CHƯƠNG HAI MƯƠI CHÍN
Một tuần sau cô bị trả về buồng. Hiền hung thần nhìn cô bằng con mắt hằn học chỉ muốn ăn tươi nuốt sống cô. Mụ vừa bị thằng trưởng khu sạc cho một trận.
Bọn ở cùng buồng giam với cô cũng vậy. Hình như cái lệnh cấm mới của trại đã tước đi mất cái niềm vui được hành hạ đồng loại của chúng. Mà chúng còn niềm vui gì nữa đâu ngoài cái thú vui được hành hạ kẻ khác.
Buồng cô có sáu người, đều còn rất trẻ chỉ hơn hai mươi một chút. Tất cả đều là loại gái sống phóng túng, đàng điếm và bờ bụi nhưng chúng lại không phải là gái điếm. Giá như chúng làm điếm thì lại tốt vì dù sao làm điếm cũng là một cái nghề. Còn bọn ở phòng này lại khác. Nghèo đói, không học hành, bị những thú vui trong cuộc sống hiện đại cám dỗ, chúng tụ tập với nhau thành từng nhóm nhỏ cùng sở thích sống bờ bụi và chúng cảm thấy thích thú với cuộc sống đó. Chúng nghĩ rằng chúng mới là con người của tự do. Gái điếm ít khi trở thành gánh nặng của gia đình. Họ luôn dấu cái nghề của họ đi và rất sợ những người khác biết được. Vì họ, những cô gái điếm vẫn là một con người, vẫn còn lòng tự trọng.
Còn những cô gái trong buồng cô thì khác. Trong chúng có lẽ không con chút gì dấu vết của con người. Chúng chỉ là một con thú hoang dã.
Ngay hôm sau, Hiền hung thần đã bắt cô đã phải đi trồng sắn cùng với mọi người mặc dù trong giấy ra viện người bác sĩ trạm trưởng đã ghi rõ.
“Bố trí công việc nhẹ đề phòng xuất huyết trở lại”
Nắng như đổ lửa, cả một vùng đồi mênh mông không một bóng cây. Đất quắt lại rắn đanh. Lưỡi cuốc bổ xuống bật nảy lên như va phải đá. Cô mắm môi bổ mạnh lưỡi cuốc xuống, chỉ một lúc sau, hai bàn tay cô đã phồng rộp.
-Mày gãi đất đấy à?
Sau câu hỏi là tiếng rít gió của cái dùi cui. Cô oằn người. Hiền hung thần đã đứng sau lưng từ lúc nào. Cô quay lại, căm hờn nhìn mụ.
Nhìn ánh mắt cô, mụ giám thị bỗng chột dạ. Từ trước đến giờ mụ chỉ nhìn thấy những ánh mắt sợ hãi , nhẫn nhục và chịu đựng của những con thú người bị thuần hóa bởi những cái dùi cui. Lần đầu tiên mụ nhìn thấy cái ánh mắt căm hờn của một con người.
Cô nhấc cái cuốc lên, mụ vội vàng lùi lại một bước
- Sao! Mày muốn một cái nữa hả?
Cô không nói gì, nghiến răng bổ mạnh cái cuốc xuống mặt đất.
Mụ không hiểu tại sao mình lại có với ác cảm với cô gái này. Tại cô đẹp? Tại cô được những thằng đàn ông thèm muốn? Khi mụ nhận được cái lệnh phải tìm cách buộc cô tình nguyện lên phòng một thì tuy chưa nhìn thấy mặt, nhưng cái ác cảm đã nhen dậy trong lòng mụ. Chưa bao giờ mụ được ai thèm khát, ở cái tuổi ba mươi nhăm rồi, chỉ có mụ thèm khát đàn ông. Cái tính nhỏ nhen, ghen ghét đàn bà như một thứ a xít loãng ngày đêm ăn mòn tâm hồn mụ. Trong cái thế giới toàn đàn bà này, nhan sắc lại trở thành thảm họa.
Đến giờ nghỉ trưa, cả bọn kéo nhau đến trú ở mấy cái cây để ăn trưa vì đi làm nương ở xa nên không được quay về trại. Mụ quản giáo đã về trại ăn cơm.
Khi lên cái trại lớn này để thi hành án, các phạm nhân không ai có ý định trốn trại. Những người được rời khỏi trại đi làm ở những nơi xa toàn là những người phạm tội không nghiêm trọng bị kêu án nhẹ ba năm trở lại. Trừ thời gian bị tạm giam, tạm giữ để điều tra, lên đến đây thời hạn cũng chỉ còn khoảng hai năm. Chính vì vậy quản giáo cũng chẳng cần phải canh giữ.
Hiền hung thần vừa đi khuất, con trưởng buồng đã bảo cả bọn.
- Nhanh lên chúng mày.
