THAM KHẢO: Ý KIẾN VỀ VẤN ĐỀ KINH ĐẠI THỪA KHÔNG PHẢI DO PHẬT THUYẾT
Quê Hương Mến Yêu 07.01.2017 19:52:08 (permalink)
Chúng ta không nên quá quan tâm tới vấn đề Đại Thừa có phải do đức Phật thuyết hay không vì điều này rất rõ ràng như ban ngày:
 
TƯ TƯỞNG ĐẠI THỪA LÀ BÌNH ĐẲNG ĐÃ CÓ TỪ THỜI ĐỨC PHẬT LỊCH SỬ còn tại thế và phát triển rộng thêm lên, còn KINH ĐIỂN ĐẠI THỪA THÌ CHẮC CHẮN LÀ KHÔNG PHẢI DO PHẬT DẠY. 

Chúng ta hãy xem xét điều này:

1/ Kinh điển đại thừa chính là nguyên nhân 1 phần khiến cho Phật Giáo bị tiêu diệt ở Ấn Độ. Tại sao? Tại vì việc các hệ phái Đại Thừa tôn xưng đức Phật là một nhập thể siêu việt, huyễn hoặc thần thoại đầy truyền thuyết và vay mượn hình ảnh các thần linh từ các giáo phái đa thần như Bà La Môn, các thần chú của thánh thư Vệ Đà làm nên các hình tượng Phật, Bồ Tát trong kinh điển Đại Thừa..thì Bà La Môn cũng có thể nói là Đức Phật và giáo pháp của Ngài là hóa thân của 1 vị thần nào đó trong Bà La Môn chẳng hạn?
 
Về điểm này rõ ràng các Bà La Môn đã tinh khôn hơn các người sáng lập kinh điển Đại Thừa vì họ dám chấp nhận thay đổi tư tưởng trong hệ tư tưởng Bà La Môn ngàn đời để công nhận và thâu tóm Phật Giáo thành 1 bộ phận của họ để bảo vệ quyền lợi giai cấp của họ, để đấu tranh với Phật Giáo đang truyền bá tư tưởng bình đẳng.

2/ Kinh điển Đại Thừa không phải là chánh pháp của ĐứcPhật mà chỉ là một sự tôn xưng Phật giáo và suy diễn một cách thái quá của những người đệ tử của đức Phật lai căn Bà La Môn với Phật Giáo.
 
Có thể vì đặc thù bối cảnh tranh chấp tôn giáo Ấn Độ thời đó: những vị Bà La Môn cố gắng duy trì sự cạnh tranh với Phật Giáo bằng cách nghiên cứu và chấp nhận 1 số giáo lý Phật Đà vào tư tưởng của họ để lôi kéo quần chúng về quyền uy biến hóa các vị thần (điều này có thể là hấp dẫn với các giai cấp ít học ) thì những vị đệ tử Phật Giáo thay vì thực tập tứ điệu đế, tứ niệm xứ để đạt Vô Ngã, Vô Tướng.. thì họ lại dẫn bày lời dạy của đức Phật hoặc trích dẫn kinh Phật và diễn bày tô vẽ bằng các thần thoại siêu nhiên để diễn giải rộng ra các tư tưởng đó.
 
Điều này vô tình làm cho kinh điển Đại Thừa có màu sắc thần bí, mê tín và không khác gì các chủ thuyết mà đức Phật đã dạy, nhất là khi suy diễn về nghiệp, phước đức, lễ lạy , trì chú.. trong khi đó thời đức Phật, ngài chỉ nhấn mạnh việc tập trung điều phục tâm ý và không trả lời các vấn đề mang tính hý luận hay chủ thuyết.
 
Việc này có thể là ngay trong giáo đoàn khất sĩ thời đó đã có nhiều bất mãn và các vị đệ tử này và hậu duệ của họ sau này đã tự suy diễn theo ý riêng của mình mà thành lập nên kinh điển Đại Thừa.

