THỬ BÀN MỘT CHÚT VỀ KARL MAX ( Bài thứ ba - VAI TRÒ CỦA LÊ NIN )

Tác giả Bài
nguyễn thế duyên
  • Số bài : 1176
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 01.05.2008
  • Nơi: Hà nội
THỬ BÀN MỘT CHÚT VỀ KARL MAX ( Bài thứ ba - VAI TRÒ CỦA LÊ NIN ) - 19.12.2019 14:03:54
                     THỬ BÀN MỘT CHÚT VỀ KARL MAX
 
                         BÀI THỨ BA – VAI TRÒ CỦA LÊ NIN TRONG CUỘC CÁCH MẠNG VÔ SẢN.
Bất cứ một hoc thuyết nào trong quá trình phát triển của mình sẽ đến một giai đoạn mà học thuyết ấy chuyển hướng. Nhiều khi, sự chuyển hướng này khiến học thuyết bị ngoặt theo một hướng khác hẳn với cái học thuyết gốc ban đầu. Và Mác cũng không ngoại lệ.
Những người cộng sản đánh giá rất cao vai trò của Lê Nin trong toàn bộ học thuyết về CNXHKH. Họ coi Lê Nin không những là người thừa kế, phát triển học thuyết của Mác mà còn là người đưa CNM lên một đỉnh cao mới. Và trên hết , với những người cộng sản, Lê Nin không những là một nhà lí luận mà còn là một nhà tổ chức, một lãnh tụ thiên tài đã đưa CNM trở thành hiện thực trên trái đất và tạo nên một nguồn cảm hứng mạnh mẽ cho giai cấp vô sản trên toàn thế giới.
Thế nhưng, khi nghiêm túc đánh giá về vai trò của Lê Nin trong học thuyết của Mác ta dễ dàng nhận ra rằng : Bắt đầu từ Lê Nin, học thuyết của Mác đã thay đổi hoàn toàn, chúng ta không thể nhận ra bóng dáng của CNXH của Mác trong những nhà nước XHCN đang và đã từng tồn tại trên thế giới.
Bản thân Mác cho rằng khi xây dựng XHCN nhà nước sẽ tiêu vong nhưng ông không chỉ ra được cái mô hình nhà nước trong thời gian quá độ. Không được soi sáng bởi lí luận, những người cộng sản bắt đầu mò mẫm trong một mớ các bùng nhùng và biến hàng triệu người dân thành những con chuột thí nghiệm . Nhưng tệ hại hơn là họ càng làm lại càng sai, càng rời xa dần cái lí thuyết đẹp đẽ mà Mác đã đưa ra.
Có một câu hỏi : Nguyên nhân gì đã làm cho cái thể chế XHCN đã được thành lập trên thế giới cách xa cái lí thuyết của Mác đến vậy? Chúng ta phải trả lời bằng được câu hỏi này mới có thể xây dựng được một chế độ XHCN như Mác mong muốn.
Để hiểu được điều này, chúng ta buộc phải quay lại tiên đề thứ 5 của Mác.
CNXH CHỈ ĐƯỢC XÂY DỰNG TRÊN CƠ SỞ CNTB PHÁT TRIỂN RẤT CAO.   
Khi đó, trong xã hội chỉ còn hai giai cấp Vô sản và tư sản. Khi giai cấp tư sản bị lật đổ, số lượng của họ tôi nghĩ có lẽ sẽ dưới 1% so với giai cấp vô sản. Điều đó có nghĩa rằng giai cấp vô sản gần như không có kẻ thù.
Nhưng khi Lê Nin cho rằng : CÓ THỂ ĐỐT CHÁY GIAI ĐOẠN TIẾN THẲNG LÊN XHCN MÀ KHÔNG CẦN THÔNG QUA GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN TBCN, thì tình hình đã đổi khác. Chúng ta thử phân tích xem khi đốt cháy giai đoạn, những hệ lụy gì sẽ xảy ra.
PHẦN 1 – ĐIỀU GÌ SẼ XẢY RA KHI XÂY DỰNG CNXH MÀ KHÔNG THÔNG QUA CON ĐƯỜNG CNTB?
HẬU QUẢ THỨ NHẤT – Khi giai cấp vô sản giành được chính quyền ở nga thì nước nga là một nước kém phát triển nhất trong những cường quốc trên thế giới. 80%  dân nga là nông dân. Mà nông dân là những người hữu sản, họ có ruộng đất . Nhà nước Sô viết hình thành, những người nông dân này bị cướp đoạt ruộng đất của mình và dĩ nhiên những người nông dân không thể ủng hộ những người vô sản. Thành ra thay vì chống lại kẻ thù dưới 1%, thì lúc này những người vô sản phải chống lại một kẻ thù chiếm đến hơn 80% dân số.
Thực tế ở nước Nga đã chứng tỏ điều này. Sau khi những người cộng sản cướp được chính quyền, nước nga đã rơi vào một cuộc nội chiến kéo dài suốt từ năm 1917 đến tận tháng 10 năm 2022 mới chấm dứt và ước lượng số người thiệt mạng trong cuộc nội chiến này lên tới 13 triệu người và toàn bộ nền kinh tế vốn đã rất nhỏ bé của nước nga tan thành mây khói. Nên nhớ 13 triệu người chết của nước nga năm 1917 là một con số rất khủng khiếp. Toàn bộ cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất chỉ có 13.6 triệu người chết trên toàn thế giới.
Cuộc nội chiến đã diễn ra vô cùng khốc liệt, gây nên thiệt hại về người cho nước Nga là 13 triệu (riêng Hồng quân hy sinh và mất tích 940 ngàn binh sĩ, 6 triệu lính chết bệnh) thiệt hại về của là 50 tỷ rúp vàng. Sản xuất công nghiệp thời kỳ nội chiến và chống can thiệp chỉ đạt ở mức 4 - 20% so với năm 1913.
Chú thích Đây là tôi copy trên một tờ báo chính thống . Trang báo điện tử VUSTA của hội liên hiệp khoa học kĩ thuật việt nam trong bài “ Nhìn lại cuộc chiến chống thù trong giặc ngoài ở Nga”
                                                                                                                   
