THỬ BÀN MỘT CHÚT VỀ KARL MAX

Tác giả Bài
nguyễn thế duyên
  • Số bài : 1176
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 01.05.2008
  • Nơi: Hà nội
THỬ BÀN MỘT CHÚT VỀ KARL MAX - 04.12.2019 15:58:54
                   THỬ BÀN MỘT CHÚT VỀ KARL MAX
        MẤY LỜI NÓI ĐẦU
PhẢI nói ngay từ đầu: Tôi là người yêu chủ nghĩa Mác và rất ngưỡng mộ ông nhưng tôi lại không phải là kẻ cuồng Mác. Với tôi, học thuyết CNKHXH của Mác là một luận thuyết khoa học về triết học chứ không phải là một tôn giáo, thứ mà người ta chỉ được phép tin chứ không được phép nghi ngờ.
Là luận thuyết khoa học thì có sai, có đúng đó cũng là lẽ bình thường. Lẽ ra, những người cộng sản cần phải để cho mọi người nghiên cứu về chủ nghĩa Mác một cách sâu sắc. Đúng thì ta công nhận,  sai thì ta tranh luận để cuối cùng bật ra chân lí thì ngược lại những người cộng sản lại biến chủ nghĩa Mác thành một tôn giáo. Chỉ được phép thừa nhận. Điều đó dẫn đến một hệ quả rất xấu là CNM đã không hề phát triển được kể từ khi nó ra đời mà ngược lại, để lấp đi những chỗ hổng của Mác, các nhà nghiên cứu cộng sản bắt đầu dùng những cách ngụy biện và nhét vào CNM những điều nhảm nhí khiến cho CNM bị biến dạng đi rất nhiều so với học thuyết ban đầu của Mác.
Sau khi một loạt nước XHCN Đông âu sụp đổ, nhất là khi những nước XHCN còn lại, những cái sai của mô hình nhà nước XHCN hiện lên một cách rõ ràng ,không thể chối cãi, không thể ngụy biện thì một phong trào phản biện Mác xuất hiện một cách rầm rộ. Rất tếc rằng những người phản biện Mác hầu hết ( Hầu hết chứ không phải là tất cả) họ không hề đọc Mác. Họ hiểu luận thuyết của Mác rất lơ mơ thông qua những điều mà tuyên giáo của nhà nước tuyên truyền cho nên họ chủ yếu dựa vào hai điều để phản biện Mác.
Thứ nhất họ dựa vào sự sụp đổ của phe XHCN và kết luận Học thuyết của Mác sai. Với những người bám vào điều này, trong suy nghĩ của họ luôn dẫn ra một điều mà khoa học và triết học vẫn luôn khẳng định; THỰC TIỄN LÀ THƯỚC ĐO CỦA CHÂN LÍ. Nên thực tiễn phe XHCN sụp đổ suy ra là lí thuyết của Mác là sai.
Điều này là không chính xác. Xin hỏi những người theo kiểu suy luận này một câu.
NẾU MỘT THẰNG HỌC SINH NGU CHỨNG MINH MỘT BÀI TOÁN BỊ SAI THÌ LIỆU CÓ THỂ KẾT LUẬN RẰNG HỆ THỐNG TOÁN HỌC THẾ GIỚI LÀ SAI KHÔNG?
Chắc chắn rằng không thể kết luận như thế được đúng không nào. Tuy rằng phe XHCN có 12 nước nhưng mô hình nhà nước và thể chế của cả 12 nước ấy đều giống hệt nhau do sự ép buộc của Stalin vậy nên tuy là 12 nước nhưng thực chất chỉ là một thằng học trò ngu mà thôi. Còn một điều này nữa mà không một ai nghĩ đến đó là : CÁI MÔ HÌNH NHÀ NƯỚC ẤY CÓ PHẢI LÀ MÔ HÌNH NHÀ NƯỚC DO MÁC ĐƯA RA KHÔNG? Hay đấy chỉ là cái áo Khoác ngoài gắn một chữ MÁC thôi? Mà ngạn ngữ của ta có một câu rất hay: “Chiếc áo không làm nên nhà sư”
Thứ hai – Những người phản biện Mác Thường hay viện dẫn Ông A, ông B, ông C nào đó đã chứng minh rằng Mác sai vì…..
Cách phản biện này cũng rất không ổn vì một lí do rất đơn giản: Chắc gì ông A , ông B, Ông C đó đã đúng. Cho dù ông A, ông B, ông C đó rất nổi tiếng.
Nổi tiếng ai bằng Newton! Không gian và thời gian của Newton thống trị nền vật lí thế giới suốt bao nhiêu thế kỉ, nó đã trở thành một niềm tin mặc định cho mọi nhà vật lí cho đến khi Einstein xuất hiện. Vậy ta có thể bảo rằng Einstein sai vì không đúng như Newton nói được không?
Thứ ba – Các nhà phản biện Mác thường dẫn ra nhưng hiện thực không thể chối cãi của các nước phe XHCN và dẫn đến kết luận Mác sai (Thường họ kết hợp những cái thực tế này với cách đầu tiên về sự sụp đổ của phe XHCN ). Đây là cách thông dụng nhất mà những người không đọc Mác (Rất đông) sử dụng. Cách phản biện này rất khó đỡ vì đây là điều ai cũng nhìn thấy nên làm cho mọi người rất dễ tin. Nhưng cách phản biện này vẫn sai. Nó sai ở một điểm .
HỌ NHÌN THẤY NHỮNG CÁI SAI LẦM CỦA HỆ THỐNG XHCN NHƯNG LẠI ĐI SO SÁNH NÓ VỚI HỆ THỐNG TBCN.  
Sao có thể so sánh một con ngựa với một con hà mã được cho dù chúng đều có chữ “Mã”?  vì đó là hai loại khác hẳn nhau. Lẽ ra họ phải so sánh những khiếm khuyết của hệ thống XHCN đang hiện hữu mà họ nhìn thấy với cái mô hình nhà nước mà Mác đã đưa ra chứ?
Tóm lại : Những người phản biện Mác đã không tìm ra đuộc phương pháp luận đúng đắn thì làm sao đánh đổ Mác được!
Mác xây dựng lí thuyết về chủ nghĩa xã hội khoa học ( CNXHKH) dựa trên phương pháp luận LOGIC TIÊN ĐỀ.
 VỚI PHƯƠNG PHÁP LUẬN NÀY, ĐẦU TIÊN NGƯỜI TA ĐƯA RA MỘT HỆ TIÊN ĐỀ VÀ BÁM CHẶT VÀO HỆ TIÊN ĐỀ ĐÓ ĐỂ BIỆN LUẬN VÀ ĐƯA RA CÁC KẾT QUẢ.
Vậy thì để phản biện Mác chúng ta duy nhất chỉ có một cách đó là : PHẢI CHỮNG MINH ĐƯỢC HỆ TIÊN ĐỀ CỦA MÁC ĐƯA RA LÀ SAI.
Phản biện Mác không dễ vì hai điều
 Thứ nhất – Để xây dựng lí thuyết về CNXHKH ông chỉ đưa ra vài tiên đề thôi và dành cả đời và đọc một nửa cái thư viện của Luân Đôn để nghiên cứu nó. Và khi in ra thành sách ông luôn phải vượt qua được một người phản biện vô cùng thông minh, uyên bác lại rất khó tính và nghiêm túc đó là Engels vì vậy Mác không dễ mắc vào những sai lầm ngớ ngẩn đâu.
Thứ hai : Tìm ra được điều sai lầm của Mác đã khó, nhưng phải tìm ra được điều thay thế nó còn khó hơn gấp vạn lần.
 
Khi nghiên cứu về CNXHKH (Tôi chỉ hạn chế trong CNXHKH thôi không động đến phần tư bản luận) Chúng ta cần lưu tâm đến mấy điều sau.
Thứ nhất – bằng trực giác, chúng ta phải nhận thấy rằng Mác xây dựng lí thuyết về CNXHKH dựa trên tình thương yêu những con người khốn khổ bị áp bức bóc lột. Với một động cơ như thế thì không thể có chuyện ông lại xây dựng lên một xã hội mới để làm cho những người ông thương yêu ấy đau khổ hơn
Thứ hai – Mác có sai không và sai ở đâu? Nguyên nhân nào dẫn đến cái sai ấy của Mác? Về điểm này tôi khẳng định là Mác có sai.
Thứ ba – Cho dù là Mác có sai nhưng những sai lầm ấy của Mác có dẫn đến những sai lầm chết người của CNXH đang mắc phải hay không? Điều này tôi khẳng định là không.
Thứ Tư – Chúng ta phải lưu ý là trong quá trình phát triển của bất cứ một học thuyết nào luôn có một giai đoạn mà học thuyết ấy bị ngoặt theo một hướng khác. Đó là khi những đời sau đã thêm vào (Hoặc bỏ đi) một điều gì đó trong học thuyết gốc và những sai lầm của những người đời sau không thể đổ lên đầu ông tổ của nó. Nhưng chúng ta phải tỉnh táo để nhận ra bắt đầu từ đâu chủ nghĩa Mác ngoặt hướng? Ai? Và điều gì dẫn đến sự ngoặt hướng ấy? sự ngoặt hướng ấy đã dẫn đến hậu quả gì / Vì sao?
Tôi dự định viết về những câu hỏi tôi đã đặt ra cho mọi người còn Lơ mơ về chủ nghĩa Mác hiểu rõ vấn đề bằng một cách viết phổ thông và bình dân nhất, nhằm cho bất cứ ai không  cần phải có lí luận cao siêu gì cũng có thể hiểu được. Nó bình dân nhưng không phải là loại TRIẾT HỌC ĐƯỜNG PHỐ mà rất nghiêm túc. Vấn đề đặt ra là rất rộng vì vậy để tránh cho những người lười đọc tôi sẽ viết thành những bài ngắn có độ dài chỉ 3000 đến 4000 từ được đánh số.
BÀI MỘT – NHỮNG CÁI SAI TRONG HỆ TIÊN ĐỀ CỦA MÁC.
Trong phần này những tiên đề đúng tôi chỉ công nhận đúng mà không phân tích. Chỉ phân tích những tiên đề sai thôi. Thứ tự các tiên đề được sắp xếp dự vào mối liên hệ của các tiên đề với nhau để cho mọi người dễ dàng hiểu được những kết luận rút ra.
