Nhà Giáo Dạy Kiều & Thơ Balon
Thay đổi trang: 123 > | Trang 1 của 3 trang, bài viết từ 1 đến 15 trên tổng số 41 bài trong đề mục
Vo Bien Gioi 10.12.2016 09:56:33 (permalink)
Sưu Tầm Thơ Balon
 
TBL do Sieunhien đề xướng vào tháng 4/2010 nhưng tính đến nay, Hoaibao là người có công sáng tác thể loại này nhiều nhất.
Hiện nay không thấy Hoaibao xuất hiện trên bất cứ websites nào.
Cả Sieunhien cũng thế.
Sau đây là một số sáng tác của Hoaibao từ 17/5/2010:
 
Thơ Balon Việt Nam ưu thế hơn thơ Haiku Nhật Bản qua tác động phong ba ngữ pháp .

Ba: tượng trưng cho số nhiều, thí dụ ba quân .
Lớn: to, cao, rộng, sâu về kích thước và cả tầm vóc nội dung .

Ba lớn tổng hợp và quốc tế hóa thành Balon, có nghĩa là vĩ đại .

Balon là một thể thơ không ức chế. Nó chủ trương giải phóng và tự do .
Bạn viết gì và bao nhiêu cũng được, không vần điệu cũng không sao, miễn cách giải thích có sức thuyết phục và dòng thơ tự luân lưu hài hòa .

 
 
Công Trình Nghiên Cứu Thêm vào Kiều và Sáng Tác Thơ Balon của Hoaibao cùng Nangchieu

từ 10/11/2010
 
160/ Nhà Giáo Dạy Kiều
Từ ngày có Kiều tới nay, chưa nhà giáo nào dạy Kiều đặt ra câu hỏi:
_ Cụ Nguyễn Du nên đổi đi hoặc đưa thêm vào yếu tố nào trong nguyên tác văn xuôi Đoạn Trường Tân Thanh để thơ cụ càng sâu sắc hơn ?

Sáng tác: 160 - NC TBL 347 + HB 1,647 - 672 - 10-11-10

T/T: 5 đô


ĐÁP ÁN

Có ít nhất hai điều cụ Nguyễn Du nên đổi đi và thêm vào:

1/ Kiều nên là tiểu thư con nhà quan nhưng vì liêm chính và khảng khái nên bị nịnh thần vu oan.

2/ Trước khi Tú Bà bắt Kiều tiếp khách làng chơi, nên khai thác tài năng cầm kỳ thi họa của Kiều, đặc biệt là cầm ca.

Điều 1/ dẫn tới: Nơi ở của các tiểu thư con nhà quyền quý thời xưa gọi là hồng lâu.

Điều 2/ dẫn tới: Nơi ở của các ả đào làm nghề cầm ca cũng gọi là hồng lâu.
Ả đào thời xưa bị coi là xướng ca vô loài. ( Ngày nay gọi đùa là "Sướng ca hữu loài" ! )

Như thế "hồng lâu" diễn đạt được cả hai cảnh đời trái ngược nhau, tạo ưu thế cho thơ:

Từ hồng lâu nọ sang hồng lâu kia.

Khi cho Kiều tiếp khách, "hồng lâu" còn thêm lợi điểm khác:

Hồng lâu nay đã biến thành lầu xanh.

hoặc:

Hai hồng lâu một lầu xanh kiếp người !

Ghi chú: Theo tinh thần này, các bạn yêu thơ chắc có khả năng trau chuốt ba câu trên cho khả quan hơn.


<bài viết được chỉnh sửa lúc 17.12.2016 06:29:12 bởi Vo Bien Gioi >
#1
    Vo Bien Gioi 10.12.2016 10:02:21 (permalink)
    231/ Nhà Giáo Dạy Kiều 2.
    Cụ Nguyễn Du nên sáng tạo thêm dữ kiện hoặc tình tiết nào lúc Hồ Tôn Hiến tới chiêu dụ Từ Hải đầu hàng triều đình ?
    TBL ?

