thêm giàu có mà thôi ..... "
               
               
               Nói và chỉ trích theo một luận điệu thì rất dễ .
               
               Điều khó là nghĩ gì - Làm gì để dân bị nạn đỡ đói sau khi đã mất tất cả . Tụi quan khốn nạn có lấy đi 8 phần thì thằng dân  , ít ra cũng cóp nhóp còn lại 2 để sống qua ngày .
               
                   -      ?    ------------------
               
               
                   Viết đến đoạn này, tôi nghĩ đến một hình ảnh vẫn còn in đậm trong tâm trí ở một buổi trưa khi đang đi bộ và tìm  hình ảnh để chụp vào đầu tháng 6 vừa rồi ở SàiGòn  :
               
                  Đứng tần  ngần ở trước cái sân khuôn viên mà ngày ấy, chúng đã hồ hỡi lập thành nơi Triển Lãm Tội Ác của Mỹ Ngụy, bây giờ chúng đã phiên phiến đi với tấm bảng ghi : Triển Lãm Chiến Tranh  vì quan thầy Ngụy là bố Clinton và ông ObaMá đã qua thăm chúng ...
               
                   Hạ ống kính trước cái mõm súng  ở đầu xe tăng , tôi gặp nụ cười đã quá buồn trên gương mặt tiều tụy của một người đàn ông nhỏ thó đen đủi . Nghe người đồng hương nói nho nhỏ như làm quen :
               
              -   Ông chụp cái gì vậy , ông ?
               
               
               Nhìn  đôi vai  gầy guộc ấy , dáng thảm hại và nghe câu nói : - Sáng giờ chưa có hột cơm  vào bụng . Tui mới từ miền tây chạy dô đây . Kiếm ăn ! Hổng biết đường đất  nào ráo trọi , ông ơi !
               
               
               Ông cười rồi quay đi . Dáng còng queo với chiếc túi nhặt ve chai èo uột  với đôi dép cao su .
               
               
               Ứa gan ! - Buồn . Buồn khi càng thả bộ ở cái nơi  đã lâu lắm mà bây giờ về . Về với cái gì ? Với điều gì để không bị gọi là Áo Gấm Về Làng  ? Về để  thấy tận mắt những dòng kinh rạch có khi đầy rác, có khi cạn láng ....
               
               
               Về - Ừ - thì về .
                 
                  Về sau khi qua khẩu Hải Quan để đứng chờ cô vẹm cao độ 1 mét 51 quay quay cái hộ chiếu với cái nhìn soi mói .
               
                Về đến phi trường Charles de Gaulle để ngửi lại cái mùi nhẹ nhõm của xứ tự do và biết mình phải làm một điều gì đó để  xứ sở đầy oan khiên, đầy gái chân ngắn, chân dài, đầy siêu sao , đầy bá hộ quan quyền phải có một ngày  thay đổi .
               
               
                     Biển dậy sóng .
               
                   Rừng mất rừng .
               
               
               
                 Tất cả rồi sẽ ra sao  ?
               
               Chuyện của  các ca sĩ  chạy về VN hát hò không phải là chuyện trọng đại . Chuyện chính là đặt lại các câu hỏi và tự tìm cho ra những câu trả lời .
               
               
               Tương lai sẽ có câu Trả Lời nếu chúng ta còn nghĩ đến việc cần làm trong từng khả năng riêng của chính mình .
               
               
               
               
               
               
               
                đăng sơn.fr
               
               
               

               
               
               
               

               
               
               

               
               
               
               
               
               
               


               
               
               
               
               
              ct
              <bài viết được chỉnh sửa lúc 01.11.2016 02:26:04 bởi dang son >
              #37
                dang son 01.11.2016 18:01:46 (permalink)
                .
                 
                 
                 
                 
                 

                Lũ và lòng

                — VietTuSaiGon






                Người Việt Nam từ thời ông bà, cha mẹ đã có thói quen chia sẻ, lá lành đùm lá rách, lá rách đùm lá nát, lá nát đùm lá te tua… Cái đạo lý ấy đôi khi chẳng là đạo lý gì cả, chẳng có ai dạy ai mà chính lòng trắc ẩn, lòng lân mẫn giữa người với người để rồi khi có sự cố, thấy đồng loại khó khăn, đau khổ, người ta lại chìa bàn tay ấm áp của mình ra để chia sẻ chút hơi ấm, chút tình người với những bàn tay đói rét, lạnh căm…

                Điều ấy cũng phù hợp với sứ mệnh của đôi bàn tay, những tưởng đôi bàn tay có nhiều sứ mệnh lắm trong đời sống con người nhưng chung qui vẫn xoay quanh ba sứ mệnh: Úp, Ngửa và Phủi!

                Bàn tay con người biết úp xuống, che chở và chia sẻ chút hơi ấm tình thương với những bàn tay đói lạnh, khốn khó đang ngửa ra trông đợi sự chia sẻ của đồng loại.

                Trong một lúc nào đó giữa cuộc đời, nỗi buồn, sự không may mắn và cô đơn đến vây khốn, dù đã cố gắng chống chọi đến phút cuối mà bạn vẫn không thể đứng vững được, bạn trở nên đau khổ, yếu mềm, lúc đó, dù không nói ra, không ngửa bàn tay ra nhưng trong lòng bạn đã có một bàn tay ngửa ra chờ đón hơi ấm của đồng loại. Bởi chính hơi ấm ấy cho bạn thấy rằng cuộc đời này đáng sống, đáng để tiếp tục tồn tại và nỗ lực.

                Và, trong một phút giây nào đó, bạn lại vốc một nắm đất hay một nắm cát, thả theo áo quan của người thân, bạn bè, người quen để tiễn biệt. Hành động phủi hai bàn tày vào nhau để tiễn những hạt đất cuối cùng vào nắp quan như một thông điệp chia ly, nó nói lên rằng giữa bạn và người nằm trong áo quan kia từ nay vĩnh viễn không nhìn thấy nhau trên cõi đời này. Và mọi nợ nần, ân oán gì cũng đã trả về cát bụi!

                Nói về đôi bàn tay, có lẽ câu chuyện xoay quanh ba sứ mệnh này còn dài lắm. Nhưng chưa bao giờ tôi nhìn thấy sứ mệnh úp xuống của bàn tay lại ấm áp và đẹp như trong lần đến vùng lũ Quảng Bình, lũ Hà Tĩnh này.

                Từ những người thoáng qua, dừng xe trên đường 1A, thuê một chiếc ca nô chạy thẳng vào khu rốn lũ Lệ Thủy, ghé thăm từng nhà, tặng mấy ổ bánh mì thịt gói ghém trong giấy giữ nhiệt, tặng một phong bì hai trăm ngàn đồng, hỏi thăm vài câu, động viên vài câu. Chủ nhà hỏi tên gì thì xưng tên nhưng sau đó không cho biết thêm chi tiết nào nữa, không muốn cho báo chí chụp hình hay quay phim.

                Rồi một anh tài xế chạy xe từ Lệ Thủy đến Ba Đồn, lẽ ra đến bến Ba Đồn thì anh trả khách và đậu xe ở bến để ngày mai tiếp tục đón khách thì anh lại chở khách đi băng một con đường mà hai bên là hai biển nước, một độc đạo bằng bê tông, nằm chơi vơi giữa biển nước để đi đến cuối con đường này thì gặp một con đường vòng bằng đất, khách có thể đi bộ trên đường này về xóm rồi gọi người nhà bơi ghe ra đón. Khoảng cách giữa bến xe Ba Đồn và chỗ anh tự trả khách cuối cùng dài gần ba chục cây số, xe đi vô cùng khó nhưng anh vẫn đi. Hỏi ra mới biết là anh lo hành khách đi về bị nước cuốn nếu như họ nôn nóng về nhà, lội vào những con đường còn ngập nước.

