THƠ ‎NGUYỄN VĂN PHÚ
Thay đổi trang: 123 > | Trang 1 của 3 trang, bài viết từ 1 đến 15 trên tổng số 45 bài trong đề mục
Phu Nguyen Van 20.10.2017 21:13:51 (permalink)
0
[Helpful answer received] / [List Solutions Only]
THĂM LẠI TUỔI THƠ
Nguyễn Văn Phú
.
Tôi về thăm lại tuổi thơ tôi
Sau mấy mươi năm xa quá rôi
Kỷ niệm buồn vui còn đọng mãi
Hiện về nguyên vẹn chẳng hề vơi.
.
Tôi lại tìm theo vết lối mòn,
Quanh co dẫn đến ngõ bìa thôn.
Một ngôi nhà nhỏ. Nhà tôi đó!
Thày mẹ tôi cùng với sáu con.
.
Từ cổng làng, đường mới sửa xong,
Mái đình nay lợp ngói mầu hồng.  
Dân làng đóng góp làm công đức.
Nhiều ít tuỳ theo ở tấm lòng.
.
Ngày ấy nhà tôi lợp mái gianh
Bức tường trát vách đất, xung quanh.
Cửa đi, đặt ở ngay gian giữa.
Phía trước còn treo một tấm mành.
.
Đầu ngõ ngày xưa có khóm tre
Đung đưa, quạt mát những trưa hè.
Bạn bè hóng mát và câu cá
Tụ tập chơi đùa, đuổi bắt ve.
.
Cải cách đến, trong nhà trống không
Cho nên được họ xếp bần nông.
Có sào ruộng cấy, ông tôi cấp;
Lấy chỗ làm ăn, tít giữa đồng.
.
Lớp một, tôi học qua buổi trưa,
Phải đi bộ đến tận nhà thờ.
Nhà thờ Sặt, có chuông to lắm
Tiếng vọng ngân xa, ai cũng nghe.
.
Học suốt mười năm trên đất quê;
Bao mùa đồng gió bấc tràn về,
Bao ngày hè nắng như thiêu đốt.
Và những ngày mưa, ngã dốc đê.
.
Trong lớp của tôi cũng khối người,
Quần nâu, chân đất, giống như tôi.
Gia đình thực sự còn nghèo lắm
Cứ đến trường thôi, đã sướng rồi.
.
Tôi có nhiều người bạn tuổi thơ,
Vẫn thân nhau, đến tận bây giờ
Mỗi lần có dịp về quê, gặp
Lại cũng không quên, nhắc chuyện xưa.
.
Daọ ấy xóm tôi có một bà
Cách hàng dâm bụt, cũng không xa
Tôi thường quen gọi “Bà Khoá Nghệ”.
Thuộc rất nhiều thơ thích hát ca.
.
Không biết sao, bà nhớ rất nhiều
Lục Vân Tiên với truyện Thuý Kiều
Bà đều đọc hết không cần sách.
Tôi cứ ngồi nghe rồi học theo.
.
Lần lượt, chị em tôi thoát ly,
Vào Nam, ra Bắc có hề chi 
Đi đâu cũng nhớ về làng Sãi.
Của huyện Bình Giang, xã Vĩnh Tuy.

Hà Nội, tháng 7 năm 2017 (P0021) Nguyễn Văn Phú
Xã Vĩnh Tuy, từ 12.2020 đổi là xã Vĩnh Hưng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương
  http://diendan.vnthuquan.net/fb.ashx?m=875546

TRANSLATE with x
English [link=#ar]Arabic[/link] [link=#he]Hebrew[/link] [link=#pl]Polish[/link] [link=#bg]Bulgarian[/link] [link=#hi]Hindi[/link] [link=#pt]Portuguese[/link] [link=#ca]Catalan[/link] [link=#mww]Hmong Daw[/link] [link=#ro]Romanian[/link] [link=#zh-CHS]Chinese Simplified[/link] [link=#hu]Hungarian[/link] [link=#ru]Russian[/link] [link=#zh-CHT]Chinese Traditional[/link] [link=#id]Indonesian[/link] [link=#sk]Slovak[/link] [link=#cs]Czech[/link] [link=#it]Italian[/link] [link=#sl]Slovenian[/link] [link=#da]Danish[/link] [link=#ja]Japanese[/link] [link=#es]Spanish[/link] [link=#nl]Dutch[/link] [link=#tlh]Klingon[/link] [link=#sv]Swedish[/link] [link=#en]English[/link] [link=#ko]Korean[/link] [link=#th]Thai[/link] [link=#et]Estonian[/link] [link=#lv]Latvian[/link] [link=#tr]Turkish[/link] [link=#fi]Finnish[/link] [link=#lt]Lithuanian[/link] [link=#uk]Ukrainian[/link] [link=#fr]French[/link] [link=#ms]Malay[/link] [link=#ur]Urdu[/link] [link=#de]German[/link] [link=#mt]Maltese[/link] [link=#vi]Vietnamese[/link] [link=#el]Greek[/link] [link=#no]Norwegian[/link] [link=#cy]Welsh[/link] [link=#ht]Haitian Creole[/link] [link=#fa]Persian[/link]  



//
[link=javascript:Microsoft.Translator.FloaterShowEmbed()] [/link] [link=javascript:Microsoft.Translator.FloaterShowSharePanel()] [/link]
 