    Sáng tác: 231 - NC TBL 418 + HB 1,721 - 751 - 12-23-10

    T/T: 5 đô


    #2
      Vo Bien Gioi 10.12.2016 10:07:40 (permalink)
      Nhà Giáo Chịu Nhiều Hy Sinh
      Nghề dạy học cao quý nên được trọng vọng.
      Tiếc rằng hiện nay trên nhiều quốc gia, nhà giáo vẫn chịu nhiều hy sinh, thiệt thòi.
      Ngay tại Mỹ, sinh viên ra trường ít ai muốn đi dạy học vì lương ít.
      Thí dụ: Cùng có trình độ BS ( 4 năm đại học ), lương kỹ sư thường ít nhất gấp đôi lương nhà giáo.
      Nhiều giáo chức Mỹ không đủ khả năng mua nhà, phải đi ở mướn trong khi người cắt cỏ tậu nhà dễ dàng !
      Nhiều thầy cô nghèo sau giờ dạy phải tới nhà học sinh giàu lau chùi quét dọn thêm mới đủ sống !

      Đừng bao giờ chê thầy cô chúng ta dạy dở khi xã hội chưa cung ứng đủ cho họ đời sống tối thiểu phù hợp với nhân cách giáo dục.

      Chính phủ cần tăng lương cho giáo chức để họ không phải quá bận tâm tới đời sống.
      Như thế họ có đủ thì giờ, dồn mọi tâm huyết vào công cuộc khảo cứu, ngõ hầu vinh danh nền học thuật nước nhà.
       
      Hoaibao 23/12/2010


      #3
        Vo Bien Gioi 10.12.2016 10:16:00 (permalink)
        233/ Nhà Giáo Dạy Kiều 3. - Đền Ơn Sinh Thành
        "Để lời thệ hải minh sơn,
        Làm con trước phải đền ơn sinh thành."
        ( Thi hào Nguyễn Du )

        Là nhà giáo dạy Kiều giỏi, sau khi nhấn mạnh vào việc người con chí hiếu cần hy sinh tình yêu để đền ơn sinh thành, bạn hỏi học sinh câu gì tạo được giá trị học thuật cao nhất ?
        TBL ?

        Sáng tác: 233 - NC TBL 420 + HB 1,723 - 752 - 12-25-10

        T/T: 5 đô


        #4
          Vo Bien Gioi 10.12.2016 10:34:18 (permalink)
          Một giải đáp có tầm vóc của bạn NT bên TAT:

          Cách giải 233/:

          Câu hỏi nào hay nhất về "thệ hải minh sơn" ?

          Thầy (cô) giáo có thể hỏi:
          _ Kiều làm thế nào để vẫn dùng câu "thệ hải minh sơn" mà vẫn giải thích được hành động quên tình báo hiếu của mình ?

          Trả lời: Chỉ cần lái lại câu trên :

          Thệ hải --> Thải hệ
          Thải (đt): bỏ ra, hủy bỏ .
          Hệ (tt): dính dáng, ràng buộc, liên hệ .
          Thải hệ: hủy bỏ mối liên hệ giữa hai người .
          Minh sơn --> Mơn sinh .
          Mơn (đt): chiều theo, nương theo . Thí dụ: Mơn quá trẻ sinh hư .
          Sinh (dt): cuộc sống, cuộc đời .
          Mơn sinh: chiều theo, nương theo cuộc sống .
          Vì hoàn cảnh Kiều phải hi sinh tình yêu để báo hiếu cho cha mà vẫn giữ được lời "thệ hải minh sơn":

          Thệ hải minh sơn
          Thải hệ mơn sinh .
          Ghi chú của VBG: NT tức nữ sĩ Ngây Thơ.
          Cũng tài hoa như giáo sư Nắng Xuân, danh sĩ này từng giải nhiều câu đố hay và đoạt giải quán quân bên TAT.