                Rồi nhóm anh Nguyễn Lân Thắng, Dũng VoVa và nhiều nghệ sĩ, doanh nghiệp đã đứng ra vận động, kêu gọi lòng hảo tâm để quyên góp tiền mang tặng bà con vùng lũ. Và trong mấy ngày đó, có một hiện tượng cứu trợ chính là MC Phan Anh. Anh này nhanh chóng vận động được số tiền ngót nghét mười lăm tỉ đồng để mang đến tặng bà con vùng lũ. Anh trở thành hiện tượng với những câu hỏi khác nhau, sự cảm mến cũng khác nhau…

                Những người dân Quảng Ninh thì nghe tin bão đổ bộ vào tỉnh nhà thì vỗ tay reo mừng. Hỏi tại sao bão lớn, siêu bão đổ bộ vào tỉnh mình sẽ gây thiệt hại mà vỗ tay reo mừng thì hầu hết người dân trả lời rằng ban đầu dự kiến sẽ đổ bộ vào Quảng Bình, Hà Tĩnh. Mà nếu bão đổ bộ vào thì chắc miền Trung chết chóc, tang thương nhiều hơn nữa nên nghe bão tránh được miền Trung, đổ bộ vào Quảng Ninh thì xin cám ơn bão!

                Có những tấm lòng, những hành động, những nghĩa cử làm rơi nước mắt, làm người ta cảm phục và thấy đời sống đáng yêu, đáng sống và Thượng Đế vẫn còn để cho cuộc đời này tươi đẹp bằng lòng yêu thương của Ngài!

                Đó là những mẩu chuyện về lòng yêu thương trong hàng triệu mẩu chuyện như vậy của người Việt Nam khi miền Trung lũ lụt. Nhưng ở đây, tôi muốn nói đến tấm lòng của con người, nói đến lũ lụt và lũ lòng. Có lẽ, miền Trung vừa đón đến hai trận lũ, lũ lụt ở Quảng Bình, Hà Tĩnh và lũ lòng sau khi “hiện tượng Phan Anh” vận động nhanh chóng được số tiền to lớn để giúp đỡ bà con vùng lũ.

                Có rất nhiều ý kiến cho rằng Phan Anh đánh bóng tên tuổi bằng cách làm từ thiện. Cũng có nhiều ý kiến phản đối. Nhưng tại sao lại phản đối nhỉ?! Giả sử như động cơ lớn nhất của Phan Anh là đánh bóng cái tên Phan Anh trong đợt cứu trợ này. Thì tôi cho rằng chẳng có gì là sai trái cả! Trước nhất, phải hỏi thế nào là đánh bóng tên tuổi? Xin thưa, đánh bóng là làm sạch, làm cho thứ mình đang đánh bóng sáng ra, đẹp ra. Làm người có ai không muốn cái tên của mình sạch sẽ và đẹp ra? Và có chính trị gia nào dám bảo tôi không bao giờ đánh bóng tên tuổi của tôi?

                Điển hình như Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, trong lúc miền Trung đang hứng chịu trận xả lũ của thủy điện Hố Hô và nhà nhà lo dọn dẹp đồ đạt mà vẫn không kịp bởi tốc độ nước dâng qúa nhanh thì tại Sài Gòn, Thủ tướng Phúc cũng đi đến từng hàng quán, cầm cái bát, cái dĩa lên kiểm tra vệ sinh, rồi kiểm tra từng trái cây thử có đạt chất lượng hay không, rồi ngồi ăn phở, uống cà phê vỉa hè… tất cả những hành vi đó đều là diễn, là đánh bóng tên tuổi của một người làm chính trị. Bởi thực tâm “vi hành” xem đời sống ra sao, dân tình thế thái như thế nào thì chẳng có ai đi mà cả bầu đàn lâu la kéo đi như vậy và ống kính thì có cả trăm cái chụp lấy chụp để. Rồi Thủ tướng nhắn tin ủng hộ đồng bào lũ lụt miền Trung. Tất cả những trò diễn đó cũng chỉ để đánh bóng tên tuổi của Thủ tướng, để cho thấy Thủ tướng có quan tâm đến đời sống người dân.

                Giả sử Phan Anh đánh bóng tên tuổi thì giữa Phan Anh và Thủ tướng Phúc có điểm giống nhau, đó là cùng quan tâm về miếng ăn, cái mặc. Nhưng ông Phúc chọn Sài Gòn, Phan Anh chọn miền Trung, ông Phúc chọn hàng quán thì Phan Anh chọn nhà nhà, ông Phúc chọn những cái dĩa, cái bát sạch và chứa thức ăn thì Phan Anh chọn những cái dĩa dính bùn non và trống trơn thức ăn. Suy cho cùng, cũng là đành bóng tên tuổi nhưng cách đánh bóng nào ẩn chứa lòng trắc ẩn, lân mẫn tha nhân đều có vẻ đẹp và giá trị của nó.

                Và nói về lũ lụt với lũ lòng. Thường thì người còn nhân tính, nhân cảm, khi nhìn đồng bào của mình đói khổ, đau thương, cơn lũ lòng sẽ dâng tròa và người ta sẽ bất chấp, bất luận khó khăn hay tai tiếng gì đó để đến, để chia sẻ. Ngược lại, với những kẻ cơ hội, vô cảm và thiếu tình người, thiếu cả tính người thì thây kệ nỗi đau của đồng loại, miễn sao túi của mình được đầy.




                Có không thiếu những cán bộ nhà nước mà chỉ mới vài ngày sau lũ họ đã có thành tích ăn chặn quà cứu trợ lên đến hàng trăm triệu đồng, thậm chí hàng tỉ đồng. Và đặc biệt, đây không phải là lần xả lũ đầu tiên của thủy điện Hố Hô, người dân Quảng Bình, Hà Tĩnh từng đau khổ, mất trắng do trận xả lũ năm 2010 của thủy điện Hố Hô. Nhưng dường như thủy điện này chưa từng đền bù gì cho người dân miền Trung. Sống chết mặc bây, tiền thầy bỏ túi! Và nhà nước, chính phủ, có vẻ như họ cũng hô hào, cũng to tiếng lắm. Nhưng có vẻ như mọi thứ đều có tính chất hình thức, hoa hòe, màu mè! Tất cả đều cho thấy lũ lụt đi qua mà lũ lòng thì ở lại. Lũ lòng lớn hay nhỏ lại hoàn toàn phụ thuộc vào tri thức, đạo đức và lòng trắc ẩn của người với người!



                VietTuSaiGon's blog 






                .

                 
                 
                 
                 
                 
                 
                 
                ....... ct
                #38
                  dang son 03.11.2016 00:02:02 (permalink)
                  .
                   



                  2. Thượng Đế - Nhân Tính và Trắc Ẩn <



                  __________________________________________________ __________________





                  Đọc ở bài trên , có một đoạn mà ta nên ngừng mắt lại ở chữ Thượng Đế và cái đẹp mà ngài đã ban cho con người cùng thiên nhiên .



                  Khi ta có niềm tin thì ta tin ở điều Thượng Đế đã sắp đặt . Một niềm tin không cần minh chứng .

                  Thế nhưng, có vài khi tôi thắc mắc kiểu phản động , ngồi ở bàn nhậu với một ông cha rất ' Chịu Chơi ' và không bao giờ chịu Chơi Chịu .


                  Tôi thử đấu lý và " chọc quê " ngài :

                  - Trước khi xưng tội, con muốn hỏi cha đôi điều .

