Từ châu Đại Dương trở về Việt Nam
Tien DS 20.06.2020 09:55:24 (permalink)

LỜI NHÀ XUẤT BẢN

Đồng Sỹ Hứa sinh ra trong một gia đình cố nông ở làng Mậu Tài, Thừa Thiên-Huế. Sự đói nghèo và nỗi tủi nhục của người dân mất nước đã sớm hun đúc lòng căm thù thực dân Pháp của anh em Đồng Sỹ Hứa. Đồng Sỹ Bình, người anh cả bị tù đày vì hoạt động cách mạng trong hàng ngũ Đảng Tân Việt và mất khi mới 28 tuổi đời; Đồng Sỹ Hiền, người em út cũng đã từng bị tòa án binh Pháp ở Sài Gòn kết án tử hình vắng mặt vì hoạt động cách mạng. Bản thân Đồng Sỹ Hứa mặc dù được đào tạo trong nhà trường của Pháp và sang Tân Đảo (nay là Vanuatu) với tư cách là một công chức biệt phái của Phủ toàn quyền Đông Dương nhưng ông đã sớm đứng về hàng ngũ của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Ông đã trở thành người lãnh đạo phong trào đấu tranh của những người phu Việt Nam lao động trong các mỏ hay đồn điền ở các hòn đảo vùng Mélanésie (Tân Đảo và Tân Ca-lê-đô-ni).
Từ châu Đại Dương trở về Việt Nam là một hồi ức lịch sử về đời sống nô lệ của hàng nghìn lao động Việt Nam và về cuộc đấu tranh vì phẩm giá con người, vì sự công bằng xã hội của họ ở Tân Đảo và Tân Ca-lê-đô- ni trong những thập kỷ 30, 40 và 50.
Tác phẩm vốn được viết bàng tiếng Pháp (De la Mélanésie au Vietnam) và do Nhà xuất bản L’Harmattan, Paris, ấn hành tháng 11 năm 1993. Mãi đến năm 1997, tác giả mới viết lại bằng tiếng Việt. Nhà xuất bản Thuận Hóa xin giới thiệu cùng bạn đọc và mong rằng với những bằng chứng xác thực, tập hồi ức sẽ tiếp tục giúp chúng ta hiểu rõ hơn, tường tận hơn về bộ mặt của chủ nghĩa thực dân Pháp.
NHÀ XUẤT BẢN THUẬN HÓA

VÀI LỜI CỦA TÁC GIẢ

Năm1958, tôi có viết một bài trên báo Lao động để ủng hộ cuộc đấu tranh của anh chị em công nhân Việt Nam di cư sang Tân Thế (Nouvelle-Calédonie) và Tân Đảo (Nouvelles Hébrides, từ khi nước đó giành được độc lập gọi là Vanuatu), những bạn chiến đấu của tôi từ năm 1938, hồi đó đang bị thực dân Pháp khủng bố ác liệt. Bài báo đó được Viện Lịch sử Việt Nam trích in trong tập hồi ký cách mạng “Những ngày tháng Tám” (Nhà xuất bản Văn học 1961) dưới đầu đề “Cờ giải phóng trên địa ngục Tân Đảo”
Tôi đã từng giữ chức vụ Đại diện Đảng Cộng sản Pháp và Tổng thư ký Liên hiệp Công đoàn Tân Đảo. Phong trào đã có một ít thành tích, được Đảng Cộng sản Pháp, Đảng Cộng sản Úc, và Tổng liên đoàn lao động Pháp khen ngợi và được Đảng ủy hải ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương năm 1947 - 1948 báo cáo về Trung ương Đảng và Ban chấp hành Tổng liên đoàn lao động Việt Nam (mãi sau này, khi đã về già, tôi mới nhận thức được những thiếu sót, sai lầm của tôi trong thời gian lãnh đạo phong trào, khi tôi còn là một chiên sĩ non nớt lại ở xa cơ quan lãnh đạo). Vì vậy trong những năm 1959 - 1960, Viện Lịch sử thúc giục tôi viết hồi ký. Tôi từ chối vì khó quá. Mặt khác phong tục tập quán của dân tộc ta không cho phép “mèo khen mèo dài đuôi”.
Tôi đề nghị đồng chí Nguyễn Trọng Cổn, một nhà cách mạng lão thành, một nhà sử học có nhiều cống hiến, công tác ở Ban Sử của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam đảm nhận việc viết lịch sử của phong trào đấu tranh của công nhân Việt Nam ở miền Nam Thái Bình Dương (Tân Thế, Tân Đảo, Tahiti - Makatéa). Tôi chịu trách nhiệm sưu tầm tư liệu lịch sử cho đồng chí ấy. Đồng chí Cổn đã cho xuất bản một số bài trên tạp chí Nghiên cứu lịch sử Việt Nam.
Tôi đang hớn hở vui mừng thì đồng chí Cổn mất đột ngột vào đầu năm 1982. Sáng hôm đó, trước khi đến chỗ phục vụ Đại hội Thanh niên Việt Nam, tôi ghé lại nhà đồng chí và đưa cho đồng chí cuốn “Chân đăng” (“Cu- li”), một tác phẩm nửa hồi ký nửa chuyện do anh Vanmai con của những “cu-li” viết bằng'tiếng Pháp và in ở Tân Thế. Đồng chí Cổn mừng quá, xuống bếp nói với vợ: “Hôm nay tôi không làm gì cả vì tôi bận đọc cuốn sách anh Hứa mới đưa cho tôi”. Thế rồi khoảng nửa giờ sau, khi bác Cổn gái lên nhà trên đã thấy chồng chết gục trên cuốn sách.
Đáng lẽ tôi phải bắt tay ngay vào việc tiếp tục công việc bỏ dở của đồng chí Cổn, nhưng tôi vẫn ngần ngại vì định kiến của chúng ta còn dai dẳng. Mãi đến năm 1987, khi đồng chí Jean Suret Canale, ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Pháp, nhiều năm là cố vấn của Tổng thống Sekou Toure và hiệu trưởng trường Đại học quốc gia Kindia (Ghi-nê), chuyên gia về các nước trước đây là thuộc địa của Pháp, yêu cầu tôi cung cấp tư liệu về Mélanésie, tôi mới tiếp tục sưu tầm. Tôi lên Đà Lạt gặp anh Nguyễn Đức Thận, người công tác gần gũi với Tổng bí thư Đảng Cộng sản Tân Calédonie là Jeanne Tunica và đi một số tỉnh gặp các chiến sĩ ở bên đó về. Đồng chí Jean Suret-Canale đã viết bài “Une page oubliée de histoire" (Một trang lịch sử bị bỏ quên) đăng trong tạp chí “Revolution” của Đảng Cộng sản Pháp ngày 4-11-1988 để ủng hộ cuộc đấu tranh vô cùng gian khổ của thổ dân Kanak đảo Ouvéa. Về phần mình, đồng chí sưu tầm cho tôi một số tư liệu gốc ở kho lưu trữ quốc gia Pháp và của Bộ Quốc phòng Pháp.
Tôi nhận được một số tư liệu quý nhưng không biết xoay xở thế nào để vượt định kiến “mèo khen mèo dài đuôi”. Giữa lúc đó, tôi được một số đảng viên cộng sản và người tiến bộ Pháp mời sang dự lễ kỷ niệm 200 năm ngày Cách mạng tư sản Pháp năm 1789. Mời vào năm 1989 nhưng mãi đến tháng 3 năm 1990 mới đi được. Đồng chí Jean Suret-Canale nói với tôi (thân mật): “Mày phải viết hồi ký về phong trào Tân Calédonie và Tân Đảo, về quá trình thành lập Đảng Cộng sản ở hai quần đảo đó và về sự nghiệp của Jeanne Tunica vì mày là nhân chứng cuối cùng. Ở đó, Đảng đã bị dập tắt từ hơn 40 năm nay và bao giờ mới trở dậy được?”. Đó cũng là ý mà đoàn vô tuyến truyền hình của Đảng Cộng sản Pháp, do đồng chí Daniel Roussel, nguyên đại diện của Đảng Cộng sản Pháp ở Việt Nam trong 7 năm, đã nói với tôi khi phỏng vấn tôi ngày 9 tháng 12 năm 1995. Tôi không thể trốn tránh trách nhiệm. Cảm động cho tôi là ngày 11-3-1990, khi tiễn chân tôi về nước 20 hay 30 đồng chí viết và ký tên dày đặc trên một tờ giấy lớn buộc tôi phải viết hồi ức, không phải vì tôi, vì đất nước của mình mà vì nhân dân Pháp cần vạch măt bọn Nadzi mới như đồng chí Jean Suret-Canale đã viết trong lời tựa. Đối tượng là những người dân chủ Pháp nên tôi phải viết bằng tiếng Pháp.
Gần 3 năm lao động cực nhọc mới viết xong, được nhà xuất bản có tiếng là “L’Harmattan”, Paris ấn hành tháng 11-1993. Các bạn đồng niên của tôi bảo tôi phải dịch ra tiếng Việt Nam vì cuốn sách nhỏ của tôi phản ánh tương đối trung thực cuộc sống của nhân dân ta từ những năm 20 đến những năm 50. Lại thêm ba năm lao động nữa, cũng khó nhọc chẳng kém gì so với khi viết bằng tiếng Pháp.
Tôi xin lỗi bạn đọc vì bản tiếng Việt của tôi khó đọc. Lúc nhỏ, học ở những trường Pháp - Việt, tôi ít được học văn phạm và văn học Việt Nam. Mong bạn đọc thông cảm. Và hy vọng rằng, tập hồi ức lịch sử nầy sẽ giúp cho độc giả Việt Nam càng hiểu rõ hơn về chủ nghĩa thực dân, về cuộc đấu tranh của công nhân Việt Nam ở miền Nam Thái Bình Dương trong những thập kỷ 30, 40 và 50.
Với lòng chung thủy bền vững, tôi tặng tập hồi ức này cho Jeanne Tunica - sinh trưởng ở vùng Cévennes (miền trung nam nước Pháp) chết ở trại tế bần bán đảo Duco ở cửa ngõ của vịnh Nouméa (Tân Calédonie) - người anh hùng bảo vệ những người hèn yếu và bị áp bức ở các đảo miền Nam Thái Bình Dương, ở bên kia quả địa cầu.
ĐỒNG SĨ HỨA

BÀI TỰA

Cuốn sách này mang lại cho chúng ta một bằng chứng mới về chủ nghĩa thực dân trước đây, chủ nghĩa thực dân mà nhân dân các nước Đông Dương đã phải chịu đựng. Chủ nghĩa thực dân đó đã đè nặng trên vai những người lao động Việt Nam làm phu theo chế độ “chân đăng”, nghĩa là theo giao kèo, ở các xứ vùng Mê- la-nê-dzi (Tân Đảo, nay gọi là Va-nu-a-tu và Tân Ca-lê- đô-ni, thường gọi là Tân Thế). Bằng chứng đó chưa từng được ghi lại và công bố.
Tác giả cuốn sách này, Đồng Sỹ Hứa, sinh năm 1915 trong một gia đình không có đất, ở làng Mậu Tài, miền Trung Việt Nam, cách kinh đô Huế chừng 5 đến 6 cây số. Ông nội của Hứa chết vì hậu quả của một vết thương ở trận Thuận An năm 1883. Thất bại trận này của triều đình Huế đã dẫn đến sự chiếm lĩnh hoàn toàn nước Việt Nam của thực dân Pháp. Ít lâu sau, bà nội của Hứa qua đời. Cha của Hứa, mồ côi khi lên mười hai tuổi, làm đầy tớ, rồi làm công nhật. Ông xây dựng gia đình với một phụ nữ cũng mồ côi cha mẹ khi lên tám tuổi. Anh cả của Hứa, một chiến sĩ cách mạng, đảng viên của Đảng Tân Việt, tiền thân của Đảng Cộng sản Đông Dương, chết khi mới 28 tuổi vì bệnh lao phổi sau hai đợt ở tù tại các ngục Buôn Ma Thuật và Kon Turn. Em út của Hứa bị tòa án binh Sài Gòn kết án tử hình vắng mặt năm 1948.
Đồng Sỹ Hứa được đi học nhờ sự hy sinh của gia đình, chủ yếu của chị mình. Trước chiến tranh thế giới thứ hai, Hứa làm công chức, hạ cấp ờ Tòa khâm sứ (chính quyền “bảo hộ”) Trung Kỳ, rồi ở Tòa đốc lý Đà Lạt. Năm 1938, với mong muốn giúp em út của mình về mặt tài chính để tiếp tục học, Hứa nhận chức vụ phiên dịch bên cạnh công sứ Pháp ở Tân Đảo. Khác với xứ Tân Ca-lè-đô-ni, Tân Đảo hồi đó đặt dưới một thể chế kỳ quặc, là “Công-đô-mi-ni-um” tức là thuộc địa chung của Pháp và Anh, chịu sự cai trị chung của hai công sứ thay mặt chính phủ Pháp và Anh.
Trên hai xứ đó, các đồn điền và các mỏ của người Âu dùng nhiều lao công Việt Nam, những người vì khốn cùng mà phải ký “giao kèo” năm năm và bị bọn chủ tha hồ áp bức bóc lột và coi như những nô lệ, thậm chí còn tệ hơn. Vì đối với bọn này, họ không phải là một cái “vốn” cần dè sẻn. Đồng Sỹ Hứa ở Tân Đảo, và bạn đồng nghiệp của anh là Nguyễn Đức Thận, phiền dịch bên cạnh Thống sứ xứ Tân Ca-lê-đô-ni, là những “người có học thức” duy nhất giữa đám đồng bào của họ phần đông mù chữ. Họ tự nhận trách nhiệm là những người phát ngôn và những người lãnh đạo trong cuộc đấu tranh sẽ được tiến hành năm 1945 do sự kích thích của bản Tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đòi giải phóng những người “chân đăng” (mà giao kèo hết hạn từ lâu) và đòi hồi hương. Trong cuộc đấu tranh đó, Đảng Cộng sản xứ Tân Ca-lê-đô-ni sẽ hỗ trợ và thu nhận họ, và Tổng liên đoàn Lao động C.G.T sẽ là tổ chức chính thức của những công nhân nông nghiệp Việt Nam. Đồng Sỹ Hứa bị trục xuất khỏi Tân Đảo năm 1947 và sau đó bị quản thúc ở Huế. Khi Hứa ra chiến khu năm 1949, vợ và các con của anh (tù 18 tháng đến 7 tuổi) bị giam hai tháng. Sau đó để được phóng thích và cứu thoát các con của mình, vợ anh (26 tuổi) phải làm vợ hầu của một tên thực dân Pháp 67 tuổi... sau đó lấy một lính lê dương và sang Pháp. Trong kháng chiến, Đồng Sỹ Hứa đã trở thành một cán bộ của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam.
Qua cuộc hành trình đó - được tường thuật một cách khô khan - phần nào người ta đã nhận thức được chủ nghĩa thực dân là cái gì đối với những người thuộc địa.
Giai đoạn Mê-la-nê-dzi trong cuộc hành trình của Đồng Sỹ Hứa đòi hỏi một số giải thích.
Người ta có thể ngạc nhiên về sự vắng mặt của người bản xứ trong bản tường thuật này (trừ một đoạn thuật lại sự thất bại của một mưu toan tiếp xúc...). “Chia rẽ để trị”, đó là khẩu hiệu của chủ nghĩa thực dân. Bọn chúng đã thành công trong việc ngăn cách thổ dân với những người lao động khác. Họ bị trói trong những cơ cấu cổ sơ, nhất là ở Tân Đảo, cả ở Tân Ca-lê-đô-ni. Bị dồn vào những “cấm địa” (các bộ lạc), người Ca-nác sống dưới sự giám hộ tay đôi về mặt tinh thần của các hội truyền giáo đạo Cơ Đốc hay Tin Lành, và về mặt vật chất của “Sở quản lý dân bản xứ” gồm những sen đầm người Pháp dưới danh nghĩa '‘người đại diện” (Syndic), thực hiện cai quản nghiêm ngặt đối với “các bộ lạc”. Người ta rút ra từ đó lao công phục vụ bọn thực dân, kể cả phụ nữ và trẻ em, với sự đe dọa nếu bất tuân thì sẽ bị thu hồi thẻ tiếp phẩm, và đối với các gia đình chiến sĩ (những lính tình nguyện của “tiểu đoàn Thái Bình Dương” ) thì sẽ bị cắt tiền phụ cấp. Trong một thông tri đề ngày 21 tháng 8 năm 1946, ông Thống đốc thừa nhận rằng “trong quá khứ, đã xảy ra một sự lạm quyền không thể bào chữa được tròng việc trưng dụng người bản xứ... dưới áp lực của người da trắng”!([link=file:///I:/Van%20Ban/VB-G%C4%90/TU%20LIEU/Tu%20lieu%20Dong%20Sy%20Hua/T%E1%BB%AB%20Ch%C3%A2u%20%C4%90%E1%BA%A1i%20d%C6%B0%C6%A1ng%20tr%E1%BB%9F%20v%E1%BB%81%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20-%20Conveter.docx#_ftn1]*[/link]). Ông Thống đốc chỉ chịu quyết định công bố (với nhiều tháng chậm trề) luật bãi bỏ chế độ lao động cưỡng bách ở các thuộc địa, theo lệnh của chính ông Bộ trưởng buộc phải chấp nhận yêu cầu của các nghị sĩ cộng sản. Ông Thống đốc tự bào chữa bằng cách nói rằng ông không muốn “đổ dầu vào lửa”, vỉ bằng sự công bố đó, ông sẽ làm tăng lên “sự phẫn nộ của dân chúng” (tất nhiên là dân chúng da trắng!). Cũng chính ông Thống đốc đó, hai năm về trước, bằng việc ký nghị định ngày 10 tháng 6 năm 1944, đã ban “tiền thưởng bắt giữ” cho những kẻ lùng sục được những người “bị trưng dụng” (người Ca- nác) và người “chân đăng” (người Việt Nam và người Nam Dương) bỏ vị trí làm việc (évadés). Những người sa vào lưới bị giam trong cúc “trại kỷ luật” và phải đền bù bằng lao động của minh chi phí sinh hoạt và số tiền thưởng.
Người Âu (hồi đó trên 20.000 người một ít), đa số là lao động, công chức, viên chức, người làm cõng ăn lương. Thực dân đã nhận được đất chiếm đoạt của. người Ca-nác, gồm một số ít chủ lớn, và nhiều chú nhó đói rách (năm 1945, trong số thanh niên bị gọi đi lính, có đến 35% mù chữ) nhưng càng gắn bó với những đặc quyền mình được hưởng.
Thực hiện sự liên kết giữa những người Âu dân chủ với những người nhập cư Việt Nam và người bản xứ, đó là công việc mà người, phụ nữ đặc biệt, Jeanne Tunica, người sáng lập và người lãnh đạo phong trào cộng sản xứ Tân Ca-lê-đô-ni, ra sức tổ chức. Trong thư ngày 22 tháng 12 năm 1950, không tán thành việc cấp thị thực nhập cảnh vào Pháp cho chồng bà ấy - quốc tịch Tây Ban Nha - ông Thống đốc hồi đó viết cho ông Bộ trưởng Bộ Nội vụ: “Bà Tunica, tên con gái là Jeanne Bernard, không che dấu tình cảm của mình và đã là một người hăng hái truyền bá chủ nghĩa Cộng sản; bà đã biến chỗ ở của bà thành đại bản doanh của những chiến sĩ Đông Dương và người bản xứ”([link=file:///I:/Van%20Ban/VB-G%C4%90/TU%20LIEU/Tu%20lieu%20Dong%20Sy%20Hua/T%E1%BB%AB%20Ch%C3%A2u%20%C4%90%E1%BA%A1i%20d%C6%B0%C6%A1ng%20tr%E1%BB%9F%20v%E1%BB%81%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20-%20Conveter.docx#_ftn2]*[/link]). Sau khi đã góp phần xây dựng phong trào gia nhập nước Pháp tự do năm 1940, rồi thành lập Đảng Cộng sản Pháp xứ Tân Ca-lê-do-ni, đảng này đã bắt tay ngay vào việc bảo vệ tất cả những người bị áp bức. Jeanne Tunica và các bạn hữu của mình đã ủng hộ và giúp đỡ những người bị giam là nạn nhân của chế độ “tiền thưởng bắt giữ”, mang đến cho họ lương thực với sự cộng tác của vài ông linh mục ở Nu-mê-a; đã ủng hộ các phong trào đình công của thợ mỏ kền ở Đô-ni-ăm-bô (tháng mười hai năm 1944) và ở Thio (tháng tư năm 1945) và của cu-li các đồn điền xứ Tân Đảo (tháng 9 năm 1946). Các hội của những người lao động Việt Nam đã thành lập công đoàn và đã gia nhập Tổng Liên đoàn lao động C.G.T.
Cùng thời gian đó, và mặc dù khó khăn hơn nhiều vì có cái hố đã được đào giữa người Âu và người Ca-nác, Jeanne Túnica đã nói lên những yêu sách của người Ca­nde, những yêu sách được các nghị sĩ Cộng sản, đặc biệt là Henri Lozeray và Gabriel Citerne ủng hộ ở cấp Quốc hội và Bộ trưởng Pháp quốc hải ngoại. Những “tập yêu sách” của người bản xứ đã được soạn thảo và được gửi đến Đảng ngày 4 tháng ba và ngày 8 tháng sáu năm 1946. Tập đầu mang đầu đề: “Xóa bỏ chế độ nô lệ, xóa bỏ chế độ người bản xứ”', tập thứ hai (sau khi có các đạo luật đã được thông báo qua những ngày 11 tháng tư năm 1946, xóa bỏ chế độ lao động cưỡng bách ở các thuộc địa và ngày 7 tháng năm cùng năm, thừa nhận tư cách công dân Pháp cho những “bề tôi” thuộc địa cũ) đòi thực hiện đạo luật trên, đòi xóa bỏ sự giám hộ của “Sở quản lý dân bản xứ”; đòi trả thẳng cho những người cựu chiến sĩ tiền thưởng và tiền trợ cấp trước đây nộp vào một sổ tiết kiệm mang tên “Sở quản lý dân bản xứ”. Đến năm 1951 quyền bầu cử thực tế mới được thực hiện (chỉ có một số ít người Ca-nác được hưởng thôi). Mãi đến năm 1953 mới có những người Ca­nde được bầu vào Hội đồng lãnh thổ.
Không bao lâu phái phản động đã hành động: ngày 22 tháng 5 năm 1946, một khối thuốc nổ tàn phá nhà Jeanne Tunica, liai mẹ con Jeanne thoát chết là một điều thần diệu. Tất nhiên những kẻ phạm tôi không bao giờ được xác minh.
Để “che chở” nhưng người Ca-nác “khỏi bị ảnh hưởng của chủ nghĩa Cộng sản”, chính quyền và các hội truyền giáo thành lập một tập đoàn mệnh danh là “Liên đoàn những người bản xứ Ca-lẽ-đô-ni yêu tự do trong trật tự”.
Trong một bản báo cáo, ông Tổng thanh tra các thuộc địa Tupinier nhấn mạnh rằng tập đoàn đó do các hội truyền giáo bảo trợ đã được thành lập nhầm “đấu tranh chống ảnh hưởng cộng sản” và chính quyền địa phương cần “cố gắng, nếu không phải là ủng hộ công khai phong trào đó thỉ chí ít phải gián tiếp tạo điều kiện cho nó phái triển ”.
Quả vậy, trong một bản tuyên ngôn, tập đoàn đó đưa ra những yêu sách ít có khả năng làm cho chính quyền lo ngại như “dẹp tệ rượu chè” và thiết lập quy chế “người bản xứ tiên tiến” (sau khi đạo luật về quyền công dân được thông qua!).
Nhà bị tàn phá, liên tục bị đe dọa, Jeanne Tunica đã phải rời Nu-mê-a tháng 8 năm 1946 để lánh nạn ở nước Uc. Hết người này đến người khác, những chiến sĩ thay thế Jeanne Tunica đã bị trục xuất khỏi xứ Tân Ca-lê-đô-ni. Đảng Cộng sản Tân Ca-lê-đô-ni tan rã. Trớ trêu của lịch sử là chính trong tổ chức do chính quyền và các hội truyền giáo thiết lập để cản trở phong trào giải phóng, cuối cùng lại nổi lên sự giác ngộ dân tộc của người Ca-nác. Rock Pidjo, người đại biểu dân tộc chủ nghĩa Ca-nác đầu tiên, một trong nhung người Ca-nác đầu tiên được bầu vào Hội đồng lãnh thổ năm 1953, hồi đó là chủ tịch của “Liên đoàn những người bản xứ yêu tự do trong trật tự”. Nhưng phong trảo đã bị kìm hãm trong nhiều năm.
Trước khi kết thúc bài tựa này, xin được nêu một nhận xét cuối cùng:
Một trào lưu “xét lại” (thực tế là giả mạo cũng như trào lưu mưu toan khôi phục danh dự cho bọn Na-dzi và đồng lõa) từ vài năm nay, với sự cộng tác của nhiều nhà xuất bản, cố gắng hoàn lại sự hâm mộ cho “sự nghiệp thực dân anh hùng”.
Không rơi vào sai lầm đó, thậm chí còn lên án nó là khác, một số nhà sử học - mà tôi nghĩ là thực tâm - nhân danh sự khách quan khoa học viện dẫn thời gian đã trôi qua và sự lắng đọng của linh cảm, muốn đối chiếu “sự bảo vệ và ca ngợi sự nghiệp thực dân” với “sự tố cáo chủ nghĩa thực dân”.
Theo chúng tôi, tính khách quan không đứng ở “trung điểm” giữa những ý kiến đối lập mà ở trong việc tìm kiếm và vạch ra sự thật. Một trong những sự thật cơ bản đó, mà bản tường thuật này làm rõ sau nhiều chứng cớ khác có thể trình bày như sau: Công cuộc khai thác thuộc địa là một công cuộc thống trị (luôn như vậy) và bóc lột (hầu hết là như thế) làm cho những người bị thực dân hóa mất quyền dân tộc tự quản, mất nhân quyền và quyển công dân, mất nhân phẩm. Nó không thể tách rời khỏi chủ nghĩa phân biệt chủng tộc là tư tưởng duy nhất có thể biện luận cho thể chế thuộc địa.Không một công cuôc khai thác thuộc địa nào có thề chấp nhận được. Dưới mọi hình thức, nó là một tội ác chống nhân loại.
Đồng Sỹ Hứa đá cố gắng trình bày điều đó bằng cách dựa vào những bằng chứng, những nguồn tư liệu không thể không thừa nhận.
Sinh ra trong sự hận thù chính đáng với một nước Pháp xuất hiện dưới bộ mặt thực dân, cuộc sống đà đưa anh đến chỗ vượt qua tình cảm ban đầu và trở thành - như anh tuyên bố - “một người yêu Pháp”.
Chúng ta hãy nhường lời cho anh.
SURET-CANALE([link=file:///I:/Van%20Ban/VB-G%C4%90/TU%20LIEU/Tu%20lieu%20Dong%20Sy%20Hua/T%E1%BB%AB%20Ch%C3%A2u%20%C4%90%E1%BA%A1i%20d%C6%B0%C6%A1ng%20tr%E1%BB%9F%20v%E1%BB%81%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20-%20Conveter.docx#_ftn3]*[/link]) 



 

 
 


 


[link=file:///I:/Van%20Ban/VB-G%C4%90/TU%20LIEU/Tu%20lieu%20Dong%20Sy%20Hua/T%E1%BB%AB%20Ch%C3%A2u%20%C4%90%E1%BA%A1i%20d%C6%B0%C6%A1ng%20tr%E1%BB%9F%20v%E1%BB%81%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20-%20Conveter.docx#_ftnref1]([/link]*) Kho lưu trữ quốc gia, hộ phận hải ngoại - Những sự việc chính trị 834.

[link=file:///I:/Van%20Ban/VB-G%C4%90/TU%20LIEU/Tu%20lieu%20Dong%20Sy%20Hua/T%E1%BB%AB%20Ch%C3%A2u%20%C4%90%E1%BA%A1i%20d%C6%B0%C6%A1ng%20tr%E1%BB%9F%20v%E1%BB%81%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20-%20Conveter.docx#_ftnref2]([/link]*) Kho lưu trữ quốc gia, hộ phận hải ngoại - Những sự việc chính trị 2104.

[link=file:///I:/Van%20Ban/VB-G%C4%90/TU%20LIEU/Tu%20lieu%20Dong%20Sy%20Hua/T%E1%BB%AB%20Ch%C3%A2u%20%C4%90%E1%BA%A1i%20d%C6%B0%C6%A1ng%20tr%E1%BB%9F%20v%E1%BB%81%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20-%20Conveter.docx#_ftnref3]([/link]*) Nguyên ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Pháp; trên dưới 20 năm là cố vấn Tổng thống Sekon Toure và hiệu trưởng trường Đại học quốc gia Ghi-nê ở Kindia
 

CHƯƠNG I
CHỐNG PHÁP TỪ KHI LỌT LÒNG MẸ

Tấm gương của người anh

Qua kinh nghiệm bản thân tôi biết rằng không có gì nặng nhọc bằng hận thù và tôi đồng ý với Jean Cocteau khi anh nói đại ý: Trên đời đáng ghét nhất là hận thù. Ấy vậy nhưng tôi đã từng sống trong tâm trạng hận thù, hận thù đã cấu xé tôi hơn nửa thế kỷ nay. Trong bản tường thuật này, tôi nhắc chuyện quá khứ để nhìn lại đoạn đường đã vượt qua. Có thể nói tôi chống Pháp, đúng hơn là chống thực dân Pháp, từ khi lọt lòng mẹ, rồi sau này trở thành một người yêu Pháp.
Ông nội tôi, cụ Đồng Sỹ Thiết, hạ sĩ trong quân đội triều đình Huế, bị thương trong trận Thuận An. Sự thất thủ ngày 20 tháng 8 năm 1883 đã mở đường cho Pháp chiếm kinh đô Huế, buộc triều đình phải ký “hiệp ước Hòa bình” ngày 25-8-1883, đánh dấu việc “những người khai hóa” phương Tây, hay nói rõ ra là thực dân Pháp, chiếm đóng hoàn toàn nước ta. Cụ cố gắng bò lết đến làng quê hương Mậu Tài, cách Thuận An ở cửa sông ba cây số, theo đường chim bay, và năm cây số theo bờ sông Hương ngoằn ngoèo. Cụ mất năm đó, ngày 16 tháng chạp năm Quý Mùi, khi mới 46 tuổi. Bà nội tôi, cụ Trần Thị Dĩ mất hai năm sau, ngày 10 tháng chạp năm Ất Dậu (1885), để lại một người con trai 12 tuổi và một người con gái 10 tuổi.
Cha tôi Đồng Sỹ Cáo được một ông chú đón về nhà nuôi. Ông đã lao động như một người đầy tớ, một lao công, một công nhân nông nghiệp để nuôi thân. Không được đi học, trước cũng như sau khi cha mẹ mất, cha tôi mù chữ hoàn toàn, đến mức ông không biết “vẽ” tên ông mặc dù trong chữ “Hán” chữ đó không phức tạp lắm. Năm mười lăm tuổi, ông đến trước mặt chú với cái rựa (dao quắm) là dụng cụ làm việc hàng ngày của ông, và nói:
- Thưa chú, mong chú có lòng lốt cho cháu cái rựa này để làm phương tiện kiếm ăn. Cháu không muốn mãi mãi là một gánh nặng cho chú mà tự mình kiếm ăn.
Cha tôi đã phải lao động gian khổ mười chín năm trước khi có thể chuộc lại một mảnh đất nhỏ, khoảng một phần tư héc-ta (trước đó là tài sản của gia đình mẹ tôi, bà cũng mồ côi cha mẹ từ khi mới lên tám) và lập gia đình (1). Một cuộc tình duyên thật đẹp và là một nét bản lĩnh của cha tôi: hai mươi chín tuổi mới lấy vợ. Quả là quá chậm, vì hồi đó tuổi. thọ rất thấp, nhưng đó là số phận của những người nghèo.
Sau này, những người cùng thế hệ với cha tôi, nói với tôi rằng ông là một người sẵn sàng giúp đỡ mọi người, một người có phẩm chất rất đáng trọng. Quen với sự yên lặng của đồng ruộng, ông rất ít nói và chỉ nói sau khi đã suy nghĩ chín chắn. Với tất cả mọi người, cũng như với vợ và các con, không bao giờ ông to tiếng, không bao giờ ông nói tục. Tận tình, thẳng thắn và chân thành, đó là tính nết của cha tôi. Ông được mọi người trong tộc và trong làng, kể cả những nho sĩ và những thân hào đều kính mến. Đôi với các con, ông là một tấm gương thiêng liêng, đáng kính.
Đồng Sỹ Bình, người anh cả của tôi sinh năm 1904, giữa cơn bão hung hãn nhất của nửa đầu thế kỷ này. Cái chòi bằng tre, lợp tranh, bay từng mảnh. Người mẹ và đứa bé ẩn náu dưới một cây khế. Tôi tự hỏi không biết lúc đó ông cha lều nghều của tôi - cao hơn một mét bảy - núp ở đâu và những ý nghĩ gì đã đến với ông khi ông nhìn thấy cảnh vợ và con như vậy?
Đồng Sỹ Bình - mà Andrée Viollis do nắm tin tức không chính xác qua một phục vụ viên của khách sạn đã nói đến trong cuốn sách của mình, nhan đề là “Indochine SOS” (Đông Dương cầu cứu) - chết năm 1932 khi mới 28 tuổi đời. Đời anh ngắn ngủi, nhưng cuộc sống của anh thật phong phú.
Sinh trong những điều kiện thiếu thốn, thiếu dinh dưỡng, thiếu sự chăm sóc và thiếu thuốc men, như phần lớn con em của nông dân thuở đó, sức khỏe của Bình rất kém. Bởi vậy lên chín tuổi anh tôi mới được học ở trường làng. Ở đó người ta chỉ dạy chữ Hán. Nhưng Bình là một học sinh rất thông minh và thầy giáo đặt rất nhiều hy vọng vào anh. Thầy giáo đã nổi khùng, gọi cha tôi là thằng điên khi ông hướng anh Bình vào học chữ “Quốc ngữ”, chuẩn bị cho việc học tiếng Pháp. Bấy giờ anh Bình mười ba tuổi. Thông minh kỳ lạ, anh ấy chỉ học hai năm rưỡi đã thi đỗ bằng sơ học (Certificat d’études primaires) và sau bốn năm học tiếp ở trường cao đằng tiểu học Quốc Học Huế, năm 1924 anh đỗ bằng thành chung (Diplôme d’études primaires supérieures), tương đương với Brevet élémentaire. Anh được xếp thứ hai khi tốt nghiệp, nhưng, phải thôi học, mặc dù có sự can thiệp của Phạm Văn Đồng và của một người khác tình nguyện giúp anh về mặt tài chính. Cha tôi đã trên năm mươi và mắc bệnh ho lao. Anh Bình là con cả phải đi làm vì còn hai dứa em chín và sáu tuổi phải nuôi dạy, chưa kể bà mẹ đã yếu và người em gái phải gả chồng.
Tuyệt vọng đến cùng, tâm hồn tan nát nhưng anh phải chấp nhận sự nghiệt ngã của cuộc sống. Bất đắc dĩ, anh Bình phải làm nghề cạo giấy. Anh làm thông phán tòa sứ, nghĩa là công chức người bản xứ. Hồi ấy, đó là một công việc, một “địa vị” khá được ưa chuộng. Anh làm việc dưới sự chỉ huy của “quan” công sứ Pháp, người điều khiển tất cả những hoạt động của chính quyền “bảo hộ” và chính quyền “đế chế” trong một tỉnh. Bên cạnh “ngài” khâm sứ Trung Kỳ, chính phủ An-nam chỉ là một công cụ. Anh sẽ có uy thế và có bổng lộc, nếu anh biết cúi mình, luồn lọt.
Được bổ nhiệm vào các văn phòng của đại lý Tòa khâm sứ Trung kỳ bên cạnh Hội đồng Thượng thư của triều đình Huế gọi là cơ mật, Đồng Sỹ Bình thấy những quan cai trị trẻ tuổi vừa tốt nghiệp trường thuộc địa cư xử như những ông chủ đối với các vị thượng thư của chính phủ An-nam. Như cậu Christian du Basty ấy, đại lý bên cạnh ông Thượng thư Bộ Lại - một trong những nhân vật quan trọng, có khi là quan trọng nhất của triều đình - giám sát mọi việc, đặc biệt là sự bổ nhiệm vào các chức vụ, kể cả các chức vụ Thượng thư, Tổng đốc. Nó có thể tự cho phép làm nhiều việc, kể cả ăn nằm với vợ và con gái của những người xin việc... Sự tiếp xúc với thực tế thực dân đã làm cho anh Đồng Sỹ Bình nhận thức được một cách rõ rệt cái nhục mất nước, có thể đó là nguồn gốc của việc anh gia nhập Đảng Tân Việt, tiền thân của Đảng Cộng sản Đông Dương từ giữa năm 1924. Tất nhiên là anh phải hoạt động bí mật.
Chuyển vào Quy Nhơn tháng 10 năm 1924, Đồng Sỹ Bình đại diện Đảng Tân Việt ở các tỉnh Bình Định, Phú Yên và Quảng Ngãi. Đến cuối năm 1926, anh từ chức để dành toàn bộ sức lực cho hoạt động cách mạng, cần nói rõ rằng Quy Nhơn là thủ phủ của tỉnh quan trọng nhất Nam phần Trung Kỳ. Khi ấy, ở đó đang tổ chức trường cao đẳng tiểu học thứ ba của Trung Kỳ. sau các trường Huế và Vinh, vào đầu thập kỷ hai mươi (chính xác là năm 1921). Nhưng nói về giai cấp công nhân thì chỉ có công nhân cảng, công nhân nhà máy điện vừa mới được xây dựng cùng với những lao công và những thợ thủ công.
Tại Quy Nhơn, Đồng Sỹ Bình bắt đầu hoạt động bằng việc vận động học sinh trường cao đẳng tiểu học. Mặc dù anh mới ra trường, anh tình nguyện mở lớp buổi tối hướng dẫn một sổ" học sinh năm thứ nhất và thứ hai, trẻ hơn anh không bao nhiêu. Công tác tuyên truyền và cổ động đã đưa lại những kết qua khác nhau: phần lớn đã tham gia cách mạng như Hoàng Phương Thảo, sau này là Chủ tịch đầu tiên của Ủy ban giải phóng thành phố Huế sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 và Chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố sau ngày giải phóng hoàn toàn đất nước năm 1975; Nguyễn Âu Sanh, sau này tôi gặp lại ở Hà Nội; có những người đi hướng khác như Cao Hữu Thưởng sau này bị xét xử năm 1948 vì có tội với kháng chiến, hay Nguyễn Vỹ, nhà báo và nhà văn có xu hướng tư sản sống trong vùng địch chiếm nhưng đã ca tụng ông thầy dạy cũ của mình trong cuốn tự thuật nhan đề là: ‘"Tuấn, chàng trai đất Việt ”, đăng trong tạp chí “Phổ thông” đầu thập kỷ sáu mươi.
Đồng Sỹ Bình đã tố cáo sự áp bức và bóc lột của thực dân. Ở vùng đó lúc nầy còn rất lạc hậu. Sự bóc lột được thực hiện chủ yếu thông qua bọn quan lại và bọn thân hào người Việt. Mỗi năm một người phải nộp khoảng hai đồng rưỡi thuế thân, hồi đó là một tạ gạo. Nếu không có tiền nộp thuế thân, người chồng sẽ bị cùm chân, gông cổ để người vợ đi bán một cái gì đó có giá trị, thậm chí phải bán cả con để nộp thuế, người chồng mới được tha về. Năm 1928 - 1929 có một cái lều sử dụng vào việc đó ở cổng trường sơ học Đông Ba. Huế, nơi tôi học lớp cuối câp sơ học . “Bước đường cùng" của Nguyễn công Hoan. “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố đã mô tả ít nhiều chính xác cuộc sống tồi tệ, ghê tởm đó. Bọn quan lại và cường hào còn được giao nhiệm vụ bán cho dân loại rượu mạt hạng do nhà máy rượu Fontaine sản xuất và thuốc phiện theo số dân. Vì vậy hồi đó ở trong những làng bản nhỏ nhất, người ta cũng thấy quầy bán rượu và quầy bán thuốc phiện.
Dân chết đói và phải bán sức lao động ở các đồn điền đất đỏ, đi nhiều về ít; hay xuất dương đến những địa ngục trần gian mang tên Tân Ca-lê-đô-ni, Tân Đảo, I-ni-ni ở Nam Mỹ, hay đến những thuộc địa của Pháp ở châu Phi. Ớ đó việc xây dựng một đường sắt đã giết hàng ngàn người bản địa...
Đồng Sỹ Bình viết bằng tiếng Việt trên báo Tân Thế Kỷ và bàng tiếng Pháp trên báo “La Cloche fêlée” và báo “L’Argus Indochinois”. Hai tờ đầu xuất bản ở Sài Gòn, địa phương được hưởng thể chế thuộc địa Pháp, nghĩa là một ít tự do nào đó về dư luận và báo chí. Vả lại, báo “La Cloche fêlée” do Luật sư Phan Văn Trường đã hành nghề ở Paris quản lý, còn “L’Argus Indochinois” thì do một người Pháp tên là Augustin Clémenti xuất bản ở Hà Nội. Những người phóng viên cư trú ở Trung kỳ thuộc quyền quản lý của chính quyền bản xứ và người ta đã thấy đại lý của ngài Khâm sứ Trung kỳ cư xử như thế nào đối với các vị Thượng thư của triều đình đế chế. Anh gọi Nguyễn Hữu Bài, Thượng thư bộ Lại, giữ chức vụ Thượng thư thứ nhất là “Le flagorneur imberbe” (tên nịnh thần không râu). Tôi còn thấy vẻ hân hoan vui sướng của anh về sự sáng tạo đó với các học trò và bạn của anh. Anh làm mếch lòng chẳng những chính quyền bản xứ mà còn cả chính quyền Pháp, trước hết là ông “xếp” trực tiếp của anh là ông Priés (3). Anh tôi biết rằng thanh gươm của Đa-mô-cờ-lét đang treo trên đầu anh, bởi vậy anh tập chịu đựng chế độ nhà tù bằng cách ăn cơm với muối trắng một lần hay một ngày trong tuần (tôi nhớ điều đó rõ nét vì nó làm mẹ tôi khóc). Đấy là thời kỳ có nhiều nhà tù hơn trường học.
Đồng Sỹ Bình cũng đi cổ động các nho sĩ, những người còn sống sót hay con cháu những chiến sĩ của phong trào Cần vương hồi Pháp xâm chiếm Việt Nam, của cuộc đấu tranh chống thuế của nông dân tỉnh Quảng Ngãi năm 1908, của cuộc nổi dậy năm 1916 do vua Duy Tân đề xướng. Trong công việc đó, nhờ anh nắm vững chữ Hán nên anh có nhiều thuận lợi. Vì theo tập quán, các nho sĩ thường làm thơ, làm phú để trao đổi tình cảm, để diễn đạt sự luyến tiếc quá khứ, để biểu lộ lòng khao khát độc lập, bằng những từ ngữ văn hoa và kín đáo, như tất cả những người bị áp bức của tất cả các thời đại quen làm. Các nho sĩ kỳ cựu coi anh là một người kỳ diệu.
Chủ nhật và ngày lễ, Đồng Sỹ Bình về thôn quê, đến các huyện gần Quy Nhơn rồi đi các huyện xa hơn. Anh có một chiếc xe đạp nhãn hiệu Dainty. Những hôm không đi xa quá, anh chở tôi đi theo anh để che mắt bọn mật thám nhưng chắc không lừa được chúng. Ở huyện Bình Khê, quê hương của Quang Trung Nguyễn Huệ, người chiến thắng quân Thanh năm 1789, anh đã đến viếng mộ Mai Xuân Thưởng, một người yêu nước bị Pháp xử trảm năm 1887 và đến thăm một người anh em họ ngoại của cụ, làm chánh tổng (khác với các thân hào khác). Anh kết nạp một số đảng viên mới, trong đó có ba người con trai của ông chánh tổng. Một trong ba người đó là anh Trần Thiếu Dzu, đầu năm 1927 sẽ chuẩn bị cùng đi với anh vào Sài Gòn, hồi đó là trung tâm cách mạng năng động nhất của nước Việt Nam và của loàn bán đảo Đông Dương. Sau này, Dzu bị bắt cùng một thời gian với Bình, và bị kết án chín năm tù. Và cũng như anh Bình ở Buôn Ma Thuột, Dzu sẽ “khai trương” ngục Lao Bảo (4). Anh Dzu đã bị giam ở đây ba năm, trong đó hai năm ở ngục tối, tóc dài quá vai. Anh là em rể anh Bình và anh rể của tôi. Trên cương vị Chủ tịch Hội sinh viên Phật giáo Vạn Hạnh Sài gòn, Trần Thiếu Bảo con anh đã tham gia cuộc tổng tiến công Tết Mậu Thân. Trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975, cháu tôi là chỉ huy phó dội biệt động bao vây dinh Nguyễn Văn Thiệu. Sau chiến thắng, Trần Thiếu Bảo được lưu lại trong công an, nó vẫn là nhà thơ, nhà văn và nhà báo, kế tục một dòng nho sĩ yêu nước.
Đồng Sỹ Bình liên hệ với người Trung Quốc, với người Nhật Bản. Anh tiếp xúc với họ bằng chữ Hán. Những người “đàm luận” ngồi trước mặt nhau với một tập giấy bản và trong tay mỗi người một bút lông. Tôi có nhiệm vụ rót nước chè khi cuộc gặp gỡ được tổ chức ơ nhà. Đôi khi anh đến nhà người bạn Trung Quốc, ở đó chủ nhà thết khách bằng những đặc sản Quảng Đông: Vịt muối, trứng cũng muối, vải khô và nhiều món ăn khác.
Đồng Sỹ Bình tổ chức những cuộc lạc quyên cho nạn nhân vụ lũ lụt lớn ở đồng bằng sông Hồng năm 1926. Với sự giúp đỡ của các học trò và bạn của anh ở trường Cao đẳng tiểu học Quy Nhơn và của công nhân cảng, anh tổ chức những đêm diễn kịch để lấy tiền cứu trợ. Mẹ tôi, một người em họ, em tôi và tôi mặc áo quần rách rưới, tay cầm bị hành khất đóng vai nạn nhân.
Vào năm cuối ở Quy Nhơn, Đồng Sỹ Bình bắt được liên lạc với những người cấp tiến Pháp và không biết bằng con đường nào anh được nhận báo “L’Humanité” báo “Le Paria”, báo “Việt Nam hồn” của Nguyễn Ái Quốc. Hồi ấy tôi mới mười một tuổi, bởi vậy tôi hoàn toàn không biết gì về chủ nghĩa cộng sản và về đấu tranh giai cấp, nhưng tôi thấm thía sâu sắc cái nhục của một người dân “bản xứ” của một người dân mất nước. Trong ký ức của tôi luôn luôn đọng lại lời sỉ nhục mà hai năm trước thầy và trò trường sơ học Chaigneau đã nghe từ mồm tên hiệu trưởng là Pied: “các người dương cẳng ở mọi nơi như chó”.
Cuối năm 1926, Đồng Sỹ Bình đưa đơn từ chức phán sự tòa sứ Pháp ở Quy Nhơn. Trước khi đi Sài Gòn - trung tâm của cách mạng vì nó ở dưới thể chế một thuộc địa chứ không phải một lãnh thể “bảo hộ” (protectorat) - anh còn phải đưa mẹ và hai em về Huế. Chính vào dịp đó mà tôi đã nghe anh nói trước quần chúng tại nơi quản thúc nhà yêu nước Phan Bội Châu. Trước sự phản đối của dư luận, thực dân Pháp phải hủy bỏ bản án khổ sai chung thân, đưa cụ về giam lỏng ở Bến Ngự, gần chùa Từ Đàm. Trí thức thành phố Huế và các thị xã, thị trấn lân cận: Tourane (nay là Đà Nẵng), Quảng Trị, Đồng Hới, đến đó vào những ngày chủ nhật để gặp Cụ và để bàn luận về tương lai của đất nước. Ở đó có một diễn đàn. Một lời nói của Đồng Sỹ Bình ở diễn đàn ây đã được thính giả nhiệt liệt hoan nghênh và đã lắng đọng trong ký ức tôi. Nêu đặc tính của chủ nghĩa thực dân anh nói (đại ý): Thể chế bảo hộ là gì? Tôi hình dung nó như thế này: Anh cầm một nắm cơm. trong tay và anh toan đưa lên miệng để cắn. Ai đó đến giật nó trong tay anh và hắn tự xưng là người bảo hộ anh. Nếu anh phản đối, anh được mũi giầy vào đít. Đố là thể chế bảo hộ.
Ấy là bảo hộ nắm cơm, phải chăng người ta có thể nói như thế?.
Lời nói đó như một quả đấm thẳng thừng vào mặt bọn thực dân và bầy tay sai của chúng. “Thanh kiếm Đa-mô- cờ-lét” sắp rơi xuống đầu anh và các thành viên trong gia đình.
Lúc nầy sức khỏe của cha chúng tôi ngày càng sa sút và ông mất ngày 2 tháng 3 năm 1927, vì bệnh lao phổi khi mới 56 tuổi. Theo thủ tục hồi đó, lễ đặt thi hài vào áo quan được thực hiện hai hôm sau, lúc tảng sáng, với nghi lễ trịnh trọng. Các thành viên trong gia đình mặc áo vải sô rộng, con trai mang trên đầu khăn đệm bằng rơm, và tay cầm một chiếc gậy bằng tre - theo nhận thức chung để giúp họ đứng vững trong sự đau xót. Buổi lễ kết thúc, Bình cởi áo đại tang. Đúng lúc đó, anh nhìn thấy trong đám đông bà con và bạn bè, tên tuần nã và một số người lạ mặt. Trước sự ngạc nhiên của mọi người, anh vội vã mặc lại y phục đại tang. Những người lạ mặt là những viên chức của chính quyền tình được phái đến để bắt anh, một việc mà theo tôi nghĩ, các nhà chức trách Pháp và bản xứ muốn làm rầm rộ để trấn áp dân chúng. Anh không chịu để chúng dẫn đi một cách thầm lặng bằng thuyền (hồi đó chưa có xe áp tải phạm nhân, vả lại đường sá của làng xóm chúng tôi còn hẹp, xe hơi chưa chạy được). Anh biện luận rằng: theo phong tục tập quán, một người con, nhất là người con cả, chỉ có thể rời thi hài của cha mình khi bị cưỡng bức. Thế là tay bị trói, vẫn mặc y phục đại tang, anh ngồi trên một cái trạc chuyển phân. Những người bị trưng dụng để khiêng anh long lanh nước mắt. Một tiểu đội lính dõng mang vũ khí đi theo “hộ tống”. Chúng đưa anh đi qua các làng Mậu Tài, Thanh Tiên, Thế Vinh và Tiên Nộn. Sau khi đã vượt qua sông Hương, đến thị trấn Bao Vinh, vào Huế. Từ đó đoàn người theo các phố dọc theo sông Đông Ba, đường Paul Bert, nay là đường Trần Hưng Đạo (hồi đó và nay vẫn là phố thương mại sầm uất nhất của thành phố). Và sau khi đã qua cầu Tràng Tiền (người Pháp gọi là Clémenceau), đoàn người vào phố Jules Ferry, nay là phố Lê Lợi. ở đó có khách sạn lớn nhất của thành phố là khách sạn Morin, tòa nhà của Ngân hàng Đông Dương, các sở và các biệt thự của các công chức cao cap xứ Trung Kỳ, của tỉnh Thừa Thiên và của thành phố Huế. Dinh và các cơ quan của tên thống đốc An-nam tỉnh cũng ở phố ấy. Ở phố cạnh đó là một nhà tù tỉnh.
Suốt đoạn đường anh đi qua, chừng sáu, bảy ki-lô-mét, người ta nhìn theo người thanh niên mặc y phục đại tang ấy, hai cánh tay bị trói chặt và ngồi trên một cái trạc chuyển phân. Kẻ thì ái ngại, kẻ thì ý thức phản đôi bắt đầu trỗi dậy. Tôi biết điều đó ít lâu sau, khi một gia đình có nhà ở phố Đông Ba, nhận tôi làm gia sư cho các con của họ, trong khi có những người trong họ Đồng Sỹ không dám tiếp nhận những người em của một chính trị phạm.
Chuyển đến nhà tù Bình Định, anh cũng hành động theo cách ấy: leo lên đọt một cây bàng, anh gọi ông Thống đốc tỉnh, báo động nhân dân thị xã, khơi động sự giác ngộ của quần chúng, vì trong vùng nhân dân biết tên tuổi anh. Đồng Sỹ Bình bị truy tố trước tòa án “bản xứ” của tỉnh Bình Định với “tội danh” đã tiến hành hoạt động cách mạng. Trong bản cáo trạng, điểm chính là đương sự viết lên một bức trướng viếng “tên phản nghịch” Mai Xuân Thưởng dòng chữ: “Cách mạng nguyên niên ”. Theo lời truyền miệng hồi đó, Tổng đốc tỉnh, ông Nguyễn Đình Hiến, một trong năm nho sĩ lớn nhất thời ấy và là người theo dõi bản án, đánh giá bản biện hộ của anh (viết bằng chữ Nho) tốt cả hình thức lẫn nội dung. Con của cụ Nguyễn Đình Hiến, đại tá Nguyễn Minh Vân, tức là Nguyễn Dân Trung (5) vừa qua đã khẳng định với tôi điều đó. Ông Bùi Băng Đoàn, hồi đó là Thượng thư bộ Hình, sau này là Chủ tịch Ban thường trực Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, cũng có ý kiến như vậy. Nhưng cả hai ông đều bất lực; quyền quyết định thuộc chính phủ bảo hộ và anh bị kết án chín năm tù khổ sai. Truyền kiếp ghi chép những cuộc đấu khẩu giữa một vị Tổng đốc có tuổi và là một nho sĩ lớn với một anh thanh niên 23 tuổi. Bằng chứng là bài thơ tứ tuyệt sau đây được nhà lão thành cách mạng Hoàng Phương Thảo ghi lại trong một hồi ký đăng trên tạp chí Sông Hương, số 11, Tết năm 1985:
“ Viết hai chữ Cách mạng
Tù chín năm khổ sai
Ký giấy bán Dân, Nước
Tù ấy mấy vạn ngày”…
Đồng Sỹ Bình bị đày đi Buôn Ma Thuột ở Tây Nguyên, hồi đó có tiếng là rừng thiêng nước độc. Ở đó vừa thiết lập một cái ngục mà anh là người “khai trương” và là người tù duy nhất trong một thời gian. Chín ngày tra tấn, kẻ thù không làm sao buộc được anh khai báo tên tuổi những người phụ trách và những thành viên của tể chức mình. Lòng dũng cảm của anh đã chinh phục được sự cảm tình của ông [bi-Aleo, người thượng sĩ (dân tộc ít người) của đồn mà tôi đã có dịp tiếp xúc ở Hà Nội trong những năm bảy mươi khi ông là ủy viên Chủ tịch đoàn ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Mẹ chúng tôi thể hiện một tinh thần dũng cảm và cứng rắn tuyệt diệu: bà bí mật lên Tây Nguyên, hồi đó là vùng cấm, để thăm anh. Thời bấy giờ, đối với một phụ nữ nông thôn thất học mà đi từ Huế đến Ninh Hòa ở phía bắc Nha Trang, trên bờ bể là một hành trình vô cùng khó khăn. Từ Ninh Hòa lên Buôn Ma Thuột, mẹ chúng tôi phải dấu mình trong một giỏ lá dâu. Việc tìm được nơi ẩn náu ở thị trấn thưa dân ấy, nhất là tìm được cách tiếp xúc với con mình, một người cách mạng bị coi là trọng tội, là một kỳ tích phi thường. Sức mạnh của tình mẫu tử ở mẹ chúng tôi và lòng căm hờn bọn cướp nước của đồng bào là những lời giải đáp duy nhất có thể chấp nhận được (vì hồi đó không có chế độ thăm hỏi).
Mẹ chúng tôi trở về làng vào giữa tháng bảy để kịp nhìn cảnh đau buồn trong gia đình: đứa con út, chín tuổi, vừa mới thoát chết vì bệnh dịch tả; đứa con thứ - chính là tôi - vừa trở về nhà, chán ngấy cuộc đời của một người được cứu trợ; con gái hai mươi mốt tuổi, đầu tắt mặt tối.
Những cuộc thử thách liên tiếp dội xuống gia đình tôi, sau một cuộc khám xét và nhà chức trách tìm thấy trong nhà tôi bức thư của một người tù chính trị. Các quan bắt giam mẹ tôi, chị tôi và tôi; chỉ có em tôi vừa thoát khỏi một trận ốm hiểm nghèo và còn rất yếu được ở lại nhà.
Nhờ mù chữ mà chị tôi được phóng thích nhanh chóng. Vì mù chữ thì làm sao có thể tham gia vào việc viết thư.
Mẹ tôi và tôi bị dẫn đến nhà tù của Kinh đô Huế. Thống đốc quân sự hỏi cung liên tục trong vòng một tháng. Tất nhiên mẹ tôi không nói tên và mô tả người chuyển thư. về phần tôi, tôi đã chịu đựng không sơ suất sau những bạt tai và đá đít vì tôi không biết gì hết. “Ông quan’’ tự xưng là “cha mẹ dân” và tay chân của hắn cũng không đạt kết quả gì khi chúng dùng một thủ đoạn tra tấn khủng khiếp với tôi: tống tôi vào xà lim và cho tôi biết rằng ở đó có một tù nhân đã chết bằng cách tự thắt cổ. Chắc là không có, nhưng khi đó tôi sợ ôi là sợ! Đôi khi chúng dể cho mẹ tôi và tôi đối diện. Thử nghĩ mẹ tôi đã đau xót như thế nào khi bà thấy tôi gầy yếu mà phải bị bọn đao phủ đánh đập! Dã man quá chừng! Sau này, khi anh tôi được tạm thời phóng thích, chúng tôi được biết rằng, trong thời gian ấy anh bị hỏi cung đúng quy cách, nghĩa là với tất cả những sự tinh tế của khoa học cảnh sát. Chính quyền Pháp muốn phát hiện đường dây, nhưng phí công vô ích.
Đồng Sỹ Bình được phóng thích đầu năm 1930, ít lâu trước cuộc nổi dậy Yên Bái, trước ngày thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương và các cuộc đình công, biểu tình cách mạng tháng 5 năm 1930, tiếp đến là việc thành lập Xô-viết Nghệ Tĩnh. Trong túi dết của mình, anh mang về hai bản kịch của Corneille, trong đó có Horace. Tôi còn nhớ hai câu thơ:
“Chết vì Tổ quốc
Đó là số phận đẹp nhất, đáng yêu nhất”
Anh đã từ chối thẳng thừng lời thỉnh cầu của Thống đốc An-nam tỉnh Thừa Thiên khi ông này mời anh nhận một chức quan lại. Bửu Cân, con của ông Thống đốc tỉnh và là giáo sư toán - khoa học nói với tôi trong lớp học, lúc nầy tôi đang học năm thứ nhất trường cao đẳng tiểu học Huế: “À ra anh là em của Đồng Sỹ Bình? Anh có một người anh không quý hóa lắm”. Và hôm sau, tôi trở nên “thằng đần” ở các môn đó, tha hồ mà nhận những điểm xấu.
Ngay sau khi được phóng thích, Đồng Sỹ Bình đi thẳng đến mộ cha đặt trong vùng đồi có cây ở miền tây nam Huế. Anh ở đó một đêm, làm cho gia đình và bạn bè băn khoăn, lo lắng đến tột cùng: Anh đi đâu? Việc gì đã xảy ra với anh? Sau này chúng tôi mới rõ: thấm nhuần phong tục tập quán của cha ông, anh làm như vậy để đền bù sự vắng mặt của anh khi chôn cất cha.
Tôn kính những nhà yêu nước bị xử trảm ở Yên Bái, Đồng Sỹ Bình tổ chức một buổi lễ với sự tham dự của những nhà trí thức trong tổng và những người học trò của anh, trong đó có Nguyễn Chí Diểu, người làng Thanh Tiên, sẽ trở thành một người lãnh đạo cách mạng bị đày đi Côn Đảo, ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương. Những nén hương, những cây nến, những khẩu hiệu, những lời phát biểu có dáng dấp như lời thề. Chị tôi, em tôi và tôi cố gắng nhận thức. Mẹ tôi đã hiểu và bà khóc. Từ lúc đó, bà biết rằng bà sẽ mất con một lần nữa.
Không mấy ngày là Đồng Sỹ Bình không lên Huế để thăm vị hôn thê của anh. Chị ấy vẫn chờ đợi anh mặc dù anh mang danh một chính trị phạm. Bấy giờ thật là nguy hiểm cho ai, khi người đó có quan hệ với Mác-xít. Năm mươi sáu ngày sau khi được trả lại tự do, anh lại bị bắt và bị giam. Tất nhiên anh phải chịu đựng một chế độ khắc nghiệt vì bị tình nghi là đã tham gia Đảng Cộng sản.
Không biết là do hậu quả của những bạc đãi đã phải chịu đựng ở ngục Buôn Ma Thuột hay là sự di truyền huyết thống của một gia đình có nhiều thành viên, từ hai ba thế hệ, đã bị chết vì bệnh lao phổi, mà khi vào tù, Đồng Sỹ Bình ho khạc ra máu và được công nhận là mắc bệnh lao phổi. Anh được điều trị ở bệnh viện Pasquier, cách nhà lao khoảng một trăm mét. Hàng ngày một lính ngục dẫn anh đến đó, tay bị xích như một con chó. Chị tôi và em tôi chỉ có thể đến khi có điều kiện vì họ ở nông thôn. Chị Lan, vị hôn thê của anh, có thể đến đều hơn; còn tôi thì đến luôn, vì nơi tôi ở là nhà bà dì chị Lan, ngay ở cổng bệnh viện. Mẹ tôi, chị tôi, chị Lan thường nước mắt đầy tròng, nhưng anh thì luôn luôn tươi cười. Đôi khi tôi đi theo anh đến phòng điều trị. Y sĩ chữa bệnh Lê Đình Thám không hé răng, trừ khi ra lệnh hít thuốc hay tiêm Lypocire. Ông có vẻ nghiêm trang và buồn bã. Tôi đã gặp lại cụ hai mươi năm sau ở căn cứ địa kháng chiến Việt Bắc trong hội nghị thành lập ủy ban Việt Nam và bảo vệ hòa bình mà cụ là Chủ tịch.
Đồng Sỹ Bình luôn tươi cười với mẹ, với em gái và với vị hôn thê của mình. Tuy vậy đã có lần anh cau có và nói: “Tôi đã nói với các người, đừng mang gì đến cho tôi, tôi không thiếu gì hết!”. Và với một cử chỉ giận dữ, anh vứt xuống đất giỏ trứng mà vị hôn thê của anh vừa trao cho anh. Chắc chắn anh đã biết rằng anh không thoát khỏi sự khắc nghiệt của bệnh tật. Và anh cũng biết thực dân Pháp sắp đưa anh đến ngục Kon Tum, ở đó bệnh sốt rét giết người cũng nhanh như thanh kiếm chặt đầu phạm nhân. Hành động như vậy, anh muốn làm mếch lòng vị hôn thê của anh và mong rằng chị sẽ không yêu anh nữa để làm lại cuộc đời.
Ít lâu trước khi đi Kon Turn, Đồng Sỹ Bình được chuyển đến điều trị ở nhà thương Huế, trong một nhà tù nhỏ. Chính ở đó, khi giọng nói đã phều phào, anh tâm sự với tôi như một kiểu di chúc. Anh nói với tôi về chủ nghĩa cộng sản; tôi chẳng hiểu gì hết. Bởi vậy, tôi nói lại với anh rằng: “Em không thể hình dung được rằng người ta có thể xếp hàng ngang để tiến lên”. Tôi đã tự trách điều đó một cách cay đắng khi tham gia các lớp chỉnh huấn trong những năm 1953 - 1955 và sau này.
Vào khoảng tháng 10 năm 1930, Đồng Sỹ Bình bị chuyển đến ngục Kon Turn, nơi vừa được thành lập để “đón nhận” lớp chiến sĩ cách mạng kiểu mới đã tổ chức những cuộc đình công và biểu tình ngày 1 tháng 5 và Xô- viết Nghệ Tĩnh. Bởi vậy số lớn tù nhân là những người mà chính quyền thực dân gọi là “manh động” ở Bắc Trung Kỳ và một số “phiến loạn” miền Trung và miền Nam Trung Kỳ, trong đó có Lê Văn Hiến, sau này là Bộ trưởng Tài chính của Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa trong cuộc kháng chiến thứ nhất, và sau này là một cán bộ cao cấp của Bộ Ngoại giao. Anh tôi là người cuối sổ, mang số 295. Trong một cuốn tường thuật về ngục Kon Tum, hai lần Lê Văn Hiến nhắc đến tên Đồng Sỹ Bình. Ông kể lại vụ Bình bị đội Kiap đánh đến lúc anh ngã gục, bất tỉnh nhân sự. Kiap thuộc dân tộc Ê-đê hay Ba-na gì đó, tôi không rõ, chỉ biết rằng vì anh Bình am hiểu cả tiếng địa phương và tiếng Pháp nên nó sợ anh Bình tố cáo với các ông chủ Pháp những lạm quyền của những gác ngục bản địa. Quả thật không có gì khác nhau giữa đội Kiap và những tên đao phủ người Âu. Chúng đều là những đứa man rợ. Không có sự khác biệt giữa thằng đao phủ da trắng và những đứa tay sai da vàng hay da đen của chúng.
Đồng Sỹ Bình được trả cho gia đình giữa mùa hè năm 1932, “được phóng thích” theo sự thông báo của bọn thân hào trong làng. Nhưng đúng là một bộ xương! Anh nói phều phào, đi từng bước nhỏ và phải có ngươi dìu. Mẹ chúng tôi ra sức “phục hồi” anh bằng cách tìm cho anh mọi thức ăn và mọi thứ thuốc có thể tìm được, kể cả thịt chó. Tôi làm nhiệm vụ hộ lý, giúp anh khi ăn uống, đi ngoài. Với tư cách là chủ gia đình “tạm thời” đúng hơn là .“trong tương lai” và là người hiểu biết khoa học nhất trong gia đình, tôi đảm nhận việc chôn cất đờm mang thứ vi trùng đặc biệt nguy hiểm đã làm đau khổ gia đình chúng tôi từ mấy thế hệ. Mặc dù đã hiểu biết và được lên gân, tôi vẫn rất sợ. Có một tối vào lúc nửa đêm, tôi bị gọi dậy bằng cái lay và một tiếng gọi từ cõi chết: “Hứa! Hứa” Mở mắt, tôi thấy bộ xương cúi xuống tôi. Tôi kinh hoàng nhảy khỏi tấm phản và bỏ chạy...
Đồng Sỹ Bình chết sau khi anh ra khỏi nhà tù 25 ngày, ngày 15 tháng 8 năm 1932. Sau nầy mỗi khi đi chiến đấu, du kích xã Phú Bình thường đến thắp hương ở bàn thờ anh để xin anh phù hộ. Nhưng anh đã không “bảo trợ” được Đồng Sỹ Mỹ, em họ của anh, du kích xã, lén về thăm gia đình (cha mẹ Mỹ dọn đến ở nhà chúng tôi trước đây từ khi mẹ tôi mất và ba chị em chúng tôi mỗi người đi một nơi), bị phục kích và bị bắn chết ngay trong vườn, trên thành giếng khi em sắp nhảy xuống giếng để chui vào nơi ẩn trốn đào ở dưới mức nước. Năm 1948 khi báo Sài Gòn đưa tin người em út đang bị tòa án binh Pháp ở Sài Gòn kêt án tử hình vì đã tham gia cùng Nguyễn Minh Vĩ, Trần Oanh, Nguyễn Văn Chi, Đào Thiện Thi... giải phóng thành phố Nha Trang và tỉnh Khánh Hòa, tôi mang theo Xuân Lan, cháu gái của anh, đến quỳ lạy trước mộ và cầu xin anh cứu vớt. Sau đó hỏi lại, tôi mới biết em Hiền bị kết án vắng mặt.Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, tên tuổi của Đồng Sỹ Bình đã bị kẻ địch lợi dụng. Chúng muốn sử dụng tên tuổi anh để tự bôi cho chúng một lớp sơn yêu nước. Bọn Ngô Đình Diệm đã “phong” cho anh danh nghĩa “liệt sĩ” và đã dựng trước mộ của anh một tấm bia “kỷ niệm” mà hai em của anh sau đó đã thay bằng một tấm bia khác chỉ mang tên anh và năm sinh, năm tử: 1904 - 1932.
Tôi đã nói dông dài về cuộc sống của anh cả tôi vì anh đã cưu mang tôi từ tấm bé, đã giáo dục và rèn luyện tôi. Chính qua anh mà tôi đã nhận được những hạt giống đầu tiên của ý thức phản kháng sự bất công, sự áp bức bóc lột. Chính vì vậy mà suốt đời, tôi cố gắng theo gương anh và sống với tư cách là một người chiến đấu cho tự do, cho độc lập dân tộc và trên một mức độ khiêm tốn, cho sự nghiệp giải phóng nhân loại và cho hạnh phúc con người.
Về các chị em khác của tôi, tôi sẽ nói ngắn gọn hơn vì họ cùng một số phận với tôi. Trong số bảy người con của cha mẹ chúng tôi, ba người đã chết từ lúc còn rất trẻ vì họ thiếu ăn và thiếu sự chăm sóc. Trong thời gian mà nhân khẩu của mỗi một gia đình đông nhất, số phận của trẻ con các nhà nghèo trong thời đại phong kiến - thực dân là như vậy.
Lan, chị tôi, kém anh Bình ba tuổi, không đến trường như tuyệt đại đa số con gái thời đó, mặc dù chị thông minh một cách kỳ lạ. Chị thuộc lòng Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm, Lục Văn Tiên và những thơ ca cách mạng mà chị được nghe đọc. Cũng như thế, mặc dù không ghi chép một dòng vì chị mù chữ, chị có thể nhớ từng ki lô, từng xu sau khi đã bán - trả tiền ngay hay bán chịu - cho khách hàng cả một thuyền lúa.
Chẳng những chị Lan thông minh và đảm đang mà còn có lòng dũng cảm phi thường. Để nuôi sống mẹ và hai em, chị đã có những cố gắng lớn và đã đương đầu với những hiểm nguy không nhỏ. Đầu mỗi buổi chiều, chị dọc xuôi tổng để mua thóc, tối xay, sáng hôm sau mang đi bán ở thành phố. Dù nắng hay mưa, mỗi ngày chị đi trên hai mươi cây số với ba chục kilô trên vai. Về sau mua được một chiếc thuyền bằng gỗ với tiền vay mượn, chị đi mua thóc ở Quảng Trị. Đi về bằng đường thủy cả trăm cây số và phải qua phá Tam Giang rộng như một biển nhỏ, nhiều khi bị khuấy động bởi những cơn gió lốc hay những đợt bão đột biến.
Chị Lan cũng có một linh thần tận tụy tuyệt vời. Từ tuổi hai mươi đến tuổi hai chín, chị khước từ mọi đôi tượng kết duyên. Thời buổi ấy đó là một sự đánh cuộc, một sự thách thức số phận rất nguy hiểm. Nhưng đó cũng là một hy sinh cao cả của chị để giúp mẹ nuôi dạy anh em tôi, tạo cho em tôi và tôi cơ hội học đến khả năng cuối cùng và trong phạm vi có thể. Cụ thể là tôi được học trường cao đẳng tiểu học. Bây giờ cả xứ Trung Kỳ, chỉ có ba trường cấp ấy, trong đó chỉ có trường Quốc Học Huế có quyền cấp bằng tốt nghiệp, và ở toàn bán đảo Đông Dương, chỉ có ba trường trung học; hai ở Hà Nội và một ở Sài Ciòn. Cả những ông hoàng Lào và Miên như ông Souphanoưvong và Sihanouk cũng phải đến đó để học cấp trung học.
Kết hôn với Trần Thiếu Dzu, người bạn chiến đấu của ông anh cả mình vào năm 1936, chị Lan chỉ có mười một năm chung sống với chồng. Anh Dzu chết sớm (năm 1947) vì hậu quả của sự tra tấn, đọa đầy trong thời gian ở ngục Lao Bảo. Bản thân chị do cuộc sống đói nghèo và đau khổ cũng chết năm 1954, khi mới 47 tuổi, để lại ba đứa con mồ côi, ngoài một đứa con gái lấy chồng, hai đứa còn lại mới 15 và 7 tuổi. Con gái thứ hai của chị là Hạnh theo gương mẹ đã hy sinh tuổi thanh xuân và cả cuộc đời của mình, để cho em là Trần Thiếu Bảo trở thành một người có học thức và một chiến sĩ, thành viên của đội biệt động trong chiến tranh, rồi công an cách mạng, nhà thơ, nhà văn và nhà báo. Hạnh đã vượt qua tuổi năm mươi, sông độc thân và không có con.
Cũng như anh và chị tôi, Hiền, em tôi có một trí thông minh vượt mức và một tính kiên nhẫn cao trong sự cố gắng. Hiền luôn đứng vào tốp những học sinh xuất sắc khóa mình.
Hiền muốn trở thành thầy thuốc nhưng phần tiền lương tôi ủy nhiệm cho chú ấy bị gác lại vì giữa Đông Dương theo Vichy và các thuộc địa của Pháp ở miền Nam Thái Bình Dương theo nước Pháp tự do quan hệ bị cắt đứt. Hiền phải đi làm công chức ngành thủy lâm. Tham gia hoạt động cách mạng từ thời kỳ bí mật, Hiền bị tòa án binh Pháp ở Sài Gòn kết án tử hình năm 1948, may sao là một án vắng mặt như tôi đã nói ở ưên đây.
Hiền đã kinh qua các chức vụ: Tổng Thanh tra Bộ Canh nông (1948 - 1949), Tổng giám đốc Nha Lâm chính Việt Nam (1950 - 1952), Vụ trưởng Vụ Lâm nghiệp của Bộ Nông lâm nghiệp cho đến năm 1954. Sau đó, Hiền lao động trong lĩnh vực giảng dạy kỹ thuật và khoa học rừng. Bằng những cố gắng của bản thân, Hiền đạt được bằng tiến sĩ ở Liên Xô (cũ). Tính chặt chẽ về khoa học của một nhà nghiên cứu kết hợp với sự chuẩn mực về đạo đức đã làm cho Hiền trở thành một con chim đầu đàn của ngành. Hiền đã góp phần đào tạo nhiều thế hệ chuyên gia, những tiến sĩ, những giáo sư.
Khi tôi viết những dòng nầy, Hiền đã tròn 73 tuổi (sinh năm 1918). Chú ấy đã về hưu.
Những đau khổ của Bình, Lan và Hiền đã cộng thêm vào những đau khổ của tôi. Nói một cách chính xác hơn, những đau khổ của tôi đã hòa vào những đau khổ của họ.
Sự đau khổ đó ngày càng tăng theo sự trưỏng thành vài giác ngộ của tôi, bởi tôi phải chứng kiến thêm những đau khổ của các bạn nghèo ở Huế, Đà Lạt, Tân Đảo rồi đến khi về nước, những đau khổ vô hạn của dồng bào mình và các bạn chiến đấu trong hai cuộc kháng chiến.

