Tuỳ bút - Sương Anh
SuongAnh 13.04.2020 17:42:26 (permalink)
 
Đời Người Như Chiếc Lá Vàng



         Nhìn chiếc lá tự nhiên đổi sắc, màu vàng nổi bật trên giàn lá xanh. Màu vàng úa biểu tượng của sự sắp ra đi, như con người đang trong mùa "chịu tang" của đại dịch corona virus năm 2020 này.


Ngồi đây ta lặng lẽ
Đếm từng chiếc lá vàng
Âm thầm rưng rưng lệ
Thương kiếp đời nhân gian
 
Ngồi nhìn lá vàng, mỗi chiếc có một vẻ khác nhau, có chiếc uốn cong vặn mình đau đớn như đang hấp hối, có chiếc đầu lá bắt đầu nhuốm vàng, lòng lo âu không biết lúc nào sẽ chia tay, có chiếc nằm yên trong dáng vẻ thanh thản rồi nhẹ nhàng buông mình một cách tự nhiên như đang say giấc ngủ yên lành.
Đời của lá mong manh, mới thấy còn xanh mượt mà nay úa vàng lìa cành bỏ ra đi. Và số mệnh con người hiện giờ cũng thế, đang vui tươi, hồn nhiên sống lại phải ra đi trong tức tưởi, khổ đau, mệt nhoài thân xác. Và cũng có người trở về nguồn một cách yên bình.
"Lá rụng về cội"... sau một quá trình sinh học sẽ biến thành chất dinh dưỡng nuôi cây cối. Lá đem thân xác úa tàn của mình để trả ơn cho cây. Và con người cũng thế, nào có khác chi!
Đời lá như người tuy ngắn ngủi mà đầy ý nghĩa nhân sinh.


Lá vàng nằm ở trên không
Bay đi tìm cội để mong thanh nhàn
Khi người từ biệt dương trần
Thân vùi cát bụi hồn an trên trời


Nhìn lá đang xanh chuyển sang vàng úa rồi héo tàn và sẽ buông rơi, ta mới thấy sự thật của một đời người đó là cái chết. Nó chẳng từ bỏ hay thương xót bất cứ một ai.
Nó đến thật bất ngờ khiến ta bàng hoàng.
Nó đem thân xác ta về nơi khác mà chẳng kịp từ giã thân bằng quyến thuộc, bạn hữu... Chuyến đi chỉ một mình thật cô đơn... Một chuyến đi xa .. viễn không bao giờ trở lại.



 
Như lời Phật dạy: "Mạng sống con người rất mong manh, trong một hơi thở chỉ có ra mà không có vào là kết thúc một kiếp người". Cho nên, ở bất cứ đâu trên trái đất này, từ văn minh đến lạc hậu, từ giàu sang đến hèn khó, từ trí thức đến bình dân... không ai thắng nổi cái chết, mọi người đều bình đẳng như nhau. Vậy ta phải can đảm chấp nhận sự sống lẫn sự chết và lấy yêu thương làm nền tảng để sống cho trọn một kiếp người.


" Bên phải tôi đây là người tôi yêu tôi thương
Bên trái tôi đây là người tôi yêu tôi thương
Trước mặt tôi đây là người tôi yêu tôi thương
Xung quanh tôi đây là người tôi yêu tôi thương"... (Người Tôi Yêu Tôi Thương)
 
Vậy cho nên:


Sẽ mãi là em chính em
Xinh tươi dịu dàng giống tơ mềm
Ru hồn tịnh độ nơi trần thế
Cuộc sống mượt mà như cỏ êm... (Sẽ Mãi Là Em)
 
 
Bởi vì:
Trót sinh làm kiếp con người
Cưu mang gánh khổ một đời gian truân
Đắm chìm trong bể trầm luân
Bao giờ ra khỏi để thân thanh nhàn
 
Biển đời luôn động chẳng an
Sóng tình thương lấp muôn ngàn nỗi đau
Hỏi mây hỏi gió về đâu?
Sao ta lại để chữ sầu trong tâm (Thoát Bể Trầm Luân)
 
 
Xin hãy an trú tự tâm:


Tay cầm cán chổi đong đưa
Quét bao nhiêu bận vẫn chưa sạch lòng
Lá vàng rối rít trên không
Bay đi tìm cội để mong an nhàn
Đài sen thanh khiết mùi nhang
Cớ sao tâm động miên man chẳng ngừng (Quét Lá Vườn Tâm)
 
Xin cầu nguyện cho người, cho bạn và cho tôi luôn tìm thấy niềm an lạc tự tâm trong từng mỗi phút giây.🙏🙏🙏🌷🌷🌷
 
Lundi 13.04.2020
Sương Anh - Strasbourg/France, 
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 13.10.2022 15:29:07 bởi Ct.Ly >
Attached Image(s)
#1
    Ct.Ly 22.04.2020 22:05:11 (permalink)
    #2
      SuongAnh 08.10.2020 18:42:17 (permalink)
      Ct.Ly


      Hôm nay vừa được tin bên chồng  nhỏ cháu vừa ' về với cội ' rồi ...
      Đời là vậy, sống chết vô thường

      Bài viết của nàng thơ đã mang vào thư viện,
      chúc nàng luôn an lành trong mùa đại dịch này



       
       
       
      Chị yêu ui, hôm nay quởn em mới lục lọi trong trang nhà mình và nhìn thấy bài tản văn Đời Người Như Chiếc Lá Vàng em viết trong mùa đại dịch Covid-19. Ngắm nhìn giàn trầu bà trên tường có chiếc lá tự nhiên úa vàng mà ngẫm lại đợi người. Cám ơn chị đã đưa vào thư viện mà em hổng biết để remercie. Chúc chị luôn an mạnh nha. 
      Attached Image(s)
      #3
        SuongAnh 18.03.2021 06:58:15 (permalink)
         
        Hình Carnaval tại Strasbourg/Pháp
         
        HỒI KÝ : Rước Lễ Hai Bà Trưng  - Mống 06/02 Âm Lịch
         
               Thời gian hiện giờ bắt đầu một ngày mới trên quê hương Việt Nam (5h09’) lại chuẩn bị kết thúc một ngày cũ bên Pháp, nơi tôi đang sinh sống (23h09’). Có chút gì thôi thúc trong tâm khiến đôi mắt không chịu khép và bao nhiêu suy tư ùa về dâng tràn lai láng làm cho các ngón tay không chịu yên. Trở mình ngồi dậy qua phòng làm việc và mở máy tính…      
               À, đúng rồi ! Những tấm hình hồi chiều để lại trong tôi những thao thức về chuyện của ngày xưa…
         
        Ai bảo mình có tâm hồn nhạy cảm
        Thường bâng quơ về ngày tháng xa xôi
        Bao nhiêu năm ngỡ đã khép lại rồi
        Hồn bỗng nhớ về một thời xưa cũ
         
                Hôm nay ngày dương lịch là 18/03/2021 tức mồng 6/02 ÂL ngày Giỗ Hai Bà Trưng. Là hai vị vua nữ đầu tiên của Việt Nam đã mở đầu cho truyền thống đấu tranh chống quân xâm lược phương Bắc giành độc lập cho dân tộc ta trong thời Đông Hán lập nên một quốc gia đóng đô ở Mê Linh và tự phong vương. Nhưng tiếc vì cô thế trước thế mạnh của đội quân Mã Viện và không chịu khuất phục nên hai Bà đã nhảy xuống sông Hát tuẩn tiết.

                 Trước năm 1975 thời VNCH chính quyền vào ngày này thường tổ chức lễ kỷ niệm tưởng nhớ hai nữ anh thư Trưng Trắc và Trưng Nhị, các tỉnh thành trong nước làm xe hoa, kiệu rước đi diễu hành khắp phố phường để tưởng niệm đến hai Vua Bà. Và SP cũng có vài dòng hồi ký về ngày RƯỚC LỄ HAI BÀ TRƯNG tại tỉnh STRASBOURG/Pháp quốc.
                 Hàng năm cứ đến ngày 21 tháng Ba nước Pháp bước vào mùa Xuân, bầu trời trong xanh, thời tiết dần ấm áp, những hàng cây vươn nụ, hoa anh đào bung cánh nở… Khi nàng Xuân bắt đầu thức giấc thì khí hậu không còn lạnh lẽo như mùa Đông mà cũng chẳng nóng nực như mùa Hè, thỉnh thoảng vài ngày bị ẩm ướt bởi những cơn mưa nhỏ như tắm đất cho mềm sau những ngày tháng lạnh bị đông cứng cằn cỗi và cũng để cho những hàng cây lá, cây hoa ngoài thiên nhiên được uống nguồn nước trong lành mà sinh sôi đâm chồi nẩy lộc. Thông thường ở mùa này các học sinh tùy theo vùng (A, B, C, D) được nghỉ lễ hai tuần gọi là Vacances de Printemps (Kỳ nghỉ mùa Xuân).
                 Nước Pháp khi Coronavirus Vũ Hán xuất hiện đã hoành hành gây nhiễm bệnh khiến nhiều người chết ở một số tỉnh vào tháng Ba năm ngoái 2020 và  người dân đã bị mất cơ hội  đi ra phố xem tổ chức Lễ Hội Hóa Trang (Carnaval).và năm nay 2021 chắc cũng không được luôn vì Covid-19 vẫn còn đang hiện diện. Carnaval là một lễ hội lớn chính phủ tổ chức ngoài trời cho người bản xứ và các sắc dân đang làm việc và sinh sống tại địa phương đều có thể tham gia vui chơi trong tình đoàn kết. Khi mỗi nước xin tham gia phải chọn cho mình một chủ đề biểu tượng truyền thống đặc sắc của dân tộc mình. Tất cả đều được sự tài trợ kinh phí có mức giới hạn từ Mairie (tòa thị chính). Trên tay tôi đang cầm những tấm hình cũ để scan vì lúc đó chưa có máy chụp hình kỹ thuật, ký ức của một ngày tháng ba năm nào bỗng hiện về khiến lòng mình cảm thấy nao nao, bồi hồi … Bởi lẽ thời gian 25 năm tương đối dài cho nên mọi cảnh quang, con người cũng nhiều thay đổi, kẻ mất người còn, từ trẻ thành trung niên, người trung niên trở thành bô lão…ngay bản thân người viết nào có khác chi đâu, ngày ấy tuổi 40 tóc hãy còn xanh mà bây giờ đã pha sương muối nếu không nhờ thuốc nhuộm thì đã bạc trắng phau. Luật vô thường của thời gian lôi ta đi tới nào có dừng lại được đâu !!!
                     Cuốn phim hồi tưởng như được tua trở lại…
                  Vào buổi sáng chủ nhật ngày 24/03/1996 khoảng 8h khi ông mặt trời chưa mở mắt to như đang ngái ngủ nên nắng hồng chưa tỏa ánh, không khí bị ẩm ướt đầy hơi sương đêm,  thời tiết còn lạnh. Vậy mà phái đoàn người Việt đã tập trung tại Place d'Austerlitz để chuẩn bị cho một cuộc diễu hành cùng với các hội đoàn các nước có dân cư đang sinh sống tại tỉnh nhà. Quang cảnh của đoàn xe hoa Việt Nam thật náo nhiệt bởi những tiếng nói cười, chào hỏi nhau của đồng hương, tiếng trống múa lân, tiếng loa vang to những bài hát : Việt Nam Việt Nam – Bạch Đằng Giang - Trưng Nữ Vương – Lời Cô Gái Việt… Một điều thú vị nhất là thời đó trang phục của nước mình còn xa lạ với người dân bản xứ và các nước khác, họ theo nhìn, trầm trồ và hỏi han v…v… Riêng đài phát thanh FR3 đến phỏng vấn mà lúc ấy Bác Hội trưởng đã bị tai biến phải ngồi xe lăn và không thể nói chuyện được nên chú Khôi con trai trưởng của Bác trả lời thế nhưng vì chú chưa nắm hết mọi sinh hoạt  văn hóa của hội nên chỉ nói tổng quát rồi chuyển qua tôi và đài truyền hình đã phát hình 15’ trực tiếp trên télé. Rất tiếc thời đó chưa có mạng internet phủ sóng rộng và máy tính cầm tay cũng không nên đành để lỡ cơ hội thu lại mà xem.
                  Những con đường phố dành cho các đoàn xe hoa ngang qua đều bị police chặn lại từ ngày trước đó và khỏi phải nói người dân hai bên lề đường đã chen chúc đứng chờ từ lâu để vỗ tay reo hò cổ vũ…  Khoảng 10h hiệu lệnh ban ra, tùy theo số thứ tự của mỗi xe hoa và sắp xếp của ban tổ chức tỉnh, hễ nghe gọi tên nước nào thì nước đó tiến lên nối theo xe hoa của nước phía trước mình mà đi. Điểm khởi hành từ Place d'Austerlitz rồi đến Place de Zurich, Place de l’Étoile, Place Gutenberg, Place Kléber… cuối cùng tập trung tại vườn hoa của Mairie.
                   Và cứ thế !... đến lượt xe hoa và đoàn người Việt không kể là thành viên của  Hội Thân Hữu đến tham gia rất đông. Hai em nữ sinh lớp 1 tiếng Việt làm Trưng Trắc và Trưng Nhị chễm chệ ngồi ngất ngưỡng trên hai con voi khung bằng sắt phủ giấy nhũ dày sơn màu đen có cặp ngà to màu trắng rất đẹp nhìn xa chẳng khác nào con voi thiệt, hai bên hông xe hoa là hai con rồng rất đẹp được làm bằng xốp rồi sơn lên. Tất cả việc uốn khung, hàn xì, sơn phết… đều do cậu em út Vũ Tuân của mình thực hiện cùng sự trợ giúp của vài anh trong hội, nói về y phục của hai Bà và lính thú cũng như mũ nón, lộng che… do chính tay mình vẽ mẫu cắt may có các chị đến nhà phụ nữa… Thời gian để hoàn thành chiếc xe hoa và tổng thể các mặt là hơn một tháng, ai cũng ngày bận đi làm chiều về gặp nhau chung tay, tuy cực mà rất vui. Nhất là khi đoàn diễu hành người Việt đi ngang chỗ nào thì không biết bao là tiếng hò hét, vỗ tay rợp trời vì quá lạ lùng từ phục sức và trang trí.
        Niềm tự hào và hạnh phúc dâng cao tột cùng trong lòng những đồng hương mình có tham gia lúc đó.
         