TRANSLATE with
COPY THE URL BELOW

[link=javascript:Microsoft.Translator.FloaterOnShareBackClick()] Back[/link]

EMBED THE SNIPPET BELOW IN YOUR SITE

Enable collaborative features and customize widget: Bing Webmaster Portal
[link=javascript:Microsoft.Translator.FloaterOnEmbedBackClick()]Back[/link]

// ORIGINAL: "; langMenu.appendChild(origLangDiv); LanguageMenu.Init('LanguageMenu', LanguageMenu_keys, LanguageMenu_values, LanguageMenu_callback, LanguageMenu_popupid); window["LanguageMenu"] = LanguageMenu; clearInterval(intervalId); } }, 1); ]]>

TRANSLATE with x
English [link=#ar]Arabic[/link] [link=#he]Hebrew[/link] [link=#pl]Polish[/link] [link=#bg]Bulgarian[/link] [link=#hi]Hindi[/link] [link=#pt]Portuguese[/link] [link=#ca]Catalan[/link] [link=#mww]Hmong Daw[/link] [link=#ro]Romanian[/link] [link=#zh-CHS]Chinese Simplified[/link] [link=#hu]Hungarian[/link] [link=#ru]Russian[/link] [link=#zh-CHT]Chinese Traditional[/link] [link=#id]Indonesian[/link] [link=#sk]Slovak[/link] [link=#cs]Czech[/link] [link=#it]Italian[/link] [link=#sl]Slovenian[/link] [link=#da]Danish[/link] [link=#ja]Japanese[/link] [link=#es]Spanish[/link] [link=#nl]Dutch[/link] [link=#tlh]Klingon[/link] [link=#sv]Swedish[/link] [link=#en]English[/link] [link=#ko]Korean[/link] [link=#th]Thai[/link] [link=#et]Estonian[/link] [link=#lv]Latvian[/link] [link=#tr]Turkish[/link] [link=#fi]Finnish[/link] [link=#lt]Lithuanian[/link] [link=#uk]Ukrainian[/link] [link=#fr]French[/link] [link=#ms]Malay[/link] [link=#ur]Urdu[/link] [link=#de]German[/link] [link=#mt]Maltese[/link] [link=#vi]Vietnamese[/link] [link=#el]Greek[/link] [link=#no]Norwegian[/link] [link=#cy]Welsh[/link] [link=#ht]Haitian Creole[/link] [link=#fa]Persian[/link]  



//
[link=javascript:Microsoft.Translator.FloaterShowEmbed()] [/link] [link=javascript:Microsoft.Translator.FloaterShowSharePanel()] [/link]
 

TRANSLATE with
COPY THE URL BELOW

[link=javascript:Microsoft.Translator.FloaterOnShareBackClick()] Back[/link]

EMBED THE SNIPPET BELOW IN YOUR SITE

Enable collaborative features and customize widget: Bing Webmaster Portal
[link=javascript:Microsoft.Translator.FloaterOnEmbedBackClick()]Back[/link]

// ORIGINAL: "; langMenu.appendChild(origLangDiv); LanguageMenu.Init('LanguageMenu', LanguageMenu_keys, LanguageMenu_values, LanguageMenu_callback, LanguageMenu_popupid); window["LanguageMenu"] = LanguageMenu; clearInterval(intervalId); } }, 1); ]]>
<bài viết được chỉnh sửa lúc 28.05.2023 00:14:32 bởi Phu Nguyen Van >
Attached Image(s)
#1
    Phu Nguyen Van 23.10.2017 21:45:05 (permalink)
    0

     
    LỜI CẢM ƠN
    Nguyễn Văn Phú
     
    Cảm ơn tất cả mọi người 
    Đọc qua ký ức một thời, của tôi 
    Cái thời nghèo khó, xa xôi 
    Mà tôi giữ đến cuối đời, còn nguyên.
     
    Tháng 7 năm 2017 (P0186)
    <bài viết được chỉnh sửa lúc 01.09.2023 03:12:52 bởi Phu Nguyen Van >
    Attached Image(s)
    #2
      Phu Nguyen Van 26.12.2017 09:32:48 (permalink)
      0
      TỰ SỰ NHÂN NGÀY 28 THÁNG 7 
      Nguyễn Văn Phú
      (28/07/1966-28/07/2017)  
      .
      Sáng hai tám, mùa thu năm sáu sáu (28/7/1966),
      Tôi nhập đoàn quân chiến đấu giữ nhà;
      Mẹ tiễn tôi từ sáng sớm tinh mơ,
      Sân hợp tác, mọi người chờ đông đủ.
      .
      Ông Xã đội trường vui cười đon đả.
      Bắt tay chào giữa rộn rã cờ hoa.
      Nhắc vài câu: thế hệ trẻ xã ta:
      Nhớ truyền thống của ông cha đi trước
      .
      Những người đã nhập đoàn quân cứu nước
      Thề hy sinh cho  tổ quốc hòa bình.
      Hãy kiên cường đi giữa cuộc trường chinh!”
      Quê nhà có bao người còn ước hẹn.
      .
      Ông Xã đội, đưa anh em lên huyện,
      Mẹ với bao người lưu luyến nhìn theo.
      Có người con gái chẳng nói một câu
      Cho dòng lệ cứ tuôn nhầu mi mắt.
      .
      Đến đơn vị tôi xung vào Xê một (C8)
      Tiểu đoàn Hai (D2) cùng một tốp học sinh,
      Sư ba hai mươi (F320) chủ lực bộ binh
      Chờ tầu tối ở sân đình Cao Xá.
      .
      Lần đầu được đi xa qua Hà Nội
      Tới ga Hàng Cỏ, phải đợi mấy giờ.
      Phủ Lý tầu dừng, vẫn sớm tờ mờ,
      Đã phải vượt cầu, không chờ trời sáng.
      .
      Chưa quen xỏ giầy, chân còn lóng ngóng,
      Chập chững trên cầu, ngón mọng, xưng to.
      Mặt méo vì đau, chẳng biết làm sao,
      May trời tối, không ai nhìn được rõ!
      .
      Vào đơn vị mấy ngày, chân chưa đỡ,
      Vẫn lên rừng đẵn gỗ, cắt có gianh.
      Công việc nào tôi học cũng rất nhanh,
      Rồi giảng lại cho anh em cùng thấy.
      .
      Chuyện tôi kể những ngày xa xưa ấy,
      Rất bình thường đơn giản vậy mà thôi.
      Nhưng vẫn còn in đậm mãi trong tôi.
      Hình ảnh mẹ đi cùng người đưa tiễn.