                  Ngài nâng ly và thản nhiên : Cứ hỏi . Cha sẽ trả lời .


                  Đây là câu hỏi thứ nhất :

                  - Có phải khi tạo ra con người , có nghĩa đã là
                  cái sai lầm lớn nhất của TĐ là tạo ra con người không ?


                  Ngài linh mục ực hết ly vang thời một ngàn chín trăm lâu lắm và đủng đỉnh :

                  - Cậu đang dần mất đức tin ?


                  Câu hỏi ấy giống như câu thách thức . Phản động hỏi câu thứ 2 :

                  - Nếu có Thượng Đế , tại sao có đầy chiến tranh và bất công trên từng mảnh đất ?


                  Ngài linh mục ực thêm ly vang đầy, cười hiền như Phật :

                  - Bởi vì ngài cho chúng ta tự do hành động như những thử thách .




                  Hết ý kiến vì câu này mình đã nghe từ lúc tiểu học khi đi học lớp giáo lý . Đành kết luận tạm thời, cất đi những câu hỏi giữa buổi tiệc vui bằng câu xưng tội < Thưa Cha, con xưng tội là đã có lần đã rất ghét cha khi làm việc cộng đồng với cha .

                  Thấy hai con mắt ngài tròn xoe - ngài xém nghẹn rượu :

                  - Ơi ! Ơi ! Sao con lại nói thế chứ ?


                  Ô hay ! Khi nói thẳng với nhau thì phải nói chứ sao ! Không nói mà nghĩ thầm thì đằng nào cũng phạm tội . Kéo ông cha ra một góc và xưng tội cho tiện việc thời gian :


                  '' ... Cha ơi - Hãy để con nói thẳng thừng với một người đã trải qua một phần tuổi trẻ khi cha rời quê hương đi du học qua các xứ tự do và ra trường làm linh mục .

                  Như thế này : Lúc 22 tuổi, con đến với cha ở ca đoàn nhà thờ sau khi họ chống đối cha và chụp cho cha cái mũ cộng sản vì cha tuyên bố :

                  - Ở nhà thờ đạo giáo , ta không nên dính vào chuyện chính trị . Và tôi không đồng ký treo cờ quạt ở các buổi sinh hoạt đoàn thể .....


                  Cha nói và giữ nguyên lời nói đạo giáo của mình và họ giận hờn để lập ra những cái hội đoàn khác và tẩy chay cha cũng như cộng đồng Công Giáo .


                  . Hơ ! Hơ !


                  Thấy cha trợn mắt sửa soạn chống chế, thằng học trò rót thêm cho cha ly vang, nắm bàn tay cha :

                  - Hãy nghe con xưng tội - cha ơi ! ....

                  Ngài gật đầu .


                  Thế này :



                  ... Từ cái hội Công Giáo , ta lại lập ra thêm cái hội mới mang tên ' Cộng Đồng Người Việt ' và từ đó là thêm những tranh chấp . Con nằm trong ban chấp hành của hội của cha và ở BCH bên cái hội ' Cộng Đồng Mới ' - Con đã thấy gì ở những ngày cận tết khi cùng nhau ra sức sửa soạn văn nghệ Tết ?


                  Sau những buổi họp kéo dài có khi đến 11 giờ tối . Trong các hội đoàn, đã không ai chịu trả lời câu hỏi của con - thằng trẻ hỉ mũi chưa sạch :

                  - Tại sao chúng ta không họp nhau lại để chỉ làm một cái tết chung thay vì làm tới 3 ngày trình diễn khác nhau từ các hội đoàn ?



                  Ai trả lời ? Hay là sẵn sàng gây hấn, đố ký và chụp mũ nhau cho hả lòng .


                  Gần ngày tết , trên chiếc xe cũ mèm giữa phố , chở cha về nhà dòng, thảng thốt khi nghe cha hỏi thăm :

                  - Bên hội kia , họ làm tết ra sao ? Ta phải làm gì để hay hơn họ, con trai ?


                  - ....


                  Chờ cha hỏi lại lần thứ 2 - Tấp xe vào lề đường , con nổi cơn điên :

                  - Cha nghĩ là chúng mình đang là một cái gánh hát ? Mời cha xuống xe .



                  Cha lì - Cha ngồi yên trong lòng xe để con chở cha về nhà dòng an toàn . Đêm mùa đông đã trải dài giữa bóng sương mù và trong cơn bực dọc của chính mình < Con đã ghét cha . Ghét thậm tệ mà ghét !


                  Tại sao cha không hiểu cho dẫu là chưa nếm một ngày ở với lũ CS ? Bằng cấp của cha cao và to quá ! Làm sao cha hiểu là tại sao những tên " hạ cấp kiểu cực đoan " hò hét mang cờ quạt biểu tình và muốn cha phải treo cờ chính nghĩa khi làm văn nghệ mừng Xuân ?

                  ( Trên cái bằng chứng nhận có thị thực chữ ký khi cha ra trường , chẳng hề có lá cờ tượng trưng nào - Phải vậy không ? )



                  Con đủ sức để hiểu họ khi họ vượt biên tìm tự do . Đủ sức gậm nhấm một nỗi đau cho dù là thấy họ có vẻ quá đáng . Cha ơi .





                  Sau kỳ văn nghệ cuối thì cha về nước Chúa và con là một trong 6 thanh niên khênh linh cửu cha vào nhà thờ . Con rơi lệ và cầu nguyện ở thánh lễ ...



                  Vậy thôi . Làm sao cha có thể hiểu là ở một đất nước điêu tàn, bên thua cuộc vẫn giữ một chiến tuyến nếu nói về ý thức hệ .



                  Sau đó là điều gì ?





                  ....






                  đăng sơn .fr

                  - Chiến tuyến vẫn còn tiếp diễn ....









                   
                   
                   
                  #39
                    dang son 06.11.2016 21:18:39 (permalink)


                    ........
                    Ở Chỗ Lặng Thầm .






                    Có thể bạn giống như tôi để yêu thích một nỗi lặng thầm khi ngồi yên tĩnh đọc sách báo ?
                    Bạn đọc gì và có nghe nhạc nho nhỏ khi đọc không ?
                    Đã có những bản nhạc hát cho quê hương đã làm tôi phải ngừng lại trang giấy để chú tâm đến lời bài hát : Nhất là khi người nhạc sĩ đã sáng tác với tấm lòng và những người hát đã hát với tất cả tấm lòng hướng về quê hương .




                    We want to know

                    đăng sơn.fr

                    ( Viết tặng Trúc Hồ và những ngày ở Asia . )










                    Afficher plus de réactions
                    Commenter Partager



                    #40
                      dang son 26.11.2016 22:05:23 (permalink)
                      .
                       
                       
                       
                       
                       

                      Đọc từ Tuấn Khanh :






                      --------------------------------------------------------------------






                      [/link] [link=http://uyennguyen.net/2016/11/24/tuan-khanh-thu-cho-nguoi-ban-tre-khi-chung-ta-that-bai/]Tuấn Khanh: Thư cho người bạn trẻ: khi chúng ta thất bại

                      by Uyên Nguyên
                      Trong một thời gian ngắn, rất nhiều sự kiện trên thế giới đem lại cho chúng ta những bài học về sự thất bại. Từ thất bại của một ứng cử viên tổng thống cho đến thất bại của một quốc gia bất ngờ về người lãnh đạo của mình. Rất nhiều những câu chuyện về thất bại được kể lại với nhiều ngôn ngữ, chủng tộc. Nhưng điều đáng để ghi lại, là khi giáp mặt với thất bại, con người đã hành xử như thế nào.