        Dù cho sống ở nơi nào
        Mãi luôn tự hào tộc Việt nước Nam
         
                 Tôi hồi đó có đôi chân rất khỏe, lăn xăn chiếc máy ảnh cùng vài người bạn quen chạy tới lui để chụp hình ở mọi góc cạnh dù là không chuyên nghiệp nhưng tôi muốn lưu lại kỷ niệm này cho học trò về sau, tiếc rằng từ khi Mairie lấy lại trụ sở Hội ở La montagne Verte để mở đường rail cho xe tramway nên các bác đã đem đi gởi những sách văn học, truyện, phim, ảnh … của thư viện mỗi nhà một ít và lúc đó vì quá bận lo cho cuộc sống gia đình tôi để lãng quên, khi tạm ổn hỏi lại thì các bác không nhớ đã gởi cho ai vì gởi ở những nhà mà các bác quen nhưng tôi thì không. Biết làm sao hơn, giờ còn vài tấm hình lưu trên tay cũng đủ đánh thức ký ức của mình và viết vài dòng hồi ký chia sẻ với những chú bác cô dì anh chị và các em học sinh đã từng tham gia trong lễ hội Carnaval năm 1996.
                 Với tất cả lòng chân thành tôi xin mạn phép bác hội trưởng quá cố và ban cố vấn kính tri ân sâu sắc đến những vị từng tham gia thực hiện chiếc xe hoa thật rực rỡ mà trang nghiêm, đoàn người diễu hành với sắc phục truyền thống mang bản sắc rất Việt Nam đã được Mairie vinh danh và đãi tiệc trong đại sảnh tỉnh. Xin nguyện cầu cho tất cả quý vị : những người đã ra đi mang theo nụ cười mãn nguyện, những người còn sinh sống tại Strasbourg luôn hãnh diện mình là con cháu Việt Nam.
         
        Rước Lễ Hai Bà Trưng
         
        Trước Bảy Lăm ở miền Nam
        Mồng Hai Tháng Sáu lịch Âm giỗ Bà
        Ghi ơn gánh vác sơn hà
        Phất cờ nương tử để ra oai quyền
        Thù chồng phải trả trước tiên
        Sau đuổi Tô Định dẹp yên cõi bờ
        Sử Việt học thuở còn thơ
        Sang xứ Pháp dạy cho trò hiểu sâu
        Vì sao người Việt năm châu
        Quê Mẹ nhớ mãi trong đầu không ngơi
        Nhân Mairie tổ chức mời
        Tháng Ba lễ hội ngoài trời hàng năm
        Carnaval đúng vào lịch âm (6/2)
        Hội thân hữu rất mừng thầm tham gia
        Chung tay trang trí xe hoa
        Tổ chức rước lễ thật là vui đông
        Hai Bà lẫm liệt oai phong
        Cưỡi voi vung kiếm nhìn trông hào hùng
        Đoàn xe hoa của cộng đồng
        Người Việt hưởng ứng chào mừng Hai Vua
        Ơn Trưng Trắc Nhị ngày xưa
        Luôn nhớ ! _ Bởi thế yếu thua_ Danh lừng !
        Trống kèn lân múa tưng bừng
        Người dân bản xứ không ngừng vỗ tay
        Dẫu rằng sống ở phương Tây
        Dạy cho con cháu nhớ ngày sử ta
        Tháng Hai Mồng Sáu Hai Bà
        Đừng quên giỗ Tổ Tháng Ba Mồng Mười
        Dầu cho trôi nổi khắp nơii
        Đi đâu cũng nhớ mình người Việt Nam
        Sương Anh
        Strasbourg 00h15’ le 18 Mars 2021 (Mồng 6/2 Tân Sửu)
        ***
        SP xin chia sẻ một số hình ảnh cũ nhân tham gia lễ hội hóa trang (carnaval) tại Strasbourg khi mình còn dạy học ở Hội Thân Hữu Người Việt Tỵ Nạn. Một kỷ niệm thật đẹp tại xứ người.
         
         
        <bài viết được chỉnh sửa lúc 13.10.2022 15:55:25 bởi SuongAnh >
        Attached Image(s)
        #4
          SuongAnh 19.06.2022 14:32:16 (permalink)

          Người tuy đã cũ nhưng tình chẳng cũ
          Chút tình riêng xin gửi đến cố nhân
          Khi ngày Mười Chín Tháng Sáu đến gần
          Lòng bâng khuâng nhớ người anh năm ấy...
           
          __o0o__
           
          Hôm nay 19 Tháng 6: Cảm xúc trong ngày lễ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. SP xin gửi đến những người lính già VNCH từng là sư huynh đồng môn, là quý niên trưởng thi nhân lời chúc sức khỏe trường khang

          Cứ mỗi hàng năm vào ngày 19 tháng 6 là kỷ niệm QLVNCH. Mặc dầu thời gian đã gần nửa thế kỷ, nhưng trong lòng mỗi người dân tỵ nạn cộng sản ở khắp nơi trên trái đất đều luôn tưởng nhớ về ngày này với nỗi niềm thương tiếc vô biên. Ai cũng biết, lá cờ vàng ba sọc đỏ đã không còn nhìn thấy trên bản đồ thế giới nhưng trong lòng mỗi người dân miền Nam đều khắc sâu trong tâm khảm. Lá cờ tượng trưng cho Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ. Các chiến sĩ ấy nay đã không còn cầm vũ khí trên tay nhưng với ý chí kiên cường và bất khuất đã luôn cùng đồng bào tỵ nạn cộng sản vẫn tiếp tục tranh đấu không ngừng tuy tuổi đời đã không còn trẻ nhưng với hy vọng giữ gìn ngọn lửa chính nghĩa lưu truyền lại cho con cháu ở đời sau được biết đến tinh thần Tổ Quốc-Danh Dự-Trách Nhiệm.

          Có rất nhiều hồi ký của các vị tướng lãnh hoặc các sĩ quan, chiến sĩ viết về sự đấu tranh anh dũng, kiên cường không ngừng cho đến hơi thở cuối cùng của tháng tư năm 1975, những hy sinh, mất mát, tình đồng đội rất cảm động. Tiếc là.... vận nước miền Nam đã không được may mắn sau trận Phước Long , Hoa Kỳ dường như bỏ mặc QLVNCH tự thủ và CSBV nhân cơ hội lợi dụng tổng tấn công, miền Nam hoàn toàn sụp đổ đem đến cái chết của các tướng Phạm Văn Phú, Lê Nguyên Vỹ, Nguyễn Khoa Nam và Đại tá Hồ Ngọc Cẩn tuẩn tiết cùng với nhiều chiến sĩ vô danh mà ngày nay luôn được người dân miền Nam và người Việt hải ngoại hàng năm tưởng nhớ.

          Tôi biết bây giờ các anh cựu chiến binh VNCH lòng luôn trăn trở vì chí nam nhi chưa thỏa mà phải đành gạt lệ buông súng. Những ai còn sống nơi quê hương thì nghẹn ngào cúi đầu sống trong thầm lặng, Ở VN còn những cựu thương binh lây lất qua ngày hoặc nơi hải ngoại Âu, Mỹ, Úc... xa vời mỗi lần đến tháng tư 1975 hay ngày QLVNCH chắc chắn sẽ bên chén hồ trường mà tư lự...

          Hồ trường rót đầy một mình cạn chén
          Cảm thấy lòng e thẹn với non sông
          Chí làm trai nợ nước trả chưa xong
          Phải cúi đầu trước đổi thay lịch sử

          Đến bây giờ lòng anh luôn trăn trở
          Nhớ những ngày cùng đồng đội quân hành
          Giày lấm bùn giữ quê Mẹ tươi xanh
          Cho em thơ học hành trong yên ắng

          Thềm viễn xứ người lính già trầm lặng
          Vị hồ trường làm đăng đắng vành môi
          Thân nam nhi chi chí ở trên đời
          Ý chưa thỏa... đành tha hương đất khách

          Đã từng là người em gái hậu phương, người tình của lính nên không chỉ riêng các anh, mà chúng tôi dù phận nữ nhi vẫn cảm thấy đắng lòng chua xót vì quê hương đã mất nên
          Trời tháng sáu mưa rơi nhẹ hạt
          Đủ làm cho mát lạnh bàn chân
          Xa quê xa những ân cần
          Gót buồn thơ thẩn tình thân vợi vời

          Tuổi xuân với khung trời hoa mộng
          Đã bị làn sóng đẩy đưa xa
          Mưa rơi lay động mắt ngà
          Giọt từng giọt nhẹ nhạt nhòa mắt môi

          Đôi chân rã rời lê từng bước
          Giữa cõi trần xuôi ngược ngược xuôi
          Này đâu guốc mộc của tôi
          Chở che chân bước giữa đời phù du...?!

          Không những thế, có những người vợ của các anh vì cuộc chiến tranh này mà phải đành làm người góa bụa, chiếc khăn tang trắng không còn quấn trên đầu nhưng trong trái tim những người vợ lính vành khăn ấy vẫn đeo mãi bên lòng với nỗi niềm canh cánh trong đêm.

          Bao năm tháng mãi chờ người vạn dặm
          Cánh chim bằng vẫn khuất bóng chân mây
          Ôm gối chiếc mênh mang khối sầu đầy
          Hồn khắc khoải bên ánh đèn leo lắt
           
          Đêm thức trắng nghe buồn dâng chất ngất
          Tiếng lá rơi mà ngỡ bước chân người
          Nửa đi rồi còn lại nửa mồ côi
          Như nguyệt khuyết lẻ loi đêm u tịch


          Ngày QLVNCH 19/6 luôn gợi trong tôi biết bao nỗi niềm suy tư, tiếc thương, nhung nhớ...

