Tác phẩm: PHẠM NGỌC THÁI CHÂN DUNG NHÀ THƠ LỚN THỜI ĐẠI
Thay đổi trang: < 123 > >> | Trang 2 của 5 trang, bài viết từ 16 đến 30 trên tổng số 61 bài trong đề mục
Nhân văn 29.11.2017 10:53:21 (permalink)
 
                CHIỀU NHỚ

Ngày xưa ấy con đường xao xác lá
Mắt ai ru gợn cả sóng hồ đưa
Anh vẫn gọi con đường thiếu nữ
Trên bầu trời mây trắng đã bơ vơ.
 
Con đường ai đi giờ đang thổn thức
Hè sắp qua, thu lại đến rồi em?
Anh đứng viết dưới màu phượng đỏ
Dẫu bèo dạt mây trời tình vẫn mãi trong tim!

Tình như gió và em thành chiếc bóng
Gió chốc bay qua, bóng cũng cát bụi rồi
Ta lạc bước giữa đời hiu hắt
Em vẫn còn mà quá đỗi xa xôi.

Ôi, chiều nhớ! Những chiều không thể chết
Ta xây tượng đài mộng ái ân
Tiếng lá dưới chân khua xào xạc
Một chút mây vướng vít mắt ai buồn.                                       
 
 
           BIỂN HÁT
 
Biển tít tắp sao sóng còn vỗ mãi
Anh nhặt chút tình vương lại thời xa
Treo hồn lên nửa vành trăng lấp
Thả lòng bay lặng bến bơ vơ.
 
Biển có thể không biết mình hóa sóng
Để cho bờ chìm đắm giữa lênh đênh
Em có thể không còn nhớ đến...
Như làn mây trôi mãi vô tình.
 
Biển ba phần cho trái đất tươi xanh
Em trong anh một mùa thu huyền ảo
Khi anh hóa hàng phi lao trong sóng bão
Là đã hòa biển cả với cô đơn!
 
Trời đêm nay không mưa nhưng mà gió
Gió đêm nay không mạnh nhưng mà xô
Trăng đêm nay hơi vàng, xao và động
Anh lại nằm nghe biển hát ngày xưa…
 
 
            EM VỀ BIỂN

                 kỉ niệm K.A - Người nữ sinh trường SPNN năm xưa.
                                                 Quê hương thành phố biển. 
                                                                                                 *
Em về biển để vùi vào trong cát
Nỗi buồn nước mắt
Những nát tan vòm ngực đã thương đau.

Biển cứ vỗ tan... nát tình biển cả
Xô mãi bờ với lá thông reo
Người thiếu nữ ấy dần thành cát trắng
Mang nỗi niềm không biết đã đi đâu ?
 
Bờ Bãi Đời Người - Cuộc Sống Tình Yêu
Trái tim nhỏ em dựng cả toà sen chân Phật Tổ!
Ta cũng thể loài cua còng trong bể cả
Yêu thương nhiều hưởng đã bao nhiêu.

Tháng năm trôi…tình cũ cháy như khêu
Dòng suối thần tiên nuôi đời ta mục ải
Đôi gót đỏ ánh mắt nhìn thơ dại
Đã thổi thành bão tố ở trong anh.

Hàng bạch đàn năm xưa còn đó
Anh còn đây, em hỡi! Anh còn đây
Nhớ những buổi đón em bên cổng trường sinh ngữ
Tóc nửa bạc rồi chỉ thấy gió mưa bay...

Tóc nửa bạc rồi…tình vẫn đó, em ơi!

 
             THÔNG VÀ BIỂN

Cuộc sống như đoàn tầu nghiền ta tan nát
Con sông thời gian có mùa thu xanh, bèo cỏ dềnh trôi…
Anh đứng làm cây thông trên đá, sỏi
Vi vu kêu...tình thiếu nữ qua rồi!

Cuộc sống - Tình yêu: Trái tim ta vĩnh cửu!
Kéo đoàn tàu chạy ngược phía hư không
Tháng năm xa em hoá biển vô cùng
Cùng dấu trong lòng một loài hoa tan vỡ!

Biển thì xô. Thông suốt đời quạnh quẽ
Thân xù xì, nắng héo, mưa dông
Gió khát màu trắng tinh da nguyệt
Cái thời vú biển hãy còn non.

Thời con gái em lưu lại an-bom
Đừng buồn nhé! Thành đá chẳng bao giờ già cả
Anh vẫn ngủ giữa hồn trinh nữ
Nhìn tóc mình biết tóc em phai.

Vỗ mãi anh thành cát mất thôi
Tình chỉ mộng, đời cũng là hư ảo
Biển xa xót, dịu dàng và sóng bão
Lời anh ru như gió thổi mây ngàn...
 
          ĐÊM TRĂNG BIỂN

Anh ngồi biển một mình ngắm bóng
Trăng trên đầu sóng ở dưới chân
Biển cứ thét muôn đời cô quạnh
Trong thầm thì khẽ gọi tên em!

Biển đã rộng hay lòng anh trống?
Em bên ngoài hay chính mộng trong ta?
Ta đánh đổi vinh quang và cuộc sống
Để cùng em điên dại xé toang bờ…

Ôi, bài thơ viết dưới vầng trăng biển
Vỗ một mình sao không chán sóng ơi!
Ai bước đó giữa mênh mang hồn cát trắng
Đêm cô đơn tim anh vỡ tan rồi!                                    
 
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 26.12.2022 14:58:22 bởi Nhân văn >
#16
    Nhân văn 29.11.2017 10:56:59 (permalink)
     
                EM ĐI NGHỈ MÁT

    Em đi nghỉ mát ở biển nào?
    Anh nghe sóng vỗ giữa chiêm bao
    Đêm nay thành phố mưa nặng hạt
    Trong lòng anh cũng đổ mưa rào...

    Anh nhìn em tắm giữa trùng khơi
    Tấm thân lồng lộng trắng cả trời
    Mơ em vùng vẫy trong làn biếc
    Nằm ngửa phơi mình nắng thảnh thơi.

    Anh hôn lên gió tít trên mây
    Gửi tới nơi em vị môi say
    Nụ hôn vào tận trong đồ tắm
    Vui cùng với bướm của em bay.

    Biển hỡi! Ôm em thỏa trong lòng
    Tha hồ ve vuốt khắp mình em
    Anh mơ hóa được ra dòng nước
    Để tắm cho em tận ngách cùng

    Mở trái tim em đón anh vào!
    Như trời ôm biển để bay cao
    Mai rầy anh sẽ bay tới đó
    Những tháng năm còn với em trao.

    Viết mấy dòng thơ gửi tới em!
    Những ngày nghỉ mát biển xanh êm
    Bến trăng em ạ! Ta vùng vẫy
    Tắm thỏa thân em lẫn tình duyên.                                   
     
     
               CHIỀU THƠ THẨN NHỚ EM

    Chiều thơ thẩn nghĩ về em chín mộng
    Mây vương xa rải lụa xuống tâm hồn
    Phía chân trời bổi hổi ánh hoàng hôn
    Phút tưởng nhớ lòng anh đà luyến ái.

    Em vốn dĩ là một bông hoa dại
    Giữa non ngàn hay thành phố sáng nê-ông
    Hương bay đi vấn vít cõi hồng trần
    Anh, một cánh ong trời đơm hút nhụy.

    Và dẫu có cách xa em thế kỷ
    Vẫn rất gần em đó chỉ gang tay
    Trái tim anh bay hay hồn của anh bay
    Anh làm cây thông, em có là biển sóng?

    Cây thông anh giữa đời reo bài ca sự sống
    Biển em ơi, lòng biển rộng vô cùng
    Anh hôn lên làn sóng thẳm mênh mông
    Mang khát vọng tới chân trời ngọc bích!

    Anh ru em, ru em biển xanh ơi tha thiết
    Gió cuộc đời mang anh đến nơi em…                                           
     
     
               ÂM THẦM BÓNG LẶNG
     
    Màn sương khói anh ngồi như ảo
    Âm thầm bóng lặng phố phường
    Ôi mặt trăng! Mặt trăng không thấy mọc
    Tối buông rèm cây lá vẫn du dương.

    Đời không tình là đời tẻ lạnh
    Giữa lòng buồn anh hát khúc quê hương
    Trái tim bay trong cô quạnh
    Mơ tình xưa say đắm mộng yêu đương.

    Những đêm hồ tai nghe lá rụng
    Nước xô bờ sóng vỗ lao xao
    Đôi mắt mùa thu em trong biếc
    Cả hồn anh tình nhạc vút lên cao!

    Nhớ em màn sương khói
    Anh say cõi mộng huyền
    Bảng lảng mây hồ Tây bối rối
    Dĩ vãng êm đềm gió cuốn đêm sương...                                  
     
     
                     THẾ GIỚI NÀNG  
                 
    Những giờ khắc êm đềm trăng sáng
    Trong bài ca nàng hát mãi không thôi
    Đêm buông xuống  sao trời toả rạng
    Ánh mắt xôn xao, thân tuyết nàng trôi...

    Ôi, thăm thẳm không gian vô tận
    Sóng hồ chao dòng nước lặng lờ
    Xin dừng lại những tháng năm bất tận
    Cát bụi cũng hoá băng trong đôi mắt nàng mơ.

    Khi nàng diễn đôi bầu trắng tinh mặt nguyệt
    Tội ác cũng run lên, bóng tối hết yêu ma
    Dường như cả đất trời chấp chới
    Để hồi sinh một thế giới thật lạ xa.                          

    Những giây phút sống bên nàng bất tử!
    Hồn trôi trong vũng nguyệt đẫm sao sa
    Ta tưởng tượng nàng đẩy lùi toàn thế giới
    Khi giữa ngân hà nàng cởi váy nàng ra…                                       
     
     
              MÁI TÓC CON GÁI
     
    Mái tóc phố màu mây
    Xõa ngang đời con gái
    Em đi lấy chồng rồi
    Lòng anh buồn biết mấy.
     
    Hàng phố người có thấy
    Những vòm cây đứng thầm
    Chiều hoàng hôn cũng vậy
    Gió như là để tang.
     
    Đây bông hoa yêu thương
    Ta ủ vào nỗi nhớ
    Em đã không còn nữa
    Chỉ có sao trên trời.
     
    Vầng trăng khuyết, em ơi!
    Giống đời anh cô độc
    Sáng ngày treo tưởng chết
    Hắt hiu và nhỏ nhoi.
     
    Em đi lấy chồng rồi!
    Màu hoa xưa trinh trắng
    Tháng năm cùng mưa nắng
    Tóc hoá thành mây bay…
     
     
                 VIẾT CHO BUỔI HOÀNG HÔN                      
                                                Tặng Huyền Băng 
     
    Đừng buồn nhé, đời người tuy khoảnh khắc
    Vụt như câu bay bóng lạc giữa trời
    Em có nghe tiếng bên bờ biển ấy
    Trong mãi hồn ta thăm thẳm trùng khơi.

    Em nhìn lên hoàng hôn với một làn mây trắng
    Dưới bãi bờ trai gái vẫn sinh sôi
    Và khát vọng đâu đã phải là tắt ngấm?
    Ta lại ru ta trong biển lớn cuộc đời!

    Buổi hoàng hôn em ơi, rất đẹp!
    Có nắng vàng rạng rỡ ánh pha lê
    Có thế giới, vũ trụ quay quanh mộng
    Dưới những hàng cây xanh mình lặng lẽ đi...

    Cánh nhạn đã về dẫu đà xa vắng
    Mùa xuân kia mây cũng nhởn nhơ bay
    Em không phải gối đầu bên rêu
                                          mà là lên hoa thắm
    Của buổi hoàng hôn hương nhụy ngọt ngào say.

    Ôi hoàng hôn, hoàng hôn, hồn ta làm lốc xoáy
    Tình ru trong nhung êm, như dòng suối dạt dào
    Ta sẽ nói với nhau những lời nhỏ bé
    Còn cuộc đời nhờ lịch sử ta trao!

    Em có nghe, có nghe, tiếng đôi bờ vang động
    Anh thầm thì gọi vọng giữa trăng sao 


     
    <bài viết được chỉnh sửa lúc 26.12.2022 15:01:31 bởi Nhân văn >
    #17
      Nhân văn 30.11.2017 11:37:34 (permalink)
       

       
                   ANH VẪN CHỜ EM DƯỚI CÂY

      Hàng cây đêm lặng im không nói
      Rì rào gió thổi lúc anh qua
      Anh đứng lặng nghe không gian vọng lại
      Bóng hình em nay đã mờ xa.

      Ôi,  năm tháng chỉ còn hoài vọng
      Cuộc sống bao năm anh đã tôn thờ
      Quá khứ một bản tình hoang dại
      Hiện tại giờ hết thảy lại hư vô.

      Cả không gian vẫn âm thầm gió thổi
      Em xa rồi, tình cũng vỡ tan!
      Trong tít tắp tận miền xa chới với
      Nghe thấy không em? Tiếng gọi của lòng anh.

      Trời mưa gió hay lòng anh mưa gió?
      Dưới hàng cây thổn thức canh khuya
      Cuộc sống thì mây trôi bèo dạt
      Anh vẫn đứng chờ em như thế mãi ngàn thu.
       
       
                 TÌNH TRONG CHIỀU BUÔNG

      Chiều buông xuống anh ngồi bến vắng
      Bao âm thanh bờ bãi vô cùng 
      Ai cứu nổi hồn ta trong bóng lạnh?
      Nghe thành sầu đổ vỡ tan hoang!

      Chiều rơi rơi và lằng lặng bóng
      Đời buồn như chấu cắn, người ơi!
      Những năm tháng mây trôi lờ lững
      Cuộc sống xô bồ, thời thế đảo điên ôi!

      Chiều tàn tạ hoàng hôn bềnh bệch
      Anh đứng chờ đêm ngóng trăng vàng
      Tuổi trẻ - Tình yêu ư? Một bóng mình hiu quạnh
      Em dịu hiền lòng anh đắm miên man.

      Tiếng mõ chùa rơi trong tịch lặng
      Hồn phiêu diêu cõi trần hoang
      Bảng lảng Tây Hồ màn sương khói
      Chôn mình trong ảo mộng vô phương.                                       
       
       
                BÀI CA NGƯỜI LÍNH TRẬN

      Có giây phút anh ngồi nhớ lại
      Những sớm chiều quấn quít bên em
      Người lính trận trở về khu phố nhỏ
      Em dịu dàng như thể một vầng trăng.

      Bao năm xa lên đường đi chiến đấu
      Ngày thăm nhà gặp gái nhỏ thân thương
      Làn da mát thơm hương như trái táo
      Cứ sâu vào khoét mãi trái tim anh!

      Anh nhớ lại, làm sao anh quên nổi?
      Những tháng năm đã chẳng còn em
      Bản xô-nát ánh trăng cũng thôi không hát
      Trôi dần vào dĩ vãng xa xăm.

      Lời của tình yêu em đem trao kẻ khác
      Khi anh đi bài xô-nát bay theo...
      Người lính trận lại về tìm gái nhỏ
      Nhưng còn đâu hình trinh nữ chiêm bao?

      Cả thân thể cuộc đời em nữa
      Với gã chồng giàu tẻ nhạt buồn teo
      Dù hắn có trăm đồ thứ quí
      Liệu có mang cho em được bóng trăng treo?

