17
NHỮNG CÂU CHUYỆN HÌNH SỰ Câu chuyện thứ nhất NGƯỜI CÓ GƯƠNG MẶT GIỐNG VỢ ANH
Vụ án mạng xảy ra ở nông trường Ngòi Bo. Người bị hại là một cô gái tên Nguyễn Minh Vân. Nhìn xác người thiếu nữ hai mươi tuổi chết thê thảm vì bị đập vỡ đầu, nằm úp mặt bên bìa rừng, T. một chiến sĩ trinh sát của Quận B. không thể không mủi lòng xót thương và căm hận kẻ gây án. Đặc biệt khi bà mẹ cô gái cho anh xem ảnh cô, anh lại càng thêm bàng hoàng, uất nghẹn. Cô gái có gương mặt giống vợ anh như tạc. Giống như hai giọt nước. Giống từng chi tiết, từ ánh mắt lăn tăn, đến cả cái nốt ruồi dưới cằm trái. Giống cả cái thần thái dịu dàng sang trọng, tỏa ra từ khuôn mặt thùy mị, cao nhã. Giống đến mức, nếu không nhận ra thân hình cô gầy hơn tí chút và đó là điểm phân cách duy nhất, thì T. đã nhao tới ôm thân xác cô gái và nức nở khóc thương.
Hôm ấy, ở nhà, thấy chồng cứ thỉnh thoảng lại liếc trộm mình, người vợ bất giác phải hỏi lý do và cuối cùng T. đành phải thú nhận nỗi băn khoăn: Có phải em có một người em gái tên là Vân? Vân nào? Vợ anh ngay lập tức ngơ ngơ hai con mắt và lắc đầu. Chị là người con duy nhất của cha mẹ chị. Chả lẽ vợ chồng ăn ở với nhau đã mươi năm mà chồng vẫn chưa hiểu hết thân nhân gia đình bên vợ. T. thấy vợ có ý dằn dỗi, liền kể cho vợ nghe vụ án mạng và cảm giác của anh khi nhìn thấy gương mặt người thiếu nữ nạn nhân nọ.
T. nói: Ở cơ quan anh có ông gác cổng tên là Mai Lỗ năm mươi tám tuổi vừa rồi bỗng dưng có một người đàn bà ở Thanh Hóa ra thành phố hành khất tên là Tư Ngọ đến tìm và nhận là em gái. Cứ tưởng là tạ sự để nương tựa lúc cơ nhỡ, nào ngờ hai người cùng một cội nguồn máu huyết thật. Số là, gia đình Mai Lỗ và Tư Ngọ xưa là hàng xóm liền kề ở phố huyện Cẩm Giang. Bố Mai Lỗ chuyên nghề đánh xe ngựa, vốn nòi phóng đãng, đã dan díu vụng trộm với người đàn bà bên hàng xóm và đẻ ra Tư Ngọ. Lai lịch ấy giờ mới được công khai và được chứng minh bằng nhận dạng: Tư Ngọ cũng môi dày, cổ rụt, vai u như Mai Lỗ.
T. kết luận: Anh kể chuyện này chỉ có ý muốn nói rằng: Có thể có rất nhiều điều tình cờ, không ngờ tới ở cuộc đời này, vì con người là một sinh vật bất ngờ nhất.
Vợ T. nghe chồng nói, hỏi tên, tuổi, quê quán người thiếu nữ nạn nhân, rồi lắc đầu nói: “Em ở Nghệ An. Cô gái tên Vân ở tít tận Lao Cai, làm sao có cơ hội để có chuyện cùng máu huyết được. Hơn nữa, cô ta kém em mười tuổi. Mà bố em lại mất lúc em mới có năm tuổi”!
Mọi sự thế là đã rõ ràng. Chiến sĩ trinh sát T. bề ngoài như không còn có ý nghi ngờ gì nữa, nhưng thật tình, trong trí não, ám ảnh nọ vẫn chưa phôi pha, nên vẫn còn hết sức day dứt. Người ta dẫn kẻ bị tình nghi là hung thủ vụ án mạng nọ tới anh để cật vấn nó. Đó là một thằng bé mười sáu tuổi, nhưng to con đen trũi, tóc rễ tre dựng tua tủa, mồm chốc mép, lưng dài chân ngắn, dị hình dị tướng vì cái trán dô như một tảng đá và hai mắt rắn liếc ngang liếc dọc ác hiểm. Thu thập tài liệu về nó, T. biết nó là một đứa trẻ lêu lổng, đã gây ra nhiều vụ tai tiếng trong xóm làng.
- Mày đã hiếp dâm cô Vân, rồi bóp cổ và dùng đá đập đầu cô ấy ở bìa rừng Khuôn Ún như thế nào, khai đi!
Đáp lại lời thúc giục của T. thằng bé gằm mặt xuống mân mê những ngón tay để móng dài như vuốt thú. Những cái vuốt thú ấy chạm nhau lách tách, cùng với thái độ lỳ lợm của nó như trêu ngươi T., anh đập bàn, quát lớn:
- Ngẩng lên, nghe đây. Mày có nghe rõ lời tao vừa nói không?
- Có ạ.
- Nói!
- Cháu không có gì để nói ạ.
- Không có gì! Mày tưởng bịt được mắt tao, hả! Mày tưởng mày đã phạm những tội gì tao không biết, hả!
T. đứng phắt dậy, mắt quắc sáng. Thằng bé vẫn trơ trơ, khép đùi, co hai cánh tay ép hai bên sườn, tiếp tục mân mê những cái móng tay dài. Hừ! Bọn giết người, tất cả đều là lũ già lừa ưa nặng cả.
- Này, nghe đây! Chống tay lên bàn, cúi xuống, T. nghiến răng, thật khúc triết: Mày có nhớ chị Hoài người xóm Đầm không? Nhớ hả? Có nhớ chuyện sau đấy không? Tháng bảy năm ngoái, một hôm đi làm đồng về, chị ấy xuống Ngòi Bo tắm. Mày rình trên bờ, lừa lúc chị ấy không để ý liền lấy trộm xống áo của chị ấy. Tới khi chị ấy lên bờ, còn đang ngơ ngác tìm quần áo thì mày xông tới ôm, vật chị ấy ngã xuống đất. Chị ấy kêu cứu. May lúc ấy có ông lão Bưởi đi đặt vó tôm qua, nghe tiếng kêu, chạy lại, mày liền rúc bụi mía nhà ông Chiên, lủi mất. Có đúng không?
Có đúng không? Phải quát gặng hai ba lần, thằng bé mới lí nhí đáp: “Đúng ạ”! T. thẳng người lên, đắc thắng vì đòn phủ đầu có kết quả, vòng ra sau lưng gã thiếu niên hư hỏng, tiếp tục ra đòn trấn áp:
- Mày mới nứt mắt mà đánh chết cái nết dâm ô truy lạc vẫn không chừa. Đầu năm vừa rồi, cụ thể ngày hăm sáu tháng Giêng Ta, lợi dụng lúc nhà anh Bồng đi chặt luồng, con bé Lẫm ở nhà một mình đang cho lợn ăn thì mày dắt con dao Thái Lan lẻn qua rặng râm bụt mò vào. Mày giơ con dao nhọn lên dọa sẽ đâm chết con bé Lẫm nếu nó không theo mày ra ruộng ngô để mày giở trò đê mạt. Có đúng không?
Lần này thì sau câu hỏi giật của T., gã thiếu niên hư đốn ngẩng ngay đầu dậy, nước mắt ròng ròng, sợ hãi cất giọng khao khao như tiếng mèo kêu đêm: “Chú ơi, chú cứu cháu mới, chú ơi”!
T. kể lại diễn biến của sự việc cho vợ nghe, rồi chép miệng:
- Phúc cho nó còn đang ở tuổi vị thành niên chứ với tội hiếp dâm và giết người, nhận án tử hình là cái chắc. Và thêm: Bố nó đã đến cám ơn anh lại còn nói: Các đồng chí bắt nó ở tù hai mươi năm còn là ít đấy! Nó hư đốn, lười biếng, nó làm khổ tôi hàng bao nhiêu năm nay rồi.
Chuyện qua được hai năm. T. mải mê theo dõi các vụ án khác. Bỗng một hôm thấy vợ đặt thêm một bát hương trên bàn thờ và càng chăm chỉ cúng lễ mỗi ngày rằm mồng một. Một lần thấy vợ rời bàn thờ, mặt bần thần, mắt ngấn lệ, T. liền hỏi nguồn cơn, thì được vợ đáp:
- Anh còn nhớ vụ án ở Nông trường Ngòi Bo, nạn nhân là cô Vân, người thiếu nữ theo anh nói là có gương mặt giống em không? Nghĩ người hình vóc, diện mạo, da thịt giống mình thì không quan hệ ruột rà gần cận thì cũng có liên hệ máu huyết xa xưa nên em đã đặt bát hương cúng lễ vong hồn cô đều đặn. Nửa đêm vừa rồi, thế nào mà em lại ngủ mê thấy một người con gái trẻ rất giống hệt hình em trong gương, xưng là em gái họ, đầu tóc bê bết máu me, khóc lóc nói rằng: Kẻ giết em hiện đang cư trú ở nước ngoài, nó vẫn chưa bị bắt. Anh chị hãy tìm nó, trả thù cho em!
T. nghe xong, người nổi gai gà, lòng dạ phân vân, nhưng cố cưỡng: Không khéo lại mua dây buộc mình và mắc chứng hoang tưởng. Hung thủ chẳng đã đang ngồi tù ở Trại giam Tam Giang rồi hay sao?
Một tháng sau, T. được giao nhiệm vụ ra sân bay Nội Bài đón người vượt biên trái phép nay tự nguyện hồi hương dưới sự bảo trợ của Cao ủy Liên Hiệp Quốc, Đang làm nhiệm vụ giữ trật tự, bỗng thấy có một thành niên cao gầy, tóc xoăn, miệng trễ, xách bao tải dứa hành lý đến trước mặt, quỳ xuống nói:
- Thưa ông, tôi là Lê Văn Biêu, tôi là kẻ giết người. Xin ông hãy bắt tôi.
T. kêu: “Anh làm sao thế"? Thì người nọ đứng lên, chắp tay:
- Thưa ông, chính tôi là kẻ đã giết cô Nguyễn Minh Vân ở Nông trường Ngòi Bo. Gây án xong, tôi sợ quá nên đã tìm đường bỏ trốn rồi chạy ra nước ngoài. Tôi đã thoát khỏi vòng lưới pháp luật, nhưng ngày đêm lương tâm tôi cắn dứt không yên, nên tôi phải trở về nhận tội. Thật tình tôi và cô Vân đã yêu nhau. Chúng tôi đã ăn nằm với nhau. Nhưng lúc đó tôi nghi cô ấy có tình ý với tên Ngự
lác Phó Giám đốc nên nổi cơn ghen cuồng. Tôi đã mất hết tính người, đã giết cô ấy. Ông hãy bắt tôi đi! Hãy trừng trị đích đáng tôi đi!
Ngơ ngẩn cả tháng trời vì chuyên lạ, T. còn hoang mang cả năm trời vì càng nghĩ càng bối rối: Con người phải chăng là một phép lạ của thế giới và chúng ta như những kẻ ở trong bóng đêm u u minh minh; hiểu được nó, thật không dễ dàng!