Điều đó cho ta thấy một điều: Khi làm sai lời của Mác, CNXH đã gây nên một thảm họa cho loài người ngay trong buổi bình minh của nó. Trong lịch sử các cuộc cách mạng thế giới, chưa có một cuộc cách mạng nào gây nên tổn thất về sinh mạng con người lớn đến như vậy.
Sau năm 1922, những cuộc chống đối bị đập tan nhưng không phải vì vậy mà những mâu thuẫn của những người nông dân với những người cộng sản chấm dứt. Mâu thuẫn không bao giờ có thể giải quyết được bằng họng súng mà nó vẫn âm ỉ cháy trong lòng chế độ XHCN ở nga
Trong điều kiện lí tưởng của Mác ( xã hội chỉ còn hai giai cấp), việc giữ vững chính quyền không đặt thành vấn đề. Cụm từ chuyên chính vô sản mà Mác nói chỉ nhằm vào việc dùng bạo lực cách mạng để cướp lấy chính quyền mà không bao hàm ý nghĩa dùng bạo lực cách mạng để giữ vững chính quyền. Không như những người vô sản, trong câu tuyên bố nổi tiếng của Mác:”
Trong cuộc cách mạng ấy, những người vô sản chẳng mất gì hết, ngoài những xiềng xích trói buộc họ. Họ sẽ giành được cả thế giới.”
Giai cấp nông dân lại hoàn toàn ngược lại, họ mất tất cả và chỉ nhận được những xiềng xích trói buộc. Một trăm năm đã trôi qua kể từ cuộc cách mạng vô sản nga năm 1917, trừ một giai đoạn rất ngắn của cái thủa ban đầu khi người nông dân còn chưa hiểu rõ về thể chế XHCN và được dẫn dắt bởi cái mơ ước thoát khỏi sự bóc lột tàn tệ của CNTB và tinh thần yêu nước, chưa bao giờ người nông dân lại là đồng minh của giai cấp vô sản trong các cuộc cách mạng XHCN trong tất cả các nước trên thế giới như Lê Nin đã nghĩ.
Hai giai cấp ấy đoàn kết với nhau vì cả hai cùng bị "bộ máy nhà nước quân phiệt - quan liêu" áp bức, đè nén, bóc lột. 

 nếu không có sự liên minh ấy thì không thể có dân chủ vững bền, không thể có cải tạo xã hội chủ nghĩa
Và thế là “Chuyên chính vô sản để giữ vững chính quyền cách mạng” ra đời như một điều tất yếu. Và cũng chính cái “Chuyên chính vô sản” này là nguồn gốc của biết bao nhiêu thảm họa. Cái ước mơ tốt đẹp “Loại bỏ bạo lực, thế giới đại đồng” của Mác đã vĩnh viễn bị mọi người quên lãng mà thay vào đó, mỗi khi nói về Mác, mọi người nghĩ ngay đến bốn từ “ Chuyên chính vô sản”. Một nỗi oan ngất trời của Mác.
Về mặt lí luận, Mác đã loại bỏ giai cấp nông dân vì tính tư hữu của giai cấp này. Giai cấp nông dân, với Mác không thể là một giai cấp tiên tiến có thể lãnh đạo cách mạng. Nhưng việc giành lấy chính quyền và xây dựng CNXH ở một nước còn cực kì nghèo đói, một chế độ cực kì lạc hậu ( Chế độ nông nô) và với một lực lượng vô cùng nhỏ bé của giai cấp vô sản vì nền công nghiệp rất kém phát triển như nước nga, Lê Nin không còn con đường nào khác mà buộc phải liên minh với giai cấp nông dân và biến giai cấp này thành giai cấp lãnh đạo cách mạng và từ đây Lê Nin đã bắt đầu tách ra khỏi chủ nghĩa Mác. “ Giai cấp công nông” Lê Nin đã nhét người nông dân vào cùng một rọ với giai cấp vô sản, và về sau này, trong cái thực tế khốn cùng của lí luận vì không muốn thừa nhận những sai lầm của Mác, nhưng người cộng sản còn mở rộng hơn nữa, nhét nốt cả những người trí thức vào cùng một rọ với giai cấp công nông mà không nhìn ra là : Tầng lớp trí thức đang chuyển mình một cách mạnh mẽ để tồn tại với tư cách là một giai cấp chính tạo ra những sản phẩm chủ yếu cho cuộc sống con người.
HẬU QUẢ THỨ HAI – Tất cả 12 nước trong phe XHCN, nước nào cũng xây dựng CNXH trên một nền tảng nghèo đói, đất nước chậm phát triển. Trong một điều kiện sống cùng khổ như vậy, tính xấu của con người nổi lên tuân theo đúng định luật TÍNH XẤU CỦA CON NGƯỜI TỈ LỆ NGHỊCH VỚI ĐIỀU KIỆN SỐNG. Tư lợi, ích kỉ, lười biếng và vô vàn những tính xấu khác của con người phát huy hết công suất của nó và dìm chết những gì lương thiện. Chính những tính xấu này của con người luồn lách khắp nơi phá hoại xã hội trong tất cả mọi mặt từ chính trị, kinh tế , văn hóa và đạo đức xã hội.
Có lẽ Lê Nin không nhìn ra được quy luật vận động của tính xấu con người nên ông mới viết
Tất cả những ai muốn suy nghĩ sâu về những nhiệm vụ của cuộc cách mạng của chúng ta, đều thấy rõ ngay rằng chỉ có thông qua con đường gian khổ và lâu dài của kỷ luật tự giác,
Nhưng quy luật đã chiến thắng cái duy ý chí của Lê Nin. Thử hỏi trong toàn bộ 12 nước XHCN có nước nào kỉ luật tự giác đã từng tồn tại? Chính cái quy luật tính xấu của con người đã tàn phá toàn bộ những dự định tốt đẹp của Lê Nin, khiến cho việc xây dựng CNXH của ông đã trở thành một việc không tưởng. Mác đã không hề vô lí khi nói rằng CNXH chỉ xây dựng thành công trên cơ sở CNTB phát triển  cao vì khi đó đời sống con người được nâng cao và tính xấu của con người trở thành nhỏ bé.
 