      Anh lính trận giờ già rồi trong phố nhỏ
      Xoa mãi lòng người con gái năm nao...                                             
       
                   GIÓ BỐI RỐI

      Gió xao xác trên cành bối rối
      Đôi mắt em thăm thẳm cuối trời xa
      Anh ở giữa hoàng hôn hoá đá
      Vấn vương tình em hiển hiện như hoa.
       
      Một thuở xa bên cổng trường đại học
      Anh thường đón em. Ôi, tuổi đáng yêu sao!
      Ngỡ ngàng thấy anh, em chạy đến
      Những tối ven hồ chẳng muốn rời nhau.
       
      Qua mất rồi. Tất cả, hỡi em yêu!
      Đời thiếu nữ trôi, thời ban mai cũng hết
      Chiều lại chiều hoang đi biền biệt
      Tình hao gày còn lại xác ve khô.
       
      Trong hư vô ngày tháng cứ già nua
      Lá cứ rụng bước chân đời dẫm đạp
      Lòng nuối mãi một mối tình tan tác
      Anh đã ngồi hoá đá suốt đời anh!                                               
       
                ĐÊM GIAO THỪA ANH VIẾT CHO EM  

      Trong Sài Gòn có lạnh không?
      Đêm giao thừa, em ơi! Trời chuyển rét
      Nghe hàng đêm lá cây xào xạc
      Đón xuân về anh thảo bút viết cho em!

      Vẫn là cô áo trắng xinh xinh
      Chắc đêm nay em quên anh rồi nhỉ?
      Dù như thế lòng anh vẫn nhớ
      Gửi nụ hôn lên trời cho gió mang đi…

      Trăng chẳng thấy đâu, chỉ những mây che
      Phố trong em, phố nơi anh ánh đèn vẫn sáng
      Trái tim em có run lên trong gió lạnh?
      Con tim anh bàng hoàng nhớ lắm, em ơi!

      Ôi, vần thơ xao xác cả đất trời
      Em bé bỏng, anh mừng em thêm tuổi
      Dẫu chẳng phải của anh người đàn bà trẻ tuổi
      Giao thừa về mừng hạnh phúc tới em!

      Nếu đêm nào em cảm thấy cô đơn?
      Thì nhớ anh vẫn về bên em ấp ủ
      Làm con gió đêm ru cho em giấc ngủ
      Xoa lên mình em hơi ấm trái tim anh...

      Đêm giao thừa hôn em nhé, nghe em!  
      <bài viết được chỉnh sửa lúc 26.12.2022 15:03:21 bởi Nhân văn >
      #18
        Nhân văn 30.11.2017 11:40:49 (permalink)
         
                   MỐI TÌNH KHÔNG BẾN ĐỖ

        Mỗi sáng sáng anh ra hồ dạo bước
        Thấy bóng hình em hắt xa xa
        Anh mới hỏi: phải chăng nàng đã thức?
        Đêm mộng mơ còn in trên nét mặt nàng kia!

        Cành liễu gió vi vu lời tình tự
        Thơ anh ru tiếng khẽ động bên bờ
        Tình yêu đến tháng năm không có tuổi
        Anh xao lòng thổn thức giữa hư vô.

        Tình cũng thể bóng mây qua vô định
        Như phù sa bồi đắp cõi hư không
        Em bé bỏng, đời người rồi vụt biến
        Hạnh phúc sẽ ào đi trong bể sóng mênh mông.

        Mùa xuân gọi, em ơi! Tình ta như lá trúc
        Bay trên không xáo xác giữa màu xanh
        Anh thầm thì vọng gọi tên em
        Bên sóng hồ reo bâng khuâng nỗi nhớ.

        Chân anh bước dưới vuông trời thành phố
        Tán lá bay che rợp bóng cuộc đời
        Mối tình nhỏ líu lo đùa một tí
        Biết đùa rồi mà vẫn máu tim rơi!

        Ôi mối tình không bến đỗ, em ơi!
        Mai anh chết? nếu khi đời nhắc đến
        Em hãy nói với đời, anh đã từng cảm mến
        Mang bóng hình em trong tim để đi xa...
         
         
                      ĐÊM VẮNG

        Đêm thanh vắng ngồi bên thềm man mác
        Anh một mình nhặt ánh sao rơi!
        Lại nhớ đến em bao năm trước
        Nỗi buồn vào làm đêm thêm xa xôi.

        Phố phường ngủ tiếng chim kêu trong tổ
        Vài ba ngọn cỏ khẽ vi vu
        Ai gọi anh về con đường dạo đó?
        Chúng mình thường đi mãi canh khuya.

        Hương tóc xưa bay và tiếng cây ru
        Má mơn man tư lự nghe gió thoảng
        Giờ chỉ  thấy mây trôi lãng đãng
        Mái đầu anh đêm thoắt bạc thêm ra.

                           TIẾNG ẾCH
               
        Đêm nghe tiếng ếch vọng đền sang
        Mấy đám mây đàn bay lang thang
        Nguyệt cũng cười tình đi tứ xứ
        Sân nhà có kẻ đứng trông trăng…

        Đêm nghe ếch trầm trầm hồ nước
        Buồn như con trống cô đơn!
        Tóc ai vương trong gió êm đềm
        Tình năm ấy em về quyến luyến.

        Em đến để làm sông làm sóng
        Để cuộc đời đang vắng bỗng phi lao!
        Với đôi hồn ong bướm xôn xao
        Hoá mây trắng trôi mãi vào vô định.

        Em đã đi! Rất xa, không thể nào cứu vãn
        Anh nhặt lên đôi mảnh vỡ hoang tàn
        Cái tiếng ếch lẫn vùi vào bụi cát
        Giọt thơ lòng
                           anh xoã tóc
                                            áp môi hôn...
        ........
                 Đêm mưa gió... cái tiếng ếch vọng sang từ đền Quán Thánh, bên kia hồ Tây nghe thật não nùng. Trên đầu bóng nguyệt trôi nhàn nhạt, đêm hoang xơ. Em lại về với tôi: mái tóc em bay, tình em quyến luyến giữa một đống tro tàn đổ nát của cát bụi cuộc đời. Hồn mây trắng tôi trôi mãi vào nơi vô định...
         
                         TỨC LÀ TA ĐÃ ĐÂM
                       VÀO CẢ TRÁI TIM EM

        Ta nhớ lại một thời trai trẻ
        Em, bông hoa thơm ngát phố phường
        Như cả bầu trời mùa thu êm ả
        Đáng lẽ cuộc đời ta đã tràn hương.

        Phải chăng lỗi của lòng kiêu mãn?
        Em đến rồi lại đẩy cho xa
        Mặc dù lòng anh yêu em khôn tả
        Hỏi vì sao khi đó thế? nghĩ không ra.

        Ta hoá kẻ tầm thường nhỏ bé
        Khi chưa được hoa thì mơ ước yêu hoa
        Tình yêu đến lại ra tuồng ngạo mạn
        Để tự cầm dao đâm chính trái tim ta.

        Tức là ta đã đâm vào cả trái tim em, máu chảy
        Nên suốt cuộc đời đêm nhớ ngày thương
        Ở bến bờ xa có nghe lời anh nói?
        Cát bụi bay, cát bụi khắp nẻo đường...

                     GIÓ MÙA THU KHÔNG NGỦ
                   
        Người thiếu nữ mà anh yêu thương
        Em có buồn trông bóng trăng côi cút
        Thành phố vào đêm liêu xiêu chân bước
        Trái tim tình thao thiết nghĩ về em.
         
        Em vừa mang bão tố trong mình vừa dòng sông dịu êm 
        Gió mùa thu, gió mùa thu không ngủ
        Kia vũ trụ mênh mang rộng mở
        Bao linh hồn đang chết bởi cô đơn?
         
        Mái tóc xoà bay những chiều tím hoàng hôn
        Nhớ tối hồ xưa ai thường hay hát
        Em có nghe cả mùa thu vẫn nhắc
        Hồn thơ anh xao xác giữa trời mây…
         
         
        <bài viết được chỉnh sửa lúc 26.12.2022 15:05:53 bởi Nhân văn >
        #19
          Nhân văn 30.11.2017 11:43:54 (permalink)
           
                        ĐÀN BÀ ĐẸP NHẤT
                        LÀ KHI ĐÈN ĐÃ TẮT


          Bi kịch đằng sau hạnh phúc đó, em ơi!
          Dầu biết thế nhưng đã chót yêu rồi
          Ta gặp nhau chỉ trong chốc lát
          Giữa đêm tối anh lần vào em thăm thiên thai...

          Khi tắt đèn da em là ánh sáng để anh soi
          Mọi khe ngách trên em anh đều tìm đến đó
          Mặc cho mưa gió đầy trời
          Cũng chẳng bằng tình ta ngất ngây.

          Dù mai nỗi nhớ thương dầy vò anh đau khổ
          Thì đêm nay, em ạ! Cứ đắm say...
          Mọi phiền não trên đời này quên hết
          Lòng cứ yêu, hạnh phúc cứ tràn đầy.

          Đêm tắt đèn em đẹp nhất trần gian!
          Hôn đôi trái em
                    tưởng mình du ngoạn khắp không trung
          Chơi dỡn nguyệt một thiên đường tuyệt thế
          Mong trời cứ đêm để cùng em vui chút nữa.

          Hạnh phúc đời ta, tình qua trong tiếc nuối
          Vì em ơi, hết đêm ta đã phải lìa rồi!
          Đàn bà đẹp nhất là ở trong đêm tối
          Để nhớ nhau suốt đời...

          Đêm tắt đèn thành ánh sáng của thơ tôi!
           
           
                    NGƯỜI ĐÀN BÀ KHÔNG NĂM THÁNG

          Bảng lảng thu bay một đêm sương lạnh
          Bên Tây Hồ hồn anh đẫm yêu thương
          Người đàn bà tháng năm không gặp lại
          Gió hắt hiu sầu vương khắp nẻo đường...

          Ta ôm một mảnh tình trống rỗng
          Sống như người hờ giữa hư không
          Bao thời gian cùng nàng ân ái
          Chẳng bài ca nào có thể tuyệt hơn!

          Cuộc đời, tâm hồn, tinh thần, lý trí ta
          Sống trong nàng hồi sinh và phát triển
          Nàng đứng trên đài cao hơn các nguyên thủ quốc gia
          Trái tim đưa lương tri và phẩm giá hài hoà.

          Tháng năm em không còn có tuổi
          Ru êm đềm giấc mộng tình anh
          Nhớ những lúc em để "bánh rán" ra ngoài
                                              đã làm lệch cán cân tạo hoá...
          Nay xa em trong lòng vẫn còn thương.                                                        
           
                   THIẾU NỮ VÀ TỐI VẮNG

          Bóng thiếu nữ hiện về phố vắng
          Chút tình nhè nhẹ lắng hơi sương
          Đời buồn tẻ cát bụi đầy cuộc sống
          Ta muốn lạc hồn ta vào mộng ảo yêu thương…

          Tình như lá khô rơi xao xác
          Đời chiều tàn rêu bám khắp trái tim
          Em tựa mảnh trăng rằm trinh khiết
          Soi mơn man khát vọng sống trong anh.

          Tối cứ tối… tháng ngày sau chiều vắng
          Trôi về đâu? vất vưởng bến bờ đâu?
          Hồn đã hư không, lòng thì tang trắng
          Văng vẳng bờ xa cơn bão của tình yêu.

          Bóng thiếu nữ đi về trong gió thổi
          Cuối mùa thu trời lạnh vào đêm
          Mảnh trăng sáng soi đời anh ảo vọng
          Tiếng tơ lòng anh hát khúc ru êm!                                                       
           
                   CHIỀU PHỐ NHẠT NHOÀ

          Đưa chân em ra phố
          Để mình chia nhau xa
          Hay để rồi thương nhớ
          Chiều phố sao nhạt nhoà...

          Mắt em đong đầy lá
          Rồi quay đi hơi buồn
          Thoắt bỗng thành quá khứ
          Trái tim tình mênh mông.

          Anh muốn ngược thời gian
          Lại cùng em tha thiết
          Người con gái yêu thương
          Tình ta không thể chết!

          Ôi, vầng trăng xa xăm
          Lòng ta man dại quá
          Cuộc đời là nghịch lý
          Đành chia tay bẽ bàng.
          Nhìn cánh hoa rơi rơi
          Nó chết vì chính nó
          Trái tim anh, em ơi!
          Em mang đi rồi đó…                                                              
           
                BÀI THƠ TRONG PHỐ LẺ

          Tối phố nay trăng lên đầu ngọn cây
          Để lại một cung tròn sứt mẻ
          Anh lặng lẽ trầm mình trong phố lẻ
          Càng về đêm càng đẫm giọt sương sa.

          Tối phố xưa liệu em còn có nhớ?
          Hay tháng năm bận bịu sống quên rồi
          Ôi, mảnh tình cuối cùng tan vỡ
          Anh theo gió mây trời, em bèo dạt sông trôi.

          Đời cứ thế đến già rồi chết
          Ta sống thực mà tình như màn kịch?
          Nghĩa lý ư? Chết nửa trái tim người
          Như đám mưa trời tan thành bọt cả thôi!

          Những tối xưa, em ơi! Vụt qua khoảnh khắc
          Nghe tiếng gió rì rào tha thiết
          Mà chúng mình lặng lẽ tựa người câm
          Hồn thơ anh vất vưởng giữa không trung.

          Những tối… chỉ còn trong tưởng tượng
          Phố vẫn đây, bên hồ sóng đưa về
          Con người với con người yêu thương và khát vọng!
          Bản xô-nát tình anh thả khúc đam mê.                               
           
          <bài viết được chỉnh sửa lúc 26.12.2022 15:07:52 bởi Nhân văn >
          #20
            Nhân văn 30.11.2017 11:46:59 (permalink)
             
                THÊM YÊU THÀNH PHỐ QUÊ MÌNH
                                KHI ĐÃ VÀO ĐÊM


            Những chiều tắt sương đầm trên phố
            Hàng cây ru ngủ đám chim muông
            Anh không còn cùng em như dạo đó
            Tiếng hồ xưa buồn than thở trong đêm.

            Khắp nẻo đường vương vào bóng tối
            Hương khuya lan toả cõi trời xa
            Nhớ dáng em vẫn khỏa mình nằm lộng lẫy
            Như làn mây nõn nà cởi xiêm áo bên ta.

            Ôi, cuộc tình! Cuộc tình, sao nhớ thế!
            Ta không còn trẻ như thuở vẫn ru em
            Thân thiết cả tiếng chuông chùa trong chiều gió
            Tiếng nam-mô lại êm dịu tâm hồn.

            Vẫn thấy em thường về trong bóng lá
            Tấm thân mềm thiếu nữ hoá vô biên
            Anh vuốt ve cả mái tóc nàng và trái cấm
            Thêm yêu thành phố quê mình khi đã vào đêm...
             
             
                  THÀNH-PHỐ-THUỶ-TINH ANH TAN VỠ

            Hà Nội thầm anh đi suốt đêm
            Trời sao xa xanh và hoa sữa trắng
            Thành-phố-thuỷ-tinh-anh chông chênh sáng
            Buồn, rất buồn nên anh lang thang...

            Mỗi hạt buồn mấy trăm giọt mưa tan?
            Tóc cũng không còn đen nữa
            Em vẫn vui trong nhà say giấc ngủ
            Một chung lòng anh thổ cả không gian.

            Gánh cuộc đời xếp đầy nỗi lo toan
            Thành-phố-thuỷ-tinh-anh tan vỡ!
            Anh đi trong gió mưa đêm cô đơn bất tử
            Nghe tiếng phố xa giun dế đệm dương cầm.
             