                      Điều tôi muốn nói với bạn là vậy.


                      Ngay tại Việt Nam, người ta cũng nhìn thấy vô số các biểu cảm về sự thất bại. Có người cảm thấy thất bại trong việc đã đặt niềm tin vào ai đó. Có người cảm thấy thất bại vì đã trông chờ vào những chuyển biến của thời cuộc tốt hơn, nhưng chỉ thấy toàn là nhiễu nhương. Trên một status của Facebook, một người bạn trẻ viết rằng anh sẽ rời bỏ trang mạng xã hội này vì đã quá mệt mỏi nuôi hy vọng về tương lai của đất nước mình.

                      Quả là chúng ta đang đối diện với hàng loạt thất bại. Nhưng đôi khi, có cả những thất bại không phải do chúng ta gây ra, nhưng phải gánh chịu.


                      Thật thất bại khi phải chấp nhận một Bộ trưởng giáo dục như Phùng Xuân Nhạ, khi cười vui, bán danh dự nhà giáo vào những cuộc chè chén, coi đó là những điều bình thường. Chúng ta đang phải sống và giáp mặt với thất bại từ một nền giáo dục loay hoay với những kẻ cầm đầu vô trách nhiệm cũng như vô liêm sỉ.


                      Thật thất bại khi mỗi ngày người dân chúng ta nói về biển, về đảo và lòng yêu nước. Nhưng rồi bàng hoàng nhìn tàu kiểm ngư oai vệ đâm chìm tàu ngư dân, hành động hung ác và tàn nhẫn không khác gì tàu Trung Quốc đâm tàu Việt Nam ngoài khơi xa. Loại tàu kiểm ngư không bao giờ dám xuất hiện giải cứu ngư dân khi họ gặp kẻ cướp trên biển, chỉ vênh váo gần bờ.


                      Thật thất bại, khi mỗi ngày các câu chuyện công an, cảnh sát giao thông đánh chết dân vẫn diễn ra, nhưng pháp luật thì bâng quơ. Những kẻ phạm pháp tồi tệ nhất được nâng đỡ chỉ bởi là đảng viên đảng cộng sản. Chúng ta cũng là những kẻ thất bại, khi nhìn thấy chung quanh mình những điều bất cập diễn ra như một sự thách thức lương tri và lẽ phải, nhưng bất lực đối diện với sự thất bại của mình mỗi ngày.


                      Trong một lần trả lời phỏng vấn đài RFI vào tháng này, bà Phạm Chi Lan, chuyên gia kinh tế nói rằng mọi thứ cần phải thay đổi để phát triển, Việt Nam sẽ phải, làm dù chậm. Sự thật là như vậy. Trong những giờ phút mệt mỏi nhất, tôi cũng đã tự hỏi sẽ còn phải đổi bao nhiêu những bất cập nữa, chịu đựng bao nhiêu quan chức tồi tệ như Võ Kim Cự hay Vũ Huy Hoàng… thì chúng ta có được những đổi thay tốt hơn, so với những thất bại từng ngày, từng giờ, trên từng phát biểu của các nhà lãnh đạo hiện nay?


                      Tôi cũng như bạn, và nhiều người dân Việt Nam khác, nhìn thấy sự thất bại của mình, của dân tộc mình khi nghe rau củ quả Trung Quốc sẽ tràn sang Việt Nam với mức thuế 0%. Tôi nghe thấy thất bại khi Ninh Thuận reo mừng thực hiện nhà máy thép Cà Ná, đường biên giới phía Bắc ở Vàng Ma Chải bị Trung Quốc âm mưu lấn từng ngày. Tiếng vọng thất bại còn ở chuyện nền kinh tế Campuchia giờ đây sản xuất được cả xe hơi điện và đòi xây tường ngăn biên giới Việt Nam – Campuchia như Donald Trump tuyên bố, để cấm Việt Nam xâm phạm chủ quyền.


                      Tôi sống trong thất bại, chúng ta sống trong thất bại, và một cơ đồ nhìn tổng quát như hôm nay, quả là thất bại. Không ít người Việt mang tâm trạng bế tắc và buồn phiền.

                      Đâu đó trên Twitter, một người ủng hộ cho bà Hilary Clinton, đã viết sau khi có kết quả chung cuộc. Đại ý của cô viết rằng “Chúng ta đã thất bại. Nhưng chúng ta không trốn chạy, không ẩn nấp. 4 năm thật dài, nhưng đó là cơ hội để chúng ta tập hợp và quay lại, giành quyền quyết định cho đất nước mình”. Những dòng chữ này đã có đến hàng chục ngàn like và chia sẻ.


                      Quả vậy, chúng ta cũng sẽ không trốn chạy, không ẩn nấp. Dẫu rất buồn phiền. Vì bởi giáp mặt với thất bại, nếu chấp nhận đau yếu, bạn sẽ bị hủy diệt. Còn nếu nghĩ đến tương lai và giữ một niềm hy vọng, bạn có thể đi tới và băng qua thất bại của mình, cũng như của kẻ khác.


                      Và vì bởi, thất bại nhìn thấy hôm nay nhắc mỗi người về tương lai của một quê hương không thể tan rã, con cháu chúng ta không thể lạc loài. Có thể là một ngày thất bại, một giai đoạn thất bại, chứ không thể là một định mệnh thất bại. Hãy nuôi một niềm hy vọng cho những đổi thay tốt đẹp nhất, lên tiếng bằng sự thật và lẽ phải.


                      Có thể bạn nói tôi mơ ước viễn vông, nhưng đừng quên nhớ lại câu nói nổi tiếng Nelson Mandela, người từng chịu 27 năm tù cho một giấc mơ thôi aparthied trên đất nước mình, “Mọi thứ đều là bất khả, chỉ khi sự thật đến”. Chúng ta cũng có quyền nuôi một giấc mơ và hy vọng về sự thật, dẫu đang giáp mặt với thất bại.






















                      ------------------------------------------------------------------------------------------------- !!!



                       
                       
                       
                       
                       
                       
                       
                      #41
                        dang son 26.11.2016 22:11:21 (permalink)


                        Chuyện Nhỏ và Chuyện LỚN ---



                        ______________________________________________




                        Chuyện tị nạn giữa thủ đô tị nạn
                        Posted by adminbasam on 26/11/2016
                        Blog RFA
                        Trương Duy Nhất
                        25-11-2016



                        < Tị nạn, không tị nạn


                        Không hiểu sao, ai cũng nghĩ mình tị nạn. Từ hôm ở DC đã vậy. Qua Cali càng hỏi tợn hơn. Tội, nhiều người còn thẳng thừng “bước đầu khó khăn, có gì cứ nói, mỗi người xúm giúp một tí”. Có quan chức Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cũng tưởng vậy khi hỏi tôi “Anh qua đây sống vùng nào?”. 

                        Thấy cái tình của bà con mà cảm động. Nhiều người, xa lạ đấy, đã gặp biết gì đâu, vậy mà quan tâm lo lắng như thể thiết thân, còn hơn ruột rà.
                        Cảm động. Nhưng đấy không phải là cách mình lựa chọn. Nếu chọn đi, có lẽ tôi đã rời ngay từ trước khi… kết thúc điều tra. Không hiểu sao khi ở B14, đến 3 lần khi lấy cung gã điều tra viên hỏi “anh Nhất có ý định ra nước ngoài…?”. Lần đầu, tưởng hắn đùa khích mình, tôi ngơ không nói gì. Lần sau vẫn câu ấy, tức khí đưa ngón tay trỏ di di qua lại trên trán “Hình như trong cái đầu tôi chưa bao giờ, dù chỉ manh nha một… ý tưởng thế!”. Xong, chỉ tiếp vào thằng đang hỏi “Nếu có, tôi nghĩ tìm ngay trong chính lực lượng của các anh!”.


