MẢNH VỤN SUY TƯ
Thay đổi trang: 12 > | Trang 1 của 2 trang, bài viết từ 1 đến 15 trên tổng số 16 bài trong đề mục
lamongthuong 29.11.2017 12:11:52 (permalink)
 
NỖI NIỀM THẦM KÍN QUA
"VẾT THƯƠNG TUỔI TRẺ"
(Người Luân Đôn)
 
Thật ra, khi vừa đọc xong luận đề "Vết Thương Tuổi Trẻ" của tác giả Lã Mộng Thường, khó có mấy ai thuộc lớp người lớn tuổi giữ cho lòng bình thản. Một thoáng bất bình, bất như ý trỗi dậy. Tưởng còn nhẹ. Dễ thường đã có người phải nổi giận. Giận lắm. Họ đều muốn truy nguyên xem người viết đích thật là ai? Sao có thể "quá lời," hung hãn phóng bút đến như vậy?
 
Phản ứng tâm lý này, về một mặt nào đấy, cũng phải thôi.
 
Thế thì nội dung đề tài kia đã nói gì, những gì, khiến cho một phần dư luận phẫn nộ nhường ấy? Tạm xin nói ngay - nó chẳng khác một cuộc "nổi dậy," một cuộc "tổng phản công" về chính kiến, tư tưởng, đạo lý, văn hóa của giới trẻ nhằm vào lớp "đàn anh" hay xa hơn thế, có trách nhiệm gần xa trong việc mất còn của Miền Nam, của Việt Nam Cộng Hòa ở ngày qua. Và lại chỉ không giới hạn ở sự phê bình, hài tội bóng bẩy, tác giả hầu như đã còn muốn phản ảnh tiếng vọng tâm tư, tâm tình, tâm sự chán chường về cung cách sống của những người lớn tuổi trong thực trạng xã hội lưu vong ngày nay. Lòng khinh khi đẩy đến chỗ không còn một chút tín nhiệm, tin cậy. Dưới mắt tác giả - nghĩa là theo cái nhìn của thế hệ thanh thiếu niên - mọi giá trị nhân bản, tư cách, sĩ khí cùng thái độ làm người ở các đẳng cấp huynh trưởng đã hoàn toàn tan biến. Suốt hai mươi năm trôi qua, và cũng chính cái chu kỳ ấy có triển vọng kéo dài lê thê chưa biết đến bao giờ với hằng hà sa số nghịch cảnh, những điều ngang tai chướng mắt, những hành động vì dân vì tương lai đất nước chỉ toàn là tiếng phèng la ồn ào vọng động làm tan nát niềm tin lẫn tình người đồng chủng máu đỏ đầu đen.
 
Mọi sự ấy đã là đầu mối của đề tài nẩy lửa vừa bùng lên!
 
Thiết tưởng, cứ cần phải luận rõ nguyên nhân sự kiện thì rồi ra có luận bàn, có tranh cãi gì - điều đó mới giúp cho người đọc vốn quá bận rộn với cuộc sống thường nhật có thể theo dõi dễ dàng hơn, và cũng dễ dàng trở thành những nhà trọng tài đánh giá đúng mức những vấn đề cực kỳ khúc mắc, phức tạp đeo đẳng mọi người chúng ta từ ngày mất nước 75 cho đến nay.
 
Bài viết tuy không nói lên một cách rõ ràng, cụ thể, song đã bàng bạc, hàm chứa cả một trời u uất liên quan đến nhận định vừa được đặt ra ở lớp người trẻ sinh ra và lớn lên tại xã hội Tây Phương. Hay khi phải bỏ nước ra đi tìm tự do, họ đang trong tuổi thanh thiếu niên, và bây giờ đã thực sự trưởng thành, vào đời. Nhiều người trong bọn họ lại xuất thân khoa bảng đại học Âu Mỹ. Khá nhiều người vẫn giữ được dòng máu nước Việt, tâm hồn dân Việt. Họ thiết tha gắn bó với quê hương, đồng chủng. Chính vì thế mà họ đau khổ, đau đớn nghiền ngẫm lại vấn đề - những vấn đề không mấy đẹp xoay quanh trong tập thể lưu vong, hàng ngày hiện trước mắt họ, gây nhiều đáng tiếc đôi khi đến độ phi lý, phi nhân. Tâm hồn họ cởi mở, chân thành, thẳng thắn và hồn nhiên. Tuy hờn mát thốt ra lời chua chát, tự vứt bỏ mình đi, họ lại không chấp nhận và càng không thể im hơi lặng tiếng trước đầy rẫy những hành động tiểu xảo cùng thủ đoạn quay quắt đổi thay chỉ trong một chiều hôm ban mai. Lòng họ ví như mảnh ruộng vừa được cầy bừa tươm tất, cỏ dại không còn đất sống, chỉ chờ gieo mầm vãi hạt, hứa hẹn một vụ mùa phì nhiêu. Cho nên, họ thắc mắc, bực bội, phẫn nộ nếu như ai kia định tâm bôi đen tâm hồn trong trắng ở họ. Họ vẫn mong muốn, ước ao được các bậc trưởng thượng hiền lương chỉ dạy cho họ. Song lại không cho phép bọn điếm đàng, chuyên nghề khua môi múa lưỡi phỉnh phờ dư luận lên tiếng dạy đời, dạy thanh niên. Họ nổi giận đặt bút viết ra, cũng như một số người lại đã vội "phẫn nộ" khi thoạt vừa đọc những điều giới trẻ buộc lòng đề cập đến.
 
Thế cho nên, công luận cần bình tĩnh, khách quan duyệt xét lại vấn đề. Và chỉ bình tĩnh, khách quan - vẫn chưa đủ! Phải loại bỏ mọi xúc động cấp kỳ, mọi mặc cảm tự cao tự đại. Vì, suốt trong quá khứ dài, chỉ toàn những ai với ai kia "lên tiếng." Thế hệ trẻ Việt Nam chưa hề bao giờ cất lên tiếng nói của họ. Ngày nay họ mới mạnh mẽ tỏ bầy chính kiến. Tưởng nên xem đấy là một hiện tượng khích lệ, đáng mừng hơn đáng lo, đáng vui hơn là trách móc, dè bĩu, đáng lạc quan hơn là chuốc lấy bi quan. Đừng tìm cách "Cả vú lấp miệng," chận đường chận ngõ. Nếu có sợ, chỉ sợ "người thanh niên" tiếp tục thờ ơ, bình chân như vại trước mọi vấn đề dân tộc, sợ họ bàng quan, vong bản. Họ còn biết đau, biết tủi hờn, còn biết uất hận và nổi sùng, còn muốn đem tâm sự riêng đặt vào tâm sự chung của hàng triệu người dân Việt đang sống cuộc đời lưu lạc vật vờ ở các xã hội tư bản coi nặng tiền tài hơn tinh thần, hay, đã muốn xem nhẹ sự hưởng thụ vật chất để còn biết thế nào là tu dưỡng hạnh kiểm, gìn giữ đạo lý, đặt lại cho đúng việc bảo tồn, phát huy văn hóa Việt Nam cực kỳ tế nhị như giờ đây thì như vậy tại sao chúng ta lại không lấy đấy làm điều mừng rỡ?
 
Nhìn lại gần một thế kỷ về trước, xã hội Việt Nam chìm đắm trong gọng kìm ngoại lai, tinh thần vọng ngoại lan tràn khắp ba miền Trung, Nam, Bắc, thế mà vẫn đã vang lên lời thống thiết: "Tiếng Việt còn, dân Việt còn! Nước Việt còn!" Thì ngày nay, cho dù xứ sở tơi bời tan nát dưới bàn tay thống trị của bọn người vô tổ quốc, vô thần, vô gia đình - và cho dù một phần dân tộc thất thế, nổi trôi sống thân tầm gửi, mọi người chúng ta vẫn còn tất cả niềm kỳ vọng. Vì, "Tiếng nói bao hàm truyền thống tổ quốc Việt Nam ở thế hệ trẻ Việt Nam còn, tương lai dân Việt tất phải còn!"
 
Chúng ta chỉ vừa thua "một trận chiến."
 
Chúng ta nhất định không thua một "cuộc chiến" dành đoạt lại đất nước - đất nước của tiền nhân Hùng Vương lập quốc!
 
Qua nội dung "Vết Thương Tuổi Trẻ," khuyết điểm nếu có, chỉ là ở chỗ người trẻ quá nóng (cái nóng nẩy tất nhiên của tuổi trẻ) để rồi thiếu đi sự rào đón, cẩn trọng né tránh, khiến mắc vào lầm lỗi kỹ thuật đặt bút! Tác giả đã không phân biệt "cái hay" bên cái dở đáng truy kích, đập phá, tận diệt. Tác giả đã vô tình quên đi, không hề nhớ đến, biết đến một số không ít những tâm hồn dân tộc đáng quý, đáng nể trọng đã đóng góp, đã hy sinh cho Tổ Quốc hoặc cho nền văn hóa văn hiến đất Việt. Tác giả đã vơ tất cả vào một mối. Tất cả đều "cá mè một lứa." Chỉ vì tác giả dựa vào sự ăn nói hồ đồ, nông cạn ở một số cá nhân bất xứng; dựa vào hành động rác rưởi của những tên hề sâu khấu chính trị và văn hóa chưa đủ trình độ "thành nhân" đã vội rêu rao việc đội đá vá trời, tự khoác cho mình cái thiên chức hướng dẫn, dắt dẫn, chỉ đạo giới trẻ!
 
Tưởng nên hiểu rằng, lịch sử đất nước từ ngàn trước đến ngàn sau là một tiếp nối không ngừng, có tốt, có xấu, có huy hoàng, có đen tối, có lúc suy vi, có thời hưng thịnh. Đành rằng, khi mạt vận, kẻ hèn, kẻ hư hỏng nhiều như lá rụng mùa thu, nhưng lại chưa hề thiếu đi những phần tử xứng đáng, hào hùng. Hãy cứ xem chốn ao tù nước đọng, bùn lầy xình úng thật đấy, song nào cánh sen kia đâu mãi chịu tàn úa để bị tuyệt giống, để không thể nở rộ ngay trong hôi tanh?
 
Định luật thời gian đào thải, hủy diệt con người. Nhưng rồi lớp già nào đã tan biến hẳn? Vẫn hài hòa hiện diện bên mái đầu xanh, gần gặn người tuổi trẻ. Tạo hóa có âm dương, thì kiếp người không thể thiếu đi sự có mặt của hai thế hệ "trẻ" và "không còn trẻ nữa." Bảo cầm súng lao mình ra mặt trận, người lớn tuổi đành chịu. Nhưng bảo rằng truyền thống đạo lý, văn hóa của một dân tộc không nằm trong tay thế hệ cao niên thì lại khó đúng. Hơn thế, nó đúng đến độ tuyệt vời, như khi người ta bàn đến sự luân hồi của nhà Phật. Kiếp luân hồi chưa hẳn thấy ở những người chưa mấy tin, nhưng rõ ràng, hiện tượng luân hồi "từ trẻ bước sang già" thì ngời tỏ như ánh sáng mặt trời, và lại có ngay trong cuộc sống của một kiếp người! Nó quyện lẫn với nhau như tiếng đàn tiếng sáo hòa hợp với lời ca trầm bổng trữ tình. Văn hóa cũng thế, không phải tự nhiên mà một dân tộc có ngay nền văn hóa làm mẫu mực cho linh hồn của giòng giống. Nó cứ phải bắt nguồn từ thuở xa xưa, tiến triển, phong phú hóa hết đời này sang đời khác. Ở thời điểm văn minh tiến bộ ngày nay, người Tây Phương lại đã biết "cách mạng hóa" tư tưởng văn hóa. Họ gạn lọc, bảo tồn những nét văn hóa dân tộc cùng lúc lại du nhập những nguồn văn hóa đa dạng từ bốn phương, bất cứ là ở quốc gia nào trên hoàn vũ. Cho nên, có gì để thế hệ trẻ Việt Nam phải quá băn khoăn, giật mình soát lại cái gốc văn hóa của mình? Những điều thực tế, nào là,
"được vun xới nơi cánh đồng Mỹ và lớn lên bởi bắt rễ từ hoa mầu Mỹ, thở không khí Mỹ, học bằng tiếng Mỹ, nói bằng tiếng Mỹ..."
như giới trẻ vừa nêu, tựu chung tưởng như là mọi sự đến với họ từ môi trường Mỹ Quốc - và cho dù thế, chưa hẳn là điều nguy hại trầm trọng. Và cũng đừng vội kết luận mọi sự kiện kia sẽ cho phép họ lột xác, hoàn toàn đoạn tuyệt với cái gốc văn hóa "thật" ở mình - "Văn hóa Việt Nam"!
 
Đúng thế. Văn hóa là một điều gì mang tính chất siêu phàm lắm. Nó tiềm tàng, ẩn chứa nhiều phần. Phần lĩnh hội từ thực tế mà đến. Và phần khác, đến một cách siêu hình, có thể cảm nhận được ngay từ giòng máu "huyết thống nòi giống." Đừng quá câu nệ, tốn nhiều công tìm kiếm cho hai tiếng "Văn Hóa" một định nghĩa từ chương. Như, lao mình phân tích, giải thích "Văn" là gì và "Hóa" phải là gì! Hãy trả lại điển tích của chữ nghĩa cho điển tích chữ nghĩa của một thời đã qua, ở các nhà nho sính hán học. Chúng ta không còn nhiều thì giờ nữa, ở vào thời điểm sắp mở đầu một thế kỷ tân kỳ. Làm sao để mọi người, nhất là giới trẻ Việt Nam vốn bị xa vời ngữ Việt hiểu được cái nghĩa tổng quát của nó tưởng đã là quá đủ. Để dễ hiểu hơn, xin đơn cử một hình ảnh dung dị: Nếu có người hỏi chúng ta "Văn hóa, văn hiến Việt Nam" là đâu và từng diễn ra như thế nào? Xin thưa ngay: Trải bốn ngàn năm lập quốc, người Việt từ thuở sinh ra chỉ biết bú mớm từ bầu sữa mẹ. Trong dòng sữa ấy đã có ngay "tình mẫu tử," "tình người"! Họ không uống sữa của loài thú vật - loài bò để khôn lớn, để sống! Có lẽ vì thế, trong chất văn hóa Việt đào tạo nên "người có văn hóa" không chấp nhận thú tính: Con cái không thể ngoảnh mặt quay lưng với cha mẹ, đến một tuổi nào, đủ lông đủ cánh bay đi, sống cuộc đời riêng biệt, không mấy khi còn đếm xỉa đến bố mẹ, bệnh tật, sinh sống ra sao, còn mất, cũng không cần hay, biết! Đã là một sinh vật có hồn, người Việt ghê tởm sự loạn luân, đặt nhục dục lên hàng đầu của sự sống, và không thể nhân danh tự do đến mức độ đàn ông công khai kết hôn với đàn ông, đàn bà lấy đàn bà, thật thản nhiên như là người ta uống... sữa bò vậy!
 
Lỡ đã sinh ra làm kiếp người Việt Nam thì đố cao chạy xa bay cho đừng là người Việt Nam! Không cần nói đâu xa và cũng không cần dài dòng, chỉ nội một việc thật nhỏ nhoi mà đầy đủ ý nghĩa nhất: "Tại sao đã 20 năm qua, được đào tạo, bắt rễ sâu vào lòng đất Mỹ Quốc đến thế, vậy mà hôm nay, những người trẻ Việt Nam vẫn do một động lực thiêng liêng thúc dục, đã phải cầm đến bút biện bạch cho mình, đồng thời xác định nguồn gốc tinh thần "văn hóa" của mình?"
 
Nếu quả thực, giới trẻ Việt bị Mỹ hóa, nhất định họ đâu cần phải có phản ứng! Càng không can cớ gì phải "thổn thức" đặt thành vấn đề như họ đã đặt! Phải chăng, họ chỉ muốn mượn hình thức này để "vạch mặt chỉ tên" những kẻ quen thói ăn trên ngồi trốc ở những ngày Miền Nam chưa mất - nhờ vào ngọn gió phất phơ của thời cuộc đảo điên đưa đẩy đến địa vị vàng son, hay nhờ nước đục thả câu thì cũng thế. Chứng nào tật nấy, ví như ngựa quen đường cũ, nay sống giữa xã hội lưu vong mà chúng vẫn mơ màng, vẫn quay quắt tìm đủ mọi cách tô son trát phấn để mong được tái xuất hiện trong một vở tuồng "cười ra nước mắt" thuộc về lịch sử mất nước.
 
Đọc những điều người trẻ viết ra trên giấy trắng mực đen, cảm thông sâu xa với họ, những người Việt có tâm hồn bỗng thấy buốt nhói trong tim. Ngậm ngùi và xót xa cho thế hệ đang muốn vươn lên, đang muốn thực sự được là người Việt Nam! Trong dòng máu luân lưu ở cơ thể họ, từ hồn đến xác - vẫn ấp ủ một biển trời văn hóa Việt, truyền thống Việt.
 
Họ thất vọng đấy mà vẫn đang kỳ vọng đấy!
 
Hãy nghe họ tâm tình: "Sóng trước đổ đâu sóng sau đổ đó"!
Còn mãi mãi biết ghi tạc trong đáy lòng lời tục ngữ của tiền nhân, lớp trẻ Việt Nam ở trên khắp các nẻo đường tự do vẫn còn đầy đủ danh dự, vẫn là những giá trị tinh thần ngời sáng trong tâm hồn nhiều người bỏ xa tuổi họ - những người mà mỗi sáng mai hay chiều hôm đến, nhìn bóng hoàng hôn tỏa xuống, đã chợt cảm thấy hơi sương lạnh bên bờ vai, thế nhưng chưa hề quên đi nỗi sầu vong quốc.
 
Vâng, xin hãy cứ tìm lại niềm tin, hỡi những người bạn trẻ!
 
Đất nước là của chung.
 
Thế nhưng đất nước Việt lại không thể còn là của những kẻ lỗi thời, vị kỷ, hễ mở miệng là cao ngạo tuyên xưng: ...đã "nguyên" là thế này, thế khác...
 
Bụi thời gian, thời thế, đã phủ kín những cái "nguyên" đầy hào nhoáng mà giả tạo kia rồi!
 
Đất nước giờ đây tùy thuộc các bạn. Tùy thuộc tuổi trẻ. Và xã hội tị nạn cần được lành mạnh hóa cũng bởi từ lòng nhiệt huyết, ý chí quả cảm của các bạn.
 
Nếu như những người trẻ đã có lý, không chấp nhận trở thành "những đợt sóng sau đổ theo ngọn sóng trước ô nhiễm" thì cứ lại phải nhớ thêm rằng những người muôn năm trước đã từng có dặn: "Sóng xa sóng đổ vào bờ"...
 
Bờ đây là... bến bờ Việt Nam!
 
Hễ còn là người Việt, còn biết hướng về đất Việt ngàn xưa, tuổi trẻ Việt Nam còn tất cả hy vọng dựng nước! Để rồi còn viết lại trang sử văn hóa hào hùng...
 
Người Luân Đôn.
10-1994
#1
    lamongthuong 29.11.2017 12:15:32 (permalink)
    .
    ĂN   NHẬU
     
    Dưới thời Pháp thuộc, Phạm Quỳnh đưa lên một đặc tính của người Việt là gì cũng cười. Ông viết có vẻ hơi mỉa mai và cho rằng cái cười của mình không hợp thời, hợp cách: "Anam ta cái gì cũng cười, phải cũng cười, trái cũng cười, hay cũng cười, dở cũng cười..." Vào thời của ông, có lẽ đã bị ảnh hưởng bởi lối sống chỉ coi mình đáng được tôn trọng của thực dân và cho rằng các dân khác là mọi rợ nên luôn luôn phải tỏ ra "đàng hoàng rởm," không dám cười một cách tự nhiên. Do đó ông phê bình cái cười của người Việt dưới cặp mắt "đàng hoàng thực dân," và bởi thế không nhận ra giá trị của cái cười. Thử trung thực mà xét, chỉ những người có cuộc sống ngay thẳng đạo đức mới có được những nụ cười tự nhiên. Hay cũng cười, đó là điều nên vì mình là người, và chỉ người mới biết cười khi nhận thức được điều hay. Dở cũng cười, đó là sự nhận lỗi một cách chân thành, chấp nhận tha thứ cho người cũng như tha thứ cho chính mình. Phải cũng cười, nào có chi lạ, và trái cũng cười bởi chính nụ cười này chứng tỏ mình đã nhận ra sự thật. Nhận ra sự thật là điều thích thú nên phải cười, không nhận ra sự thật sao có thể cười. Phạm Quỳnh vẫn còn quên rằng còn nhiều thứ cười khác: cười cầu tài, cười nịnh bợ, a dua, cười nham hiểm, cười ruồi, cười nhạt, cười khinh khi, cười bợ đỡ...
     
    Dầu biết đưa lên cái cười để mổ xẻ, Phạm Quỳnh cũng chưa nhận ra hoặc không dám phê bình một đặc tính thông thường khác nữa của người Việt là chuyện gì cũng nói đến ăn. Có lẽ bởi ông ta thích ăn nhậu, lại làm cho Pháp "Sáng rượu sâm banh, tối sữa bò" (Trần Tế Xương) nên không dám nói đụng đến chuyện ăn. Quả thực, dân ta chuyện gì cũng nói đến ăn. Ăn tất nhiên phải là một chuyện cần và tốt lành. Xét theo những thời điểm của một đời người, mới sinh ra đã ăn mừng ấm tử hay tôn nữ. Ba mươi ngày sau, ăn đầy tháng, bảy tháng sau, ăn thôi nôi, rồi nào ăn đầy năm, ăn xưng tội vỡ lòng, ăn thêm sức. Lớn lên đến tuổi dựng vợ gả chồng thì ăn hỏi, ăn cưới. Học hành đỗ đạt cũng ăn mừng. Đi làm, đi lính, được thăng quan tiến chức, ăn khao, bởi "vô vọng bất thành quan". Không lập gia đình, đi tu, lúc chịu chức linh mục thì ăn mừng đỗ cụ. Sống mới bốn mươi, ăn tứ tuần, rồi ngũ tuần, lục tuần... Tám mươi tuổi ăn mừng thượng thọ. Chết, ăn đám tang và rồi mỗi năm một lần con cháu ăn giỗ. Như thế, chết rồi vẫn còn là chủ đề cho con cháu ăn. Có nhiều chuyện không liên quan gì đến ăn mà vẫn gọi là ăn như ăn hối lộ, ăn bẩn, ăn cắp, ăn cướp, ăn mày. Ăn không được mời gọi là ăn chực hay ăn rình. Ăn được mời gọi là ăn cơm khách hay ăn đám.
     
    Trong cuộc sống, bất cứ chuyện gì cũng cần có ăn. Làm nhà mới thì ăn hạ chân móng, ăn bỏ nóc, ăn đổ nền nhà, ăn hồi công thợ. Làm tàu thì ăn khởi công, ăn hạ thủy, ăn khai trương... Những ngày lễ tết chúng ta ăn mừng lễ, ăn tết. Không chuyện gì không có việc ăn đính kèm. Những người buôn bán dùng bàn tiệc làm nơi nhờ vả công việc, lại cũng ăn. Khách khứa tới, không mời khách ăn là không trọng khách mặc dầu chúng ta quan niệm mời khách ăn chỉ thêm đũa thêm chén chứ không thêm nồi thêm niêu.
     
    Chúng ta thường đính kèm tiếng uống với chữ ăn, gọi chung là ăn uống. Đã ăn là phải có uống, không uống rượu, bia thì trà hay nước ngọt hoặc cà-phê. Có ăn mà không có uống cả là chuyện dị thường, không ai chịu như thế bao giờ. Đôi khi uống lại trọng hơn ăn mặc dầu ăn hiện diện trong mọi việc quan trọng, vui mừng, hay chia ly. Chả thế mà Chúa Giêsu đã phải biến nước thành rượu nơi tiệc cưới Cana ư!
     
    Nếu chỉ uống rượu không, gọi là uống rượu suông. Uống đi kèm với ăn là chuyện bình thường tự nhiên, nhưng uống rượu nhiều hơn ăn trong một bữa tiệc được gọi là nhậu. Có người dùng hai tiếng "ăn nhậu" đi đôi với nhau, cũng chỉ như ăn uống mà thôi. Người miền nam Việt Nam dùng riêng chữ nhậu để chỉ việc ăn có uống rượu. Dân uống nhiều rượu hơn ăn dùng chữ nhậu để tiện gọi sự uống của họ, lâu dần thành biệt ngữ "nhậu" mang nghĩa của sự rượu chè say sưa. Tuy nhiên, trong tứ đổ tường không có chữ nhậu. Ngược lại trong ngũ khoái chỉ có chữ uống mà thôi, vẫn không có chữ nhậu. "Ăn nhậu" vẫn không phải là điều bị kết án.
     
    Không ai trong cuộc đời chưa bao giờ ăn hoặc uống. Mà ngược lại, ăn uống là chuyện cần thiết và tốt lành. Tuy nhiên, có những người hoặc vì bản tính tự nhiên, hoặc lạm dụng sự ăn uống nên làm cho sự ăn uống có nghĩa xấu. Đồng thời cũng có những kẻ lạm dụng danh từ để đặt nặng ý xấu cho kẻ khác. Thực ra, chỉ có người lạm dụng sự ăn uống mới xấu còn việc ăn uống lại là việc không ai có thể tránh thoát bởi ăn uống đi kèm với sự sống con người.
     
