Trong những ngày se lạnh cuối năm, nhà nhà lại tất bật chuẩn bị dọn dẹp nhà cửa và nấu những món ăn đặc trưng của ngày Tết như củ kiệu ngâm chua ngọt, chả lụa, bánh tét thật kỹ lưỡng cho bữa cơm sum họp ngày đầu năm. Hãy tìm hiểu xem trong mâm cơm ngày Tết phổ biến ở miền nam sẽ có những món ăn gì và ý nghĩa của những món ăn đó.
1Gà luộc: Cầu gì được đấy, phúc đức đủ đầy Gà luộc là món không bao giờ thiếu trên mâm cơm ngày Tết. Theo sách chiêm tinh, mỗi ngày trong 8 ngày đầu năm mới đều thuộc về một con giống. Gà thuộc
ngày mồng 1 Tết, đó là lý do mà mâm cỗ cúng Tết không thể nào thiếu đi món ăn này được.
Gà luộc tượng trưng cho ngày mồng 1 Tết
2- Bánh tét: Sự đùm bọc lẫn nhau và biết ơn cha ông Bánh tét (hay còn gọi là bánh đòn) là món bánh phổ biến trong ngày Tết cổ truyền ở miền Nam. Bánh tét miền Nam được biến tấu với nhiều loại nhân ngọt và nhân mặn như đậu, chuối, thịt mỡ, lạp xưởng, trứng muối,…
Một đòn bánh tét chuẩn miền Nam phải được gói bằng lá chuối, vuông vức, chắc và nhân nằm ở giữa. Thông thường bánh tét sẽ được nấu vào đêm giao thừa và ăn chung với các món ăn khác vào những ngày mùng.
Bánh tét mang ý nghĩa cho sự đùm bọc lẫn nhau
3 - Thịt kho trứng: Trên thuận dưới hòa, giàu sang phú quý Thịt kho trứng có thể gọi với nhiều cách như thịt kho tàu, thịt kho riệu, thịt kho nước dừa. Hầu hết các gia đình đều kho một nồi thịt kho lớn để ăn dần trong ngày Tết vì phong tục không nấu nướng vào những ngày đầu năm.
Thịt kho trứng là món mà hầu hết gia đình miền Nam đều có
4- Tôm khô củ kiệu: Tiền bạc đầy nhà, thăng quan tiến chức Củ kiệu ngoài việc ăn kèm với bánh tét, thịt kho còn có thể làm thành một món ăn riêng. Củ kiệu ngâm chua ngọt rồi cho tôm khô vào, đây là món ăn đơn giản nhất trong mâm cơm ngày Tết cổ truyền nhưng lại bắt cơm không kém các món khác.
Tôm khô củ kiệu ăn mãi không ngán
5- Chả giò: Đồng điệu, chia ngọt sẻ bùi Không chỉ xuất hiện trên hầu hết các bàn tiệc và mà giò còn xuất hiện trên mâm cơm ngày Tết. Nguyên liệu của món chả giò truyền thống thường có thịt heo xay, tôm, nấm mèo, củ sắn,... và một số gia vị thông dụng như nước mắm, tiêu,… Chả giò có thể ăn kèm với bún và các loại rau thơm và chấm với nước mắm chua ngọt.
Chả giò chiên giòn rụm tan ngay trong miệng
6- Canh khổ qua nhồi thịt: Muộn phiền tiêu tan, mọi sự như ý Người miền Nam ăn canh khổ qua nhồi thịt với mong muốn cái “khổ” của năm cũ sẽ nhanh chóng “qua” đi, bắt đầu một năm mới thật suôn sẻ và hạnh phúc. Hơn nữa ngày Tết mọi người thường ăn các món có nhiều dầu mỡ thì món canh khổ qua nhồi thịt sẽ giúp đỡ ngán hơn rất nhiều.
Canh khổ qua nhồi thịt thanh mát cho bữa cơm ngày Tết
7 - Chả lụa: Trong ấm ngoài êm, phúc lộc đầy nhà Ý nghĩa của món chả lụa trên mâm cơm ngày Tết là: Trong ấm ngoài êm, phúc lộc đầy nhà. Muốn món chả lụa ngon thì phải chọn thịt heo tươi, sờ còn ấm tay, tốt nhất là được mua từ lúc chợ sớm, gia vị ướp vào phải vừa miệng và có vị thơm nhẹ của tiêu.
Làm chả lụa công phu đến thế nhưng nhiều gia đình vẫn chọn tự làm ngay tại nhà để giữ một nét văn hóa đẹp đẽ trong ngày Tết cổ truyền.
Chả lụa có thể ăn với cơm hoặc ăn chơi đều hợp