 HẬU QUẢ THỨ BA – có một câu nói; “ Những người tìm ra một học thuyết là những người thiên tài, những người xây dựng học thuyết ấy thành công là những kẻ cuồng tín và những người được hưởng lợi ích từ học thuyết ấy là những kẻ lưu manh”. Cái gì sinh ra những kẻ lưu manh để hưởng lợi từ cái học thuyết ấy? Đó chính là tính xấu của con người. CNXH sinh ra từ vũng bùn của nghèo khó nên những tính xấu của con người đã phát huy hết công xuất. Những kẻ cơ hội mọc lên như nấm và hậu quả của nó là xã hội dần dần hình thành một giai cấp mới, đó chính là giai cấp cộng sản. Giai cấp này dần dần và cuối cùng tách rời khỏi giai cấp vô sản, giai cấp đã sinh ra nó để trở thành giai cấp lãnh đạo trong tất cả các nước XHCN. Đây là một giai cấp hữu sản nhưng khác với giai cấp tư sản và nông dân, giai cấp cộng sản này không hề tạo ra của cải vật chất cho xã hội mà ngược lại chỉ làm cho xã hội lún sâu vào khủng hoảng một cách sâu sắc. Điều này xảy ra trong tất cả các nước XHCN.
Khi tách ra khỏi giai cấp vô sản, những người cộng sản bây giờ phải chống lại thêm một kẻ thù nữa, đó chính là giai cấp vô sản. Một minh chứng rõ ràng nhất mà những người cộng sản không thể chối cãi đó chính là công đoàn đoàn kết của giai cấp vô sản Ba lan. Chính họ đã lật đổ sự thống trị của giai cấp cộng sản, người mà đã nhân danh họ để cướp lấy chính quyền.
Điều này xảy ra trong tất cả các nước XHCN
HẬU QUẢ THỨ TƯ – Chính vì vấp phải sự chống đối có lúc mạnh mẽ, có lúc âm thầm nhưng dai dẳng của các tầng lớp trong xã hội nên các nước XHCN cho đến tận lúc tan rã, đã phải duy trì một lực lượng an ninh và quân sự khổng lồ. Điều đó ngược hẳn lại với những điều Lê Nin từng nghĩ
Nhưng ở đây, bộ máy trấn áp là đa số dân chúng, chứ không phải là thiểu số như đã có từ trước tới nay dưới chế độ nô lệ, chế độ nông nô và chế độ nô lệ làm thuê. Mà một khi chính đa số nhân dân đã tự mình trấn áp những kẻ áp bức mình, thì không còn cần phải có một "lực lượng đặc biệt" để trấn áp nữa! Theo nghĩa đó, nhà nước bắt đầu tiêu vong.
Lê Nin toàn tập tập 4
Hoặc như Mác nghĩ.
 Mác viết: "Công xã đã thực hiện được khẩu hiệu của tất cả các cuộc cách mạng tư sản, là thiết lập chính phủ ít tốn kém nhất, bằng cách huỷ bỏ hai khoản chi tiêu lớn nhất: quân đội và hệ thống quan lại”
Hệ thống quan lại và an ninh càng ngày càng phình to đã tiêu tốn một khoản tiền khổng lồ của xã hội. Cái ước mơ nhà nước tiêu vong của Mác đã bị Lê Nin làm cho tiêu vong hoàn toàn.
PHẦN 2 – NHỮNG SAI LẦM TRONG VIỆC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC
Mác cho rằng nhà nước là sản phẩm tất yếu của đấu tranh giai cấp. ông viết.
Vậy thì Nhà nước quyết không phải là một quyền lực từ bên ngoài ấn vào xã hội; và càng không phải là “hiện thực của ý niệm đạo đức”, hay “hình ảnh và hiện thực của lí tính”, như Hegel khẳng định. Đúng ra, nó là sản phẩm của một xã hội đã ở một giai đoạn phát triển nhất định, nó là sự thú nhận rằng xã hội đó đã rơi vào một mâu thuẫn nội tại không thể giải quyết được; và đã bị phân chia thành các mặt đối lập không thể dung hòa với nhau, mà xã hội ấy cũng không trừ bỏ được. Nhưng để các mặt đối lập ấy, là các giai cấp có xung đột về lợi ích kinh tế với nhau, không tiêu diệt lẫn nhau, và tiêu diệt cả xã hội, trong một cuộc đấu tranh vô ích; thì phải có một lực lượng, tựa như đứng trên xã hội, làm nhiệm vụ xoa dịu xung đột, và giữ xung đột đó trong vòng “trật tự”. Và lực lượng đó, nảy sinh từ xã hội, nhưng lại đứng trên xã hội, và ngày càng xa rời xã hội, chính là Nhà nước.
 
Angghel nguồn gốc gia đình
 
Điều đó có nghĩa là: “ Cái thực tế xã hội có trước nhà nước. Với mỗi một thực tế xã hội khác nhau thì một kiểu nhà nước khác nhau được xây dựng nên” nhưng với các nước XHCN thì không vậy. Cái thực tế XHCN chưa từng tồn tại, nhưng những người cộng sản đã phải xây dựng nên một mô hình nhà nước theo trí tưởng tượng của mình
Đầu tiên, để tuân thủ nguyên tắc xóa bỏ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất vì vậy cho nên ngoài các chức năng quản lí, nhà nước xã hội chủ nghĩa buộc phải gánh thêm một trách nhiệm nữa đó là : Tổ chức sản xuất và kinh doanh.
Có lẽ lúc đầu, trong trí tưởng tượng của mình, Lê Nin cho rằng việc tổ chức sản xuất và kinh doanh là một việc làm hết sức đơn giản. Ta có tư lệu sản xuất trong tay, ta có quyền ra lệnh và mọi người có nhiệm vụ thực hiện. Thế thôi! Rất đơn giản . Chính vì vậy mà Lê Nin đã viết.
Chính bản thân chúng ta, công nhân, chúng ta tổ chức nền sản xuất lớn, xuất phát từ cái đã được chủ nghĩa tư bản tạo ra, dựa vào kinh nghiệm công nhân của chúng ta, đặt ra kỷ luật chặt chẽ, kỷ luật sắt được quyền lực nhà nước của công nhân vũ trang duy trì, chúng ta sẽ biến những viên chức nhà nước thành những người đơn giản chấp hành chỉ thị của chúng ta, thành "những nhân viên đốc công và nhân viên kế toán" có trách nhiệm, có thể bị bãi miễn và chỉ lĩnh một số lương nhỏ.
Chắc Lê Nin cho rằng bằng cái kỉ luật sắt, kỉ luật kiểu trại lính là công việc sẽ trôi chảy. Thực tế không phải vậy. Cái kỉ luật sắt ấy vấp phải vô số những chống đối ngầm, rất tinh vi với vô vàn những hình thức khác nhau giống hệt như thời kì đầu tiên của chế độ tư bản man dại, những người lao động lãn công và phá hoại ngầm. Điều đó khiến cho cái vai trò tổ chức sản xuất và kinh doanh của nhà nước bị phá sản. hầu hết các công ty của nhà nước đều làm ăn thua lỗ một cách trầm trọng. Do vậy hàng hóa đã khan hiếm lại càng ngày thêm khan hiếm, Khiến cho cuộc sống của những người lao động ngày thêm khốn khó.
Đến đây sẽ bật ra một câu hỏi; “ Cái gì đã tạo nên điều này? Và nếu theo đúng như Mác tiến lên CNXH trên cơ sở CNTB phát triển rất cao thì điều đó có xảy ra không?”
Câu trả lời là: Đây chính là một hậu quả nữa của việc đốt cháy giai đoạn. Trong điều kiện cuộc sống cực kì khốn khó, con người buộc phải tồn tại khi cái giá trị một ngày công lao động không đủ để duy trì cuộc sống, con người phải căng ra để mưu sinh, người ta không thể vì bất cứ một cái gì ngoài vì mình. Khi ấy lao động là một cực hình. Hiện tượng lãn công trở thành phổ biến trong xã hội.
Ngược lại, nếu theo đúng như lời Mác dạy khi CNXH được xây dựng trên nền tảng của CNTB phát triển cao, cuộc sống tốt đẹp thì Được lao động đã trở thành mơ ước của mọi người. Chỉ khi ấy cái Kỉ luật tự giác mà Lê nin nói tới tự nó hình thành mà không cần một thứ kỉ luật trại lính nào. Cứ nhìn vào nước Nhật ngày nay ta sẽ thấy rõ điều này. Chính phủ Nhật bản phải nghiêm cấm làm thêm giờ để bảo vệ sức khỏe của người lao động.
Qua phân tích ở trên, chúng ta không thể phủ nhận một điều: Việc vội vàng xóa bỏ tư hữu về tư liệu sản xuất trái với lời dậy của Mác buộc nhà nước phải gánh thêm một nhiệm vụ tổ chức sản xuất và kinh doanh là một sai lầm rất nghiêm trọng . Trong phần viết về những nguyên lí của chủ nghĩa xã hội ăng ghen đã viết
Giai cấp vô sản sẽ dùng sự thống trị chính trị của mình để từng bước một đoạt lấy toàn bộ tư bản trong tay giai cấp tư sản, để tập trung tất cả những công cụ sản xuất vào trong tay nhà nước
 ( Tuyên ngôn của đảng cộng sản)
ở đây xin nhớ cho từ “ Từng bước”

 Câu hỏi thứ 17: Liệu có thể thủ tiêu chế độ tư hữu ngay lập tức được không?
Trả lời: Không, không thể được, cũng y như không thể làm cho lực lượng sản xuất hiện có tăng lên ngay lập tức đến mức cần thiết để xây dựng một nền kinh tế công hữu. Cho nên, cuộc cách mạng của giai cấp vô sản đang có tất cả những triệu chứng là sắp nổ ra, sẽ chỉ có thể cải tạo xã hội hiện nay một cách dần dần, và chỉ khi nào đã tạo nên được một khối lượng tư liệu sản xuất cần thiết cho việc cải tạo đó thì khi ấy mới thủ tiêu được chế độ tư hữu.
Những nguyên lí của chủ nghĩa cộng sản trang 469 tập 4 Mác ang ghen
Chúng ta phải phân tích kĩ câu hỏi thứ 17 này của ăng ghen để thấy được cái sai lầm của ê nin.
cũng y như không thể làm cho lực lượng sản xuất hiện có tăng lên ngay lập tức đến mức cần thiết để xây dựng một nền kinh tế công hữu.
Điều này nghĩa là gì? Nó có nghĩa là : “ Lực lượng sản xuất phải đạt được đến trình độ nhất định nào đó mới có thể xây dựng được một nền kinh tế công hữu” chứ không phải là cứ tước đoạt tư liệu sản xuất của người ta là anh có thể có ngay được một nền sản xuất công hữu. Điều đó còn có nghĩa là;  Ăng ghen đã khẳng định không thể đốt cháy giai đoạn”.
SAI LẦM TRONG KẾ HOẠCH HÓA tẬP TRUNG.
Thời cộng sản nguyên thủy nền kinh tế lúc ấy là nền kinh tế tự cấp tự túc. Con người tự làm ra tất cả những vật dụng cần thiết cho sự tồn tại của chính gia đình mình, sản phẩm làm ra không hề dư thừa vì vậy hàng hóa chưa xuất hiện. Chỉ từ khi trình độ sản xuất của loài người tiến lên một bước, làm ra nhiều sản phẩm hơn, và nhất là khi con người bắt đầu có sự phân công lao động, tức là ai giỏi về làm cái gì thì chỉ chuyên làm một thứ đó thôi làm cho năng xuất lao động được nâng cao, lúc ấy bắt đầu xuất hiện tình trạng nơi thừa, nơi thiếu nên sản phẩm bắt đầu được luân chuyển, đổi chác trong xã hội . Khi đó hàng hóa mới xuất hiện và đồng tiền ra đời. Sự luân chuyển sản phẩm và đồng tiền xuất hiện đã tạo nên thị trường và theo chiều ngược lại, thị trường lại bắt đầu điều tiết sản xuất theo cái quy luật lãi, lỗ của nó. Để cho thị trường tự điều chỉnh nền sản xuất có một nhược điểm mà Mác đã chỉ ra đó là khủng hoảng theo chu kì. Bởi vì những nhà sản xuất rời rạc không thể biết được một cách chính xác thị trường cần bao nhiêu?
Rõ ràng ta thấy rằng để sản phẩm do con người làm ra có tính hàng hóa ( Tức là dịch chuyển và trao đổi) chỉ khi xuất hiện nơi thừa, và nơi thiếu. còn nếu như nơi nào cũng thừa cả hoặc nơi nào cung thiếu cả thì rõ ràng hàng hóa sẽ không dịch chuyển, không có sự trao đổi và mua bán và tất nhiên thị trường sẽ không hình thành ( Thời kì cộng sản nguyên thủy chính là thời kì nơi nào cũng thiếu cả và hàng hóa không xuất hiện)
Mác cho rằng khi CNXH được xây dựng trên nền tảng CNTB phát triển ở trình độ cao khi đó năng lực sản xuất của loài người đủ sức làm thỏa mãn được tất cả nhu cầu tiêu dùng cho nên tính hàng hóa của sản phẩm sẽ biến mất. Để cho dễ hình dung tôi lấy một ví dụ. Có một triệu hộ gia đình đã có một triệu cái tủ lạnh vậy nhà nào có hai cái tủ lạnh thì sẽ không thể bán một cái được cho ai. Trên cơ sở đó, Mác đề ra cái kế hoạch hóa tập trung. Nắm chắc nhu cầu của xã hội, chỉ sản xuất vừa đủ nhu cầu tiêu dùng của con người. Tất nhiên lúc này mục đích của sản xuất không còn là LÃI nữa mà mục đích của sản xuất chỉ nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu của con người. Vì vậy cho nên ông mới đề ra khẩu hiệu.
Làm hết năng lực, hưởng theo nhu cầu
Tôi không biết có chỗ nào Mác nói về đồng tiền sẽ biến mất không . Như với Lê Nin thì có lúc ông đã đề cập vấn đề biến mất của đồng tiền một cách hết sức ngây thơ
Tư liệu sản xuất không còn là của riêng của cá nhân nữa, mà thuộc về toàn thể xã hội. Mỗi thành viên trong xã hội, khi đã hoàn thành một phần nào đó của lao động xã hội - tất yếu, thì được xã hội cấp cho một giấy chứng nhận số lượng lao động mình đã làm. Với giấy chứng nhận ấy, người đó sẽ được lĩnh trong các kho công cộng chứa vật phẩm tiêu dùng, một số lượng sản phẩm thích ứng. Vì vậy, sau khi đã khấu trừ số lượng lao động góp vào quỹ chung của xã hội, thì mỗi công nhân sẽ lĩnh được của xã hội một phần bằng phần mình đã cống hiến cho xã hội.
Ta thấy gì từ đoạn trích trên? Ta thấy, có lẽ lê nin cho rằng trong xã hội XHCN nhà nước không cần đến đồng tiền. Cái vật trung gian để làm cơ sở cho mối quan hệ tư bản chủ nghĩa Tiền – Hàng – Tiền cũng sẽ bị tiêu diệt cùng với sự tiêu diệt của đấu tranh giai cấp.
Đến bây giờ, sau một trăm năm, đọc lại đoạn này chắc ai cũng thấy buồn cười nhưng ít ai đặt ra một câu hỏi rằng “ Tại sao cái mơ ước rất ngây tơ nhưng rất đẹp ấy của Lê nin không thể thực hiện được và cái phát minh ra đồng tiền , cái có sức mạnh ghê tởm nhất vẫn tồn tại trong các nước XHCN?”.
Mấu chốt vấn đề nằm ở chỗ : CHỈ KHI SẢN PHẨM DO CON NGƯỜI LÀM RA KHÔNG MANG TÍNH HÀNG HÓA THÌ KHI ĐÓ MỚI CÓ THỂ KẾ HOẠCH HÓA TẬP TRUNG ĐƯỢC.
Tại sao vậy? Vì ba điều sau đây.
Thứ nhất -  Vì muốn kế hoạch hóa tập trung thì trước hết phải nắm thật rõ xã hội đang thiếu cái gì? Thiếu bao nhiêu? Khi sản phẩm do con người làm ra còn mang tính hàng hóa nghĩa là nó luôn luôn dịch chuyển từ nơi này đến nơi khác thì việc thống kê để biết hai điều trên là không thể. Chỉ có thể làm được các thống kê trên khi sản phẩm nằm im một chỗ (Tức là sản phẩm không còn mang tính hàng hóa nữa)
Thứ hai –  khi nền sản xuất yếu kém không thể đáp ứng nổi nhu cầu của con người nên dẫn đến trường hợp cái gì cũng thiếu thì việc thống kê  hàng vạn thậm chí hàng chục vạn mặt hàng đòi hỏi một thời gian kéo dài trong nhiều năm mà trong thời gian vài năm ấy, nhân khẩu và mặt hàng đã thay đổi rất nhiều dẫn đến số liệu thống kê không còn chính xác nữa.
Thứ ba – Điều cuối cùng là năng lực sản xuất yếu kém không đủ đáp ứng nhu cầu của con người cho dù các nhà máy, xí nghiệp có làm hết công suất thì vẫn cứ là thiếu vậy thì kế hoạch hóa còn tác dụng gì?
Việc phá sản của kế hoạch hóa tập trung và quay lại kinh tế thị trường là một điều tất yếu.
 
      SAI LẦM TRONG CƠ CẤU KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC.
Khi cái cơ cấu nhà nước dân chủ hình thành thì việc kiểm soát quyền lực của một cá nhân khi được trao quyền lực vào trong tay được đặt ra. Chế độ tư bản đã giải quyết được vấn đền này bằng cơ chế tam quyền phân lập. Cơ chế tam quyền phân lập đã tỏ ra rất hiệu quả trong việc kiểm soát quyền lực. Ngay từ khi cách mạng nga chưa thành công, những người cộng sản đã kiên quyết không chia sẻ quyền lãnh đạo với bất cứ một đảng phái nào. Lê Nin đã từng viết.
Học thuyết đấu tranh giai cấp mà Mác vận dụng vào vấn đề nhà nước và vấn đề cách mạng xã hội chủ nghĩa, tất nhiên phải đưa đến chỗ thừa nhận sự thống trị về chính trị của giai cấp vô sản, chuyên chính của giai cấp đó, tức là một chính quyền không bị chia sẻ với ai hết, và trực tiếp dựa vào lực lượng vũ trang của quần chúng
Để giải quyết vấn đề kiểm soát quyền lực, Lê Nin đã đưa ra mô hình tập trung dân chủ. Về thực chất việc tập trung dân chủ chế độ tư bản đã sử dụng từ rất lâu rồi đấy chính là việc phổ thông đầu phiếu để bầu ra những người lãnh đạo đất nước nhưng nó không có tính chất kiểm soát quyền lực. Các nước tư bản chỉ bầu một lần trong cả một nhiệm kì. Việc kiểm soát quyền lực trong nhiệm kì ấy được giao cho tam quyền phân lập. Lê Nin đã cải tiến cái phổ thông đầu phiếu này thành tập trung dân chủ và trao cho nó cái chức năng kiểm soát quyền lực bằng cách: Tất cả những công việc to nhỏ của chính quyền đều phải thông qua một ủy ban đặc biệt đó là ĐẢNG ỦY. 
Có một câu hỏi đặt ra là; “Cái cơ cấu đảng ủy này có thực sự kiểm soát được quyền lực hay không?”
Câu trả lời là không! Nhìn vào thực tế thời Stalin ở Liên xô và thời kì Mao trạch đông ở Trung quốc ta sẽ thấy cái cơ cấu đảng ủy này đã bị vô hiệu hóa. Tính dân chủ chỉ là một cái vỏ hình thức hay nặng hơn nó chỉ là một thứ làm cảnh, bánh vẽ. Rõ ràng cái cơ chế kiểm soát quyền lực đảng ủy của những người cộng sản đưa ra không thể ưu việt bằng cái cơ chế tam quyền phân lập. Không những thế, cái cơ chế đảng ủy nó còn một nhược điểm rất lớn đó là tiêu diệt đi tính sáng tạo, vai trò của cá nhân những người lãnh đạo tài giỏi thực sự. Chân lí không thuộc về số đông. Tập thể nào cũng vậy, người thực sự hiểu biết vấn đề thường là rất ít, đại đa số là không biết gì thế mà những người không biết gì ấy lại có quyền bỏ phiếu cho phép được làm hay không được làm ở từng công việc cụ thể của người lãnh đạo. Cơ chế đảng ủy không những chỉ kiểm soát quyền lực mà còn cao hơn thế nó còn là một cơ chế kiểm duyệt quyền lực trong những công việc hàng ngày của người lãnh đạo. Chính bản thân Lê Nin đã từng bị cái cơ chế này bó chân tay khi ông bị thiểu số  trong rất nhiều trường hợp. Nhưng khi không muốn chia sẻ quyền lực cho bất cứ một giai cấp nào khác thì những người cộng sản không thể theo cái mô hình tam quyền phân lập cho dù nó ưu điểm hơn cái cơ chế đảng ủy rất nhiều vì cái điều tiên quyết của tam quyền phân lập lại chính là đa đảng.
Khi Mác đề ra học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học thì ông đã mường tượng ra tất cả những thay đổi tận gốc rễ của cái xã hội sẽ hình thành. Nhà nước không còn, quân đội không còn, cảnh sát không còn. Thế như gần một trăm năm sau khi nhà nước XHCN đầu tiên được thành lập, mọi thứ của xã hội vẫn y trang như cũ và thậm chí còn tồi tệ hơn cũ rất nhiều. tất cả những điều đó chỉ bởi một nguyên nhân rất đơn giản: Tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không thông qua con đường tư bản chủ nghĩa của Lê Nin
                                                                        Hà nội 13/ 12/2019
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Trong cái đoạn trích dẫn ở trên, tôi có cảm giác rằng ; “ Với ê nin, xã hội
dân chủ t − sản. Lê-nin dạy rằng chuyên chính vô sản là một kiểu nhà n −ớc mới, "nhà n −ớc dân chủ kiểu mới (dân chủ đối với những ng −ời vô sản và nói chung những ng −ời không có của), và chuyên chính kiểu mới (chống giai cấp t − sản)" (tr. 43). Nhà n −ớc vô sản bảo vệ quyền lợi của những ng −ời lao động. Nh − Lê-nin đã chỉ rõ, sự khác biệt cơ bản của chuyên chính vô sản với nhà n −ớc t − sản biểu hiện ở các hình thức tổ chức nhà n −ớc và ở vai trò lịch sử mà nó thực hiện. Cơ sở của chuyên chính vô sản, nguyên tắc tối cao của nó vạch rõ thực chất dân chủ của nhà n −ớc vô sản, là sự liên minh của giai cấp công nhân với giai cấp nông dân, với toàn thể nhân dân lao động và với các tầng lớp dân chủ khác trong nhân dân d −ới sự lãnh đạ
 
 
Chủ nghĩa cơ hội chính là không nâng việc thừa nhận đấu tranh giai cấp lên đến điều chủ yếu nhất, tức là thừa nhận đấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa t − bản lên chủ nghĩa cộng sản, thời kỳ lật đổ và hoàn toàn thủ tiêu giai cấp t − sản. Trên thực tế, thời kỳ ấy tất nhiên là thời kỳ đấu tranh giai cấp ác liệt ch −a từng thấy, mang những hình thức hết sức gay gắt. Vì thế mà nhà n −ớc trong thời kỳ đó tất nhiên phải là một nhà n −ớc dân chủ kiểu mới (dân chủ đối với những ng −ời vô sản và nói chung những ng −ời không có của), và chuyên chính kiểu mới (chống giai cấp t − sản). Chúng tôi nói tiếp. Chỉ những ng −ời đã hiểu rằng chuyên chính của một giai
 
Sau nữa, nhà n −ớc nào cũng là một "lực l −ợng đặc biệt để trấn áp" giai cấp bị áp bức. Cho nên, bất kỳ nhà n −ớc nào cũng đều không tự do, đều không có tính chất nhân dân. Điều đó, Mác và Ăng-ghen đã giải thích nhiều lần cho các đồng chí trong đảng vào những năm 7017.
 
Học thuyết đấu tranh giai cấp mà Mác vận dụng vào vấn đề nhà n −ớc và vấn đề cách mạng xã hội chủ nghĩa, tất nhiên phải đ −a đến chỗ thừa nhận sự thống trị về chính trị của giai cấp vô sản, chuyên chính của giai cấp đó, tức là một chính quyền không bị chia sẻ với ai hết, và trực tiếp dựa vào lực l −ợng vũ trang của quần chúng. Giai cấp t− sản chỉ có thể bị lật đổ, khi nào giai cấp vô sản trở thành giai cấp thống trị đủ sức trấn áp sự phản kháng không thể tránh khỏi, tuyệt vọng của giai cấp t − sản, và đủ sức tổ chức hết thảy quần chúng lao động và bị bóc lột để xây dựng một chế độ kinh tế mới.
 
 
Chỉ ng −ời nào mở rộng việc thừa nhận đấu tranh giai cấp đến mức thừa nhận chuyên chính vô sản thì mới là ng −ời Mác-xít
 
 
 
"điều kiện tiên quyết của bất cứ cuộc cách mạng nhân dân thật sự nào" là đập tan, là phá huỷ "bộ máy nhà n −ớc có sẵn" (đã đ −ợc nâng lên ở các n −ớc đó, từ năm 1914 đến năm 1917, đến một trình độ hoàn bị "kiểu châu Âu", trình độ chung của chủ nghĩa đế quốc).
 