                        Ra tù, nghe vợ con kể: 2 lần, người của Đại sứ Mỹ điện thoại nêu nhã ý muốn gặp trực tiếp để thăm hỏi và… “trao đổi”. Chẳng biết thực hư gì, nhưng khi ấy tôi và gia đình chọn cách im lặng, tránh tiếp xúc.
                        Tuần đầu ở Toronto (Canada), Phạm Ngọc Cương cũng dặm “Em hỏi thật anh nhé, anh nghiêm túc suy nghĩ đi. Nếu chọn ở lại, sáng mai em chở lên Ottawa, vào Bộ Ngoại giao”. Thương Cương quá, chỉ cười “cậu tha cho tớ về, lâu lâu có tiền mua cho cặp vé cho tớ bay qua nhậu trận chơi, vậy sướng rồi!”.
                        Mỗi người một chọn lựa. Thậm chí nhiều khi không thể, và không có quyền lựa chọn. Như Điếu Cày đấy, anh có chịu ký tá gì đâu nhưng vẫn bị tống ra sân bay đẩy đi. 
                        Và nhiều trường hợp khác, trước anh. Hoặc như Trần Huỳnh Duy Thức bây giờ.
                        Đi hay ở lại, đều là những chọn lựa khó khăn và đau đớn. 



                        Đến Bolsa, tránh điều gì?


                        Điếu Cày đón tôi về “nhà”. Một góc phố nhỏ, giữa trung tâm “thủ đô tị nạn” Little Sài Gòn. Cái phòng trọ chỉ đủ kê vỏn vẹn một chiếc giường, cái kệ chén bát và một chiếc bàn viết xộc xệch. Thương anh quá!

                        Điếu Cày hiểu tôi, nên chẳng cần dặn nhiều. Nhưng quá nhiều người lo cho mình. Trăm sự, bởi ai cũng nghĩ Trương Duy Nhất sang tị nạn. Đến lúc biết tôi qua Mỹ chỉ để chơi, no tị nạn, lại càng thương và đâm… sợ cho tôi. Sợ khó khăn khi trở về, nên nhiều người khuyên “Về Bolsa, ông nhớ tránh 3 điều: tránh cờ vàng, không dùng từ “giải phóng”, và đừng đụng Việt Tân”.

                        Thật tình, ngay từ khi qua Mỹ những lần trước, khi vẫn còn mang cái thẻ nhà báo quốc doanh, tôi đã về ngủ với… cờ vàng. Ơ. Họ cũng là người Việt. Đỏ – vàng chi cũng Việt. Sao phải tránh? Sử là vậy. Thắng thua hay vàng đỏ chi vẫn là lịch sử. Và như thế mới là sử. Vì thế, tôi đếch ngại điều này. Mỗi người một chọn lựa. Và tôi tôn trọng họ. Muốn người ta tôn trọng mình thì mình cũng phải biết tôn trọng họ. Với tôi, đỏ vàng – vàng đỏ chi cũng là sử Việt. Rồi cũng phải đến lúc nhìn lại một cách công tâm về từng thời giá trị của tất cả các loại cờ quạt, cho dù vàng hay đỏ. Dù sao, đó cũng là một thể chế thực tồn tại mấy chục năm trên nước Việt. Là thực tế một thời của nửa phần nước Việt đấy thôi!

                        Còn chữ “giải phóng”, có lẽ nhiều người đụng, riêng tôi khó. Hôm ở DC, nhiều người đã ngạc nhiên khi thấy tôi viết câu này, sau cuộc gặp với ngài Dan Southerland, Phó tổng giám đốc chương trình Đài Á châu tự do (RFA):

                        “… Ông là cựu phóng viên chiến trường Việt Nam. Một trong nhóm ký giả ngoại quốc cuối cùng còn ở lại, chứng kiến sự kiện Sài Gòn 30/4/1975”.
                        Tôi không dùng chữ “giải phóng”, cũng không dùng cách gọi “giờ phút cuối cùng của chính quyền Sài Gòn”. Tôi viết, đó là “sự kiện Sài Gòn 30/4/1975”. Bởi thắng thua gì, đỏ vàng chi cũng là lịch sử. Đó là sự kiện lịch sử chung của cả hai phía, của người Việt. Lịch sử, đâu phải riêng của phe nào.
                        Với Việt Tân. Thật tình suốt 36 ngày ở Mỹ, không thấy một “đồng chí” Việt Tân nào chào hỏi, mời hẹn gì. Tiếc là không thấy, nếu có cớ sao lại phải chối từ? Ai ngại, với tôi không! Cứ cho là họ khác ta, thậm chí chống ta, sao không một lần ngồi xuống cùng họ, nghe họ nói gì, họ nghĩ sao? 


                        Sinh thời, ông Thanh (Nguyễn Bá Thanh, Trưởng Ban Nội chính trung ương, Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng – có lần thổ lộ với tôi rằng: Mình mà có quyền, sẽ mời hết tất tật các tổ nhóm chống đối, phản động chi đó ở hải ngoại. Chừng mươi hoặc vài mươi nhóm chứ mấy. Mời hết về, ngồi… nhậu với nhau đàng hoàng, nghe xem họ phản đối cái gì, chống cái chi? Làm được chứ, tại sao không?

                        Cũng như cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt: Có hàng trăm con đường yêu nước khác nhau. Tổ quốc Việt Nam đâu phải của riêng đảng Cộng sản, hay một phe phái, tôn giáo nào…
                        Vậy thì hà cớ gì cứ Việt Cộng – Việt Tân gây thù chuốc oán?
                        Đúng ra, tôi suýt gặp Việt Tân một lần. Hôm ở DC, lên xe chạy một đoạn rồi mới nghe cô lái xe bảo “anh Lý Thái Hùng, Tổng Bí thư Việt Tân điện, nói định chào anh Nhất một tiếng mà anh đi nhanh quá”. Thì ra, tôi và Tổng Bí thư Việt Tân suýt gặp nhau. Cũng hơi… tiếc! Cho dù cũng chưa hề gặp, chưa biết Lý Thái Hùng là ai.


                        Thực ra, giữa phố Bolsa ấy, tôi cũng chả biết ai là Việt Tân, ai Việt Cộng? Nghe nói bên ấy, Việt Cộng cũng đầy!
                        Mà biết để làm gì nhỉ? Bởi với tôi, Cộng cũng như Tân. Hơn nửa thế kỷ sống cùng Cộng sản. Bố tôi là Cộng sản. Nhưng tôi có Cộng sản đâu. Không Việt Cộng, cũng chẳng Việt Tân. Vì thế, tôi ngồi được tất. Cộng – Tân gì, nhậu tốt cả.
                        Bolsa, với tôi, là đến với người Việt. Thoải mái vậy thôi, như anh bạn đồng nghiệp của tôi ở nhật báo Người Việt cười vui rằng: Chẳng khác chi ở nhà, đến nỗi hơn bốn chục năm rồi, mình chỉ sài tiếng Anh khi… ra khỏi nước Mỹ!
                        Giản đơn vậy. Và cũng nhẹ nhõm vậy thôi. Chẳng ai dại chi, khoác trên mình cái áo váy đỏ lòm như nhà cậu Hùng Cửu Long kia đòi “hoà hợp hoá giải” giữa phố Bolsa. Có lẽ, sau sự kiện này, ngoài 3 điều tránh như trên, sẽ phải thêm một điều tránh thứ tư nữa: tránh mặc áo (váy) màu đỏ sao vàng tới phố Bolsa. “Ka ka ka” (nhại lời cậu Hùng Cửu Long tưng tửng), nhưng chớ “hoà hợp hoà giải” kiểu ai – nớp – du ku ku thế mà ăn đòn khổ thân.