      Ngày 28/07/2017 (P0023) Ảnh minh họa tải mạng về
       
      <bài viết được chỉnh sửa lúc 01.09.2023 03:15:27 bởi Phu Nguyen Van >
      Attached Image(s)
      #3
        Phu Nguyen Van 26.12.2017 09:36:24 (permalink)
        0
        CHÚ TÔI LÀ BỘ ĐỘI CỤ HỒ
        Nguyễn Văn Phú

        Chú gọi sáng nay, có việc nhà,
        Cháu thu xếp vội, để đi ra.
        Từ đây đến Định Công, đường tốt,
        Cách khoảng mươi cây, cũng chẳng xa.
         .
        Trong năm người con của Ông Bà (1)
        Còn Chú Thím thôi, tuổi cũng già;
        Bởi vậy cháu coi như bố mẹ,
        Vâng lời, theo truyền thống ông cha.

        Chú đã bước qua tuổi chín mươi,
        Xưa nay là tuổi hiếm hoi rồi.
        Thế mà, khi cháu còn ngoài cửa,
        Đã thấy, nhà trong rộn tiếng cười.
         .
        Đại tá ngày xưa, nay nghỉ hưu,
        Hưởng lương, Chú thấy thế là nhiều.
        Ba mươi năm nghỉ, không làm nữa,
        Chú bảo: “Chi tiêu quá ổn rồi !”

        Chú để dành tiền góp với làng;
        Sửa đình chùa đường xá khang trang.
        Rồi cùng giúp cháu con trong họ:
        Xây mộ tổ tiên được vững vàng (3).

        Nhắc đến chuyện dòng giống họ hàng,
        Chú thường trăn trở, với lo toan
        Giục cho cháu viết xong “GIA PHẢ”,
        Để đến đời sau, nhớ tổ tiên.
         .
        Trong năm người con của Ông Bà,
        Riêng Chú được đi học ở xa.
        Khi lớn lên, vào ngay bộ đội,
        Cho nên từ đó Chú xa nhà.
        .
        ”Bộ đội Cụ Hồ”, Chú xứng danh,
        Việc nào giao, Chú cũng hoàn thành,
        Ra đi từ buổi ”tiền khởi nghĩa”,
        Cống hiến trọn đời mấy chục năm.
        .
        Gần hết cuộc đời Chú cách xa,
        Nghỉ hưu có dịp ghé quê nhà.
        Thăm làng quê (2), tuổi thơ yêu dấu,
        Thăm viếng nơi thờ cúng mẹ Cha.
        .
        Tuổi chú hôm nay, cũng đã già,
        Cháu con nội ngoại được toàn gia.
        Cả đời Chú, tấm gương nhân hậu:
        Truyền để cháu con, giữ nếp nhà.
        .   
        Tháng 9/2017 (P0110), Nguyễn Văn Phú
        <bài viết được chỉnh sửa lúc 01.09.2023 03:17:10 bởi Phu Nguyen Van >
        Attached Image(s)
        #4
          Phu Nguyen Van 26.12.2017 09:38:53 (permalink)
          0
          NHỮNG ĐIỀU CON NHẤT ĐỊNH PHẢI HỌC,
          PHẢI BIẾT ĐỂ SINH TỒN
          Nguyễn Văn Phú (Chuyển thể từ bài văn xuôi tải về từ internet, không rõ tác giả)

          Gửi con yêu quý!
          Những lời dạy, của người đời,
          Bố xin gói gọn trong mười điều thôi.
          Bố suy nghĩ mấy đêm rồi,
          Để hôm nay chuyển thành lời gửi con.

          Một là, phải học nấu cơm,
          Đây là nguyên lý, sinh tồn con ơi.
          Giúp con ở khắp mọi nơi,
          Cả khi thiếu vắng, bóng người yêu thương.

          Hai là, để bước ra đường,
          Con cần phải tốt nghiệp trường lái xe.
          Học cho mình nhé, con nghe.
          Khi nào cần đến, lái xe đi liền.