    Ngoài việc ăn uống để bảo tồn và tiếp tục sự sống, nó còn là cơ hội giúp chúng ta có thêm bạn bè. Xét chung, đa số bạn bè chúng ta có được đều bắt nguồn từ những việc ăn nhậu. Chúng ta cũng có bạn từ nhiều phương diện khác nhau, và có lẽ chúng ta sẽ không coi ai là bạn thân nếu chưa bao giờ chúng ta có dịp cùng chung bàn ăn hay chén tạc, chén thù với họ.
     
    Những người chê bai kẻ khác trong việc ăn uống có thể có cái nhìn quá cổ hủ nếu không nói là có ẩn ý xấu. Họ sẽ biện luận rằng ăn uống phải điều độ, giới hạn! Thế nào là điều độ và thế nào là giới hạn? Mỗi người có giới hạn riêng cho mình. Bạn chỉ có thể ăn được hai chén cơm, cố ăn bốn chén bạn sẽ thấy thế nào? Bạn không uống được rượu, thử uống một ly rồi sẽ biết ra sao. Nếu bạn dùng hai chén cơm và một ly nước lạnh làm mẫu mực cho kẻ khác, có lẽ bạn không bao giờ có được một người được gọi là "bạn" bởi không ai chấp nhận được cái mẫu mực này. Hơn nữa, nơi đất nước cờ hoa, sự ăn uống và kiểu cách ăn uống không được đặt thành vấn đề; người nhận xét kẻ khác một cách khắt khe trong việc ăn uống, có lẽ nên đặt lại vấn đề: mình thì sao? Cái xà trong con mắt mình có lẽ che lấp cái nhìn của mình từ bao lâu nay!
     
    Bạn có dám tự hào không thích ăn nhậu? Có một bác sĩ giải thích sự tai hại của rượu cho một nhóm người nghiện rượu. (Tôi nói nghiện rượu chứ không phải ăn nhậu). Vị bác sĩ nêu lên một thí dụ để hỏi những tay nghiền:  -"Nếu chúng ta đưa một thau nước và một thau rượu cho một con bò, con bò sẽ uống thau nào?"  -"Thau nước," vài người trả lời. Bác sĩ hăng say nói tiếp,  -"Mọi người thấy con bò cũng biết rượu có hại nên không uống..." Vừa tới đó, một cánh tay giơ lên đỡ lời vị bác sĩ,  -"Thưa bác sĩ, sở dĩ con bò uống thau nước vì nó ngu như bò..."
    #2
      lamongthuong 29.11.2017 12:18:52 (permalink)
      .
      NHỮNG  CÁI  NHÌN  KHÁC  BIỆT
       
      Mọi người đều nhận thấy nếu chúng ta muốn có một cái gì, chúng ta phải làm một cái gì. Muốn có một chiếc xe, bạn phải mua. Mua xe, bạn cần tiền; muốn có tiền, bạn phải làm gì để có tiền. Dù bạn có đi ăn cướp tiền của người khác để mua xe thì cũng là làm một cái gì. Chính bởi nhận thức được điều này, chúng ta thường khinh chê những người chỉ biết nói phét hoặc chỉ biết ra lệnh cho người khác làm trong khi chính họ không chịu làm gì. Chúng ta cho rằng những người không làm gì là ăn bám, sâu mọt xã hội. Chúng ta đánh giá trị người khác tùy công việc của họ làm, và đôi khi tùy kiểu cách làm việc nữa. Thế nhưng, thường chúng ta không thích hoặc không chấp nhận những người làm việc khác đường lối chúng ta thường làm, hoặc chúng ta chống đối bởi không muốn đổi đường lối cũ của mình. Dầu thế nào, cũng phải công nhận rằng chúng ta khó có thể chấp nhận đường lối người khác dù tốt hoặc không.
       
      Bạn nghĩ thế nào khi bạn đề nghị nhiều chương trình, lắm sáng kiến và không làm gì hết. Bạn nghĩ thế nào khi người khác đề nghị bạn làm những chuyện này, chuyện nọ cho công việc chung đến khi hỏi họ sẽ làm gì thì được trả lời họ chỉ biết đề nghị. Bạn thấy thế nào khi bạn và một số người cùng quyết định làm một việc gì, sau khi phân chia công việc, cả năm trời sau, nào rời hạn định, nào lý do nọ, lý do kia, mỗi người cả vài chục lý do rồi không có gì xảy ra. Ý kiến, ý kiến, và chỉ ý kiến...
       
      Người có tài nơi cái miệng; ngưòi có tài nơi bàn tay; người có tài nhớ v.v..., nhưng tựu chung những tài này phải được thể hiện bằng cách nào đó trong thực tế, chứ không phải người có cái miệng nói hay chỉ chờ người khác soạn, viết về một vấn đề nào đó rồi học thuộc và nói lại như thế. Có một lần, tôi nhờ một người nói về phương pháp soạn một chương trình cho một buổi sinh hoạt của một đoàn thể bởi người này nói rằng họ nào coi những mười đoàn thiếu nhi ở Việt Nam, nào Hướng Đạo, nào Hùng Tâm Dũng Chí, nào họ lắm tài lắm đức... Người này nói lại với tôi rằng tôi kiếm sách, soạn bài rồi họ nói. Như thế cũng chỉ là cuội, dù tôi có soạn cho họ thì họ nói cũng chẳng ra lời bởi vấn đề là họ có biết gì không đã, mà nói với không.
       
      Hy vọng bạn không bực mình với những người chỉ giỏi tài thánh tướng rằng họ thế này, họ thế kia, hoặc nói vuốt đuôi, chẳng hạn: nếu là tôi..., tôi sẽ... về những chuyện đã xảy ra từ đời tám tai nào. Riêng tôi, tôi muốn bạt tai những loại người này. Họ muốn dùng cái miệng của họ để chứng tỏ họ hay, họ giỏi. Họ có biết gì chăng đã không nói bởi "Điếc hay hóng, ngọng hay nói." Không tin, bạn thử coi; gặp người nào nói kiểu này về chuyện gì đã xảy ra, bạn thử nhờ họ làm bất cứ việc gì mà bạn thấy thật dễ dàng, chẳng hạn viết lại ý kiến để sửa sai việc đã xảy ra theo sự nhận xét của họ. Họ sẽ từ chối; một mực từ chối bởi thực ra họ có biết gì đâu. Nói theo đuôi, mửa lại những lời nhận xét của người khác thì được chứ lòng ruột họ có gì đâu. Lẽ dĩ nhiên, họ từ chối bởi muốn có ý kiến sửa sai, họ phải biết nhận xét vấn đề. Không biết nhận xét vấn đề, sao họ có thể viết lại được ý kiến sửa sai.
       
      Tuy nhiên, "thế gian" lại thường coi trọng những kẻ "đánh võ mồm". Có hai loại võ: võ mồm và võ chân tay. Người ta gọi võ chân tay là phàm phu tục tử, còn võ mồm là loại văn chương học thức. Đây là quan niệm của những người ưa trọng sự từ chương, bắt chước. Hơn nữa, không có ai đánh thuế người nói phét, nói càn nên kiểu nào họ nói cũng được. Bảo đảm rằng khi nào thiên hạ chế ra máy đo nói phét và đánh thuế, phạt như phạt xe chạy quá tốc độ thì có lẽ thiên hạ đỡ rắc rối hơn. Đem so sánh võ mồm và võ chân tay với kẻ nói phét và người làm việc thì võ mồm tựa như kẻ nói phét và võ chân tay là người thực hiện công việc. Có khi nào người chỉ biết đánh võ mồm dám đấu với người biết võ chân tay không? Xin thưa rằng không, bởi người càng đánh võ mồm bao nhiêu, càng sợ người biết võ tay chân bấy nhiêu. Kẻ đánh võ mồm lại rất sợ chết, và bởi sợ chết, võ mồm thấy võ chân tay là chạy khuất mắt. Những lý thuyết gia rởm, võ mồm cũng thế, không dám nói phét khi có mặt những người thành công nơi sự làm việc bởi nói ra bị lật tẩy nên những lý thuyết gia rởm này chỉ còn cách hy vọng đánh lừa những người không biết, mong được chút cảm phục ba xu!
       
      Ngược lại, những người thực hiện công việc hay, giỏi, coi thường hoặc không thèm để ý đến những loại người nói phét, chỉ biết võ mồm, nói đuôi này. Bởi thế cho nên, những người võ mồm rất ghen tị với những người làm việc. Lẽ đương nhiên "Hữu xạ tự nhiên hương," và đồng thời "Breakwind thì phải thối." Người làm việc giỏi, tự nhiên thiên hạ biết và coi trọng. Còn kẻ chỉ biết nói phét, nói càn, theo đuôi thì bị thiên hạ coi thường là cái chắc. Có gì lạ đâu, nói thì ai cũng nói được, nhưng thực hiện điều mình nói mới là điều khó khăn. Ai dám chấp nhận vượt qua những khó khăn là người làm việc. Chính bởi sự làm việc tạo cho người thực hiện công việc sự can trường, dám đương đầu với mọi chuyện xảy ra. Kẻ võ mồm chỉ còn đường tìm cách đẩy những người võ chân tay ra khỏi nhóm họ, hy vọng mới còn thế đứng.
       
      Ai cũng nhận thấy, làm điều lợi cho người khác thì hao tốn sức lực, phiền toái, nhưng làm hại người thì lại rất dễ dàng. Kẻ chỉ biết đánh võ mồm chọn điều dễ này. Tham vọng về tiếng tăm hão huyền đã làm cho họ không biết từ chối mọi sự xấu xa nào, từ nhỏ đến lớn, để cố gắng gạt bỏ người bị coi là đối thủ. Họ nói nhiều kiểu cách (vì dĩ nhiên, nghề của họ là nói phét) mang đầy ẩn ý không tốt, có hại cho người khác mà có thể rằng chính họ cũng không biết. Họ có thể dùng chính điều tốt của bạn để kết án bạn. Thí dụ, bạn làm việc có chương trình và cố gắng theo đúng giờ giấc, phòng bạn xếp đặt ngăn nắp; họ cho rằng bạn không cần biết đến người khác. Họ đòi bạn nên không đúng giờ như họ; phòng bạn phải bừa bãi như phòng của họ... "Biết đến người khác" mà làm việc không có thứ tự, không có giờ giấc, chạy theo những đam mê lộn xộn của mình thì làm sao có giờ để biết đến người khác. Đó chỉ là lối biện hộ cho sự hưởng thụ, chạy theo thú vui riêng tư.
       
      Người hoạt động thường cảm thấy rởm khi phải nói tới những lý thuyết viễn vông. Mở miệng nói ra là họ nói về thực tế. Vấn đề sẽ được giải quyết như thế nào thay vì nhai lại ông này nói gì, bà kia lý thuyết ra sao. Óc tổng hợp của người làm việc nhanh hơn cái miệng của họ trong khi kẻ nói phét chỉ có bộ óc như miệng con bò, thiên hạ "mửa" ra thế nào, nuốt vô và lại mửa ra, hay nhai lại như thế. Kẻ nói phét được coi như một thứ sinh vật ăn không tiêu, thực phẩm ăn vô không biến thành máu mà bị tuôn ra ngoài giống như vậy. Họ chỉ là bộ phận trống rỗng, xác chết biết đi với mớ lý thuyết rởm và có tài ăn nói hại người, lật ngược những điều tốt của người khác thành sự xấu tùy theo sự thèm muốn đê hèn, danh vọng rởm, tiếng tăm giả tạo.
       
      Người hoạt động lại thường cảm thấy bực bội khi sống chung với mớ lý thuyết gia "dzổm" này. Nghe những ý kiến, lời nói thiếu thực tế, không kinh nghiệm sống làm sao không bực? Bạn cảm thấy khó chịu khi nói chuyện với những người xổ ra đầy những lý thuyết trống rỗng thiếu thực tế, bạn là người hoạt động. Bạn thích dạy khôn cho người khác, chỉ thấy đường lối của bạn là đúng, chỉ có một lối làm việc để giải quyết vấn đề nào đó mà thôi, coi chừng bạn là lý thuyết gia dzổm.
       
      Người võ mồm sợ phải làm, sợ trách nhiệm, có nhiều lý do để từ chối bất cứ công việc gì. Người hoạt động, làm gì để có một cái gì tất nhiên phải là người đã nói là làm, đã làm là phải thành công, không kiểu này thì kiểu kia, và không lúc này thì lúc khác.
       
      Sống với nhóm người nào mà bạn cảm thấy mất giờ khi phải ngồi phét lác với họ, bạn nên kiếm nhóm khác là hơn. Đàng nào bạn cũng không chấp nhận họ được. Đừng bắt ép bạn phải chịu khổ và chết dần chết mòn theo kiểu này.
      #3
        lamongthuong 29.11.2017 12:21:51 (permalink)
        .
        CÁ  KHÔNG  ĂN  MUỐI. . .
         
        Sống ở trên đời, ai không thấy nhiều điều trái ngược, trái ngược chẳng những nơi cuộc đời chung đụng, xô bồ mà cho đến chính tại nơi bản thân mình cũng không tránh khỏi. Có điều, hình như ngụp lặn trong sự mâu thuẫn trường kỳ này nên mọi người đều cảm thấy phần nào những sự trái ngược được coi là bình thường và chấp nhận. Tuy nhiên dẫu được coi là bình thường, con người vẫn bị những điều trái ngược ảnh hưởng đến nỗi gây nên rắc rối triền miên tiếp nối.
         
        Nhìn một cách bao quát, càng nơi đất nước tự do bao nhiêu lại càng lắm luật lệ để giới hạn con người. Thế nhưng người ta chỉ nhắc đến tự do, ca tụng tự do và cố tránh nói tới những luật lệ cấm cản để tưởng mình có tự do tuyệt đối hoặc tránh nói tới luật để làm bừa. Có thể bởi bị nhiều luật cấm cản trong khi mọi người không ai có khuynh hướng muốn bị ràng buộc nên càng mơ ước thoát khỏi giới hạn luật do đó càng nói về tự do, mà càng nói về tự do càng cảm thấy thiếu thốn tự do.
        Đặt vấn đề nơi chính mình, sự trái ngược, mâu thuẫn thực sự sôi động. Sôi động bởi không ai kiểm soát và giới hạn được mình, chẳng ai làm chủ cũng như theo dõi hoặc có thể phạt những điều mình nghĩ như cảnh sát phạt xe chạy quá tốc độ. Chẳng hạn những người không ra gì hoặc mang tự ty mặc cảm lớn lao thì lại càng hay nói phét. Nói phét dĩ nhiên chỉ là thứ nói quá sự thật hoặc bày ra mà nói để người khác tưởng mình quan trọng. Cũng có thể vì nhận thấy không ai để ý đến mình nên nổ lung tung hầu mong người khác tưởng lầm mình là một cái gì. Nói như thế, nếu ai nhận ra mình phét lác hoặc nổ thì đã tự là cái gì vì đã muốn là cái gì nên tự tạo lấy cho mình. Còn những người phét lác chạy theo sự mâu thuẫn bắt nguồn từ mặc cảm con người mình chẳng có giá trị gì lại càng phét lác để che dấu mặc cảm này. Có người diễu rằng bởi không ai đánh thuế thằng nói phét nên cứ tha hồ lòe bịp; ngày nào đó nếu có luật và máy đo điện tử biết được nói phét hay nói thật, có lẽ khối kẻ ăn đòn dù đôi khi không phạm luật.
         
        Vì tự tâm tính đã mâu thuẫn, người gầy muốn mập, kẻ mập muốn ốm bớt, lùn thích được cao trong khi người cao quá nhiều lúc cứ ôm đầu cầu ngắn bớt, con người đương nhiên học thành thói quen sống giả dối để che đậy cái yếu điểm của mình và điều mình mơ đem ra phét lác tưởng tượng là điều mình có. Thích không nói rằng thích mà tại... và vì... hoặc mở miệng khen người khác nhưng trong lòng thì mục đích "xít chó bụi rậm"... cho chết cha mày luôn. Hơn nữa, ai chẳng thế, mình chỉ có thể nhìn nhận, xét đoán sự việc qua kinh nghiệm bản thân hoặc sự học thức sẵn có nơi mình; thế nên, mình đã càng tự mâu thuẫn, lừa dối, đem điều không ra gì nơi mình gán ép cho kẻ khác nghĩ rằng đó là sự nhận định khách quan. Sống không thật thì lẽ đương nhiên dưới con mắt mâu thuẫn của mình, người khác chung quanh đều dối trá không thua mà có thể còn hơn mình gấp bội. Kinh nghiệm sống cho thấy, cuộc đời là những chuỗi lừa bịp, mưu đồ. Ai mưu mô sâu độc hơn, dùng kẻ khác làm bàn đạp cho mục đích của mình giỏi hơn thì càng bước trên sự nghiệp "vỏ bề ngoài" mau hơn. Chính vì vậy, kẻ phét lác cũng kiêng nể người chân thành ngay thẳng vì tự lừa dối mình để rồi phét lác cho rằng mình ngay thẳng do mơ ước được như thế. Người ngay thẳng không cần nói dối, chẳng thèm kiếm mưu mô, không "người này nói... người kia nói..." thì đã tự là cái gì nên không muốn trở thành cái gì.
         
        Sự mâu thuẫn nơi con người không phải là chuyện mới lạ nơi thời đại đánh nhau bằng máy điện toán này nhưng đã có tự muôn đời xa xưa. Thánh Phao Lô của đạo Công Giáo hai ngàn năm trước đã tự xưng ra: "Sự lành tôi muốn, tôi không làm; còn sự dữ không muốn, tôi lại thi hành" (Rom. 7:19). Ông bà ta ngàn xưa cũng có hai câu đối nghịch: "Cá không ăn muối cá ươn, Con cãi cha mẹ trăm đường con hư." Đồng thời lại cũng có câu ngược lại: "Con khôn hơn cha thì nhà có phúc."
         
        Nếu cho rằng cá không ăn muối cá ươn thì có cá nào ăn muối bao giờ đâu, chúng chỉ bơi lội, đớp nước. Hơn nữa, có bao giờ thấy ai nuôi cá bỏ muối cho cá ăn! Ngây ngô nghĩ rằng cá ăn muối để rồi lấy muối làm mồi đi câu, chỉ nên theo Lã Vọng câu lưỡi câu thẳng không ngạnh đợi thời về chầu ông bà. Người Việt dùng chữ ăn theo nhiều nghĩa tùy theo trường hợp. Đánh chắn, người này quăng con bài ra, người kia nhận lấy thêm con bài mình vô sắp cho có nước, gọi là ăn bài. Đánh bạc thắng, gọi là ăn bạc, hoặc làm điều gì khéo, dùng tiếng lóng "Thế mới ăn tiền." Nhuộm quần áo, cùng một loại thuốc nhuộm cho nhiều thứ vải, vải nào hấp thụ mầu đẹp nhất gọi là ăn màu. Vải ăn màu là vải được màu bao bọc, thấm nhập kỹ lưỡng. Cá ăn muối mang nghĩa muối giữ cho cá khỏi bị thiu thối hoặc ươn. Không hiểu "Cá không ăn muối cá ươn" nghĩa thực sự ra sao, có nghĩa đen thế nào: hoặc là cá không được trộn với muối để lâu sẽ bị ươn hay là cá đã bị ươn sẽ không ăn muối; nói cách khác, cá đã bị ươn có trộn muối cũng không ích gì, ươn vẫn hoàn ươn?
         
        Vào thời xưa hay ngay cả bây giờ, ở những nơi không có điện, khí hậu lại có những ngày đông tháng giá hoặc những mùa nóng cháy da người, phương tiện di chuyển thô sơ kể như không có ngoại trừ đôi chân và khó có thể mua thực phẩm hằng ngày; người ta phải trữ đồ ăn cho mùa lạnh hoặc đôi khi muốn để dành cho những ngày kế tiếp. Vì không có tủ lạnh nên dùng muối ướp thịt, ướp cá giữ chất tươi. Như thế thịt, cá muốn để được lâu phải được ướp muối. Nếu không dùng phương pháp này, thịt, cá để dưới nhiệt độ bình thường chắc chắn sẽ bị hư thối rất mau.
         
        Không hiểu ông cha ta nghĩ chi khi dùng nghĩa bóng trong sự so sánh việc muối cá và tư cách người con! Dù với sự hiểu biết hạn hẹp, dùng "muối" làm vật biểu tượng đem lại ý nghĩa thật tuyệt vời. Đồ ăn không có muối không gây chút ý vị gì. Dẫu pha chế đủ thứ như hành, tiêu, xả, ớt... lá thơm... vào cá, thịt, hoặc sơn hào hải vị mà không có muối hoặc mắm (mang nhiều chất muối) chắc chắn tan hoang phần khoái khẩu. Ngay dù dưa hấu, cam hoặc các loại trái cây vẫn được muối làm tăng thêm phần nào tính chất thơm ngon. Tuy nhiên, thử cho vô miệng một muỗng muối nhỏ, thật khó mà diễn tả nổi tính chất mặn đến độ chát đắng của muối. Cá không ăn muối, cá không được ướp với chất mặn đắng của muối chắc chắn cá ươn khi không có tủ lạnh, thiếu tiện nghi. Nếu đem so sánh một cách ám chỉ người thay cá và sự cố gắng, khó nhọc tập luyện những cá tính tốt, trong giới hạn giáo dục gia đình, con người không có được sự giáo dục này thì cũng chỉ như cá chết không ướp muối, không được để trong tủ lạnh, chỉ có hư đi.
         
        Có điều, thường thì khi mình hiểu hay biết được gì thì lại hay cho rằng người khác cũng hiểu như thế. Thật ra ngay như chữ "ăn" đã được hiểu khác nhau tùy theo trường hợp, hoặc hai tiếng địa phương chỉ cùng một thứ nếu đem dùng tráo trở, không hợp tùy môi trường sẽ trở thành ngớ ngẩn, sao mình có thể nghĩ người khác cũng hiểu giống mình, ấy là chưa nói về khác kinh nghiệm nhận thức hay hiểu biết căn bản cá nhân.
         
        Năm 1954 nhiều người Bắc di cư vào Nam trong số đó có hai bố con bắc kỳ nhà quê. Ông bố cũng nhận ra người miềm Nam có nhiều tiếng gọi khác miền Bắc. Vừa xuống khỏi xe chuyển trạm, ông bố còn đang loay sắp đồ, chẳng may thằng bé thấy lắm cảnh lạ nơi miềm Nam vui bước dõi xem. Chợt không thấy thằng nhỏ, ông bố quay qua hỏi mấy người địa phương đang đứng gần đấy nhìn những người mới tới:
        -Bác ơi, lạc đây gọi là gì vậy?
        -Đậu phọng.
        Ông bố bắc mới gào lên:
        -Giời ơi! Con tôi đi đậu phọng dzồi!
         
        Cũng vì nghĩ người khác tự nhiên hiểu như mình nên đôi khi cũng có những chuyện ngây ngô "phản văn hóa" xảy ra trong gia đình Việt nơi miền văn hóa tạp chủng quốc tế này. Bố:
        -Các con phải nhớ, "Cá không ăn muối cá ươn, con cãi cha mẹ trăm đường con hư."...
        -Đâu có ba, cá không bỏ tủ lạnh mới hư mà! Ướp muối mặn sao chiên?
        -Con lại còn cãi ba.
        -Con giải thích chứ đâu có cãi ba; có ba cãi con thì có...
        -Sao ba lại phải cãi con?
        -Ba coi, ba bảo con lau nhà, rửa chén, đổ rác, con làm theo lời ba, không cãi lại. Thế mà con nói ba đưa con đi xinê, ba không đưa con đi; ba cãi lại con chứ còn gì nữa...
         
        Ai cãi lại ai thì chỉ có quí cụ ông, cụ bà hiểu chứ tuổi trẻ chỉ nói lên sự việc đã xảy ra khi đem so sánh hai vấn đề đơn giản con cãi hay ba cãi. Như vậy, nếu sửa lại câu ca dao thành "Con cãi cha mẹ chỉ quí cụ hiểu" có lẽ gây thêm rắc rối.
         
        Nói rằng "Con cãi cha mẹ trăm đường con hư" thì đã tự đặt vấn đề cha mẹ phải thế nào để nói lên chỉ con hư mới cãi. Xưa nay, nay xưa, đối với những người vẫn còn mang quan niệm "nhất tầu nhì ta" hoặc "...Phụ xử tử tử, tử bất tử bất hiếu," đặt vấn đề cha mẹ phải thế nào cả là một sự luân thường đảo ngược, họ hàng nhà tôm! Hơn nữa, cứ khư khư cho rằng không nên đặt vấn đề cha mẹ phải thế nào thì tại sao tục ngữ có câu "Con khôn hơn cha thì nhà có phúc". Nếu nhà đã có phúc, tất nhiên con khôn hơn cha, mà cãi cha mẹ lại là con hư! Cả một sự mâu thuẫn tận gốc rễ. Tục ngữ chống ca dao, đối nghịch như nước với lửa, bên "ông giăng", đàng "mặt giời".
         