                      NGHĨ VỀ HÀ NỘI 

            Hà Nội cứ suốt đời nghe lá rụng
            Những ngọn đèn ô cửa mùa đông
            Trái sấu nhỏ bàng hoàng như kỉ niệm
            Nước hồ xanh rêu bám kín Tháp Rùa.

            Hà Nội cứ rầm rì trang tình tự
            Của những đôi trai gái bên bờ
            Tà áo trắng em bay một thời thiếu nữ
            Theo anh hoài tới tận lúc già nua.

            Hà Nội mới mà như là cổ tích
            Phía nhà ga đoàn tầu đến rồi đi
            Những giọng nói lẫn vào lời gió thổi
            Ai trở về... và ai sắp chia ly?

            Đêm tóc trắng lại nghĩ về Hà Nội
            Nằm thở dài, nhớ quá! Bóng em xưa...
             
             
                       CẢM TÁC THU HÀ NỘI

            Có con thỏ trong vườn đang nhởn nhơ ăn cỏ
            Em bước qua vô tình cho phố ngẩn ngơ
            Cành sấu ngả bên đường lá lá bay lả tả
            Nửa xanh màu hạ nửa vàng thu.

            Thu đến gợi chi lòng
            Mà mắt em ươm nụ
            Trái tim xin cứ ngủ bình yên
            Trong chiếc giỏ đa tình
                                    của chàng thi nhân đi lượm quả.

            Con chim nhỏ ríu ran quanh tổ nhỏ
            Tôi níu chân nàng đi hay nhặt thu rơi
            Thu ơi, thu! Hà Nội ơi, Hà Nội!
            Cho tôi hôn theo môi em, người thiếu nữ xa vời...

                    NHỚ PHỐ SÀI GÒN
             
            Nhớ phố Sài Gòn năm xưa!
            Anh lang thang những đêm khuya khoắt
            Khi em còn một cô bé tí teo
            Cô bé ấy lớn lên từ bao giờ không biết?
            Gieo cho anh cả mùa thắm tình yêu.

            Ôi, vẫn Sài Gòn của những chiều
            Khoảng cách trong anh sao giờ thành xa thế?
            Anh muốn làm con gió về bên em nhè nhẹ
            Hôn em giấc ngủ giữa đêm dài.
             
            Tiếng lá khuya ru lằng lặng
            Anh và em ở hai đầu cuộc sống
            Giấc ngủ cuộc đời, giấc ngủ trái tim
            Phố Sài Gòn, phố Sài Gòn lặng im.
             
            Bóng trăng chếch trên đầu thanh vắng
            Em trẻ quá như bông hoa mở cánh
            Anh, chiều rồi! Còn nắng được bao nhiêu?
            Tha thẩn giữa đời lạc bước cô liêu!
             
            Cuộc đời như tranh hay là trang tiểu thuyết
            Có một ánh sao trời hiu hắt cháy trong xanh
            Và em ạ, chính là anh đến đấy…
            Nhưng đừng nghĩ nhiều nữa nhé, nghe em!                                  
             
            <bài viết được chỉnh sửa lúc 26.12.2022 15:09:50 bởi Nhân văn >
            #21
              Nhân văn 01.12.2017 11:23:11 (permalink)
               
               
                           LỜI HÓT CON CHIM KHÁCH
                                                     Em trở về với ốc đảo xanh trinh bạch
                                                             (Thơ Đinh Thị Hồng Minh)
               
                                                                                                          *
              Em một mình mang ốc-đảo bỏ đi
              Anh trở lại phố thành nghe gió hú
              Nghe cả lá và hồn đời khẽ vỗ
              Con-tim-buồn hoá trăm mảnh vỡ tan.

              Con tim buồn không còn thuộc về anh
              Những mảnh vụn lẫn vào trong cát bụi
              Có một mảnh hoá thành "con chim khách"
              Bay đi tìm bóng lạc giữa vu vơ...

              Chầm chậm đừng đi người con gái của ban sơ
              Anh thả xuống ốc-đảo xanh em
                                              một mối tình nguyên thuỷ
              Mốt mai lỡ đau nỗi khổ đau của loài tim vỡ
              "Con chim khách" vẫn về để hót ru em!

              --------------
                                                                    
                   Vào một buổi sáng tôi có gặp một người thiếu nữ, nói dăm ba câu chuyện về thơ phú văn chương rồi người thiếu nữ ấy bỏ đi. Trái tim bỗng cồn cào, da diết. Tôi đi vào một cái quán thành phố trông sang bóng mặt hồ xanh và viết bài thơ này.
               
                        THU ĐẾN

              Thu đến, mấy hàng mưa rí rách
              Giọt gianh rơi tình buồn quá đi thôi!
              Thu vắng em gió hiu hắt khắp trời
              Vài sợi tóc đầu anh khe khẽ rụng.

              Em đang ngủ bên chồng hay vẫn thức?
              Có nghe thu ôm ấp các hàng cây
              Chúng cứ bay, cứ bay, cứ bay
              Anh đốt thuốc cháy hoài trong canh vắng.

              Thu đến gợi lòng bao dĩ vãng
              Buổi khai thu đã máu chia ly
              Ừ, cứ nhớ! Nhưng em đừng tiếc nhé
              Tình có tan, tình ấy mới lâm ly!

              Anh không biết mình sống hơn hay đã chết?
              Cả thu xưa lẫn với thu nay
              Thu, thu đến đau mà tha thiết
              Tình phải tan, có lẽ mới đủ đầy!

              Và hỡi tất cả đạn bom quyền lực
              Thật hoài công định bắn phá em ta?
              Vì cao nhất, ta cho là tuyệt mỹ
              Khi chiếc váy xẻ tà em đã tụt ngay ra…


                           ĐÊM THU SƯƠNG

              Trăng đi chếch về phía dòng sông vắng
              Tiếng con chim bay ngang cắn vào khoảng xanh trong.

              Đêm thu sương... trăng không vàng mà bạc
              Gió khuya khoắt men hàng phố thức
              Với mấy người quét rác quét trong đêm
              Những ngôi nhà chẳng biết có bình yên?

              Đêm thì hoang - Sông cách sông
              Lá liễu em đong khắp thân em
              Mắt em như liễu ngang cành liễu
              Máu chảy đầy trăng, em biết không?

                            ĐÊM THU TRẮNG

              Đêm thu trắng người đi trong sương trắng
              Quán bên hồ em gái đến loạn trăng…

              Ánh mắt em ươm chùm hoa cúc thơm
              Đôi môi ướp các nụ hôn còn thắm đỏ
              Những cám dỗ vỡ oà ra thân thể
              Để cả gió xô làn mây ngổn ngang.

              Dưới làn da mịn mát tơ giăng
              Những nơ-ron tình yêu dòng điện cháy
              Và như thể chúng rùng rùng chuyển động
              Mang cả đàn bướm cái bay ra.

              Lậy trời đất! Cám ơn tạo hoá!
              Giọt ái tình không đặt chỗ nghiêm trang
              Người đã sinh ra những lòng tham
              Giữa thiên nhiên trinh bạch.

              Đêm thu không lá vàng
              Quán bên hồ anh muốn cấu trái cấm em.
              --------------
                      Vào một buổi tối, tôi ngồi trong một quán nhỏ bên hồ. Phủ lên không trung một màn sương trắng. Có một thiếu nữ mặc chiếc áo mùa thu sáng mỏng, vòm ngực nàng trắng nõn và khích lệ.
                     Trên trời trăng đang nhàn nhạt trôi đi trong cái màn sương trắng hơi se lạnh kia. Sự xuất hiện của thiếu nữ làm cho cả trời đất phải đổi thay. Trăng cũng loạn...
                  Đứng trước sự cám dỗ ấy con người ta lại khát vọng được sống, được hưởng. Bài thơ đã  ra đời như thế!
               
                               EM NGỦ…

              Em ngủ vào nỗi nhớ
              Bờ cát trắng mênh mang con sóng bể

              Em nằm trong gió thổi
              Mái tóc xoã vào mây

              Em trôi theo cánh trăng
              Và cánh trăng chết đuối

              Trên đôi bàn tay anh
              Đôi bàn tay vô định quạnh hiu buồn...                                 
               
              <bài viết được chỉnh sửa lúc 26.12.2022 15:12:51 bởi Nhân văn >
              #22
                Nhân văn 01.12.2017 11:26:05 (permalink)
                 
                          VẦNG TRĂNG TRONG NỖI NHỚ

                Thành phố giờ vắng bóng trăng xưa
                Em vẫn về bên anh trong nỗi nhớ
                Mơ nhau giấc ngủ
                Trăng không còn. Toàn ảo đấy, em ơi!

                Xưa em tuổi trăng tròn
                Anh dẫn  em đi dưới vòm trời đêm dịu mát
                Em vào trăng, trăng hoá em
                Anh không biết vầng trăng nào đã mất?

                Đến hôm nay tóc người nhuốm bạc
                Nhớ nhau qua ánh trăng mờ
                Ai đó chạm vào mình, giật thột!
                Đẩy vợ ra rồi khe khẽ lại vào mơ...                                                   
                 
                             HÀNG QUÍ CỦA NHÂN DÂN
                                             
                Chiếc váy ngắn em khoe đùi trắng nõn
                Vầng nguyệt non mấp mé bên trong
                Nửa em che nửa lại muốn tuông
                Phố đang buồn bỗng nhiên tình tứ
                 
                Em hãnh diện với bộ đồ thiếu nữ
                Giữa chiều đông rạo rực những con tim!
                Bướm của em là hàng quí nhân dân
                Che cho kín, em ơi! Mà sinh nở…
                 
                 
                                  NGUYỆT CỦA CHỊ HẰNG 
                                    VÀ NGUYỆT CỦA EM

                Nguyệt của chị Hằng giống nguyệt em không nhỉ?
                Kỷ niệm dưới hàng cây lá đổ
                Nhớ không em bao đêm
                Ta đã cùng nhau trong trăng…
                 
                Đêm động tình nguyệt em hoá mênh mang
                Khi vơ vẩn giống vầng trăng khuyết
                Lúc buồn đau lại khép nguyệt vào trong.

                Và thế giới sẽ chỉ là cái bóng
                Với những hồn ma vất vưởng chơi vơi
                Nếu như em không có nguyệt
                Thì loài người cần gì tổng thống nữa, em ơi!

                Nguyệt em mở ra một hang động tuyệt vời!
                Ta bất chấp hiểm nguy lao vào đó
                Dù buổi mát trời hay đầy mưa gió
                Nguyệt em là ánh sáng để ta soi...                               
                 
                 
                           GẶP EM GIỮA TẦNG MÂY

                Làn mây trắng lững lờ trôi vũ trụ
                Hồn ta bay lạc lõng khắp thiên hà
                Gặp lại em giữa miền gió thổi
                Hạnh phúc về trên khoé mắt em xa...
                 
                Người đàn bà tháng năm không có tuổi
                Ta man mê trong nhan sắc tuyệt trần
                Nhớ buổi đã cùng nàng nông nổi
                Trên chiếc giường êm cả hai đứa không quần.

                Những tối xưa vẫn thầm nghe em nói
                Con đường ta đi giờ cỏ dại mọc đầy lên!
                Cuộc sống bộn bề và sương khói
                Hàng cây ru theo khúc nhạc quê hương.

                Chính trị thì trạch lươn, kiếp trần gian nhiều nợ quá! 
                Chỉ tình yêu em là vào cõi trường sinh.                       
                 
                 
                       CÔ GÁI ĐI BÊN HỒ

                Hồ mùa đông dại nắng
                Em bước nhẹ trong hàng cây nghiêng bóng
                Gió khẽ reo sau tà áo thanh tân
                Mắt em thầm mang cả mùa xuân.

                Cánh buồm đỏ đưa em vào xa vắng
                Anh mải nhìn theo màu áo trắng
                Cái màu mây con gái dịu hiền
                Em đi rồi, còn lại một trái tim!

                Em xa rồi… còn lại nỗi đau êm
                Tiếng gì cứ âm thầm bên vệ cỏ
                Chỉ thiên nhiên mãi mãi là tươi trẻ!
                Tuổi ta ơi, vội héo làm gì?

                Cánh buồm đỏ anh đưa em vào xa vắng
                Năm tháng đời anh, tóc trắng đầu anh
                Nhưng rồi ngày mai em cũng sẽ già và chán?
                Cô gái đi bên hồ! Ta sẽ hoá ra chim...                                                   
                 
                 
                <bài viết được chỉnh sửa lúc 26.12.2022 15:14:42 bởi Nhân văn >
                #23
                  Nhân văn 01.12.2017 11:29:13 (permalink)
                   
                          BƠ VƠ NƠI MÀN SƯƠNG

                  Năm tháng dần qua, chiều đời tẻ ngắt
                  Đêm bơ vơ lưu lạc nơi màn sương
                  Đời thi sĩ, em ơi! Tình lả lướt
                  Bóng mây hoang vất vưởng mộng huyền...

                  Nhớ những tối cùng em trăng gió
                  Đôi mắt mơ thăm thẳm mê ly
                  Bên hồ ấy màn trời chiếu đất
                  Tâm hồn ta bay, cuộc sống diệu kỳ!

                  Bầu ngực thơm nõn nà tuyết mịn
                  Mái tóc hương má bịn rịn hoa
                  Khi nguyệt em mở ra tình nóng bỏng
                  Yêu hết mình, say trái tim ta!

                  Đêm nay lòng anh tê dại
                  Yêu thương thổn thức giữa sao băng
                  Ở phương trời nào về cùng anh sống lại?
                  Mặt trời, mặt trăng đã hoá đá rồi em.

                  Thời gian sao trôi đi? sao không giữ lại?
                  Người đàn bà, cánh chim tình bay loạn bốn phương
                  Cảm xúc, trí tuệ ta… em mang đi mãi mãi
                  Đêm giá sương anh lạnh cả tâm hồn.                                      
                   
                         CÓ MỘT THỜI NHƯ THẾ

                  Mây vờn cao xanh trăng sao lấp lánh
                  Đã kéo em nằm ra trong ánh sáng ảo huyền
                  Cởi hết bộ đồ em để làn hương bay ngợp
                  Rồi cùng nhau vào cuộc vui đêm…

                  Đời ta có một thời như thế!
                  Thời gian trôi tuổi trẻ sẽ úa tàn
                  Thì em ơi! Trên đỉnh cao tuyệt mỹ
                  Yêu đi em, cho tình ta được thoả nguyền.

                  Tạo hoá sinh ra kỳ quan vĩ đại…
                  Suy cho cùng nhất cái này thôi!
                  Nhân loại tồn sinh phát triển ở nơi này
                  Không có sẽ hư vô, phù phiếm cả.                                                      
                           VIẾT DƯỚI ÁNH ĐÈN
                   
                  Ánh đèn phố lững lờ ngồi một bóng
                  Nhớ hình em trong vắng lặng không gian
                  Người đàn bà ở nơi xa thẳm
                  Như cánh chim bay lạc mây ngàn.

                  Tiếng anh gọi giữa đêm trường tha thiết
                  Tận phương trời nghe thấy không em?
                  Hồn anh đó mênh mang sóng nước
                  Mơ cùng em dào dạt khúc tình êm.

                  Anh muốn làm trời ôm lấy em bể sóng
                  Trong đêm về lấp lánh ánh sao lên
                  Có anh và em đẫm mình nơi bến mộng
                  Hạnh phúc lắm em ơi! Ta lên mãi thiên đàng...