                        ***


                        Chuyện KHÁC :



                        Tình hình đất nước hôm nay và ngày mai ra sao qua suy tư của một trí thức Việt Nam ở Nhật Bản
                        Posted by adminbasam on 24/11/2016

                        Trần Phong Vũ
                        24-11-2016




                        Một người bà con vừa chuyển cho tôi bài viết có tiêu để “Việt Nam: Giấc mơ thành quốc gia thượng đẳng” do giáo sư Trần Đình Thọ hiện giảng dạy tại đại học Waseda, Nhật Bản chấp bút.
                        Sau khi nêu lên chi tiết đứa bé Việt Nam thứ 90 triệu ra đời tháng 11 năm 2013 với dự kiến 10 năm nữa dân số nước ta sẽ đạt tới con số ngót trăm triệu, tác giả nhắc tới nét đặc thù thống nhất về ngôn ngữ, văn hóa của dân Việt trong khi đất nước lại nằm giữa một vùng phát triển năng động và nêu lên câu hỏi: “Với tiềm năng như vậy, chúng ta có thể hy vọng đất nước mình vươn lên thành một quốc gia giàu mạnh không?”
                        Ông tự trả lời: “Chắc chắn tuyệt đại đa số người Việt Nam đều có mong ước đó”.
                        Để mong ước đó trở thành hiện thực, từ xứ Phù Tang nhìn về đất nước, GS Thọ nêu lên những điều kiện tất yếu gói ghém trong một loạt những từ “Lẽ ra”:
                        – Lẽ ra trong nước phải dấy lên một phong trào bàn luận sôi nổi về vị trí của Việt Nam hiện nay và triển vọng về một tương lai dài hạn.
                        – Lẽ ra lãnh đạo trong nước phải kêu gọi trí thức trong và ngoài nước nghiên cứu, bàn luận để đưa ra được tầm nhìn có căn cứ khoa học về tương lai.
                        – Lẽ ra lãnh đạo phải tạo sự tin tưởng cho dân chúng, khuyến khích người dân nỗ lực hướng vào mục tiêu được xã hội đồng thuận. 
                        Thực tế sau hơn 40 năm xua quân xâm chiếm miền nam, gọi là để thông nhất đất nước, “những kẻ thắng cuộc” chỉ khư khư bám lấy chủ nghĩa cộng sản lỗi thời, hoang tưởng, không hề làm bất cứ điều gì mà lẽ ra một chính quyền của dân, do dân và vì dân phải làm như mong ước của tác giả bài viết trên đây.
                        Cùng chung cảnh ngộ, các lân bang đã làm gì cho nước họ?


                        GS Trần Đình Thọ viết:

                        “Nhìn quanh thế giới, xưa cũng như nay, nước nào có lãnh đạo và trí thức quan tâm về tương lai đất nước và đưa ra được mục tiêu có căn cứ khoa học và hợp với giấc mơ của tuyệt đại đa số dân chúng thì sau đó phát triển nhanh, chuyển hoán hẳn vị trí của đất nước mình trên bản đồ thế giới.”
                        Nói có sách mách có chứng, tác giả đan cử trường hợp những quốc gia trong vùng như Nhật Bản, Hàn Quốc, Nam Dương v.v… Nhờ thể chế chính trị thông thoáng, tự do, chỉ trong một thời gian tương đối ngắn, tất cả nhân dân và giới lãnh đạo các quốc gia này đã đưa đất nước và dân tộc họ từ vị trí chiến bại (như Nhật Bản) hoặc yếu kém, chậm phát triển (như Nam Hàn, Nam Dương) trở thành những quốc gia tiên tiến về mọi phương diện. Tất cả những nước này đều nhất trí học tập và cải cách đất nước họ dựa theo văn hóa, văn minh Phương Tây[1]trong khi vẫn duy trì truyền thống dân tộc mình.
                        Đề cập Hàn Quốc, một đất nước từng bị chiến tranh tàn phá và cùng trong cảnh ngộ bị chia đôi như Việt Nam, tác giả nhận định.
                        “Lãnh đạo Hàn Quốc vào đầu thập niên 1960, với tinh thần dân tộc cao độ, đã đưa ra quyết tâm thoát khỏi vị trí thấp kém của đất nước, đặt ra phương châm học tập Nhật, Mỹ, trọng dụng nhân tài, tổ chức bộ máy hiệu suất để vạch ra chiến lược và thực hiện chiến lược phát triển. Và họ đã thành công”.
                        Giáo sư Thọ cho rằng cung cách biểu thị ý chí, tinh thần tự hào dân tộc của nhân dân và giới lãnh đạo Hàn Quốc thể hiện qua dịp đăng cai tổ chức Hội Nghị G20 gồm 20 nước có vị trí quan trọng nhất thế giới vào năm 2011 bằng việc vận động dân chúng ý thức hơn nữa khả năng của dân tộc mình, quyết tâm vươn lên ngang hàng các nước tiên tiến. Họ đưa ra các mục tiêu như “đồng hành cùng thế giới để trở thành quốc gia được thế giới kính trọng”, “tiến vào trung tâm của thế giới”.
                        Nhờ vậy, ngày nay Nam Hàn đã nghiễm nhiên trở thành một trong 7 nước tiến bộ và giàu mạnh nhất thế giới. Riêng với Á Châu, Hàn Quốc chỉ đứng sau Nhật Bản.
                        Còn Việt Nam hiện nay và tương lai ra sao?

                        Nhìn về đất nước chúng ta, GS họ Trần nêu câu hỏi.

                        “Việt Nam hiện nay đang ở đâu trên bản đồ kinh tế thế giới?”
                        Qua tài liệu có được trong tầm tay, ông cho hay: Về dân số Việt Nam xếp thứ 13. Về trình độ phát triển, theo tác giả, phải xét trên nhiều tiêu chí khác nhau. Tiêu chí tổng hợp nhất là thu nhập đầu người. Về tiêu chí nầy, tuy đã đạt được một vài tiến bộ, nhìn chung, dưới chế độ cộng sản, nước ta vẫn còn nhiều hạn chế. Vào năm 2012, thu nhập (GDP) đầu người của Việt Nam là 1.750 USD, xếp thứ 140 trong gần 200 nước lớn nhỏ trên thế giới. Vì dân số tương đối đông nên vị trí của GDP (năm 2012 là 157 tỉ USD) cao hơn nhưng cũng chỉ ở hạng 58. Tại vùng Đông Á hiện nay, GDP đầu người của Việt Nam được coi là quá khiêm tốn, chỉ cao hơn Cambodia, Lào và Myanmar (Miến Điện). 
                        Nhìn sâu vào những nét đặc thù khác, tác giả không giấu được tâm trạng buồn phiền, bi quan khi nêu lên con số 90 ngàn người Việt Nam có mặt ở Hàn Quốc, trong số khoảng 30 ngàn là phụ nữ ở dạng cô dâu, còn lại 60 ngàn là lao động theo dạng xuất khẩu và vài ngàn sinh viên. Trong khi ấy, tại Việt Nam người Hàn Quốc cũng có con số tương đương phỏng trên dưới 9 chục ngàn. Tuy nhiên, sự hiện diện của họ hoàn toàn khác hẳn. Hấu hết họ là những chuyên gia, trí thức qua Việt Nam chủ yếu làm quản lý, làm chủ doanh nghiệp, hành nghề y sĩ hoặc thuộc thành phần giáo sư đại học.