        Dĩ nhiên, đa sự thêm chút nữa mà nhận xét thì "con cãi cha mẹ" hoặc nói cách khác, có đủ sáng suốt để không làm theo lời không nên không phải của cha mẹ, đi đôi với "nhà có phúc"; bởi con khôn ngoan hơn nên mới mang tiếng cãi hoặc không chịu nghe theo những điều chẳng ra gì của cha mẹ... Thực tế thú nhận, cuộc đời có người nọ, người kia. Bàn tay còn có ngón dài ngón ngắn hoặc cặp mắt một người thường thì cái này không thích giống cái kia huống chi trên thế gian này có biết bao nhiêu bậc cha mẹ. Càng có nhiều, càng lắm sự khác biệt, hay có, dở có, khôn có, dại có, thôi thì đủ loại đủ cỡ. Cho nên làm bậc cha mẹ phải thế nào chắc chắn các bậc cha mẹ biết có thừa... vả lại cũng có thể đôi khi biết quá thừa nên... không biết, không để ý. Ai muốn biết cứ hỏi các bậc cha mẹ.
         
        Một mục sư tin lành nói với người con:
        -Ba chấp nhận con khôn hơn ba từ lúc con còn nhỏ tới khi 25 tuổi. Ba cũng chấp nhận con khôn bằng ba khi con 25 tuổi đến lúc 55 tuổi. Nhưng từ khi con 55 tuổi trở lên, một điều tuyệt đối con phải chấp nhận là ba khôn hơn con.
         
        Nào có lạ gì, ông bảy mươi còn học ông bảy mốt thì cha khôn hơn con là chuyện bình thường. Ngược lại, ai cũng mong muốn nhà mình có phúc! Mơ ước nhà mình có phúc là điều không những nên mơ, nên chấp nhận mà còn nên thực hiện. Nếu con dốt hơn cha, dĩ nhiên cuộc đời đi xuống. Trò phải học sao cho giỏi hơn thày mới có tiến bộ; cuộc sống ngày nay có phát minh hoặc thực hiện được nhiều tiện nghi hơn ngày xưa thì con người mới thấy dễ chịu hơn. Nếu con thoái hóa dốt hơn cha, loài người dần dần trở về lối sống thuở xa xưa ăn lông ở lỗ... mà đâu ai muốn hoặc chấp nhận thế! Đâu ai muốn tre già măng lụi, măng tàn! Vậy mà cứ khư khư "Con cãi cha mẹ trăm đường con hư"... mâu thuẫn vẫn tiếp tục....
         
        Nếu thử đem ráp nối để có "Con cãi cha mẹ thì nhà có phúc" chắc chắn không ai có thể chấp nhận. Nhưng nếu thực hiện sao cho con cãi cha mẹ nhà có phúc, có thể lại hợp lý và hợp tình mặc dầu nghe chướng tai. Dĩ nhiên, dưỡng dục con cái thì phần giáo dục khó và công lao hơn cả. Giáo dục con sao cho "khôn hơn cha" để có thể "cãi cha mẹ" nhà mới có thể chắc chắn có phúc. Nếu con vừa sinh ra đã tự khôn hơn cha nào có chuyện chi đáng nói, công lao nào đáng kể, và niềm hãnh diện nào đáng mang! Giáo dục con cái sao cho biết nhận định điều hay điều dở, sao cho biết mở rộng tầm mắt học hỏi thêm cho "khôn hơn cha" thế mới là kỳ công, mới "có phúc" thực sự tự tạo, không có gì mâu thuẫn, chẳng chút chi nghịch thường mà lại còn là điều đáng ca tụng, khuyến khích.
         
        Đem ráp nối phần còn lại của câu ca dao và tục ngữ: "Con khôn hơn cha thì cá không cần ăn muối"... Tuyệt! Đâu có ai ngờ nơi cái thuận lý có cái nghịch thường và nơi cái ngược ngạo lại chứa đựng điều thuận biến. Nếu chấp nhận và thực hiện sao cho con khôn hơn cha thì cũng đành chấp nhận cha có cái dại hơn con. Không dại hơn sao lại gọi "con khôn hơn cha"? Ngược lại, cha nào dám nhận lỗi để sửa đổi hay cứ cố khư khư bám víu lấy câu "Muốn nói ngoa làm cha mà nói." Chẳng biết nói ngoa hay nói dại! Dĩ nhiên, con khôn hơn cha là điều mâu thuẫn; mà không có mâu thuẫn, không có đối nghịch sẽ không có tiến bộ. Thuyết Nhị Nguyên đã tự đối nghịch trong cái thuận nên sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái...
         
        Thế nên, có một điều chắc chắn rằng con khôn hơn cha thì nhà có phúc. Ngược lại, cá không ăn muối chưa chắc cá đã ươn. Cá không ăn muối có thể nhà lại cũng có phúc! Ai không cho rằng nhà mình có phúc do đó cha mẹ nào không đương nhiên chấp nhận con khôn hơn cha! Và nếu ai cho rằng nhà mình không có phúc thì đã đến lúc tự lo tu đức lại để sao có được con khôn hơn cha. Con đã khôn hơn cha tất nhiên cá không cần ăn muối mà vẫn không ươn. Cá nào không cần ăn muối? Con nào được đào luyện khôn hơn cha?
         
        Nhìn rộng hơn, một cộng đồng, một quốc gia là những thực thể được cấu tạo bởi nhiều gia đình hợp lại. Cộng đồng cũng thế và quốc gia cũng vậy, bao gồm giới lãnh đạo và những phần tử như trong gia đình giữa cha mẹ và con cái. Đem so sánh quốc gia, cộng đồng và gia đình thì cộng đồng hay quốc gia là những gia đình rộng lớn hơn và bao gồm những tập thể căn bản là gia đình. Khổng Tử đã hô lên từ bao năm về trước: "Tề gia, trị quốc, bình thiên hạ." Muốn thiên hạ thái bình, lo trị nước và muốn quốc gia vững mạnh, an vui, gia đình cần được coi như mức điểm căn bản cho công cuộc rộng lớn hơn.
        Nếu đã mở mắt vểnh tai để nhận ra "Con khôn hơn cha nhà có phúc" thì đồng thời "Dân vi quí" phải được nhập tâm để trở thành mẫu mực cho các nhà lãnh đạo cộng đồng hoặc quốc gia. "Dân vi quí" không chỉ có nghĩa là trọng dân. Trọng dân lẽ đương nhiên là đức độ phải có của các nhà lãnh đạo, nếu không câu "Quan nhất thời, dân vạn đại" trở thành bản án nhãn tiền mà mọi người đã có thể nhìn thấy. Dân vi quí đổi ngược câu "Quan chi phụ mẫu" thành dân là cha mẹ và quan là đầy tớ. Kinh Thánh đã chẳng dạy điều khôn ngoan này ư? "Ta đến để phục vụ chứ không để được phục vụ."
         
        Kinh nghiệm lãnh đạo chỉ huy chứng minh dân vi quí phải là châm ngôn của những người cầm quyền. Hơn nữa, "Ba thằng đánh một, chẳng chột cũng què," hoặc "Một cây làm chẳng nên non..." chứng minh rõ sự suy nghĩ và làm việc của một người không thể hơn được sự làm việc, suy nghĩ chung của nhiều người họp lại. Dĩ nhiên, bất cứ cộng đồng lớn nhỏ nào đều có những người suy nghĩ sâu sắc hoặc làm việc hợp lý hợp tình hơn các người khác. Dân vi quí trong điều kiện này trở thành lời khuyên hoặc mẫu mực cho người lãnh đạo biết chấp nhận giới hạn hiểu biết và khả năng của mình để học hỏi hay dùng những người có khả năng ra làm việc. Nói cách khác, tôn trọng họ như bậc thày vì nếu muốn cho cộng đồng, quốc gia "có phúc" đành chấp nhận "con khôn hơn cha" và vì thế cũng nên chấp nhận dân vi quí. Điều dĩ nhiên nếu một nhóm người dân họp lại thảo luận thế nào cũng có điểm nào đó khôn hơn "quan"; tuy nhiên cộng đồng, quốc gia không có "phúc" tất nhiên chỉ tại "Quan chi phụ mẫu".
         
        Những kết quả tang thương của quan niệm quân chủ chuyên chế cũng là kết quả của quan niệm "Thiên Tử"; ông vua được coi như con trời, muốn làm gì thì làm, không cần biết đến dân vi quí (quân vi khinh), không ý thức được con khôn hơn cha... Ngày nay, trải qua bao thời gian, bao kết quả khốn khổ do "Quan chi phụ mẫu," đã phần nào bừng tỉnh sự mê muội nơi dân chúng để có được quan niệm dân chủ. Dân chủ cũng chỉ là dân vi quí nói theo kiểu khác. Nếu dân đã là chủ thì những người lãnh đạo, cầm quyền đương nhiên là đầy tớ. Quan niệm và chế độ dân chủ đã được triển nở kể như tới mức tối đa thế mà "Quan chi phụ mẫu" vẫn còn được mù quáng áp dụng đến nỗi làm mờ lương tri không nhận định ra "Con khôn hơn cha nhà có phúc!" Bao nhiêu ông vua trong quá khứ, bao nhiêu thiên tử mất ngai bởi độc đoán, nắm hết quyền hành trong tay để rồi chỉ vì một ánh mắt hay đủng quần một mụ đàn bà hoặc vài câu bợ đỡ của những tên nịnh thần với chủ đích đạt tư lợi đã đưa đến kết quả "cho chết cha mày luôn..." Bao nhiêu nhà độc tài coi dân như cỏ rác, áp dụng ngu xuẩn câu "Con cãi cha mẹ trăm đường con hư" đã làm thế giới kinh sợ.
         
        Trong Kinh Thánh, Chúa Giêsu không chỉ khiển trách bọn giả hình Pharisiêu thời 2000 năm về trước đâu, mà cả bây giờ nữa. Lời của Ngài vẫn còn đang là án phạt cho những người hiểu biết dân vi quí mà áp dụng "Quan chi phụ mẫu" hoặc cố ý ngu dân cho dễ bề sai khiến hay chỉ dùng những người dốt để khỏi có kẻ nói lên lời không thuận tai về lỗi lầm hoặc những điều không nên không phải của mình. Dân vi quí, dân đã là bậc thày mà quan không chấp nhận "ăn muối" sao quốc gia, cộng đồng "có phúc". Tưởng mình giỏi, hay hơn người rồi đóng tai bịt mắt không còn nhớ đến dân vi quí là gì, xin dừng lại vài giây tưởng tượng xem mình sẽ đi về đâu. Dĩ nhiên đã có khối kẻ theo đường quan chi phụ mẫu để rồi khi tai họa do chính mình gây ra xảy đến lại giãy lên như cua gãy gọng đổ lỗi, nghi ngờ rồi ăn nói bậy bạ cho người khác mà quên rằng "Phúc bất trùng lai, họa vô đơn chí." Dĩ nhiên cứ nhắm mắt làm bừa thì khi họa đến sao có thể tránh khỏi. Muốn tránh phải biết dân vi quí.
         
        Làm sao thực hiện "Con khôn hơn cha..." hoặc "Dân vi quí"? Cả toàn dân thiên hạ còn có thể nhận ra giá trị dân chủ mà mình không biết, không hiểu, có lẽ mình chỉ như nấm mồ được sơn son thếp vàng bên ngoài và chứa đựng bên trong một thân xác tàn thối mục nát. Dĩ nhiên, thiên thời, địa lợi không phải đâu cũng có hay cầu mà được, nhưng nhân hòa, dân chủ, dân vi quí, hay chấp nhận con khôn hơn cha thì đâu đâu và bất cứ lúc nào cũng có thể áp dụng được. Không có nhân hòa chỉ tự nơi mình đã là xác thân tàn thối trong nấm mồ, vô phương cứu vãn cho trở nên sống động. Hỡi người, người còn sống hay đã tàn rữa? Nếu còn sống, còn sinh khí, còn chất sinh động mới có thể "ăn muối," mới có thể nhận thức được câu "con cãi cha mẹ trăm đường con hư" đem áp dụng vào thuyết "Dân vi quí" có nghĩa các nhà lãnh đạo cãi lại dân, chống lại tính chất dân chủ sẽ lãnh nhận hậu quả khốc liệt nhan nhản trước mắt. Thế nên, "cá không ăn muối cá ươn" trở thành kim chỉ nam cho các nhà lãnh đạo nơi thời đại dân chủ để rồi dân chi phụ mẫu chứ không "cái gì" có thể được gọi quan chi phụ mẫu. Thời quân chủ đã qua, đã xưa rồi, không hợp, không phải là thiên thời, chẳng còn giá trị chi trong ý thức hệ dân chủ. Do đó, chẳng những nó không nên được bới ra mà lại càng không nên dốt nát áp dụng. Cái mâu thuẫn, đối nghịch, lừa dối tự tâm vẫn còn đó. Miệng hô dân chủ trong khi thực hiện quân chủ chuyên chế... Ô hay! Thế ra ta đang vẫn tự lừa dối ta!
         
        Càng chín chắn suy nghĩ, càng thấy ông cha ta thâm thúy. "Cá không ăn muối cá ươn, con cãi cha mẹ trăm đường con hư" không phải chỉ áp dụng cho con cái, các bậc cha mẹ trong gia đình mà còn cho giới lãnh đạo. Ông bà ta đã không những không nói sai mà còn nói ngược cho khối kẻ nông cạn vấp phạm.
         
        Trong thời đại với ý thức dân chủ, cá đã không có thể ăn muối, có đem bỏ tủ lạnh thì ươn vẫn hoàn ươn.
        #4
          lamongthuong 30.11.2017 13:25:37 (permalink)
           
               CĂN  BỆNH  BẤT  TRỊ
           
          Trong Tứ Thư do Khổng Tử biên soạn có câu: "Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách." Quí cụ học Nho thường giải nghĩa đại khái: dù khi đất nước trong thời thái bình thịnh vượng hoặc lúc gặp cơn phong ba suy vi thì mọi người đều có bổn phận góp tay xây dựng. Nếu mọi người đều góp tay xây dựng hoặc cùng lắm, không xây dựng thì cũng không phá hoại, làm sao có chữ vong đụng tới đất nước được. Người viết trộm nghĩ, quốc gia suy vong do bọn thất phu cầm quyền. Hàng dân giả chỉ biết cày cấy hay buôn bán làm ăn, đó là một cách tích cực xây dựng đất nước bằng chính công lao sức lực, bằng mồ hôi nước mắt của người dân. Chịu khó làm ăn thì không thể nào có vấn đề suy vi bởi dù người nào có dại cho lắm thì dại vài lần rồi cũng sẽ khôn ra. Người viết đặt lại vấn đề, tại sao không nói quốc gia hưng vong, dân giả hữu trách mà lại thất phu. Nếu nói thất phu là bẩy hạng người thì lại càng không đúng vì dân gian được chia làm bốn giới chính yếu: sĩ, nông, công, thương.
          Chữ Nho, chữ Nôm người viết không biết bởi hậu sanh không khả "úy," ai có lỡ mồm lỡ miệng mà nói "khả ố" thì cũng đành chịu vậy bởi có biện hộ hoặc chửi bới kẻ lỡ lời châm chọc thì cái tai mình gần cái miệng nên phải nghe những lời không đẹp tốt gì trước, thôi thà im quách cho xong. Hơn nữa, có được bộ Việt Nam tự điển thì Lê văn Đức cùng nhóm văn hữu của ông biên soạn chữ "thất phu," và Lê Ngọc Thụ hiệu đính, định nghĩa thất phu là người thường dân lại kèm thêm: "Tiếng mắng hay nói người đàn ông thô tục lỗ mãng: Đồ thất phu" (Việt Nam Tự Điển; Lê Văn Đức, quyển hạ; Nhà Sách Khai Trí; Sài Gòn; tr. 1541). Bởi nghĩa bao gồm, người viết đành dùng kinh nghiệm dân gian tìm hiểu. Người ta thường mắng kẻ khác là loại, hạng, thứ, quân thất phu chứ không ai dùng chữ dân giả. Nếu dùng chữ dân giả họ gọi là "hàng dân giả." Thế nên theo sự biến thái nghĩa dùng thay đổi tùy thời, chữ thất phu mang nghĩa "loại, hạng, quân, thứ chẳng ra gì." Bới móc thêm chút nữa, chữ "hữu" thấy không có vẻ hợp cho thất phu bởi chữ hữu mang nghĩa tự nhiên. Đối với hạng thất phu, đổi thành "đảm" mới đúng. Quốc gia suy vong, thất phu đảm trách... thật dễ hiểu... vì chỉ những hạng chẳng ra gì nắm quyền quốc gia thì mới làm cho suy vong được. "Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách" mang đầy vẻ vô lý bởi nếu mọi người đã có trách nhiệm với quốc gia, không kể sang hèn giầu nghèo, dù khôn ngoan hay ngu dốt thì làm sao có vấn đề "vong." Mà lẽ tự nhiên, khi hạng thất phu cầm quyền thì chắc chắn suy vong.
          Hạng thất phu đều mang một căn bệnh bất trị gồm căn nguyên nguy hiểm sau: muốn kẻ khác thay đổi theo ý mình mà không chịu tìm hiểu chính mình để chấp nhận thay đổi, do đó thay vì tu thân tề gia lại "mậu tu mộng tề." Không muốn tu thân thì làm sao chả bị gọi là thất phu theo nghĩa dân gian hay dùng.
           
          Mậu tu là tâm lý của những kẻ nghĩ mình là cái rốn của vũ trụ, chỉ mình là phải là hay không cần biết gì đến những điều hay lẽ phải của người khác; mà những ai thuận theo mình thì được cho là hay, ai không giống mình bị coi là chống đối hoặc chẳng ra gì. Mậu tu là con đẻ của tự ty mặc cảm nặng nề bởi mình không nhận ra giá trị thực sự của mình nên sợ người khác nhận ra những điều không nên không phải nơi mình do đó tự đặt ra những quy tắc cứng ngắc coi bộ hợp lý để che dấu yếu điểm khi xử sự công việc hoặc đối xử với những người khác. Đành rằng, công việc nào cũng cần có những quy luật nhưng quy luật cần hợp lý, hợp tình; các cụ học Nho gọi là nhân hòa. Vì thiếu tính chất nhân hòa nên không thể nào được lòng dân chúng do đó người mậu tu cố bám vào quy luật hầu tìm cách che dấu yếu điểm của mình.
           
          Người mậu tu nhìn đời một cách lệch lạc do mặc cảm tự ti, cố gán ép thực tại phức tạp vào những khuôn mẫu hạn hẹp theo lối nhìn ếch ngồi đáy giếng của mình giống như câu chuyện mua ngựa của người một mắt. Ông kia nuôi được con ngựa hay, khá đẹp, lại cường tráng. Chẳng may gia đình lâm cảnh túng thiếu, ông đành lòng đem ngựa ra chợ bán. Có một ông khách độc nhãn tới hỏi mua, ông bán ngựa cho giá tám mươi đồng nhưng ông khách chỉ trả đi trả lại bốn mươi đồng mà thôi. Cuối cùng ông khách nói:
          -Con ngựa này chỉ đáng giá bốn mươi đồng không hơn. Đồng ý rằng nó có một thân thể cường tráng, đẹp mã, chứng tỏ là một con ngựa hay, nhưng thật sự chỉ đáng giá bốn mươi đồng.
          Ông bán ngựa hơi có vẻ khó chịu vì ông khách không biết coi ngựa mà cứ huênh hoang phét lác, chẫm rãi ông trả lời:
          -Ông trả giá con ngựa bốn mươi đồng là đúng với ông bởi vì ông có một mắt nên ông chỉ có thể nhìn thấy giá trị của một nửa con ngựa. Như thế, thực sự, con ngựa này có giá trị gấp đôi những điều ông nhận xét nên phải là tám mươi đồng.
           
          Câu chuyện không có kết luận nên không biết ngựa về tay ai hoặc ông bán ngựa gặp lúc túng quẩn có thể chấp nhận bán với giá bốn mươi đồng hay không nhưng điều hiển nhiên mọi người đều kinh nghiệm là chúng ta nhận biết thực tại tùy theo sự hiểu biết của từng người. Không nói đâu xa, thử ra chợ Kmart, có rất nhiều đồ bán mình không hiểu được dùng để làm gì. Thiên hạ chế ra đồ dùng phải có lý do, phải được dùng để làm gì mà mình không biết thì làm sao mình biết giá trị và có thể xử dụng được. Vấn đề thực tế hơn, nhà có cái tivi xài đã tám năm rồi, nay bị hỏng, thế mà cứ cố tình đem đi sửa để thợ chém cho hai trăm đồng, trong khi chỉ cần một trăm bạc có thể vào tiệm cầm đồ mua cái tivi tốt hơn. Bám víu lấy cái cũ hạn hẹp mình quen dùng mà không dám chấp nhận bỏ đi quả là lỗ to. Ấy chỉ là chiếc tivi cũ, nếu là chuyện lớn hơn thì ảnh hưởng sẽ tai hại biết đến thế nào? Có chăng cũng chỉ giống như đem trứng để miệng ác... quốc gia suy vong, thất phu đảm trách.
           
          Có một điều ngược đời là càng những kẻ thất phu, khi có cơ hội, lại càng hay làm khó dễ người khác bởi nếu không thế sẽ bị lật cái tẩy hạn hẹp của mình. Dĩ nhiên người mậu tu luôn luôn e sợ người khác biết tẩy chẳng ra gì của mình nên lúc nào cũng cứ như con nhím xù lông để rồi nghi ngờ nhìn gà hóa quốc do bệnh có tật giật mình...
           
          Căn bệnh bất trị mậu tu chỉ có thể chữa được bởi nhận thức cuộc đời mình lầm lỗi cũng đã nhiều, người ta có biết tẩy thì mình cũng chỉ là mình để chấp nhận thoát khỏi vũng lầy ếch ngồi đáy giếng. Có như thế quốc gia mới tránh thoát cảnh suy vi.
          #5
            lamongthuong 30.11.2017 13:27:54 (permalink)
             
                 CÓ  TẬT  GIẬT  MÌNH
             
            Ông bà ta thường nói: "Đời nào chó sủa lỗ không, chẳng thằng ăn trộm cũng ông ăn mày." Ăn mày mà được gọi là ông đủ biết người Việt mình kính trọng giá trị làm người của cá nhân đến độ nào. Lẽ đương nhiên không ai muốn đi ăn mày, ăn xin, sống nhờ vào lòng độ lượng bố thí của người khác. Ai cũng hiểu, chẳng đặng đừng người ta mới phải chịu nhục nhã như thế, nhục nhã vì danh dự, tự ái làm người của dân Việt rất cao. Qua truyền thống văn hóa, giáo dục, con cái có bổn phận giúp đỡ cha mẹ khi về già vì cha mẹ đã chăm sóc, nuối nấng con cái thời còn ấu thơ cho tới khi có thể thân tự lập thân. Được gọi là bổn phận ở đây để chỉ đa số vì đôi khi có những luật trừ bởi chẳng lại gì, cuộc đời này có người nọ thì lại cũng có người kia. Dẫu đa số cha mẹ lo lắng chăm sóc cho con cái, nuôi nấng, giáo dục cho con mình còn hơn lo cho chính mình thì một phần nhỏ nào đó lại không giống như thế mà ngược lại để đến nỗi con cái mang hận cả đời.
             
            Hơn nữa, qua sự ảnh hưởng lề lối giáo dục cổ xưa, trọng nam khinh nữ, người đàn bà bị coi như con ăn đầy tớ; rồi nào những khổ ải nàng dâu phải chịu "Tốn tiền mua mâm thì đâm cho thủng," do ảnh hưởng của sự thiếu hiểu biết hoặc thiếu được giáo dục, bố mẹ chồng đã coi nàng dâu như kẻ chiếm mất con mình hoặc muốn tỏ quyền hành là bố mẹ chồng, khác máu mủ, hay vì nàng dâu không mang về cho mình số tiền lớn là của hồi môn mình hy vọng cướp được nên cố ý hành hạ nàng dâu để rồi gây nên những cảnh không thể ngờ đẩy nàng dâu vào nỗi thống khổ chẳng những thể xác mà cả tâm tư do đó sinh ra sự hận thù cả đời. Dĩ nhiên cha mẹ kiểu này khi về già chắc chắn lãnh hậu quả của sự khắc nghiệt do chính mình tạo nên ngày xưa. Ông bà ta nói "Trời có mắt cũng không sai."
             
            Nếu nhìn vào thực tại, vẫn còn những cảnh con ăn đầy tớ xảy ra đầy đầy chan chan. Có những thái độ ươn hèn không thể chấp nhận được chẳng hạn những chuyện mình có thể làm được nhưng không làm, mà lại dùng lý nọ, lẽ kia, lạm dụng truyền thống để bắt ép hoặc muốn người khác phải phục dịch hầu hạ. Thí dụ, buổi sáng thức dậy, mình có thể pha cà phê nhưng đã không thèm pha, ỷ mình là cha mẹ, viện lý lẽ một cách lạm dụng truyền thống để ép người khác phải pha cho mình, hầu mình. Truyền thống nào nói đến buổi sáng sớm người này phải pha cà phê cho người kia nếu không nói là làm thuê phải trả công. Hơn nữa, có một điều kỳ cục là chỉ có mình mới pha cà phê, thêm đường hay sữa cho vừa cái miệng mình thế mà đã không thèm làm để rồi mượn cớ cố tình kiếm chuyện chê bai xỉ nhục người khác một cách bất công. (Dĩ nhiên, những người như thế sẽ có ngày "vêu mỏ", dù có mỏ cũng không uống được). Những thái độ như vậy tự đã biến mình thành kẻ thù, mở đầu mối hận cho người khác. Người nào càng tỏ ra mình oai phong, quyền thế rởm, càng có mặc cảm chẳng ra gì. Vả lại, mình càng chẳng ra gì thì lại càng cố gắng tỏ ra mình là cái gì và càng gây nhiều mối hận với người chung quanh.
             
            Lại có những kẻ cố gắng giả hình giả chước tỏ ra mình đạo mạo, đạo đức để che lấp mặt trái không mấy tốt đẹp của mình. Kẻ càng đểu rả càng cố gắng cho có bộ vó đạo đức, thích mở miệng phê bình về nhân phẩm người khác mà quên rằng chính thái độ phê bình tự nói lên mình chẳng ra gì do đó trở thành rởm. Riết rồi quen thói tự lừa dối chính mình bởi cho rằng mình nói những lời đạo đức, phê bình bậy bạ người khác, mọi người nghĩ rằng mình tốt lành trong khi quên điều căn bản: thiên hạ không mù quáng tin theo lời mình đâu. Chẳng những thế, họ còn biết rõ con người xưa nay của mình như thế nào. Hơn nữa, bởi mình đã cố gắng lừa dối chính mình và người khác, sự thật xấu xa của mình càng bị phanh phui. Ai mà không ngứa miệng khi thấy người nào khen một tên đểu rả, đánh lừa, châm chọc thiên hạ về thái độ đạo đức rởm cố giả hình tạo nên.
             
            Ăn mày được gọi là ông nhưng ăn trộm lại bị gọi là thằng. Những người sống chẳng ra gì, ỡm ờ để gây khốn khó cho người khác, lừa dối chính mình và lừa dối người khác đã đương nhiên ăn trộm công lao, tăm tiếng người khác nên đáng bị gọi bằng thằng. Dĩ nhiên bởi chủ ý xuyên tạc để chà đạp người khác với ý đồ dùng danh dự người khác làm bàn đạp cho mình bước lên đài danh vọng giả tạo là một thứ ăn trộm hạ đẳng. Tất nhiên đã ăn trộm thì nào có bao giờ mà thoát cảnh đề phòng, e người khác biết tẩy và bởi vì có tật nên hay giật mình do sợ người khác nhận ra điều xấu mình làm. Dĩ nhiên, chỉ thằng ăn trộm mới nghĩ giống kẻ trộm; chỉ thằng ăn trộm mới e sợ người khác biết mình ăn trộm; còn người ngay thì cũng chỉ có thể nghĩ người khác ngay lành giống mình. Tay chưa nhúng chàm làm sao biết chàm dơ bẩn đến độ nào, tẩy rửa ra sao. Do đó, nếu ai nghe thấy "sấm bên đông" mà "động bên tây" thì chắc chắn mình đã có chuyện gì muốn giấu người khác, nghĩa là mình đã làm chuyện không nên.
             
            Tâm lý chung, "Trông mặt mà bắt hình dong," người sợ hãi điều gì thì chắc chắn tim đập mau hơn, cử chỉ lúng túng hơn, mặt đỏ lên bởi tim đập quá hoặc tái mét do lo sợ. Chẳng lạ gì, thằng ăn trộm thì luôn luôn "mặt lấm mày lét." Đã mặt lấm mày lét nên người khác vô tình chứ chưa chủ ý nói tới đã động lòng, đã giật mình cuống lên tìm đường bào chữa hoặc nói phóng đại ra những điều trái ngược để lấp liếm. Thật ra, có lấp liếm đến cách mấy thì cũng chẳng có thể che đậy được mà chỉ "lạy ông tôi ở bụi này." Thiên hạ không ngu ngơ đến nỗi để cho những người "mặt lấm mày lét như thằng ăn trộm" dễ dàng đánh lừa bởi kim bọc trong vải lâu ngày cũng phải lòi ra. Thế nên càng che dấu lại càng lòi đuôi, càng che đấu lại càng lấm lét. Người làm điều ngay chẳng có gì đáng che đậy và dĩ nhiên người làm điều ngay lấy câu "đường ta ta cứ đi..." làm căn bản. Vì thế những chuyện gì càng cố che đậy thì chỉ càng nói lên tự nó đã chẳng ra gì.
             
            Những người có tật tất nhiên hay giật mình. Vào năm 1990, trong chương trình bài trừ ma túy, cảnh sát Florida đã đưa ra một trò nhỏ mọn bắt khá nhiều tay buôn ma túy. Cảnh sát Florida cắm một tấm bảng hai mặt đề chữ giống nhau: "Trạm khám ma túy cách 1500 feet." Sự thật thì đâu có trạm nào và thế rồi hai bên xa lộ, cảnh sát chận bắt tất cả các xe băng ngang quãng giữa hai chiều xa lộ bất hợp pháp. Những xe buôn ma túy mới trông thấy tấm bảng đã lo quay xe trở lại; cảnh sát cũng chỉ bắt những xe này về tội phạm luật xa lộ và từ đó khám xét, truy ra cả mớ buôn lậu ma túy. Dĩ nhiên những người không buôn ma túy đâu giật mình vì bảng xét tật buôn ma túy này.
             
            Hơn nữa, càng những người có tật càng ưa nổ, nổ để che lấp điều chẳng ra gì của mình. Chắc chắn rằng có những kẻ nổ dại và cũng có kẻ nổ khôn. Tuy nhiên, kẻ nổ khôn thì ít mà dại thì nhiều. Kẻ nổ dại thường hay ngoác mỏ ra mà châm chọc, bới móc kẻ khác. Thà rằng bới bèo ra bọ còn đỡ, kẻ nổ dại cứ thích chứng tỏ ta đây hay, giỏi, lên mặt thày đời làm như mình là túi khôn của thiên hạ rồi phê bình, rồi chê bai, rồi nếu thế nọ, nếu thế kia. Lẽ dĩ nhiên ai cũng thừa biết, những kẻ mở miệng châm chọc người khác chỉ là phường hèn hạ dù có tự cho mình là thế nào chăng nữa. Dân gian có câu: khôn ngoan hiện ra mặt, què quặt hiện chân tay. Người viết thử đề nghị những kẻ bới móc, châm chọc người khác soi gương xem ra sao!
             
            Dĩ nhiên, nếu nói gương theo nghĩa bình thường thì cần gì phải đề nghị vì nếu thế ai chẳng nhìn thấy một hình người trong gương! Người có cái đầu, đầu có mặt, mặt có hai mắt, hai tai, mũi; mũi có hai lỗ, dưới mũi là miệng, trong miệng có răng và hai hàm răng kèm cái lưỡi... Gương mà người viết muốn nói chính là thái độ của những người chung quanh đối với mình. Nếu những người chung quanh tránh mình như tránh hủi, chắc chắn mình chẳng ra gì, chắc chắn mình là thứ mở miệng ra là chuyên lo  nói "móc lò," làm dơ bẩn lây người khác. Nếu những người chung quanh không thích sự có mặt của mình mặc dầu họ không tránh, mình có thể là thứ mặt dầy, mặt thớt mà còn cứ vênh váo ra bộ ta đây.
             
            Đã lỡ nói đến "mặt dầy" nên đành phân loại sơ sơ. Có những thứ mặt dầy tưởng mình là oai vọng lắm trong khi chẳng ra gì thế rồi nào là cho rằng người này khinh mình, người kia coi mình chẳng ra gì. Dĩ nhiên, người ta khinh thì mình chắc chắn chẳng ra gì bởi có ra gì người ta đã trọng vọng. Điều chẳng ra gì của mình là đã biết người ta khinh mà không tự sửa sai lại còn ra bộ vênh váo khoe khoang bới thêm, e còn có người không biết mình bị khinh, thật là điều điếm nhục. Có thứ mặt dầy tưởng rằng vì mặt mình quá dầy nên không biết xấu hổ là gì lại còn ra bộ ta thế nọ, ta thế kia, phê bình người này không biết điều, người kia không trọng vọng mình. Ai có thể chấp nhận được những câu chê trách chẳng hạn: "Người ta chẳng thèm mời mình ăn cơm!" có chi đâu, muốn ăn mày thì phải dùng lời nói nhã nhặn, tỏ bộ dạng đau thương khốn cùng để mà ăn chực chứ! Người ta đã coi khinh đến độ không muốn thấy cái "mặt mẹt" của mình mà dốt nát đến độ mở miệng trách người như thế phỏng còn gì nực cười hơn, còn biết chi là liêm xỉ. Có thứ mặt dầy khác như là thứ con mọt xã hội, cứ nghĩ mọi người trên đời này phải mang ơn vì đã có mình nên phải coi trọng... Có thứ làm ăn chẳng nên lại cứ thày dốt đọc ranh khôn... Đúng là viết về thứ mặt dày sẽ vô cùng tận... Thật ra thiên hạ hãy còn  lịch sự chán bởi chưa coi mặt mình như cái thớt mà băm nát tan ra là còn phúc đức mấy đời, phương chi ra bộ thế này, thế kia mà cứ tưởng người ta không biết.
             
            Những kẻ hay giật mình thường là loại khôn nhà dại chợ. Ở trong nhà thì huênh hoang ra bộ ta đây, chèn ép, chen lấn anh em dòng họ, rồi miệng thơn thớt nịnh bợ người quyền thế hơn, dạ ớt ngâm, đâm bị thóc thọc bị gạo. Thế mà đối với người ngoài thì cứ co vòi lại. Đúng là thứ xuẩn, loại gà què ăn quẩn cối xay. Dĩ nhiên, có khôn ngoan chăng đã đối đáp được với người ngoài, nhưng loại dại chợ vì không có liêm sỉ nên bị người ngoài khinh lại càng trở nên vô liêm sỉ đớp táp anh em, cắn quẩn trong nhà. Người ta bảo chó dại có mùa người dại quanh năm là thế. Tỏ bộ tịch ta đây với anh em họ hàng, con cháu nào có gì mà hay, có chi đáng phục. Dĩ nhiên, có khôn ngoan chăng đã đối đáp được với người ngoài.
             
            Thật ra có khôn thì để cho người ta rái, lỡ dại, chấp nhận cho người ta thương. Thứ khôn nhà dại chợ chỉ tổ dở dở ương ương, nói ngang không chịu được thế nên ai cũng ghét. Những kẻ khôn nhà thường hay đưa ra lắm thứ lý thuyết ba xu ngớ ngẩn để tỏ ra mình quan trọng. Cuộc đời này, người có tài là tự động kẻ khác nhận ra tài năng của họ qua kết quả cuộc sống. Văn sĩ tất nhiên là người đã viết văn và văn viết ra được người khác đọc và chấp nhận là đứng đắn, là hay. Ca sĩ chỉ được gọi cho những người hát hay hơn người thường và được người khác hâm mộ. Giáo sư là người dạy học, có đời sống đạo đức ngay chính, không lang bang, cặp kè những hạng không ra gì, trong gia đình, cuộc sống đáng làm gương mẫu cho con cái... để được xứng danh kẻ sĩ... Còn những kẻ hữu danh vô thực hoặc chạy chọt luồn lọt cho có biệt hiệu nọ kia mà việc làm lại chẳng ra chi... thì dù có cố gắng lừa bịp đến cách mấy cũng dấu đầu hở đuôi bởi cá tính ngựa quen đường cũ.
             
            Tóm lại, cuộc đời này thiên hạ không đến nỗi ngu đần để mặc cho mình bịp mãi đâu. Khi mình có tật, tất nhiên chuyện nhỏ nhặt đến mấy chăng nữa có xảy ra thì cũng giật mình. Giật mình bởi vết chàm còn đó, quần áo, mã bề ngoài nào có thể che dấu được! Nếu có cầu tiến đi chăng nữa, tốt nhất nên nhìn nhận chính mình, nhìn nhận con người thực của mình để rồi nếu thấy mình chẳng ra gì thì lo bỏ tăm vào túi, khi lỡ có phải tham dự chuyện gì lấy ra mà ngậm. Cứ sự thật mà nói, chẳng ai thèm chấp với mình nếu mình biết phận, không lòe bịp người khác vì "Khôn cho người ta rái, dại cho người ta thương, dở dở ương chỉ tổ cho người ta ghét." Càng có tật càng hay giật mình. Không ngậm tăm mà cứ tơm tớp chứng tỏ ta hay ta giỏi, có lẽ sẽ đi đến lúc chỉ nói cho chính mình nghe, lẩm bẩm như thằng khùng, thằng điên!
            #6
              lamongthuong 30.11.2017 13:42:09 (permalink)
               
                  VẤN  ĐỀ  DANH  XƯNG
               
              Khi tôi còn ở nhà tập của dòng SVD tại Bay St. Louis, Mississippi, cha Braken có một lần nói là trở thành một SVD khó hơn lên thiên đàng. Hỏi lý do tại sao, ngài trả lời là trên thiên đàng có rất nhiều người có lẽ không thể đếm nổi; còn SVD, tất cả chưa được 5000 người trong khi thế giới này những mấy tỷ người. Lý luận theo kiểu này rất đúng và rất phù hợp với luận lý tây phương. Khi còn ở SVD, bởi những cố gắng nhấn mạnh về sự dồn mọi lỗ lực cho nhà dòng, tôi đặt vấn đề, tôi theo đuổi ơn kêu gọi cho nhà dòng, hay cho Giáo Hội, hoặc cho lợi ích của phần rỗi cho mọi người hay chỉ riêng cho một số người?
               
              Khi làm việc chung với những người khác, đặc biệt là làm việc chung với những người Việt Nam, tôi thấy tham vọng cố gắng làm cho người khác biết mình rất mạnh mẽ trong mọi người. Dĩ nhiên, điều này không có gì là không đúng. Tuy nhiên, tôi thấy một mối nguy hại lớn lao bởi sự muốn "chứng tỏ mình là một cái gì" đưa đến sự sai lầm hay thiếu khôn ngoan trong đường lối làm việc. Điều này đã gây những thiệt hại có thể nhận thấy được bây giờ và sau này. Thực ra, nói về vấn đề này chúng ta thấy có vẻ mơ hồ nhưng nếu nhìn kỹ hơn, tai họa bởi sự không nhận thức ảnh hưởng cũng như công việc mình làm đã đưa chúng ta đến những lỗi lầm tai hại ảnh hưởng tới con cháu chúng ta.
               
              Trong khuôn khổ bài viết, tôi muốn đặt vấn đề về sự liên hệ của danh xưng từ con người tới đoàn thể, từ đoàn thể tới cộng đồng Việt Nam, và từ đó, đặt vấn đề giữa nhà dòng, những tổ chức trong Giáo Hội tới Giáo Hội. Rộng hơn nữa, từ Giáo Hội tới con người trong ý nghĩa hợp nhất.
               
              Cá nhân muốn tham gia hội đoàn, đoàn thể, có thể vì nhiều lý do. Không ai giống ai và thường thì không trường hợp nào giống trường hợp nào nếu được phân tích kỹ càng để so sánh. Tuy nhiên, trên một vài phương diện căn bản, chúng ta có thể nhận thấy những điểm chung chung: muốn người khác biết đến mình, có đặc tính xã hội cao, tìm một nguồn vui, vì người khác, hoặc có một chủ đích riêng... Trong đoàn thể, cá nhân muốn được nhận định thứ bậc cũng rất rõ ràng. Sự đặt ra những cơ cấu, vai trò nhằm mục đích đem lại lợi ích cho đoàn thể để công việc được giải quyết có thứ tự, tránh sự rắc rối liên hệ bởi trách nhiệm, và cũng tạo nguồn năng lực cho cá nhân làm việc.
               
              Có nhiều cách để được chú ý trong một đoàn thể: Chu toàn nhiệm vụ đắc lực, chứng tỏ mình có những tài năng riêng,... Nói chung, ai cũng thích mình được người khác để ý đến. Điều này thường đưa đến quan niệm chỉ có ý kiến mình là đúng và chỉ đường lối làm việc của mình là hay, đem lại sự không cần biết hoặc không nhận xét ý kiến và đường lối làm việc của kẻ khác. Một thí dụ điển hình trong vấn đề làm việc giúp chúng ta nhìn rõ hơn: người làm chủ tịch hay đại diện một đoàn thể thường chỉ thấy ý kiến của mình là ý kiến của đoàn thể đó. Thực ra, đó chỉ là ý kiến cá nhân... Thường khi nói đến đoàn thể người ta chỉ nói về người đứng đầu. Đoàn này của tôi, đoàn kia của người khác. Sao lại của tôi? Sao lại của người khác. Vậy những thành viên trong đoàn là ai mà lại của tôi? Mọi người đều thấy rõ cá nhân chỉ là phần tử của một tổ chức hay một đoàn thể, nhưng thường cá nhân không chịu nhìn rõ hoặc chấp nhận là cá nhân chỉ góp phần vào đoàn thể hay tổ chức trong một lãnh vực nào đó.
               
              Trong một đoàn thể, cá nhân nào chỉ muốn mình nổi, muốn chứng tỏ "ta đây", không trước thì sau sẽ bị cô lập bởi ai cũng muốn được chú ý. Ai nhận ra điều này và làm việc cho người khác được biết đến, chính người đó sẽ nổi danh. Còn chỉ làm cho chính mình nổi danh, người khác sẽ không thèm chú ý tới mình, và sẽ bị đào thải.
               
              Xét trong trường hợp đoàn thể với cộng đồng, không ai trong một đoàn thể nào đó mà không thích đoàn thể của mình. Nếu những đoàn viên của một đoàn thể nào mà không thích đoàn thể họ đang tham dự, đoàn thể đó sẽ tan rất lẹ. Bởi chính vì muốn được người khác nhận ra, để ý đến mình, thường các đoàn viên muốn cho đoàn thể mình nổi danh, làm những chuyện tốt được nhiều người để ý tới. Hơn nữa, nói chung, mọi đoàn thể đều không muốn mình giống đoàn thể nào mà ngược lại muốn cắt đứt, tách biệt riêng một mình khỏi các đoàn thể khác, muốn có một đường lối sinh hoạt riêng. Chính điểm này làm đoàn thể tự cô lập mình lại. Không thích có điểm chung với đoàn thể khác, đoàn thể tự tiêu diệt chính mình. Không giống với đoàn thể khác, cũng có thể là bởi ban điều hành không biết gì về những nguyên tắc sinh hoạt hay điều hành. Không giống người khác để mình muốn làm gì thì làm, luật tự mình đặt ra, quyền hành mình nắm trong tay. Chẳng sớm thì chầy, đoàn thể kiểu này cũng ngả nghiêng bởi đoàn viên không thể bị lừa bịp lâu ngày. Họ có sự so sánh và nhận định. Tại sao những đội thể thao phát triển mạnh mẽ, bởi họ có những điểm chung với những đội thể thao khác. Họ có luật chung, có những đội khác để thi đua, khuyến khích, cổ võ. Những đoàn thể nào bị chết chỉ là những đoàn thể khác người; nói chung, những đoàn thể này có ban điều hành làm việc theo luật rừng đoàn viên không chấp nhận được.
               
              Nhìn rộng hơn nữa, những cộng đồng Việt Nam so với những cộng đồng bản xứ. Những cộng đồng bản xứ có những đường lối làm việc, sinh hoạt na ná giống  nhau. Những cộng đồng Việt Nam thường vịn vào cớ mình có truyền thống riêng, đường lối làm việc riêng, mình khác biệt với những cộng đồng khác, mình đặc biệt giữa nơi người bản xứ. Vâng, không có gì sai, đúng hoàn toàn bởi lẽ đương nhiên, mình không phải là người bản xứ. Tuy nhiên, nếu đặt nền tảng trên sự nhận định rằng mình khác biệt hoàn toàn với người bản xứ để rồi cố thủ, sinh hoạt, làm việc theo đường lối riêng mình, có thể đưa đến những vấn đề sau:
               
              1- Tránh sự liên lạc, chung đụng với người bản xứ. Chính mình tự cô lập mình và có thể không có một đường lối làm việc. Thử đặt vấn đề đơn giản: được bao nhiêu cộng đồng Việt Nam có được một chương trình làm việc cho một năm; cộng đồng nào có được ít nhất những lịch trình sinh hoạt trong một năm sắp tới, hay là khi nào có dịp thì làm, làm theo dịp lễ tết. Có cộng đồng nào đặt chương trình thăng tiến cho cộng đồng không hay chỉ làm việc nhất thời, theo hứng, theo dịp. Dùng ngôn từ "uyển chuyển theo thời" chỉ là một lối bào chữa phi lý bởi có chương trình đâu mà nói uyển chuyển. Cả một cộng đồng không có lấy một chương trình cho một năm làm sao đoàn thể trong cộng đồng đó biết thời gian nào cộng đồng sẽ có những sinh hoạt nào để rồi đặt chương trình sinh hoạt, thăng tiến cho đoàn thể mình. Đã bao nhiêu lần bạn thấy chương trình sinh hoạt của đoàn thể bị ngưng trệ một cách đau khổ bởi chương trình tùy hứng của cộng đồng? Tôi đang làm việc với một đoàn thể nọ. Muốn có một chương trình sinh hoạt cho một năm của đoàn thể này, tôi hỏi kiếm chương trình của cộng đồng để xếp cho chương trình đoàn thể. Hỏi ra, câu trả lời là cộng đồng không có chương trình. Ban điều hành, cố vấn của cộng đồng được bầu ra để làm gì? Hay chỉ có tên đến nỗi chương trình sinh hoạt của cộng đồng không có. Vậy chương trình sinh hoạt của cộng đồng do ai nắm giữ hay chỉ là tùy hứng. Nói kiểu nhà thơ Xuân Nghị, "sinh hoạt theo mùa," ưng thì làm, không ưng thì thôi.
               
              2- Để chứng tỏ mình có đặc tính riêng, cộng đồng đi vào ngõ bí không giống ai. Đặc tính riêng không phải là những gì không giống ai mà giống những người chung quanh nhưng nổi bật về điểm đặc biệt nào đó. Cũng bởi vì muốn chứng tỏ không giống ai, mình càng tìm kiếm những gì khác người, hoặc cố chấp bảo thủ những gì không hợp thời, "weird, wild". Muốn cho người khác biết đến mình mà không biết đường lối nào để làm cho người khác hiểu mình thì cũng như cuội. Điều này chẳng khác gì bạn tổ chức văn nghệ nhưng đóng cửa hội trường không cho ai vô coi và đòi họ khen ngợi văn nghệ của bạn là hay. Bạn nấu ăn, đồ ăn nấu với nước mắm, rồi mời những người không chịu nổi mùi vị nước mắm thưởng thức và ước vọng họ khen ngon, nhận ra tài nấu ăn và tính chất, mùi vị đồ ăn của bạn. Xin thưa, họ bịt mũi và chê rằng đồ ăn cho dã thú. Cố thủ sắc thái riêng của mình mà không cần biết gì đến người khác nhưng lại muốn họ chú ý đến cũng không thua gì nấu đồ ăn cho người được mời không đúng cách.
               
              3- Cũng chỉ vì không biết cách hòa hợp cho giống với người khác. ngược lại bảo thủ cho rằng sắc thái của mình đặc biệt, tất nhiên chỉ làm hại những người trong cộng đồng và có thể đem đến sự tự ty mặc cảm cho chính mình. Thế hệ thứ hai của những người di dân mang nặng tính chất tự ty mặc cảm này nên họ cố gắng trở nên giống người bản xứ. Ăn nói, may mặc, kiểu sống, họ muốn sao cho giống như những người khác bởi họ cảm thấy họ không giống ai. Chúng ta có thể nhìn thấy giới trẻ Việt Nam, họ là thế hệ thứ hai của người tỵ nạn, di dân. Có thể nói rằng sự đua đòi của họ trong cách ăn mặc, lối sống, một phần lỗi tại sự cố chấp của người lớn trong vấn đề bảo vệ đặc tính của mình một cách mù quáng. Nếu chúng ta dùng chữ "mất gốc", "sự xung khắc giữa giới trẻ và già trong gia đình Việt Nam..." có lẽ vì câu "Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài" bị quên lãng hoặc cái nhìn của người lớn không kịp phù hợp với cuộc sống bất chợt thay đổi chăng. Và kết quả thế nào; cộng đồng đang mất dần sắc thái "tuyệt đối" của nó. Khi lớp già qua đi, lớp trẻ chỉ giữ lại những sắc biệt mà những dân bản xứ chung quanh có thể chấp nhận được. Thế cho nên, bản sắc đặc biệt của mình có đặc biệt hay không lại tùy thuộc vào người khác có thể chấp nhận được hay không.
               
              Một điểm xa hơn, đó là các hội dòng tu. Các hội dòng tu thường chỉ ráng cổ võ cho chính dòng mình mà quên rằng bổn phận trên hết của dòng tu là phục vụ và làm cho Giáo Hội lớn mạnh. Nhìn kỹ nơi sinh hoạt dòng tu một chút, tên dòng, kiểu ăn mặc của họ có lẽ có giá trị với họ hơn Giáo Hội. Thay vì mở mang "Nước Chúa", họ dùng sự mở mang nước Chúa để phát triển dòng tu. Dùng dân Chúa xây đắp dòng của họ. Có lẽ sự đặt lại vấn đề xây đắp Giáo Hội hay xây đắp cho dòng của mình, những người tu dòng nên để ý. Sự phân biệt, làm cho mình nổi chỉ mang lại điều nguy hại cho những chương trình rộng lớn hơn.
               
              Tiến xa hơn một bước nữa, đó là giữa Giáo Hội và dân Chúa. Bạn đã có bao giờ cảm thấy không thích nói chuyện với người khác tôn giáo của bạn chưa? Khi thực tập chương trình thăm bệnh nhân, tôi gặp vài trường hợp: một số bệnh nhân từ chối sự thăm viếng của những tuyên úy khác tôn giáo.
               