          Ba là, kiến thức thường xuyên,
          Mở rộng tầm nhìn, tri thức bổ sung.
          Ngày nay thuận lợi vô cùng,
          Bác Gu gờ (Google) sẽ đồng lòng giúp ngay.

          Bốn là, hạn hán một ngày.
          Mỗi người hai bát nước đầy mà thôi.
          Thì con, uống một bát rồi,
          Bát kia lau mặt, lau người, lau tay.

          Năm là, bất chợt không may;
          Trời sập một ngày, muôn vật hoang mang.
          Con cần bình tĩnh vững vàng.
          Khôn ngoan, tránh mắc mưu gian kẻ thù.

          Sáu là, phong cách cầu kỳ,
          Khăn ăn sạch sẽ mỗi khi vào bàn.
          Món ăn bất kể nghèo, sang,
          Cũng phải đàng hoàng, mâm bát hẳn hoi.

          Bẩy là, khi đến phương trời,
          Xa xôi, mới mẻ, hoặc nơi du hành.
          Cần mang máy để chụp hình,
          Kèm theo giấy bút, tâm tình ghi ngay.

          Tám là, cuộc sống thường ngày,
          Tự do, cần phải có ngay một buồng.
          Dù là bé, mấy mét vuông,
          Cũng là thế giới, thiên đường, riêng ta.

          Chín là, từ nhỏ ở nhà,
          Đã cần kiến thức, nhìn xa cho đời.
          Lớn lên học tập mọi người,
          Tiếp thu kinh nghiệm, con ơi, rất cần.

          Mười là, tự nhủ bản thân
          Sống cho lương thiện, hiền lành, phúc to
          Sống cho tử tế, không lo,
          Vì Trời có mắt, ban cho muôn người.

          Nhắc con phải nhớ hết mười,
          Nội dung này, với nụ cười trên môi.
          Là có tất cả con ơi.
          “Tinh thần quý tộc”, mọi người ngợi ca.

          Ngày 3/8/2017 (P0025) Ảnh minh họa tải mạng về
           
          <bài viết được chỉnh sửa lúc 01.09.2023 03:19:24 bởi Phu Nguyen Van >
          Attached Image(s)
          #5
            Phu Nguyen Van 26.12.2017 09:42:39 (permalink)
            0

            KHÔNG THAM GIA XƯỚNG HOẠ THƠ ĐƯỜNG
            Nguyễn Văn Phú

            Tôi xin gửi đến bạn thơ,
            Lời tâm sự cũ, bây giờ nói ra.
            Thời còn nhỏ, lúc ở nhà;
            Tôi yêu đủ loại thơ ca, hò vè.
            .
            Những câu thơ đọc ngang phè;
            Viết theo kiểu Cụ Bút Tre, gây cười.
            Hay là tiểu sử cuộc đời,
            Qua vần thơ, viết về người chiến binh.
            .
            Hiên ngang, dũng cảm hy sinh,
            Chiến đấu quên mình, bảo vệ quê hương.
            Và bao nhiêu chuyện đời thường,
            Ngô khoai, sắn gạo, tình thương, quê nhà.
            .
            Lớn lên, tôi lại đi xa,
            Thơ của quê nhà, vẫn ngấm trong tôi.
            Dẫu cho đi đến cuối trời,
            Với thơ, tôi vẫn một lời, rằng “yêu”.
            .
            Tôi mê, đọc hết Truyện Kiều;
            Chăc là bè bạn, cũng nhiều người say.
            Ngoài ra, cuộc sống hàng ngày;
            Còn nhiều thể loại thơ hay, được dùng.
            .
            Xếp đầu danh sách, thơ Đường.
            Từ xưa đã có nhiều trường dậy thơ.
            Luật niêm chặt chẽ, chẳng vừa,
            Cho nên học mãi, vẫn chưa bằng người.
            .
            Nói riêng, về bản thân tôi;
            Ngày xưa, cũng đã có thời, rất yêu.
            Môn nào, học khó bao nhiêu.
            Thì tôi đều muốn, thêm nhiều thời gian.
            .
            Thế rồi bao tháng, bao năm.
            Bộn bề công việc, thơ Đường bỏ tôi ,
            Thêm nguyên nhân  "KHÁC" trên đời,
            Thơ Đường như thế, thì thôi ! Không hành !
            .
            Tôi xin bộc bạch, chân thành;
            Dù hay đến mấy, cũng đành bỏ thôi.
            Bạn yêu thơ của tôi ơi!
            Thơ Đường, xướng hoạ, riêng tôi khiếu từ.
             
            Mong rằng các bạn hiểu cho.
             