          Là ngày nhớ ơn đến các anh chiến sĩ can trường đã vì sự yên bình cho một hậu phương mà không ngần ngại hy sinh đã luôn đặt tinh thần tổ quốc và trách nhiệm lên trên mà sẵn sàng hy sinh trên chiến trường dầu đối đầu hiểm nguy gian khổ cho đến hơi thở cuối cùng.

          Là ngày nhớ ơn những người phụ nữ trong gia đình đã chiu thương chịu khó, tần tảo thay chồng gánh vác chuyện nhà, nuôi con ăn học để chồng hoặc người tình yên tâm giữ nước; nhất là thời hậu chiến tháng 4/1975 sau khi CSBV cầm quyền lại càng chịu nhiều cay đắng hơn nữa để tiếp tục cuộc sống ở trần đời.

          Hy vọng những người trẻ trong nước, hải ngoại có gia đình là quân nhân cán chính VNCH phải nhớ ơn lớp người đi trước, tìm hiểu thêm về lịch sử thật đẹp, hào hùng của một miền Nam thời Cộng Hòa, không bị bóp méo bởi ngòi viết của những người cộng sản.

          Ngày này, ở hải ngoại hội cựu quân nhân quân lực VNCH thường tổ chức những buổi lễ trọng đại để tưởng nhớ và vinh danh các anh_ Người Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa.

          Mỗi năm ngày Quân Lực
          Của Việt Nam Cộng Hòa
          Trong lòng như thôi thúc
          Nhớ về một thuở xa...

          Thời em vừa đôi tám
          Còn cắp sách tới trường
          Vân vê tà áo trắng
          Buổi hẹn đầu Bãi Dương

          Anh phong sương áo trận
          Em e ấp đôi tà
          Thẹn thùng khi vạt nắng
          Lén hôn thế người ta

          Có người yêu là lính
          Vừa hãnh diện vừa lo
          Mới bên nhau quấn quít
          Lại mong ngóng đợi chờ

          Tình mới vừa chớm nở
          Anh nặng gánh sơn hà
          Nén lòng giấu giọt nhớ
          Tiễn người chiến trận xa

          Bao tháng năm chờ đợi
          Mơ ước tơ duyên thành
          Nhưng một ngày đen tối
          Đã vùi mối tình xanh

          Anh chừ nơi đâu đó
          Bên góc trời tha hương
          Trong ngục tù Cộng đỏ
          Hoặc ở trên Thiên Đường??!

          Có hay người em nhỏ
          Đang vọng ngóng tin anh
          Bên bờ Seine giọt nhớ
          Thành giòng lệ long lanh

          Tháng Sáu Ngày Mười Chín
          Không thể quên bao giờ
          Kỷ niệm xưa giấu kín
          Vỡ òa theo dòng thơ...

          Sương Anh_Paris le 19/06/2022
           
           
          <bài viết được chỉnh sửa lúc 19.06.2022 14:42:52 bởi SuongAnh >
          Attached Image(s)
          #5
            SuongAnh 13.10.2022 16:05:51 (permalink)
            Nghĩ Gì: Con Người và Chiếc Lá khi vào Thu

                               Có người hỏi tôi tại sao hễ vào mùa Thu là có nhiều bài thơ lãng mạn, thâm trầm và có lúc man mác nỗi buồn ? Tôi chẳng biết trả lời làm sao, bởi tự trong tâm trí tôi dễ nhạy cảm về sự tuần hoàn của vũ trụ cho nên tâm hồn cũng theo đó mà biến đổi cách nhìn, suy nghĩ... Từ đó, giọng thơ có lúc vui tươi rộn rã, khi lại mang nét trầm mặc ưu tư... và duy có một đIều mà tôi có thể khẳng định rằng tôi rất yêu mùa Thu bởi lẽ khi vừa lọt lòng Mẹ là tôi đã cảm nhận được không khí lành lạnh của thu phong và tiếng tí tách của giọt mưa Thu hòa lẫn tiếng ru êm ái của Mẹ hiền.

                                Mỗi khi lang thang trong các công viên của tỉnh hay từng bước lang thang trong khu rừng gần nhà có nhiều hàng cây cao to nhành xòe ra để làm bóng mát cho người tránh ánh nắng gắt gao khi Hạ về và rồi sẽ từ từ trơ trọi chênh vênh lúc mùa Thu đến và trong thư phòng nhìn qua khung cửa sổ thấy chiếc lá run rẩy không muốn lìa cành từ từ rơi xuống hỏi làm sao mà không rung động?

            Thu về
            rừng lá cầu kinh
            Xin mong
            chút nắng
            ấm tình Hạ rơi
            Hư gầy
            chiếc lá bên trời
            Trong
            cơn buốt lạnh
            khóc đời hanh hao
            Thu
            đang nhuộm sắc
            cành cao
            Gió
            đong đưa nhẹ
            bay vào hư không... (SA)

                                Dù biết rằng Thu sẽ buồn như thế, nhưng mùa Thu luôn quyến rũ lòng người bởi cảnh sắc muôn màu vàng úa, đỏ nâu... trong không gian tĩnh lặng âm thanh lá cây khua động khe khẽ và từ từ lìa cành rơi trên cõi đất bình yên hỏi bạn nghĩ gì?
            Người xưa mình từng có câu: "lá rụng về cội".

            Thật vậy, ngẫm lại cuộc sống của con người và chiếc lá nào có khác chi đâu?!

            Cây từ hạt mầm bén rể đâm chồi vươn lên trổ cành xanh lá nở hoa đủ sắc màu tươi thắm rực rỡ đển khi già cỗi sẽ dần héo úa rụng rơi nhường cho những mầm non nhú lên. Đó là quy luật thay đổi mất còn của tạo hóa mà theo nhà Phật gọi là luân hồi, hể có sinh thì có diệt và cái mất đi chính là sự trở về để bắt đầu cho sự sống mới. Đó chính là vòng xoay của kiếp sinh tồn hay còn gọi là:

            Ta tìm về nguồn cội
            Nơi đã từng ra đi
            Đến khi chân mỏi gối
            Lui gót quay trở về (SA)

                           Với tôi, khi tuổi về chiều ta hãy từ bỏ mọi áp lực của cuộc sống, dọn tâm mình thật sạch những hệ lụy vui buồn, đau thương để lòng được yên tịnh, bình yên đến khi cuối đời sẽ như chiếc lá rụng về cội trong thanh thản nhẹ nhàng, không phải vậy sao?

            Lá rơi thầm nhắn nhủ
            Mấy chốc màu tươi xanh
            Cũng tàn phai vàng úa
            Nằm dưới cội yên lành
            Ta như là chiếc lá
            Lang thang giữa Thu chiều
            Như nhiên và thong thả
            Rơi vào chốn tịch liêu.
            Trần đời là ảo mộng
            Mơ ước chi cho nhiều
            Chỉ cần một ngày sống
            Dâng đời trái tim yêu. (SA)
            ... có phải thế không?!

            Nghiêng làn tóc thả hồn mơ
            Nghiêng vai trút những hững hờ quanh ta
            Nghiêng xe cổ mộ tức là...
            Nghiêng đời ngả xuống thân ta hóa bùn (SA)

                             Trên lý thuyết mấy ai mà không biết trần gian là cõi tạm, thân xác là tạm bợ, vật chất chỉ là phù hư... vân vân và... vân vân... Thế nhưng, quanh ta vẫn còn hiện tượng tranh giành hơn thua nhau để mình có nhiều quyền lực hơn người, được vinh danh ca tụng là người tài giỏi, giàu có, đẹp xinh rất nổi tiếng dù đó chỉ là lời nói ở trên thế giới ảo huống chi là thực tế. Bởi vậy, đến bao giờ gia đình, cộng đồng, thế giới mới được sống bình yên như hằng mong ước.

            Nhớ lại thời trung học tôi đã được học, được biết các thi hào danh nhân trong môn cổ văn dạy con người nhân cách sống ở đời mà trong đó mình rất tâm đắc những bài thơ của cụ Nguyễn Công Trứ. Tư tưởng cụ thấm sâu và ảnh hưởng rất nhiều vào cuộc sống của mình từ lúc trẻ cho đến bây giờ tuổi đời đang đi vào hoàng hôn khác nào như con ngựa già đang từng bước bò lên dốc đời cao vời vợi một cách nhàn nhã, ung dung vì hiểu thế nào là...

            Tri túc tiện túc đãi túc hà thời túc
            Tri nhàn tiện nhàn đãi nhàn hà thời nhàn (NCT)
            (Biết đủ là đủ đợi đủ biết khi nào mới đủ
            Biến nhàn là nhàn đợi nhàn biết khi nào mới nhàn)

            Hay:
            Thi tại môn tiền náo
            Nguyệt lai môn hạ nhàn (Chữ Nhàn_NCT)
            (Chợ nằm trước cửa thì náo nhiệt
            Trăng soi trước cửa thì thanh nhàn)

            Và:
            Chữ nhàn là chữ làm sao?
            Nếu đã biết đừng lao tâm khổ trí (NCT)

            Khi còn trẻ:
            Vòng trời đất dọc ngang ngang dọc
            Nợ tang bồng vay trả trả vay (Chí làm trai_NCT)

            Lúc về già:
            Nợ tang bồng trang trắng vỗ tay reo
            Thảnh thơi thơ túi rượu bầu (NCT)

                           Vậy tại sao ở tuổi về chiều có người vẫn còn thấy khổ và suy nghĩ lẩn quẩn trong cái vòng hệ lụy trần gian cho là cô đơn khi sống một mình, mặc cảm ở nhà thuê không có nhà riêng, sống hàn vi chẳng có nhiều tiền, không được đi xe mới, không được sống an nhàn vv... điều mà trong tâm tưởng mọi người hầu như ai cũng có.

            Sao vùng vẫy mãi chưa lìa xa bể khổ
            Khiến cho thân tâm trí não chẳng bình yên
            Như chiếc thuyền đang giữa trời đầy giông tố
            Biển cả mênh mông đâu chứa hết những muộn phiền. (DĐ)

                                Sự đau khổ của con người trong cuộc sống không có từ ngữ nào có thể diễn tả cho hết nên trong thuyết nhà Phật luôn nhắc nhở chúng ta khi đối đầu với chướng ngại, nghịch cảnh và khổ đau thì hãy nhìn nhận thấu suốt để mà khắc phục vượt qua để được sống bình an, tìm thấy hạnh phúc và giúp cho cuộc sống thật sự có ý nghĩa. Đó là bốn phép căn bản trong Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) mà Đức Phật đã dạy.

            Song, trong lòng chúng ta mỗi người đều có những nỗi niềm riêng làm sao ai biết? Hãy tự hỏi lòng!

            Sương Anh 12/10/2022


            <bài viết được chỉnh sửa lúc 13.10.2022 16:07:41 bởi SuongAnh >
            Attached Image(s)
            #6
              Ct.Ly 18.10.2022 05:40:53 (permalink)
              #7
                SuongAnh 19.11.2022 22:40:45 (permalink)
                 
                 TÂM TÌNH LAM

                         
                Tôi chẳng biết sẽ viết những gì, và nhũng gì cần phải viết…Bởi, trong khoảng thời gian 20 năm thật là dài, đủ để cho một em Oanh Vũ  từ mở mắt – cánh mềm – chân cứng – tung bay … trở thành một chàng trai tuấn tú, một cô gái đáng yêu đầy đủ đạo hạnh cuả một người Phật tử chân chính, trong khi đó thì tôi chỉ mới có bốn năm tham gia sinh hoạt GĐPT tại PHỔ HIỀN và được ghi tên trong hàng ngũ huynh trưởng GĐPTVN / ÂC chỉ vưà mới một năm hơn.
                       Thế nên, khi nghe chị Tâm Bạch (trưởng BHD GĐPTVN/ ÂC) mời viết bài cho kỷ yếu 20 năm, và anh Minh Lý (Tổng thư ký BHD GĐPTVN/ Pháp quốc) kêu gọi ACE huynh trưởng Pháp hãy hưởng ứng lời kêu gọi cuả anh Tâm Hùng là người phụ trách ấn loát kỷ yếu vào khoảng tháng 10 này . Mình thật không biết phải đóng góp bài như thế nào, và viết gì ? Lòng phân vân mãi…nhưng trước sự hối thúc cuả các anh, chị trưởng khó lòng mà từ chối và cuối cùng cũng phải đành cầm bút hý hoáy đôi dòng. Thôi thì, với một đoạn đường ngăn ngắn tập tễnh vào " nghề " huynh trưởng, xin được chia sẻ cùng các anh chị em Lam viên Âu Châu.

                Nguệch ngoạc đôi dòng gửi chị, anh
                Thơ thi thì được, văn không rành
                Nhưng vì chị cả đành cầm viết
                Tâm sự ghi vào lưu bút xanh

                      …Trở ngược lại thời gian cách đây cuả rất nhiều..nhiều…năm, khi vưà đặt chân lên đất Pháp (tháng 11/1985) tôi chỉ với mớ hành trang đeo bên mình đó là chút ít vốn liếng văn hoá Việt Nam. Giai đoạn đầu mấy ai trong chúng ta không tránh khỏi những hụt hẫng, lo lắng, ưu tư…trong đầu luôn ngổn ngang những câu  hỏi: – Phải làm gì để sống khi mà chỉ với hai bàn tay trắng? Hoàn cảnh chính trị đất nước đã đưa đẩy dòng ngưòi tỵ nạn trôi đi xa khắp bốn phương trời… Song, với tinh thần bất khuất cuả ông cha để lại, với bản chất hiền lương, tính chăm chỉ, cần cù; nên hầu như đại đa số ngưòi dân Việt chúng ta đều tương đối thành công theo khả năng cuả từng mỗi người. Nhất là các thế hệ trẻ các đàn em, con, cháu chúng ta đều rất thành công và hoà nhập dễ dàng với cuộc sống mới nơi trời viễn xứ này.
                      Thật tâm mà nói, thì thời gian từ thập niên 90 trở về trước thì người Việt chúng ta gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống bởi ngôn ngữ bất đồng, phải rất nhiều cố gắng mời có thể vượt qua để có cuộc sống kinh tế khả quan như ngày hôm nay. Nhưng, về mặt tinh thần thì không ít bậc phụ huynh luôn lo lắng vì họ rất bận bịu trong việc sinh kế nên không có nhiều thời gian để dạy tiếng Việt cho con em mình tại gia, và các em được đưa đến trường, trưa ăn ở cantine tới chiều tối mới về, cả gia đình trong một ngày từ 8 đến 10 tiếng xa cách nhau, khi trở về nhà sau buổi cơm tối là …mạnh ai nấy ngơi nghỉ để lấy sức cho công việc làm, việc học cuả ngày mai… Bởi thế, trong gia đình cha mẹ và con cái không có nhiều thời gian để gần gũi nhau, quan tâm nhau…dần dần các em hoà nhập và quen theo lối sống cuả người Tây nên trở ra độc lập về mọi thứ, đi học về là cánh cưả phòng khép kín lại, chẳng biết các em làm gì học hay chơi? Mà khi cha mẹ hỏi đến thì dễ có sự bất hoà, hơn nưã cha mẹ nói tiếng Việt dầu có rày rà các em cũng chỉ loáng thoáng hiểu theo thái độ biểu lộ chứ thiệt ra có hiểu được là ba mẹ đang muốn nhắn nhủ đến mình điều gì, cha mẹ thì không thông thạo tiếng Pháp và vì thế khoảng cách giưã cha mẹ và con cái dần dần quá xa…
                     Trong khoảng thời gian 1989 hoàn cảnh gia đình tương đối ổn định nên tôi đã tham gia vào Hội thân Hữu Người Việt Tỵ Nạn tại Strasbourg do bác Phạm Việt Tuyền (đã quá vãng) cựu giáo sư đại học Văn Khoa/Sài Gòn làm Hội Trưởng. Tôi đã cùng với anh Nguyễn Văn Anh (bố cuả chị huynh trưởng Minh Nhã) dạy tiếng Việt cho các em thanh, thiếu, nhi đồng Việt Nam. Qua ý kiến cuả các phụ huynh, chúng tôi rất lấy làm vui vì nhũng em có tham gia đi học lớp tiếng Việt, về nhà gần gũi với ba mẹ hơn và hiểu hon những gì ba mẹ muốn dạy dỗ, các em lớn qua Pháp lưá tuổi 15, 16 thì có lớp luyện thi lấy tiếng Việt làm sinh ngữ thứ hai khi đi thi Tú Tài Pháp ( nay ch ương trình đó chính phủ Pháp đã bỏ). Nhờ vậy mà các em thời đó (nay đã gần 40 tuổi) đều nhờ vào điểm Việt văn để bù cho môn Pháp văn bị ít điểm, và hiện nay trong đa số các em ấy có em là những kỹ sư, bác sĩ, nha sĩ, dược sĩ hay chuyên viên ở các ngành chuyên nghiệp khác…
                     Trong thời gian ấy, thì các con cuả tôi đang tuổi bắt đầu biết nhìn qua cưả sổ, thích học đòi sao cho bằng bạn bè, tôi cảm thấy sợ nên đã xin chỉ đi làm nưả buổi, và xin thôi dạy học tiếng Việt để thời gian còn lại chăm sóc con cái, dìu dắt chúng theo hướng tưong lai mà chúng chọn cho đến nơi đến chốn, để không như mình khi tuổi thanh xuân với nhiều hoài bão mà không thể nào vói tới…Bởi một khi vận mệnh cuả đất nước đã thay đổi , dòng đời chông chênh thì con người cũng phải chịu  ảnh trôi nổi, bập bềnh theo dòng chảy.Và mỗi khi nghĩ đến lòng luôn cảm thấy rưng rưng…
                Học làm thầy chưa đạt
                Phu quét lá chẳng xong
                Rời xa tổ Lạc Hồng
                Làm cánh chim viễn xứ
                Lại không rành ngoại ngữ
                Đành làm kẻ bán hàng
                Mong kiếm tiền cưu mang
                Nuôi đàn con khôn lón
                       May mắn thay…Trời Phật gia hộ, các con tôi nay cũng đều thành tài có công danh sự nghiệp rất vững vàng trên đất Pháp, đó là niềm hạnh phúc tột cùng cuả riêng tôi, cuả những bậc làm cha mẹ.
                …Và rồi…thời gian cứ trôi... Khi con cái trưởng thành, niềm vui chưa trọn thì tôi lại không may mắn chuyện hôn nhân sau 27 năm chung sống, dòng đời thay đổi và tình người cũng đổi thay, thuyền rời sang bến mới, tôi như cánh lục bình dập dềnh theo con nước chẳng biết trôi về đâu…

                Nếu một mai sông nói lời từ biệt
                Có nghiã là duyên nghiệp cũng đã tan
                Tình kia như gió mây ngàn
                Thôi thì buông thả vương mang làm gì
                Vui buồn có mấy vần thi …

                     Thời gian đó (2007), tôi đã đến chuà thưòng xuyên hơn, ở lại lâu hơn và tìm thấy một sự ấm cúng vô cùng dưới mái Phổ Hiền Tự do sư bà Thích Nữ Như Tuấn chủ trì, nay Ngài vì Phật sự thường hay đi xa  nên sư cô Thích Nữ Như Quang thay thế. May mắn thay, tôi được gần gũi với Sư Cô, thường được Sư Cô bảo ban khích tấn, học hạnh nguyện Bồ Tát vì chúng sanh mà hoá độ…với khả năng và kinh nghiệm dạy tiếng Việt cho trẻ em ở hải ngoại và chút ít năng khiếu dạy vũ nên tôi đã theo lời mời cuả các anh chị huynh trưởng tại đơn vị tham gia vào chăm sóc và dạy tiếng Việt, dạy muá cho các em, để mỗi hằng năm chuà tổ chức văn nghệ mừng Xuân cho đồng bào Việt Nam có cơ hội đến bên nhau thưởng thức chén trà Xuân, nghe ca hát, xem kịch muá…tìm lại chút hương vị ngày nào cuả quê hương.
                       Gia đình Phật tử Phổ Hiền thời gian trước khi tôi chưa tham gia có lắm thăng trầm, là vô thưòng mà…thì làm sao tránh khỏi lúc có lúc không, khi đến khi đi, chia ly rồi sum họp… Năm 2008 với sự tham gia nhiệt tình cuả Minh Nhã, chị ấy đã soạn thảo chương trình , đi kêu gọi các em đến chuà sinh hoạt. Các em từng bước đi vào nề nếp hoạt động theo tôn chỉ cuả sinh hoạt đoàn GĐPT, với sự phụ trách cuả các anh Nguyên Đức, Quảng Phước, các chị Minh Nhã, Diệu Phương, Diệu Bạch, Mỹ Tiên và Diệu Đạo (pháp danh tôi), trực tiếp phụ trách và thường xuyên nhất là các chị Minh Nhã, Diệu Phương còn tôi mãi đến nưả niên khoá 2008 mới tham gia chính thức. Sinh hoạt GĐPT Phổ Hiền như quật khởi, vươn lên thấy rõ, các em say sưa học tập về giáo lý cũng như tiếng Việt. Nương theo đà phát triển đó đến bây giờ thì số lượng và chất lượng cuả các em đoàn sinh khả quan hơn. Đó là nhờ sự thương yêu, quan tâm đặc biệt cuả Sư Cô trụ trì và vợ chồng bác Gia trưởng Minh Trọng-Diệu Anh luôn nhắc nhở, góp ý xây dựng.  Công việc khi tái hoạt động dĩ nhiên có những khó khăn phải đương đầu, nhưng với sự nổ lực của ban huynh trưởng chúng tôi ngày nay đã đưa mọi sinh hoạt cuả GĐPT Phổ Hiền tương đối vào nề nếp, tuy còn nhiều điều chưa đạt như ý nhưng cơ bản cũng đã thành công. Các em đoàn sinh ngày càng nhiều, mới đầu chỉ có 9 em, sau vài tháng tăng lên khoảng 12 em và hơn một năm đã lên tới 21 em . Tính cho tới năm nay thì có lúc đã lên đến 51 em đoàn sinh mà chỉ có hai huynh trưởng phụ trách là Nguyên Đức và Diệu Đạo tôi.
                       Riêng tôi, sau hơn một năm làm việc được chị Diệu Hồng trưởng BHD Pháp quốc (nay là Sư Cô Nguyên Hồng) đã về đơn vị Phổ Hiền chứng và đặc cách cho tôi được làm huynh trưởng, và khuyên nên  theo khoá hoc Lộc Uyển - A Dục để chính thức làm huynh trưởng , chính chị là người đã gắn huy hiệu Hoa Sen cho tôi trong buổi phát nguyện và tuyên thệ trước Tam Bảo và Ban Liên Đoàn.. Ôi, cảm động xiết bao…miệng lí nhí cám ơn cùng những dòng lệ xúc động vì vui mừng và hạnh phúc trong tình Lam ấm cúng. Cảm giác ấy tôi không bao giờ quên được…
                Ôi, những giọt nước mắt
                Biểu lộ một tình thương
                Giọt tròn xoe trong vắt
                Như ngọc sáng diệu thường
                     Và từ ấy, chị Diệu Hồng luôn quan tâm, ủng hộ, chia sẻ với tôi, chị là người đầu tiên đưa tôi đến gần những hoạt động cuả GĐPT châu Âu, năm 2009 khi về tham dự hai ngày sinh hoạt tu tập và thi lên bậc cho các em Oanh Vũ, chị đã đề nghị lê n BHD Âu châu cho tôi tham gia một tay trông coi các em ngành Oanh Vũ cuả Khoá Học Phật Pháp Âu Châu lần thứ  21 tại Bỉ cùng với những anh chị em ở các quốc gia khác. Kể từ đó,  những gương mặt các chị trưởng Tâm Bạch, Diệu Hồng, Từ Đường, các anh Phúc Tâm, Từ Khoa, Quảng Long, …(còn những ai nưã mà tôi quên mất vì lúc ấy còn mới lạ quá) đâu có ngờ bây giờ các anh, chị là nhũng gương mặt thật là thân thương, gần gũi với tôi như anh chị em trong một gia đình. Đến bây giờ tình thân đó lan rộng hơn…xa hơn… qua khoá tu học Lộc Uyển – A Dục năm 2010 sợi dây thân ái càng khắng khít hơn, nơi đây tôi quen với rất nhiều anh chị Htr. đến từ các nước, và các anh chị trưởng trong BHD Âu Châu (nhiều quá nhớ hổng nổi ) nhưng không thể nào quên giọng Huế cuả chị trưởng BHD nghe rất êm tai song chưá đầy một sự dũng cảm, ý chí quả quyết, sự chân tình lo lắng như một người cha cuả anh Thiện Chơn, hễ đoàn sinh đàn em ai bị mệt, bịnh là anh có mặt ngay với một ít dụng cụ rất đơn sơ  nhưng nhờ vào bàn tay « mát mẻ » ‘ cuả anh mà các anh chị đó khoẻ ngay. Hay thật !!!!
                      Và lại, càng không thể nào quên đêm tâm tình lam dưới nhũng ngọn nến lung linh, giọng nói cuả anh Như Liên, anh Tâm Hùng sao mà êm nhẹ quá đi thôi, làm cho không khí càng thêm lắng đọng, chỉ có thể nghe nhịp con tim reo vui trong tình Lam thân thiết… Còn nữa mỗi khóa anh Thị Thiện đều có một sáng tác mới cho ACE huynh trưởng chúng tôi. Mặc dầu tuổi tác rất chênh lệch nhau trong hàng huynh trưởng nhưng dường như đã không còn thấy được khoảng cách khi bên nhau trong sinh hoạt tập thể, trò chơi…già trẻ chung vai đuà giỡn hát ca rộn ràng cả góc trời NEUSS / Đức quốc ở khoá tu học PPÂC kỳ thứ  22 rất là thân thiết, làm sao quên được tiếng nói sang sảng cuả anh Minh Lý khi ráng gân cổ để mà tập các ACE Lam viên hát bài TRẠI ÁO LAM do anh phổ nhạc từ thơ cuả Diệu Đạo, lần đầu tiên tập hát không ai có thể cầm nhũng giọt nước mắt xúc động rơi lăn trên đôi má, chất mằn mặn, hương vị lan thấu tận trái tim Lam ngọt ngào hơn cả …mật ong hay chocolat nưã đó.