Câu chuyện thứ hai NGƯỜI ĐÀN BÀ MẤT TÍCH
Vào những năm cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ có một người đàn bà trẻ tuổi nổi tiếng xinh đẹp ở làng Bông, lấy chồng họ Đặng ở thôn Vọng. Một hôm, nghe tin người chị ruột của mình đau nặng, nàng bèn nói với chồng để mình qua lại chăm sóc thuốc men vì bên nhà người chị rất neo người.
Nhà người chị ở làng Bông, cách thôn Vọng chừng ba cây số. Người em được sự đồng ý của chồng từ đó thường xuyên qua lại nhà chị. Có hôm sáng qua, tối về. Có bận hôm trước đi, hôm sau về. Cũng có lúc ở lại săn sóc chị gái ba bốn hôm rồi mới trở lại nhà chồng.
Bệnh tình người chị ngày càng một nặng.
Một hôm, người đàn bà trẻ tuổi xinh đẹp qua nhà chị mình mấy ngày mà vẫn không thấy về. Ở nhà, người chồng họ Đặng thấy vậy đoán rằng vợ mình chắc là phải ở lại chăm sóc chị nên yên tâm, không hề có ý ngờ vực. lo lắng. Nhưng, một tuần qua vẫn không thấy vợ về, cũng chẳng nhận được một lời nhắn nhe. Bấy giờ người chồng mới tức tốc cho người em trai sang làng Bông xem tình hình thế nào.
Người em trai sang làng Bông, trở về cho biết: Bên nhà người chị đã mươi ngày nay không thấy em gái sang, cũng nóng lòng lắm, họ đang có ý trông đợi vì bệnh tình đã quá nặng, chắc chỉ ngày một ngày hai là người chị đi
thôi. Nghe nói thế, nhà họ Đặng vô cùng hốt hoảng. Họ liền bảo nhau đi tìm kiếm khắp mọi nơi. Suốt một tháng trời, đến đủ các thôn xóm, làng xã lân cận, các miền rừng núi xung quanh, các thị trấn, bến đò đông đúc giáp ranh, đều không thấy dấu tích. Lại nhờ người quen các nơi các sở thông báo tìm giùm, tin tức về người vợ vẫn không một manh mối gọi là. Đau đớn ngẩn ngơ, cuối cùng, người chồng họ Đặng đổ vạ cho nhà chị vợ, rồi phát đơn tố cáo lên Công an và Tòa án tỉnh.
Công an và Tòa án tỉnh gọi cả bên bị và bên đơn lên hỏi. Vợ đã mất, người anh rể trước sau vẫn một mực khai là không hề biết gì việc người em gái vợ mất tích. Lục van đến cả thân thích, xóm giềng hai bên cũng không thấy hé ra một tia sáng nào. Hơn một năm trời tiếp sau, một mặt thông báo đi khắp các tỉnh trong nước; mặt khác được tỉnh giao trọng trách, Công an huyện tung cả một mạng lưới trinh sát, điều tra viên đi dò xét, truy tìm mà vẫn không phát hiện được mảy may dấu vết. Vụ người phụ nữ lấy chồng họ Đặng thôn Vọng mất tích đành xếp lại.
Năm năm qua. Mười năm qua. Mười lăm năm qua.
Nhiệm kỳ mới tới. Trưởng Công an huyện mới nhậm chức tên T. người tầm thước, mặt vuông vức, ngũ đinh phân minh, chính trực mà sáng tươi, lại nghiêm minh, trí lự hơn người. Nhận bàn giao, giở hồ sơ lưu, ông T. chú ý tới vụ người đàn bà mất tích nọ. Đem việc này hỏi các cán bộ dưới quyền, ông đều nhận được câu trả lời: Mất công mất sức lắm, mà khó có thể có kết quả. Trước đã khó, nay càng khó hơn. Vì bây giờ thân chủ. nhân chứng chẳng ai còn. Người chồng họ Đặng đã mất. Bên nhà người vợ cũng chẳng còn ai, vẫn biết rằng xanh không thủng cá đi đằng nào, nhưng họa có Bao Công bên Tầu sống lại, có đủ công sức, tiền của, mất cả vài chục năm mới hòng làm sáng tỏ câu chuyện.
- Chúng ta hãy thử sức xem sao!
Trưởng Công an T. nêu quyết tâm. Ông lập một tổ chuyên án và hỏi họ: Từ thôn Vọng sang thôn Bông con đường phải qua những địa hình, cơ sở nào. Tuần lễ sau, tấm bản đồ vẽ lại quang cảnh thời đó đươc phác họa cho thấy, người đàn bà trẻ từ nhà chồng sang nhà chị gái phải lần lượt đi qua một khu đồng ruộng, một công trường đúc cống bê tông của ngành Thủy lợi, một doanh trại Bộ đội Đặc công nước và một ngôi chùa cổ. Đi sâu hơn nữa thì được biết, đơn vị đặc công ngay khi người đàn bà mất tích đã chuyển quân vào miền Nam và họ đã hy sinh gần hết. Công trường đúc cống thì đã giải thể từ lâu. Chỉ huy trưởng công trường đã về hưu, hiện sống với con trai ở thị xã tỉnh. Còn ngôi chùa? Ngôi chùa cuối năm đó gặp phải trận hỏa hoạn, bị tiêu hủy hoàn toàn, các sư sãi trong chùa đều phân tán đi các ngôi chùa khác, và thầy đều đã viên tịch. Đi lướt qua một vòng các ngôi chùa trong vùng, một ngày kia, Trưởng Công an huyện T. gặp một sư nữ, cổ cao ba ngấn, dáng người óng ả, trạc tuổi bốn mươi. Nghe người ta nói: Bà sư này từ nơi khác đến chùa này đã hơn mười năm, xưa bà là người thôn Bông nổi tiếng xinh đẹp một thời. Cùng đến ngôi chùa nọ hôm ấy với ông T. còn có một sĩ quan Đặc công nước đã phục viên, tóc đã bạc quá nửa. Vị sĩ quan xin đến tu ở chùa này. Ông nói, có một hồi đơn vị ông đóng quân ở vùng này, ông quen biết nhiều người dân ở đây.
Chuyện tạm dừng ở đó, Trưởng Công an huyện, ông T. bận một công vụ khác hệ trọng hơn. Nhưng sau khi hứa một cách rất hào hứng là sẽ quay lại ngôi chùa này, ông còn nói: Không thể có sự mập mờ được. Sự thật dứt khoát là có. Có điều là nó còn nằm ở chỗ nào đó mình chưa biết được thôi. Suy từ câu nói của ông T. mọi người có thể nghĩ: Trong mớ bòng bong hỗn loạn của cuộc sống tưởng là không thể cởi gỡ được, chắc chắn lá tồn tại một cách giải thoát. Chân lý nhất định là có. Nhưng phải cố công tìm mới thấy!
Câu chuyện thứ ba HƯƠNG HOA ĐÀ LẠT
Đà Lạt! Thành phố nhấp nhô cả ngàn biệt thự, đủ hình vẻ, từ cấu trúc cổ điển cân nhắc duy lý đến kiểu cách lãng mạn mộng mơ, thật là một ngày chủ nhật của trí trưởng tượng của bao người. Các ngôi nhà như từ trên trời cao đậu xuống, lại như sẵn sàng cất cánh bay lên; cho người cái cảm giác xa lánh phàm trần tục lụy, còn là làn không khí tê lạnh trong lành và màn mưa âm thầm đổ bụi. Phố xá nhòe mờ trong bằng lặng mu mơ, khiến người khách lãng du như bắt gặp hồn mình đang ngơ ngẩn dõi theo tiếng móng ngựa gõ trên những nẻo đường uốn lượn. Trời cao đang rót xuống niềm thanh tĩnh yên bằng. Cất lên những âm thanh sâu trầm trong hơi gió cả trong suốt là những khu rừng thông già có tiếng quả thông rơi chết lịm vô tăm tích. Cây trong tĩnh mịch tự đâm chồi. Hoa tự phô sắc. Mưa đậu êm trên những cánh hoa. Cúc tím. Anh đào hồng tươi. Râm bụt đỏ chót. Trà mi trắng bạch. Thiên lý vàng ánh. Cúc đại đóa như mặt trời tóe sáng. Địa lan vương giả thâm trầm. Đã có lúc âm thầm nắng lên trong sân vườn, nơi T. đứng lặng vì vừa bắt gặp niềm ao ước của chính mình được hình dung như những đóa hoa, những sinh thể ngọc ngà chưa một lần được thấy. Thành phố của du lịch, nghỉ ngơi, sang trọng như tranh treo trước mắt T. Anh đến đây vì một nhiệm vụ đặc biệt và nguy hiểm, bắt cho được tên cướp gian ác khét tiếng Lê Văn Kình.
Kình, tên cướp đại ác gần chục năm nay ở ngoài vòng pháp luật. Tên Bưởng ở bãi vàng Na Rì này, đã bắn chết cả gia đình chủ hiệu vàng gốm sáu người ở một phố lớn Thái Nguyên, chiếm đoạt tài sản của họ trị giá năm tỉ đồng, bắn trọng thương một chiến sĩ công an và thoát vòng vây, trốn biệt. Lệnh truy nã y gửi đi sáu mươi mốt tỉnh thành và ảnh y in cả vạn bản dán khắp các nơi công cộng. Một năm qua, không một bản hồi âm, không một động tĩnh. Hay là y đă chết? Có thể lắm. Căn bệnh sốt rét ác tính là lưỡi hái tử thần sắc bén. Nọc rắn hổ mang thì đâu có là của hiếm. Đồng bọn y cũng chẳng phải là những đứa không biết ăn thịt người! Chết mẹ mày đi, thằng độc ác. Có những kẻ cái chết của nó là sự cầu mong của mọi người là thế. Và đã tưởng có thể thở phào vì sự im ắng hành tung của y khá lâu thì đùng một cái tết Nguyên đán năm ấy, ở vùng bấy lâu được coi là sào huyệt của y xảy ra vụ giết người cả loạt kinh hồn. Hai vợ chồng và một đứa con mười hai tuổi, gia đình một vị đại tá mới về hưu đi chiếc xe Honda tới một con đèo thì bị một loạt đạn AK bắn gục. Xe máy và tiền của họ bị cướp sạch. Nghiên cứu đạn và đường đạn bắn, bộ phận kỹ thuật kết luận dứt khoát rằng, đó là đạn từ khẩu súng đã bắn chết gia đình chủ hiệu vàng ở Thái Nguyên. Cũng trong tháng ấy, hai người rong ngựa thồ bị bắn chết và bị cướp hết tài sản ở chân đèo nọ. Tên cướp không tha mạng cả hai con ngựa vô tội. Mùa hè năm ấy bốn vụ tương tự đã xảy ra ở bốn địa điểm quanh vùng, kỹ thuật hình sự tiếp tục khẳng định: Vẫn một hung thủ Lê Văn Kình. Tại sao lại để tồn tại quá lâu một kẻ trọng tội và một trạng thái kinh hoàng của dân chúng trong vùng? Một đơn vị lớn quân đội phối hợp với công an tỉnh và trung ương tiến hành cuộc hành quân vây bắt Kình, ròng rã hơn tháng trời, sục vào tận ngõ ngách khu rừng nơi Kình ấn náu. Ba lần bị vồ trượt, Kình hung hãn bắn trả và vọt vào các tỉnh phía Nam.