          <bài viết được chỉnh sửa lúc 11.12.2016 01:11:02 bởi Vo Bien Gioi >
          #5
            Vo Bien Gioi 11.12.2016 01:30:49 (permalink)
            235/ Nhà Giáo Dạy Kiều 4. - Ngữ Pháp Phòng The
            Lúc tiếp khách, cụ Nguyễn Du nên cho Kiều kể một số truyện cực ngắn, hết sức đơn giản nhưng đầy uy lực ngữ pháp Việt Nam theo kiểu câu đố.
            Truyện thuộc văn chương bình dân, thoáng đọc không có gì sâu sắc nhưng đáp án quy hướng về thi văn bác học, bài bản, có giá trị giáo khoa để vinh danh thêm nền học thuật nước nhà mà thi hào Nguyễn Du đã dày công xây dựng.
            Thí dụ:

            Đêm tân hôn, chú rể thắc mắc:
            _ Mới nhá nhem tối sao em lại bảo đêm còn ngắn lắm ?!
            Tại sao cô dâu chỉ bẽn lẽn, lấy tay che miệng cười mà không nói gì ?
            TBL ?

            Ghi chú: Truyện Kiều đã được dịch ra khá nhiều thứ tiếng.
            Nay trong phần phụ lục, chúng ta thêm phần đố thơ Balon vào, chắc chắn sẽ làm thế giới kinh hoàng về ngữ pháp Việt Nam vì họ không biết giải mã cách nào để tạo được giá trị học thuật cao nhất.
            Ở những đố thơ khó hơn, họ sẽ hoàn toàn bí lối.

            Sáng tác: 235 - NC TBL 422 + HB 1,725 - 757 - 12-27-10



            #6
              Vo Bien Gioi 11.12.2016 01:33:39 (permalink)
              Một Số Bản Dịch Truyện Kiều
              Ngoại ngữ
              Das Mädchen Kiêu, bản tiếng Đức, in năm 1964.
              Kim Vân Kiều, bản tiếng Pháp, Xuân Việt, Xuân Phúc, Paris, 1961.
              Kiều, bản tiếng Pháp, Nguyễn Khắc Viện, Hà Nội, 1965.
              Histoire de Kieu, bản tiếng Pháp, Lê Cao Phan, Hà Nội, 1994.
              Kim och Kieu, bản tiếng Thuỵ Điển, Magnus Hedlund, Claes Hylinger, Lars Lindvall, Stockholm, 1969.
              Kim Vân Kiều, bản tiếng Anh, Lê Xuân Thuỷ, Sài Gòn, 1963.
              The tale of Kieu, bản tiếng Anh, Huỳnh Sanh Thông, New York, 1973.
              Kiều, bản tiếng Anh, Michael Councell, Luân Đôn
              Kiều, bản tiếng Tiệp Khắc, Gustav Franck, Praha, 1957
              Kim Wen Kieov, bản tiếng Ba Lan, Vacsava, (?).
              Kim Vân Kiều, bản tiếng Trung Quốc, Hoàng Dật Cầu, Bắc Kinh, 1959.
              Kim Vân Kiều, bản tiếng Nhật, Aoi Komatsu, Tokyo, 1949.
              Kim Vân Kiều tân truyện, bản tiếng Nhật, Takeuchi Yonosuke, Tokyo, 1985...


              #7
                Vo Bien Gioi 11.12.2016 01:38:01 (permalink)
                1,432/ Người Con Có Hiếu
                Tất cả những gì đạt được đỉnh điểm học thuật đều là thơ Balon.

                NC và HB dùng lại câu đố của HB trước đây làm thí dụ:

                Người con có hiếu thầm nhủ:
                _ Ngày mai lúc ngủ dậy, mình sẽ vấn an bố mẹ .
                Nhờ bạn viết lại câu trên sao cho thú vị nhất .

                Sáng tác: HB 1,432 - 506 - 5-14-10

                T/T: 5 đô


                #8
                  Vo Bien Gioi 11.12.2016 01:40:07 (permalink)
                  236/ Nhà Giáo Dạy Kiều 5. - Trinh Tiết
                  Thi hào Nguyễn Du có thể cho Kiều kể thêm vài tình tiết phòng the để khách làng chơi được thưởng lãm thi tài của kẻ hồng nhan bạc mệnh và qua đó, thế giới càng thêm khâm phục thi văn Việt Nam.
                  Thí dụ:

                  Bà mẹ sốt ruột chờ mãi đến gần hai giờ sáng cô con gái mới về.
                  Đợi cô ta ngủ, bà mới rón rén vào phòng quan sát chiếc quần lót cô mới thay ra hồi nãy.
                  Bà giật nẩy mình vì nó ẩm đều, chứng tỏ cô gái đã giặt để phi tang.
                  Nếu không có chuyện gì xảy ra, tại sao phải giặt quần ? nhưng hôm nay cũng vào tuần lễ cô gái có kinh nên bà không thể quyết đoán.
                  Vài hôm sau khi dẫn cô đi khám bệnh, bà thở phào nhẹ nhõm vì biết con gái mình vẫn còn trinh.

