Kỷ niệm với thi sĩ Lâm Anh TỪ NỔI ROI BẦM THỊT ĐỎ ĐẾN TIỄN LÂM ANH VỀ CÁT TIÊN
-
11.09.2020 12:31:33
Kỷ niệm với thi sĩ Lâm Anh
TỪ NỔI ROI BẦM THỊT ĐỎ ĐẾN TIỄN LÂM ANH VỀ CÁT TIÊN
Cuối thập niên 80 đầu thập niên 90 của thế kỷ trước ,hôm ấy tình cờ tại nhà tội số 51/6A Chu Văn An, phường 12, quận Bình Thạnh, TPHCM có 2 vị khách lạ mà anh Trần Quang Châu dẫn vào nhà tôi rồi giới thiệu: - anh Lâm Anh, thầy Bùi văn Châu tập kết về dạy Trần Quốc Tuấn Quảng Ngãi (Sau 75) hai nhân vật làm thơ khá hay ở quê nhà mới vào ghé thăm Ngọc Dũ . Vốn là người làm thơ nhất là nghe thơ hay nên chúng tôi rất vồn vả, nhà chúng tôi khá tuyềnh toàng nhưng có hề chi, một ít rượu và vài dĩa mồi là chúng tôi quây quần thâu đêm suốt sáng dân văn nghệ với nhau cả mà, được vài tuần rượu là chúng tôi có nhã ý nghe thơ 2 vị “tiền bối”, còn thơ tôi, Trần Quang Châu và Chính Duệ nghe hoài nên không mặn mòi lắm.
Mỗi người có tính cách khác nhau, anh Bùi Văn Châu giáo viên có cái hay của anh, không ngờ một tác giả ở miền Bắc lại có dòng thơ tự sự, nhìn chiến tranh qua lăng kính khác không phải như những người làm văn nghệ tuyên truyền, tôi có thiện cảm với anh từ đó. Rất tiếc,sau nầy nghe anh mất tại quê nhà, không biết sự nghiệp văn chương của anh ra sao, chắc cũng chẳng khả quan gì.
Thi sĩ Lâm Anh có giọng đọc hay anh biết dừng lại chỗ cần dừng để người nghe thẩm thấu , anh đọc thơ từ tốn nhưng lôi cuốn những người yêu thơ bị giọng đọc anh cuốn hút là đương nhiên, hơn nữa thơ của anh khá hay có cả chiều sâu vật lý và triết học nên độc giả kha khá thích anh là chuyện thường tình,
Đầu nửa thập niên 90 nổi đình nổi đám 2 sự kiện văn nghệ, thứ nhất là tác phẩm VƯỢT BIÊN, tiểu thuyết của anh ĐÀO HIẾU (Chủ blog lề trái) đến nổi tờ báo Tuổi Trẻ đăng rất nhiều kỳ về vụ nầy, thứ nhì là bài thơ NỔI ROI BẦM THỊT ĐỎ của LÂM ANH mà lần đầu tiên đăng trong tờ Văn nghệ TP HCM lúc bấy giờ nhà thơ Chim Trắng làm Tổng biên tập với tên tác giả là Trần Quang Châu.
Nói sao có vậy anh Trần Quang Châu hồi ấy nhờ làm cho tập Thời Văn anh Nguyễn Đăng Trình chủ biên nên có quen biết với anh Chim Trắng, hơn nữa bài thơ có chú thích : “ bài nầy tác giả viết trước năm 1975…” nhưng rõ ràng anh em Văn nghệ Quảng Ngãi còn lạ chi chuyện xuất xứ bài thơ nầy cùng với bài thơ: Chiếc áo cũ của Lâm Anh vì vậy bài thơ Nổi Roi Bầm Thịt Đỏ được đăng rất đàng hoàng trên trang báo Văn Nghệ TPHCM, lúc ấy tôi cũng mua mấy tờ (Báo Văn Nghệ TPHCM là báo rất kén người đọc, nên muốn mua nó phải xuống Sài Gòn, mặc dù nhà chúng tôi và Trần Quang Châu ở Bình Thạnh. vì ở Bình Thạnh ít bán hơn) tại thời điểm bấy giờ ai cũng giận anh Trần Quang Châu vì sự ngộ nhận, lẽ ra nên thương anh Trần Quang Châu, tại sao tôi nói như vậy, vì lẽ nếu không phải tác giả Trần Quang Châu có lẽ anh Chim Trắng không đăng,
Câu chuyện nội bộ giữa anh Lâm Anh và Trần Quang Châu thì Ngã Du Tử biết rất rõ, Tôi được biết anh Lâm Anh cũng qua cầu nối của Trần Quang Châu (trước ấy tôi chỉ nghe anh Lâm Anh có tên trong nhóm văn TRƯỚC MẶT của Quảng Ngãi trước 1975 cùng với những người đã thành danh như nhà thơ Hà Nguyên Thạch, Nguyễn Khắc Minh, Phan Nhự Thức v.v…) chính anh Châu còn nói với tôi rằng anh Lâm Anh hồi ấy là bạn vong niên với cha anh Châu nữa mà, tôi nói như vậy để anh em biết rằng trong thâm tâm anh Châu bao giờ cũng trân trọng anh Lâm Anh, anh Lâm Anh có vị trí rất đăc biệt trong lòng anh Châu, cũng vì yêu thương một tài năng nên anh Châu mới làm như thế chứ nào phải anh Châu háo danh lấy thơ thiên hạ làm thơ của mình như lời đồn đoán của anh em văn nghệ Quảng Ngãi thời kỳ ấy trong thế kỷ trước.
Công tâm mà nói nếu không có anh Châu bài thơ Nổi Roi Bầm Thịt Đỏ không thể chào đời trên mặt báo Văn Nghệ TPHCM, người Sài Gòn đón nhận nó có cái gì rất khác thường.
Sau đó anh Lâm Anh từ Cát Tiên xuống chưa hiểu ý anh Châu, nghe lời các anh em khác thường thì tam sao làm thất bổn cuộc tình nên anh Lâm .Anh cũng có tiếng bấc tiếng chì với anh Chậu, (nói có vong hồn anh Lâm Anh ở Cát Tiên nghe chưa thấu đáo đã vội về Sài Gòn nói lung tung, cái nầy cũng là cái dỡ cùa anh Lâm Anh, lẽ ra anh phải gặp anh Châu cho ngã ngũ đâu ra đó hãy phát biểu. Tôi là người thẳng thắn về chuyện nầy nói với anh Lâm Anh rất nhiều), cuối cùng anh Lâm Anh, tôi và anh Trần Quang Châu gặp nhau tại Gia Định. Anh em ngồi uống với nhau vài ly, anh Châu có trình bày hết sự thiện ý với anh Lâm Anh và nói sẽ đính chính tác giả trong số sau.
Thật vậy, số sau anh Trần Quang Châu đính chính bài thơ NỔI ROI BẦM THỊT ĐỎ, tác giả chính thức của nó là LÂM ANH mặc dù việc đính chính đăng rất nhỏ, ít người biết việc nầy, chính vì lẽ ấy sau đó anh em vẫn thân thiết nhau, thỉnh thoảng gặp nhau nhắc lại chuyện nầy như một kỷ niệm rất đáng nhớ.của ba chúng tôi.
Cũng năm 1996, anh ngủ nghĩ ở nhà tôi 681E Bùi Đình Túy chứ không phải 51/6A Chu Văn An Trước khi anh Lâm Anh về Cát Tiên tôi chở anh ra bến xe Miền Đông anh có tặng tôi bài thơ XÒE CÁNH RỘNG VỌNG CỐ HƯƠNG bài thơ cũng khá hay, nhưng không biết sao đã lạc phương nào, giờ nầy trong ‘tàng kinh cũ’ của tôi không có bài ấy,(!) và rồi tôi có tặng lại cho anh bài TIỄN LÂM ANH VỀ NÚI ( sau nầy tôi mới đổi chữ ‘núi’ thành chữ Cát Tiên cho khỏi trệ) thành ra TIỄN LÂM ANH VỀ CÁT TIÊN đã đăng khá nhiều trên các trang cho đến mãi khi quay lại Sài Gòn đầu thế kỷ 21 anh có nói với tôi rằng bài ấy Dũ viết khá hay, rất kỹ lưỡng, có lẽ bây giờ anh mới từ tốn ngồi đọc để cảm nhận cái tình của Ngã Du Tử với Lâm Anh chăng.? Với tôi viết tặng ai rất trân trọng đúng với cảm xúc trái tim chính mình,
Ngày ra mắt tập thơ QUÁ GIANG THUYỀN NGƯỢC của LÂM ANH tại café ROSE 238 đường 3 tháng 2, Q 10 Sài Gòn mà Lê Vinh Út cùng các anh em khác đã cố gắng, nổ lực giúp anh từ bản thảo, giấy phép, in ấn, tài chính đến xuất bản để hoàn thành đứa con tinh thần mà cà đời anh chiu chắc từng con chữ, trong bất kỳ hoàn cảnh nào và mong nó ra đời trong sự chào đón nồng ấm của anh em văn nghệ và bây giờ nổi vui ấy đã thành hiện thực dưới mắt các thân hữu. Hôm ấy anh đón các khách mời đến dự buổi ra mắt tác giả, tác phẩm tôi có cảm giác anh vui như trẻ thơ, Tôi có nói với anh Ngô Đình Long : “ anh Lâm Anh hôm nay hồn nhiên vui như trẻ thơ có áo mới anh có thấy vậy không?”, có hạnh phúc nào to lớn hơn khi được bè bạn yêu mến đến như vậy, đây cũng là trường hợp rất đặc biệt của thi sĩ Lâm Anh có lẽ anh tài hoa về thi ca, nhưng chơi rất có tình nên được nhiều anh em thương mến..