Nghiên cứu các mối quan hệ dây mơ rễ má của Kình, thấy y có thể sẽ trốn ẩn ở khoảng mười địa điểm, trong đó Đà Lạt là nơi có khả năng nhất, ở đây có một ấp chuyên trồng rau quả người đồng hương quê y. Và T. được cờ đến nơi này.
Duyên là tên người đàn bà, chủ hộ nếp nhà nhỏ giữa một vườn rau bát ngát T. tìm đến. Sau này hồi tưởng lại, T. nhớ rằng, đã xảy ra một hiện tượng như là thần giao cách cảm, là duyên may. Lần này thoạt đầu là một thoáng hương Nhài. Ờ, một thoáng hương Nhài nở đêm. Chính là những khóm Nhài trồng ở cạnh cái bể nước, đêm ấy tung tóe một lúc cả mấy chục bông tươi mởn ngạt ngào và người đàn bà tên là Duyên chủ nhà cũng phải kinh ngạc và hớn hở, reo vang: “Hoa nở chi mà như mở hội vậy"! T. có cảm giác hương nhài ấy là chị ta và người phụ nữ tuổi ba bảy này là sản phẩm tiêu biểu đích thực của cái ấp Tích Thiện toàn dân từ Diễn Châu, Nghệ An, năm 1954 di cư vô đây, khẩn hoang, dựng nhà, lập nghiệp, bốn mùa tốt tươi rau quả, ở ngoại vi cái thành phố sang trọng này. Gương mặt tròn xinh, hai má đỏ rạn đôi môi mọng chín, cái cằm chẽ đôi cùng vóc người nở nang, khuôn ngực đầy, eo hông rộng của chị đã biểu hiện đầy đủ vẻ sung mãn và phồn thực của người đàn bà đang ở thời đoạn hồi xuân mãnh liệt. Nụ cười nhảy nhót trên môi chị phảng phất cái nhí nhảnh của tuổi thiếu nữ hợp với đôi mắt trong văn vắt, một đôi mắt không biết dối trá, hơi ngây thơ là khác. Chị nổi bật trong một khung cảnh tươi nhuần. Chồng chết bệnh đã mười năm, có một con gái ở với ông bà nội đang học Mỹ thuật ở Sài Gòn, nữ chủ nhân năm hécta đất vườn hiện sống có một mình. Ý tưởng của chị được diễn đạt bằng một giọng nói vang vọng thật mạch lạc, ngữ âm pha lẫn gốc Nghệ và vùng Sài Gòn.
- Chú có thấy ôtô đi đô thành đầy nhóc rau cải bắp, sú lơ, sú tía, cà rốt đó không? Ở các ấp bọn tôi trồng cả đó. Còn thành phố nghỉ mát này gọi là thành phố của các ông lớn ngoại tình. Trồng rau quả dư sức làm giàu nhanh hơn trồng lúa đó. Cơ nghiệp này do ông cụ thân sinh ra tôi gây dựng cũng từ rau quả mà nên. Năm 1970, ông cụ ra làm khóm trưởng cho Mỹ ngụy, mục đích là để chở che cho người bên mình hoạt động đó. Có một anh cán bộ Việt cộng từ Bắc vô. Anh đang làm mỹ nghệ thì bị nó bắt đi quân dịch, ông cụ nhà tôi nhờ bác sĩ làm giấy tờ khai ảnh mắc bệnh hiểm, lại bỏ ra một triệu đồng hối lộ cho trưởng ấp mới xuôi. Gần giải phóng thì ông cụ bị lộ, phải bỏ lên căn cứ rồi mất ở
trên đó.
Chị khoe khéo tấm lý lịch trong sạch của gia đình và bảo ở cái ấp Tích Thiện này chỉ có vài gia đình được như chị. Chị dẫn T. ra xem vườn. Vườn của chị là một bức thảm xanh tươi bồn ngộn. Cải bao chắc nịch, bẹ trắng muốt, khum úp đều chằn chặn. Sú lơ xùm xòa, bông trắng ngà đầy đặn. Cà rốt phun lá xanh lăn tăn. Xà lách cuộn tròn to bằng cả nắm tay lớn. Có mấy loài cây hỏi mới biết: Actisô lá chẽ thúy, mọc vồng vống là thứ thảo dược quý; Đậu pheo cây đứng, lá xanh màu đá, hoa trắng tinh. Rồi Bạch lạp, Canh ki na, Mã thầy và lạ mắt nhất là các loài hành, ngoài màu trắng thông thường còn có hành màu tím, màu vàng. Chị có vẻ kiêu hãnh về tay nghề của mình. Chị nói một năm chị thu một trăm tấn rau quả vì đất vườn chị quay vòng ít nhất ba vụ. Công việc, theo chị, vất vả nhất là xử lý đất. Đất cũ dẫu tốt cũng phải bồi bổ thêm bằng đất
badan phún thạch. Sau đất là chăm sóc. Chị kể vụ Đông Xuân rau quả tưới một ngày, nghỉ một ngày. Tất nhiên, gặp đêm sương muối sa, sáng sau phải tưới rửa ngay. Phân tro người ta tốn một, chị tốn gấp hai, bí quyết của chị nằm cả ở đấy nữa. Thật tình, khi được người trưởng công an ấp đưa tới, trong danh nghĩa một cán bộ ngành đi nghỉ an dưỡng muốn tìm hiểu công việc người trồng rau ở đây, T. không nghĩ sẽ gặp một phụ nữ có sức hấp dẫn và được đón tiếp nhiệt tình như thế.
- Vào vụ thì neo người lắm, chị Duyên nhỉ?
Nhìn đám Đậu leo lấm tấm sắc hoa tím trên cái giàn sắt trước cửa nhà, T. hỏi tự nhiên như bất chợt. Người phụ nữ trẻ đang cúi xuống cái bể nước, quay lại, phẩy hai bàn tay ướt:
- Phải mướn thêm người chứ, chú.
- Có nhiều không?
- Cũng tùy vụ. Năm kia tôi trồng thí nghiệm giống Cà chua Bungari lai với giống Cà dại Thanh Hóa, phải thuê cả chục người làm đất kia.
- Còn vụ này?
- Không đáng gọi là mướn. Vài ba người, ít buổi thôi.
Người phụ nữ đã trở lại bàn nước. T. nhìn ra ngoài vườn. Một cánh bướm trắng nho nhỏ xập xòe tắt mở quanh một ngồng cải để hạt làm giống. Nắng phong phanh như tơ lụa phơi giữa trời. Chờn vờn mà làm gì nữa. Vòng vo nữa thì T. cũng chẳng giấu kín được vai đóng trước hai con mắt mi dầy rợp vừa nồng nàn vừa sắc lẻm cua ngươi đàn bà trẻ này đâu, vả lại đồng nghiệp ở đây đã giới thiệu và đảm bảo rằng: Đây là cơ sở loại một của ta rồi. Thêm nữa, đã trở nên gần gụi, đã trở nên tin cậy vì hai con mắt trong vắt như mắt thiếu nữ thế kia rồi còn gì. Không còn chút nghi ngại, thò tay vào túi áo rút tuột ra tấm ảnh nhỏ, T. quay hẳn lại, nhìn thẳng vào hai con mắt đẹp của chị, và nói thật nhiệm vụ của anh đến đây là để đi truy bắt tên Kình, người trong ảnh này.
- Không có người này đâu!
Gương mặt phì phị, cái mũi nở, hai đuôi mắt quym quýp, cái cằm như dính liền với khúc cổ ụ của người đàn ông trong tấm ảnh như bị xóa bỏ sạch bằng trong cái nhìn lướt nhanh của người phụ nữ. Và, dẫu kín đáo, T. vẫn bất ngờ nhận ra một thoáng sửng sốt, một chút bối rối trong giọng nói, cử chỉ của chị. Không hề dự liệu trước, nhưng cũng đã không qua được mắt T. kể cả động tác để tấm ảnh nọ xuống góc chiếc bàn nước, ra cái vẻ thờ ơ trước một câu chuyện không can hệ gì đến chị. Cả cái việc chị cúi xuống nhấc phích nước nóng, mở nắp, quên mất rằng ấm tích nước vẫn còn đầy.
- Chú có thấy cái nắng kia không? Nắng vàng nắng bạc đó.
Người phụ nữ lảng chuyện, nhưng đánh tia mắt quan sát T. T. đã bị chị để ý. Vì đút tấm ảnh Kình vào túi áo, vẻ như không có gì đáng quan tâm, nhưng chính T. lại lập chập đưa tay với ấm nước. Anh đã tự làm lộ mình. Trước hết, anh đã tỏ ra chú mục quan sát người phụ nữ này. Chị thật không phải là người tầm thường và anh đang trở nên ngô nghê trước trí lực và toan tính của chị.
- Trong này nắng cũng đẹp và mưa cũng đẹp chị nhỉ?
Phút sau T. mới tiếp được câu nói của người đàn bà. Chị cười:
-
Em nghe sầu lên trong nắng. Chú có thích nhạc Trịnh Công Sơn không?
-
Mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ. -
Ngày sau sỏi đá vẫn cần có nhau. Nắng thật đẹp, vàng tươi, sáng bóng thanh khiết mà không lóa chói. Nắng dát vàng lên cảnh vật và nhiều lúc T. rơi vào ảo giác, thấy người phụ nữ nọ chập chờn một bóng hình không xác định, không nắm bắt được giữa làn nắng tràn trề tươi sáng.
Không! T. không nhầm. Dứt khóat là T. không nhầm. Người đàn bà tên Duyên này nhất định có quan hệ với tên Kình, tên Kình chỉ quanh quất đâu đây thôi và chị ta có biết.
Buổi trưa ấy đến nhà người phụ nữ nọ là một thời điểm khá lạ lùng với trạng thái tinh thần T. Chái nhà người nọ đặt một đõ ong. Những con ong đang chen nhau ra khỏi lỗ tổ, kỳ lạ, bỗng dưng như hốt hoảng, quạt cánh vu vu, vẽ những đường bay rối rít trước mặt anh, trên những bông Nhài nở đêm cạnh cái bể nước đã rầu rầu héo. Càn khôn có linh khí của càn khôn. Người thiện dựa vào mình còn được phụ trợ của càn khôn nữa chăng? Thót ngực, T. dấn lên hàng hiên và thính giác anh bỗng trở nên tinh nhạy khác thường. Lọc qua tiếng ong bay hoảng loạn, anh đã nhận ra tiếng người đàn bà nọ thật khẽ nhưng riết rống chen lẫn với giọng nói nôn nả của một gã đàn ông trong căn nhà.
- Ái, làm gì mà khiếp thế! Đau quá! Mà trụt mỗi bên ống quần ra, lại đứng thế này ấy à!
- Trụt tất cả ra, rồi bê em lên giường, anh đâu không muốn thế. Nhưng...
- Vướng lắm! Anh à, để lúc khác nhé! Nào thôi đi, anh. Đúng là chỉ biết sướng thân mình thôi!
- Nói cách chi lạ rứa? Thế em không sướng thì anh mần làm cái chi! Mà sao em rên hầm hầm rung cả người anh rứa?
- Nhưng mà thôi đi! Để em cắp cái chiếu ra ngoài rừng với anh vậy. Có đứa đến dò tìm rồi đấy!
- Chả có đi mô hết. Thằng nào đến đây, anh cũng cho nó ra bã.
- Ông tướng liều thật đấy. Đổ cả tường, rung cả nhà rồi. Ong hắn vỡ tổ bay ra đốt chết cả hai bây giờ.
- Chết thì thôi. Mà sướng thế ni, chết sao được mà chết, hở em!
- Thôi đi, Em sợ lắm. Thôi, chạy đi, để lúc khác. Ôi giời ơi!
Cú đạp bật tung cánh cửa buồng của T. đã chậm hơn hành động dứt khoát của người đàn bà, cửa sau mở toang vừa lọt ra một bóng xam xám. Người đàn bà đứng chạng nạng dang tay chắn lối ở khung cửa, hai vạt áo toang hoang. Cái xu chiêng buột móc, hai bầu vú lớn trễ ngực, ống quần xốc xếch bên cao bên thấp, hai con mắt vốn trong văn vắt lúc này đỏ sặc vì cơn dục bị ức chế tiết ra. Xô chị ta ra một bên, T. nhảy ra cửa hét to: "Kình, đứng lại"! Một phát súng nổ vang.
Người đàn bà rũ rượi tóc tai đâm bổ ra cửa, gào thất thanh.
"Cướp! Cướp bà con ơi". Tiếng chị lọt thỏm vào buổi trưa ngập trong tĩnh lặng. Chị làm cái gì thế? T. nghiến răng. Người phụ nữ quay lại, bất ngờ nhảy bổ vào anh, nhe nhe hàm răng nhọn và như một con thú bị mất mồi, một kẻ bị tước đoạt, đau đớn và quyết liệt, hai tay hai nắm đấm nhằm ngực T. thoi bình bịch liên hồi. T. không tránh né, cứ mặc chị ta. Lát sau, như nhận ra sự nhạo báng đang vây quanh hành vi của mình, người phụ nữ liền buông tay, sụm xuống hiên nhà, ôm mặt ri ri khóc. T. xả một hơi thở dài, bao nỗ lực như tan biến hết, trỗi lên trong anh một nỗi buồn pha lẫn xót xa. Còn đâu nữa cái hình tượng người đàn bà tươi đẹp với hai con mắt trong vắt. Tại sao một người đàn bà đẹp như thế lại có thể ngu muội đến thế! Tại sao chị ta lại hiến mình cho một tên cướp? Tại sao một tên vô lại xấu xa như thế lại giành được yêu thương của chị ta? Sao nó lại được một đặc ân lớn lao đến như thế! T. bỏ chị ta lại, lầm lũi đi ra sân.
Tuần lễ sau, T. cùng đồng đội bắt được tên cướp gian ác, liều lĩnh nọ ở Bến phà Mỹ Thuận. Lúc đó, nó đang đóng giả một người tàn tật khắp người máu me hôi hám, thẳng đơ như khúc cây chuối, bò lết xin ăn trên phà. T. lật cái nón rách che đầu nó, quát: “Thôi đi, ông Kình". Sóng Tiền vỗ sóng bờ xa mịt mờ. Nhìn đồng đội khóa tay nó, nhớ tới người đàn bà có cặp mắt trong vắt trên Đà Lạt, cặp mắt đã bị phủ bóng đen của dục vọng, bỗng dưng anh buồn thẫn thờ.
Một triết gia lớn của châu Âu nói: Cái cười không thuộc phạm trù cái đẹp của văn học. Vậy, nỗi buồn là nơi con người phải đi tới để hoàn thiện nhân cách đẹp đẽ của mình.
Câu chuyện thứ tư CHIẾC ĐỒNG HỒ POLIOT
Dạo đó, thủ trưởng đơn vị Công an Q. là Thiếu tá T. một con người liêm minh, cẩn trọng. Trong việc xem xét các vụ án, ông không bao giờ phạm phải lỗi lầm là tác trách, cẩu thả để gây điều oan ức cho người lành, nhưng trong sinh hoạt cá nhân ông lại là người hay lơ đãng.
Một hôm, ông được phân phối một chiếc đồng hồ Liên Xô, nhãn hiệu Poliot, mạ vàng. Thời đó đồng hồ đeo tay là một vật dụng cao cấp, một tài sản quý giá, hiếm hoi. Nhưng đeo được hai hôm thì chiếc đồng hồ không thấy còn ở trên tay ông nữa. Sốt sắng với thủ trưởng, ông Kh. lúc đó đang là Đội phó Đội Hành chính tổng hợp liền đặt câu hỏi. Và sau khi được trả lời rằng:
Không hiểu tớ để đâu mất. Kh. liền sa sầm nét mặt: "Sao lại thế được?
Kiến tố vừa
đố vừa giảng đây! Làm sao lại có thể mất hút con mẹ hàng lươn được! Lỗ rò rỉ này chỉ là từ nội bộ thôi". Nói xong liền mở cuộc điều tra gay gắt trong cơ quan.
Sự vụ tiến hành được một tháng nhưng ông T. không hề hay biết, thì đùng cái một hôm thấy Kh. gõ cửa, nét mặt hí hửng bước vào:
- Báo cáo thủ trưởng, thế là cháy nhà ra mặt chuột rồi ạ,
- Chuyện gì thế?
Thấy ông T. ngơ ngác, Kh. liền trợn mắt, rồi hạ giọng:
- Đúng là thủ trưởng bận trăm công nghìn việc lớn, nên quên hết mọi chuyện riêng tư thật. Thủ trưởng không nhớ tới cái đồng hồ Liên Xô à?
- Có nhớ. Nhưng sao? Tính tớ là chúa hay lơ đễnh. Có khi tớ bỏ quên sừ nó
ở cơ sở nào đó rồi cũng nên.
- Đâu có chuyện ấy.
- Thế sao?
- Em tìm thấy rồi!
Kh. gần như nhảy lên. Và không để ông T. kịp hỏi, đã liến thoáng:
- Đúng như em dự đoán, trộm này là trộm quen. Anh có biết là tay nào không?
- Ai?
- Lão Nghiệp gác cửa! - Áp sát vào mặt thủ trưởng T., Kh. xuống giọng thầm thì:- Chắc là anh bất ngờ chứ gì. Chẳng hạn, anh sẽ đặt vấn đề lão ấy làm việc ở ngoài cổng, làm sao mà vào phòng của anh được. Nhưng anh ơi, thế giới mênh mông, mọi việc gì đều có thể xảy ra được. Mà anh ạ, em nghi lão Nghiệp này có tính gian từ lâu rồi kia.
Ông T. ngồi yên trong ghế, lòng dạ thấy phân vân lạ thường. Ông là người đãng trí. Đồ dùng cá nhân như cái bút máy, cái kính lão cho đến đồng tiền cho vay, có mấy khi ông nhớ rõ rành? Ngộ nhỡ để quên đâu thì có phải là oan cho ông lão Nghiệp không? Ông lão Nghiệp sáu mươi hai tuổi, bố một liệt sĩ cùng đơn vị, được đơn vị nhận vào giữ chân gác cổng xưa rầy có thấy ai kêu là hạng người gian tham đâu. Đang phàn tâm vậy lại thấy Kh. ghé miệng sát tai khoe rằng, đã phải giở cả đòn khảo tra ra lão kẻ cắp mới chịu thú tội, nên càng lo sợ. Nhưng ông lo sợ cũng bằng thừa, vì Kh. đã xòe một tờ giấy chi chít chữ lên măt bàn.
- Anh có biết không, em gọi lão ấy lên phòng. Trên bàn, em đặt sẵn cái roi da trâu. "Thế nào, liệu có phải để tôi ra tay, ông Nghiệp"? Em hất hàm nói vậy Lão già khôn ngoan giả vờ ngơ ngác: Dạ, ông nói cái chi tôi không hiểu. A, thế thì lão sẽ hiểu, sẽ hiểu ngay thôi. Cho lão vào buồng tối, em vung roi. Chả lâu la nhiều nhặn gì. Anh bình tĩnh. Cái kết quả của bạo lực đã thanh minh cho sự chán chính của nó. Đây, bản kiểm điểm thú nhận tội ăn cắp cúa lão đây.
Bản kiểm điểm thú tội của lão Nghiệp run run trên tay ông T. Mọi việc trên thế gian này quả là đều có thể xảy ra được. “Thấy chiếc đồng hồ quý có thể bán đủ tiền để mua đôi lợn giống cho vợ tôi chăn nuôi nên tôi đã nảy lòng tham. Lão Nghiệp viết. Trưa ấy, lợi dụng đang lúc vắng vẻ, thủ trưởng T. đi họp ở Sở chưa về, tôi liền lẻn vào...”
Rõ ràng là lão Nghiệp nhận là đã lấy chiếc đồng hồ và bán đi rồi. Rõ ràng giấy trắng mực đen, án tại hồ sơ còn nói gì nữa. Thế là thực tình là không muốn, vì việc này vốn chỉ là nhỏ mọn mà thủ trưởng T. bị sức ép của dư luận, của Kh., đành phải hạ bút ký giấy sa thải ông già Nghiệp nọ. Vụ án đã kết thúc và kẻ hớn hở vì lập công là Kh.
Kh. hớn hở vì chứng tỏ tài xét đoán, năng lực truy cứu và tinh thần hết lòng với thủ trưởng, nên chắc mẩm chuyến này được lên chức lên lương. Vì vậy, hơn tháng sau, một hôm được ông T. gọi riêng vào buồng, lòng không khỏi khấp khởi.
Hai người ngồi đối diện. Ông T. tay để trên bàn, nét mặt thản nhiên, thấy Kh. đang hồi hộp chờ đón, liền khẽ. khàng:
- Tôi thấy trong vụ án ông lão Nghiệp vẫn còn có điều cần phải trách cứ.
Đón ý thủ trưởng, Kh. lập tức toét miệng:
- Dạ, thưa anh, em cũng đã tự kiểm điểm là dùng cực hình hơi quá tay, nhưng thật tình mà lão già nó ngoan cố quá. Em nghĩ mà uất. Thủ trưởng mình mà nó còn dám thế. Thì với người khác nó là kẻ cướp à! Bởi vậy trị lão là để
răn đe trăm ngàn kẻ khác...
Tưởng vẫn như đang nghe Kh. nói, mà thật sự ông T. đang khẽ khàng mở ngăn kéo và khi Kh. vừa dứt lời, ông liền thò tay vào gầm ngăn kéo, rút ra và giơ cao lên trước mặt Kh. một chiếc đồng hồ đeo tay - chiếc đồng hồ Poliot mạ vàng của ông. Điềm đạm, ông nói:
- Lỗi này thuộc về tôi trước hết. Vì tôi có cái đầu bã đậu hay quên. Chiếc đồng hồ của tôi không mất. Tôi cởi nó ra, để nó trong nhà tắm. Thằng cháu họ ở cùng tôi thấy, nó liền mượn đeo đi công tác ở biên giới mấy tháng liền. Vừa rồi nó về trả lại mới biết. Tội nghiệp cho ông lão Nghiệp quá. Ông nghĩ hộ tôi đi. Làm sao để không còn bao giờ gây oan uổng cho người vô tội nữa bây giờ? Và xin nói để ông rõ: Không bao giờ được lấy mục đích biện hộ cho thủ đoạn.