                  Xin bạn cho biết câu chuyện trên đưa thêm vào có lợi điểm gì cho truyện Kiều và thi văn học nước nhà qua TBL ?

                  Sáng tác: 236 - NC TBL 423 + HB 1,727 - 758 - 12-28-10

                  T/T: 5 đô


                  #9
                    Vo Bien Gioi 11.12.2016 01:47:57 (permalink)
                    Đôi Lời Tâm Huyết - Quan Điểm Về Tặng Thưởng
                     
                    Hôm nay các bạn có tặng thưởng lên tới 3,000 đô.
                    Chỉ với vài từ ngữ chính xác, cả thế giới phải ngưỡng mộ bạn.
                    Vừa tiền tài vừa danh giá, còn ai bằng bạn ?
                    Ngay dù bạn không cần tiền, không thích tiền hay ghét tiền, cũng xin mời bạn trổ tài.
                    Sau khi đoạt giải, bạn dùng tiền này để làm việc nghĩa hiệp, thiện nguyện.

                    Vì thế những ai chê trách việc đưa tiền thưởng vào lãnh vực thi thơ, học thuật đều rất khờ dại và ấu trĩ.

                    Chúng ta được vui chơi trên diễn đàn là nhờ các Admins đã khổ công sáng lập, toàn ban quản trị tích cực điều hành cùng số thành viên năng nổ đóng góp các bài vở hữu ích.

                    Muốn diễn đàn tồn tại, trước hết phải có tiền.
                    Tiền ở đâu ra ?
                    Chính Admins đứng mũi chịu sào cáng đáng việc này và toàn thể chúng ta có nhiệm vụ chia sẻ vì diễn đàn là của chung tập thể.
                    Thế nên bất cứ kế hoạch nào mang lại tiền tài cho diễn đàn một cách chính đáng, chúng ta cần nhiệt liệt cổ vũ.
                    Nếu thiếu văn minh tâm thức không biết cổ vũ, ít nhất cũng nên giữ thái độ im lặng vì chống đối, chẳng những thiển cận mà còn vô lương tâm.

                    Ghi chú: Điều đáng tiếc trên đã xảy ra tại một số diễn đàn từ lâu nhưng mãi đến hôm nay, HB mới đề cập đến.
                     
                    Hoaibao 28/12/2010
                    #10
                      Vo Bien Gioi 11.12.2016 01:52:25 (permalink)
                      Giải đáp của bạn NX bên TAT:

                      Tất cả những gì đạt được đỉnh điểm học thuật đều là thơ Balon.

                      NC và HB dùng lại câu đố của HB trước đây làm thí dụ:

                      Người con có hiếu thầm nhủ:
                      _ Ngày mai lúc ngủ dậy, mình sẽ vấn an bố mẹ .
                      Nhờ bạn viết lại câu trên sao cho thú vị nhất .

                      Sáng tác: HB 1,432 - 506 - 5-14-10

                      T/T: 5 đô

                      Tinh mơ
                      Tơ minh.

                      Tinh mơ (danh từ và tính từ): Buổi sáng sớm, lúc trời còn mờ mờ. => Hàm ý chỉ sự bắt đầu. Ngoài ra còn có nghĩa đen chỉ giấc mơ đẹp; ước mơ thanh khiết.
                      Tơ (dt): loại sợi do côn trùng nhả ra (tơ nhện, tơ tằm) rất bền, mịn và chắc chắn => hàm ý nhắc về nguồn cội (ơn sinh thành dưỡng dục).
                      Tơ (tt): tuổi trẻ, thanh thiếu niên (non tơ) => Hàm ý chỉ con trẻ.
                      Tơ (dt): mối duyên, tiếng nhạc (tiếng tơ, dây tơ).
                      Tơ minh (dt): tiếng đàn hay; mối duyên đẹp.
                      Minh (dt): Lời thề, tâm nguyện (thệ hải, minh sơn).
                      Minh (tt): tốt đẹp, sáng sủa, khôn ngoan, suy xét chín chắn. Minh còn có nghĩa: Ăn ở phải đạo (Thành ngữ: "Ăn ở không minh" hay "Ăn ở bất minh").