                  Trời không mưa mà lòng anh cứ mưa chan
                  Em hoang dại như trăng  khoả mình theo gió
                  Trái tim anh man mê trong đó
                  Là bài thơ anh viết dưới ánh đèn!                                  
                   
                          MÙA THU THĂM THẲM MÀU CON GÁI  

                  Em đi để mùa thu ở lại!
                  Trời mênh mang xao xác lá vàng rơi
                  Với khóe mắt thăm thẳm màu con gái
                  Tuổi hai mươi dừng lại ở trong đời.
                   
                  Ôi, mùa thu đẹp thế bỗng tơi bời…
                  Khi lạnh lẽo, khi cồn cào gió xé
                  Bao kỷ niệm trở thành thân thương quá
                  Có lúc nào nhớ thế, không em!
                   
                  Biền biệt xa năm tháng mỏi mòn tim
                  Anh cùng những vì sao khuya thao thức
                  Như càng nhớ thu càng xa lắc
                  Cả tiếng chim kêu cũng hóa nên buồn.
                   
                  Em đi thu còn lại một mình!
                  Hoa trước cửa cũng không nở nữa
                  Đêm đêm gió lạnh về hiu hắt phố
                  Anh giở từng trang nhật ký cũ ra xem.                                          
                   
                          KHÚC MÙA THU  
                                  
                  Mùa thu trôi theo bóng em đi
                  lá vàng rơi giữa lưng chừng gió 
                  Em vẫn về trái tim anh gõ cửa
                  Hồn anh bay trong đám mây qua...

                  Ta mộng điều gì ở mãi canh khuya?
                  Nơi bờ bãi con người sau ngày mệt mỏi
                  Nhớ những êm đềm cùng em thuở ấy
                  Nay mồ cỏ dại phủ thay hoa.

                  Mùa thu ơi! Gợi lại bến bờ xa
                  Bóng em xưa dưới hàng cây xào xạc
                  Đôi mắt ai ru khúc mùa thu thầm nhắc
                  Giữa đất trời chỉ có anh và em!

                  Tình hết rồi! Thu đổ vỡ không gian
                  Cánh chim bay hoang bầu trời mưa gió
                  Cả cung đàn thơ anh giờ cũng cũ
                  Hoà tiếng chuông chùa văng vẳng xa xa.                     
                   
                            CẢNH SÁNG

                  Em gái vô tình đi qua góc phố
                  Trời trong cũng tựa mắt em mơ
                  Ngẩn ngơ ta ngước nhìn chiếc lá
                  Chút tàn cuối hạ chớm đầu thu.
                   
                  Trái tim tình anh tha thẩn làm thơ
                  Liêu xiêu bước trên bờ hè phố nhỏ
                  Chẳng hiểu vì em hay vì nắng đỏ
                  Mà bỗng nhiên lòng dạ cứ xôn xao?...                                        
                   
                   
                  <bài viết được chỉnh sửa lúc 26.12.2022 15:16:41 bởi Nhân văn >
                  #24
                    Nhân văn 01.12.2017 11:31:56 (permalink)
                     
                                      ĐỘNG BƯỚM

                    Phút say đắm tột cùng em mở toang động bướm
                    Giữa khu rừng rậm rạp nguyên sơ
                    Nàng thơ thẫn thờ si mê hưng phấn
                    Bướm của em chứa cả thánh thần lẫn yêu ma.

                    Có ai chưa em đã vào khai phá?
                    Để bướm vẫy vùng, bướm thoả ước ao
                    Và khi ấy em sẽ không còn là trinh nữ
                    Bờ bãi đời người bướm vẫn lượn như sao.

                    Thân nhi nữ một thế giới mênh mông hoang dại
                    Cấu thành bên trong bao yếu tố mĩ miều
                    Tự thiên thai chẳng phải vẽ vời nắn gọt
                    Lạc vào vườn em trái cấm ngọt hương tươi.

                    Tình yêu từ đâu anh không biết?
                    Mà rung cảm tâm hồn, lay động trái tim!
                    Nhưng yêu nhất là bướm em
                                                 có sức chinh phục diệu huyền
                    Đêm đêm bướm thường bay ra trong phòng ngủ...

                    Bướm của em trên đời mãi còn quí giá
                    Đến lúc cần bướm lại sinh con
                    Không lời thơ nào tả hết được vẻ đẹp bướm em
                    Nam-mô-a-di-đà !...
                     
                     
                               ĐÊM HỒ TRÚC

                    Đêm nghe Trúc Hồ động
                    Tiếng chão chuộc vọng đưa
                    Chợt lòng anh thổn thức
                    Chuyện ngày xưa ngày xưa...

                    Tình yêu như cơn mưa
                    Thấm sũng đời bãi cát
                    Hồn thiếu nữ ngây thơ
                    Một chân trời tím sắc.

                    Cuộc sống bờ bến nước
                    Đầm khoả ánh trăng vàng
                    Song cuộc sống còn cả
                    Dông bão và ly tan!

                    Vòm xanh kia vẫn cũ
                    Chỉ có hương bay ra
                    Sóng vỗ không thấy khác
                    Bóng nước xa mờ xa.

                    Anh nhìn bao đôi lứa
                    Đến chỗ ta ngày xưa
                    Nụ hôn thành dấu hỏi
                    Cháy lên trời hư vô?

                    Trúc Hồ đêm hồ đêm
                    Hương mãi vòng ký ức
                    Tiếng chão chuộc, em ơi!
                    Còn vọng bên bờ nước.                                                           
                     
                     
                           DƯỚI HÀNG SẤU ĐÊM  
                               VÀ CON PHỐ NHỎ

                    Phố vẫn phố, hàng sấu xưa rụng lá
                    Ngỡ yên rồi còn lạc bước canh khuya
                    Nên câu thơ anh theo đông về vội vã
                    Tình của đôi ta dòng sông chảy man mê.
                     
                    Đêm đã lạnh vầng trăng còn thao thức
                    Trăng bay trên trời, anh cứ thương em
                    Xưa mộng nguyệt này, nay sao thấy khác
                    Gió nhắc thầm thì, em có nhớ không?
                     
                    Em ngủ bên chồng. Thôi, cũng đừng tiếc nữa!
                    Mấy ai yêu trọn vẹn đâu em?
                    Thưở đó đẹp nhiều mộng mơ em nhỉ
                    Thơm mát cõi thơ, hồn ta ru êm. 
                     
                    Anh lưu giữ chút tình trên trang giấy
                    Đi hết phố xa về khắc khoải bên thềm
                    Rồi tự trách với mình sao buổi ấy
                    Lại giục em lấy chồng để đau mãi con tim? 
                     
                           TA VÀ LỊCH SỬ

                    Lịch sử mở ra. Ta vào lịch sử.
                    Lịch sử và ta. Ta, lịch sử tên đồng.
                    Hồn ta đó khắp không trung lồng lộng
                    Giữa loài người sẽ có tiếng ta chung.

                    Ta! Thi nhân mọi thời đại muôn năm
                    Vụt bay lên thu gom vũ trụ
                    Dòng thơ ta huyền bí lòng bể cả
                    Dạt giông mưa qua các ngọn núi đồi.

                    Còn thi ca ta còn sống muôn đời
                    Vừa tựa cỏ thơm loài hoa nở
                    Bọn nào cười? sẽ im thôi.
                    Những kẻ muốn chặn đường ta hãy rõ:
                    - Thi nhân vào đền thắp hương ngay!

                    Ta ngủ đây, ơi dân gian!
                    Trong gian phòng nhỏ yên khói phủ mây bay
                    Dẫu chẳng thể nào quên cho hết chuyện đời này.
                     
                     
                     
                    <bài viết được chỉnh sửa lúc 27.12.2022 16:38:49 bởi Nhân văn >
                    #25
                      Nhân văn 01.12.2017 11:36:02 (permalink)
                       
                        Phần 2:  LỜI BÌNH CỦA NHIỀU TÁC GIẢ
                       
                       
                                          Thế giới thi ca
                                                                                      PHẠM NGỌC THÁI



                       
                                     ANH VẪN Ở BÊN HỒ TÂY 

                      Tình để lại vết thương không lành được
                      Soi mặt hồ in mãi bóng thời gian
                      Em hiền dịu trái tim từng tha thiết
                      Người con gái anh yêu nay hóa khói sương tan.

                      Ta cũng già rồi, em ơi! Vết thương còn đau buốt
                      Hạnh phúc qua như một cánh chim bay
                      Nông nỗi đời người để đâu cho hết
                      Tình thơ ngây... tình sao mãi thơ ngây…

                      Nhớ buổi đón em cổng trường sư phạm
                      Đôi mắt từ xa đã nhận ra người
                      Tình yêu có cái nhìn trong linh cảm
                      Giờ ở đâu, người con gái xa xôi?

                      Thế đó, em ơi! Tình qua không trở lại
                      Xế chiều rồi mà máu tim chảy mãi không thôi
                      Em có nghe gió Tây Hồ đang thổi
                      Anh ở đây, vẫn bên hồ Tây mây trôi...

                       Lời bình:       CẢM NHẬN MỘT BÀI THƠ TÌNH HAY
                            "Anh vẫn ở bên hồ Tây" là bản tình ca viết về mối tình của nhà thơ với một cô nữ sinh sư phạm, dù mối tình đó đã trở thành dĩ vãng:
                                              Nhớ buổi đón em cổng trường sư phạm
                                              Đôi mắt từ xa đã nhận ra người
                                              Tình yêu có cái nhìn trong linh cảm
                          Người ta thường nói tình yêu có giác quan thứ sáu, bởi vậy nhìn thấy hình bóng người yêu từ xa đã nhận ra ngay, cũng là điều dễ hiểu. Thế mà:
                                              Giờ ở đâu, người con gái xa xôi?
                          Anh thổn thức vọng gọi em xưa trong nỗi vắng, cô đơn! Tôi đã đọc nhiều thơ Phạm Ngọc Thái, không ít bài anh đã nhắc đến hình ảnh người nữ sinh này, bài nào cũng da diết, nhớ thương. Liệu đây có phải cũng chính là cô sinh nữ trường Sư phạm Ngoại ngữ, trong bài thơ Em Về Biển của tập "Rung động trái tim"? mà ở tựa đề của bài anh có ghi:
                      -  Kỷ niệm K.A. người sinh nữ trường SPNN năm xưa, quê hương thành phố biển.
                          Em Về Biển cũng là một bài thơ tình sâu sắc và khá hay. Ở bài đó có một đoạn tác giả đã nhắc đến việc đón người yêu bên cổng trường:
                                            Hàng bạch đàn năm xưa còn đó
                                            Anh còn đây, em hỡi! Anh còn đây
                                            Nhớ những buổi đón em bên cổng trường sinh ngữ
                                            Tóc nửa bạc rồi chỉ thấy gió mưa bay...
                          Nhưng Em Về Biển anh đã viết từ năm 1993, khi mái tóc mới bạc nửa phần (như lời thơ) - Còn bài Anh Vẫn Ở Bên Hồ Tây này thì tác giả lại vừa sáng tác trong năm 2012, khi đã qua cái tuổi lục tuần. Sau gần 20 năm, chắc nay tóc nhà thơ đã phải bạc gần hết rồi? Thế mới biết, tâm hồn thi nhân trẻ mãi không già.
                          Hồ Tây chẳng phải chỉ là nơi nhà thơ sinh sống, ở đó còn ghi nhận bao nhiêu kỉ niệm tình yêu của đời anh. Mỗi khi qua lại bên hồ, không tránh khỏi những giây phút chạnh nhớ về tình cũ, lòng xa xót. Bởi vậy vừa mới vào thơ anh đã thốt lên:
                                           Tình để lại vết thương không lành được
                                           Soi mặt hồ in mãi bóng thời gian
                          Hình ảnh người con gái lại hiện về làm xao động trái tim anh:
                                           Em hiền dịu trái tim từng tha thiết
                                           Người con gái anh yêu nay hóa khói sương tan
                          Hình ảnh "hoá khói sương tan" đó chính là một biểu tượng về cát bụi cuộc đời. Tình yêu thiêng liêng vậy, hình ảnh cô sinh nữ cũng hiền dịu và anh tha thiết đến thế, vậy mà giờ đây tất cả chỉ còn là sương khói. Ngôn ngữ thi ca của Phạm Ngọc Thái sử dụng thuộc loại ngôn ngữ hình tượng hội hoạ, tuy bình dị nhưng vẫn thanh thoát và hàm súc.
                          "Anh vẫn ở bên hồ Tây" là một bài thơ tình cảm động. Vết thương tình dẫu chỉ là vô hình, nhưng nó lại có thể khoét sâu vào trái tim, tâm hồn làm cho nhà thơ đau đớn, như không bao giờ lành lại được. Lòng anh lưu luyến cả một thời tuổi trẻ đã qua đi. Sang đoạn thứ hai, thơ càng được khắc sâu hơn về tình yêu:
                                             Ta cũng già rồi, em ơi! Vết thương còn đau buốt
                                             Hạnh phúc qua như một cánh chim bay
                                             Nông nỗi đời người để đâu cho hết
                                             Tình thơ ngây... tình sao mãi thơ ngây…
                          Tôi nghĩ, người con gái kia khi nghe được những lời thơ này, chắc phải xúc động lắm! Nhà thơ đã trải nghiệm qua gần trọn một đời mình, nên cái "nông nỗi đời người" ở đây ý muốn nói về sự mất mát của tình yêu, cuộc sống, càng thấy quí những hạnh phúc đã trôi đi. Cô gái ấy giờ đây đâu còn trẻ? nhưng trong kí ức nhà thơ, em vẫn trong trắng tươi mát như thuở nữ sinh: Câu thơ: Tình thơ ngây... tình sao mãi thơ ngây/- là vậy. Trong tình yêu có biết bao sự ly tan chẳng ra đâu vào đâu, có khi cả hai người cùng yêu tha thiết với nhau suốt đời, ấy vậy mà cũng tan vỡ. Chính thế nên vào đoạn thơ thứ hai này lòng tác giả mới thổn thức: Ta cũng già rồi, em ơi! Vết thương còn đau buốt/- Nghĩa là, những năm tháng yêu em là thời gian hạnh phúc của đời anh. Đó là sự luyến tiếc cuộc sống và tình yêu tuổi trẻ, ngỡ đã vụt trôi như một cánh chim bay...
                          Sau đó tác giả có nhắc lại về những buổi đón em bên cổng trường như đã nói ở trên, để cuối cùng anh kết:
                                            Thế đó, em ơi! Tình qua không trở lại
                                            Xế chiều rồi mà máu tim chảy mãi không thôi
                                            Em có nghe gió Tây Hồ đang thổi
                                            Anh ở đây, vẫn bên hồ Tây mây trôi...
                          Hình ảnh gió hồ Tây thổi cùng những làn mây trôi... là biểu tượng những tháng năm tiếp nối và cuộc sống heo hút của nhà thơ. Đó là hai câu thơ hay nhất bài, lời thơ sinh động đầy hàm ý. Nhờ hai câu kết này mà bài thơ được viên mãn và tầm vóc. Ý nghĩa của nó để nói tình yêu và cuộc đời, vừa cát bụi vừa mãi mãi...
                          Như lời Nguyễn Đình Chúc trong một bài bình luận về chân dung thơ Phạm Ngọc Thái, khi nói về tình thơ này đã có nhận xét:
                      - "Anh vẫn ở bên hồ Tây" là một bài thơ tình hay của tập Hồ Xuân Hương Tái Lai, hình ảnh thơ rất chân thực nhưng vẫn cô đúc, dường như trên mỗi dòng thơ đều có máu tim của nhà thơ đang rỏ xuống...
                          Rồi nhà bình luận khái quát:
                      - Bài thơ chỉ có 16 câu với 4 khổ thơ, được viết vào lúc cuộc đời tác giả đã về chiều khi nhớ lại mối tình với một người sinh nữ. Đứng bên bờ hồ Tây gió thổi, mây bay... tác giả bồi hồi nghe tiếng của lòng mình đang trỗi dậy thưở còn tình yêu tuổi trẻ. Hình tượng thơ khắc họa trong câu cuối cùng: Anh ở đây, vẫn bên hồ Tây mây trôi.../- ý nói, những làn mây trôi kia không chỉ là cảnh vật thiên nhiên hoang vu mà nó còn biểu thị cho cả khoảng thời gian trôi. Như câu: Hạnh phúc qua như một cánh chim bay/- Nói lên niềm vui ngắn ngủi, thoảng chốc đã không còn. Hoặc khi tả về hình bóng người con gái xa xưa nay chỉ còn trong ký ức, anh viết:
                                           
                      Người con gái anh yêu nay hoá khói sương tan
                          Để biểu thị cho sự chìm lấp của thời gian đã trôi vào quá khứ - Đó chính là thứ ngôn ngữ thi ca rất hàm súc và giàu tính biểu tượng.

