Nhân văn
-
Số bài
:
996
-
Điểm thưởng
:
0
- Từ: 08.12.2007
|
Re:TUYỂN THƠ CHỌN LỌC Phạm Ngọc Thái
-
04.02.2020 20:37:33
THIÊN TÀI KHÔNG BẰNG THẰNG THẦY CÚNG Ta không bằng thằng thầy cúng, kiếm bạc tiền như nước Người vo ve quanh hắn, chẳng ít ruồi bâu Đến vợ con ta, cũng lụy đôi điều Tiền bạc chi phối phẩm giá nhân tình, xoay cuộc sống Ta ngửa mặt lên trời than… - Hỡi thượng đế, Người trên đỉnh cao mây thắm Giấc mộng thiên tài chua chát lắm, người ơi ! Giá ta phải trả cuộc đời, với bao nỗi đầy vơi Xa xót linh hồn… trái tim rỏ máu… Nếu như kiếp này đời không thấu Mai sau… người thắp nén hương thơm Xin nhớ ! Thi nhân đã nếm không ít phần khốn nạn Đôi lúc tinh thần danh giá ta, thằng thày cúng cũng có thể dẫm đạp lên ? ĐÊM XUÂN RU ĐỜI VỚI CÁC BẬC XƯA Cuộc sống trôi qua, người đời vận động Xã hội thăng trầm… khi chừng mực, lúc đảo điên Cái sân khấu cuộc đời khép, mở Đã về già mà đâu có được yên ? Có thể thế, nên lẽ sống lại trở thành có lý ! Buồn cũng nhiều, nhưng vẫn hữu tình thay Như cái sân khấu ngoài trời, ở phường Quán Thánh ta đây ! Đêm xuân nay có ca nhạc, dân tình túa đến xem, vui đáo để… (1) Ta ngồi trong bóng lặng, ngắm mảnh trăng trời cô lẻ Về với tình Nguyễn Khuyến giữa đêm câu (2) Ru hồn vào cõi thơ mộng ảo Nhưng đêm xuân này, mình chẳng muốn viết thơ yêu ! Lòng càng hiểu tâm trạng bà Xuân Hương, bác Tản Đà thuở trước Nỗi buồn Nguyễn Du, đeo đẳng cả kiếp người Thôi cụ ạ ! Thời thế nào cũng đều thế cả Chỉ khi chết đi… ta mới hết nợ đời ! (3) Đêm xuân Tân Mão, 2011 (1) Ngày tết ở phường Quán Thánh dựng rạp ngay ngã tư phố, tổ chức ca nhạc vui xuân. Khách bốn phương đi ngang qua, cùng bà con khối phố… túa đến xem đông nghịt cả đường. (2) Bài thơ “Điếu thu “ của Nguyễn Khuyến: Ao thu lạnh lẽo nước nước trong veo Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo… (3) Theo thuyết bản mệnh của kinh Phật trong thơ Nguyễn Du: Người ta chỉ chết đi mới hết nợ đời ! Nên nàng Kiều đã nhảy xuống sông Tiền Đường muốn quyên sinh mà không chết, đã được Giác Duyên vớt cứu: Nàng chưa thể chết, vì chưa trả hết nợ kiếp người ! KHÚC XUÂN TUỔI BẢY MƯƠI Ta đi trong xuân đời ta và xuân ngoài vũ trụ Nơi cát bụi cuộc đời, hoa những nở đầy hương Bảy mươi tuổi, già chưa nhỉ ? Qua bể khổ trầm luân, đã hé cửa thiên đường Ta vừa sống giữa đất trời, vừa nhập thân trong màn kịch Thông minh không kém đời mà lại vào vai kẻ điếc, câm Cứ giả bộ hề tuồng cho dễ sống Nuốt nước mắt mình đi, như uống nước chè đường Bảy mươi xuân trôi... Cũng nhanh như bóng câu qua vậy Già với con nhưng trẻ chốn dân gian Ta hoá chớp, hoá mây mưa thế kỉ Cả trời thi ca đã toả giữa dương trần Ôi, bài thơ ta khai bút đầu năm Nhìn ngợp cánh hoa bay, sao tim mình còn rớm máu ? Chỉ lặng lẽ cười Hàn lại những vết đau, trong vai diễn hề tuồng trên sân khấu Bảy mươi tuổi rồi, vẫn chửa già đâu… Đi giữa mùa xuân, đã thấy vĩnh cửu ở trên đầu Cõi Phật rước ta về đất thánh Để lại nhân gian hồn thơ ngợp ánh Ta bay... ta bay trong xa xanh... Khép lại được chưa ? Cái màn kịch cuộc đời, ta từng sống tháng năm Hỡi thế gian ! Sao nặng nề số kiếp Cũng đi sắp hết đường mình cần bước Trước khi vùi xác xuống mồ, ta muốn khóc để mừng xuân… Xuân Mậu Tuất, 2018 TRÊN NẤM MỒ TRUYỀN THUYẾT Rồi một ngày mai ta sẽ chết Trầm thơm loài hoa thảo lạ Cỏ lên xanh và gió sẽ reo Trong nấm mồ hương khói, có gì đâu Ta