Nhân văn
-
Số bài
:
996
-
Điểm thưởng
:
0
- Từ: 08.12.2007
|
Re:Tiểu thuyết 2 tập: CHIẾN TRANH VÀ TÌNH YÊU - Phạm Ngọc THái
-
10.09.2020 17:43:28
Chương V. TỔNG QUÁT CHIẾN SỰ XUÂN MẬU THÂN 20- Nhà sử học Mỹ Gbriel Kolko, trong tác phẩm "Giải phẫu một cuộc chiến tranh", xuất bản tại New York năm 1985, đánh giá: "Cuộc tiến công tết Mậu Thân là sự kiện quan trọng nhất và phức tạp nhất của chiến tranh Việt Nam" – Theo ông: "với Mậu Thân 1968, đã gây ra một cuộc khủng hoảng xã hội, nội bộ sâu sắc và một sự phân hóa về chính trị trong giới quan chức Mỹ". Nghĩa là, cuộc Tổng công kích Mậu Thân 1968, đã làm rung chuyển cả Nhà Trắng và Lầu Năm Góc. Theo con số thống kê của các nhà nghiên cứu trong Viện lịch sử quân sự Việt Nam: Tính đến đầu năm 1968, quân chiến đấu Mỹ có mặt ở miền Nam Việt Nam lên đến 480.000 tên và 68.800 quân của các nước đồng minh. Đấy là chưa kể đến trong số trên 20 vạn quân Mỹ đóng ở các căn cứ quân sự của đất Thái Lan, Nhật Bản, phi-lip-pin, Hạm đội 7, một bộ phận Hạm đội 6 – thì đã có tới 80 vạn quân Mỹ tham gia vào chiến tranh Việt Nam... cùng một lực lượng hùng hậu của QLVNCH. Người ta nói rằng: Trong lịch sử chiến tranh chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, chưa bao giờ có một cuộc tiến công đều khắp và rộng lớn như cuộc Tổng công kích đầu xuân Mậu Thân 1968. Đúng đêm giao thừa và mồng 1 tết Mậu Thân - Nếu tính theo lịch dương là đêm 30 sang rạng ngày 31.1.1968, như Bách khoa toàn thư Wikipedia: Cuộc tổng tiến công và nổi dậy suốt từ vĩ tuyến 17 đến Cà Mau. Quân giải phóng bất ngờ tiến công rộng phắp vào 6 thành phố lớn, 44 thị xã và hàng trăm thị trấn, quận lỵ. Hiệu lệnh mở màn là bài thơ chúc tết của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua, Thắng trận tin vui khắp nước nhà, Nam Bắc thi đua đánh giặc Mỹ, Tiến lên! Toàn thắng ắt về ta. MẶT TRẬN SÀI GÒN CHỢ LỚN Là trọng điểm lớn nhất của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân, bởi vì đây là trung tâm đầu não chỉ đạo toàn bộ Bộ máy điều hành chiến tranh của Mỹ và Chính phủ VNCH tại miền Nam Việt Nam. QGP tiến công đồng loạt vào Tòa đại sứ Mỹ; Dinh Độc Lập; Bộ Tổng tham mưu VNCH; Đài phát thanh Sài Gòn; Sân bay Tân Sơn Nhất; Biệt khu Thủ đô; Tổng nha cảnh sát; các Sở chỉ huy sư đoàn bộ binh Mỹ số 1,4,25,101... Cùng với các cuộc tiến công này, hàng chục vạn người dân đã hưởng ứng nổi dậy giành quyền làm chủ dài ngày ở nhiều khu phố. Tại Dinh Độc Lập: khoảng 1h30 phút ngày 2 tết, đội biệt động thành số 5 gồm 15 người đánh vào Dinh Độc Lập. Lúc này, Tổng thống Thiệu nghỉ tết ở quê vợ tại Mỹ Tho. Lực lượng phòng vệ QLVNCH bên trong Dinh Độc Lập chống trả quyết liệt. Lực lượng cảnh sát VNCH và Mỹ điều quân đến chi viện dữ dội để giải tỏa. Các chiến sĩ biệt động đánh rất dũng cảm, đã đẩy lùi nhiều đợt tấn công của quân đội Mỹ. Đến gần sáng mồng 3 tết, chỉ còn lại 7 người bị thương và bị bao vây. Còn quả lựu đạn cuối cùng, họ quyết định cảm tử... nhưng rút chốt ra, lựu đạn không nổ nên đã bị bắt. 2 giờ 30 phút sáng ngày 2 tết, 17 chiến sĩ đội biệt động thành số 11 của QGP đánh vào Tòa đại sứ Mỹ - Quân Mỹ đến cứu viện: đổ bộ lính Sư đoàn dù 101xuống sân thượng Tòa đại sứ, đã giải tỏa sau sáu giờ giao tranh. 17 người trong đội biệt động thì 16 người bị tử trận, 1 bị thương và bị bắt. Quân Mỹ cũng bị thiệt hại nặng: 5 lính chết tại chỗ, 17 chết tại quân y viện và 124 bị thương. 3h sáng ngày 2 tết, đặc công QGP đánh vào Đài phát thanh. Quân Mỹ dùng cả trực thăng vũ trang, xe tăng yểm trợ phản kích. Tiểu đoàn 1 lính dù của QLVNCH nhảy dù xuống giải tỏa. Sau ba ngày chiến đấu quyết liệt, những chiến sĩ biệt động còn sống sót quyết định bằng biện pháp cảm tử, dùng bộc phá phá hỏng một góc đài phát thanh. Lực lượng biệt động thương vong gần hết, chỉ còn 2 nữ phục vụ viên bị bắt. Đấy là ba vị trí quan trọng. Mặc dù các chiến sĩ QGP chiến đấu rất dũng cảm, song do chiến đấu đơn độc, các lực lượng tăng cường không đến được theo kế hoạch – Chỉ chiếm được Đài phát thanh, Tòa đại sứ trong thời gian ngắn, các mục tiêu khác không vào được bên trong. Trong số 88 chiến sĩ biệt động tham chiến đánh vào 6 mục tiêu chủ yếu, đã có 56 người tử trận và 10 người bị bắt. Lực lượng vũ trang những huyện ngoại thành, không tăng viện được cho nội thành Sài Gòn. Bộ đội chủ lực không tiến vào được nội đô. Đặc công, biệt động và các đơn vị mũi nhọn tác