Bốn đứa nhanh như những con sóc xách cuốc lao sang nương sắn của đội bên ở ngay cạnh, còn con trưởng buồng thì hí húi đi nhặt củi và cầm về mấy cáí chai nhựa loại lớn mà không biết bọn chúng đã giấu ở đấy từ bao giờ. Nó nhanh nhẹn móc trong túi ra một túp thuốc đánh răng, xoa thuốc đánh răng lên đít chai, bẻ mấy cành cây làm giá treo những cái chai lên và bắt đầu nổi lửa đun nước. Khi nước sắp sôi bọn kia đã quay về mang theo những củ sắn mới chỉ to bằng ngón chân cái.
Chỉ dám bóc lớp vỏ gỗ bên ngoài cùng của củ sắn, bọn chúng cho vào chai luộc rồi vừa thổi vừa ăn ngấu nghiến.
Cô ngồi một mình dở phần cơm mà nhà bếp chuẩn bị cho mình ra ăn. Một vắt cơm chỉ nhỉnh hơn quả cam một chút, hai miếng thịt mỡ bé bằng đầu ngón tay. Hai miếng thịt này nếu vứt cho chó chắc chó cũng chẳng thèm ăn, một chút muối vừng mặn chát và một chút canh đựng trong cái chai nhựa một phần ba lít. Tất cả chỉ có thế. Vắt cơm trời nắng đã khô cứng lại. Nhấp một chút canh cho đỡ khô miệng, cô bẻ nắm cơm của mình cho vào miệng. Cô nhìn sang bọn chúng, bỗng nhiên cô thấy thèm mẩu sắn của bọn chúng đến kinh khủng.
“Không ăn được cũng phải ăn” Cô tự bảo với mình. Liệu có ai nằm trong cái hoàn cảnh đến ăn cũng cần nghị lực?
Chiều mát, sắp hết giờ mới thấy Hiền hung thần lững thững đi ra. Mụ nhìn cái khoảnh đất cô cuốc được bảo với con trưởng buồng.
- Con này làm không đủ khoán, cho nó hưởng cái cái chế độ ba ca trong hai ngày
- Vâng! Thưa cán bộ.
Cô không biết cái “Chế độ ba ca” là gì nhưng cô đoán chắc là một hình phạt tàn khốc lắm.
Đến lúc đi tắm, con trưởng buồng lấy một cái chậu đổ vào đấy ba ca nước đưa cho cô và bảo.
- Đây là tiêu chuẩn nước tắm của mày.
Cô uất nghẹn. Ba ca nước! Rửa chỗ kín còn không sạch nói gì đến tắm. Cô cắn chặt răng cố gắng đè nén nỗi căm phẫn đang từ từ dâng lên. Mấy ngày qua, cô đã hiểu được cái quy luật dùi cui của cái chốn man rợ này. Ở đây cô chỉ là những con vật biết nói. Chế độ nô lệ chưa bao giờ bị xóa sổ khỏi mảnh đất này.
Đến giờ ăn, khi đi ngang qua bàn ăn của những người cùng buồng số hai cũ, bọn họ gọi cô.
- Chị Lan! Ngồi vào đây với chúng em cho vui.
Ở trại, phạm nhân sống không phải dựa vào cái tiêu chuẩn của nhà nước mà chủ yếu dựa vào nguồn tiếp tế của gia đình nên trại để cho phạm nhân tự mình chọn lấy những người cùng hoàn cảnh kinh tế ngồi ăn với nhau. Cô đi lại định ngồi vào mâm cùng với họ. Đi được mấy bước, cô dừng lại “Đừng để cho bọn chúng ghen ghét, đố kị với mình thêm nữa” Cô lắc đầu từ chối.
- Thôi để chị về ăn với buồng của mình.
Cô ngối xuống mâm. Một con lấy tay bịt mũi kêu.
- Khiếp! Hôi quá! Mày bê suất ăn của mày ra chỗ khác mà ngồi.
Cô không nói gì chỉ lẳng lặng bê suất ăn của mình ra một cái bàn còn trống.
Lại giống như suất ăn trưa, nhưng là ba miếng thịt mỡ, một miếng được thêm vào để thay thế cho món muối vừng. Một ngày quần quật dưới nắng, nhìn suất ăn cô nuốt không nổi. Cô buông bát đứng dậy.
- Mày không ăn à? – Con trưởng buồng hỏi. Cô im lặng gật đầu. – Để tao!
Nói rồi, nó chạy vội sang chỗ cô, ngồi ăn ngấu nghến. Chỉ một thoáng, cái suất ăn đã biến mất vào trong cái dạ dày vẫn còn lép kẹp của nó.
Sau giờ ăn là khoảng thời gian các trại viên được tự do. Cô ra chỗ người giám thị trực ban , chìa bàn tay mình cho cô ta xem.