−î Hai giai cấp ấy đoàn kết với nhau vì cả hai cùng bị "bộ máy nhà n −ớc quân phiệt - quan liêu" áp bức, đè nén, bóc lột. Phá vỡ bộ máy ấy, đập tan nó đi, đó là lợi ích thật sự của "nhân dân", của đa số nhân dân, của công nhân và của đa số nông dân, đó là "điều kiện tiên quyết" cho sự liên minh tự do giữa nông dân nghèo và vô sản; nếu không có sự liên minh ấy thì không thể có dân chủ vững bền, không thể có cải tạo xã hội chủ nghĩa đ
 
Nh −ng ở đây, bộ máy trấn áp là đa số dân chúng, chứ không phải là thiểu số nh − đã có từ tr −ớc tới nay d −ới chế độ nô lệ, chế độ nông nô và chế độ nô lệ làm thuê. Mà một khi chính đa số nhân dân đã tự mình trấn áp những kẻ áp bức mình, thì không còn cần phải có một "lực l −ợng đặc biệt" để trấn áp nữa! Theo nghĩa đó, nhà n −ớc bắt đầu tiêu vong. Đa số nhân dân tự mình có thể trực tiếp hoàn thành những
 
 
Mác viết: "Công xã đã thực hiện đ −ợc khẩu hiệu của tất cả các cuộc cách mạng t − sản, là thiết lập chính phủ ít tốn kém nhất, bằng cách huỷ bỏ hai khoản chi tiêu lớn nhất: quân đội và hệ thống quan lại
 
Không, chúng ta muốn làm cách mạng xã hội chủ nghĩa với những ng −ời nh – hiện nay, những ng −ời vẫn còn cần đến quan hệ phụ thuộc, đến sự kiểm soát, đến "những nhân viên đốc công và nhân viên kế toán". Nh −ng phải phục tùng đội vũ trang tiền phong của tất cả những ng −ời bị bóc lột và tất cả những ng −ời lao động, tức là giai cấp vô sản. Ngay từ bây giờ, ng −ời ta đã có thể và phải tức khắc bắt đầu thay "sự chỉ huy" đặc biệt của những viên chức nhà n −ớc bằng những chức năng giản đơn của "các nhân viên đốc công và nhân viên kế toán", những chức năng này hiện nay hoàn toàn hợp với trình độ phát triển của những ng −ời thành thị nói chung, và hoàn toàn có thể đ −ợc thực hiện với số "tiền l −ơng của công nhân".
Chính bản thân chúng ta, công nhân, chúng ta tổ chức nền sản xuất lớn, xuất phát từ cái đã đ −ợc chủ nghĩa t − bản tạo ra, dựa vào kinh nghiệm công nhân của chúng ta, đặt ra kỷ luật chặt chẽ, kỷ luật sắt đ −ợc quyền lực nhà n −ớc của công nhân vũ trang duy trì, chúng ta sẽ biến những viên chức nhà n −ớc thành những ng −ời đơn giản chấp hành chỉ thị của chúng ta, thành "những nhân viên đốc công và nhân viên kế toán" có trách nhiệm, có thể bị bãi miễn và chỉ lĩnh một số l −ơng nhỏ
 
 
T − liệu sản xuất không còn là của riêng của cá nhân nữa, mà thuộc về toàn thể xã hội. Mỗi thành viên trong xã hội, khi đã hoàn thành một phần nào đó của lao động xã hội - tất yếu, thì đ −ợc xã hội cấp cho một giấy chứng nhận số l −ợng lao động mình đã làm. Với giấy chứng nhận ấy, ng −ời đó sẽ đ −ợc lĩnh trong các kho công cộng chứa vật phẩm tiêu dùng, một số l −ợng sản phẩm thích ứng. Vì vậy, sau khi đã khấu trừ số l −ợng lao động góp vào quỹ chung của xã hội, thì mỗi công nhân sẽ lĩnh đ −ợc của xã hội một phần bằng phần mình đã cống hiến cho xã hội. Nh
 
Dự thảo quyết định của hội đồng bộ tr −ởng dân ủy68 1) ủy nhiệm cho Hội đồng kinh tế quốc dân tối cao tiến hành việc giảm dần số l −ợng thành viên của các hội đồng phụ trách, đặc biệt là làm rõ kinh nghiệm của chế độ cá nhân quản lý hoặc là do đảng viên cộng sản đảm nhiệm, hoặc là do chuyên gia đảm nhiệm bên cạnh các ủy viên là đảng viên cộng sản. 2) Song song với việc thảo luận và quyết định tập thể, không ngừng thi hành chế độ trách nhiệm cá nhân trong việc thực hiện một số loại công việc nhất định cũng nh − một số khâu cá biệt.
 
ý kiến chuẩn bị cho dự thảo quyết định của Hội nghị toàn thể Ban chấp hành trung −ơng Đảng cộng sản (b) Nga về thành phần của Ban chấp hành trung −ơng các Xô-viết toàn Nga120 1) Không đ −a tất cả bộ tr −ởng dân ủy (kể cả chủ tịch Hội đồng bộ tr −ởng dân ủy) và các thứ tr −ởng dân ủy vào. 2) Trong số còn lại, giảm số "trí thức" và các viên chức xô-viết ở trung −ơng. 3) Tăng thật nhiều số công nhân và nông dân lao động tuyệt đối gắn liền chặt chẽ với quần chúng công nhân và nông dân ngoài đảng. 4) Theo đúng nghị quyết của đại hội đảng121. Viết xong ngày 29 tháng M−ời một 1919 In lần đầu năm 1959 trong Văn tập Lê-nin, t. XXXVI Theo đúng bản thảo
 