                Mỗi người một đóm lưả
                Góp lại cháy bùng lên
                Vai kề vai cùng tưạ
                Lưả tâm sáng hơn đèn
                Chúng mình là huynh trưởng
                Có chung một niềm tin
                Cùng chung một chí hướng
                Vì đàn em quên mình
                Sau đêm nay tung cánh
                Bay về khắp muôn nơi
                Nhớ hoài nơi đất trại
                Tình áo Lam thắm tươi…

                      Rồi tiếp đến lại được anh Phúc Tâm mời tham dự cùng với các ACE huynh trưởng toàn châu Âu lo cho lớp đại học Oanh Vũ cuả khoá học PPCÂ kỳ 23 tại Áo quốc, chúng tôi gồm có 14 Htr. từ các nước Đan mạch, Na Uy, Phần Lan, Thụy Sỹ, Pháp…từ các đơn vị khác nhau nhưng rất hoà hợp chia sẻ những công việc, kinh nghiệm, để dạy cho các em. Làm sao có thể quên được  giọng nói nhẹ nhàng, phong cách dịu dàng cuả chi Thiện Tịnh (đúng là lương y như từ mẫu vì chị là bác sĩ mừ), giọng cười giòn cuả Thanh Trì, giọng Huế từ tốn nhưng ẩn chưá cả một sự hóm hĩnh cuả Thanh My, tiếng thỏ thẻ cuả Thanh Ngọc, giọng nói chất Sài Gòn đặc sệt cuả chị Diệu Phương khi tập thể dục cho các em mỗi buổi sáng,sự nhiệt tình cuả Huệ Thiên , rất quan tâm lo cho bà chị Diệu Đạo, luôn sát cánh khi đi nhận thức ăn cho lớp ĐHOV ngày ba bưã, giọng hùng hồn cuả Quảng Lộc, giọng nói khàn đục bởi «  la to và nói nhiều quá » cuả Huệ Sơn và Diệu Đạo , đặc biệt không thể nào quên tấm thân gầy còm cuả anh « Thái Giám » (bởi anh đóng kịch trong vai này)  mà tôi thiệt tình không thể nhớ nổi pháp danh cuả anh, dầu có hỏI mấy lần và bây giờ sau khi gặp gỡ ở Lyon thì chắc chắn là DĐ không thể quên cái pháp danh rất ‘  mỹ miều ‘  là Minh Phương đâu nha… còn …và còn nhiều lắm …tôi không thể nào nói hết nơi đây, nếu các ACE muốn biết tường tận thì mời vào bản tin Lam Viên Âu  Châu tháng 8 đọc bài thơ lục bát rất dí dỏm dễ thương cuả  Htr. Huệ Sơn thì sẽ rõ ‘  GIA ĐÌNH HUYNH TRƯỞNG ĐẠI HỌC OANH VŨ ‘… Vâng, làm sao mà quên được những tiếng cười rộn rã, sảng khoái khi vưà làm vưà đuà nghịch với nhau, thú thật bên các em huynh trưởng trẻ tôi như cũng trẻ theo, làm không biết mệt là gì…nhưng khi đêm về ngã mình trên chiếc ghế bố tại trại thì người lả mếm như cọng bún, thế mà ngày hôm sau lại tỉnh táo, khoẻ khoắn lạ thường. Đó là nhờ ở tinh thần hoà hợp cùng chung sức nhau làm việc với cả một " tấm lòng vì đàn em quên mình".
                Các anh chị em huynh trưỏng ơi…giờ này có lẽ các bạn đã ngủ hết rồi, riêng tôi vẫn còn ngồi đây gõ từng con chữ trong niềm xúc cảm vô bờ…

                Ôi, thương quá là thương
                Làm sao tôi nói hết
                Bao tình thương qúy mến
                Cuả các, Anh,Chị, Em
                Hồn ngây ngất say mèm
                Bởi hương sen tinh khiết
                Một mối tình bất diệt
                Lam ơi, yêu suốt đời…

                Xin các anh chị em hãy cùng tôi lắng lòng tận hưởng cảm giác yêu thương đang dâng lên tràn ngập cả tâm hồn…

                Trời Âu lành lạnh hơi sương
                Lòng ta ấm áp … diệu thường tình Lam.

                Sương Anh/Diệu Đạo
                 
                <bài viết được chỉnh sửa lúc 20.11.2022 14:02:25 bởi SuongAnh >
                Attached Image(s)
                #8
                  SuongAnh 11.12.2022 17:03:56 (permalink)
                   Nhân mùa Giáng Sinh, SA xin gửi lại bài tùy bút đã viết để nhớ lại những kỷ niệm năm xưa trong mùa Đông lạnh lẽo của miền Bắc nước Pháp 🎄🍷🌵☃️💘
                   
                   
                  Noël _ LạcVùng Kỷ Niệm…
                   
                       Đôi gót chân vô tình
                       Lạc vào vùng kỷ niệm
                       Âm thầm từng bước đếm
                      Thấy lòng thêm xót xa...
                   
                     Thế đó, không hiểu vì sao?! mặc dầu không cố ý, nhưng những bước chân như theo thói quen cứ vô tình đi về hướng ấy... nơi mà luôn gợi trong tôi những kỷ niệm thật vui mà cũng thật nhiều buồn bã... 
                   
                     Đã bao lần tự nhủ và tôi cảm giác như mình đã quên hết rồi, không còn nhớ nhung hay lưu luyến. Thế nhưng... cứ hàng năm,vào mỗi muà Noël khi mà khu trung tâm phố ngay giưã place de la Cethédrale de Strasbourg - nơi tôi ở, có mở hội chợ Giáng Sinh là như có gì thôi thúc, không sớm  thì cũng trễ, không nhiều thì ít ra cũng một lần tôi phải ghé đến, dù không có ý nghĩ mua sắm gì cả, bởi giờ chỉ một mình nên tôi cũng không còn háo hức trưng bày, trang hoàng nhà cưả để đón chào Đức Chuá Jésus ra đời, vì những năm sau này bạn bè thường mời tôi đến chung vui với gia đình họ. Song, có năm thì tôi đến và có khi tôi từ chối tất cả lời mời để ngồi nhà như năm nay, tôi sẽ trang trí trên bàn ăn nhỏ một cành hoa hồng, đốt một ngọn nến cùng với ly vang đỏ và thưởng thức nhạc... là CD Tình Ca cuả Phương và Thanh, hồi tưởng lại một kỷ niệm rất đẹp thuở hai đưá còn nhau... Muà Đông năm nào mà chẳng lạnh, chẳng có tuyết rơi?! Nhưng, giưã dòng người đi dạo, nhìn đâu tôi cũng thấy nét mặt rạng ngời, niềm vui hạnh phúc, nhìn họ đan tay đi dạo,thỉnh thoảng đưa lên phà hơi để sưởi ấm cho nhau thì cảm giác cô đơn trong tôi càng lớn mạnh. Bởi thế, chẳng thà ở nhà còn hơn, bởi đâu còn ai để mà "tay đan tay dìu nhau " đi phố!
                   
                      Người tình đã ra đi không còn bên mình nưã...tất cả đã xa rồi... còn chăng là kỷ niệm cuả một thời để nhớ để quên... 
                   
                      Biết là vậy, nhưng cứ mỗi lần Noël đến, tôi không thể nào ngăn dòng cảm xúc, hay nhớ lại kỷ niệm xưa dù chỉ là mong manh tợ như hơi sương phảng phất trong đêm Đông lạnh. Vì thế, tôi lại khoác áo và... những bước chân lang thang lại dẫn tôi đến gần phố chợ Noël, người và người chen vai nhau nhưng hầu như để ngắm hơn là mua sắm; bởi trong thời buổi ngày nay, mọi vật giá đều leo thang mà đồng lương thì y như dậm chân tại chỗ; chả bù cho những cuộc biểu tình trong năm cứ diễn ra dài dài, càng làm cản trở sự đi lên cuả nền kinh tế. Mọi người vì tài chánh eo hẹp nên cũng không mua sắm nhiều như ngày trước, những cây thông bằng nhưạ có thể sử dụng nhiều năm đã dần chiếm lĩnh thị trướng và  mùi hương thông nhẹ nhàng thanh thoát, giờ chỉ còn thấy ở những gia đình còn giữ nguyên truyền thống xưa. Và ông già Noël đã không còn là huyền thoại cổ tích cuả đa số các em bé trong thời " le temps moderne " này. Tuy nhiên, Noël vẫn là một  đại lễ cuả Thiên Chuá giáo, dù tin hay không tin, dù có đạo hay ngoại đạo, cứ đến tháng mười hai thiên hạ đều nôn nao, rộn ràng, sưả sang, trang trí nhà cưả để chào mừng Chuá Ngôi Hai ra đời và cũng là dịp đểc ùng nhau gặp gỡ, thăm hỏi , trao lời chúc tụng tốt lành. Những cái xiết tay ân cần, những ánh mắt tràn đầy thiện cảm. Và nhất là được cùng bên nhau chia sẻ ôn lại những vui buồn, hạnh phúc, may mắn, thất bại... trong một năm bên cạnh những ánh nến cuả đêm réveillon thật là ấm cúng.
                   