Nói xong, thủ trưởng T. gọi cán bộ tổ chức đơn vị lên, yêu cầu cử cán bộ đến ngay nhà ông lão Nghiệp mời ông đến cơ quan để xin lỗi và đền bù danh dự. Nhưng, đến nhà ông lão mới biết, ông lão bị oan đã không còn. Người con trai của ông kể:
- Bị sa thải được một tuần thì bố tôi kêu đau ngực và sốt li bì. Được hai hôm thì nôn ra cả bát huyết rồi mất. Bác sĩ bảo, một bên phổi bố tôi bị tổn thương nặng, tụ máu.
Câu chuyện bức hại người vì lòng dạ tăm tối này nhờ có văn chương ghi lại nên mới còn. Chứ không thì nó như bao nhiêu chuyện đời oái oăm khác đã rơi vào quên lãng. Văn chương hóa ra còn là ký ức và kinh nghiệm của cộng đồng!
Câu chuyện thứ năm LÃO SIỂN
lão Siển họ Bần, tổ tiên từ Quảng Đông sang đất Việt đã vài trăm năm. Người họ Bần ở ngõ nhỏ này chỉ có dăm bảy hộ, và không ai là không hai vợ. Hai vợ là công khai ăn ở và con cái mang khai sinh họ bố. Chứ còn nhân tình nhân ngãi chung chạ dăm bữa nửa tháng thì phải kể tới con số hàng chục. Dòng giống này chẳng hiểu được tạo ra từ chất liệu đặc biệt gì mà đường tình dục của họ phát mạnh, trội nổi khác thường quá. Đàn ông ở dòng họ này là vậy. Họ khác mọi người lắm, khác từ cách cư xử đến lời nói hàng ngày. Họ nói: Đàn ông quý ở cỗ tam sự hùng mạnh. Ngôn ngữ thường ngày của họ đại để như sau: “Đ. mẹ, mày tính hai con đĩ nó hành cả ngày lẫn đêm, không kể bồ bịch thì làm gì mà tao chẳng ra bã"! Ca dao, khúc hát bình dân của họ là: "Bà rằng bà chẳng sợ ai. Sợ thằng uống rượu đ. dai đau 1.". Họ hát: Ước gì lấy được thợ cưa. Cưa đi cưa lại dái đưa lòng thòng. Mẹ ơi con lấy thợ bào. Trượt lên trượt xuống nhát nào cũng êm...
Trong dòng họ Bần ở ngõ nhỏ này, về mặt quan hệ lằng nhằng với đàn bà lão Siển là bậc cao thủ. Ngoại bảy mươi tuổi rồi mà cơn háo dục chưa hề suy giảm, trái lại lại như càng lúc càng hung tợn hơn mới lạ. Đối với bà cả Thìn vợ lão thì việc ấy nó quá đáng hoặc bất cập thế nào cũng chẳng nên nói làm gì. Có bị người ta chửi suốt ngày úp mặt vào bẹn vợ thì cũng thây kệ. Đằng này lão lại giở thói dám cuồng với cô Ngàng cháu gái gọi lão là ông trẻ mới khốn nạn chứ. Mày là người là gà hay là chó, hả! Bà cả Thìn chửi. Chửi thế chứ chửi nữa lão cũng không tha cô cháu.
Bà cả Thìn đẻ đứa con thứ mười hai khi tuổi đã năm mươi tám, lực kiệt cạn, người gầy xác ve, thở không ra hơi, đi phải lê từng bước, đành phải gọi đứa cháu gái lên giúp cơm nước giặt giũ. Đứa cháu tên Ngàng, mười sáu tuổi, mặt đầy, mông đặc như hai quả bí, ngực ù ụ ninh nịch như hai nắm cơm, người ngây đơ đơ. Lên ở với ông bà được sáu tháng, bỗng một đêm nằm với bà cả Thìn, Ngàng vạch áo mình, hỏi. Nhìn rỏ hai núm vú thâm sì như hai quả cà của cô cháu, bà cả Thìn chồm dậy, giật đùng đùng:
- Lão Siển nó làm gì mày rồi?
- Cháu cũng không hiểu.
- Giời ơi! Con ngựa xé, con voi dày!
- Cháu không biết thật. Mọi khi cháu tắm. ông cứ vào tắm chung với cháu, kì cọ hộ cháu, cháu chả thấy bận gì. Một hôm cháu kêu đau bụng. Ông bảo cháu vào buồng ông chữa cho. Cháu vào, ông bảo cháu cởi hết quần áo ra, nằm lên giường, rồi ông nằm úp lên trên. Cháu kêu tức bụng, Ông bảo để yên rồi sẽ quen. Cháu không chịu. Ông cứ lục sục, ngọ nguậy. Cháu đẩy ra. Ông bảo. Để yên sẽ khỏi đau bụng. Rồi cháu ngủ lúc nào không biết!
- Mày ngây ăn người! Con khốn nạn! Đồ thối thây! Đồ lộn giống!
Bao nhiêu ngày sau bà cả Thìn cứ nhè cô Ngàng chửi. Cô Ngàng khóc lóc mãi, khóc lóc cho đến lúc sinh bà mới thôi, mới coi như chuyện đã rồi, nợ nần đã trả xong, ngang nhiên chị chị em em với bà cả.
Lão Siển khỏe lắm. Bảy mươi lăm tuổi lão còn đẩy băng băng cái xe ba gác chất đầy hàng họ, đồ đạc. Từ lúc còn là trai trẻ đến giờ, lão chỉ chuyên một nghề cửu vạn, chuyển vận ấy thôi. Bữa thường lão ăn một lúc bảy bát cơm. Hồi hai mươi tuổi, có bận nhận thách đố, lão vác một
phuy xăng hai trăm lít, rồi ngồi nghỉ ăn hết mâm xôi và cái thủ lợn. Nguyên là anh lực điền, do chiến tranh ở vùng giáp ranh không còn công ăn việc làm phải dông ra thành phố ở, thoạt đầu lão Siển chỉ là anh chàng nhà quê có sức vóc hơn người, nhưng ngộc nghệch, ngu ngơ lắm. Lão cao lớn vai u, cổ đầy, ngực dẹt nhưng mặt thì ngắn chùn chùn, dị hình dị tướng, từ hai con mắt ti hí như hai vết nứt tới cái mũi tròn có khía như quả cà chua đỏ hỏn, trông rất nghịch mắt.
Các nhà kinh điển nghiên cứu con người đều nhất trí cho rằng: Con người là một sản vật tự nhiên đồng thời lại là một sinh vật xã hội, nhưng hai mặt này xuyên thấm vào nhau, tạo nên một thể thống nhất. Nếu vậy thì lão Siển hai mặt này không hài hòa. không xuyên thấm vào nhau và nảy nở xộc xệch khác thường.
Chính là một bà buôn vải, có cửa hàng lớn nhất ở chợ Đồng Xuân thời Pháp tạm chiêm đã chứng kiến việc lão Siển vác
phuy xăng và ăn hết mâm xôi, cái thủ lợn và bà quyết định thu nhận Siển đang cầu bơ cầu bất thành một thằng ở
. Bà buôn tuổi ba lăm phây phây béo đỏ, ngực bự, hông lớn tham tiền lấy phải chú Chiệc, cũng người Quảng Đông như Siển, giàu có nhà cửa ba dãy bảy tòa, nhưng nghiện oặt xà lai, năm mươi tuổi đã xỉu như dải khoai héo.
Việc của Siển là giúp bà chủ dọn hàng buổi sớm và thu hàng về lúc chiều. Ngoài hai thời điểm đó thì quanh quẩn ở chợ để sai bảo. Một trưa, đang ở chợ thì có người từ nhà ra truyền đạt lệnh của bà chủ: "Bà chủ vừa mới nuôi chim khiếu, vậy từ trưa nay trở đi, cứ mười hai giờ rưỡi là Siển phải về nhà cho chim uống nước".
Trưa ấy, ở của hàng ngoài chợ đã có chú Chiệc ngồi trông. Siển trở về nhà. Nhà chủ của khép hờ. Đẩy cửa vào, chỉ thấy tối om, ắng lặng tịnh không thấy một tiếng chim nhảy chuyền hoặc kêu hót. Đang lấy làm lạ thì nghe thấy một tiếng tách, công tắc bật và căn buồng trong sáng lóa cùng lệnh ban: Đóng cửa, vào đây!
Buồng trong, trên cái đệm trắng muốt phủ kín mặt giường đôi, là thân hình bà chủ không mảnh vải che, trắng ngộn. Thấy vậy, Siển vội nép vào bờ tường, run lật bật:
- Chết thôi, sao di thể cha mẹ để lại cho mà bà lại phơi bày ra thế?
Nói vừa hết câu lại thấy bà chủ vẫn thế nằm chềnh ềnh, lại điềm nhiên khoanh tay vòng lên đầu làm gối, nhướng cao bộ ngực đồ sộ cười khành khạch, càng cười lớn hơn khi Siển hỏi: Chim đâu để cho nó uống nước?
- Chim đây chứ đâu!
Lần này thì bà chủ chồm dậy. Siển vội khom người che chắn, nhưng không kịp. Cục báu của Siển đã bị bà nhao tới thình lình tóm chặt. Trời đất! Siển tái mét mặt mày, cục báu nhẽo nhẽo sun lại như kẻ thất đảm kinh hồn. “Việc gì mà sợ thót dái lên cổ thế?" Bà chủ cười và kéo mạnh tay. Lạ thay, có hơi tay đàn bà, vật báu của Siển đang xìu xịu lạnh ngắt bỗng ấm nóng dần rồi vổng phồng lên, trương căng lên như có phép thần thông biến hóa, phút chốc như nổi cơn tức giận và trở nên dữ tợn quá mức. Dữ tợn quá mức thật, vì nó chẳng biết nể sợ, nó cứ phưng phưng co đi kéo lại, ăm ắp, oàm oạp phát tiếng. Còn bà chủ thì cười rung từng đợt kêu rằng: Nơi đây non bồng tiên cảnh, cây cối sinh sôi, chim muông chả đến vui vầy mê mẩn với nhau là gì, ới anh Siển con dê đực, con lợn lòi, con ngựa hoang của em ơi.
Hoạt cảnh vu sơn cho chim uống nước diễn đi diễn lại nhiều lần, càng lúc càng sôi sục hoang tàng bệnh hoạn đã thức dậy những ham muốn bấy lâu thiu thỉu của Siển.
Tuy nhiên hành vi dâm đãng của cặp nam nữ này đã bị bất quả tang. Chú Chiệc thuê bọn côn đồ nện cho Siển một trận bò lê bò càng rồi thương tình là người đồng hương dẫn lão đến đồn binh Pháp cho Siển đăng lính. Còn bà buôn, sau khi mặc quần áo sửa sang đầu tóc, ngồi vắt vẻo ở chiếc ghế cổ, soi sói nhìn chú Chiệc, thẳng thắn nói rằng: Lỗi là ở ông chứ không phải thằng Siển. Rồi sau đó vài năm gả cô Thìn con nuôi cho Siển để có cớ tiếp tục cuộc dan díu. Lúc này, sau hai năm ở đoàn Patidang chuyên đi càn quét, bắt bớ, giết chóc hãm hiếp, Siển đã trở nên một hung thần của đàn bà con gái.
Bà chủ của hàng vải tếch đi Sài Gòn năm 1954 khi hòa bình lập lại. Siển cùng vợ dọn về ngõ này, ngõ có nhiều người họ Bần cùng quê, ở trong một ngôi nhà nhỏ của bà chủ cũ.
***
Cô Ngàng đẻ như máy năm một. Tám năm, tám đứa, chia đều gái trai, tất cả đều như cây cỏ trong rừng, không cần nâng niu, săn sóc, tự lớn lên, hơn nữa lạ thay, học hành đều tấn tới, đến tuổi đi làm đều có công có việc, nay ở nhà chỉ còn hai đứa con gái đứa mười sáu, đứa mười bảy!
Cô Ngàng bỏ được tính ngây, biết chạy chợ, buôn bán cũng nuôi được mình và lũ con cái qua ngày. Lũ con chỉ quấn quýt với mẹ, nhiều lúc ngác ngơ không hiểu sao lại có một ông bố là lão Siển. Lão Siển quái đản. Lão Siển, cái sản vật tự nhiên thuần túy vẫn chỉ một mục tiêu theo đuổi sự sung sướng cho xác thịt bản thân, lắm lúc như con thú động dục gây náo loạn cả ngõ xóm. Lão tằng tịu suốt lượt với các bà góa ở trong ngõ. Lão ngủ cả với mấy mụ ăn mày, dính dấp cả với một bà điên hay cởi truồng đứng múa hát huyên thiên ở cửa ngõ.
Lão là cái quái trạng tình dục phi tự nhiên. Buồn thay, tám mươi tuổi lão vẫn y trạng một cái hố lửa ngùn ngụt cháy nóng đêm ngày. Nhục nhã, ê chề hơn. lão còn trở thành cái trò cười bêu riếu của trẻ con, người lớn trong ngõ xóm. Thấy lão là họ cao rao: Ông Siển ơi, bà lão Nhợ đau bụng muốn nhờ ông chữa đấy! Ông Siển ơi, hôm nay ông cho
chim uống nước chưa? Cực chẳng đã, bà cả Thìn và lũ con cái, những kẻ ra đời ngẫu nhiên, những người có nhân cách, trong cơn đau lòng triền miên, phải bàn cách đối phó. Họ mua thuốc tiết chế dục năng lừa cho lão uống. Không ăn thua! Họ trộn thuốc ngủ vào thức ăn cho lão ăn. Vô tác dụng! Cuối cùng, họ chỉ còn cách kêu trời, nhờ trời thôi. Nhờ trời là nhờ vào quy luật thải hồi của tự nhiên. Nghĩa rằng là: Con người có lúc mạnh khỏe, có lúc ốm đau. Hình tròn sức khỏe thế nào cũng có lúc méo mó, con người đừng cậy sức, vì thế nào mà chẳng có lúc suy sụp vì bệnh tật. Vậy thì hãy yên chí mà chờ vậy. Đau buồn làm sao, người chẳng chế ngự được người.
Cuối cùng thì cái mọi người kiên nhẫn đợi chờ cũng đã đến! Lão Siển hàng xóm của tôi chết tối hôm qua.
Tứ giá tận dã. Khổng Tử đã từng nói: Chết là hết vậy. Và nói thêm: Với người hiền, chết là nghỉ ngơi. Với kẻ ác chỉ cái chết mới bắt nó thôi làm điều ác. Cái chết của lão Siển, thảm kịch của bản năng tối tăm ham muốn vô độ, sự tự trừng phạt đích đáng được bà cả Thìn nhắc tới, trong tiếng hờ buồn thê thiết: “Ông Siển ơi, thật là thân làm tội đời để đến nông nỗi này đấy. Ông ơi".
Câu chuyện thứ sáu. TÂM SỰ NGƯỜI CÔNG AN ĐIỀU TRA
Anh T. anh đã bốn mươi, tức là vào tuổi không còn nghi hoặc nữa. Làm nghề công an điều tra, đã gần hai mươi năm anh đối mặt với tội phạm, đối mặt với cái nghiệt súc hàng ngày, nhờ bản lĩnh tinh thần, nghề nghiệp anh đã có nhiều thành công trong công việc. Xin hỏi anh, lặn lội mãi trong cái mặt trái, mặt tối đen của đời sống, có lúc nào anh chán ngán không?
- Có chứ!
- Có lúc nào anh thấy con người thật là đáng ghê sợ kinh tởm không?
- Ghẻ sợ, kinh tởm thì không, nhưng nhiều lúc tôi hoang mang và buồn bã ghê gớm.
- Hoang mang và buồn bã?
- Hoang mang buồn bã thật sự. Là bởi vì, con người, cái sinh thể tuyệt vời của tự nhiên, xã hội ấy lẽ ra phải kiêu hãnh và sống đẹp hơn nữa thì nó lại phức tạp, rối rắm và nhiều lúc để dục vọng lấn át chi phối đến khó hiểu!
- Như vậy là con người bất chấp cái uy của pháp luật, cái quyền năng của sự trừng phạt, nó cứ ngang nhiên phạm tội. Nó tăm tối và vô phương biến cải.
Nghe tôi lý sự, T. Trưởng Công an quận Đ. cười nhè nhẹ:
- Anh lý luận về con người tuyệt hay. Tôi cũng nghĩ như thế. Nhưng để cụ thể, tôi kể cho anh nghe một tình huống tôi đã trải trong khi đi bắt tội phạm.
Và sau đây là câu chuyện của T.
Lê Toan là một trùm buôn ma túy ở H.P. Tội lỗi của y đã rành rành, đầy đủ tang chứng, không thể chối cãi và hôm ấy T. chỉ còn một việc đơn giản là đến nhà y điệu y về nơi giam giữ.
Nhà Toan là một nhà biệt thự cổ thừa kế của ông cha giữa một khu vườn xanh om cây lưu niên. Không khí lặng tờ như được đóng bao lưu giữ từ những thế kỷ đã xa tỏa ra từ mỗi hình hoa văn xưa cũ trên cánh cổng sắt và màu men tím thiên thu trên dáng hình cổ kính của những bồn cây cảnh đặt trên bờ tường hoa. Cảm giác gặp lại một giá trị tinh thần hiếm hoi đã se thắt tim T. khi bước vào tiền sảnh T. nghe thấy tiếng đàn dương cầm buông từng giọt thánh thót bản nhạc buồn của Sôpanh. Âm nhạc, có gì kỳ diệu và thanh sảng hơn thế! Rưng rưng cảm xúc trữ tình cao quý, anh sững sờ đứng lặng đón nhận cái nhún chân, cúi đầu thi lễ của một em gái mặc váy trắng, tết nơ hồng ở hai bím tóc vừa rời đôi bàn tay xinh trên những phím đàn trắng điểm đen dài như một hành lang dài dẫn lối tới thiên thai.
- Thưa ông, mời ông uống trà. Nhà tôi ở trên gác đang thu xếp đồ đoàn ạ.
Một phụ nữ xinh đẹp, dịu dàng đặt trước mặt T. một cốc nước trà hồng. Phòng khách rộng, cửa sổ lớn rợp bóng nhãn. Một bức tranh khung nạm vàng vẽ một góc phố cổ của Bùi Xuân Phái, chiếm cả một bức tường lớn sau lưng anh. Một bộ kỷ gỗ mun kê ở giữa căn buồng sạch sẽ như đồ vật chào hàng. Chiếc tủ kính chia ba tầng, đặt những lọ, bình, tượng bằng gốm, sứ, đá, đồng, những vật thể đẹp và lạ từ dáng, kiểu, chất liệu, hàm chứa tính ẩn dụ và kết tinh thời gian. Trên cái
đi văng kê ở góc xa, một chiếc gối mây đặt trên một chiếc chăn len vừa gấp còn ấm hơi người. Cạnh nó, một cuốn sách dầy, bìa nổi nhìn rõ hàng chữ xanh đậm: Tuyển tập
Hêminguây, nằm dưới một cái chao đèn bọc lụa màu mỡ gà.
Ôi, Hêminguây, nhà văn mà T. ưa thích. Ước gì có được tuyển tập kia của ông.
Khung cảnh, bầu không khí trầm tình, yên ả và cuốn sách này khiến T. lặng đi. Còn gì ao ước hơn nếu thi thoảng được tách ra khỏi tất cả cái phồn tạp, để trở về với bản thể, trong sự thanh tĩnh này; vì chẳng phải mọi cái đẹp nhiều khi chỉ được thể hiện trọn vẹn ở trạng thái giản dị và muôn thuở nghiêm trang đó sao?
- Cộc cộc cộc...
Từ trên gác, tiếng những bước chân đặt lên cầu thang vọng xuống nghe như tiếng búa nện. T. kéo chân đứng dậy và có cảm giác phải nhảy một bước ra khỏi cái trạng thái bản nguyên vừa đạt tới. Người đàn ông anh đến để bắt y đã từ cầu thang bước ra. Y đứng lại ở cửa buồng khách, cái mặt nhọn hoắt và cái mũi khoằm khoặm nanh ác của y chợt nhợt bệch như mất máu. Một đối nghịch đã xuất hiện phá vở khung cảnh hài hòa. Người đàn ông mũi khoặm kia, y còn mong mỏi, còn ước muốn gì nữa nhỉ? Y đang muốn đi tới bến bờ nào? Không, y không nghèo. Y thừa hưởng một gia tài lớn. Y có thể sống sung túc đến mãn đời. Y đã học xong bậc đại học. Bỏ việc nhà nước, y ở nhà chơi chim cảnh, chó cảnh. Y có một người vợ đẹp và một đứa con gái. Con gái y xinh xắn và học giỏi, nó đã chiếm giải nhất môn Văn các trường trung học cơ sở kỳ thi đầu năm nay. Nó còn là một năng khiếu dương cầm nổi trội, biết đâu lại là một Tôn Nữ Nguyệt Minh tương lai. Tóm lại cuộc sống của y là cuộc sống hàng tỉ người mơ ước mà không có. Vậy thì đang tự dưng tự lành, y thuộc dạng trí tuệ gì và chịu sự chi phối của một hệ tư tưởng nào mà lại giấu cả mấy chục cặp hêroin ở khung bức tranh quý giá nọ trong chuyến bay xuất ngoại không thành vừa rồi"?
- Chú ơi chú, thế là đời cháu tan nát hết rồi.
Cô bé xinh xắn nức nở gục mặt trên mặt đàn, phím đàn dào lên một hỗn âm mù mịt. T. dẫn người đàn ông đi qua căn phòng. Mặt người đàn ông tái dại, y định quay đi, nhưng không nổi. Y đứng lại và bất thần rập hai đầu gối xuống trước mặt đứa con gái tuổi đời còn đang dở dang, hai hàng nước mắt đổ chan chan, miệng mếu xệch.