Học tập và những cuộc giao chiến đầu tiên

Như tôi đã nói ở trên, do cuộc sống vật chất quá thiếu thốn nên trong số bảy người con, chỉ có hai người lớn nhất là Bình, Lan và hai người con út là Hiền và tôi sống sót đến tuổi trưởng thành.
Những hình ảnh xa xưa nhất mà tôi còn nhớ là: một đứa bé bốn năm tuổi, trần truồng như nhộng, ngủ trưa trên nền đất bùn, bên cạnh con chó của gia đình; một cậu bé lớn hơn một ít, hớn hở chạy lon ton bên cạnh cha. Được cha cho đi theo đến một đám giỗ là một dịp hết sức hiếm, cu cậu sẽ được ăn cơm trắng và thịt. Cũng vào thời điểm ấy, tôi được tiếp nhận từ cha tôi bài học cư xử đầu tiên. Thấy tôi sục sạo rổ khoai luộc là tất cả bữa ăn trưa của gia đình, cha tôi xếp những củ mà tôi đã sờ mó vào một góc và khi tôi muôn lấy để ăn, nhẹ nhàng cha tôi nói: “Con ơi! khi nãy con đã chê những củ khoai đó, phải chăng con không nên sờ đến nữa”. Bài học ấy khắc sâu trong trí nhớ tôi, và sau này trong suốt cuộc đời mình, tôi cố gắng xử sự phải chăng, tránh “không kéo tất cả chiếc chăn về phía mình”.
Trong gia đình không có chăn cũng không có màn. Khi trời trở lạnh, chỉ có chiếu, và tôi có thói quen “nằm theo tư thế con cóc” - tay chân xếp dưới bụng để giữ nhiệt. Vào mùa hè, khi có nhiều muỗi, mẹ tôi đốt trấu để khói xua chúng đi. Khói làm cho người ho, khó thở, nhưng khi đó, mới lên năm, lên sáu không mấy chốc là chúng tôi ngủ ngay.
Khi tôi hơn sáu tuổi một ít, anh Bình đưa tôi lên thành phố. Ở đó anh tìm được một chân gia sư trong một gia đình nhà giàu. Vừa đi học, anh vừa giúp con chủ nhà chuẩn bị bài học và làm bài tập, nhờ vậy anh có ăn và có cơm nuôi tôi. Đồng thời, anh dạy tôi đọc, viết và dạy tôi học các môn học tiếng Pháp. Lấy bản thân mình làm gương, anh cho tôi bỏ qua hai lớp đầu, lớp năm và lớp tư. Do thiếu gốc, việc học của tôi gặp nhiều khó khăn. Ở sơ cấp, tôi phải lưu ban hai lớp: lớp ba là điều tất nhiên, rồi lớp nhất (6) (cours supérieur).
Năm học 1927 - 1928 đầy sự kiện đối với tôi. Tôi trượt kỳ thi cuối cấp năm ấy do một nguyên nhân khách quan: cơn bão táp thực dân đã đổ xuống gia đình tôi và thân hình bé nhỏ của tôi. Năm 1927 là năm cha tôi mất, anh tôi bị đi đày; và cũng là năm xảy ra một cuộc bãi khóa làm cho tôi được hưởng một cái tát nảy lửa của ông Hiệu trưởng khi anh em tôi trở lại xin học. Cũng năm đó, cùng với mẹ, tôi bị giam ở lao Đô thành (prison de la cité impériale). Năm 1927 cũng là năm mà tôi lên mười hai tuổi, phải bắt đầu kiếm ăn bằng nghề gia sư. Đầu kỳ nghỉ học mùa hè, ở Ròn thuộc bắc tỉnh Quảng Bình, với tư cách là một người được giúp đỡ, tôi giữ con cho một nhà yêu nước, ông y tá Hồ Kỷ. Tôi phải rời bỏ gia đình nầy sau khi ông bác sĩ trưởng hay ông công sứ (tôi không rõ lắm, chỉ biết là một ông “quan tây”) đến “thanh tra” trạm y tế. Đầu năm học 1927 - 1928 (đang học lớp nhất) tôi được nhận làm gia sư tại một gia đình giàu có ở Huế. Nhiệm vụ của tôi là kèm một học sinh lớp ba, nhưng cậu ấy hơn tôi một tuổi nên tôi rụt rè e sợ. Ăn chung với gia đình, ít khi tôi dám thò đũa vào đĩa thịt, đĩa cá. Một con tôm bọc đầy muối cũng đủ cho tôi nuốt một bát cơm. Tuy vậy tôi vẫn buộc phải thôi việc, có lẽ vì có sự can thiệp của nhà cầm quyền. Không một người nào trong họ Đồng Sỹ cư trú ở Huế dám cho tôi ở trọ - họ đã nói thẳng với mẹ tôi như vậy. Tôi phải trở về làng. Nhưng mẹ và chị tôi khăng khăng buộc tôi tiếp tục đi học. Hơn mười hai cây số khứ hồi, lại phải vượt qua một nghĩa địa giữa hai làng Thanh Tiên và Thế Vinh làm cho tôi hết hồn khi đêm xuống sớm. Gay nhất là vào mùa nước lớn, phải chờ đò vượt sông Hương ở Bao Vinh quá lâu, và lần mò trong đêm tôi trên một con đường băng qua những cánh đồng, nước ngang bụng, có khi lén đến ngực, sai một bước là chìm xuồng đại dương nước lũ.
Lưu ban lớp nhất, tôi chuyển sang trường Đông Ba. So với trường Paul Bert, khoảng cách giữa trường với nhà rút ngắn được một cây số nhưng khi ra khỏi thành phố đường đi vẫn vất vả như vậy.
Tựu trường năm học 1929 - 1930, sau một thời kỳ thi chọn lọc (concours) gay go, tôi được vào trường trung cấp Quốc Học với một phần nửa học bổng. Với một chân gia sư, tình hình đã trở nên sáng sủa. Nhưng bóng tối lại sa xuống khi anh tôi được phóng thích. Tôi bị giáo sư khoa học và toán cho vào sổ đen như đã kể trên. Và vì vậy tôi buộc phải thôi làm gia sư. Lớp đệ nhị của tôi (1930 - 1931) đầy sóng gió. Tháng 10 năm 1930, tôi bị tạm đuổi một tháng, mặc dù khi vào lớp tôi để bắt ba chiến sĩ cách mạng (7), mật thám không tìm thấy truyền đơn trong hộc bàn của tôi. Đi suốt ngày, ăn không đủ no, làm thế nào mà tôi có thể là một học sinh giỏi? Một lần nữa tôi phải lưu ban. về năm học đó, tôi giữ một kỷ niệm đến nay vẫn còn làm cho tôi nhức nhối: ở nhà chơi, giữa giờ giải lao,, một thằng con nhà giàu đã chế giễu tôi một cách độc ác. Rút gói cơm từ một trong hai túi áo cộc của tôi, nó giơ lên và rống: “Thằng Hứa mang cơm trong túi”. Nó đã theo dõi và thấy rằng buổi sáng vùng bụng tôi nhô lên và buổi chiều xẹp xuống. Vì không thể cho hai anh em tôi mỗi người hai xu để mua khoai luộc ăn trưa nên mẹ chúng tôi phải gói cơm cho chúng tôi mang theo. Suốt một thời gian khá lâu, tôi ân hận đã không ném guốc vào đầu thằng con ông cháu cha kia.
Bốn năm trung cấp, tôi phải học thêm một năm. Tôi tốt nghiệp vào loại cuối bảng. Học bạ tôi mang những nhận xét trái ngược nhau: “Rất ít năng khiếu. Bất tài. Học sinh hạng bét". Đó là nhận xét của một giáo sư khoa học, người đã buộc chúng tôi ở lại năm đệ tam, dành mỗi tuần không biết bao nhiều giờ để chép luận án địa chất của ông - một việc làm vô tích sự và tuyệt đối không ích gì cho việc nâng cao kiến thức chúng tôi. Hai giáo sư tiếng Pháp phê: Học sinh học đều, là một trong những học sinh tốt nhất của khóa mình” và “rất tốt". Lời phê đó đã đưa lại cho tôi sự hài lòng toàn vẹn. Giáo sư André Ruiz, dạy tiếng Pháp ở năm đệ tứ mà tôi sẽ nói nhiều sau đây phê: “Thông minh và nghiêm, túc. Xứng đáng thi đỗ”.
Tôi chỉ thực sự tiếp xúc với người Pháp vào năm 1929, khi tôi vào trường trung cấp. Giáo sư người Pháp rất ít, mỗi năm học, một hoặc hai giáo sư thôi. Họ rất lạnh nhạt, ngoài những giờ giảng bài, chẳng bao giờ họ nói gì với chúng tôi.
Như vậy trong cả quá trình đi học từ năm 1923 đến năm 1934, tôi chỉ tiếp cận người Pháp qua sách vở. Năm 1925, “Sách Hồng” (Les livres Roses) đầy rẫy chiến tích của những chiến sĩ mặt đầy râu trong chiến tranh 1914 - 1918. Rồi lịch sử nước Pháp với Vercingétorix và câu mở đầu: “Tổ tiên chúng ta là những người Gôloa...” Saint Louis ngồi dưới một cây sồi để xử án; Cách mạng Pháp năm 1789 với Bara... nhất là cuốn sách “Tour de France” (đi vòng quanh nước Pháp) kể chuyện hai thiếu niên người vùng Andát, André và Juliên chạy trốn sự đô hộ của Đức... cho tôi nhìn thấy một dân tộc gần gũi với dân tộc mình.
Tất nhiên tôi có nghe đàm luận về thảm họa và ô nhục của một dân tộc “mất nước”, nhưng tôi chỉ có thể nhận thức được một cách mơ hồ. Hồi đó, tôi còn quá trẻ; vả lại, với phần lớn nhân dân nước chúng ta, sự áp bức bóc lột của thực dân thực hiện chủ yếu thông qua chính quyền bản xứ, qua những ông quan “An-na-mít”. Ở trường trung cấp, quả nhiên là học trò căm ghét Le Guen, tên tổng giám thị người Pháp, nhưng tên phụ tá “An-na-mít” của hắn là Xuân còn bị căm ghét nhiều hơn. Học sinh gọi hắn là Chameau (con lạc đà) và những giám thị khác thì bị tình nghi là những tên chỉ điểm. Cũng trong bối cảnh đó, tôi thấy rằng bên cạnh những giáo sư người Pháp kiêu căng, vẫn có những người có thái độ đúng đắn. Có một người Pháp, ông André Ruiz, hết sức lịch thiệp. Ông không bao giờ đi xe kéo, (người kéo xe chạy như một con ngựa giữa hai cái càng), về phần mình, tôi bắt đầu phân biệt giữa người Pháp đã sống lâu năm ở thuộc địa và người mới ở Pháp sang; giữa thằng Tây lai muốn lập công và người Pháp gốc; giữa tên lính say rượu và người Pháp có văn hóa.                                        
Năm 1935, sau một năm thất nghiệp, tôi đỗ kỳ thi chọn lọc thông phán tòa sứ. Bất đắc dĩ, tôi trở nên một công chức, nghĩa là một nhân viên của chính quyền, một đầy tớ của bọn Pháp, để thay thế chị tôi đã 28 tuổi (đã thừa tuổi đi lấy chồng) phụng dưỡng mẹ tôi và giúp em tôi tiếp tục học.
-  Sau khi ra trường trung cấp, anh sẽ làm gì? Giáo sư Ruiz hỏi mỗi học sinh chúng tôi như vậy.
-  Rond-de-cuir (một người cạo giấy, ngồi trên một cái đệm bọc da của những công chức hạng bét “vô tích sự”) - Đó là câu trả lời chua chát của tôi.
Các bạn cùng lớp phì cười. Nhưng hồi đó, nhất là đối với con em nhà nghèo, không có con đường nào khác là làm nghề cạo giấy. Sau này, khi tôi cố gắng giúp em tôi trở thành thầy thuốc để tránh ngành công chức, tôi đã sa vào một ảo tưởng. Rất lâu sau này, tôi mới nhận thức được rằng tất cả những người mà thực dân muốn đào tạo thành tài chỉ là những phụ tá cho những người Pháp quản lý các ngành hoạt động, những người phục vụ sốt sắng nhất, kể cả những thông ngôn, bồi bàn, nấu bếp, những người được đề bạt làm quan ở triều đình và ở các cấp của chính quyền bản xứ. Cả những kỹ sư cầu công xuất sắc như ông hoàng Souphanouvong, sau này làm Chủ tịch nước Dân chủ nhân dân Lào và Giáo sư Hoàng Xuân Hãn, cũng bị kìm hãm vào những chức vụ phụ thuộc.
Dần dần, tôi nhận thức được sự bỉ ổi của thể chế người bản xứ. Giữa người Pháp và người bản xứ - người công dân “mất nước” An-na-mít, Lào hay Cao Miên - có một cái hố ngăn cách rất sâu: Quyền lợi bị cắt xén, không có tự do ngôn luận và hội họp, không có tự do báo chí sách vở vì tất cả đều bị kiểm duyệt. Rõ nhất, lớn nhất là khoảng cách về tiền lương. Trong lúc người kế toán của tòa đốc lý Đà Lạt chỉ được nhận mỗi tháng 40 đồng thì viên giám thị công chính Le Croquer, chỉ biết ký nguệch ngoạc tên mình cũng được trả 250 đồng, được ở một biệt thự dưới rừng thông và được sử dụng một chiếc ô tô công tác. Còn lương của viên phó sứ De Boiboissel là 800 đồng, không kể những phúc lợi vật chất, trong đó có chế độ nghỉ hằng năm ở Pháp. Các nhân viên bản xứ không có chế độ nghỉ, mặc dù lúc đó (1937 - 1938) Mặt trận bình dân Pháp đã ra đời. Cho đến ngày nay, ai cũng có thể nhìn thấy sự cách biệt lớn lao khi đến các khu “Tây” và “bản xứ”. Ở Đà Lạt và các điểm nghỉ mát khác, sự xa hoa láo xược của bọn công chức cao cấp được phơi bày. Ở đó, người ta có thể nhìn thấy những tòa nhà nghỉ mát đồ sộ của ông Gougal (toàn quyền Đông Dương), ông Résuper (khâm sứ Trung Kỳ), của những nhà tài chính và thương nghiệp Pháp loại bự, rồi của Bảo Đại, và cha vợ của ông ta là Nguyễn Hữu Hào. Riêng ngài đốc lý (Résident – maire) chiếm cả mội đồi lớn.
Hiện thực đó chọc vào mắt mỗi người dân thuộc địa. Mỗi người đều đặt câu hỏi: Tại sao lại có những bất công ấy? Những nỗi đau khổ ấy? Cái nhục ấy? Với mọi người chỉ có một câu giải đáp: vì mất nước, vì sự phản bội, hèn hạ của các ông vua triều Nguyễn và vì sự tham vọng của con rắn - kẻ xâm lược. Chỉ có một giải đáp là chiến đấu chống lại kẻ thù như ông cha chúng ta đã làm từ khi chúng đến xâm lược đất nước mình.
Sau những đợt đàn áp khốc liệt năm 1930 - 1931 của thực dân Pháp, phong trào cách mạng được hồi phục với sự xuất hiện của Mặt trận bình dân Pháp và với sự phóng thích các tù nhân chính trị. Những cuộc đình công, biểu tình liên tiếp nổ ra: đình công của công nhân mỏ Hòn Gai tháng 11 năm 1936; đình công ở Hà Nội, Sài Gòn, Hải, Phòng và ở các đồn điền đất đỏ Nam Kỳ; biểu tình và đưa yêu sách trong cả nước nhân dịp cuộc viếng thăm của nghị sĩ cấp tiến xã hội Justin Godard vào đầu năm 1937.
Tôi tham gia cuộc “biểu tình Godard” ở Huế và nhanh chóng bị phát hiện. Vì vậy đầu tháng 4, tôi nhận quyết định chuyển vào Đà Lạt, ở đó người người đều biết nhau, mỗi lời nói đều được ghi chép. Tôi đến đó với Lê Đình Cư một “bạn đồng nghiệp”. Tuy chỉ là hạng bét như tôi, nhưng hắn có ô tô, hai người hầu và súng ngắn, trong lúc người bản xứ không được mang vũ khí. Dưới chính quyền bù nhìn, hắn sẽ là Tổng thư ký liên đoàn lao động công giáo Miền Nam Việt Nam. Tin tức từ đất nước và thế giới đến với tôi qua rừng rậm và sự kiểm duyệt. Để đọc, tôi chỉ có các báo chính thức, những tờ báo lá cải Candide, Gringoire... Nói một cách khác là tôi phải sông trong chế độ quản thúc. ,
Những chú thích của chương 1:
(1)  Khi Myriam Barbera, ủy viện trung ương Đảng Cộng sản Pháp và phóng viên thường trú báo “L’Humanité" ở Viêt Nam và em gái là Linda năm 1989 đến thăm “cơ nghiệp” đó (không còn là của chúng tôi hơn nửa thế kỷ nay) tôi đã chỉ cho hai chị xem địa điểm cái giếng tôi múc nước cho em tôi và cũng là nơi người em họ tôi bị Pháp sát hại năm 1952. Marcel Larmanou, Thị trưởng thành phố Gisors, đến thăm vào tháng 12 năm 1991, thoáng buồn khi anh đảo mắt đo diện tích của “cơ nghiệp” chúng tôi, cũng như anh thấy mộ cha tôi chỉ là một ụ đất bị cỏ dại che lấp.
(2)  Địa điểm mới của trường Đông Ba, nơi Đồng Sỹ Bình và Phạm Văn Đồng theo học từ năm 1918 đến năm 1920 đã chuyển sang bên kia Đông Ba.
(3)  Ở Trung Kỳ, Fries là ông quan cai trị cấp bậc cao nhất sau ông khâm sứ và hắn là người ứng cử vào chức vụ này ngang chức thông sứ.
(4)  Trên quốc lộ 9, xa hơn Khé Sanh một ít, gần biên giới Việt Lào.
(5)  Nguyễn Dân Trung là tác giả của bài thơ “Sông trong mồ" đã được Charles Dobzynski dịch và in năm 1974 trong tạp chí
"Europe”:
(6)  Hồi đó, cách gọi thứ tự lớp ngược với bây giờ: lớp năm hồi đó là lớp một bây giờ, và ngược lại, lớp nhất hồi đó là lớp năm bây giờ.
(7)  Võ Thuần Nho, em của Võ Nguyên Giáp; Tôn Thất Nho, chết trong nhà tù và Tôn Thất Vỹ gọi là Nguyễn Minh Vỹ, sau này là Phó đoàn nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ở Hội nghị Paris (1968 - 1973).Trong bức thư ngày 16 tháng 10 năm 1919 gửi ông Bmest Outrey, “Nghị sĩ xứ Nam Kỳ” trong quốc hội Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Ông sợ rằng trong thời gian họ lưu ở Pháp, đồng bạo của tôi không bỏ lỡ cơ hội để so sánh sự kiêu ngạo của người Pháp ở Đông Dương với sự lịch thiệp rất đáng yêu và tài nâng lớn lao của người Pháp ở Pháp" (Hồ Chí Minh, văn kiện 1919 - 1969). (Sưu tập của Alain Ruscio, nhà xuất bản L’Harmattan, Paris, 1990).
 
 
Bản đó rút tử cuốn "Hier, les Nouvelles Hebrides" của Christiane Delpech vâ Félix Ballaiche, NXB. Rossi, Atlas, 1927

CHƯƠNG II
THA PHƯƠNG Ở THÁI BÌNH DƯƠNG (1938 - 1947)

Đến Tân Đảo

Trường học lớn nhất của tôi trong cuộc đấu tranh chồng chủ nghĩa thực dân, cho độc lập và tự do xứ sở, cho công bằng xã hội là Tân Đảo (Nouvelles Hébrides), nay là nước Cộng hòa Vanuatu ở miền Nam Thái bình Dương. Tôi tự nguyện sang đó vào tháng chín năm 1938 với tư cách là phiên dịch ở tòa sứ Pháp, để có thể trả nỢ vay năm 1936 (khi chị tôi đi lấy chồng) và năm 1937 (khi mẹ tôi mất), nhất là có tiền để cho em tôi ăn học trở thành một thầy thuốc. Lúc đó, tôi nghĩ rằng khi em tôi đã có một cơ sở làm ăn rồi, về phần mình tôi sẽ gom góp một số tiền tiết kiệm để bỏ nghề cạo giấy đi vào nghề báo chí. Tôi dự định làm việc ba năm ở Tân Đảo. Ngoài lương tôi lĩnh ở Đông Dương (400 quan) thêm một phụ cấp xuất lương bốn trăm quan và một phụ cấp đắt đỏ 300 quan, tổng cộng là 1.100 quan một tháng. Tôi đâu có ngờ giá sinh hoạt ở đó cao gấp 10 lần ở Đông Dương, và ở đó mỗi ngày phải uống hai lần ký ninh để không bị chết vì bệnh sốt rét. Nhất là tôi phải đương đầu với bọn thực dân ghê tởm nhất. Và cuộc tha phương của tôi không phải là hai năm, mà chín năm, từ 24 tuổi đến 32 tuổi.
Tôi từ giã Đà Lạt cùng với đồng nghiệp và bạn của tôi là Nguyễn Đức Thận - cũng có nhiệm vụ tự nguyện gánh trách nhiệm nuôi dạy một em và hai cháu mồ côi - ra đi. Một y tá, ông Ngô Vĩnh Lạc, sẽ đi từ Hà Nội với tư cách là “công chức biệt phái của phủ toàn quyền Đông Dương" (1) như chúng tôi.
Rắc rối đầu tiên xẩy ra ở Sài gòn khi các công chức Pháp và Công ty Hàng hải Hà Lan K.P.M muốn buộc chúng tôi đi hạng “Pont” để đừng làm hành khách phương Tây phật ý, trong lúc chúng tôi có quyền được đi cabin loại II. Chúng tôi nói với các công chức Pháp: “Nếu không có loại //, các ông hãy để chúng tôi đi cabin loại I hay trả chúng tôi về nơi xuất phát". Vì chính quyền Pháp ở Tân Đảo rất cần sự có mặt của chúng tôi nên Công ty Hàng hải đã phải nhận chúng tôi làm hành khách “thí nghiệm” đến Batavia nay là Djakarta.
Sự chênh lệch giữa vé cabin loại II và vé boong có thể - giúp tôi giải quyết khá nhiều vấn đề tài chính. Nhưng chúng tôi muôn tiếp tục đi đến đích ở cabain loại I vì (theo tâm sự của một người bạn là mục sư Australie hay Nouvelle-Zélande tôi không rõ lắm) các hành khách phương Tây nhận xét rằng, tôi nói tiếng Anh như một con bò cái. Đó là dấu hiệu đầu tiên của sự phân biệt chủng tộc. Chúng tôi cần phải tỉnh táo và hành động chuẩn mực.
Ở Tân Đảo (gọi là Vanuatu từ ngày 30 tháng 7 năm 1980) hồi đó, thổ dân còn ở trình độ phát triển rất thấp. Bọn thực dân (vì sự xa cách về địa dư: cách Paris 21.000 cây số) Hải Phòng 7.000, bờ biển miền Tây nước Mỹ 10.000) thật sự là những “ông vua” trên các đảo của chúng. Những biểu hiện của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc sơ đẳng nhất, của sự khinh rẻ chủng tộc thô bạo nhất... sẽ nhân lên gấp bội, khiêu khích tôi từng phút từng giờ.
Ở đầu cầu tàu, một nhân viên hải quan mày tao chí tớ với tôi, tôi chận lời hắn:
-  Thưa ông, ông không có quyền mày tao chí tớ với tôi. Tôi cũng là một công chức như ông.
-  Cái gì đấy? - Hắn hỏi tôi với một thái độ khinh bỉ, ngón tay trỏ chĩa vào một cái nồi đồng nhỏ, đóng gói cẩn thận trong một cái hòm xinh xắn. Đó là một nồi đồng mà ở địa phương chúng tôi gọi là “nồi rưỡi” đáy loe, gia đình chúng tôi dùng để nấu cơm hàng ngày. Đối với tôi, chiếc nồi nhỏ là một di vật thiêng liêng quý giá. Vì vậy câu hỏi hỗn xược, cái nhìn chế nhạo và cái mím môi khinh bỉ của tên nhân viên hải quan súc sinh kia như những nhạt giáo đâm vào tim tôi.
Ngày sau, ở nhà hàng Comptons Français des Nouvelles - Hébrides, nhà hàng bách hóa lớn nhất của thủ phủ Port-Vila và các xứ Tân đảo, sau khi đã mua một vài thứ, tôi đến quầy thu tiền.
-  Đến lượt mày! Người thủ quỹ nói với tôi như vậy. Đó là một cô gái dưới hai mươi tuổi, tròn như một quả táo, sau này tôi mới biết tên: cô Louise Anger.
-  Ha! ở đây con gái tử tế nhỉ? - Tôi nói một cách thản nhiên.
Mặt đỏ như gấc, em bé Louise cúi đầu, chìa tay nhận tiền và lặng lẽ tiếp thu lời chế giễu có thể nói là chua chát của tôi. Sau này, anh Văn và chị Màu, bồi và bếp của cô ấy, cho tôi biết rằng tốì hôm đó, cô khóc và không ăn cơm.
Tôi đến Port-Vila vào ngày 4 tháng 10 năm 1938 và ở lại đó mười ngày. Trong thời gian ấy tôi làm quen với khí hậu của quần đảo và với “sự huy hoàng” của thủ phủ.
Ở trang 51 cuốn sách “Hier, les Nouvelles Hébrides” (Tân Đảo ngày xưa), trong bài phỏng vấn ông Rémy Delaveuve, đến Tân Đảo tháng 6 năm 1942, có đoạn: “Anh, chị có biết không? Hồi đó, khi anh từ giã Ca-lê-đô-ni (Tân Thế) để đến Tân Đảo, người ta nói rằng anh đi nghĩa địa. Tân Đảo có tiếng xấu, không phải vì ở đó cuộc sống có thể thế này hay thế khác, mà vì ở đó nhiều muỗi sốt rét và tất cả người Âu hay người Ca-lê-đô-ni đến đó không bao lâu sẽ đi nghĩa địa. Tại sao người ta nói như vậy? Rất đơn giản: người Ca-lê-đô-ni, những đồng bào của tôi, khi đón một khách Tân Đảo, đã thấy người đó mắc bệnh sốt rét nặng... ”
Ở hai trang 255 và 256, ông René Thévenin cha nói: Năm 1940, em Louis của tôi, hồi đó cai quản đồn điền Lononoré, chết vì bệnh sốt đái ra máu (Fièvre biliệuse Hémoglobinurique). Như tôi đã kể khi nãy, đây là một bệnh gây nhiều tử vong và không ít chủ đồn điền hay con em của họ chết vì bệnh đó. Nó là biến chứng của bệnh sốt rét rừng, bắt nguồn từ chỗ quá mệt nhọc, uống quá nhiều ký ninh. Có thể nói rằng tỷ lệ tử vong là chín trên mười. Tôi đã mắc bệnh đó nhưng không chết vì tôi khỏe hơn những người khác. Tôi đã đi thăm các đồn điền của Société Française des Nouvelles Hébrides ở đảo Santo: Không thể tin được, chết như rạ. Em tôi chết vì bệnh đó và nhất là phải chết vì không có thầy thuốc. Ở đảo Pentecôte, khổng có ai để chữa bệnh cho nó. Ở Norsup, chúng tôi có một thầy thuốc vì chúng tôi là một công ty lớn và bắt buộc phải có một thầy thuốc khi số lượng nhân viên vượt một con số nhất định”(2).
Ở trang 96, bài phỏng vấn ông Gođdyn, quốc tịch Bỉ, chủ đồn điền ở Rentabao, đảo Vaté, có đoạn:
-   Hình dáng Port-Vila như thế nào? (vào năm 1927)
-  Rừng và rừng. Có một ổ chuột nhỏ cứa Burns Philip (3) một cửa hàng nhỏ của Ballande(4) không đẹp hơn, hãng De Béchade cùng loại, và hai khách sạn của bà Reid tổng cộng ba phòng.
Ở hai trang 70 và 71, bài phỏng vấn ông Desmolieres, Giám đốc hãng Ballanđe (Les Comptoirs Français des Nouvelles - Hébrides) có đoạn:
“Đáng lẽ đi Nouméa (thủ phủ xứ Ca-lê-đô-ni), Tân Thế, nhưng tới ở lại Tân Đảo. Vì, tôi bị môi trường của thời điểm đó (1929) thu hút. Đó là một xứ sở hoàn toàn hoang dại. Chỉ có một con đường ở giữa, nay gọi là phố Higginson, và con đường lên nhà thờ và tòa sứ Pháp”.
Khi tôi đến Port-Vila vào tháng 10 năm 1938 tình hình gần như vậy. Rừng rậm đến sát thị trấn. Cho đến khi quân đội; Mỹ đổ bộ vào đầu năm 1942, ngoài những con đường mà ông Desmolieres đã nhắc đến, chỉ có những con đường dẫn đến bệnh viện và tòa sứ Anh và những còn đường lát đá dài từ ba đến bôn cây số dẫn đến hai bộ lạc Mélé và Erakoro và hai đồn điền Rolland ở Lagunes và Des Granges ở Bellevue. Muốn đi xa hơn nữa đến La Pointe du Diable, đến Téoma, đến Rentabao, phải dùng đường mòn; chẳng có nước máy, cũng chẳng có điện (năm 1941 mới có dự kiến xây dựng mạng lưới điện). Còn nước, cho đến năm 1947, khi tôi từ giã xứ Tân Đảo, ở Port-Vila vấn đề chưa được giải quyết.
Trong tình hình đó, làm gì có đời sống văn hóa, chỉ có vài món giải trí cho người Âu như đi ngựa, câu cá, săn bắn, tắm biển, đánh quần vợt v.v... Khiêu vũ mỗi tháng một lần vào một tốì thứ bảy. Dạ hội được tổ chức khi tàu chiến Pháp hay Anh đến thăm chính thức Port-Vila; chiếu bóng thất thường. Những món giải trí đó dành riêng cho người Âu.
Những tư liệu về xứ sở này, về hạ tầng kiến trúc của nó, và về những ông chủ của nó đưa đến cho tôi một khái niệm về khung cảnh trong đó đồng bào đang sống và tôi sẽ sống.
Vào giữa tháng 10 năm 1938, tôi đi Port Sandwich, nói cho chính xác là đi Lamap ở cửa vịnh mang tên ấy giống như một eo biển Fjord Thụy Điển hay Na Uy, trên đảo Mallicolo, trụ sở của tòa đại lý Pháp, ở khu 2 các đảo miền trung, thường gọi là Tòa đại lý Mallicolo; mặc dù nó bao gồm cả đảo Epi nằm ở giữa Port-Vila và Port Sandwich và nhích lên trên, là các đảo núi lửa Paama, Lopévi, rồi Ambrym, có núi lửa đang hoạt động ngay trước Lamap, và cuối cùng là đảo Pentecôte ở phía đổng bắc đảo Ambrym.
Lên thuyền “La Concorde”, thuyền “Yat” khoảng mười tấn của tòa sứ với một giường cho ông công sứ hay ông viên chức người Âu chỉ huy đoàn kinh lý, Chỉ huy thuyền là Narcisse Cugola, to mồm, chửi rủa suốt ngày. Ngoài ra còn có một thợ máy, người Bắc Kỳ, và hai thủy thủ bản xứ. Thuyền tạm dừng ở Diamond Bay, trên đảo Epi. Ở đây tôi suýt bị cá mập nuốt sống vì nước trong làm sao! May mắn cho tôi, theo lệnh của thuyền trưởng (to mồm đôi khi cũng có ích), tôi kịp leo lên chiếc đin-ghi trước khi bầy cá mập ập đến.
Lamap là một mũi đất nhô ra biển cả. về phía đông, một đãy đá ngầm san hô chắn sóng từ xa. Chỉ có thể áp bờ về phía bắc, trong vịnh Port Sandwich. Bờ biển xanh rì vì có một loại cây tên là Bua-rao lấn ra mặt biển.
Ở Lamap, trước hết có tòa đại lý với hai biệt thự lớn bằng gỗ sơn màu đất son và lợp bằng những tấm tôn uốn Sơn đỏ, từ xa đã nhìn rõ. Tiếp đến là những công trình phụ như: “nhà tù - xưởng kỷ luật” và nhà kho xây dựng bằng vật liệu kiên cố, một nhà tranh làm doanh trại cho một nửa tiểu đội lính bảo an, người bản xứ, và chỗ ở cho anh bếp của ông đại lý, và anh phó mộc của tòa đại lý (là hai người Bắc Kỳ). Ở bên dưới sát bãi biển là trạm y tế, với hai phòng có sáu giường bằng sắt và một phòng nhỏ là nơi làm việc của y tá. Trong biệt thự bằng gỗ lớn nhất có phòng làm việc của ông đại lý, hai phòng khách cho các viên chức người Âu. Nơi làm việc của viên thư ký phiên dịch “Tông-ki-noa” là hành lang phía nam. Còn nơi viên thư ký ở cùng viên y tá là nhà bếp. Ông đại lý và gia đình chiếm biệt thự thứ hai. Tiếp đến, cách tòa đại lý khoảng năm mươi mét về hướng nam, trong một nếp uốn của địa hình là nhà thờ với một linh mục, đã lớn tuổi, và hai ba tu sĩ già, khoảng một chục ưẻ em người bản xứ, phần lớn là những em gái, mà nhiệm vụ chính là nhặt dừa rụng để làm dừa sấy khô, và phục vụ ba người truyền đạo. Khi rảnh việc, các em sẽ học kinh thánh và làm quen với đời sống văn minh. Các em được quấn một tấm vải gọi là “Surao”, trong khi cha mẹ các em không có manh áo.
Ngay sau tòa đại lý, bên kia đường mòn, là làng Lamap gồm khoảng một chục chiếc lều với những gia đình từ ba đến bốn thành viên, số nhân khẩu của mỗi gia đình ít như vậy là vì trẻ em hầu hết chết sớm, như trong gia đình tôi. Xa hơn một ít, theo hướng cuối vịnh, nhưng vẫn trong rừng rậm, là làng Mérivert với một số lều và gia đình tương tự. Năm 1946, khi tôi trở lại đó, làng ấy đã biến mất, cũng như làng Lamap bởi “sự giúp đỡ” của công trình khai hóa. Về phía nam, đi theo bờ biển và luôn chui dưới rừng rậm là làng Maskelynes. ở đây tôi đã được ăn “laplap”, một thứ bánh làm bằng bột khoai sọ và sắn được nướng giữa những hòn đá nóng. Bánh với nhân cá hay thịt gà rừng, lợn rừng, chứ không phải thịt người (7) như còn ứng dụng hồi đó ở vùng “người rừng”, theo sự biện luận của những người “khai hóa” để tổ chức những cuộc trừng phạt chống các dân tộc Big Nambas bất khuất vùng tây bắc Mallicolo.
Những đồn điền gần nhất là của hai ông Cariou và Mériau, ở bên kia vịnh. Người ta có thể đi chân đến đó, nhưng phải đi vòng quanh vịnh, qua một chục kilômét rừng rậm và đầm lầy, điều mà chẳng ai làm cả trừ “những người thoát ngục”, nghĩa là những người “cu-li” đến xin gặp người đại lý để kêu nài nhưng không có giấy phép của chủ. Vậy phải tổ chức những cuộc “viễn chinh” đi bộ ba, bôn cây số trong rừng (qua làng Mérivect) để đến bến đò cạnh nghĩa địa những lính thủy Pháp chết trong những cuộc trừng phạt chống các dân tộc Big Nambas ở vùng Tây đảo Mallicolo. Từ đó lên một chiếc “đin-ghi” hay một chiếc thuyền độc mộc để vượt qua vịnh rộng hơn một hải lý. Không phải là chuyện đùa, nhưng phải thường xuyên tiến hành cuộc hành trình đó vì cửa hàng duy nhất ở miền Nam đảo Mallicolo là cửa hàng của ông Cariou.
Đi bộ về phía bắc, phải vượt qua cửa vịnh bằng “đin- ghi” hay thuyền độc mộc và đặt chân lên một địa danh gọi là Pointe d’Assouk. Từ đó, trước đây phải đi theo bờ biển dưới rừng rậm và trên những đường mòn dốc dứng và gồ ghề, đi trên những dải san hô, đi trên những bãi cát cạnh cắc đồn điền trừ khi ông chủ cấm, không cho đi qua địa phận của vùng (Điều nầy trái với luật quốc tế). Họ đã cho chó tấn công người “Tonkinois” hay “indigène” khi đi qua, như ở đồn điền L.M. Perronnet ở Banan bay. Từ địa danh này, đến vịnh Sarmetles, phải lội qua sông Pangkumu khi mức nước thấp và phải bơi khi mức nước lên cao.
Ở Mallicolo, cũng như ở trên các đảo khác, các chủ đồn điền lập nghiệp ở nơi nào có chỗ tàu bỏ neo. Vì vậy, từ mỏm Assouk và trong vịnh cùng tên có đồn điền Lançon; ven vịnh Banan, có các đồn điền Oscar Newman, L.M Perronnet. Ở vịnh Samettes có các đồn điền của Paul Savoie, Léon và Pierre Theuil và Chevillard. Ở Bushman’s bay có Metaven Plantations và tòa đại lý của nước Anh. Cuối vịnh Norsup, có các dồn điền của Công ty trồng bông Tân Đảo. Ở Tây Bắc là đồn điền Renevier và cuối cùng ở miền Tây Nam của đảo là đồn điền Charles Dillenseger mà các ông đại lý ít đến thăm vì chủ đã mất quyền sử dụng những người lao động Tông-ki-noa về tội bạc đãi họ quá đáng.
Lưu lại Port-Vila khoảng mười ngày, tôi đã cảm thấy khó thở. Đến Lamap, trước đại dương, không gian càng thu hẹp hơn nữa và không khí đã trở nên ngột ngạt. Sau vài ngày, vì “nhiệt quá nóng, nồi hơi bùng nổ”.
-    Đồng Sỹ Hứa! Ông đại lý gọi tôi.
-   Thưa ông quan cai trị, tôi yêu cầu ông nói với tôi một cách khác.
-    Cách nào vậy?
-   Nếu vui lòng, ông hãy gọi tôi là ông Đồng Sỹ Hứa, như đã viết trong nghị định của Phủ toàn quyền Đông Dương giao tôi cho ông công sứ Tân Đảo với tư cách là công chức biệt phái.
-    A ha !!!
Trên tinh thần đó, tôi viết thư cho ông công sứ. Trong dịp đó, tôi báo cho ông biết rằng chỉ qua một sự tìm kiếm kiên trì và gian khổ tôi mới tìm được trong rừng rậm nơi chôn y tá Nguyễn Văn Thiết và hàng chục người lao động chết ở Lamap, không mộ, không một mảnh gỗ ghi tên.
Mặc dù điều đó có thể có tính chất “lật đổ”, ông công sứ Pháp không thể không công nhận rằng tôi có lý, và Bourgeau phải cúi đầu. Để giữ tính công bằng, tôi phải nói thêm rằng ông này là một người vùng Jura, chỉ có thể hành động theo quá trình đào tạo của ông là Administrateur des Colonies, quan cai trị các thuộc địa. Sau đó tôi được gọi: “Ông Đồng Sỹ Hứa”. Đến lễ Noel vợ ông và ông thết tôi bằng rượu Sauternes. Nhưng đó không phải là vấn đề cá nhân bé nhỏ của tôi.
Ở Port-Vila trao đổi với những người đến trước, tôi được nghe nói đến vấn đề buôn bán “cu-li” Tông-ki-noa. Bản thân tôi, sau khi tiếp xúc với những người còn thô sơ như cậu nhân viên hải quan thiếu học vấn, như cô thủ quỹ đần độn và ông quan cai trị tự cao tự đại đã dám thất lễ với một công chức biệt phái của Phủ toàn quyền Đông Dương, tôi còn thấy ở đây có một thực tế: đồng bào ta bị ràng buộc bởi giao kèo, nhất là đối với những người bị đưa đến cái đảo xa xôi với những đồn điền hẻo lánh, chân tay bị trói chặt để làm việc cho những kẻ tự cho họ có tất cả mọi quyền hành, là những ông vua trên đảo của họ. Những người lao động đó đã phải chịu đựng những điều kiện lao động mệt nhọc và bị khinh miệt như những nô bộc.
Lập tức, tôi lao vào việc nghiên cứu quy chế người lao động nhập cư. Tôi đọc một cách chăm chú bản giao kèo mà họ đã ký. Phần lớn họ ra đi từ các tỉnh đồng bằng sông Hồng, nơi luôn bị bão lụt tàn phá. Ở đó “nhung nhúc những người đàn ông và đàn bà từ sáng đến tối còng lưng trên nước và bùn của các thửa ruộng, chỉ ăn thịt mỗi năm một lần” như nhà địa lý học Pierre Gourou đã viết trong tập sách nghiên cứu của ông với nhan đề “Le paysan tonkinois” (Người nông dân xứ Bắc Kỳ). Người ta đã tuyển họ với số tiền ít ỏi: một trăm hai mươi đồng, hồi đó là một nghìn hai trăm quan, cho một thời gian năm năm. Lần đầu tiên đo ông Bazin tuyển (bị hạ thủ năm 1930 ở phố Huế, Hà Nội); sau do ông Roger Lapicque thay mặt chính quyền xứ Tân Ca-lê-đô-ni và các lãnh thổ phụ thuộc tuyển với những điều kiện bề ngoài đễ chấp nhận đối với những người đói nghèo (như đối với tôi): tiền lương 80 quan/tháng cho đàn ông và 60 quan cho đàn bà (chúng ta biết rằng giá cả ở Tân Đảo cao hơn ở Đông Dương ít nhất là mười lần). Mỗi ngày 500 gờ-ram gạo, 250 gờ-ram bánh mỳ, 250 gờ-ram thịt, rồi thì rau xanh hay rau khô, mỡ, ; đường, chè, mỗi năm hai bộ áo quần, chăn màn khi đi và ở giữa thời gian giao hàng; nhà cửa chỉnh tề, chữa bệnh không mất tiền cho người lao động và con cái của họ. Nếu những điều khoản của tờ giao kèo được thực hiện nghiêm chỉnh - thì đó là thiên đàng, còn nói gì nữa.
Trước khi rời Hải Phòng, những ảo tưởng lần lượt tan vỡ. Chế độ trại lính ở Tân Đảo, nơi tập trung những người mới được mộ, phiên chế và câm ra khỏi trại. Chất lượng xâu của áo quần, chăn màn là dấu hiệu đầu tiên của sự thi hành không đúng các điều khoản của tờ giao kèo. Áo quần may bằng một thứ vải sô mỏng và sần sùi nhuộm nâu một cách sơ sài, lại quá ngắn, chăn màn mỏng dính và người ta có thể nói rằng màn được may bằng vải bọc phó mát (fromage).

Điều kiện sống và lao động của những người “Tông-ki-noa”

Tuy nhiên cuộc hành trình đến “Đảo hy vọng" như Jean Vanmai, con của một gia đình nhập cư đã viết (7), cũng có những ánh vui. Trên tàu, niềm vui đối với những người này là các con được ăn no, CÒI1 đối với những người khác là niềm hy vọng về tương lai vì họ là những thanh niên, thiếu nữ. Nhưng đến Port-Vila, không còn là sự e sợ mà là sự cầm chắc đã sa vào một cái bẫy khủng khiếp. Họ bắt đầu ân hận vì đã ấn dấu ngón tay cái ở cuối bản giao kèo và ấn dấu mười ngón tay trên phiếu căn cước. Nhiều người đã tâm sự với tôi như thế.
Ở Port-Vila, “dépôt tức” là cơ sở đón tiếp những người mới nhập cư, nằm ở một nếp đất cạnh bệnh viện người bản xứ và người nhập cư, trên đường ra nghĩa địa. Đó là một ngôi nhà dài và chật xây dựng bằng đá san hô lợp tôn với những cửa sổ “mù” bằng gỗ và với hai sàn gỗ dài. Đó là nơi đăng ký “cu-li”, trên thực tế danh từ “người lao động” sẽ biến mất. Việc phân phối cu-li được tiến hành theo đơn đặt hàng đã nộp trước.
Người cu-li phải đến nơi được chỉ định và ở đây xuất hiện sự mua bán giữa chủ và sở thực dân; sự đút lót của những người tương đối hiểu biết, có bà con, bạn bè đến trước và làm việc ở Port-Vila hay ở các đồn điền lân cận ở Port-Vila. Ở đảo Vaté, hay đi Santo, ở đó còn khả năng liên lạc từ đồn điền này sang đồn điền khác, hay bị “bán” đi các đảo Mallicolo, Pentecôlê, Epi, đó là một vấn đề quan trọng vào bậc nhất đối với người lao động. Đối với người chủ, có số đàn bà theo quy chế - 20% quân số - là chuyện dễ nhưng phải lợi dụng các quan hệ của mình và phải mua chuộc các viên chức có thẩm quyền để giành giật những cô trẻ và đẹp nhất để được dùng làm phần thưởng cho những nhân viên dễ bảo và giữ chân họ thêm vài năm khi họ mãn hạn (vì họ phải chờ đợi vợ con...); hoặc đơn giản là làm vật tiêu khiển cho ông chủ. Aubert Ratard, tên chủ đồn điền lớn nhất của đảo Santo, tuổi trên sáu mươi, lại mắc bệnh hủi, nhốt riêng những phụ nữ mới đến để sử dụng: “quyền đếm đầu” (droit de cuissage) trước khi gả chồng cho họ. Trong số hai phụ nữ mà tên Pierre Theuil tiếp nhận, hắn chọn chị Nguyễn Thị Cần làm “con gái”. Trong bài phỏng vấn ông Emile Mahé, một ông chủ ở Vaté, có đoạn sau đây: “Chính ở đó tôi đã mua người vợ đầu tiên của tôi, một Tonkinoise (người đàn bà Bắc Kỳ). Tôi đã mua cô ấy hai nghìn quan tức là cao hơn giá bình thường 800-VN”. Do đó những cặp vợ chồng có giá thú như cha mẹ vợ tôi, sang Tân Đảo với hai người con gái, được sống với nhau, còn những đôi thanh niên, gắn bó với nhau khi ra đi hay mới quen biết trên tàu, bị chia cắt không thương tiếc.
Tiếp đến, tôi nghiên cứu các sổ sách về quản lý nhân công. Trong cuốn thứ nhất, việc nghiên cứu danh sách nhân công theo từng đồn điền làm cho tôi suy nghĩ. Ớ đồn điền ông Combet thuộc miền nam đảo Pentecôte, chỉ có hai người đàn ông, còn ở doanh nghiệp ông Dubain, ở trên đảo Anbrym, chỉ có một cu li Tông-ki-noa nam giới. Vậy thì tỷ lệ một phụ nữ trên năm cu li không được thực hiện. Bất giác, tôi mỉm cười khi nhận thấy rằng ở tòa đại lý quân số chúng tôi là bốn “Tông-ki-noa” nam không có một Tông-ki-noa-dờ” (nữ) và tôi phát sợ, run lên khi nghĩ đến những thảm kịch có thể xẩy ra ở những nơi bà con sống với nhau trong năm năm với tỷ lệ một phụ nữ trên năm người.
Không có gì đáng nói về sổ “dépôt” hầu như trắng tinh, vì các ông chủ nhận thẳng cu-li ở Port-Vila. Qua “dépôt” Lamap chỉ có những cu-li ở trạm y tế ra.
Khi nghiên cứu sổ “xưởng kỷ luật” tôi mới thấy rõ tình hình. Tôi được biết rằng ông đại lý, kiêm nhiệm chức vụ “Syndic” tức là người đại diện cho công nhân có quyền phạt công nhân, người lao động nhập cư, từ một đến sáu mươi ngày “xưởng kỷ luật”. Không có một hình thức bảo vệ và cấp kháng án nào ở đây cả. Người bị phạt với những lý do kỳ lạ như: không làm đủ khoán, uể oải trong công việc, hỗn xược, trốn sở... “Xưởng kỷ luật” thật sự là nhà tù, hơn nữa, là ngục tối. Những người bị phạt chẳng những phải lao động khổ sai mà còn bị đánh đập và chịu nhục hình như: khiêng vác phân người và khổ hình “vòng quay” (tourniquet). Nghĩa là đi vòng quanh với một khối lượng đất đá trên vai. Và đây là thể chế có một không hai trên thế giới: người bị phạt phải trả tiền ăn, mỗi ngày bốn quan. Khi trở về đồn điền phải làm việc nhiều tháng mới trả xong nợ, vì mỗi tháng anh chị chỉ được 80 và 60 quan chưa trừ tiền gác (pécule), về “xưởng kỷ luật” kỳ lạ ấy, về chế độ dã man ấy, kỳ cục cả trong những thập kỷ ba mươi và bốn mươi của thế kỷ XX, tôi sẽ cố một chứng minh sinh động:
Ngày 30 tháng tư năm 1939 - là một chủ nhật - từ cửa sổ nhà bếp, nơi mà tôi ở với ông bạn là y tá Ngô Vĩnh Lạc, tôi thấy một đoàn khoảng ba mươi “Tông-ki-noa” nam và nữ, đến tòa đại lý, mặt tái mét, trêng hốc hác, áo quần ướt đầm và đầy bùn. Ngay sau đó, ông đại lý chạy đến:
-   Ông Đồng Sỹ Hứa, xin ông hãy đến!
-   Vâng, thưa ông quan cai trị.
Cuộc hỏi cung bắt đầu:
-   Các người ở đâu đến?
-   Từ các đồn điền Léon và Pierre Theuil ở Sarmettes.
-   Giấy tờ đâu?
-   Chúng tôi đến cầu cứu...
- A ha! các người không có giấy phép của chủ? Vậy thì các người là những người trốn nơi làm việc. Vào tù.
Họ đi hơn một tuần để vượt qua sáu mươi hay bảy mươi ki-lô-mét giữa Sarmettes và Lamap. Họ đã phải đi sâu vào rừng rậm trên những địa hình mấp mô và đầy sỏi đá để khỏi bị chủ đuổi theo và để tránh bầy chó của ông L.M. Perronnet, chủ đồn điền ở Banan bay, cấm người Tông-ki- noa không được đi qua bãi biển “của ông” (đó là một điều trái với luật quốc tế qui định: không ai có quyền chiếm 90m bờ biển từ nơi nước vươn đến đất liền). Họ phải đi vòng vịnh Port-Sandwich ngoằn ngoèo, lặn lội qua các đầm lầy ở cuối vịnh vì không có thuyền để vượt qua cửa vịnh chỉ rộng quá lắm là ba trăm mét, từ mỏm Assouk ở bờ bắc đến mỏm Lamap ở bờ nam.
Ông Bourgeau đã bắt đầu cuộc đời quan cai trị của mình ở châu Phi và phải chăng ông đã học ở đó hình thức trừng phạt những lính lê dương cứng đầu gọi là “joyeux” ở các trại Biribi? Ông ra lệnh buộc những cu-li của Léon và Pierre Theuil, bị phạt “xưởng kỷ luật”, phải chịu nhục hình “vòng quay” (tourniquet); đi vòng quanh một két nước dưới nắng trưa với ba mươi kilô san hô trên vai. Tất nhiên là cấm uống nước, uất quá, anh Đỗ Văn Kén vứt thùng san hô xuống và tiến đến máy nước. Anh ta buộc phải xô xát với người lính bảo an đứng gác. Và rồi họ đã lập biên bản: anh sẽ bị truy tố trước tòa án và bị kết án vì đã chống đối, hành hung một nhân viên chính quyền. Sau này đọc cuốn “Colons, bagnards et canaques” (Chủ đồn điền, tù khổ sai và thổ dân Ca-nác) của G. Ferré, in năm 1932 (hay 1933?), nhà xuất bản Plon, Paris; tôi được biết rằng Pétrignani, một trong những quan tiền nhiệm, so với ông Bourgeau, còn cứng rắn hơn. Khi hắn đi kinh lý, hắn giao cho vợ hắn cái vọt bằng đuôi cá đuôi và dặn: “Hãy đánh những đứa bị phạt cho đến khi chúng ngã xuống”. “Khi Pétrignani lên tiếng ở Mallicolo, cả hòn đảo run'... Thì ra là thế! Đó là “xưởng kỷ luật”!
Vài ngày sau, hai ông Theuil đến tòa đại lý với hai chiếc tàu con của mình để thu hồi những người cu-li vượt ngục. Những người này buộc phải lên tàu mà tốp lính bảo an không phải dùng võ lực. Quan sát thái độ của ông đại lý Pháp, họ biết rằng muốn cưỡng lại cũng không được, có kêu cũng vô ích và chẳng biết van lạy ai? Chỉ có anh Tăng Văn Chấm không chịu bước, hai tên bảo an bồng xốc nách anh, còn một tên khác tóm chân. Anh Chấm đập đầu xuống đường lô nhô san hô và kêu la: “Chúng tôi đến trình bày với ông nỗi khổ của chúng tội, chẳng những ông không nghe mà còn hành hạ chúng tôi!" Bên cạnh ông Bourgeau tôi đi theo đoàn người khốn khổ không nói không rằng. Vâng lệnh ông, tôi dịch lời than vãn của anh Chấm và nhẹ nhàng nói thêm: “Nếu việc này xảy ra ở nước tôi, ắt là có một cuộc nổi dậy, một cuộc nổi loạn".
Khoảng mười hai ngày sau, ong Bourgeau và tôi đến đồn điền hai ông Léon và Pierre Theuil cùng với ông Michel Arnauld, quan cai trị phó các thuộc địa, giữ chức Thanh tra lao động, về cuộc thanh tra sau này, ông Tổng thanh tra các thuộc địa Tupinier đã ghi chép trong một bản báo cáo viết ở Port-Vila đề ngày 18 tháng 9 năm 1946 (8) mà tôi thấy cần phải trích khá dài sau đây vì nó cung cấp những thông tin quý báu về điều kiện sinh hoạt và lao động của những cu-li Tông-ki -noa ở Tân Đảo vì người cầm bút viết bản báo cáo nàv không thể bị nghi ngờ là thiên về phía dân nhập cư:
Ở đây tôi không đề cập đến những báo cáo liên quan đến một quá khứ xa xôi. Tôi chỉ nêu lên những sự việc xảy ra trong năm hay sáu năm gần đây.
Trong phạm vi có thể tôi sẽ đưa ra toàn văn những tư liệu rõ ràng, không chối cãi được, mặc dù điều đó có thể làm cho bản báo cáo này có phần nặng nề và gây nền sự phẫn nộ, sự ngán ngẩm trong tâm tư của những "người lương thiện ”.
Trước hết, đây là hai cha con Léon và Pierre Theuil bị các ông thống sứ Guyon, Barthes, Pelicier và Sautot, kế tiếp nhau, đánh giá (nhất là người cha) là "đồ súc sinh” và "bọn tra tấn”.
Một cuộc thanh tra các đồn điền của gia đình Theuil, do viên quan cai trị phó các thuộc địa Amauld, đã được tiến hành từ ngày 12 đến ngày 17 tháng 5 năm 1939. Cuộc thanh tra đó phơi bày những hành động tàn bạo kinh khủng: những phụ nữ bị đánh đến vãi máu và bị buộc phải quay vòng trong bốn tiếng đồng hồ với một trọng tải bốn mươi kilô trên lưng vì họ từ chối không chịu ngủ với một người con trai của ông Theuil, những người cu-li bị đánh đập dã man bằng những mái chèo và bị dìm đầu xuống nước vì thao tác họ quá chậm...
Về việc thi hành các điều khoản của bản giao kèo là những điều ghi nhận của ông thanh tra lao động”.
 
TRÍCH BÁO CÁO MICHEL ARNAULD
VỀ ĐỒN ĐIỀN LEON THEUIL 
Quân số:
21 chân đăng (engagés) 16 nam, 5 nữ.
Trại, tình hình của trại, nhà ở, thiết bị.
Cuối chiều ngày 12, ngay khi đến, ông Léon Theuil cùng đi theo chúng tôi thăm trại. Quang cảnh chung rùng rợn và tồi tệ. phải đầu tư 30.000 quan (phơ-răng) để xây dựng nó cách đây 15 năm, như ông Theuil nhắc đi nhắc lại một cách tự đắc, hiện nay, nó hoàn toàn hư hỏng và tồi tàn. Bếp chung là vài cột chống lợp bởi những tấm tôn mà phần nửa đã bị thủng hoàn toàn. Bên trong, các lều khá sạch; bên ngoài bẩn thỉu, lộn xộn.
Nếu từ tổng thể gỗ thối, tôn gỉ, tre mốc đã toát ra một sự nghèo nàn thật sự thì khi những người cư trú ở đó trở về, quần áo rách rưới, dáng điệu mệt mỏi bộ mặt không hồn và đau đớn, toàn cảnh ấy lại toát ra một vẻ thê lương, khủng khiếp.
Sự ghi nhận ấy không làm cho chúng tôi không để ý đến một căn hộ đặc biệt hẹp của hai người đàn ông và hai phụ nữ đã tự nguyện đến ở đó - theo lời của ông Theuil - bỏ không hai chiếc giường ở một lều khác...
Quyết chấm dứt tình trạng bất tiện đó, trong một cuộc thăm trại lần sau để xếp mỗi người vào chỗ của họ, tôi mới biết rằng họ không thể làm khác được vì thiếu một chỗ.
Thoạt tiên, ông Theuil kiên quyết phủ nhận sự việc đó nhưng rồi trước sự thật hiển nhiên, phải thừa nhận sự nhận xét của chúng tôi là đúng đắn.
Màn
Tất cả các chiếc màn đều thảm thương và đối với những người đến trước, vẫn là những chiếc màn cũ tuy theo điều khoản 19, đoạn 2, thời gian sử dụng tối đa là hai năm rưỡi...
Chăn và qun áo
Phân phát tùy tiện và thiếu. Ông Theuil thừa nhận rằng ông còn nợ họ nhưng ông không có.
Tình hình sức khỏe - chăm sóc y tế.
Tất cả cu-li đều đầy ghé lở. Ông Bourgeau đã phải can thiệp nhiều lần, đe dọa sẽ có những trừng phạt, thi một số ít thuốc mới được cung cấp, sau này gần như thuốc luôn luôn bị từ chối. Những vết lở nhìn thấy có thề là chứng cứ của thực trạng đó.
Khi đoàn thanh tra đến, đã hơn mười ngày, thuốc kinin không được phân phát. Chị Đặng Thị Tươi đã phải mua những hộp sữa cho con chị (mỗi hộp 7 quan trong lúc tiền lương của chị chỉ có 50 quan mỗi tháng) trong khi điều khoản 16 ghi rõ là hai ngày phải phát một hộp sữa, hoặc mỗi ngày phát một lít sữa tươi thay cho sữa hộp. Con chị chết, chị không nguôi về nỗi đau buồn đó.
Thức ăn:
Thiếu, còn xa mới đạt mức chính thức ghi trong tờ giao kèo..
Hãy đối chiếu cụ thể với điều khoản 16.
Bánh mỳ:
Được phát đều đặn, chẳng ai khiếu nại.
Gạo:
Mọi người, hay gần như vậy, khai rằng khẩu phần “khít” đến mức họ có cảm giác là thiếu, phải mua thêm, vì thường xuyên thiếu quá nhiều thứ.
Thịt:                                                                       
Ở phần đảo này cố nhiều súc vật đến mức không biết sử dụng thịt làm gì, đáng lẽ thịt phải được phân phối rộng rãi. Nhưng mọi người cu-li đều phàn nàn rằng khẩu phần phát cho họ không đủ để cho họ ăn đến kỳ phân phối sau. Và như vậy, chúng tôi đã được ghi nhận rằng trong lúc chúng tôi lưu lại đồn điền hai ngày rưỡi, nhân công không có thịt và khi chúng tôi nêu điều đó với ông Theuil, ông đã trà lời rằng ấy là lỗi của chúng tôi nên ông không cho giết họ. Chúng tôi không hiểu.
Rau:
Không có rau, không có vườn. Một ít cải xoong đã được phân phát một lần trong khi đoàn thanh tra có mặt trên đồn điền, làm cho cu-li hết sức ngạc nhiên. Không có rau xanh. Không có vườn cho lao động vì theo lời của ông Theuỉl “đã có rau rừng”. Nhưng cu-li sẽ bị đánh đập khi nhặt một ít rau rừng. Do sợ bị đánh, nên không ai dám hái. Trong lúc tôi có mặt ở đồn điền, cu-li được phân phối 8 người một củ hành. Chúng tôi yêu cầu tổ chức một đám vườn, ông Theuil tuyên bố: “vô ích, chúng nó sẽ cướp phá hết của tôi”. Không phân phối hạt giống, cu-li phải mua của người Ca-nác rau và hoa quả xanh. Ông Theuil đã công nhận rằng điều đó là sự thật.
M lợn:
Theo lời khai của cu-li, không có; chẳng bao giờ họ được phát dầu ăn. Trong quá trình thanh tra, ông Theuil cho chúng tôi nhìn một ít mỡ bẩn còn lại ở đáy những thùng gỉ. Số mỡ đó bắt nguồn từ một con lợn mà một số lao động người bản xứ, với sự đồng ý của ông chủ, đã ăn trộm của ông Chevillard. Ông này đã nhiều lần phàn nàn về việc đó.
Muối, chè:
Phân phát một cách bủn xỉn.
Bản thân tôi đã được chứng kiến rằng ngày cu-li rời bỏ đồn điền, trong phân phát khẩu phần một ngày, không có đường, thiếu chè, không có dầu ăn, không có mỡ. Vậy thì khối nhân công đó, có gì ăn nếu họ ở lại? Tôi biết rằng sự tiếp tế là một việc nan giải, nhiừig khi người ta phải cung cấp thức ăn cho ba mươi người thì phải biết tổ chức trước việc đó. Rất có thể cố hàng dự trữ ít nhất là ba tháng. Chí ít là có những vườn rộng và phân phát thịt một cách rộng rãi. Nhưng không nên quên rằng bánh mỳ, gạo, thịt và muối không bao giờ đủ đảm bảo một sự nuôi dưỡng lành mạnh hàng ngày trong suốt năm.
Lược qua, tôi ghi chép rằng giá bán hàng quá đáng: 7 quan một hộp cá trích mà người bán chỉ mua 4 quan, 7 quan một hộp sữa mà ông Cariou ở Port-Sanwich chỉ bán 5 quan, 15 quan một mét vải bình thường, 33 quan cho số vải cần thiết để may một cái quần... vân vân và vân vân.
Lao động:
Tất cả những người cu-li đều than phiền lao động hơn chín tiếng đồng hồ, không đúng với điều ghi trong tờ giao kèo. Trống triệu tập nổi lên khi hửng sáng và bãi khi mặt trời tắt.
Theo nguyên tắc nhân công được nghỉ tay từ 11 giờ đến 1 giờ chiều. Hôm chúng tôi đến đồn điền, chúng tôi đã ghi nhận rằng đến sáu giờ chiều, trong số những người làm việc công nhật, chưa có một người nào về đến trại, mặc dù trước đó bà Theuil tự động nói với chúng tôi: “chúng nó sắp về, vì ngay khi chúng tôi nghe tiếng máy của tàu “Concorde”, chúng tôi đã đánh trống sớm hơn nhiều so với những ngày thường”. Không cần phải bình luận. Những người láng giềng của họ ở vịnh Sarmettes cho biết rằng ở hai đồn điền cha con ông Theuil, tiếng trống nổi lên trong đêm, sáng và tối. Vậy thì điều này khẳng định điều kia.
Khoán (làm dừa) trước đây là 180kilô/ngày, nay nâng lên 200 kilô. Tại sao như vậy, khi chính quyền đã ấn định 180kilô/ngày? Thêm vào đó, từ rất lâu, chẳng ai được nhận tiền thưởng vượt mức. Nếu mức khoán không đạt được trong tuần, người lao động phải làm cho đủ vào ngày chủ nhật. Đó là một việc bất thường cũng như lao dịch ngày chủ nhật. Khi phải lao dịch ngày đó (số lượng vượt rất nhiều: tỷ lệ 1/5 quân số), họ phải làm việc hầu như suốt ngày, còn những người khác phải sửa sang doanh trại! Điều đó trái với những quy định của điều khoản 5. Sự ngạc nhiên của ông Theuil khi nghe đọc điều khoản này là một bằng chứng rằng nó không được áp dụng. Sự phân phát khẩu phần cũng không được, tiến hành vào chiều chủ nhật vào khoảng bốn giờ như vẫn làm. ở đồn điền này. Những người cu-li có quyền được hưởng đầy đủ một ngày nghỉ ngơi. Đó là điều xa lạ đối với ông Pierre Theuil, ông tuyên bố rằng cu-li của ông không có quyền đi chơi theo ý muốn và đến tám giờ tối họ phải có mặt ở trại.
Tiền lương:
Theo thường lệ, hai tháng trả một lần. Có quá nhiều những cắt xén vì làm không đủ khoán. Không có thù lao cho người làm bánh mì mỗi tuần bốn lần cho mọi người, cho người chăn bò trước và sau giờ tan tầm (nghĩa là sau giờ đánh trống chấm dứt giờ làm việc), còn phải vắt sữa, còn phải cho bò về trại vào chuồng. Tuy vậy, cả hai người làm bánh mì và trêng bò đều phải làm đủ khoán dừa như mọi người khác. Vũ Văn Thiên, không bao giờ được lĩnh toàn lương của mình (anh không biết vì sao và cả ông Léon Theuil, cũng vậy!?) để mua một chiếc màn 100 quan.
VỀ ĐỒN ĐIỀN PIERRE THEUIL
Ở đồn điền Pierre Theuil, có 10 chân đăng (8 nam, 2 nữ), tình hình cũng gần giống như ở đồn điền Uon Theuil. Có khác chăng là nó vừa mới được thành lập, và chủ của nó, vừa hoàn thành nghĩa vụ quân sự, đang nóng lòng làm giàu hơn và nếu có thể so sánh, Pierre tàn bạo hơn cha. Dưới đây là những trích dẫn từ báo cáo của ông thanh tra lao động Michel Amauld minh họa các mặt đó.
Lao động và lao dịch:
Làm việc theo giờ/ngày. Giẫy cỏ, đốn cây, làm cỏ các khu trồng bông. Buổi sáng ra đi từ 5 giờ hay 6 giờ tùy mùa, 11 giờ về trại; buổi chiều ra đi hồi 12 giờ trưa và trở về trại khi đêm đã đến hẳn. Tổng cộng là khoảng 10 giờ hay 11 giờlao động mỗi ngày. Thế mà điều khoán 2 của tờ giao kèo nêu rõ: “tối đa 9 giờ lao động thực tế trên 24 tiếng đồng
Nhiều cu-li đã nói với tôi rằng không cố thời gian để nấu cơm... Ông Pierre Theuil dữ đến mức, ngay khi ông vắng mặt, cu-li cũng sợ không dám ngồi thêm năm phút để ăn và luôn đến tối mịt mới dám về trại. Để cho lao công của ông làm việc tốt hơn, ông Pierre Theuil đã tìm ra một công thức mà ông cho là thiên tài và hóm hỉnh... Tôi coi đó là một trong những phương thức thô bạo không thể chấp nhận đứợc. Đó là khi một cu-li không hoàn thành hay làm không tốt công việc của mình, người đó sẽ bị tóm cổ ấn đầu xuống đất và bị nhét vào miệng nhóm cỏ bị bỏ sốt, hay một ít đất do dọn không sạch! Làm việc đó một hay hai lần đã là những hành động ngu xuẩn. Làm nhiều lần như ông Pierre Theuil buộc tôi phải nêu lên.
Nếu ở đồn điền ông này, trên nguyên tắc chỉ có lao dịch bình thường sáng chủ nhật, thì thay vào đó cu-li của ông phải rời trại từ ba giờ chiều để đến đồn điền Pierre Theuil nhận khẩu phần vào bốn giờ. Trong những điều kiện đó, lao công không còn thời gian nghỉ ngơi vì họ buộc phải trở về trại trước lúc trời tối. Theo ông Pierre Theuil, họ không có quyền đi đâu theo ý muốn. Ông này sử dụng một quyền riêng của ông và ông đã công khai tuyên bố với họ như thế... : Ông đã tỏ sự phẫn nộ của mình khi tôi nhắc lại những điều khoản của tờ giao kèo, cụ thề là đoạn 3 của điều khoản 4. Vả lại, tôi đã nhiều dịp nhận thấy rằng ông Pierre Theuil mù tịt về những điều khoản chủ yếu của bản giao kèo ràng buộc ông với lao công.
Tiền lương:
Chưa được trả từ ngày 1 tháng giêng. Ông Pierre Theul có một cách cắt giảm tiền lương vì lý do làm không đủ khoán hay đủ khoán theo nhân thức của ôns mà không ai có thể chấp nhận được. Chính trong tình hình đó mà Bourgeau và tôi, khi tính tiền lương của lao công, chúng nhận thấy nhiều cu-li của ông Pierre Theuil trong thời gian 5 tháng làm việc chỉ nhận được những món tiền hết sức vô lí (4,81 phờ răng, 10 phờ răng, 20 phờ răng). Sự cắt xén tiền lương của lao công theo kiểu ấy quả là bỉ ổi, nhưng đúng là theo kiểu Pierre Theuil(9)
Những sự kiện ghi nhận ở hai đồn điền Léon và Pierre Theuil ở vào thời điểm tháng 5-1939. Trước khi đề cập đến thời kỳ tiếp theo, khi đại chiến thế giới thứ hai nổ ra làm cho quan hệ với chính quốc và với Đông Dương bị cắt đứt, khi sự áp bức và bóc lột lao động “Tông ki-noa” sắp bị siết chặt hết sức thô bạo, phải chăng nên nhìn lại vắn tắt tình hình trong thời kỳ trước, thông qua cái cuộc thanh tra Delamarre năm 1925 và Auger năm 1921 hay 1928 và vụ Malo-Pass năm 1929 đã đè nặng trên tâm tư của mọi người Việt Nam xứ Tân Đảo đến ngày giải phóng năm 1946, và trong tâm tư tôi cho đến ngày nay.
Các ông thanh tra Delamarre và Auger, quan cai trị xứ Đông Dương, đã được phái đến Tân Ca-lê-đô-ni và Tân Đảo sau khi có những đơn tố giác của lao công Việt Nam di cư sang các xứ đó, nhất là khi có một chiến dịch báo chí trên báo “Le courrier ở Hải Phòng” do ông De Monpezat, chủ nhiệm tờ báo và là chủ nhân của nhiều đồn điền cà phê ở Bắc Kỳ phát động vì việc gửi lao công sang miền nam Thái Bình Dương tạo ra những khó khăn cho việc tuyển mộ nhân công cho các đồn điền và các mỏ ở Bắc Kỳ. Báo cáo của các viên chức cao cấp ấy có thể tìm thấy hoặc ở kho lưu trữ quốc gia Pháp ở Aix-en Provence hoặc ở kho lưu trữ của cựu Bộ thuộc địa Pháp, số 27, phố Oudinot, Paris. Hai sự kiện đã làm cho tôi đặc biệt lưu ý:
Trong báo cáo của mình, ông Delamarre nêu trường hợp của một phụ nữ tên là Xuyên - lao công của ông Charles Dillensegcr, chủ đồn điền ở vịnh Tây Nam, trên đảo Mallicolo - nhỡ tay đánh vỡ một bộ âm chén pha chè, nên bị trói trên một ổ kiến, rồi bị đày ải dưới mưa nắng cho đến khi chết. Ông chủ của chị chỉ chịu một món tiền phạt và một kỷ luật hành chính là bị rút lao động “Tông-ki-noa”.
Từ báo cáo của Auger, ngoài những điều mà ông Tổng thanh tra các thuộc địa Tupinier đã nêu trên đây, tôi nhắc câu cuyện sau đây chứng minh một cách rõ ràng sự bóc lột người lao động “Tông-ki-noa” qua cửa hàng của đồn điền.
Đến công tác ở đồn điền Hagen, ở Ringdove Bay trên đảo Epi, ông Auger yêu cầu được thăm cửa hàng riêng của Ịđồn điền. Chỉ tay vào một đèn pin, ông hỏi giá:
-        Bốn mươi quan, thưa ông thanh tra
-        Đồng ý, tôi lấy.
-        Thưa ông thanh tra, bốn mươi quan là giá cho những người “Tông-ki-noa”, còn người Âu chỉ là hai mươi quan.
Ông Auger trả đủ bốn mươi quan để có thể lấy làm chứng cứ. Người lao động “Tông-ki-noa” hay bản xứ không thể mua những thứ mình cần dùng ở nơi nào khác nên bị bóc lột một cách tàn nhẫn như vậy.
VỤ MALOPASS
Vụ Malo Pass xảy ra năm 1929 trên đồn điền cùng tên ở đảo Malo (địa phận các đảo miền bắc) thuộc công ty Nông nghiệp và mỏ xứ Tân Đảo đặt dưới sự quân lý của một tên súc sinh là Chevalier. Ông L.G. Frouin, chủ tịch; công đoàn các chủ đồn điền Pháp ở Tân Đảo, luật sư bào chữa, viết trong báo “Le Néo-Hebridais:
“Phải nói rằng N... (Chevalier) không lưỡng lự trong việc dùng roi gân bò, cũng có lúc hắn còn nhốt những người khố bảo và lười biếng trong hố được đào trong trại đậy bằng những tấm tôn và thanh gỗ. Gần như là nhà tù của đồn điền. Nhưng khi đã nói đến nhà tù thường phải nói đến vượt ngục. Đã có cuộc vượt ngục của một “Tông-ki-noa” vào sống trong rừng với sự tiếp tế của đồng bào cùng sở với hắn... Tay trái cầm đèn pin và tay phải cầm một cỗ súng lục, N... tiến đến chạn thức ăn. Chẳng thấy gì cả. Một trong những người “Tông-ki-noa” có mặt ở đó nói với hắn rằng người kia đã chui xuống giường. Tên thực dân cúi xuống, bốn người nhẩy đè lên lưng hắn. Sau một cuộc xét xử kéo dài ở tòa án Pháp Port-Vila, bản án được công bố: Bốn Tông-ki~noa” bị kết án tử hình, ba người khác, trong đó có người đã vượt ngục, bị kết án khổ sai có thời hạn, và sáu người còn lại được phóng thích. Khi bản án được tuyên bố, tàu hộ tống hải quân Pháp đến vịnh Port-Vila từ một vài giờ trước (10)
      Sáu người bị kết án tử hình sẽ bị chặt đầu ngày 28 tháng 7 năm 1931, ở sau trại lính bảo an, trên một bãi cỏ xung quanh có những biệt thự xinh đẹp, nhìn ra vịnh. “Lần đầu tiên người ta dựng máy chém ở đây - Ông L.G. Frouin viết ở đoạn sau - cái máy chém, chí ít là bộ máy và dao cắt cổ - (theo các tư liệu được bảo tồn ở Nouméa) đã được sử dụng để giết vua Louis XVI và để cắt đầu ông Robespierre đúng ngày ông bị hành hình ở quảng trường Grève ở Paris nhân danh “cứu dân chúng” (salut public) cách đó hai vạn hai nghìn cây số tại quần đảo xa xăm của Thái Bình Dương này.
Những người bị hành hình đều là những người Tông-ki- noa. Hai người thứ nhất là những người vào tháng 5 năm. 1929 giết một đồng bào của mình sau khi đã lấy tiền của người bị hại. Bốn người khác là những người đã sát hại ông N... tháng 8 năm 1929. Lần lượt họ được dìu đi vì bị trói. Mỗi phạm nhân băng qua bốn mươi mét, từ chiếc lều họ bị
 

  giam, đến máy chém mà linh mục Loubière cố gắng che cho họ không thấy. Ông đi trước họ và hỗ trợ họ bằng tất cả lòng tin của mình, nói với họ những lời hy vọng cuối cùng và cho họ hôn chiếc thập giá đen. Sau khi một chiếc đầu rơi, ông linh mục lại đi về phía chiếc lều giam để đốn một phạm nhân khác và sáu lần ông cam đoan với những người sắp bị chém rằng hành động của tên đao phủ là "cứu thế” (11).
Bốn người nổi dậy ở Malo-Pass bị vùi Trong một hố chung với hai người sát nhân, không mộ không bia. Chỉ đến tháng mười năm 1946, sau một cuộc đấu tranh kéo dài hai tháng, đồng bào của họ, dưới sự lãnh đạo của Liên hiệp công đoàn Tân Đảo thuộc Tổng liên đoàn lao động Pháp, mới dành được quyền xây cho họ một đài kỷ niệm.

Thời gian chiến tranh

Tôi đề cập đến một giai đoạn mới: chiến tranh.
Bản báo cáo ngày 18 tháng 9 năm 1946 của ông Tổng thanh tra các thuộc địa Tupinier mà tôi đã trích trên đây những đoạn dài, trình bày hoàn cảnh của lao công Việt Nam ở Tân Đảo trước ngày bùng nổ chiến tranh thế giới thứ hai, nghĩa là vào giữa năm 1939. Tình hình đó sẽ căng thẳng hơn nhiều. Tình thế chiến tranh sẽ là lý do để nâng khoán, và để thắt chặt kỷ luật dưới khẩu hiệu đóng góp vào cố gắng chiến tranh cũng là để giảm bớt những cung cấp bằng hiện vật, do khó khăn tiếp phẩm. Ở xứ sở hẻo lánh, ẩn khuất giữa đại dương mênh mông ấy người cu-li “Tông-ki-noa” thực sự là một “vật” của ông chủ, nghĩa là ông có quyền tăng cường đến mức tột cùng bóc lột và áp bức.
Trước hết là bóc lột. Khoán được nâng lên không ngừng theo ý muốn của các ông chủ. Khoán dừa, sản phẩm chính của quần đảo, bị nâng từ 180kilô/ngày lên 200, 220 rồi 250 kilô/ngày. Nghĩa là người cu-li phải biến mình thành con lợn rừng mới có thể nhặt được những quả dừa lẩn trốn dưới những bụi cây cà gai đầy gai. “Sản xuất, sản xuất nhiều hơn nữa, sản xuất bằng bất cứ giá nào", đó là khẩu hiệu. Vậy thì phải dùng roi vọt.
Rồi đến áp bức. Phạt tiền và cúp lương như cơm bữa. Người cu-li thường xuyên bị những quả đấm vào mặt, những cú đá đít, những trận đòn với những roi bằng gân bò, và những hình phạt “xưởng kỷ luật”...
Ở các cuộc phân phát khẩu phần hàng ngày luôn thiếu một thứ gì đó: rau, chè hoặc đường... “Chúng tôi không có đủ gạo, ổ bánh mì quá nhỏ, tuần trước chúng tôi không có thịt, cả một tháng nay chúng tôi không có chè, đường...". Đó là những lời phàn nàn hàng ngày của công nhân. Nhưng kêu ca sao được khi “súng đại bác nổ”, khi những thể chế nghiêm khắc được ban hành và những “đại diện công nhân” của chúng tôi rõ ràng là những người điếc!
Tháng sáu năm 1940, nước Pháp bị đánh bại và đến lượt mình, bị chiếm đóng và phải chịu nhục mất nước. Không ít những lao động “Tông-ki-noa” ở Tân Đảo và ở Tân Ca-lê-đô-ni xin gia nhập quân đội Pháp. Ở Mallicolo, trên lớng số hơn hai trăm lao động nam, có đến hơn trăm người tình nguyện. Có thể có một số người chỉ tìm cách thoát khỏi ngục tối, nhưng phần lớn có ý thức chống nguy cơ phát xít. Tôi cũng vậy, tôi đã tình nguyện gia nhập các lực lượng nưổc Pháp, mặc dù, cũng như hầu hết đồng bào mình, tôi muôn lột da xé thịt bọn thực dân. Trong ý thức tôi, cuộc chiến đấu chống chủ nghĩa phát xít Hít le, Ý hayNhật - đều một loài súc sinh - phải được đặt lên hàng đầu. ở Việt Nam, Mặt trận dân chủ đã được thành lập năm 1936 và Liên minh chống phát xít năm 1939. Chẳng những các tổ chức đó tập hợp những người Đông Dương mà cả những người Pháp có khuynh hướng tiến bộ. Và ở Pháp, những người “Tông-ki-noa”, chiến binh trong quân đội Pháp, hay thợ không chuyên trong các nhà máy vũ khí, đã tham gia đông đảo vào cuộc đấu tranh chống bọn Hít-le. Huỳnh Khương An là một trong 27 chiến sĩ bị bọn phát xít Hít-le giết ở Chateaubriant ngày 22-10-1941.
Nhưng chính quyền Pháp ỏ Tân Đảo thấy rằng giữ chúng tôi ở lại có lợi hơn vì giá dừa khô lên như diều: lên đến 11.500 quan Thái Bình Dương (12) tức 230 đôla một tấn, trong khi giá một chiếc xe Jeep chỉ phải trả khoảng một nghìn đôla.
Vậy thì để có một chiếc xe Jeep chỉ cần năm tấn dừa ị. khô, tức là mười tấn dừa tươi. Với mức khoán 250 cân ngày, chỉ cần 40 ngày (cho là 46 ngày, kể cả các ngày chủ nhật) là đủ. Trong khi đó, với 16 quan/ngày, kể cả tiền lương đã nâng lên và tiền ăn (300 quan/tháng), thu nhập của người cu-li chỉ có 736 quan. Loại bỏ cuộc chiến đấu chông phát xít vậy.
Bắt đầu từ cuối năm 1940, vì nhiều lý do, những điều kiện sinh sống và lao động của lao công “Tông-ki-noa” ở Tân Đảo xấu đi rất nhiều. Trước hết, vì chúng là “những người đầu tiên đi theo nước Pháp tự do” (Đờ-gôn), bọn chủ đồn điền ở Tân Đảo, trước đây đã là những ông vua ở các đảo của mình, đòi và tự cho phép thi hành mọi quyền lực. Bất lực hay đồng lõa, nhà cầm quyền để cho chúng tự do hành động, và như người ta sẽ thấy, chúng sẽ tự cho phép làm mọi việc, vì chúng đã “nhét được chính quyền địa phương vào túi”, và chúng không phải dè chừng sự phê phán của Chính phủ Vichy ở chính quốc, và của chính quyền Pétain ở Đông Dương.
Tiếp đến là việc trục xuất những người theo phái Pétain, phần lớn từ chính quốc đến, dù sao họ cũng tự trọng và phần nào phải cư xử như những người Pháp như viên thanh tra lao động Michel Arnaulđ. Tình thế mới đưa lên sân khấu những viên chức là bà con thân nhân hay bạn bè của các chủ đồn điền, những người trước đây ở những cương vị phụ thuộc vì thiếu học, dốt nát hay nóng lòng lên gân. Ngoài sự sốt sắng của chúng muốn làm vui lòng bà con, thân nhân và những người hối lộ chúng - tôi đã thấy chúng hành động như thế nào và ông Tổng thanh tra các thuộc địa Tupinier sẽ chứng minh điều đó - những tên mới ngoi lên có xu hướng nhấn mạnh quyền hạn, muốn chứng minh rằng chúng là những người cai trị cứng rắn và tài giỏi, là những người nhiệt tình yêu nước. “Chúng tôi có mặt ở dây. Mỗi người phải đóng góp tối đa vào sự nghiệp giải phóng nước Pháp” Có lẽ chúng không sai lầm hoàn toàn, nhưng khi chúng đổ lên đầu người cu-li ‘Tông-ki- noa” 8, 15, 30 ngày “xưởng kỷ luật”; phải chăng chúng đã tìm hiểu sâu sự việc và đã cân nhắc kỹ cái lợi và cái hại? Không chắc lắm, đó là ý nghĩ của tôi trước đây và cả bây giờ.
Như “cái hạch” ấy, viên quan hai Quân y Languillon, được bổ nhiệm làm đại lý Mallicolo sau khi ông Michel Arnauld bị hạ bệ rồi bị trục xuất. Tôi sửng sốt và nhức nhối trái tim khi trong chuyến đi công cán ở Santo năm 1941, lúc vượt qua mỏm Lamap, trụ sở của tòa đại lý Pháp ở Mallicolo, nơi tôi đã sống hơn một năm và biết tường tận địa lý, tôi nhìn thấy một cầu thang đồ sộ làm bằng những tảng đá san hô quét vôi trắng, từ trên mỏm núi cao xuống bãi cát, nơi có trạm y tế mà từ trước đến nay người ta vẫn đến bằng một đường mòn dốc nhẹ lượn qua một hàng cây. Từ xa trên biển cả, người ta đã nhìn thấy nó. Và nó quả là nguy nga, khi chúng tôi vượt qua mõm Lamap trong ánh sáng ban mai. Nhưng, trong giây phút đó, tôi nhận thức được và tôi có thể chứng minh bằng A + B cho ông Languillon và những người tán tụng ông, rằng cầu thang đó vô ích, hoàn toàn vô tích sự. Người ta đến tòa đại lý Pháp ở Mallicólo không phải qua bãi cát phía đông, nhìn ra đại dương và bị ngăn cách với bể cả bởi một hàng rào san hô, mà bởi một đường mòn cũng dốc nhẹ đi từ chỗ neo tàu ở cửa vịnh Port-Sanhwich, giữa hai mỏm núi Assouk và Lamap. Nhưng chiếc cầu thang khổng lồ đó chói lọi dưới ánh sáng huy hoàng của mặt ười nhiệt đới, chắc phải làm cho mọi người kính nể. Xin ghi nhớ rằng đó là công trình của một viên quan hai y tế, một sĩ quan hạ cấp, một người dốt nát về mặt quản lý chính quyền mà hoàn cảnh đã đẩy lên một chức vụ quan trọng. Nói tóm lại, hắn là một người ; mới ngoi lên nguy hiểm. Tôi rùng mình, ghê tởm khi tính: số ngày lao động “kỷ luật” mà khoảng hai trăm công nhân “Tông-ki-noa” (không có lao động nào khác) các đồn điền rải rác trên bờ biển phía đông của đảo, từ miền bắc đến miền nam, đã phải bỏ ra. Ôi bao nhiêu nước mắt và mồ hôi. Đó là một trong hàng nghìn thí dụ khác về tâm lý của bọn mới lên chức, những kẻ hãnh tiến ấy! “A ha, tên Languillon đấy, cái hạch đấy ”, tôi mệnh danh hắn như vậy ngay khi tôi nhìn thấy chiếc cầu thang trắng khổng lồ. Mẩu người bé nhỏ ấy, tự coi là Napoléon hay Khéops vĩ đại, chắc đã làm cho đảo, nói cho đúng là những người cu-li “Tông-ki-noa” khốn khổ của đảo Mallicolo phải run lên như ông đại lý Petrignani (kẻ mà mỗi lần đi kinh lý, hắn giao chiếc roi bằng đuôi cá đuôi cho vợ và dặn mụ ấy đánh tù nhân cho đến khi họ ngã xuống) đã từng làm.
Dù sao bác sĩ Languillon cũng là một sĩ quan, một người có trình độ học thức nào đấy, từ Pháp hay từ một thuqc địa khác đến. Có thể nói gì về những người sinh trưởng ở địa phương, con cái của những tù khổ sai (bagnards) viên chức của ngục đảo Nou (13) hoặc đã sống lâu ngày với hạng người đó? Những người có tật như tên Charles Berthault, chủ sự sở thực dân và thanh tra lao động, được cất nhắc làm “đại lý biện lý” sau khi bị thải hồi khỏi hãng Ballanđe mà ở đó hắn là kế toán viên (14); Bernanos, một tên sen đầm mạt hạng được đưa vào chức vụ đó; David, nguyên là hạ sĩ quan cũ của Coloniale (quân đội thực dân); Errard, một người chẳng biết làm gì; Amiot, hạ sĩ quan cũ, một người dốt nát cố gắng lắm mới ký được tên mình, nhưng suốt ngày có thể nốc rượu vang và uýt ky hạng tồi. Trái lại chúng to tiếng, quát tháo cu-li, chửi họ, bạn cho họ những hình phạt “xưởng kỷ luật” ngày càng nặng, và tỏ thái độ âu yếm với những chủ đồn điền là anh em và ông chủ của mình.
Về sự quỳ gối của chính quyền Tân Đảo trước những yêu sách của bọn thực dân, tôi xin dẫn chứng hai sự việc:
Năm 1941, tôi đi với ông thanh tra lao động Charles Berthault, người được giao nhiệm vụ kinh lý địa hạt các đảo miền Bắc. Ở đó tập trung số lượng công nhân “Tông- ki-noa” lớn nhất, và từ đó đã xuất phát nhiều đơn khiếu nại gửi đến tòa sứ. Tôi đã được chứng kiến những trường hợp không thể tưởng tượng được. Ông thanh tra lao động không nói gì khi ông thấy mái của nhà trẻ (nursery) bị thủng ở đồn điền Jean My ở Saraoutou; ở đồn điền Coulon, đáng lẽ phải nghiên cứu những lời khiếu nại của cu-li, ông ta lại chăm chú tìm trong số những người ký bản khiếu nại xem ai là người cầm đầu. Lố bịch nhất là hình ảnh tôi được chứng kiến ở Port-Olry, thuộc miền bắc đảo Santo, trên đồn điền của ông Harbulot, người nổi danh về sự đối xử tàn bạo đối với lao công An-na-mit, như ông thanh tra Auger ghi nhận năm 1928. Tôi ngơ ngác khi thấy ông thanh tra lao động “của tôi” nhảy xổ vào cổ tên chủ đồn điền và vợ hắn hôn lấy hôn để. Không khó gì mà tôi không tìm được lời giải đáp: Vợ ông thanh tra là chị ruột của vợ ông chủ đồn điền!
Thí dụ thứ hai: Năm 1943, khi cu-li các đồn điền Brossier-Lançon và Robert Naturel trên đảo Epi, gần nhưng xa thủ phủ, chiếm một chiếc tàu và tìm cách trốn - khỏi đảo, với hy vọng đến đảo Santo để kiếm tiền bằng cách phục vụ người Mỹ trong bất cứ công việc nào: giặt quần áo hay mổ bụng rút phủ tạng của những chiến binh chết trận. Các ông chủ tổ chức việc truy nã. Một cuộc chiến đấu xảy ra đúng qui cách. Một chiếc tàu của các ông chủ chắn đường, một chiếc khác áp sát. Kết cục là sự trừng phạt như ở thời trung cổ.
Những người muốn chạy thoát bị buộc vào một thanh sắt treo bởi một ròng rọc. Các ông chủ không thả họ xuống nước như ở thời trung cổ (ít đau hơn) mà thả trên “boòng” tàu. Tôi đến đó với ông Yves Geslin, chánh án tòa án có thẩm quvền mở rộng Port-Vila, sau khi ông Robert Naturel, người tổ chức cuộc truy lùng bị ám sát. Trần Thế Lực, được coi là thủ phạm chính, bị nhốt ở nhà tù của đồn điền, Trần Ngọc Tất anh của Lực tự sát, còn Mai, một thanh niên khoảng 25 tuổi, bị coi là tòng phạm, đã tự sát trong nhà tù và tôi đã chứng kiến việc mổ xẻ kẻ bất hạnh đó, Tôi đau xót vô cùng. Đến giờ nghỉ trưa, khi ông chánh án Geslin đến mời tôi dự buổi ăn trưa do bà chủ nhà chuẩn bị - khi đó tôi đang nằm dài trên bãi cát, không cơm, không nước uống vì chiếc Yát của tòa sứ đã rời vịnh Diamond để thực hiện một nhiệm vụ khẩn cấp - tôi từ chối một cách kiên quyết nhưng lịch sự: “Thưa ông chánh án, hãy thứ lỗi cho tôi. Tôi không thể dự bữa ăn này được vì tôi sẽ có cảm tưởng rằng miếng bánh mỳ tôi ăn đẫm máu". Cam chịu và với vẻ buồn rõ rệt, ông chánh án bước đi. Nhưng tội lỗi của ông và của pháp luật nước Pháp ở Tân Đảo là: người bị nghi là thủ phạm đã chết bởi sự thối hoại hai cánh tay do bị trói chặt trong xiềng xích, chết khi chuyển về Port-Vila mà không được hỏi cung một lần nào (ở Tân Đảo, tôi là người phiên dịch duy nhất có thẩm quyền.)
Về sự vận hành của sở Thanh tra lao động ở xứ Tân Đảo, dưới đây là những điều mà chúng ta có thể đọc trong báo cáo ngày 18 tháng 9 năm 1946 của ông Tổng thanh tra các thuộc địa Tupinier:
“Tôi ghi nhận rằng những người được liên tục ủy thác làm công tác thanh tra lao động trong khu vực của họ cũng là những công chức hai ông Berthault và David) sau này sẽ là những ông chủ sự sở thực dân và thanh tra lao động.
Tôi xét rằng những quan hệ huyết thống giữa một số thanh tra lao động với các chủ đồn điền rất gay cấn. Không đặt vấn đề nghi Vấn ý thức trách nhiệm về nghề nghiệp của họ, tôi áy náy khi nghĩ đến việc ông Charles Berthault, thanh tra lao động năm 1941, đã phải đến nghiên cứu những đơn khiếu nại của lao động An-na-mit ở đồn điền người em rể của mình là ông Harbulot, chủ đồn điền ở Port Ohy. Tôi cũng suy nghĩ về việc ông David, hiện là thanh tra lao động, một ngày nào đó phải đến kiểm tra đồn điền các ông L.M. Perronnet và Houdié chú và anh vợ ông.
Một lần nữa, tôi không đặt vấn đề nghi vấn ý thức nghề nghiệp các công chức đó. Tôi ghi nhận một tình trạng rất đáng tiếc, ảnh hưởng xấu đến tình hình tư tưởng của lao động An-na-mit.
Cũng rất đáng tiếc rằng những công chức sở thanh tra lao động đi công tác trong những điều kiện vật chất (ăn uống, nghỉ) có thể làm cho lao công nghi ngờ về tính độc lập cùa họ đối với các ông chủ (15). Nếu không có thể cung cấp cho họ một chiếc tàu với những thiết bị cần thiết, tôi nghĩ rằng: chí ít phải thiết lập các nơi tạm trú chính, dù là những thiết bị tạm thời bao gồm nhà bếp, phòng ăn, ở, nhà tắm, phòng làm việc. Phải chăng chúng ta có thể tìm trong khối vật tư to lớn mà quăn đội Mỹ bỏ lợi những yếu tô cần thiết cho những công trình xây dựng đó?
Các phiên dịch An-na-mit hiện phục vụ công tác thanh tra lao động đã cho tôi có cảm giác rằng họ không thích hợp với công việc đó” (16).
Có thể chờ đợi điều gì từ một chính quyền không đại diện tý nào cho nước Pháp cả về mặt văn hóa và nhân đạo.
Hãy cho phép tôi kết thúc đoạn này bằng một hồi ức cá nhân, ghi chép một nỗi khổ mà nhiều đồng bào khác cũng cảm thấy trong những hoàn cảnh và dưới những góc độ khác nhau. Chúng tôi bị khinh bỉ, đơn giản chỉ vì chúng tôi là những người Tông-ki-noa, những người bản xứ, những người “hạ đẳng”.
Ngày 14 tháng 7 năm 1941, sau thời gian vắng tin một năm, tôi nhận thư của em tôi báo rằng chú ấy phải bỏ học ngành y vì chính phủ toàn quyền Đông Dương (theo Pétain) do Đô đốc Decoux chỉ đạo, không chịu trả khoản tiền hàng tháng tôi gửi lại trước khi đi Tân Đảo. Đó là nỗi đau lớn nhất đời tôi. Vì lúc đó, tôi chỉ sống vì em tôi. Để khỏa lấp nỗi đau xót của mình, tôi quyết định đi vòng quanh các tiệm rượu Port-Vila. Ớ đây chỉ có hai tiệm, tôi vào khách sạn bà Reid, mẹ của tên nhân viên hải quan thô bạo mà tôi đã tiếp xúc khi mới đặt chân lên đất Tân Đảo. Tôi gọi một cốc uýt-ki. Thế là một người Âu đến nhìn tôi từ đầu đến chân và hất hàm hỏi tôi một cách ngạo mạn:
-   Ê, tên “Tông-ki-noa” kia, mày cũng uống uýt-ky à?
-   Trước tiên, không có người Tông-ki-noa mà chỉ có người An-na-mit, những người An-na-mit của Bắc Kỳ, những người An-na-mit của Trung Kỳ và những người An-na- mit của Nam Kỳ. Chúng tôi là một dân tộc 25 triệu linh hồn.
-   Mày có tớp cốc uýt-ki của mày rồi xéo đi hay không!
- Tôi có tiền Pháp, tiền Anh và tiền Úc. Tôi sẽ nhấm nháp cốc uýt-ki này và chắc chắn tôi sẽ gọi một cốc uýt-ky khác hay một cốc cô-nhắc Pháp.
Anh chàng đó tên là Moreau, từ Nu-mê-a đến để thiết lập đề án trang bị điện cho Port-Vila. Không muốn mất mặt, vì trong phòng bên cạnh có một số phụ nữ, anh ta điện thoại cho viên cẩm rằng ở khách sạn có một tên “Tông-ki-noa” “gây rối loạn”. Viên cẩm này tên là Emile Berthault, em của Charles, chủ nhiệm sở thực dân và thanh tra lao động, biết tôi rất rõ và biết rằng tôi cao hơn hắn nhiều cái đầu. Nhưng phải giữ mặt trước các bà ấy, nên hắn lệnh cho các bộ hạ của mình: “Dẫn đi!. Vào nhà tù”. Tôi đã sống đêm ấy trong một xà lim với anh Phạm Văn Phách, đến Tân Đảo tháng ba năm 1940, cu-li đồn điền bà Bladinières ở Ta-ga-bê. Tôi phải nằm trên sàn xi măng, thùng nước đái và cứt ở cạnh cửa. Sáng hôm sau, tôi được “đón tiếp” ở cửa nhà tù bởi ông Bon giám đốc và ông Antoine Rossi, chỉ huy lính bảo an. Họ nói với tôi rằng tôi không phải đến bàn giấy.
Tôi ở nhà hai ngày, không phải là để lấy lại sự bình tĩnh hay để nghỉ ngơi mà là để nghiên cứu hình luật và lục lọi các tập san pháp luật học Dalloz và Prenant. Thật là vất vả, nhưng tôi đã đạt được mục đích là viết một đơn khiếu nại được đánh giá là có luận chứng vững vàng và viết tốt đến mức những luật gia của tòa án và sau đó dân chúng Pháp, nói đúng hơn là những ông chủ Pháp, những ông vua Pháp ở Port-Vila, truyền miệng nhau rằng tôi có bằng cử nhân luật. “Bằng cử nhân luật” của tôi, một người chỉ học hết cao đẳng tiểu học, tương đương cấp 2 của ta, là sự từ chối không làm một người hạ đẳng, là sự căm thù thực dân.
 
     
Cũng như đối với tất cả đồng bào mình - trừ một vài con khỉ đột đã phục vụ cho bọn thực dân Pháp như những con chó bò sát với tư cách là những thằng chỉ điểm và những đứa thực hiện những nhiệm vụ bẩn thỉu và tiếp tục làm công việc bỉ ổi của chúng ở đây - sự ở lại Tân Đảo làm cho tôi cảm thấy như bị lột da xé thịt. Vì đi một bước là tôi chạm trán với những kẻ dốt nát nhưng lại kiêu ngạo. Như một agenda (lịch hàng ngày), bất cứ lúc nào tôi cũng có thể nói số ngày tôi đã sống ở Tân Đảo, và số ngày tôi còn phải chịu đựng trước khi kết thúc thời gian “chân đăng” (engagement). Và khi đủ 3 năm, tôi gửi luật sư Comette, lục sự công chứng viên bên cạnh tòa án Pháp có thẩm quyền rộng Port-Vila, một bản di chúc yêu cầu được nhấn chìm xuống biển ngoài lãnh hải của xứ Tân Đảo nếu tôi chết ỡ ưên lãnh thổ đó.

Thời kỳ Mỹ vào

Năm1942, tướng Mỹ Rose đến Port-Vila và ngày hôm sau 18 tháng ba, khi trời rạng sáng, binh đoàn Mỹ đầu tiên đặt chân lên đất Tân Đảo. Sự có mặt của người Mỹ ở Tân Đảo mang lại cho những người này sự giàu có và cho những người khác một lối sống mới. Tôi ghi chép ý kiến của ông Harris, một công dân Anh, cư trú ở Undine Bay, cạnh Port Havannah: “Nhiều người nói rằng hậu quả của sự chiếm đóng đối với thổ dân rất xấu... đôi với những người này, trái lại sự có mặt ấy đã góp phần thay đổi họ vì sự có mặt của người Mỹ ờ Tân Đảo, tất nhiên đã được thể hiện hằng một sự thu nhập hằng tiền, rồi sự du nhập một lối sống mới, và tôi nghĩ rằng sự có mặt đó đã góp phần chiến thắng sự rụt rè của thổ dân ” (l7).
Với kiểu cách Mỹ của Roosevelt, tôi đã dành sự đón tiếp nhiệt tình nhất. Mặc dù không đủ ăn, cùng với ông bạn Nguyễn Đức Thận, tôi mang một con gà quay, khoai tây rán, bánh mì và rượu đến thết những người lính Mỹ phục vụ ở trung tâm điện thoại Port-Vila. Trong số đó, một trung sĩ chuyên môn nói tiếng Pháp rất thạo và mang một cái tên làm cho mèo cũng phải chạy trốn ra khỏi nhà: Marc Gutwirth, hay gần như thế.
Chỉ vài ngày sau, một vạn lính Mỹ đóng trên đồn điền Colardeau, giáp giới bên này là tòa Pháp, bên kia là tòa sứ Anh. Khoảng bốn vạn người ưên đảo Vaté, và một số lượng gấp đôi hay gấp ba ở đảo Santo. Không một lính Mỹ nào ở địa phận thứ hai của các đảo Miền Trung, có lẽ vì đó chỉ có vài chục người Âu và tầm quan trọng kinh tế không đáng kể. Sự quan tâm đầu tiên của quân đội Mỹ là: diệt muỗi, xây dựng đường sá và sân bay. Họ đã mang lại sự giàu có cho các ông chủ đồn điền đồng thời cũng làm cho thổ dân và cho những người lao công du nhập suy nghĩ về số phận của mình và đấu tranh để tự giải phóng.
Nhưng tôi không biết rõ tình hình của lãnh thổ Tân Đảo trong năm 1942, vì ít lâu sau đó tôi mắc bệnh sốt rét huyết cầu tố niệu, suýt nữa là sang thế giới bên kia. Tôi đã phải đi chữa bệnh ở Tân Ca-lê-đô-ni. Tháng 2 năm 1943 tôi mới trở về Tân Đảo.
Ở Tân Ca-lê-đô-ni, tôi đã sống những giây phút thật khó khăn, đen tốì.
Ngồi đọc thư của vợ tôi ở quảng trường “Các cây dừa” ở Nouméa, tôi bị một thằng ranh con khoảng mười một tuổi hất hàm hỏi: “Mày cũng biết đọc à?”. Thấy tôi thắt cà vát, người người tròn môi khinh bỉ, nhìn tôi như một con vật kỳ lạ. Khi tôi đi qua một nhà nọ gần quảng trường “Các cây dừa”, một nhóm thanh niên lớn tiếng nói: “Kìa, một con bò!” và chúng cười rống lên. Tôi không lên tiếng phản đối.
Lợi dụng tư cách là một công chức, tôi đi thăm lãnh thổ Tân Ca-lê-đô-ni, mang theo một văn bản của Tòa thông sứ chứng nhận rằng tôi là một công chức đặc phái của Phủ toàn quyền Đông Dương. Giấy chứng nhận đó được ông Tổng lãnh sự Hoa Kỳ phê chuẩn. Nhiều sự kiện sẽ đánh dấu cuộc hành trình của tôi.
Trèo lên mỏ Tiébaghi trong địa hạt Koumac ở miền bắc đảo, giữa đường tôi gặp một người Âu. Nhìn tôi từ chân đến đầu và quan sát tôi như thể tôi từ một hành tinh lạ mới rơi xuống (tôi thắt cà-vát và đi bốt), hắn hất hàm hỏi tôi:
-    Ê! mày đi đâu?
-  Lên mỏ thăm đồng bào của tôi (cũng có thể hiểu là của tao).
Ngay tối hôm đó, ở Koumac, một đội đặc cổng Mỹ đến bao vây nhà tôi trọ, soát giấy tờ.
-    Người Jap (Nhật)? Viên sĩ quan chỉ huy hỏi tôi.
Không trả lời, tôi chỉ cho hắn dấu của tòa Tổng lãnh sự Mỹ. Hôm sau, nó đến trò chuyện với tôi. Tôi nói với hắn về sự phân biệt chủng tộc.
-  No Jim Crow’s law for the yellow men. Nghĩa là không có luật Jim Crow (phân biệt chủng tộc) đối với người da vàng. Hắn phân bua với tôi như vậy.
“Khép cái mồm mày đi” Tôi nghĩ như vậy nhưng không nói ra lời.
Viên sĩ quan chắc có thông báo về sự quá cảnh của tôi nên trên đường trở về Nouméa, khi ghé lại thị trấn Bourrail, tôi “được” tiếp xúc với đại úy tình báo Mỹ Martin và “được” ông ấy mời đến đại bản doanh của vùng, uống rượu khai vị, ăn trưa với một nhóm sĩ quan. Người ta mời tôi cộng tác với cơ quan tình báo Mỹ. Ậm ừ tôi không nhận lời và cũng không từ chối. Trong thâm tâm của mình, tôi nghĩ: “thay chủ đổi thầy làm gì nếu vẫn còn là nô lệ?”.
Trước đó, ở địa hạt Voh, tôi có đến thăm các mỏ Prospect, 215 và A.s. Ở mỏ này, tôi chui vào một cái lều làm cho tôi choáng váng và trái tim tôi tơi bời khi tôi bước ra: trong một không gian dài hai mươi bước đi và rộng bốn bước rưỡi, hai mươi gia đình bị nhét vào đó, mỗi bên mười gia đình gồm cha, mẹ, và hai hay ba con.
Cuộc thăm viếng xứ Ca-lê-đô-ni tiếp đó tối sầm.
Sau Bourrail tôi đã qua Poncrihouen, Houailou và miền bắc bờ biển đông như một bóng ma. Ở Boulouparis, tôi lên cơn sốt nên bỏ việc đi thăm Thio và Canala ở miền nam bờ biển đông để quay về Nouméa, ở đó tôi vào ngay bệnh viện. Ở đây tôi xin trích một đoạn lời đề tựa cuốn truyện của Jean Vanriiai, con của những người lao động nhập cư, nhan đề là “Chân đăng” nghĩa là lao động nhập cư, dưới chế độ giao kèo. Pisier viết:
“Tác giả đã cô đọng trong vài nhân vật điền hình những đặc tính những tình cảm, nhiệt huyết của số đông và ông đã cố gắng mô tả một cách khách quan nhất những điều kiện sinh hoạt và lao động của họ. Ông mô tả những điều kiện sinh sống của những “cu-li” làm việc ở các hầm lò của một mỏ ở miền bắc lãnh thổ. Theo ý kiến của những công nhân người Âu ở mỏ đó, điều kiện làm việc hết sức khó nhọc, khó nhọc cho mọi người, nhất là cho lao động nhập cư: mỗi ngày làm việc mười giờ, chỉ nghỉ ngày chủ nhật “để đi xem lễ ở nhà thờ” như đã ghi rõ trong tờ giao kèo; tiền phạt, cắt lương, hành hạ thân thể, kể cả roi vọt, nhà ở mất vệ sinh và thức ăn thiếu, chia cắt các đôi lứa tuy họ đã kết duyên với nhau theo những phong tục của người Bắc Kỳ; năm người mới có một phụ nữ để “hạn chế sinh đẻ”, dùng số đăng ký (matricule) để gọi tên (vì tên quá khó đọc đôi với những người Âu); sự thiếu thông cảm vì không biết tiếng và thiếu thông ngôn v.v. Jean Vanmai không êm dịu đối với những người đốc công nhưng nếu người ta chất vấn kỹ lưỡng các V ông chủ thời đó và nếu người ta đọc báo cáo thanh tra, thì hồ như ông không nói quá lời”(18)
Khi trở về Port-Vila tháng 2 năm 1943, tôi thấy có nhiều thay đổi: vịnh đầy những Liberty-ships (tàu của Mỹ mang tên “Tự Do”) thuyền máy có vũ khí, thuyền côtre và nhộn nhịp bởi sự đi lại của nhiều thuyền máy nhỏ và những đin-ghi. Đường chính chạy theo bờ biển đã được mỏ rộng, có vô khối xe cộ đi lại liên tục: xe tải, xe 12 chỗ ngồi, xe Jeep, và nhiều con đường đi sâu vào lãnh thổ của đảo, nối liền Port-Vila và Port Havanah ở trên cùng phía bắc của đảo. Trước đây người ta chỉ có thể đến đó bằng tàu thủy. Và theo những người thạo tin, có cả một hạm đội lớn như ở vịnh Nouméa mà tôi vừa mới từ giã. Xe cộ đi lại như mắc cửi giữa Port-Vila và phi trường Tagabé. Suốt ngày đêm người ta không ngớt nghe tiếng gầm rú của máy bay lên xuống. Không còn muỗi nữa. Mọi nơi mọc lên những cửa hàng ăn. Lính Mỹ đến đó ăn một mẩu bánh kẹp và uống một cốc rượu vang, hay chè chén. Những tiệm giặt cũng cho phép người ta làm giàu (19), nhất là có một sự buôn bán rượu nặng rất náo nhiệt.
Người ta có thể gọi đó là thời kỳ “bùng nổ”, thời kỳ phát đạt cao độ. Ông Henrri Duval, nhân viên của hãng thương mại Anh Burns Philip nói:
“Lúc đó tôi phụ trách việc hán rượu nặng cho người Mỹ, và tôi nói rõ làm việc đó với tư cách là nhân viên của hãng B.P (Burns Philip). Các thứ rượu nặng đó được thanh toán bằng những phiếu do quăn cảnh Mỹ phân phát. Mỗi đơn vị hay tiểu đoàn đến với một giấy phép mua 3 hay 4 két rượu nặng mà chúng tôi cung cấp theo khả năng dự trữ của chứng tôi.
Đó là một việc mua bán khá dễ (vì không cần phải quảng cáo), về vấn đề này, tôi có thể kể một câu chuyện:
Hồi đó tôi là người giữ kho và khi tôi sắp đi nghỉ phép, ông Jones, Giám đốc hãng Bums Philip ra lệnh cho tôi mua về một số rượu nặng đế cung cấp cho các bạn đồng minh Mỹ của chúng ta. Với giấy ủy ngân, tôi đến hãng B.P Sydney đặt mua 1.400 két Cô-nhắc, tôi nói rõ là Cô-nhắc Úc. Ông chủ hãng B.P Sydney suýt ngã ngửa và để tin rằng đơn đặt hàng đó là thật, ông đã phải trao đổi điện thoại với ông Jones ở Port-Vila. Tôi cũng đã mua 65 thùng Cô-nhắc loại khác và mười thùng rượu Rum đều được sản xuất ở Úc... Một ít lâu sau, tôi chỉ còn một thùng Cô-nhắc mà một người bạn của tôi, ông G... muốn mua. Tôi yêu cầụ ông mang đến một giấy phép và ông đã trở lại với một giấy phép do ông đại lý ký, trong đó ông được mua một thùng Cô-nhắc “cỡ nhỏ”. Nhưng đối với tôi, “cỡ nhỏ” hay “cỡ lớn” cũng như nhau. Tôi tính toán và bán cho ông ta với giá 1.200 đôla.
... Sau đó tôi được biết rằng ông đã bán thùng Cô nhắc đó 10.000 đôla ở quần đảo Salomon (20)
Từ những điều kiện địa lý khác nhau đã tạo nến khoảng cách trong những người da trắng, giữa những người có quan hệ, tiếp xúc và những người không có quan hệ, tiếp xúc với người Mỹ. Khoảng cách tương đối vì những người Âu có thể đi lại tự do và vì tự họ không bị hạn chế trong việc sử dụng thuyền để buôn rượu mạnh. Khoảng cách lớn hơn trong thổ dân và những người nhập cư “Tông-ki-noa” ở trong những hoàn cảnh khác nhau khi họ cư trú ở Santo hay đảo Vaté nơi có người Mỹ hay ở trên các đảo Mallicolo, Pentecôte, Epi vắng bóng người Mỹ.
Ở đâu có người Mỹ ở đó thổ dân và những người "Tông-ki-noa” có thể kiếm ít tiền bằng cách sản xuất những vật lưu niệm với vỏ ốc hay thớ cây burao hoặc giặt là. Nhờ lao động lén lút mà một số người đã mua được tự do như hai chị Trần Thị Hợp và Nguyễn Thị Tý mỗi người trả 200 đôla tức 10.000 quan Thái Binh Dương cho chủ, ông Pujol, chủ đồn điền ỏ Mélé (21).
Nơi nào những người lao động, nhập cư không thể tiếp xúc với người Mỹ, nơi đó sục sôi, đặc biệt ở các đảo địa hạt thứ hai miền Trung. Tôi không rõ tình hình vì bức tường chia cắt các địa hạt rất kín. Tuy nhiên, tôi được biết hai sự việc xảy ra năm 1943 trên đảo Epi.
Ở vịnh Ringdove, trên đồn điền Haggen, mấy người cu­li chém giết nhau sau một cuộc đánh bạc. Đến nơi xảy ra sự việc với ông thẩm phán và ông thầy thuốc pháp y, tôi điên lên vì xấu hổ. Sau này, tôi đã nghĩ lại: đồng bào mình phải sống trong một “nồi áp suất”. Họ không có tội. Kẻ có tội chính là bọn thực dân.
Rồi đến vụ Robert Naturel mà tôi đã nói đến trên đây. Nó đã phơi bày tất cả sự bỉ ổi của chế độ thực dân Pháp. Chắc ông Yves Geslin chánh án tòa án thẩm quyền mở rộng Port-Vila còn nhớ “cái tát” mà tôi đã đắp vào má ông khi ông mời tôi đến dự một bữa ăn của bà Robert Naturel ở Diamond bay, Epi năm 1943. “Nồi áp suất sôi sùng sục” vì vết nứt ngày càng sâu. khoảng cách ngày càng lớn. Những người lao động bản xứ và nhập cư bị bóc lột và áp bức thậm tệ. Hào quang của ông chủ tối dần khi họ thấy những người đó cúi bẹp trước lính Mỹ, phục vụ những người này ăn, uống, có khi dâng cả vợ của mình như ông thanh tra lao động tên đầu là Marcel. Người bản xứ do dự khi phải đến làm việc cho ông chủ thực dân. Những lao động nhập cư phần lớn đã kết thúc thời gian đăng ký giao kèo, họ nghĩ đến quyền tự do cư trú và biết rằng ở thuộc địa sát nách là xứ Tân Ca-lê-đô-ni, đồng bào của họ bắt đầu cựa quậy. Mấy người bạn đã theo chủ sang bên đó thầm thì rằng ở đó có những người Pháp tiến bộ giúp đỡ người bản xứ và người lao động nhập cư trong cuộc đấu tranh để tự giải phóng, như luật sư Bouidinat, luật sư Jeanson và một bà Tunica nào đó.
Ở địa phận các đảo miền bắc tình hình căng thẳng đến mức ông Robert Kuter, Công sứ Pháp, thấy cần phải đến đó để tiến hành một cuộc thanh tra. Tôi được giao nhiệm vụ đi theo ông với tư cách là phiên dịch. Đây là cuộc hành trình của “những ông đại quận công la tournée des grands- ducs” (theo tục ngữ Pháp, là đi mọi nơi nhưng chẳng nhìn thấy gì). Trên đảo Santo, chúng tôi đã thăm tất cả các đồn điền từ nam chí bắc, từ đồn điền Peyrolles đến đồn điền Harbulot, đi qua các đồn điền Cassin, Ratard, Houchard, Graziani, Launay, Wright, Chapuis, Cfnh ở Surenda, My, Laborde Coulon, Allègre, Kerr-My. Trên đảo Aoré, ở bên kia Canal du Segond, các đồn điền Mazoyer, Dedieu, Ratard. Xa hơn nữa, sau khi đã vượt qua Canal de Bruaut, các đồn điền Ratard Bidal, Jules Đouyère, François Douyere. Đó là những cuộc thăm viếng long trọng! Nhưng đáp lại những đòi hỏi, mặc dù rất khiêm tốn của lao công, ông “sếp” của thuộc địa chỉ nói đại khái rằng chiến tranh bước vào giai đoạn gay go nhất, rằng tiếp tế khó khăn, nhưng ngài vẫn “khuyên” các ông chủ phải cố gắng hết sức mình. Ở mọi nơi, ngài kiên nhẫn nghe những lời phàn nàn, rồi với một giọng dịu dàng, ngài cho ra những lời đã chuẩn bị sẵn, điềm tĩnh, lạnh lùng như một người Anglo- saxon. Vả lại, đối với bọn đồng nghiệp người Anh của mình, ngài là “Bob” tức là Robert theo cách gọi của người Anh.
Tôi là một cái máy dịch. Nhưng tôi vẫn có mắt để nhìn và một bộ não để ghi nhận. Gần nửa thế kỷ đã qua nhưng tôi vẫn còn thấy ngài Robert Kuter trơ ra như một tảng đá thạch, “thanh thản” như một kẻ vô tri. Ngài không hề có phản ứng khi ở đồn điền Jules Douyère, người chủ nói với ngài rằng ông ta bố trí nhà trẻ ở giữa chuồng gà để người đàn bà “Tông-ki-noa” có thể cùng làm cả hai việc. Thứ gỗ đá nào, hay thứ sắt thép nào đã tạo nên ngài đại diện của nước Pháp ở Tân Đảo hồi đó? Đến thời điểm thích ứng, chúng ta sẽ có những tính từ thích đáng để nói về “phẩm chất” của Ngài.
Chính từ cuộc kinh lý đau khổ đó trở về, tôi được tin rằng các tỉnh đồng bằng sông Hồng vừa bị phá hoại nghiêm trọng bởi những trận lũ lụt và nạn đói đang hoành hành ở đó. Hồi tưởng năm 1926 và nhớ lại gương anh Bình, tôi quyết định phát động một cuộc quyên góp trong đồng bào. Lúc ấy, tôi đã giành được một ảnh hưởng nhất định trong đồng bào mình và đối với chính quyền để làm việc đó. Với sự cộng tác của các bạn trong Hội ái hữu của những lao động “Tông-ki-noa” ở Port-Vila, tôi tổ chức một cuộc trình diễn nghệ thuật gồm những bài hát dân gian thể hiện ba vùng của Việt Nam và một vở kịch lịch sử nêu lại sự hy sinh anh dũng của tướng Trần Bình Trọng ở thế kỷ thứ XIII, trong cuộc chiến tranh lâu dài chống sự xâm lăng của người Mông Cổ. Trước mặt kẻ thù, Trần Bình Trọng đã thét to: “Tao thà làm quỷ nước Nam chớ không thèm làm vương đất Bắc”. Chúng tôi đã khẳng định bản sắc dân tộc trước những kẻ đã hành hạ và khinh rẻ nhân dân mình. Cuộc biểu diễn được tổ chức ở một công trình phụ của nhà thờ Port-Vila với sự có mặt những đại diện của chính quyền Pháp, Anh, bộ tham mưu Mỹ. Tôi nhập vai ông tướng bị bắt đến mức khi vùng vẫy tôi đập gãy một chiếc răng của ông bạn Long đóng vai người gác tù cố gắng giữ tôi đứng im bằng cách ghì tay vào nách tôi.
Tháng 3 năm 1945, sau cuộc đảo chính Nhật và tuyên bố độc lập của Bảo Đại rồi đến sự thành lập chính phủ Trần Trọng Kim, tôi vẫn thản nhiên. Tôi biết rõ chúng là những người như thế nào. Trả lời một bạn Pháp (hồi đó tôi đã có một số bạn Pháp) khi họ trêu tôi bằng cách gọi là “thứ Bảo Đại” (espèce de Bảo Đại), tôi nói: “Cần gì thay đổi chủ nếu phải tiếp tục giữ thân phận của người nô lệ?”. Ở Port-Vila và trên đảo Vaté, đồng bào của tôi chắc cũng nghĩ như vậy vì tôi không thấy một dấu hiệu vui mừng và một tia hy vọng nào. Vả lại, trong sự cách biệt giữa chúng tôi với thế giới bên ngoài, chúng tôi chỉ có thể chờ đợi sự cứu thoát từ chính bản thân mình. Ở thời điểm đó, ngục tù giam chúng tôi còn được khóa rất chặt.

