Nhà Giáo Dạy Kiều & Thơ Balon

Thay đổi trang: < 12 | Trang 2 của 2 trang, bài viết từ 31 đến 41 trên tổng số 41 bài trong đề mục
Tác giả Bài
Vo Bien Gioi
  • Số bài : 279
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 16.06.2011
Re:Nhà Giáo Dạy Kiều & Thơ Balon - 12.12.2016 06:01:24
Thú vị 245/: Tại sao Trạng đậu cao nhất dù không viết gì trong bài ? Cách giải của Trạng NT:

Trạng không viết gì trong bài là không lời :

Không lời
Khơi lồng .

Khơi (đt): làm cho thông suốt, như khơi cống rãnh . Gợi để bùng lên, bật lên điều gì đang tạm chìm lắng .
Lồng (đt): cho lọt vào bên trong, khớp lại với chỉnh thể của nó . Ví dụ: lồng ảnh vào khung .
Phải có hai vật (âm và dương) mới khơi lồng vào nhau được --> có đôi --> hết lẻ loi .



Vo Bien Gioi
  • Số bài : 279
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 16.06.2011
Re:Nhà Giáo Dạy Kiều & Thơ Balon - 12.12.2016 06:04:28
Cách giải của Trạng NT rất thông minh tuy có phần trở ngại:

Lúc mang bài về chấm, làm cách nào giám khảo phân biệt được ý hay trên của Trạng NT với một số thí sinh khác phải bỏ giấy trắng vì không làm được bài ?
Trường quy không cho Trạng Quỳnh cũng như giám khảo trao đổi gì về bài làm của thí sinh tại phòng thi nên Trạng không có cơ hội giải thích nếu nộp giấy trắng.
 
Hoaibao 8/1/2010

Vo Bien Gioi
  • Số bài : 279
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 16.06.2011
Re:Nhà Giáo Dạy Kiều & Thơ Balon - 12.12.2016 06:07:28
248/ Nhà Giáo Dạy Kiều 15 - Vành Ngoài Vành Trong
Với "Vành ngoài bẩy chữ vành trong tám nghề", thi hào Nguyễn Du nên cho Kiều thân mật hỏi khách thi nhân câu gì và giải đáp nào có giá trị học thuật cao nhất ?
TBL ?

Sáng tác: 248 - NC TBL 434 + HB 1,740 - 791 - 1-8-11

T/T: 5 đô



Vo Bien Gioi
  • Số bài : 279
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 16.06.2011
Re:Nhà Giáo Dạy Kiều & Thơ Balon - 12.12.2016 06:10:35
Một cách giải có ưu điểm về quy tắc sư phạm của bạn NT:

1/ Ngoài các ưu điểm trong vế xuất trên mà ít ai có tài xuất được như thế, theo bạn, bạn NT có cần khắc phục thêm điều gì không ?
2/ Nói một cách khác, bạn có thể đưa ra vế xuất có tầm vóc cao hơn thế không ?

NC rất vui được tặng bạn:
_ 5 đt cho 1/.
_ 10 đt cho 2/.



1/ Cần khắc phục thêm:
a/ Trong vế xuất "Tham-quan tham-quan", tham-quan đầu là tính danh từ, thái-thú 1 là danh từ kép .
b/ Tham-quan sau là động từ kép, thái thú 2 là động từ thường .

2/ Vế đối chỉnh hơn:

Tham-tán tham-tán .
Người ham bàn tán tham dự bàn tán .

Vế xuất mở rộng:

Tham-tán tham-tán tham-tán .
Người ham bàn tán tham dự bàn tán về ông quan tham-tán .

Tham (tt): tham lam cho riêng mình .
Tham (đt): dự vào việc gì .
Tán (đt): khen nịnh, bàn tán, nói nhiều, tán tỉnh ve vãn .
Tham-tán 1 (tính danh từ): người ham bàn tán .
Tham-tán 2 (động từ kép): tham dự bàn tán .
Tham-tán 3 (danh từ kép): chức quan tham-tán, chức quan xưa giúp về việc binh dưới quyền vị nguyên soái . Thời nay là chức vụ ngoại giao ở sứ quán, sau đại sứ hay công sứ, thường phụ trách một công tác chuyên môn như tham-tán thương mại ...



Vo Bien Gioi
  • Số bài : 279
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 16.06.2011
Re:Nhà Giáo Dạy Kiều & Thơ Balon - 12.12.2016 06:15:23
Một giải đáp quảng bác của bạn NT về kinh Dịch:


Cách giải của Trạng NT rất thông minh tuy có phần trở ngại:

Lúc mang bài về chấm, làm cách nào giám khảo phân biệt được ý hay trên của Trạng NT với một số thí sinh khác phải bỏ giấy trắng vì không làm được bài ?
Trường quy không cho Trạng Quỳnh cũng như giám khảo trao đổi gì về bài làm của thí sinh tại phòng thi nên Trạng không có cơ hội giải thích nếu nộp giấy trắng.