chiến bên trong trở thành đơn độc. Lực lượng bị tiêu hao tới 80%, có đơn vị hy sinh đến người cuối cùng, tổn thất nặng nề. Sau đó các đơn vị của QGP chiến đấu trong nội thành đã được lệnh rút ra vùng ven củng cố. Cuộc Tổng tiến công ở trọng điểm Sài Gòn Chợ lớn giảm dần và kết thúc. MẶT TRẬN QUẢNG TRỊ 4 giờ 20 phút sáng ngày 2 tết, hai trung đoàn 812 và 814 của cộng sản Bắc Việt đồng loạt nổ súng tấn công thành phố Quảng Trị. Tiểu đoàn K4 thuộc E812 chia làm hai mũi tiến vào phía nam thành phố, để tấn chiếm làng Trí Bưu. Tiểu đoàn K8 – E812 tấn công mặt tây bắc, nhằm vào các đơn vị bộ binh QLVNCH và địa phương quân, để chiếm lĩnh phần phía bắc Quảng Trị. Tiểu đoàn K6 – E812 đánh mặt phía đông nam dọc Quốc lộ 1 và đường xe lửa, nhằm tấn chiếm khu nhà thờ La Vang. Tiểu đoàn K5 – E812 chia làm hai thành phần trù bị, ém quân tại phía đông nam thành phố. Trung đoàn 814 tiếp ứng cho E812 chuẩn bị tấn công vòng thứ nhì, bằng các chiến xa từ phía tây bắc, để tiến đến đánh chiếm hoàn toàn thành phố... đồng thời ngăn chặn viện binh của QLVNCH tái chiếm lại các thị trấn, khi đã bị quân cộng sản Bắc Việt chiếm giữ. Các đại đội của Tiểu đoàn 9 QLVNCH nhảy dù chống trả quyết liệt, ở cả ba mặt đông, nam và phía bắc thành phố Quảng Trị. Phía trong thành Đinh Công Tráng, các đơn vị bộ binh QLVNCH, địa phương quân và cảnh sát cũng giao tranh quyết liệt với QGP. Về phía Mỹ: - Hai đại đội của Sư đoàn 12 không kỵ đụng độ với Tiểu đoàn K4 – E812 Bắc Việt ở nam thành phố. - Tiểu đoàn 1 Sư đoàn 5 không kỵ cùng với trực thăng vận, đánh nhau với K6 – E812 ở đông thành phố. - Tiểu đoàn 9 quân nhảy dù Mỹ cùng với Trung đoàn 1 lính QLVNCH, tổ chức hàng loạt các cuộc phản công theo hướng đông và đông nam thành phố. Không quân Mỹ oanh tạc trung đoàn 814 QGP đang đóng ở làng Trí Bưu, hợp lực với Trung đoàn 1 QLVNCH tấn công chiếm lại làng lúc 13 giờ 30 cùng ngày. Bị tổn thất nặng nề, E814 phải rút khỏi làng Trí Bưu ngay đêm đó. Vào lúc xế trưa ngày 2 tết, một tiểu đoàn của Trung đoàn 1 QLVNCH có thiết giáp yểm trợ, đánh nhau với K6-E812 QGP trong khu nghĩa địa thành phố - K6 bị áp lực lớn phải tháo lui về hướng đông nam thành phố. Số chiến sĩ bị tử trận và thương vong nhiều. Đêm mồng 2 tết, cả hai trung đoàn quân Bắc Việt buộc phải rút khỏi thành phố. Mồng 3 tết, QLVNCH sử dụng Trung đoàn 9 để phòng thủ thành phố Quảng Trị đã tái chiếm lại. Thành phố khá yên tĩnh. Trong mười ngày sau đó, Sư đoàn 502 bộ binh QLVNCH cùng với lính nhảy dù Mỹ, có trực thăng yểm trợ... mở rộng vòng cung truy lùng những đơn vị QGP còn lại trong thành phố. Một số cuộc đụng độ đã xẩy ra, như: - Ngày 2.2.1968 dương lịch, Tiểu đoàn 1 Sư 12 không kỵ Mỹ đánh nhau với một đại đội QGP, cách hướng đông thành phố 6 cây số. - Này 4.2.1968, Tiểu đoàn 1 Sư 501 bộ binh QLVNCH đụng độ với K5 và D10 đặc công QGP tại quận Hải Lăng, cách thành phố Quảng Trị 8 km về hướng đông nam. Cuộc chiến nổ ra không kém phần dữ dội, cả hai bên đều tổn thất nhiều. Vào cuối tuần thứ nhất của tháng hai, thành phố Quảng Trị đã qua vòng nguy biến. Các cuộc giao tranh lắng xuống, trừ vài vụ quân cộng sản dùng súng cối và hỏa tiễn bắn vào bãi đáp của Lữ đoàn 1 QLVNCH. Tuy vậy, tình hình an ninh của thành phố Quảng Trị trong suốt tháng hai vẫn rất yếu. Quân hai trung đoàn 812 – 814 Bắc Việt vẫn rải rác đâu đó, nhất là các vùng ở nông thôn, lính của VNCH chưa kiểm soát nổi. Theo con số thống kê của Chính phủ VNCH: Từ sáng 31.1 (tức ngày 2 tết) đến 6.2.1968 – phía QGP bị chết khoảng 914 quân và 86 chiến sĩ bị bắt. Số thương binh rất lớn, tiêu hao nhiều súng đạn... đến mức E812 phải hoàn toàn né tránh các cuộc đụng độ sau đó. Sau 24 giờ, giai đoạn khốc liệt nhất ở mặt trận Quảng Trị kết thúc. Về nhiều phương diện: Bắc Việt có phần bị bất ngờ trước sự phản kháng quyết liệt của Lữ đoàn 1 QLVNCH, Tiểu đoàn 9 quân nhảy dù và "trực thăng săn mồi" từ trên không của Mỹ. Thành phố Quảng Trị tan hoang, cả hai bên đều tổn thất nặng nề. MẶT TRẬN HUẾ Thành phố Huế có diện tích 380km2 với dân số năm đó khoảng 209.043 người. Huế có ba quận: Hữu Ngạn, Tả Ngạn và Thành Nội. Theo một tài liệu, thấy ghi: Huế là cố đô của Nhà Nguyễn (1802-1945), bao gồm những công trình kiến trúc lịch sử như cung điện, lăng tầm của các tiên vương Nhà Nguyễn. Kinh thành Huế do vua Gia Long khởi công xây cất từ năm 1805, mãi tới năm 1838 đời vua Minh Mạng mới xong. Đây là một tòa thành hình vuông, mỗi cạnh 2.223m, bề cao 6,60m, chân thành có hào sâu 4m. Phía đông nam bên bờ sông Hương, nhìn về phía trước là núi Ngự Bình. Ngoại thành, hướng bắc có đài Mang Cá. Ngoài ra còn có mười cửa chính với những vọng lầu cao ngất, để ra vào tòa thành. Được kiến trúc độc đáo, từ kiểu cách của Pháp cho tới nghệ thuật Á Đông. Biểu hiện nét hoành tráng, lộng lẫy, nhưng không kém phần mơ mộng, trang đài. Từ vách thành, vọng lầu, cửa Ngọ Môn cho tới đền đài, cung các… được chạm trổ, điêu khắc hài hòa với cảnh trí thiên nhiên tuyệt diệu. Tháng 12.1993, Huế được tổ chức UNESCO của Liên Hợp Quốc công nhận là di sản văn hóa nhân loại, cần được bảo tồn. Trong đợt Tổng công kích xuân Mậu Thân, Huế bị tàn phá nặng nề, sau này đã được tôn phục lại. ….. Huế là một trong ba chiến trường chính của cuộc Tổng tiến công, cũng là thành phố lớn thứ ba miền Nam, sau Sài Gòn và Đà Nẵng. Lực lượng Mỹ và QLVNCH ở đây khá mạnh, khoảng 25.000 đến 30.000 quân, nòng cốt là Sư đoàn 1 bộ binh. Lúc 2h33 phút sáng ngày 2 tết, pháo binh QGP đồng loạt bắn vào các mục tiêu, như: Khu Tam Giác, khu Phan Sào Nam, Phú Bài, Đông Toàn, Đông Ba, Bộ tư lệnh Sư đoàn 1 bộ binh QLVNCH, Ban chỉ huy tiểu khu, trung tâm huấn luyện Đống Đa và Thiết đoàn 7 kỵ binh ở An Cựu…để mở màn cho cuộc tiến công vào cố đô Huế. Sau loạt pháo, QGP trên hai hướng cùng đánh vào bốn mươi mục tiêu trong và ngoài thành Huế. Cánh thứ nhất: Đoàn 6 gồm các tiểu đoàn đặc công K1, K2, K6 và K12 từ phía bắc tả ngạn sông Hương, đánh vào đồn Mang Cá, phi trường Tây Lộc và Đại Nội. Cánh thứ hai: Đoàn 5 gồm các tiểu đoàn K4A, K4B, K10 và K21 từ nam hữu ngạn sông Hương, tấn công vào các cơ sở hành chính ở phía đó. Cùng với Đoàn 9 gồm hai tiểu đoàn 416, 418 từ Đồng Xuyên, Mỹ Xá dọc theo La Vân Thượng chiếm cửa Đông Ba. Một đoàn khác mang tên Đường 12 từ Phú Thứ, Đập Đá qua cầu Trường Tiền chiếm cửa Thương Tứ. Các trận đánh ác liệt kéo dài, thương vong mỗi lúc một tăng. Đến 11h trưa thì bộ phận QGP đánh vào Mang Cá – nơi đóng quân của Sư đoàn 1 bộ binh QLVNCH, buộc phải rút ra. Lực lượng QGP đánh vào phi trường Tây Lộc, phá hủy 20 máy bay và một số xe quân sự của QLVNCH. 2h40 phút sáng 2 tết, cánh QGP đánh vào khu Đại Nội: - Lúc 4h30 chiếm được khu Cột Cờ. - 5h sáng chiếm toàn bộ khu Đại Nội: diệt 1 đại đội thám báo và 130 cảnh sát VNCH. - 8h sáng ngày 2 tết, lá cờ Mặt trận Giải phóng miền Nam được kéo lên cột cờ, báo hiệu quân cánh mạng đã làm chủ trung tâm thành phố Huế. Phần lớn thành phố với 90% dân chúng, hoàn toàn nằm trong vùng QGP kiểm soát. Nói chung trong những ngày đầu tiến công và nổi dậy ở Huế, QGP đã chiếm được nhiều mục tiêu chủ yếu, phát động quần chúng nổi dậy và giành được chính quyền ở nhiều nơi. Mặt trận Liên minh Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình thành phố đã ra đời. Tiếp đó, Ủy ban Nhân dân cách mạng Thừa Thiên Huế được thành lập. Như Hãng thông tin Pháp AFP ngày 7.2.1968 đã bình luận: “Sau một đêm đánh nhau, Việt Cộng đã kiểm soát được 90% dân chúng thành phố Huế. Ngay sáng hôm sau, bộ máy hoạt động và cổ động chính trị của Mặt trận Dân tộc giải phóng đã bắt tay vào làm việc…”. Còn Hãng thông tin Anh Roitơ, cũng ngày 7.2.1968 thì viết: “Sau 5 ngày đánh nhau ác liệt giành giật từng ngôi nhà, quân Việt Cộng đã chiếm hơn nửa thành phố Huế, còn quân VNCH và đồng minh Mỹ tiến dần từng bước vất vả. Các nhà quân sự ở đây cảm thấy rằng, quân Việt Cộng chứng tỏ là họ có thể ra vào Huế bất cứ khi nào họ muốn.”. Ngày 8.2.1968, quân Mỹ bắt đầu phản kích dữ dội. Mỹ huy động cả lực lượng tổng dự bị từ Sài Gòn ra: như Chiến đoàn A Thủy quân lục chiến. Ngày 11.2, Tiểu đoàn 1 Trung đoàn 5 Thủy quân lục chiến Mỹ cũng được tăng cường, đưa quân số ở đây lên đến 16 tiểu đoàn. Từ 9.2 đến 12.2, QGP phải liên tục chống phản kích, không thể tiếp tục tiến công mà buộc chuyển sang phòng ngự. Quân Mỹ đồng loạt phản kích trên bốn cổng thành: Cửa Chánh Tây, Cửa Hữu, Cửa Thương Tứ, Cửa Đông Ba và phản kích từ Quốc lộ 1 vào An Hòa. Ngày 16 và 17.2, quân Mỹ đánh dữ dội và chiếm lại được Đông Ba. Ngày 18.2, quân Mỹ chiếm lại được Cổng Thủy Quan, uy hiếp Cửa Hữu, Cửa An Hòa và Cửa Thương Tứ. Tình hình QGP lúc này xấu đi rõ rệt. Mỹ tăng cường cho khu Mang Cá và Đông Ba một tiểu đoàn Thủy quân lục chiến, kết hợp cùng lực lượng quân ở bên ngoài, bao vây tiêu diệt QGP