Sự bùng nổ

“Nồi hơi” bùng nổ ngày 8 tháng 5 năm 1945, gần với ngày bọn phát xít Đức đầu hàng không điều kiện ở châu Âu. Ở đồn điền của Anbei! Ratard, tên chủ đồn điền lớn nhất của quần đảo, với ba đồn điền trên các đảo Santo, Aoré, Malo, chính tên sử dụng quyền “đêm đầu” cùng bọn đốc công của hắn, hiếp các nữ lao động Việt Nam trong các vườn dừa, vườn cà phê, và vườn ca cao. Ở đó những điều kiện làm việc và sinh hoạt khắt khe hơn các nơi khác rất nhiều vì hắn được ông đại lý, đại diện của công nhân, e sợ.
Vậy là, hôm đó, những người “Tông-ki-noa” từ chối không đi làm. Điện thoại đến tòa đại lý, (có lẽ với một nội dung như cú điện thoại của ông Moreau đến ông cẩm Port- Vila về một tên “Tông-ki-noa” gây rối ở khách sạn Reid), ông đại lý Charles Berthault cấp tốc ập đến với một tiểu đội lính bảo an mang vũ khí. Sau khi đã dàn lực lượng của mình theo thể thức chiến đấu, tên đại lý ra lệnh tập hợp “cu-li”.
- A ha! Các người từ chối không làm việc? Nổi loạn hả? - Người thông ngôn dịch lại những lời nói giận dữ đó.
-  Thưa quan lớn... - Người gần nhất trong số năm hay sáu người đứng ở hàng đầu nói.
-    Bắn! Ông đại lý ra lệnh.
Mai Viết Túc và Nguyễn Văn Tráng bị bắn vào ngực, chết tại chỗ. Ba người bị thương, trong đó có một phụ nữ, số còn lại biến đi như một bầy chim sẻ. Hoảng sợ, tên phiên dịch chạy trốn. Người chỉ huy cuộc “viễn chinh” và binh đoàn “oai vệ” của nó thu quân bằng động tác đi thụt lùi từng bước. Tôi không biết họ có uống rượu khai vị hay nâng cốc sâm banh để chào mừng những chiến công ở nhà ông chúa tể địa phương không?
Hôm sau, ông Elie Solier, phó công sứ Pháp, đến nơi xảy ra sự kiện. Tôi đi theo ông với tư cách là phiên dịch. Không bao lâu sau đó, ông Lapellerie, chủ nhiệm Sở Thực dân của chính phủ Tân Ca-lê-đô-ni và các lãnh thổ phụ thuộc, phái viên của ông Cao ủy Pháp ở quần đảo Tân đảo, đến với bạn của tôi là Nguyễn Đức Thận. Chúng tôi thấy tòa đại lý ở trong tình trạng như bị vây hãm. Thằng đại lý, gia đình và tên phiên dịch đóng kín cửa; ông bác sĩ, các bà “xơ” và y tá không dám bước ra khỏi bệnh viện. Mọi người đều nghĩ rằng cu-li các đồn điền phía nam đảo Santo và các đảo Aoré và Malo (ở đó có hai đồn điền của Ratard) sẽ tiến đến tòa đại lý. Bởi vậy họ đòi tàu hộ tống La Granđière (22) đến đảo Santo ngay sau khi xảy ra sự kiện; chiếc tàu trận đó chĩa súng vào đầu cầu dẫn đến tòa đại lý. Ở đây có mặt một đội lính Úc, do ông Cao ủy Anh ở Fidji phái đến. Nắm vững tình hình tư tưởng của bọn thực dân và của chính quyền địa phương, Nguyễn Đức Thận và tôi e rằng một hành động tuyệt vọng của đồng bào có thể dẫn đến một sự khủng bố đẫm máu. Chúng tôi đang bàn luận thì một phục vụ viên của bệnh viện đi sát chỗ Nguyễn Đức Thận và tôi ngồi để nói khẽ:
“Thưa các ông, các ông cũng máu đỏ da vàng, các ông hãy cố gắng cứu vớt đồng bào của chúng ta”. Chúng tôi coi lời nói đó là một tín hiệu của đồng bào. Tôi tình nguyện một mình đến thảo luận với họ, đó là một hành động ít nhiều táo bạo, mà tôi thấy cần thiết để tránh một cuộc đổ máu. Trái tim tôi đập mạnh khi tôi đến gần trại những người lao động đồn điền Ratard. Cuộc gặp gỡ không có vẻ ân cần, với những dấu hiệu nghi vấn rõ rệt, nhưng bình tĩnh.
- Tôi có máu đỏ da vàng như các ông, các bà - Đó là lời bắt đầu của tôi - Xin phép cho tôi khuyên các ông các bà nghĩ kỹ trước khi hành động.
- Thưa quan, chúng tôi cân nhắc kỹ cái gì thuận lợi và cái gì không thuận lợi... - Người lớn tuổi nhất ừong số họ trả lời đại khái như vậy,- Rất đơn giản là chúng tôi muốn chôn cất những người bạn đã khuất của chúng tôi rồi sau đó... được nghe...
- Tôi xin báo các ông, các bà rằng những người đại diện của công sứ và của ông cao ủy có mặt ở đây. Tôi nghĩ rằng họ sẵn sàng nghe những khiếu nại của các ông và các bà. Ông Nguyễn Đức Thận và tôi đứng cạnh các ông các bà.
Ông phó công sứ hứa sẽ xin ý kiến ông công sứ Pháp. Kết quả là tên đại lý giết người Charles Berthault bị gọi về Port-Vila và được thay thế bằng ông Gustave Lods, kỹ sư canh nông chống những tác hại của sâu bọ phá hoại dừa. Tôi được chỉ định làm phụ tá ông, còn tên phiên dịch Đặng Long Hưởng thì theo hắn về Port-Vila.
Tuy nhiên cuộc đình công lan rộng ra hầu hết các đồn điền trong địa hạt. Các ông chủ đồn điền tỏ thái độ mềm dẻo, nghe những lời khiếu nại, hứa loại bỏ những hành vi tàn bạo và phân phát lương thực đều đặn Trừ đồn điền Launay ở Canal du Segond, mà những công nhân được coi là “những người cầm đầu”, bị dẫn đến tòa đại lý rồi bị giam trong một ngục tối trên tàu hộ tống “La Grandière”, bị cạo trọc đầu và được nhận những xô nước biển dội lên đầu lên mặt. Đó là Hoàng Văn Ái và Trần Văn Mộc, sau này trở nên những chiến sĩ hăng hái. Cuộc đình công kéo dài ở đây mười ngày, ở kia hai tuần. Giữa tháng tám, đại biểu của các tập thể lao động tập hợp nhau ở đồn điền ông Houcharđ, người chủ đồn điền dễ tính nhất, để kỷ niệm ngày mất thứ một trăm của hai bạn bị giết ngày 8 tháng năm là Mai Viết Túc và Nguyễn Văn Tráng, ghi nhớ sự hy sinh của họ và đánh dấu những thắng lợi đã đạt được. Tôi và Trần Đức Thanh, người phục vụ ở bệnh viện mà tôi đã đề cử làm thông ngôn, được mời đến dự lễ đó cùng với mấy người Mỹ. Nhưng cuộc chiến đấu chưa chấm dứt, vì điều căn bản là quyền tự do cư trú sau khi giao kco đã hết hạn (có quyền làm việc với ông chủ mà mình tự chọn, quyền được tự lập làm các nghề như: làm vườn, thợ thủ công, buôn bán nhỏ...) chưa được công nhận.
Tôi bị triệu hồi về Port-Vila vào cuối tháng 9, vì ngày 27 tháng 8 và ngày 22 tháng 9, qua phu nhân của viên trung sĩ chuyên môn Sam Weiss Jr, ở 2664, Grand Concourse, New York, tôi gửi hai bức điện cho ông Chủ tịch Chính phủ Việt Minh: bức điện thứ nhất để chào mừng thắng lợi của Cách mạng tháng Tám, và bức điện thứ hai để phản đối việc Pháp gửi đội quân viễn chinh sang Việt Nam. Tôi viết ở bức điện thứ hai: “cái nắp chì sẽ đè nặng trên đầu chúng tôi”.
Vụ Ratard kết thúc như thế. Và một giai đoạn mới bắt đầu: Những người lao động “Tông-ki-noa” bị bóc lột không giới hạn bởi những chủ đồn điền xứ Tân Đảo. Họ những công chức địa phương áp bức tàn bạo vì không có sự kiểm soát của chính quyền trung ương Pháp.
Để nêu lên một ý niệm tổng quát về tình hình chung của lao động “Tông-ki-noa” ở Tân Đảo, bắt đầu từ năm 1940 với sự gia nhập của lãnh thể đó vào nước Pháp tự do tôi xin trích một đoạn khá dài bẳn báo cáo của Tống thanh tra các thuộc địa Tupinier:
      “Và bây giờ, đối chiểu với các lầm lỗi đó, để không dùng một danh từ khác tôi gọi đây là sự trừng phạt: trong phiên tòa ngày 11 tháng sáu năm 1939, quan tòa hồi đó kết án tên Pierre Theuil hai quan tiền phạt! Lời khiếu nại tối thiểu không được Viện kiểm sát Nouméa xem xét và mọi truy tố khác đều bị bỏ qua với lý do không có một chứng thực y tế nào được đăng ký vào hồ sơ. Và vì Pierre Theuil đã phải nhận một hình phạt hành chính (rút lao công - xem điện số 45 ngày 26 tháng 2 năm 1940 của công sứ San tot gửi Cao ủy ở Nouméa). Ngoài ra, tôi nói thêm rằng đến năm 1945, ông Pierre Theuỉl lại được phép dùng lao công (xem điện số 147 ngày 20 tháng 3 năm 1945 của công sứ Pháp gửi đại lý Mallicolo).
Tuy nhiên, trường hợp của các ông Theuil, đặc biệt bỉ ổi, tôi thừa nhận như vậy không phải là cá biệt.
Các báo cáo của ông Auger, viết năm 1928 ghi chép những hành động hung bạo, tàn nhẫn đối với lao động An-na-mit của các ông Laborde, Venard, Delaveau, Ralard, Jules Douyere, Harbulot, Launay, Paul Per rönnet... Tất cả những nhân vật đó - và nhiều nhân vật khác - được nhắc lại trong điều ghi nhận sau này của các ông thanh tra lao động.
Chúng ta sẽ gặp lại tên ông Ratard trong sự kiện đau xót ngàv 8 tháng 5 năm 1945.
Với thái độ dè dặt, ông thẩm phán Pháp phụ trách việc điều tra, viết trong báo cáo ngày 29 tháng 5 năm 1945 của mộng:
“Xem chừng nguồn gốc của vụ này nằm ở thái độ đối xử của ông đối với lao động của mình. Cuộc điều tra hành chính sẽ làm rõ: phải chăng từ lâu số công nhân đó là nạn nhân của những hành động lạm dụng, tàn bạo và phải chăng việc phân phát thức ăn và áo quần không đủ?”
Phát biểu rõ ràng hơn, ông Lapellerie, phái viên của ông cao ủy đến điều tra về sự kiện đó, sau khi đã nêu lên những thiếu sót của tên Ralard về việc thực hiện những điều đã được, quy định trong bàn giao kèo viết:
“Bên cạnh những sự đối xử nói trên, có những hành động hung bạo thường xuyên mà ông chủ và người đốc công của mình bị vu cáo. Tôi nói ngay rằng người đốc công đã chối cãi không có hành động tàn bạo đối với công nhân nhưng đã thừa nhận rằng hắn đã tát tai họ. Đó là một sự phân biệt khá tinh tế".
Tuy nhiên, tôi ghi nhớ rằng trong cuộc điều tra của mình, ông Lapellerie đã có thổ lộ ý nghĩ của ông:
  1. Những người có tên là: Trần Văn Linh, Nguyễn Thị Vân, Nguyễn Thị Hiền, Tăng Thị Doanh, Bùi Thị Khai, Đoàn Thị Nhung, đã khai: họ đã bị đốc công Legall đánh đập.
  2. Rằng chính thư ký của ông Ralard, tên Hoàng Đình Chính, đã xác nhận những lời khai đó và nói thêm “vả lại, những hành động tàn bạo được tiếp diễn ờ trạm y tế”.
“Bằng thư số 146-RF tháng 8 năm ỉ946, ông công sứ Pháp đề nghị ông Cao ủy, với danh nghĩa là trừng phạt, vĩnh viễn rút quyền sử dụng lao công của ông Aubert Ratard. Và thêm vào đó những ông chủ có tên sau đây, được biết là có những hành động tàn bạo đối với lao động: Laborde, Delaveau, de Sonneville…Lời đáp sau đây của ông Cao Ủy chắc là không muốn gây thêm sự khấy động trong giới chủ đồn điền:
Điện công:
Cao ủy gửi Công sứ Pháp Vila số 192 - bức thư số 146 ngày 20 tháng 8 của ông.
Điểm thứ nhất: Tôi ra lệnh cho ông không được tiến hành một cuộc truy tố nào dính líu đến sự kiện Santo.
Điểm thứ hai: Tôi yêu cầu ông hoãn việc rút lao công cho đến khi có lệnh mới. Sự quyết định sẽ phụ thuộc nghị quyết về chế độ lao động.
Tôi còn có thể nêu tên nhiều ông chủ không xứng đáng đã hành hung lao công, hay tạo cho lao công của họ những điều kiện lao động khổ sở. Tuy nhiên tôi tự nhủ phải tự hạn, chế, và tôi tự giới hạn ở mức nêu lên những nhân vật có thể góp phần thêm thắt vào việc mô tả hạng người đó:
Trường hợp ông Paul Perronnet, năm 1939 đã được thanh tra lao động Amauld yêu cầu phải tự kiềm chế và phải “nhẫn nại hơn”; đã bị tố cáo cùng với vợ của mình có những hành động tàn nhẫn nhẹ trên thân thể của em Nguyễn Thị Thịnh con hai lao công làm việc trên đồn điền của mình...
Nhân dịp đó ông Công sứ viết cho ông ấy bức thư số 778 tháng 12 năm 1944 với nội dung như sau:                            
“Nếu việc đó đích xác, tôi thấy cần thiết phải nhắc ông bức thư số 212D ngày 10 tháng 4 năm 1943, trong đó tôi yêu cầu ông đừng để mình rơi vào tội đánh lao động nữa... ”
Ngày 5 và 7 tháng 8 năm 1946, ân g Paul Perronnet bị kết án 25 quan tiền phạt (án treo).
Trường hợp tên đốc công René Kabar, (đồn điền Allègre ở Maté Wulu) bị tòa án hình sự ngày 5 tháng 12 năm 1945 kết án hai năm tù vì tội đánh người vô tình mang lại tử vong. Trước đó, vào ngày 23 tháng 11 năm 1940 hắn đã bị kết án 100 quan tiền phạt vì tội hành hung.
Trường hợp ông Newman (đồn điền Meta Bushman's bay, đảo Mallicolo) bản báo cáo của ông thanh tra lao động Benrtanos (trang 4) làm rõ, những sự việc sau đây:
1. Ông Newman ngược đãi lao công của mình, kể cả phụ nữ và người ốm.
2. Ông bóc lột lao công một cách đê tiện, bán đến 15 quan một hộp sữa mà đáng lẽ ông phải phát cho con họ.
Trường hợp Des Granges, luật sư bào chữa và cố vấn pháp lý của Société Française des Nouvelles-Hébrides (là một công ty của Pháp, quyền thế nhất xứ Tân Đảo) ngày 18 tháng 9 năm 1943 bị kết án 100 quan tiền phạt án treo về tội hành hung có gây thương tật.
Trường hợp ông Gardel đánh vợ cu-li hằng roi và xua chó săn đuổi, cắn họ khi họ trốn thoát (xem thư số 10RF ngày 5 tháng 2 năm 1943 của ông Công sứ gửi ông Cao ủy).
Tôi có yêu cầu chủ sự sở thực dân, người giám hộ chính thức của lao công An-na-mit ở Tân Đảo, (đồng thời là biện lý bên cạnh tòa án Pháp Port-Vila) hãy thông báo cho tôi danh sách những hình phạt pháp lý đã tuyên án đối với các ông chủ phạm tội hành hung lao công kèm theo các bản báo cáo này và người ta sẽ nhận thấy rằng nhìn chung các hình phạt không nghĩa lý gì.
Đối chiếu với những hành vi tàn bạo ấy, cụ thể và không thể chối cãi được, những sự vi phạm đơn phương của tờ giao kèo, nhiều đến nỗi phải mất nhiều trang giấy mới ghi chép những hình phạt xem ra không đáng kể.
- Ấy là ông My, chủ đồn điền ở Santo, tự miễn không phát mỡ lợn, rau đã được ghi trong tờ giao kèo (báo cáo thanh tra Arnauld, 8 tháng 8 năm 1939).
- Ấy là việc trả lương rất chậm, áo quần được phát cũng rất chậm hoặc không bao giờ phát, điều kiện cư trú phần lớn là tồi làn, (báo cáo của ông thanh tra lao động David ngày 7 đến ngày 15 tháng 2 năm 1946); giá quá đáng của hàng hóa trong các cửa hàng đồn điền; chăm sóc y tế không thường xuyên, cắt lương quá nhiều (xem báo cáo thanh tra của ông F. Rossi ngày 19 tháng 4 năm 1943).
Để công bằng, bên cạnh những sự lạm dụng và những liều thái quá đó, cũng cần nêu tên những ông chu đồn điền, không ngừng tỏ ra có thái độ đứng mức, thông cảm, có khi là rộng lượng đối với lao công của mình. Ví dụ: các ông: H.Ohlen, Jocteur, Bladinieres, ở đảo Vaté, Thevenin ở đảo Pentecôte, Meriau ở đảo Mallicolo, Cariou cùng ở trên đảo ấy, André Naturel ở đảo Santo... và một số người khác được., các ông thanh tra lao động ca tụng.
Nhưng, nhìn chung không thể nhận thấy một sự cố gắng theo một ý niệm xã hội phát triển, không có một dấu vết nào) của những công trình nhàm duy trì tinh thần lao động bằng sự giải lao cần thiết và làm cho họ thấy thời gian chờ đợi ngày hồi hương không quá dài (phòng diễn kịch, phòng chiếu hóng...) nhất là, không thấy sự cố gắng nào của ông chủ nhằm bảo đảm cho 950 trẻ em “An-na-mit”đang sống trên quần đảo có một nền giáo dục sơ cấp. Tuy vậy, tôi không muốn kết thúc quang cảnh này một cách quá bi quan. Rất nhiều những thiếu sót, những sự lạm dụng quyền đãi đã được nêu trên đây là những hành động của người đã sống một cuộc đời rất kham khổ... ”
Tôi không muốn nói ngược ông Tổng thanh tra các thuộc địa Tupinier nhưng để cho khách quan, phải chăng tôi phải lấy các chủ đồn điền làm nhân chứng? Hãy nghe lời nói của một trong những người mà ông Tupinier đã ngỏ lời ca ngợi, ông René Thevenin cha, đốc công rồi quyền giám đốc công ty trồng bông xứ Tân Đảo ở Norsup, là xí nghiệp lớn nhất của địa hạt số 2 các đảo miền trung (Mallicolo) và chủ đồn điền ở Lononoré, đảo Pentecôte:
- “Hồi đó ông có những vấn đề gì với lao công “Tông-ki-noa” hay không? - phóng viên hỏi.
- Ôi! những vấn đề uy quyền vì họ là những người rất “cứng”. Vậy phải chỉ huy họ một cách cứng rắn, phải nói rằng hồi ấy chúng tôi cũng cứng như họ. Hồi đó chúng tôi không phải là những vị thánh con, họ cũng như chúng tôi ” (23).
Ở đây không đề cập đến cái ngoại hình to lớn và tiếng nói sang sảng của ông René Thevenin cha. sở dĩ những ; người cu-li “Tông-ki-noa” gây còm vì thiếu ăn, thiếu thuốc chữa bệnh và phải mềm dẻo, chịu đựng là vì họ bị trói! buộc bằng tờ giao kèo và bị đặt dưới chế độ “xưởng kỷ luật”. Như vậy thì làm sao họ có thể có thái độ “rất cứng rắn” hay chỉ là cứng rắn? Hãy bỏ lỗi cho tôi vì tôi đã “tóm” ông René The venin cha, quả tang nói dối. Những người di dân với lỗ mũi tẹt ở Lononoré, Norsup, Santo, cả ở thủ phủ Port-Vila chỉ có thể là những con cừu non ngoan ngoãn bị nhốt trong chuồng cừu bị khóa thật chặt.
Hoàn cảnh của lao công “Tông-ki-noa” ở xứ Tân Ca-lê- đô-ni (Tân Thế) cũng gần giống như ở Tân Đảo, chỉ khác nhau là ở Tân Thế điều kiện đấu tranh thuận lợi hơn.
Thứ nhất: vì quân số của họ rõ ràng là cao hơn ở Tân Đảo: gần 4.000 người so với hơn 2.000 người, vả lại ở Tân Ca-lê- đô-ni còn có khoảng 8.000 người lao công Gia-va-ne (Nam Dương, nay gọi là In-đô-nê-xi-a). Mặt khác, ở xứ này, họ có thể liên hệ với nhau dễ hơn, các địa hạt khôngbị tách biệt nhau bằng những hải phận rộng hàng trăm hải lý. Sự liên hệ giữa các xí nghiệp cũng, dễ dàng hơn ở Tân Đảo. Vì ở Tân Đảo đi lại từ đồn điền này sang đồn điền khác ngay trên một đảo cũng phải vượt qua những eo biển và chui qua những khu rừng dày đặc. Ở Tân Ca-lê-đô-ni cũng không có thể chế Công-đô-mi-ni-um. Hai chính quyền cùng cai trị, tư pháp và pháp luật không thể vượt qua được khi hai chính quyền Pháp và Anh thông đồng để chống lại phong trào phản kháng của lao công “Tông-ki-noa” vì nó có thể ảnh hưởng đến tinh thần của người bản xứ.
Thứ hai: Ngay thời kỳ đó, ở Tân Ca-lê-đô-ni đã có hạt nhân của những nhóm lao động người Âu tiến bộ trong các tổ chức công đoàn. Những người dân chủ, sau Stalingrad đã thành lập Hội những người bạn của Liên bang Xô viết rồi Đảng Cộng sản Pháp ở Tân Ca-lê-đô-ni, tập hợp những người đàn ông và đàn bà kế tục truyền thống nhân đạo củạ nhân dân Pháp, bảo vệ những người hèn yếu và những người bị áp bức như các luật sư Bourdinat Jeanson và Lemonnier, các bà Jeanne Tunica, Odette Pillac, các ông! Florinda Paladini, Arsapin .... Chính trong hoàn cảnh đó mà năm 1943, những người lao động “Tông-ki-noa” bắt đầu bí mật tập họp bàn nhau liên hệ với bà Tunica. Theo lời của bà này, hạt nhân đầu tiên trong “những tên cầm đầu” như chính quyền Pháp họ gọi, có Soan, Rư, Phiến, Nguyễn, Sây, nhân viên của công ty có quyền lực lớn ở Le Nicken, chủ nhân các lò cao Doniambo ở sát Nouméa. Chính ở đây, tháng mười hai năm 1944 đã nổ ra cuộc đình công đầu tiên. Những người đình công bị đày đến Balabio, Belép, Plum, Koumac... Jeanne Tunica và Arsapin đã đến thăm họ ở những nơi đó. Và những cuộc đình công khác sẽ nổ ra, quan trọng nhất là cuộc đình công ở Thio, trên bờ biển đông, vào tháng 5 năm 1945. Bạn của tôi, Nguyễn Đức Thận, người đi theo phục vụ ông Lapellerie, là người đảm nhận việc liên lạc giữa Jeanne Tunica và những người lao động lao công “Tông- ki-noa”.
“Nồi hơi” đã đến thời điểm bị đốt nóng quá mức, nó có thể nổ tung bất cứ lúc nào. Các ông chủ cảm thấy điều đó và chính quyền cũng đã biết. Paris đã được giải phóng từ tháng 8 năm 1944 và chính phủ De Gaulle thành lập từ tháng 10. Tuyên bố Brazzaville từ tháng 3 năm 1945. Bộ Pháp quốc hải ngoại, trước đây là Bộ thuộc địa phải chờ đợi sự chất vấn của những người kháng chiến chống bọn Na-dzi, những người dân chủ và những người tiến bộ phần lớn là con cháu chính thống của những người đã soạn bản Tuyên bố nhân quyền của Robespierre, của Victor Schoelcher... Nó cũng phải tính đến dư luận thế giới (sắp đến có San Francisco) và phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam và ở Đông Dương. Không thể gò ép lao động “Tông-ki-noa” mãi được tất cả họ đã lao động ở đây năm năm và hơn nữa, trong cái cùm hợp đồng.
Bởi vậy, tháng 7 năm 1945, một nghị định của Thống đốc xứ Tân Ca-lê-đô-ni và các lãnh thổ phụ thuộc “ban hành” thể chế cư trú tự do cho lao động “An-na-mit” xứ này. Những người này còn phải đấu tranh và đổ máu để điều đó trở thành sự thật. Còn ở Tân Đảo, sự chờ đợi sẽ kéo dài và cuộc đấu tranh sẽ gian khổ hơn nhiều, vì những điều kiện địa dư và nhân quyền, nhân vị rất đặc biệt chế ngự họ.
Chỉ gần bốn tháng sau, ngày 31 tháng 10 năm 1945 mới có một thông báo của tòa công sứ Pháp ở Tân Đảo, không mang chữ ký, chỉ có dấu của tòa sứ, tin cho các ông chủ và cho lao công “An-na-mit” những điều khoản sau đây và chế độ hợp đồng đăng ký, chưa kể những điều thay đổi sau này có thể được nêu ra:
“Thứ nhất: Ngày 15 tháng 11 tất cả những người lao động Đông Dương sẽ được đặt (dưới chế độ cư trú tự do, trừ những người trước ngày 30 tháng 11 xin được giữ lại chế độ hợp đồng đăng ký.
Thứ hai: Những người cư trú tự do sẽ phải trả thuế hành chính hắt đầu từ ngày 1 tháng 1 năm 1946 và phải cư trú trong địa hạt mình.
Thứ ba: Những người lao động vẫn giữ chế độ hợp đồng đăng ký, có thể rời bỏ chủ hiện nay của họ từ ngày 15 tháng 11 để đi tìm chủ khác trong địa hạt mình với khả năng ký những hợp đồng thời hạn tối thiểu ba tháng. Họ giữ quyền cư trú từ đó sau khi đã thực hiện hợp đồng.
Thứ tư: Lương của những người “chân đăng” và của những người cư trú tự do sẽ được tự do quyết định giữa họ và chủ, tùy theo khả năng và công việc.
Thứ năm: Việc nuôi dưỡng phụ nữ có ba con trở lên, kết hôn với những người “chân đăng” hay với những người cư trú tự do là trách nhiệm của chủ cả khi họ không làm việc. Tỷ lệ một phụ nữ trên năm người lao động sẽ được thực hiện nghiêm, túc.
Hiện nay chế độ phụ cấp gia đình chưa được áp dụng.
Thứ sáu: Sẽ không phát phiếu gạo cho những người cư trú tự do không làm công.
Bản sao những văn kiện về chế độ cư trú tự do sẽ được phát tại sở thực dân... ”
Bổ sung văn kiện khập khiễng ấy, ngày 19 tháng 11 năm 1945, một thông báo cho dân chúng An-na-mit do công sứ Pháp ký, nói rõ ràng người cư trú tự do “có thể phải trả tiền hồi hương về Đông Dương cho bản thân và cho gia đình ”.
Rõ ràng là giả dối, không bao giờ người cu-li được sờ đến văn kiện cơ bản là nghị định số 17-CR ngày 31 tháng 10 năm 1945 của Thống đốc xứ Tân Ca-lê-đô-ni và các xứ phụ thuộc, Tổng ủy của Cộng hòa Pháp ở Thái Bình Dương, Cao ủy nước Pháp ở quần đảo Tân Đảo, do Công sứ Pháp, ông Robert Kuter, ký theo sự ủy nhiệm của ông Cao ủy và “phân phát ở sở thực dân”. Văn kiện đó mang tiêu đề “Những điều kiện sử dụng lao công Đông Dương ở Tân Đảo rõ ràng nhằm ngăn cản những người cư trú tự do” hưởng quyền lợi của mình. Đặc biệt là: 
-    Không thể tự lập, làm nghề, mở hiệu bởi vì điểm thứ sáu quy định: “sẽ không phát phiếu gạo cho những người cư trú tự do không làm công”; bởi vì họ không thể mua hay thuê nhà, đất.
-    Không thể tìm việc làm theo ý muốn vì họ phải cư trú trong địa hạt của mình...
-    Không thể thay chủ vì điều lệ thứ hai quy định rằng: “việc sử dụng những người Đông Dương bởi những người quốc tịch khác chỉ có thể được cho phép theo quyết định của ông công sứ Pháp...” Thế là những chủ đồn điền người Anh bị loại trừ. Còn điều lệ thứ 19 quy định rằng “chỉ với giấy phép đặc biệt của ông công sứ Pháp, các chủ mới có thể sử dụng một số người lớn hơn quân số cũ...”
Những điều quy định về việc không phân phát phiếu gạo, về sự bắt buộc phải trả thuế hành chính (độc địa thay việc không nói rõ số tiền) nhất là khả năng phải trả tiền hồi hương về nước là những sự lạm quyền rõ rệt vì toàn bộ những người lao động đã thực hiện đầy đủ các điều khoản của tờ giao kèo nhưng vẫn bị giữ lại Tân Đảo ngoài ý muốn của họ quá thời hạn. Họ vẫn giữ quyền hồi hương theo sự đài thọ của người chủ, cụ thể là Chính phủ Tân Ca- lê-đô-ni. Vậy là tình hình không thay đổi, phải tiếp tục đấu tranh, phải chấp nhận những hy sinh mới kể cả đổ máu.- Ngày 15 tháng 11 năm 1945, hai người đàn ông, một người đàn bà và hai đứa trẻ rời bỏ đồn điền Harbulot (anh rể của tên sát nhân Charles Berthault, chủ nhiệm sở thực dân và thanh tra lao động, người giám hộ chính thức của lao động An-na-mit trong quần đảo Tân Đảo) để đến tòa đại lý Pháp ở địa hạt các đảo miền bắc Luganville, xin phép tìm việc làm nơi khác. Họ bị chặn đường ở ngõ ra vào cửa đồn điền và bị giết hại bởi một người thổ dân tên là Malo. Tên này sẽ bị truy tố và bị kết án tử hình. Nhưng thủ phạm chính là Harbulot và những tên giết người thật sự là Công sứ Pháp và Cao ủy Pháp ở quần đảo Tân Đảo lại lọt lưới bởi tổ chức Tư pháp quá khoan dung. Tồi tệ biết bao!
Tuy nhiên, sự kiện đau đớn đó không ngăn cản được sự di chuyển của những người lao động An-na-mit trong địa hạt các đảo miền bắc đến tòa đại lý Pháp, nhất là những người làm việc ở các đồn điền có điều kiện sống đặc biệt gay gắt và ở các đảo xa trung tâm. Trái lại, cuộc di cư được xúc tiến. Tám hay chín trăm trên số một nghìn hai trăm người lao động An-na-mit của địa hạt rời bỏ đồn điền và tiến đến tòa đại lý. Những người hành hương tìm tự do, từng đoàn, từng đoàn, rời những nơi đã giam cùm họ trong nhiều năm. Với lý do nhà tạm trú (dépôt) đồng thời là “xưởng kỷ luật” chỉ có thể chứa khoảng hai mươi người, họ bị nhốt trong sân bóng vợt của tòa đại lý. Đàn ông, đàn bà, trẻ em và ông bà già, phơi nắng và dầm mưa dưới thời tiết hết sức khắc nghiệt của xứ Tân Đảo: nắng “cháy chì”, nhất là trong thung lũng eo hẹp giữa các hòn núi cao của Canal du Segond, và mưa như trút chĩnh; nhiệt độ ban ngày rất cao và ban đêm rất thấp. Phần đông, vì không chịu đựng được chế độ ấy nhất là trẻ con, buộc họ phải trở về đồn điền của chủ cũ. Khoảng năm chục người kiên trì đấu tranh. Những “tên cầm đầu” những “đứa bất khuất” ấy đã bị đưa đi Port-Vila, ở đó họ không được đến ở nhà tạm trú trêng rỗng, mà phải đến ở nhà thương phong cùi ở Pointe d’Arbel, bên kia vịnh Port-Vila. Thật khốn nạn! Còn những người lao động địa hạt thứ hai (các đảo miền trung: Mallicolo, Pentecôte, Epi) những người nô lệ bị xiềng xích ở những đảo hẻo lánh, họ không thể đi đâu hết phải ở lại tại chỗ hơn một năm nữa, cho đến cuối năm 1946. Chúng tôi bị giam hãm trong một nhà tù khóa kỹ, như tôi đã viết cho Chính phủ Việt Minh hồi tháng 9 năm 1945.
Cả tôi nữa, mặc dù tôi có thể chế “công chức đặc phái của Phủ toàn quyền Đông Dương”, là một “ông quan” qua con mắt của đồng bào mình, vẫn bị gọi về Port-Vila vào cuối tháng 9 năm 1945 và bị cách ly. Không làm gì cả nhưng tôi vẫn nhận đầy đủ tiền lương. Người ta không cần biết đến tôi. Tôi đến bàn giấy hay không đến, chẳng ai có ý kiến gì. Người ta ghét tôi nhưng rõ ràng người ta tránh đụng chạm đến tôi. Tôi chẳng hiểu gì cả. Phải chăng hai bức điện tôi gửi cho Chính phủ Việt Minh nhất là bức điện thứ hai, trong đó tôi tố cáo việc gửi đoàn quân viễn chinh Pháp sang Việt Nam, và chế độ áp bức bóc lột mà những người di dân An-na-mit ở xứ Tân Đảo phải chịu đựng là một nguyên nhân?
Vào giữa tháng 12 năm 1945, tôi xin phép đưa vợ tôi đi chữa bệnh ở Nouméa và được chấp thuận một cách dễ dàng. Nhẹ gánh cho các ông “sếp” của tôi!
Thế rồi... vào nửa cuối tháng 1 năm 1946, tôi được ông Courtot, chủ sự phòng Tân Đảo ở chính phủ Tân Ca-lê-đô-ni và các lãnh thổ phụ thuộc báo tin tôi phải trở về Port-Vila bằng chuyến máy bay đầu tiên để đảm nhận một công tác cấp bách.
-   Anh đã làm quen với ông cố vấn sứ quán Pierre Laurin như thế nào? Ông François Rossi, chỉ huy cảnh sát của thủ phủ Port-Vila, hỏi khi tôi xuống máy bay.
-   Không, tôi không có hân hạnh ấy - Tôi trả lời.
Sự thật, khi tôi còn ở Nouméa, Nguyễn Đức Thận đã cho tôi biết rằng, một công chức cao cấp của Bộ Pháp quốc hải ngoại, từng là giáo sư ở Hà Nội, rồi cố vấn đại sứ quán Pháp ở Trùng Khánh, đến điều tra về tình hình của lao công An-na-mit ở miền Nam Thái Bình Dương và có thể ông sẽ cần đến sự cộng tác của tôi.
Sau khi đã cùng tôi đến thăm qua loa đồn điền Jocteur ở Mélé, gần Port-Vila, ông Laurin, mà nhà chức trách địa phương giới thiệu với tôi là giám đốc Vụ chính trị Bộ Pháp quốc hải ngoại, nói với tôi:
-   Qua ông Nguyễn Đức Thận, tôi biết rằng ông sống ở Tân Đảo từ hơn bảy năm nay, và ông biết rõ tình hình của lao động An-na-mit trong quần đảo. Tôi yêu cầu ông viết cho tôi một bản báo cáo về vấn đề đó.
-  Thưa ông cố vấn, tôi xin tuân lệnh và xin hai ba ngày để làm việc đó.
Hai ngày rưỡi, không ăn, không ngủ, chỉ thuốc lá, cà phê và uýt-ky, tôi viết bản báo cáo một mạch. Mới hơn ba mươi tuổi, trí nhớ của tôi còn rất tốt. Bản báo cáo dài ba mươi hay bốn mươi trang đánh máy - tôi không nhớ kỹ - đầy sự kiện, lời trích. Qua ông Laurin, bản báo cáo sẽ đưực gửi đến ông Chủ tịch Hội nhân quyền. Một bản khác gửi cho Nguyễn Đức Thận. Ông Laurin đã thực hiện việc chuyển giao như một hiệp sĩ. Còn Nguyễn Đức Thận đã chuyển bản báo cáo ấy cho bà Túnica và bà này đã gửi cho Vụ thuộc địa của Đảng Cộng sản Pháp (24).
Phái viên của Bộ ra đi, tôi trở lại trong sự quên lãng. Lúc nầy đối với bọn chủ, tôi là kẻ không thể dung thứ được, cần phải gạt đi. Nhưng chúng khó có thể làm việc đó. Bây giờ đôi đã có một ít trọng lượng vì tôi đã hợp tác với ông Laurin.

Quốc kỳ

Tôi tự cho phép mình có những sự tự tiện. Ở bàn giấy cũng như ngoài đường phố chẳng ai nói gì tôi cả khi tôi đeo ở túi áo một huy hiệu đỏ với ngôi sao vàng năm cánh. Bọn chủ quay mặt đi khi chúng thấy tôi đến trại những người lao động của chúng, điều mà trước đó chúng không chấp nhận.
Đến tháng 6 năm 1946, Tình thế chiến tranh mới chấm dứt nên chế độ kiểm duyệt thư từ còn được thi hành. Nhưng đã từng có chiến tranh và kháng chiến chống bọn phát xít Đức, Nhật, thì không thể gọi là tội phạm khi nói đến tình cảm nhớ quê hương, yêu nước, khao khát độc lập và tự do, tương trợ giữa những người cùng huyết thông và màu da, cùng thân phận... Thêm vào đó, chúng tôi chỉ nói bóng và hiểu ngầm với nhau như bất cứ ở đâu có chế độ độc tài. Trong tình hình đó, tôi khởi xướng việc tổ chức tài trợ những người “bất khuất” của nhà tạm trú “Pointe d’Arbel” và kết hợp vào đó, phục hồi và đẩy mạnh hoạt động của Hội Việt Nam ái hữu Port-Vila mà từ trước đến nay chỉ bó hẹp vào việc tổ chức những hoạt động văn hóa và những cuộc thăm viếng hiếu hỷ trong những lễ truyền thống. Nhưng đồng bào vẫn bị “trói chặt” trên những đồn điền “của họ” và tôi vẫn ở trên hòn đảo “của tôi”. Làm thế nào để thoát khỏi ngục tối???
Tôi nảy ra ý định đi Tân Ca-lê-đô-ni để xem ở đó kiều bào tổ chức đấu tranh như thế nào? Nhưng khó chịu cho tôi là việc xin phép. Tôi phải tự hạ mình hay sao? Giả vờ như rối loạn thần kinh không thể chữa được tại chỗ - vì cả quần đảo chỉ có bốn thầy thuốc, đều là những thầy thuốc đa khoa - tôi được đi Nouméa. Trong tôi còn giữ ký ức một sự đau đớn vô song, nhưng tôi đã đạt được mục đích.
Hồi đó, Nouméa là một thành phố khá quan trọng với dân số 30.000 người, phần nửa dân số của cả xứ, nhưng người Việt Nam cư trú tự do có thể đếm trên đầu ngón tay. Đó là những người đã có thể tự lập, hành nghề hay buôn bán, bằng cách đút lót các ông chủ, hối lộ các quan chức. Đại bộ phận lao công còn bị kẹt ở các mỏ, các đồn điền và các hộ tư nhân. Tôi đến thăm một tập thể lao động trồng lúa ở một cơ sở của nhà thờ Conception. Hình ảnh đó khiến tôi nhớ quê hương làm sao. Sau đó cùng với một người bạn, trên một chiếc ô tô cổ đại Delahaye biến thành xe chở hàng, vừa đi vừa rên, tôi lên miền bắc, đi theo bờ biển phía tây: Paita, La Foa Boulouparis, Bourrail, Gomen, Voh... Không thấy người Việt Nam ở các thị trấn, trừ thị trấn Voh. Quanh đó có các mỏ A.S. 215, Propect, mà tôi đã đến thăm năm 1942. Ở đây, chúng tôi được tin có một cuộc xung đột đang xảy ra giữa người Pháp và những người Việt Nam vì người Việt muốn kéo lên không gian quốc kỳ của mình. Khi đến trận địa, chúng tôi chỉ nhìn thấy những người Việt Nam bị thương và một lá cờ Việt Nam bị xé. Chúng tôi cấp tốc trở về Noumóa vì thời tiết ở miền Bắc không tốt. Ít lâu sau, chúng tôi được biết rằng gần như cùng một thời gian đó, ở La Foa, trên địa phận của ông Delathière, một cuộc kéo cờ Việt Nam đã kết thúc với một người chết. Một đồng bào tên là Bách, bị hạ thủ bằng súng săn, người bắn không được xác định tên tuổi. Từ đó, tôi rút ra kinh nghiệm cho những ngày hoạt động sau này của tôi.
Ở Nouméa, tôi dành tất cả thời gian để đọc và đi tìm hiểu tình hình. Bạn tôi, Nguyễn Đức Thận trao cho tôi công báo nước Cộng hòa Pháp L’Humanité và các báo! bằng tiếng Việt của các nhóm Việt kiều ở Pháp như “Việt Nam công đoàn”, Lao động thủy thủ”, “Tranh đấu” xu hướng Tờ-rốt-kít. Trong công báo nước cộng hòa Pháp, tôi say mê đọc các bản tham luận của các nghị sĩ cộng sản: Jean Guitton, Henri Lozeray, Sissoko, Falix Houphouet- Boigny. Trong các tài liệu do đồng bào mình xuất bản, tôi nắm được những thông tin về các điều kiện sinh hoạt và lao động của họ về cuộc đấu tranh của họ trong thời kỳ Đức chiếm đóng nước Pháp và về cuộc đấu tranh hiện nay của họ, về những việc mà họ đang tiến hành để giúp đỡ lẫn nhau và để ủng hộ cuộc đấu tranh của dân tộc mình cho độc lập tự do.
Tôi thất bại trong việc thâm nhập trại của những người lao động hãng Le Nickel ở Doniambo, cũng như trong việc tiếp cận ông Nguyễn Nhất Phiến, Chủ tịch Đảng Cộng sản Việt Nam, thực tế là một bộ phận của Đảng Cộng sản Pháp xứ Tân Ca-lê-đô-ni được tổ chức riêng biệt, vì đại bộ phận các thành viên không nói tiếng Pháp và không được hưởng những quyền lợi của người Pháp, do đó họ phải giữ bí mật. Vậy là tôi lao vào các cuộc họp bầu cử ở tòa đốc lý, ở đó tôi được nghe một Đảng viên cộng sản Plorindo Paladini diễn thuyết.
Giữa lúc đó, ngày 22 tháng 5 năm 1946 đến với tôi. Hôm ấy vào khoảng 8 giờ tốì, từ nhà phụ của khách sạn Trung tâm Nouméa, ở quảng trường “Những cây dừa”, nơi gia đình tôi tạm trú ở căn hộ của một người bạn, tôi nghe một tiếng nổ lớn làm rung chuyển cửa kính. Có việc gì vậy? Cả nhà bàn tán, đặt hết giả thuyết này đến giả thuyết khác, nhưng trong gia đình không ai dám đi nghe ngóng tin tức. Trong thành phố “văn minh” ấy, không nên ra phố vào ban đêm, nhất là đôi với người “Tông-ki-noa”.
Đến sáng hôm sau chúng tôi mới biết rằng nhà bà Tunica bị đánh mìn đúng chỗ và đúng vào lúc mà mỗi buổi tối bà giúp đứa con nuôi của bà - một đứa trẻ da đen mồ côi, hồi đó lên mười tuổi - học và làm bài. Tôi yêu cầu Nguyễn Đức Thận, dẫn tôi đến nhà bà. Hồi đó, tôi chẳng biết gì về chủ nghĩa cộng sản, như tôi đã nói trước đây. Nhưng bị xúc động bởi sự kiện suýt làm cho bà Tunica và con bà mất mạng và căm giận bọn thực dân bỉ ổi, cam tâm giết một người đàn bà và một trẻ thơ, tôi xin được kết nạp vào Đảng Cộng sản Pháp. Trường hợp này có thể nói: “Tôi đã đến với Đảng Cộng sản Pháp theo tiếng nổ của đạn đại bác, nói cho đúng là của mìn”. Tôi được chấp nhận, đồng thời được chỉ định làm đại biểu của Đảng ở Tân Đảo.
Đã tìm được một chỗ dựa trong nhóm người tiến bộ của xứ Tân Ca-lê-đô-ni và trong đội tiền phong của họ là Đảng Cộng sản Pháp, và đã rút được phần nào kinh nghiệm của phong trào đấu tranh ở xứ đó, cũng như của Việt kiều ở Pháp, tôi đứng ngồi không yên bởi sự nóng lòng muốn về Tân Đảo ngay để hoạt động. Nhưng vào thời kỳ ấy, và ở trong xó hẻo lánh ấy của Nam Thái Bình Dương, những cơ hội đi lại rất hiếm.
Trong lúc chờ đợi, tôi viết thư cho các bạn trong Hội Việt Nam ái hữu ở Port-Vila, đặc biệt qua Nguyễn Đắc Cát, ngươi trước đây làm bếp cho ông Michel Amauld và đã biết tôi từ nhiều năm. Tôi thông tin cho họ về sự hoạt động của Việt kiều ở Pháp trong cuộc đấu tranh chống bọn xâm lược Hít-le; rồi về việc đoàn đại biểu Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, đặc biệt là Chủ tịch Hồ Chí Minh sang Pháp; về sự cần thiết phải gửi cho Việt kiều ở Pháp lương thực, quần áo, vì họ chỉ được nhận mỗi ngày 250 gram bánh mỳ và thiếu đủ mọi thứ. Phải quyên tiền cho quỹ cứu quốc.
Cuối cùng, có một cơ hội... Sau không biết bao nhiều lần chạy chọt, tôi bước chân lên một chiếc tàu của Messageries maritimes, chiếc tàu đầu tiên từ nước Pháp sang từ năm 1940 (nếu chúng ta không kể chiếc tàu chiến đưa đô đốc D’Argenliệu đến năm 1941, và tàu hộ tống La Grandiere đến làm nhiệm vụ “cảnh sát” Ở Santo năm trước). Một chiếc tàu thực sự là Pháp, một mảnh đất của Pháp, với những người Pháp chân chính, những sĩ quan và thủy thủ đã chiến đấu chông bọn xâm lược Hít-le, một chiếc tàu mang một tên đẹp: “Le Sagittaire”. Là một người mê tín như tất cả những người châu Á và đồ đệ của Rabelais, tôi chủ tâm đánh dấu sự kiện tốt đẹp với một chai “Châteauneuf-du-pape”.
Tôi xuống cầu tàu ở Port-Vila ngày 22 tháng 6 năm 1946.
Nguyễn Đắc Cát ra đón tôi ở đê chắn sóng và cho biết rằng một cuộc họp toàn thể Hội Việt Nam ái hữu Port-Vila đang tiến hành ở phòng Noël để bàn về việc trả tiền và vật tư cho những người hảo tâm, vì chính quyền địa phương không cho phép chuyển đi. Tôi lao đến phòng họp.
- Không! chiến tranh đã chấm dứt, chúng ta có thể gửi bất cứ gì cho đồng bào chúng ta ở Pháp đang bị giày vò vì thiếu ăn và thiếu mặc. Chúng ta có thể gửi đi sự đóng góp của chúng ta cho những chi tiêu của đoàn đại biểu nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ở Pháp, qua con đường của một trong những cố vấn của đoàn, ông Nguyễn Văn Thoại ở số 4, phố Montgrand Marseille.
Đề nghị được toàn thể cử tọa tán thành, không còn vấn đề giải tán Hội Ái hữu hay để cho nó tồn tại leo lét như đèn ngủ.
Cuộc thử thách đầu tiên là gửi 100.000 Francs CFP đến đoàn đại biểu Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Pháp. Mặc dù số tiền đó được gửi ngày 25-6-1946, trước một số người chứng kiến và mặc dù đã có giấy tiếp nhận của ông Trần Ngọc Danh, đại biểu của Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tại Pháp, vẫn có những kẻ độc mồm rêu rao rằng số tiền đó đã lọt vào túi của tôi. Chỉ gần đây thôi, nhờ một bạn Pháp, tôi mới nắm được trong tay thư số 175/DSP ngày 21 tháng 2 năm 1951 của Công sứ Pháp ở Tân Đảo gửi Bộ Pháp quốc hải ngoại có kèm theo bản tổng hợp những số tiền mà lao động Việt Nam ở Tân Đảo đã gửi cho quỹ cứu quốc, trong đó có những số tiền tôi gửi những ngày 25-6-1946, 12-9-1946, và 12-6-1947 (xem kho lưu trữ quốc gia, khu vực hải ngoại Aix-en Provence, tổng thanh tra lao động, khối 12 hồ sơ 10).
Đồng thời, tôi đề nghị tổ chức lễ chào quốc kỳ, và được mọi người đứng lên hoan hô. Tất cả các trái tim, mọi tấm lòng hướng về Tổ quốc nên chỉ trong hơn một tuần lễ, ban tổ chức do tôi chỉ đạo làm được những việc phi thường: thuê một ngôi nhà (không phải là chuyện dễ vì chúng tôi còn ở dưới chê độ “Indigène”), ngôi nhà đó sẽ là trụ sở của hội những người lao động Việt Nam ở xứ Tân Đảo (Liên hiệp công đoàn CGT xứ Tân Đảo); bầu đại biểu của công nhân các đồn điền và của lao công ở thị xã; dựng ba cột cờ, may cờ và may khẩu hiệu; tổ chức đội bảo vệ an ninh; ấn định chương trình nghi lẽ của cuộc mít tinh, chào cờ, tuần hành và của những cuộc vui chơi tiếp sau đó. Điểm cuối này gây nên những tranh luận sôi nổi vì đây không phải là vấn đề cá nhân mà là vấn đề hoạt động của tổ chức trong tương lai.
Vấn đề chủ tọa buổi lễ được giải quyết nhanh chóng, đương nhiên nó thuộc quyền của ông Chủ tịch đương chức của Hội Ái hữu Việt Nam Port-Vila, mặc dù có nhiều người lên tiếng nhắc lại rằng Đặng Long Hưởng là một người cộng tác tích cực của tên đại lý Pháp ở Santo, kẻ đã ra lệnh bắn vào những người lao động Việt Nam ở đồn điền Ratard ngày 8 tháng 5 năm 1945. Hắn đã phải sống chui rúc trước khi trốn về Port-Vila. Ớ đây hắn vẫn làm việc dưới quyền của viên chức đó, và từ đó đến nay, sự hoạt động của hắn trong hàng ngũ Ái hữu có tính chất tiêu cực.
Ai sẽ kéo quốc kỳ lên không gian? 18 trên tổng số 19 đại biểu bỏ phiếu cho Đồng Sỹ Hứa. Chống lại là những người làm việc ở tòa sứ và làm công cho các quan chức cao cấp, và mấy thợ thủ công mua được quyển cư trú tự do sống ở thị xã và lập hợp trong khu thứ 19. Nhưng cuối cùng họ đã chấp thuận, trước hết vì họ là một thiểu số rất nhỏ và vì có thể xảy ra điều gì đó như nhà chức trách phao tin. Tôi nghĩ rằng có thể xảy ra điều gì đó nên căn dặn kỹ các đại biểu và ban trật tự không được can thiệp nếu nhà chức trách đến bắt tôi trong lúc tôi thi hành nhiệm vụ. Một hành động tượng trưng của tôi cũng đủ để đáp lại, hồi đó chúng tôi còn bị đè nén dưới “một cái nắp bằng chì”.
Cuộc tranh luận say mê và sôi động nhất xoay quanh một vấn đề quan trọng là: sau lễ chào cờ, cảm ơn những người lãnh đạo Ái hữu đã dẫn dắt đồng bào đến ngày vinh quang này và yêu cầu họ đưa quần chúng tiến lên một bước mới bằng cách đòi nhà chức trách công nhận những quyền lợi kinh tế và chính trị mà lao công Việt Nam có thể và phải được hưởng được sau khi hợp đồng chân đăng đã mãn hạn.
Ban trật tự với sơ-mi trắng, quần xanh, mũ nồi “bátscơ” và có thể có cả búa hay “cờ-lê-mỏ-lết” dắt giữa sơ mi và quần, được triển khai giữa phố Higginson, con đường chính của thành phố chạy theo bờ vịnh. Hai đội bảo an binh Pháp và Anh có mặt, nhưng họ dừng chân ở các ngã ba lân cận. Luật quốc tế được tôn trọng: quốc kỳ Việt Nam kéo lên không gian với cờ Pháp bên phải, và cờ Anh bên trái. Từ tháng 6 năm 1946 đến 3 năm 1947, khi hội những người lao động Việt Nam xứ Tân Đảo chuyển trụ sở vào Tagabé, tất cả bạn bè, Pháp, Việt Nam, Fidji, Tahiti... đến Port-Vila có thể nhìn thấy từ ngoài khơi, khi mới vào vịnh, ba chiếc cờ lung bay trong gió ngay giữa thành phố.
Tôi xin chép lại một đoạn bài tôi đã viết trong tuyển lập hồi ký “Những ngày tháng Tám” về Cách mạng tháng Tám 1945, Nhà xuất bản Văn Học, Hà nội 1961.
Ngày 30-6-1946 là ngày vui nhất của anh chị em Việt kiều ở Tân Đảo.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng tiền phong của giai cấp công nhân, chúng tôi đã thực hiện khôi đoàn kết toàn thể kiều bào, công nhân, tiểu thương, công chức, lương và giáo, và đoàn kết chặt chẽ với lao động và nhân dân Tân thế giới, với lao động và nhân dân Pháp. Nhờ vậy, mà ngày 30-6-1946, chúng tôi đã kéo được cờ lên không gian thị trấn Vila, thủ phủ cửa quần dào Tân Đảo, trên đảo Vatê, và tuyên bố đoạn tuyệt với cuộc đời nô lệ, hước vào giai đoạn đấu tranh có tổ chức. Cũng ngày đó, chúng tôi chuyển Hội Ái hữu, đã được thành lập một tháng về trước nhưng chưa hoạt động được mấy, thành lập công đoàn và tiến hành một cuộc đấu tranh lâu dài gian khổ giành những quyền lợi căn bản của con người.
Cờ đỏ sao vàng kéo lên giữa thành phố Vila đã làm nức lòng mọi người, thêm sức đấu tranh cho mỗi người. Anh em thủy thủ ở Tân thế giới hay ở Pháp nói rằng từ ngoài khơi vào, trâng thấy cờ đỏ sao vàng phấp phới chính giữa thành phố gây nên cho người công dân Việt Nam ở đất khách quê người, cho người chiên sĩ Cách mạng bốn phương trời một cảm giác lạ thường, vừa kiêu hãnh, vừa tin tưởng.
Cờ xí rợp trời, biểu tình, múa sư tử, múa rồng, thành phố của người bỗng nhiên biến thành thành phố của mình.
Chẳng những người sống, mà những người chết có lẽ cũng rạng mặt. Một lễ truy điệu đã được tổ chức trước nấm mồ phẳng lì của bốn chiến sĩ vụ Chevalier đã bị chặt đầu và vùi dập ở đây 15 năm về trước.
Ngày 30 tháng 6 năm 1946 thật sự là ngày giải phóng của những người nô lệ Việt Nam ở Tân Đảo: họ vừa bẻ gãy xiềng xích của mình. Họ nhận thức rằng đoàn kết và được tổ chức lại, họ trở nên một lực lượng mà những kẻ từ trước đến nay áp bức họ phải coi trọng và họ bắt đầu tin rằng David có thể đọ sức với Goliath và chiến thắng như đứa bé làng Phù Đổng hồi mở đầu lịch sử của đất nước, đã đuổi được bọn xâm lăng Ân bằng cách huy động nhân dân và tự trang bị với những cây tre nhổ lên trên đường ra trận”.

Cuộc đọ sức giữa
“David và Goliath”