                      Ý nghĩa: Cái đạo đầu tiên, gốc rẽ và là lẽ sống bền lâu của con người là đao hiếu. Làm người phải luôn tâm nguyện tròn hiếu đễ mới là phù hợp đạo lý.
                      #11
                        Vo Bien Gioi 11.12.2016 02:01:46 (permalink)
                        Sáng tác: HB 1,432 - 506 - 5-14-10

                        Để canh thân mình sẽ tần canh khi canh tận.

                        Canh 1: Trông nom
                        Canh 2: Một món ăn có nhiều nước
                        Canh 3: Quãng thời gian ban đêm
                        Thân: Người có quan hệ gần gũi, thân thiết (thân phụ, thân mẫu...)
                        Tận: Hết, dưt..
                        Mình sẽ nấu thức ăn dâng phụ mẫu vào sáng nay. => Hành động báo hiếu cụ thể.
                         
                        Ghi chú của VBG: Giải đáp trên của nữ sĩ Vọng Các tức Cánh Hoa Rơi.
                        #12
                          Vo Bien Gioi 11.12.2016 02:06:12 (permalink)
                          237/ Nhà Giáo Dạy Kiều 6. - 1432/ Người Con Có Hiếu
                          Kiều là người con chí hiếu nên đã bán mình chuộc cha.
                          Vì thế HB đổi đi một chút và đưa 1,432/ Người Con Có Hiếu vào " 237/ Nhà Giáo Dạy Kiều 6. "

                          Tất cả những gì đạt được đỉnh điểm học thuật đều là thơ Balon.

                          NC và HB dùng lại câu đố của HB trước đây làm thí dụ:

                          Người con có hiếu thầm nhủ:
                          _ Ngày mai lúc ngủ dậy, mình sẽ vấn an bố mẹ .
                          Kiều muốn thử tài khách thi văn xem họ có đủ khả năng tìm ra được thi vị nào trong câu trên không.

                          Sáng tác: HB 1,432 - 506 - 5-14-10

                          T/T: 5 đô


                          #13
                            Vo Bien Gioi 11.12.2016 02:14:49 (permalink)
                            238/ Nhà Giáo Dạy Kiều 7 - Chê Mặt Trời - TBL Trào Phúng
                            Thi hào Nguyễn Du có thể cho Kiều sáng tác một câu thơ thử tài khách xem họ có thể đổi câu thứ nhất và nghĩ ra được câu thứ hai để ngầm giải đáp câu thứ nhất không.
                            Thí dụ:

                            Cái gì chê cả mặt trời,
                            ............................................. ?

                            Sáng tác: 238 - NC TBL 424 + HB 1,728 - 756 - 12-29-10

                            T/T: 5 đô


                            #14
                              Vo Bien Gioi 11.12.2016 02:27:32 (permalink)
                              Càng cuốc càng cuốc càng cụt.

                              Ý nghĩa: Con càng cuốc, nếu mình càng cuốc nó thì nó càng bị cụt.

                              Càng cuốc (dt): Tên một loài bò sát có 4 chân. Thịt ăn rất ngon.
                              Cuốc (dt và đt): cây cuốc, động tác cuốc đất.
                               
                              Ghi chú: Một vế xuất hay của danh sĩ Nắng Xuân qua câu đối "tham quan" của Hoaibao.
                              #15
                                Thay đổi trang: 123 > | Trang 1 của 3 trang, bài viết từ 1 đến 15 trên tổng số 41 bài trong đề mục
                                Chuyển nhanh đến:

                                Thống kê hiện tại

                                Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
                                Kiểu:
                                2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9