@ #4286 :

Hôm qua vội quá không kịp giải thích rõ . Dĩ nhiên là Trạng Quỳnh không thể nộp giấy trắng, vì như thế là không biết làm bài .
Trạng Quỳnh không viết gì không có nghĩa là không có gì trong bài làm .
Trạng ta vẽ hình thái-cực sinh lưỡng nghi là ÂM và DƯƠNG . Từ Âm & Dương sinh ra Tứ Tượng, Tứ Tượng sinh Bát Quái v.v...
Như vậy trong hình không có viết chữ nào nhưng diễn tả đầy đủ từ MỘT (lẻ loi) sinh ra HAI (hết lẻ loi) tạo nên vũ trụ vạn vật, theo kinh Dịch .

Thái cực: nguyên lý cùng tột của vũ trụ, đầu mối của vũ trụ vạn vật .

Thơ Balon khác:

Âm dương
Ương dâm .

Âm và dương tạo nên cái vườn ương dâm .

Âm (dt): giống cái, như trái đất, phái nữ .
Dương (dt): giống đực, như mặt trời, phái nam .
Ương (đt): ươm, phối giống, gieo trồng, nuôi từ mầm hay hạt giống hoặc con giống thành cây, con lớn hơn để bán hay nuôi trồng hàng loạt .
Dâm (đt): hành động giao phối giữa giống đực và cái để sinh sản và truyền giống .



Vo Bien Gioi
  • Số bài : 279
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 16.06.2011
Re:Nhà Giáo Dạy Kiều & Thơ Balon - 12.12.2016 06:19:18
Nhận định của bạn NC về giải đáp trên:

Bạn NT #4302:
Bạn giải rất hay theo hướng kinh Dịch.
Một số trường phái triết học phủ nhận kinh Dịch ở các góc độ khác nhau (*) nên chúng ta cần tìm thêm phương án khác để nếu không nhất quán thì cũng dung hợp, điều hợp hoặc tính độc lập của nó ( phương án ) có cơ cấu biện chứng riêng ( chẳng hạn như cơ cấu ngữ pháp ).

(*) Thí dụ quan điểm của Martin Heidegger hay của J.P.Sartre về cấu trúc bản thể khác với "giản dịch" của kinh Dịch tuy "biến dịch" và "bất dịch" ít khác biệt hơn.



Vo Bien Gioi
  • Số bài : 279
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 16.06.2011
Re:Nhà Giáo Dạy Kiều & Thơ Balon - 12.12.2016 06:26:37
249/ Nhà Giáo Dạy Kiều 16 - Thi Hào Nguyễn Du & Hậu Thế
Cụ Nguyễn Du nên sáng tác thêm gì để truyện Kiều nước ta phong phú hơn nguyên tác Trung quốc Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân khiến người Hoa và cả thế giới càng khâm phục và ngưỡng mộ học thuật Đại Việt ?

Đó là câu hỏi lớn mà trong suốt 15 chủ đề vừa qua, chúng ta đang triển khai.
Từ ngày có truyện Kiều tới nay chưa ai đặt ra đại đề quan trọng trên.

Nếu hậu sinh và hậu thế không cùng thi hào Nguyễn Du nâng cấp, chúng ta mang tiếng chỉ là người dịch thuật từ văn xuôi sang văn vần, thiếu hẳn tinh thần sáng tác truyện.
Dù phần văn vần của cụ Nguyễn Du hay đến đâu, chúng ta vẫn bị lệ thuộc Trung quốc về cốt truyện.

Theo chiều hướng trên, NC và HB mời các bạn tiếp tục sáng tác thêm vào truyện Kiều dưới chủ đề bỏ ngỏ Nhà Giáo Dạy Kiều 16/ này.

Các sáng tác chia làm ba phần:

1/ Mở rộng cốt truyện cho tân kỳ bằng các câu đố trời giáng gây chấn động khắp hoàn vũ.
2/ Tạo ra các chủ ngữ qua thơ Balon.
3/ Chuyển thơ Balon qua lục, bát hoặc thể lục bát để dòng thi học dễ tiếp nhập vào truyện Kiều.

Sáng tác: 249 - NC TBL 435 + HB 1,741 - 795 - 1-9-11

T/T: 5 đô



Vo Bien Gioi
  • Số bài : 279
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 16.06.2011
Re:Nhà Giáo Dạy Kiều & Thơ Balon - 12.12.2016 09:02:52
250/ Nhà Giáo Dạy Kiều 17 - "Nhị Đào Thà Bẻ Cho Người Tình Chung"
Điều tác giả muốn nhấn mạnh ở "Nhà Giáo Dạy Kiều 16" là chúng ta cùng hậu thế cần tích cực sáng tác thêm cho truyện Kiều để khỏi bị lệ thuộc nhiều vào cốt truyện "Kim Vân Kiều Truyện" của nhà văn Trung quốc Thanh Tâm Tài Nhân.