Họ đã giành được quyền ngẩng cao đầu và nhìn thẳng vào mặt kẻ áp bức họ. Nhưng giành được quyền lợi chính trị và kinh tế, xóa bỏ trên thực tế quy chế dân bản xứ, con phải đấu tranh gian khổ lâu dài. Tất cả còn ở phía trước.
Trước hết phải xiết chặt hàng ngũ và hun đúc sự đoàn kết bằng cách soạn thảo những mục tiêu đáp ứng nguyện vọng của số đông và xây dựng một biểu đồ tổ chức có khả năng vận hành tốt. Đó là những nhiệm vụ khó khăn.
Chúng tôi toát mồ hôi sôi nước mắt khi dự thảo điều lệ vì chúng tôi là những chiến sĩ tập sự, những người tổ chức thiếu kinh nghiệm, thiếu những tư liệu tham khảo. Tư liệu duy nhất mà chúng tôi có trong tay là điều lệ Đảng Cộng sản Pháp xứ Tân Ca-lê-dô-ni, dĩ nhiên là sơ sài vì ở xứ ấy phong trào dân chủ và tiến bộ cũng mới ra đời. Tôi đã tìm lại được một bản, có chữ ký của đại biểu và các đoàn viên công đoàn đồn điền Bladinieres, ở Tagabé, gần Port-Vila. Đó là bản điều lệ đã được bổ sung và ấn hành ngày 29 tháng 1 năm 1947 (có nghĩa là một tháng 10 ngày sau ngày nổ ra cuộc chiến tranh mở rộng ở Việt Nam và bốn ngày sau khi đoàn hồi hương đầu tiên rời xứ Tân Đảo).
Sau đây tôi xin trích điều xác định những mục tiêu của tổ chức (tôi giữ nguyên văn những danh từ “thô sơ” hồi đó):
Trong vòng pháp luật, mục đích của hội gồm có bốn tiết sau đây:
  1. Đào tạo những phòng giải trí và xếp đặt nhiều cuộc họp để gây tình cảm giữa các hội viên. Các tình cảm ấy có thể giúp cho các hội viên, phần nhiều là phải vật lộn với một đời sống vật chất khó khăn, tìm thấy cái sự dũng cảm mà chống với đời và yêu sự sống.
  2. Sắp đặt sự cứu tế giữa các hội viên.
  3. Thu góp tiền tài để giúp những bạn lao động khổ hơn bất cứ ở chỗ nào, hay giúp những nhóm dân chúng, bất cứ ở chỗ nào trên thế giới thiếu ăn và đói rét.
  4. Bảo tồn quyền lợi của những hội viên.
Điều tiếp theo nhấn mạnh sự'đoàn kết với các loại lao động khác và với lao động nước ngoài quá cảnh.
“Có thể nhập hội: những người lao động làm. bằng tay và những người làm công các hãng khác ở xứ Tân Đảo.
“Có thế đến hội quán: những nhân viên các công đoàn Tân Thế và các Tổng liên đoàn lao động Úc, Trung Hoa, Anh, Mỹ...”
Các điều 9 và 1 có tính chất trạng huống, chúng phản ánh tinh thần yêu nước, ít nhiều mang màu sắc chủ nghĩa dân tộc của hội viên và của hầu hết lao động Việt Nam xứ Tân Đảo. Hãy xét:
“Điều 9: Bổn phận của nhân viên là phải tham dự cuộc đấu tranh hài trừ những cử chỉ vong quốc hại gia, nịnh hót, vị nể, xa phí, rượu chè, cờ hạc, nha phiến. (những người mắc bệnh ấy phải bỏ dần dần để lúc về xứ sở khỏi là cúi nợ cho nước nhà và bài trừ những hủ tục: khép nép đối với người ngoại chủng, yêu chuộng những hư danh, đốt hương vàng, tin nhảm, vân vân...)
Điều 10: Bổn phận của nhân viên là: phải quảng cáo cho hội, cho dân tộc, cho quốc tế lao động bằng cách ăn ở, phải tránh sự ỷ lại, phải tận tâm với nghĩa vụ, phải nhận những nhiệm vụ do quần chúng phó thác cho mình, phải luôn luôn nghe ngóng tin tức, phải đến tham dự các phiên hội đồng, không được xao lãng công việc, thấy sự nguy hiểm mà lùi hước, thấy sự khó khăn hay thất bại mà nản chí, chồng không được cấm vợ, vợ không được ngăn chồng đi theo con đường nghĩa vụ”
Điều khoản cuối cùng, điều 12, thật sự là một lời kêu gọi hành động:
“Bổn phận của các người trách nhiệm là:
a)    Làm tròn bổn phận của một người nhân viên.
b)    Và xếp đặt, hướng dẫn và làm gương.
      Những quyền và những bổn phận kể trên là những bổn phận và những quyền tối cao của cá nhân. Đấy là nền tảng của chủ nghĩa dân chủ, đấy là số phận của hội, đấy là tương lai của Tổ quốc, đấy là tương lai của giai cấp cần lao vô sản: tiến hay thoái do ở quần chúng. Chúng ta muốn hay chúng ta không muốn tham dự đến cuộc kiến thiết một xã hội Việt Nam mới”.
Những điều khoản về biểu đồ tổ chức được soạn thảo với ý muốn bảo đảm sự vận hành thật sự dân chủ và quản lý tài chính hết sức chặt chẽ. Đó là điều tất nhiên. Tôi đề nghị thành lập một đoàn cố vấn, đây là hội đồng những nhà hiền triết bao gồm những vị lão thành được kính trọng nhất của các khu. Tôi nhấn mạnh quyền hạn của đoàn đại biểu, nhất là của tổng đại biểu, và thu hẹp quyền của ban chấp hành, nhất là của tổng thư ký, vì tôi cảm thấy tôi sẽ được chì định vào chức vụ đó. Điều ấy cần thiết vì tôi xuất thân từ một tầng lớp xã hội khác đại đa số các bạn chiến đấu của tôi. Quả vậy tôi là người công chức biệt phái duy nhất của phủ toàn quyền Đông Dương, một “ông quan” như đồng bào vẫn gọi tôi cho đến hồi đó (25).
Quyền lực tối cao thuộc đoàn đại biểu, mỗi tuần họp một lần, tập thể đó bầu hội đồng những nhà hiền triết và ban chấp hành, chế định sự hoạt động của hai cơ quan này và bãi miễn toàn bộ hay một phần thành viên của chúng. Tổng đại biểu có quyền đình chỉ sự thi hành một chủ trương của ban chấp hành cho đến một cuộc họp bất thường do ông triệu tập. Những khoản chi tiêu trên một nghìn quan CFP, tức là 2.400 quan tiền Pháp, phải được ông chuẩn y. Trong trường hợp khẩn cấp, tổng thư ký có thể tiến hành việc chi tiêu nhưng số tiền xuất ra sẽ không được hoàn lại cho ông nếu khi xem xét thấy không cần thiết (điều chưa bao giờ xảy đến).
Có những điều khoản kỳ cục, nhưng đó là những yêu cầu của thời điểm ấy.
Việc thảo luận và thông qua bản điều lệ được tiến hành ngày 7 tháng 7 năm 1946 và việc bầu cử vào các cơ quan của hội ba ngày sau. Những sự kiện đó được thông báo cho ỏng công sứ Pháp ở Tan Đảo bằng một bức thư đề ngày 10 tháng 7 mà tôi tìm lại được một bản do ông Phó công sứ Pháp Azoulay Amaury chứng thực sao y nguyên bản.
“Chúng tôi, ký tên dưới đây, đại biểu các chi nhánh của Liên đoàn Ái hữu Việt Nam ở Port-Vila, trân trọng thông báo với ngài rằng:
1. Ngày 7 tháng 7 năm 1946, trong một cuộc họp toàn thể hội viên của hội chúng tôi và theo nguyện vọng của đa số hội viên các chi nhánh, chúng tôi đã thông qua bản điều lệ kèm theo đây và quyết định rằng từ nay trở đi hội của chúng tôi mang tên “Việt Nam công đoàn”... Trong số19 đại biểu, 18 người đã tán thành việc đố.
2.  Ngày 10 tháng 7 năm 1946 cũng trong một cuộc họp toàn thể, chúng tối đã bầu một ban chấp hành mới. Những người sau đây đã được bầu: Tổng thư ký: Đồng Sỹ Hứa; Phó tổng thư ký: Đỗ Tích Lễ; thư ký: Nguyễn Công Sách, Đinh Văn Gia, Lê Bích Ngọc, Vũ Đức Văn; thủ quỹ: Nguyễn Đắc Cát.
Ngoài ra, chúng tôi đã bầu đồng chí Nguyễn Văn Rư của chúng tôi vào chức vụ Tổng đại biểu.
Chúng tôi yêu cầu ngài vui lồng phê chuẩn bản điều lệ kèm theo đây và cuộc bầu cử mà chúng tôi đã tiến hành.
Xin ngài nhận những lời cảm ơn chân thành của chúng tôi. ”
Tiếp theo là các chữ ký, và lời ghi dịch theo y bản chính. Ký tên: Đồng Sỹ Hứa, phiên dịch có tuyên thệ bên cạnh các tòa án Pháp và Pháp - Anh ở Tân Đảo.
Đối với những người sống ở các nước có chế độ dân chủ vào cuối thế kỷ XX này, những điều đó hết sức bình thường. Nhưng vào tháng 7 năm 1946, ở Tân Đảo, đó là một điều phi thường, phi thường cả với các “ông chủ ” của chúng tôi. Chắc là họ sửng sốt khi nghe chúng tôi nói với họ giọng đó, dám gọi ông công sứ là ngài (Excellence) như chúng tôi ngang hàng với hắn.
Sự loan tin tức - nói nhỏ cho nhau nghe - và việc chuyển ngầm những văn kiện nói trên đã ảnh hưởng một phần nào đến phong trào đấu tranh của lao động Việt Nam trên các thuộc địa Pháp gần hay xa.
Tháng 7 năm 1946, Hội Việt Nam công nhân Tân Thế giới ra đời. Những hoạt động của tổ chức đó đã được nêu lên một phần trong bài “Một trang lịch sử bị bỏ quên” của nhà sử học Jean Suret Canale đăng trên tuần báo “Révolution” số453, tuần 4/10 tháng 11 năm 1988.
Ở quần đảo Wallis và Futuna, cách Tân Đảo khoảng 3.000 cây số, hồi đó chỉ có hai người Việt Nam xuất dương từ hơn nửa thế kỷ và kết hôn với người bản xứ. Các cụ sống ở những hòn đảo hẻo lánh đến mức phải một năm sau Cách mạng tháng Tám, khi tàu “Le Néo Hébridais” đến (đi lần đầu tiên từ cuộc chiến tranh thế giới thứ hai) họ mới biết tin. Mặc dù tuổi cao trên sáu mươi và đường xa hơn 6.000 cây số đi về và 5, 6 tháng chờ đợi mới có một chuyến tàu (như ở các đảo Epi và Pentecôte ở quần đảo Tân Đảo), cụ Nguyễn Văn Pháo vẫn không do dự. Cụ đã sắp xếp sang Tân Đảo để có thể nhìn lá cờ Tổ quốc và thở không khí tự do trước khi nhắm mắt. Tôi đứng bên cạnh cụ trong buổi lễ chào cờ ngày 2 tháng 9 năm 1946 trong một trường học Việt Nam ở PoT-Vila vừa được thành lập. Tựa vào chiếc gậy đẽo từ rễ một cây sú già hàng trăm năm - cụ đã kỷ niệm cho tôi, nhưng qua những cuộc hành trình sau này tôi không giữ được - cụ khóc sướt mướt (26). Con cụ, một cựu hạ sĩ trong thủy quân Pháp, thủy thủ trên tàu “Le Néo Hébridais” lớn hơn tôi 4 tuổi, gọi tôi là “chú’’. Khổng phu tử, tôi xin lột mũ chào ngài.
Còn đồng bào ta ở các đảo Tahiti-Makatéa cách Tân Đảo hơn 5.000 cây số phải đến tháng 4 năm 1947, họ mới bắt được liên lạc với đồng bào của mình ở Tân Đảo và xin gia nhập Liên hiệp cộng đồng xứ này, nhưng chúng tôi phải gợi ý với họ hãy gia nhập thẳng Tổng liên đoàn lao động Pháp để có những quan hệ nhanh chóng hơn và để tiếp nhận một sự chỉ đạo tốt hơn.
Tất nhiên ảnh hưởng đến anh chị em chúng tôi ở các đảo trong địa hạt miền bắc (Santo) và trong địa hạt thứ hai miền trung (Mallicolo, Pentecôte, Epi...) sâu hơn và mạnh hơn. Liên tiếp nhiều thư đến tay chúng tôi, yêu cầu, thúc giục và đòi hỏi chúng tôi giúp họ bẻ gãy xiềng xích. Anh chị em đảo Santo và các đảo lân cận cho chúng tôi biết rằng nếu chúng tôi khổng mau chóng đến với họ, họ sẽ làm liều. Tổ chức một cuộc hành trình từ miền bắc xuống miền nam, từ miền nam lên miền bắc và kéo quốc kỳ ở nơi gặp nhau rồi ra sao thì ra, họ thông báo cho chúng tôi như vậy.
Trong lúc đó, Tình hình trở nên phức tạp, chi nhánh ly khai, chi nhánh thứ 19, tập hợp những nhân viên của tòa sứ, trong đó có thông ngôn Đặng Long Hưởng, tài xế Nguyễn Viết Công, bếp Bùi Gia Dự được đề bạt làm phiên địch. Những người làm công cho các công chức cao cấp Pháp và Anh (những người này không nhiều), những cựu đốc công và thư ký của các chủ đồn điền lớn đã nhảy ra phục vụ bọn này với tư cách là cai thầu thuê công nhân làm khoán, khoảng ba chục người, thành lập Hội Ái hữu. Đây là một sự trùng lặp lạ lùng, nó mang tên Việt Nam cộng hòa, tên mà sau này chính quyền thân Mỹ ở miềnNam Việt Nam sẽ mang từ năm 1955 đến năm 1975 (từ Ngô Đình Diệm đến Nguyễn Văn Thiệu). Như người ta sẽ thấy sau này, tổ chức đó ra sức cản trở công việc của công đoàn.
Sự trình bày các yêu sách dễ dàng hơn khiến chúng đã tự lộ chân tướng một cách rõ ràng.
1.  Hồi hương trong thời hạn ngắn nhất: tất cả chúng tôi đã hoàn thành hợp đồng.
2.  Xóa bỏ thuế hành chính vì chúng tôi bị lưu lại xứ Tân Đảo ngoài ý muốn của chúng tôi. Chúng tôi công nhận là vì chiến tranh nhưng tình trạng chiến tranh đã chấm dứt và đã có tàu đưa đội viễn chinh Pháp sang Đông Dương và mang đến đây hàng tiếp tế cùng với các lực lượng đàn áp.
  1. Quyền được tiếp tế gạo vì lý do như trên.
  2. Tự do lao động, quyền được làm việc với bất cứ người chủ nào tạo cho chúng tôi những điều kiện lao động và sinh sống tốt nhất, chứ không phải là với những hạn chế của Nghị định số 17-CR ngày 31 tháng 10 năm 1945 của Thống đốc xứ Tân Ca-lê-đô-ni và các lãnh thể phụ thuộc, Tổng ủy của nước Cộng hòa Pháp tại Thái Bình Dương, Cao ủy nước Pháp tại quần đảo Tân Đảo.
  3. Tự do thuê nhà hay đất để chúng tôi tự lập nghiệp bằng cách làm vườn hay làm nghề thủ công và tự do buôn bán.
6.  Bãi bỏ lệnh cấm người Việt Nam đi lại sau chín giờ đêm và thừa nhận cho họ quyền tự do đi lại từ đảo này sang đảo khác.
  1. Tôn trọng tự do cá nhân bằng cách thi hành luật pháp chung về vấn đề khám xét.
  2. Và cuối cùng, một yêu sách có tính chất chính trị: Phóng thích những người còn sống sót vụ Chevalier đã bị kết án tù khổ sai có thời hạn chung thân (một trong những người đó, anh Huynh, án tù chung thân, đã đến thăm tôi vào cuối năm 1946); và được phép xây một cái mộ ở chỗ đã vùi xác những người bị chặt đầu ngày 28 tháng 7 năm 1931, một đám đất phẳng lỳ đầy cỏ dại. Đó là hành động xức phạm tột đỉnh đối với chúng tôi, những người hầu hết đều thờ cúng tổ tiên.
Những yêu sách đó, trừ điểm cuối cùng chắc làm cho các bạn mỉm cười vì qua nhận thức của các bạn, chúng tầm thường, hiền lành làm sao. Đó là sự cụ thể hóa của việc xóa bỏ chế độ “người bản xứ” ổ nhục kia thay vào đó một chế độ nô lệ càng nặng nề hơn, vì nó kèm theo “sự mất nước”. Điều đó làm cho chúng tôi như bị bóc da xé thịt, và nó làm cho những người dân chủ thật sự, những người cấp tiến thật sự, ở tất cà các nước, phải suy nghĩ, nhất là con cháu của những người chiến thắng Bastille, những người thua cuộc của công xã Paris và những con tin Chateaubriant.Nhưng cũng như việc đã không hé môi trong cuộc kinh lý ở Santo năm 1944 trước những việc làm của chủ đồn điền rõ ràng là trái với các điều khoản của tờ giao kèo, Công sứ Pháp ở Tân Đảo, ông Robert Kuter, như điếc và câm; còn các ông chủ, chắc đã nhận được khẩu lệnh và đã luận bàn với nhau, từ chối không thảo luận những điều kiện làm việc mới. Một trong số bọn họ đuổi ra khỏi trang trại của mình những nhân viên từ chối không làm việc theo những điều kiện cũ, gây nên những khó khăn cho công đoàn. Tổ chức này khuyên những người độc thân “tự mình” đến ở “dépôt” - trạm tiếp nhận lao công mới nhập cư - hay nơi tạm trú của những lao động đổi chủ, hồi đó chỉ dành một góc cho một số nhỏ những người ho lao. Đúng là một sự “chiếm nhà máy” trước khi chúng tôi nắm được nội dung và biết danh từ đó. Công đoàn đưa các gia đình đông con đến ở trên hữu ngạn sông Tê-u-ma, cách Port-Vila khoảng mừơi cây số. Đó là một lô đất bằng phẳng, đẹp nhưng đầy cà gai, thuộc quyền sở hữu của ông Georgcs Delaplane, một nhân viên bình thường đã có sự rắc rối với chính quyền và không có lao công. Trong hoàn cảnh đó, ông đồng ý với chúng tôi và tin rằng khi chúng tôi hồi hương, tất cả những gì chúng tôi khai phá và xây dựng sẽ thuộc về ông. Nơi trú chân đó, mà chúng tôi gọi là trại Việt Nam số 1, sẽ đóng một vai trò lớn trong các cuộc đấu hanh sau này.
Tôi chạy vạy để đi Santo, ở đó đồng bào Việt Nam, với quân số lớn nhất trên quần đảo, đang sôi sục chờ đợi. Tôi đã hoài công vì không có chỗ, đúng là không có chỗ cho tôi trên các tàu “Néo Hébrìdais” và “Morinda”, những chiếc tàu Pháp và Anh đảm nhận sự chuyên chở liên đảo.
Giữa lúc đó, có tin một đoàn thanh tra từ chính quốc sẽ đến trong nay mai.
Ngày 27 tháng 8 năm 1946, bằng thư bảo đảm với giấy phúc nhận, gần như giấy báo qua môn lại (huissier) gửi cho công sứ Pháp, tôi khẳng định với ông ấy rằng tôi đã quyết định từ chức phiên dịch của sở thực dân và phiên dịch có tuyên thệ bên cạnh các tòa án Pháp và Pháp-Anh xứ Tân Đảo và tôi báo tin rằng tôi sẽ không đi làm kể từ ngày ấy.
Ngày 31 tháng 8 năm 1946, bằng thư bảo đảm với giấy phúc nhận gửi cho các ông Tổng thanh tra các thuộc địa Tupinier và Boyer, Hội những người lao động Việt Nam xứ Tân Đảo chào mừng sự viếng thăm của . những người đại diện nước Pháp mới và trình bày với họ những yêu sách của hội viên, mặt khác đòi cách chức những công chức đã áp bức mình, nhất là ở các đảo và truy tố trước tòa án những chủ đồn điền đã ngược đãi minh như súc vật. Kèm vào thư có bản sao báo cáo mà tôi đã gửi cho ông Chủ tịch Hội nhân quyền Pháp ngày 30 tháng 1 năm 1946 và những thư từ đã gửi cho ông Cố vấn đại sứ quán Pierre Laurin những ngày 30 tháng 1, 16 tháng 2 và 23 tháng 5 năm 1946!
Cũng ngày hôm đó, đáp lời kêu gọi của Công đoàn, đông đảo lao động Việt Nam đến đón đoàn thanh tra, sắp xếp trật tự sau những tấm biển đơn giản (theo thông tin của Hội công nhân Việt Nam xứ Tân Đảo, tức Việt Nam công đoàn Tân Đảo ngày 5 tháng 9 năm 1946): “Chào mừng các sứ giả của nước Pháp mới”, “Đả đảo bọn buôn bán người da vàng”; Tàu, gạo”; “Tự do lao động, tự do thương mại, tự do đi từ đảo này sang đảo khác”; “Đả đảo chế độ nô lệ” và “Thực hiện các lời hứa của ông Cố vấn đại sứ quán Laurin”.
Người ta chỉ dành cho chúng tôi những cái nhìn “nửa con mắt” và những cái bĩu môi khinh bỉ. Nhưng chúng tôi đã “đo được áp suất mạch máu của Goliath”.
Ngày 1 tháng 9 các vị ấy phải được dưỡng sức sau một cuộc hành trình kéo dài.
Ngày 2 tháng 9 chúng tôi bận mừng Quốc khánh nước nhà, khai trương trường học Việt Nam đầu tiên ra đời ở Tân Đảo và có thể cả ở toàn cõi Thái Bình Dương. Chính ngày đó khi chúng tôi được tin công sứ Pháp Robert Kilter đến trụ sở của Việt Nam cộng hòa để “Dự lễ độc lập của Việt Nam” chúng tôi biết chắc chắn rằng một số đồng bào mình trong tổ chức đó do những người phiên dịch của tòa đại sứ là Đặng Long Hưởng và Bùi Gia Dư điều khiển và được tài trợ bởi những thầu khoán, sẽ chống lại chúng tôi cho đến cùng. Nhưng sau đó một đoàn của Việt Nam công đoàn do chính Tổng thư ký dẫn đầu đến trụ sở Việt Nam cộng hòa chia vui.
Ngày 3 tháng 9, trước hai giờ chiều một ít, đại đa số hội viên công đoàn tập hợp dưới gốc cây giữa đường dốc từ trung tâm thị xã lên tòa sứ. Cùng tham gia có các bạn của trại tạm trú Pointe D’Arbel, gọi là “Thiên lập” và một số của tổ chức “Việt Nam cộng hòa”.
Đúng hai giờ chiều, sau những biểu ngữ được nêu cao, đoàn biểu tình tiến lên. Hàng ngũ chỉnh tề, nhường đường cho xe cộ qua lại. cổng của lòa sứ thường được mở rộng, hôm nay khép kín và được một nửa tiểu đội lính bảo an, cảnh sát đứng gác. Nghe đoàn biểu tình la ó, Thanh tra lao động Henri David, ông cẩm François Rossi và ông phó công sứ Azoulay-Amaury xuất hiện đi theo là Bùi Gia Dư, bếp của tòa sứ, vừa được đề bạt làm phiên dịch. Ngoài ra còn có những công chức của tòa sứ, như các ông Antoine Rossi, chỉ huy đội lính bảo an, ông Courtot, chủ nhiệm sở tài chính cũng đến, không rõ với tư cách là người tò mò hay là những nhân chứng? Đội bảo an binh đứng ở tư thế chiến đấu như trong vụ Ratard một năm trước.
Đã thế, phải tiến lên. Đi đầu là Đồng Sỹ Hứa và Đỗ Tích Lễ, Tổng thư ký và Phó tổng thư ký của Hội. Rồi đến Đinh Khắc Thuận và Bùi Văn Xứng, đại diện của những người “bất khuất” trại tạm trú “Pointe d’Arbel”.
Cuộc tranh luận to tiếng nể ra:
-     Các người muốn gì.
Xóa bỏ chế độ nô lệ mà chúng tôi đã phải chịu đựng từ khi chúng tôi đến đất nước này, không thể chấp nhậnđược nữa từ khi chúng tôi đã hoàn thành hợp đồng “chân đăng” và khi tình trạng chiến tranh đã chấm dứt. Chúng tôi yêu cầu được hồi hương.
-     Nhưng không có tàu...
-     Các người có tàu để chở lính, chở vũ khí và đạn được sang Việt Nam.
-     Cụ thể các người muốn gì?
-     Chúng tôi biết rằng các ông không đủ thẩm quyền để trả lời chúng tôi. Chúng tôi muốn tiếp xúc với các ông Tổng thanh tra các thuộc địa Tupinier và Boyer. Phải chăng các ông ấy có thể nói với. chúng tôi ý nghĩ của những người Pháp đã chiến đấu chống bọn “Bốt” (Đức) về trường hợp này.
-     Họ không ở đây. Họ ở nhà khách ghép vào bệnh viện.
-     Chào!
Nhà khách ở cùng một đường hẽm với chỗ ở của tôi (nhà tôi ở dựa lưng vào nhà tù) và ở cạnh sân cỏ của đoàn bảo an binh, nơi đã chém 4 người bị kết án tử hình trong vụ Chevalier.
-     Chúng ta đi đến đó chứ?
-     Đi! Đi! Đi!
Ông Tổng thanh tra các thuộc địa Tupinier, người lãnh đạo của đoàn, đón tiếp chúng tôi một cách lanh lùng và cho chúng tôi biết rằng ông đã nhận được đơn xin tiếp kiến của một hội Việt Nam khác và ông đã hẹn sẽ gặp họ hôm sau vào lúc 9 giờ. Ong hứa sẽ tiếp chúng tôi vào 10 giờ cùng ngày. Điều mà tôi nhớ như mới xảy ra ngày hôm qua là cử chỉ và lời nói lúng túng của ông Tupinier: “Các người hãy giải tán đi, các người không làm cho công tác của chúng tôi được thực hiện một cách dễ dàng”. Đồng ý vậy. Chúng tôi giải tán trong trật tự và sự yên tĩnh, với niềm tin của những người nghĩ rằng lẽ phải ở về phía mình, rằng nhân loại luôn tiến lên, rằng không có sự thoái hóa của lý tưởng cũng như “không thể có việc nước từ cửa sông trở lại nguồn” như Victor Hugo đã viết.
Sáng ngày 4 tháng 9, các ủy viên của đoàn cố vấn là những người có quyền quyết định cuối cùng và các thành viên của đoàn đại biểu gồm tôi là Tổng thư ký, Phó tổng thư ký Đỗ Tích Lễ và cụ Bùi Văn Xứng đại diện các bạn “Bất khuất” trạm Pointe d’Arbel đến gặp đoàn thanh tra.
Chúng tôi đến rất sớm so với giờ hẹn. Mục đích là để biết những người nào “đại điện” của Việt kiều xứ này được đoàn thanh tra dành cho cuộc tiếp xúc đầu tiên vào 9 giờ. Chúng tôi đã thấy âm mưu của các nhà chức trách, đó là những đại diện của hội mang ten kỳ quặc “Việt Nam cộng hòa”
Họ là các ông Nguyễn Đình Từ, cựu đốc công của luật sư Gomichon Des Granges, chủ đồn điền ở Bellevue, luật sư bào chữa ngày 13-9-1943 đã bị kết án 100 quan tiền phạt án treo, vì đánh đập và gây thương tật cho công nhân Nguyễn Viết Công, lái xe của công sứ Pháp, và một người vô danh, đại diện cho “Hội Việt Nam cộng hòa”.(27)
Sự trình bày của tôi không có gì mới so với bản báo cáo mà tôi đã gửi cho ông Chủ tịch Hội nhân quyền Pháp và cho ông Pierre Laurin, và cũng đã gửi cho đoàn thanh tra theo thư bảo đảm, có giấy báo nhận. Ông Tổng thanh tra các thuộc địa Tupinier kết thúc cuộc thảo luận bằng cách nói với chúng tôi rằng ông chẳng có quyền quyết định gì hết, rằng chức trách của ông là báo cáo với chính phủ để xin ý kiến và phát biểu với chính quyền địa phương những; lời khuyên mà ông coi là có ích. Ông là một người lương thiện, một người Pháp thật sự, như tôi có thể nhận định qua bản báo cáo đã đệ trình khi ông kết thúc cuộc công cán của mình (Gần đây tôi mới được đọc bản báo cáo đó do một người bạn đã tìm thấy ở kho lưu trữ quốc gia Pháp ở Aix-en-Provence).
Được thông báo về sự thất bại của cuộc đàm phán, các đại biểu bay về các chi nhánhđể truyền đạt nghi quyết. Tập hợp hồi hai giờ chiều ở cùng địa điểm hôm trước; ba giờ chiều đến chỗ ở của hai tống thanh tra các thuộc địa i Tupinier và Boyer.
Nghe tiếng gõ cửa, ông Tổng thanh các thuộc địa Tupinier ra mắt và nói “Sáng nay tôi đã đàm luận với các ông một tiếng rưỡi đồng hồ. Trở lại đây, các ông muốn gì? Các ông phải giải tán ngay”! Cửa đóng sập.
Những người biểu tình, già và trẻ, từ chối không giải tán. Họ tìm chỗ ngồi, nằm trên cỏ. Tất nhiên các con của tôi, lên năm, lên ba và một tuổi cũng ở lại đó. Cuối chiều, khi đêm đến, thể theo lời thỉnh cầu của các cụ cố vấn và của Ban chấp hành, phụ nữ và trẻ em đồng ý về nhà hay về trụ sở của Hội. Nam giới, kể cả các cụ già, ở lại địa bàn, trên con đường hẽm đầy cỏ từ nhà tù đến bệnh viện, đi qua căn hộ của tôi và nhà khách đón phái, đoàn thanh tra. Một trận mưa như chĩnh đổ trút xuống vào nửa đêm cũng không đủ sức buộc ai rời trận-địa.
Hôm sau, ngày 5 tháng 9, hồi 9h30, ông Tổng thanh tra các thuộc địa Tupinier tiếp đoàn đại biểu công đoàn và thông tin rằng 3 vấn đề đã được giải quyết: Tự do lao động, tự do thương mại và khả năng gửi tiền cho phái đoàn nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tại Pháp. Đỏ ìà những vấn đề phụ theo nhận thức của chúng tôi. Òng nói thêm rằng ông vừa điện cho Bộ Pháp quốc hải ngoại “cần tìm thêm tàu để lao công Việt Nam nhập cư ở Tân Ca-lê-đô-ni tỵà ở Tân Đảo hồi hương, rằng đó là một vấn đề quan : trọng”. Ông hứa sẽ tiếp tục thảo luận với chính quyền địa phương hai vấn đề chính: Quyền mua gạo và quyền đi lại. “Các ông hãy giải tán! ”. Rồi ông sập cửa.
Từ cửa nhà của hai ông Tổng thanh tra các thuộc địa Tupinier và Boyer tôi đã công khai thông báo ý kiến của đoàn thanh tra, đoàn biểu tình từ chối không giải tán.Đến mười giờ mười lăm, một số khá đông hội viên của Hội Việt Nam cộng hòa gia nhập hàng ngũ những người biểu tình. Nhân danh là Tổng thư ký Việt Nam công đoàn, tôi yêu cầu đoàn viên của mình đón tiếp họ như những người anh em.
Đến 11 giờ 30 cùng ngày, khi ông Tổng thanh tra các thuộc địa Tupinier từ tòa sứ trở về, trước cửa nhà ông, tôi nói:
-  Kính thưa ngài, chúng tôi đã thực hiện được, sự đoàn kết, vì tuy thuộc những tầng lớp xã hội khác nhau nhưng những phiền phức, những nỗi đau khổ của chúng tôi giống nhau.
-  Tôi thấy yêu sách của các ông đang trên đường được giải quyết, gần như toàn bộ - ông Tupinier trả lời.
Một trong những đại biểu của Việt Nam cộng hòa, Lê Đình Cao, nguyên thư ký của chủ đồn điền Laborđe - hay một chủ đồn điền khác ở Santo, tôi không nhớ rõ - là người cung cấp tài chính và là người lãnh đạo thật sự Việt Nam cộng hòa giao cho ông Tổng thanh tra các thuộc 'địà Tupinier một phong bì. Hồi 1 giờ 30 chiều, khi ông này lên ô tô đến tòa sứ, ông vẫy tay về phía Lê Đình Cao và nói “được”.
Quá bốn giờ chiều một ít, một anh “lon ton”, tức người chạy giấy của tòa sứ, mang đến cho tôi thông điệp sau đây:
“Port-Vila ngày 5 tháng 9 năm 1946.
Công sứ Pháp ở Tân Đảo.
Gửi ông Chủ tịch các công đoàn Việt Nam.,
Thưa ông,
Tôi hân hạnh báo tin để ông biết rằng sau khi đã hỏi ý kiến của Cao ủy Pháp, tôi quyết định những điều sau đây liên quan đến dân cư Việt Nam ở Tân Đảo.
Thứ nhất: Xóa bỏ lệnh cấm đi lại sau 21 giờ.
Thứ hai: Quyền được đi lại từ đảo này sang đảo khác không phải xin phép nhà chức trách.
Thứ ba: Quyền được thuê nhà và thuê đất không phải xin phép.
Thứ tư: Tự do thương mại thể theo những quy định của chính quyền Pháp - Anh về thuế buôn bán và về các mặt khác.
Ngoài ra, không ai có quyền vào nơi cư trú của người Việt Nam để lục soát nếu việc đó không ăn khớp với luật áp dụng cho người Pháp.
Về quyền của người Việt Nam không có việc làm ổn định được mua gạo, điều đó sẽ được xét với sự chiếu cố. Các nhà chức trách sẽ trao đổi với chính quyền tay đôi Pháp - Anh để xếp những người Việt Nam nói trên vào hạng những người có quyền mua một số lượng gạo ngang với mọi người.
“Xin gửi ông... ”
Một bức thư tương tự đã được gửi đến ông Chủ tịch của Hội Việt Nam cộng hòa.

Cuối cùng hai bên thương lượng 

Sau khi nội dung của thông điệp trên được loan báo, đoàn biểu tình từ chối không giải tán, trừ một số hội viên của “Việt Nam cộng hòa”. Nòng cốt của cuộc biểu tình, những đoàn viên công đoàn la lớn: “Không ổn, những điều đó không đảm bảo gì hết, khi chúng ta không đòi được quyền mua gạo”.
Đêm 5 tháng 9, sau những thắng lợi đầu tiên, mưa lại tiếp tục đổ xuống như thử gan chúng tôi. Chúng tôi phải có đủ can đảm để đứng vững cho đến khi giành được quyền quyết định số phận của mình, được sông trên tư thế những người tự do. Sau khi đã làm xong công việc của mình (tôi làm việc trên thảm cỏ với một máy đánh chữ), tôi trò chuyện với các vị lão thành và các bạn thanh niên.
Ngày 6 tháng 9, các ông Tupinier và Boyer đóng kín cửa ra vào và chỉ đón khách bằng cửa đằng sau. Ngày đó trôi qua hết sức chậm và sẽ buồn tẻ, đơn điệu nếu không có một hành động khiêu khích của Việt Nam cộng hòa. Nguyễn Văn Hiến, một bụi đời, nghiện thuốc phiện, được Lê Đình Cao, người chỉ đạo hồi đó tiếp nhận và nuôi dưỡng, xông lên định phá cửa nhà hai ông tổng thanh tra các thuộc địa. May sao ban trật tự của chúng tôi, ở tư thế cảnh giác, đã kịp thời khóa tay hắn lại. Đêm hôm đó, nặng nề hớn đêm trước. Sương dầy đặc hơn và thời tiêt lạnh hơn. Lòng tôi vô cùng nhức nhối khi thấy các bạn chiến đấu cao tuổi của mình cố gắng mỉm cười, pha trò và gây niềm vui, củng cố lòng dũng cảm cho lớp trẻ. Đinh Văn Lạc, Hà Văn Ry, Hoàng Văn Thân và bao nhiêu cụ khác, các cố vấn, các “cụ lão thành” của những đơn vị, các cụ cao cả tuyệt vời làm sao!
Sáng ngày 7 tháng 9, người chạy giấy của sứ quán Pháp ở Tân Đảo trao cho tôi một nghị quyết song phương của hai đại sứ Pháp và Anh quyết định rằng những người Việt Nam không có việc làm có quyền được mua mỗi ngày 200gram gạo ngang với các cư dân người Âu.
Mục tiêu đề ra chưa đạt được, vì chúng tôi cần có mỗi ngày 500 gram gạo như đã ghi trong hợp đồng. Nhưng tôi khuyên đoàn biểu tình, những người đình công hãy bằng lòng với những thắng lợi hạn chế. Tôi nói: “Quyết định của chính quyền lưỡng quốc Pháp - Anh không thể thay đổi trong giây phút, vả lại, chúng ta còn nhiều nghĩa vụ, vừa đôi với những anh chị em của chúng ta ở các đảo, vừa đối với đồng bào của chúng ta ở Pháp và ở trong nước. Nếu chúng ta tiếp tục biểu tình cho đến khi giành được tất cả các quyền lợi thì chính bản thân chúng ta sẽ chết đói, chúng ta sẽ mất khả năng chiến đấu, sẽ không thể hỗ trợ được anh chị em chúng ta ở các đảo và sẽ không có gì để đóng góp vào quỹ cứu quốc”.
Tôi cũng kêu gọi đoàn kết, đặt hy vọng vào “những người bất khuất” của mỏm núi Arbel, có uy tín lớn với những người cao tuổi của Việt Nam cộng hòa đã đến hỗ trợ những yêu sách chính đáng của Công đoàn nhưng còn bị ràng buộc bỏi những lợi ích trước mắt(28).
Đồng ý với tôi, đoàn biểu tình giải tán. Số đông nam nữ, trẻ già, đổ xô về “Trạm đón tiếp Thiên lập” ở mỏm núi Arbel để chào mừng thắng lợi với khả năng hiện thực.
Thật là những giây phút tuyệt vời. Danh sách những người đã đóng góp vào việc tiếp tế cho những người đình công rất dài.
Tôi trân trọng giữ gìn một bản có chữ ký của Nguyễn Đắc Cát, thủ quỹ của Hội, sau khi bị trục xuất khỏi Tân Đảo, bị đầy đi ngục Poulo Condor và của Nguyễn Văn Rự, tổng đại biểu của chúng tôi, ngã xuống trước trung đội hành hình.
Tình hình đã sáng sủa hơn. “Goliath” đã chịu “hạ cố” thương lượng với “David”. Người thứ nhất ký một bản giao kèo khai thác với Hội Công nhân Việt Nam Tân Đảo (Việt Nam Công đoàn, sau này là Việt Nam Công Nông đoàn Tân Đảo), một liên hiệp công đoàn quận thuộc Tổng liên đoàn lao động Pháp, là luật sư Gomichon Des Granges, chủ sở hữu của đồn điền Bellevue, và là người quản lý đồn điền Téouma thuộc quyền sở hữu của Société Française des Nouvelles Hébrides (là công ty nắm hầu hết đất đai của xứ Tân Đảo). Năm mươi phần trăm cho mỗi bên, trên lợi tức thu hoạch sản phẩm. Là những chiến sĩ mới bước vào hoạt động, những người còn ấu trĩ trong công tác tổ chức và trong hoạt động kinh tế, chẳng biết gì hết, nhưng chúng tôi vẫn thay mặt tập thể lao động ký hợp đồng vì điều đó mang đến cho họ việc làm với những điều kiện khác thời kỳ nô lệ.
Tình hình có thể ổn ở đảo Vaté. Nhưng ở các đảo khác thế nào? Tôi phải đến đó.
Vào lúc đó, xảy ra vụ ám sát tôi không thành công. Tối ngày 12 tháng 9 năm 1946, từ nhà bạn Nguyễn Quang Nho (tôi đến đó để điều đình hôm sau đi thăm một số chi nhánh) trở về nhà tôi, ở một góc phố, tôi bị túm áo. Một khẩu súng colt 45 chĩa vào ngực tôi và bấm cò, nhưng không có tiếng nổ. Tên sát nhân thả ve áo tôi để lên đạn. Chớp lấy thời cơ đó, tôi chạy thoát trong bóng tối.
Về đến nhà, trái tim còn đập thình thịch, tôi tự kiềm chế và ngồi vào bàn làm việc, đánh một bản thông báo in Stencil và chuyển đi ngay.
“Ngày hôm nay, 12 tháng 9 năm 1946, một cá nhân chặn đường tôi, chĩa súng lục vào ngực tôi và bấm cò.
Tôi không rõ súng đã lắp đạn hay chưa? Điều tôi biết là tôi còn sống...
- Tôi muôn nói rằng các bạn hãy bình tĩnh. Tôi muốn rằng các bạn hãy phó thác cho trời.
Hôm nay, không muốn làm ố sự vinh quang của Tổ quốc, tôi tự cho phép ra một mệnh lệnh và có thể đó là điều căn dặn cuối cùng của tôi:
Dù xảy ra việc gì, các bạn hãy bình tĩnh”.
Đó là điều căn dặn hợp lẽ.
Nhiều người là đoàn viên Công đoàn hay ngoài Công đoàn muốn tấn công nhà Lê Đình Cao, kẻ giao súng cho Nguvỗn Văn Hiến, tên khiêu khích đã muốn phá cửa nơi ở của đoàn thanh tra. Sáu ngày sau đó, qua thượng sĩ thổ dân Setak, tôi được biết rằng trong lúc nó hành động, hai tiểu đội bảo an binh mang đầy đủ vũ khí đã ngồi sẵn trên hai xe cam nhông và sẵn sàng can thiệp nếu xảy ra một cuộc tấn công vào nhà Lê Đình Cao.
Đó là một trong những sự kiện lớn của đời lôi. Trong trường hợp ấy, tôi đã phá vỡ một trong những cái bẫy được thiết lập công phu nhất bởi “Goliath”. Tất nhiên còn có những thủ đoạn khác mà tôi phải dè chừng.
Từ sự kiện đó, tôi gặp những khó khăn rất lớn. Trước hết, mặc dù tôi kiên quyết phản đối, Ban cố vấn áp đặt cho tôi một đoàn bảo vệ gồm tám đồng chí chọn trong số những người nhiệt tình nhất. Điều đó làm cho tôi phát ốm, một mặt vì Công đoàn phải chi mỗi tháng tám nghìn quan đảm bảo cuộc sống cho họ, mặt khác vì tôi không thể hình dung được rằng mỗi bước đi lại trong thành phố nhỏ nầy đều phải có người bảo vệ. Ít lâu sau đó, ở Santo tôi đã bị Ban Cố vấn và Ban Đại biểu phê bình kịch liệt vì khi đến Liên hiệp công đoàn địa phương, với một sự bố trí tương tự, đêm đến tôi bí mật ra khỏi ngôi nhà tôi ở, nơi đã được canh gác cẩn mật. Điều nan giải nhất là tôi không thể đi các đảo, ở đó anh chị em cần sự hỗ trợ của tôi, vì tòa án có thẩm quyền rộng Port-Vila thông báo cho tôi rằng tôi phải sận sàng ra trước tòa với tư cách là nhân chứng.
May sao ở Santo, phong trào có những chiến sĩ tận tụy và xứng đáng đến một trình độ lạ lùng, điều mà ông đại lý pháp Chardonnet sẽ xác nhận với tôi khi tôi đến Santo và đến thăm xã giao ông.
Để tiếp sức cho Santo, tôi đã cử anh Đỗ Tích Lễ đến đó. Anh biết nói tiếng Pháp ở mức độ vừa phải. Tiếp đến là một phái đoàn do anh Nguyễn Đắc Cát lãnh đạo bao gồm một số những người đã hoạt động ở Santo và Mallicolo, trong đó có Tạ Văn Khá, một công nhân đã làm việc ở các đồn điền Theuil ỏ' Sarmeltes, trên đảo Mallicolo. Trên đường đi về, phái đoàn có nhiệm vụ thành lập một chi nhánh trên đảo này.
Đồng bào ở Santo đã làm được những việc phi thường.
Ngày 18 tháng 9 năm 1946 họ đã thành công trong việc kéo cờ ở Surenda, một trong những đồn điền của công ty Pháp ở Tân Đảo, công ty bất động sản lớn nhất ở quần đảo, một chi nhánh của Ngân hàng Đông Dương, đúng ở giữa đoạn đường từ Bắc đến Nam đảo Santo. Đây là nơi tập trung thuận lợi, nhất là đối với các anh chị em các đảo Aoré và Malo, cách Santo bằng các eo biển Segond và Bruaut, nơi có tốc độ nước lên từ ba đến bốn hải lý giờ. Đã có những tai nạn ở đó: Một thuyền độc mộc đã lật chìm trên eo biển Segond, may sao những người đi trên đó, hai phụ nữ và một đứa trẻ, níu được mạn thuyền và được cứu thoát; một chiếc xe Jeep chở đầy người lao từ đầu dốc đồn điền Chapuis xuống đường chạy dọc theo eo biển Segond giữa đảo Santo và đảo Aoré rồi nhào vào vệ đường, may mà mọi người vô sự. Những sự việc đó làm cho xu hướng mê tín phát triển: “Trời phật phù hộ những kẻ đứng về phía lẽ phải”.
Lễ chào quốc kỳ Tổ quốc tại Surcnda ngày 18 tháng 9 năm 1946, bọn thực dân, viên quản lý và các đốc công của đồn điền và chính quyền địa phương không can thiệp, mặc dù đồng bào ta chỉ kéo cờ Việt Nam, không kéo cờ Pháp và Anh và như thế là vi phạm luật pháp quốc tế. Nhưng một tên khiêu khích tên là Chinh, nguyên thư ký của Aubert Ratard hội viên của “Việt Nam tương tế”, hội sóng đôi với Việt Nam cộng hòa ở Port-Vila, tìm cách phá buổi lễ. Hắn lao đến giật lá cờ. Hành động đó có thể gây nên một cuộc ẩu đả để tạo cớ cho nhà chức trách đàn áp phong trào, nếu những người lãnh đạo Công đoàn không kịp thời làm dịu sự phẫn nộ của quần chúng. Người người la ó: “Giết chết thằng phản bội”.
Còn phải đấu tranh giành điều căn bản: Các quyền lợi kinh tế. Vậy phải đình công ở Santo đòi thi hành những điều do công sứ Pháp xứ Tân Đảo vừa công bố về quyền tự do đi lại, tự do làm việc và tự do buôn bán; và quyền của những người lao động An-na-mit không làm việc cho một người chủ, được mua mỗi tháng sáu ki-lô gạo do hai công sứ Pháp và Anh vừa thừa nhận. Còn ở đảo Vaté, đình công để ủng hộ cuộc đấu tranh ở Santo với hai yêu sách: Hồi hương và quyền xây dựng một đài kỷ niệm trên địa điểm những người bị hành quyết và bị vùi xác vào một hố chung trong vụ Chevalier.
Các bạn của chúng tôi ở Santo phải đấu tranh gần một tháng mới giành được thắng lợi đầu tiên thể hiện dưới hình thức một bản thỏa thuận được ký kết ngày 16 tháng 10 năm 1946 giữa Công đoàn và những người thuỗ đồn điền Succession Chapuis. Tôi đã tìm được một bản gốc của bản thỏa thuận đó do chính anh Nguyễn Đắc Cát viết tay:
“Bản thỏa thuận giữa một hên là các ông Nething , Eugène, Simonsen Jean, cư trú ở Sanlo là những người thuê đồn điền Sucession Chapuis và một bên là Phó tổng thư ký Hội những người lao động Việt Nam thay mặt Hội”.
Điều khoản 1: - Bắt đầu từ ngày hôm nay cho đến ngày hồi hương của lao động An-na-mit liên quan đến bản thỏa thuận này, một ngôi nhà bằng kim khí lợp tôn đã được dùng làm nhà tập thể dục cho người Mỹ trên dồn điền Succesoin Chapuis và một sô nhà bằng gỗ được giao cho những người lao động Việt Nam sử dụng.
Điều khoản 2: Hội những người lao động Việt Nam sẽ đảm bảo việc bảo dưỡng các ngôi nhà trên và sẽ đảm nhận việc thu hoạch dừa của đồn điền với mức hai mươi lăm (25) tấn dừa khô mỗi tháng ”.
(tiếp theo là các điều khoản thi hành).
Ký tên E. Nething, J. Simonsen, Nguyễn Văn Hổ và Nguyễn Đắc Cát.
Như thế, hai chủ đồn điền tự bảo đảm nhân công, dù tình hình biến chuyển thế nào. về phần mình, công đoàn chúng tôi được sử dụng những ngôi nhà rộng lớn là đại bản doanh của quân đội Mỹ ở Santo từ năm 1942 đến 1945 để hội họp và để làm chỗ ở cho hội viên đồn điền Succession Chapuis, có đất để trồng trọt và chăn nuôi, tạo việc làm chẳng những cho công nhân của đồn điền mà còn cho những bạn rời bỏ chủ cũ để đi tìm việc.
Trong lúc đó, trên đảo Vaté, tình hình ngày càng căng thẳng. Những người thuê công nhân, chủ đồn điền và công chức, đuổi khỏi các căn hộ của mình những người từ chối không làm việc với những điều kiện thấp hơn ở một số đồn điền và những gia đình đông con mang lại cho họ ít lợi tức. Họ đòi ông công sứ Pháp phải cứng rắn hơn đối với lao công An-na-mit và ông này phải van nài sự ủng hộ của người bạn đồng sự của mình là Công sứ Anh. Lúc đầu ông Công sứ Anh có thái độ thản nhiên, thậm chí hài lòng trước những khó khăn của các đồn điền và của chính quyền Pháp. Nhưng dần dần ông nhận thức rằng “cuộc nổi dậy” của người “Tông-ki-noa” có thể ảnh hưởng xấu đến tư tưởng của người bản xứ nên ông thay dổi thái độ.
Những người lao động bị đuổi, nhất là những người có gia đình kéo nhau đến trại Việt Nam số 1 ở Téoum mà Công đoàn đang gấp rút tổ chức, một số ở tại trại tạm trú (dépôt), phía dưới bệnh viện và trên con đường dẫn đến nghĩa địa.
Được các bạn của tôi ở trại Việt Nam số 1 cho biết rằng cứ chiều chiều ông Alfred Fourcade - công sứ Pháp mới đến nhận chức - thường dạo chơi về hướng ấy, chắc là để ước lượng tiến trình của việc xây dựng trại. Tôi linh cảm sắp xảy ra điều gì đó. Thỏa hiệp hay đàn áp?
Quả thực là một cuộc đàn áp. Xế chiều ngày 31 tháng 10 năm 1946, trại tạm trú của những người mới nhập cư bị hai phân đội lính bảo an Pháp và Anh bao ỵây. Đến nơi, tôi đã thấy trong sân - không có hàng rào cũ cũng không có cổng - những người đại diện tiêu biểu nhất của chính quyền Pháp: ông Azoulay Amaury, phó sứ, ông Antoine Rossi chỉ huy trưởng đội bảo an binh, đại úy quân y Ciuepin và linh mục Loubière, người lúc nào và ở đâu cũng có mặt. Vậy là các nhà chức trách đã sẵn sàng hành động. Bác sĩ và linh mục nghe xưng tội cũng sẵn sàng hành nghề. Từ trong nhà, những người bị bao vây ném chai, ném ván về phía những người tấn công.
Sự có mặt của phân đội bảo an binh Anh làm cho tôi nhớ rằng xứ sở này đang đặt dưới chế độ thông trị chung (Condominium). Vì vậy không thể yêu cầu cấp nào xét lại những quyết nghị chung của hai công sứ, ngoài hai chính phủ Trung ương của hai nước Pháp và Anh, qua hai Cao ủy đóng trụ sở tại Noumea và Suva. Tôi khuyên các bạn tôi chấm dứt cuộc chiến đấu. Dừng chân trước viên trung sĩ người Kanak (thể dân), chỉ huy phân đội bảo an binh Anh, và chỉ tay vào quốc huy nước Anh, ở thắt lưng to bằng da của anh, trên đó người ta đọc được khẩu hiệu “Đức chúa trời và quyền lợi của tôi. Nhục thay những kẻ có ác ý”, tôi nói với anh bằng tiếng Bichelamar (tiếng nói chung của các dân tộc): “Anh hãy nói với ông công sứ rằng tôi nghiêng mình trước ý muốn của hoàng hậu nước Anh”. Và đi qua mặt những người đại diện của chính quyền Pháp, tôi bĩu môi một cách khinh bỉ và nói to: “Một loại cá Anh”.
Vào khoảng ba giờ chiều, tôi đánh điện cho Raymond Barbé, Trưởng ban thuộc địa của Đảng Cộng sản Pháp. Vào khoảng năm giờ chiều, tôi nhận được một “cú” điện thoại của ông Công sứ Pháp, mời tôi đến gặp ông. Ông Fourcade tiếp tôi rất lịch sự và phân trần với tôi rằng chính quyền song phương chỉ tìm cách tránh cho những người lao động đã tự ý đến trại tiếp nhận những người mới nhập cư khỏi bị lây lan vì một số bệnh nhân mắc bệnh lao đang ở trong nhà chỉ cách một cánh cửa. Ông nói tiếp rằng chính phủ Pháp đang tìm mọi cách để chúng tôi hồi hương trong thời hạn ngắn nhất và tất cả các vấn đề khác đều có thể giải quyết bằng những cuộc thảo luận “hữu nghị”, kể cả vấn đề xây dựng đài tưởng niệm những người bị hành quyết năm 1931, mặc dù phần đông quần chúng Pháp phản đôi. Khi trở về nhà, tôi nhận được một bức điện của Paris báo tin rằng một đại biểu quốc hội cộng sản đã đến gặp ông Bộ trưởng Bộ thuộc địa và tất cả những yêu sách của chúng tôi sắp được đáp ứng.
Ngày hôm sau, tôi được tin phải sẵn sàng đáp ứng yêu cầu làm nhân chứng cho tòa án có thẩm quyền mở rộng Port-Vila, thực sự là một lệnh không đứợc đi lại, đã được bãi bỏ. Vài ngày sau tôi đáp tàu đi Santo.
Với ý muốn làm cho việc tôi đến Santo là sự khẳng định bản sắc dân tộc, các bạn ở đó dành cho tôi sự đón tiếp long trọng: Tập hợp quần chúng ở cầu tàu hãng Barrau ở miền Nam đảo, tổ chức một đoàn xe (một số người đã làm ăn khá trong thời kỳ Mỹ) có xe máy hộ tống... và mặc dù khi bước chân lên bờ, tôi đã dặn họ tránh không khiêu khích cư dân Pháp, các cậu lái xe vẫn bóp còi inh ỏi khi đi qua các đồn điền, cả trước tòa đại lý.
Trong cuộc họp toàn thể tể chức ngày hốm đó ở nhà tập thể dục, một ngôi nhà rộng lớn có thể chứa từ hai đến ba nghìn người, tôi nhắc đồng bào ta phải sống và làm việc trong sự tôn trọng luật pháp và sự đoàn kết với tất cả mọi người lao động. Người Việt Nam, người bản xứ và người Âu, tương trự lẫn nhau và chú ý đừng để một gia đình nào thiếu những điều kiện tối thiểu để sống, làm việc, để tích lũy ít tiền trong lúc chờ đợi hồi hương. Tôi nhấn mạnh việc tôn trọng luật pháp và tôi khuyên những người lãnh đạo đừng phô trương trung đội bảo vệ trật tự mà đội viên mặc một thứ đồng phục và luyện tập công khai một số vũ khí do người Mỹ để lại.
Nhưng ở trong nước chiến tranh sắp xảy ra ác liệt ở miền Nam và miền Bắc, nó có thể bùng nổ vào bất cứ lúc nào. Người chỉ huy đơn vị bạn là Phan Bình Kích, một cựu binh sĩ của quân đội Pháp, cho tôi biết như vậy.
Quả thật, tháng 11 năm 1946 đã đến. Sự kiện Hải Phòng sắp bùng nổ và không bao lâu nữa là những cuộc đụng độ ở Hà Nội. Cũng không bao lâu nữa chiến tranh sắp lan rộng ra cả nước.
Tôi đến thăm xã giao ông đại lý Chardonnet, quan cai trị các thuộc địa mới đến thay thế các quan cai trị địa phương, là anh em một, anh em họ hay bạn của chủ đồn điền. Ông ca ngợi những người lãnh đạo Liên hiệp công đoàn địa phương. Ông nói rằng họ rất đáng kính trọng; rằng họ có nhân cách, rất xứng đáng với cương vị của họ, không huênh hoang cũng không tự ti, mặc dù mới gần đây thôi, mỗi lần đi qua trước nhà đại lý, họ phải lột mũ nếu họ đi bộ, cho xe chạy chậm và chào một cách công khai nếu họ lái xe ô tô.
-  Ông làm thế nào, thưa ông, để khéo chọn những người công tác của mình như vậy? Đó là đại ý câu hỏi của ông Chardonnet.
-  Nhưng thưa ông quan cai trị, tôi có lựa chọn họ đâu? Trước đây tôi không hề quen biết họ. Các bạn cùng đồn điền đã bầu họ, tiếp đến họ được đại biểu của các đồn điền bổ nhiệm vào các chức vụ.
- À, ha!
Đó là một điều mới lạ đối vđi ông Chardonnet, một người chỉ quen với cung cách thi cử và chỉ định. Và đó cũng là một sự phát hiện đối với tôi, một cán bộ “i-tờ”.
Phân công anh Đỗ Tích Lễ, phó tổng thư ký ở lại Santo và lệnh cho anh Nguyễn Đắc Cát trở về Port-Vila, tôi sang Mallicolo với anh Tạ Văn Khá và anh Trần Văn Soạn, người chỉ huy đội bảo an của tôi.
Mallicolo là một cái tên rùng rợn, nhưng còn ít cay nghiệt hơn các đảo phụ thuộc như Epi, Pentecôte, Ambrym, cả nửa năm không thấy tàu liên đảo đến, hàng năm không thấy ông quan cai trị đến “thanh tra”.
Ở Mallicolo, bình thường cứ bốn mươi lăm ngày có một chuyến tàu Pháp đến Port-Vila, Sandwich là nơi có đóng trụ sở của tòa đại lý Pháp; và tàu Anh đến Bushman’s hay là nơi đóng chốt của tòa đại lý Anh. Đôi khi tàu Pháp đến Norsup “ăn” dừa của Công ty Bông xứ Tân Đảo. Vì thế, ở các đảo, đồng bào Việt Nam phải tiếp tục lao động khổ sai nếu không thì họ làm sao có gạo để ăn.
Các chủ đồn điền có thể nói với họ một cách rất hợp pháp: “Tôi rất tiếc, nhưng chật vật lắm tôi mới có đủ lương thực để cung cấp cho những người bản xứ làm việc cho đồn điền và nếu cần cho những người trong số các anh muôn làm việc. Tôi không biết đến bao giờ mới có tiếp tế”. Các quyền lợi khác cũng bị vô hiệu hóa bằng cách đó. Các anh cứ tự do đi lại, các anh hãy buôn bán hay làm nghề thủ công, các anh cứ thuê nhà và thuê đất... Song sắt của nhà tù vẫn rắn và cửa của nó vẫn bị khóa chặt!
Khi chúng tôi đến nơi, đồng bào mình trên đảo đã bắt đầu dựng một ngôi nhà công cộng trên bãi cát vịnh Sarmettes, mặt nhìn ra đại dương. Họ đến đó từ các đồn điền lân cận như Chevillard ở Sarmettes, Công ty Bổng Tân Đảo ở Norsup, Perronnet ở Banan Bay. Những người đến từ các đồn điền Cariou và Meriau ở tận cùng phía nam của đảo, phải vượt qua một đoạn dường dài và hiểm trở, nên họ phải ra đi từ chiều thứ bảy, để có mặt ở Sarmettes từ chín giờ sáng đến ba giờ chiều. Sau đó họ lên đường trở về nơi làm việc của mình.
Ngày 27 tháng 11 năm 1946 chỉ có khoảng năm mươi người Việt Nam có mặt ở Sarmettes trong buổi lễ chào quốc kỳ, nhưng đó là một sức mạnh to lớn vô song chúng tôi tự cảm thấy có đủ sức để bạt núi lấp biển. Trong ngày đáng ghi nhớ đó, không một tên chủ nào thò mũi ra. Hòn đảo, đại dương thuộc về chúng tôi, những người nô lệ, những người cụt tay cụt chân hôm qua. Chiều hôm ấy, đến giờ nước rặc, tôi đã lội bì bõm đến giới hạn cuối cùng của vòng đai san hô để từ ngoài biển nhìn vào, lặng ngắm lá cờ đỏ sao vàng tung bay trong gió giữa lá cờ Pháp và cờ Anh (cờ tam sắc bên phải, vì chúng tôi tôn trọng luật pháp quốc tế và đặt nước Pháp trên nước Anh).
Bây giờ phải trở về Port-Vila để theo dõi sự thi hành các quyền lợi đã giành được trên qui mô toàn quần đảo, trong đó có một điều đáng chú ý là quyền những người lao động ở các đảo ở- Mallicolo, Pentecôte, Epi được đi lại từ đảo này sang đảo khác, được đi Santo hay Port-Vila.
Đó là một mẹo lừa, kể cả đối với tôi. Không một chiếc tàu nào rời Sarmettes, Bushmans Bay hay Norsup đồng ý cho tôi đi. Tôi phải đi Lamap, ở cuối đảo, yêu cầu viên đại lý Pháp can thiệp đến ông công sứ Pháp để có được một chỗ cho tôi trên tàu “Morinda” sắp tạt qua Bushmans Bay. Đi qua những bãi cát, những khu rừng, những mỏm san hô cứa bàn chân, và những cửa sông phải lội qua hay bơi qua, như cửa sỗng Pangkumu; cuối cùng tôi được lên tàu “Polynésien”. Tàu đó leo lến đá ngầm ở “mỏm con'quỷ” (Pointe du Diable), may sao tàu kéo đã kéo nó ra được khi nước lên.
Những chú thích chương II
(1) Tôi sẽ dùng nhiều lần tư cách đó để đòi bọn công chức Pháp và bọn chủ đồn điền phải nói với tôi một cách đứng dắn.
(2)  Những người lao động “Tông-ki-noa”, nhất là con của họ, không mập mạp, khỏe mạnh như ông René Theveuin cha, còn kém sức đề kháng hơn những người Ân trung bình, vì ăn ở không tốt, thiếu sự chăm sóc về y tế, thiếu cả ký ninh sẽ không thoát khỏi thần chết. Ở Norsup, nơi chính ông ấy đã làm việc lâu dài và có hơn một trăm “cu-li Tông-ki-noa”, ít nhất là 20 cặp vợ chồng, từ năm 1939 đến năm 1946 không có một đứa con sống sót. Nạn nhân của những cuộc tàn sát hàng loạt chính là những người “Tông-ki-noa ”.
(3)   Hãng thương mại Anh.
(4)  Hãng Comptoirs Français de Nouvelles Hébrides cửa hàng lớn nhất của quần đảo, đại diện của nhà băng Đông Dương.
(5)  Trường hợp ăn thịt người cuối cùng được xác dịnh rõ ràng đã xảy ra năm 1904 ở Bitara, đảo Maevo ở phía đông đảo Aobá trong địa hạt các đảo miền bắc (vụ Pétrel trong cuốn “Hier les Nouvelles Hébrides” ).
(6)  Sau mười năm ở Norsup, tôi không nói được tiếng “Bichelamar” (ngôn ngữ chung của các dân tộc ở Tân Đảo), nhưng khá tốt tiếng “Tông-ki-noa” vì trong thực tế, chúng tôi không làm việc với người bản xứ, chúng tôi cần một nhân lực chắc chắn. Chúng tôi là một công ty, chúng tôi có những chương trình nên công việc phải chạy. Lao công bản xứ đến ba tháng, sáu tháng hay không mộ được. Người ta không thể thiết lập một quá trình với họ. (Phỏng vấn ông René Thevenin cha. “Hier les Nouvelles Hébrides” đã dẫn trang 252, 253).
(7)  “Chân Đăng” Les Tonkinois de Calédonie (những người “Tông-ki-noa” dưới chế độ thực dân) tác giả Jean Vanmai, do Công ty nghiên cứu lịch sử xứ Tân Ca-lê-đô-ni xuất bản. số 24, Nouméa năm 1980.
(8)  Lưu trữ tại khu lưu trữ hải ngoại, thuộc kho lưu trữ quốc gia ở Aixeu-Provence, cơ quan tổng thanh tra các thuộc địa.
(9)   Viết một bản báo cáo như thế, Michel Amnuld đã thể hiện một lòng dũng cảm thật sự như ông André Bon, quan cai trị thuộc hệ thông các cơ quan dân sự Đông Dương, Phó công sứ tỉnh Đồng Nai Thương và phó đốc lý thành phó" Đà Lạt, trong cơn bão ngày 2 tháng 5 năm 1932, nhảy xuống suôi Cam Ly dế bơi sang bờ bên kia với một sợi dây dừa, đã góp phần quan trọng vào việc cứu nhân dân thôn Lò Gạch thoát chết. Vì đã cư xử như một người Pháp thật sự, uãm 1941, Michel Amauld đã bị đầy đi Australie, ở đó anh phải sông bằng việc săn bắn thỏ, trong lúc những người khác, theo Pétain, được tiếp đón ở Đông Dương và sẽ trở lại Tân Đảo, để tiếp tục áp bức và bóc lột người “Tông-ki-noa” và người bản xứ, như luật sư Gomichon des Granges nhiều lần bị kết án vì có những hành động hành hung lao công.
(10) “Vụ Malo Pass” rút từ báo Le Néo Hébrìdais, một tờ báo được chỉ đạo và soạn thảo hầu như toàn bộ bởi ông L.G. Frouin. Chủ tịch công đoàn các chủ đồn điền Pháp ở Tân Đảo và Luật sự “bảo vệ” bên cạnh tòa án có thẩm quyền mở rộng Port-Vila và bên cạnh tòa án Pháp - Anh Tân Đảo (trích từ Hier les Nouvelles Hébrides sách đã dẫn trang 281).
(11) “La guillotine sous les” máy chém dưới rặng dừa, xem Hier les Nouvelles Hébrides, sách đã dẫn.
(12)   Hồi đó một Franc Pacifique bằng 2,40 francs - Pháp.
(13) Trong vũng tàu Nouméa để giam những tên sát nhân bị kết án ở Pháp hay ở trong lãnh thổ và ở các thuộc địa lân cận. Những người bị phát vãn của công xã Paris đã bị giam ở đó trong đó có Louise Michel (giáo sư Ismeth Kurtovith cải chính: ở bán đảo Ducos). Sau này nhà giam đó được sử dụng làm nơi tạm trú của những lao công “Tông-ki-noa” mới nhập cư (xem bằng “Chân đăng” của Jean Vanmai, sách đã dẫn). “Xưởng kỷ luật”, và bệnh viện cách ly những người Tông-ki-noa mắc bệnh truyền nhiễm. Bố vợ tôi đã chết và chôn ở đó.
(14) Bài phỏng vấn ông Jean Colardeau (Hier les Nouvelles Hébrides, sách đã dẫn trang 48).
(15) Như quan tòa Geslin, mà tôi đã nói trên đây, là một người rất đáng trọng, một người Pháp chính công, trong cách cư xử hàng ngày, nhưng chỉ là một cái “bu-lông” trong bộ máy thực dân hồi đó, chỉ là một tên đẫy tớ.
(16) Đồng Sỹ Hứa đã thôi việc từ lâu và đã chính thức từ chức ngày 27-8-1946 vài ngày trước khi ông Tupinier đến Port-Vila.
(17)  Bài phỏng vân ông Harris trong sách đa dẫn: “Hier les Nouvelles Hébrides", trang 117-118.
(18) Chân đăng” của Jean Vanmai, sách đã dẫn, trong mục: Điều kiện sinh sống và lao động của người “Tông-ki-noa”.
(19)  Chúng tôi đã mở một “Laundry như họ nói - chúng tôi đã giặt và là quần áo của người Mỹ. A ha! lúc đó tiền vào như nước vì người Mỹ không biết dùng tiền làm gì” (bài phỏng vấn ông Ré ne Thevenin cha trong sách đã dẫn “Hier les Nouvelles Hébrides”)
(20) Bài phỏng vấn các ông Steigler và Henri Daval trong sách đã dẫn “Hier les Nouvelles Hébrides” trang 237 - 248.
(21)  Sự việc mà tôi đã có thể ghi vào trong một báo cáo lên công sứ Pháp ở Tân đảo, mang chữ kỷ của thanh tra lao động Amiot, dốt nát và nát rượu, dựa vào tôi để thảo biên bản và thư từ. Nhớ rằng tiền “mua” một lao công Việt Nam chỉ có 1.200 francs.
(22)  Tàu chiến Pháp bảo đảm sự có mặt của quân đội Pháp và trật tự trong vùng.
(23)   “Hier les Nouvelles Hébrides” sách đã dẫn trang 252.
(24)  Bộ phận lưu trữ của cơ quan đã bị pha hoại trong những cuộc lục soát năm 1952, nhưng người ta có thể tìm thấy tư liệu đó ở bộ phận lưu trữ của Hội nhân quyền ở Bộ Pháp quốc hải ngoại số 27, phố Oudinot, Paris vừa được góp vào kho lưu trữ quốc gia Aix en Provence cách đây hai năm.
(25)   Phiên dịch, đốc công, nhà buôn, thợ thủ công, có quyền cư trú tự do bị coi là “những người phía bên kia”.
(26)    “Những ngày tháng Tám” sách đã dẫn trang 263.
(27)   Báo cáo ngày 18 tháng 9 năm 1946 của ông tổng thanh tra các thuộc địa Tupinier, sách đã dẫn
Năm 1950, Nguyễn Viết Công, tài xế của công sứ Pháp, đã thay anh Đặng Viết Thế trong chức vụ Tổng thư ký Liên hiệp công đoàn CGT xứ Tân Đảo. Lẽ phải đã thắng! 

CHƯƠNG III CUỘC CHIẾN TRANH ĐÔNG DƯƠNG (1946 – 1954)