            Tháng 9/2017 (P033)
             
            <bài viết được chỉnh sửa lúc 01.09.2023 03:21:54 bởi Phu Nguyen Van >
            Attached Image(s)
            #6
              Phu Nguyen Van 26.12.2017 09:45:40 (permalink)
              0
              LÚC VỀ GIÀ, MÌNH SẼ . . .
              Nguyễn Văn Phú. (Chuyển thể bài văn xuôi đã tải về từ VOV ngày 1/10/2016) 
               
              Về già mình làm gì đây,
              Để cho thanh thản trước ngày quy tiên.
              .
              Một là, không đến cơ quan
              Nơi mình công tác, không bàn chuyên môn.
              Vì rằng, lớp trẻ giỏi hơn,
              Thông tin cập nhật, thường xuyên hàng ngày.
              .
              Nghe mình nói, họ vỗ tay
              Đầu thì gật gật, khen hay bên ngoài;
              Mặc dù, họ nghĩ là sai,
              Nắm tay hồ hởi một hai câu chào.
              .
              Hai là, sức yếu tuổi cao,
              Không so được với ngày nào trẻ trung.
              Việc gì nặng, tuyệt đối không;
              Nếu mà gấp quá, muốn xong, thuê tiền.
              .
              Ba là, công việc chính quyền,
              Tại nơi mình ở, cũng nên chối từ;
              Hội đoàn, tổ chức nghiệp dư,
              Thể thao, văn nghệ, cho thư giãn đầu.
              .
              Bốn là, dù khó đến đâu
              Chỉ cùng với vợ, bạc đầu răng long.
              Với con cháu tránh sống chung,
              Không làm khách trọ ở trong nhà mình.
              (Nếu con vất vả mưu sinh;
              Thì mình giúp đỡ, tận tình sớm trưa).
              .
              Năm là, lúc đã già nua,
              Tìm nhà an dưỡng, giá vừa tầm tay.
              Làm nơi nương tựa hàng ngày
              Cũng là chọn chỗ, sau này tiễn đưa.
              .
              Sáu là, những chuyện ngày xưa
              Cất vào hoài niệm, khi chưa cần dùng.
              Không bao giờ nói lung tung,
              Với con cháu, hoặc người không cùng thời.
              .
              Nếu ai hỏi, chỉ trả lời:
              Những chuyện trên đời, sẽ ở ngày mai.
              Hoặc là nói chuyện dông dài,
              Chuyện vui, chuyện phiếm, chẳng ai bực mình.
              .
              Bẩy là, báo chí, truyền hình,
              Nếu cần phỏng vấn, thì mình tránh xa.
              Trừ khi, họ đến tận nhà,
              Hỏi, thì mình bảo, tớ già hay quên.
              .
              Chính vì lẽ đó cho nên,
              Tớ mong được chết bình yên, nhẹ nhàng.
              Tám là, bất kể hèn, sang,
              Cũng quyết tâm làm, những việc đã ghi.
              .
              Grenoble, ngày 12 tháng 3 năm 2017 (P0004), Nguyễn Văn Phú
               
              <bài viết được chỉnh sửa lúc 16.06.2024 17:28:05 bởi Phu Nguyen Van >
              Attached Image(s)
              #7
                Phu Nguyen Van 26.12.2017 09:48:17 (permalink)
                0

                CHUYỆN CON THỎ VÀ ÔNG BỤT
                Nguyễn Văn Phú (Thơ vui, phỏng theo chuyện ngụ ngôn cùng tên của thế kỷ trước)
                 . 
                Mặt trời hé rạng hừng đông
                Sương mai còn đọng trên đồng cỏ non.
                Xa xa mấy chú thỏ con
                Đùa vui, nô dỡn, lại còn đuổi nhau.
                .
                Mải mê, sung sướng, biết đâu
                Có con hùm xám rình sau lưng mình.
                Thoạt nhìn thấy, thỏ thất kinh
                Cắm đầu cắm cổ, chạy nhanh, thoát tròng.
                .
                Không may lại gặp bờ sông
                Nước to, chảy xiết, nhìn không thấy bờ
                Thật là tai họa bất ngờ
                Lẽ nào chịu chết, ngồi chờ hùm xơi.
                .
                Trời ơi, ơi hỡi, hỡi ơi
                Thỏ không biết phải cậy trời nào đây.
                Đột nhiên Bụt hiện đến ngay
                Hiểu tình cảnh, mới ra tay giúp liền.
                .
                Rằng: con là giống ngoan, hiền
                Ta cho con, một phép tiên diệu kỳ
                Hãy mau lột xác, bỏ đi
                Biến thành con cá, ngại gì sông sâu.
                .
                Nói rồi Bụt biến đi mau
                Chỉ còn mình thỏ bứt đầu, lột da.
                Hùm còn cách cũng không xa,
                Thỏ làm rất đúng, thế mà không xong.
                .
                Trong cơn cùng quẫn, hết mong
                Bụt còn hỏi nữa: sao không vâng lời.
                Bụt ta có phương hướng thôi,
                Nhưng là hướng đúng, muôn người ngợi ca, . . .
                . . . .
                Bụt đang giải thích rườm rà;
                Hùm vồ ngay thỏ, thế là đi tong!
                May mà Trời nổi cơn giông,
                Cuốn theo cả Bụt, hùm không kịp nhìn.