                        Nói chung đây là sự giao lưu về lao động giữa hai nước đang có sự nghịch thường, bất tương xứng mà ông cho rằng “không mấy danh dự cho người Việt Nam”.
                        Tác giả nêu câu hỏi cho giới lãnh đạo trong nước là không hiểu họ có cảm thấy động tâm, có băn khoăn thao thức về hiện tượng đáng xấu hổ này không? Và họ sẽ trả lời ra sao cho dân chúng về câu hỏi là bao giờ Việt Nam sẽ theo kịp Hàn Quốc để xóa đi sự bất bình đẳng trong quan hệ lao động không tương xứng hiện nay? 
                        Nhìn lại thời gian từ khi đất nước thống nhất đến nay đã 40 năm, GS Trần Đình Thọ nhận đĩnh: Nếu so với tình trạng thiếu ăn trong khoảng 10 năm đầu và còn tới 70% dân số thuộc hộ nghèo vào cuối thập niên 1980 thì tình hình hiện nay tương đối đã cải thiện. Nhưng để có được sự cải thiện đó Việt Nam đã mất quá nhiều thời gian, và như ta đã thấy vị trí hiện nay của nước ta trên vũ đài thế giới vẫn còn quá thấp. So với Hàn Quốc lúc chấm dứt chiến tranh năm 1953 vẫn còn là một trong những nước nghèo nhất thế giới, nhiều người dân phải gọt vỏ thông luộc ăn cho đỡ đói. Nhưng chỉ 43 năm sau họ phát triển thành nước thu nhập cao và với những cố gắng không ngừng, không bao lâu đất nước này đã trở thành hội viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), thường được mệnh danh là câu lạc bộ của các nước giàu.



                        Nhìn về tương lai, Việt Nam sẽ ra sao?
                        Căn cứ vào dự kiến qua các thống kê, GS họ Trần cho hay, từ nay đến năm 2030, Việt Nam phát triển trung bình 7,2%, và GDP vào năm 2030 là 416 tỉ USD. Tuy thế vẫn chỉ bằng 40% GDP của nước láng giềng Thái Lan, 17% của Indonesia nhỏ hơn Malaysia và Philippines và dĩ nhiên thua xa Hàn Quốc. Dự báo nầy dựa trên tiền đề là Việt Nam vẫn giữ nguyên thể chế, vẫn tiếp tục xếp hàng quy phục đàn anh cộng sản Bắc Kinh. Nêu lên chi tiết này, tuy không nói ra nhưng rõ ràng tác giả ngầm hy vọng giới lãnh đạo cộng sản Việt Nam sẽ sáng mắt thấy được vấn đề để dám can đảm thay đổi thế chế, nếu không đất nước sẽ không bao giờ tìm được lối ra để thênh thang bước theo các quốc gia trong vùng sánh vai cùng thế giới
                        Vài suy nghĩ của người viết
                        Trên đây là tóm lược nhận định của GS Trần Đình Thọ hiện giảng dạy tại đại học Waseda, Nhật Bản trong bài viết bàn về hiện tại và dự phóng tương lai Việt Nam. Điều cần ghi nhận là ông viết bài này từ năm 2014. Và như thế cho thấy niềm thao thức và khát vọng của ông gửi vào bài viết không tạo được một ảnh hưởng nào đối với hệ thống cầm quyền cộng sản trong nước suốt hai năm qua. Mọi sự chỉ càng ngày càng tệ hơn!
                        Cho dẫu trên thực tế cái gọi là chủ nghĩa Mác-xít/Lê-nin-nít đã biến dạng thành một thứ chủ nghĩa tư bản hoang dã trên quê hương ta, nhưng tập đoàn Ba Đình vẫn tiếp tục dương cao khẩu hiệu kiên trì trung thành với tư tưởng Hồ/Mao, vẫn quyết tâm xử dụng lực lượng vũ trang trong quân đội, cảnh sát, an ninh vào việc bảo vệ đảng và hệ thống cầm quyền, tiếp tục đàn áp, khủng bố những người yêu nước, thay vì chiến đấu bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ và an sinh cho nhân dân.
                        Nói cách khác, họ vẫn duy trì một chế độ độc tài, chuyên chính sắt máu, coi nhân dân như cỏ rác, coi chuyện nước non nằm trong bàn tay vo tròn, bóp méo của đảng. Trong điều kiện như thế làm sao dân tộc, đất nước có thể tiến bước theo đà phát triển chung của các quốc gia ngay tại vùng Đông Nam Á Châu, nói chi đến thế giới văn minh!
                        Điều tác giả trông đợi là giới lãnh đạo trong nước nhận ra tình trạng trì trệ, lạc hậu của đất nước đưới sự thống trị của họ, can đảm vứt bỏ thứ chủ nghĩa lạc hậu, không tưởng cộng sản để mở đường cho giới trí thức tham gia vào những công trình nghiên cứu sâu rộng, minh bạch để tìm hiểu căn nguyện sự tiến bộ của các quốc gia trong vùng như Nhật Bản, Nam Dương, Tân Gia Ba, Hàn Quốc… Nhưng đáng tiếc là tất cả đều bị cho rơi vào khoảng không. Đấy là bi kịch Việt Nam hôm nay.
                        Điều đáng buồn hơn hết là do chủ trương ngu dân của tập đoàn lãnh đạo, rất nhiều người Việt Nam ở trong cũng như ngoài nước đã có những đánh giá sai lệnh về mức phát triển của Việt Nam. Vì thiếu kiến thức và cũng vì ảnh hưởng guồng máy tuyên truyền, bóp méo sự thật của truyền thông nhà nước, một số không nhỏ chỉ căn cứ vào một vài công trình vật chất như các building, hệ thống cầu đường, các thương xá, các khu du lịch để đánh giá sự phát triển tại Việt Nam. Chuyện gần nhất tuồng như người ta cũng không nhìn thấy để nêu câu hỏi là những công trình tạm coi là lớn lao ấy do đâu mà có? Mức độ bền vững của những kiến trúc này ra sao? Nó được thực hiện từ tài nguyên, vốn liếng, kỹ thuật của người Việt Nam hay chỉ là những công trình vay mượn của nước ngoài? Và nếu đến từ nước ngoài thì một hệ lụy khác lại xảy ra là đất nước sẽ gánh thêm nợ nần để chồng chất lên đầu lên cổ các thế hệ mai sau phải trang trải?
                        Xa hơn, vì kiến thức hạn hẹp, và cũng vì chỉ quanh quẩn nơi xó nhà, trước năm 1975 cũng như gần đây chưa có dịp du lịch qua các quốc gia Thái Lan, Tân Gia Ba, Đài Loan, Hàn Quốc. Do đó họ không có điều kiện để so sánh mức phát triển của Việt Nam Cộng Hòa trước khi bị cộng sản miền bắc thôn tính so với những quốc gia này cùng thời gian. Trong khi ấy họ cũng không hề có một ý niệm nào về mức phát triển của Việt Nam thống nhất bắc nam sau 75 dưới thời cộng sản thống trị nếu so với Thái, Tân Gia Ba, Đài Loan hay Hàn Quốc.
                        Việt Nam là một quốc gia có dân số đứng hàng thứ 13 trên thế giới, lại là một đất nước giầu tài nguyên thiên nhiên sát cạnh Thái Bình Dương, và với một dân tộc cần cù nhiều sáng kiến, chịu học hỏi. Như thế, theo cách nhìn của GS Trần Đình Thọ, đất nước, dân tộc ta có rất nhiều tiềm năng và triển vọng tiến rất xa không thua kém bất cứ quốc gia nào trong vùng nếu không còn chế độ cộng sản.
                        Trong điều kiện ấy, nếu Hà Nội vẫn ngoan cố ngồi lỳ, không chịu tự giải thể trả lại quyền điều hành đất nước cho nhân dân, thì chỉ còn một phương cách duy nhất lả toàn dân phải nhất tề đứng dậy, quyết liệt đấu tranh lật đổ tập đoàn cộng sản, khai mở một lộ trình tự do, khoáng đãng hơn cho Việt tộc đi vào một vận hội mới.