Về nước

Một tin mừng chờ đợi tôi ở Port-Vila. Ngày 25 tháng 11 năm 1946, Raymond Barb, Trưởng ban thuộc địa của Đảng Cộng sản Pháp, chuyển tôi bản sao bức thư số 121/8/CAB ngày 13 tháng 11 năm 1946 của bộ trưởng Thuộc địa Marius Moutet. Các bạn tôi và tôi cũng như tuyệt đại đa số đồng bào Việt Nam vui mừng khôn xiết khi đọc công văn của ông Bộ trưởng: “sau những lần can thiệp rất khẩn trương, tôi vừa được báo tin rằng tàu Ville d’Amiens được điều đi hướng khác và sẽ chở một đoàn người Đông Dương cư trú ở Tân Đảo. Tôi có thể bảo đảm với ông rằng sẽ có những cố gắng cao để năm 1947 các cuộc hồi hương tiếp tục...”
Hội những người lao động Việt Nam xứ Tân Đảo đề xuất hai nguyên tắc:
1. Những người lao động được hồi hương theo thứ tự thâm niên.
2. Theo yêu cầu của Hội, sự hồi hương của các cán bộ công đoàn có thể lùi lại nếu họ đồng ý.Cả đông đảo quần chúng lao động, cả nhà chức trách, chấp nhận những nguyên tắc đó; chúng được dùng làm cơ sở cho việc thiết lập danh sách những người hồi hương. Đó là một công việc khó khăn vì có nhiều người xin ưu tiên và vì nhiều cán bộ công đoàn khổng muôn ở lại sau thời gian họ có quyền được hồi hương.
Công việc ấy chiếm toàn bộ thời gian và tất cả nghị lực của chúng tôi suốt trong hai tháng mười một và mười hai năm 1946.
Giữa thời gian đó, xảy ra những sự kiện Hải Phòng và Hà Nội và sự mở rộng chiến tranh ra toàn cõi Việt Nam, mở đầu cuộc chiến tranh Đông Dương sẽ kéo dài đến năm 1954. Ở đây bắt đầu những bước đi sai lệch, những lỗi lầm của tổ chức chúng tôi mà tôi phải gánh phần trách nhiệm lớn nhất vì lúc đó tôi là người lãnh đạo, được mọi người tín nhiệm: duy trì hay không yêu sách hồi hương? Tất cả hội viên của tổ chức chúng tôi đã được hồi hương kể cả anh Nguyễn Văn Rư, Tổng đại biểu bên cạnh Ban chấp hành Trung ương của Hội, người có uy tín cao nhất trong đồng bào, trên cả tôi, vì anh thuộc diện “người của họ” và đã có một thái độ rất rắn chắc khi xảy ra vụ Ratard.
- Mày hãy để tao về! - Anh nói với tôi - Không bao lâu nữa, các con trai của tao, nay đã lớn, có thể phục vụ trong quân đội. Và tao, trong cuộc hành trình nầy cũng như sau khi về nước, có thể làm được một số việc có ích.Anh thật sự là một người anh hùng, Và một trong những “thành tích” sáng chói nhất của tôi là tôi đã nhìn nhận anh như vậy từ cuộc tiếp xúc đầu tiên. Sau nầy, tôi sẽ nhắc lại tên anh.
Do vậy chúng tôi kiên trì đòi hồi hương vì trong mọi tình huống chúng tôi không thể hủy bỏ quyển lợi, đó là yêu sách “bản lề”. Chính vì vậy mà tôi gửi điện cho các thủy thủ tàu “Ville d’Amiens” đang đình công ở vịnh Nouméa, từ chối không chuyên chở đồng thời vũ khí và đạn dược (cho cuộc chiến tranh ở Việt Nam) cùng với những người hồi hương, trong đó có phụ nữ và trẻ em; hãy tiếp tục cuộc hành trình vì tình đoàn kết với lao động Việt Nam xứ Tân Đảo “đã chấp nhận những hy sinh nặng nề để đạt được kết quả ấy”.
Tôi đã đặt các bạn của tôi trong công đoàn CGT tàu “Ville d’Amiens” vào một tình thế khó xử nhưng tôi chỉ nhận thức được sự thất thố, điều lầm lỗi của tôi khi tôi thảo luận việc đó với bạn Donsalat, thư ký công đoàn, ở bốn tàu, rồi ở nhà tôi. Tất cả cũng chỉ vì nỗi nhớ quê hương, tinh thần yêu nước đang đốt cháy tâm can tôi.
Tàu “Ville d’Amiens” rờỉ Port-Vila ngày 25 tháng giêng năm 1947. Nó dừng lại Santo để tiếp nhận những người “tốt số” của Santo và của địa hạt thứ hai của đảo miền trung (các đảo Mallicolo, Pentecôte và Epi). Tổng cộng: 564 người.
Một chủ trương thể hiện sự non yếu trong lãnh đạo của tôi hồi đó là sau khi đoàn hồi hương lên đường, chúng tôi đình công để ủng hộ cuộc kháng chiến ở Việt Nam còn hồi hương là lý do cuối cùng. Chúng tôi quyết định “đình công không thời hạn”. Chúng tôi quên nghĩ đến một điều quan trọng là: bao giờ chiến tranh mới kết thúc?
Trên đảo Vaté, củng cố trại Việt Nam số 1 và thành lập các trại số 2 số 3. Nhiệm vụ trung tâm là thiết lập trại số 2 ở Tagabé, trên một khu đất bằng phẳng cách Port-Vila khoảng ba cây số, nằm ở chỗ ngoặc con đường dẫn đến Vịnh Mélé. Đó là một đồn điền trồng dừa bỏ hoang, đầy cà gai. Nó là tài sản của ông Louis Gabriel Frouin. Ông ta là một nhà trồng trọt ở Mélé, Chủ tịch công đọàn những người trồng trọt (tức là chủ đồn điền) Pháp xứ Tân Đảo, luật sư bào chữa và chủ nhiệm báo “Le Néo Hébridais”, tờ báo duy nhất của quần đảo. Sau một thời gian tiếp cận, chúng tôi ký với ông Frouin một bản thỏa thuận với những điều kiện giống như ông Delaplane ở Téouma (trại Việt Nam số 1) vì ông là một người biết điều, có tính độc lập, thực dụng. Sự thỏa thuận ấy có lợi cho ông. Ngoài ra, việc đó làm vui lòng người vợ không cưới của ông, một người Việt Nam 25 tuổi (còn ông đã 67 tuổi), là bạn đồng niên của vợ tôi. Được bao bọc một bên bằng một con suôi chạy suốt chiều dài, ngày đêm róc rách và ba bên kia bởi con đường chính của đảo, Tagabé là một nơi lý tưởng về tạo lập những xóm xinh đẹp với những ngôi nhà có vườn trồng rau (xà lách, cải bắp, su lơ...) trái cây (dâu tây, dưa tây...) và cây lương thực (ngô, khoai sọ...), ở chỗ khuỷu của con đường, trên một đám đất rộng, chúng tôi xây dựng nhà công cộng ở chính giữa có bàn thờ Tổ quốc với qucíc kỳ, treo ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh và trên các vách trưng bày tất cả những tư liệu, tuyên truyền mà chúng tôi có thể tập hợp được. Ngôi nhà ấy dùng làm phòng họp, nơi vui chơi trong những ngày lễ, sân khấu diễn kịch và trường học ban ngày cho trẻ em và ban đêm cho người lớn.
Mỗi người dựng nhà cho bản thân theo khả năng của mình. Tôi mua được một chiếc lều 4 thước x 4 thước của sĩ quan Mỹ bỏ lại, bốn bề có lưới chống muỗi. Với một phòng bao bọc bằng lưới, vợ chồng tôi ở thoáng nhưng ban đêm chúng tôi cảm thấy lạnh, nhất là mùa đông bên đó kéo dài từ tháng năm đến tháng mười (chúng tôi đã sống ở đó từ tháng ba đến cuối tháng tám năm 1947). Các bạn giúp tôi nâng cao chiếc lều, tầng trệt dùng làm bếp và phòng ăn. Theo quyết định của đoàn cố vấn, chiếc lều của tôi dựng ở bên đường thứ nhất vào trại, kể từ Port-Vila đến, giữa nhà đội bảo vệ và nhà tập thể những người lao động, một tập thể đông người và mạnh của đồn điền Bladinieres.
Tagabé sẽ trở thành trụ sở trung ương của Liên hiệp công đoàn CGT xứ Tân Đảo từ năm 1947 đến năm 1964.
Chúng tôi yêu cầu đồng bào ở các đảo Mallicolo, Pentecôte và Epi di chuyển đến Santo hay đến Vaté.
Chúng tôi loan truyền khẩu hiệu: Kiếm sống bằng trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt cá, săn bắn, nghề thủ công, và các nghề phụ (lấy củi, cắt tóc...). Đừng đảm nhận công việc thu hoạch dừa, cà phê, bởi vì các chủ đồn điền Tân Đảo tham gia cuộc chiến hanh Đông Dương bằng cách giao sản phẩm của họ cho thị trường thế giới. Chúng tôi tính rằng với năm tấn dừa họ có thể mua một chiếc xe Jeep. Tôi nhớ đã soạn một vở kịch ngắn trong đó một người lao động đi bổ dừa bị các bạn của mình hỏi vặn: “Ê! mày nhẫn tâm đến thế ư! Mày đập vỡ sọ của cha mẹ, anh chị em mày đó”.
Chúng tôi vẫn khuyên răn phải đoàn kết và liên hiệp với lao động người bản xứ và người Âu; liên hiệp với những người lao động Việt Nam ngoài tổ chức công đoàn; những người cảm tình của nhóm độc lập mỏm Arbel “Thiên lập”; những người trung lập như giáo dân của nhà thờ tu viện Mélé; những người cơ hội như quần chúng, hội viên Hội Việt Nam cộng hòa và Hội Việt Nam tương tế. Họ cũng có khi tham gia các cuộc đấu tranh của công đoàn như đã thây trong cuộc biểu tình đình công tháng 9 năm 1946 trên đảo Vaté. Thể hiện điều đó, chúng tôi đã viếng thăm trụ sở Hội Việt Nam cộng hòa ngày 2 tháng 9 năm 1946 và dự đám tang Đặng Long Hưởng, Chủ tịch Hội Việt Nam cộng hòa chết trong một tai nạn ô tô trong dịp đi Port Havannah để buôn bán hồi đầu tháng giêng năm 1947.
Chúng tôi nhắc nhở việc tổ chức tương trợ và kiểm ưa đều đặn sự dự trữ của các gia đình về gạo, vì hột gạo quý báu ấy là động lực của cuộc đấu tranh.
Nhưng người ta không thể sống chỉ với gạo mà thôi. Đó là điều tôi nhận thức được sau này, đặc biệt là năm 1955, khi kết thúc một khóa học hai năm ở trường Đảng Trung ương. Tuy vậy, tôi không nghi ngờ gì về sự đúng đắn của chủ trương trên. Trong những tháng đầu năm 1947, tôi tự bảo: “Chúng ta không thể đứng ngoài cuộc chiến đấu cho độc lập và tự do của dân tộc”. Tôi được củng cố trong ý nghĩ và niềm tin đó bởi những lời cổ vũ của ông Kin Yee, một thương gia Trung quốc ở Port-Vila, chắc là đảng viên Quốc dân đảng; của những thủy thủ Việt Nam và Pháp quá cảnh; của một bạn người Ấn Độ từ Fidji đến và bởi việc đồng bào của chúng ta ở Tahiti và Makatéa xin gia nhập Liên hiệp Công đoàn CGT Tân Đảo.
Tin tưởng vững chắc ở bản thân, tôi như một con cóc nhìn vòm trời và vũ trụ từ đáy giếng. Đầu bốc bởi những biểu hiện tin yêu của quần chúng bắt đầu tập trung vào tên tuổi tôi. Đồng bào ở Tân Đảo nói rằng tôi được trời phù hộ - vì tôi đã thoát khỏi nhiều mưu đồ ám sát. Còn ở xứ Tân Ca-lê-đô-ni anh chị em đồn rằng tôi có tai rất lớn và cánh tay rất dài như Lưu Bị!?
Tôi tin tưởng vững chắc vào sự đúng đắn của chủ trương và vào quyết tâm sắt đá của đồng đội. Nhưng dần dần một mối lo len lỏi vào tâm hồn tôi khi đã khá lâu không có tin của Liên hiệp công đoàn Santo, nhất là khi những yêu cầu mua vé của tôi đi các tàu liên đảo liên tiếp bị khước lừ một cách lịch thiệp nhưng cứng rắn, không thể lay chuyển được.Tôi linh cảm có điều gì ẩn khuất đằng sau khi ông Thanh tra lao động mới tự nhiên đến thăm tôi và cho tôi biết rằng ông đã giữ chức Phó công sứ Pháp ở Quảng Yên bên Đông Dương (1); rồi ông này nói với tôi, như một câu chuyện bình thường là ông công sứ Pháp mới đến là một công chức cao cấp đã đảm nhận một chức vụ quan trọng là Thanh tra lao động ở các nhượng địa Pháp tại Ấn Độ. Ông này muốn làm quen với tôi và mời tôi đến thăm ông. Khi tôi đến gặp ông, cũng với cách nói chuyện bình thường, ông này cho biết đã có vinh dự tiếp xúc thánh Gandhi nhiều lần (2). Tôi nghĩ rằng chúng tôi có trước mặt một đối phương mạnh, nhất là khi đối diện với chúng tôi vẫn còn viên phó công sứ Pháp, luật sư Azoulay Amaury, nguyên luật sư ở tòa phúc thẩm Paris. Chắc là hắn ta không ưa gì tôi sau những cuộc đấu khẩu tháng chín và tháng mười, nhất là khi tôi nói vào mặt hắn “một loại cá Anh!”. Phải dự kiến một đòn nguy hiểm từ phía “Goliath”, nó không chỉ có một thủ đoạn nhỏ, mà nó còn nhiều âm mưu.
Cuối cùng tôi được trở lại Santo vào đầu tháng năm. Buồn thay, tôi được biết các bạn của mình trong ban lãnh đạo Liên hiệp công đoàn đã sa vào cái bẫy được bày biện bởi luật sư Azoulay Amaury, một con cáo về thủ tục tố tụng. Tên này đã tiến hành công việc của mình như thế nào?
Thời gian đó, chúng tôi đang đình công. Tên Lê Đình Cao, cựu Thư ký của một chủ đồn điền Santo, trở nên cai thầu, là người lãnh đạo chính của Việt .Nam cộng hòa sau khi Đặng Long Hưởng qua đời, đến tuyển mộ lao công tại trụ sở của Liên hiệp công đoàn. Ban trật tự dẫn hắn đến bàn giấy những người phụ trách. Ở đây giữa hắn với những người này có một cuộc bàn cãi kịch liệt kéo dài nhiều tiếng đồng hồ. Sau đó hắn được ban bảo vệ trật tự hộ tống ra khỏi biên giới đồn điền Succession Chapuis.
Từ sự kiện đó sinh ra tư liệu sau đây, tôi xin chép lại toàn văn vì nó chứng minh một cách rõ rệt tính giả dối của chính quyền xứ Tân Đảo.
Biên bản ngày 24 tháng 3 năm 1947 
Trong một cuộc họp tổ chức tại Tòa đại lý Pháp ở Santo, trong đó có mặt:
  1. Ông Amaury, Phó Công sứ;
  2. Ông Crozier, đại diện của Nữ hoàng Anh ở Santo.
  3. Ông Le Houedec, Phó đại lý Pháp;
4.  Các ông Houchard, Naturel, Deplanque, Simonsen (chủ đồn điền ở Santo);
5.  Các ông Lễ, Hổ và Nông, ủy viên Ban lãnh đạo Hội những người lao động Santo;
Đã có những quyết định như sau:
1.  Chính quyền cam kết giao cho những người lao động Việt Nam không làm công và muốn làm vườn một khu đất khoảng 30 héc la trên bờ sông Sarakata;
  1. Chính quyền sẽ cung cấp nhà ở cho những người không có chỗ ở;
  2. Ông Simonsen cho phép hai trăm, năm mươi người Đổng Dương trưởng thành ở lại trong trại với những điều kiện đã được quy định; ông cũng cho phép những người Ốm và những người tàn tật lưu trú trong trại sau khi được phép của chính quyền;
  3. Ban lãnh đạo Hội lao động Việt Nam Santo cam kết:
  4. Chấm dứt cuộc đình công từ hôm nay;
  5. Không tiến hành một hành động nào xâm phạm quyền tự do lao động;
  6. Phá dỡ các nhà tù đã được xây dựng;
  7. Không mặc đồng phục;
  8. Giao người làm bếp của ông Deplanque cho bệnh viện với tư cách là người mắc bệnh tâm thần;
Ký kết tại Santo ngày 24 tháng 3 năm 1947
Tiếp theo là chữ ký của người người tham dự buổi họp.
Đọc văn bản, dù chỉ đọc qua, cũng sẽ nhận thấy rằng:
Một là: Ông đại diện của Nữ hoàng Anh ở Santo sợ rằng phong trào yêu sách của những người lao động Tông- ki-noa ảnh hưởng đến tình hình tư tưởng của thổ dân, đứng về phía những người đại diện Pháp, cũng như trước đây, từ tháng 10 năm 1946, thủ trưởng của ông là ông Công sứ Anh ở Tân Đảo đã làm trong vụ nhà tạm trú của những người mới nhập cư ở Port-Vila.
Hai là: Ồng Azoulay Amaury thành công trong việc vận động các chủ đồn điền trong địa hạt, kể cả những người từ tốn như hai ông Houchard và André Naturel, chống những người quản lý đồn điền Sucession Chapuis, buộc những người này, do ông Simonsen đại diện, chỉ chấp nhận ở đồn điền của mình 250 người Đồng Dương trưởng thành.
Ba là: nhà luật học uyên thâm, luật sư Azoulay Amaury đã không gặp khó khăn gì khi buộc những người cán bộ Công đoàn xuất thân từ đất bùn, thiếu học thức, nói bập bẹ tiếng Pháp, chẳng biết tí gì về các bộ luật và luật, phải thừa nhận rằng họ đã vi phạm tự do lao động, đã thiết lập những “nhà tù”, đã tổ chức lực lượng vũ trang...
Rất dễ hiểu rằng những người lãnh đạo địa phương của Hội, những người lao động Việt Nam xứ Tân Đảo đã rơi vào một cái bẫy khoa học như vậy, cộng thêm hoàn cảnh địa dư và những khó khăn về thông tin mà các nhà chức trách có thể điều khiển theo ý muốn của mình, làm cho họ không tiếp thu được sự hỗ trợ của Ban chấp hành trung ương.
Ngay lúc đó, tôi hiểu rằng sự xóa bỏ Hội những người lao động Việt Nam xứ Tân Đảo đã được quyết định, suy nghĩ, và chuẩn bị từ lâu. Và việc đó đã được sự chuẩn y của cấp trên: Tổng ủy Pháp ở Thái Bình Dương, Cao ủy Pháp ở quần đảo Tân Đảo và Bộ Pháp quốc hải ngoại.
Bộ trưởng các thuộc địa Marius Moutet vừa kết thúc một cuộc công cán ở Việt Nam với danh nghĩa “thiện chí” nhưng không có kết quả. Mặt khác Chính phủ Blum không che dấu rằng nó quản lý quyền lợi của giới tài chính cấp trên. VI vậy ở Tân Đảo, chính quyền Pháp dẫn dắt con thuyền theo địa bàn của nhà băng Đông Dương mà đại diện ở đây là Công ty Pháp nắm trong tay toàn bộ đất đai và Comptoirs Français des Nouvelles - Hebrides, hãng Ballande, nắm toàn bộ nền thương mại.
Những sự kiện tương tự đã xảy ra ở Port-Vila vào hai tháng ba và tư năm 1947. Một hôm, vào chập tối, Nguyễn Lân, một “Gorille” (khỉ dạng người) của Việt Nam cộng hòa, đột nhập trại Tagabé và từ dưới cầu thang nhà tôi hét to: “Tại sao ông cấm chúng tôi làm ăn? Phải chăng ông muốn tất cả chúng tôi chết đói?” Đội bảo vệ ập đến và chắc chắn sẽ đánh đập anh ta không nể nang và hậu quả sẽ là một vụ kiện đối với tôi. May sao, tôi xuống kịp để cản tay các bạn bảo vệ. Một ngày khác, khi tôi lái xe" Jeep ra khỏi trại, từ trên đỉnh dốc Tagabé, một chiếc xe mười bánh do ông Henri Ohien lái, lao xuống; tôi thoát được sự đụng độ với chiếc xe khổng lồ bằng cách cho chiếc xe Jeep bé nhỏ của tôi xuống rãnh.
Mọi điều đã rõ, sự đàn áp sẽ đổ xuống đầu chúng tôi.
Hội nghị Ban chấp hành Liên hiệp Công đoàn Santo được tổ chức theo đề nghị của tôi, chủ trương thực hiện những biện pháp giống như “chính sách con nhím” tập hợp anh chị em ở trại Việt Nam số I ưên đồn điền ông Houchard, người đã chấp nhận từ năm 1945, sau vụ Ratard, sự có mặt trên đồn điền; ra sức thiết lập trại Việt Nam số 2 trên bờ sông Sarakata (3). Với sự cam kết của nhà chức trách ngày 24-3-1946, Sarakata là một chỗ đứng chắc chắn cho những người sẽ bị trục xuất khỏi đồn điền Succession Chaipuis và từ những nơi họ đã tìm được nơi an cư lập nghiệp. Một lời kêu gọi được phổ biến: yêu cầu bà con làm mọi việc để sống sót đến ngày hồi hương; phải tiếp tục đòi hỏi, không thu hoạch dừa, cà phê, cacao (ngoại trừ các ông Simonsen và Houcharđ); và cuối cùng, dự kiến việc thay thế những người lãnh đạo có thể bị tông giam.
Tôi cấp tốc trở về Port-Vila. Sau khi đã báo cáo tình hình với Ban cố vấn, Ban đại biểu và Ban chấp hành Trung ương trong một cuộc họp chung, tôi đề xuất những biện pháp giống như ở Santo: củng cố ba trại đã được thiết lập kèm theo là phát triển trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt thủy sản, săn bắn và các nghề phụ để mở rộng đình công. Củng cố tổ chức bằng việc bầu những người thay thế, các đại biểu tổng đại biểu và tổng thư ký, dự phòng một cuộc đàn áp có nhiều khả năng xảy ra.
Về việc tổ chức Đảng Cộng sản (lúc trở về Tân Đảo tôi còn phải giữ kín tông tích, chỉ thể lộ với một số bạn thật chắc chắn), tôi thúc các cơ sở gửi lại danh sách gia nhập. Danh sách những người gia nhập Đảng không khác bao nhiêu với danh sách đoàn viên công đoàn. Cũng như bản thân tôi, họ có tư tưởng dân tộc mạnh hơn chủ nghĩa vô sản. Với chúng tôi, bọn chủ đồn điền, trước hết là một lũ ;cướp nước, chúng tôi coi chúng là những người “indigènes”, loại người hạ đẳng.
Tôi tiếp tục những cuộc viếng thăm các bộ lạc Erakoro và Mélé, các thủ lĩnh đồng ý về việc bán, nói đúng hơn là cung cấp lương thực, như các bạn đã bảo đảm với tôi trước đây. Nhưng họ không tiếp thu Chủ nghĩa Cộng sản vì họ còn ở giai đoạn Cộng sản nguyên thủy.
Ngày đêm moi óc, nhưng tôi không tìm ra phương pháp nào khác là thường xuyên đến thăm các chi nhánh đảo Vaté và gửi đều các bản thông tin, trong đó tôi báo cáo với các chi nhánh, trước tiên là các chi nhánh ở các đảo, những việc gì đã thực hiện được ở đây: một kermesse, một cuộc biểu diễn nghệ thuật; một cuộc quyên góp; kết quả kỳ thi cuôì năm của học sinh trường do hội thiết lập...; thông báo về những thư từ nhận được và về những cuộc thăm viếng của các bạn từ Tân Ca-lê-đô-ni, từ Pháp và từ các nơi khác đến; báo cáo cho Đảng Cộng sản Pháp, Tổng liên đoàn lao động Pháp, Đoàn đại diện của Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ở Pháp; trao đổi thư từ với các tổ chức của người Việt Nam ở Pháp. Tất cả những việc đó để hỗ trợ tinh thần hội viên bằng cách chứng minh cho họ thấy rằng họ không bị cách biệt như trước, rằng họ có quan hệ với những lực lượng bạn, với thế giới bên ngoài. Ban ngày tôi sống trên chiếc xe Jeep do Liên hiệp Công đoàn Santo cung cấp vào đầu năm 1947. Kính che gió được sơn đỏ, với một ngôi sao vàng ở giữa và bên phải có ba chữ cái PCF (Đảng Cộng sản Pháp), bên trái là các chữ CGT/FSM (Tổng Liên đoàn iao động Pháp / Liên hiệp Công đoàn thế giới). Tôi còn giữ được một tấm hình của chiếc xe đó với tôi ngồi ở tay lái và bạn Lê Văn Hồi, bảo vệ viên, đứng bên cạnh. Ban đêm, run lập cập vì khí trời trở lạnh, tôi ngồi bên cạnh chiếc máy đánh chữ đến hai ba giờ sáng. May sao, dưới bàn làm việc của tôi, có Uýt ky, sô đa, bia, thuốc điếu và xì gà, của các bạn cho.
Giông tố sắp nổ
Một buổi sáng tháng năm, ông đại lý Pháp ở Mallicolo mà tôi đã tiếp xúc ở Lamap tháng 11 năm 1946, một người gốc Xy-ri, đến thăm tôi ở trại Việt Nam số 2 tại Tagabé. Tôi không biết là ông ta đến theo công lệnh hay với tư cách cá nhân. Ánh mắt lơ mơ, ông hỏi tôi: “Ông sẽ chiến đấu với những vũ khí nào?”. Chỉ đám ngô xanh tốt trước lều, với những thân dài mang hai hay ba bắp, phần nào thơ mộng, chắc chắn là không tưởng, tôi nói: “đó”.
Ít lâu sau, tôi được tiếp ông Yves Le Treut, nguyên Phó công sứ Pháp ở Quảng Yên (hay Lạng Sơn?), Thanh tra lao động.
- Ông Menard, Công sứ Pháp, gửi lời chào ông - Ông Le Treut nói. Rồi ông nhắc lại rằng ông Menard đã giữ chức Thanh tra lao động các thuộc địa Pháp ở Ân Độ, và ông đã có dịp gặp thánh Gandhi; rằng ông là một người rất thông cảm. Ông kết thúc cuộc thăm viếng bằng cách cho tôi xem một bức thư của ông Moutet, Bộ trưởng Bộ Thuộc địa, một thành viên có thế lực của Đảng Xã hội cầm quyền gửi cho Công sứ Pháp ở Tân Đảo, trong đó tôi được đọc câu: “về những gì liên quan đến Đồng Sỹ Hứa, tôi giao cho ông toàn quyền quyết định”. Phải chăng họ muốn tôi phải quỳ gối hay biến đi. Cũng như trước đó ít lâu, các bộ trưởng Cộng sản bị gạt khỏi Chính phủ Pháp, điều mà rất lâu sau này tôi mới biết.
Qua nửa thế kỷ, tôi phải thú nhận rằng tôi không ngang tầm với nhiệm vụ của tôi. Lẽ ra tôi phải bình tĩnh hơn, động não nhiều hơn, đánh giá chính xác hơn tình hình. Ví dụ: Nghĩ rằng chiến tranh sẽ kéo dài, hai nghìn nhân khẩu phải bảo đảm đời sống là một vấn đề lớn, và chủ trương “đình công không thời hạn” là một điều điên rồ. Đáng lẽ tôi phải hiểu rằng bọn chủ không thể ngồi yên nhìn đồn điền của chúng bị cỏ hoang lấn chiếm và những cây dừa, cà phê, ca cao lớn lên từ những hạt rơi rụng. Và chính quyền địa phương không thể dửng dưng trước những lời kêu ca và sự thúc ép của chúng. Rằng những đòi hỏi ngày càng cao của lao động bản xứ không thể không làm mếch lòng thực dân Pháp và Anh và gây sự lo âu cho hai chính quyền Pháp và Anh... Đáng lẽ tôi phải hiểu rằng các cuộc thăm viếng của viên cựu Đại lý Mallicolo và của ông Thanh tra lao động Yves Le Treut có thể không phải là những sự gợi ý phục tùng (mặc cảm của “người dân bản xứ” còn rất mạnh trong ý thức tôi) mà là những gợi ý thương lượng. Trái lại, đau xót như một người bị lột da bởi cả một cuộc đời tủi nhục, tôi chỉ nhìn thấy trước mặt tôi những kẻ thù không đội trời chung, tàn ác và xảo quyệt vô cùng.
Cũng chính trong hoàn cảnh đó tôi không nhận thức được rằng hành động cạo trọc đầu của tôi có thể ảnh hưởng xấu đến tư tưởng của đồng đội, nhất là ở cơ sở, và bị đối phương coi là dấu hiệu của một sự hung bạo, kiểu Samourai. Thực ra đó là dấu hiệu của chủ nghĩa thất bại, tôi cạo trọc đầu để báo cho các nhà chức trách biết rằng tôi sẵn sàng vào tù.
Hai tháng - từ đầu tháng năm đến đần tháng bảy - trôi qua như vậy, trong một sự chờ đợi bồn chồn. Bao giờ và dưới hình thức nào cuộc khủng bố sẽ đến? Chúng tôi không chờ đợi một cuộc trục xuất vì những điều kiện chuyên chở hồi đó thật khó khăn. Chắc chắn hơn là việc tống giam những người lãnh đạo chủ yếu của Liên hiệp Công đoàn Santo đã ký văn kiện công nhận rằng họ đã có những hành động vi phạm luật pháp và có thể cả những người lãnh đạo của Hội những người lao động Việt Nam xứ Tân Đảo liên đới chịu trách nhiệm, cầm chắc là việc xóa bỏ dần những quyền lợi đã giành được, đặc biệt là quyền mua gạo và quyền đi lại từ đảo này sang đảo khác là những điều kiện căn bản để thực hiện tự do lao động.
Trong lúc đó, những tin đồn thất thiệt được tung ra bởi những tên phiên dịch và truyền miệng của hội viên các tổ chức không vô sản như Việt Nam cộng hòa ở Port-Vila và Việt Nam tương tế ở Santo, hoạt động dưới sự chỉ đạo của các nhà chức trách: 564 người trên chuyến tàu hồi hương thứ nhất đã bị đổ xuống một hòn đảo hoang vắng và người ta không biết số phận của họ như thế nào; tất cả các cán bộ công đoàn sắp vào tù và những trại tập trung đang được thiết lập trong rừng để đón những người từ chối không làm việc. Đó là sự báo tin một cuộc khủng bố.
Tuần đầu tháng bảy năm 1947, tàu hộ tống “Dumont d’Urville” một năm trước đã đưa Chủ tịch Hồ Chí Minh từ Pháp về Việt Nam, bỏ neo xuống vịnh Port-Vila. Những đội tuần tra đi lại đến các đường phố Port-Vila; chúng thọc đến tận trại Việt Nam số 2 ở Tagabé, cách trung tâm phố ba cây số, nơi đóng trụ sở của Ban chấp hành Trung ương Hội những người Lao động Việt Nam xứ Tân Đảo. Tiếng lách cách của vũ khí và tiếng lộp cộp của giày đinh tạo ra không khí mà nhà chức trách muốn có, để làm nản lòng mọi ý đồ kháng cự, giết từ trong trứng nước những hành động đối kháng và những cuộc biểu tình.
Lúc bấy giờ Tòa công sứ Pháp phổ biến một thông báo rằng một chuyến tàu hồi hương đang được chuẩn bị, rằng danh sách sẽ được Sở thực dân thiết lập và những người muốn hoãn lại việc hồi hương phải làm đơn xin hoãn. Những người Việt Nam làm việc cho chính quyền là phiên dịch, lái xe, bếp, bồi và những cai thầu của bọn thực dân cấp tốc đứng ra “ve vãn” đồng bào, nhất là những gia đình đông con. Chúng nói: “Ở đây, đời sống của các bạn được bảo đảm, còn ở Việt Nam chiến tranh đang hoành hành; thêm vào đó, có chắc các bạn sẽ cặp bến Hải Phòng hay không?”
Các cơ quan lãnh đạo Hội những người lao động Việt Nam xứ Tân Đảo họp hội nghị toàn thể, với sự có mặt của anh Nguyễn Văn Hổ, Phó Tổng thư ký, phụ trách Liên hiệp Công đoàn Santo, sang Port-Vila để nghe ngóng tin tức. Tất cả chúng tôi đều đăm chiêu suy nghĩ và thận trọng, như một tấm ảnh mà tôi tìm lại được đã ghi nhận.
Cuộc họp đưa đến những kết luận sau đây:
Một là: Nguyện vọng thiêng liêng nhất của tất cả đồng bào là được hồi hương. Bằng bất cứ giá nào chúng ta cũng phải bảo vệ quyền đó. Không một ai, từ những người có trách nhiệm đến những hội viên bình thường không thể tin vào những lời đồn về chuyến hồi hương thứ nhất. Chắc chắn không có việc 564 anh chị em và con cháu chúng ta bị tàn sát trên một đảo hoang vắng.
Hai là: Tất cả những người có trách nhiệm từ các bạn làm việc ở Ban chấp hành trung ương, các liên hiệp công đoàn địa phương, đến các đại biểu ở cơ sở, sẵn sàng bị liệt kê vào danh sách hồi hương.
Chính quyền có cánh tay dài và vì vậy, những người được bầu vào các cương vị phụ trách lần lượt bị ghi tên vào danh sách hồi hương.
Một lần nữa, tàu “Ville d’Amiens” bỏ neo trong vịnh Port-Vila. Các cuộc tuần tra của tàu chiến và của các đội bảo an binh Pháp và Anh được tăng cường. Việc tuyển mộ những người không hồi hương được tiến hành công khai. Rõ ràng là các nhà chức trách sẽ không nương nhẹ và họ sẽ sử dụng giấy khống chỉ mà Marius Moutet đã giao cho họ. Đến phút cuối cùng, ngày 22 tháng 8 năm 1947, tôi viết thư cho ông chủ nhiệm sở Bưu điện, ông chủ nhiệm Sở Hải quan và Thuế quan, yêu cầu giao thư, ấn phẩm, bưu phẩm, mang tên tôi hay tên Liên hiệp công đoàn CGT xứ Tân Đảo và Hội những người lao động Việt Nam cho một trong năm chiến sĩ được bầu hôm đó. Tôi giữ được một bản bức thư ấy, với chữ ký của tôi, được ông Azoulay Amaury, phủ công sứ Tân Đảo, xác nhận.
Việc đưa xuống tàu những người nổi loạn, được tiến hành ngày 23 tháng 8 năm 1947 ở bến tàu hãng Comptoữs Français des Nouvelles Hebrides. Tất cả các lực lượng trật tự, cả Pháp lẫn Anh, đã được huy động. Đến chứng kiến có một bộ phận lớn của dân cư: Pháp, Anh, Việt Nam, dân bản xứ, người ngoại quốc... . Mọi người lên tàu trật tự, vì những người hồi hương thật sự là những người tình nguyện. Họ nói: “Bất cứ trường hợp nào, vẫn còn hơn địa ngục này”.
Đối với tôi, mọi việc đều đã rõ. Mặc dù chẳng nhận một thông báo nào, tôi vẫn biết rằng mình sẽ bị trục xuất. Tôi ngồi đợi trong chiếc lều của tôi.
Vợ tôi than vãn: “Các con và em sẽ sống như thế nào?”
Tôi trả lời: “Như các anh chị em, chúng ta sẽ chia xẻ cuộc đời của mẹ em chôn ở nghĩa địa Port-Vila và của cha em vùi xác ở nhà lao Nouville. Phải chăng em còn nhớ cuộc đời một đứa con của cu-li? Bé tí xíu, em phải sống một mình ở trại, ra vào phòng ở của gia đình như một con chó con phải qua một lỗ khoét ở phía dưới cánh cửa. Anh đã biết những đau khổ, những sỉ nhục thậm tệ hơn trên các đồn điền khác”.
Tôi suy nghĩ nhiều hơn về nỗi khổ của phụ nữ và trẻ em. Người vợ mảnh khảnh của tôi hồi mới lên 15 tuổi, đã bị một “con vật khổng lồ” có tên với chữ đệm De, A. de G., phó sứ vào cuối thập kỷ 30 và đầu thập kỷ 40 hãm hiếp. Bà Trần Thị Lý, một phụ nữ 25 tuổi, vợ hầu của ông L.G. Frouin, 67 tuổi, chủ tịch công đoàn những chủ đồn điền, luật sư bào chữa. Bà Nguyễn Thị cần, người hầu của tên Pierre Theuil ở Sarmettes, đã nói ở trên v.v... Rồi đến những người mẹ buộc phải đem con sơ sinh vào vườn dừa, vườn ca cao để có thể cho con bú, đến các cháu nhỏ ôm đau buộc phải để lại trong nhà trẻ mà tổ chức thường là không tốt. Hồi tưởng những nỗi đau khổ và những sự nhục nhã mà đồng bào mình đã chịu đựng, không kể những đau khổ mà bản thân tôi đã sống trong hoàn cảnh đói khát và bị trù dập, điều đó đã giúp tôi bình tĩnh chờ đợi. Cái gì đến, nó sẽ đến.
Vào cuối chiều ngày 23 tháng 8 năm 1947, một xe Jeep và hai cam nhông chở đầy lính bảo an mang súng đến dàn trận trước lều ở trụ sở Hội những người lao động Việt Nam xứ Tân Đảo. Bước từ xe Jeep xuống là hai anh em François và Antoine Rossi, chánh cẩm và chỉ huy đội bảo an binh. “Tống giam hay trục xuất?” - Tôi tự hỏi.
-    Lên xe?
-    ???
- Với gia đình và hành lý của ông.
Vậy là trục xuất.
Đoàn xe chạy quanh trại rồi rẽ vào đường dẫn đến Pointe d’Arbel. Gia đình tôi bị đưa lên tàu một cách kín đáo ở phía bên kia vịnh, trong khi đồng bào đứng chờ tôi ở bến tàu chính, bến tàu của Comptoirs Français des Nouvelles Hébrides.
Trên tàu, người ta dành cho chúng tôi một ca bin loại 2 chứ không phải là những chỗ nằm trên boong - loại dành cho đồng bào ta theo điều khoản của tờ giao kèo.
Ở Santo, nơi chúng tôi đến hôm sau, là cuộc thử thách đầu tiên. Người ta không cấm tôi xuống đất, chỉ yêu cầu tôi đừng đi xa. Tôi bắt tay những người chưa có sự may mắn được hồi hương. Tôi nói với họ: “Mọi việc đều bình thường. Các bạn đừng tin những điều mà các ông, các bà Hội Việt Nam tương tế nêu ra. Sẽ không có việc đổ xuống một hòn đảo hoang vắng. Các đồng chí và các bạn chúng ta làm việc trên tàu không bao giờ cho phép chúng làm như vậy. Chúng tôi rời Santo và Tân Đảo trong đêm 25 tháng 8 năm 1947. Chỉ sau khi chúng tôi ra khỏi Canal du Segond và vượt một đoạn đường dài trên đại dương, chúng tôi mới mất bóng trắng nhạt và ánh đèn của tàu “Dumont d’Urville”...
Mọi việc bình thường. Tôi có thể liên hệ bình thường với đồng bào, kể cả mời một số đến quầy rượu. Tuy nhiên, tôi vẫn thấy rằng các thủy thủ Pháp đáp lại lời chào hỏi của tôi một cách rất kín đáo. Tôi chú ý đến sự gần gũi của một trung sĩ hay thượng sĩ thủy quân Pháp. Anh ấy và chúng tôi bàn tán về cuộc chiến tranh vừa qua ở Pháp và về cuộc chiến tranh vừa bùng nổ ở Việt Nam, về những đau khổ của người dân.
Cuộc thử thách thứ hai vào ngày 2 tháng 9 năm 1947, nhân kỷ niệm lần thứ hai ngày tuyên bố độc lập của Việt Nam. Mọi người tập hợp trên tàu, các trẻ hát quốc ca. Tôi đến ca bin điện báo yêu cầu chuyển một bức điện cho đồng chí Trần Ngọc Danh, đại diện Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tại Pháp.
-  Ông không tư duy như thế chứ? Người sĩ quan kêu lên như vậy.
-  Có chứ, tôi đáp lại. Và tôi tin rằng ông sẽ chấp nhận yêu cầu của tôi vì đây là nước Pháp, nước Pháp của quyền tự do. Mọi người đều biết rằng mỗi chiếc tàu Pháp là một mảnh đất của nước Pháp.
Ra đi một lúc, anh trở về và nói với tôi rằng anh đã chuyển bức điện. Nó có đến tay người nhận hay không, tôi không biết.
Con tàu của chúng tôi cặp bến Nhà Rồng, nơi tôi ra đi gần như cùng ngày chín năm trước. Mọi người thở phào nhẹ nhõm. Chúng tôi trở về đất nước Việt Nam chứ không bị đổ xuống một “hòn đảo hoang vu”!.
Tôi hỏi viên sĩ quan trực ở cầu thang: “Tôi có thể xuống đất để lĩnh ngân phiếu mà chính quyền Tân Đảo đã giao cho tôi với danh nghĩa tiền lương chưa trả được không?
- Thưa ông được, nhưng vì sự an toàn của ông, nên có người đi với ông và ông không nên đi quá xa.
Ông hạ sĩ quan thủy quân “của tôi” bất chợt có mặt ở đó. Anh tình nguyện đi với tôi. Sau cuộc dạo chơi đó, và cho đến khi cuộc hành trình kết thúc, tôi không thấy mặt mũi của anh ở đâu nữa.
Cuộc thử thách cuối cùng: Nhận thấy anh em khuân vác ở ke rách rưới và hốc hác, tôi gợi ý đồng bào trong đoàn hồi hương “dành ổ bánh mỳ buổi sáng cho anh chị em làm việc ở ke”. Những người Pháp làm việc gần đấy lên tàu để phản đối Tôi không biết ông chỉ huy tàu trả lời họ như thế nào mà khi ra về, họ có vẻ bất bình và nhìn tôi một cách giận dữ.
Tàu “Ville d’Amiens” thả neo trong vịnh cẩm Phả, ở cực bắc vịnh Hạ Long và vịnh Bắc bộ. Bị chuyển sang một chiếc tàu ven bờ thuộc hãng Chargeurs Réunis, chúng tôi thấy rõ rằng chúng tôi đang bước từ đất Pháp đến một thuộc địa, và bị đặt dưới một chế độ đàn áp tàn bạo. Súng ngắn ở hông, mắt dữ tợn, một bầy cảnh sát đi lại giữa các nhóm. Viên công chức Pháp sở Sureté Fédérale (Sở an ninh Liên bang) chỉ ló mặt một lúc, nhưng thằng Tây lai (hồi đó người ta chưa dùng danh từ eurasien) chỉ huy trung đội cảnh sát, muốn cho tôi biết rằng hắn là một nhân vật quan ưọng bằng cách đi lại trước mặt tôi, nhìn vào mặt tôi, ngửi tôi với một chiếc mũi tẹt.
Chiếc tàu ven biển đến cảng Hải Phòng khi đêm đã khuya. Ngày 16 tháng 9 năm 1947, từ sáng sớm, 817 anh chị em và con cháu chúng tôi bị giam trong một nhà kho nền đất rộng lớn, hình như thuộc nhà máy xi măng Hải Phòng. Nước dùng để nấu ăn lấy từ giếng. Khi mức nước xuống thấp, người ta thấy rõ dưới đó những bộ xương người, như vợ và con tôi kể khi chúng tôi gặp lại nhau. Nước để giặt áo quần và tắm là nước màu đỏ của con kênh chảy trước nhà kho.
Vào giữa buổi sáng, bác sĩ Đặng Hữu Trí đến, tự giới thiệu là Chủ tịch “Hội đồng an dân”. Tập hợp chúng tôi trước nhà kho, ông nói (đại ý): thay mặt Hoàng đế, trong những ngày này đảm nhận vận mệnh của đất nước chúng ta, tôi chào các người, vì các người đã xa Tổ quốc nhiều năm và các người trở về vào lúc đất nước chúng ta phải đương đầu với nhiều rắc rối do Việt Minh gây nên, Hội đồng mà tôi lãnh đạo sẽ quan tâm đến việc giúp các người hòa nhập vào cuộc sống của đất nước bằng cách tìm cho các người chỗ ở và việc làm.
-  Xin cảm ơn thiện chí của ông! Nhưng chúng tôi chỉ yêu cầu được gặp những người đại diện của chính quyền Pháp ở Hải Phòng, nếu cần là ở Hà Nội, đang cai trị thuộc địa này. Vì mỗi chúng tôi đã ký với chính phủ Pháp một hợp đồng, theo đó phía bên này phải đưa chúng tôi trở về làng, chứ không phải chỉ đến Hải Phòng. - Tôi đáp lại.
Đồng bào đã hưởng ứng nhiệt liệt lời tuyên bố ấy. Sau khi đã nói nhỏ điều gì đó vào tai của người chỉ huy đội bảo vệ vũ trang, Đặng Hữu Trí lên xe; chiếc xe Jeep phóng đi như một tên điên.
Xã hội
Khi tôi sắp nhảy xuống kênh để được ngâm mình trong nước đỏ của một con sông đồng bằng Bắc bộ thì anh Nguyễn Văn Rư, người Tổng đại biểu của chúng tôi hồi hương đầu năm đến vỗ vai tôi và nói:
-   Đáng lẽ mày phải bình tĩnh hơn. Hắn sẽ trả thù. Nếu mày không làm cho nó nổi giận, chỉ trong vòng vài ngày, tao có thể cho mày lên chiến khu...
-   Nhưng tao không thể làm khác - Tôi đáp lại - cần thiết phải giải thích cho đồng bào hiểu rằng bọn đó và cả tên Bảo Đại của chúng, chỉ là những con rối, những tên tay sai của bọn xâm lược Pháp. Mặt khác, tao đã bị đưa vào sổ đen, không có một mảnh nhỏ nào về đời hoạt động của tao mà chúng không biết. Ngay cả khi chưa có cuộc đối thoại giữa chúng và tao, chúng cũng đã bám gót chân tao như đỉa.
Nguyễn Văn Rư, nhìn tôi với một đỏi mắt buồn bã. Đúng là tôi hoàn toàn không biết gì về công tác bí mật. Than ôi! Đó là lần cuối tôi giáp mặt Rư. Năm sau, Rư, người bạn, người đồng chí của tôi đã hy sinh anh dũng trước mũi súng của trung đội hành quyết sau khi đã nói với bọn đao phủ: “các anh cũng máu đỏ da vàng như tôi...”
Vào đầu buổi chiều ngày 16-9-1947 một nửa tiểu đội cảnh sát, dưới sự chỉ huy của tên thanh tra mật thám Dehaid - tên Tây lai đã lên mặt với tôi trên tàu - dẫn tôi đến Sở An ninh liên bang và tống tôi vào xà lim. Ngày hôm sau, chúng còn dẫn đến đó khoảng hai mươi người, gồm phần lớn là đoàn viên của Liên hiệp Công đoàn CGT xứ Tân Đảo, có vài hội viên của Hội Công nhân Việt Nam xứ Tân Ca-lê-đô-ni, trong đó có nữ đồng chí Nguyễn Thị Gái, bị nhốt vào một xà lim cạnh xà lim của tôi, 18 hay 19 người khác bị giam ở một phòng lớn, cũng tiếp giáp xà lim tôi, về phía các văn phồng của sở. Qua lỗ nhìn của xà lim, tôi chỉ thấy đi qua những hội viên thường. Những người phụ trách chính như tổng đại biểu Nguyễn Đắc Cát, không bị bắt. Sau này tôi được biết rằng chỉ những ai giữ một số tư liệu nào đó như thẻ công đoàn CGT, biên lai những đóng góp vào quỹ cứu quốc, bản tin của hội... mới bị bắt.
Bắt đầu một vở kịch mà rất nhiều năm sau tôi mới nhận thức được ý đồ. Sáng và chiều, tôi bị gọi lên phòng làm việc của chủ nhiệm Sở An ninh liên bang Hải Phòng để hỏi cung: nguồn gốc, những hoạt động từ trước đến nay, thái độ đối với chính phủ Hồ Chí Minh, việc gia nhập vào Đảng Cộng sản Pháp, việc thành lập Hội những người lao động Việt Nam xứ Tân Đảo, những yêu sách và những cuộc đình công... Tất cả đều đã rõ. Lý lịch, tiểu sử của tôi ở trong tay Phủ toàn quyền Đông Dương, Tòa cao ủy Pháp ở Thái Bình Dương và Tòa công sứ Pháp ở Tân Đảo: tôi đã viết thư cho ông Chủ tịch Hội nhân quyền Pháp và cho Bộ trưởng Thuộc địa Pháp; các điện tín tôi gửi Đảng Cộng sản Pháp và Tổng liên đoàn lao động Pháp đều công khai; bên dưới bảng chắn gió xe Jeep của tôi sơn màu đỏ có kẻ sao vàng ở giữa và hai bên ký hiệu của Đảng Cộng sản (bên phải) và của Tổng liên đoàn lao động Pháp và Liên hiệp công đoàn thế giới (bên trái). Tôi chẳng từ chối việc viết lời khai theo yêu cầu của ông chủ nhiệm sở An ninh liên bang gần như ngay trước mắt các bạn chiến đấu của tôi. Khi qua phòng giam của họ, tôi nói: “Tất cả cứ đổ lên lưng tôi!”. Trong lúc đó, tôi không tự hỏi các bạn của tôi nghĩ như thế nào? May mắn cho tôi, theo tin vợ tôi cho biết khi đoàn tụ, không một người nào bị tra hỏi trước khi được phóng thích.
Khoảng đầu tháng mười, Thanh tra Dehaid đưa tôi về thăm gia đình được sắp xếp với các gia đình khác ở những căn hộ của những người ra chiến khu hay về quê quán để lấy tư trang của mình. Sau đó, nó đưa vợ và con tôi đến thăm tôi ở nhà tù, như một cuộc ly biệt. Rồi, vào tảng sáng một ngày tháng 10 năm 1947 tôi bị gọi dậy một cách thô bạo bởi tên giám thị nhà tù. “Phải chăng là một cuộc viễn chinh? Hành quyết hay “banh” nhà tù khổ sai?” Nữ đồng chí Nguyễn Thị Gái ở xà lim bên cạnh, khóc và la lên: “Chúng đưa Hứa đi đâu?”. Chị làm cho anh em bị giam ở hai phòng lớn bên cạnh thức dậy. Những lời la ó nổi lên: “Chúng mang anh Hứa đi đâu vào giờ này?”. Giám thị nhà tù giục tôi: “Nhanh lên! ”. Ở bến tàu, hắn bắt tôi dừng chân trước một tàu trận và giao tôi cho sĩ quan thường trực với một phong bì được niêm phong cẩn thận.
Nhưng việc đưa tôi lên tàu trận chỉ là một trò lừa bịp. Khi trời sáng, tên sĩ quan chuyển tôi sang tàu “Albert Calmette”, một chiếc tàu ven biển, ở đó tôi được giao cho tên sen đầm chịu trách nhiệm hộ tống tôi đến Đà Nẵng, vở kịch được xây dựng để cảnh cáo đoàn hồi hương, qua những người cùng bị giam với tôi: “Các người hãy liệu hồn”.
Thắng lợi ngắn ngủi sau một thời gian thích nghi, đại bộ phận những người bị trục xuất, như Nguyễn Văn Rư và những người hồi hương đợt trước, đã tiếp tục chiến đấu ở chiến khu hoặc ở ngay Hải Phòng, và ở các vùng tạm chiếm khác. Chính những người chiến đấu ở vùng tạm chiếm đã nêu những tấm gương anh dũng nhất. Sau Nguyễn Văn Rư, nhiều chiến sĩ như Nguyễn Văn Nhiệm, người thay thế anh, Phạm Văn Mai và Vũ Sự, đại biểu, Tăng Văn Chấm người đã đập đầu xuống đường khi bị buộc phải trở lại đồn điền Léon Theuil... đã ngã xuống trước trung đội hành quyết. Nguyễn Đắc Cát, Phó tổng thư ký Hội những người lao động Việt Nam xứ Tân Đảo, cố vấn Bùi Văn Tính và đại biểu Bùi Văn Nhưỡng, đã bị đày đi Côn Đảo từ năm 1951 đến ngày ký Hiệp ước Giơ- ne-vơ. Các anh thủ quỹ Đào Văn Tân, Lâm Văn Ngôn và đại biểu Ngô Văn Xuyền đã bị bắt và tra tấn nhiều lần.(4)
Cuộc hành trình từ Hải Phòng đến Tourane, (sau này gọi là Đà Nang) không có điều gì đáng nói. Ba ngày trên biển, mua được của các đầu bếp cái gì thì ăn cái đó, ngủ trên boong. Một tuần lễ ở nhà lao tỉnh, ăn gạo mốc với cá khô mục và thối, ngủ trên nền xi măng. Tất cả không thành vấn đề đối với tôi, một người đã từng ngủ trên nền đất và lớn lên bằng khoai sắn.
Tôi đi từ Tourane ra Huế trên một xe cam nhông của quân đội Pháp. Phải thừa nhận rằng tôi sợ hết hồn hết vía khi phải ở lại một đêm ở phía nam đèo Hải Vân. Tôi sợ bị sa vào một cuộc phục kích và bị xem là một tên tay sai của địch. Đến Huế, tôi được giao cho Sở An ninh liên bang. Ông Georgin, thủ trưởng cơ quan an ninh Trung Kỳ, tiếp tôi một cách lịch thiệp.
- Thưa ông, tôi không có gì phải nói về các hoạt động của ông ở Tân Đảo. Nhưng ông thuộc thẩm quyền của chính phủ An-na-mit và tôi phải gửi ông đến ngài Thống đốc tỉnh Thừa Thiên.
- “Tao có con mắt của tao và tao đã biết rồi”. Tôi nghĩ như vậy nhưng không nói ra.
Tôi biết quá rõ rằng: “Hội đồng chấp chính Trung Kỳ” - phần do quân đội Pháp chiếm đóng từ Quảng Bình đến Quảng Nam - cũng như “Chính phủ Nam Kỳ”, “Hội đồng an dân Hải phòng”, Hội đồng gì đó ở Hà Nội và các tỉnh lân cận, chỉ là những bình phong bày ra để lừa bịp dân chúng. Và Nguyễn Văn Hinh ở Sài Gòn, Đặng Hữu Trí ở Hải Phòng, tên nào đó ở Huế sẽ tiếp nhận tôi thậm chí cả “Hoàng đế” Bảo Đại vừa mới đàm phán với Cao ủy Pháp Bollaert thực chất cũng chỉ là những thằng đầy tớ.
Nhưng ông Georgin cầm chân tôi hết cả buổi chiều, từ hai giờ rưỡi đến gần bốn giờ rưỡi. Ông hỏi tôi về Tân Đảo, Tân Ca-lê-đô-ni và về các lãnh thổ khác của Pháp ở Nam Thái Bình Dương. Ông yêu cầu tôi, nếu tôi vui lòng chấp nhận, kể lại những việc tôi đã làm ở các lãnh thổ đó để được coi là một nhân vật quan trọng như vậy (!). Bị dẫn đến trụ sở của chính quyền địa phương (hiện nay là trụ sở của ủy ban nhân dần tỉnh Thừa Thiên-Huế), tôi không vào nhà tù mà sống qua đêm ở một trạm giam đặt ở cổng phía đông của biệt thự, gần ngã ba phố Jules Ferry (nay là Lê Lợi) và con đường dẫn đến nhà tù và bệnh viện Pierre Pasquier. Bên kia con đường này là bệnh viện Huế. Khẩu phần của những phạm nhân hay của những người lính bảo an, tôi không rõ. Bữa cơm tôi ăn tối hôm đó, tuy đơn sơ nhưng rất thú vị, đó là những món ăn của quê hương, của tuổi thơ nghèo đói. Sáng hôm sau, cũng một trò tuồng như với anh cả tôi 17 năm trước đó, chỉ khác là Nguyễn Khoa Toàn, Thống đốc tỉnh, gọi tôi là “người bạn thân thiết của hắn” vì chúng tôi đã gặp nhau một vài lần trước đây ở tiệm khiêu vũ phố Gia Long trong những năm 1936 - 1937.
-   Anh đây rồi, anh bạn thân mến - Hắn nói như vậy khi bước vào phòng giam - Tôi đau lòng vì anh bạn đã phải sống qua đêm ở đây.
Rồi hắn quay về phía người giám đốc các văn phòng hay chánh văn phòng gì đó của hắn tên là Vĩnh Toán (5) một trong những đồng sự của tôi ở tòa khâm sứ An-nam, để khiển trách anh này đã không kịp báo tin cho hắn. Thật là một diễn viên hài kịch vụng về và khả ố! Một vở kịch gần giống như kịch bản giữa Thống đốc Ưng Trình (cha của Bửu Cận, người giáo sư khoa học tự nhiên đã làm cho tôi ngán ngẫm về các môn đó) và anh cả tôi năm 1930.
-  Tôi biết rằng anh là một người yêu nước như anh cả của anh, liệt sĩ Đồng Sỹ Bình, và tôi mong rằng anh sẽ góp sức với chúng tôi vào việc củng cố nền độc lập của nước nhà.
-  Như thế nào? Phải chăng các ông cũng hành động như chính phủ nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa thoát thân từ Cách mạng tháng Tám năm 1945?
-   Anh từ xa trở về nên anh không rõ về Việt Minh ... Hắn dùng tất cả những ngôn từ xấu xa để gán ghép cho Việt Minh. Rồi hắn khoe: Từ khi tôi nhận chức, không ít bọn chúng đã ngã trước bàn tay của tôi. Hắn chìa bàn tay phải trắng muốt, với những ngón tay thanh cảnh.
-    Ông hãy để cho tôi có thời gian quan sát và suy nghĩ.
-    Nhưng họ có thể hạ thủ ông ở một góc đường.
-   Hay là nhân viên của ông, hoặc của sở An ninh liên bang Pháp? Tất cả nhân dân ta đã đau khổ vì sự áp bức bóc lột của chủ nghĩa thực dân Pháp, ông và tôi ở những vị trí khác nhau. Tôi đã chiến đấu chông chủ nghĩa thực dân. Tôi là đối tượng đàn áp của bọn thực dân và chính chúng cho dẫn tôi đến trước mặt ông. Tôi không thể tin lời nói của ông, hãy để cho tôi quan sát và suy nghĩ.
Buổi trưa, tôi đã từ chối lời mời cơm của ông Thống đốc. Tôi ngồi nghỉ ở phòng khách dưới sự giám sát của một lính bảo an và sẵn sàng “phục vụ” tôi mọi thứ.
Hai giờ chiều, ông Thống đốc trở lại và tin cho tôi biết rằng ông Chủ tịch Hội đồng chấp chính Trung Kỳ muốn gặp tôi. Quan trọng thế ư?
Đại bản doanh của Chủ tịch hội đồng đóng cách đó khoảng năm mươi thước, ở trường nữ trung học Đồng Khánh. Lại những lời chào: “ông bạn thân mến!”.
Tôi được đón tiếp một cách niềm nỡ bởi Trần Ngọc Liễn, Chánh văn phòng, trước đây là thư ký riêng của Khâm sứ Trung Kỳ. Hồi đó, từ địa vị ấy, ông ta chẳng thèm nhìn và chẳng coi ra gì những viên chức trung cấp và sơ cấp, nhất là những người tập sự như tôi. Rồi Trần Văn Lý, vị Chủ tịch Hội đồng mà tôi đã biết hồi ông ta giữ chức Quản đạo, tức là Thống đốc hạng nhì của tỉnh Đồng Nai thượng ở Đà Lạt. Tôi đã “coi thường” ông ta vì những công chức mạt hạng của chính quyền Pháp có thể tự cho phép không đếm xỉa đến nhưng quan lại của Chính phủ An-nam.
-  A ha! Anh bạn thân mến! Tôi vui sướng biết bao được gặp lại anh! Tên Chủ tịch hội đồng thốt lên như vậy và đến gần tôi với bàn tay mở rộng và một nụ cười cởi mở trên môi - Sức khỏe của anh thế nào? và sức khỏe của anh Thận?
-  Anh hãy kể cho tôi nghe anh đã trông thấy những gì đẹp từ khi anh từ giã Đà Lạt... đã hơn chín năm rồi, phải không?
-            Singapour rất nhộn nhịp; Batavia lớn hơn thành phố Sài Gòn nhiều; Sourabaya, Semarang, Port Moresby rất trật tự. Những thành phố đẹp nhưng chúng cũng có những khu thối tha như ở nước ta gọi là “indigènes”, (thổ dân hay người bản xứ). Ở đó đầy gái điếm. Chế độ thuộc địa ở đâu cũng giống nhau, ở các nước đó nó cũng bất nhân như ở nước ta. ở Tân Đảo và ở Tân Ca-lê-đô-ni, ông Thận và tôi đã sống dưới một chế độ thực dân hà khắc, có thể nói là hà khắc nhất trên hành tinh. Trong vòng năm mươi năm, dân cư của các thuộc địa ấy đã mất đi hai phần ba. Và điều đã bóc da xé thịt chúng tôi ở đó, những người “Tông-ki-noa” như bọn thực dân bên đó gọi chúng tôi là sự bị khinh miệt hơn súc vật. Tên thực dân chỉ phải trả 1.200 quan tiền để “có” một thằng “Tông-ki-noa” làm nô lệ. Đó không phải là một lối chơi chữ mà là một thực tế. Trong năm năm, nếu một con bò cái của hắn chết thì hắn mất gấp đôi hay gấp ba số tiền đó. Bởi vậy, ông nên hiểu tại sao ông Thận và tôi đã đứng về phía đồng bào trong cuộc đấu tranh cho nhân phẩm và vinh dự của con Hồng cháu Lạc.
-     Tôi biết, tôi biết. Các ông là những người yêu nước. Đúng là đất nước cần những người có tâm huyết và có trí thức như các ông để vươn lên từ sự đổ nát gây nên bởi Việt Minh.
-     Thưa ông tôi chỉ biết rằng chính Việt Minh đã dẫn dắt dân tộc ta đi đến thắng lợi Cách mạng tháng Tám năm 1945 và tuyên bố độc lập.
-     Nhưng đã phải trả giá biết bao nhiêu sinh mạng.
Rồi hắn ta kể những “tội ác” của Việt Minh như tên Thống đốc tỉnh Thừa Thiên sáng hôm ấy.
-     Ngài hãy để cho tôi thời gian xem xét và suy nghĩ.
-     Tùy ông, nhưng để tránh cho ông gặp những điều bất trắc có thể đến với ông từ mọi phía, tôi xin khuyên ông hãy tạm trú một thời gian ở nhà một người cùng tộc với ông là ông Đồng Sỹ Nga, hiện đang giữ một chức trách nặng là Tổng thư ký Hội đồng tư vấn Trung Kỳ.
Nói như vậy phải chăng ông Chủ tịch Hội đồng chấp chính muôn có thời gian để xin chỉ thị ông giám đôc Sở An ninh liên bang?
Tôi biết Đồng Sỹ Nga, hắn cùng tộc với tôi, con một công chức cao cấp Sở Công chính An-nam. Năm 1930, tên này là thân hào thứ hai trong làng, đã đề xuất việc viết đơn xin tống giam trở lại anh tôi, không phải nó không biết hậu quả của việc đó. Đồng Sỹ Nga cư trú tại Washington, hiện là tộc trưởng họ Đồng Sỹ ở nước ngoài.
Vì tôi là người đứng đầu chi nhánh trưởng (sau khi anh cả tôi là Đồng Sỹ Bình hy sinh năm 1932), Nga tránh không khuyên bảo tôi, sợ thất thố. Hắn tự kiềm chế và chỉ nói với tôi sau khi đã uốn lưỡi nhiều lần và dựng lên nhiều bình phong:
- Vâng, thưa ông anh “lớn”, anh trở về nước sau một thời gian dài sống ở nước ngoài. Anh không có điều kiện theo dõi tình hình trong nước. Anh sẽ tìm hiểu và anh sẽ tự mình nhận xét. Tôi tin chắc rằng anh sẽ đồng ý với chúng tôi và tôi biết rằng, cũng như anh Bình, người anh lớn của chúng ta, anh là một người yêu nước nhiệt tình. Xin anh hãy cho phép tôi nói rằng Việt Minh, phần lớn gồm những nông dân thất học, không nhẹ tay với những người như anh và tôi, đã phục vụ trong chính quyền thực dân.
Rồi hắn thao thao kể những cuộc giết người tại chỗ chỉ vì mang giấy tờ viết bằng chữ xanh trên giấy trắng và đóng dấu đỏ (xanh, trắng, đỏ, những màu sắc của cờ Pháp). Tôi để cho nó nói nhảm. Tôi chỉ nghĩ đến sự quang minh chính đại của Việt Minh đã cho phép Hoàng đế Bảo Đại trở thành cố vấn của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và để cho nhiều quan lớn của triều đình An- nam và công chức to bự chính quyền Pháp nhận những chức vụ quan trọng.
Bùi Xuân Bào, một trong những người bạn học rất gắn bó với tôi trong thời niên thiếu, đến tiếp sức Đồng Sỹ Nga. Hắn là Tổng biên tập tờ báo bằng tiếng Pháp “An-nam Nouveau”, cơ quan của đảng nắm chính quyền (của Trần Văn Lý và Đồng Sỹ Nga). Và như một con vẹt hắn lặp lại những gì mà quan thầy hắn đã nói:
- Bàng, em của tao, mà mày biết rõ vì mày đã gặp nó ở nhà tao, và vì nó là một trong những học sinh xuất sắc nhất của khóa em Hiền mày, đã bị giết một cách lạnh lùng cùng với những người khác. Mày có biết vì sao không? ,
Rồi hắn thao thao diễn thuyết: nào Việt Minh là những ke vô thân, nào là những ai có đạo đều trở thành kẻ đối địch của Việt Minh, vân vân và vân vân.
Kết thúc bài diễn thuyết, hắn hỏi tôi:
- Mày không phải là một tín đồ chứ, theo tao nghĩ?
- Có chứ? Tao là một tín đồ. Tao tin ở sự công bằng, ở sự nghiệp giải phóng con người.
Hắn không nói gì thêm. Tôi đã mất một người bạn của thời niên thiếu. Hai chúng tôi chia tay nhau ở ngã tư đường Jules Ferry và quốc lộ 1. Sau này, tôi được tin rằng Bùi Xuân Bào, đỗ tiến sĩ khoa kinh tế, và dạy ở Paris.
Một trong những đồng hương của tôi là Đinh Hòa, có thời gian là học trò tôi trong một lớp mùa hè, không biết được ai thông tin, đến tìm tôi ở nhà Đồng Sỹ Nga và tỏ ý muốn đón tôi về nhà. Hắn nói rằng hắn là một người bị Sở An ninh Pháp và An-nam nghi vấn. Nhưng hắn là cán bộ kỹ thuật về Radio của Tòa úy nhiệm Pháp tại An-nam. Phải chăng hắn có nhiệm vụ theo dõi tôi?
Tôi cảm thấy bị theo dõi chặt chẽ. Vừa đến làng, mới bước chân vào nhà cũ của cha mẹ tôi (do một ông chú họ là Đồng Sỹ Nghiễm, ở từ mười năm nay), một ông chú khác đã mò đến. Đó là Đồng Sỹ Gián, chỉ huy đội bảo an xã. Hắn nói với tôi rằng ông huyện trưởng dặn hắn “mời tôi đến gặp ông”. Lại một đồng sự cũ trong hàng ngũ những thư ký Tòa Khâm sứ Trung Kỳ; hắn khuyên tôi đừng ở lại làng, ở đó hắn không thể đảm bảo an ninh cho tôi... Tôi nhận thấy một cách dễ dàng lý do đó, vì ngay tối hôm ấy, anh Tương, một bạn láng giềng cùng tuổi, đội viên đội du kích của Đồng Sỹ Mỹ đã xuất hiện trước mặt tôi.
Vậy thì tôi không thể sống ở nông thôn. Rất có thể tôi sẽ bị giết chết với một bản quyết định hành hình dối trá trên ngực mạo danh Việt Minh- Phải lên phố, ở đó, những người quen biết - gồm một số bạn học, vài người bạn học của anh tôi và em tôi, có những người hơn tôi khoảng chục tuổi, có những người khác kém tôi vài tuổi - họ đứng xa tôi, không biết tôi là người như thế nào. Vả lại, họ đang ở trong hoàn cảnh hoặc hợp tác với kẻ thù hoặc “trùm chăn”.
Thoạt đầu, tôi nhận thấy rằng trong các bạn đồng niên của tôi, cũng như các bạn đồng niên của anh và em tôi trong vùng tạm chiếm trừ một vài người, còn lại đểu thiếu hiểu biết và hay nhút nhát. Đó là những tên “tay sai” thiếu trí khôn như khi chúng ngây thơ nói với tôi: nào là ngài Trần Văn Lý muốn cử tôi chỉ đạo một tỉnh, nào là sở Thanh tra lao động và công tác xã hội cần người hiểu biết như tôi, hay một phụ nữ đẹp và hấp dẫn đến mời tôi thăm xưởng làm mũ của bà, rồi mời tôi tham gia những hội từ thiện v.v...
Chúng còn một mưu toan lôi kéo tinh vi hơn. Đầu năm 1948, một hôm, qua một trung gian cũng là một tên tay sai, tôi nhận được lời mời của “lãnh tụ cách mạng” Nguyễn Thế Truyền, đến thăm ông ta ở khách sạn Saur, ở bên kia sông, trong thành phố người Âu... Đó là một nhân vật rất nổi tiếng. Ông đã theo học trường Phương Đông ở Liên bang Xô-viết trong những năm cuôl thế kỷ hai mươi, và đã bị khủng bố và giam giữ ở nhiều nơi; trong chiến tranh thế giới lần thứ hai, ông bị đày đi Madagascar.
Tôi ra mắt “người lãnh đạo vĩ đại”. Sau khi đã nhắc lại những đường lối chính trị và những sự kiện lớn của đời mình, “người chiến sĩ “cách mạng lừng danh ấy ” ca ngợi những hoạt động của tôi ở miền Nam Thái Bình Dương, trước khi bắt đầu vào câu chuyện.
- Phải tiếp tục cuộc chiến đấu?
- Tôi đã bắt đầu tập hợp nhiều chiến sĩ ở Sài Gòn và ở các tỉnh Nam Kỳ. Tôi đã đến Nha Trang, và vừa đến Huế, thủ đô của trí tuệ của nước ta, để thiết lập “Tập đoàn dân chúng” (6). Một số người có tinh thần yêu nước cao cả và có nhiệt tình chiến đấu ủng hộ tôi, trong đó có người thanh niên đã tiếp xúc với ông. Chính họ cho tôi biết rằng ông sống ở Huế. Tôi yêu cầu ông tham gia phong trào chúng tôi; thêm vào đó, tôi nghĩ rằng ở thành phố này và ở tỉnh này, ai cũng biết truyền thông yêu nước của gia đình ông, không ai có thể lãnh đạo phong trào tốt hơn ông.
Những thanh niên đã chuyển đến tôi lời mời của Nguyễn Thế Truyền là những tên Quốc Dân Đảng, Đại Việt, tay sai của Phát xít Nhật, rồi của bọn Tưởng, ngày nay chúng phục vụ bọn xâm lăng Pháp. Vì vậy không khó gì mà không thấy rằng Nguyễn Thế Truyền chỉ là một tên tay sai của Pháp, nếu không thì hắn làm sao có thể từ Sài gòn ra Huế? Ai cho hắn tiền ở khách sạn? Hắn sẽ lấy tiền ở đâu để tài trợ “phong trào”?
- Tôi không thể hình dung được rằng kẻ thù cung cấp cho chúng ta tiền bạc và những phương tiện để chống lại bọn chúng - Tôi đáp lại như vậy rồi ra về.
Ít lâu sau, tôi phải từ chối nhưng không cứng rắn như thế, lời mời của Lê Cảnh Đạm, một người bạn cùng lớp, tham gia tổ chức phong trào thanh niên. Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, Đạm là cán bộ của Hội Thanh niên cứu quốc, nhưng khi thành phố Huế bị quân Pháp chiếm đóng, cũng như một số cán bộ khác, Đạm không thể lên chiến khu được vì gia đình đông con.
Vào khoảng tháng 3 năm 1948, một số công nhân của nhà máy điện Huế nói nhỏ vào tai tôi rằng ngày nào đó hãy đến nhà văn hóa Trí Tri, ở ke Đông Ba, để dự cuộc họp thành lập Công đoàn thành phố. Tại cuộc họp, mọi người đã nhiệt liệt hoan nghênh khi tôi nói rằng không chỉ hạn chế trong vấn đề đòi quyền lợi kinh tế mà còn phải đòi thực hiện những tự do dân chủ được công nhận trên toàn thế giới: tự do dư luận, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do lập hội... và tôi được bầu vào ban chấp hành. Nhưng sau đó, những người tổ chức cuộc họp đến báo cho tôi biết rằng nhà chức trách không chấp nhận kết quả của cuộc bầu cử.
Tiêp đó là cuộc thử thách cuối cùng. Ban biên tập báo “Tiến hóa” do một nhóm người cấp tiến lãnh đạo, trong đó có họa sĩ Lê Khắc Quyền, họa sĩ Phạm Đăng Trí, và giáo sư Tôn Thất Lương Kỵ, sau này là Tổng thư ký liên minh các lực lượng dân chủ và hòa bình miền Nam Việt Nam, rồi thư ký Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được báo rằng sự hợp tác của tôi là không chấp nhận được.
Tỏi biết rằng tôi đang là một tù nhân tại ngoại, do đó tôi không thể hoạt động công khai và cũng không có khả năng hoạt động bí mật. Georgin, tên cảnh sát bậc thầy đó, con cáo già đó có nhiều lợi thế hơn tôi. Hắn là người trong nghề còn tôi chỉ là một chiến sĩ thực tập, chỉ biết hoạt động ngoài ánh sáng.
Sau khi tôi ra khỏi nhà ông em họ Đồng Sỹ Nga, tôi được thông báo rằng hàng tuần tôi phải trình diện Sở Liêm phóng. Hãy nhớ là sở Liêm phóng Pháp! Tên Georgin đón tiếp tôi hết sức lịch sự, nói chuyện với tôi hàng giờ, về mọi chuyện, rồi tiễn tôi đến tận thềm. Một lần hắn nói với tôi rằng vợ hắn muôn gặp tôi để nghe nói về tình hình ở Nam Thái Bình Dương. Thật là ngu xuẩn khi tôi để cho Georgin chở tôi đi bằng xe Jeep đến nhà hắn ở cạnh nhà thờ và trường Chaigneau rồi trở lại bằng các đường Brière de risle và Jules Ferry là những con đường lớn nhất của thành phố. Qua con mắt của những cán bộ kháng chiến, tôi chỉ có thể là một tên tay sai hay sắp làm tay sai cho chính quyền Pháp. Chính vào thời gian đó, Hiền em tôi, hồi đó là Tổng thanh tra Bộ Nông nghiệp, nhận được thư của anh Lê Giản, bấy giờ là Tổng giám đốc Tổng nha an ninh - Viện KGB đầu tiên của chúng ta - bảo chú ấy phải viết thư cho tôi để tôi biết rõ tình hình vì từ xa trở về, tôi có thể đi lầm đường, mặc dù tôi đã là một chiến sĩ xứng đáng.
Vài tháng sau, giả thuyết đó bị xóa bỏ, nhưng âm mưu của chính phủ Pháp và của tên Georgin còn thâm độc hơn nhiều.
Giữa lúc đó, nhờ những cố gắng của các bạn tôi ở Hải Phòng, đặc biệt là anh Nguyễn Đắc Cát, tôi đã đưa gia đình gồm vợ và bốn con về Huế. Phải sống và nuôi sống đàn con. Với tiền lương truy lĩnh một năm (7000 quan CFP/tháng) và 800 đô la dấu trong áo rét của Xuân Lan - đứa con lớn nhất - tôi xây một quán 3m x 3m, ở cuối cầu Gia Hội bên cạnh chợ Đông Ba. Tôi đặt cho quán tên “Dzu Khách”. Tôi bán cà phê “Maure” theo cách pha chế tôi đã học năm 1942 ở Nouméa khi tôi trọ ở nhà một người Tây Ban Nha; rượu thuốc ngâm 32 vị theo đơn của bác Mao gửi Bác Hồ; những món nhậu và những bữa ăn nhẹ... Việc đó gây xôn xao một nhà trí thức làm chủ quán...
Khách đến “Dzu Khách” có nhiều loại: những nhà trí thức vì tò mò hay có cảm tình; công chức trong đó có những bạn đồng sự của tôi trở thành những nhân vật quan trọng trong các công sở Pháp và An-nam; thợ thủ công và công nhân; lái xe cam nhông trong đó có những người vận chuyển Pháp, sành ăn và sành uống (cà phê của tôi ngon, các món ăn được chọn lọc kỹ và chuẩn bị cẩn thận). Đôi khi cũng có những tên khiêu khích như một tên người Bắc Phi xin tôi giấy thông hành để dùng trong trường hợp hắn bị Việt Minh bắt trên quốc lộ số 9. Đông nhất là mật thám thuộc mọi hệ thông: an ninh liên bang, an ninh An-nam, Phòng Nhì, D.G.E.R... Thỉnh thoảng tôi phải tiếp tên Georgin vì tôi đề nghị hắn đừng buộc tôi phải trình diện hàng tuần để tôi có thể kiếm sống. Đáp lại, hắn nói với tôi: “Nhưng chúng tôi có ăn tươi nuốt sống ông đâu như một bà Tunica nào đó đã nói trên đài vô tuyến Sydney
Tôi bị theo dõi ngày đêm, vừa bởi các nhân viên của bốt cảnh sát đặt ở cửa ra vào bến xe ô tô, vừa bởi các điệp viên gài ở hai quán bên phải và bên trái quán “Dzu khách”. Tôi còn bị quan sát và theo dõi từ bên trong Sở Liêm phóng và bởi kháng chiến.
Ở đây, tôi phải trình bày tình hình một cách hơi chi tiết nếu không thì một số người sẽ không hiểu, nhất là những người may mắn không bao giờ sống thời kỳ chiến tranh. Bấy giờ, để bảo đảm an ninh của mình, quân đội Pháp thường xuyên tiến hành những cuộc đàn áp xung quanh các thành phố, các điểm đóng quân và hai bên các trục giao thông. Họ bắt những thanh niên có thể trở thành những người chiến đấu. Du kích có những chỗ ẩn náu được thiết lập bằng nghìn cách, kể cả dưới đáy giếng. Những ai có điều kiện thì lên chiến khu, còn những người khác buộc phải tìm cách tránh địch khi chúng đến. Một số khá đông tìm cách lẩn trên ở thành phố. Chính trong hoàn cảnh đó mà có những bà con, những đồng hương đến xin trú ở quán tôi, điều mà tôi không thể từ chối được. Tôi tạo việc làm cho họ, chia xẻ với họ miếng ăn ít ỏi của tôi. Trong số đó có Bốn, người mà kháng chiến sẽ xác minh là một điệp viên của Sở Liêm phóng liên bang và sẽ khử khi hắn trở về làng. Và Huỳnh Ninh (tức Vàng, một chiến sĩ thật sự, sau Hiệp định Giơ-ne-vơ sẽ là đồn trưởng đồn Công an thị trấn Hồ Xá trên vĩ tuyến 17) không bị phát hiện sau khi anh ném lựu đạn ở quảng trường sau quán “Dzu Khách” trong đêm 30 tháng 4 năm 1948. Cảnh sát ập vào quán và thấy chúng tôi mỗi người nằm vào chỗ của mình trên sàn gạch. Huỳnh Ninh sẽ bảo đảm sự trung thành của tôi đối với kháng chiến. Chính sau sự kiện đó mà tôi có thể liên lạc với chiến khu và Lê Giản. Tổng giám đốc Tổng nha an ninh viết thư cho Hiền, em tôi, bảo chú ấy không phải lo lắng về tình hình tư tưởng của anh mình.
Ít lâu sau, tôi tiếp nhận bà Trương Thị Hồng, vợ của một trong những người bạn học của tôi ở trường trung học là Nguyễn Văn Nghệ (tự Lê Tùng, hồi đó là tham mưu trưởng Phân khu năm của Quân khu IV) và đứa con của họ, lên 4 tuổi.
Dần dần, quán “Dzu Khách” trở thành một cơ sở kháng chiến trong thành phố Huế. Thường xuyên đến đó có cô Công Tằng Tôn Nữ Cò Em, cô Khoát. Họ là những liên lạc viên của sở Công an thành phố lúc đó, do Đặng Thanh và Nguyễn Đình Bảy lãnh đạo. Cơ sở chúng tôi tiếp tế cho chiến khu: thuốc, vải, vật liệu văn phòng. Thỉnh thoảng bà Nghệ lên chiến khu với chồng. Như thế là tôi biết rằng khi thời điểm đến, tôi sẽ có thể theo con đường nào để lên chiến khu.
Nhiệm vụ giao cho tôi là thông báo lên chiến khu tình hình chính trị ở Huế. Tôi biết đây chỉ là một nhiệm vụ tượng trưng thôi, vì ở đâu kháng chiến cũng có con mắt. Và việc tổng hợp, không phải là dễ. Tôi chỉ viết được một bài cho báo “Giết giặc”, cơ quan ngôn luận của Tỉnh ủy Thừa Thiên, sau khi đã chứng kiến cuộc đọ súng ở địa điểm Ngoẹo Giàn Xay trên quốc lộ số 1, cách Huế khoảng hai cây số về phía nam vào tối ngày 31 tháng 12 năm 1948. Suy nghĩ của tôi cũng giống như đầu năm 1947 khi ở Tân Đảo qua Đài tiếng nói Việt Nam, tôi nghe tin rằng các cuộc chiến đấu đang diễn ra quanh thành phố Sài Gòn: “các lực lượng kháng chiến không bị đẩy đi xa; họ áp sát hang ổ cua địch”.
Vào tháng 8 năm 1948, một đội ngũ lính thợ Việt Nam, đã chiến đấu bên cạnh những người kháng chiến Pháp rồi chiến đấu ở Pháp vì lợi ích của những người lao động “Tông-ki-noa” bị giải về Huế. Họ đã bị bắt vào tháng 12 năm 1947 và bị giam trong vòng nửa năm ở Cap Saint Jacques (Vũng Tàu). Cùng với ông bạn của tôi là Tôn Thất Dương Kỵ, tôi tổ chức đưa họ lên chiến khu. Tôi đã gặp lại nhiều người trong số họ ở chiến khu Thừa Thiên rồi ở Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và ở báo Nhân dân.
Cuộc tiến công bốt Ngoẹo Giàn Xay ngày 31 tháng 12 năm 1948 cho tôi thấy rằng tôi là một người “trùm chăn”. Tôi xin được lên chiến khu. Tôi không bị từ chối nhưng mọi người khuyên tôi ở lại có ích hơn. Tôi gửi đi trước một túi đựng quần áo, một chiếc chăn bằng dạ mang từ Tân Đảo về, hai áo “blouson” ka-ki và một số tư liệu tôi giữ được, trong đó có thẻ Đảng viên Đảng Cộng sản Pháp xứ Tân Ca-lê-đô-ni. Nhưng thật là gay go, quá gay go khi phải rời bỏ gia đình. Đầu năm 1949, tuổi của ba đứa con tôi xê xích từ ba đến bảy tuổi, đứa thứ tư, sinh tháng 10 năm 1947 trong nhà tù đang còn bò. Vợ tôi, tuy đã 26 tuổi nhưng không biết gì, bỡ ngỡ gần như một người nước ngoài.
Trong khi đó, xảy ra những cuộc biểu tình miễn cưỡng, đi đầu là “quân đội An-nam” vừa được tổ chức, hoan hô sự hồi loan của “Hoàng đế” và đòi tống giam những tên “Phản quốc Việt Minh”. Một trại giam được thiết lập ở Mang Cá nơi đóng quân của quân đội Pháp nằm sát thành cấm. Và chính trong những ngày ấy, tên Nguyễn Ngọc Lê, đại úy chỉ huy “quân đội An-nam” và các trung úy Lê Văn Nghiêm, Lam Sơn nhiều lần đến thăm bà Trương Thị Hồng, vợ người chiến hữu cũ của họ là Nguyễn Văn Nghệ. Tôi nhận thức rằng tôi không thể trì hoãn việc lên chiến khu, rằng trong bất cứ trường hợp nào, vợ và các con tôi cũng bị đẩy vào thế cô đơn.