                Grenoble 3/2017 (P0005)

                TRANSLATE with x
                English [link=#ar]Arabic[/link] [link=#he]Hebrew[/link] [link=#pl]Polish[/link] [link=#bg]Bulgarian[/link] [link=#hi]Hindi[/link] [link=#pt]Portuguese[/link] [link=#ca]Catalan[/link] [link=#mww]Hmong Daw[/link] [link=#ro]Romanian[/link] [link=#zh-CHS]Chinese Simplified[/link] [link=#hu]Hungarian[/link] [link=#ru]Russian[/link] [link=#zh-CHT]Chinese Traditional[/link] [link=#id]Indonesian[/link] [link=#sk]Slovak[/link] [link=#cs]Czech[/link] [link=#it]Italian[/link] [link=#sl]Slovenian[/link] [link=#da]Danish[/link] [link=#ja]Japanese[/link] [link=#es]Spanish[/link] [link=#nl]Dutch[/link] [link=#tlh]Klingon[/link] [link=#sv]Swedish[/link] [link=#en]English[/link] [link=#ko]Korean[/link] [link=#th]Thai[/link] [link=#et]Estonian[/link] [link=#lv]Latvian[/link] [link=#tr]Turkish[/link] [link=#fi]Finnish[/link] [link=#lt]Lithuanian[/link] [link=#uk]Ukrainian[/link] [link=#fr]French[/link] [link=#ms]Malay[/link] [link=#ur]Urdu[/link] [link=#de]German[/link] [link=#mt]Maltese[/link] [link=#vi]Vietnamese[/link] [link=#el]Greek[/link] [link=#no]Norwegian[/link] [link=#cy]Welsh[/link] [link=#ht]Haitian Creole[/link] [link=#fa]Persian[/link]  



                //
                [link=javascript:Microsoft.Translator.FloaterShowEmbed()] [/link] [link=javascript:Microsoft.Translator.FloaterShowSharePanel()] [/link]
                 

                TRANSLATE with
                COPY THE URL BELOW

                [link=javascript:Microsoft.Translator.FloaterOnShareBackClick()] Back[/link]

                EMBED THE SNIPPET BELOW IN YOUR SITE

                Enable collaborative features and customize widget: Bing Webmaster Portal
                [link=javascript:Microsoft.Translator.FloaterOnEmbedBackClick()]Back[/link]

                // ORIGINAL: "; langMenu.appendChild(origLangDiv); LanguageMenu.Init('LanguageMenu', LanguageMenu_keys, LanguageMenu_values, LanguageMenu_callback, LanguageMenu_popupid); window["LanguageMenu"] = LanguageMenu; clearInterval(intervalId); } }, 1); ]]>

                TRANSLATE with x
                English [link=#ar]Arabic[/link] [link=#he]Hebrew[/link] [link=#pl]Polish[/link] [link=#bg]Bulgarian[/link] [link=#hi]Hindi[/link] [link=#pt]Portuguese[/link] [link=#ca]Catalan[/link] [link=#mww]Hmong Daw[/link] [link=#ro]Romanian[/link] [link=#zh-CHS]Chinese Simplified[/link] [link=#hu]Hungarian[/link] [link=#ru]Russian[/link] [link=#zh-CHT]Chinese Traditional[/link] [link=#id]Indonesian[/link] [link=#sk]Slovak[/link] [link=#cs]Czech[/link] [link=#it]Italian[/link] [link=#sl]Slovenian[/link] [link=#da]Danish[/link] [link=#ja]Japanese[/link] [link=#es]Spanish[/link] [link=#nl]Dutch[/link] [link=#tlh]Klingon[/link] [link=#sv]Swedish[/link] [link=#en]English[/link] [link=#ko]Korean[/link] [link=#th]Thai[/link] [link=#et]Estonian[/link] [link=#lv]Latvian[/link] [link=#tr]Turkish[/link] [link=#fi]Finnish[/link] [link=#lt]Lithuanian[/link] [link=#uk]Ukrainian[/link] [link=#fr]French[/link] [link=#ms]Malay[/link] [link=#ur]Urdu[/link] [link=#de]German[/link] [link=#mt]Maltese[/link] [link=#vi]Vietnamese[/link] [link=#el]Greek[/link] [link=#no]Norwegian[/link] [link=#cy]Welsh[/link] [link=#ht]Haitian Creole[/link] [link=#fa]Persian[/link]  



                //
                [link=javascript:Microsoft.Translator.FloaterShowEmbed()] [/link] [link=javascript:Microsoft.Translator.FloaterShowSharePanel()] [/link]
                 

                TRANSLATE with
                COPY THE URL BELOW

                [link=javascript:Microsoft.Translator.FloaterOnShareBackClick()] Back[/link]

                EMBED THE SNIPPET BELOW IN YOUR SITE

                Enable collaborative features and customize widget: Bing Webmaster Portal
                [link=javascript:Microsoft.Translator.FloaterOnEmbedBackClick()]Back[/link]

                // ORIGINAL: "; langMenu.appendChild(origLangDiv); LanguageMenu.Init('LanguageMenu', LanguageMenu_keys, LanguageMenu_values, LanguageMenu_callback, LanguageMenu_popupid); window["LanguageMenu"] = LanguageMenu; clearInterval(intervalId); } }, 1); ]]>
                Cette page est en Vietnamien

                Traduire en Français


                Afrikaans Albanais Allemand Amharique Anglais Arabe Arménien Azéri Bengali Birman Bulgare Catalan Chinois (simplifié) Chinois (traditionnel) Coréen Croate Créole haïtien Danois Espagnol Estonien Finnois Français Gallois Grec Gujarati Hindi Hongrois Hébreu Indonésien Islandais Italien Japonais Kannada Kazakh Khmer Kurde Laotien Letton Lituanien Malaisien Malayalam Malgache Maltais Maori Marathi Norvégien Néerlandais Népalais Pachtô Panjabi Persan Polonais Portugais Roumain Russe Samoan Slovaque Slovène Suédois Tamoul Tchèque Telugu Thaï Turc Ukrainien Urdu Vietnamien