3/ Xuyên suốt thời đức Phật, ta thấy rằng ngài sách tấn các đệ tử lo thực tập giáo pháp để đạt thảnh thơi an lạc là chính, đó là hoa trái của hạnh phúc trong thực tại mà không trả lời các vấn đề siêu hình, không tuyên thuyết thần chú vớ vẩn.
 
Kinh điển Đại thừa có quá nhiều thần chú, và có thể là vay mượn từ kho tàng thần chú Vệ Đà của Bà La Môn. Kinh điển Đại Thừa cũng hay suy diễn các tư tưởng của Đức Phật vay mượn từ các giáo lý được ngài tuyên thuyết một cách rộng rãi và hầu như là mang tính thần thoại siêu hình mà không có một cơ sở nào, có tính chất luận bàn về vũ trụ.
 
Chúng ta cũng nên lưu ý rằng: xã hội tôn giáo Ấn Độ cổ thời Đức Phật rất chú trọng việc lý giải về vũ trụ, về ngã..Chính vì điểm này mà Phật nói kinh Phạm Võng và khuyên các đệ tử không nên kẹt vào hý luận hay các chủ thuyết vô ích không đưa tới đâu cả, bởi hý luận hay chủ thuyết chỉ là sự ức đạt của trí năng vẫn còn nằm trong cái lưới tri kiến phân biệt.

4/ Chúng ta không phủ nhận rằng tư tưởng Đại Thừa là tư tưởng Phật Giáo, nhưng chỉ là 1 phần tư tưởng phật giáo. Trong kinh điển Đại Thừa, danh từ Phật (người tỉnh thức, bậc giác giả) đã bị lạm dụng quá mức và cho rằng Phật là vị còn hơn cả siêu nhân.
 
Kinh điển Đại Thừa có lẽ xuất phát từ sự giải phóng niềm tin cho giới cư sĩ tại gia rằng tất cả ai cũng có Phật tính và đều có thể thành Phật. Sự giải phóng này cũng là do sự chấp thủ của giới khất sĩ cố chấp thời đó (cái mà người ta gọi là Tiểu Thừa).
 
Chính sự hiểu sai về giáo pháp và chấp thủ đúng sai, có thể và không thể ..phân biệt như thế mới chính là nguyên do gây chia rẽ giáo đoàn và mất niềm tin nơi giới Phật tử tại gia, chia rẽ giáo phái hình thành các hệ tư tưởng khác nhau. Nhưng xét riêng ở Ấn Độ thời bấy giờ thì đây chính là thời cơ tốt cho giới Bà La Môn hạ bệ Phật giáo, khôi phục quyền kiểm soát theo tư tưởng phân chia giai cấp.

5/ Chúng ta không nên quá quan trọng rằng: kinh nào là do Phật lịch sử thuyết, kinh nào là phi Phật thuyết. Điều đó không quan trọng. Điều quan trọng mà tôi tin chắc rằng: giáo lý của đức Phật là thực tập chứ không phải để cất giữ. Thực tập quán niệm, nắm giữ hơi thở, quán sát lục căn, lục trần, lục thức để đạt tới phép quán Không, Vô Ngã... để thể nhập với tự tính Chân Như thực tại chứ không phải là lễ phật niệm phật niệm thần chú là có thể có nhiều công đức (chỉ là sự kính trọng chánh pháp mà thôi). Nếu lễ lạy, trì chú có công năng giải thoát thì Phật đã không thể chinh phục đại đức Uruvela kassapa theo Phật Giáo. 

" Giả dụ có người muốn qua sông mà không muốn lội, không muốn bơi, cũng không muốn chèo, trái lại chỉ đứng bên sông này mà cầu khẩn bờ bên kia, hy vọng bờ bên kia sẽ qua tới bên này cho mình bước lên, thì tôn giả nghĩ sao?" 

" Cũng như vậy thôi, tôn giả Kassapa! Nếu không tu tập quán chiếu để diệt trừ vô minh, và các phiền não khác thì ta không đạt tới bến bờ giải thoát được, dù ta có tế lễ khẩn cầu suốt cả cuộc đời ta."

 
#1
    Chuyển nhanh đến:

    Thống kê hiện tại

    Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
    Kiểu:
    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9