Chiến khu và cuộc kháng chiến

Có kinh nghiệm, không khó gì mà tôi không thoát khỏi được vòng vây, Bọn cảnh sát an ninh canh gác tôi ngày đêm sẽ tóm tôi một cách dễ dàng nếu tôi đi theo những đường thông thường như: đi đò ngang từ chợ Đông Ba sang Vĩ Dạ hay qua cầu Tràng Tiền, đến An Cựu lên Nguyệt Biều hoặc hay đi đò dọc ra Quảng Trị rồi nhảy xuống dọc đường những vùng tranh chấp...
Nhưng một buổi sáng, cuối tháng tư năm 1949 (như mọi buổi sáng khác), tôi ngược dòng sông theo đại lộ Paul Bert - Trần Hưng Đạo - đến bến Phu Văn Lâu, nơi tôi thường đến tắm, hoặc một mình, hoặc với các con rồi tôi vào Thành Nội bằng cửa Thượng Tứ, trên ra khỏi thành bằng cửa Bắc và tiến trên quốc lộ 1... Một chiếc máy bay rà sát đường nhưng nó không thể nhận được trong số người qua đường ai là những chiến sĩ, ai là những người đang trên quá trình trở thành chiến sĩ như tôi.                 
Sau khi đã vượt qua con đường sát đồn Phú Ốc với vài đội quân ẩn mình sau những bức tường chơm chởm súng liên thanh, tôi đến gặp bà Trương Thị Hồng ở cách đó vài trăm thước. Theo sự hướng dẫn của bà, tôi vượt qua những đám ruộng để đến vùng tự do. Tôi vứt chiếc xe đạp xuống một bãi lầy để xóa bỏ dấu vết. Khi chúng tôi đến làng bên cạnh, ở vùng tự do, một số thanh nữ ùa ra, mỗi người cầm một đòn xóc. Chúng tôi bị dẫn đến trước đội biên phòng. Chẳng có giấy tờ gì cả nên tôi chỉ biết kể lý lịch. Khi nghe nói tôi đã viết một bài cho báo “Giết giặc" về cuộc chiến đấu ở Ngoẹo Giàn Xay ngày 31-12-1948, các đồng chí du kích cho chúng tôi đi qua. May mắn thay cho tôi và họ sáng suốt biết bao!
Qua “con đường không vui” trên các cồn cát bao quanh phá Tam Giang, đến Phò Trạch (vùng nửa tự do) tôi tạm trú nhà cô Công Tằng Tôn Nữ Cò Em, người liên lạc thường đến quán “Dzu Khách". Tôi ở đó một vài ngày, chờ một đoàn lên chiến khu.
Vượt qua quốc lộ 1 dưới ánh trăng và leo những đồi núi Trường Sơn, tôi đến cầu Nhi, đại bản doanh của miền Nam quân khu IV. Ở đó tôi gặp Nguyễn Văn Nghệ, tham mưu trưởng. Anh cử một chiến sĩ dẫn tôi đến Dương Hòa, cách đó một ngày rưỡi đường đi về phía Nam thành phố Huế, trên bờ sông Hương, nơi đặt trụ sở Tỉnh ủy và ủy ban hành chính tỉnh Thừa Thiên. Sau khi được bà Khoát người liên lạc thường đến quán “Dzu Khách” nhận diện, tôi vào gặp đồng chí chủ sự phòng phản gián, ông Đặng Thanh. Tôi được tiếp đón nhiệt tình ở sở An ninh tỉnh, hồi đó do anh Trần Việt Châu, một người bạn của em tôi, lãnh đạo; rồi ở lăng vua Gia Long, trụ sở của đại đội Công an thành phố, do anh Nguyễn Đình Bảy chỉ huy. Trong buổi tiếp đón ở ủy ban kháng chiến tỉnh, tôi gặp lại một vài người bạn bị trục xuất từ Pháp về năm 1947, mà tôi đã tiếp xúc ở Huế năm trước. Khi tiếp tôi ở Tỉnh ủy, anh Hoàng Anh, sau này là Bí thư Trung ương Đảng, đã nhận được từ đặc ủy ở nước ngoài đóng ở Thái Lan, một thông báo yêu cầu giúp tôi rời khỏi vùng địch chiếm đóng. Có lẽ vì vậy mà anh quyết định chuyển tôi đến các tỉnh hoàn toàn giải phóng của Liên khu IV (7), ở đó cấp trên đủ thẩm quyền hơn để giải quyết trường hợp của tôi.
Tôi được coi là một nhân vật quan trọng vì theo lời giới thiệu của anh Hoàng Anh, tôi là “lãnh tụ của phong trào Tân Đảo” (!!!). Trong một chừng mực nào đó, tôi đã tin như vậy. Tôi được hưởng một số ưu đãi. Khắc sâu vào ký ức tôi là cuộc viếng thăm trụ sở của Ban chỉ huy Trung đoàn 101, đóng sát bờ sông Hương. Nơi đó yên tĩnh hoàn toàn, mặc dù pháo thuyền Pháp có thể ập đến bất cứ lúc nào. Điều đó làm cho tôi suy nghĩ và nhận thức một cách hời hợt về sức mạnh của chiến tranh nhân dân: lời khiển trách của Nguyễn Văn Rư nói với tôi ở Hải Phòng rằng tôi chỉ nằm im một vài ngày là anh có thể đưa tôi ra chiến khu; Huỳnh Ninh, ném lựu đạn ngay giữa hành phố Huế một năm về trước; các bạn ở Pháp trở về chỉ qua đò Vĩ Dạ là ra đến chiến khu; tiền Hồ Chí Minh lưu thông ở làng tôi, ở Phò Trạch và cả ở thành phố Huế... Tôi ở Dương Hòa, thủ phủ kháng chiến của tỉnh khoảng mười ngày để làm quen với cuộc sống ở rừng núi trước khi đi ra miền Bắc, đến tận Việt Bắc, cái nôi của kháng chiến, nơi cư trú của Chính phủ Trung ương và của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Tôi đã rảo bước trên đường mòn Hồ Chí Minh năm 1949 - mười năm trước khi bắt đầu xây dựng đường Hồ Chí Minh năm 1959. Ở thời kỳ đó nó còn là một đường mòn gần giống như khi nó tự tạo khoảng hai năm trước đây, trước sự tấn công ồ ạt của quân đội Pháp. Những con đường chưa hình thành. Trên đoạn đường từ cầu Nhi đến Trò, bên bờ sông Thạch Hãn, tôi rùng mình khi thấy đống phân voi còn nhả khói, những đường mòn dị dạng chui vào rừng rậm, ở đó đôi khi đồng chí liên lạc phải dùng rựa để chặt cành cây. Những con suối cuồn cuộn nước lũ phải băng qua bằng cách níu tay vào một dây rừng. Ở tỉnh Quảng Bình, lội theo con suối hằng nhiều cây số và vòng qua lãnh thổ Lào để tránh đồn Troot, chốt ở một thung lũng hẹp. Và khi vượt qua núi “Ngang” giữa Quảng Bình và Hà Tĩnh mà con đường bình thường là đèo Ngang, ở Khe Gát phải leo thang để vượt qua các đãy núi đá. Những cuộc “bò núi” nặng nhọc, nhất là ở đèo “giảm thọ” giữa Dương Hòa và cầu Nhi. Ở đó tôi bừng tỉnh, sau một giấc mơ ngủ thiếp, với con vắt ở tai. Khi vượt qua đãy núi liền U Ba Rền, giữa Quảng Trị và Quảng bình cũng gian khổ. Trèo lên tụt xuống các đồi núi, băng qua suối và sông, phải khẩn trương khi vượt qua những con sông lớn, vì pháo thuyền và máy bay địch có thể ập đến bất cứ lúc nào. Quanh hông có “ruột tượng” đưng lượng gạo cần thiết cho đoạn đường, tức là bảy đến mười ngày giữa các điểm tiếp tế. Mỗi người tự lo cho bản thân, nấu cơm riêng vào buổi sáng trước khi lên đường và buổi chiều khi đến chỗ nghỉ, Ai cũng có bi đông nước của mình. Phải ngủ ở cạnh bờ suối nếu nước chảy mạnh quá không thể vượt qua được. Rất may mắn nếu cuối ngày đến được chỗ nghỉ, ở đó có một chiếc lều có “sập” bằng thân cây đẽo qua loa. Gần động Phong Nha nổi tiếng, thuộc tỉnh Quảng Bình, giữa đêm khuya, tôi nghe tiếng gầm của hổ. May sao, chiếc lều là một nhà sàn và mọi người đều tiếp tục ngủ hoặc giả vờ ngủ trong sự yên tĩnh.
Cuộc hành trình từ thủ phủ kháng chiến tỉnh Thừa Thiên đến Hà Tĩnh (vùng tự do), theo đường mòn Hồ Chí Minh, kéo dài một tháng, hay hơn nữa. Tôi không nhớ rõ điều gì, chỉ nhớ đó là một sự mệt nhọc kéo dài.
Nói cho đúng là xung quanh ngày 19 tháng 5 - kỷ niệm sinh nhật Chủ tịch Hồ Chí Minh - tôi đã dừng lại vài ngày ở Ba Lòng, thủ phủ kháng chiến của tỉnh Quảng Trị. ở đó, tôi được tham dự lễ chào quốc kỳ ở Bộ chỉ huy Trung đoàn 95 bên cạnh người bạn của tôi là Nguyễn Văn Nghệ và anh Vận, thủ trưởng Trung đoàn 95. Tôi cũng có dịp gặp anh Nguyễn Quang Xá, Bí thư Đảng bộ tỉnh và Trần Trọng Tân, Phó ban bí thư, mà tôi sẽ gặp lại năm 1953 ở Trường Đảng Trung ương và ngày nay là ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Trưởng ban Văn hóa và Tư tưởng.
Rừng phủ kín chúng tôi đến mức khi vượt qua đèo Cao Mài, nhìn thấy trước mặt một chân trời rộng lớn, chúng tôi reo mừng. Và khi đến quán đầu tiên trên đường xuống húi, chúng tôi ngốn không biết bao nhiêu trứng vịt luộc và đường đen cứng gần như đá.
Tôi phải dừng chân một tháng ở tỉnh Nghệ An, nơi các cơ quan lãnh đạo của vùng đóng, lúc đó Đại hội Đảng bộ khu sắp họp. Tôi có dịp gặp một bạn học, anh Võ Thuần Nho (em của anh Võ Nguyên Giáp) và anh Nguyễn Chí Thanh, một đồng hương, sau này sẽ là ủy viên Bộ chính trị và là Đại tướng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị quân đội. Tuy nhiên, cuộc tiếp xúc để lại cho tôi ấn tượng sâu sắc nhất là với một bà lão nông dân ở chợ Ró, huyện Thanh Chương mà ngôi nhà nhỏ bé là nơi đóng chốt của trạm liên lạc Khu ủy. Một buổi chiều thứ bảy, khi toàn thể nhân viên của trạm đi chơi để thư giãn, bà chủ nhà mang dến một đĩa khoai luộc và một ấm nước chè xanh, ân cần nói với tôi: “Rõ ràng ông buồn vì ông để vợ con ở nhà để đi theo kháng chiến. Ông có thấy không? Tôi cũng vậy. Một thân một mình, tôi lần mò kiếm sống để hai đứa con trai tôi ở mặt trận, đúng là ở Bình Trị Thiên”.
Với tôi, lúc nầy lời nói đó mạnh hơn, có sức thuyết phục hơn bất cứ bài thuyết giáo nào, kể cả các học thuyết của Khổng Tử, Giê-su, Mahômét, và cả Mác. Cuộc sống kêu gọi tôi theo chủ nghĩa Quốc tế rồi đi theo cách mạng chiến đấu cho tự do của dân tộc, hạnh phúc của nhân dân. Tôi phải chiến đấu bất chấp sự đau xót phải xa rời gia đình. Suốt cuộc hành trình của mình, tôi luôn luôn thấy hiện trước mắt hình ảnh các con để lại trong tay giặc. Khi chia tay với tôi, chúng không biết rằng hớp rượu “mút xơ” (rượu sâm banh giả) chúng uống với cha một buổi sáng tháng 4 năm 1949 là một lần nâng cốc chào đón những điều không thể dự kiến được. Ví dụ việc chúng phải bước vào một trong những trại tế bần của thành phố Huế, từ đó gần như mỗi buổi sáng chúng tôi đều thấy khiêng ra những xác người trong những tấm chiếu rách. Cám ơn bà cụ. Từ đó, tôi đã cố gắng thực hiện bài học của bà.
Những giây phút hồi hộp nhất của cuộc hành trình hơn ba tháng từ vùng kháng chiến tỉnh Thừa Thiên đầu tháng 5 năm 1949 đến chiến khu Việt Bắc vào tháng 8 năm đó là những lúc vượt qua các quốc lộ I ở Thừa Thiên, quốc lộ 9 ở Quảng Trị và Quốc lộ 6 ở Hòa Bình. Mỗi lần, bài bản đều giống nhau: bất thần tiến lên lòng đường, được những du kích cầm súng bảo vệ phía trên và dưới, ở các hướng từ đây có thể ập đến những đội tuần tra của địch. Sau khi vượt qua quốc lộ 6 dẫn đến Điện Biên Phủ, tôi đã nhìn thấy trên các thửa ruộng bên phải những xác chết chưa kịp chôn. Và cuối cùng là lần vượt qua sông Hồng giữa huyện Thanh Sơn thuộc tỉnh Hòa Bình và huyện Hạ Hòa thuộc tỉnh Phú Thọ. Từ bờ nam tôi đã nhìn một cảnh tượng ghế rợn: ưên một chiếc bè một xác người và những con quạ tha hồ mổ, rỉa... Tôi biết đó là tội ác của thực dân Pháp, bây giờ chúng còn chiếm Lào Cai ở thượng nguồn hai tỉnh Hòa Bình và Phú Thọ. Tuy nhiên, tôi vẫn nhúng mình vào dòng nước đầy phù sa của sông Hồng.
Đến bờ bên kia, có thể là Vũ Ẻn, trên đất Phú Thọ, từ đó bắt đầu vùng hoàn toàn tự do. Khi đặt chân lên căn cứ kháng chiến Việt Bắc, tôi tự ban cho mình giấy khen. Tôi đã thành công, tôi nghĩ vậy, trong việc nâng vỏ bọc bằng chí và đã ra khỏi ngục tốì. Tôi là một người chiến thắng! Sau nầy, khi tự kiểm điểm tôi đau xót nhận thức được rằng trong hơn một năm rưỡi, từ cuối tháng 10 năm 1947 đến cuối tháng 4 năm 1949, vô tình tôi đã để cho tên trùm cảnh sát Georgin, Giám đốc sở Liêm phóng An-nam, lợi dụng. Hắn để cho tôi sống ở Huế, đi lại trong thành phố với đầu cạo trọc như một tội phạm vừa ra khỏi nhà tù, và mặc một blouson đỏ và vàng, màu cờ Việt Minh, hắn nhằm thực hiện ý đồ để cho mọi người tin rằng một người cộng sản chính cống có thể sống dưới bóng của lá cờ tam sắc xanh trắng đỏ, và lá cờ “ba sọc đỏ” của Bảo Đại. Hắn đúng là con cáo tinh ranh.
Còn vài trăm cây số nữa qua các tỉnh Phú Thọ, Tuyên Quang và Thái Nguyên là tôi đến địa điểm làm việc của Ban chấp hành Trung ương Đảng và Chính phủ. Tôi được dẫn đến trụ sở Tổng liên đoàn lao động Việt Nam. Ở đó tôi được tiếp đón nồng nhiệt: ăn cơm với Tổng thư ký trong những ngày đầu mới đến, giới thiệu với các ban và vụ. Tôi được bố trì vào phòng liên lạc quốc tế, sau khi yêu cầu được gia nhập quân đội của tôi bị gạt đi vì ở đây tôi vẫn có thể đóng góp vào sự nghiệp kháng chiến, nếu không nói là hơn.
Từ đó, tôi đi theo hành trình bình thường của những người kháng chiến ở chiến khu.
Vâng, tôi cho là bình thường, vì đó là cuộc hành trình của hàng triệu, hàng triệu người kháng chiến, không tính đến những điều khác biệt xuất hiện từ những nơi họ chiến đấu, ở tiền tuyến hay ở hậu phương, ở chiến khu hay ở vùng địch tạm chiếm.
“Nhưng không phải bình thường đâu”. Sau nầy, một số bạn đã đáp lại lời tôi như vậy. Họ hỏi tôi: “Sau khi bác rời khỏi Huế, bao nhiêu ngày tháng sau bác mới nhận được tin của gia đình? Khí lạnh của miền Bắc có quá khó chịu đối với một người miền Nam như bác không?” Họ nói tiếp: “Bởi vậy, bác ơi, bác phải kể lại tất cả những điều đó để chúng cháu, những người đã chiến đấu trong những điều kiện khác với thế hệ của bác và để thế hệ hiện nay cũng như các thế hệ tiếp theo của đất nước có thể hình dung được cuộc kháng chiến của Việt Nam, hiểu đúng về nó...”
“Đúng, bác chỉ là một giọt nước như bác nói, nhưng chính các giọt nước tập hợp lại thành đại dương”.,
Thấm nhuần tư tưởng luôn đặt tập thể lên trên cá nhân, tôi ngại nói về cá nhân, không muốn đóng vai trò của Miton, một con mèo về già, nói về minh là xấu, như ông bạn Blaise (Pascal) đã nói.
Cuộc sống của tôi, cũng như cuộc sống của các chiến sĩ khác trong một cơ quan “dân sự”, dù là ở trung ương, xung quanh Ban chấp hành hay ở các cấp khu, tỉnh, địa phương, trong các chiến khu khác, gian khổ không bằng ở chiến tuyến và ở trong vùng địch, nhưng đúng là không bình thường! Nếu không, thì sao còn là một cuộc kháng chiến nữa?
Thử thách đầu tiên là đói: ăn đói trong bảy năm, từ khi tôi lên chiến khu năm 1949 cho đến khi kết thúc cải cách ruộng đất năm 1956. Trừ mấy bữa cơm đón tiếp ở Tổng liên đoàn lao động Việt Nam mà tôi đã nói ở trên, cơm không hạn chế, có một hay hai đĩa thịt và rau xào còn sau đó là khẩu phần chung mà chúng tôi gọi là “đại táo” theo cách nói của các bạn Trung Quốc. Mỗi ngày hai bữa, buổi sáng trước giờ làm việc và buổi chiều khi sẩm tối, phải lao động trồng trọt để “tự cải thiện đời sống”. Mỗi bữa;, hai hay ba chén cơm, trong đó lương thực phụ (sắn, khoai, ngô) cõng gạo chứ không phải gạo là chính. Hồi đó, tôi 34 tuổi và ăn phàm như hổ. Ôi! tội nghiệp cho các bạn trẻ từ 18 đến 30 tuổi! Đau đớn cho những hàm răng không còn nguyên vẹn và cho những mồm thanh cảnh không thể nhai nhanh được. Thực đơn chính là rau muống luộc, nước luộc rau làm canh; canh bí ngô hay canh rau cần với một tí muối Thỉnh thoảng các thứ rau ấy được xào với một ít mỡ hay dầu lạc. Lâu lâu mới có thịt hay cá còn thường xuyên là dưa cải hay cà muối. Vào những thời kỳ “giáp hạt”, khi tiền chậm đến cơ quan, thức ăn là sung muối. Ở đây, có một câu chuyện nửa vui, nửa buồn: chỉ đạo một nhóm tiếp tế viên, cũng thiếu hiểu biết cây rừng như tôi hái ngái (cứ ngỡ là sung) mang về, làm cho chị Vui, bếp trưởng cơ quan Tổng liên đoàn lao động Việt Nam bật cười. Khi đi vào các vùng địch chiếm, thức ăn là các thứ rau rừng mà chúng tôi phải làm quen dần - có đến 60 loại - đặc biệt là rau tàu bay phát triển rất nhanh. Đói liên miên, khi có thể thì đối phó với một củ sắn hay một củ khoai nướng. Có những kinh nghiệm đau xót như hôm tôi mang củ “dáy” đào ở rừng về; hay một lần khác, theo gương tôi, các bạn ở cơ quan Tổng liên đoàn lao động, ăn hạt dầu lai rồi bị tháo lỏng... Nhưng, chính cái đói của những người khác mới làm cho tôi đau xót, như trường hợp công nhân của một nhà máy dệt ở cách trụ sở Tổng liên đoàn lao động vài cây số thiếu lương thực trên một tuần hay những người dân tộc thiểu số ở sâu trong rừng phải thường xuyên thiếu ăn... Nhất là đối với trẻ em, có hai kỷ niệm mà tôi không thể nào quên được, đôi khi còn thức tôi dậy trong đêm: Năm 1950, Thắng, năm tuổi, con của một đồng chí kỹ thuật viên vô tuyến điện, nhai ngon lành một miếng thịt lợn sống; năm 1952, một đoàn trẻ đi theo gót cụ Hào, từ suối trở về với một con cá lớn giãy giụa trong tay reo mừng:”Ôi cá ngon làm sao!”
Tuy nhiên, cũng có những dịp ăn đầy dạ dày. Đó là những cuộc hội nghị tổng kết, ở dịp Tết, hay ở những cuộc tiếp đón các bạn nước ngoài. Những dịp được phát tiền tiêu vặt (khác nhau theo từng cấp, từ 80 đến 280 đồng mỗi tháng), mọi người sẽ đi ăn một bát phở ở địa điểm cạnh cơ quan. Có khả năng thì đi Ba Giăng (đi về 14 cây số) uống một cốc cà phê ở tiệm cô Ly. Trên đường trở về, ở dốc Điệp, nếu những du khách còn tiền, thì họ vào quán một bà lấy chồng Trung Quốc để thưởng thức phở chua với vịt rán.
Đầu năm 1951, đi công tác ở tỉnh Lạng Sơn sau chiến dịch biên giới, một buổi tối (hồi đó, người ta chỉ sống vào buổi chiều và buổi tối để tránh máy bay Pháp) vào một quán dọn ở gần lối vào động Tam Thanh, một nơi ẩn tránh cạnh thị xã Lạng Sơn, tôi đã tự thết mình một bữa như một hoàng đế: một đĩa thịt bò nướng, khoai tây rán và một chai rượu Beaujolais.
Bạn đồng hành của đói là rét. Cái rét ở vùng rừng núi Việt Bắc và ở cao nguyên Tây Bắc rất khó chịu, đặc biệt là đối với một người miền Nam như tôi. Mặc dù tôi nằm theo tư thế con cóc, vẫn không chịu được vì trên thân tôi chỉ có một bộ áo quần mỏng, một chiếc áo len mỏng không có tay và một chiếc chăn bằng dạ mỏng. Có thể nói cảnh: “màn trời chiếu đất” là thường tình. Nằm trên phản bằng tre ở trụ sở di chuyển theo mùa: mùa mưa không xa vùng địch chiếm đóng bao nhiêu; mùa khô, xa, rất xa, và chui sâu vào rừng. Ở đó để đề phòng những cuộc đột kích như năm 1950 lên Thái Nguyên, Đại Từ và năm 1952 lên Phú Thọ chúng tôi phải nằm trên những thân cây hoặc trên đất trong những nơi tạm trú. Ở Cơi, trên cao nguyên Tây Bắc, trong chiến dịch mùa đông năm 1952, những lán của chúng tôi được lợp bằng lá chuối chỉ vài ngày là héo và cong lại. Trong chiến dịch Thượng Lào, Đông Xuân 1952 - 1953, chỉ huy một trung đoàn dân công, có những trường hợp tôi vừa đi vừa ngủ, tay vịn vai anh cần vụ, hoặc ngủ bên lề đường trong thời gian chín đại đội đi qua nơi tôi nằm. Chúng tôi rời địa điểm trú quân vào chập tối và đến rạng sáng chui vào ẩn nấp dưới những lùm cây của một khu rừng do những chiến sĩ trinh sát đi trước lựa chọn. Và đến lúc đó, “ông chỉ huy” phải nhòm ngó mọi chỗ, để xem anh chị em có đốt lửa ở nơi nào không vì khói có thể làm mục tiêu cho máy bay địch ném bom. Trong thời điểm đội viễn chinh Pháp ở Cực Đông (CEFEO) thọc lên Phú Thọ, tôi đã phải đạp xe hai mươi bốn tiếng đồng hồ không nghỉ để kịp báo tin cho ba đại đội dân công các tỉnh Hà Đông, Sơn Tây và Ninh Bình đừng vào con đường Phú Thọ - Tuyên Quang nơi địch sắp thọc đến (quân đội Pháp đã bị chặn đứng ở Phú Hộ). Trên đường trở về, từ Châu Mông trở đi, đường vắng vẻ nên tôi không thể nghĩ đến việc nằm ngủ bên vệ đường; cũng không thể ngủ trên ghi đông vì đường xấu và lên xuống bất thường... Qua khỏi Đoàn Hùng - địa danh của chiến thắng năm 1947, hai hay ba pháo thuyền địch bị bắn chìm bằng những đạn đại bác 75ly - tôi thở phào nhẹ nhõm. Trên đường rẽ về Yên Bình và Yên Bái, tôi phải lết đi, hai tay bám chặt vào ghi đông, chân bị tê dại. Tôi toát mồ hôi, mặc dù thời tiết rất lạnh.
Gian khổ, hiểm nguy, thậm chí cả hy sinh là điều không tránh khỏi trong chiến tranh. Cuối năm 1950, khi băng qua cánh đồng Bình Gia, đoàn cán bộ chúng tôi, những người được giao trách nhiệm góp sức với cán bộ địa phương tổ chức lại tỉnh Lạng Sơn vừa được giải phóng, chúng tôi nghe tiếng máy bay ầm ầm đổ xuống. Lệnh của trưởng đoàn: phân tán, ôm bờ ruộng! Chúng tôi ôm bờ ruộng mắt dính vào tốp máy bay và lật từ bên này sang bên kia bờ mộng mỗi lần máy bay lượn về phía chúng tôi. Nhiều đồng chí đã gặp những hoàn cảnh nghìn lần xấu hơn... Nằm dưới những bức thảm bom, có đồng chí trở về với thân thể tàn phế, có đồng chí không bao giờ đứng dậy nữa. Họ nằm lại dọc đường như em trai của vợ tôi, bị chết trong cuộc ném bom thị xã Bắc Cạn năm 1949. Rồi ốm đau, nhất là bệnh sốt rét rừng, bạn đồng hành của đói và rét, cũng gây nên nhiều thương vong.
Đi công tác, phải chịu đựng đói, rét và nguy hiểm về tính mạng nhiều hơn ở cơ quan. Nhưng tôi hình dung kháng chiến là cầm súng, bởi vậy tôi ghép mình vào cuộc sống ở trụ sở Tổng liên đoàn lao động một cách khó khăn. Phụ trách phòng liên lạc quốc tế, tôi cảm thấy tôi là một “rond-de-cuir” - một công chức. Đó là một công việc trên mây trong gió: đọc những bản tin của Thông tấn xã Việt Nam, những báo cáo thất thường của các cấp công đoàn, những bản tin hiếm hoi của Liên hiệp công đoàn thế giới, và một số của trung ương công đoàn bạn và thỉnh thoảng nhận những bức điện chúc mừng. Làm công tác nghiên cứu ư? Với tư liệu lấy ở đâu và để làm gì? Bởi vậy chúng tôi mơ ước được đi công tác ra khỏi rừng, sống cuộc đời của công nhân, nông dân và binh lính, tự khẳng định mình là một người hoạt động chứ không phải là công chức.
Điều đau khổ nhất là không nhận được tin của gia đình, là sự lo lắng cho số phận của vợ con. Đó là một thử thách nhức nhối không một giây rời bỏ tôi từ tháng 4 năm 1949 đến tháng 5 năm 1955. Suốt dọc đường từ chiến khu Tnừa Thiên-Huế đến căn cứ kháng chiến Việt Bắc, hình ảnh các con luôn theo đuổi tôi như tôi đã nói trên đây: ban ngày chúng đi trước mặt tôi, biến mất ở ngoặc đường rồi lại xuất hiện; ban đêm chúng gọi tôi trong giấc mơ. Nhiều năm dài, khi tôi gặp một đứa trẻ, tôi hỏi tuổi của nó để hình dung độ lớn của các con mình. Ngày 30 tết đầu năm 1952, đi từ trụ sở Liên hiệp công đoàn khu Việt Bắc đến trụ sở Liên hiệp công đoàn tỉnh Thái Nguyên, ở thị trấn Đồng Bẩm tôi dừng chân khá lâu trước một quán bán dép. Tôi tần ngần tự hỏi đôi này vừa chân đứa nào? và đôi kia? còn sông đứa nào không? Thế là nước mắt lặng lẽ chảy xuống hai gò má, xuống môi mặn chát. Hơn một năm, sau ngày tôi từ giã Huế, vào giữa năm năm mươi, tôi nhận được những tin tức đầu tiên của gia đình, những tin tức ngao ngán: quán “Dzu Khách'’ bị phá, gia đình bị phân tán ngay sau khi tôi ra đi. Yếu đuối như tôi hồi đó, và hiện nay cũng vậy, tôi không tự chủ được. Hai bàn tay ôm thái dương, tội ngồi bất động ở bàn làm việc, khóc lặng lẽ. Các bạn ngồi cạnh tôi giả vờ như không thấy gì cả.
Tin của gia đình đến với tôi từng mảnh. Các con tôi ra Hà Nội ở với một chị họ của vợ tôi; vợ tôi hồi đó 26 tuổi làm vợ không cưới của một người Pháp 67 tuổi tên là Sauvage - nguyên giám đốc Công ty vận tải đường sông Bắc Kỳ mà trước đấy tôi thường thấy ngồi uống rượu ở quán uDzu Khách". Một đứa con sinh ra từ cuộc hôn nhân đó, một đứa bé Âu - Á gửi cho người chị họ. Và vợ tôi di cư xuống miền Nam với một cảnh sát người Việt. Mãi đến tháng 5 năm 1955, tôi mới tìm được các con tôi. Và chỉ gần đây, nói chuyện với Xuân Lan - hồi đó lên bảy tuổi rưỡi, nay đã trở thành bà - tôi mới biết đoạn cuối của thảm kịch:
- Ba ơi, sau ngày ba lên chiến khu, chúng đến bắt mẹ và tất cả chúng con. Cả gia đình bị giam hai tháng, chỉ ra khỏi nhà tù nhờ sự can thiệp của cụ già và mẹ đã nhẫn nhục làm vợ hầu của cụ.
Tôi đã hành động đúng từ ngày đầu đoàn tụ, khi tôi nói với các con tôi rằng mẹ chúng là nạn nhân chiến tranh, chúng phải yêu thương và kính trọng bà. Và đáp lời một người bạn, khi trên mỏm cầu tàu cảng Sète, anh hỏi tôi có muốn sang đảo Coóc-xờ để thăm vợ tôi hay không, tôi nói:
-  Có, mình muốn lắm và sẵn sàng nhảy xuống biển để bơi sang đó, nhưng hình như người Coóc có máu ghen cao độ và bắn súng rất giỏi.
Đối với tôi, cũng như đối với hàng nghìn, hàng vạn, hàng triệu chiến sĩ khác, đó là những thử thách rất gay go, nhưng không một người nào nghĩ đến việc than vãn. Đó là bổn phận của mọi người. Lúc đó, không có một sự hy sinh nào ỉà quá sức vì trước mặt mọi người, “kẻ thù tuyệt đối” là thằng xâm lăng.
Tư tưởng “hy sinh tuyệt đối” đó đã được Hiền, em tôi trình bày một cách hết sức tự nhiên và có sức thuyết phục cao độ bằng cách kể lại chuyện chú ấy giám sát tôi cho một số bạn Pháp nghe hồi tháng 9 năm 1991, trong lễ thành hôn của đứa con trai út của tôi. Chuyện như thế này: Nhân dịp anh em chúng tôi gặp lại nhau tháng 9 năm 1949, tôi được phép cùng với Hiền đi thăm thành phố Thái Nguyên. Chú ấy được giao nhiệm vụ giám sát tôi. Cảnh giác là điều cần thiết, vì có những người kháng chiến giả, và đó cũng là một dịp thử nghiệm tôi. Kể xong, Hiền nói:
-  Mặc dù anh tôi là tất cả gia đình tôi, là mẹ Jacques của tôi (theo một tập truyện của Alphonse Daudet) là người anh tận tụy, nhưng nếu có một biểu hiện nào anh tôi là một tên tay sai của giặc, tôi không chút ngần ngại thông báo cho Đảng. Đó cũng là điều mà một người kháng chiến Pháp trong thời kỳ Đức chiếm đóng không thể không làm khi phát hiện một người thân của mình là một tên tay sai nguy hiểm. “Quyền lợi của Tổ quốc trên hết ” - Hiền đã nói như vậy một cách bình tĩnh, nghiêm túc, với những người bạn của chúng tôi mà nó biết là những người có học thức cao và rất nhạy cảm.
Và bây giờ, với một vài cột mốc, tôi xin trình bày cuộc hành trình của bản thân tôi.
Do Đảng ủy ở hải ngoại giới thiệu là một nhân vật quan trọng, khi đến chiến khu Thừa Thiên-Huế, tôi được chuyển lên các cấp trên: Khu ủy và Ban chấp hành Trung ương Đảng. Là một cán bộ công đoàn, tôi được gửi đến Tổng liên đoàn lao động. Đã hoạt động ở nước ngoài, biết tiếng Pháp và một ít tiếng Anh, tôi được bổ nhiệm vào Phòng liên lạc quốc tế chứ không được phép nhập ngũ như tôi yêu cầu. Từ Nam Thái Bình Dương trở về, tôi được chỉ định cùng Tổng thư ký Tổng liên đoàn lao động Việt Nam đi dự Hội nghị công đoàn các nước châu Á và Thái Bình Dương họp ở Bắc Kinh tháng 11 năm 1949. Đoàn đại biểu Công đoàn Việt Nam không đến dự được vì thiếu phương tiện và cũng có thể vì Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ nhất sắp họp vào đầu tháng 1 năm 1950. Tôi dự Đại hội này với tư cách là đại diện của lao động Việt Nam ở nước ngoài (cùng với Nguyễn Đồn, đại diện của lao động Việt Nam ở Xiêm). Sau đó tôi được bổ nhiệm làm Trưởng phòng liên lạc quốc tế Tổng liên đoàn lao động Việt Nam. Ở đây, dưới sự chỉ huy trực tiếp của Tổng thư ký và với sự cộng tác của một số đồng chí, trong đó có hai người từ Pháp trở về, tôi cố gắng xác định nội dung công tác và làm một cái gì cụ thể, nhưng tôi không thoát ra được đám mây mù. Tôi thấy tôi trở lại vai trò của một người “rond-de- cuir”, một công chức suốt ngày bám bàn bám ghế vô tích sự, đó là một điều làm cho tôi bứt rứt vô cùng. May sao, có những công tác ưu tiên của Đảng của Nhà nước và của tể chức Công đoàn đòi hỏi tập trung cán bộ. Đó là những công cán ở cơ sở, ở các cấp Công đoàn, ở mặt trận hay ở nông thôn như tổ chức lại vùng biên giới mới giải phóng cuối năm 1950 - đầu năm 1951; thanh tra các cấp Công đoàn của Liên khu Việt Bắc cuối năm 1951 - đầu năm 1952, gắn liền với việc chuẩn bị chiến dịch Hòa Bình, chuẩn bị và tiến hành Đại hội chiến sĩ thi đua và anh hùng lao động lần thứ nhất năm 1952; các chiến dịch Mùa Thu năm 1952 ở cao nguyên Tây Bắc và Đông Xuân 1953 ở Thượng Lào; những đợt học tập ở Tổng liên đoàn lao động và ở Trường Trung ương Đảng về chấn chỉnh đường lối chính trị từ mùa thu năm 1953 đến mùa hè năm 1955 và cuối cùng là cải cách ruộng đất cho đến hết năm 1956.
Tôi đã mất nhiều thời gian để nhận thức điều đó. Nhưng tôi chỉ là một chiến sĩ trong muôn ngàn chiến sĩ khác, một cá thể rất tầm thường trong những tập thể, một giọt nước trong biển cả. Một “người lính thầm lặng” nhưng là một chiến sĩ thật sự. Sau chiến thắng tôi được nhận huân chương kháng chiến.
Chú thích chương III
(1)  Đúng hay sai, các quan cai trị thuộc hệ thông dân chính Đông Dương có tiếng là được đào tạo tốt hơn các quan cai trị ở thuộc địa: dù sao, họ cũng có kinh nghiệm - trong cả hai nghĩa - trong sự “điều khiển” người An-nam.
(2)  Ông nói đến Gandhi để làm cho tôi liiểu rằng ông là một người thông cảm các nguyện vọng về nhân phẩm, về độc lập dân tộc và về tự do. Ông Ménard chỉ ở lại trong một thời gian, có lẽ vì ông không đáp lại được những đòi hỏi của bọn chủ đòi sự trở lại của tên trưởng chế độ nô lệ Robert Kuter.
(3)  Chị Jeanne Tunica đã đến ở đó sau khi từ Pháp trở về Nam Thái Bình Dương. Chị ở đó nhiều năm trong sự chăm sóc và yêu mến của anh chị em Việt Nam.
(4)   "'Những ngày tháng Tám", sđd, trang 261.
(5)   Anh hay em của Vĩnh Nghi, tướng chỉ huy ở Phan Rang.
(6)  “Tập đoàn dân chúng” do thực dân Pháp tổ chức để chống phá Cách mạng.
(7)  Liên khu IV gồm các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh (hoàn toàn tự do) và ba tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên; (ở đây gọi là vùng địch chiếm nhưng ban đêm thuộc Việt Minh).


 

CHƯƠNG IV
RƯỢU THƠM TÌNH BẠN

Các bạn Pháp của tôi

Chống Pháp từ khi lọt lòng mẹ và đau khổ trong thể chất và trong tinh thần vì sự bóc lột và áp bức của thực dân Pháp, nhất là vì sự khinh miệt của chúng, thế thì làm sao mà tôi vẫn có những người bạn Pháp?
Dưới thời Pháp thuộc, những người Pháp ở nước ta hầu hết là những thằng đểu, những người Pháp bóc lột và hung bạo, những người man rợ mà chúng ta quen gọi là “Tây”, “mũi lõ” và “mắt xanh biếc”. Chúng là kẻ thù, với đầy đủ ý nghĩa của danh từ đó, kẻ thù tuyệt đối, những tên xâm lăng biến chúng ta thành những người bản xứ mất nước. Tôi căm thù chúng đến mức muốn “bóc da xé thịt chúng”. Cho đến mùa thu năm 1933, khi tôi tròn 18 tuổi và bước vào năm cuối cấp cao đẳng tiểu học, tôi chỉ thấy những thằng Tây không giống tý nào với những người Pháp được tả trong các tác phẩm sử học và văn học mà tôi đã đọc từ năm lên 9, lên 10. Toàn là những đứa nửa người nửa thú như bầy lính vênh râu trên đường phố, lũ cò và sen đầm hét ra lửa, những con chó canh trại như Pied, hiệu trưởng trường sơ học Chaigneau, Le Guen, tổng giám thị trườngQuốc Học Huế mà tôi đã nói đến trên đây, Chúng tự cho mình là cao đẳng, có quyền khinh miệt người bản xứ là loại người hạ đẳng; không thèm trả lời, không cần chào hỏi khi vào ra lớp, chỉ biết ra lệnh.
Chỉ đến năm học 1933 - 1934, tôi mới thoáng thấy một người Pháp khác những người mà tôi đã biết trước đó. Ây là ông André Ruiz, cử nhân văn (ở Đông Dương những người có học vị đó không nhiều), giáo sư văn của chúng tôi. Ông ta đàng hoàng, lễ phép, cả đối với học trò của mình. Ông không vênh váo. Ông mỉm cười khi đến: “Chào các bạn, xin mời các bạn ngồi xuống!”; mỉm cười khi ra đi: “Tạm biệt các bạn!”. Trong buổi học cuối năm, ông hỏi chúng tôi: “Anh sẽ làm gì sau khi ra trường?” Nghe tôi trả lời: “Ronđ-de-cuir” (công chức vô tích sự), ông mỉm cười với vẻ vừa cảm tình, vừa thương hại. Điều làm cho tôi suy nghĩ là không bao giờ ông đi xe kéo, kể cả khi trời mưa to (từ trường về khách sạn Morin nơi ông ở, đoạn đường dài gần cả cây số) trong lúc những viên giám thị tầm thường - tất nhiên là con nhà giàu - có xe kéo riêng, sơn đen bóng nhoáng, cán xe mạ thiếc.
Vậy là, cho đến năm 1946, trước mặt tôi người Phán chủ yếu là những kẻ thù. Tuy nhiên, tin tưởng ở truyền thông của nước Pháp, ở những bài học mà nước ấy vừa rút ra từ cuộc chiếm đóng của Đức, tôi viết trên những tấm biển chào mừng hai ông Tổng thanh tra các thuộc địa Tupinier và Boyer khi họ đến Tân Đảo tháng 9 năm 1946: “Muôn năm các sứ giả của nước Pháp mới”. Tôi đã có dịp tiếp xúc những người Pháp ở Pháp, nghĩa là không phải những tên thực dân, làm việc ở phòng lưu trữ và du lịch Tòa khâm sứ An-nam ở Huế từ năm 1935 đến năm 1936. Bá tước De Langle, lễ phép và trung thành với lời nói của mình như một hiệp sĩ; bà Gladys-Maxence, nhà văn, tình nguyện giúp tôi sang học ở Pháp. Nhất là giáo sư Jacques Hadamard, thành viên Viện Hàn lâm khoa học Pháp.
Trong thời gian sống ở Đà Lạt từ tháng 4 năm 1937 đến tháng 9 năm 1938, tôi chỉ đụng đầu với những tên thực dân. Tuy nhiên, một người trong số đó đã buộc tôi phải suy nghĩ, ấy là Lucien Auger, đốc lý thành phố Đà Lạt và là cộng sự của nước Pháp ở tỉnh Đồng Nai Thượng. Ông đã có đủ lòng dũng cảm để đuổi ra khỏi phòng làm việc của mình linh mục Carrière, một đại diện của giới giáo sĩ bậc cao, đến xin thêm đất dù đã được cấp một số lượng rất lớn. Và ông tạo điều kiện thuận lợi cho việc đón dân các tỉnh có dân số quá đông ở vùng Bắc Trung kỳ. Ông rất nghiêm khắc với chúng tôi, nhưng đối với phó công sứ và công chức Pháp khác, thái độ của ông cũng như vậy. Người ta đồn rằng ông xuất thân từ một gia đình thợ thủ công ở Paris. Nhưng tôi chỉ thật sự đánh giá ông khi tôi đọc bản báo cáo ông trình năm 1927 hay 1928 khi kết thúc một cuộc thanh tra ở Tân Đảo: ông đã có đủ tinh thần chính trực để vạch mặt bọn thực dân hung bạo và bọn ăn trộm ở Tân Đảo. Gần đây, tôi được biết qua Nguyễn Đức Thận, người đã làm việc với ông Auger trước tôi rằng, khi nhận chức Công sứ Pháp ở Phan Thiết vào đầu những năm ba mươi, trước mặt đông đủ nhân viên tòa sứ, ông nói với một “công chức” người “Việt”, một tên xấu xa (tên này đã tình nguyện làm chỉ điểm cho ông) rằng ông cần những người cộng tác lương thiện chứ không cần mật thám chó săn. Như vậy ông là một “thực dân ngoại lệ ”, rằng ông còn giữ truyền thông của nhân dân Pháp.
Và kỳ lạ làm sao, trong khoảng 9 năm sống ở Tân Đảo, người bạn duy nhất của tôi là một người có học và tên gắn như bằng tiểu từ “de" (quý phái): Michel Amaulđ d’Andilly de Pomponne, thuộc dòng họ các nữ tu viện trưởng cấp cao của tu viện Port-Royal, con và em những sĩ quan cấp cao, một người bán báo cho phe bảo hoàng, tờ “Action française". Nhưng là một người Pháp thấm nhuần truyền thông của nhân dân Pháp, anh không thể để cho bọn súc sinh bôi nhọ danh dự nước Pháp. Anh là người đã dũng cảm thảo và ký những bản báo cáo được lược trích trên đây. Anh bị đánh giá là thuộc phe cộng sản và đến lúc Tân Đảo đứng về phía nước Pháp tự do, trung thành với quan điểm của mình và không cơ hội như rất đông người Pháp ở Tân Đảo trước tiên chỉ nghĩ đến dạ dày của mình như ông Desmolieres, giám đốc Comptons Français de Nouvelle Hébrides, anh bị đày đi Australie như một tội phạm chứ khổng được biệt xứ sang Đông Dương. Ở đó anh sống bằng việc săn bắn thỏ. Sau ngày giải phóng nước Pháp, tôi nhận được một giấy báo tin thành hôn của anh, tất nhiên là với một cô gái quý phái; đó là một biểu hiện của sự tôn trọng lẫn nhau giữa anh và tôi. Ít lâu sau, tôi đọc tên anh trong một giây bao đón tiếp ngoại giao. Tôi nói: “Michel, mày thuộc “bờ bên kia” nhưng tao coi mày là một người bạn thực sự. Nhờ mày mà tao đã nhận thấy được sự khác nhau giữa bọn thực dân và những người Pháp chính cống”.
Người bạn yêu quý trong số các bạn Pháp của tôi, dĩ nhiên là chị Jeanne Tunica mà tôi đã nói đến trước đây. Chị đã vạch trần tội lỗi của nhóm thực dân Pháp xứ Tân Ca-lê-đô-ni, dám khẳng định lại những nguyên lý cơ bản của đại cách mạng Pháp năm 1789: “Tự do - Bình đẳng - Anh em” và dám nhận mọi sự rủi ro, nguy hiểm để bảo vệ những người hèn yếu và bị áp bức, không chỉ những người Pháp cùng khổ, đi ăn xin và nhặt tàn thuốc lá ngay giữa thủ phủ Nouméa, mà cả những người “bản xứ”, người Kanak (hồi đó viết là Canaque, cùng âm với macaque, tức là con khỉ đột), và những người “hạ đẳng” là lao động nhập cư Tân Đảo, Wallis, Tahiti, nhất là Tông-ki-noa và Gia-va (Nam Dương) bị trói buộc trong xiềng xích. Nhờ Jeanne, tôi đã có thể đi đến việc chấp nhận rằng có những người Pháp tôn trọng các lý tưởng của đại cách mạng Pháp và có thể tìm trong số họ những người bạn.
Nhà sử học Jean Suret-Canale, trong bài viết của ông và cả trong lời đề tựa cuốn sách này, đã nêu lên nhiều chứng cứ:
“Jeanne Bernard xuất thân từ một gia đình theo đạo Tin Lành ở vùng Cévennes”. Cha chị, một thầy thuốc đã hành nghề ở Tân Ca-lê-đô-ni, điều đó cắt nghĩa cuộc hành trình của chị. Sau khi ly hôn với người chồng thứ nhất, năm 1924 chị kết hôn với một người thợ máy 26 tuổi, hành nghề ở Paris, tên là Francisco Tunica Y Casas. Năm 1929, hai vợ chồng đi Nouméa, ở đó Francisco Tunica mở một xưởng sửa chữa ô tô. “Trong thời gian mười năm, (như chồng chị kể trong một văn kiện), chúng tôi sống trong sự quý mến của mọi người, hạnh phúc và yên ổn”. Một đứa con ra đời năm 1936 (sự thật là một đứa trẻ da đen mồ côi mà anh chị nhận là con nuôi, theo tin của nhà sử học Ismet Kurtovich mới cho tôi biết).
1940, chiến tranh, nước Pháp bị chiếm. Jeanne Tunica không do dự cùng với vài người dân Tân Ca-lê-đô-ni, chị tổ chức việc gia nhập nước Pháp tự do chống bọn theo Vichy (250 đứa trong bọn này sẽ sang Đông Dương) và chống bọn tán thành “sự tự trị” vì chúng muốn lợi dụng tình hình để trở thành “độc lập” theo kiểu bọn Apartheid áp bức bóc lột người da đen ở châu Phi.
Tháng 5 năm 1942, bọn “tự trị” và bọn Vichy tổ chức một cuộc nổi dậy chống các nhà chức trách của nước Pháp tự do, và để gọi trở lại viên thống đốc vừa lòng chúng vì đã ra quyết định về lao động cưỡng bách. Jeanne Tunica dứng về phía các nhà chức trách theo nước Pháp tự do. Không chút ngần ngại, chị hoạt động, chị kêu gọi dân chúng nổi dậy; chị diễn thuyết, phân phát truyền đơn và viết báo. Chị đấu tranh quên cả ăn.
Ngày 22 tháng 5 năm 1946, một tiếng pháo nổ phá nhà Jeanne Tunica trong khi chị ở nhà một mình với đứa con của chị mới lên mười tuổi (chồng chị đi mua vật tư ở Australie).
Thật là một điều huyền diệu: chị và cháu đã thoát chết. Dĩ nhiên, bọn thủ phạm không bao giờ được xác minh...
Nhà bị phá, và luôn bị đe dọa, gia đình Tunica rời Nouméa để lánh nạn ở Australie. Người thay thế Jeanne, chị Odette Pillac đến lượt mình cũng phải rời Tân Ca-lê-đô-ni. Những bạn lãnh đạo phong trào chống đối của người Việt Nam sẽ bị “hồi hương”: Đồng Sỹ Hứa vào năm 1947, Nguyễn Đức Thận vào năm 1949, chính xác là năm 1950. Công đoàn những người lao động Việt Nam thuộc CGT tồn tại đến chuyến hồi hương cuối cùng vào đầu năm 1964.
Phong trào bị phá vỡ. Đồng chí Marcel Egretaud của chúng ta, hồi đó là thành viên của Hội đồng Liên hiệp Pháp, đến thăm cái gì còn lại của nhóm: vài đồng chí liên lạc chứ không còn là những người thúc đẩy phong trào đấu tranh. Nỗi đau khổ của gia đình Tunica chưa kết thúc. Bị trù dập bởi sự căm thù của thượng nghị sĩ Henri Lafleur, tháng 11- 1948 chị bị công khai tố cáo tnỉớc nghị viện Australie, dĩ nhiên chị được đánh giá là một thành viên nguy hiểm của Kominform (Quốc tế cộng sản). Chán nản, ốm đau, Jeanne về Pháp với con. Nhưng chồng chị là một người không mang quốc tịch Pháp, nên không được nhập cảnh cho đến năm 1953.
Theo những nguồn tin Việt Nam, vào cuối đời, Jeanne Tunica trở lại Tân Đảo (nay là cộng hòa Vanuatu) ở vùng Mélanésie và đã qua đời trong những năm cuối của thập kỷ 70 hay đầu thập kỷ 80 ở Santo ” ([link=file:///I:/Van%20Ban/VB-G%C4%90/TU%20LIEU/Tu%20lieu%20Dong%20Sy%20Hua/T%E1%BB%AB%20Ch%C3%A2u%20%C4%90%E1%BA%A1i%20d%C6%B0%C6%A1ng%20tr%E1%BB%9F%20v%E1%BB%81%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20-%20Conveter.docx#_ftn1]*[/link]).
Đúng như vậy, Jeanne đã trở lại miền Nam Thái Bình Dương, ở tại đảo Eapiritu Santo thuộc Tân Đảo. ở đó chị đã sống cho đến cuối đời ở trại Sarakata, trong sự yêu mến của những người lao động Việt Nam. Tôi đã có thể liên lạc với chị năm 1958 và bức thư cuối cùng của chị đề ngày 18 tháng 11 năm 1963, hôm trước ngày lên đường của đoàn hồi hương cuối cùng của Việt kiều.
Ở Hà Nội, tôi thường trao đổi về chị với Phạm Thị Thắng, tức là Rosabella, một trong những học sinh và con đỡ đầu của chị ở Santo. Chị sống mãi trong lòng của những người Việt Nam trước đây cư trú ở Tân Đảo và Tân Ca-lê-đô-ni. Những người này thỉnh thoảng tập hợp nhau lại để kể khổ và nói về công ơn của Jeanne. Và trong lòng của tôi, Jeanne Tunica là người xây dựng Đảng Cộng sản Tân Ca-lê-đô-ni, tồn tại ngắn ngày nhưng phi thường, người da trắng đầu tiên hy sinh vì cuộc đấu tranh cho nền độc lập của nhân dân Kanák như Marc Coulon đã viết trong cuốn “L’ Irruption Kanak” ([link=file:///I:/Van%20Ban/VB-G%C4%90/TU%20LIEU/Tu%20lieu%20Dong%20Sy%20Hua/T%E1%BB%AB%20Ch%C3%A2u%20%C4%90%E1%BA%A1i%20d%C6%B0%C6%A1ng%20tr%E1%BB%9F%20v%E1%BB%81%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20-%20Conveter.docx#_ftn2]*[/link]) tức là “Sự đột nhập của người Kanak”; và là người đã dẫn dắt tôi đến chủ nghĩa cộng sản.
Chỉ đến năm 1990, trong dịp tôi sang Pháp tôi mới được nhận từ tay Jean Suret Canale một tấm ảnh chị chụp với con chị; và trong cuộc biểu tình ngày 31 tháng ba tôi mới được tiếp xúc với Catherine Lagatu, cựu ủy viên Hội đồng địa hạt Pháp đã tiếp chị năm 1952.
Sau Jeanne Tuniea là Henri Lemonnier mà tôi đã thoáng thây ở Tân Đảo đầu những năm bôn mươi. Hồi đó tôi gọi Henri Lemonnier là “con thú đeo kính”, vì với cương vị Phó công sứ Pháp, anh ta kiểm duyệt thư từ. Đầu năm 1946, khi tôi sang Tân Ca-lê-đô-ni, Nguyễn Đức Thận cho tôi biết anh chỉ giữ một chức vụ tầm thường, là chủ Sở thu thuế, và anh ỉà một người “tốt”. Tôi không tin. Một quan cai trị các thuộc địa mà “tôt” sao được? Một con “chim” hiếm như Michel Amauld, mặc dù tôi đã biết anh hành động như thế nào, vẫn có những dâu hiệu của chủ nghĩa gia trưởng làm cho tôi day dứt, khó chịu. Vậy mà một hôm tháng ba (hay tháng tư?) năm 1947, bằng một con đường bí mật, tôi nhận của Henri Lemonnier một bức thư khuyên tôi chú ý hơn nữa việc động viên người bản xứ, kèm theo hai cuôh sách Mác-xít, trong đó có cuốn “Tuyên ngôn Cộng sản”. Qua bức thư, tôi hiểu rằng anh là một Đảng viên Đảng Cộng sản xứ Tân Ca-lê-đô-ni, và anh kế tiếp chức vụ của Jeanne Tunica. Quả là không thể tưởng tượng được, nhưng đó là sự thật hiển nhiên!
Cuối cùng, khi tàu “Ville d’Amiens” đến Port-Vila tháng 1 năm 1947 để tiến hành chuyến hồi hương đầu tiên cho lao động Việt Nam, tôi đã có với Donsalat, thư ký của công đoàn CGT tàu ấy, một cuộc nói chuyện mà ít lâu sau đó, tôi mới nhận thức ý nghĩa: Chúng tôi gây khó khăn cho các bạn của chúng tôi đã đình công ở vịnh Nouméa để phản đối chiến tranh ở Việt Nam bằng cách từ chối không đồng thời chuyển vũ khí và chất nổ với phụ nữ và trẻ em; bằng điện tín tôi đã cố nài họ tiến hành cuộc hành trình. Tôi còn giữ một ký ức lơ mơ về người anh em đó. Và bảy tháng sau, trong cuộc hành trình về nước, cũng trên tàu “Ville d’Amiens” và vẫn là những thủy thủ cũ nhưng không có Donsalat, tôi chỉ còn nhận được những cái gật đầu kín đáo thay lời chào, về sau này, từ giữa tháng 9 năm 1947 đến cuối năm 1956, trong thời gian kháng chiến, trước mặt tôi chỉ có những kẻ có ý thức hay không, tình nguyện hay bị bắt buộc, chĩa súng vào ngực chúng ta. Năm 1950, quả là tôi có tham gia đón tiếp Léo Figueres ở trụ sở Tổng liên đoàn lao động Việt Nam tại căn cứ kháng chiến Việt Bắc, nhưng tôi chỉ trao đổi với anh bằng một bắt tay sơ sài vì người đến quá đông... Những bức thư tôi nhờ anh chuyển cho Raymond Barbé, chủ nhiệm Ban thuộc địa Đảng Cộng sản Pháp, và cho André Tollet, thư ký Tổng liên đoàn lao động Pháp, không có hồi âm. Các đồng chí đó, cũng như các đại biểu quốc hội đòi Bộ Pháp quốc hải ngoại phải đáp ứng thích đáng những yêu sách của lao động Việt Nam ở Tân Đảo: Fernand Grenier, C. Petit, G. Citrine, A. Tourtaud... đã biến vào hư vô.
Chỉ từ năm 1957, trở về Ban quốc tế Tổng liên đoàn lao động Việt Nam sau hơn năm năm công cán ở các cấp bộ công đoàn, ở mặt trận, ở nông thôn (cải cách ruộng đất) tôi mới có dịp tiếp xúc với những người Pháp thật sự. Trong các hội nghị quốc tế, và nhân dịp dự lễ 1-5 và thăm hữu nghị Liên Xô, Rumani, Tiệp Khắc, Bun-ga-ri, Hung-ga-ri, tôi được tiếp xúc với những người hoạt động công đoàn Pháp thuộc nhiều xu hướng chính trị, tuổi tác khác nhau. Họ rất đa dạng, nhưng tính tình có nhiều điểm giống nhau: cởi mở, vui tính, chứ không giữ kẽ và lạnh lùng; tế nhị chứ không kiêu căng hay bừa bãi; chân thật và thẳng thắn chứ không khách khí như những nhà ngoại giao.
Gần gũi họ, yêu mến họ và cùng với họ chiến đấu vì lợi ích chung của những người lao động chứ không phải chỉ vì lợi ích riêng của đất nước mình. Cảm giác mới mẻ, làm tôi say sưa. Vì cho đến thời điểm đó, tôi chỉ mang danh một người theo chủ nghĩa quốc tế. Năm 1958, trong hội nghị quốc tế những người lao động trẻ họp ở Prague, tôi đề xuất một cuộc gặp gỡ giữa ba đoàn Pháp - Angiêri - Việt Nam với chủ đề: Những cuộc chiến tranh bẩn thỉu ở Việt Nam và An-giê-ri là việc của bọn thực dân Pháp chứ không phải của nhân dân Pháp. Năm 1959, ở Mat-xcơ-va và trong suốt cuộc hành trình ở Liên Xô, tôi là người liên lạc giữa đoàn Tổng liên đoàn lao động Pháp và những người hoạt động công đoàn An-giê-ri.
Dĩ nhiên, tôi gắn bó mật thiết với các phóng viên báo “L’Humanité” ở Việt Nam, từ Jacques Kahn, công tác ở Hà Nội từ năm 1957 cho đến Jean Pierre Delahaye kết thúc danh sách năm 1990.
Nhắc lại tên của họ: Théo Ronco, Alain Wasmes, Michel Strulovici, Alain Ruscio, Daniel Roussel, Myriam Barbera và bao nhiêu người bạn của tôi nữa trong Hội cứu tế Bình dân Pháp, các bác sĩ Maité Delaby và Germain Trugnan và sự giúp đỡ của họ vào cuộc đấu tranh của chúng ta từ 1954 đến nay là nội dung của bản tự thuật tiếp theo. Cuốn sách đó sẽ nói nhiều hơn về các bạn Pháp của tôi, về cuộc đấu tranh chung của nhân dân Việt Nam và nhân dân Pháp và về cuộc hành trình thăm nước Pháp mà các bạn tôi đã dành cho tôi năm 1990.
Chính bọn thực dân Pháp chứ không phải ai khác đã gây sự hiềm khích giữa hai dân tộc lẽ ra phải gắn bó với nhau bởi những tương đồng là khao khát hòa bình, độc lập, tự do và đều mong muốn sống trong sự tự trọng và tôn trọng người khác, trong sự giao hảo, hữu nghị với tất cả các dân tộc.
Những người chỉ đạo các dân tộc có quyền quyết định bằng cách này hay cách khác hòa bình hay chiến tranh. Nhưng hãy nhớ rằng: áp bức kinh tế, áp bức văn hóa cũng không dễ chịu hơn áp bức chính trị, và chúng cũng tiết ra căm thù; gây sự hiềm khích giữa các dân tộc dễ hơn là giải hòa; xây dựng những bức tường dễ hơn là phá chúng; đào hố dễ hơn là lấp hố.
Lịch sử còn đó, và đó là bài học.

