KHUNG RÊU-Truyện Mầu Hoa Khế
-
14.07.2020 06:36:03
Khung Rêu
Truyện ngắn Ngô Ái Loan
Bà ngoại thằng Lu quính quáng lên sai kẻ hầu người hạ đi tìm thằng cháu ngoại yêu quí của bà cho mau , giọng bà như lên hai tông hơn thường ngày khi nhìn thấy má thằng Nhơn , bà nội thằng Quí đang cùng nhau đứng bên ngoài hàng dậu hoa bông bụp đang cất tiếng phân bua ì xèo cùng hàng xóm láng giềng, khi con cháu của họ bị thằng Lu cháu ngoại của bà đánh cho máu mũi chảy ròng , làm cho tay chân hai thằng nhỏ trầy sước bong da nơi đầu gối . Mèng ơi bà ngoại nó liếc sơ qua hai nạn nhân của cháu ngoại bà thì biết rằng thể nào thằng Lu sẽ bị má nó cho ăn ít nhất là hai cây roi mây vào mông tới toe luôn cho mà coi .
Bà còn không mau kêu chú Phu là người quản gia trong nhà mang tiền với mấy chai thuốc đỏ lúc nào cũng dự dùng thủ sẳn trong nhà, bị bà thừa biết thằng Lu ngày nào mà nó không tinh nghịch leo trèo luôn để cho tay chân trầy sướt như cơm bữa. Cái thằng nhỏ phá làng phá xóm khiến cho xóm giềng ngày nào cũng có chuyện thưa gửi rần rần hà .
Mà ngẩm nghĩ bà ngoại thằng Lu nghĩ hoài không ra , cháu bà ăn nói ngọt ngào lễ phép , một tiếng dạ hai tiếng thưa cho nên chuyện cháu bà ra ngoài làm mất lòng thiên hạ bà thật không thể nào tin cho đặng . Nhưng tin hay không thây kệ , bà chỉ biết ngồi thót cả ruột nhìn con gái bà dạy dỗ cháu bà bằng cây roi mây dài toe đầu mà đau lòng xót dạ mới dữ , cứ cái mông má nó quất chan chát bà thấy đau điếng cả người . Rõ ràng nó dạ dạ tía lia sau những lời giáo huấn của má nó nhưng rồi thì tánh nào tật nấy , bà chỉ biết lắc đầu khi má nó sanh con nhưng trời sanh tính . Bà thở dài sao tánh khí cháu bà nóng như Trương Phi hể ai vô tình động tới nỗi buồn của nó là nó nộ khí xung thiêng lên liền . Tội nghiệp tía má nó chia tay khi nó chừng mấy tuổi , thằng Lu lớn lên thiếu mất tình của người cha trong gia đình , nên hể ai nói nó là " đồ không cha " là coi như sẽ bị nó thoi vô mặt đá vô người như trút đi cơn bực tức về nỗi bất hạnh của đời mình .
Ở cái đất Vĩnh Long ai mà không biết về gia thế hiển hách của ông bà ngoại thằng Lu . Ruộng đất cò bay thẳng cánh , vườn tược thì bạt ngàn xum xuê cây trái . Cả cái đất Vĩnh Long chỉ nhà thằng Lu có chiếc cano chạy bo bo trên sông lạch làm ai nhìn cũng lác mắt , cho nên nhà tuốt trong miệt vườn muốn đi ra chợ ăn hàng thì chỉ cần nổ máy chiếc cano chạy cái ào là xong . Ra tới chợ thằng Lu thấy quán nào bán hàng gì thì nó kêu ráo trọi . Nó ngồi trên chiếc bàn đồ ăn ê hề , nhưng cái bụng thằng Lu chứa sao hết cho nên nó thấy ai quen mặt hay lạ mặt cũng mời cùng ngồi ăn với nó . Riết rồi ai biết nó cũng mong nó xuất hiện để được ăn ké khỏi mất tiền mua . Hể không ai chọc nó thì nó ăn nói lễ phép khiến cho ai cũng mến thương cho nên thằng Lu nổi tiếng là công tử con nhà giàu mà không làm phách không hách dịch .