đã sống phần đời sau chót Trong ngôi nhà ẩn khuất bóng nhân gian Một cuộc sống bình thường bầu bạn Nửa trăng hồ, nửa gã hiền nhân Rồi một ngày mai ta sẽ chết Như là chiếc lá vậy thôi Gió sẽ hót trên nấm mồ truyền thuyết: Rằng, có một thi nhân Thánh Phật rước đi rồi ! NHỮNG CÂU THƠ VƯƠNG RƠI Ta giết thời gian bằng thơ Hồn bay vào mây gió Tháng năm trôi… nối tiếp tháng năm trôi… Ừ, cứ viết ! Ta nhặt ngọc ra từ trong đổ nát Trải tình lên trang giấy trắng cuộc đời Yêu rất nhiều… kiếp sống vẫn đơn côi… Ta gieo em khắp trời, khắp đất Với trái tim người thi sĩ lang thang Rồi một ngày, thân đã vùi xuống đất Những tình thơ ta viết, sẽ ca vang Bác xích lô trên đường phố kia ơi ! Và cô bán hoa tươi đang mời trong chợ… Cánh cửa tâm hồn tôi hoang gió Người sống ở hôm nay, tôi sống cõi hư vô Ta hạnh phúc hay là người hạnh phúc ? Chủ nghĩa kia cũng chỉ một bàn cờ… Dẫu thơ ta gieo, không đổi thành cơm áo Nhưng linh hồn còn có chỗ để mà mơ. Ta nhìn lá cây bay, giữa trời cao nghe gió Ngắm cát bụi trôi trong cuộc sống xô bồ Trái tim lại lang thang như một người hành khất Nhặt mấy câu vương rơi, thấm máu của hồn thơ... NGÔI MIẾU TRÊN VỆ ĐƯỜNG Con chim tình đã bay đi Không còn kêu xé trời, xé đất Khắp không gian bỗng trở nên tươi mát Tâm hồn ta thanh thoát lại. Điềm nhiên … Không cần ái tình nữa, hỡi thế nhân ! Hãy chôn hình hài em, nơi nấm mồ dĩ vãng Cho lòng say với non xanh, biển nắng Cùng mây mưa, giông bão ngập tim ta Một ngày mai giữa thế giới bao la Ta về bên các thi nhân của quê hương, xứ sở Làm ngôi miếu trên vệ đường vắng vẻ Người qua còn tưởng nhớ, ghé vào thăm Kẻ yêu thương… thắp cho mấy nén nhang Thế cũng đủ sưởi ấm lòng côi lạnh Cõi trần ai suốt đời trong hiu quạnh Không tình, không cả bóng tri âm Viết vài lời để lại thế gian Rồi sau đây, khuất kiếp người cát bụi Ta không tiếc, không cần sám hối Sống một đời cũng đã thỏa chữ NHÂN ! XEM TRANH BÁN LOÃ THỂ Tưởng nhớ bài thơ "Tranh loã thể" nổi tiếng của thi nhân Bích Khê Nàng để hở một vòm trời tuyệt mỹ Thế giới là đây ! Cuộc sống là đây ! Nàng gieo hoa và ý nghĩa loài người Nhưng cũng đẻ cả chiến tranh và hoà bình, ra từ trong bụng Lui xuống dưới nàng một rừng sâu um tùm, che hang động Lên trên nàng, đôi mỏm núi trắng vô biên Thân thể nàng tràn đầy hương nhụy phấn Thiếu nữ mặc hở quần: Hơn bao lời hoa mĩ phát ngôn ! Em như gió trăng mà rung động cả vua chúa, thánh thần Cuộc sống cần em ! Đâu có cần chiến tranh và bom nguyên tử ? Khi em cởi ra nhiều: điểm báo thế giới, càng hiện đại văn minh (*) Nhưng điều đáng đớn đau: Là tính nhân loại… Con người ngày càng nhiều dã tâm, gây tội ác !? (**) (*) Thế giới càng hiện đại văn minh, thì khuynh hướng triển lãm thân thể của các thiếu nữ càng phát triển, tới mức gần như cởi truồng. (**) Nhà văn Nga Ai-Ma-Tốp đã cảnh báo, trong tác phẩm "Đoạn đầu đài" nổi tiếng của ông rằng: Thế giới, cái ác vẫn lấn át cái thiện… và con người hiện đại, còn ác hơn con sói ! KHÓC HÀN MẶC TỬ Tôi khóc Tử, khóc hào quang, khóc huyết Khóc gió mưa, cây cỏ đến chân trời Khóc tạo hoá: từ thiên và địa Rồi khóc người ! Đời - con tạo quay chơi... Hàn Mặc Tử ơi ! Ớí, Tử ơi ! Sống chơi vơi cũng giống người Khác chi là con chim cánh lá Giọt thơ này hoà lệ máu tôi rơi ! Nơi Tử nằm trong mồ hoa thơm nở Đầu Tử gối lên sườn sóng gió Với sao sương… vằng vặc trăng ngàn năm Nỗi đau đè nặng