Khi chương trình bắt đầu, ngoài những người cần phát biểu trong tiết mục, đến lúc MC Đoàn Vị Thượng mời tác giả của QUÁ GIANG THUYỀN NGƯỢC lên phát biểu vì anh là nhân vật chính của buổi lễ trân trọng nầy, tuy nhiên anh quá thể xúc động đến nổi anh nói ấp úng chẳng thành lời, tôi mới thực sự thấy anh vì sung sướng quá đổi, ngôn ngữ trong anh dường như bất lực trước tấm lòng bè bạn mênh mông, bao la bát ngát ngồi dưới khán phòng ai cũng đồng cảm với chính tác giả, Thi sĩ là vậy, cung bậc của cảm xúc trái tim chỉ chừng ấy và khán giả cũng hiểu nổi thương mến của anh với bạn bè trong khán phòng ra sao.. .
Ngày anh mất, anh em có gọi điện báo tin, tôi dự định lên Cát Tiên để tiễn biệt một linh hồn tài hoa về thi ca của Quảng Ngãi, Tôi có gọi cho anh Dương Văn Quang ở Đà Lạt, hẹn gặp ở Cát Tiên nhưng cuối cùng tôi không đi lên được (vì mẹ tôi bệnh, đây cũng là duyên vậy) để tiễn biệt một linh hồn thơ tài hoa mà chính nhà văn lớn - học giả Mộng Bình Sơn đã nói với tôi rằng “ Lâm Anh là thi bá đời nay Ngã Du Tử nhé” nhận định của một nhân cách lớn có lẽ cũng đủ làm ấm lòng cho chính thi sĩ Lâm Anh và những người yêu mến anh trong xã hội vàng thau lẫn lộn đầy chất thực dụng đương đại của cõi người trùng trùng bất tận .
NGÃ DU TỬ
Mùa hạ 2014
Cuối thập niên 80 đầu thập niên 90 của thế kỷ trước ,hôm ấy tình cờ tại nhà tội số 51/6A Chu Văn An, phường 12, quận Bình Thạnh, TPHCM có 2 vị khách lạ mà anh Trần Quang Châu dẫn vào nhà tôi rồi giới thiệu: - anh Lâm Anh, thầy Bùi văn Châu tập kết về dạy Trần Quốc Tuấn Quảng Ngãi (Sau 75) hai nhân vật làm thơ khá hay ở quê nhà mới vào ghé thăm Ngọc Dũ . Vốn là người làm thơ nhất là nghe thơ hay nên chúng tôi rất vồn vả, nhà chúng tôi khá tuyềnh toàng nhưng có hề chi, một ít rượu và vài dĩa mồi là chúng tôi quây quần thâu đêm suốt sáng dân văn nghệ với nhau cả mà, được vài tuần rượu là chúng tôi có nhã ý nghe thơ 2 vị “tiền bối”, còn thơ tôi, Trần Quang Châu và Chính Duệ nghe hoài nên không mặn mòi lắm.
Mỗi người có tính cách khác nhau, anh Bùi Văn Châu giáo viên có cái hay của anh, không ngờ một tác giả ở miền Bắc lại có dòng thơ tự sự, nhìn chiến tranh qua lăng kính khác không phải như những người làm văn nghệ tuyên truyền, tôi có thiện cảm với anh từ đó. Rất tiếc,sau nầy nghe anh mất tại quê nhà, không biết sự nghiệp văn chương của anh ra sao, chắc cũng chẳng khả quan gì.