đang chiếm giữ phần còn lại ở tả ngạn thành phố. Chính trong thời điểm đó, Mỹ ồ ạt tăng quân đến 23 tiểu đoàn: - 11 tiểu đoàn trong thành phố. - 12 tiểu đoàn ở vòng ngoài. Ngoài ra cả máy bay B52 cũng được trưng dụng ném bom rải thảm, để nhanh chóng đánh bật QGP giải tỏa thành phố Huế. Trước sức ép của quân Mỹ và tránh bị bao vây – Ngày 22.2.1968, Khu ủy Trị Thiên và Ban chỉ huy Mặt trận Huế quyết định, rút toàn bộ ra ngoài thành phố. Sau 26 ngày đêm chiến sự, về phía Mỹ và Chính phủ VNCH thương vong trên 4.400 quân. QGP cũng thương vong hơn 4.000 người. Tuy tổn thất lớn và phải rút, song việc giữ được thành phố 26 ngày – QGP Huế đã tạo nên một chiến tích lớn, giữ được thành phố lâu nhất so với các thành phố khác. Góp phần quan trọng vào thắng lợi chung về mặt chính trị của cuộc Tổng công kích Mậu Thân 1968 toàn miền. Theo thống kê: sau 26 ngày chiến sự 40% thành phố bị phá hủy, 116.000 người mất nhà ở. Trong số 17.134 ngôi nhà tại Huế thì có 9.776 ngôi bị phá hủy hoàn toàn, 3.169 ngôi bị hư hỏng nặng. Theo một học giả Mỹ Gareth Porter: ước lượng ban đầu số dân thường thiệt mạng do giao tranh và bom pháo là 3.776 người, trên tổng số dân bị thương, chết hoặc mất tích là 6.700 người. CÁC MỒ CHÔN TẬP THỂ Tại thành phố Huế và khu Thừa Thiên, người ta tìm thấy 22 địa điểm các mồ chôn tập thể, đếm được 2.326 sọ người. Sau tết, các gia đình kê khai có người chết và mất tích với chính quyền VNCH, lên đến 4.000 gia đình. Theo số liệu của Chính phủ VNCH đã đưa ra danh sách 4.062 nạn nhân bị giết hoặc bị bắt cóc. Nhưng theo con số của Cục tâm lý chiến, cơ quan thông tin Hoa Kỳ 1970, tổng kết số người chết và mất tích ở Huế như sau: - Dân sự 7.600 người. - Trong những ngôi mộ tập thể tìm thấy đợt đầu 1968 là 1.173 nạn nhân. Vấn đề thảm sát dân thường trong xuân Mậu Thân ở Huế, cho đến nay tài liệu cả phía cộng sản Việt Nam và Mỹ vẫn qui trách nhiệm cho nhau về nguyên nhân và tính xác thực, do các bên công bố còn sai lệch nhau - Nhất là sự kiện 22 hố chôn tập thể với con số khoảng ngót 3.000 thi thể các nạn nhân đã được đào lên? Cộng sản thì nói rằng : Để tái chiếm lại Huế, Mỹ đã dùng pháo hạm, máy bay ném bom bắn phá suốt ngày đêm. Thậm chí dùng cả B52 trải thảm vào thành phố. Sử dụng các loại vũ khí sát thương hàng loạt, như pháo không giật 107mm, bắn đạn tổ ong (mỗi viên khi nổ sẽ văng ra 5 vạn mảnh như cơn mưa đinh), bom napan, đạn pháo tăng, súng phun lửa… Những vũ khí này đã giết hại rất nhiều dân thường. Chính bản thân Tổng thống Thiệu, cho phép dùng bất kỳ phương tiện nào cần thiết để lấy lại bằng được thành phố Huế. Thiệt hại gây ra cho Hoàng Thành – Sau Tổng công kích Mậu Thân, Huế bị tàn phá tới 80% nhà cửa, Thành Nội với chiều dài 2,5km kể như hoàn toàn bị tàn phá. Cửa Ngọ Môn cùng nhiều công trình trong Hoàng Thành hư hại nặng nề. Sau này, mãi tới cuối thập niên 1970 mới được trùng tu sửa chữa lại. KHÁI QUÁT MẶT TRẬN MẬU THÂN Ở HUẾ Để chuẩn bị chiến dịch đánh Huế, Quân khu đã đề nghị Bộ quốc phòng tăng cường, nên trước ngày Tổng công kích lực lượng QGP ở Huế đã có: 4 trung đoàn bộ binh, 4 tiểu đoàn đặc công, 2 tiểu đoàn pháo mặt đất, 1 tiểu đoàn pháo cao xạ phòng không, 1 tiểu đoàn xe tăng, 1 tiểu đoàn thông tin, 15 đội biệt động thành và một số đơn vị phục vụ khác. Đây là trận chiến ác liệt nhất trong đợt 1 Tổng công kích Mậu Thân của toàn miền - Dù QGP đã bị đánh bật khỏi Huế, song nó đã đem đến sự đổ vỡ về mặt tâm lý và chính trị lớn nhất cho Hoa Kỳ. Ngày 23.2.1968, QGP rút khỏi Huế… thì cuối ngày 24.2.1968, quân đội Mỹ và QLVNCH tái kiểm soát lại các khu vực nội thành. Theo tài liệu của QGP ghi nhận: Sau 26 ngày đêm, họ đã tiêu diệt , bắt sống, bức hàng và làm tan rã 25.000 tên địch. Bắn rơi và phá hỏng hơn 200 máy bay, bắn cháy 41 tầu chiến, phá hủy 533 xe quân sự, giải phóng 210.000 dân, 20 xã, 271 thôn – trong đó thành lập chính quyền ở 200 thôn. MẶT TRẬN KHE SANH Căn cứ Khe Sanh tọa lạc trên một trảng cao của ngọn núi cao nhất vùng Đông Trị trong dãy Trường Sơn. Phía bắc và tây bắc có bốn ngọn đồi án ngữ là: 881 Bắc – 881 Nam – 861 – 558. Khe Sanh gần biên giới Lào Việt trên đường số 9 chạy theo hướng đông tây, nối liền Đông Hà thuộc tỉnh Quảng Trị, ngang qua Cam Lộ, Cà Lu, xuyên qua biên giới Lào Việt tới tận Savanakhet bên Lào. Trong cuộc chiến Việt Nam, đường số 9 là trục chiến lược quan trọng được cộng quân sử dụng để vận chuyển người, vũ khí từ bên Lào vào các tỉnh cực bắc. Đường số 9 tuy chỉ là một đường giao thông nhỏ nhưng lại là một chiến trường quan trọng, nơi đã xẩy ra nhiều trận đánh lớn. Lý do, vì con đường này dẫn sang Lào rồi giao tiếp với đường mòn Hồ Chí Minh. Nơi quân Bắc Việt đưa người và vũ khí vào Quảng Trị, Thừa Thiên, Tây Nguyên và miền Nam. Nơi các đại đoàn chính qui cộng sản Bắc Việt , từ vùng bắc vĩ tuyến 17 qua biên giới Việt Lào vào chiến trường Nam Bộ. Về dân cư: vì là vùng rừng núi hoang dã, khí hậu khắc nghiệt nên Khe Sanh chỉ có vài ngàn người Việt cư ngụ - Đa số là thân nhân các gia đình quan chức, binh sĩ VNCH hoặc gia đình nhân viên những cơ quan hành chính làm việc tại đó. Còn chủ yếu là các dân tộc thiểu số Lào , chừng 50.000 người sống rải rác trên các đồi, núi dọc biên giới Lào. Qui tụ đông nhất ở hai làng: Khe Sanh và làng Vây dọc đường số 9, như các sắc tộc Bru, Rhađê, Hrê… Giống người Bru thuộc chủng loại Mã Lai – Polynesia. Căn cứ Khe Sanh là một vị trí trọng yếu nhất, để ngăn chặn quân Bắc Việt xâm nhập vào chiến trường miền Nam. Căn cứ nằm cách biên giới Lào Việt chừng 14km về hướng cực tây, quận Hương Hóa, tỉnh Quảng Trị. Đóng trên một vị trí cao thuộc ngọn Đông Tre hùng dũng nhất trong vùng. Có phụ lưu của sông Thạch Hãn là Rao Quan chảy qua. Vùng này chẳng khác nào một lòng chảo được bao bọc bởi đồi 881 Bắc , 861, 558 và 881 Nam: kiểm soát các trục lộ quan trọng tới căn cứ và sân bay Khe Sanh. Tất cả các ngọn đồi trên mọc đầy tre nứa và cây cối. Đây là nơi tranh giành đẫm máu nhất suốt thời gian chiến sự giữa quân Mỹ và quân Bắc Việt. Tóm lại, căn cứ Khe Sanh được coi như một bàn đạp, để bộ binh và pháo binh Hoa Kỳ đánh phá, ngăn chặn trực tiếp quân của cộng sản Bắc Việt trên đường mòn Hồ Chí Minh. Theo như báo chí của Bắc Việt đã phân tích sau này, Bộ chính trị của Chính phủ Hà Nội quyết định mở chiến dịch tấn công Khe Sanh xuân 1968 với qui mô lớn, trước mười ngày khi nổ ra cuộc tổng công kích của toàn miền – Nhằm thu hút lực lượng chủ lực của Mỹ và QLVNCH ra khu vực Đường 9 để vây hãm, tiêu hao, tạo thế thuận lợi cho QGP đánh vào các đô thị lớn: đặc biệt là ở Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng, Quảng Trị… Cũng theo thông báo của Chính phủ Hà Nội, lực lượng QGP tham gia chiến dịch Khe Sanh gồm: - 4 sư đoàn bộ binh F304, 320, 325, 324 và 2 trung đoàn E27, 270. - 2 tiểu đoàn biệt động địa phương của tỉnh Quảng Trị. - Các trung đoàn pháo binh E45, 84, 164, 204, 675. - Các trung đoàn pháo cao xạ phòng không E128, 282, 241. - 1 tiểu đoàn và 5 đại đội đặc công. - 1 tiểu đoàn xe tăng PT-76 - 1 tiểu đoàn thông tin. - 1 tiểu đoàn trinh sát. - 1 tiểu đoàn hóa học. - 1 trung đoàn và 2 tiểu đoàn công binh. - 1 đại đội súng phun lửa. Cùng bộ đội địa phương các vùng Cam Lộ, Do Linh, Hương Hóa thuộc tỉnh Quảng Trị. Giữa chiến dịch, Bộ tư lệnh mặt trận đã điều F325 và phần lớn F324 sang chiến trường khác, đưa F308 và E246 vào thay thế. Cũng theo thông báo từ phía Bắc Việt: Lực lượng Mỹ và QLVNCH tham chiến có khoảng 45.000 quân – Trong đó là 28.000 quân Mỹ, gồm 3 trung đoàn tăng cường lính thủy đánh bộ, 9 tiểu đoàn pháo binh, 3 tiểu đoàn và 1 đại đội cơ giới, 1 tiểu đoàn quân phái hữu Lào. Không kể lực lượng không quân Hoa Kỳ và pháo binh từ các vùng xung quanh bắn đến, cũng như các đơn vị phục vụ tham gia trợ chiến. Trận chiến Khe Sanh bắt đầu ngày 20.1.1968 và kết thúc ngày 8.4.1968 - Sau 77 ngày bị QGP tiến đánh và vây hãm, Mỹ và QLVNCH mới giải tỏa được. Trong khi cuộc Tổng công kích trên toàn chiến trường miền Nam, chỉ có thể kéo dài 26 ngày: Mở màn chính là đêm giao thừa Mậu Thân, tức là lúc 2h sáng ngày 31.1.1968 dương lịch – Mặt trận Huế kéo dài nhất là tới cuối ngày 24.2.1968, quân đội Hoa Kỳ mới hoàn toàn tái kiểm soát được nội thành Huế. Vào năm 1968, người Mỹ tin rằng: QGP thực hiện một trận quyết chiến chiến lược Khe Sanh, như một Điên Biên Phủ nữa. Nhưng về phía Cộng sản Bắc Việt, thực ra chỉ là một đòn nghi binh – Họ thực hiện một "Điện Biên Phủ giả vờ" để lừa đối phương, ghìm chặt Mỹ ở chiến trường miền núi, tạo điều kiện cho cuộc tổng công kích toàn miền... với mục tiêu lớn nhất của họ là, các thành phố và thị xã. Nửa đêm 20.1.1968, chiến dịch Khe Sanh chính thức mở màn, bằng trận đánh đầu tiên quyết liệt tại đồi 881 Nam. Đến 5h30 sáng 21/1, pháo bình QGP đồng loạt bắn vào