              Hai mươi năm trước, và bây giờ còn nhiều người Công Giáo nghĩ rằng "ngoài Giáo Hội Công giáo không có ơn cứu rỗi." Khi dạy giáo lý lớp 11 cho các em người Việt, nói về ơn cứu rỗi tới điểm: "Sự cứu rỗi của Chúa đến với mọi người, nghĩa là ngoài Công Giáo cũng có ơn cứu độ." Một học sinh hỏi tôi, vậy mình truyền giáo để làm gì? Tôi trả lời rằng mọi người Công Giáo có nhiệm vụ làm chứng nhân nước trời. Điều này có nghĩa ơn kêu gọi truyền giáo nơi chúng ta đòi hỏi chúng ta trở thành chứng nhân để cho những người khác nhận biết ơn cứu độ của Chúa đã và đang ở nơi họ chứ không phải bắt họ phải trở thành người Công Giáo. Trở lại hay không tùy họ và tùy lối chứng nhân của mình.
               
              Thử đặt một vấn đề, trong Phúc Âm, Chúa dạy về sự hợp nhất của con cái Chúa là gì? Mọi người nhận thấy rõ ràng không thể có cách nào làm cho mọi người trở thành Công Giáo, nói rộng hơn, không có cách nào làm cho mọi người chỉ tin vào Đức Kitô. Vậy điểm hợp nhất của con cái Chúa là điểm nào bởi nhìn tổng quát, mọi người là con cái Chúa. Con cái Chúa ở điểm nào khi họ tin vào Brahma như trong Hindhuism, tin vào luân hồi như trong triết thuyết nhà Phật, và còn nhiều thứ tin trong nhiều đạo khác nhau? Có một lần tôi nói chuyện với một người tin lành, bà ta không thể chấp nhận được những người không tin vào Đức Kitô được ơn cứu rỗi (dầu bà ta chấp nhận Kitô hữu nói chung có ơn cứu độ), bởi bà ta suy luận rằng những người khác không thuộc về Đức Kitô. Tôi hỏi lại vậy trước thời Đức Kitô, bao nhiêu người đã qua đâu biết gì về Đức Kitô. Bà ta nói rằng Đức Kitô đã hiện hữu từ trước. Nói thế thì cũng như bây giờ, biết bao nhiêu người không bao giờ được nghe thấy tên Đức Kitô.
               
              Xét thế, chúng ta càng gò bó với danh xưng Công Giáo hay Tin Lành, Anh Giáo, v.v..., chúng ta càng từ chối sự hiện diện của Chúa nơi những người khác trong khi chúng ta thuộc lòng rằng Chúa ở khắp mọi nơi. Có lẽ chúng ta tự phản lại chính chúng ta khi tuyên xưng Chúa ở khắp mọi nơi, mọi người mà lại từ chối sự hiện diện của Ngài nơi những người khác.
               
              Ơn cứu độ của Chúa đến với mọi người. Chúa ở nơi mọi người trong khi Giáo Hội có quyền đóng hay mở cửa nước trời? Quyền chấp nhận hay không chấp nhận ơn cứu độ của Chúa cho người khác nơi Giáo Hội hay nơi cá nhân? Nếu chấp nhận rằng ơn cứu độ của Chúa đến với mọi người thì sự đóng hay mở cửa nước trời không phải nơi Giáo Hội mà Giáo Hội có bổn phận phải tuyên xưng nước trời cho mọi người và không có chút quyền nào đóng cửa nước trời. Chỉ có nhiệm vụ nhưng không có quyền. Quyền chấp nhận người nào ở trong Công Giáo hay không là quyền của Giáo Hội, nhưng vấn đề ơn cứu rỗi thì không. Đó cũng là lý do tại sao Giáo Hội chỉ đặt vấn đề thuộc về hay không thuộc về đức tin Công Giáo. Vấn đề này thuộc về vấn đề danh xưng chứ không thuộc về ơn cứu độ.
               
              Nhận ra như thế, nếu chúng ta không mở mắt vểnh tai để nhìn nhận những người khác là tại chúng ta. Chính chúng ta đóng khuôn chúng ta lại. Từ chối ơn cứu độ của Chúa nơi người khác có thể là một hình thức cho rằng chúng ta là Chúa. Tội lỗi! Chúa không chấp nhận được bất cứ ai, thần thánh nào ngang hàng với Ngài. Bạn rao giảng nước Chúa hay bạn rao giảng cho tôn giáo, dòng tu của bạn?
               
              Hơn nữa, bạn và tôi là người Việt Nam, chúng ta có thể dùng tiếng Việt để nói cho những người không biết tiếng Việt nghe, hay chúng ta phải dùng ngôn ngữ của nọ để nói. Đường lối làm việc, cách diễn xuất, phát biểu tư tưởng của chúng ta người khác có thể hiểu, chấp nhận, hay chúng ta phải nói cho họ hiểu bằng ngôn ngữ của họ, theo lối diễn tả, giải thích của họ. Vậy khi chúng ta muốn gây sự chú ý của người khác, chúng ta nên dùng đường lối nào, tôi tin rằng bạn đã có câu trả lời. Muốn dùng ngôn ngữ của người khác để diễn tả cho họ nhận biết điều mình muốn nói, giá trị văn hóa, phong tục, tập quán, gia đình v.v... của mình không phải là chuyện nằm mơ hay nói suông. Mơ thì dễ nhưng thực hiện ước mơ không dễ chút nào. Vấn đề là chúng ta có tự nhận thức hay không!
              p19

              #7
                lamongthuong 03.12.2017 10:49:14 (permalink)
                .
                         ĐI  NƯỚC  LÀO  ĂN  MẮM  NGÓE
                 
                Những người bôn ba trôi nổi thường thì có sao Liêm Trinh đóng cung thiên di, ấy là nói theo tử vi. Càng đi nhiều bao nhiêu, điều dĩ nhiên, càng biết nhiều bấy nhiêu. Chả thế mà có câu "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn." Ngược lại, chỉ ro ró ở nhà, thường thì người nào càng có trí khôn, sự hiểu biết nhỏ hẹp bao nhiêu lại càng tưởng mình biết hết mọi sự hoặc chỉ mình là đúng, đường lối kiểu cách mình là hay. Thật ra, cuộc đời núi cao còn có núi cao hơn, những kinh nghiệm hiểu biết cá nhân không bao giờ cho đủ, thế nên, có hay thì cũng chỉ hay nơi chốn hạn hẹp nhà mình vì "Ở nhà nhất mẹ nhì con, ra đường lắm kẻ còn dòn hơn ta."
                 
                Khi những người bắc Việt mới tràn vào miền nam sau năm 1975, nhiều cảnh dở khóc dở cười đã xảy ra, không những nghe chỉ tức cười về cái ngố, cái ngược bởi thiếu hiểu biết, tưởng rằng trên đời này chỉ vỏn vẹn như miền quê hẻo lánh tối tăm hoặc trong rừng u minh mà còn gây ra khá nhiều tai nạn giết người chỉ vì một vài câu nói quen dùng nơi miềm Nam mà người Bắc làm việc trong chính quyền mới vô hiểu theo nghĩa ngớ ngẩn khác hoặc không hiểu rồi làm bừa đi hay kết án bậy bạ.
                 
                Nhớ lại những ngày đầu, bộ đội lái xe ngược chiều đường phố, xa lộ Biên Hòa, tống số chết vì tai nạn bởi sự lái xe không biết luật lên tới cả ngàn. Vô nhà thấy người ta bật quạt trần thì tay ôm đầu hô ầm lên máy chém... Tháng 8, 1975, một hôm tại hàng bán quần áo nơi Phan Thiết, chú bộ đội ghé vô hỏi bà chủ quán mua chiếc "lọc cà phê". Cái mà chú bộ đội gọi là chiếc lọc cà phê được làm bằng vải dính liền với một chiếc khác thành một cặp kèm theo mớ dây quấn lung tung. Chú chỉ đòi mua một chiếc mà bà bán quán nói không thể bán một chiếc được, phải mua cả hai. "Ơ cái bà này, bà bán thì tôi mua, mua một chiếc hay hai chiếc tùy ý tôi, sao bà cứ bắt tôi mua cả hai thế?" - Chú lý luận. Giằng co qua lại đến nỗi khách đi ngang cứ mỉm cười và vội bỏ đi e cười chú cho là nhạo báng bộ đội. Và cuối cùng bà chủ quán đành bán cả đôi trong khi chú bộ đội trả tiền một chiếc. Nào ai biết chú bộ đội lọc cà phê ra sao với cặp lọc cà phê ấy thay vì "cái nồi ngồi trên cái cốc."
                 
                Đường xá bụi bậm, chắc có lẽ một số bộ đội được huấn luyện kỹ càng về cách giữ vệ sinh nên lái xe Honda phải dùng "băng vệ sinh" bịt mũi. Cũng có mấy chú bộ đội được đóng đô tại những nhà lầu chủ nhân bỏ trốn ra ngoại quốc, mua được mấy con cá trê còn sống vừa cỡ cổ tay định nấu bữa ăn vương giả bù đắp cảnh "vắt cơm nắm muối" những ngày tháng ở trong rừng. Đem về tới nhà, thấy có chiếc bồn chứa ít nước, thả cá vô, định sau khi uống ly nước trà sẽ làm cá nấu canh. Nào ngờ, sau khi uống nước, bắt cá làm thịt, cá biến đi đâu mất, đưa tay rờ đụng lung tung, ấn ấn thử thử, nước xối xả chảy qua bồn rồi thông đi đâu mất. Mấy chú bộ đội cho rằng nguỵ bày kế ăn cắp cá. Mãi về sau mới biết cái bồn dùng để làm gì.
                 
                Cũng có một bà nhà khá giả ở miền Bắc. Sau năm 75, các em nơi miền Nam viết thư mời qua chơi, trong thư ghi rõ "Chị thu xếp sang chơi càng sớm càng tốt, đồ dành cho chị chúng em đóng thùng cả rồi." Bà bắc kỳ nghe con đọc thư mà tức tối mãi không thôi.
                -Quân chúng mày lâu nay học thói ngụy hỗn láo - bà lẩm bẩm - chúng mày nói với chị mà dám nói "đồ dành cho chị." Chúng mày khinh chị là quê mùa nên dùng những lời bẩn thỉu...
                Thế rồi bà thu xếp vô nam gặp mấy đứa em để cho một trận hả cơn ấm ức... Vừa tới cổng nhà em, bà đã oang oang:
                -Đây này, chị các em tới để xem "đồ" các em dành cho chị là đồ thế nào. Các em dám viết thư "đóng đồ" cho chị à...
                Người em thấy chị tới, không cần biết chị nói gì, dẫn vội vô nhà chỉ những thùng đồ buộc dây ngay ngắn nơi một góc phòng khách líu lo,
                -Chị ở chơi với chúng em vài tháng. Năm thùng đồ này em đóng sẵn như đã viết thư cho chị đến khi nào chị về đem ra Bắc.
                Bà bắc kỳ mới ngớ ra, người miềm nam gọi mấy thùng này là cái "ấy".
                 
                Có một gia đình mới qua tới Mỹ năm 1975, bảo trợ đưa vô ở một căn nhà, chỉ cho tủ lạnh, bếp núc v.v... cuối cùng nhờ người thông ngôn hỏi còn cần gì nữa không. Hai vợ chồng cũng đứng tuổi, thấy nơi tủ lạnh thịt thà đầy đủ, có cả những thứ không cần thiết như bơ, sữa tươi... Đồ ăn đã có, thức uống thời không bèn nói với thông dịch viên hỏi cho cái lu đựng nước uống. Thông dịch viên chẳng sao dịch được chiếc lu, đành nói ra chiếc thùng đựng nước. Bảo trợ hỏi đựng nước để làm gì. Người chồng nói đựng nước uống và rửa mặt. Bảo trợ không thể hiểu tại sao mấy người tỵ nạn này cần thùng đựng nước trong khi có nước thành phố nên mới chỉ cho vòi nước nơi bồn rửa chén... Mọi người cùng cười, bấy giờ vợ chồng con cái mới biết nhà không có giếng mà vẫn có nước.
                 
                Người khác thì đã biết nước non đầy đủ, chỉ mỗi tội khi đi tiểu xong không biết làm sao cho nước chảy. Rờ vào cần xả nước, thấy lỏng lẻo nhưng không dám ấn mạnh sợ cần gẫy, loay hoay mãi cũng chẳng được cuối cùng đành thử mở nắp bồn nước xem sao. Khi nước đã chảy, người đó mới nhận ra, à thì nó không gãy...
                 
                Một ông cụ già kể chuyện kỳ mới sang Mỹ mà cười đến đứt ruột. Giọng cụ trầm trầm, chân thành, không có vẻ gì là nhạo báng hay chê trách nhưng lững thững, điềm đạm lại đơn sơ khiến người nghe cảm thấy mến phục.
                -Nhớ kỳ mới sang, mình nhà quê mà, con tôi chỉ cho tôi từng ly từng tí. Tôi thì cũng biết rằng nhiều thứ mình chẳng hiểu gì nên ráng nhớ được chút nào hay chút ấy rồi tính sau. Con tôi chỉ tôi cách nấu nồi cơm điện, tôi lại cứ thắc mắc sao không có lửa mà cơm có thể chín được. Nó giải thích là đun bằng điện mà điện đâu chẳng thấy. Thế rồi nó phải lấy gạo, vo, đổ nước vào nồi, đoạn chỉ tôi ấn nút. Tôi ấn cái nút đỏ bởi nó bảo nếu nó đỏ là có điện, nào ngờ ấn cái nút phía trên. Đợi được một lúc, thấy nồi cơm sôi. A! Thì ra nấu cơm điện tiện lợi và dễ dàng quá, không phải lo lắng gì, lại chẳng sợ khê vì to lửa. Rồi cà phê cũng bằng điện, nấu nướng bằng bếp điện... chỉ có mỗi cái nó quên không chỉ là cái nhà cầu... Nó dẫn tôi vào nhà cầu, chỉ cho tôi vặn nước rửa mặt, rồi phòng tắm, chỗ nào nước nóng, chỗ nào nước lạnh, rồi cho nước xịt bông sen. Lần đầu tiên tôi ướt hết vì quên cởi đồ trước khi vặn nước, nhưng cũng không sao, thay ra đàng nào chả phải giặt, chỉ phải cái tội nước xịt tối tăm mặt mũi và thay đồ ướt hơi khó. Còn có mỗi cái nhà cầu nó không chỉ làm tôi khổ sở suốt một tuần và té xuýt gẫy chân. Anh thấy đó, cái nhà cầu có hai cái nắp, một cái nắp kín, một cái nắp lủng một lỗ to ở giữa. Cái nắp kín thì đâu cần thiết vì có ai vô ngắm nhà cầu đâu mà phải đậy lại. Còn cái nắp lủng tôi chẳng hiểu dùng để làm gì. Khi đi tiểu, thật là khó vì làm sao có thể cho nước tiểu rơi vào cái lỗ lủng nhỏ như thế và rồi nước tiểu rơi vào nó, bắn lung tung... mỗi lần đi tiểu, tôi lại phải lau. Mới đầu không để ý, nước tiểu bắn vô cả quần, tôi lại phải thay, rồi sau đó lau chùi phòng vệ sinh cho sạch. Tính tôi lại sạch sẽ, cứ mỗi lần đi tiểu lại phải dùng đồ lau nhà lau phòng tắm rồi mới giật nước. Từ ngày hôm sau tôi vén quần cao lên và sau đó vô bồn tắm rửa chân rồi lại lau nhà cầu. Tức quá, tôi lật ngay nó đứng lên, thế là hết. May mắn, mình cũng thông minh. Nhưng đến lúc đi tiêu thì cả là một cực hình, anh biết chứ, ở Việt Nam mình, bàn cầu có hai đế để chân, đàng này nó tròn quay lại tráng men trơn trượt. Bỏ cái nắp lủng xuống leo lên cho dễ ngồi chồm hổm thì sao mà tiêu lọt vô lỗ thủng, mà dựng nắp lên thì vành bô nhỏ quá sao đặt chân cho vững. Được ba lần, tôi sợ đi tiêu muốn chết nhưng nhịn không được. Khổ nữa, lúc lấy giấy để chùi thì đứng trên bô cũng khổ mà bước xuống cũng phiền. Hơn nữa ngồi chênh vênh trên vành bô lúc tiểu nó cứ vọt cần câu ra phía trước không làm sao cho nó vào trong bô, mà nào có nín được... Thế rồi lại lau, lại chùi... mệt quá sức. Đến lần thứ tư, chẳng biết cái quần mắc đầu gối tôi làm sao, vừa đưa chân bước xuống, tôi té chúi vô tường đánh cái rầm. Quân Mỹ này làm nhà cầu tệ quá... nghĩ vậy nhưng tôi không dám la. May mắn thằng con tôi đang ở nhà, nghe động chạy vô, thấy tôi té lộn tùng phèo mới kéo tôi đứng dậy rồi đi ra để tôi tiếp tục làm chuyện không ai có thể làm giúp. Sau đó, thấy lốt dép trên miệng bô, nó cười không nín được. Suốt cả nửa tiếng nó cứ cười mà tôi không hiểu tại sao. Cuối cùng, nó vừa cười sặc sụa vừa giải thích là ngồi ngay trên nắp bô lủng như ngồi ghế khi đi tiêu. Còn lúc tiểu thì lật nắp bô lủng đứng lên cho dễ như tôi đã thử trước. Đơn giản có vậy mà tôi không biết. Ai ngờ cái thói quen đã làm hại mình.
                 
                Má tôi (người viết), sang tới Mỹ rồi mà cứ đòi kiếm cho được chiếc lồng bàn... và cũng có lồng bàn nhưng bây giờ đành vất lăn vất lóc bởi rau thơm để úp lồng bàn héo hết, phải bỏ tủ lạnh. Bà còn nhờ cậy thiên hạ mua cho được chiếc nồi đất có đánh đai dây thép chung quanh cho chắc chắn đem kho cá. Bà lý luận cá kho nồi đất mới ngon. Ngon đâu không biết nhưng từ ngày có chiếc nồi đất cỏn con kho cá, bà cứ lẩm bẩm nhà không dám mở máy lạnh mà tiền điện vẫn cao. Tôi nói cá kho bằng nồi đất mà phải đun bằng rơm mới có mùi thơm lúa chín... Thế rồi bà chửi "Cha tiên sư bố mày..."
                 
                Nhà tôi có mảnh vườn, ông bà già trồng rau, cấy sả cho vui, và nếu có thừa đem ra chợ "chồm hổm" (N.O. LA). Hai cụ đem rau, đem sả vô nhà bó bó buộc buộc công cả đất cát, bụi bặm vô. Cụ ông nhờ người mua cho được hai cái chổi quét tay, rồi chổi đẩy về quét quét, hốt hốt khiến quạt máy lạnh hút bụi bậm bay lên bít kín "air filter." Nhà đã có sẵn máy hút bụi hai ngựa mà ông bà không thèm xài, chỉ quét, có nói cũng không thèm nghe. Tôi đành chịu vậy biết sao hơn! Có lần nói quá, bố tôi trả lời: "Có lấy được máy hút bụi thì tao đã quét xong.
                Lẽ đương nhiên, ai không biết "Đi nước Lào, ăn mắm ngoé," nhưng nếu biết chỉ để mà biết thì làm sao "nhập gia tùy tục". Kiểu cách sống ở đâu, phương tiện thế nào, sử dụng ra sao cho hợp đòi hỏi nơi con người sự thay đổi sao cho thuận. Không biết, có lẽ nên hỏi thay vì leo lên bàn cầu trượt té, may mà không gẫy chân!
                #8
                  lamongthuong 03.12.2017 10:52:46 (permalink)
                  .
                            NHỮNG  CẶP  KIẾNG  MÀU
                   
                  Mọi người đều có kinh nghiệm thông thường, khi chúng ta đeo cặp kiếng màu xanh, chúng ta sẽ nhìn thấy mọi vật quanh mang màu xanh không ít thì nhiều. Nhìn sự vật qua cặp kiếng màu xanh chúng ta cảm thấy dễ chịu, không bị chói mắt khi gặp ánh nắng gay gắt. Ai đeo kính màu hồng hay màu xám hoặc đen, cũng nhìn thấy sự vật chung quanh có pha những màu tùy theo cặp kiếng mình mang. Nói chung, những cặp mắt kiếng đều có đặc tính làm thay đổi một phần nào hình dạng, màu sắc, nét phiếm diện bên ngoài của sự vật. Những cặp kiếng làm cho chúng ta cảm nhận sự vật chung quanh một cách dễ chịu hoặc khó chịu hơn, không thể đúng với sự vật. Chẳng hạn bạn đeo cặp kiếng đen đậm khi trời gắt nắng, bạn sẽ cảm thấy mát mắt hơn, nhưng cũng cặp kiếng đó đeo trong khi trời nhá nhem tối, bạn sẽ chẳng nhìn thấy chi chung quanh. Kết quả của sự đeo cặp mắt kiếng đen đậm trong vùng nhá nhem tối thế nào, có lẽ bạn không cần giải thích.
                  Khi giao tiếp với những người khác, dầu quen hoặc không quen, chúng ta cũng thường bị những "cặp kiếng kinh nghiệm" của chúng ta ảnh hưởng không ít thì nhiều. Ca dao Việt Nam  có câu: "Trông mặt mà bắt hình dong, con lợn có béo thì lòng mới ngon." Hoặc "Những người thắt đáy lưng ong, đã khéo chiều chồng lại khéo nuôi con, những người béo trục béo tròn, ăn vụng bằng chớp, đánh con cả ngày." Còn khá nhiều những kinh nghiệm như thế. Đúng hay sai ai mà biết nhưng hợp hay không hợp với kinh nghiệm của chúng ta trong cuộc sống hiện tại, có lẽ chúng ta có thể giải nghiệm một cách dễ dàng.
                   
                  Ai cũng nghi ngờ rằng chưa chắc những người có hình tướng "không ăn khách" bên ngoài đã là người xấu và cũng chưa chắc rằng những người có mã hào hoa bên ngoài đã là những người tốt. Thế thì câu "Trông mặt mà bắt hình dong..." có lẽ không thể là chân lý muôn đời được. Chẳng những thế nó còn bị câu "Hơn nhau tấm áo manh quần, nếu đem lột trần, ai cũng như ai" hạ cho đo ván. Ngoài ra, hai câu "... thắt đáy lưng ong... và béo trục béo tròn..." đặc biệt để nhận xét về hình dạng bên ngoài của người phụ nữ càng nói lên cặp mắt kiếng kinh nghiệm của chúng ta không đứng vững chút nào. Chưa chắc những phụ nữ có "đáy thắt lưng ong", hình dáng đẹp đẽ bên ngoài đã khéo chiều chồng, nuôi con, mà trái lại, bị thuyết nhà Phật qua Truyện Kiều hoặc kinh nghiệm về tướng diện đánh phủ ngược lại: "hồng nhan bạc phận" hoặc "hồng nhan đa truân". Còn những người "béo trục béo tròn..." thì nhan nhản trước mắt, nói ra là đụng chạm... Các bà, các chị, có gia đình rồi thì thôi chứ, đâu cần giữ eo, có bầu sao mà giữ eo; họ tốt lành, chiều chồng, dạy con, ngược lại hẳn với câu ca dao trên. Xét như thế, kinh nghiệm chưa chắc đã lấy gì làm bảo đảm, không có gì là luật chung và thường thì không thể áp dụng, gom góp hoặc dùng kinh nghiệm của trường hợp này cho trường hợp khác.
                   
                  Mặc dầu thế, kinh nghiệm lại thường giúp chúng ta thông cảm được với những người khác. Thái độ, nếp sống, lối đối xử của chúng ta bắt nguồn từ những kinh nghiệm thông thường gần giống nhau. Nhưng lại cũng chính những kinh nghiệm thông thường này làm cho chúng ta dùng luôn những kinh nghiệm đặc thù, cá nhân của chúng ta như một mẫu mực chung cho tất cả những trường hợp khác. Chẳng hạn khi bạn giao tiếp với một người, lối đối xử của họ quá tệ với bạn, có thể bạn đã vội cho rằng người đó là người xấu, và chính vì thế, mọi sự liên quan đến người đó cũng đều xấu. Ai có ngờ đâu, người đó có lối đối xử với người khác không đẹp theo kiểu bên ngoài có thể lại chính là người gây dựng gia đình họ một cách vững vàng. Chẳng những thế, chúng ta có thể còn nghĩ rằng những bạn bè của người đó cũng không tốt lành gì bởi kinh nghiệm cho chúng ta thấy "ngưu tầm ngưu, mã tầm mã." Như vậy, có phải chúng ta đã bị sai lầm bởi ảnh hưởng đặc thù của kinh nghiệm thông thường một phần nào rồi không?
                  Bình thường khi trao đổi hay bàn luận về vấn đề nào với người khác, chúng ta đều cho rằng những ai đồng quan điểm với mình là đúng, còn những người có quan niệm ngược lại, không giống với chúng ta là không đúng. (Tôi nói không đúng không có nghĩa là sai). Cặp kiếng màu quan niệm, kinh nghiệm của chúng ta ảnh hưởng đến sự nhận xét quan điểm người đối thoại rất nặng nề. Chúng ta bị tư tưởng "ngưu tầm ngưu, mã tầm mã" khống chế, và thường quên rằng một sự việc có thể thực hiện bằng nhiều cách khác nhau. Vấn đề là quan điểm và phương thức thực hiện sự việc đó có hợp thời hợp cảnh hay không. Hơn nữa, kinh nghiệm, quan niệm của mỗi người lại tùy thuộc vào sự hiểu biết của chính người đó. Môi trường sống của một người trong quá khứ cũng tạo nên những kinh nghiệm ảnh hưởng đến cái nhìn của họ đối với những vấn đề xảy ra chung quanh. Thí dụ, bạn có thể chấp nhận được bao nhiêu cách cầu nguyện hay chỉ có một lối cầu nguyện duy nhất của bạn? Bạn có thể chấp nhận được bao nhiêu phong thái của một người lúc cầu nguyện hay chỉ một kiểu duy nhất mà bạn quen dùng trong muôn vàn nghi thức, phong thái khác?
                   