Tiên đề thứ nhất – Lịch sử của xã hội loài người là lịch sử của đấu tranh giai cấp. Những giai cấp bị bóc lột sẽ vùng lên chống lại giai cấp bóc lột. Trong cuộc đấu tranh đó nhưng giai cấp đại diện cho một quan hệ sản xuất tiên tiến hơn sẽ chiến thắng giai cấp đại diện cho một quan hệ sản xuất lạc hậu hơn . (Tôi không thể đủ thời gian để đi trích dẫn đúng từng câu từng chữ của Mác nên tôi chỉ nói đúng cái ý của Mác thôi. )  TIÊN ĐỀ NÀY ĐÚNG.
Về cái tiên đề này mọi người hay nhầm lẫn rằng: Mác là người đã đưa ra cái thuyết đấu tranh giai cấp nên dẫn đến nhưng hậu quả khôn lường. Không phải thế! Đây chỉ là một kết luận mà Mác đã nhận ra trong quá trình nghiên cứu lịch sử. Nếu Mác không phát biểu ra điều này thì lịch sử vẫn diễn ra như thế. Nó cũng giống như là một ông bác sĩ bảo với bệnh nhân của mình” Anh bị ung thư ” thì dù người bác sĩ không nói ra thì người bệnh ấy cũng vẫn cứ bị ung thư.
Tiên đề thứ hai – Giai cấp vô sản là giai cấp tiên tiến nhất đại diện cho một nền sản xuất tiên tiến vì vậy nó sẽ đào mồ chôn chủ nghĩa tư bản ( Dựa theo tiên đề thứ nhất giai cấp nào đại diện cho nền sản xuất tiên tiến hơn  giai cấp đó sẽ chiến thắng)   TIÊN ĐỀ NÀY SAI.
Nó sai ở mấy điểm sau.
Thứ nhất – trước tiên chúng ta khẳng định với nhau rằng; Giai cấp vô sản là giai cấp lao động cơ bắp vì Mác đã tách riêng cái TẦNG LỚP TRÍ THỨC ra rồi. Trong cái khốn cùng của lí luận, các nhà Mác xít gần đây đã nhét cái TẦNG LỚP TRI THỨC này vào chung một rọ với giai cấp vô sản và gọi họ là “ Vô sản áo trắng” . Tiên đề này cần phải phát biểu là;
CÁI TẦNG LỚP TRÍ THỨC MÀ MÁC NÓI, SẼ ĐẾN MỘT LÚC TRỞ THÀNH MỘT GIAI CẤP  VÀ ĐÂY MỚI LÀ GIAI CẤP TIÊN TIẾN NHẤT VÀ CHÍNH GIAI CẤP TRÍ THỨC NÀY MỚI LÀ GIAI CẤP ĐÀO MỒ CHÔN GIAI CẤP VÔ SẢN.
Trong cái thời Mác sống, Thời của đầu máy hơi nước, Mác đã không thể hình dung ra nổi sự phát triển vượt bậc của khoa học kĩ thuật. Ngày nay, những rô bốt có trí tuệ nhân tạo đã dần dần thay thế lao động cơ bắp của con người. Những nhà máy hiện đại bây giờ còn có rất ít công nhân, thậm chí những nơi nguy hiểm người ta có thể vận hành máy móc mà không cần có sự có mặt của con người như các trạm vũ trụ, những vệ tinh, những phi thuyền thám hiểm không gian hay trong các lò phản ứng hạt nhân. Trong một thời gian rất gần nữa thôi, lao động cơ bắp của con người chắn chắn sẽ kết thúc. Mà theo định nghĩa giai cấp vô sản là giai cấp lao động cơ bắp vậy thì đồng nghĩa với việc giai cấp vô sản sẽ chấm dứt trong xã hội loài người và ta có thể suy ra tiếp. Khi giai cấp vô sản bị tiêu diệt thì không thể có cái XHCN do giai cấp vô sản lãnh đạo như Mác nói.
Tiên đề thứ ba – Tiên đề về mâu thuẫn. Tiên đề này phát biểu; Vật , sự việc, hiện tượng đều chứa đựng những mặt, những khuynh hướng đối lập tạo thành những mâu thuẫn trong bản thân nó. Sự thống nhất và đấu tranh giữa những mặt đối lập là nguồn gốc của sự vận động và phát triển. Làm cho cái cũ mất đi và cái mới ra đời.
TIÊN ĐỀ NÀY KHÔNG SAI NHƯNG CHỈ ĐÚNG NỬA VỜI. NÓ CÓ MỘT NHƯỢC ĐIỂM LÀ KHÔNG CHỈ RA ĐƯỢC XU HƯỚNG CỦA SỰ VẬN ĐỘNG.
Để phân tích thấy được điều KHÔNG CHỈ RA ĐƯỢC XU HƯỚNG CỦA SỰ VẬN ĐỘNG của tiên đề này chúng ta hãy gắn nó vào tiên đề thứ nhất –  Lịch sử của xã hội loài người là lịch sử của đấu tranh giai cấp.
Về thực chất đấu tranh giai cấp là việc giải quyết mâu thuẫn. Vậy theo như tiên đề thứ nhất rõ ràng là  giai cấp bị bóc lột sẽ vùng lên lật đổ giai cấp bóc lột và giành lấy chính quyền. Nhưng nhìn lại lịch sử ta thấy rõ điều này là sai. CHƯA BAO GIỜ GIAI CẤP BỊ BÓC LỘT VÙNG LÊN LẬT ĐỔ GIAI CẤP BÓC LỘT LẠI GIÀNH ĐƯỢC CHÍNH QUYỀN VỀ TAY MÌNH.
Trong chế độ chiếm hữu nô lệ thì các giai cấp nô lệ vùng lên lật đổ giai cấp chủ nô nhưng nắm được chính quyền lại là giai cấp phong kiến. Trong chế độ phong kiến giai cấp nông dân vùng lên lật đổ giai cấp địa chủ nhưng gia cấp nắm được chính quyền lại là giai cấp tư sản.
Vậy thì về tiên đề mâu thuẫn này cần phải diễn giải một cách khác hoàn chỉnh hơn. ( Xin các bạn lưu ý, đây là một tiên đề rất phức tạp các bạn phải rất tập trung theo dõi mới hiểu được vấn đề)
Tiên đề thay thế được phát biểu là:
SỰ VẬN ĐỘNG CÓ TỔ CHỨC LÀ THUỘC TÍNH CƠ BẢN CỦA VŨ TRỤ PHỔ QUÁT
 (Từ phổ quát tôi dùng ở đây bao gồm cả vũ trụ vật chất lẫn vũ trụ phi vật chất gồm có sự vận động của xã hội  và ý thức v…v…) Các bạn nên rất chú ý đến từ CÓ TỔ CHỨC.
ThẾ nào là sự vận động có tổ chức? Vận động có tổ chức là sự vận động xung quanh một cái tâm nào đó. Điều này chúng ta thấy rất rõ . Điện tử quanh xung quanh hạt nhân, hệ mặt trời quanh xung quanh mặt trời rộng hơn thiên hà quay xung quanh một hố đen . Về xã hội ta thấy các hội đoàn vận động theo định hướng của ban chấp hành hội. Các công ty con vận động xung quanh công ty mẹ. Rộng ra, nhà nước là trung tâm mà mọi sự vận động của xã hội đều theo cái định hướng của nhà nước.
Các sự vận động này tuân theo các quy luật khác nhau nhưng tựu trung lại tất cả những vận động có tổ chức đều xuất hiện một lực hướng về tâm buộc mọi thứ đều phải vận động xung quanh cái tâm này. Để cụ thể hơn ta cho mọi người đỡ đau đầu ta có thể nói lực buộc tất cả phải hướng về tâm chính là NHỮNG giai cấp bóc lột ( Nhớ là có chữ NHỮNG) Những giai cấp bóc lột này đều có chung một mục đích là bóc lột nhưng chính chúng lại mâu thuẫn với nhau  và đấu tranh với nhau. Đến một giai đoạn nào đó lực hướng tâm sẽ thay đổi và tâm của sự vận động sẽ dịch chuyển. Toàn bộ hệ thống sẽ vận động quanh một tâm khác.
Ở chiều ngược lại, nhưng phần tử buộc phải vận động xung quanh một tâm sẽ có su hướng thoát li khỏi tâm ấy và xuất hiện một lực li tâm. Cụ thể, đó chính là các giai cấp bị bóc lột. xu hướng li tâm và su hướng hướng tâm đấy chính là mâu thuẫn mà Mác phát biểu
Đến đây chúng ta phải nhắc lại rằng : LỰC HƯỚNG TÂM MỚI LÀ CÁI NGUYÊN NHÂN TẠO NÊN SỰ VẬN ĐỘNG CÓ TỔ CHỨC  vậy những giai cấp bị bóc lột là lực li tâm không thể đóng vai trò của lực hướng tâm vậy rút ra kết luận :  Nhứng giai cấp bị bóc lột chỉ là động lực của các cuộc cách mạng chứ không bao giờ nắm được chính quyền ( Tâm quay) Vậy việc giai cấp vô sản lật đổ giai cấp tư sản giành lấy chính quyền không bao giờ xảy ra. Thực tế của các nước XHCN đã chứng minh điều đó. Chưa có một nước XHCN nào mà giai cấp vô sản nắm được chính quyền. Họ vẫn là giai cấp bị bóc lột.
VỚI CÁCH HIỂU VỀ MÂU THUẪN NHƯ THẾ NÀY NÓ MỚI CHỈ RÕ ĐƯỢC CÁI HƯỚNG CỦA SỰ VẬN ĐỘNG.
MỘT CHÚ Ý – PhẦN này chỉ dành riêng cho các bạn làm công tác khoa học kĩ thuật am hiểu về các định luật vật lí. Bạn nào không hiểu có thể bỏ qua. Chính tôi cũng định bỏ qua nhưng nghĩ rằng triết học cần sự chặt chẽ nên đành phải viết.
Khi tôi phát biểu rằng: Sự vận động có tổ chức là một thuộc tính của vũ trụ phổ quát thì điều này sẽ ngược với định luật 2 của nhiệt động học.
