188 năm LỄ GIỖ ĐỨC TẢ QUÂN LÊ VĂN DUYỆT
THƠ NGÃ DU TỬ 19.09.2020 20:23:02 (permalink)
188 năm LỄ GIỖ ĐỨC TẢ QUÂN LÊ VĂN DUYỆT 
 
Sáng nay, mùng 1/ tháng 8/ Canh tý (17/9/2020) là lễ chánh kỵ Đức tả quân Lê Văn Duyệt. Tôi đến để dâng hương tưởng nhớ người.
Lễ chánh kỵ được tổ theo truyền thống tế lễ do Ban quý tế Lăng đảm trách, ông Trần văn Sung làm Trưởng ban, sau lễ chánh tế là thập phương bá tánh dâng hương hoa, lễ vật để tưởng nhớ công ơn đức tả quân Lê Văn Duyệt, Ban tổ chức Lăng rất chu đáo mời thứ tự tùng đoàn, từng người khá trật tự.
Song song với lễ chánh kỵ còn có đoàn múa Lân, múa Rồng để phục vụ khách viếng, Đặc biệt có đoàn hát bội TPHCM diễn tuồng Lê Công kỳ án của tác giả Hữu Danh
“Diễn viên của Nhà hát bội TP HCM diễn khá đồng đều. Vai Lê Văn Duyệt, Thoại Ngọc Hầu, Lê Chất, vua Minh Mang và Huệ phi được thể hiện tràn đầy cảm xúc.
Khí chất một Tống trấn thành Gia Định Lê Văn Duyệt quyết trừ tên quan tham Huỳnh Công Lý (cha vợ vua ) bằng hành động "tiền trảm hậu tấu"- vừa lấy đầu tên tham quan đem cho vua vừa tự trói và nạp mạng cho triều đình của Lê Văn Duyệt vẫn còn là một thông điệp được nhắn gởi không chỉ cho người xem... “ *
Được biết, hôm qua ngày 29/7/Canh Tý (16/9/2020) lễ Tiên thường có
Chủ tịch UBNDTP Nguyễn Thành Phong và một số quan chức cắt băng khánh thành đường Lê Văn Duyệt dài 947 mét, đoạn từ Cầu Bông đến giao lộ Phan Đăng Lưu, Q. Bình Thạnh (Trước đây là Đinh Tiên Hoàng) được Sở VH-TT TP.HCM lấy ý kiến và được sự thống nhất của Hội Khoa học lịch sử thành phố và Hội Di sản Văn hóa thành phố. Ngày 8.7.2020, UBND TP.HCM có tờ trình trình HĐND TP và 11.7.2020, HĐND TP.HCM ban hành Nghị quyết số 26 về việc bổ sung Quỹ tên đường và đổi tên đường Đinh Tiên Hoàng đoạn từ Cầu Bông đến đường Phan Đăng Lưu trên địa bàn Q.Bình Thạnh thành đường Lê Văn Duyệt.
Đức Tả quân Lê Văn Duyệt sinh năm 1764. Nguyên quán tỉnh Quảng Ngãi, sinh tại làng Hòa Khánh, huyện Kiến Phong, tỉnh Định Tường (nay là huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang).
Từ Võ tướng thời chúa Nguyễn đến Đại thần dưới triều Nguyễn, ông hai lần được cử làm Tổng trấn Gia Định (Từ 1812-1815 và từ 1820-1832). Tả quân Lê Văn Duyệt có công lớn trong việc xây dựng, phát triển, ổn định và bảo vệ vùng đất mở cõi phương Nam, ông chăm lo việc đào kênh, đắp lũy, xây thành, vừa phát triển kinh tế, mở rộng giao thương, củng cố nền hành chính, vừa tăng cường ngoại giao, củng cố biên cương, gia cố thế phòng thủ cả Trấn Thành và miền Gia Định. Năm 1819, ông dâng sớ về việc đào kênh Vĩnh Tế phục vụ phát triển thông thương và nhu cầu hành chính, quân sự bảo vệ vùng biên cương. Năm 1830, ông cho củng cố thành Bát Quái để tăng cường phòng thủ chống xâm lược.
Là vị Tổng trấn sống thanh liêm, khéo dùng người tài đức, kiên quyết trừng phạt bọn tham quan ô lại, có nhiều chính sách an dân, quan tâm khuyến khích người Việt, người Hoa làm ăn, an cư lạc nghiệp. Ông mất năm 1832 tại Gia Định. Nhân dân kính phục xây lăng mộ ở khu vực Bà Chiểu để tôn thờ mãi đến ngày hôm nay.
Có lẽ người dân lương thiện ở Sài Gòn Gia Định nào cũng muốn có một tên đường Đức Thượng công tả quân Lê Văn Duyệt và hôm nay nhân ngày giỗ lần thứ 188 (1832-2020) đã thành hiện thực.
Ngã Du Tử/SG 

Note: Bài được tổng hợp trên các trang tin và chữ trong “ “ là trên trang Fb nhà văn Bích Ngân
Vài hình ảnh của Ngọc Dũ trong ngày 17/9/2020 ( Mùng 1/8/ Canh Tý)
 
#1
    Chuyển nhanh đến:

    Thống kê hiện tại

    Hiện đang có 0 thành viên và 2 bạn đọc.
    Kiểu:
    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9