cõi dân gian Hỡi biển Đông, núi cao Gành Ráng ! Thơ của Tử mai sau còn sáng láng Sóng nước non non nước vỗ ngày đêm Quạnh hiu buồn rờn rợn bóng thi nhân ! Ngồi đọc Tử tim vỡ toang máu đỏ Tôi khóc biển, khóc trời xanh, khóc gió Chúa ở đâu ? Thượng đế có trên đời ? Người Thơ Xưa hoá chốn nao rồi ? Thì tham vọng vinh quang… ai chẳng muốn Ngu cũng buồn ! Tài lại lắm tai ương ? Giữa đời nhiều khi phải cười nhăn răng mà sống Thương nhau để mặc lệ rơi tuôn ! Tử dù đau nỗi đau ngang bể Nhưng đã có bao người khóc Tử Suy cho cùng: tuyệt đến thế thì thôi, Trên này nhiều chuyện lắm, Tử ơi ! Rót mắt thành thơ… khóc Tử lại khóc đời Chúng tôi đang quần cuộc sống... Có khi phải tập nén mình như bánh nén Thỉnh thoảng cũng thương nhau, phần lớn chỉ đấu tranh Niềm sướng đau… khôn dại, dại khôn… Em gái - Nhà thơ - Nhà chính khách Tuốt tuồn tuột mấy ai không bất trắc Buồn làm chi ! Đời, sắc sắc không không Đời vậy mà. Người thế, chuyện thế gian ! Suy cùng lý chẳng gì phải chán Lại thương Tử không được dự phần bon chen, xô lấn Giây phút khóc cho nhau, hoá hạnh phúc lớn trên đời ! Hàn Mặc Tử ơi ! Ới, Tử ơi ! Bao đêm nghiền ngẫm chữ thơ Người Châu rỏ đầm đìa trang giấy trắng Bay về Gành Ráng đẫm hồn tôi Thắp nén nhang chùa, tôi khấn anh Tài hoa xuất sắc, vóc giai nhân Vung tay búng bút xô báu ngọc Chữ thơ như tuyết, máu lênh đênh Qui Nhơn biển sóng vỗ mây lừng Tài này - phận ấy ! Những bi thương Nay đã yên mình khe nước ngọc (*) Hẹn nhau mai mốt... bữa tương phùng… Tôi khóc Tử, khóc hào quang, khóc huyết Khóc gió mưa, hoa cỏ lẫn sao sương Tử có nghe ! Thơ Người, tôi viết tiếp Cúi lậy không gian cả tám phương... (*) Ý thơ của Hàn Mặc Tử. TA KHÓC CHO TA Bất tri tam bách dư niên hậu Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như (*) (Nguyễn Du) Một đời ngang dọc trên thơ Thiên tài đẫm lệ, tình bơ vơ tình Yêu toàn là những em xinh Cuối cùng vẫn chỉ một mình, đơn côi ! Thế sự coi như đĩ thôi Quê hương trong máu, suốt đời thủy chung Mặc cho mưa gió bão bùng Chân trời khát vọng không nao nung lòng Theo thơ cho đến tận cùng Cũng may thượng đế không phụ công đã làm Trở thành bậc thánh thi nhân Niết-bàn chắc sẽ có phần cho ta Quan san muôn dặm sơn hà Nguyễn Du người trước, tôi là người sau Hôm nay rỏ chút lệ sầu Thương Người rồi lại chạnh đau phận mình Đời tàn. Thân nát. Áo manh Nghêu ngao vài chữ gửi tình bốn phương... * Nguyễn Du ơi ! Đón tôi cùng Một mai tôi sẽ lập hương khói thờ Người Đường Cổ - Tôi Tân Thơ Ngàn năm văn hiến xin thưa cùng Người Hà Nội 29.6.2019 (*) Ba trăm năm sau nhân thế, liệu có người khóc Tố Như ? THU ĐẾN Thu đến, mấy hàng mưa rí rách Giọt gianh rơi tình buồn quá đi thôi Thu vắng em, gió hiu hắt khắp trời Vài sợi tóc đầu anh khe khẽ rụng Em đang ngủ bên chồng, hay vẫn thức ? Có nghe thu ôm ấp các hàng cây Chúng cứ bay, cứ bay, cứ bay Anh đốt thuốc cháy hoài trong canh vắng Thu đến gợi lòng bao dĩ vãng Buổi khai thu đã máu chia ly Ừ, cứ nhớ ! Nhưng em đừng tiếc nhé Tình có tan, tình ấy mới lâm ly ! Anh không biết mình sống hơn hay đã chết Cả thu xưa lẫn với thu nay Thu, thu đến... đau mà tha thiết Tình phải tan, có lẽ mới đủ đầy !? Và hỡi tất cả đạn bom quyền lực Thật hoài công định bắn phá em ta Vì cao nhất, ta cho là tuyệt mỹ Khi chiếc váy xẻ tà em đã tụt phăng ra…
<bài viết được chỉnh sửa lúc 04.02.2020 20:42:09 bởi Nhân văn >
|