Định luật 2 của nhiệt động học phát biểu : ENTROPY CỦA HỆ THỐNG THEO THỜI GIAN SẼ TIẾN TỚI VÔ CÙNG. En tropy là đơn vị đo sự hỗn loạn vì vậy điều này đồng nghĩa với việc MỘT HỆ THỐNG LUÔN LUÔN CÓ XU HƯỚNG TIẾN TỚI SỰ HỖN LOẠN.
LiỆU có mâu thuẫn không giữa điều tôi phát biểu với định luật 2 của nhiệt động học? Tôi cho rằng không mâu thuẫn vì khi Entropy tiến tới vô cùng có nghĩa thời gian cũng sẽ tiến tới vô cùng. Vậy trong một khoảng thời gian hữu hạn nào đó thì chúng ta phải cọi là hệ thống là vận động có tổ chức. Nên nhớ từ khi loài người hình thành nên xã hội đến nay mới khoảng ba bốn nghìn năm. Mà vài trăm triệu năm so với vô cùng là một con số không đáng kể. Còn khi mà loài người đã bị diệt vong rồi thì ( Cười) Chúng ta cũng chẳng cần đến triết học.
Tiên đề thứ tư: Tiên đề này Mác phát biểu: Nhà nước sẽ biến mất khi những người vô sản thành lập nên CNXH.     TIÊN ĐỀ NÀY SAI.
Nó sai vì nếu như chúng ta công nhận VẬN ĐỘNG CÓ TỔ CHỨC LÀ THUỘC TÍNH CỦA VŨ TRỤ PHỔ QUÁT thì nhà nước chính là cái tâm quay của xã hội nên nó không thể mất đi. Nhưng hình thức tổ chức nhà nước khi đó sẽ khác hẳn với hình thức tổ chức nhà nước của các quốc gia như hiện nay. Nó có thể là một tổ chức nhà nước mang tính toàn cầu.
Bài 1 đến đây là kết thúc. Mác còn một vài tiên đề nữa. trong các bài sau khi bàn các vấn đề khác của học thuyết Mác nếu động đến tiên đề nào thì tôi sẽ bàn đến sau.
Bài 2, chúng ta sẽ bàn đến: Tuy có sai lầm nhưng những sai lầm của ông có mang lại thảm họa cho nhân loại không?
Các bạn có thể thoải mái phản biện và tôi sẽ trả lời nhưng những phản biện mang tính khích bác, vô học, chửi bới tôi sẽ xóa và chặn.
                                                                                                        Hà nội 21/10/2019
 
                      BÀI 2 – NHỮNG SAI LẦM CỦA MÁC CÓ DẪN ĐẾN
                                 NHỮNG HẬU QUẢ CHO NHÂN LOẠI?
 
MỘT CHÚT BỔ XUNG CHO TIÊN ĐỀ THỨ TƯ.
Bạn Dung kq đã có một vài thắc mắc xung quanh tiên đề thứ tư. Tôi đã trả lời, nhưng đọc lại bài viết của mình tôi cũng nhận ra rằng : Bài viết phần này không sai nhưng quá sơ lược khiến cho nhiều bạn không đủ các kiến thức sơ sở rất khó theo dõi nên tôi viết lại phần này .
Tiên đề thứ tư: Tiên đề này Mác phát biểu: Nhà nước sẽ biến mất khi những người vô sản thành lập nên CNXH.     TIÊN ĐỀ NÀY SAI.
Tại sao Mác lại cho rằng khi CNXH thành công trên thế gới thì nhà nước sẽ biến mất?
Theo Mác, nhà nước chỉ là một công cụ dùng để áp đặt ý chí của giai cấp thống trị lên giai cấp bị trị. Hay nói một cách khác cho dễ hiểu nhà nước là công cụ dùng để đàn áp giai cấp bị trị nếu như họ dám chống lại giai cấp thống trị.
Một đặc điểm của CNTB phát triển rất cao là khi đó TRONG XÃ HỘI CHỈ CÒN HAI GIAI CẤP TƯ BẢN VÀ VÔ SẢN. Vậy nên khi đánh đổ giai cấp tư sản giành lấy chính quyền để xây dựng XHCN thì trong xã hội chỉ còn một giai cấp duy nhất đó là giai cấp vô sản. Không còn giai cấp thống trị và giai cấp bị trị nữa nên cái nguyên nhânđể cho nhà nước sinh ra LÀ CÔNG CỤ ĐỂ GIAI CẤP THỐNG TRỊ ÁP ĐẶT Ý CHÍ CỦA MÌNH LÊN GIAI CẤP BỊ TRỊ CŨNG MẤT ĐI  . Và tất yếu nhà nước sẽ biến mất. Hay nói một cách khác: Gia cấp vô sản lúc đó không còn cần đến nhà nước nữa vì giai cấp vô sản không còn ai để mà đàn áp.