- Em xin phép cán bộ cho em đến trạm y tế xin ít thuốc đỏ.
Người giám thị đồng ý. Cô tạt qua chỗ căng tin mua một khoanh giò bằng sổ lưu kí và đứng ăn ngay tại đó. May cho cô, tiền gã gửi trong sổ lưu kí vẫn còn.
Thấy cô, người bác sĩ trưởng trạm thân mật hỏi.
- Em lên đây có việc gì đấy?
Cô chìa hai bàn tay của mình cho anh ta xem.
- Em lên xin ít thuốc đỏ.
Anh ta cầm bàn tay cô xem những vết phồng rộp đã bị vỡ, mặt cau lại tỏ vẻ tức giận.
- Anh đã ghi rõ vào giấy ra viện của em là bố trí công việc nhẹ rồi cơ mà?
- Anh biết họ rồi mà!
Anh ta lấy thuốc bôi cho cô, miệng lẩm bẩm.
- Lũ khốn nạn.
Ngần ngừ một lũ rồi cô hỏi.
- Anh có thể cho em gọi nhờ một cuộc điện thoại không?
Anh ta gật đầu rồi móc điện thoại ra đưa cho cô. Cô bấm điện thoại gọi cho gã. Khi tiếng “A lô” của gã vừa vang lên cô vội nói ngay.
- Là em đây. Anh ạ, từ nay anh đừng gửi tiền lưu kí cho em thành một cục nữa mà mỗi tuần anh chỉ gửi cho em khoảng ba trăm ngàn thôi có được không anh?
Cô thấy giọng gã bắt đầu lo lắng.
- Sao vậy? Có việc gì xảy ra với em thế?
Không muốn để cho gã lo lắng, cô vội nói.
- Không có việc gì đâu anh. Chỉ là đề phòng cái tính ghen ghét của đàn bà thôi mà. Thôi ! Máy gọi nhờ. Em tắt máy đây. – Cô hạ giọng xuống nói thầm. – Em yêu anh.
Cô tắt máy, trả điện thoại cho người bác sĩ.
- Em cám ơn anh.
Cô chào ra về, người bác sĩ bảo cô.
Lần sau, muốn gọi điện thoại em cứ kiếm cớ lên đây. Cô nhìn người bác sĩ với ánh mắt cảm động. Vẫn có những con người tồn tại giữa một bầy dã thú.
*
* *
Nửa đêm cô bắt đầu ngứa. Ngứa không chịu nổi. Đầu tiên ngứa bắt đầu từ vai rồi lan dần ra khắp lưng, cô phải ngồi dậy thò tay ra lưng để gãi. Nhiều chỗ tay không với tới thế là cô phải, chui ra khỏi màn cởi áo để cọ lưng vào tường. Lũ muỗi bắt đầu lao đến tấn công, cô lưng cọ liên tục vào tường , tay cầm cái áo khoa loạn xạ để đuổi muỗi nhưng không nổi. người còn đói huống chi là muỗi. Không chịu nổi, cô lại phải chui vào trong màn.
Càng gãi càng ngứa. Cái làn da con gái không phải lao động vất vả, chưa từng phơi ra nắng gió mỏng dính như tờ giấy Pơ luya bắt đầu nổi lên những vạch đỏ ngang dọc do gãi. Gãi thêm một lúc nữa, những vết đỏ ấy bắt đầu rớm máu. Thế mới biết ai nghĩ ra cái hình phạt này là kẻ phải vô cùng thâm độc. Một kẻ vô cùng thâm độc thì liệu có còn nhân tính? Cứ thế, cô ngồi gãi suốt đêm không ngủ.
Sáng dậy, người cô như trở thành màu đỏ. Bọn trong phòng nhìn cái thân hình sước sát khắp nơi vì gãi của cô một cách thích thú. Hiền hung thần có vẻ là người thích thú nhất. Còn gì vui hơn mình được cái quyền hành hạ một con người.
Hình như sức chịu đựng của con người là không có giới hạn. Cơ thể cô quắt lại, Chai mọc dầy trên đôi bàn tay. Nắng, gió đã nhuộm làn giá trắng hồng của cô thành một màu đen. Cái đói, cái khổ lại chuyển cái đen ấy thành một một màu xin xỉn. Không phải là thiếu tiền nhưng cô không thể thả mình để ăn cho thỏa thích. Cô buộc phải tự hành hạ mình để có thể hòa nhập được với những con thú người nơi đây. Những ngày nằm ở trại giam này cô mới ngộ ra thế nào là nhân quả. Ngày xưa cô dễ dàng sống buông thả thì ngày nay cô lại vô cùng khó khăn khi phải tự hành hạ chính bản thân mình. Bụng đói sôi sau một ngày làm việc cực nhọc, sổ lưu kí vẫn có tiền mà không dám ăn. Cô phải đề phòng những cặp mắt hả hê khi cô khốn khổ và hậm hực khi thấy cô từng bước một vượt lên tất cả để tồn tại.
