THƠ NGÃ DU TỬ
-
Số bài
:
1041
-
Điểm thưởng
:
0
- Từ: 26.01.2009
|
PHỐ ĐI BỘ NGUYỄN HUỆ
-
21.09.2020 20:57:44
PHỐ ĐI BỘ NGUYỄN HUỆ Đường Nguyễn Huệ và Lê Lợi là con đường khá nhiều kỷ niệm với dân Sài Gòn nói riêng và miền Nam nói chung, nhất là con đường Nguyễn Huệ. Không biết chợ Hoa Xuân có tự bao giờ, nhưng những bức hình còn trên internet cho thấy từ rất xa xưa, một chợ hoa nổi tiếng cả miền nam, mỗi lần tết đến Xuân về. Hoa đủ các loại được bày bán suốt con đường Nguyễn Huệ từ đầu đường Lê Lợi chạy tận Bạch Đằng gọi là Chợ Hoa Xuân làm rực rỡ màu sắc hoa một góc Sài Gòn sinh động. Mùa Xuân là mùa của hoa, những ghe hoa nhộn nhịp cập bến Bạch Đằng, cũng như những xe vận tải trung chuyển hoa buổi tối trước 23/chạp hằng năm làm xôn xao thú vị cho biết bao nghệ sĩ nhiếp ảnh cả trong nước lẫn các khách ngoại quốc du lịch, những bức ảnh đã từng làm nên diện mạo mùa Xuân của Sài Gòn - Chợ Hoa Xuân Nguyễn Huệ vẫn còn lưu lại trong bảo tàng cũng như trong tâm trí người Sài Gòn thật đáng nhớ; Vì vậy, mỗi khi Tết đến Xuân về các nam thanh nữ tú cũng như người Sài Gòn xuống nơi đây để chụp ảnh lưu niệm cho gia đình, thuở ấy có cả vài đội nhiếp ảnh của VHTT Quận 1 quản lý. Cái Tết Quý mùi (2003) là cái Tết cuối cùng của chợ Hoa Xuân Nguyễn Huệ. Sau đó Tết Giáp Thân ( 2004), chợ hoa Nguyễn Huệ đã được thiết kế, bày biện, sắp đặt công phu, chỉ dành cho việc thưởng ngoạn của khách du xuân, từ đây đường Nguyễn Huệ có một cái tên khác, đúng với diện mạo của nó: Đường hoa Nguyễn Huệ. Năm 2015, nhân dịp TP HCM kỷ niệm 40 năm thống nhất đất nước, thành ủy và UBNDTP Hồ Chí Minh cho phép đầu tư lại đường Nguyễn Huệ để trở thành phố đi bộ đầu tiên của Việt Nam, cũng từ đây Đường Hoa Nguyễn Huệ với sự thiết sắp đặt theo phong cách hiện đại hơn đã tạo luồng sinh khí mới cho dân Sài Gòn-TPHCM Phố đi bộ TPHCM bắt đầu từ tòa Đô Chánh cũ nay là UBNDTPHCM đến Bạch Đằng, con phố nầy vỏn vẹn với chiều dài 670m, rộng 64m, lề đường 6m có 2 chiều cho xe cộ mỗi đường 10.5 m, Đường chính để đi bộ là 31m, được lát bằng đá hoa cương với kinh phí xây dựng khá cao 430 tỷ (2015). Công trình nầy được xây dựng chào mừng kỷ niệm 40 năm ngày thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2015). Con phố nầy được chia làm 2 phân đoạn: - Đoạn từ trụ sở UBNDTP Hồ Chí Minh đến đường Lê Lợi gọi là quảng trường tượng đài Hồ Chí Minh,
- Đoạn từ đường Lê Lợi đến Bạch Đằng gọi là phố đi bộ, nói phố đi bộ nhưng vẫn có xe di chuyển trong 2 làn đường 10,5m ngoại trừ buổi chiều tối cho những ngày cuối tuần và các ngày lễ.