- Con ơi, ba có tội với con! Con tha tội cho ba! Ba cũng đau khổ lắm con à!
- Anh có nghe rõ câu nói cuối cùng của Toan không? Ông T. hỏi tôi, rồi tiếp: Hắn nói với con hắn rằng, hắn cũng đau khổ lắm. Đó là một lời nói thành thật. Tôi tin là như thế.
- Anh tin là như vậy?
- Đúng thế! Bởi vì, dục vọng hay ham muốn tối tăm, chính là nguồn gốc của đau khổ đó, anh ạ. Anh có biết không? Theo nhà triết học Đức Arthur Schopenhauer thì ham muốn, gây ra đau khổ cho người ta là vì ba lẽ:
Một là, ham muốn nảy sinh vì cảm thấy thiếu thốn, nghĩa là nó nảy sinh từ chỗ vốn đã đau khổ.
Hai là, phần lớn các ham muốn thường không được thỏa mãn, nên thường dẫn đến đau khổ dữ dội.
Ba là, dù ham muốn có đạt được mục tiêu thì đó cũng không phải là sự thỏa mãn vĩnh viễn, mà chỉ là sự thỏa mãn tạm thời, chẳng khác nào cho kẻ đi ăn xin mẩu bánh mì để họ khỏi chết đói lúc này thôi, nghĩa là kéo dài sự đau khổ của họ cho đến ngày mai, ở chỗ này, A. Schopenhauer đã gặp Phật. Tôi là người chiến sĩ công an, tôi đã tiếp xúc với cả trăm ngàn tội phạm, tôi hiểu như thế, nhưng tôi vẫn rất hoang mang và buồn bã, anh ạ.
Câu chuyện thứ bảy TẼN TÒ
Đang ngồi uống nước ở quán trà ở góc phố Yết Kiêu - Trần Hưng Đạo, T. bật ngay dậy. Suýt nữa thì anh kêu thành tiếng. Đúng là thằng Bốn ăn đút một trăm triệu đồng của công đoàn, lại đánh bị thương nặng người bảo vệ cơ quan bằng xương bằng thịt kia rồi chứ còn ai vào đây nữa. Trời, thằng Bốn lưu manh. Thằng Bốn côn đồ. Bao ngày mất công rình rập mi rồi, chẳng lẽ trăm bó đuốc không vồ được con ếch là mi.
Bốn, Nguyễn Vàn Bốn gây án ở Hà Thành rồi mất tâm mất dạng. Nhận nhiệm vụ truy đuổi, T. vào Đồng Nai quê mẹ nó thì được tin nó chuồn ra Phan Thiết. Ra Phan Thiết thì cơ sở bí mật báo nó đã lên tàu ra Huế. Truy đuổi mãi chẳng có kết quả. Còn bây giờ thì chẳng nó là cái gì kia. Mặt bẹt như đồng xu, hai con mắt hình lá khoai, đôi mày lưỡi mác, cái lưng khòng như kẻ đau thận. Nó đang dắt cái xe đạp định đi vào Cung Văn hóa Lao động. Cái xe đạp không chắn bùn, chắn xích, khung đã tróc sơn và hai lốp đã mòn trơ. Ấy thế, người trinh sát điều tra phải có khả năng nhận biết tỉ mỉ. Phải nắm được đầy đủ chứng cứ, như nhận dạng, vật chứng, lớn như tòa nhà, bé như cái mụn cóc, thoảng qua như một mùi hương... cũng phải biết. Đặc biệt nhất là nhận dạng. Nhận dạng Bốn, T. đã nhập tâm nhập trí rồi. Vậy mà suốt một năm trời nay nó mất tăm mất dạng, biến mất vào vô tăm tích!
- Báo cáo đồng chí thiếu tá Trưởng Công an phường. Xin đồng chí cho phép tôi tiếp cận tên Bốn để xác minh trước khi ra lệnh bắt!
- Nhưng đồng chí đã điều tra kỹ chưa?
- Báo cáo đã!
- Cẩn thận không làm trò cười cho thiên hạ đấy.
Nghe thiếu tá Trưởng Công an phường nói, T. cười nhè nhẹ:
- Báo cáo nhầm sao được ạ. Hóa ra hắn dùng kế:
Đế đèn là nơi tối nhất, thủ trưởng ạ. Tức là sau một hồi trốn chạy, hết Đồng Nai lại Huế, hắn chuồn về ở ngay phố Quan Hòa và chui vào làm việc ở ngay Cung Văn hóa Lao động. Nghĩa là ngay giữa thành phố trước mắt ta vì cho rằng đó chính là nơi ta sơ hở, không để ý tới!
Thiếu tá Trưởng Công an phường gật gù:
- Đã lâu chưa?
- Báo cáo, tôi có đi điều tra, nghe vài người nói thì khoảng nửa năm nay thôi ạ.
- Phải hỏi nhiều người, nếu cần thì hỏi thẳng tổ chức cơ quan. Nên nhớ, các cụ ngày xưa vẫn thường bảo: Đại gian tà nhiều khi trông tựa đại trung tín, khối anh đã nhầm lẫn như thế đấy !
T. nghĩ, thủ trường cẩn thận quá. Lại có ý hơi bực, hay là thấy mình đang còn trẻ và ở thời kỳ tập sự nên có ý coi thường. Cua trong rọ đây rồi, còn gì mà phải tính toán nữa.
Nghĩ vậy, nhưng mệnh lệnh là mệnh lệnh, không thể không chấp hành. Và như vậy là buổi sáng mùa đông rét mướt ấy, một vụ va chạm xe đạp nhẹ đã xảy ra giữa hai người đàn ông. Một là T., hai là người đàn ông giả định là tên tội phạm Bốn.
Chẳng hiểu vì ai là chính, nhưng cả hai đều ngã lăn chiêng ra đất và hai chiếc xe đạp dẫu không hư hại, cũng lăn kềnh ra bên vệ đường.
- Bác đi thế nào thể?
T. đứng dậy, trong bộ thường phục dân sự, gay gắt. Người nọ cũng vậy. Ông cau có kêu rằng ông đi đúng đường.
- Tôi cũng đi đúng đường. Tim đường đây.
- Ô hay! Xe tôi đây. Vệt bánh còn đây. Rõ ràng là bên phải đường chứ.
T. phủi tay, tiến sát đến trước mặt ông này. Và quên bẵng là đang ở trong vai kịch, anh liền dụi mắt, trong lòng sướng rơn. Chả mặt mũi vóc dáng Bốn thì còn ai vào đây? Đúng là cua ở trong rọ đây rồi. Đúng,
đế đèn là nơi tối nhất, cha này cao thủ thật!
Nghe hai người to tiếng, một chiến sĩ cảnh sát từ ngã tư gần đó chạy tới, yêu cầu họ ngừng cãi cọ và đưa cả hai về nhiệm sở.
***
Tại Đồn Công an phường H.. hai người xuất trình giấy tờ. T. vô cùng kinh ngạc vì tên người nọ trong giấy khai sinh là Nguyễn Chí Mại, sinh năm 1950, tại Hà Nội, làm nghề thợ mộc, đã hai mươi năm nay chuyên sửa chữa đồ gỗ ở trong Cung Văn hóa Lao động này. Thợ mộc thật. Cứ nhìn bàn tay ông thì biết. Anh thợ mộc thường có sẹo ở ngón trỏ tay trái và vệt chai cứng ở gờ dưới tay phải do thường xuyên phải tì vào cạnh bào.
Hay là Bốn đã làm giả giấy chứng minh? Đã đổi tên và cải nghề nghiệp mới? Hỏi Công an phường nơi ông Mại cư trú thì được trả lời là không phải. Hàng bao nhiêu năm nay, họ đã biết ông Mại. Ông Mại vợ mất đã hơn mười năm, hiện sống với có con gái, quanh năm suốt tháng ông chẳng bao giờ rời xa Hà Thành. Chưa bao giờ ông biết Đồng Nai, chưa hề đặt chân tới Huế.
Kể lại chuyện nhưng ngay đầu mới vào nghề và câu chuyện này cho tôi nghe, thiếu úy T. tự thú:
- Đúng là do mình bộp chộp, nôn nóng chỉ muốn lập công. Tẽn tò quá! Suýt nữa thì oan gia. Nghề này, bài học quan trọng nhất là phải thực sự cầu thị, ông ạ.
- Nhưng mà cuối cùng thì anh vẫn bắt được tên Bốn chứ?
Đang ỉu xìu, T. đổi mặt tươi cười, vỗ bộp vai tôi:
- Trong cái rủi có cái may, ông ạ. Để mình kể ông nghe. Thì ra, cuối cùng, buồn ngủ lại gặp chiếu manh, thế mới thú chứ! Ông có biết câu chuyện bắt đầu từ đâu không? Bắt đầu từ chính ông Mại mà mình tưởng là tên Bốn lưu manh ấy! Hóa ra ông Mại này cũng đã một thời là trinh sát công an ta.
***
Đúng là ông Mại một thời trai trẻ đã từng là trinh sát công an ta, một trinh sát viên được đào tạo bài bản hẳn hoi. Sau vì yếu sức, ông mới giải nghề, trở về với nghề thợ mộc cha truyền con nối.
“Cậu về nhà tôi, rồi ta nhẩn nha nói chuyện". Ông Mại sau khi biết rõ đầu đuôi câu chuyện liền vui vẻ kéo T. về nhà ông. Nhà ông Mại ở kiệt cùng trong một ngõ nhỏ thuộc phố Kính Thiên. Vợ mất đã mười năm, nay ông sống với cô con gái duy nhất tên Liêm, tuổi chớm hai mươi, là diễn viên đoàn kịch Nhà hát kịch
Tuổi trẻ. Hai cha con ông ở trong một căn nhỏ ba tầng xinh xắn; tầng ba chia đôi, nửa là phòng riêng của Liêm, nửa là thư viện gia đình, cả một thế giới sách! Thôi thì đủ các loại. Tuy nhiên, đặc biệt phong phú là sách chuyên đề về ngành công an và tiểu thuyết tình báo, trinh thám.
- Cậu thấy chưa, hai cha con tôi mà đều là những kẻ mê sách về đề tài công an! - Ông Mại nói - Tôi thì vốn gắn bó với nghề này từ hồi trẻ. Còn con gái tôi, có lẽ vì được ảnh hưởng của cha, nên cũng vậy; có bao nhiêu tiền lương, thưởng cô đều chi cho việc sưu tầm loại sách này. Cậu xem đi! Đủ cả. Từ
Bố già đến
Mười bảy khoảnh khắc mùa xuân, Chiếc khuy đồng, Tiếng nổ trên chiến hạm Amyo D'inville. Còn tiểu thuyết của Chases, của Agatha Cristi, của Simenon... thì khỏi nói. Ngẫm ra, sách là thầy dạy con người ta thật. Vì sách là cuộc sống, cậu ạ.
Đang say sưa chỉ các cuốn sách xếp ngay ngắn trên các kệ sách, ông Mại chợt ngừng và nhìn T.:
- Thế cậu có biết, bọn lưu manh học các thủ đoạn, kế sách gian hiểm ở đâu không!