                        Ngày Lễ Tạ Ơn 2016
                        ____


                        [1] Trong tác phẩm Chính Đề Việt Nam được ông Ngô Đình Nhu thai nghén trong nhiều năm cho đến ngày bị nhóm phản tướng đảo chính sát hại, tác giả luôn chủ trương Việt Nam phải Tây Phương Hóa triệt để, coi đấy như con đường duy nhất để phát triển đất nước và dân tộc. Tác giả cũng đoan quyết ngày nào chế độ Cộng Hòa miền Nam còn đứng vững, tham vọng xâm chiếm nước ta của Bắc Kinh sẽ không bao giờ thực hiện được. Trái lại, nếu miền Nam bị mất thì kết quả bi thảm này sẽ chỉ còn là vấn đề thời gian.






















                        .
                        #42
                          dang son 06.12.2016 02:11:12 (permalink)
                          . As You ! .










                          Mùa mờ sương .
                           Ở một chỗ nào đó, em khều, em móc và trách tôi :
                          - Ai sui lắm mới  lấy anh !
                           ...



                           Ở một chỗ xa lắm . Cách nhau đến 9 giờ đồng hồ . Em móc mẻ bằng cách  chọc giận tôi như :
                          -  May cho em là không ngã vào anh ..




                           Và em  xỉa  xói  tôi ....
                           Thiếu điều em chửi vào mặt tôi !
                           Chẳng sao, tôi quen bị chửi rồi mà !
                           Bây giờ, tôi xưng là tôi với em ở bài viết mới nhất tên là As You . Như Em !




                          _________________________________




                             Em đã làm tôi quạu !
                           Tôi nói thật .Cỡ   bé con đẻ bên Mỹ và đi bầu cho bà Clinton và khóc thảm thê khi Đỗ Trâm lên ngôi chỉ  là con nít !


                           Tôi nói thật . Cái bằng Psy của em chỉ  nằm trên tờ giấy đóng mộc .
                           Tôi xin em đừng Nổ như Pháo với tôi . Trăm lần xin em !
                           Ở những ngày tháng qua, tôi đã gặp những đứa nổ hơn em nhiều lắm .
                           Chúng nổ to hơn kho đạn Long Bình thời Ngụy của tôi và thế hệ xưa .
                           Và tôi đã gặp chúng nó !
                           Chẳng may mà gặp  và ân hận !


                          Và may thay, tôi cũng gặp được những người rất khiêm nhượng cho dù họ rất hãnh diện về bản thân và gia đình !



                          ..
                           Tất cả những kẻ có bằng cấp đều kiêu hãnh và  dở hoặc hay là họ dấu được cái kiêu hãnh cá nhân của mình  mà thôi .
                           Cỡ như  quan lớn- thằng TXT -  sau khi  viết đơn từ Đảng và bỏ chạy sang Đức cũng đã rất kiêu hãnh !



                           Hơ !


                           Hắn sang bên  Đức để làm gì ?
                           Hắn còn kiêu hãnh với  15 % sự tự trọng hay không ?
                           Mở thử hồ sơ lý lịch của hắn và thử tìm sự kiêu hãnh quan quyền của hắn . Ta thấy gì ?
                           Cái bằng cấp của hắn có mùi cá chết !


                          Và tại sao hắn phải nhờ    một cậu dân chơi giang hồ để bênh vực và chọc giận những thằng khốn nạn đang  đang nắm quyền bên kia ?   

                          Ở đây , tôi xin lỗi em    và những người lỡ đọc những hàng chữ này bằng 100 lần xin lỗi nhưng tôi phải viết như một cách nói ..        

                           Cái  bằng của em, của tôi nằm trên tờ giấy lộn để câu cơm cháo qua ngày .

                             Bên kia bờ đại dương , chúng ăn nằm trên nhung lụa và   vơ vét  gửi con cháu ra nước ngoài để sửa soạn cho những cuộc đào thoát và con cháu chúng sẽ  ở lại chờ cha mẹ chúng  cuỗm gói chạy sang khi ngày nào đó thất thủ .


                          1000  Người buôn Gió. Một ngàn Bloger cỡ  Điếu Cày sẽ ngoảnh mặt làm ngơ mùi hôi thối của loại hèn hạ cá chết .


                           Em và tôi . Làm gì ? Nghĩ gì ?



                          Trong cái thời THẢM HỌA như thế này, chúng ta có thể nào về nước như lời đường mật ngọt lùi lụi của chúng không ?


                           Vứt cái bằng cấp của em, của chúng mình  vào sọt rác đi .


                           Đừng quỳ gối cầu xin trời , khấn Phật khấn Chúa nữa .


                           Họ ở xa chúng ta lắm . Bằng cấp vĩ đại của họ đã ru ngủ họ ở những lời vái lạy nhang đèn  !


                           Tôi không  là kẻ vô thần . Tôi không tôn thờ Đức Giáo Hoàng nhưng tôi biết  nhìn cảnh  lũ khốn nạn đang đê hèn để dân dãy dụa .






                           Đm.









                          đăng sơn.fr


                           
                          #43
                            dang son 12.12.2016 21:33:18 (permalink)
                            .
                             
                             
                             
                            Phân Loại  -
                             
                             
                             
                            Đi đây , đi đó ,   nghe bạn hữu chê bai và lắm lúc chửi những bọn trở cờ , trở gió .
                             
                            Nghe có  bạn chống ông bà ca sĩ chạy về  nước hát hò .... Nghe biểu tình chống bọn ca nô ra nước ngoài hát hò kiếm bạc và tìm đủ cách lấy người có quốc tịch nước ngoài để  ở lại và dọn đường ... Nghe đủ thứ hầm bà lằng .
                             
                             Nghe thấy oải từ Vẹm ca sĩ TP bò lên đài truyền hình với cái áo dài đỏ chói và gắn ngôi sao vàng ở bờ ngực ....
                             
                             
                                Ai chống bọn ca sĩ bò về nước thì cứ chống bằng mọi cách . 
                             
                               Riêng tôi, tôi có cách nhìn khác sau khi  phân tích vài  việc  theo kiểu đời nghệ sĩ .
                             
                             
                             
                             
                             
                            ct...
                            <bài viết được chỉnh sửa lúc 12.12.2016 21:37:50 bởi dang son >
                            #44
                              dang son 20.12.2016 22:49:21 (permalink)
                              .
                               
                               
                               


                              Cháu của Nguyễn Phú Trọng đã trở thành tỷ phú giàu thứ 2 Việt Nam như thế nào? 

                               ( Tin về Trịnh văn Quyết  )
                               
                               
                               
                               
                               
                               
                               
                               đs .
                               
                               
                              #45
                                Thay đổi trang: < 123 > >> | Trang 3 của 4 trang, bài viết từ 31 đến 45 trên tổng số 58 bài trong đề mục
                                Chuyển nhanh đến:

                                Thống kê hiện tại

                                Hiện đang có 0 thành viên và 5 bạn đọc.
                                Kiểu:
                                2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9