                  Ngay như quan niệm về tôn giáo cũng biến chuyển rất nhiều từ xưa đến nay. Tùy quan niệm của mỗi thời mà sự thực hành tôn giáo, nghi thức thay đổi. Chẳng hạn trong vấn đề dạy giáo lý, chuyện rất đơn giản, cũng được chia ra ít nhất ba loại lý thuyết khác nhau. Tiếng Mỹ gọi ba lý thuyết này là "Classical Theory, Kerygmatic Theory, và Social Science Theory". Classical Theory nhấn mạnh trên lề luật, quyền bính, tuân theo đúng như lời dạy, ghi nhớ thuộc lòng, phải tin, phải làm, và trọng hình thức bên ngoài. Điểm quan trọng nhất của lý thuyết này là Thiên Chúa quyền năng và công bằng. Kerygmatic Theory nhấn mạnh những vấn đề: Tin Mừng của Chúa Giêsu, luật yêu thương, lịch sử ơn cứu độ. Điểm quan trọng nhất của Kerygmatic Theory là sự tốt lành và lòng nhân ái của Chúa Cứu Thế. Social Science Theory nhấn mạnh trên sự để ý đến những nhu cầu tinh thần cần thiết của người khác, dấn thân phục vụ xã hội, và sự tự do trong lãnh vực trách nhiệm. Lý thuyết này đặt nền tảng trên ân sủng của Thánh Thần và sự đa diện của ân sủng. Tuy nhiên, coi chừng bạn có thể có quan niệm theo lý thuyết thứ ba (Social Science Theory) nhưng sự thực hành của bạn lại thuộc về lý thuyết cổ điển (classical) trong khi các phương pháp thực hành của ba lý thuyết hoàn toàn khác nhau. Nếu dùng "râu ông mà cắm cằm bà," bạn sẽ bị gán cho biệt hiệu "lý thuyết gia" theo nghĩa trái của nó.
                   
                  Ngày xưa (chỉ 20 năm về trước), quan niệm "chúng ta có thể biết được ý Chúa một cách rõ ràng" có một thế đứng độc tôn nơi các dòng tu Công Giáo. Đó là lý do tại sao đã có thể có quan niệm vâng lời tuyệt đối. Bây giờ chúng ta thấy sao? Ai mà không hiểu rằng chúng ta không thể hình dung được Chúa thế nào! Ai mà không nhận ra rằng Chúa mà chúng ta có thể tưởng tượng được chỉ là thần tượng không phải là Chúa bởi vì Chúa mà chúng ta có thể tưởng tượng được, chúng ta có thể lạm dụng được tùy theo sự tưởng tượng của chúng ta. Sự tưởng tượng này đưa đến hậu quả là cho rằng Chúa thế này, Chúa thế kia rồi tiến tới Chúa bảo cái này là đúng, cái kia là sai và từ đó chính những người muốn rao giảng về Chúa lại dùng Chúa như một thứ bung xung kiếm lợi lộc hay danh vọng hoặc ảnh hưởng về bất cứ phương diện nào cho riêng cá nhân mình. Đôi khi tôi cảm thấy nực cười, tiếc rằng Chúa "không có cái miệng" để nói cho những người "biết được ý Chúa" rằng Chúa theo họ tưởng tượng không khác gì những thần tượng được họ thăng hoa để lạm dụng. Thử đọc kỹ lại Thánh Kinh, Chúa hoàn toàn khác biệt với tất cả những gì chúng ta có thể tưởng tượng.
                   
                  Chỉ vì những kinh nghiệm, quan điểm khác nhau ảnh hưởng đến sự nhận xét của mỗi người như những cặp kiếng màu thay đổi sự nhận ra màu sắc của những sự vật chung quanh, chúng ta cần biết e dè, coi chừng tiên đoán sai lầm về người khác trước khi thực sự giao tiếp với họ. Tôi rất thích giới trẻ, ham làm việc với họ, muốn giúp họ thực hiện những chương trình của họ phần nào nếu có thể. Đo đó tôi thường phải hỏi họ về những việc họ nhờ tôi rằng họ muốn tôi làm việc đó như thế nào cho hợp với chương trình hoặc ý thích của họ. Biết rằng họ không thích nghe giải thích dài dòng, tôi lại phải đặt ra những câu hỏi ngắn để họ trả lời thay vì tôi nêu ý kiến. Tôi chỉ cần tổng kết những câu trả lời của họ là biết họ ưng thế nào. Có một người muốn làm việc với nhóm trẻ mà tôi e rằng người này muốn bắt họ phải làm thế nọ, phải làm thế kia, tôi đã cực lực phản đối bởi vì tôi nghĩ đến cái nguy hại là nhóm trẻ sẻ bị tan rã vì họ không thích làm theo những gì họ không được đóng góp hoặc hỏi ý kiến. Điều dĩ nhiên ai cũng hiểu là giới trẻ không thích bị theo những mệnh lệnh, chương trình từ trời rơi xuống bắt họ làm.
                   
                  Một hôm, nhân lúc nói chuyện với một người khác, ông ta hỏi tôi một câu thật đơn giản: "Anh có thể nghĩ rằng chỉ mình anh mới thích, và lo lắng cho giới trẻ sao?" Câu hỏi không có chi là đặc sắc nhưng lại làm tôi suy nghĩ rất nhiều. Cái kinh nghiệm nhìn thấy những người "lãnh đạo" không biết chút nào về thuật lãnh đạo, làm việc theo hứng, theo mùa, rồi "dictator, messiah complex, boss..." đã làm tôi muốn tìm hiểu những người khác và tìm phương pháp làm việc với người khác. Thật sự, khi nghe một người trình bày về quan niệm làm việc của họ, cái gì cũng thấy họ đúng, họ hay, tôi đâm ra nghi ngờ. Người mà không nhìn thấy yếu điểm cũng như ưu điểm của mình có lẽ còn thiếu sót một phần nào khi đụng chạm với thực tế. Chỉ nhìn thấy cái hay không, đó là chỉ mơ ước mà thôi bởi mình chỉ thường nói đên những điều mình mơ ước, mình chưa có. Chỉ nói về những điểm hay của mình, điều này chứng tỏ rằng mình không có tài về những điều mình nói bởi vì mình còn đang mơ mình được như thế. Tuy nhiên, tôi tin rằng bất cứ ai cũng có thể thay đổi phương cách làm việc khi họ nhận ra chiều hướng làm việc của họ không mang lại lợi ích cho công việc như họ mong muốn mà sự mong muốn này phải là kết quả của thiện tâm, thiện chí của họ.
                   
                  Bởi nhận ra rằng quan niệm cũng như kinh nghiệm đã tạo ra nhận xét đưa đến những ý nghĩ và quyết định sai lầm, tôi đặt vấn đề nên thử tìm hiểu người khác trước khi nhận xét và quyết định những vấn đề liên hệ tới họ. Biết đâu người ta không giống như những gì mình nghe về họ, và cũng biết đâu rằng hình dáng bên ngoài của họ không ăn khách nhưng tấm lòng và thiện chí của họ lại bao la. Hơn nữa, có lẽ cũng một phần nào tôi còn chưa đủ đức tin để nhận ra rằng điều gì Chúa muốn thì không cách này hay cách khác, Chúa cũng sẽ thực hiện công việc theo ý Ngài. Có ai ngờ Phaolô trở thành kẻ rao giảng Tin Mừng bậc nhất trong lịch sử Giáo Hội thời gần hai ngàn năm về trước. Hơn nữa, những cái mà tôi cho là tốt, là hay, chúng chỉ hay, tốt theo quan niệm và kinh nghiệm của cá nhân tôi, đó không phải là ý Chúa. Chúa không suy nghĩ theo đường lối người trần thế. Chúng ta chỉ có thể nhìn những sự việc đã xảy ra và nói về một phần nào ý Chúa trong giới hạn đó. Còn tương lai, chỉ Chúa biết!
                  Cặp mắt kiếng của bạn màu gì?
                  p23

                  <bài viết được chỉnh sửa lúc 06.12.2017 08:06:44 bởi lamongthuong >
                  #9
                    lamongthuong 06.12.2017 08:10:57 (permalink)
                     
                    NHẬP  GIA
                     
                    Ông bà có câu: "Nhập giang tùy khúc, nhập gia tùy tục," nghe thì rất hợp lý, hợp tình và dễ dàng chấp nhận, nhưng thực tế lại không hấp dẫn chút nào! Phần ai thì không biết, chứ ngữ tôi, thiệt... là... trần ai vất vả.
                     
                    Nếu vấn đề là chỗ ăn ở hoặc phải đối xử với người khác thế nào thì không có chuyện gì phải nói. Vấn đề là đường lối làm việc sao cho tăng phần lợi ích cho mình mà không mang lại hậu quả tai hại cho người khác. Có lẽ những người vui lòng an phận với bất cứ những gì người khác bảo làm, không bao giờ đặt câu hỏi làm thế này, thế kia thì hậu quả sẽ ra sao tương đối đỡ bị dằn vặt trong tâm tưởng. Họ sẵn sàng chấp nhận mọi vấn đề, muốn ra sao thì ra, nghĩa là bất cần, hoặc âm thầm không thèm chấp nhận hậu quả của việc mình làm để rồi nghĩ "tại người khác bảo mình làm như thế;" với những người đó, họ dễ sống và dễ dàng phù hợp với mọi hoàn cảnh. Tuy nhiên, họ chỉ có thể trở thành thứ "thiên lôi chỉ đâu đánh đó," không cần biết hậu quả ra sao, tinh thần trách nhiệm cũng kể như không có, mà có lẽ chính vì thế, khi họ có cơ hội lãnh đạo một cơ cấu nào, họ rất dễ dàng chỉ biết tìm đến cái "tôi" của chính họ. Có thể sự chỉ tìm đến cái tôi này đưa họ tới độc đoán hoặc vụ lợi, lạm dụng người khác, coi người khác như một công cụ của mình. Đồng thời những người này có cuộc đời êm ả, ít phải phấn đấu với chính mình. Cuộc sống họ được coi như một dòng suối êm đềm, chẳng may có thất bại thì họ đầu hàng dễ dàng hoặc là sẽ bị vùi xuống bùn đen không thèm muốn ngóc lên. Họ thuộc loại người như vậy; óc phấn đấu của họ là sự chấp nhận cho qua, bởi họ có bao giờ nghĩ là lỗi tại họ đâu. Chấp nhận cho qua thì có gì phải ăn năn, có chi phải phiền muộn, họ là những người sung sướng; có thể nói là họ luôn luôn bằng lòng về chính họ.
                     
                    Ngược lại, mang một tâm trạng cầu tiến và luôn luôn tìm phương cách đem lại lợi ích hữu hiệu nhất cho bất cứ công việc nào mình làm, loại người này khá vất vả, lắm gian nan, bởi xưa nay, có ai làm việc giống ai. Thí dụ, bạn có trí nhớ với cái tai của bạn, người khác có trí nhớ với cặp mắt. Nếu bắt bạn nhớ qua sự nhận thức với cặp mắt thì hậu quả sẽ thế nào? "Nhập giang tùy khúc" tai hại ở chỗ đó. Dĩ nhiên, cuộc đời không ai luôn luôn bị đau khổ và cũng không ai luôn luôn cảm thấy hạnh phúc. Hạnh phúc và đau khổ thường đi đôi với nhau. Những gì có thể được gọi là may mắn thì lại kèm theo cái hậu quả không ai muốn lãnh lấy, hoặc là những gì được gọi là ân sủng, đồng thời cũng trở thành án phạt. Cái đau khổ của nhập giang tùy khúc là mình có đủ sức để chịu đựng hay không, hay là chính hậu quả bết bát của người khác, bởi bắt mình làm điều tốt theo họ nghĩ, trở thành gánh nặng cho mình, và mọi sự không hay đều đổ trên đầu mình.
                     
                    Bạn cảm thấy thế nào khi bạn phải sống với những người muốn bắt mình làm những điều họ cảm thấy tốt đối với họ để rồi cho rằng điều đó cũng tốt cho bạn? Là người Việt Nam, nước mắm thật tuyệt cho bữa ăn, đó là đối với tôi, nhưng còn bạn?
                     
                     
                    LÝ  LUẬN  TRẺ  CON
                     
                    Tôi nhận được thư của cháu gái trong đó có đoạn: "Susan is really doing well. She said she has one competitor who is very smart. She really got exited when she finally beat this boy in a spelling contest. She got in a fight with this boy. He said her eyes were too big. Contrarily, she said that at least she can see better."
                     
                    Khi vừa đọc xong đoạn này, tôi nghĩ, đúng là lý luận trẻ con. Lẽ đương nhiên đó là lý luận của trẻ con. Cháu tôi mới sáu tuổi và bạn cùng lớp với cháu tôi cũng chỉ sáu tuổi hoặc có hơn thì bẩy tuổi là cùng; chúng không trẻ con thì người lớn với ai.
                     
                    Nhưng không hiểu sao sự lý luận này đã gợi cho tôi nhiều suy nghĩ cùng tưởng tượng ra những hình ảnh của hai đứa bé học khá nhất lớp, tranh đua cho sự học và lý luận về sự thắng bại để rồi đưa đến kết luận thật trẻ con, trẻ con như trẻ con. Chẳng những thế, những hình ảnh này còn đem đến cho tôi sự liên tưởng về ảnh hưởng của môi trường đưa tới cuộc tranh luận trẻ con này.
                     
                    Ông bà có câu, "Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài." Hoàn cảnh nơi mình sống ảnh hưởng thật mạnh mẽ về tư tưởng, quan niệm cũng như cuộc sống của mỗi người. Không những thế, khi một người đã bị ảnh hưởng, rèn đúc trong cuộc sống nào, thường thì cả đời họ sẽ sống theo kiểu cách đó cũng như quan niệm thu gọn trong sự hiểu biết bởi môi trường đó. Nếu một người được đào luyện trong môi trường nhấn mạnh sự tôn trọng ý kiến của người khác, để rồi ý kiến của chính họ cũng được tôn trọng dù nó đúng hoặc là sai thì người đó sẽ dễ dàng chấp nhận những người sống chung quanh để nhìn ra điều hợp hay không với họ nơi những môi trường họ sống sau này. Người nào sống trong môi trường gò ép, được giáo huấn theo kiểu bảo sao chỉ nên biết vậy thì sau này họ cũng lại đóng lại cái vai trò "bề trên" của bề trên họ khi trước để chỉ thấy ý kiến của họ là đúng, là mẫu mực cho những người khác phải theo. Chả thế mà ông bà mình lại cũng có câu, "Ông bẩy mươi học ông bẩy mốt" ư! Thực tế chứng minh, nhiều khi ông bẩy mốt còn phải học những điều hay của đứa trẻ mười tuổi nếu về phương diện nào đó cụ bẩy mốt vẫn chưa bằng đứa trẻ này. Cháu tôi đang học nơi một trường khuyến khích sự tranh đua học hành của học sinh nên mới có chuyện tranh luận về vấn đề hơn kém để đưa ra lý luận trẻ con như thế.
                     
                    Nói là cháu tôi và bạn cùng lớp lý luận theo lối trẻ con vì câu kết luận của bạn học của cháu tôi là tại cháu tôi có đôi mắt to, và cháu tôi cũng cho rằng đôi mắt to nhìn khá hơn thì cũng phần nào hợp lý đối với trẻ con. Tuy nhiên, tôi lại thấy cái tính chất trẻ con này không phải chỉ ở trẻ con mà còn ở đa số không phải trẻ con. Ông bà có câu "Trông mặt mà bắt hình dong, con lợn có béo thì lòng mới ngon." Hoặc câu khác, ám chỉ sâu xa về sự nhận xét  nông cạn, trẻ con của người đời, "Hơn nhau tấm áo manh quần, nếu đem lột trần ai cũng như ai." Tôi không chắc đã nhớ đúng câu này nhưng đại khái như thế. Điều này mang nghĩa, không phải chỉ trẻ con mới lý luận và có kết luận một cách trẻ con mà không phải là trẻ con cũng có lý luận và kết luận thật trẻ con, nông cạn, và sai lầm.
                     
                    Lẽ dĩ nhiên, ai không sai lầm, nhưng khổ nỗi, bởi không chấp nhận mình trẻ con, sai lầm, người không trẻ con càng sa lầy trong lý luận trẻ con và sai lầm bởi chỉ xét đoán con người theo vẻ bên ngoài, thiếu sót nhận thức cân nhắc. Có một lần, linh mục Joe Trí, SVD, đưa ra một ý nghĩ thật dí dỏm trong một bài giảng nói về sự thiếu sót, lầm lẫn của con người. Ngài đặt vấn đề có phải Chúa đã dựng nên cây trái cấm rồi quên rào nó lại nên bà Evà có cơ hội hái trái cấm ăn và còn chia cả cho ông Adong? Có lẽ Chúa không bao giờ phản đối sự thiếu sót theo nghĩa đen này của câu Kinh Thánh bởi Ngài không có cái "miệng" như chúng ta để giải thích. Chỉ những người theo Thiên Chúa Giáo lại sẵn sàng gân cổ ra bênh vực cho Chúa theo nghĩa bóng rằng Chúa cho con người, được đại diện bằng Evà, Adong có tự do lựa chọn và quyết định. Tôi trộm nghĩ, dù Chúa có sai lầm thì đã sao bởi tôi thích Chúa cũng có sai lầm và vì chấp nhận được Chúa có sai lầm, tôi mới có thể theo Ngài được. Điều này có nghĩa, Chúa mà tôi tin có tính chất người một chút. Có nhìn thấy mình nhiều sai lầm, tôi mới có thể chấp nhận để cho Chúa có cơ hội sai lầm với hy vọng chấp nhận được những sự sai lầm của những người sống chung quanh. Trở lại vấn đề lý luận của hai đứa trẻ, tôi lại thấy lý luận của chúng không trẻ con chút nào mà cũng như lý luận của mọi người không trẻ con.
                     
                    Có lẽ tôi không thể nhớ được tôi đã lý luận theo lối trẻ con này bao nhiêu lần. Mà dù có nhớ được thì có lẽ tôi cũng không thể đếm nổi mình đã lý luận như chúng bao nhiêu lần; tôi đã sai lầm quá nhiều. Thế mà tôi vẫn cảm thấy mình người lớn mới ngược đời. Hơn hai mươi mốt tuổi được gọi là thành niên, nào còn trẻ con gì. Nghĩ cũng lạ, dù cảm thấy là một người lớn mà lại nhận ra mình thật trẻ con. Tôi tin rằng bạn không bị lý luận trẻ con, sai lầm này ảnh hưởng; tôi muốn nói bạn không chỉ nhìn vẻ bên ngoài để kết luận về người khác hoặc chỉ nghe một vài người quen nói về một người nào đó rồi in trí người đó như thế hoặc mới tiếp xúc với một người nào đó đã vội kết luận họ thế này, thế nọ. Ai cũng có một vẻ đẹp tâm hồn thật đặc biệt, có thể nói đó là một phần nào vẻ đẹp của Thiên Chúa mà bình thường chúng ta khó nhận ra. Tôi tin bạn nhìn thấy những vẻ đẹp này để có những lý luận người lớn. Tuy nhiên, cho dù có già đến đâu thì mình vẫn còn tính chất trẻ con bởi "nên như trẻ con mới được vào nước trời" (Mt. 10:14).
                     
                    #10
                      lamongthuong 06.12.2017 08:13:35 (permalink)
                       
                      NHỮNG  CHIẾC  KHĂN  TAY
                       
                      Tôi mua một tá khăn tay cỡ nhỏ. Khi gấp lại, chúng rất phù hợp với những chiếc túi quần của tôi cũng cỡ nhỏ do đó tôi cảm thấy hài lòng với khuôn khổ nhỏ hẹp của chúng. Tuy nhiên, sau hơn một năm, không hiểu vì tôi lơ đãng hay đánh mất, mười hai chiếc khăn tay chỉ còn lại năm; tôi mua thêm hai tá khác. Hăm bốn chiếc khăn tay mới này khổ lớn gấp rưỡi những chiếc cũ khiến tôi thấy khó chịu bởi chúng không vừa vặn với mấy chiếc túi quần nhỏ hẹp, bỏ vào túi theo chiều dài của kiểu xếp cho tiện khi dùng, chúng thừa ra ngoài, nhưng gấp đôi lại theo chiều ngang, chúng dày cộm lên vừa khó nhìn lại vừa khó chịu.
                       
                      Xui thay, nhằm thời kỳ tôi bị xổ mũi, hắt hơi liên miên nhất là vào những buổi sáng. Mấy chiếc khăn tay cũ đã bị ướt mèm rất lẹ trong khi những chiếc khăn tay lớn chịu đựng với sự xổ mũi của tôi lâu dài hơn. Tôi lại cảm thấy những chiếc khăn tay lớn tiện lợi hơn. Sự xổ mũi của tôi kéo dài đến hơn một tháng nên tôi có thói quen dùng nhiều những chiếc khăn tay lớn thành ra tôi lại không thích những chiếc khăn tay cỡ nhỏ.
                       
                      Tôi đã không thích những chiếc khăn tay lớn bởi tôi đã quen dùng những chiếc khăn tay cỡ nhỏ và cũng vì chúng cho tôi cảm giác không tiện lợi theo thói quen cũ của tôi. Thói quen cũ này làm tôi cảm thấy dễ chịu vì đã quen và vì tôi không phải thay đổi cho phù hợp với những gì khác lạ, những gì mới mẻ, lợi ích hơn.
                       
                      Tôi đã thích những chiếc khăn tay lớn bởi chúng thỏa mãn nhu cầu của tôi trong trường hợp xổ mũi; đồng thời chúng đem đến cho tôi cảm nghĩ không thích những chiếc khăn tay cũ. Những chiếc khăn tay lớn tạo cho tôi một thói quen mới do sự tiện dụng ở môi trường mới.
                       
                      Cả hai cỡ khăn tay, nhỏ và lớn, chúng có những công dụng giống nhau nhưng được ưa thích khác nhau tùy nhu cầu và tùy trường hợp. Tuy nhiên, những sự ưa thích này đôi khi lại không được xét theo nhu cầu và trường hợp mà thường thì tùy thuộc thói quen gây cảm nghĩ ảnh hưởng đến tôi.
                       
                      Tương tự như vậy, có lẽ tôi ưa những người hợp với tôi hơn tùy theo cá tính của tôi chứ không phải tùy theo tư cách, nhân phẩm của họ, và tôi không thích những người khác biệt với tôi bởi tôi không hợp với họ chứ không phải vì họ có cá tính không hợp với tôi. Xét thế, có lẽ tôi đã có thói quen coi người khác như là những chiếc khăn tay. Ưa thích họ hay không tùy theo thói quen và nhu cầu của tôi chứ không phải tùy theo cá tính hay bản chất của họ. có phải đó là thái độ ích kỷ? Tôi không thích những chiếc khăn tay lớn không phải vì chúng làm phiền tôi mà vì tôi chưa có thói quen với chúng. Có lẽ những người tôi không ưa, tôi đã không hiểu họ hoặc tôi không muốn hiểu họ, hay tôi đã không chịu nhìn ra giá trị của họ hoặc bởi tôi chưa có thể lạm dụng họ; nói cách khác, tôi chưa nhìn ra những gì nơi họ đem lại lợi ích có thể dùng được cho tôi. Chỉ ưa những người mình có thể dùng được, điều này thật là ích kỷ, không có tinh thần đạo đức chút nào. Thế mà tôi vẫn còn ngụp lặn trong vòng luẩn quẩn này. Ưa người này nói chuyện có duyên vì cái duyên của họ làm hài lòng mình, điều này có nghĩa mình đã kiếm được điều gì nơi họ để thỏa mãn lòng mình - rõ thật ích kỷ. Không ưa người kia bởi nói chuyện với họ không hợp, do mình không nhìn thấy hoặc hiểu những sự tốt lành nơi họ, hoặc chính sự tìm hiểu đòi hỏi sự cố gắng tránh bị lệ thuộc vào thói quen của mình.
                       
                      Không hiểu chừng nào tôi có thể không nhìn người khác như những chiếc khăn tay? Tôi cũng không hiểu khi nào tôi mới thấy hai loại khăn tay cỡ lớn và cỡ nhỏ có những giá trị tương đồng mà những giá trị đó không tùy thuộc vào nhu cầu hay thói quen của tôi?
                      #11
                        lamongthuong 06.12.2017 08:21:21 (permalink)
                         
                        NHỮNG  SỢI  TÓC  BẠC
                         
                        Khi bạn thấy những sợi tóc bạc xuất hiện lẫn lộn nơi mái tóc đen huyền của bạn, có lẽ một cảm nghĩ nào đó nói lên bạn đang bước vào tuổi già mặc dầu cố gắng cho rằng bạn hãy còn trẻ, dù bạn ở tuổi nào, bởi tóc bạc báo hiệu cho tuổi già và bởi đa số những người già có những bộ tóc bạc. Tóc tôi tuy chưa bạc nhiều, mặc dầu chỉ mới chớm hoa dâm, nên tôi chăm chỉ nhổ được phần nào nếu có thể, có lẽ để cảm thấy mình còn trẻ bởi tôi đang mang cái e sợ mình bước vào tuổi già.
                         