Thời gian trôi qua thằng Lu cũng phải lên lớp cao hơn nên má nó gửi cho vào trường nội trú ở Taberd Mossard Thủ Đức còn má thì làm việc tại Sài Gòn . Bà ngoại thương nó đứt ruột nhưng nghĩ về tương lai của cháu cưng bà cũng phải đồng ý cho cháu xa nhà nhưng cuối tuần phải về với bà với miệt vườn yêu thương cả một thời lớn khôn của nó .
...
Người ta nói không ai giàu ba họ , không ai khó ba đời . Gia thế hiển hách của bên ngoại thằng Lu cũng từ từ suy giảm bởi rất nhiều nguyên do khó có thể nói ra hết , cho nên khi thằng Lu vừa lên trung học thì phải ra khỏi trường nội trú , cũng đồng nghĩa rời khỏi cuộc sống trong êm ấm nhung lụa giàu sang đã có từ lúc mở mắt chào đời, để bắt đầu lật qua một chương sách khác cho số phận của một đời người ...
....
Bắt đầu lên trung học Lu học tại Lê Bảo Tịnh một trường tư thục do mấy ông Cha trong dòng làm hiệu trưởng . Trường có qui cũ và nề nếp nghiêm khắc . Trước khi vô lớp phải đứng nghiêm trang làm lễ chào cờ . Khi lá cờ vàng ba sọc đỏ kéo lên cao phất phới trong làn gió ban mai, thì tất cả học sinh phải cùng nhau đọc lời tâm niệm giúp cho chúng con giàu lòng nhân ái, nêu cao tinh thần trách nhiệm và làm người hữu ích trong xã hội .
Má của Lu rất hài lòng với cách dạy dỗ nơi đây và tin tưởng Lu con mình sẽ ngoan ngoản như những năm tiểu học trong trường nội trú nghiêm khắc và kỷ luật . Thì vẫn câu nói trong nhân gian " cha mẹ sinh con nhưng trời sinh tánh" . Trước mặt má Lu luôn là đứa con biết vâng lời với cái nói giọng miền Nam chơn chất, nói thiệt con đẻ trong bụng ra má Lu cũng còn bị giọng nói ngọt ngào của Lu chinh phục nữa, nói chi là mấy cô con gái mới lớn cùng trường hen . Mỗi ngày Lu đi học những thật ra như trong câu thơ của thi sĩ Đinh Hùng viết ..." Làm học trò mà sách chẳng cầm tay ...xếp đạo đức dưới bàn chân ngạo mạn " .
Không có ai bên cạnh ngoại trừ má đi làm cả ngày mới về . Lu bây giờ đã là một thanh niên vóc dáng cao ráo với gương mặt lầm lì nhưng trái lại thì nụ cười vô cùng sảng khoái , đôi khi cái nụ cười này cũng khiến cho xảy ra những sự ngộ nhận là Lu coi thường đối tượng chẳng hạn . Lu tới trường thì ít mà cúp cua thì nhiều , như một con ngựa bất kham , Lu lêu lỏng cùng đám bạn cùng trang lứa , vẫn cái tánh ngang tàng quậy trời phá nước từ từ Lu dấn thân vào thế giới anh chị của Sài Gòn lúc bấy giờ thật tự nhiên như số phận an bày .
Sài Gòn tuy rộng lớn nhưng thực ra mỗi nơi , mỗi khu vực đều được chia ra ranh giới rõ ràng . Những tay anh chị nổi tiếng trong giới giang hồ ở Sài Gòn vớI tên tuổi như Đại Cathay , Lâm Chín ngón , Tài chém , Sơn Đảo xưng oai mỗi vùng danh trấn giang hồ . Còn cái thứ tép riu như Lu với đồng bọn thì chỉ quanh quẩn ở khu Dân Sinh là một địa bàn không sầm uất gì cả , nơi chỉ buôn bán những hàng phế thải viện trợ rẻ rúng không đáng cho những tay đàn anh để mắt tới . Vậy mà nơi đó Lu gặp một địch thủ sếp sòng nắm đầu tụi đánh giày thuộc địa bàn khu Lê Lợi - Tự Do , lúc nào cũng dương oai đòi lấy ống quyển của Lu làm ống điếu và thế là một cuộc đụng độ nảy lửa xãy ra tại khu đất trống Mả Lạng và kết thúc cuộc chiến bất phân thắng bại để trở thành một buổi lễ kết nghĩa huynh đệ mới ghê . Từ đó khu Dân Sinh Lu bắt đầu có chút tiếng tăm vang dội tới tay Năm Đen là một cảnh sát chìm của quân nhì được cài trong thế giới giang hồ với chiêu bài bài trừ du đảng . Lu đúng là số to mạng lớn đã bị Năm Đen truy đuổi rược chạy xịt khói và thoát thân thật ngoạn mục mà trong giới cắc ké ngày đó rất ngưỡng mộ .