Không phải bỗng dưng Mác nảy ra cái suy nghĩ này. Mác có lẽ đã nhìn nhận sự phát triển của lịch sử là một cho đường đi lên theo đường xoáy trôn ốc. Từ khi loài người xuất hiện đến trước khi những nhà nước chiếm hữu nô lệ ra đời, thời kì này kéo dài hàng chục nghìn năm, con người đã không hề có nhà nước thế nhưng con người vẫn phát triển . Chỉ từ khi xuất hiện giai cấp thì nhà nước mới hình thành. Với Mác, lịch sử của con người đến thời XHCN đã đi trọn được một vòng của nó.
Nhưng nếu chúng ta thừa nhận SỰ VẬN ĐỘNG CÓ TỔ CHỨC LÀ MỘT THUỘC TÍNH CỦA VŨ TRỤ PHỔ QUÁT thì khi đó chúng ta buộc phải hỏi : Vậy khi đó, xã hội sẽ vận động quanh một tâm nào.? Không thể không có một tâm trong sự vận động có tổ chức và cái tâm đó lại chính là nhà nước.
Nhưng tính chất của nhà nước trong chế độ XHCN đã hoàn toàn đổi khác. Nó không còn là công cụ để đàn áp nữa mà chỉ là một trung tâm điều hành về kinh tế, về văn hóa của cả thế giới.
Mác đã nhầm lẫn khi cho rằng thời mông muội con người không có giai cấp, không có nhà nước mà xã hội vẫn phát triển một cách ổn định. Thì chẳng có lí do gì mà chế độ XHCN lại không thể phát triển ổn định khi không có nhà nước. Có lẽ không phải vậy. Thời cộng sản nguyên thủy, các bộ lạc, thị tộc thường là rất nhỏ về mặt nhân khẩu và tồn tại trong một không gian về địa lí không quá rộng. Trong điều kiện đó con người có thể quản lí cái xã hội nhỏ bé ấy bằng những quy ước (Kiểu như hương ước của những làng  xóm chúng ta hiện nay). Nhưng ở chế độ cs văn minh mà Mác nêu ra thì số nhân khẩu trên trái đất là hàng chục tỉ con người, không gian mở rộng ra toàn trái đất thì không hể dùng những quy ước để điều hành. Vả lại những quy ước của chế độ cs nguyên thủy không bao gồm những hoạt động kinh tế vì nền sản xuất khi đó chỉ là nền sản xuất tự cung tự cấp. Nhưng thời cộng sản văn minh thì nền sản xuất lại vô cùng to lớn vì vậy nó vẫn cần một nhà nước để điều hành.
 
                      BÀI 2 – NHỮNG SAI LẦM CỦA MÁC CÓ DẪN ĐẾN
                                 NHỮNG HẬU QUẢ CHO NHÂN LOẠ?
 
Bài Viết này gồm ba phần. Phần một là xem xét những sai lầm của Mác có gây nên thảm họa cho nhân loại hay không? phần hai sẽ đề cập đến những nhầm lẫn rất đáng tiếc của nhưng người phản biện Mác. Và phần ba sẽ là nhận định tầm vóc của Mác trong nền triết học thế giới
 PHẦN 1 – NHỮNG SAI LẦM CỦA MÁC DẪN ĐẾN HẬU QUẢ GÌ?
Tất nhiên Mác có những cái sai. Nhưng câu hỏi đặt ra là: LIỆU NHỮNG SAI LẦM ẤY CÓ DẪN ĐẾN HẬU QUẢ TO LỚN CHO NHÂN LOẠI NẾU NHƯ TA THEO ĐÚNG NHỮNG GÌ MÁC DẠY? (Xin nhớ cho hai từ theo đúng). Tôi xin trả lời ngay  KHÔNG HỀ.
Để hiểu rõ được điều này chúng ta sẽ xem xét đến tiền đề thứ 5 của ông.
Tiên đề thứ năm: Tiên đề thứ 5 Mác viết : CNXH chỉ được xây dựng thành công trên cơ sở CNTB đã phát triển trên một tình độ rất cao.    TIÊN ĐỀ NÀY ĐÚNG
Thế nào là một CNTB phát triển trong một trình độ rất cao? Ông đã đưa ra hai tiêu chí.
Thứ nhất: Một nước TBCN phát triển rất cao là một nhà nước mà khi đó trong xã hội chỉ còn hai giai cấp: Tư sản và vô sản. Ruộng đất đã tập trung toàn bộ trong một quy mô rất lớn trong tay những nhà tư sản. Giai cấp nông dân bị tiêu diệt, những người nông dân trở thành những người lao động làm thuê và trở thành giai cấp vô sản áo nâu.
Thứ hai: Sức sản xuất đã phát triển đến mức độ hàng hóa làm ra có thể vượt qua nhu cầu tiêu thụ của con người .
Xét về hai tiêu chí này thì cho đến hôm nay, năm 2019, cũng chưa có một nước nào trên thế giới đạt được kể cả nước TBCN phát triển nhất là nước Mĩ. Nước mĩ vẫn chưa phải là nước TBCN phát triển với trình độ rất cao như Mác nói. Bằng chứng là hàng năm nước mĩ vẫn phải nhập khẩu một số lượng hàng hóa rất lớn mới đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ của dân chúng. Vậy NẾU THEO ĐÚNG LỜI MÁC DẠY thì đến hiện nay trên thế giới chưa có một nước XHCN nào ra đời. Và một điều tất nhiên là : Nó chưa ra đời thì nó chưa thể gây nên thảm họa cho nhân loại .Vậy Mác không thể là kẻ gây ra những thảm họa như những người phản biện Mác đã cáo buộc ông. Còn cái XHCN mà chúng ta đang thấy không phải là của Mác. Vậy sao lại chửi Mác?