Trên phố đi bộ có điểm nhấn chính tại ngã tư Nguyễn Huệ - Lê Lợi công trình nhạc nước phối hợp với ánh sáng hiện đại, phong phú và lạ mắt thu hút nhiều nhất khách tham quan thưởng ngoạn. Nó là một hồ tròn, chính giữa là một hoa sen hồng , bên ngoài theo cung tròn hồ, có vòi phun nước tầm thấp cố định, lồng với nhạc nước mỗi khi nhạc nước trỗi lên các cột nước sẽ phun khác nhau về độ cao , màu sắc và vòi phun Bên cạnh các nhà thiết kế phố đi bộ cũng tạo nguồn ánh sáng đèn màu trên các mảng cây xanh kết hợp rất hài hòa. Ngoài ra những ngày cuối tuần thứ 7, chủ nhật , hoặc lễ lớn còn có 2 sân khấu ca nhạc, tấu hài công diễn một ở Nguyễn Huệ - Mạc thị Bưởi, hai Nguyễn Huệ - Ngô Đức Kế để làm vui cho khách tham quan, thu hút các bạn trẻ sinh viên học sinh và lớp tuổi teen. Phía sau sân khấu là dãy tranh cổ động đến tận Bạch Đằng. Khi chúng tôi đến tháng 7/2020 tôi hỏi các bạn trẻ kỹ sư mới ra trường là: Minh Th…, Phạm Thu…các bạn rất vui nói: “Đây là nơi trung tâm thành phố cũng cần có nơi tự do thoải mái như thế nầy để cac em cùng bè bạn vui chơi và chụp ảnh kỷ niệm mỗi dịp gặp nhau, khung cảnh ở đây vui nhộn thích hợp với chúng em”. Khi bắt đầu cải tạo phố đi bộ Nguyễn Huệ, người dân cũng nhiều cung bậc cảm xúc, suy nghỉ phân vân không biết như thế nào khi có cái mới, nhưng rõ ràng phố đi bộ mới đã làm cho cư dân TPHCM cảm thấy đây là sự chuyển đổi hợp lý trong kiến trúc đô thị lớn có không gian chơi ngoài trời, nhất là lớp trẻ rất đồng tình. Ban đầu chưa sắp xếp được bãi giữ xe nên người dân ngại ngần xuống phố đi bộ Nguyễn Huệ nhưng sau đó UBND Q1 cũng đã mở rộng nhiều bãi giữ xe với giá qui định hẳn hoi cho trong các ngày lễ lớn hay dịp Tết nguyên đán, cụ thể đã có 26 điểm giữ xe (Trong box) với giá qui định của chính quyền , giá xe máy số 4000đ/lượt, xe tay ga 5000đ/lượt tạo sự an tâm cho những người muốn đến thăm phố đi bộ. Tuy vậy, người dân cũng có các dịch vụ tự phát ai thích gần, khỏe, hợp lý với mình thì giá cao hơn 10.000đ-20.000đ, không thề thở than điều Phải thừa nhận rằng từ ngày khánh thành (2015) đến nay Phố đi bộ Nguyễn Huệ không những chỉ hấp dẫn, thu hút khách thành phố HCM mà cả người các tỉnh vào thành phố nầy và khách ngoại quốc mỗi khi ghé thăm TPHCM, nhất là ngày Lễ hội thành phố trang hoàng khá đẹp và công phu. Ngã Du Tử Trong box: 26 Điểm giữ xe phục vụ của trung tâm Quận 1, trong các ngày lễ (Tài liệu trong cẩm nang/Phố đi bộ) 1. Số 7-9 đường Lam Sơn (sau lưng Nhà hát TP) 2. Vỉa hè Thi Sách – Đông Du 3. Vỉa hè Thi Sách – Nguyễn Siêu 4. Vỉa hè Thi Sách – Lê Thánh Tôn 5. Vỉa hè Tôn Đức Thắng – Nguyễn Hữu Cảnh 6. Vỉa hè trước số 5 Thi Sách. 7. Bãi giữ xe khách sạn Grand đường Đồng Khởi. 8. Vỉa hè Hàm Nghi – Hải Triều 9. Vỉa hè số 87 Hàm Nghi 10. Vỉa hè Pasteur – Hàm Nghi (trường cao Đẳng Cao Thắng) 11. Vỉa hè Hàm Nghi – công trường Quách Thị Trang 12. Vỉa hè Hàm Nghi – Nam Kỳ Khởi Nghĩa 13. Vỉa hè Hải Triều – Góc Kho bạc TP 14. Vỉa hè Hồ Tùng Mậu (cạnh tòa nhà Sunwah) 15. Vỉa hè Tôn Thất Thiệp (cạnh số 117-121 Nguyễn Huệ) 16. Vỉa hè Pasteur – Tôn Thất Thiệp 17. Vỉa hè Hàm Nghi – Tôn Đức Thắng 18. Tòa nhà Sài Gòn centre số 65 Lê Lợi. 19. Công xã Paris – Nguyễn Văn Bình 20. Bưu điện Thành phố 21. Nhà Văn hóa Thanh niên 22. Vỉa hè Nguyễn Du (đoạn trước ngân hàng SHBC) 23. Tòa nhà Kumho số 39 Lê Duẩn 24. Tòa nhà Vincom A (Lê Thánh Tôn) 25. Trung tâm Vincom B (Đồng Khởi) 26. Khách sạn Sofitel Plaza số 17 Lê Duẩn.
|