căn cứ Khe Sanh. Ngày thứ hai, kho đạn chính của quân đội Mỹ với sức chứa 1.500 tấn đạn pháo bị phá hủy hoàn toàn. Nhầ báo, Sử gia Mỹ Stanley Karnow kể: "Tổng thống Lyndon Johnson và Washington đã nghĩ rằng, Khe Sanh là một Điên Biên Phủ nữa, và họ đã làm sa bàn Khe Sanh ở Washington. Thậm chí họ còn yêu cầu tướng Westmoreland – Tư lệnh Bộ chỉ huy cố vấn quân sự Mỹ tại miền Nam lúc đó, phải ký giấy cam đoan không được để mất Khe Sanh, vì đó là danh dự của nước Mỹ". Trong vũ lực bảo vệ Khe Sanh bằng mọi giá, Mỹ đã thực hiện chiến dịch Niagara II, ném rải thảm với hơn 100.000 tấn bom, cầy nát 32 km2 chiến trường mức độ ác liệt và tàn khốc chưa từng có. Ngày 22.1.1968, Tiểu đoàn 1/9 Thủy quân lục chiến Mỹ được trực thăng vận đến chi viện. Ngày 25/1, Thiếu tướng J.J.Tolson – Tư lệnh Sư đoàn 1 Mỹ, tổ chức một cuộc hành quân giải tỏa Khe Sanh. Ngày 27/1, Tiểu đoàn 37 Biệt động quân VNCH được không vận đến tăng viện, hợp thành 5 tiểu đoàn phòng thủ căn cứ. Về phía Mặt trận giải phóng – Khi đó có tin F325 đang ở phía bắc đồi 881 Bắc, F304 từ Lào hành quân vào chiến trường, có mặt tại tây nam Khe Sanh. Một trung đoàn của F324 cũng có mặt tại khu phi quân sự, cách Khe Sanh chừng 24km. F320 đang ở phía bắc căn cứ Rockpile để tiếp ứng cho mặt trận. Hai trung đoàn 68 và 164 cũng được tăng cường đến. Từ ngày 5/2, Cộng quân liên tục pháo kích, tấn công bằng bộ binh và bao vây quanh vòng đai Khe Sanh. Ngày 7/2, với sự yểm trợ của 10 chiến xa PT-76 do Liên Xô chế tạo, quân Bắc Việt tấn công mạnh vào làng Vây, nằm sát biên giới Lào ngoài Khe Sanh. Ngày 9/2, một tiểu đoàn quân Bắc Việt thuộc E101, F325 tấn công đồi 64 do thủy quân lục chiến Mỹ trấn giữ. Trong ba tiếng đồng hồ máu lửa cả hai bên đều tổn thất nặng nề, nhiều binh sĩ thương vong không còn khả năng chiến đấu, nhất là cộng sản Bắc Việt – Bởi vậy sau trận đánh đồi 64, cộng quân phải tạm ngừng các trận chiến để bổ xung quân số. Chiến trường lắng dịu trong hai tuần. Ngày 21.2.1968, QGP lại tiếp tục tấn công vào Tiểu đoàn 37 Biệt động quân. Quân của VNCH cố thủ và đánh trả quyết liệt, đợt tấn công của cộng quân bị bẻ gẫy. Ngày 23/2, QGP tập trung pháo binh để mở đợt tấn công lớn: 1.300 quả đạn pháo đủ loại nã vào Khe Sanh tám tiếng đồng hồ liền, nhiều quân Hoa Kỳ bị tử trận và làm nổ tung một kho dự trữ đạn của Mỹ nữa. Lúc 4h30 phút chiều tối ngày 29/2, Tiểu đoàn F304 Bắc Việt đánh thẳng vào mặt Đông của Khe Sanh – Nơi chiếm đóng của Tiểu đoàn 37 Biệt động quân. Quân VNCH chống trả quyết liệt, đã đánh lui cả ba lần xung phong của cộng quân, nhiều chiến sĩ QGP bị thương và tử trận. Mỹ tập trung giải cứu Khe Sanh – Tướng Westmoreland đã chấp thuận kế hoạch giải vây Khe Sanh, với cuộc hành quân Lam Sơn 207A, dưới quyền chỉ huy của Thiếu tướng J.J.Tolson. Lực lượng tham gia hành quân gồm có: - 3 lữ doàn quân đồng minh Hoa Kỳ. - Trung đoàn 1 và 26 Thủy quân lục chiến. - Cùng 3 tiểu đoàn của Lữ đoàn 3 nhảy dù QLVNCH. Bộ tư lệnh hành quân đóng tại căn cứ Stad gần Cà Lu. Quân số tham chiến lên đến khoảng 20.000 quân, với sự yểm trợ của 300 trực thăng và 148 khẩu pháo các loại. Ngày 25.3.1968, Thiết đoàn 1/9 Hoa Kỳ dùng trực thăng rà sát dọc theo Quốc lộ 9, hướng về phía Khe Sanh nhằm tìm và tiêu diệt các ổ phòng không của Bắc Việt. Sáng ngày 30/3, Sư đoàn 3 Thủy quân lục chiến Mỹ kết hợp với Sư đoàn 1 bộ binh QLVNCH, hành quân tại vùng Côn Thiện và Do Linh. Cuộc hành quân này chỉ chạm trán với cộng quân bằng những cuộc bắn súng lẻ tẻ. Ngày 1/4, cuộc hành quân chính thức được khai triển: Lữ đoàn 3 Mỹ đổ quân xuống bãi đáp phía trước Khe Sanh khoảng năm dặm. Ngày 2/4, Lữ đoàn 1 và 2 Mỹ liên tiếp trong hai ngày đổ bộ xuống phía nam Khe Sanh và Quốc lộ 9. Ngày 4/4, các Tiểu đoàn 3,6 và 8 thuộc Lữ đoàn 3 QLVNCH được thả xuống khu vực phía tây và tây nam Khe Sanh. Các trận chiến xẩy ra ác liệt, cả hai bên đều thương vong và tử trận nhiều. Ngày 6/4, lực lượng hành quân Lam Sơn 207A từ bên ngoài Khe Sanh vào, bắt tay được với lực lượng Thủy quân lục chiến bên trong căn cứ tại đồi 471. Mỹ và QLVNCH bắt đầu thực hiện cuộc càn quét để đẩy lui quân Bắc Việt, từ đồi 552 đến đồi 681. Trận chiến mất tiếp hai ngày dữ dội. Nhờ có tiếp viện từ ngoài, lính thủy quân lục chiến bên trong căn cứ được đẩy cao khí thế, phản công quyết liệt. Cộng quân bị kẹp giữa hai làn đạn trong và ngoài, tiến thoái đều khó khăn. Mỹ và