 HẾT
 


[link=file:///I:/Van%20Ban/VB-G%C4%90/TU%20LIEU/Tu%20lieu%20Dong%20Sy%20Hua/T%E1%BB%AB%20Ch%C3%A2u%20%C4%90%E1%BA%A1i%20d%C6%B0%C6%A1ng%20tr%E1%BB%9F%20v%E1%BB%81%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20-%20Conveter.docx#_ftnref1]([/link]*) Cũng theo nguồn tin của Ismet Kurtovitch thì Jeanne Tuniaca không qua đời ở Santo mà chị đã bị đưa về Nouméa và đã chết trong sự cô đơn ở trại tế bần Petites Sœur Des Pauvres trên bán đảo Ducos năm 1972.
 [link=file:///I:/Van%20Ban/VB-G%C4%90/TU%20LIEU/Tu%20lieu%20Dong%20Sy%20Hua/T%E1%BB%AB%20Ch%C3%A2u%20%C4%90%E1%BA%A1i%20d%C6%B0%C6%A1ng%20tr%E1%BB%9F%20v%E1%BB%81%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20-%20Conveter.docx#_ftnref2]([/link]*)Nhà xuất bản Messidor, Paris 1985


 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 




 

 


 




 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

CHƯƠNG I
CHỐNG PHÁP TỪ KHI LỌT LÒNG MẸ Tấm gương của người anh

Qua kinh nghiệm bản thân tôi biết rằng không có gì nặng nhọc bằng hận thù và tôi đồng ý với Jean Cocteau khi anh nói đại ý: Trên đời đáng ghét nhất là hận thù. Ấy vậy nhưng tôi đã từng sống trong tâm trạng hận thù, hận thù đã cấu xé tôi hơn nửa thế kỷ nay. Trong bản tường thuật này, tôi nhắc chuyện quá khứ để nhìn lại đoạn đường đã vượt qua. Có thể nói tôi chống Pháp, đúng hơn là chống thực dân Pháp, từ khi lọt lòng mẹ, rồi sau này trở thành một người yêu Pháp.
Ông nội tôi, cụ Đồng Sỹ Thiết, hạ sĩ trong quân đội triều đình Huế, bị thương trong trận Thuận An. Sự thất thủ ngày 20 tháng 8 năm 1883 đã mở đường cho Pháp chiếm kinh đô Huế, buộc triều đình phải ký “hiệp ước Hòa bình” ngày 25-8-1883, đánh dấu việc “những người khai hóa” phương Tây, hay nói rõ ra là thực dân Pháp, chiếm đóng hoàn toàn nước ta. Cụ cố gắng bò lết đến làng quê hương Mậu Tài, cách Thuận An ở cửa sông ba cây số, theo đường chim bay, và năm cây số theo bờ sông Hương ngoằn ngoèo. Cụ mất năm đó, ngày 16 tháng chạp năm Quý Mùi, khi mới 46 tuổi. Bà nội tôi, cụ Trần Thị Dĩ mất hai năm sau, ngày 10 tháng chạp năm Ất Dậu (1885), để lại một người con trai 12 tuổi và một người con gái 10 tuổi.
Cha tôi Đồng Sỹ Cáo được một ông chú đón về nhà nuôi. Ông đã lao động như một người đầy tớ, một lao công, một công nhân nông nghiệp để nuôi thân. Không được đi học, trước cũng như sau khi cha mẹ mất, cha tôi mù chữ hoàn toàn, đến mức ông không biết “vẽ” tên ông mặc dù trong chữ “Hán” chữ đó không phức tạp lắm. Năm mười lăm tuổi, ông đến trước mặt chú với cái rựa (dao quắm) là dụng cụ làm việc hàng ngày của ông, và nói:
- Thưa chú, mong chú có lòng lốt cho cháu cái rựa này để làm phương tiện kiếm ăn. Cháu không muốn mãi mãi là một gánh nặng cho chú mà tự mình kiếm ăn.
Cha tôi đã phải lao động gian khổ mười chín năm trước khi có thể chuộc lại một mảnh đất nhỏ, khoảng một phần tư héc-ta (trước đó là tài sản của gia đình mẹ tôi, bà cũng mồ côi cha mẹ từ khi mới lên tám) và lập gia đình (1). Một cuộc tình duyên thật đẹp và là một nét bản lĩnh của cha tôi: hai mươi chín tuổi mới lấy vợ. Quả là quá chậm, vì hồi đó tuổi. thọ rất thấp, nhưng đó là số phận của những người nghèo.
Sau này, những người cùng thế hệ với cha tôi, nói với tôi rằng ông là một người sẵn sàng giúp đỡ mọi người, một người có phẩm chất rất đáng trọng. Quen với sự yên lặng của đồng ruộng, ông rất ít nói và chỉ nói sau khi đã suy nghĩ chín chắn. Với tất cả mọi người, cũng như với vợ và các con, không bao giờ ông to tiếng, không bao giờ ông nói tục. Tận tình, thẳng thắn và chân thành, đó là tính nết của cha tôi. Ông được mọi người trong tộc và trong làng, kể cả những nho sĩ và những thân hào đều kính mến. Đôi với các con, ông là một tấm gương thiêng liêng, đáng kính.
Đồng Sỹ Bình, người anh cả của tôi sinh năm 1904, giữa cơn bão hung hãn nhất của nửa đầu thế kỷ này. Cái chòi bằng tre, lợp tranh, bay từng mảnh. Người mẹ và đứa bé ẩn náu dưới một cây khế. Tôi tự hỏi không biết lúc đó ông cha lều nghều của tôi - cao hơn một mét bảy - núp ở đâu và những ý nghĩ gì đã đến với ông khi ông nhìn thấy cảnh vợ và con như vậy?
Đồng Sỹ Bình - mà Andrée Viollis do nắm tin tức không chính xác qua một phục vụ viên của khách sạn đã nói đến trong cuốn sách của mình, nhan đề là “Indochine SOS” (Đông Dương cầu cứu) - chết năm 1932 khi mới 28 tuổi đời. Đời anh ngắn ngủi, nhưng cuộc sống của anh thật phong phú.
Sinh trong những điều kiện thiếu thốn, thiếu dinh dưỡng, thiếu sự chăm sóc và thiếu thuốc men, như phần lớn con em của nông dân thuở đó, sức khỏe của Bình rất kém. Bởi vậy lên chín tuổi anh tôi mới được học ở trường làng. Ở đó người ta chỉ dạy chữ Hán. Nhưng Bình là một học sinh rất thông minh và thầy giáo đặt rất nhiều hy vọng vào anh. Thầy giáo đã nổi khùng, gọi cha tôi là thằng điên khi ông hướng anh Bình vào học chữ “Quốc ngữ”, chuẩn bị cho việc học tiếng Pháp. Bấy giờ anh Bình mười ba tuổi. Thông minh kỳ lạ, anh ấy chỉ học hai năm rưỡi đã thi đỗ bằng sơ học (Certificat d’études primaires) và sau bốn năm học tiếp ở trường cao đằng tiểu học Quốc Học Huế, năm 1924 anh đỗ bằng thành chung (Diplôme d’études primaires supérieures), tương đương với Brevet élémentaire. Anh được xếp thứ hai khi tốt nghiệp, nhưng, phải thôi học, mặc dù có sự can thiệp của Phạm Văn Đồng và của một người khác tình nguyện giúp anh về mặt tài chính. Cha tôi đã trên năm mươi và mắc bệnh ho lao. Anh Bình là con cả phải đi làm vì còn hai dứa em chín và sáu tuổi phải nuôi dạy, chưa kể bà mẹ đã yếu và người em gái phải gả chồng.
Tuyệt vọng đến cùng, tâm hồn tan nát nhưng anh phải chấp nhận sự nghiệt ngã của cuộc sống. Bất đắc dĩ, anh Bình phải làm nghề cạo giấy. Anh làm thông phán tòa sứ, nghĩa là công chức người bản xứ. Hồi ấy, đó là một công việc, một “địa vị” khá được ưa chuộng. Anh làm việc dưới sự chỉ huy của “quan” công sứ Pháp, người điều khiển tất cả những hoạt động của chính quyền “bảo hộ” và chính quyền “đế chế” trong một tỉnh. Bên cạnh “ngài” khâm sứ Trung Kỳ, chính phủ An-nam chỉ là một công cụ. Anh sẽ có uy thế và có bổng lộc, nếu anh biết cúi mình, luồn lọt.
Được bổ nhiệm vào các văn phòng của đại lý Tòa khâm sứ Trung kỳ bên cạnh Hội đồng Thượng thư của triều đình Huế gọi là cơ mật, Đồng Sỹ Bình thấy những quan cai trị trẻ tuổi vừa tốt nghiệp trường thuộc địa cư xử như những ông chủ đối với các vị thượng thư của chính phủ An-nam. Như cậu Christian du Basty ấy, đại lý bên cạnh ông Thượng thư Bộ Lại - một trong những nhân vật quan trọng, có khi là quan trọng nhất của triều đình - giám sát mọi việc, đặc biệt là sự bổ nhiệm vào các chức vụ, kể cả các chức vụ Thượng thư, Tổng đốc. Nó có thể tự cho phép làm nhiều việc, kể cả ăn nằm với vợ và con gái của những người xin việc... Sự tiếp xúc với thực tế thực dân đã làm cho anh Đồng Sỹ Bình nhận thức được một cách rõ rệt cái nhục mất nước, có thể đó là nguồn gốc của việc anh gia nhập Đảng Tân Việt, tiền thân của Đảng Cộng sản Đông Dương từ giữa năm 1924. Tất nhiên là anh phải hoạt động bí mật.
Chuyển vào Quy Nhơn tháng 10 năm 1924, Đồng Sỹ Bình đại diện Đảng Tân Việt ở các tỉnh Bình Định, Phú Yên và Quảng Ngãi. Đến cuối năm 1926, anh từ chức để dành toàn bộ sức lực cho hoạt động cách mạng, cần nói rõ rằng Quy Nhơn là thủ phủ của tỉnh quan trọng nhất Nam phần Trung Kỳ. Khi ấy, ở đó đang tổ chức trường cao đẳng tiểu học thứ ba của Trung Kỳ. sau các trường Huế và Vinh, vào đầu thập kỷ hai mươi (chính xác là năm 1921). Nhưng nói về giai cấp công nhân thì chỉ có công nhân cảng, công nhân nhà máy điện vừa mới được xây dựng cùng với những lao công và những thợ thủ công.
Tại Quy Nhơn, Đồng Sỹ Bình bắt đầu hoạt động bằng việc vận động học sinh trường cao đẳng tiểu học. Mặc dù anh mới ra trường, anh tình nguyện mở lớp buổi tối hướng dẫn một sổ" học sinh năm thứ nhất và thứ hai, trẻ hơn anh không bao nhiêu. Công tác tuyên truyền và cổ động đã đưa lại những kết qua khác nhau: phần lớn đã tham gia cách mạng như Hoàng Phương Thảo, sau này là Chủ tịch đầu tiên của Ủy ban giải phóng thành phố Huế sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 và Chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố sau ngày giải phóng hoàn toàn đất nước năm 1975; Nguyễn Âu Sanh, sau này tôi gặp lại ở Hà Nội; có những người đi hướng khác như Cao Hữu Thưởng sau này bị xét xử năm 1948 vì có tội với kháng chiến, hay Nguyễn Vỹ, nhà báo và nhà văn có xu hướng tư sản sống trong vùng địch chiếm nhưng đã ca tụng ông thầy dạy cũ của mình trong cuốn tự thuật nhan đề là: ‘"Tuấn, chàng trai đất Việt ”, đăng trong tạp chí “Phổ thông” đầu thập kỷ sáu mươi.
Đồng Sỹ Bình đã tố cáo sự áp bức và bóc lột của thực dân. Ở vùng đó lúc nầy còn rất lạc hậu. Sự bóc lột được thực hiện chủ yếu thông qua bọn quan lại và bọn thân hào người Việt. Mỗi năm một người phải nộp khoảng hai đồng rưỡi thuế thân, hồi đó là một tạ gạo. Nếu không có tiền nộp thuế thân, người chồng sẽ bị cùm chân, gông cổ để người vợ đi bán một cái gì đó có giá trị, thậm chí phải bán cả con để nộp thuế, người chồng mới được tha về. Năm 1928 - 1929 có một cái lều sử dụng vào việc đó ở cổng trường sơ học Đông Ba. Huế, nơi tôi học lớp cuối câp sơ học . “Bước đường cùng" của Nguyễn công Hoan. “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố đã mô tả ít nhiều chính xác cuộc sống tồi tệ, ghê tởm đó. Bọn quan lại và cường hào còn được giao nhiệm vụ bán cho dân loại rượu mạt hạng do nhà máy rượu Fontaine sản xuất và thuốc phiện theo số dân. Vì vậy hồi đó ở trong những làng bản nhỏ nhất, người ta cũng thấy quầy bán rượu và quầy bán thuốc phiện.
Dân chết đói và phải bán sức lao động ở các đồn điền đất đỏ, đi nhiều về ít; hay xuất dương đến những địa ngục trần gian mang tên Tân Ca-lê-đô-ni, Tân Đảo, I-ni-ni ở Nam Mỹ, hay đến những thuộc địa của Pháp ở châu Phi. Ớ đó việc xây dựng một đường sắt đã giết hàng ngàn người bản địa...
Đồng Sỹ Bình viết bằng tiếng Việt trên báo Tân Thế Kỷ và bàng tiếng Pháp trên báo “La Cloche fêlée” và báo “L’Argus Indochinois”. Hai tờ đầu xuất bản ở Sài Gòn, địa phương được hưởng thể chế thuộc địa Pháp, nghĩa là một ít tự do nào đó về dư luận và báo chí. Vả lại, báo La Cloche fêlée” do Luật sư Phan Văn Trường đã hành nghề ở Paris quản lý, còn “L’Argus Indochinois” thì do một người Pháp tên là Augustin Clémenti xuất bản ở Hà Nội. Những người phóng viên cư trú ở Trung kỳ thuộc quyền quản lý của chính quyền bản xứ và người ta đã thấy đại lý của ngài Khâm sứ Trung kỳ cư xử như thế nào đối với các vị Thượng thư của triều đình đế chế. Anh gọi Nguyễn Hữu Bài, Thượng thư bộ Lại, giữ chức vụ Thượng thư thứ nhất là “Le flagorneur imberbe” (tên nịnh thần không râu). Tôi còn thấy vẻ hân hoan vui sướng của anh về sự sáng tạo đó với các học trò và bạn của anh. Anh làm mếch lòng chẳng những chính quyền bản xứ mà còn cả chính quyền Pháp, trước hết là ông “xếp” trực tiếp của anh là ông Priés (3). Anh tôi biết rằng thanh gươm của Đa-mô-cờ-lét đang treo trên đầu anh, bởi vậy anh tập chịu đựng chế độ nhà tù bằng cách ăn cơm với muối trắng một lần hay một ngày trong tuần (tôi nhớ điều đó rõ nét vì nó làm mẹ tôi khóc). Đấy là thời kỳ có nhiều nhà tù hơn trường học.
Đồng Sỹ Bình cũng đi cổ động các nho sĩ, những người còn sống sót hay con cháu những chiến sĩ của phong trào Cần vương hồi Pháp xâm chiếm Việt Nam, của cuộc đấu tranh chống thuế của nông dân tỉnh Quảng Ngãi năm 1908, của cuộc nổi dậy năm 1916 do vua Duy Tân đề xướng. Trong công việc đó, nhờ anh nắm vững chữ Hán nên anh có nhiều thuận lợi. Vì theo tập quán, các nho sĩ thường làm thơ, làm phú để trao đổi tình cảm, để diễn đạt sự luyến tiếc quá khứ, để biểu lộ lòng khao khát độc lập, bằng những từ ngữ văn hoa và kín đáo, như tất cả những người bị áp bức của tất cả các thời đại quen làm. Các nho sĩ kỳ cựu coi anh là một người kỳ diệu.
Chủ nhật và ngày lễ, Đồng Sỹ Bình về thôn quê, đến các huyện gần Quy Nhơn rồi đi các huyện xa hơn. Anh có một chiếc xe đạp nhãn hiệu Dainty. Những hôm không đi xa quá, anh chở tôi đi theo anh để che mắt bọn mật thám nhưng chắc không lừa được chúng. Ở huyện Bình Khê, quê hương của Quang Trung Nguyễn Huệ, người chiến thắng quân Thanh năm 1789, anh đã đến viếng mộ Mai Xuân Thưởng, một người yêu nước bị Pháp xử trảm năm 1887 và đến thăm một người anh em họ ngoại của cụ, làm chánh tổng (khác với các thân hào khác). Anh kết nạp một số đảng viên mới, trong đó có ba người con trai của ông chánh tổng. Một trong ba người đó là anh Trần Thiếu Dzu, đầu năm 1927 sẽ chuẩn bị cùng đi với anh vào Sài Gòn, hồi đó là trung tâm cách mạng năng động nhất của nước Việt Nam và của loàn bán đảo Đông Dương. Sau này, Dzu bị bắt cùng một thời gian với Bình, và bị kết án chín năm tù. Và cũng như anh Bình ở Buôn Ma Thuột, Dzu sẽ “khai trương” ngục Lao Bảo (4). Anh Dzu đã bị giam ở đây ba năm, trong đó hai năm ở ngục tối, tóc dài quá vai. Anh là em rể anh Bình và anh rể của tôi. Trên cương vị Chủ tịch Hội sinh viên Phật giáo Vạn Hạnh Sài gòn, Trần Thiếu Bảo con anh đã tham gia cuộc tổng tiến công Tết Mậu Thân. Trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975, cháu tôi là chỉ huy phó dội biệt động bao vây dinh Nguyễn Văn Thiệu. Sau chiến thắng, Trần Thiếu Bảo được lưu lại trong công an, nó vẫn là nhà thơ, nhà văn và nhà báo, kế tục một dòng nho sĩ yêu nước.
Đồng Sỹ Bình liên hệ với người Trung Quốc, với người Nhật Bản. Anh tiếp xúc với họ bằng chữ Hán. Những người “đàm luận” ngồi trước mặt nhau với một tập giấy bản và trong tay mỗi người một bút lông. Tôi có nhiệm vụ rót nước chè khi cuộc gặp gỡ được tổ chức ơ nhà. Đôi khi anh đến nhà người bạn Trung Quốc, ở đó chủ nhà thết khách bằng những đặc sản Quảng Đông: Vịt muối, trứng cũng muối, vải khô và nhiều món ăn khác.
Đồng Sỹ Bình tổ chức những cuộc lạc quyên cho nạn nhân vụ lũ lụt lớn ở đồng bằng sông Hồng năm 1926. Với sự giúp đỡ của các học trò và bạn của anh ở trường Cao đẳng tiểu học Quy Nhơn và của công nhân cảng, anh tổ chức những đêm diễn kịch để lấy tiền cứu trợ. Mẹ tôi, một người em họ, em tôi và tôi mặc áo quần rách rưới, tay cầm bị hành khất đóng vai nạn nhân.
Vào năm cuối ở Quy Nhơn, Đồng Sỹ Bình bắt được liên lạc với những người cấp tiến Pháp và không biết bằng con đường nào anh được nhận báo “L’Humanité” báo “Le Paria”, báo “Việt Nam hồn” của Nguyễn Ái Quốc. Hồi ấy tôi mới mười một tuổi, bởi vậy tôi hoàn toàn không biết gì về chủ nghĩa cộng sản và về đấu tranh giai cấp, nhưng tôi thấm thía sâu sắc cái nhục của một người dân “bản xứ” của một người dân mất nước. Trong ký ức của tôi luôn luôn đọng lại lời sỉ nhục mà hai năm trước thầy và trò trường sơ học Chaigneau đã nghe từ mồm tên hiệu trưởng là Pied: “các người dương cẳng ở mọi nơi như chó”.
Cuối năm 1926, Đồng Sỹ Bình đưa đơn từ chức phán sự tòa sứ Pháp ở Quy Nhơn. Trước khi đi Sài Gòn - trung tâm của cách mạng vì nó ở dưới thể chế một thuộc địa chứ không phải một lãnh thể “bảo hộ” (protectorat) - anh còn phải đưa mẹ và hai em về Huế. Chính vào dịp đó mà tôi đã nghe anh nói trước quần chúng tại nơi quản thúc nhà yêu nước Phan Bội Châu. Trước sự phản đối của dư luận, thực dân Pháp phải hủy bỏ bản án khổ sai chung thân, đưa cụ về giam lỏng ở Bến Ngự, gần chùa Từ Đàm. Trí thức thành phố Huế và các thị xã, thị trấn lân cận: Tourane (nay là Đà Nẵng), Quảng Trị, Đồng Hới, đến đó vào những ngày chủ nhật để gặp Cụ và để bàn luận về tương lai của đất nước. Ở đó có một diễn đàn. Một lời nói của Đồng Sỹ Bình ở diễn đàn ây đã được thính giả nhiệt liệt hoan nghênh và đã lắng đọng trong ký ức tôi. Nêu đặc tính của chủ nghĩa thực dân anh nói (đại ý): Thể chế bảo hộ là gì? Tôi hình dung nó như thế này: Anh cầm một nắm cơm. trong tay và anh toan đưa lên miệng để cắn. Ai đó đến giật nó trong tay anh và hắn tự xưng là người bảo hộ anh. Nếu anh phản đối, anh được mũi giầy vào đít. Đố là thể chế bảo hộ.
Ấy là bảo hộ nắm cơm, phải chăng người ta có thể nói như thế?.
Lời nói đó như một quả đấm thẳng thừng vào mặt bọn thực dân và bầy tay sai của chúng. “Thanh kiếm Đa-mô- cờ-lét” sắp rơi xuống đầu anh và các thành viên trong gia đình.
Lúc nầy sức khỏe của cha chúng tôi ngày càng sa sút và ông mất ngày 2 tháng 3 năm 1927, vì bệnh lao phổi khi mới 56 tuổi. Theo thủ tục hồi đó, lễ đặt thi hài vào áo quan được thực hiện hai hôm sau, lúc tảng sáng, với nghi lễ trịnh trọng. Các thành viên trong gia đình mặc áo vải sô rộng, con trai mang trên đầu khăn đệm bằng rơm, và tay cầm một chiếc gậy bằng tre - theo nhận thức chung để giúp họ đứng vững trong sự đau xót. Buổi lễ kết thúc, Bình cởi áo đại tang. Đúng lúc đó, anh nhìn thấy trong đám đông bà con và bạn bè, tên tuần nã và một số người lạ mặt. Trước sự ngạc nhiên của mọi người, anh vội vã mặc lại y phục đại tang. Những người lạ mặt là những viên chức của chính quyền tình được phái đến để bắt anh, một việc mà theo tôi nghĩ, các nhà chức trách Pháp và bản xứ muốn làm rầm rộ để trấn áp dân chúng. Anh không chịu để chúng dẫn đi một cách thầm lặng bằng thuyền (hồi đó chưa có xe áp tải phạm nhân, vả lại đường sá của làng xóm chúng tôi còn hẹp, xe hơi chưa chạy được). Anh biện luận rằng: theo phong tục tập quán, một người con, nhất là người con cả, chỉ có thể rời thi hài của cha mình khi bị cưỡng bức. Thế là tay bị trói, vẫn mặc y phục đại tang, anh ngồi trên một cái trạc chuyển phân. Những người bị trưng dụng để khiêng anh long lanh nước mắt. Một tiểu đội lính dõng mang vũ khí đi theo “hộ tống”. Chúng đưa anh đi qua các làng Mậu Tài, Thanh Tiên, Thế Vinh và Tiên Nộn. Sau khi đã vượt qua sông Hương, đến thị trấn Bao Vinh, vào Huế. Từ đó đoàn người theo các phố dọc theo sông Đông Ba, đường Paul Bert, nay là đường Trần Hưng Đạo (hồi đó và nay vẫn là phố thương mại sầm uất nhất của thành phố). Và sau khi đã qua cầu Tràng Tiền (người Pháp gọi là Clémenceau), đoàn người vào phố Jules Ferry, nay là phố Lê Lợi. ở đó có khách sạn lớn nhất của thành phố là khách sạn Morin, tòa nhà của Ngân hàng Đông Dương, các sở và các biệt thự của các công chức cao cap xứ Trung Kỳ, của tỉnh Thừa Thiên và của thành phố Huế. Dinh và các cơ quan của tên thống đốc An-nam tỉnh cũng ở phố ấy. Ở phố cạnh đó là một nhà tù tỉnh.
Suốt đoạn đường anh đi qua, chừng sáu, bảy ki-lô-mét, người ta nhìn theo người thanh niên mặc y phục đại tang ấy, hai cánh tay bị trói chặt và ngồi trên một cái trạc chuyển phân. Kẻ thì ái ngại, kẻ thì ý thức phản đôi bắt đầu trỗi dậy. Tôi biết điều đó ít lâu sau, khi một gia đình có nhà ở phố Đông Ba, nhận tôi làm gia sư cho các con của họ, trong khi có những người trong họ Đồng Sỹ không dám tiếp nhận những người em của một chính trị phạm.
Chuyển đến nhà tù Bình Định, anh cũng hành động theo cách ấy: leo lên đọt một cây bàng, anh gọi ông Thống đốc tỉnh, báo động nhân dân thị xã, khơi động sự giác ngộ của quần chúng, vì trong vùng nhân dân biết tên tuổi anh. Đồng Sỹ Bình bị truy tố trước tòa án “bản xứ” của tỉnh Bình Định với “tội danh” đã tiến hành hoạt động cách mạng. Trong bản cáo trạng, điểm chính là đương sự viết lên một bức trướng viếng “tên phản nghịch” Mai Xuân Thưởng dòng chữ: “Cách mạng nguyên niên ”. Theo lời truyền miệng hồi đó, Tổng đốc tỉnh, ông Nguyễn Đình Hiến, một trong năm nho sĩ lớn nhất thời ấy và là người theo dõi bản án, đánh giá bản biện hộ của anh (viết bằng chữ Nho) tốt cả hình thức lẫn nội dung. Con của cụ Nguyễn Đình Hiến, đại tá Nguyễn Minh Vân, tức là Nguyễn Dân Trung (5) vừa qua đã khẳng định với tôi điều đó. Ông Bùi Băng Đoàn, hồi đó là Thượng thư bộ Hình, sau này là Chủ tịch Ban thường trực Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, cũng có ý kiến như vậy. Nhưng cả hai ông đều bất lực; quyền quyết định thuộc chính phủ bảo hộ và anh bị kết án chín năm tù khổ sai. Truyền kiếp ghi chép những cuộc đấu khẩu giữa một vị Tổng đốc có tuổi và là một nho sĩ lớn với một anh thanh niên 23 tuổi. Bằng chứng là bài thơ tứ tuyệt sau đây được nhà lão thành cách mạng Hoàng Phương Thảo ghi lại trong một hồi ký đăng trên tạp chí Sông Hương, số 11, Tết năm 1985:
“ Viết hai chữ Cách mạng
Tù chín năm khổ sai
Ký giấy bán Dân, Nước
Tù ấy mấy vạn ngày”…
Đồng Sỹ Bình bị đày đi Buôn Ma Thuột ở Tây Nguyên, hồi đó có tiếng là rừng thiêng nước độc. Ở đó vừa thiết lập một cái ngục mà anh là người “khai trương” và là người tù duy nhất trong một thời gian. Chín ngày tra tấn, kẻ thù không làm sao buộc được anh khai báo tên tuổi những người phụ trách và những thành viên của tể chức mình. Lòng dũng cảm của anh đã chinh phục được sự cảm tình của ông [bi-Aleo, người thượng sĩ (dân tộc ít người) của đồn mà tôi đã có dịp tiếp xúc ở Hà Nội trong những năm bảy mươi khi ông là ủy viên Chủ tịch đoàn ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Mẹ chúng tôi thể hiện một tinh thần dũng cảm và cứng rắn tuyệt diệu: bà bí mật lên Tây Nguyên, hồi đó là vùng cấm, để thăm anh. Thời bấy giờ, đối với một phụ nữ nông thôn thất học mà đi từ Huế đến Ninh Hòa ở phía bắc Nha Trang, trên bờ bể là một hành trình vô cùng khó khăn. Từ Ninh Hòa lên Buôn Ma Thuột, mẹ chúng tôi phải dấu mình trong một giỏ lá dâu. Việc tìm được nơi ẩn náu ở thị trấn thưa dân ấy, nhất là tìm được cách tiếp xúc với con mình, một người cách mạng bị coi là trọng tội, là một kỳ tích phi thường. Sức mạnh của tình mẫu tử ở mẹ chúng tôi và lòng căm hờn bọn cướp nước của đồng bào là những lời giải đáp duy nhất có thể chấp nhận được (vì hồi đó không có chế độ thăm hỏi).
Mẹ chúng tôi trở về làng vào giữa tháng bảy để kịp nhìn cảnh đau buồn trong gia đình: đứa con út, chín tuổi, vừa mới thoát chết vì bệnh dịch tả; đứa con thứ - chính là tôi - vừa trở về nhà, chán ngấy cuộc đời của một người được cứu trợ; con gái hai mươi mốt tuổi, đầu tắt mặt tối.
Những cuộc thử thách liên tiếp dội xuống gia đình tôi, sau một cuộc khám xét và nhà chức trách tìm thấy trong nhà tôi bức thư của một người tù chính trị. Các quan bắt giam mẹ tôi, chị tôi và tôi; chỉ có em tôi vừa thoát khỏi một trận ốm hiểm nghèo và còn rất yếu được ở lại nhà.
Nhờ mù chữ mà chị tôi được phóng thích nhanh chóng. Vì mù chữ thì làm sao có thể tham gia vào việc viết thư.
Mẹ tôi và tôi bị dẫn đến nhà tù của Kinh đô Huế. Thống đốc quân sự hỏi cung liên tục trong vòng một tháng. Tất nhiên mẹ tôi không nói tên và mô tả người chuyển thư. Dã man quá chừng! Sau này, khi anh tôi được tạm thời phóng thích, chúng tôi được biết rằng, trong thời gian ấy anh bị hỏi cung đúng quy cách, nghĩa là với tất cả những sự tinh tế của khoa học cảnh sát. Chính quyền Pháp muốn phát hiện đường dây, nhưng phí công vô ích.
Đồng Sỹ Bình được phóng thích đầu năm 1930, ít lâu trước cuộc nổi dậy Yên Bái, trước ngày thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương và các cuộc đình công, biểu tình cách mạng tháng 5 năm 1930, tiếp đến là việc thành lập Xô-viết Nghệ Tĩnh. Trong túi dết của mình, anh mang về hai bản kịch của Corneille, trong đó có Horace. Tôi còn nhớ hai câu thơ:
“Chết vì Tổ quốc
Đó là số phận đẹp nhất, đáng yêu nhất”
Anh đã từ chối thẳng thừng lời thỉnh cầu của Thống đốc An-nam tỉnh Thừa Thiên khi ông này mời anh nhận một chức quan lại. Bửu Cân, con của ông Thống đốc tỉnh và là giáo sư toán - khoa học nói với tôi trong lớp học, lúc nầy tôi đang học năm thứ nhất trường cao đẳng tiểu học Huế: “À ra anh là em của Đồng Sỹ Bình? Anh có một người anh không quý hóa lắm”. Và hôm sau, tôi trở nên “thằng đần” ở các môn đó, tha hồ mà nhận những điểm xấu.
Ngay sau khi được phóng thích, Đồng Sỹ Bình đi thẳng đến mộ cha đặt trong vùng đồi có cây ở miền tây nam Huế. Anh ở đó một đêm, làm cho gia đình và bạn bè băn khoăn, lo lắng đến tột cùng: Anh đi đâu? Việc gì đã xảy ra với anh? Sau này chúng tôi mới rõ: thấm nhuần phong tục tập quán của cha ông, anh làm như vậy để đền bù sự vắng mặt của anh khi chôn cất cha.
Tôn kính những nhà yêu nước bị xử trảm ở Yên Bái, Đồng Sỹ Bình tổ chức một buổi lễ với sự tham dự của những nhà trí thức trong tổng và những người học trò của anh, trong đó có Nguyễn Chí Diểu, người làng Thanh Tiên, sẽ trở thành một người lãnh đạo cách mạng bị đày đi Côn Đảo, ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương. Những nén hương, những cây nến, những khẩu hiệu, những lời phát biểu có dáng dấp như lời thề. Chị tôi, em tôi và tôi cố gắng nhận thức. Mẹ tôi đã hiểu và bà khóc. Từ lúc đó, bà biết rằng bà sẽ mất con một lần nữa.
Không mấy ngày là Đồng Sỹ Bình không lên Huế để thăm vị hôn thê của anh. Chị ấy vẫn chờ đợi anh mặc dù anh mang danh một chính trị phạm. Bấy giờ thật là nguy hiểm cho ai, khi người đó có quan hệ với Mác-xít. Năm mươi sáu ngày sau khi được trả lại tự do, anh lại bị bắt và bị giam. Tất nhiên anh phải chịu đựng một chế độ khắc nghiệt vì bị tình nghi là đã tham gia Đảng Cộng sản.
Không biết là do hậu quả của những bạc đãi đã phải chịu đựng ở ngục Buôn Ma Thuột hay là sự di truyền huyết thống của một gia đình có nhiều thành viên, từ hai ba thế hệ, đã bị chết vì bệnh lao phổi, mà khi vào tù, Đồng Sỹ Bình ho khạc ra máu và được công nhận là mắc bệnh lao phổi. Anh được điều trị ở bệnh viện Pasquier, cách nhà lao khoảng một trăm mét. Hàng ngày một lính ngục dẫn anh đến đó, tay bị xích như một con chó. Chị tôi và em tôi chỉ có thể đến khi có điều kiện vì họ ở nông thôn. Chị Lan, vị hôn thê của anh, có thể đến đều hơn; còn tôi thì đến luôn, vì nơi tôi ở là nhà bà dì chị Lan, ngay ở cổng bệnh viện. Mẹ tôi, chị tôi, chị Lan thường nước mắt đầy tròng, nhưng anh thì luôn luôn tươi cười. Đôi khi tôi đi theo anh đến phòng điều trị. Y sĩ chữa bệnh Lê Đình Thám không hé răng, trừ khi ra lệnh hít thuốc hay tiêm Lypocire. Ông có vẻ nghiêm trang và buồn bã. Tôi đã gặp lại cụ hai mươi năm sau ở căn cứ địa kháng chiến Việt Bắc trong hội nghị thành lập ủy ban Việt Nam và bảo vệ hòa bình mà cụ là Chủ tịch.
Đồng Sỹ Bình luôn tươi cười với mẹ, với em gái và với vị hôn thê của mình. Tuy vậy đã có lần anh cau có và nói: “Tôi đã nói với các người, đừng mang gì đến cho tôi, tôi không thiếu gì hết!”. Và với một cử chỉ giận dữ, anh vứt xuống đất giỏ trứng mà vị hôn thê của anh vừa trao cho anh. Chắc chắn anh đã biết rằng anh không thoát khỏi sự khắc nghiệt của bệnh tật. Và anh cũng biết thực dân Pháp sắp đưa anh đến ngục Kon Tum, ở đó bệnh sốt rét giết người cũng nhanh như thanh kiếm chặt đầu phạm nhân. Hành động như vậy, anh muốn làm mếch lòng vị hôn thê của anh và mong rằng chị sẽ không yêu anh nữa để làm lại cuộc đời.
Ít lâu trước khi đi Kon Turn, Đồng Sỹ Bình được chuyển đến điều trị ở nhà thương Huế, trong một nhà tù nhỏ. Chính ở đó, khi giọng nói đã phều phào, anh tâm sự với tôi như một kiểu di chúc. Anh nói với tôi về chủ nghĩa cộng sản; tôi chẳng hiểu gì hết. Bởi vậy, tôi nói lại với anh rằng: “Em không thể hình dung được rằng người ta có thể xếp hàng ngang để tiến lên”. Tôi đã tự trách điều đó một cách cay đắng khi tham gia các lớp chỉnh huấn trong những năm 1953 - 1955 và sau này.
Vào khoảng tháng 10 năm 1930, Đồng Sỹ Bình bị chuyển đến ngục Kon Turn, nơi vừa được thành lập để “đón nhận” lớp chiến sĩ cách mạng kiểu mới đã tổ chức những cuộc đình công và biểu tình ngày 1 tháng 5 và Xô- viết Nghệ Tĩnh. Bởi vậy số lớn tù nhân là những người mà chính quyền thực dân gọi là “manh động” ở Bắc Trung Kỳ và một số “phiến loạn” miền Trung và miền Nam Trung Kỳ, trong đó có Lê Văn Hiến, sau này là Bộ trưởng Tài chính của Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa trong cuộc kháng chiến thứ nhất, và sau này là một cán bộ cao cấp của Bộ Ngoại giao. Anh tôi là người cuối sổ, mang số 295. Trong một cuốn tường thuật về ngục Kon Tum, hai lần Lê Văn Hiến nhắc đến tên Đồng Sỹ Bình. Ông kể lại vụ Bình bị đội Kiap đánh đến lúc anh ngã gục, bất tỉnh nhân sự. Kiap thuộc dân tộc Ê-đê hay Ba-na gì đó, tôi không rõ, chỉ biết rằng vì anh Bình am hiểu cả tiếng địa phương và tiếng Pháp nên nó sợ anh Bình tố cáo với các ông chủ Pháp những lạm quyền của những gác ngục bản địa. Quả thật không có gì khác nhau giữa đội Kiap và những tên đao phủ người Âu. Chúng đều là những đứa man rợ. Không có sự khác biệt giữa thằng đao phủ da trắng và những đứa tay sai da vàng hay da đen của chúng.
Đồng Sỹ Bình được trả cho gia đình giữa mùa hè năm 1932, “được phóng thích” theo sự thông báo của bọn thân hào trong làng. Nhưng đúng là một bộ xương! Anh nói phều phào, đi từng bước nhỏ và phải có ngươi dìu. Mẹ chúng tôi ra sức “phục hồi” anh bằng cách tìm cho anh mọi thức ăn và mọi thứ thuốc có thể tìm được, kể cả thịt chó. Tôi làm nhiệm vụ hộ lý, giúp anh khi ăn uống, đi ngoài. Với tư cách là chủ gia đình “tạm thời” đúng hơn là .“trong tương lai” và là người hiểu biết khoa học nhất trong gia đình, tôi đảm nhận việc chôn cất đờm mang thứ vi trùng đặc biệt nguy hiểm đã làm đau khổ gia đình chúng tôi từ mấy thế hệ. Mặc dù đã hiểu biết và được lên gân, tôi vẫn rất sợ. Có một tối vào lúc nửa đêm, tôi bị gọi dậy bằng cái lay và một tiếng gọi từ cõi chết: “Hứa! Hứa” Mở mắt, tôi thấy bộ xương cúi xuống tôi. Tôi kinh hoàng nhảy khỏi tấm phản và bỏ chạy...
Đồng Sỹ Bình chết sau khi anh ra khỏi nhà tù 25 ngày, ngày 15 tháng 8 năm 1932. Sau nầy mỗi khi đi chiến đấu, du kích xã Phú Bình thường đến thắp hương ở bàn thờ anh để xin anh phù hộ. Nhưng anh đã không “bảo trợ” đượcng Mỹ, tên tuổi của Đồng Sỹ Bình đã bị kẻ địch lợi dụng. Chúng muốn sử dụng tên tuổi anh để tự bôi cho chúng một lớp sơn yêu nước. Bọn Ngô Đình Diệm đã “phong” cho anh danh nghĩa “liệt sĩ” và đã dựng trước mộ của anh một tấm bia “kỷ niệm” mà hai em của anh sau đó đã thay bằng một tấm bia khác chỉ mang tên anh và năm sinh, năm tử: 1904 - 1932.
Tôi đã nói dông dài về cuộc sống của anh cả tôi vì anh đã cưu mang tôi từ tấm bé, đã giáo dục và rèn luyện tôi. Chính qua anh mà tôi đã nhận được những hạt giống đầu tiên của ý thức phản kháng sự bất công, sự áp bức bóc lột. Chính vì vậy mà suốt đời, tôi cố gắng theo gương anh và sống với tư cách là một người chiến đấu cho tự do, cho độc lập dân tộc và trên một mức độ khiêm tốn, cho sự nghiệp giải phóng nhân loại và cho hạnh phúc con người.
VLan, chị tôi, kém anh Bình ba tuổi, không đến trường như tuyệt đại đa số con gái thời đó, mặc dù chị thông minh một cách kỳ lạ. Chị thuộc lòng Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm, Lục Văn Tiên và những thơ ca cách mạng mà chị được nghe đọc. Cũng như thế, mặc dù không ghi chép một dòng vì chị mù chữ, chị có thể nhớ từng ki lô, từng xu sau khi đã bán - trả tiền ngay hay bán chịu - cho khách hàng cả một thuyền lúa.
Chẳng những chị Lan thông minh và đảm đang mà còn có lòng dũng cảm phi thường. Để nuôi sống mẹ và hai em, chị đã có những cố gắng lớn và đã đương đầu với những hiểm nguy không nhỏ. Đầu mỗi buổi chiều, chị dọc xuôi tổng để mua thóc, tối xay, sáng hôm sau mang đi bán ở thành phố. Dù nắng hay mưa, mỗi ngày chị đi trên hai mươi cây số với ba chục kilô trên vai. V Quảng Trị. Đi về bằng đường thủy cả trăm cây số và phải qua phá Tam Giang rộng như một biển nhỏ, nhiều khi bị khuấy động bởi những cơn gió lốc hay những đợt bão đột biến.
Chị Lan cũng có một linh thần tận tụy tuyệt vời. Từ tuổi hai mươi đến tuổi hai chín, chị khước từ mọi đôi tượng kết duyên. Thời buổi ấy đó là một sự đánh cuộc, một sự thách thức số phận rất nguy hiểm. Nhưng đó cũng là một hy sinh cao cả của chị để giúp mẹ nuôi dạy anh em tôi, tạo cho em tôi và tôi cơ hội học đến khả năng cuối cùng và trong phạm vi có thể. Cụ thể là tôi được học trường cao đẳng tiểu học. Bây giờ cả xứ Trung Kỳ, chỉ có ba trường cấp ấy, trong đó chỉ có trường Quốc Học Huế có quyền cấp bằng tốt nghiệp, và ở toàn bán đảo Đông Dương, chỉ có ba trường trung học; hai ở Hà Nội và một ở Sài Ciòn. Cả những ông hoàng Lào và Miên như ông Souphanoưvong và Sihanouk cũng phải đến đó để học cấp trung học.
Kết hôn với Trần Thiếu Dzu, người bạn chiến đấu của ông anh cả mình vào năm 1936, chị Lan chỉ có mười một năm chung sống với chồng. Anh Dzu chết sớm (năm 1947) vì hậu quả của sự tra tấn, đọa đầy trong thời gian ở ngục Lao Bảo. Bản thân chị do cuộc sống đói nghèo và đau khổ cũng chết năm 1954, khi mới 47 tuổi, để lại ba đứa con mồ côi, ngoài một đứa con gái lấy chồng, hai đứa còn lại mới 15 và 7 tuổi. Con gái thứ hai của chị là Hạnh theo gương mẹ đã hy sinh tuổi thanh xuân và cả cuộc đời của mình, để cho em là Trần Thiếu Bảo trở thành một người có học thức và một chiến sĩ, thành viên của đội biệt động trong chiến tranh, rồi công an cách mạng, nhà thơ, nhà văn và nhà báo. Hạnh đã vượt qua tuổi năm mươi, sông độc thân và không có con.
Cũng như anh và chị tôi, Hiền, em tôi có một trí thông minh vượt mức và một tính kiên nhẫn cao trong sự cố gắng. Hiền luôn đứng vào tốp những học sinh xuất sắc khóa mình.
Hiền muốn trở thành thầy thuốc nhưng phần tiền lương tôi ủy nhiệm cho chú ấy bị gác lại vì giữa Đông Dương theo Vichy và các thuộc địa của Pháp ở miền Nam Thái Bình Dương theo nước Pháp tự do quan hệ bị cắt đứt. Hiền phải đi làm công chức ngành thủy lâm. Tham gia hoạt động cách mạng từ thời kỳ bí mật, Hiền bị tòa án binh Pháp ở Sài Gòn kết án tử hình năm 1948, may sao là một án vắng mặt như tôi đã nói ở ưên đây.
Hiền đã kinh qua các chức vụ: Tổng Thanh tra Bộ Canh nông (1948 - 1949), Tổng giám đốc Nha Lâm chính Việt Nam (1950 - 1952), Vụ trưởng Vụ Lâm nghiệp của Bộ Nông lâm nghiệp cho đến năm 1954. Sau đó, Hiền lao động trong lĩnh vực giảng dạy kỹ thuật và khoa học rừng. Bằng những cố gắng của bản thân, Hiền đạt được bằng tiến sĩ ở Liên Xô (cũ). Tính chặt chẽ về khoa học của một nhà nghiên cứu kết hợp với sự chuẩn mực về đạo đức đã làm cho Hiền trở thành một con chim đầu đàn của ngành. Hiền đã góp phần đào tạo nhiều thế hệ chuyên gia, những tiến sĩ, những giáo sư.
Khi tôi viết những dòng nầy, Hiền đã tròn 73 tuổi (sinh năm 1918). Chú ấy đã về hưu.
Những đau khổ của Bình, Lan và Hiền đã cộng thêm vào những đau khổ của tôi. Nói một cách chính xác hơn, những đau khổ của tôi đã hòa vào những đau khổ của họ.
Sự đau khổ đó ngày càng tăng theo sự trưỏng thành vài giác ngộ của tôi, bởi tôi phải chứng kiến thêm những đau khổ của các bạn nghèo ở Huế, Đà Lạt, Tân Đảo rồi đến khi về nước, những đau khổ vô hạn của dồng bào mình và các bạn chiến đấu trong hai cuộc kháng chiến.
Học tập v à những cuộc giao chiến đầu tiên Như tôi đã nói ở trên, do cuộc sống vật chất quá thiếu thốn nên trong số bảy người con, chỉ có hai người lớn nhất là Bình, Lan và hai người con út là Hiền và tôi sống sót đến tuổi trưởng thành.
Những hình ảnh xa xưa nhất mà tôi còn nhớ là: một đứa bé bốn năm tuổi, trần truồng như nhộng, ngủ trưa trên nền đất bùn, bên cạnh con chó của gia đình; một cậu bé lớn hơn một ít, hớn hở chạy lon ton bên cạnh cha. Được cha cho đi theo đến một đám giỗ là một dịp hết sức hiếm, cu cậu sẽ được ăn cơm trắng và thịt. Cũng vào thời điểm ấy, tôi được tiếp nhận từ cha tôi bài học cư xử đầu tiên. Thấy tôi sục sạo rổ khoai luộc là tất cả bữa ăn trưa của gia đình, cha tôi xếp những củ mà tôi đã sờ mó vào một góc và khi tôi muôn lấy để ăn, nhẹ nhàng cha tôi nói: “Con ơi! khi nãy con đã chê những củ khoai đó, phải chăng con không nên sờ đến nữa”. Bài học ấy khắc sâu trong trí nhớ tôi, và sau này trong suốt cuộc đời mình, tôi cố gắng xử sự phải chăng, tránh “không kéo tất cả chiếc chăn về phía mình”.
Trong gia đình không có chăn cũng không có màn. Khi trời trở lạnh, chỉ có chiếu, và tôi có thói quen “nằm theo tư thế con cóc” - tay chân xếp dưới bụng để giữ nhiệt. Vào mùa hè, khi có nhiều muỗi, mẹ tôi đốt trấu để khói xua chúng đi. Khói làm cho người ho, khó thở, nhưng khi đó, mới lên năm, lên sáu không mấy chốc là chúng tôi ngủ ngay.
Khi tôi hơn sáu tuổi một ít, anh Bình đưa tôi lên thành phố. Ở đó anh tìm được một chân gia sư trong một gia đình nhà giàu. Vừa đi học, anh vừa giúp con chủ nhà chuẩn bị bài học và làm bài tập, nhờ vậy anh có ăn và có cơm nuôi tôi. Đồng thời, anh dạy tôi đọc, viết và dạy tôi học các môn học tiếng Pháp. Lấy bản thân mình làm gương, anh cho tôi bỏ qua hai lớp đầu, lớp năm và lớp tư. Do thiếu gốc, việc học của tôi gặp nhiều khó khăn. Ở sơ cấp, tôi phải lưu ban hai lớp: lớp ba là điều tất nhiên, rồi lớp nhất (6) (cours supérieur).
Năm học 1927 - 1928 đầy sự kiện đối với tôi. Tôi trượt kỳ thi cuối cấp năm ấy do một nguyên nhân khách quan: cơn bão táp thực dân đã đổ xuống gia đình tôi và thân hình bé nhỏ của tôi. Năm 1927 là năm cha tôi mất, anh tôi bị đi đày; và cũng là năm xảy ra một cuộc bãi khóa làm cho tôi được hưởng một cái tát nảy lửa của ông Hiệu trưởng khi anh em tôi trở lại xin học. Cũng năm đó, cùng với mẹ, tôi bị giam ở lao Đô thành (prison de la cité impériale). Năm 1927 cũng là năm mà tôi lên mười hai tuổi, phải bắt đầu kiếm ăn bằng nghề gia sư. Đầu kỳ nghỉ học mùa hè, ở Ròn thuộc bắc tỉnh Quảng Bình, với tư cách là một người được giúp đỡ, tôi giữ con cho một nhà yêu nước, ông y tá Hồ Kỷ. Tôi phải rời bỏ gia đình nầy sau khi ông bác sĩ trưởng hay ông công sứ (tôi không rõ lắm, chỉ biết là một ông “quan tây”) đến “thanh tra” trạm y tế. Đầu năm học 1927 - 1928 (đang học lớp nhất) tôi được nhận làm gia sư tại một gia đình giàu có ở Huế. Nhiệm vụ của tôi là kèm một học sinh lớp ba, nhưng cậu ấy hơn tôi một tuổi nên tôi rụt rè e sợ. Ăn chung với gia đình, ít khi tôi dám thò đũa vào đĩa thịt, đĩa cá. Một con tôm bọc đầy muối cũng đủ cho tôi nuốt một bát cơm. Tuy vậy tôi vẫn buộc phải thôi việc, có lẽ vì có sự can thiệp của nhà cầm quyền. Không một người nào trong họ Đồng Sỹ cư trú ở Huế dám cho tôi ở trọ - họ đã nói thẳng với mẹ tôi như vậy. Tôi phải trở về làng. Nhưng mẹ và chị tôi khăng khăng buộc tôi tiếp tục đi học. Hơn mười hai cây số khứ hồi, lại phải vượt qua một nghĩa địa giữa hai làng Thanh Tiên và Thế Vinh làm cho tôi hết hồn khi đêm xuống sớm. Gay nhất là vào mùa nước lớn, phải chờ đò vượt sông Hương ở Bao Vinh quá lâu, và lần mò trong đêm tôi trên một con đường băng qua những cánh đồng, nước ngang bụng, có khi lén đến ngực, sai một bước là chìm xuồng đại dương nước lũ.
Lưu ban lớp nhất, tôi chuyển sang trường Đông Ba. So với trường Paul Bert, khoảng cách giữa trường với nhà rút ngắn được một cây số nhưng khi ra khỏi thành phố đường đi vẫn vất vả như vậy.
Tựu trường năm học 1929 - 1930, sau một thời kỳ thi chọn lọc (concours) gay go, tôi được vào trường trung cấp Quốc Học với một phần nửa học bổng. Với một chân gia sư, tình hình đã trở nên sáng sủa. Nhưng bóng tối lại sa xuống khi anh tôi được phóng thích. Tôi bị giáo sư khoa học và toán cho vào sổ đen như đã kể trên. Và vì vậy tôi buộc phải thôi làm gia sư. Lớp đệ nhị của tôi (1930 - 1931) đầy sóng gió. Tháng 10 năm 1930, tôi bị tạm đuổi một tháng, mặc dù khi vào lớp tôi để bắt ba chiến sĩ cách mạng (7), mật thám không tìm thấy truyền đơn trong hộc bàn của tôi. Đi suốt ngày, ăn không đủ no, làm thế nào mà tôi có thể là một học sinh giỏi? Một lần nữa tôi phải lưu ban. i: ở nhà chơi, giữa giờ giải lao,, một thằng con nhà giàu đã chế giễu tôi một cách độc ác. Rút gói cơm từ một trong hai túi áo cộc của tôi, nó giơ lên và rống: “Thằng Hứa mang cơm trong túi”. Nó đã theo dõi và thấy rằng buổi sáng vùng bụng tôi nhô lên và buổi chiều xẹp xuống. Vì không thể cho hai anh em tôi mỗi người hai xu để mua khoai luộc ăn trưa nên mẹ chúng tôi phải gói cơm cho chúng tôi mang theo. Suốt một thời gian khá lâu, tôi ân hận đã không ném guốc vào đầu thằng con ông cháu cha kia.
Bốn năm trung cấp, tôi phải học thêm một năm. Tôi tốt nghiệp vào loại cuối bảng. Học bạ tôi mang những nhận xét trái ngược nhau: “Rất ít năng khiếu. Bất tài. Học sinh hạng bét". Đó là nhận xét của một giáo sư khoa học, người đã buộc chúng tôi ở lại năm đệ tam, dành mỗi tuần không biết bao nhiều giờ để chép luận án địa chất của ông - một việc làm vô tích sự và tuyệt đối không ích gì cho việc nâng cao kiến thức chúng tôi. Hai giáo sư tiếng Pháp phê: Học sinh học đều, là một trong những học sinh tốt nhất của khóa mình” và “rất tốt". Lời phê đó đã đưa lại cho tôi sự hài lòng toàn vẹn. Giáo sư André Ruiz, dạy tiếng Pháp ở năm đệ tứ mà tôi sẽ nói nhiều sau đây phê: “Thông minh và nghiêm, túc. Xứng đáng thi đỗ”.
Tôi chỉ thực sự tiếp xúc với người Pháp vào năm 1929, khi tôi vào trường trung cấp. Giáo sư người Pháp rất ít, mỗi năm học, một hoặc hai giáo sư thôi. Họ rất lạnh nhạt, ngoài những giờ giảng bài, chẳng bao giờ họ nói gì với chúng tôi.
Như vậy trong cả quá trình đi học từ năm 1923 đến năm 1934, tôi chỉ tiếp cận người Pháp qua sách vở. Năm 1925, “Sách Hồng” (Les livres Roses) đầy rẫy chiến tích của những chiến sĩ mặt đầy râu trong chiến tranh 1914 - 1918. Rồi lịch sử nước Pháp với Vercingétorix và câu mở đầu: “Tổ tiên chúng ta là những người Gôloa...” Saint Louis ngồi dưới một cây sồi để xử án; Cách mạng Pháp năm 1789 với Bara... nhất là cuốn sách “Tour de France” (đi vòng quanh nước Pháp) kể chuyện hai thiếu niên người vùng Andát, André và Juliên chạy trốn sự đô hộ của Đức... cho tôi nhìn thấy một dân tộc gần gũi với dân tộc mình.
Tất nhiên tôi có nghe đàm luận về thảm họa và ô nhục của một dân tộc “mất nước”, nhưng tôi chỉ có thể nhận thức được một cách mơ hồ. Hồi đó, tôi còn quá trẻ; vả lại, với phần lớn nhân dân nước chúng ta, sự áp bức bóc lột của thực dân thực hiện chủ yếu thông qua chính quyền bản xứ, qua những ông quan “An-na-mít”. Ở trường trung cấp, quả nhiên là học trò căm ghét Le Guen, tên tổng giám thị người Pháp, nhưng tên phụ tá “An-na-mít” của hắn là Xuân còn bị căm ghét nhiều hơn. Học sinh gọi hắn là Chameau (con lạc đà) và những giám thị khác thì bị tình nghi là những tên chỉ điểm. Cũng trong bối cảnh đó, tôi thấy rằng bên cạnh những giáo sư người Pháp kiêu căng, vẫn có những người có thái độ đúng đắn. Có một người Pháp, ông André Ruiz, hết sức lịch thiệp. Ông không bao giờ đi xe kéo, (người kéo xe chạy như một con ngựa giữa hai cái càng), thuộc địa và người mới ở Pháp sang; giữa thằng Tây lai muốn lập công và người Pháp gốc; giữa tên lính say rượu và người Pháp có văn hóa.                                        
Năm 1935, sau một năm thất nghiệp, tôi đỗ kỳ thi chọn lọc thông phán tòa sứ. Bất đắc dĩ, tôi trở nên một công chức, nghĩa là một nhân viên của chính quyền, một đầy tớ của bọn Pháp, để thay thế chị tôi đã 28 tuổi (đã thừa tuổi đi lấy chồng) phụng dưỡng mẹ tôi và giúp em tôi tiếp tục học.
-  Sau khi ra trường trung cấp, anh sẽ làm gì? Giáo sư Ruiz hỏi mỗi học sinh chúng tôi như vậy.
-  Rond-de-cuir (một người cạo giấy, ngồi trên một cái đệm bọc da của những công chức hạng bét “vô tích sự”) - Đó là câu trả lời chua chát của tôi.
Các bạn cùng lớp phì cười. Nhưng hồi đó, nhất là đối với con em nhà nghèo, không có con đường nào khác là làm nghề cạo giấy. Sau này, khi tôi cố gắng giúp em tôi trở thành thầy thuốc để tránh ngành công chức, tôi đã sa vào một ảo tưởng. Rất lâu sau này, tôi mới nhận thức được rằng tất cả những người mà thực dân muốn đào tạo thành tài chỉ là những phụ tá cho những người Pháp quản lý các ngành hoạt động, những người phục vụ sốt sắng nhất, kể cả những thông ngôn, bồi bàn, nấu bếp, những người được đề bạt làm quan ở triều đình và ở các cấp của chính quyền bản xứ. Cả những kỹ sư cầu công xuất sắc như ông hoàng Souphanouvong, sau này làm Chủ tịch nước Dân chủ nhân dân Lào và Giáo sư Hoàng Xuân Hãn, cũng bị kìm hãm vào những chức vụ phụ thuộc.
Dần dần, tôi nhận thức được sự bỉ ổi của thể chế người bản xứ. Giữa người Pháp và người bản xứ - người công dân “mất nước” An-na-mít, Lào hay Cao Miên - có một cái hố ngăn cách rất sâu: Quyền lợi bị cắt xén, không có tự do ngôn luận và hội họp, không có tự do báo chí sách vở vì tất cả đều bị kiểm duyệt. Rõ nhất, lớn nhất là khoảng cách về tiền lương. Trong lúc người kế toán của tòa đốc lý Đà Lạt chỉ được nhận mỗi tháng 40 đồng thì viên giám thị công chính Le Croquer, chỉ biết ký nguệch ngoạc tên mình cũng được trả 250 đồng, được ở một biệt thự dưới rừng thông và được sử dụng một chiếc ô tô công tác. Còn lương của viên phó sứ De Boiboissel là 800 đồng, không kể những phúc lợi vật chất, trong đó có chế độ nghỉ hằng năm ở Pháp. Các nhân viên bản xứ không có chế độ nghỉ, mặc dù lúc đó (1937 - 1938) Mặt trận bình dân Pháp đã ra đời. Cho đến ngày nay, ai cũng có thể nhìn thấy sự cách biệt lớn lao khi đến các khu “Tây” và “bản xứ”. Ở Đà Lạt và các điểm nghỉ mát khác, sự xa hoa láo xược của bọn công chức cao cấp được phơi bày. Ở đó, người ta có thể nhìn thấy những tòa nhà nghỉ mát đồ sộ của ông Gougal (toàn quyền Đông Dương), ông Résuper (khâm sứ Trung Kỳ), của những nhà tài chính và thương nghiệp Pháp loại bự, rồi của Bảo Đại, và cha vợ của ông ta là Nguyễn Hữu Hào. Riêng ngài đốc lý (Résident – maire) chiếm cả mội đồi lớn.
Hiện thực đó chọc vào mắt mỗi người dân thuộc địa. Mỗi người đều đặt câu hỏi: Tại sao lại có những bất công ấy? Những nỗi đau khổ ấy? Cái nhục ấy? Với mọi người chỉ có một câu giải đáp: vì mất nước, vì sự phản bội, hèn hạ của các ông vua triều Nguyễn và vì sự tham vọng của con rắn - kẻ xâm lược. Chỉ có một giải đáp là chiến đấu chống lại kẻ thù như ông cha chúng ta đã làm từ khi chúng đến xâm lược đất nước mình.
Sau những đợt đàn áp khốc liệt năm 1930 - 1931 của thực dân Pháp, phong trào cách mạng được hồi phục với sự xuất hiện của Mặt trận bình dân Pháp và với sự phóng thích các tù nhân chính trị. Những cuộc đình công, biểu tình liên tiếp nổ ra: đình công của công nhân mỏ Hòn Gai tháng 11 năm 1936; đình công ở Hà Nội, Sài Gòn, Hải, Phòng và ở các đồn điền đất đỏ Nam Kỳ; biểu tình và đưa yêu sách trong cả nước nhân dịp cuộc viếng thăm của nghị sĩ cấp tiến xã hội Justin Godard vào đầu năm 1937.
Tôi tham gia cuộc “biểu tình Godard” ở Huế và nhanh chóng bị phát hiện. Vì vậy đầu tháng 4, tôi nhận quyết định chuyển vào Đà Lạt, ở đó người người đều biết nhau, mỗi lời nói đều được ghi chép. Tôi đến đó với Lê Đình Cư một “bạn đồng nghiệp”. Tuy chỉ là hạng bét như tôi, nhưng hắn có ô tô, hai người hầu và súng ngắn, trong lúc người bản xứ không được mang vũ khí. Dưới chính quyền bù nhìn, hắn sẽ là Tổng thư ký liên đoàn lao động công giáo Miền Nam Việt Nam. Tin tức từ đất nước và thế giới đến với tôi qua rừng rậm và sự kiểm duyệt. Để đọc, tôi chỉ có các báo chính thức, những tờ báo lá cải Candide, Gringoire... Nói một cách khác là tôi phải sông trong chế độ quản thúc. ,
Những chú thích của chương 1:
(1)  Khi Myriam Barbera, ủy viện trung ương Đảng Cộng sản Pháp và phóng viên thường trú báo “ ở Viêt Nam và em gái là Linda năm 1989 đến thăm “cơ nghiệp” đó (không còn là của chúng tôi hơn nửa thế kỷ nay) tôi đã chỉ cho hai chị xem địa điểm cái giếng tôi múc nước cho em tôi và cũng là nơi người em họ tôi bị Pháp sát hại năm 1952. Marcel Larmanou, Thị trưởng thành phố Gisors, đến thăm vào tháng 12 năm 1991, thoáng buồn khi anh đảo mắt đo diện tích của “cơ nghiệp” chúng tôi, cũng như anh thấy mộ cha tôi chỉ là một ụ đất bị cỏ dại che lấp.
(2)  Địa điểm mới của trường Đông Ba, nơi Đồng Sỹ Bình và Phạm Văn Đồng theo học từ năm 1918 đến năm 1920 đã chuyển sang bên kia Đông Ba.
(3)  Ở Trung Kỳ, Fries là ông quan cai trị cấp bậc cao nhất sau ông khâm sứ và hắn là người ứng cử vào chức vụ này ngang chức thông sứ.
(4)  Trên quốc lộ 9, xa hơn Khé Sanh một ít, gần biên giới Việt Lào.
(5)  Nguyễn Dân Trung là tác giả của bài thơ đã được Charles Dobzynski dịch và in năm 1974 trong tạp chí
"Europe”:
(6)  Hồi đó, cách gọi thứ tự lớp ngược với bây giờ: lớp hồi đó là lớp một bây giờ, và ngược lại, lớp hồi đó là lớp năm bây giờ.
(7)  Võ Thuần Nho, em của Võ Nguyên Giáp; Tôn Thất Nho, chết trong nhà tù và Tôn Thất Vỹ gọi là Nguyễn Minh Vỹ, sau này là Phó đoàn nước Việt Nam dân chủ cộng hòa Hội nghị Paris (1968 - 1973).“Ông sợ rằng trong thời gian họ lưu ở Pháp, đồng bạo của tôi không bỏ lỡ cơ hội để so sánh sự kiêu ngạo của người Pháp ở Đông Dương với sự lịch thiệp rất đáng yêu và tài nâng lớn lao của người Pháp ở Pháp"văn kiện 1919 - 1969). Alain L’Harmattan, Paris,  
[image]file:///C:/Users/TEST/AppData/Local/Temp/msohtmlclip1/01/clip_image002.gif[/image]Bản đó rút tử cuốn Hebrides" của NXB. 
 

<bài viết được chỉnh sửa lúc 20.06.2020 11:13:56 bởi Tien DS >
Attached Image(s)
#1
    Chuyển nhanh đến:

    Thống kê hiện tại

    Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
    Kiểu:
    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9