                          Theo cảm nhận của tôi: Anh Vẫn Ở Bên Hồ Tây là một bài thơ tình vô giá của nhà thơ Phạm Ngọc Thái. Chẳng những bài thơ cảm hoá được lòng người, đồng thời còn có khả năng tồn tại với đời. Rất có thể thi phẩm sẽ trở thành một viên ngọc thi ca của văn đàn hôm nay và mai sau.

                                    Hoàng Thị Thảo
                                   
                      <bài viết được chỉnh sửa lúc 27.12.2022 16:41:44 bởi Nhân văn >
                      #26
                        Nhân văn 05.12.2017 11:15:58 (permalink)
                         
                                        PHẠM NGỌC THÁI VỚI
                                 "Chùm thơ hay về tình yêu và đàn bà"

                                                                                       Trần Tứ Đức
                                                                         
                             Cái tên gọi "tình yêu và đàn bà" không phải do tôi đặt ra, mà là nhan đề một chùm thơ của nhà thơ Phạm Ngọc Thái đã đăng nhiều trên các trang mạng. Trong bài của một văn nghệ sỹ ở Việt-Nam-thư-quán "Về một huyền thoại thi ca", khi bình phẩm thơ ông - có đoạn viết:
                        -   Phạm Ngọc Thái là một nhà thơ của tự do. Thơ ông sâu tựa bể, giàu hương sắc như hoa ngàn. Ông viết về nỗi đời dân gian, về tình yêu và đàn bà.  Đọc thơ ông như đi vào trong động, càng vào sâu càng huyền thẳm vô biên.
                            Hiện ông đang sống cùng gia đình trong một ngôi nhà gác nhỏ. Phía trước trông ra khu quảng trường thành phố, mặt sau soi bóng xuống hồ Tây quanh năm sóng vỗ. Cõi trần ai ông đã nếm đủ mùi khổ hạnh, đắng cay... cũng từng có những tháng năm phiêu du qua hải ngoại, rồi trở về vui thú trong cảnh sống phong trần của một thi nhân - Viết để lại cho đời một Bộ-thi-ca-thời-đại tầm vóc với bao nhiêu áng thơ tình huyền diệu, sẽ còn sống mãi với sơn hà...

                             Thơ tình hay ở các cung bậc khác nhau của Phạm Ngọc Thái thì nhiều, tôi chỉ chọn ra đây ba bài theo ý riêng mình và chưa có ai bình. Gọi là để đàm đạo ở tao đàn cùng vui trong chốn văn chương:
                                1.  "Người đàn bà trắng" -  Một đỉnh cao trong thi ca.
                                2.  “Cây thầm tiếc bóng”
                                3.  “Dưới hàng sấu đêm và con phố nhỏ”.
                                     Xin đi thứ tự từng bài một:    

                                              A.        NGƯỜI ĐÀN BÀ TRẮNG  

                                                                          Người đàn bà đi trong mưa rơi
                                                                         Chứa một trời thầm như hoa vậy...
                                                                                                                                   *
                                             Chiếc mũ trắng mềm em đội bầu trời
                                             Khóm mây trắng bay nghiêng trôi trên tóc
                                             Đôi mắt em đong những áng mây
                                             Người đàn bà trắng!

                                             Em đi, về... chao những hàng cây
                                             Hồ gió thổi lệch vành mũ đội
                                             Thấm đẫm mình em cả thềm nắng gội
                                             Xoã ngang vai mái hất tơi bời.

                                             Nỗi niềm thao thức
                                             Những đêm trăng nước...
                                             Chùm trinh em hát: đấy chỗ thiên thai!
                                             Người đàn bà ai mà định nghĩa?

                                             Đường xưa đó về đây em ơi!
                                             Những con đường đã đầy xác lá rơi
                                             Xác ve, xác gió và xác của mưa.

                                             Em không biến thành đá để hoá Vọng Phu
                                             Anh cũng không làm chàng Trương Chi
                                                                                       suốt đời chèo sông vắng
                                             Ta không đi theo Con Đường Lông Ngỗng Trắng
                                             Dẫu hình hài khắc mãi tim nhau.

                                             Vết thương lòng không dễ đã lành đâu
                                             Những đêm sao buồn, những đêm gió khát
                                             Khúc thơ tình anh lại viết về em!
                                             Người đàn bà ngậm cả vầng trăng...

                        Lời bình:     MỘT ĐỈNH CAO THI CA
                         
                              Theo như bình luận ở giới văn chương, báo chí: "Người đàn bà trắng" thuộc trong những bài thơ tình hay nhất của nhà thơ Phạm Ngọc Thái. Trên con đường vô định của tình yêu, những đêm hoang vắng và sâu thẳm trong không gian mênh mông, lòng nhà thơ vẫn âm thầm khắc khoải nhớ về mối tình đã qua:
                                             Những đêm sao buồn, những đêm gió khát
                                             Khúc thơ tình anh lại viết về em!
                                             Người đàn bà ngậm cả vầng trăng...
                              Những ngôi sao trên vòm trời xa xôi kia, ngọn gió đêm vô tình... nó cũng hiu hắt như nỗi vắng vẻ, trống lạnh của lòng chàng. Tác giả gọi em là "Người đàn bà trắng", thực ra khi ấy em vẫn còn là một thiếu nữ. Từ chiếc mũ vải trắng mềm một thuở nào người yêu thường đội lệch trên đầu, lẫn vào trong khóm mây. Khóm mây đó lại vờn bay trên mái tóc nàng - Tất cả đã trở thành ấn tượng để nhà thơ mô tả về hình ảnh người đẹp:
                                             Chiếc mũ trắng mềm em đội bầu trời
                                             Khóm mây trắng bay nghiêng trôi trên tóc   
                                             Đôi mắt em đong những áng mây
                                             Người đàn bà trắng!
                             Đó là đôi mắt của mùa thu huyền diệu và xa thẳm. Bích Khê cũng từng mô tả về đôi mắt đẹp của người mỹ nữ trong bài thơ "Tranh loã thể" nổi tiếng của ông, rằng:
                                             Mắt ngời châu rung ánh sáng nghê thường...
                             Nó chìm ngập một thế giới, chiếu rọi vào ngõ nghách tâm hồn của thi nhân sáng bừng lên. Hay như Xuân Diệu tả về đôi mắt người yêu cũng thật kỳ ảo:
                                            Mắt em thăm thẳm như màu gió
                                            Thơ cũng vàng trong như nắng hanh
                             Ta trở lại với bài Người Đàn Bà Trắng: Đôi mắt em đong những áng mây /- Như thể đã bao lần nhà thơ từng phiêu du trong đôi mắt ấy. Nó bộc lộ một sự hiền hoà, nhân ái. Tác giả lấy hình ảnh của vũ trụ qua cảm xúc mà mô tả, quyện với mái tóc nàng trong mây bay, gió cuốn... hiển hiện dưới bầu trời cao vời vợi. Bầu trời ấy vừa để nói về tình yêu của người đàn bà ở cõi nhân sinh, vừa là bầu trời của quê hương đất nước ta vậy.
                             Sang khổ thơ thứ hai - Hình bóng người thiếu nữ hiện lên trong một khung cảnh thiên nhiên rực rỡ:
                                             Em đi, về... chao những hàng cây
                                             Hồ gió thổi lệch vành mũ đội
                                             Thấm đẫm mình em cả thềm nắng gội
                             Cả thềm nắng hắt lên mình em như tơ lụa đất trời, có gió thổi, cây đưa... Vẫn chiếc mũ vải trắng mềm xưa mà em thường đội lệch, che lên khuôn mặt đẹp như một vầng trăng. Cái bờ hồ gió thổi ấy chứng kiến bao nhiêu kỷ niệm, những tháng năm anh đã sống êm đềm trong hạnh phúc tình yêu. Giờ đi lại trên con đường đã qua, anh như nghe thấy cả khúc tình ca đang sống lại. Mái tóc người con gái xưa vẫn xoã bay trên đôi vai trần trắng của nàng:
                                             Xoã ngang vai mái hất tơi bời
                             Bồi hồi trong kí ức, hồn nhà thơ tựa con đò mộng lạc vào nơi bến vắng. Chỉ còn nghe thấy tiếng gió táp, mưa sa... cùng những chiếc lá vàng rơi phủ xuống trong trời đất:
                                             Đường xưa đó về đây em ơi!
                                             Những con đường đã đầy xác lá rơi
                                             Xác ve, xác gió và xác của mưa.
                             Tiếng lòng nhà thơ cất lên để gọi vọng tình em. Con đường giờ đây hoang dã trong qui luật bụi cát của thời gian. Con đường mà người con gái đã đến với cuộc đời anh. Năm tháng cứ trôi nhưng hình bóng em không phai nhoà. Hình ảnh đoạn thơ nghe như trong giấc mộng: xác gió, xác mưa, đã đầy xác lá, xác ve... trôi. Tưởng như cái bờ hồ gió thổi đó ngàn năm sau vẫn còn quyến luyến bóng hình người yêu ở đấy, mãi mãi trong trái tim thương nhớ của nhà thơ.
                             Xin trở lại để phân tích sâu thêm về khổ thơ thứ ba:
                                             Nỗi niềm thao thức
                                             Những đêm trăng nước...
                                             Chùm trinh em hát: đấy chỗ thiên thai!
                                             Người đàn bà ai mà định nghĩa?
                             Hình ảnh đã được cách điệu hoá: Chùm trinh em hát: đấy chỗ thiên thai! /- Biểu tượng thơ mô tả tuy mang màu sắc trừu tượng nhưng vẫn rất gợi cảm.
                             "Chùm trinh em hát...": Nó đã mang cái của nàng bay lên! Suy cho cùng vũ trụ và thế giới đều tồn tại, sinh ra ở đó. Vừa vĩ đại và man dại. Nếu không có cái chỗ thiên thai ấy của người đàn bà thì không có cả linh hồn lẫn sự sống, cũng không có ý nghĩa gì về lịch sử của thế giới này. Còn câu thơ:
                                             Người đàn bà ai mà định nghĩa?
                             Đại văn hào Lép-Tônxtôi -  Ông là một thiên tài xây dựng hàng trăm tính cách về đàn bà có những mẫu mực khác nhau. Người từng nói những câu đại ý rằng: Không thể đưa ra những nguyên lý có tính khuôn mẫu nhất định đối với người đàn bà, chỉ có những sự tìm tòi, tìm tòi và tìm tòi mãi...
                             Nàng không thể nào định nghĩa được trong sự tồn tại của đời ta? Câu thơ treo trên đầu ta như một câu hỏi vĩnh cửu, lại như thể một định mệnh.
                            Tôi bình khổ thơ thứ năm:
                                             Em không biến thành đá để hoá Vọng Phu
                                             Anh cũng không làm chàng Trương Chi
                                                                                 suốt đời chèo sông vắng
                                             Ta không đi theo Con Đường Lông Ngỗng Trắng
                                             Dẫu hình hài khắc mãi tim nhau.
                             Là một mảng thơ đời, đã triết lý về những mâu thuẫn giữa tình yêu và cuộc sống của nhà thơ với người-đàn-bà-trắng. Đó cũng là một nghịch lý cuộc đời: Em không biến thành đá để hoá Vọng Phu /- Còn anh cũng không đầy mình để làm mãi cái anh chàng Trương Chi suốt đời chèo thuyền trên con sông quạnh vắng, cô đơn, rồi tương tư nàng Mỵ Nương mà chết. Hay, cái con-đường-lông-ngỗng-trắng mà nàng Mỵ Châu đã rắc cho chàng Trọng Thuỷ theo, thần tượng thì rất đẹp, nhưng để cuối cùng chàng cũng nhảy xuống biển mà chết, hoá thành ngọc trai giữ tình son sắt với nàng. Nó bi ai quá!
                             Cái hay của khúc triết lý trong bài thơ Người Đàn Bà Trắng là đã được viết như đời. Dẫu mối tình bị tan vỡ phải chia lìa năm tháng, nhưng tình thơ không kết thúc bằng sự bi thảm. Đôi trai gái vẫn phải sống và tồn tại, dù là theo chiều gió cuốn cuộc đời. Phải chăng đó cũng là một cuốn tiểu thuyết "cuốn theo chiều gió" như bao bi kịch tình-đời trên bờ bến nhân gian? Cả đoạn thơ thấm đẫm máu tim, được bật ra trong đời sống đầy mất mát và đau đớn của tình yêu.
                             Đây là một trong hai mảng thơ xương cốt nhất - Mảng thơ thứ nhất như trên đã nói, chính là khổ thơ thứ ba:
                                              Chùm trinh em hát: đấy chỗ thiên thai!
                             Cùng với khổ thơ thứ năm này - Làm thành nền tảng, như tim óc, tuỷ sống cho cả tình thi. Nhà thơ vẫn thiết tha khao khát gặp lại người thiếu nữ:
                                              Những đêm sao buồn, những đêm gió khát
                             Ngọn lửa tình đã từng sưởi ấm trái tim anh. Để rồi bài thơ được kết thúc bằng một câu thơ đẹp nhất về nàng:
                                              Người đàn bà ngậm cả vầng trăng...
                             Đây là một câu thơ siêu thực chứa đầy trầm tích đã được thăng hoa. Một thiên tạo vĩ đại đang nép trong tấm thân người đàn bà trẻ hay chính nàng là một vầng trăng? Cái vầng trăng ấy của nàng nó cứ nguyên thuỷ như hang động thời tiền sử, lại huyền bí như thánh linh. Nhưng chao ôi, dù gì thì nàng cũng "ngậm" cả cái vầng trăng của nàng rời bỏ nhà thơ để đi rồi! Những tháng năm buồn nhớ người yêu, anh đã viết ra thiên tình ca Người Đàn Bà Trắng bất hủ này để lại cho thế gian.
                             "Người đàn bà trắng" là một bài thơ tình hay thuộc vào hàng đỉnh cao trong thi ca, với sự viên mãn và hoàn bích của nó. Tình thi sẽ còn sống mãi với thời gian cũng như nền văn học nước nhà.

                                 TTĐ.

                                               B.           CÂY THẦM TIẾC BÓNG

                                                Nàng đi mãi mà không trở lại
                                                Gió bên đường kéo liễu hát trong mưa
                                                Và mặt nước bi bô lời than thở
                                                Chiều buông rèm tàn tạ nắng buồn mơ.

                                                Anh ngắm liễu bên hồ càng nhớ bóng
                                                Ai ru mình trong trăng sáng nép vào anh
                                                Làn da trắng, vòm ngực nàng hưng phấn
                                                Tan tành rồi! Ôi, mộng thuở ái ân...

                                                Người đàn bà ra đi không trở lại
                                                Để cây thầm tiếc bóng hoá bơ vơ
                                                Và gió nữa cũng giông cuồng rồ dại
                                                Hồn thi nhân tan tác giữa hư vô.

                                                Đôi mắt đẹp nàng dịu dàng đong trời biếc
                                                Thân hoa thơm mà lại ủ bão dông
                                                Anh tê dại cõi hồn hoang biền biệt
                                                Bao sầu tư vương vấn các nẻo đường.

                                                Người đàn bà ra đi không trở lại
                                                Bãi-cuộc-đời cát bụi, gió mưa
                                                Hoa sẽ úa, nhị sẽ tàn và lụi
                                                Một đời trôi theo năm tháng xô bồ...
                                               
                                                                              Trích tập "Rung động trái tim" 2009

                        Lời bình:      HÌNH ẢNH NGƯỜI ĐÀN BÀ ĐÃ RA ĐI
                         
                                Một bài thơ tình mà lại có cái tên "Cây thầm tiếc bóng"? Ta thấy trong khổ thơ thứ ba đã viết:
                                                Người đàn bà ra đi không trở lại
                                                Để cây thầm tiếc bóng hoá bơ vơ
                                                Và gió nữa cũng giông cuồng rồ dại
                                                Hồn thi nhân tan tác giữa hư vô.
                             Hình ảnh cây âm thầm tiếc bóng - Không phải là bóng của nó, mà là bóng của người đàn bà đã ra đi không trở lại ấy! Tác giả chỉ lấy thiên nhiên, trời đất làm biểu tượng cho sự chia ly tình yêu đó thôi. Đến gió cũng phải "giông cuồng rồ dại", hồn thi nhân thì tan tác, năm tháng hoá hư vô.
                             Tôi sẽ quay trở lại nói thêm về những câu thơ này - Giờ ta đến với khổ thơ thứ nhất:
                                                Nàng đi mãi mà không trở lại
                                                Gió bên đường kéo liễu hát trong mưa
                                                Và mặt nước bi bô lời than thở
                                               Chiều buông rèm tàn tạ nắng buồn mơ.
                             Khung cảnh: liễu đứng hát trong mưa và những lời thở than của nước - mỗi khi tiếng sóng vỗ xô bờ khe khẽ, xôn xao... vào trong cảm xúc nhà thơ như là những tiếng lòng thương nhớ, thuở nàng vẫn thường cùng anh đến bên hồ. Giờ sóng vẫn vỗ mà em thì mãi mãi không trở về. Rồi cái ánh hoàng chiều của một ngày tàn như bức rèm buông xuống phủ trùm lên mặt đất, để vào những giấc mơ đêm tưởng nhớ đến người yêu. Cách diễn tả tâm trạng hoà trong hình ảnh thiên nhiên đồng vọng tạo nên sự huyền thẳm của thi ca, chứa chất ý tình. Giọng điệu, ngôn ngữ thơ đọc lôi cuốn như lời hát mà vẫn sâu. Tuy không nói về người nhưng cảnh vật được nhân sinh hoá - Nghĩa là những cảnh vật ấy biết nói, thể hiện sự vui buồn, thương nhớ từ trong tâm tư, tình cảm của nhà thơ. 
                             Về hình ảnh câu đầu:
                                                Nàng đi mãi mà không trở lại
                             Hay là: Người đàn bà ra đi không trở lại /- Được điệp khúc nhiều lần bộc lộ một tình thương yêu da diết, song cũng là nhằm nhấn mạnh tình ý, chủ đề của cả bài.
                             Sang khổ thơ thứ hai:        
                                                Anh ngắm liễu bên hồ càng nhớ bóng
                                                Ai ru mình trong trăng sáng nép vào anh
                                                Làn da trắng, vòm ngực nàng hưng phấn
                             Đó phải là một người đàn bà đẹp và nhà thơ rất yêu nên lời thơ mới say sưa, hình ảnh duy mỹ như vậy. Mỗi khi ngắm những nhành liễu ru bên hồ, thi nhân lại nhớ tới bóng xưa. Những đêm trăng sáng hồi ấy, như vẫn còn đây cả tấm thân, hơi thở của nàng... lòng Người lại bồi hồi, da diết: Làn da trắng, vòm ngực nàng hưng phấn /- Thế mà nay chỉ còn là kí ức?... rồi tác giả buông xuống một câu thơ đầy xa xót:
                                               Tan tành rồi! Ôi, mộng thuở ái ân...
                             Ta tưởng như chính lòng mình tan vỡ. Về mặt cấu trúc đã đạt được độ viên mãn ngay của khổ thơ. Sang đoạn thơ thứ ba mà tôi đã nói ở phần đầu cũng thế - Cuối đoạn đã được gieo một câu thơ rất mạnh:
                                             Hồn thi nhân tan tác giữa hư vô
                             Cho nên, tuy viết tung hứng theo sự thăng hoa của tâm hồn mà thơ vẫn súc tích, không rơi vào dàn trải tràn theo cảm xúc thường thấy của dòng lãng mạn trước kia. Hình tượng thơ giàu chất sống và đầy ắp nội tâm. Có khi những hình ảnh đó còn mang theo cả tính triết lý về tình yêu và đàn bà. Thí dụ, ta xem tiếp khổ thơ thứ tư:
                                                Đôi mắt đẹp nàng dịu dàng đong trời biếc
                                                Thân hoa thơm mà lại ủ bão dông
                                                Anh tê dại cõi hồn hoang biền biệt
                                                Bao sầu tư vương vấn các nẻo đường.
                             Thi nhân mô tả đôi mắt đẹp của người yêu... "đong cả trời biếc" - Còn khi tả về tấm thân nàng lại đưa ra một biểu tượng rất triết học:
                                               
                        Thân hoa thơm mà lại ủ bão dông 

                             Để nói cả hai mặt: Người đàn bà vừa nồng nàn, êm ấm lại vừa là trái gió, trở giời và dông bão... làm trái tim ta đau đớn. Tấm thân đàn bà thật huyền diệu cũng như sức mạnh của tình yêu là vô bờ bến. Câu thơ sinh động mà tích tụ cả một đời sống tâm lý bên trong. Vì tha thiết nên lòng thi nhân mới: "... tê dại cõi hồn hoang biền biệt" -  Nghĩa là khi người yêu xa, lòng thì sầu, tâm hồn thành hoang vắng, cô đơn.
                             Giọng thơ hay lại hàm chứa, tạo nên vẻ đẹp và tấm vóc của thi phẩm. Đến khổ thơ cuối cùng:
                                                Người đàn bà ra đi không trở lại
                                                Bãi-cuộc-đời cát bụi, gió mưa
                                                Hoa sẽ úa, nhị sẽ tàn và lụi
                                                Một đời trôi theo năm tháng xô bồ...
                             Hình ảnh câu thơ: Người đàn bà ra đi không trở lại /- Được điệp thêm một lần nữa để khắc sâu vào lòng người sự nuối cảm. Một đặc điểm thơ Phạm Ngọc Thái khi nói về chốn dân gian, nhà thơ thường dùng hình tượng "bờ bãi...". Thí dụ như trong bài Váy Thiếu Nữ Bay:
                                                "Bờ bãi con người" em trổ hoa trái ngọt
                                                Đến đế vương cũng khum gối cầu mong
                             Hay tình thơ Em Về Biển:
                                                Bờ-bãi-đời-người cuộc sống tình yêu
                                                Trái tim nhỏ em dựng cả toà sen chân phật tổ!
                             Còn bài Cỏ Hoang sáng tác ở nước ngoài, nói về hình ảnh một cô gái cùng những người xuất khẩu lao động sống trôi dạt trên đất khách quê người, tác giả viết:
                                                Ôi, cuộc bèo hoang trời đất trầm luân
                                                Và bản chất muôn đời còn muông thú
                                                Nhà chính khách cùng đứa du côn tranh thủ chơi thánh nữ
                                                Em vũ ba lê trong thế giới hỗn mang gieo hoa cấy linh hồn...
                             Đó chính là chốn bể dâu của đời người, bèo dạt mây trôi...  với những sướng khổ, buồn vui, hạnh phúc và mất mát. Trong khổ thơ cuối của bài này, người đàn bà ấy cũng đang trôi dạt ở nơi đó. Như câu:
                                               Bãi-cuộc-đời cát bụi, gió mưa
                              Theo qui luật thời gian - Năm tháng cứ trôi... tất cả sẽ úa tàn, bụi cát. Thơ đưa ta vào cõi vô định của cuộc sống con người, chỉ có tình yêu trường cửu mãi không già. Giờ đây chỉ còn lại khoảng trời xưa, những nhành liễu, bờ hồ, trăng sao cùng những cơn mưa gió của lòng anh, của đất trời và cuộc sống với bao xô bồ, vật vã.
                             Điều đặc biệt bao trùm trong bài thơ là hầu hết đều dùng cảnh họa lòng. Những cảnh vật đó được tắm trong hồn, đầm đìa tình ý. Như trên đã nói, nào là: Liễu hát trong mưa, hồ nước than thở, chiều buông rèm mơ, nàng ru mình trong trăng sáng, cây thầm tiếc bóng, gió lại giông cuồng rồ dại, trái tim thì tan tác, cuộc sống hoá hư vô, đôi mắt người yêu dịu dàng đong cả bầu trời, tấm thân nàng tắm hoa thơm nhưng lại ủ cả cuồng phong dông bão, v.v...
                            
                        Một tình thơ làn điệu du dương được tác giả sáng tác cũng chính ở trên "bãi cuộc đời..." đầy cát bụi, gió mưa ấy - Nơi thi nhân cùng với người đàn bà đẹp từng tha thiết yêu nhau. Tình yêu của họ đã một thời đơm hoa, kết nhụy. Dù nay đã xa vời, nhưng tình thi vẫn đang truyền cảm, cuốn hút ta trầm sâu hơn vào ý nghĩa của thi ca. Như nhiều văn nghệ sĩ khi thưởng thức thơ anh vẫn nói: Thơ Phạm Ngọc Thái càng đọc càng hay! "Cây thầm tiếc bóng" là một bài thơ tình nhiều hương sắc, khá độc đáo và hấp dẫn của văn đàn.


                                 TTĐ.          

                               C.     DƯỚI HÀNG SẤU ĐÊM VÀ CON PHỐ NHỎ

                                                 Phố vẫn phố hàng sấu xưa rụng lá
                                                 Ngỡ yên rồi... còn lạc bước canh khuya
                                                 Nên câu thơ anh theo đông về vội vã
                                                 Tình của đôi ta dòng sông chảy man mê...

                                                 Đêm đã lạnh, vầng trăng còn thao thức
                                                 Trăng bay trên trời, anh cứ thương em
                                                 Xưa mộng nguyệt này, nay sao thấy khác
                                                 Gió nhắc thầm thì, em có nhớ không?

                                                 Em ngủ bên chồng. Thôi, cũng đừng tiếc nữa...
                                                 Mấy ai yêu trọn vẹn đâu em?
                                                 Thuở đó đẹp nhiều mộng mơ, em nhỉ!
                                                 Thơm mát cõi thơ, hồn ta ru êm.

                                                 Anh lưu giữ chút tình trên trang giấy
                                                 Đi hết phố xa về khắc khoải bên thềm
                                                 Rồi tự trách với mình sao buổi ấy
                                                 Lại giục em lấy chồng để đau mãi con tim?