Đêm nằm nghĩ đến những ngày đã qua cô lại tự trách mình.
Giá như ngày ấy mình không chặn anh để được nghe những lời anh khuyên. Bây giờ, khi nằm trong trại giam này chịu bao nhiêu tủi cực, cô mới nhận ra rằng cái điều cô nghĩ “Đã là một con đĩ thì vĩnh viễn chỉ là một con đĩ”trong cô hồi ấy thực ra chỉ là một sự tự lừa dối chính mình. Nếu sâu thẳm trong cô không có cái ý nghĩ: “Nhan sắc là thứ kiếm tiền một cách dễ dàng” thì sao cái ý nghĩ trả thù đời bằng cách điên rồ ấy xuất hiện? Cô chặn anh vì cô biết anh sẽ ngăn cô lại. Nhưng sao cô không nghĩ anh chỉ ngăn cản khi cô làm một điều sai trái?
Tại mình. Cái lòng tham ẩn dấu trong cô mà cô không nhìn thấy đã đẩy mình vào đây. Cô nhớ đến cái truyện ngắn “Cho em mượn bờ vai”. Không liên lạc được với mình, anh đã cố gắng khuyên ngăn mình một cách tuyệt vọng. Thương anh quá. Anh bỏ lại gia đình ngoài bắc vào đây giữ gìn cái nguồn sống mai sau cho mình. Bây giờ tuần nào anh cũng phải đi hơn ba trăm cây số để gửi tiền lưu kí.
Mình đáng bị trừng phạt như thế này.
*
* *
Đang nắng gắt, trời bỗng nhiên đổ một trận mưa. Mưa ngắn, không to nhưng cũng đủ để bị cả bọn ướt như chuột. Cả ngày hôm ấy, trời cứ lúc nắng lúc mưa. Đến giờ ăn chiều con bé nằm bên cạnh cô bỏ bữa. Nửa đêm nó bắt đầu sốt. Nó rên, mấy đứa cùng phòng chửi.
- Mày đéo để cho ai ngủ à? Rên đéo gì mà rên to thế.
Con bé sợ hãi nằm im. Cô sờ tay lên trán. Nó sốt cao quá , người nóng hầm hập. Cô lấy cái bịch sữa tươi mà lúc chiều mua định tối tất cả ngủ thì lén uống, cắm cái ống hút rồi đưa vào miệng nó. Con bé mấp máy môi định cám ơn , cô vội bịt mồm nó lại nói thầm
- Im! Uống đi.
Con bé hiểu ý im lặng mút hết hộp sữa. Con bé nằm im được một lúc rồi người nó co quắp lại, chùm cái chăn mỏng của mình lên kín đầu. Nó rét! Cô lấy tấm chăn của mình đắp thêm cho nó. Vẫn không được. Hàm răng của nó va vào nhau lập cập. Thò tay vào trong chăn sờ lên trán, cô giật mình, trán nó ướt đẫm. Ngần ngừ một lúc rồi cô mở túi đồ của mình lấy ra một viên thuốc hạ sốt mà người trưởng trạm y tế cho cô mấy viên khi rời trạm xá, bóc một bịch sữa nữa cho nó uống thuốc.
Sau khi uống thuốc, cơn sốt vẫn chưa hạ. Con bé co rúm người lại vì rét. Cô chui vào chăn ôm lấy nó. Con bé ôm chặt lấy cô. Lần đầu tiên từ khi nhập trại nó nhận được hơi ấm từ một con người. Cơn sốt từ từ hạ xuống.
Sáng hôm sau cả phòng tỉnh dậy, con trưởng buồng nhìn thấy hai vỏ hộp sữa mà tối qua vì chú ý đến con bé bị ốm mà cô đã quên phi tang vứt dưới nền nó hỏi.
- Của ai?
Con bé bị ốm nói ngay.
- Của chị Lan cho em để em uống thuốc. Không có hai hộp sữa và mấy viên thuốc của chị ấy cho thì tối qua em đã chết rồi.
Cả phòng ngạc nhiên nhìn cô. Thuốc ở đây quý hơn vàng. Người ta không cho phạm nhân mang thuốc vào trại vì sợ phạm nhân tự tử. Mà những phạm nhân không có người thăm nuôi như những cô gái ở phòng mười lăm này sống không bằng chết thì dễ tự tử lắm. Ai dấu mang được thuốc vào trại thì phải tìm cách dấu cho kĩ, nếu bị phát hiện sẽ bị tống ngay vào phòng biệt giam. Mà phòng biệt giam nó là địa ngục của địa ngục. Trong trại phạm nhân có thể cho nhau nhiều thứ nhưng tuyệt nhiên không ai cho thuốc. Một viên thuốc khi khẩn cấp có thể cứu được một mạng người.
Con trưởng phòng không nói gì nhưng ánh mắt của nó đã có một chút gì đó đỡ lạnh lẽo. Cô bảo với con trưởng buồng.
- Chị ấy bị sốt suốt đêm hôm qua, có lẽ chị cả nên báo cáo với cán bộ xin cho chị ấy nghỉ một hôm.
- Xin để bị ăn gậy à? Mày đi mà xin.
Trưởng buồng từ chối. Khi Hiền hung thần bước vào kiểm tra phòng, cô nói với mụ.
- Thưa cán bộ . Chị này – cô chỉ vào cô bé ốm – suốt đêm qua bị sốt rất cao. Đề nghị cán bộ cho chị ấy nghỉ một hôm.
Hiền hung thần gườm gườm nhìn cô hất hàm hỏi.
- Mày làm trưởng buồng đấy à?
Tiếp theo câu hỏi là một cái vụt trời giáng. Người cô oằn đi. Đánh phạm vô cớ là đặc quyền của cái nghề giám thị và vui sướng khi được nhìn thấy người khác đau đớn cũng là một niềm vui bệnh hoạn của cái nghề này. Tuy vậy mụ vẫn cho cô bé được nghỉ một hôm.
Hôm qua trời mưa, đất ẩm nên dễ cuốc, ai cũng vui mừng, cả bọn hí húi làm cho đủ khoán. Đến giờ nghỉ, Hiền hung thần vừa khuất, việc ăn trộm sắn của đội khác lại diễn ra. Cô ngồi tách ra khỏi bọn, dở nắm cơm của mình ra ăn.
- Của mày đây.
Tự nhiên con trưởng buồng bảo và ném cho cô hai củ sắn.
- Cám ơn.
Cô bóc hai củ sắn ngồi ăn và trong lòng cảm thấy vui vui.
Đến bữa cơm chiều, con bị ốm phải vịn vào vai bạn mới ra được phòng ăn. Chắc nằm nhà bị sốt suốt cả ngày nhưng không ai nhòm ngó đến. Cô đứng dậy đi ra chỗ nhà bếp mua một khoanh dò mỏng về đưa cho con bé. Nó cầm khoanh dò, lí nhí cám ơn và nhìn con trưởng buồng.
-Chị ấy cho thì mày ăn đi chứ nhìn gì.
- Em cám ơn chị cả.
Được lệnh, con bị ốm mới dám cầm miếng giò đưa vào miệng. Cả bọn bắt đầu ăn cơm.
- Mày có tiền sao không lên mâm trên mà ăn. Ăn với bọn tao làm gì cho khổ.
Con trưởng buồng thắc mắc hỏi. Cô lắc đầu.
- Tôi làm gì có tiền. Chỉ có tí chút để đề phòng những lúc ốm đau thôi.
CHƯƠNG BA MƯƠI
Gã thấy cổ họng mình nghẹn lại khi nhìn thấy cô đi vào phòng thăm nuôi. Mới có hai tháng mà trông cô gầy rộc, hốc hác. Nước da trắng hồng hai tháng trước đã biến mất thay vào đó là một nước da mai mái của bẹn trâu.
- Sao anh lại đi một mình? Má em bệnh à?
Cô lo lắng hỏi khi thấy chỉ có mình anh vào thăm nuôi. Gã lắc đầu.
- Không mẹ em khỏe. Tháng trước anh đến xin vào thăm nuôi nhưng họ không cho gặp. Anh sợ lần này cũng thế nên không để cho bà đi. Em thế nào? Khổ lắm phải không?
Cô lắc đầu cười thật tươi.
- Chút chút thôi mà anh.
Em ơi! Em phải dồn bao nhiêu nghị lực để nở nụ cười tươi như thế kia để cho anh yên lòng? Anh không biết cái ý đinh đưa em vào đây để biến em thành một con người hoàn hảo là đúng hay sai nữa, nhưng nhìn thấy em thế này anh đau lòng lắm. Em ơi! Anh liệu có sai không?
Hình như tóc anh đã bạc thêm. Em lại làm khổ anh rồi. Anh ơi! Khổ mấy em cũng chịu được, nhưng để mất đi nhan sắc của mình là điều em ân hận nhất vì cái nhan sắc ấy bây giờ không phải là của em nữa mà nó là của anh. Em xin lỗi. Từ nay em sẽ cố gắng giữ nhan sắc của mình
Sao em lại dấu đôi bàn tay mình xuống dưới gầm bàn? Em sợ anh nhìn thấy những vết chai sần trên bàn tay em sao? Tha lỗi cho anh. Anh đã làm cho em mất đi cái quý giá nhất của một người đàn bà.
- Má còn khóc không anh?
-Không ! Bà đã bình tâm trở lại nhưng tháng sau đưa bà lên thăm, thấy em thế này chắc bà lại khóc. À! Anh có chuyện này muốn nói với em.
- Chuyện chi vậy anh? Anh nói đi.
- Tuần trước anh vừa nói chuyện với ông ta.
Gã dừng lại quan sát nét mặt cô gái. Cô có vẻ thờ ơ.
- Vâng! Thì sao?
;Gã nhìn thẳng vào mặt cô đột ngột hỏi.
- Em không quan tâm à?
Cô lắc đầu.
- Không! Em không quan tâm. Từ khi anh lập tức bay vào đây với em thì ông ta đã chết hẳn trong em rồi. – Cô dừng lại chăm chú nhìn gã. – Anh có tin điều đó không?
Gã gật đầu.
- Có! Anh tin. Nhưng anh muốn em nghĩ lại. Dù sao ông ta vẫn là sự lựa chọn tốt hơn anh. Anh có thể cho em một đứa con nhưng không thể cho em một gia đình. Tuần trước, ông ta gặp anh và đề nghị anh khuyên em cho ông ta một cơ hội nữa.
- Thôi mà anh. Đừng nhắc đến ông ta nữa có được không anh. Sẽ không có một ai còn cơ hội đến với em nữa vì em đã có anh rồi.
Một nỗi xúc động từ từ dâng lên trong gã. Ở đoạn cuối của bên kia dốc cuộc đời, gã lại được hưởng một tình yêu đẹp và mạnh mẽ đến thế. Nhưng…Cái tiếng “Nhưng” của lương tâm lại thôi thúc gã.
- Thế thì em thiệt thòi quá.
- Em nhớ trong một truyện ngắn, anh có bảo “Tình yêu chỉ đẹp trong sự hi sinh vì nhau và em muốn được hưởng cái đẹp ấy bằng sự thiệt thòi của mình vì anh. Anh yêu em đúng không? – Cô dừng lại đợi một câu trả lời. Gã gật đầu. – Vậy thì anh hãy cất cái lương tâm của anh đi, mở rộng lòng mình để hưởng thụ tình yêu của em.
- Thế còn má em?
- Má cũng đồng ý cho em làm vợ nhỏ của anh rồi. Má còn bảo “Lớn nhỏ mà làm chi, ăn nhau là ở chữ tình”. – Gã cười nét mặt rạng rõ. – À mà anh Hưng sao rồi anh. Nghĩ đến anh Hưng em ngại quá.
- Anh Hưng cũng qua rồi, em đừng lo. – Gã ngắm nhìn cô gái của mình và đột nhiên gã phát hiện ra trên gương mặt cô có những vết thâm tím. – Mặt em làm sao vậy?
Gã nhận ra ngay có một thoáng lúng túng trên nét mặt người đàn bà của mình.
- À! Em bị ngã ấy mà. Tình hình công ty sao rồi anh?
- Em đừng đánh trống lảng. Em bị bọn đầu gấu trong phòng giam đánh phải không?
- Không! không! Em bị ngã thật mà.
Cô chối. Gã im lặng nhưng gã chẳng tin.
-À! Anh cho cô bạn kế toán của em nghỉ việc rồi.
Gã cứ tưởng cô sẽ căn vặn mình. Nhưng không! Cô chỉ bảo.
- Vâng anh thấy thế nào tốt thì anh cứ làm. Anh luôn đúng vì anh là chồng em mà.
Hết giờ thăm nuôi , khi đứng lên cô nhìn gã bảo
- Anh này! Anh phải tập xưng hô với má đi đấy.
Nói xong cô che miệng cười. Mặt gã đỏ bừng
*
* *
Ông mở cửa vào nhà. Căn nhà hoang vắng như một nấm mồ. Cuộc nói chuyện với người thầy của cô đã để lại trong ông một cảm giác nặng nề. Lời người thầy cô cứ dai dẳng bám trong tâm trí ông.
“Cô gái ấy yêu anh mãnh liệt đến mức tôi đã khuyên cô ta: “Hãy dấu quá khứ của mình đi” nhưng cô ta không nghe và đã thú nhận với anh. Và đã nhận được một nhát đâm chí mạng vào con tim đang bốc cháy bởi tình yêu đầu đời.”
Sao mình không nhận ra: Để thú nhận một quá khứ kinh khủng như thế đâu chỉ là do cái tính thật thà. Không một ai có thể thật thà với một quá khứ như thế. Nó cần một sức mạnh của tình yêu. Mình thật ngu ngốc.
Ông ngồi lặng, những kỉ niệm êm đềm của một thời ngắn ngủi lại quay về.
“Mệt lắm phải không anh? Anh cứ nằm im” Và bàn tay nhẹ xoa lên tấm lưng trần , ánh mắt đầy thương yêu không lấy một tia trách móc, thất vọng. Ông ôm lấy mặt. Mình không xứng đáng với cô ấy. Mình thật ích kỉ. Lẽ ra mình phải biết rằng ở cái tuổi đầy xung mãn, nàng cũng đã phải hi sinh cả chuyện ấy khi chấp nhận mình.
Ông đứng dậy ra chỗ ban thờ châm cho vợ mình một nén hương. Ánh mắt vợ ông nhìn ông như trách mọc.
“ Anh đâu chỉ đâm một nhát vào con tim cô ấy. Nếu là em , em cũng không tha thứ”
Khuôn mặt đẫm nước mưa và nước mắt, hôn như điên cuồng lên khắp mặt ông. Cái tiếng “Không được” lại vang lên trong đêm cô đơn. Trời ơi! Sao mình không hiểu chính tình yêu đã thốt lên hai tiếng ấy?
“Về hỏi con gái anh ấy”. Tiếng kêu đau đớn của cô vang lên trong mưa và ông đã đâm nhát dao thứ hai vào tiếng kêu ấy bằng sự im lặng của mình.
“Nếu là anh, anh có tha thứ không?”. Ông không đáng được tha thứ nhưng ông vẫn muốn được tha thứ.
*
* *
Người giám thị báo: Cô có người đến thăm. Cô đứng dậy đi ra phòng thăm nuôi của trại. Qua tấm kính, cô nhìn thấy ông ta đang ngồi trong phòng. Cô lùi lại và quay người định trở về phòng giam. Người giám thị hỏi.
- Cô không muốn gặp người này à?
Cô lắc đầu.
- Chị làm ơn ra nói giúp là tôi không muốn gặp ông ta.
Người giám thị đi ra ngoài phòng đợi, qua tấm kính cô thấy hai người trao đổi với nhau điều gì đó. Một lúc sau cô ta quay lại.
- Ông ta bảo: Ông ấy không đáng được tha thứ nhưng ông ta muốn cô cho gặp chỉ một lần thôi.
Nghe nói thế, cô quay lại bước vào phòng.
Họ ngồi lặng nhìn nhau không biết nói gì. Cô đã từng yêu đến điên cuồng người đàn ông đang ngồi trước mặt cô đây thế mà bây giờ trong cô chỉ là một sự trống rỗng không cảm xúc. Không hận! Không đau! Hình như cô đang ngồi trước một người xa lạ.
Nhìn cái vẻ mặt bình thản của cô, ông hiểu: Mình đã chết! Ông đã chết nhưng cô thì chưa chết và cái hi vọng mong manh đã xô đẩy ông. Ông ngắm nhìn người đàn bà lẽ ra đã là của mình. Mới mấy tháng nhưng những nét tươi trẻ trên gương mặt đã biến mất và ông linh cảm thấy hình như trong cô những niềm tin ngây thơ đã không còn. Thay vào đó là một cái gì đó không rõ nữa mà chỉ có thể biết bằng cái linh cảm của một người đàn ông đang đau khổ vì tình. Cô trông già dặn hơn, Cái ánh mắt long lanh như nhảy múa đã tắt, thay vào đó là một ánh mắt bình thản, điềm tĩnh. Người đàn bà ngồi trước ông đây đã chín và ông chợt nhận ra rằng: Cái mùi hương đàn bà đã chín khác lắm với cái hương đàn bà vẫn còn một niềm tin thơ ngây. Cái hương đàn bà xưa làm ông thèm khát và bay bổng. Cái hương đàn bà nay làm ông sa sót và ân hận.
- Anh đã gặp và nói chuyện với thầy của em và nhờ anh ấy chuyển cái mong muốn của anh tới em. Không biết anh ấy nói với em chưa?
Cô bình thản gật đầu.
- Em cám ơn anh. Anh ấy đã bảo em rồi. – Cô nhìn thẳng vào ông, ánh mắt trong veo không có một chút lay động. – Em rất tiếc! Anh lại muộn mất rồi. Người ấy bây giờ không còn là thầy em nữa mà là người đàn ông đã chấp nhận em, một con đàn bà đã hai lần làm điếm anh ạ.
Ông nặng nề đứng dậy. Một lần nữa lại già thêm vài tuổi.
- Chúc mừng em. Người ấy xứng đáng để nhận được tình yêu của em.
*
* *
Họ ngồi đối mặt nhau. Hai thằng đàn ông cùng yêu một người đàn bà nhưng không phải là tình địch. Trông ông già sọm, hốc hác. Nhìn ông ta, một sự thương sót ngấm ngầm nhen lên trong gã. Chắc ông ta đã trải qua nhiều đêm mất ngủ. Ông ta nắm lấy bàn tay gã.