Đế đèn là nơi tối nhất. Hừ, chưa chừng, cái kinh nghiệm này bọn chúng cũng moi được tư trong sách ra đấy! Nhưng mà thôi, giờ ngồi đây, tôi đưa cậu đọc cuốn sách này, nó có quan hệ đến việc cậu định tiếp cận tôi để suýt bắt... nhầm tôi đã.
Cuốn sách ông Mại đưa T. xem không dày. Chỉ độ sáu mươi trang, khổ 13x19. Nó là bản dịch từ một cuốn sách nước ngoài, có nhan đề là
Ngẫu nhiên hay là sự có ý thức của Tạo hóa? Trời! Đúng là một cuốn sách đọc xong thì lập tức phải thốt lên câu hỏi nọ thật. Là bởi vì, không hiểu vì sao, con người ta được cấu tạo thế nào đó mà người này có những dấu hiệu mà người khác không thể có. Nghĩa là con người ta, về căn bản chẳng ai giống ai hết, xét về mặt bên ngoài.
- Đây, cậu hãy chú ý đọc đoạn này.- Nếu căn cứ vào các chỉ số sau:
Trọng lượng, chiều dài sải tay, độ mạnh bắp thịt, sức chứa hơi trong lồng ngực, độ nhạy phản xạ, máu mắt, độ thính của tai, vân tay...v.v. thì hai người có cùng một chiều cao chiếm tỷ lệ tới một phần tư nhân loại; nếu trùng nhau hai chỉ số, ví dụ cùng chiều cao, cùng trọng lượng thì có tới một phần sáu loài người y sì nhau. Nếu lấy mười một chỉ số để so thì cử 4.191.300 người mới gặp một trường hợp có hai người giống nhau. Còn nếu lấy mười bốn chỉ số làm mức thì phải 289.435.456 người mới có hai người y hệt nhau.
- Chà!
- Thôi, hãy lấy một ví dụ đơn giản để dễ nhớ. Nếu một bà mẹ trong đời mình có thể sinh ra bốn triệu đứa con cùng với một người chồng, thì may ra mới có hai người con giống nhau từ vóc dáng, khuôn mặt, con mắt, màu tóc đến sải tay và có khả năng cả... vàn tay nửa.
T. ngả lưng ra sau ghế thở một hơi dài. Ông Mại cười:
-Tôi cho đó là một sáng tạo có ý thức của ông Tạo hóa. Và điều đó nói lên một hệ luận quan trọng: Con người là một sinh vật cao cấp. Mỗi con người là một thực thể. Mỗi con người là một tiểu vũ trụ. Xã hội con người là sự thống nhất trong đa dạng, trong đại đồng tiểu dị. Con người ta về cơ bản, chả ai giống hệt ai cả! Và gì nữa... tôi đố cậu đấy!
Nhìn gương mặt tròn trịa chất phác của T., ông Mại nhó nháy hai con mắt tinh anh, rồi bất chợt phá lên một hồi cười:
- Và để, tránh cho những nhầm lẫn nực cười và đáng tiếc có thể xảy ra!
Nghĩ rằng ông Mại có ý châm chọc mình, T. liền cắn môi, ngượng nghịu đưa tay gại gại gáy. Mà hóa ra không phải. Ông Mại bị nhận nhầm đâu chỉ có một lần do T.!
- Kể cậu nghe, một lần đang đi bộ ở quanh hồ Thiền Quang, thì vụt một cái, ào tới ba ả đàn bà - Ông Mại nói -
Đúng thằng này rồi. Một ả vừa thét như xé vải vừa cầm cái quần lụa đen xông ngay tới quật tới tấp vào mặt mình. Mình vội giơ tay đón đỡ, trong khi miệng la liên hồi:
Tôi làm gì nên tội nào! Thì các mụ khác gần như đồng thanh xoe xóe:
Chả cái mặt l. trốc với hai con mắt lá khoai, đôi tai thô thì là ai đây, hả thằng ăn lường đ. quỵt! Chết cha! Thì ra có một thằng nhìn thoáng qua giống hệt mình đi chơi gái không trả tiền nay mình phải chịu đòn thay!
- Sau thế nào?
- Chẳng thế nào cả. Vì ra đòn hội chợ xong là các ả phải
ù té quyền ngay, vì nếu lộ chuyện ra thì các ả cũng nguy. Thiệt phận là mình thì phải chịu thôi!
- Vậy là...
- Đúng! Vậy là chuyện vẫn chưa xong. Vì mình còn bị đòn oan vài ba lần nữa. Một lần, ngay ở giữa phố Hàng Bột, một mụ hàng phở túm áo, mình, quát:
Thế nào, trốn lẩn đi đâu cả năm trời, định chạy làng hơn triệu bạc vay chơi đề lô của tao hả, thằng khốn! Lần khác, bốn thằng đầu trọc đi trên hai cái S.H thình lình áp mình vào vệ đường cạnh Công viên Thống Nhất, rồi rút mã tấu, kiếm, côn ra, hằm hè sấn tới.
Đ.
mẹ! Lần này định tàng hình hay độn thổ đây, Bốn, thằng lừa thầy phản bạn! Biết là nguy rồi, mình vội móc túi lấy giấy chứng minh ra và kêu to:
Các anh nhầm rồi! Tôi không phải là Bốn. Một thằng giật phắt cái chứng minh thư trong tay mình, lướt mắt qua, rồi hất hàm:
Bộ thằng Bốn là em trai hay anh trai mày? Hay là anh em sinh đôi? Nhà chúng mày ở Mỹ An nay chuồn đi đâu để lánh mặt bọn này, khai ra mau không thành tóp đừng có trách. ***
Một hợp đồng đã được thỏa thuận ngầm. Người trinh sát đàn anh hứa sẽ tận lực hỗ trợ chàng trinh sát viên trẻ tuổi mới vào nghề. Không nói ra, nhưng cả hai đều hiểu, đó cũng là một biểu hiện của một tinh thần vừa chớm nở giữa hai bên. Ngẫu nhiên nọ nối tiếp ngẫu nhiên kia, một mối thiện cảm đă âm thầm nảy nở một cách hết sức tự nhiên giữa T. và Liêm, cô con gái xinh đẹp của ông Mại. Chưa kể việc này cũng thể hiện một nguyện vọng của ông Mại: Món nợ vô tình giăng mắc giữa ông và tên Bốn lưu manh nào đó cũng cần thanh khoản để đỡ rắc rối càng sớm càng tốt.
“Anh đến tôi ngay đi, anh T.” Cuối cùng là một ngày nọ đã có một cú nháy điện thoại. Và khi đã ngồi ở sau chiếc xe Honda của Phùng, ông Mại mới cho T. biết: Liêm con gái ông, hôm qua trên xe buýt tuyến 502, đi Mỹ An, nó đã suýt buột miệng gọi
ba ơi, khi thấy một người y hệt tôi ở trên xe. Nó đã tiến đến gần người đó và chỉ biết là mình nhầm khi thấy người nọ nhếch một bên mép, để
lộ ra chiếc răng nanh bọc vàng, rồi xuống xe, ở vào khu chợ Mỹ An.
Chợ Mỹ An, ngôi chợ lớn ở phía bắc thành phố, là nơi tụ hội buôn bán giao thương của hơn nửa triệu dân thuộc một quận nội thành và mấy huyện ngoại thành. Lẩn trong dòng chảy nườm nượp người vào ra, ông Mại và Phùng cùng ba chiến sĩ công an khu vực đến phối hợp, sau khi đi thị sát một vòng qua các dãy hàng, tìm đến một quán nước chênh chếch cổng chợ.
Ngày đầu tiên qua đi!
Ngày thứ hai qua đi!
Ngày thứ ba, buổi sáng cũng qua ở trong ngong ngóng. Buổi chiều, xem chừng không còn hy vọng, sau này T. nói với tôi rằng, để giết thời gian, T. đã lặng lẽ thực hiện việc ngắm nghía ông Mại. Và anh nhận ra, bây giờ, vào lúc thư nhàn, suy xét một cách công bằng, có thể nói rằng, giữa ông Mại và tên Bốn chỉ có vài nét trội bật tương đồng, khiến hai người từa tựa nhau, chứ không thể là bản sao của nhau được. Không! Gương mặt, vóc dáng ông Mại không hề có một dấu tích nào khiến người ta có thể nghĩ, ông là một kẻ gian tà ngạo ngược, ừ thì mặt ông có hao hao cái bản mặt bèn bẹt như đồng xu của tên Bốn thật; nhưng ở đây không hề có cái trơ lì vô tri của sỏi đá bạo tàn. Ở đây là sự phẳng lặng của tâm thái an nhiên, ở đây không bợn cợn mảy may tí chút tà niệm gọi là. Ừ thì con mắt ông cũng tẽ ngang ba góc như hình chiếc lá khoai, nhưng nó đâu có phát ra tia gai ngạnh độc địa! Cùng một chiều cao vóc dáng, nhưng ở ông Mạo là cái thần khí cao sang, chỉnh tề, chứ đâu toát lên vẻ khuất tất, hèn nhược! Hai cối tròng mắt màu
sôcôla và cặp mày lưỡi mác của ông cũng vậy. Không khác mấy với đôi lông mày và tròng mắt trong ảnh tên Bốn. Nhưng thần thái hai bên thì hoàn toàn khác nhau. Một đằng là hoang dại cô hồn. Một đằng là ngay thẳng, thật thà. Nghĩa là con người ta, có khi cùng là một thể chất mà khác nhau một trời một vực, nếu xét về thần, về khí. Là thế chăng nên xưa rày vẫn lưu truyền câu nói: Đại gian tà nhiều lúc trông tựa đại trung tín, như thiếu tá trưởng công an phường đã nhắc nhở! Và như vậy thì một lần nữa, khẳng định rằng, khoa học, văn hóa, chứ không phải là bạo lực là thuộc tính căn bản trong công việc của người chiến sĩ công an. Người chiến sĩ được giao trọng trách giữ gìn sự yên bình cho cuộc sống ở đất nước này trước hết phải là người hiểu biết sâu rộng khoa học về con người!
- Kìa, anh T.. đúng là
đế đèn là nơi tối nhất rồi, nhưng mà chẳng lẽ chính là tôi, tức Nguyễn Chí Mại, chứ không phải ai khác, đang đi vào cổng chợ kia?
Nghe thấy lời ông Mại, như nhận được mật lệnh, T. cùng các chiến sĩ công an khu vực liền đứng phắt dậy. Tay giơ cao tấm thẻ công an, T. tiến đến trước mặt một vóc hình đàn ông sùm sụp chiếc mũ lá, vai quàng một cái bị cói đang từ cổng chợ đi vào, cất giọng thật từ tốn và đĩnh đạc:
- Anh Bốn! Đã có lệnh truy nã anh! Anh đã bị bắt!
Phía sau T. cùng các chiến sĩ công an là ông Mại và Liêm con gái ông. Liêm đến từ lúc nào. T. không hay biết. Cũng không nhìn thấy gương mặt trái xoan rất đẹp của cô. Chỉ nghe thấy cô nói: Chết thôi, thoạt trông chỉ nhang nhác thôi mà sao lúc ấy con lại có thể nhầm là ba được. Ông Mại không nói, có lẽ ông chờ cái nhếch mép để lộ chiếc răng nanh bịt vàng của Bốn!