Thi sĩ Lâm Anh có giọng đọc hay anh biết dừng lại chỗ cần dừng để người nghe thẩm thấu , anh đọc thơ từ tốn nhưng lôi cuốn những người yêu thơ bị giọng đọc anh cuốn hút là đương nhiên, hơn nữa thơ của anh khá hay có cả chiều sâu vật lý và triết học nên độc giả kha khá thích anh là chuyện thường tình,
Đầu nửa thập niên 90 nổi đình nổi đám 2 sự kiện văn nghệ, thứ nhất là tác phẩm VƯỢT BIÊN, tiểu thuyết của anh ĐÀO HIẾU (Chủ blog lề trái) đến nổi tờ báo Tuổi Trẻ đăng rất nhiều kỳ về vụ nầy, thứ nhì là bài thơ NỔI ROI BẦM THỊT ĐỎ của LÂM ANH mà lần đầu tiên đăng trong tờ Văn nghệ TP HCM lúc bấy giờ nhà thơ Chim Trắng làm Tổng biên tập với tên tác giả là Trần Quang Châu.
Nói sao có vậy anh Trần Quang Châu hồi ấy nhờ làm cho tập Thời Văn anh Nguyễn Đăng Trình chủ biên nên có quen biết với anh Chim Trắng, hơn nữa bài thơ có chú thích : “ bài nầy tác giả viết trước năm 1975…” nhưng rõ ràng anh em Văn nghệ Quảng Ngãi còn lạ chi chuyện xuất xứ bài thơ nầy cùng với bài thơ: Chiếc áo cũ của Lâm Anh vì vậy bài thơ Nổi Roi Bầm Thịt Đỏ được đăng rất đàng hoàng trên trang báo Văn Nghệ TPHCM, lúc ấy tôi cũng mua mấy tờ (Báo Văn Nghệ TPHCM là báo rất kén người đọc, nên muốn mua nó phải xuống Sài Gòn, mặc dù nhà chúng tôi và Trần Quang Châu ở Bình Thạnh. vì ở Bình Thạnh ít bán hơn) tại thời điểm bấy giờ ai cũng giận anh Trần Quang Châu vì sự ngộ nhận, lẽ ra nên thương anh Trần Quang Châu, tại sao tôi nói như vậy, vì lẽ nếu không phải tác giả Trần Quang Châu có lẽ anh Chim Trắng không đăng,
Câu chuyện nội bộ giữa anh Lâm Anh và Trần Quang Châu thì Ngã Du Tử biết rất rõ, Tôi được biết anh Lâm Anh cũng qua cầu nối của Trần Quang Châu (trước ấy tôi chỉ nghe anh Lâm Anh có tên trong nhóm văn TRƯỚC MẶT của Quảng Ngãi trước 1975 cùng với những người đã thành danh như nhà thơ Hà Nguyên Thạch, Nguyễn Khắc Minh, Phan Nhự Thức v.v…) chính anh Châu còn nói với tôi rằng anh Lâm Anh hồi ấy là bạn vong niên với cha anh Châu nữa mà, tôi nói như vậy để anh em biết rằng trong thâm tâm anh Châu bao giờ cũng trân trọng anh Lâm Anh, anh Lâm Anh có vị trí rất đăc biệt trong lòng anh Châu, cũng vì yêu thương một tài năng nên anh Châu mới làm như thế chứ nào phải anh Châu háo danh lấy thơ thiên hạ làm thơ của mình như lời đồn đoán của anh em văn nghệ Quảng Ngãi thời kỳ ấy trong thế kỷ trước.
Công tâm mà nói nếu không có anh Châu bài thơ Nổi Roi Bầm Thịt Đỏ không thể chào đời trên mặt báo Văn Nghệ TPHCM, người Sài Gòn đón nhận nó có cái gì rất khác thường.
Sau đó anh Lâm Anh từ Cát Tiên xuống chưa hiểu ý anh Châu, nghe lời các anh em khác thường thì tam sao làm thất bổn cuộc tình nên anh Lâm .Anh cũng có tiếng bấc tiếng chì với anh Chậu, (nói có vong hồn anh Lâm Anh ở Cát Tiên nghe chưa thấu đáo đã vội về Sài Gòn nói lung tung, cái nầy cũng là cái dỡ cùa anh Lâm Anh, lẽ ra anh phải gặp anh Châu cho ngã ngũ đâu ra đó hãy phát biểu. Tôi là người thẳng thắn về chuyện nầy nói với anh Lâm Anh rất nhiều), cuối cùng anh Lâm Anh, tôi và anh Trần Quang Châu gặp nhau tại Gia Định. Anh em ngồi uống với nhau vài ly, anh Châu có trình bày hết sự thiện ý với anh Lâm Anh và nói sẽ đính chính tác giả trong số sau.
Thật vậy, số sau anh Trần Quang Châu đính chính bài thơ NỔI ROI BẦM THỊT ĐỎ, tác giả chính thức của nó là LÂM ANH mặc dù việc đính chính đăng rất nhỏ, ít người biết việc nầy, chính vì lẽ ấy sau đó anh em vẫn thân thiết nhau, thỉnh thoảng gặp nhau nhắc lại chuyện nầy như một kỷ niệm rất đáng nhớ.của ba chúng tôi.