                Toujours traduire de Vietnamien à FrançaisPRO Ne jamais traduire Vietnamien Ne jamais traduire diendan.vnthuquan.net

                <bài viết được chỉnh sửa lúc 21.04.2022 00:35:33 bởi Phu Nguyen Van >
                Attached Image(s)
                #8
                  Phu Nguyen Van 26.12.2017 09:51:33 (permalink)
                  0
                  VỊNH ĐÀN CÁ TRONG HỒ
                  Nguyễn Văn Phú  
                  .        
                  Giữa hồ mặt nước trong veo,
                  Bên trên có mấy cánh bèo nở hoa.
                  Có ai ngờ được, đêm qua,
                  Một ông đánh cá lội ra giữa hồ,

                  Tay ông cầm cái rọ to,
                  Bên trong treo miếng thịt kho thơm lừng.
                  Một đàn cá lội tung tăng,
                  Vài con nhanh nhẹn, lọt trong rọ mồi.

                  Lao vào đớp thịt. Than ôi!
                  Thịt giằng dây thép, kêu trời cũng thua.
                  Làm sao ra được bây giờ,
                  Lao lên, ngụp xuống, mệt đờ, buông xuôi.

                  Ôi thôi, thôi chết thật rồi !
                  Đã chui vào rọ, biết đời nào ra.
                  Thế mà lũ cá nhà ta,
                  Ở bên ngoài, vẫn tiếc là chưa vô.
                  .
                  Câu ca dao, có từ xưa
                  Dân gian truyền miệng, vẫn chưa phai mờ :
                  "Tung tăng như cá trong lờ;
                  Trong ra không được, ngoài ngờ là vui."
                  ..
                   Grenoble, France 17/3/2017 (P0009)
                   
                  <bài viết được chỉnh sửa lúc 01.09.2023 03:24:53 bởi Phu Nguyen Van >
                  Attached Image(s)
                  #9
                    Phu Nguyen Van 26.12.2017 09:55:52 (permalink)
                    0
                    ĐI TÌM VƯỜN HỒNG NHÀ EM
                    Nguyễn Văn Phú (Thơ vui, hoạ lại bài Vườn Hồng của Thanh Trắc Nguyễn Văn)
                     
                    Vườn Hồng em, ở nơi đâu?
                    Để anh tìm bẩy ngày sầu không ra.
                    Anh đi bẩy nẻo đường xa,
                    Qua ba xóm vắng, lại qua bẩy đèo.
                    .
                    Vượt bao nhiêu dốc cheo leo.
                    Qua ba quả núi, lại trèo bẩy non.
                    Rồi còn qua bẩy khúc sông.
                    Mà sao chả thấy vườn hồng nhà em?

                    Ngày 26/6/2017 (P0013) An,he minh họa tải mạng về
                     
                    <bài viết được chỉnh sửa lúc 01.09.2023 03:29:10 bởi Phu Nguyen Van >
                    Attached Image(s)
                    #10
                      Phu Nguyen Van 26.12.2017 09:58:46 (permalink)
                      0
                      GẶP CÁC EM TRÊN ĐƯỜNG HÀNH QUÂN
                       Nguyễn Văn Phú

                      Nắng lên rồi,
                      Xuân qua, hè đã tới
                      Ve kêu inh ỏi
                      Hoa phượng đỏ tươi.
                      Dưới gốc bàng mát rượi
                      Đàn em nhỏ ca vang:

                      “Mười chín tháng năm,
                      Ngày sinh của Bác,
                      Cháu vui cháu hát,
                      Cháu cười cháu reo,
                      Bác yêu chúng cháu rất nhiều
                      Cháu làm theo đúng mọi điều Bác răn” (1)

                      Dọc đường hành quân,
                      Dừng chân nghỉ mát
                      Anh nghe em hát
                      Trong lòng rộn vui.

                      Các em ơi, lại đây chơi
                      - Anh có hát cùng chúng em, 
                      Bài ca mừng thọ Bác?
                      - Ừ, anh sẽ hát. 
                      Nhưng hôm nay, cho anh khất;
                      Vì em ơi còn giặc,
                      Anh còn bận ra đi
                      Để làm theo lời Bác.

                      Anh sẽ giết nhiều giặc
                      Bắn rơi nhiều máy bay;
                      Cho tiếng hát hôm nay
                      Của em bay cao mãi.

                      Chào các em
                      Chân bước đi, đầu còn ngoái lại
                      Lắng nghe em nhỏ bi bô
                      “Cháu chúc Bác Hồ mạnh khỏe sống lâu” (2)
                        .
                        Xích Thổ, Ninh Bình 19-5-1968 (P0093), đăng 6/2018 Nguyễn Văn Phú
                      Ảnh minh họa tải mạng về
                       
                      ------------------------------------------
                      CHÚ THÍCH: (1), (2) Bài học của các em cấp 1 những năm chiến tranh.
                       
