NHỮNG SUY NGHĨ RỜI
NHỮNG SUY NGHĨ RỜI ĐƯỜNG SẮT CÁT LINH-HÀ ĐÔNG (Hà Nội)
Có lẽ, thời nầy thế kỷ 21 đất nước lẽ ra phải phát triển vượt bậc bởi chiến tranh đi qua đã trên 33 năm kể từ khi bàn thảo chuyện đường sắt Cát Linh – Hà Đông trên cao, nhưng bàn qua bàn lại hơn 3 năm, tháng 10/2011 mới bắt đầu khởi công. Toàn tuyến có chiều dài 13,5 km với 12 ga trên cao. Sau nhiều lần điều chỉnh vốn đầu tư, dư án có tổng mức đầu tư là 968,04 triệu USD (18.001,6 tỷ VND), trong đó, phần vốn vay Trung Quốc là 669,62 triệu USD (hơn 13.800 tỷ VND)(1) đã 8 lần thay đổi tính đến 2019, vẫn nằm im lìm chưa thể đi vào hoạt động. Cuối tháng 4 năm 2019, tuyến đường sắt vẫn không thể nào đi vào hoạt động do còn thiếu sót các hồ sơ kèm theo các hạng mục của dự án. Tính đến tháng 9 năm 2019, thời gian khai thác thương mại chính thức vẫn chưa được công bố (2) Một đống tiền quá lớn của dân tộc được đỗ ra để các đổi lấy “con rắn khổng lồ ngoằn ngoèo uốn lượn” trên không gian thủ đô tăng thêm sự chật chội vốn đã đầy rẫy những bất hợp lý của văn minh thủ đô, ai chịu trách nhiệm trước bế tắc của công trình nầy. Có nhiều người tắc lưỡi dè biểu “ Đất nước ta ai bảo nghèo, chúng ta dám bỏ ra khoảng tiền lớn có thể xây dựng cả trăm bệnh viện hay trường học để đổi lấy một "đại cảnh" mà không có đất nước nào trên hành tinh nầy có được, mai mốt sẽ khá đông khách du lịch hiếu kỳ đến Việt Nam để tận mắt xem con rắn khổng lồ uốn lượn quanh Hà Nội” mỉa mai thay sự phung phí, lại có người nói “Như thế mới là Hà Nội văn minh bậc nhất”, trời ơi, những dây cầu ở vùng cao hàng ngày dân lành “đu dây cầu tử thần” như các huấn luyện lực lượng đặc nhiệm. Chua xót quá trước những những cán bộ hàng đầu cùa quản trị phá hoại đất nước!. Nếu như vận hành sắp tới thì có thể trên 650 nhân viên vận hành đoàn tàu đi đến cho quãng đường Cát linh- Hà Nội dài 13,5 km! Người dân không hiểu tại sao như thế có thể xãy ra trong thế kỷ 21 nầy. Chỉ có chính phủ mới trả lời câu hỏi nầy. Song song với đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Nội, tại TpHCM có Sài Gòn – Suối Tiên, có chiều dài 19,7 km và có 14 ga trên cao. “Điểm đầu của tuyến tại chợ Bến Thành, đi ngầm 2,6 km từ ga Bến thành đến qua ga Nhà hát Thành phố đến ga Ba Son tại khu đô thị Vinhomes Golden River sau đó đi trên cao 17,1 km theo rạch Văn Thánh rồi đi ngang qua sông Sài Gòn rồi chạy dọc theo xa lộ Hà Nội và kết thúc tại ga Bến xe Miền Đông mới Theo kế hoạch, dự án Metro Bến Thành - Suối Tiên được phê duyệt lần đầu tiên vào năm 2007 với tổng mức đầu tư hơn 17.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến năm 2011, dự án được điều chỉnh lên hơn 47.000 tỷ đồng, tăng thêm 30.000 tỷ đồng so với dự tính. Trong đó, vốn vay Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) là hơn 41.800 tỷ đồng, còn lại là vốn ngân sách thành phố. Thủ tướng lúc đó là Nguyễn Tấn Dũng cho phép UBND thành phố phê duyệt điều chỉnh dự án vào tháng 8/2011”(3) và dự kiến năm 2021 sẽ đưa vào sử dụng. Hãy chờ xem giữa hai nhà thầu chính Cát Linh-Hà Đông của Trung Cọng và Sài Gòn – Suối Tiên của Nhật Bản, chúng ta sẽ thấy sự hợp lý và bất hợp lý của đại diện 2 quốc gia. Người dân chắc chắn rằng nhà thầu Nhật sẽ ngon lành hơn nhiều về tính minh bạch, kỹ thuật cao đúng mực và cả danh dự Nhật Bản còn Trung cọng thì dối trá và mưu đồ. Ngã Du Tử
<bài viết được chỉnh sửa lúc 04.09.2020 16:49:11 bởi THƠ NGÃ DU TỬ >
Thống kê hiện tại
Hiện đang có 0 thành viên và 2 bạn đọc.
Kiểu: