Những bộ phận trên ôtô có thể bạn chưa nắm rõ vai trò
chrisbernard 30.11.2018 09:59:30 (permalink)

Những bộ phận trên ô tô có thể bạn chưa nắm rõ vai trò

Bàn đạp ly hợp (thường chỉ có trên xe số sàn). Loại bàn đạp này thường được điều khiển bằng chân trái của người lái và được sử dụng khi muốn điều khiển xe ra khỏi một vị trí cố định, thực hiện chuyển số và dừng xe mà không làm cho động cơ bị tắt đột ngột. Để đảm bảo xe chuyển động không bị rung giật, khi bạn nhả bàn đạp ly hợp chúng ta cần thực hiện theo trình tự: Có khoảng 2/3 hành trình đầu nhả nhanh cho đĩa ma sát của ly hợp tiếp giáp với bánh đà, khoảng 1/3 hành trình sau nhả từ từ giúp tăng dần mô men xoắn truyền từ động cơ tới hệ thống truyền lực. Khi nhả hết bàn đạp ly hợp, tài xế nên đặt chân xuống sàn xe để có tác dụng tránh hiện tượng trượt ly hợp.
Cần số: vận hành cùng với bộ ly hợp. Việc điều khiển cần số sẽ trực tiếp tác động lên sự ăn khớp giữa các bánh răng trong hộp số, điều này làm thay đổi sức kéo và tốc độ chuyển động của ôtô.
*** Theo dõi Giá xe Chevrolet - DailyXe

Bàn đạp phanh: Bộ phận này cũng được điều khiển bởi chân phải và dùng trong trường hợp muốn giảm tốc độ hoặc dừng hẳn xe lại. Khi tài xế tác động lên bàn đạp phanh, dầu phanh trong hệ thống sẽ di chuyển theo các đường ống dẫn tới các xi lanh bánh xe, dưới tác dụng của lực sinh ra do áp suất dầu phanh tác động lên piston, cơ cấu phanh sẽ thực hiện nhiệm vụ giảm tốc hoặc dừng xe. Thời gian cùng với quãng đường để xe phanh phụ thuộc vào lực tác động lên bàn đạp. Nhưng tốt nhất người lái nên tăng áp lực dần dần cho đến khi ôtô đạt được tới điểm dừng thật nhẹ nhàng, tránh phanh gấp.

Bàn đạp ga: Đây được xem là bộ phận trong ô tô mà khi tác động lực sẽ giúp ôtô chạy nhanh hơn. Bàn đạp ga thông thường sẽ được điều khiển bởi chân phải và có công dụng kiểm soát lượng nhiên liệu bơm vào động cơ. Khi tài xế đạp ga càng mạnh, lúc này nhiên liệu bơm vào động cơ càng lớn sẽ làm cho xe chạy nhanh hơn. Khi nhấn nhả chân ga, xe sẽ chạy chậm lại. Bàn đạp ga thường phản ứng rất nhanh nhạy dù lực tác động không lớn.
*** Hướng dẫn thủ tục mua xe ô tô trả góp lãi suất thấp nhất

Đồng hồ đo vòng tua: Đây chính là công cụ đo tốc độ quay của trục khuỷu động cơ, cho phép hiển thị số vòng/phút (RPM - Revolution per minute). Đối với xe số sàn, thông số này có ý nghĩa quan trọng, nó cho biết động cơ có đang hoạt động trong dải mô men xoắn tối ưu và tốc độ không tải có thực sự đạt chuẩn hay không. Còn với ôtô số tự động, người lái sẽ theo dõi đồng hồ để duy trì tình trạng hoạt động của động cơ tại dải vòng tua hợp lý và giúp xe tiết kiệm nhiên liệu.
Đồng hồ đo tốc độ (Speedometer): Được sử dụng để đo lường và hiển thị tốc độ tức thời của ôtô. Đây được xem là trang bị tiêu chuẩn trên các phương tiện sử dụng động cơ từ năm 1910, thường kết hợp cùng với đồng hồ đo quãng đường (Odometer) có tác dụng báo quãng đường xe đã đi được từ khi bắt đầu hoạt động và trang bị đồng hồ hành trình (Tripmeter) để đo các khoảng cách ngắn.
*** Cập nhật tin tức thị trường ôtô Việt Nam

Bảng đồng hồ: Đây được xem là một hệ thống thông tin gồm các đồng hồ, màn hình và đèn báo có tác dụng giúp người lái biết được thông tin về tình trạng hoạt động của một số hệ thống chính trong xe. Khi đó, thông tin hiển thị dưới 2 dạng: kim hoặc số.
Vô lăng: Đây là một phần trong hệ thống lái được điều khiển bởi tài xế. Phần còn lại của hệ thống sẽ phản ứng với các tác động từ người lái lên vô lăng thông qua sự phối hợp giữa hai cặp cơ cấu lái bánh răng - thanh răng và trục vít - bánh vít, ngoài ra có thể được hỗ trợ từ bơm thủy lực.
Nguồn: https://www.planetnatural.com/forums/users/modernmonarch/
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 30.11.2018 10:01:03 bởi chrisbernard >
#1
    Chuyển nhanh đến:

    Thống kê hiện tại

    Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
    Kiểu:
    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9