QLVNCH lại được hỗ trợ bằng pháo kích mãnh liệt, máy bay ném bom – Cộng quân tổn thất nặng nề và bị chết nhiều. Ngày 8.4.1968, sau 77 ngày bị vây hãm... căn cứ Khe Sanh đã được giả tỏa. Cuộc hành quân Lam Sơn 207A của Mỹ chính thức kết thúc vào ngày 15.4.1968. Có con số thống kê nói: Sau 77 ngày của chiến dịch Khe Sanh, QGP thương vong từ 10.000 đến 13.000 chiến sĩ, cùng với sự tổn thất lớn về súng đạn và các phương tiện chiến tranh khác. Theo một thông báo từ phía cộng sản Bắc Việt - Trong trận chiến Khe Sanh: 13.000 lính Mỹ và 4.000 quân VNCH bị thương và tử trận, 400 máy bay các loại bị bắn hạ. QGP thu được rất nhiều chiến lợi phẩm. Sau này Tướng Abrams thay thế Tướng Westmoreland làm Tư lệnh các lực lượng Hoa Kỳ và đồng minh tại miền Nam Việt Nam, đã mô tả: - Trong thời gian trận chiến Khe Sanh có khoảng 6.000 Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đóng, là nơi tranh giành đẫm máu giữa quân Mỹ và Bắc Việt. Quân Hoa Kỳ được yểm trợ với nhiều pháo binh và thiết giáp, gồm chiến xa M-48, kể cả thiết vận xa M-113... cộng với sự kiên cố của vòng phòng thủ, có đặt mìn dầy đặc từ trong ra ngoài và máy bay oanh tạc. Đặc biệt trong căn cứ còn được thiết kế, một hệ thống giao thông hào chạy vòng doanh trại. Nói về mức độ ác liệt trong trận chiến Khe Sanh, theo một con số ở phía Bắc Việt: - Chỉ tính riêng từ 20/1 đến 31.3.1968, Mỹ đã sử dụng đến 24.000 lần chiếc máy bay chiến thuật, 2.700 lần chiếc "pháo đài bay" B-52. Các trận địa pháo bắn tới 150.000 quả, tạo ra những trận bão lửa khốc liệt. Ở Washington, Tổng thống Mỹ theo dõi chặt ché tình hình chiến sự Khe Sanh. Giôn Sơn bắt Bộ tham mưu liên quân Mỹ phải ký "Quyết tâm thủ bằng máu", giữ Khe Sanh trong bất kì tình huống nào. MẶT TRẬN TÂY NGUYÊN Cuối tháng 12.1967, nhận được chỉ thị từ Bộ chính trị và Quân ủy Trung ương ở Hà Nội gửi vào – Bộ tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên của QGP đã mở hội nghị liên tịch ba tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc để bàn bạc cách phối hợp hoạt động giữa bộ đội chủ lực và quân địa phương. Chuẩn bị cho cuộc Tổng công kích xuân Mậu Thân 1968, mục tiêu chính được xác định là ba thị xã: Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắc Lắc), Pleiku (tỉnh Gia Lai) và Kon Tum. Bộ tư lệnh Mặt trận nhanh chóng bổ xung thêm cho mỗi thị xã đủ 1 tiểu đoàn đặc công, 1 đại đội hỏa lực hỗn hợp. Tăng cường cho Buôn Ma Thuột 2 tiểu đoàn bộ binh, Pleiku 1 tiểu đoàn, đưa sang thị trấn Tân Cảnh (Kon Tum) 1 tiểu đoàn. Củng cố và mở rộng các tuyến ở hành lang Đông Tây. Lúc này ở Kon Tum đã có E24, Gia Lai E95, Đắc Lắc E33 và Sư đoàn 1 (gồm ba trung đoàn 66, 174 và 320). Ngoài ra, còn một lực lượng cổ động của mặt trận được tập trung trên hướng Pleicần, để đón lõng quân Mỹ ra phản kích và sẵn sàng đánh sang Đắc Tô - Tân Cảnh. Khi cuộc Tổng công kích Mậu Thân toàn miền bùng nổ, thì quân chủ lực cùng quân địa phương và dân Tây Nguyên , cũng đồng loạt nổ súng đánh vào hầu hết những cơ quan đầu não, các căn cứ quan trọng của Mỹ và QLVNCH ở khắp ba tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc. Theo tư liệu phía cộng sản Bắc Việt - Thí dụ như ở chiến trường Gia Lai: Đúng 0 giờ 55 phút đêm giao thừa, QGP chủ lực và quân địa phương, đồng loạt tấn công các mục tiêu chủ yếu của Mỹ và VNCH trong và ngoài thị xã Pleiku. Đại đội 10 đặc công chia làm hai mũi: - Một mũi đánh vào khu biệt động quân, diệt gọn ban chỉ huy với 200 lính (vừa Mỹ và QLVNCH), bắn cháy 35 xe quân sự, phá hủy 1 trận địa pháo 21 khẩu, đốt cháy gần 1.000 tấn đạn và hàng vạn lít xăng dầu. - Mũi thứ hai đánh vào trung tâm thị xã, diệt lực lượng cảnh sát, bảo an, phá nhà lao giải phóng 2.000 người đang bị Chính phủ VNCH giam giữ. Còn đội 21 đặc công của mặt trận – Đánh chiếm khu tỉnh đoàn, bảo an, tòa hành chính, khu cảnh sát. Phối hợp với các đội vũ trang Pleiku diệt 2 đại đội bảo an, phá hủy 10 xe M-113, bắn rơi 2 máy bay trực thăng. Tiểu đoàn 408 đặc công quân chủ lực (gồm các đại đội 60,70,80), đánh vào sân bay Arêa, cơ quan Quân đoàn 2 của VNCH, phá hủy 45 máy bay lên thẳng, 37 xe quân sự. Các trận địa pháo binh quân chủ lực nã pháo dồn dập vào sân bay, Bộ tư lệnh Quân đoàn 2, phá hủy khu ra-đa với 15 máy bay. Trung đoàn 95 chặn diệt đoàn xe lính Mỹ 26 chiếc trên Đường 9, không cho cứu viện Pleiku. Tiểu đoàn 15 của Tỉnh đội Gia Lai đánh chiếm