                        Có người nói, "Những sợi tóc bạc bắt đầu của mái tóc hoa râm là những sợi tóc báo hiệu sự may mắn" nhưng tôi không tin, chỉ thấy mình đang chập chững già. Tôi muốn và cố níu kéo lấy bộ tóc đen! Có lẽ bộ tóc đen ăn khách hơn bởi nó chứng tỏ vẻ trẻ trung vì tóc đen chỉ có ở những người trẻ. Đó cũng có thể là nhuyên nhân để có thành ngữ "mái đầu xanh" mặc dầu đâu có tóc ai trên thế giới này màu xanh.
                        Tôi thường hay nhổ tóc bạc và rất chăm chỉ nhổ những sợi tóc không "xanh" này, có khi hàng giờ, lại thêm ý muốn chứng tỏ mình còn trẻ (mặc dầu cảm thấy già) nên đôi khi tôi đã nhổ luôn những sợi tóc đen bởi nhổ đại trong khi những sợi tóc bạc cứ liều lĩnh cố bám víu và lẫn tránh vào những sợi tóc đen như tôi đang cố níu kéo vào cái cảm nghĩ mình còn trẻ.
                         
                        Đôi khi tôi nghĩ, bạc đầu thì đã có sao! thiên hạ bạc đầu nhiều chứ mình chỉ một cái đầu bạc thì ăn thua gì, đâu có hại hoặc làm chết ai! Thế nhưng, cảm nghĩ quí giá này không thể đánh bại được sự ngán ngẩm cái tuổi già đang tới, để rồi tôi vẫn chăm chỉ nhổ những sợi tóc bạc trước gương.
                         
                        Nếu bạn đã bao giờ đứng trước gương nhổ tóc bạc, trên trần nhà phía sau lưng bạn là những bóng đèn sáng, lại nữa, tường nhà quét vôi trắng, bạn sẽ thấy rằng đôi khi bạn đã nhổ lầm những sợi tóc đen mà bạn nhìn thấy "bạc" bởi ánh điện phản chiếu. Cứ mỗi lần nhổ lầm những sợi tóc đen bị phản chiếu bởi ánh điện thành trắng, tôi lại cảm thấy xót xa - xót xa bởi như mình đã đang tay nhổ phần nào cái tuổi trẻ còn đang vương lại được biểu hiệu bởi mầu sắc tự nhiên đen đặc biệt này của mái tóc.
                         
                        Chính sự nuối tiếc vì đã lầm lẫn này, giúp tôi nhận thức không phải chỉ những sợi tóc đen xấu số, mang tràn đầy ước vọng của tôi được quăng vào thùng rác mới là kết quả của sự sai lầm, thiếu sự xem xét kỹ lưỡng trước khi nhổ của tôi, mà tương tự, có lẽ đã khá nhiều lần, trong cuộc sống, tôi đã quăng vào "thùng rác" biết bao ý tốt, kèm theo sự thiếu cân nhắc kỹ lưỡng như những sợi tóc đen không may này - và tôi gọi đó là không may - không may bởi tôi đã quăng sự may mắn của tôi vào dĩ vãng của cuộc đời. Các cụ học nho thường lập lại câu: "Phúc bất trùng lai, họa vô đơn chí," hoặc trong thuyết nhà Phật có câu "Nếu đã là phúc thì không phải là họa, và đã là họa thì không thể tránh khỏi." Cả hai câu chỉ đại khái nói lên điều may mắn thì không bao giờ đến lần thứ hai và mình có quyền từ chối hay bỏ lỡ, nhưng những điều không may, không phải chỉ đến một lần; hơn nữa mình không thể tránh được cái gọi là không may.
                         
                        Bạn sẽ hỏi thế nào và cái gì là may mắn. Có lẽ bạn đã biết rõ thế nào là không may! Nào có chi đâu! Những cái bạn cũng như tôi gọi là may mắn, chúng đem đến điều chúng ta mong muốn, chúng ta thích hoặc đang chờ đợi. Còn không may là những điều xẩy ra mà chúng ta không muốn, không thích.
                         
                        Những người nổi tiếng, thành công là những người biết chụp cơ hội của những "phúc bất trùng lai." Những người than thân trách phận là những người ngồi chờ cơ hội. Cổ nhân có hai câu nói có vẻ đối nghịch: "Thời thế tạo anh hùng" và "Anh hùng tạo thời thế." Anh hùng tạo thời thế là điều chúng ta có thể làm được, bởi ai không nghĩ mình là anh hùng! Ngồi đợi thời thế tạo anh hùng thì chỉ có họa vô đơn chí mà thôi vì thời thế có thể chưa chắc đã kịp tới thì mình đã lìa khỏi cõi đời bởi chỉ chờ với đợi không làm chi hết. Lìa đời với ước mơ không thực hiện được không phải là họa, là một sự ấm ức thì là điều chi!
                         
                        Những cái lầm lẫn dù nhỏ mọn như nhổ những sợi tóc đen thay vì những sợi tóc bạc đâu phải tại thời thế mà tại tôi đã không xem xét kỹ lưỡng rồi đổ tội cho không may hoặc sự phản chiếu ánh đèn. Dù có phản chiếu ánh đèn, nếu tôi muốn biết rõ ràng sợi tóc đó bạc hay đen trước khi nhổ nó thì có lẽ không bao giờ tôi gặp cái "không may" dốt nát này! Nói đến dốt nát có nghĩa ám chỉ rằng tôi cũng cảm thấy mình thông minh, anh hùng lắm chứ! Thế nhưng, những sự xem xét kỹ lưỡng (nếu suy luận như thế) lại là phúc bất trùng lai. Cho nên, không may, tai họa là do mình tạo nên, bởi mình không biết dùng cơ hội, bởi mình chỉ muốn chờ thời, đợi người khác dọn cỗ rồi kiếm cách ngồi vô chứ không phải tại nó tự dưng xảy tới. Có ai ngờ đâu chính mình tạo ra cơ hội may mắn hoặc không may cho mình. Chữ ngờ luôn luôn không ngờ! Và điều không ngờ lại là điều đáng tiếc. Chính nó là phúc nhưng "bất trùng lai."
                         
                        Nhổ những sợi tóc bạc thành những sợi tóc đen còn nói lên cái nhìn thiếu sót vội vàng để rồi sinh ra lầm lẫn của tôi, nhưng tôi vẫn cứ cố tình và thích đổ lỗi cho ánh đèn, cho bức tường trắng chứ không phải tại cái cặp mắt mù quáng, "nom gà hóa quốc" qua cái kinh nghiệm cứ thấy trắng đã cho là tóc bạc. Những sợi tóc vừa bị nhổ xong có thể kiểm chứng ngay được, nhưng những cái nhìn qua kinh nghiệm sẵn có của tôi có lẽ không bao giờ hoặc không có cơ hội để xét lại dù chỉ một lần. Đôi khi tôi đã cảm thấy, chỉ cảm thấy thôi rằng mình lầm, nhưng lại cũng cứ cố tình cho rằng hoặc bào chữa để cho rằng tôi luôn luôn đúng. Đúng theo kinh nghiệm của tôi, mặc dầu kinh nghiệm của tôi không giống kinh nghiệm của người khác. Chỉ có một trong hai trường hợp: kinh nghiệm của tôi giống kinh nghiệm của người khác, cái đúng của tôi có thể là đúng. Kinh nghiệm của tôi khác kinh nghiệm của người khác, cái đúng của tôi có thể là sai, sai với người khác.
                         
                        Vấn đề là tôi có chịu nhìn cái đúng của người khác không, hay nếu cái đúng của người khác không giống của mình, tôi đã vội cho rằng họ sai. Họ sai hay tôi sai!
                         
                        p28
                        #12
                          lamongthuong 13.12.2017 12:13:44 (permalink)
                          .
                          NÔ  LỆ
                           
                          Có lẽ không ai chấp nhận mình là thứ nô lệ của bất cứ người nào, cái gì, hay tư tưởng nào. Nếu gặp ai bảo mình là nô lệ của bất cứ vấn đề nào đó thì dù sống dù chết, mình cũng phải chiến đấu tới cùng để ít ra là quét sạch tư tưởng đó nơi đầu não người ấy, và hơn nữa mình cũng cố gắng chứng minh cho mọi người thấy và chính mình tin rằng mình không phải là nô lệ của bất cứ điều gì. Nếu xét như thế, mình lại đang là nô lệ của lời nói mình là nô lệ. Mình không là nô lệ của nó sao mình lại tốn công sức chiến đấu chống lại nó. Mình không là nô lệ của nó thì mình lại trở thành nô lệ của ý muốn tranh đấu chống lại lời nói của kẻ khác. Xét cho cùng, mình không muốn là nô lệ, mình cũng đã là nô lệ; điều này có nghĩa mình là nô lệ của ý nghĩ không muốn là nô lệ.
                           
                          Xa hơn chút nữa, khi mình muốn làm một việc gì, dù cho việc đó có tốt lành đến đâu, mình cũng đã là nô lệ cho ý muốn và công việc đó. Tuy nhiên, bên ngoài, nào là hô hào, nào những câu nói hào hùng bất diệt, nào những chí hướng lớn lao, những giọng điệu cứu dân độ thế theo nhau hàng hàng lớp lớp để tô son vẽ thếp cho cái ruột nô lệ bên trong. Tôi đồng ý rằng làm nô lệ cho ý hướng tốt vẫn còn hơn làm nô lệ cho những ý hướng xấu. Có một điều là những ý hướng tốt bên ngoài, được nói thành lời đang ẩn chứa một bí mật nào, một dã tâm nào không bao giờ được nói ra. Cũng có thể rằng chính chủ nhân của những dã tâm cũng không biết mình đang là nô lệ cho nó. Vì trong khi chủ nhân của những dã tâm hô hào một cách trọng thể, hùng hồn cho cái vẻ tốt lành của ý định, chính là lúc chủ nhân của ý định đó lại đang bị cái dã tâm thúc đẩy tận trong đáy tiềm thức. Ai hay đọc kiếm hiệp, trong bộ Anh Hùng Xạ Điêu, tác giả dùng miệng Hoàng Dược Sư nói một câu thật chí lý. Dù cho bất cứ một cuộc tranh giành ngôi báu nào để làm lợi ích cho dân thì dân cũng đã mang những đau khổ trước.
                           
                          Ai có vô tình đọc bài thơ "Xin Cảm Ơn Trời" của Xuân Nghị trong cuốn Giai Phẩm Xuân do Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam tại Chicago ấn hành năm 1980 (tr. 66) mới thấy tác giả khai quật nấm mồ trong tận đáy lòng con người một cách tài tình và minh bạch. Nấm mồ cũ kỹ từ ngày con người mới sinh, càng ngày càng xình chướng lên, càng ngày càng nặng mùi không được ai ưa thích, đã và đang tiềm ẩn trong chính mỗi người. Tôi muốn nói trong chính mọi người, trong chính tôi, nhưng có thể không có nơi bạn; tôi cầu xin như thế. Nếu bạn không có cơ hội để đọc, mời bạn thưởng thức sơ qua một đôi câu thơ như kết quả của sự quật mồ này.
                           
                          Vì ngu xuẩn, vì ươn hèn, khiếp nhược
                          Tôi chẳng nhìn ra thằng địch núp trong tôi
                          Nó phục kích ngay trong tim trong óc
                          Nó đào sâu hố chia rẽ bằng lời
                          Nó đánh phá anh em bằng thủ đoạn
                          Nó vung đao chém nát cả tình người
                          Nó giăng lưới thả bùa mê trước mắt
                          Khiến tôi nhìn chỉ thấy ngọc châu thôi
                          Nó bịt kín lỗ tai bằng móng sắt
                          Tôi không nghe tiếng gọi vọng từ trời
                          Nó thu nhỏ tim tôi bằng hạt đậu
                          Biến óc thành thứ đá trắng như vôi
                          Nó gọt dũa đầu tôi thành bốn cạnh
                          Tôi soi gương mà chẳng nhận ra tôi
                          Tôi chỉ thấy mỗi ngày tôi lớn mạnh
                          Trên đau thương và thống khổ của đời...
                           
                          Muốn đánh địch, tôi phải đánh thằng tôi trước đã
                          Muốn thắng địch, thẳng kẻ thù trong tôi phải ngã.
                          (Xuân Nghị)
                           
                          Cái xuổng đào mồ của tác giả là "trí khôn trong cái óc con người" với sự kiện "đã bắt tôi làm dân mất nước". Mới đọc bài thơ, tôi tưởng tác giả ngạo chính tác giả. Đọc xong bài thơ, tôi thấy tác giả hóm hỉnh vác cái xuổng sắc bén, thẫn thờ với những lời thơ đục vào tận đáy tâm khảm tôi. Nếu nói rằng thơ phát xuất tự đáy lòng, thì tác giả trước hết đào nơi hố thẳm của tác giả. Nếu nói rằng thơ phát tiết trong điều kiện bối cảnh thì tác giả bới lên nấm mồ đang ẩn tàng nơi mọi người. Nếu nói rằng thơ được khơi dậy từ trong đáy lòng phối hợp với hoàn cảnh thì lắm kẻ tức tối chịu không được. Kẻ nào chịu không được, chuẩn bị cho cuộc đấu tranh để chứng tỏ rằng mình không thối nát như thế thì kẻ đó trở thành nô lệ của bài thơ và của cả ý nghĩ đấu tranh cho cái chính nghĩa "thằng tôi," thằng tôi mang ý nghĩa nơi bài "Tồi" của Billy trong nguyệt san Tiếng Mẹ số 5, 1984.
                           
                          Tôi sinh ra tính vốn lôi thôi
                          Quanh năm suốt tháng nói chuyện tồi
                          Nghĩa đâu không thấy toàn thánh sống
                          Ngồi ngẫm sự đời tội cái tôi. (tr.11)
                           
                          Ai có thể nhận rằng mình "ươn hèn, khiếp nhược"? Ai dám nhận rằng "tôi chẳng nhìn ra thằng địch núp trong tôi"? Những người nhận ra rằng mình ươn hèn, khiếp nhược có bao giờ dám có ý tưởng chỉ mình mới có thể làm được đại sự, còn người khác chỉ là thứ "đá trắng như vôi nằm dưới những nấm mồ mục nát." Kẻ cho rằng người khác là mục nát là kẻ mục nát hay người khác mục nát? Có lẽ chính những điều xấu xa mà mình nghĩ cho người khác lại là của chính mình, còn điều tốt lành mà mình nghĩ mình có lại chỉ là những điều dã tưởng. Con người cảm ứng sinh thơ. Sự vật, diễn tiến bên ngoài trở thành phương tiện phô diễn sự thật nơi nội tâm. Người chỉ nhìn thấy cái mục nát của kẻ khác lại thực sự là người mục nát, người đang bị nô lệ bởi cái mục nát nơi chính họ. Có thể nói rằng kẻ khác là phản ảnh của chính mình. Mình nhìn thấy điều tốt nơi người khác tức là mình đang mang điều tốt lành đó. Nếu mình chỉ nhìn thấy điều xấu nơi kẻ khác, mình đang chứa đầy những điều xấu mà mình nhìn thấy. Mình đang bị nô lệ cho những điều xấu nơi chính mình nên chỉ nhìn thấy những điều xấu nơi kẻ khác. Lấy gì để có thể làm mẫu mực đo lường kẻ khác trong khi mình không phải là chính họ. Những điều tốt cho họ chưa chắc đã là điều tốt cho mình, thì những điều tốt cho mình cũng chưa chắc tốt cho kẻ khác.
                           
                          Nói lên những điều khôn ngoan để bắt người khác phải học, phải theo thì ai cũng có thể làm được, nhưng "muốn đánh địch, tôi phải đánh thằng tôi trước đã" thì quả là một sự giác ngộ tuyệt vời. Có ai ngờ đâu, kẻ địch của mình lại chính là mình. Ông chủ mà mình đã và đang là nô lệ lại chính cũng là mình. Tác giả Xuân Nghị gom tất cả những chân lý thánh thiện, những lý thuyết cao vời của những bậc cứu nhân độ thế, của những tay dạy đời nhưng không bao giờ thực hiện những điều mình đã dạy bằng một câu kết thật đơn sơ nghe có vẻ mơ hồ nhưng thật cay cú mà lại tuyệt vời: "Muốn thắng địch, thằng kẻ thù trong tôi phải ngã." Tôi muốn thêm một ý vào câu này, mong Xuân Nghị đừng câu chấp. "Chỉ thằng kẻ thù trong tôi phải ngã thôi; con kẻ thù trong tôi mà ngã thì có lẽ sinh cả mớ thằng kẻ thù mới."
                           
                          #13
                            lamongthuong 13.12.2017 12:16:55 (permalink)
                            .
                            ĐÀN  ÔNG
                            CÓ  NÊN  RỬA  CHÉN  KHÔNG?
                             
                            Hỏi gì kỳ vậy làm bà xã tôi càm ràm đến nhức nhối cả con tim, điếc luôn cặp tai "xâu sắc". Chỉ mỗi chữ "nên" mà một buổi tối thơ mộng đi đứt. Bình thường ăn tối xong, tôi "nên," đoạn đánh rửa sạch sẽ chiếc ly cối, tráng đi tráng lại dăm bẩy lần nước sôi để nguội, nhẹ nhàng nâng niu ép một ly cam vắt nguyên chất, lau chùi thêm lần nữa những gì trông không đẹp mắt làm mất thẩm mỹ bên ngoài ly nước, và cẩn thận nhẹ gót bưng ra đặt nơi chiếc bục nhỏ kế bên salon nhà tôi đang ngồi vắt chân "chữ ngũ" coi tivi kèm theo lời mời êm ái "mình dùng ly nước cho thanh thản ngọc thể." Tivi có hôm chẳng ra gì, tôi lại phải "hai chân ba cẳng" lồng lên xe, vù đi trong tích tắc thuê cuốn phim tình tứ, rồi lại hết tốc lực xông về trình chiếu hầu nhà tôi. Khi nhà tôi đã bắt mùi tivi hoặc phim, tôi mới kiếm ghế hạ bàn tọa ké bên chăm sóc lỡ nhà tôi có mệnh hệ gì còn kịp thời giúp đỡ. Thường thì nhà tôi thư thái đưa tay ngọc nâng ly nước cam vắt "ô-ri-rin" hớp từng ngụm nhỏ ý chừng muốn để cho những sợi nước tinh chất ấy thấm dần vào cơ thể, lan tới từng làn da thớ thịt cho thêm phần tươi mát dung nhan. Dĩ nhiên, dù chương trình tivi có hay mấy hoặc phim có mùi mấy chăng nữa thì cũng có lúc chấm dứt. Lúc đó ly cam vắt đã cạn và cũng là thời điểm tôi ẵm nhà tôi lên giường.
                             
                            Nghĩ mà tức ơi là tức, tôi ẵm nhà tôi lên giường còn được phương chi rửa chén. Nào có chi đâu! Tôi ẵm nhà tôi thì nhà tôi ẵm con tôi. Tôi nâng niu nhà tôi thì con tôi được chiều chuộng, đâu có thiệt gì! Tôi thương con tôi nên mến nhà tôi, thương con đành chiều vợ nào có sai trái chi! Tôi muốn con tôi có hiếu với bố nó do đó tôi đành phục vụ nhà tôi.  Không hiểu mấy người mũi lõ nghĩ thế nào mà vẽ voi vẽ chuột "Không nên đánh đàn bà dù chỉ là với bông hồng." Cần gì phải đánh với bông hồng, tay không mới tình! Tôi không dám đánh, tôi chỉ đấm thôi, đấm nhà tôi mỏi cả tay, mệt cả người mà còn chưa thấm gì. Có hôm, tôi vừa đấm vừa ngủ gật. Số là tối hôm ấy, nhà tôi không được khỏe, cảm thấy biếng ăn nhưng đồ ăn ngon nên nàng hơi quá chén, chỉ quá hai chén, không hơn. Thế là nàng bỏ cả coi tivi, không uống cam vắt và "nhờ tôi tí chuyện." Nàng nhờ tôi đấm, đấm lưng! Tình chưa? Tôi đấm đến nỗi rụng rời cả tay chân cho tới khi mệt quá, quên hết mọi sự, lăn quay ra cạnh nàng ngủ luôn tới sáng. Dù tôi đã đấm nhà tôi đến độ mệt không còn hơi sức, quên hết mọi sự mà còn chưa ăn thua gì, phương chi chỉ dùng bông hồng.
                             
                            Tôi có hiếu với nhà tôi như thế nên đôi khi cũng cảm động được lòng nàng do đó có khi nàng thương hại tôi đôi chút. Chuyện xảy ra như sau, tôi hay bị phong chạy; một lần không hiểu ra sao mà ngón cái chân phải sưng u lên như hột vịt, đau đớn quá chừng, đau "đêm quên ăn, ngày quên ngủ." Mặc dầu biếng ăn vì đau đến độ gầy xỏm đi mà ngón chân cái cũng chẳng xẹp bớt chút nào, nó cứ sưng kềnh càng và không chịu chui vào đôi giầy. Đi lang ta, lang tây, dăm bảy ông lang mà không hết, đau cứ còn đau, đau đến độ không đủ sức hầu hạ nhà tôi. Suốt hai tuần lễ chỉ ôm chân rên, nhà tôi mới động tình đề nghị để lang nhà thử chữa. Cỡ đến ba mươi mấy phút, nàng bảo tôi ngồi ghế salon và dùng dầu nóng xoa bóp ngón chân và những vùng phụ cận. Bàn tay tươi mát ngà ngọc nhà tôi đụng đến đâu là phong chạy khỏi nơi đó. Sung sướng, tôi cảm ơn nàng và đứng dậy đi ngay được. Lang nhà thật tuyệt vời, tôi cảm khoái! Đoạn ẵm nhà tôi lên giường như thông lệ. Thiệt là phiền, khi tôi vừa ẵm nhà tôi lên, tôi mới nhận ra phong đã được đuổi chạy từ ngón chân cái lên tới chỗ giữa hai đùi ráp nối với thân mình. Dầu thế, tôi vẫn cố ẵm nhà tôi vô phòng.
                             
                            Nàng thương tôi hết chỗ chê, vậy mà chỉ vì chữ "nên" quái ác của câu hỏi "Đàn ông có nên rửa chén không," tôi đã bị đạp ra khỏi phòng tối ấy. Lạnh lùng salon đơn chiếc làm tôi bực với câu nói vô tình, sai luật lệ, không hợp lý, chẳng hợp tình, lại thiếu rõ ràng. Vớ vẩn, tại sao lại "đàn ông có nên rửa chén không?" Đàn ông là thế nào? Ông nào mà có nên với không nên. Chẳng lẽ ông nào đó, không có vợ hoặc vợ đã bỏ đi sang bên kia thế giới, ăn xong lý luận đàn ông không nên rửa chén rồi cứ để ngập lên mặt, đồ ăn thừa bốc mùi um lên thì sao chịu nổi. Ai rửa cho đàn ông này mà nên với không. Lại nữa, chẳng lẽ vợ ông hàng xóm, coi có mòi sạch nước cản, ăn xong bày biện ra đấy và rồi đàn ông nhà mình nên qua rửa chén ư! Tức thì thôi chứ! Đàn ông nào mà nên rửa chén dùm vợ tôi, tôi thưa hắn ra tòa. Tòa không xử được, tôi đóng cửa không cho hắn qua rửa chén. Nếu vợ tôi mở cửa cho hắn, một là tôi chạy đi nơi khác, không thì chạy đi mua súng. Nếu đã có súng mà quên mua đạn, tôi sẽ chạy đi mua đạn, và rồi khi hắn qua rửa chén dùm, tôi sẽ bắn. Tôi không bắn trần nhà đâu, cũng không bắn cột, bắn kèo hay tường vách chi hết. Tôi dứt khoát bắn hắn. Bắn hắn không được, tôi bắn nhà tôi, và nếu vì quá thương nhà tôi mà không nỡ bắn nàng thì tôi bắn chính tôi. Đàng nào tôi cũng bắn.
                             
                            Tuy nhiên, để tránh những phiền phức xảy đến với gia đình, tôi nghĩ không nên dùng tiếng "Đàn ông" mà dùng chồng có nên rửa chén không, hoặc dư giả văn chương hơn thì "ông chồng" hay "đức ông chồng." Tôi không đồng ý dùng văn chương trong những vấn đề hệ trọng ảnh hưởng đến tình nghĩa chăn gối vợ chồng như trường hợp này, do đó tôi không đồng ý dùng những tiếng "ông chồng" hay "đức ông chồng". Ông chồng thì sao mà còn có thể sống để rửa chén cho cháu dâu khi cháu dâu đã bẩy mươi mấy tám chục; đức ông chồng cũng thế, chẳng sống được thọ như vậy nên phải dùng tiếng "chồng." Chồng có nghĩa đặt lên trên, không để dưới, hoặc nằm trên, không dưới mà cũng không ngang. Vì thế câu "Đàn ông có nên rửa chén không" nên đổi thành "Chồng, người nằm trên, có nên rửa chén không" cho đúng, cho danh chính ngôn thuận.
                             