Cũng năm 1996, anh ngủ nghĩ ở nhà tôi 681E Bùi Đình Túy chứ không phải 51/6A Chu Văn An Trước khi anh Lâm Anh về Cát Tiên tôi chở anh ra bến xe Miền Đông anh có tặng tôi bài thơ XÒE CÁNH RỘNG VỌNG CỐ HƯƠNG bài thơ cũng khá hay, nhưng không biết sao đã lạc phương nào, giờ nầy trong ‘tàng kinh cũ’ của tôi không có bài ấy,(!) và rồi tôi có tặng lại cho anh bài TIỄN LÂM ANH VỀ NÚI ( sau nầy tôi mới đổi chữ ‘núi’ thành chữ Cát Tiên cho khỏi trệ) thành ra TIỄN LÂM ANH VỀ CÁT TIÊN đã đăng khá nhiều trên các trang cho đến mãi khi quay lại Sài Gòn đầu thế kỷ 21 anh có nói với tôi rằng bài ấy Dũ viết khá hay, rất kỹ lưỡng, có lẽ bây giờ anh mới từ tốn ngồi đọc để cảm nhận cái tình của Ngã Du Tử với Lâm Anh chăng.? Với tôi viết tặng ai rất trân trọng đúng với cảm xúc trái tim chính mình,
Ngày ra mắt tập thơ QUÁ GIANG THUYỀN NGƯỢC của LÂM ANH tại café ROSE 238 đường 3 tháng 2, Q 10 Sài Gòn mà Lê Vinh Út cùng các anh em khác đã cố gắng, nổ lực giúp anh từ bản thảo, giấy phép, in ấn, tài chính đến xuất bản để hoàn thành đứa con tinh thần mà cà đời anh chiu chắc từng con chữ, trong bất kỳ hoàn cảnh nào và mong nó ra đời trong sự chào đón nồng ấm của anh em văn nghệ và bây giờ nổi vui ấy đã thành hiện thực dưới mắt các thân hữu. Hôm ấy anh đón các khách mời đến dự buổi ra mắt tác giả, tác phẩm tôi có cảm giác anh vui như trẻ thơ, Tôi có nói với anh Ngô Đình Long : “ anh Lâm Anh hôm nay hồn nhiên vui như trẻ thơ có áo mới anh có thấy vậy không?”, có hạnh phúc nào to lớn hơn khi được bè bạn yêu mến đến như vậy, đây cũng là trường hợp rất đặc biệt của thi sĩ Lâm Anh có lẽ anh tài hoa về thi ca, nhưng chơi rất có tình nên được nhiều anh em thương mến..
Khi chương trình bắt đầu, ngoài những người cần phát biểu trong tiết mục, đến lúc MC Đoàn Vị Thượng mời tác giả của QUÁ GIANG THUYỀN NGƯỢC lên phát biểu vì anh là nhân vật chính của buổi lễ trân trọng nầy, tuy nhiên anh quá thể xúc động đến nổi anh nói ấp úng chẳng thành lời, tôi mới thực sự thấy anh vì sung sướng quá đổi, ngôn ngữ trong anh dường như bất lực trước tấm lòng bè bạn mênh mông, bao la bát ngát ngồi dưới khán phòng ai cũng đồng cảm với chính tác giả, Thi sĩ là vậy, cung bậc của cảm xúc trái tim chỉ chừng ấy và khán giả cũng hiểu nổi thương mến của anh với bạn bè trong khán phòng ra sao.. .
Ngày anh mất, anh em có gọi điện báo tin, tôi dự định lên Cát Tiên để tiễn biệt một linh hồn tài hoa về thi ca của Quảng Ngãi, Tôi có gọi cho anh Dương Văn Quang ở Đà Lạt, hẹn gặp ở Cát Tiên nhưng cuối cùng tôi không đi lên được (vì mẹ tôi bệnh, đây cũng là duyên vậy) để tiễn biệt một linh hồn thơ tài hoa mà chính nhà văn lớn - học giả Mộng Bình Sơn đã nói với tôi rằng “ Lâm Anh là thi bá đời nay Ngã Du Tử nhé” nhận định của một nhân cách lớn có lẽ cũng đủ làm ấm lòng cho chính thi sĩ Lâm Anh và những người yêu mến anh trong xã hội vàng thau lẫn lộn đầy chất thực dụng đương đại của cõi người trùng trùng bất tận .
NGÃ DU TỬ
Mùa hạ 2014