Chắc đọc đến đây sẽ có người vặn lại tôi: “Ở phần trên ông vừa kết luận giai cấp vô sản sẽ bị tiêu diết ( Tiên đề thứ hai) vậy mà tại sao ông lại khẳng định tiên đề thứ 5 là đúng. Ông có tự mâu thuẫn với mình không? Tôi xin thưa rằng tôi không tự mâu thuẫn với chính mình. Tôi tin rằng CNXH là con đường tất yếu mà nhân loại sẽ đạt đến. Chỉ có điều cái CNXH này không phải do cuộc cách mạng vô sản lập nên như Mác nghĩ
          PHẦN HAI –       NHỮNG NHẦM LẪN ĐÁNG TIẾC CỦA MỌI NGƯỜI KHI PHẢN BIỆN VỀ CNM.
Nhầm lẫn thứ nhất – đây là Cái nhầm lẫn đáng tiếc nhất mà mọi người ai cũng mắc phải đó chính là vấn đề CHUYÊN CHÍNH VÔ SẢN. Mọi người ai cũng cho rằng chính Mác đã đề ra điều này và chuyên chính vô sản là cái nguồn gốc gây ra thảm họa cho nhân loại.
Đây là một nhầm lẫn rất tai hại. Mác không hề đưa ra cái khái niệm chuyên chính vô sản. Ông chỉ tuyên bố. GIAI CẤP VÔ SẢN CHỈ CÓ THỂ GIÀNH ĐƯỚC CHÍNH QUYỀN BẰNG BẠO LỰC CÁCH MẠNG. về điều này thì khi về già, chính ông cũng thừa nhận là mình sai. Vẫn có thể giành được chính quyền bằng biện pháp nghị trường. Xin nhắc lại một lần nữa MÁC KHÔNG HỀ TUYÊN BỐ : “ PHẢI DÙNG CHUYÊN CHÍNH VÔ SẢN ĐỂ GIỮ LẤY CHÍNH QUYÊN” mà chỉ tuyên bố: “ GIAI CẤP VÔ SẢN CHỈ CÓ THỂ GIÀNH LẤY CHÍNH QUYỀN TỪ TAY GIAI CẤP TƯ SẢN BẰNG BẠO LỰC CÁCH MẠNG”
Với Mác, khi XHCN hình thành thì lúc đó trong xã hội chỉ còn có duy nhất một giai cấp đó là giai cấp vô sản vậy thì còn cần gì đến bạo lực cách mạng nữa?
Cái “ Chuyên chính vô sản” không phải là của Mác. Của ai? Câu hỏi này sẽ được trả lời trong bài viết thứ ba.
Nhầm lẫn thứ hai – Khi xem xét đến tiên đề một, có một người khá nổi tiếng về phản biện Mác đã hỏi tôi: “ nếu công nhận tiên đề  lịch sử phát triển của loài người là lịch sử của đấu tranh giai cấp là đúng vậy thì khi tiến lên CNXH giai cấp không còn thì lịch sử loài người sẽ dừng lại sao? ”
Đây là sự nhầm lẫn của những người có trình độ (Cười) tất nhiên là không sâu. Sự nhầm lẫn này nằm ở chỗ: Chúng ta phải hiểu cụm từ “Lịch sử phát triển của loài người” là Mác muốn nói đến cái lịch sử nào? Loài người có rất nhiều lịch sử: Lịch sử phát triển khoa học, lịch sử tôn giáo, lịch sử tiến hóa của con người v….v… mỗi loại lịch sử đều có một mâu thuẫn riêng làm động lực cho phát triển. Chỉ có lịch sử thay đổi các thể chế chính trị mới cần đến mâu thuẫn giai cấp. Khi không có giai cấp thì sẽ không có cái lịch sử này nhưng không phải vì thế mà xã hội ngừng lại không phát triển. Xã hội vẫn phát triển. Thời hồng hoang khi con người còn sống trong các bộ lạc thị tộc, thời kì này kéo dài hàng chục nghìn năm đã làm gì có giai cấp thế nhưng loài người vẫn phát triển không ngừng. Nhưng cũng khó có thể nói đây là chính thể cuối cùng mà con người đã lập nên. Trong quá trình phát triển của CNXH biết đâu đấy, vì một nguyên nhân nào đó mà giai cấp lại có thể hình thành. Thời công xã nguyên thủy không có giai cấp rồi lại phát triển lên thành xã hội có giai cấp. Điều này ta chưa thể dự đoán được.
