Nhiệt miệng là tên gọi theo dân gian, y học hiện đại gọi là áp-tơ (aphthous ulcer), y học cổ truyền gọi là khẩu cam (口疳).
Biểu hiện của bệnh là trong niêm mạc miệng xuất hiện một vài đốm trắng hơi mọng nước, một vài ngày sau gần như đồng loạt vỡ ra tạo thành vết loét. Vết loét to dần có khi tới 10 mm, làm ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và giao tiếp, nếu không có biến chứng loét tự lành rồi lại tái diễn đợt khác tương tự. Có một số người vẫn khỏe mạnh nhưng lại hay bị nhiệt miệng vì bệnh hình thành trên cơ chế tự miễn (tính cơ địa), đồng thời vết loét bị ướt do nước bọt, huyết tương xuất tiết không đóng thành màng nên khó lành.
Phương pháp chữa hiệu quả chứng bệnh này là: dùng thuốc bôi (xức) trực tiếp lên vết loét, thuốc có tác dụng tạo màng ngăn cách vết loét với nước bọt và ngăn chặn tại chỗ phản ứng kháng nguyên-kháng thể trong cơ chế bệnh tự miễn (nhiệt miệng là một bệnh tự miễn).
Thuốc gồm 4 loại (Sunfamethoxazon, Trimethoprim, Serathiopeptid và chất tạo màng), thuốc vào trong miệng gặp nước bọt tạo thành màng, màng này tồn tại từ 6-8 giờ, cho nên cứ 6-7 giờ bôi thuốc 1 lần sẽ tạo được màng bảo vệ vết loét. Do tạo màng che phủ (tương tự băng bó vết thương) nên vết loét nhanh lành.
Thực tế đã kiểm chứng: Sau 6-7 lần bôi thuốc là bắt đầu lành vết loét, đặc biệt sau 1-2 lần bôi thuốc là ăn mặn đã không xót (do thuốc tạo màng ngăn). Tiếp tục bôi thuốc khi bệnh tái phát (do bệnh tái phát từng đợt cho nên chỉ bôi thuốc khi có viêm loét), bệnh tái phát thưa dần, mỗi đợt nhẹ đi một ít, rồi khỏi sau 6-7 đợt bôi thuốc.
Tìm hiểu thông tin chi tiết tại trang
http://nhietmieng.com/ Bác sĩ: Đỗ Hữu Thảnh
Phản hồi xin gửi về: 03503 926 483 - 0167 4198 250. Email:
thanh.do52@gmail.com