khu vực Thần Phong, Trà Bá. Phối hợp với đặc công quân chủ lực, tấn công căn cứ trung đoàn thiết giáp QLVNCH ở ngã ba Phù Đổng, rồi tiến đánh khu vực Hội Phú. Sau khi đã chiếm các mục tiêu chính trong thị xã, bộ đội chủ lực cùng quân địa phương tiêu diệt các ổ đề kháng của địch ở ngã ba Diệp Kính. Những ngày sau QLVNCH được Mỹ tăng viện, dùng cả không quân, pháo binh, thiết giáp và bộ binh phản công lại QGP rất quyết liệt. Bộ đội chủ lực và quân địa phương Gia Lai, tuy thắng cũng lớn nhưng tổn thất rất nặng nề. Những ngày này, Tỉnh ủy đã huy động được gần 11.000 quần chúng đồng loạt nổi dậy, 11 làng xung quanh Thị xã Pleiku được giải phóng. Ở Kon Tum: 0 giờ 30 phút ngày 30.1.1968 - Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 174, Sư đoàn 1 bộ đội chủ lực cùng lực lượng vũ trang địa phương nổ súng nhanh chóng đánh chiếm Đắc Tô – Tân cảnh… tiêu diệt đồn cảnh sát, phá sập khu đồn Đắc Prông... làm tê liệt hoàn toàn khả năng phản kích của đối phương. Đồng thời quân và dân toàn tỉnh Kon Tum đồng loạt nổi dậy, nổ súng tấn công vào 23 mục tiêu quan trọng của Mỹ và VNCH trong thị xã: như tòa hành chính, ty cảnh sát, tiểu khu và sân bay Kon Tum. Tính riêng Kon Tum trong đợt Tổng công kích xuân Mậu Thân - Từ 30/1 đến 17.2.1968, quân cách mạng đã giải phóng và diệt 1.500 tên (trong đó có 650 lính Mỹ), đánh hỏng 253 xe quân sự, bắn rơi và phá hủy 37 máy bay, đánh phá 5 kho xăng dầu, 3 kho đạn, phá đồng loạt 7 ấp chiến lược và giải phóng nhiều làng xã. Ở Đắc Lắc: QGP đã đánh chiếm được một số mục tiêu quan trọng trong thị xã Buôn Ma Thuột như đài phát thanh, trụ sở Sư đoàn 23 quân Sài Gòn, tòa hành chính, ty cảnh sát, đánh tan hoang Trung đoàn 45 Mỹ và sân bay. Sau đó đánh chiếm khu cư xá Mỹ, khu cơ giới và pháo binh. Cùng với QGP, nhân dân cũng nổi dậy phá ấp chiến lược, diệt ác ôn. Hàng vạn đồng bào Kinh, Thượng từ các ngả kéo vào Thị xã Buôn Ma Thuột, vây chặt các căn cứ QLVNCH và kêu gọi binh lính đầu hàng. Tổng kết cuộc Tổng công kích xuân Mậu Thân Tây Nguyên - Đã làm chủ nhiều ngày Thị trấn Tân Cảnh (Kon Tum), Thị xã Buôn Ma Thuột (Đắc Lắc) và nhiều khu vực ở Thị xã Pleiku (Gia Lai). Tiêu diệt, làm tan rã một lực lượng rất lớn lính Mỹ và VNCH, góp phần đáng kể vào chiến thắng của toàn miền. MẤY NHẬN ĐỊNH CHUNG TOÀN CHIẾN TRƯỜNG Tướng Maxwell D.Taylor – cựu đại sứ Mỹ ở Sài Gòn, sau khi từ chức về làm cố vấn đặc biệt của Tổng thống Johnson, trong hồi ký "Thanh gươm và lưỡi cày" xuất bản tại New York năm 1972, đã thừa nhận: "Ngày 31.1.1968, quân địch (tức Quân giải phóng) tiến công chỉ trong hai ngày họ đã tiến vào 5 thị trấn, 39 tỉnh lỵ và nhiều thành phố". Còn Westmoreland – nguyên Tư lệnh Bộ chỉ huy quân Mỹ ở miền Nam Việt Nam, viết trong quyển "Một quân nhân tường trình", xuất bản ở New York năm 1976: "Việt cộng đã đưa chiến tranh đến các thành phố, các đô thị - Nói chung theo quan điểm thực tế thì chúng ta (Mỹ) phải công nhận, đối phương đã giáng cho Chính phủ Nam Việt Nam một cú đấm nặng nề.". Hãng thông tấn Reuters của Anh ngày 5.2.1968, nói: "Mỹ có đến nửa triệu quân ở miền Nam Việt Nam, đã mất 13 năm và tiêu mỗi ngày 60 triệu đô la, mà vẫn không bảo vệ được một tấc vuông đất nào ở miền Nam Việt Nam cả.". Theo thông cáo của Bộ chỉ huy các lực lượng vũ trang giải phóng ngày 20.12.1968, về những trận đánh trong năm 1968 – Chủ yếu là cuộc Tổng công kích xuân Mậu Thân: Quân và dân miền Nam đã loại khỏi vòng chiến đấu 630.000 tên Mỹ, quân của các nước đồng minh và VNCH. Tiêu diệt và đánh thiệt hại 1 lữ đoàn, 7 trung đoàn – chiến đoàn – tiểu đoàn bộ binh, 18 chi đoàn thiết giáp, phá hủy 13.000 xe quân sự, 1.000 tàu xuồng chiến đấu trên sông, 70 kho đạn, 100 khẩu pháo các loại. Diệt – bức hàng – bức rút 15.000 đồn bốt, chi khu. Tài liệu Hoa Kỳ thì xác nhận - Tổn thất trong đợt Tổng công kích đầu xuân Mậu Thân 1968, là: Hơn 48.500 quân và 552 máy bay bị phá hủy. Năm 1968 trở thành năm đẫm máu nhất đối với quân viễn chinh Mỹ tại Việt Nam, với 16.511 lính chết và 87.388 bị thương. Như vậy tổng thương vong của quân Mỹ và đồng minh trong năm 1968, khoảng 310.000 người. Về phía Quân giải phóng – Theo một tài liệu của Chính phủ VNCH, ghi rằng: Năm 1968 có 44.824 chiến binh giải phóng bị chết, 61.000 bị thương, mất tích 4.511, bị bắt 912 người –Tổng cộng là 113.000 người.
<bài viết được chỉnh sửa lúc 10.09.2020 17:44:47 bởi Nhân văn >
|