                      Như tối nay, sau khi hết giờ làm việc tự dưng tôi không muốn về nhà, thích lang thang phố đêm ngắm thiên hạ vui chơi, nghĩ vậy nên leo lên xe điện ra trung tâm thành phố, thả bộ dọc bờ sông l'ILL men theo đó mà đến chợ  Noël. Từ xa, có thể thấy một cây thông to, cao ngất trời (30m) nổi bật bởi muôn ánh đèn, dây kim tuyến  treo dọc ngang lấp lánh. Hàng năm, chợ Noël được mở ra kéo dài cả tháng 12 (từ 29.11 đến 31.12), ngoài khách điạ phương còn có du khách từ các tỉnh, các nước đổ dồn về với một số lượng đáng kể. Do đó, mà tỉnh Strasbourg bấy lâu nay được mệnh danh là "La captitale de Noël".
                   
                      Đi giưã làn người đông đúc cảm thấy mình như lạc lỏng ... những bước chân vô định dẫn tôi từ gian hàng này đến gian hàng khác,  những tiếng cười nói rộn rã và những tiếng rao hàng lanh lãnh...
                   
                  - "Allez! Allez! Tarte flambée, Pomme d'amour, Crêpes au chocolat... Allez messieurs, mesdames, mesmoiselles..."
                     (Đến đây! Đến đây! bánh thịt hun khói, bom tình yêu, bánh kẹp sô cô la... đây...y...y !!! Mời ông, mời bà, mời cô...)
                   
                  - " Vinchaud...!!! 3 euros le verre...Venez! Venez Messieurs, Dames!"
                     (Vang nóng đây!!! ba đồng một ly...Lại đây! Lại đây! mời ông, mời bà!)
                   
                      Thoảng trong gió có một mùi thơm dịu ngọt đưa ngang qua mũi khiến tôi cảm giác thèm chi lạ cái hương vị ngòn ngọt, chát chát, chua chua và nồng cay cuả ly vang nóng. Tiến đến quầy hàng mua một ly và chầm chậm đi về phiá một góc chợ Noël, đứng tưạ vào chân tường cuả nhà thờ chính toà nơi có ít người qua lại. Hơi nóng cuả ly vang bốc mùi thơm ngan ngát, nhấp môi nhẹ để cảm nhận một làn hơi ấm thẩm thấu trong lồng ngực. Đây là một loại rượu cocktail , người ta lấy vang đỏ, pha với ít rhum, bỏ thêm đinh hương,quế, hồi, chanh, cam, nước đường hoà trộn lại và nấu lên, nồng độ không cao lắm chỉ đủ làm ấm lòng lữ khách đang ở giưã trời muà đông giá buốt…
                   
                     Mượn hơi nóng cuả ly vin chaud để thấy bàn tay mình được sưởi ấm bởi một ảo giác hoang mơ... hương vị ngọt ngào lẫn một chút chan chát cùng hơi men nhẹ thấm vào cơ thể cũng đủ khiến cho đôi má bừng lên, và thấy lòng ngây ngất khác nào hơi ấm tình yêu đang quấn quyện vào hồn... 
                   
                  ...... o0o…..
                   
                  _ Em có muốn một ly vang nóng không?
                  _ Hong , em hỏng thích uống rượu, anh biết mà.
                  _ Thì anh biết, nhưng nào có phải rượu cao độ đâu, chỉ là loại rượu chát pha loãng để cho ấm người, khi lang thang phố chợ Noël muà đông lạnh lẽo này thôi hà.
                  _ Ưhmmmm, cũng được! Mà em uống chung với anh ha.
                  _ Ừ, anh mua một ly lớn nhé!
                  _ Cái anh này, tham thì thôi, lợi dụng quá hà, người ta chỉ có nhấp môi thôi đó, liệu mà uống cho nhiều lát còn lái xe về nưã đó nha!
                  _ Anh biết mà...dễ chừng dầu chưa uống mà anh cũng đã muốn say rồi đó.
                  _ Ô hay! sao ngộ dzị?!
                  _ Ừ thì... nàymắt này môi , làm ta say khướt quên trời quên trăng… Kèm theo đó là tiếng cười khúc khích .
                  Tôi liếc mắt và bấm mạnh vào cánh tay anh:
                  _ Cái anh này... thiệtttt tình!!! ghẹo em hoài nha!
                  Và tôi bẽn lẽn cúi mặt quay về hướng khác tránh ánh nhìn say đắm cuả người ta.
                   
                        Với ly vang trên tay hai đưá đi sâu vào trung tâm cuả khu phố, lúc này đã hơn 23h rồi mà khách vẫn còn đông không thể tưởng,hình như trong ngày làm việc ai ai cũng nôn nao chờ tan sở để cùng vợ con, gia đinh, bạn bè đi dạo chợ Noël. Nghĩ cũng lạ thật, khi đi làm thấy tuyết rơi hay trời lạnh thì cứ thi nhau mà than thở ỉ ôi. Vậy mà, giờ đây ai cũng đều chen chúc ngắm, nhìn các gian hàng được trang trí, bày biện rất đẹp, rực rỡ dưới những ánh đèn treo đủ muôn màu sắc, đứng trò chuyện giưã trời với phong cách thật là khoan thai, nét mặt rất hân hoan, vui vẻ không một nét lo âu hay nhăn nhó. Người người như muốn tận hưởng cái cảm giác lang thang ngoài trời lạnh dưới 0° cuả muà đông. Phải chăng đó cũng là một cái thú?!
                   
                      Tật cố hữu cuả tôi khi ra đường thường hay quên mang gant dù anh đã nhắc nhở, để rồi cứ co rúc nép sát vào anh,  đôi bàn tay tôi luồn dưới chiếc áo manteau để tìm hơi ấm.
                  Và những lúc như thế, anh thường bẹo má tôi và nói đuà:
                  _ Ê, coi chừng nha nhỏ, người ta nhìn kià, trời ơi đàn bà con gái gì mà lạ ghê há, ...dzê đàn ông trước công chúng dzị ta! Rồi anh bật cười khanh khách.
                  _ Ứ, kệ họ ai cười thì hở mười cái răng, em ôm người đàn ông cuả em mà, sợ gì chứ! 
                   
                      Miệng nói thế, nhưng anh xích lại gần tôi hơn, giưã hai đưá dường như không còn một tí centimètre khoảng cách nào cả. Anh cúi xuống và tôi ngước nhìn chờ đợi...môi tìm môi, một nụ hôn nhanh thay cho lời nói, và anh ôm chặt thêm như muốn truyền hơi ấm cuả anh vào tôi... hồn ngất ngâytrong niềm hạnh phúc vô biên.
                  Ly vang bị động mạnh chao đổ lên bàn tay, hơi nóng làm cho hai đưá đều giật mình tỉnh cơn say tình ái!
                  ……
                   
                  Ha... ha...ha...
                      Tiếng cười thật to cuả ai đó vọng qua tai làm tôi giật mình , như người vưà trong cơn say ngủ bị đánh thức bất chợt, mắt ngơ ngác nhìn quanh. Dòng người vẫn đông đảo lại qua, những cặp tình nhân tay đan tay dìu nhau dạo chợ, hương vị ngọt ngào cuả các gian hàng bánh kẹo, chocolat, crêpe, tarte... toả ngát không trung, khiến lòng cảm thấy êm dịu vô cùng.  Cầm ly vang đưa lên môi nhấp một ngụm mà... Ôi chao!!!... Cái lưỡi tôi như tê điếng không còn cảm giác bởi ly vang đã lạnh ngắt tự khi nào. 
                   
                      Bất giác một luồng hơi nóng chạy dài xuống má, vị mằn mặn trên bờ môi thấm sâu vào tận đáy tâm hồn. Thân tôi bật run nhẹ... Nào ai thấy nơi góc phố cạnh Thánh đường có một người thiếu phụ đang cô đơn...trầm mặc...
                   
                  Sương Anh _ Noël & kỷ niệm


                   
                  Attached Image(s)
                  #9
                    SuongAnh 24.01.2023 16:26:43 (permalink)
                     
                                   


                                                                                                               𝕸ù𝖆 𝖃𝖚â𝖓 𝕿𝖗𝖔𝖓𝖌 𝕿â𝖒 𝕹𝖌ườ𝖎 𝕮𝖔𝖓 𝕻𝖍ậ𝖙


                                 Buổi sáng Mồng Một Quý Mão ( 22/01/2023), mặc dù tại Strasbourg/ Pháp ngoài trời tuyết đang rơi đầy nhưng những đồng hương Việt Nam vẫn lên chùa lễ Phật ngày đầu năm mới theo như phong tục truyền thống mà tổ tiên để lại với ước mong tìm sự thanh tịnh, an lạc cho thân tâm và gia quyến cũng như sự hanh thông của công việc làm ngoài xã hội và sự thành công của con cháu trong việc học hiện tại hướng tới một tương lai tốt đẹp để tự lo cho bản thân, gia đình và góp phần vào xã hội nơi đang cư ngụ ngày càng thăng tiến.


                    Sáng dậy nhìn qua song
                    Tuy chẳng có nắng hồng
                    Ngoài trời đang đổ tuyết
                    Vẫn đón Tết giữa Đông

                                  Ở châu Âu chưa tới mùa Xuân vì thế đón Tết không có Mai, Đào thật chưng bàn thờ nhưng màu sắc vàng tươi của cây thiên nhiên trong rừng hoặc hàng rào quanh vườn vào mùa này bất đầu vươn nụ và có màu sắc vàng gần giống hoàng mai của Việt Nam đã được người Việt mình cắt đem về nhà chưng tăng thêm cảm hứng của ngày Tết. Ngoài ra những đòn bánh tét, bánh chưng ngào ngạt mùi thơm của nếp mới cùng dưa kiệu và mâm trái cây bày trên bàn thờ đã khiến cho những người con xa xứ cảm giác ấm lòng và đỡ nhớ nhà hơn. Đặc biệt, tại Phổ Hiền tự trong ngày 30 Tết rộn ràng Phật tử đến lễ Phật sám hối và cúng giao thừa, những tiếng cười nói của các anh chị em đến làm công quả; dù bận rộn tay chân nhưng gương mặt vẫn hiện nét vui tươi.


                                    Hôm nay Mồng Một Tết lễ đầu năm có lễ cúng Tổ Tiên, múa Lân, khách thập phương đến từ vài tỉnh gần biên giới Đức - Pháp và các đồng hương Phật tử tại tỉnh nhà viếng chùa lễ Phật rất đông đảo ước tính từ hai phòng ăn, phòng tiếp khách và chánh điện cũng khoảng gần 700 người lớn, thanh niên và trẻ em. Vì tuyết đang rơi nên chánh điện chật ních và đội lân VuBa không thể biểu diễn như ý để phục vụ mọi người. Vậy mà tiếng trống vang lên đã khiến hai con lân hứng thú tung đường quyền nhảy cao, còn ông địa những bước chân nhún nhảy theo chọc lân rất dễ thương làm ai cũng thích thú, tiếng vỗ tay cổ võ vang rền một góc trời khôn,g khí lúc này ấm cúng chi lạ, mọi người không còn cảm giác lạnh ngỡ như đang ở mùa Xuân. Ôi chao, vui ơi là vui!


                    Trời Tây chưa đến Xuân
                    Vì còn tuyết trắng ngần
                    Nhưng hoa lòng nở rộ
                    Nên cảm thấy Xuân gần.


                                         Nếu mùa Xuân tượng trưng cho sự mới mẻ, tươi vui như khi nhìn cây lá đâm chồi nụ, trổ những đóa hoa xinh đẹp thì có nghĩa tâm hồn của chúng ta cũng sẽ cảm nhận được sự vui vẻ, ấm áp, an lành dù trong khoảnh khắc hay miên viễn thì đó cũng chính là mùa Xuân đang hiện hữu trong tâm linh từng cá thể là nét đẹp của sự tỉnh thức giác ngộ. Bên thềm Xuân ai nấy cũng đều náo nức, vui cười đón nhận niềm an lạc vào trong thân tâm mình. Thiển nghĩ, đó là bức tranh Xuân tuyệt mỹ của của những ai ngộ Đạo.


                    Cuộc sống của con người
                    Tuần hoàn theo luật định
                    Nếu chúng ta thức tỉnh
                    Sẽ cảm thấy tuyệt vời!


                                     Gian khổ là phép thử đối với con người, trải qua nhiều gian nan, lận đận, đau khổ... nếu ai thấu hiểu được hai chữ nhân duyên thì mình dễ chấp nhận và lòng tức khắc an nhiên và sẽ sống hạnh phúc trong hiện tại. Ngày Xuân chúng ta đến chùa được nghe lời Đạo từ của Ni Sư trụ trì :" Hãy xem những khó khăn,nỗi khổ, niềm đau là cơ hội để mình tiến tu, giữ Đạo tâm kiên cố thì ngày nào cũng là Xuân cả".


                    Nàng Xuân đang vẫy tay chào
                    Mùi trầm lan tỏa dạt dào hương bay
                    Thiền môn Phật tử đông đầy
                    Mừng Xuân Di Lặc sum vầy bên nhau.

                    Thiền thi ai viết mà sao
                    Lời hay ý đẹp đi sâu lòng người
                    Chúc cho thế giới an vui
                    Pháp lành thấm nhập tâm đời thế nhân.

                    Muôn người chào đón Xuân Tân
                    Mong năm Quý Mão muôn phần mắn may
                    Ruộng phước ngày một thêm đầy
                    Đạo Đời tròn nguyện dạ say hương Thiền.


                                         Thủ bút tuy thô thiển nhưng xin gởi vài cảm nhận trong ngày Xuân đến mọi người. Con xin kính chúc:


                    - Quý Chư Tôn Đức pháp thể khinh an, tuệ đăng thường chiếu, Đạo quả viên thành.
                    - Quý Phật tử, bằng hữu luôn thường lạc mọi thời, Đạo tâm kiên cố, cát tường vạn sự.


                                                                                                                                                        Nam Mô Di Lặc Hội Thượng Phật Bồ Tát

                    Strasbourg, ngày 23/01/2023 tức Mồng Hai Tết Quý Mão
                    Diệu Đạo_Phổ HIền/Pháp


                    <bài viết được chỉnh sửa lúc 24.01.2023 16:28:05 bởi SuongAnh >
                    Attached Image(s)
                    #10
                      SuongAnh 25.11.2023 02:06:59 (permalink)
                       
                      Nam Mô A Di Đà Phật,

                      Hay tin Ôn HTT Tuệ Sỹ tại chùa Phật Ân (tỉnh Đồng Nai) vào 16h chiều nay, ngày 24/11/2023 (12-10-Quý Mão).


                      Tâm vô thường, Pháp vô ngã
                      Chừ thì tất cả ưu phiền
                      Hòa Thượng Tuệ Sỹ an nhiên
                      Về với Phật lìa tục giới

                      Từng giây phút_ "Tôi vẫn đợi"*
                      Đến khi sức kiệt hơi mòn
                      Đạo - Đời từng đã sắt son
                      Nay trên non tiên dạo bước
                      Sương Anh/Diệu Đạo


                      Trong niềm xúc động vô biên, tôi không biết nói gì; Hơn nữa với Đức hạnh cao cả của Ngài, một nhà Phật học, dịch giả uyên bác, một bậc thi văn nhân với nhiều dòng thơ bi ai mà hùng tráng, luôn trải tâm thơ mình đến muôn người bằng một tình yêu tha thiết vô biên. Dòng thơ của Ngài phiêu phiêu hốt hốt... HTT Tuệ Sỹ là nguồn cảm hứng cho những tâm hồn thích Thiền Thi.

                      Một kẻ hậu bối như tôi với lời văn, câu thơ còn thô thiển, hời hợt làm sao có thể diễn tả hết được Đạo hạnh, thi tài của Ngài. Chỉ xin mạn phép gởi lại bài thơ VÔ NGÔN đã làm cách đây hơn hai tháng để thành kính tri ân Trưởng lão Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ khi Ngài còn hiện tiền. Cho dù Ôn xả báu thân nhưng đã để lại cho chúng ta những bài học khôn cùng về Đời và Đạo, Ngài đã tận lực dâng hiến tâm trí mình cho Phật giáo, cho quê hương, dân tộc Việt Nam đến giây phút cuối đời và giờ đây HTT Tuệ Sỹ đã thuận thế vô thường xả báu thân.

                      VÔ NGÔN

                      Niềm tự hào cho trí tuệ Việt Nam
                      Một tài năng thật uyên thâm sâu sắc
                      Cả một đời vun bồi cho Đạo Phật
                      Ngài là ngọc quý hiếm thấy thời nay


                      Mặc dù bị bắt bớ hay đọa đày
                      Nhưng Thầy vẫn luôn ung dung tự tại
                      Khí chất điềm nhiên tinh thần vững chải
                      Đạo vị bừng lên tỏa sáng muôn nơi


                      Dẫu gian nan chí khí chẳng hề vơi
                      Tâm hồn dũng cảm không hề áo não
                      Noi gương Phật Tổ cả đời vì Đạo
                      Từng bước vân du tạo phước chúng sanh


                      Thầy Tuệ Sỹ là chứng nhân thiện lành
                      Trí tâm vững như KIM CƯƠNG tỏa sáng
                      Pháp thân héo nhưng thần hồn xán lạn
                      Không lời tán thán ngoài chữ VÔ NGÔN


                      Strasbourg, Pháp Quốc, 19/09/2023
                      Sương Anh/Diệu Đạo

                      Bài đã đăng trang nhà Quảng Đức/Úc:
                      https://quangduc.com/.../tho-vo-ngon-thanh-kinh-tri-an...

                      Xin trích dẫn vài bài thơ tôi yêu thích



                      Vói Bắt Ngàn Sao (điệp khúc 22)


                      Ta sống lại trên nỗi buồn ám khói
                      Vẫn yêu người từng khoảnh khắc chiêm bao
                      Từ nguyên sơ đã một lời không nói
                      Như trùng dương ngưng tụ ánh hoa đào
                      Nghe khúc điệu rộn ràng đôi cánh mỏi
                      Vì yêu người ta vói bắt ngàn sao (Thơ Tuệ Sỹ)
                      ---
                      Hạt Cát



                      Nữ vương ngự huy hoàng trong ráng đỏ
                      Cài sao hôm lấp lánh tóc mai
                      Bà cúi xuống cho đẹp lòng thần tử
                      Kìa, khách lạ, ngươi là ai?

                      Tôi sứ giả Hư vô
                      Xin gởi trong đôi mắt Bà
                      Một hạt cát
                      ---
                      Tôi Vẫn Đợi*



                      Tôi vẫn đợi những đêm xanh khắc khoải
                      Màu xanh xao trong tiếng khóc ven rừng
                      Trong bóng tối hận thù tha thiết mãi
                      Một vì sao bên khóe miệng rưng rưng


                      Tôi vẫn đợi những đêm đen lặng gió
                      Màu đen tuyền ánh mắt tự ngàn xưa
                      Nhìn hun hút cho dài thêm lịch sử
                      Dài con sông tràn máu lệ quê cha…


                      Rồi trước mắt ngục tù thân bé bỏng
                      Ngón tay nào gõ nhịp xuống tường rêu
                      Rồi nhắm mắt ta đi vào cõi mộng
                      Như sương mai như ánh chớp mây chiều (Thơ Tuệ Sỹ)
                      ----
                      Tìm Em Trong Giấc Chiêm Bao


                      Ta tìm em trong giấc chiêm bao
                      Nỗi buồn thu nhỏ hàng cây cao
                      Cháy đỏ mùa đông ta vẫn lạnh
                      Bóng tối vương đầy đôi mắt sâu (Thơ Tuệ Sỹ)
                      ---
                      Trăng


                      Nhà đạo nguyên không khách
                      Quanh năm bạn ánh đèn
                      Thẹn tình trăng liếc trộm
                      Bẽn lẽn núp sau rèm

                      Yêu nhau từ vạn kiếp
                      Nhìn nhau một thoáng qua
                      Nhà đạo nguyên không nói
                      Trăng buồn trăng đi xa
                      ---
                      Cánh Chim Trời


                      Một ước hẹn đã chôn vùi tang tóc
                      Cánh chim trời xa mãi giữa lòng sâu
                      Nghe một nỗi hao mòn trong thoáng chốc
                      Một mùa thu một vạn tiếng kêu gào
                      Khuya còn lạnh sương mù và gió lốc
                      Thở hơi dài cát bụi cuốn chiêm bao
                      Bên cửa sổ bên kia đồi sao mọc
                      Một lần đi là vĩnh viễn con tàu
                      Đi để nhớ những chiều pha tóc trắng
                      Mắt lưng chừng trông giọt máu phiêu lưu (Thơ Tuệ Sỹ)


                      Như thế đó, dòng thơ của Ngài luôn ẩn chứa những tư tưởng uyên thâm, vi diệu mang Đạo Thiêng đi vào Đời, là tuệ đăng soi đường cho thế hệ hậu học sau này.
                      Nguyện cầu Giác Linh Ôn HTT Tuệ Sỹ Cao Đăng Phật Quốc
                      Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật 



                      Strasbourg, ngày 24/11/2023
                      Sương Anh-Diệu Đạo_Phổ Hiền/Pháp




                      Attached Image(s)
                      #11
                        SuongAnh 23.02.2024 21:03:56 (permalink)
                         
                        𝐓𝐮̛𝐨̛̀𝐧𝐠 𝐭𝐡𝐮𝐚̣̂𝐭 𝐓𝐞̂́𝐭 𝐆𝐢𝐚́𝐩 𝐓𝐡𝐢̀𝐧 (𝟐𝟎𝟐𝟒)
                        Chùa Phổ Hiền_Strasbourg/Pháp.

                        Những chậu Mai Đào nghinh đón Xuân
                        Nụ khoe mơn mởn rợp ngoài sân
                        Áo dài đủ sắc vờn qua lại
                        Như bức họa thêu đẹp tuyệt trần.

                        Cảnh Tết người đông vui vẻ thay!
                        Muôn lòng hạnh phúc được sum vầy
                        Dập dìu giai nhân và tài tử
                        Cùng đón Xuân xem múa hát hay!

                        Nhạc trỗi du dương lúc rộn ràng
                        Nụ cười tươi tỏa ấm không gian
                        Giọng êm dịu ngọt người ca sĩ
                        Ngây ngất tim người hồn mơ màng…

                        Vũ khúc đưa ta về thuở xưa
                        Cung đình cổ phục sau rèm thưa
                        Khiến bao quan khách hồn ngơ ngẩn
                        Tráng lệ, uy nghiêm… Nói cũng thừa!

                        Lời chúc mừng Xuân gởi đến người
                        Cầu mong năm mới vạn điều vui
                        Thân tâm an lạc nhiều may mắn
                        Hạnh phúc bình yên giữa cuộc đời

                        Strasbourg, 23/02/2024
                        Sương Anh-Diệu Đạo_Phổ Hiền

                                 Kể từ khi đại dịch Covid-19 xuất hiện đã làm ảnh hưởng đến mọi sinh hoạt trên thế giới nhất là kinh tế và chùa Phổ Hiền cũng không ngoại lệ. Mùa Xuân Giáp Thìn này sau 4 năm lặng lờ trôi qua Ban tổ chức văn nghệ và kinh tài cùng họp bàn được sự chấp thuận của Ni Sư trụ trì đồng quyết định làm nên mùa Xuân Di Lặc thật đặt biệt, vui tươi cho mọi người tại tỉnh nhà.
                        Bắt đầu từ đêm giao thừa thứ 6 (09/02/2024) cho đến Mồng Một, Mồng Hai (11/02/2024) cổng chùa mở rộng để khách thập phương đến đón Tết cổ truyền chào mừng năm mới Giáp thìn. Thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới của lịch Âm không trùng với ngày Dương lịch nên các gia đình người Việt hải ngoại không thể sum họp đầy đủ các thành viên giống như Noël, Tết Tây. Do vậy, chùa Phổ Hiền tại Strasbourg/Pháp quốc tổ chức đón giao thừa là cơ hội để các Phật tử, Đạo hữu đồng hương vân tập về cùng mừng chào mùa Xuân Mới Giáp Thìn thật vui vẻ, các đồng hương gần xa cả hàng 100, 200km từ bên Đức và các vùng lân cận vùng Alsace trong ba ngày Tết ước khoảng 1000 người hiện diện để lễ Phật tụng kinh Sám Hối và thắp đèn Dược Sư cầu nguyện cho gia đình, người thân và trăm họ bước sang năm mới luôn được may mắn, an lạc. Sau đó, mọi người ra ngoài sân chùa xem đội lân VuBa múa Rồng. Rồng theo nhịp trống lúc dồn dập khi buông lơi mà uốn mình bay lượn trên không trung trước bảo tháp Quan Âm trông thật đẹp mắt. Được khoảng 10′ thì Rồng theo chân Ni Sư trụ trì đi vào chánh điện đảnh lễ Tam Bảo nơi đó các vị bô lão và các em GĐPT sẵn sàng để thắp hương cúng lạy và dâng hoa quả bánh trái lên Tổ Tiên. Sau phần nghi lễ thì Ni Sư trụ trì nói lời cảm tạ và chúc Tết mọi người đồng thời phát lộc đầu năm. Buổi trưa các Phật tử vừa ngọ trai vừa được thưởng thức những tiết mục văn nghệ Mừng Xuân do các ca sĩ cây nhà lá vườn trong ban trai soạn biểu diễn. Thật tức cười các anh Hùng Dũng, Phi, Minh Hòa giả gái với mái tóc ngắn, dài, áo lụa tha thướt thoạt nhìn khó thể nhận ra (hihi). Phổ Hiền tự ngày hôm đó rộn ràng làm sao ngoài tiếng ca nhạc thì những câu chào hỏi, tiếng cười chúc tụng năm mới cho nhau luôn được Khang Ninh Phúc Lộc Thọ, cánh đàn ông thật bô trai, bô lão trong những bộ y phục cổ truyền; còn các bà, các chị và các em thì… Ôi thôi, đủ sắc màu lượn qua lượn lại bên hai chậu hoa Mai Đào, chưa kể các chàng trai Pháp trong đội lân phải cứng cả cơ hàm để cười vì được mọi người liên tục đến xin chụp hình chung.

                                Trong khi đa số người đến dự lễ áo quần, y phục tha thướt, rực rỡ thì đội ngũ Phật tử đến từ Đức, Mulhouse, Strasbour... từ 2 tuần ttước Tết các anh chị đã đến làm công quả thật đông một nhóm anh chị trang trí hai chậu hoa mai, đào thật đẹp ở xa nhìn vào ngỡ như hoa thật với màu sắc tươi thắm rực rỡ. Dưới sự chỉ đạo của Sư Cô trưởng Ban Trai Soạn ai cũng làm việc không ngơi tay, phải thức khuya dậy sớm để gói bánh tét, bánh chưng, bánh giò, bánh tiêu, bánh ú, kẻ thì ở nhà đổ bánh da lợn, bánh bò cùng thức ăn chay đủ loại... để phát hành và đãi Phật tử các nơi đến lễ Phật đầu năm dùng cơm chay trong ba ngày Tết. Phòng ăn tầng trệt và lầu 1 chật ních người, các cô, các chị tất bật phục vụ nhưng môi luôn nở nụ cười thật tươi. Ôi, thương quá là thương…!!! Thật đúng với câu :
                        “Phục vụ chúng sanh là cúng dường chư Phật”

                                  Tuần lễ kế tiếp 17/02/2024 nhằm Mồng 8 Tết chùa tổ chức đêm văn nghệ Mừng Xuân tại Hội Trường lớn của tỉnh Centre Culturel du Neudorf từ 18h30 đến 2h sáng hôm sau cho cộng đồng người Việt đến vui Xuân. Từ tối thứ 6 các bạn trẻ GĐPT đã thuê xe tải chở dàn âm thanh ánh sáng và áo quần, phụ kiện cho các bài múa. Năm nay ngoài một số áo cung đình mua tại Huế bên Việt Nam, còn lại là nhóm các cô lấy lại những bộ y phục đã sử dụng để thiết kế thành kiểu mới cho phù hợp với nội dung bài múa và chủ đề văn nghệ : Triều Đại Đất Việt. Đáng quý nhất là các bạn trẻ đã nghiên cứu tự đóng kiệu cho công chúa Huyền Trân, làm giáo mác, đóng dàn treo đèn cổ, sơn nón lá lính… (không thể liệt kê hết). Chưa kể các cô Điền, Maly, Thanh Huyền, Thanh(Đức) liền tay ủi những bộ trang phục múa cho kịp giờ biểu diễn. Equipe GĐPT đã phải thức khuya dậy sớm, tận dụng giờ phút rảnh để làm. Bên cạnh đó, các anh chị em Ban Nhạc và các ca sĩ từ các nơi Đức, Paris, Marseille, Strasbourg đã gởi bài hát, hòa âm… tập dợt dù online cũng rất ăn ý nhau. Khoảng 19h bắt đầu Phần I chương trình văn nghệ truyền thống với hợp ca Phật Giáo Việt Nam do GĐPT trình bày, tiếp đến tiết mục OPENNING khai mạc đêm văn nghệ với toàn thể các em GĐPT của 3 ngành trình diễn từ dưới sân khấu đi lên. kế đến múa Lân và các bài hát ca ngợi mùa Xuân do các ca sĩ trình bày, xen vào đó là những bài nhạc kich: Tình Sử Huyền Trân Công Chúa, Thuyền Quyên, Lãnh Cung. Sang phần II dạ vũ mở đầu toàn ban nhạc với giọng hát thật ấm của anh ca nhạc sĩ Triệu Thiên Tuyến với bài HAPPY NEW YEAR làm ấm lòng người nghe làm sao!
                        Thêm một lần nữa Ban Trai Soạn lại tiếp tục ngày đêm làm thức ăn để phát hành ngoài salle phục vụ cho quan khách vừa nhâm nhi vừa xem ca nhạc. Để có đêm văn nghệ này cả ban văn nghệ đã chuẩn bị từ 7, 8 tháng trước của năm 2023 từ tập múa, may sửa đồ múa, đóng kiệu, dàn kệ, sơn phết… Và không thể nào không kể đến các anh chị trong ban Tombola (Duyên Ngọc, Quảng Phước, Kim, Tường Vi, Khuê…) rất được nhiều người mua ủng hộ ; nhất là các quý vị đã tặng quà phần trúng thưởng cao nhất là 500€. Đặc biệt dàn âm thanh ánh sáng rất đẹp do bạn Bửu Quốc và équipe dàn dựng, phong cảnh phía sau sân khấu do em Elodie thực hiện cảnh cung đình xưa thật tuyệt vời. Và không thể nào quên các phó nhòm như anh Sinh đến từ Đức, em Diệu Hạnh ngoài làm biên đạo múa kịch còn là người quay phim nữa. Nhờ vậy mà chúng ta có những tấm hình, clip vidéo thật xuất sắc.

                                  Nhìn chung, đã 49 năm gần nửa thế kỷ, người Việt hải ngoại đã hội nhập với thời đại mới có nhiều tiến bộ thay đổi về mọi mặt. Tuy nhiên, chúng tôi thế hệ đi trước luôn muốn gìn giữ và phát triển nền văn hóa Á Đông của nước nhà nên nhân ngày Tết Âm lịch hằng năm tổ chức lễ hội mừng Xuân nhằm mục đích cho thế hệ trẻ biết về bản sắc văn hóa dân tộc, hiểu hơn về những phong tục, lịch sử Việt Nam từ thời cha ông lập quốc. chúng tôi cùng các em GĐPT bảo tồn, phát triển và tự hào qua các ngày đại lễ Phật Đản, Vu Lan và nổi bật nhất trong dịp Tết Nguyên Đán năm nay, hồn Việt đã được thổi vào tâm khảm các em qua các tiết mục trình bày. Tầm 2h sáng chủ nhật hôm sau đêm dạ vũ mới chấm dứt trong sự luyến tiếc của các bạn thanh niên trẻ vì đôi chân của họ còn muốn nhún nhảy theo âm nhạc mà giờ thuê salle có giới hạn Các bạn trẻ GĐPT lại tiếp tục tháo gỡ dàn âm thanh, ánh sáng, dọn dẹp rác thức ăn, bàn ghế và quét dọn salle trả lại sạch sẽ, bóng loáng như khi thuê cho đến 6h sáng mới về tới nhà. Sao mà thương quá là thương.
                                Năm nay là năm Giáp Thìn một con vật đứng đầu trong tứ linh (Long, Lân, Quy, Phụng) theo quan niệm người Việt mình thì Rồng được xem là con vật mạnh mẽ, linh thiêng nhất được con người yêu quý, tôn thờ; vì vậy năm Rồng có tiềm năng vô hạn đem lại sự thịnh vượng. Mặc dù, ở ngoài salle lớn sức chứa từ 800 đến 1000 chỗ ngồi cộng thêm đứng tính ra đã có cả ngàn quan khách tham dự bên trong vẫn còn nhiều khán giả bên ngoài muốn vào xem ca nhạc kịch nhưng người quản lý salle không cho phép vào vì quá tải khiến một số người đành phải ra về lòng không vui mấy. Chúng tôi rất lấy làm tiếc ngoài lời chân thành xin lỗi mong thông cảm chứ biết làm sao!!! Xin mong quý đồng hương vui lòng hỷ xả với tinh thần Mừng Xuân Di Lặc (là vị Phật đương lai tượng trưng cho sự hoan hỷ, vui vẻ, bao dung và tha thứ). Đây cũng chính là ước nguyện đầu Xuân của chúng ta, nguyện cầu và mong ước một mùa xuân an vui để trên môi luôn nở nụ cười hạnh phúc và hy vọng bản thân, gia đình luôn được vạn sự kiết tường, vạn sự như ý trong năm mới.
                        Nam Mô Hoan Hỷ Tạng Bồ

                                 Tường thuật của người viết theo cách nhìn, suy nghĩ và cảm nhận giới hạn của cá nhân nên không tránh khỏi nhiều thiếu sót. Mong mọi người hoan hỷ bỏ qua cho. Vì nhằm mục đích sơ thuật, ôn lại những diễn biến trong ngày lễ hội Tết do chùa Phổ Hiền tổ chức cho cộng đồng người Việt tại Strasbourg có dịp vui chơi hàn huyên sau một năm không thường xuyên gặp gỡ để cùng nhau Mừng Tân Xuân và chào hỏi nói lời: Chúc Mừng Năm Mới, Vạn Sự Bình An, Vạn Điều May Mắn hay Vô Lượng Cát Tường…


                        Nam Mô Đương Lai Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật
                        Strasbourg, 23/02/2024
                        Diệu Đạo_Phổ Hiền/Pháp

                        ***Link album Tết Giáp Thìn 2024 rất đầy đủ hình ảnh. Mời xem:
                        https://photos.google.com...pPw8YjDTLvRuGu1N4WK33t...
                        ***Youtube: Múa Rồng -Tết tại chùa-Quay phim: Diệu Hạnh
                        https://youtu.be/TeMMEQ8DQtI?si=_IkllUtI1QdLBK6h
                        *** Openning
                        https://www.youtube.com/watch?v=DDPVoIILGBA
                        **Defilé y phục cổ truyền
                        https://www.youtube.com/watch?v=6RkJQjlui6M
                        ***Thuyền Quyên
                        https://www.youtube.com/watch?v=kgMpek0o6Xw
                        ***Lãnh Cung
                        https://www.youtube.com/watch?v=bJia9h9VTFg
                        ***Tình Sử Huyền Trân Công Chúa
                        https://www.youtube.com/watch?v=37aiXc5Twfs

                        <bài viết được chỉnh sửa lúc 24.02.2024 12:50:57 bởi SuongAnh >
                        Attached Image(s)
                        #12
                          Chuyển nhanh đến:

                          Thống kê hiện tại

                          Hiện đang có 0 thành viên và 2 bạn đọc.
                          Kiểu:
                          2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9