                      <bài viết được chỉnh sửa lúc 15.12.2023 14:24:14 bởi Phu Nguyen Van >
                      Attached Image(s)
                      #11
                        Phu Nguyen Van 26.12.2017 10:03:25 (permalink)
                        0

                        TRANH CÃI VỚI ĐỒNG NGHIỆP
                        Nguyễn Văn Phú (Thơ vui, tranh luận trên facebook)
                         
                        Trong phòng họp của cơ quan
                        Sớm nay, đông đủ, họp bàn cuối năm.
                        Mọi người phát biểu rất hăng,
                        Lúc đầu bình tĩnh, nói năng nhẹ nhàng.
                         
                        Tự nhiên có mấy anh chàng,
                        Đứng lên phát biểu, giọng ngang phè phè;
                        Rồi sau, xuất hiện hai phe,
                        Cố tìm lý lẽ, muốn đè bẹp nhau.
                         
                        Nhưng nào ai chịu ai đâu,
                        Làm cho không khí ban đầu tan nhanh.
                        Hai bên đều rất bực mình,
                        Mấy người thấy vậy, nể tình rút lui.
                         
                        Thế là cuộc chiến dừng thôi ;
                        Một bên thấy chán, bèn rời đi ngay.
                        Để rồi sau đó mấy ngày,
                        Chẳng bên nào muốn bắt tay, vui đùa;
                         
                        Cơ quan lặng ngắt như tờ,
                        Bạn bè gặp mặt, phớt lờ, không quen;
                        Công việc cuối năm ùn lên
                        Mà hai phe vẫn chẳng bên nào lùi.

                        Grenoble, France 29-5-2017 (P0095) ảnh minh họa tải mạngk về
                         
                        <bài viết được chỉnh sửa lúc 01.09.2023 03:37:31 bởi Phu Nguyen Van >
                        Attached Image(s)
                        #12
                          Phu Nguyen Van 26.12.2017 10:06:22 (permalink)
                          0

                          VIẾT TẶNG BẠN THƠ 
                          Nguyễn Văn Phú  (Hoạ lại bài MỘT MÌNH của Nguyễn Kim Tuyến)
                           
                          Biết rằng chẳng muốn trách ai,
                          Biết rằng chẳng có bờ vai dựa cùng,
                          Biết rằng những lúc ngoái lưng,
                          Biết rằng chỉ có người dưng gặp mình.

                          Thế mà vượt mọi thác ghềnh,
                          Thế mà lặn lội một mình nuôi con,
                          Thế mà chẳng tiếc tuổi son,
                          Thế mà gối mỏi chân chồn, vẫn qua.

                          Người thơ thì tuổi chẳng già,
                          Hồn thơ mãi mãi mặn mà yêu thương,
                          Dòng thơ kể chuyện đời thương,
                          Tình thơ gieo mãi vấn vương cho lòng.

                          Hà Nội, 22/6/2017 (P0034)
                           
                          <bài viết được chỉnh sửa lúc 01.09.2023 03:41:16 bởi Phu Nguyen Van >
                          Attached Image(s)
                          #13
                            Phu Nguyen Van 26.12.2017 10:08:22 (permalink)
                            0

                            TRẢ LỜI BÀI  “THƠ PHÂY BÚC” CỦA TÁC GIẢ HOA CHU VĂN
                            Nguyễn Văn Phú
                              
                            Tôi muốn biết nhiều điều mới nhất;
                            Xẩy ra trên trái đất hàng ngày.
                            Nên tôi đã đọc bài này;
                            Đọc xong, thì phải hoạ ngay mấy dòng. 
                              
                            Họa xong rồi, cũng mong cũng ước, 
                            Cho bài thơ tới được muôn nơi. 
                            Dù cho cuối biển, góc trời 
                            Cứ lên phây búc, ta thời gặp nhau.
                             
                            Chẳng còn cách trở nữa đâu,
                            Trang phây búc, nối nhịp cầu cho thơ.
                                  
                            Ngày 24-6-2017 (P0081-2), Nguyễn văn Phú, ảnh minh họa từ bài của tác giả Hoa Chu Van
                             
                            <bài viết được chỉnh sửa lúc 01.09.2023 05:15:17 bởi Phu Nguyen Van >
                            Attached Image(s)
                            #14
                              Phu Nguyen Van 26.12.2017 10:10:50 (permalink)
                              0
                              BUỔI TỐI TRÊN PHỐ NÚI AN PƠ (Alpes)
                              Nguyễn Văn Phú 
                               
                              Tám giờ tối
                              Trên phố núi An pơ (Alpes)
                              Mặt trời chưa đi ngủ,
                              Ánh hào quang rực rỡ

                              Vẫn rọi sáng muôn loài.
                              Hàng cây bên hè phố,
                              Đón ánh hồng lung linh.
                              Chợt nghĩ đến quê mình,

                              Mọi người đang yên giấc ?
                              Sau một ngày chật vật
                              Lăn lộn cuộc mưu sinh.
                               
                              Grenoble, France 5/5/2017 (P0091). Nguyễn Văn Phú 
                               
                              <bài viết được chỉnh sửa lúc 01.09.2023 13:36:37 bởi Phu Nguyen Van >
                              Attached Image(s)
                              #15
                                Thay đổi trang: 123 > | Trang 1 của 3 trang, bài viết từ 1 đến 15 trên tổng số 45 bài trong đề mục
                                Chuyển nhanh đến:

                                Thống kê hiện tại

                                Hiện đang có 0 thành viên và 2 bạn đọc.
                                Kiểu:
                                2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9