....
Suy cho cùng trước sau gì nguồn góc của Lu vẫn là con nhà gia giáo đàng hoàng nên sau vài năm giang hồ vặt vảnh bởi cái tội ham vui chơi ham học đòi ta đây, Lu từ bỏ hẳn những ngày tháng tuổi trẻ bồng bột đó không hề nuối tiếc, quay lại lớp học quyết tâm học hành chăm chỉ và lấy được bằng cấp để đi vào vào đời binh nghiệp khi quê hương đang cần tới những người trai hào hùng, để cùng chung vai gánh vác trách nhiệm vớI núi sông trong cuộc chiến tranh Nam Bắc mỗi ngày mỗi lan rộng khắp nơi, khi mỗi ngày tin chiến sự luôn được cấp báo về với nhiều sự mất mát đau thương xãy ra trên toàn lãnh thổ miền Nam .
Lu vào lính khoác áo chiến y và dẫm bước đi qua biết bao chiến địa , từng có những trận đánh một mất một còn và từng chứng kiến biết bao đồng đội đã hy sinh xương máu . Từ những tao ngộ này qua những tao ngộ khác , bản tánh ngang tàng trong máu của Lu vẫn không hề thay đổi . Lu từng nổ súng chận xe của một cấp chỉ huy lớn là Đại Tá chỉ huy trưởng Quân Cảnh trong giờ giới nghiêm với kỷ luật nhiêm khắc đã không ít nhiều gây cho Lu những sự khiển trách khi Lu đóng chốt ở sân vận động Hoa Lư và xe vị Đại Tá khi đi qua với số xe của người dân thường, một người làm việc quang minh chính đại, cùng sự gan lì khiến cho cấp trên nhiều phen cũng phải hết hồn vì cấp dưới với những nguyên tắt rạch ròi của nhà binh .
Không bao lâu Lu được điều qua vai trò giám đốc võ đường Nhu Đạo để dạy cho binh lính trong quân đội luôn cả dân thường đều là học trò . Lúc đó Lu đã mang trên vai cấp bậc Trung úy Bộ Tổng Tham Mưu , tổng cục quân huấn . Phó phòng chính huấn trung tâm huấn luyện quốc gia Vạn Kiếp trong thành phố Nha Trang . Cuộc đời của Lu niềm say mê nhất là say mê võ thuật, cho nên những bóng hồng đi qua đời Lu thật nhẹ nhàng như mây khói ...
Những cô nàng má đỏ môi hồng trong sương mù huyển hoặc khi Lu được đóng quân ở Pleiku , hay những cô em mắt huyền trong những quán bia lập lòe đèn đỏ đèn xanh trong những quán bar khi Lu cùng bạn bè tìm chút men say sau những cuộc đụng độ, mà trên áo trận vẫn còn nồng khói súng, cũng không ai có thể níu được bước chân của một người đàn ông mà chí lớn trong thiên hạ vẫn còn tiến bước về phía trước ...
...
Khi miền Nam đang đi vào khúc quanh dầu sôi lửa bỏng , đoàn quân xăm lăng từ miền Bắc tràn ùa như vết dầu loang khắp toàn lãnh thổ . Thì anh đang đóng quân tại Vũng Tàu , sự hoảng loạn trong hàng ngủ với những tin tức xấu từ nhiều chiến trận đưa về . Anh vẫn giử bình tĩnh khi những chiến hữu cùng chung hoảng loạn lên tiếng tháo chạy trên một chiếc thuyền nhỏ . Anh thúc hối cho anh em lên thuyền, rồi dùng hết sức lức đạp mạnh vào bên hong thuyền, với hành động quyết liệt như một lời tiễn biệt và anh đã chọn sự ở lại vì chưa biết rõ tin tức của gia đình vào giờ thứ 25 như thế nào .