                                                                       Trích tập "Hồ Xuân Hương tái lai" 2012

                        Lời bình:   TIẾNG ĐÀN TÌNH THEO BƯỚC CHÂN THI SĨ      
                         
                              Đi lại những đường phố đêm dưới hàng sấu xưa, lòng nhà thơ bồi hồi nhớ về một thuở:
                                                 Phố vẫn phố hàng sấu xưa rụng lá
                                                 Ngỡ yên rồi còn lạc bước canh khuya    
                                                 Nên câu thơ anh theo đông về vội vã
                             Bài thơ được viết vào mùa đông năm 2010, khi anh đã ngoài tuổi lục tuần, nhưng tâm hồn thi nhân thì còn trẻ mãi. Con sông tình ngày đêm vẫn xao xiết chảy trong trái tim anh, như câu thơ đã viết:
                                                Tình của đôi ta dòng sông chảy man mê...
                            Chưa thấy ai đảo ngược chữ "mê man" để viết thành "man mê..." như Phạm Ngọc Thái, để cho âm điệu thơ không rơi vào sự cũ càng. Cũng thấy là lạ, hay hay. Có một nhà giáo khi khi bình thơ anh đã viết:
                             Ngôn ngữ thi ca Phạm Ngọc Thái là ngôn ngữ của hình tượng hội hoạ. Khi đọc những thi phẩm hay của ông, giống như bức tranh hoàn bích, càng đằm sâu vào trong tranh càng chứa chất ý, tình.
                             Theo con gió đông nhà thơ "lạc bước" lang thang, hồn vía đang bay về một phương nào?... thuở em yêu vẫn cùng anh đêm đêm dưới hàng sấu phố khuya này. Cái phố nhỏ với hàng cây xưa thật thân thiết. Bao năm qua tưởng tình cũ đã yên, nào ngờ đêm nay thi nhân lại chạnh lòng thổn thức, rồi bài thơ "Dưới hàng sấu đêm và con phố nhỏ" ra đời.
                             Mặc dù nhà thơ đã nói với mình và khuyên người yêu:
                                                 Em ngủ bên chồng. Thôi, cũng đừng tiếc nữa...
                                                 Mấy ai yêu trọn vẹn đâu em?
                             Ai mà chẳng có lúc bồi hồi vương vấn tới tình xưa? Nói rằng: "Em đang ngủ bên chồng..." - Nhưng đọc thơ không thấy sượng, còn tăng thêm sự cảm khoái, diễn đạt ý tình thấm thía hơn. Khi nhà thơ tự vấn: thôi, đừng tiếc nữa! /- Tức là lòng anh đang... mong nhớ. Anh còn biện hộ cả với  người xưa: Mấy ai yêu trọn vẹn đâu em? /- Có nghĩa, đây là mối tình dang dở mà sự tiếc nuối của cả hai người chứ không chỉ đơn phương về phía thi nhân.
                             Khuyên thế thì khuyên: Rằng, đừng nhớ thương, đừng tiếc nữa em yêu! Song, chính nhà thơ vẫn hoài vọng, tự ru mình trong giấc xa xăm:
                                                 Thuở đó đẹp nhiều mộng mơ, em nhỉ!
                                                 Thơm mát cõi thơ, hồn ta ru êm.
                             Tình yêu không chỉ là sự êm ái và niềm vui sướng, còn mang lại cho hồn thơ anh biết bao cảm xúc ngọt ngào. Trong cuộc sống xô bồ, cát bụi... mỗi khi nhớ về thuở ấy, thi nhân như được tắm trong niềm hạnh phúc của tình yêu, như lời thơ đã viết: Thơm mát cõi thơ, hồn ta ru êm /- Tôi trở lại phân tích về khổ thơ thứ hai:
                                                 Đêm đã lạnh, vầng trăng còn thao thức
                                                 Trăng bay trên trời, anh cứ thương em
                                                 Xưa mộng nguyệt này, nay sao thấy khác
                                                 Gió nhắc thầm thì, em có nhớ không?
                           Thao thức cùng với nhà thơ, vầng trăng trong đêm đông giá lạnh kia có ngủ được đâu, như lòng người hiu hắt bay vơ vẩn trên trời. Vẫn nguyệt đó mà sao nay thấy lạ? Hồi cùng em tắm trong trăng êm đềm và mơ mộng, giờ trở nên xa vời và lòng anh càng cô quạnh. Cơn gió khuya cũng không ngủ, cứ thầm thì bên tai: Liệu em có còn nhớ đến thuở của đôi ta? Cả đoạn thơ với hình ảnh gió, trăng... thấm đẫm hồn, xao xiết một nỗi tình. Như câu thơ trên đã nói:
                                                Em ngủ bên chồng. Thôi, cũng đừng tiếc nữa...
                             Nhà thơ Phạm Ngọc Thái ơi, đọc thơ anh mà tôi thấy nao lòng. Người ta đã ngủ với chồng rồi, anh còn nghĩ đến làm gì? Nhưng phải chăng chuyện tình, khi lòng đã tương tư, mấy ai gỡ ra được? Như Nguyễn Bính từng viết:
                                               Gió mưa là bệnh của trời
                                               Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng
                             Bài thơ có sức truyền cảm, như thể ngòi bút thi nhân hoà lẫn máu tim mà viết ra. Trong canh khuya yên tĩnh, dưới trăng sao, gió thổi và vòm trời. Khi cả thành phố đã chìm vào giấc ngủ đêm. Chỉ còn nhà thơ lặng lẽ đi dưới hàng sấu xưa và con phố. Chúng đang thì thào tâm sự với anh. Dòng thơ cứ nhè nhẹ, dìu dịu tuôn trào ra như vậy. Lời thơ như mơ và đầy chất mỹ học. Hình tượng thơ không kiêu sa mà thanh thoát, tình thơ thấm đượm sự thương yêu.
                             Như những tiếng đàn tình gảy lên trong không gian sâu thẳm, mênh mông. Tiếng đàn ấy ru theo bước chân người thi sỹ, cùng những cánh lá sấu nhỏ đang rụng xuống tâm hồn mộng mơ của thi nhân, để những lời thơ say đắm bay ra:
                                                 Phố vẫn phố hàng sấu xưa rụng lá
                                                 Ngỡ yên rồi... còn lạc bước canh khuya
                             Đây là hai câu thơ hay nhất chăng? không hẳn vậy - Những câu thơ khác cũng rất hay, thí dụ:
                                                 Đêm đã lạnh, vầng trăng còn thao thức
                                                 Trăng bay trên trời, anh cứ thương em
                             Vầng trăng kia thao thức hay chính tiếng lòng của chàng đang thao thiết dưới trăng? Bóng nguyệt thì trôi mãi vào cõi vô biên, còn hồn thi nhân bay theo những áng thơ đến tận bến xa vời...
                             Đấy, thi ca Phạm Ngọc Thái là thế! Đọc câu thơ nào cũng thấy đầy chất sống và sâu lắng. Mỗi câu lại có một hương sắc và sự hay riêng. Tiếng thơ mỏng mảnh tựa dây đàn, như trái tim của thi nhân khẽ bật lên là rung. Nghe êm đềm và tha thiết, nhưng lại có chút gì đó khắc khoải ở bên trong.
                             Tôi xin bình vào đoạn kết:
                                                 Anh lưu giữ chút tình trên trang giấy
                                                 Đi hết phố xa về khắc khoải bên thềm
                                                 Rồi tự trách với mình sao buổi ấy
                                                 Lại giục em lấy chồng để đau mãi con tim?
                             Vậy, lý do vì sao nhà thơ lại giục người yêu đi lấy chồng? Không ai biết cả. Nhưng như thế cũng đã hé mở ra căn nguyên của mối tình bị đứt đoạn này: Hai người cùng yêu nhau nhưng hoàn cảnh éo le không thể lấy nhau được. Một bi kịch tình đời chăng? Biết không thể lấy được nhau, sao lại còn yêu để giờ phải khắc khoải nhớ thương? Nhưng cuộc sống vốn dĩ cũng thường hay nghịch lý như vậy mà. Nếu không thế thì đã không có thi ca!...
                             Nhà thơ vì quá yêu nên tự dằn vặt với mình đó thôi. Đoạn thơ kết lại như lưu giữ một tấm tình kỷ niệm trong ảo mộng, rồi những đêm lang thang trong phố hay về khắc khoải bên thềm, thi nhân lại cảm xúc sáng tác ra những vần thơ tình chan chứa yêu đương, để thêm nhiều áng thi ca hay cho nền văn học nước nhà.
                             "Dưới hàng sấu đêm và con phố nhỏ" là một bài thơ tình gan ruột: Rất Phạm Ngọc Thái! Phong điệu nhẹ nhàng, lời thơ súc tích, hoà quyện tình yêu - cuộc sống với hình ảnh thân thiết của thành phố quê hương mà rung cảm trái tim những người yêu thơ.          
                                
                                  Trần Tứ Đức                   
                         Nguyên CB Viện ngôn ngữ & Văn hoá dân gian       

                         
                         
                        <bài viết được chỉnh sửa lúc 27.12.2022 16:47:40 bởi Nhân văn >
                        #27
                          Nhân văn 05.12.2017 11:20:07 (permalink)
                           
                                       LÀM MA EM VỢ               
                                                 Kính viếng hương hồn cụ Nguyễn Du

                          Em kết liễu! Tự giải thoát mình khỏi " kiếp"
                          Chết thật hèn, nhưng sống thế càng ôi...
                          Anh thắp cho em một nén nhang đời
                          Và lễ tạ: Nam-mô-di-phật!

                          Người sống đưa chân người chết đây
                          Đầu bạc làm ma mái xanh này
                          Mẹ, cha... queo quắt còn ham thọ
                          Em nhởn thanh xuân lại vội quay.

                          Em ơi: chữ “kiếp” trước chữ “người”!
                          Sống cần cố gắng. Chết rồi thôi
                          Hãy đi, yên nhé! Coi hết nợ... (*)
                          Anh ở vì chưng trả nợ đời.

                          (*) Nàng Kiều trẫm mình trên dòng sông Tiền Đường muốn quyên sinh nhưng lại được Giác Duyên vớt cứu. Theo thuyết bản mệnh ở Phật giáo trong tác phẩm Kiều của Nguyễn Du: Nàng chưa thể chết vì chưa trả hết nợ đời!

                            Lời bình:      THƠ SÂU NẶNG NỖI KIẾP NGƯỜI 
                           
                           "Làm ma em vợ" là một bài thơ khóc. Đứng trước bao cảnh đời khốn khổ trên bờ bến nhân gian, với tâm khảm xót xa một người em vợ, nhà thơ đã viết ra bài khóc tang này:
                                                  Em kết liễu! Tự giải thoát mình khỏi "kiếp"
                                                  Chết thật hèn, nhưng sống thế càng ôi...
                                  Hai câu mở đầu cách thức cảm xúc của tác giả, giọng điệu tựa như những lời khóc van khi đưa đám trong dân gian. Ta xem trong câu hai, nửa vế đầu viết: " Chết thật hèn", nửa vế sau lại nói:"... nhưng sống thế càng ôi" - Như thế là ngay trong một câu thơ đã đưa ra hai nhận định về cả lẽ sống và cái chết của người em vợ. Chết như nó thì dở, thì hèn. Còn sống mà sống kém, sống tệ như vậy cũng…? - Bởi đây là bài thơ khóc trước vong linh em, có thể trách nó về sự chết uổng, chết phí... thì còn được, nhưng nếu đem cả cách sống tệ ra trách móc trước mồ mả em, e sẽ trở thành bất nhẫn?
                                Tôi xin trích những lời của Hoài Thanh khi nói về cái chết của Hàn Mặc Tử trong Thi Nhân Việt Nam, ông đã viết: " Một người đau khổ nhường ấy, lúc sống ta hững hờ bỏ quên, bây giờ chết rồi ta xúm lại kẻ chê người khen. Chê hay khen tôi đều thấy có gì bất nhẫn".
                                Trở lại với bài Làm Ma Em Vợ  -  Thế là lòng nhà thơ mâu thuẫn. Muốn viết một bài thơ khóc tang sâu sắc thì phải nói đến cả nghĩa sống và cái chết. Huống hồ tính nhân bản trong thi ca, nó đòi hỏi phải đặt ra một giác độ nhìn nhận trách nhiệm của một con người trước xã hội cũng như cộng đồng, mà ở đoạn cuối tác giả có nói:
                                                  Sống cần cố gắng. Chết rồi thôi...
                                 Bởi vậy để đỡ cho hai câu thơ khóc rất thật đầu tiên ấy, nghĩa tử là nghĩa tận, lệ của nhà thơ đã nhỏ xuống, anh xót xa thắp nén hương lòng khấn cầu cho vong hồn em  sớm được siêu thoát:
                                                  Anh thắp cho em một nén nhang đời
                                                  Và lễ tạ: Nam-mô-di...phật!
                                 Trách là trách những người thân đang sống quanh không cứu vớt được nó? Trách thực tế cộng đồng không đủ sự nhân ái cần thiết đưa nó ra khỏi bờ vực thẳm? Nhưng thôi, dù sao thì em cũng đã chết rồi! Hãy để cho vong hồn em được an ủi, yên nghỉ nơi suối vàng. Nhưng ý tưởng bao trùm tình thi đã được tác giả khai phá ngay từ câu thơ đầu. Tôi quay lại để bình xét về câu thứ nhất ấy:
                                                Em kết liễu! Tự giải thoát mình khỏi "kiếp"
                                Ba chữ "tự giải thoát" là tiếng kêu trong trời đất và xã hội, từ dưới đáy hạ tầng của lớp chúng sinh. Cuộc đời đến mức phải tự kết liễu để giải thoát mình ra khỏi "kiếp sống", thật là bi thương! Nhìn theo quan điểm nhân đạo, suy cho cùng nó cũng chỉ là một nạn nhân đáng thương của xã hội mà thôi. Tiếng kêu chúng sinh đó đòi hỏi, thậm chí chất vấn...cả thượng tầng kiến trúc kia?
                                Đến câu thơ thứ chín, ta thấy nhà thơ còn nhắc lại chữ "kiếp" ấy một lần nữa:
                                                    Em ơi: Chữ “kiếp” trước chữ “người”!
                               Huống hồ cảnh đời còn bao thương tâm, oan nghiệt, phi lý, bất công vẫn đè nặng lên lớp nhân quần lương thiện. Chữ "kiếp" đã được vọt trào ra chính vì nỗi đau đời đó! Tôi bình sang đoạn thơ hai:
                                                   Người sống đưa chân người chết đây
                                                   Đầu bạc làm ma mái xanh này
                                Cái lời tiễn người đã chết ở đây nó ngược cảnh: đầu bạc lại làm ma mái đầu xanh, nghe rền rĩ như tiếng kèn đám ma. Đó là sự bi ai của cuộc sống. Trong dân gian lắm khi cảnh gia đình lục đục, cha mẹ già hay ông bà tính khí trái nắng giở giời...thường rít lên rỉa rói con cháu: Đến con giun, con dế nó còn muốn sống nữa là con người? Tâm lý cảnh đời thường ấy đã được tác giả vận vào hai câu sau của đoạn thơ hai, để nói lên nỗi xót xa đối với người em:
                                                  Mẹ, cha...queo quắt còn ham thọ
                                                  Em nhởn thanh xuân lại vội quay.
                                 Quay là quay lơ, lăn ra chết... đi liền với "nhởn thanh xuân" (nhởn nhơ tuổi thanh xuân): nghĩa thơ có ý trào lộng. Ngôn ngữ, nhịp điệu hợp với sự cúng điếu của cảnh khóc tang. Lời than ấy giống như những người đi theo xe tang khóc viếng, đưa linh hồn kẻ chết về nơi chín suối. Nghĩa là, một cái chết tội tình đáng thương thay! Mẹ, cha đã phải chịu đựng bao nhiêu khốn khổ, tủi nhục, đắng cay mà vẫn sống đó? Em còn trẻ, dù có cảnh đời thế nào đi nữa, cũng việc gì phải phẫn chí tìm cách quyên sinh!
                                Bài thơ tuy cũng dựa trên một nỗi đời cụ thể, nhưng nó có cấu trúc của một bài thơ tượng trưng, nhuốm đầm sắc thái theo quan điểm của nỗi kiếp đoạn trường,  nơi bể khổ dân tình của cụ Nguyễn Du.  Cho nên tác giả đã kết:
                                                  Hãy đi, yên nhé! Coi hết nợ...
                                                  Anh ở vì chưng trả nợ đời.
                                Để cho rõ ý nghĩa hàm súc của hai câu cuối đó, xin liên hệ đôi nét về thân phận nàng Kiều: trải qua bao khổ ải, nhục nhã ê chề phải trẫm mình xuống dòng sông Tiền Đường để chết, nhưng lại được Giác Duyên vớt cứu - Nàng chưa thể chết vì chưa trả hết nợ đời! Như thế món nợ Kiếp của Kiều, dù đã phải trải qua hai lần thanh lâu, mấy lần muốn tự vẫn không thành:
                                                  Làm cho sống đoạ thác đầy
                                                  Đoạn trường cho hết kiếp này mới thôi!
                                                                                            ( Kiều )
                                Còn cái việc nàng đã được cụ Nguyễn Du cho tái hợp lại với chàng Kim Trọng để cuộc đời bi thảm của Kiều có phần kết hậu, âu đó cũng chỉ là món nợ đời cuối cùng mà nàng phải trả nốt đó thôi: món nợ tình! Bởi 15 năm khổ ải định chết, chết không xong. Tới khi được Giác Duyên cứu sống lại rồi, Kiều chỉ muốn đem tấm thân đã "dơ" của mình:
                                                  Trông hoa đèn chẳng thẹn mình lắm ru?
                                Để mà yên thân nơi cửa chùa:
                                                  Đã đem mình bỏ am mây...
                                                  Mầu thiền ăn mặc đã ưa nâu sồng
                                Thế mà phận cũng có được yên đâu? Khi Kiều từ chối duyên tái hợp với chàng Kim kia, từng thốt ra than:
                                                  Nói chi kết tóc xe tơ
                                                  Đã buồn cả ruột mà nhơ cả đời...
                                Thế mà Vương Ông vẫn còn trì triết , mắng con gái rằng:
                                                  Tình kia, hiếu nọ ai đền cho đây?
                                Vì "hiếu" đã phải bán cả tấm thân trong trắng, ngà ngọc của mình để chuộc cha. Với "tình" lòng vẫn thuỷ chung son sắt, cũng đành phải dứt duyên nhờ em là Thuý Vân thay mình!... Hiếu, tình sâu nặng đến thế, mà vẫn chưa đủ trả? Cuối cùng Kiều vẫn cứ phải đem cái tấm thân mình, như nàng đã nói:
                                                  Ong qua bướm lại đã thừa xấu xa...
                                Để mà đền nốt cho chàng Kim. "Món nợ kiếp người" tưởng cũng chỉ khổ đến thế là cùng.
                               Trở lại với bài Làm Ma Em Vợ, câu thứ ba của đoạn thơ này:
                                                   Hãy đi, yên nhé! Coi hết nợ...
                               Cái nạn kiếp người nơi hạ tầng của chúng sinh thời nào mà chẳng khổ? Trải qua những thăng trầm bể ải trong nhân tình thế sự, chiêm nghiệm trong thẳm sâu tâm linh cuộc đời mình, thấm đẫm về chữ "kiếp" luân hồi ấy để nỗi xót thương từ trong lòng tác giả trào ra: Em chết, là coi như đã trả hết nợ đời đó em!
                               Vì muốn nó cũng có sống lại được nữa đâu? đồng thời đó cũng là lời an ủi, xoa bớt nỗi đau cho vong hồn người em nơi chín suối. Mặt sau của bản thơ là tiếng kêu cứu xã hội, tiếng khóc nấc bật ra từ trong khối cộng đồng của thời đại hiện đại này!
                             Ta trở lại với câu thơ đầu tiên:
                                                  Em kết liễu! Tự giải thoát mình khỏi "kiếp"
                              Lời khóc tang của bài Làm Ma Em Vợ này là tiếng khóc bật ra từ trong nỗi kiếp nhân gian:
                                                  Anh ở vì chưng trả nợ đời.
                                 Anh còn phải sống tiếp, cũng chả sung sướng gì đâu? Bao khổ nạn ê chề, chẳng qua vì đời chưa hết nợ, trả hết nợ rồi anh cũng đi thôi! Bài thơ chỉ như một lời khấn cầu từ bi nơi cửa phật để thắp cho đứa em tội nghiệp, cùng những kẻ đáng thương đã sinh ra ở trên cõi sống trần ai đây một nén nhang đời!
                           
                                          Đào Viết Minh

                          <bài viết được chỉnh sửa lúc 27.12.2022 16:49:37 bởi Nhân văn >
                          #28
                            Nhân văn 05.12.2017 11:23:26 (permalink)
                             
                             
                                                 “VÁY THIẾU NỮ BAY” 
                                                          Một tuyệt phẩm thi ca
                             
                                      VÁY THIẾU NỮ BAY
                             
                                                   Rõ ràng trong ngọc trắng ngà
                                              Dày dày sẵn đúc một tòa thiên nhiên
                                                              Nguyễn Du
                             
                                                                      *
                            Váy thiếu nữ bay để ngỏ
                            Một khoảng trời nghiêng ngửa bên trong
                            Gió réo rắt, nắng bồn chồn hơi thở
                            Tìm vào chỗ ấy của em...

                            Bờ bãi con người em trổ hoa trái ngọt
                            Đến đế vương cũng khum gối cầu mong
                            Váy thiếu nữ bay lộ một lâu đài, điện ngọc
                            Nơi sự sống nhân quần tiến hoá muôn năm...

                            Váy thiếu nữ bay mang cả hồn thời đại
                            Mênh mông bầu trời, say đắm thế gian
                            Có phải đó khúc quân hành nhân loại?
                            Em giữ trong mình nguyên thuỷ lẫn văn minh.

                            Váy thiếu nữ bay để thấy đời còn có lý!
                            Sự sống anh cùng nhân thế tồn sinh
                            Dù dung tục vẫn thánh tiên bậc nhất
                            Khởi điểm cho các luồng chính trị toả hào quang...
                             
                                                        Thơ -  Phạm Ngọc Thái
                             
                             
                                             LỜI BÌNH NGUYỄN ĐÌNH CHÚC
                                    Có nhà thơ nào đã ví "cái" của người thiếu nữ như một cổng trời, qua cổng trời đó là vào một động thiên thai. Hay như cách tả của bà Hồ Xuân Hương về  "cái ấy" của chị em :
                                            Bày đặt kìa ai khéo khéo phòm
                                            Nứt ra một lỗ hỏm hòm hom
                                                            (Động Hương Tích)
                                 Khi thì bà mượn cái quạt để tả:
                                            Chành ra ba góc da còn thiếu
                                            Khép lại đôi bên thịt vẫn thừa...
                                 Giờ đến với bài thơ "váy thiếu nữ bay" của PNT - Anh đã ví:
                                            Một khoảng trời nghiêng ngửa bên trong
                                 Đến thiên nhiên cũng phải run rẩy:
                                            Gió réo rắt, nắng bồn chồn hơi thở
                                            Tìm vào cung cấm của em...
                                 Cũng đúng thôi! Ngay cả trái tim con người khi cảm xúc còn rung động huống hồ thiên nhiên? Nhưng điều mà tôi muốn nói ở đây, viết ra câu thơ như thế là tác giả đã... mạnh bạo. Đọc lên ta thấy gai gai... nhưng ngẫm kỹ lại thì sướng thơ.
                                 Sang đến khổ thứ hai, bắt đầu mang theo tính triết lý:
                                              “Bờ bãi con người” em trổ hoa, trái ngọt
                                              Đến đế vương cũng khum gối cầu mong
                                  Trong nhân sinh quan ta thấy rõ ràng nhà thơ đứng về phía nhân gian, ca ngợi tình yêu sự sống ở chốn cộng đồng. Ta thường nói, sở dĩ tác phẩm của Nguyễn du bất hủ !? Bởi Người đã có hàng chục năm phải sống lăn lộn nơi dân dã, thấu hiểu nỗi tình kiếp chúng sinh mà viết nên... KIỀU - Tôi nghĩ, một quan điểm rất cơ bản trong thi ca chính là thái độ nhân sinh và thế giới quan của nhà thơ như thế nào? nó có ý nghĩa rất quyết định tới tấm vóc của một bài thơ hay, cũng như các tác phẩm văn học nói chung.
                                  Trở lại bài Váy Thiếu Nữ Bay - Câu thơ vừa nói trên ý rằng, ở nơi "bờ bãi con người..." em như hoa trái của sự sống. Sự sống mà không có hoa trái thì sẽ khô xác, chỉ như là cái xác chết. Sau đó để làm rõ hơn về ý nghĩa của “cái ấy”, nhà thơ viết:
                                                        Đến đế vương cũng khum gối cầu mong
                                  Vậy là, hơn một lần tác giả lại bộc lộ quan điểm: Cái ấy của em còn cao hơn, đáng giá hơn cả hàng bậc đế vương kia.                 
                                  Sau đó miêu tả với mức độ rộng cao hơn:
                                                         Váy thiếu nữ bay lộ một lâu đài. điện ngọc
                                                         Nơi sự sống nhân quần tiến hoá muôn năm...
                                  Dùng hình tượng ví như "lâu đài, điện ngọc" ta cũng dễ hiểu. Cụ Nguyễn Du cũng đã chẳng từng ví của Kiều:
                                                        Dày dày sẵn đúc một toà thiên nhiên
                                  Còn về ý nghĩa tiến hoá vạn vật trong vũ trụ hay của thế giới nhân quần, khởi thuỷ và muôn năm cũng là ở  trong cái ấy mà ra cả. Sự sống và văn minh, tiến bộ thế giới... đều phải bắt đầu từ đấy!
                                  Câu thơ: Nơi sự sống nhân quần tiến hoá muôn năm/-  đã mang theo cả ý nghĩa thời đại và tính vũ trụ. Sang khổ thơ thứ ba:
                                                         Váy thiếu nữ bay mang cả hồn thời đại
                                                         Mênh mông bầu trời, say đắm thế gian
                                  Cái mà đã dấu trong chiếc váy của người thiếu nữ lại bao trùm lên cả hồn thời đại? Làm say đắm thế gian? Không phải chỉ bây giờ, mà từ xa xưa đến mai sau,  vẫn thế... Rồi tác giả chốt lại trong câu thơ kết đoạn:
                                                        Có phải đó khúc quân hành nhân loại?
                                                        Em giữ trong mình nguyên thuỷ lẫn văn minh
                                  Từ thuở thiên thai khi mà người đàn bà còn chưa biết mặc váy? Cái đó đã có rồi - Nó mãi mãi là một bích phẩm bất hủ nhất, của cả tạo hoá lẫn xã hội con người. Thơ đã mang màu sắc triết học, nghĩa kết vào nhau rất chặt chẽ.
                                 Sang khổ thơ cuối cùng, tác giả tung ra một lời phán quyết:
                                                       Váy thiếu nữ bay để thấy đời còn có lý!
                                                       Sự sống anh cùng nhân thế tồn sinh
                                                       Dù dung tục vẫn thánh tiên bậc nhất
                                                       Khởi điểm cho các luồng chính trị toả hào quang...
                                  Câu thơ kết đã khoá lại toàn bộ bài thơ - Chính nó mang theo một lời triết lý có ý nghĩa xã hội: Hàm ý về một phủ định nào đó? Xin phân tích đôi nét - Bước đầu tác giả lý giải về sự sống:
                                                       Sự sống anh cùng nhân thế tồn sinh
                                  Nghĩa là từ cá nhân tới xã hội phải nhờ có "cái ấy" mới có thể tồn tại và phát triển, rồi tác giả giải nghĩa biện luận ấy:
                                                      Dù dung tục vẫn thánh tiên bậc nhất
                                  Nói là phàm tục, cũng là phàm tục - Nếu nói "thiêng", thì cũng có ý nghĩa thiêng? Chẳng thế mà nhà thơ Nga M.Lermôntốp đã viết những câu thơ bất hủ về tình yêu với người đàn bà:
                                                    Tượng thờ dù đổ vẫn thiêng
                                                    Miếu thờ bỏ vắng vẫn nguyên miếu thờ.
                                 Bởi vì:  Với ý nghĩa chân chính, lòng ham muốn cái đó... là đỉnh cao tột cùng trong sự thăng hoa của tình yêu con người! Cái hạnh phúc vô giá, niềm đam mê vô tận. Nó vừa tạo nên những sướng vui, đồng thời cũng là nguồn gốc của nỗi đau khổ. Nó mang đến ý nghĩa thánh thiện, đức nhân ái và bao dung. Nó chính là hạt nhân của tình lứa đôi. Cho nên Puskin đã nói một câu nổi tiếng, rằng: "Chỉ có tình yêu mới giết được thù oán" -  Ý nghĩa đều nằm trong câu thơ của Phạm Ngọc Thái: “Dù dung tục vẫn thánh tiên bậc nhất”.
                                  Ở đây tác giả cũng chỉ nhấn mạnh về tình yêu gái trai nơi nhân gian, mà anh gọi là "bờ bãi con người".  Câu cuối cùng chốt lại cả bài thơ:
                                                   Khởi điểm cho các luồng chính trị toả hào quang...
                                  Đó là ngòi bộc phá nổ để bảo vệ cho toàn bộ ý tưởng, hình tượng và sự biện luận của bài - Nào là: "Váy thiếu nữ bay "...  mang cả hồn thời đại... sự sống nhân quần tiến hoá... mênh mông bầu trời... say đắm thế gian, v.v... Chỉ để bảo vệ một chủ thuyết: Ca ngợi cái kiệt tác mà tạo hoá đã sinh ra trên tấm thân người đàn bà!
                                 Thì từ khi có vũ trụ cùng thế giới con người - Đến nay đã có cái gì được coi là cao hơn, vĩ đại hơn cái của đàn bà ấy đâu? Dù nhân loại có tiến triển đến hàng triệu năm nữa, nó vẫn vĩ đại nhất!
                                  Cho nên một bài thơ hoàn hảo, có đầy đủ phẩm bích ca ngợi về cái kiệt tác của thượng đế ấy? Nó cũng xứng là một tuyệt phẩm hay một kiệt tác thi ca !...
                             
                                                   NĐC.
                             


                             
                            <bài viết được chỉnh sửa lúc 27.12.2022 16:59:23 bởi Nhân văn >
                            #29
                              Nhân văn 05.12.2017 11:32:59 (permalink)
                               
                                             KHOẢNG TRÔI TRONG LÁ

                              Bỗng cồn nhớ một thời dĩ vãng
                              Gió cứ trôi không hữu hạn bến bờ
                              Nhưng vẫn đó: em, anh - cuộc sống
                              Xa nhau rồi, tình cũ đến bơ vơ...

                              Có bao lá cây rơi, em đã vào xa vắng
                              Lá nuốt em. Giờ sống thế nào rồi?
                              Em sung sướng? Ưu phiền? Lãng quên hay bụi cát?
                              Mặt trăng trên trời. Tim anh rất mồ côi!

                              Hỡi những hàng cây xanh! Những con đường lá đổ!
                              Chỉ dùm ta đôi gót đỏ thời thiếu nữ em xưa…
                              Kỷ niệm về trái tim đau thổn thức
                              Chỉ dùm ta. Nào, chỉ giúp ta đi!

                              Bài hát năm xưa... bên anh em đã hát
                              Giờ đây trong lá nẻo trời nào?
                              Anh đi qua chỉ thấy toàn mây trắng
                              Mặt trăng tít trên trời. Em ở tận nơi đâu?

                              Con đường ta đi có bao đôi trai gái
                              Ai cũng một thời yêu, em nhỉ! Để xa nhau,
                              Để được nhớ, được buồn, được khóc,
                              Được nghe quanh đời những tiếng lá bay theo.

                              Hãy níu lại dùm ta! Một thời dĩ vãng…
                              Gió vẫn trôi, lá vẫn bay vèo
                              Nhưng vẫn đó: em , anh - cuộc sống
                              Và một mối tình ta đã tặng cho hết thảy trăng sao.
                               
                              Lời bình:    Tác giả nhớ về kỷ niệm với một thiếu nữ. Năm tháng qua đi, lá rụng hết lớp này đến lớp khác:
                                                  Bỗng cồn nhớ một thời dĩ vãng
                                                  Gió cứ trôi không hữu hạn bến bờ
                                                  Nhưng vẫn đó: em, anh - cuộc sống
                                                  Xa nhau rồi, tình cũ đến bơ vơ...
                                    Người con gái ấy giờ đây ra sao? Cuộc sống thế nào? Nhà thơ không biết! Chỉ còn lại mặt trăng trên trời với trái tim mồ côi, những làn mây trắng và tiếng lá cứ bay đi xa, xa mãi:
                                                  Bài hát năm xưa, bên anh em đã hát
                                                  Giờ đây trong lá nẻo trời nào?
                                                  Anh đi qua chỉ thấy toàn mây trắng
                                                  Mặt trăng tít trên trời. Em ở tận nơi đâu? 
                                    Tình yêu ấy hát trong hư vô và trăng sao, dưới những hàng cây xanh, bên những con đường lá đổ. Đoạn cuối tình thơ được điệp lại như muốn níu kéo về mối tình đã qua đi:
                                                  Hãy níu lại dùm ta! Một thời dĩ vãng…
                                                  Gió vẫn trôi, lá vẫn bay vèo
                                   Quấn trong tiếng lá rụng và bóng trăng hư ảo trên trời: “ Khoảng trôi trong lá “ là một bài thơ tình da diết, được viết bằng thứ ngôn ngữ giàu hình tượng mang màu sắc hơi trừu tượng, vẳng ra từ trong ký ức và trái tim thương nhớ của nhà thơ! Lắng trong tình ý thi ca có thể làm xao động trái tim ta.
                               
                                                Phương Loan 
                               
                              <bài viết được chỉnh sửa lúc 27.12.2022 17:00:46 bởi Nhân văn >
                              #30
                                Thay đổi trang: < 123 > >> | Trang 2 của 5 trang, bài viết từ 16 đến 30 trên tổng số 61 bài trong đề mục
                                Chuyển nhanh đến:

                                Thống kê hiện tại

                                Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
                                Kiểu:
                                2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9