                            Đến đây, càng nói càng thấy nhiều rắc rối, càng đặt câu hỏi, càng lắm chuyện lôi thôi. Nếu nói rằng "Chồng, người nằm trên, có nên rửa chén không" rõ ràng hơn vẫn chưa đủ. Chưa đủ vì vẫn còn bị dây dưa tới những chuyện xốn ruột, lộn gan nơi quí chị em "liền bà." Tôi nói liền bà để tránh chữ "đàn," lại có thêm chút xíu khác biệt bởi quí chị em đâu phải gà, ngỗng mà gọi đàn như đàn voi. Đồng ý rằng cũng có chị em "nhỏ" như voi hoặc xinh xắn như gà nhưng dù nhỏ hay xinh xắn thế nào mà gọi là đàn cũng "chăm phần chăm" mích lòng; vả lại tôi không muốn làm mích lòng ai hết nhất là bà xã, nên đành gọi "liền." Liền có nghĩa "chung một," "làm một," dính với người mình muốn dính và tách rời khỏi người mình không muốn đụng tới.
                             
                            Sự rắc rối, mích lòng, chưa được rõ ràng còn lại không phải nơi "đàn ông" mà là rửa chén nào, của ai! Vấn đề được đặt ra như sau: Chồng mình nên rửa chén nhà mình, hay chén nhà người khác, hoặc chén của "cái con ngựa" nào đó? Chi tiết nhỏ này coi bộ không ra gì nhưng lại còn quan trọng gấp mấy lần "đàn ông" nào rửa chén. Giả sử có đàn ông nào rửa chén tại nhà tôi, chỉ có mình tôi lộn ruột, ghen tương. - Không sao! Bà xã tôi vuốt nhẹ là huề vì mình cưng bà xã mà! Bả nói là mình "phải" nghe! Nhưng chồng mình mà rửa chén nhà chị em khác thì không xong! Trăm lần không xong, vạn lần không yên! Chú rể họ tôi, "đàn ông không thích rửa chén nhà mình" nhưng lại xung phong rửa chén nhà một "con ngựa." Chẳng những rửa chén không mà thôi, chú ấy lại còn rửa luôn cả con ngựa nữa. Cô tôi biết được, thế là một màn xếc xy sống động được diễn ra ngay trên con lộ trước chợ. Không biết cô tôi thuê đâu được ba bà hộ pháp, một buổi sáng, chờ con ngựa tới chợ, xé phăng hết những gì không thuộc làn da trời sinh trên người trước mặt bàn dân thiên hạ. Ông đi qua, bà đi lại ai cũng nói là đáng đời cái tội đàn bà lười rửa chén. Đàn ông nên rửa chén sinh hậu quả thế đấy quý bà ơi!
                             
                            Bởi vậy, câu "Đàn ông có nên rửa chén không" chẳng những nên mà phải đổi thành "Chồng mình có nên rửa chén nhà mình không?" Hoặc là "Đàn ông hàng xóm có nên rửa chén nhà mình không?" cho rõ ràng.
                             
                            Hơn nữa, từ thuở tạo thiên lập địa, nói theo Kinh Thánh, Thượng Đế tiên vàn tạo dựng trời đất, cây cối, muông chim, súc vật, đầy đủ mọi sự rồi mới tạo dựng con người, mà người đầu tiên là đàn ông. Đàn ông chứ không phải thanh niên giống đực cũng chẳng phải thằng con trai. Xét theo hành trình tạo dựng, đàn ông tự nhiên đã được sẵn cỗ ngồi vào. Nếu đặt vấn đề đàn ông phải làm, tại sao Thượng Đế không tạo dựng đàn ông trước tiên để bắt "đàn ông" này nặn ra trái đất mà ở, chế biến ra cây cối hay súc vật, rau cỏ để ăn hay làm thịt. Như vậy, đàn ông tự bản chất đã được ưu đãi do chính Đấng Tạo Thành vũ trụ. Dù cho bất cứ ai có dốt mấy chăng nữa thì cũng có thể lật Kinh Thánh ra mà đọc nơi sách Khởi Nguyên đoạn I câu 26 trở đi. Theo bản Kinh Thánh do linh mục Nguyễn Thế Thuấn, đoạn này viết: "Và Thiên Chúa đã phán: Ta hãy làm ra người theo hình ảnh Ta, như họa ảnh của Ta... Trị trên cá biển và chim trời, và trên súc vật và mọi loài mãnh thú..." Chỉ mỗi bản dịch tiếng Việt dùng chữ "người" chung chung nhưng các bản dịch tiếng Mỹ dùng chữ "man" rõ ràng, nghĩa là đàn ông được tạo dựng giống hình ảnh của Thượng Đế để cai trị mọi loài, chim bay trên trời, mãnh thú, cầm thú nơi đất, và cá tôm đủ loại nơi biển cả sông ngòi...
                             
                            Cũng theo Kinh Thánh, Thượng Đế lại đã tạo dựng nên giống cái của "người", "man" và đó là đàn bà, lấy từ xương sườn cụt của đàn ông mà ra (KN. 2: 21b). Sự tạo dựng đàn bà xét như thế không có trong ý định của Thiên Chúa theo Kinh Thánh vì trong sách Khởi Nguyên đoạn 2 câu 2 viết: "Và ngày thứ bảy Người (Thiên Chúa) đã nghỉ mọi công việc Người làm." Thật rõ ràng, dễ hiểu, khi Thượng Đế đã hoàn thành công trình của mình, cần nghỉ, Ngài tạo dựng đàn ông lo lắng, coi sóc công trình của Ngài và Ngài nghỉ. Như thế, cho tới khi Thượng Đế thấy mọi sự đã toàn hảo, Ngài vẫn chưa tạo dựng đàn bà mà Ngài nghỉ; có lẽ đàn bà không cần thiết bởi: "Thiên Chúa đã hoàn tất công việc người làm."
                             
                            Đọc tiếp tới câu 21 đoạn 2, "Và Yavê Thiên Chúa đã giáng xuống trên người (đàn ông) một giấc tê mê... và Người đã rút lấy một xương sườn của nó và lấp thịt vào..." Cứ theo con mắt trần và đơn sơ mà hiểu thì đàn bà được tạo dựng trong sự tê mê của người đàn ông, ngoài ý định của Thượng Đế tự nguyên thủy. Có lẽ chính vì trong lúc "tê mê" của đàn ông, đàn bà được tạo dựng từ xương sườn cụt cho nên khi đàn ông gần kề bên xương sườn cụt của mình đều cảm thấy tê mê. Đến đây câu hỏi tại sao Thượng Đế lại phải dựng đàn bà có lẽ đã rõ ràng và ai cũng có thể tự trả lời bằng nhiều cách. Chẳng hạn: Đàn bà để phụ giúp đàn ông trong việc cai quản thế giới. Nếu hiểu theo ý này, thế ra thời nay luân thường đảo ngược, "rế lên trên nồi!" Đàn bà lại đặt vấn đề "Đàn ông có nên rửa chén không." Trở lại Kinh Thánh, bất cứ ai kiên nhẫn, bỏ thời giờ đọc từng chữ, từng dấu phẩy, dấu chấm, không sót dù một chút sai sót của nhà in, đều không thấy Kinh Thánh nói tới đàn ông rửa chén mà chỉ thấy câu "Ta sẽ làm cho nó cái gì trợ giúp tương đối với nó!" Linh mục Nguyễn Thế Thuấn dùng chữ "Cái gì trợ giúp" có lẽ cũng phải có lý do. Hơn nữa, Kinh Thánh không dạy điều sai ngoa. Cứ theo câu này, đàn bà chỉ là "cái gì," hơn nữa lại "trợ giúp tương đối." Ai cũng hiểu rằng đã là tương đối thì không thể ngang bằng, chỉ là một phần nhỏ. Đó cũng là lý do tại sao, có thể nói, Socrate đã quan niệm "đàn bà không có linh hồn." Chuyện về Socrate kể lại rằng bà vợ ông ta quá dữ dằn. Một hôm, có khách đến chơi, hai người đang ăn uống và nói chuyện, không hiểu bà vợ Socrate tức chuyện gì, hất luôn mâm cơm hai người đang ăn. Socrate bình tĩnh nói với người bạn đại khái như sau: Nếu chúng ta đang ăn mà có một con gà mái nhảy vào mâm cơm bới tung tóe, chúng ta có tức với con gà ghẹ đó chăng. Socrate là một nhà hiền triết Tây Phương; sau này thêm Aristote, Platon, cả ba ảnh hưởng mạnh mẽ nơi tư tưởng, óc não lớp người mũi lõ mắt xanh mà còn cho rằng đàn bà không có linh hồn, thứ gà mái ghẹ, thì chữ "cái gì" và "tương đối" có lẽ được hiểu rõ hơn chút đỉnh. Mà đã không có linh hồn tức là nhiều thứ không có kèm theo; thế cho nên chẳng lạ gì tại sao có cảnh luân thường đảo ngược mà ông bà ta gọi là "tôm chà."
                             
                            Lý do tạo dựng đàn bà ngoài ý muốn của Thượng Đế cũng có thể với mục đích để đàn bà phục vụ đàn ông chẳng hạn như rửa chén, quét nhà, nấu ăn, sinh con đẻ cái v.v... Lẽ đương nhiên, trở lại Kinh Thánh, Thượng Đế còn nghỉ nữa là "đàn ông" được tạo dựng do Ngài. Bình thường suy đoán, đàn bà được tạo dựng để phục vụ đàn ông thì rửa chén, quét nhà, dọn phòng là những chuyện bình thường đương nhiên. Vậy còn vấn đề "Đẻ..." Xin thưa, chuyện đàn bà đẻ cũng là chuyện đương nhiên vì đàn  ông không bao giờ đẻ từ khi có đàn bà. Còn chuyện tiếp theo chuyện "đẻ..." thì không ai có thể thay thế được. Không ai có kinh nghiệm làm dùm chuyện này và cũng không sách vở nào viết về vấn đề này ngoại trừ truyện tiếu lâm "Vua Thành Thái cắm cờ cấm..." mà thôi. (Hơn nữa, đó chỉ là truyện tiếu lâm, các bà các ông muốn biết, viết thư hỏi, người viết sẽ trả lời vì viết ra đây không lợi ích chi.) Nếu đặt vấn đề đẻ cũng quan trọng và cần thiết vì, như huyền thoại Trạng Quỳnh - Đoàn thị Điểm đối sứ Tầu: ai cũng ở đó mà ra, thì vấn đề khác lại được đặt ra. Thiết nghĩ Thượng Đế đã không có ý định tạo dựng đàn bà thì dĩ nhiên đàn bà không cần thiết. Nếu lấy lý do tạo dựng đàn bà để sinh con đẻ cái thì lại càng phi lý hơn vì Thượng Đế đâu có dựng nên cây chuối cái đâu thế sao vẫn có cây chuối con. Có thể, nếu không có đàn bà để trợ giúp đàn ông, đàn ông cũng đẻ con như cây chuối đâu đã chết ai. Xét như vậy, sự đẻ của đàn bà không cần thiết nếu không có đàn bà. Có đàn bà chỉ để "trợ giúp tương đối" mà thôi, và đã trợ giúp tương đối thì cũng chỉ như "có rế đỡ nóng tay" mà chớ. Có thêm đàn bà để phục vụ mà lại đặt vấn đề "Đàn ông có nên rửa chén không" xét ra lại càng thêm nghịch lý với chữ "trợ giúp" của Kinh Thánh. Hơn nữa thử hỏi như vậy có rế đỡ nóng tay hay càng bị nóng hơn?
                             
                            Thử đặt vấn đề thế nào là "trợ giúp tương đối." Viết đến đây, người cầm bút đành lật vài cuốn Kinh Thánh bản dịch tiếng Mỹ xem chữ "trợ giúp... tương đối" Tây Phương quan niệm thế nào. Ít nhất 6 cuốn dùng 5 chữ tương đương trong sách Genesis đoạn 2 câu 18: "I will make him an aid fit for him" (The Anchor Bible, Genesis, E.A. Speiser; p.15; Double Day, New York.) "I will make a suitable companion to help him" (Good News Bible, Today's English Version, p.3; American Bible Society; New York 1978.) "I will make a suitable partner for him." (New American Bible; Saint Joseph Edition, p.5; Catholic Book Publishing Co.; New York 1986.) "I will make him a helper fit for him." (The New Oxford Annotated Bible, Revised Standard Version, p.3; Oxford University Press; New York 1977.) "I will make him a helper like himself." (The Holy Bible; Good Counsel Publishing Co., p.2; Chicago, Ill. 1963.) "Let us make him a help like unto himself." (The Holy Bible; Genesis 2:18; Catholic Press Inc.; Chicago, Ill. 1950.) Qua 6 bản dịch khác nhau, khác thời điểm, những chữ được dùng để chỉ đàn bà: an aid fit for him, companion to help him, suitable partner for him, a helper fit for him, a helper like himself, a help, chỉ mang nghĩa trợ giúp và không bản dịch nào viết Thượng Đế gọi đàn bà là vợ đàn ông mà chỉ nói đàn ông gọi đàn bà là vợ. Hơn nữa, theo quan niệm Do Thái, người đặt tên có toàn quyền trên kẻ bị đặt tên. Đó cũng là lý do tại sao Kinh Thánh được viết rằng Adam đặt tên cho mọi loài, điều này có nghĩa mọi loài dưới quyền thống trị của con người. Đàn ông đặt tên cho đàn bà là Eve cũng trong nghĩa này mà chớ, cũng như quyền đặt tên và trách nhiệm và bổn phận của cha mẹ trên con cái chẳng những của người Việt mà của mọi dân tộc trên thế giới. Hiểu ý nghĩa về sự đặt tên như thế, đàn ông cất nhắc đàn bà lên làm vợ chứ thực ra, theo Kinh Thánh, đàn bà chỉ là "trợ giúp... tương đối" mà thôi.
                             
                            Bạn có chiếc xe, bạn o bế chiếc xe là chuyện bình thường, nào lau chùi, nào đánh bóng, hút bụi, sơn sửa v.v... Đàn ông có trợ giúp là đàn bà thì đàn ông o bế đàn bà đâu có sao. Chỉ có một điều hơi trái sự thường, mà còn có vẻ bất thường nữa: chiếc xe không bao giờ dám đặt vấn đề bạn chạy, chiếc xe cỡi lên bạn mà lái. Trái lại đàn bà được đàng chân, lân đàng đầu, được o bế nên đặt vấn đề chiếc xe lái người. Nói cách khác, muốn đàn ông trở thành trợ giúp, con hầu đầy tớ của bà chủ để rửa chén, quét nhà v.v... nên đưa ra vấn đề "Đàn ông có nên rửa chén không."
                            Lý do tại sao người viết nói đàn bà đưa ra vấn đề đàn ông có nên rửa chén không rất dễ hiểu vì nếu người nghĩ tới vấn đề này là đàn ông, đâu cần gì phải nói. Muốn rửa thì rửa, không rửa thì quăng thùng rác chứ có gì mà nên với không. Chẳng lẽ mua chén bát còn được mà quăng chúng vào thùng rác khó khăn lắm sao. Chuyện đơn giản chỉ có thế nên người đặt vấn đề rửa chén nhất định là người ở phía đàn bà, và dù không phải đàn bà "chăm phần chăm" thì cũng mang tính chất đàn bà, "trợ giúp tương đối."
                             
                            Dĩ nhiên chúng ta tôn trọng quyền làm người của bất cứ ai dù được tạo dựng trước hay sau hoặc người đó to lớn hay bé nhỏ, ngay cả cho dù cao sang hay thấp hèn. Tuy nhiên, trời đất này còn có thứ tự, mặt trời soi sáng ban ngày thì trăng sao đành chấp nhận bị ánh sáng mặt trời che lấp chứ nếu trăng sao tranh đấu với mặt trời về khả năng soi sáng ban ngày thì muôn đời cũng chỉ là đêm. Thử tiếp tục đọc Kinh Thánh, vấn đề tương tự "Đàn ông có nên rửa chén không" đã xảy ra từ thời tạo thiên lập địa rồi chứ đâu phải bây giờ mới được đề cập tới.
                             
                            Đoạn 2 câu 24 sách Khởi Nguyên viết: "Bởi thế mà người đàn ông sẽ bỏ cha mẹ và khắn khít với vợ mình..." Nói cách khác theo kiểu câu 21 đoạn 2 thì người đàn ông tê mê với đàn bà quên cả cha mẹ; âu đó cũng là nguyên nhân mọi sự khốn khổ và rắc rối của cuộc đời bởi cái ham vui tê mê của đàn ông mà ra. Nghĩ thật cũng đáng cho cái thói đời ham hố.
                             
                            Chính sự tê mê của đàn ông đối với đàn bà sinh ra lắm thứ mà quí cụ ngày xưa gọi là "Thấy chồng hiền (thương) xỏ chân lỗ mũi, hoặc "được đàng chân lân đàng đầu." Những chuyện tương tự cũng đã xảy ra đầy đầy chan chan trong lịch sử với những câu kết luận: "Vua nghe vợ mất nước." Có những nhà thâm nho sâu sắc hơn thì dùng tiếng "Chó nhảy bàn độc."
                             
                            Đoạn 3 của sách Khởi Nguyên đại khái kể lại: Người đàn bà được cưng chiều, được cho đủ mọi sự cũng như quyền hành giống người đàn ông do thói đam mê yêu vợ của anh chàng ngốc nghếch đầu tiên như đàn ông chúng ta bây giờ cưng vợ, mụ Evà mới ăn no rực mỡ, tưởng rằng những gì đàn ông có được là mụ cũng có thể tranh đấu để tương đồng. Văn vẻ hơn chúng ta gọi là "nam nữ bình quyền." Thế là mụ tìm mọi cách để "cỡi cổ" tên đàn ông ngốc nghếch chồng mụ. Mụ không thèm nhận định vị thế của mình, bởi có linh hồn đâu, ăn trái cây biết trước biết sau với hy vọng cầm đầu anh chồng khờ vì thương vợ. Và kết quả là mụ đã biết trước biết sau rõ ràng, biết mình chẳng có gì ngoài bộ đồ da để ra đến độ xấu hổ phải che lá đa. Tệ hơn nữa, chính ngay khi vừa giành giựt được điều mong muốn, mụ đã đổ thừa ngay cho con rắn câm có cái miệng biết ăn nhưng không biết nói. Có lẽ, nếu mụ đổ cho anh chồng mê vợ thì bây giờ đàn bà đẻ, đàn ông mang bầu không chừng. Và thế rồi ra sao chúng ta chẳng lạ gì, từ ngày mụ biết trước biết sau chỉ được một tí bằng trái táo, luân thường đảo ngược, trật tự bị rối ren, ngay cả mụ đẻ chồng mụ cũng bị đau bụng nữa; đôi khi lây đến ông hàng xóm đau bụng mới cả là vấn đề tai hại.
                             
                            Chúng ta cũng thấy rõ hơn, tại các nước Cộng Sản, lý thuyết nam nữ bình quyền bị lạm dụng khiến chó nhảy bàn độc, tên ngu dạy đời, đàn bà mê muội đàn ông, do đó dân chúng đói rách lầm than. Khi mà bà chủ ra lệnh cho tên "chồng hầu" rửa chén thì cuộc đời trở nên tai hại như thế đó. Đàn bà mới chỉ muốn bình quyền, nhân loại từ ông tới cha, con tới cháu đã lầm than, bới lông đất mới có miếng mà ăn thì khi đàn bà mà làm chủ để đức ông chồng rửa chén có lẽ thiên hạ sẽ đại loạn, đại loạn vì "vua nghe vợ mất nước," đàn ông nghe đàn bà tan tác gia phong, luân thường đảo ngược.
                             
                            Dù cho cả thế giới này không ý thức được sự tai hại của tính chất "được đàng chân lân đàng đầu" hay nói khác hơn lạm dụng lòng thương mến của chồng để hò chồng rửa chén, người Việt ta vẫn còn có sẵn nề nếp gia phong sống hòa hợp trong thứ bậc, vai trò nào, tôn ty ấy. Có lẽ ông cha ta đã khôn ngoan nhận ra sự tai hại này từ bao đời trước nên đã để lại nào tam tòng tứ đức, nào đạo vợ chồng, nào những lời khuyên răn làm trai không nên nghe vợ. Mới chỉ một mụ đàn bà đòi bình đẳng mà cả thế giới muôn đời đau khổ thì cái gọi là "Đàn ông rửa chén" phải được dẹp tan ngay từ trong trứng nước. Nếu không, đại loạn, hoặc quí vị sẽ bị trắng mắt như người viết được biết một số trường hợp, mụ vợ hành hạ ông chồng tàn bạo quá chừng!
                            #14
                              lamongthuong 13.12.2017 12:19:22 (permalink)
                              .
                              SUY  TƯ
                               
                              Đôi lần nghĩ về cuộc sống, tôi chỉ thấy tôi phải sống, thích sống và muốn được sống. Điều này có nghĩa tôi không muốn chết và có thể nói rằng tôi ngại ngùng và e sợ khi nghĩ đến cái chết. Một điểm đặc biệt tôi nhận ra nơi chính tôi, đó là rất ít khi tôi đặt vấn đề sống để làm gì. Mục đích cuộc sống của tôi như thế nào. Tôi chấp nhận cuộc sống đang có, đi làm kiếm tiền sinh sống và có thể nói sống cho qua ngày. Tôi cảm thấy khó trả lời về mục đích cuộc sống. Nào có gì đâu, tôi phủ lấp qua ý nghĩ, mọi người sống thì mình sống, cần chi phải suy nghĩ lôi thôi. Tôi không muốn trả lời về mục đích cuộc sống của mình bởi không biết sao để trả lời. Do đó tôi đành chấp nhận sống cho qua, miễn sao sống cho qua!
                               
                              Tuy nhiên, câu hỏi về mục đích cuộc sống dần dần ám ảnh tôi nhiều hơn. Tôi không thể quên hoặc lờ đi được bởi cuộc sống đem đến cho tôi nhiều cảm nghĩ bơ vơ, lạc lõng. Tôi nghĩ, bởi không có một mục đích cho cuộc sống nên tôi cảm thấy bơ vơ, vô định hướng mặc dầu tôi vẫn không thể nào trả lời được. Nếu đặt vấn đề ngày mai phải làm gì, tháng sau sẽ ra sao, rồi năm tới, rồi năm tới nữa, cuộc sống sẽ thế nào, tôi chỉ thấy một sự rắc rối bao quanh đầu óc tôi. Ngày mai thì cũng như ngày hôm nay, đi làm, về nhà ăn, ngủ; lúc nào buồn ra quán càfê kiếm vài người quen tán dóc, lai rai với vài loong bia thì càng tốt. Tôi hy vọng tháng sau cũng thế, rồi năm tới cũng không có gì thay đổi hoặc ảnh hưởng tới mình. Dầu thế, tôi vẫn e sợ bởi cái tương lai mịt mù của tôi, cái ngày mai mà tôi không thể nào biết cũng như dự định trước được. Cứ mỗi lần nghĩ người ta sao mình vậy, tôi cảm thấy áy náy và kiếm cách lảng tránh. Tôi đành thở dài, kiếm chuyện gì để tâm tới cho khỏi phải trả lời câu hỏi hóc búa này đang xoay quanh tâm trí.
                               
                              Nhìn thấy những người khác có gia đình êm ấm, tôi thấy thèm một mái ấm gia đình. Có lẽ có vợ con, đỡ phải suy nghĩ hơn, tôi nghĩ thế! Bởi tối ngày phải lo làm việc, lo cho gia đình, tôi không còn thì giờ để suy nghĩ lang thang. Hơn nữa, có gia đình rồi, mục đích của tôi rõ ràng: làm lụng, gây dựng cho gia đình, con cái. Nhưng chẳng lẽ cuộc đời chỉ có thế thôi sao? Lớn lên, lập gia đình, sinh con cái, lo lắng cho gia đình và chết. Ôi buồn thay cho kiếp người! Chỉ giống như những làn sóng tiếp nối nhau tràn vào bờ biển. Thế là hết!
                               
                              Con người được sinh ra tất phải có giá trị của một con người. Cuộc sống được nhận lãnh tất phải có giá trị và mục đích của nó. Người ta không chế tạo chiếc xe rồi để đó. Người ta không bắc chiếc cầu qua sông nơi không ai đi lại. Người ta cũng không xây nhà khi không có người ở. Vậy tôi được sinh ra để làm gì và cuộc sống tôi phải thế nào. Tôi nghĩ rằng cuộc sống của tôi có giá trị hơn chiếc cầu, hơn chiếc xe và hơn cái nhà. Thế nhưng tôi lại không biết cuộc sống của tôi sẽ được dùng để làm gì!
                               
                              Này bạn, bạn có thể trả lời cho tôi bạn dùng cuộc sống của bạn để làm gì không? Bạn có thể đề nghị cho tôi biết cuộc sống của tôi có giá trị ở điểm nào, và tôi phải trả lời cho chính tôi ra sao! Cuộc sống của bạn hiện tại thế nào? Và mục đích của nó là gì?
                              #15
                                Thay đổi trang: 12 > | Trang 1 của 2 trang, bài viết từ 1 đến 15 trên tổng số 16 bài trong đề mục
                                Chuyển nhanh đến:

                                Thống kê hiện tại

                                Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
                                Kiểu:
                                2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9