Cho đến khi ông Tổng Thống cuối cùng của chính quyền Việt Nam Cọng Hòa đứng ra bàn giao miền Nam cho bọn Cọng Sản đúng theo ván cờ chính trị đã định sẳn . Anh đứng lặng người giữa một không gian im lặng như tờ, khi trên người súng đạn vẫn còn mang , vẫn còn đang sẵn sàng bắn thẳng vào kẻ thù phương Bắc một mất một còn . Anh ngước mặt nhìn lên bầu trời, đất nước như đang u uất theo tâm trạng của anh, và anh rùng mình thấy cả một màu đen tối đang trùm phủ nuốt chửng cả miền Nam đau thương của mình .
...
Rồi những người " chiến thắng" hênh hoang ra lệnh cho tất cả những quân nhân phải giao trả súng đạn . Anh mĩm cười ngạo mạn ôm tất cả súng ống tìm một chỗ đào sâu để vùi kín vào cùng với đất như chôn kín luôn cả giấc mộng vá trời lấp biển kể từ phút giây này . Qua vài ngày sau thì anh và những người lính cùng chung số phận đã ra phường khóm để trình diện với những lời hứa hẹn dối trá trên khuôn mặt khốn nạn của những kẻ phản bội nằm vùng . Cái thứ "ăn cơm Quốc Gia thờ ma Cọng Sản" dưới chiêu bài lá cờ Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam . Những kẻ lòng người dạ thú đã biến 10 ngày với danh nghĩa học tập để đã thông tư tưởng trở thành 10 năm trong nhà tù chẳng khác địa ngục trần gian cùng với những đòn trả thù đê tiện độc ác .
Những sự đọa đày trong nhà tù đã biến anh không còn là một con người nữa , ốm yếu bệnh tật và đối mặt với tử thần không biết bao nhiêu lần . Nhưng rồi ý chí sinh tồn mạnh mẽ đã cứu anh sống lại cho tới ngày rời khỏi địa ngục với một mảnh giấy ra trại với một bộ đồ nhăn nhúm . Anh lê lết về đến căn nhà của mình thì bây giờ chỉ còn là kẻ đứng bên ngoài mái hiên với những hồi tưởng đau đớn tận cõi lòng . Những người thân yêu đã ra đi đến bến bờ tự do khi anh còn trong nhà tù . Đó là một niềm an ủi lớn lao đối với anh lúc bấy giờ, đã cho trên đôi môi anh nở một nụ cười mãn nguyện khi hai hàng nước mắt cứ thi nhau tràn ứa như mưa rào .
Từ giây phút đó anh vất vã mưu sinh với đủ thứ nghề ngang xương như vá xe đạp ở bên lề đường, đạp xích lô giữa một đất nước đổi thay từ cả những tên đường . Thay đổi luôn những con hẻm thân thương đã bị biến dạng để trở thành những căn nhà của đám ngườI từ phương Bắc tràn ùa vào miền Nam . Bọn người với những ngôn ngữ sặc mùi đanh thép . Tất cả đổi thay hình dáng, vĩnh viễn biến mất cùng với một quá khứ êm đềm đẹp đẽ của một Sài Gòn xưa, mà nay chỉ còn là những hoài niệm khắc sâu trong tâm khảm .
...
Một chương sách mới sau những tháng năm dài đấu tranh với đời cơm áo cật lực . Anh được ra đi thăm thân nhân ở nước ngoài . Và định mệnh lại một lần nữa vẫn chơi trò gian nan trắc trở với số phận của anh . Nơi anh đến là Phi Châu một đất nước vẫn còn rất nhiều nạn nghèo đói và lạc hậu . Nhưng ở đó vẫn có những giai cấp giàu thì ngất ngưỡng trên cao . Từ thân phân của một sĩ quan anh phải bắt đầu lại cuộc đời bằng công việc dọn dẹp ở sau nhà bếp của một tiệm ăn do người Việt Nam làm chủ .
Kẻ có cơ hội ăn nên làm ra, lại tỏ ra hống hách chẳng có một chút xót thương cho ngườI đồng hương của mình, sự đối xử khinh khi miệt thị đã có lúc anh chỉ muốn tự sát để buông xuôI tất cả .