Chúng ta cần sáng tác hay hơn và chắc chắn phải sáng giá hơn:

Công trình nghiên cứu một số đố thơ đưa vào Kiều của người Việt ta hàng ngàn năm sau vẫn còn là toán ngữ pháp Balon chưa được thế giới giải mã hết !

Sau này trong "Truyện Kiều Và Đố Thơ Balon", chúng ta sẽ đánh số vào sách xuất bản và trao những tặng thưởng lớn cho ai mua sách giải đáp được đố thơ.

Cũng như "Câu Đố Bách Khoa", toàn bộ sách thơ bán được, tác giả sẽ công bố quý danh từng người mua sách ủng hộ và nhờ một luật sư cho công chính, dùng toàn bộ số tiền này cho việc tặng thưởng - hoàn toàn không bỏ túi đồng nào.

Đó là một trong vài lý do tại sao tác giả đưa ra ít đáp án và cũng chỉ lặng lẽ cúi đầu chưa giải thích gì khi có người cho rằng như thế là ích kỷ ! - vì ôm tư liệu chất xám để thưởng thức một mình.

Hiện nay tác giả nhận thấy trình độ mình còn non kém, chưa hiện thực được mục đích trên.

Phải du học tại các đại học nổi tiếng bậc nhất trên thế giới, hết học vị tiến sĩ này qua các học vị tiến sĩ khác để tạo nền móng và cơ sở cơ bản cho kiến thức bách khoa và sau đó quan trọng nhất là thời gian dài tự khổ luyện thượng sơn ẩn tu rồi mới thực sự xuống núi hành hiệp giang hồ.

"Nhị Đào Thà Bẻ Cho Người Tình Chung"

Để triển khai ý thơ "Nhị đào thà bẻ cho người tình chung" của thi hào Nguyễn Du, chúng ta nên đưa tình tiết nào vào Kiều cho thêm tân kỳ ?
TBL ?

Sáng tác: 250 - NC TBL 436 + HB 1,742 - 795 - 1-10-11

T/T: 5 đô



Vo Bien Gioi
  • Số bài : 279
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 16.06.2011
Re:Nhà Giáo Dạy Kiều & Thơ Balon - 12.12.2016 09:07:26
251/ Nhà Giáo Dạy Kiều 18 - Tân Hôn Nữ Sĩ Điểm
Qua lời kể của Kiều cho khách nghe, thi hào Nguyễn Du nên sáng tác thêm giai thoại sau đây để thơ cụ thêm lừng lẫy:

Vừa mới động phòng, chưa kịp thoát xiêm y, cô dâu Điểm đã vờ trách:
_ Anh cứ đủng đỉnh thế thì hỏng mất !
Chú rể tiến sĩ Nguyễn Kiều nhà ta ngớ ra, không hóa giải nổi độc chiêu của cô dâu.
Chẳng lẽ một người từ tốn nho nhã tế nhị và đầy nữ tính như cô Điểm lại vội vàng thúc giục chú rể làm tình ngay ?!
Nữ sĩ Điểm chê tiến sĩ Kiều dốt nên đêm đó không cho động phòng.
TBL ?

Sáng tác: 251 - NC TBL 437 + HB 1,744 - 797 - 1-11-11

T/T: 5 đô



Vo Bien Gioi
  • Số bài : 279
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 16.06.2011
Re:Nhà Giáo Dạy Kiều & Thơ Balon - 12.12.2016 09:14:16
252/ Nhà Giáo Dạy Kiều 19 - Lưu Dấu Ngàn Sau
Chú trọng tới các câu thi hào Nguyễn Du tả cảnh thiên nhiên trong 244 câu thơ đầu, bạn xác lập được câu hỏi nào và giải đáp ra sao để đại danh bạn mãi lưu dấu ngàn sau ?

Sáng tác: 252 - NC TBL 438 + HB 1,746 - 798 - 1-12-11

T/T: 5 đô

Tài liệu tham khảo:

http://www.informatik.uni-leipzig.de...0001_0244.html



Vo Bien Gioi
  • Số bài : 279
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 16.06.2011
Re:Nhà Giáo Dạy Kiều & Thơ Balon - 12.12.2016 09:23:04
Bài tập cho thơ Balon:

Nguyên văn bởi nangchieu
Chỉ vì bác ấy bị điếc !

Theo bạn, câu trên có gì thú vị nhất ?

Sáng tác: HB 1,745 - 798 - 1-11-11

T/T: 2 đô


NC đưa câu này của bạn HB vào Thơ Balon như một bài tập cho TBL.
HB cho biết khi tìm ra dạng AB-BA cho câu trên là lúc bạn thành công nhất.



Thay đổi trang: < 12 | Trang 2 của 2 trang, bài viết từ 31 đến 41 trên tổng số 41 bài trong đề mục