Nhầm lẫn thứ ba: Nghe cái câu LÀM THEO NĂNG LỰC, HƯỞNG THEO NHU CẦU nhiều người đã cho rằng Mác bị hoang tưởng, hoặc đấy chỉ là một cái bánh vẽ mà ông dùng để dụ dỗ những người vô sản . Không phải thế. Chúng ta hãy nhìn sang các nước Bắc âu, Vừa rồi thụy sĩ đã tổ chức trưng cầu dân ý về việc TRẢ LƯƠNG CHO TOÀN BỘ DÂN CHÚNG, KỂ CẢ NHỮNG NGƯỜI KHÔNG ĐI LÀM. Cái này nói lên điều gi? Chẳng phải là cái HƯỞNG THEO NHU CẦU đã manh nha thành công ở một nước Bắc âu đó sao? Tất nhiên nó mới chỉ là manh nha thôi nhưng cũng đủ để chứng minh một điều rằng: Mác không hề hoang tưởng như mọi người vẫn nghĩ.
Nhầm lẫn thứ ba: Khi nói đến cụm từ HƯỞNG THEO NHU CẦU thì có đến 99% người dân việt nam đều lắc đầu không tin. Họ Luôn cho rằng nếu vậy thì mọi người sẽ chẳng ai chịu đi làm. Bản chất con người là tham lam ích kỉ, thích chơi hơn thích làm, vậy nên cái CNXH chỉ là một điều hoang tưởng. Tôi không nghĩ vậy. Nhân chi sơ tính bản thiện. Đấy là điều mà nền minh triết châu á đã chỉ ra.
Đúng ! Con người có vô vàn những tính xấu mà mọi người vẫn chứng kiến hàng ngày khiến cho họ không tin. Nhưng tính xấu của con người cũng luôn luôn vận động, Và ta phải nhìn thấy cái quy luật vận động ấy của những tính xấu của con người. Có một vài câu hỏi về tính xấu của con người.
-          Có phải con người càng nghèo khổ thì tính xấu càng nhiều và càng lớn? Hình như sống trong cùng cực, để tồn tại con người càng lưu manh và tính xấu tham lam ,ích kỉ vụ lợi sẽ lấn át những cái tốt của con người?
-          Có phải con người càng giàu có thì những tính tốt của con người như thương người, có trách nhiệm với những người xung quanh, tính tham lam ích kỉ sẽ bớt đi rất nhiều. Tại sao vậy?
-          Tại sao những nước tiên tiến, người dân lại rất hiền lành, thậm chí hiền lành đến mức ngốc nghếch, nhân hậu, thương người và sẵn sàng giúp đỡ những người gặp hoạn nạn. Còn ngược lại người dân ở những nước nghèo đói như nước ta, người dân lại trở nên tham lam, độc ác , ích kỉ và thủ đoạn?
-          Nếu con người, tham lam, ích kỉ, vụ lợi và lười nhác là bản chất của con người thì tại sao cuộc trưng cầu dân ý về trả lương cho toàn dân kể cả nhưng người không làm việc ở thụy sĩ bị dân chúng bác bỏ? bởi vì nếu bản chất con người là tham lam , ích kỉ và tư lợi thì họ phải tán thành mới đúng.
-          Và cuối cùng là câu hỏi: Lấy gì để trả lời cho câu hỏi “Tại sao những tỉ phú, những người mà như Mác nói: Nếu lãi 10% thì những tên tư sản sẵn sàng làm kể cả bị treo cổ, khi về về già lại mang toàn bộ của cải mà mình đã phải chiến đấu cả đời để đi làm từ thiện?Thậm chí có người còn không để lại cho con cái họ đồng nào
-          Chúng ta không thể trả lời được những câu hỏi này nếu như chúng ta không thừa nhận một quy luật vận động của tính xấu của con người. Quy luật đó là : NHỮNG XẤU XA CỦA CON NGƯỜI TỈ LỆ NGHỊCH VỚI HOÀN CẢNH SỐNG . Nếu quy luật này mà không tồn tại thì chính tôi cũng không bao giờ tin CNXH sẽ xây dựng được trên trái đất này.
-           
PHẦN BA – ĐÁNH GIÁ VỀ KARL MAX
Để đánh giá về một con người của lịch sử chúng ta dựa vào hai tiêu chí.
Thứ nhất – Người đó đã cống hiến được những gì cho nhân loại?
Thứ hai – người đó đã gây ra thảm họa gì cho nhân loại?.
Karl Max là một triết gia vĩ đại. Cho dù có những sai lầm, mà chẳng có một nhà khoa học nào không có những sai lầm, nhưng những cái sai lầm ấy không hề gây nên tai họa gì cho nhân loại. Mà ngược lại, những đóng góp của Mác trong kho tàng nhận thức thế giới là không thể phủ nhận. Ông đã chỉ ra được nhiều những quy luật vận động của xã hội con người. Duy vật biện chứng, duy vật lịch sử là hai nền tảng vĩ đại để lại những dấu ấn to lớn trong kho tàng triết học của nhận loại .
Rất tiếc sau lê nin, không có một triết gia thực thụ để tinh chỉnh lại những sai sót của ông và làm cho học thuyết của ông phát triển. Mà ngược lại, những triết gia cộng sản không làm được gì để phất triển học thuyết vĩ đại này mà ngược lại chỉ làm méo mó thêm học thuyết ấy
Bài thứ ba có tiêu đề : Vai trò của Lê nin trong hệ thống triêt học của Mác
                                                                 Hà nội ngày 27/10/2019