Nhưng nghĩ về mẹ, người mà anh yêu thương nhất đã cho anh có nghị lực để sống . Và anh được gặp lại người mẹ thương yêu từ Paris bay sang thăm để rồi chỉ biết khóc khi nhìn thấy đứa con trai của mình đang sống trong một hoàn cảnh quá sức khốn khổ và bi đát , nhưng cũng đành ngậm ngùi vì tuổi tác bà đã cao và không còn khả năng để lo cho đứa con đứt ruột đẻ ra . Anh chọn đất nước này để làm quê hương thứ hai với tình trạng là một kẻ ở bất hợp pháp . Anh thà làm kẻ tha phương cầu thực vẫn còn hơn ở lại để nhìn đất nước đang bị một lũ người vô nhân cai trị .
Anh đã mang theo vợ con, một cuộc hôn nhân trong cảnh lầm than . Người đàn bà đến với cuộc đời anh, khi hoàn cảnh đang ở dưới đáy cùng địa ngục, nên anh tự nguyện làm thân trâu ngựa để mang lại sự đầy đủ về vật chất như một sự đền bù trong thầm lặng, nhưng anh lại quên mất đờI sống tinh thần cũng là điều vô cùng quan trọng trong cuộc sống hôn nhân .
Anh chỉ biết kiếm ra tiền cho dầu phải đổi lấy những sự tủi nhục . Anh quên mất bản thân cho đến khi nhìn lại hình dáng mình trong tấm gương soi thì anh đã quá già nua và còm cõi trước đôi mắt của người đàn bà bên cạnh . Những sự chịu đựng tù đày trước đây cùng những ngày tháng cùng cực trên quê hương chạy theo đời cơm ăn, áo mặc .Rồi chỉ mới vừa ổn định cuộc sống ở xứ người chưa bao lâu thì gia đình bắt đầu có những mâu thuẩn về ý thức hệ . Người đàn bà bên cạnh anh đã như một kẻ mất trí nhớ để bắt đầu mơ về thiên đường của cọng sản và kêu anh hãy quên đi quá khứ và cũng như quên đi một thờI binh lửa trên quê hương .
Cọng Sản mang quân đội tràn vào miền Nam để đánh cướp quê hương của anh . Và rồi từ những tuyên truyền của Cọng Sản vẻ ra với những lời giả dối, khi trơ trẻn tâng bốc láo phét kêu gọi những Việt Kiều trên khắp thế giới là khúc ruột ngàn dặm mau trở về cùng xây dựng quê hương . Cọng Sản thêm một lần nữa đánh cướp luôn người đàn bà mà anh thương yêu và hy sinh gần hết cuộc đời với những lời chiêu dụ huyển hoặc đó .
Tất cả những tài sản anh gầy dựng bằng máu và nước mắt đã theo người đàn bà bên cạnh chắp cánh bay về thiên đường Cọng Sản, để mua lấy những hào quang ảo ảnh " Áo gấm về Làng" mà anh là người rõ ràng hơn ai về những gì Cọng Sản đã hứa hẹn .
Hai tư tưởng không đồng nhất đã làm cho cuộc sống của anh thêm một lần nữa đi vào địa ngục .Người bên cạnh đã không cùng chiến tuyến, cho nên chuyện chia tay tất nhiên phải xãy ra .
Người ra đi mang hết tất cả những công sức anh dành dụm bấy lâu nay, tàn nhẫn để lại cho anh một con số không to lớn . Anh phải bắt đầu lại từ một con số không đó trên một đất nước không cùng ngôn ngữ màu da . Từ lâu anh cứ nghĩ đồng tiền sẽ mang lại hạnh phúc nhưng anh quá nhầm lẫn vì đồng tiền luôn có hai mặt, đồng tiền cũng sẽ mang lại cho anh sự bất hạnh khốn cùng . Sự tan vỡ xãy ra, anh vẫn mang bản chất con người mã thượng không trách cứ người bên cạnh, anh coi như đó là cái nghiệp phải trả ở kiếp này .
Anh bắt đầu lại bằng hai bàn tay trắng khi tuổi đời đã thất thập cổ lai hy . Tinh thần của người lính Việt Nam Cọng Hòa gan lì dũng mãnh ở chiến trường khói lửa và tinh thần của một người võ sĩ đạo trên sàn đấu ngày xưa, anh vẫn luôn tự tin và luôn ngững mặt lên cao để thách đố với cuộc đời ...
Ngô Ái Loan
Martinez Oct 24 -2018