Những bản nháp và đề c −ơng cuốn bàn về chuyên chính vô sản1 )
9. Chuyên chính vs dân chủ. Chuyên chính là sự phủ định dân chủ (nói chung). Chuyên chính của giai cấp bị áp bức là sự phủ định dân chủ đối với giai cấp đi áp bức, là sự mở rộng dân chủ đối với ng −ời bị áp bức.
10. Dân chủ, nói một cách cụ thể, =
11.
a) bình đẳng của mọi công dân tr
-ớc pháp luật. - Không thể có bình đẳng với kẻ bóc lột khi đang tiến hành lật đổ nó.
12. ò) tự do chính trị cho mọi công dân. - Không thể có tự do
chính trị cho bọn bóc lột.
19. Dân chủ d −ới chuyên chính vô sản: đại hội, hội họp, tự quản địa ph −ơng, quyết định theo ý chí của ng −ời lao động, tôn giáo, phụ nữ, các dân tộc bị áp bức: "Trời và đất". Không có bọn t− bản, việc rèn luyện cho ng −ời lao động vẫn làm xong = dân chủ d −ới chuyên chính vô sản.
21. Chuyên chính vô sản là việc một giai cấp, tức giai cấp vô sản, rèn luyện toàn thể nhân dân lao động, idem lãnh đạo. Dắt dẫn. Giai cấp thống trị = giai cấp vô sản, chỉ một thôi. Sự thống trị loại trừ tự do và bình đẳng.
25. Xô-viết = dân chủ vô sản = chuyên chính vô sản. Công nhân và nông dân trong Hiến pháp xô-viết. "Bình đẳng của dân chủ lao động". Đ 23 của Hiến pháp. "Chuyên chính của một đảng
 
tướng Liên bang Nga Medvedev nói:
"Đối với nước Nga, tất nhiên sẽ tốt đẹp hơn nếu không xảy ra cuộc cách mạng nào. Không phải tôi không nhận thấy điều hay trong những tư tưởng đã nuôi dưỡng các nhà cách mạng của chúng ta. Nhưng khách quan mà nói, đây là bước lùi trong sự phát triển của đất nước, của xã hội, dẫn đến những mất mát vô cùng to lớn về con người.
Thậm chí, dẫn đến hậu quả là nước Nga đã mất trọn thế kỷ 20 và gạch bỏ nó ra khỏi sự phát triển của mình. Đây là sự đánh giá nghiệt ngã, nhưng thật đáng tiếc, là đánh giá duy nhất”.
 
 
Tất cả những ai muốn suy nghĩ sâu về những nhiệm vụ của cuộc cách mạng của chúng ta, đều thấy rõ ngay rằng chỉ có thông qua con đ −ờng gian khổ và lâu dài của kỷ luật tự giác,
 Đó là khó khăn lớn nhất, là vấn đề lịch sử lớn nhất của cách mạng Nga: sự cần thiết phải giải quyết các vấn của chúng ta, với phạm vi nhỏ hẹp một n −ớc, thành cách mạng thế giới. Nhiệm vụ này đ −ợc đặt ra cho chúng ta,
 
        Tôi đề nghị ghi vào ch−ơng trình nghị sự vấn đề khai trừ các đảng viên là quan tòa trong vụ xử (2. V. 1918) những tên ăn hối lộ — những tên này đã bị xác nhận và đã tự thú nhận là có ăn tiền hối lộ, — đã chỉ kết án những tên kia có 6 tháng tù. Kết án bọn ăn hối lộ nhẹ đến mức lố bịch nh− thế, mà lẽ ra phải xử bắn chúng, đó là một hành động đáng sỉ nhục đối với một ng−ời cộng sản và một ng−ời cách mạng. Phải đ−a các đồng chí đó ra truy tố tr−ớc tòa án d− luận và khai trừ họ ra khỏi đảng, vì chỗ đứng của họ là ở bên cạnh bọn Kê-ren-xki hay bọn Mác-tốp, chứ không phải ở bên cạnh những ng−ời cộng sản cách mạng. 4. V. 1918.
ghĩa của nhà n −ớc. ... Chủ nghĩa t − bản độc quyền - nhà n −ớc là sự chuẩn bị vật chất đầy đủ nhất cho chủ nghĩa xã hội, là phòng chờ đi vào chủ nghĩa xã hội, là nấc thang lịch sử, mà giữa nó (nấc thang đó) với nấc thang đ −ợc gọi là chủ nghĩa xã hội thì không có một nấc nào ở giữa cả” (tr. 27 và 28)
Vả lại, còn có những chân lý vĩnh cửu như tự do, công lý,... là những cái chung cho tất cả mọi chế độ xã hội. (Tuyên ngôn của đảng cộng sản)
 
uất xã hội và việc phân phối sản phẩm". ¯ Cuộc sống và cách mạng đặt Quốc hội lập hiến xuống hàng thứ yếu. Các đạo luật sở dĩ quan trọng không phải ở chỗ chúng đ −ợc ghi trên giấy, mà ở chỗ do ai thực hiện. Có chuyên chính của giai cấp vô sản, nh −ng ng −ời ta không biết sử dụng nó. Chủ nghĩa t − bản đã chuyển thành chủ nghĩa t − bản nhà n −ớc... Mác... chỉ cái gì đã chín muồi trong thực tiễn... "IX. Những nhiệm vụ củ ( Trang 133 tập 31 lê n toàn tập)
 
Giai cấp vô sản sẽ dùng sự thống trị chính trị của mình để từng bước một đoạt lấy toàn bộ tư bản trong tay giai cấp tư sản, để tập trung tất cả những công cụ sản xuất vào trong tay nhà nước ( Tuyên ngôn…)
 
Câu hỏi thứ 17: Liệu có thể thủ tiêu chế độ tư hữu ngay lập tức được không?
Trả lời: Không, không thể được, cũng y như không thể làm cho lực lượng sản xuất hiện có tăng lên ngay lập tức đến mức cần thiết để xây dựng một nền kinh tế công hữu. Cho nên, cuộc cách mạng của giai cấp vô sản đang có tất cả những triệu chứng là sắp nổ ra, sẽ chỉ có thể cải tạo xã hội hiện nay một cách dần dần, và chỉ khi nào đã tạo nên được một khối lượng tư liệu sản xuất cần thiết cho việc cải tạo đó thì khi ấy mới thủ tiêu được chế độ tư hữu.
Những nguyên lí của chủ nghĩa cộng sản trang 469 tập 4 Mác ang ghen
Câu hỏi thứ 19: Cuộc cách mạng đó có thể xảy ra trong riêng một nước nào đó không?
Trả lời: Không. Đại công nghiệp do đã tạo nên thị trường thế giới nên đã nối liền tất cả các dân tộc trên trái đất lại với nhau, nhất là các dân tộc văn minh, khiến cho mỗi một dân tộc đều phụ thuộc vào tình hình xảy ra ở dân tộc khác
Trang 472 tập 4 Mác toàn tập