- Xin chúc mừng anh.
Trong gã không hề có một chút gì của niềm vui chiến thắng. Gã dùng nốt bàn tay kia để nắm lấy tay ông nhìn ông và hỏi nhỏ.
- Anh vẫn ổn chứ?
Ông ta gật đầu. Anh đừng lo. Tôi vẫn ổn.
Ông ta hẹn gặp gã tối nay khi gã lên văn phòng ông làm thủ tục xin chuyển má cô sang điều trị ở một trung tâm lọc máu khác.
- Sao anh phải làm thế?
Gã cười hiền lành thanh minh.
- Không phải tôi. Đây là ý của cô ấy.
-Ý của cô ta? – Ông hỏi lại một lần nữa. Gã gật đầu. – Cô ta có thể nghĩ tôi khốn nạn đến thế sao?
Ông hỏi gã với cái vẻ mặt đầy đau khổ. Ông ta nhìn gã đợi một câu trả lời. Gã nhìn sâu vào trong mắt ông. Sâu thẳm, tận cùng của đáy mắt là một đốm sáng, rất nhỏ nhưng sáng chói. Cái gì đây? Gã tự hỏi. Thù hận chăng? Không ! Không thể là thù hận. Thù hận không bao giờ gắn với một khuôn mặt đau khổ. Vậy nó là gì? Gã không trả lời được.
- Tôi muốn anh để bác ở lại trung tâm tôi để điều trị.
Nghe ông đề nghị đột nhiên gã hiểu. Một tình yêu khác đang cháy lên trong ông ta. Tình yêu của lí trí. Ngày xưa ông đã yêu nhưng đấy là tình yêu của con tim. Bây giờ cái tình yêu của con tim đã tắt. Nó tắt nên nó đã chôn vùi cả thù hận tắt theo để cho một tình yêu khác bùng lên.
“Em đừng ân hận vì đã có một thời yêu tôi”
Ôi đàn bà! Thật là huyền bí và kì diệu. Ta đau khổ vì đàn bà, hạnh phúc vì đàn bà. Ta khốn nạn vì đàn bà và ta cao đẹp cũng vì đàn bà
Gã nhìn ông ta bằng ánh mắt kính trọng.
- Vâng! Nếu anh muốn thế.
“Người ấy bây giờ không còn là thầy em nữa mà là người đàn ông đã chấp nhận em, một con đàn bà đã hai lần làm điếm anh ạ”
Tự nhiên câu nói của cô lại vang lên trong ông. Ngần ngừ một lúc ông nói.
- Tôi muốn hỏi một câu nhưng không biết có nên không?
- Anh cứ hỏi đi. Bất cứ điều gì.
- Anh biết cô ta làm điếm từ bao giờ?
- Ngay từ đầu anh ạ.
Ông sững sờ.
- Biết ngay từ đầu mà anh vẫn chấp nhận.?
“Em hãy xóa câu này của em đi. Hãy để anh nói những lời đó”. Gã vẫn còn nhớ rất rõ câu đó trong cái đêm cô cầu xin mình làm người tình ảo. Gã lắc đầu.
- Không phải tôi chấp nhận mà tôi cầu xin cô ấy chấp nhận tôi.
Rồi gã kể lại cho ông nghe toàn bộ cuộc tình của cô với gã.
- Thực ra là tôi có lỗi với anh. Tôi lập ra cái kế hoạch cho cô ta mồi chài anh để tạo ra một nấc thang đầu tiên giúp cho cô ấy thoát khỏi vũng bùn. Và anh đã mắc bẫy. Nhưng lòng tốt và tình yêu của anh đã khiến cho cô ta nảy sinh một tình yêu thực sự. – Gã thở dài. – Tôi rất tiếc.
Ông ngồi trầm ngâm một lúc khá lâu rồi đột nhiên ông hỏi.
- Anh đã lên giường với cô ấy chưa?
Gã gật đầu.
- Rồi. Ngày còn là người tình ảo, cô ấy đã hứa với tôi: “Anh sẽ là người đàn ông đầu tiên bế em lên giường khi em thoát khỏi vũng bùn” Khi anh không chấp nhận, cô ấy bị đổ vỡ nên đã bay ra Hà nội chỉ trong vòng mấy tiếng để thực hiện lời hứa ấy trước khi cô ta nhảy lại vào vũng bùn một lần nữa. Nói rồi gã móc túi đưa cho ông xem lá thư cuối cùng cô gửi cho mình
- Chắc cô ấy phải đau đớn lắm nên mới có hành động như vậy. Đúng là tôi không thể được tha thứ. – Ông thở dài một lần nữa, khi trả lại bức thư và nặng nề đứng dậy chìa tay bắt tay gã.
- Anh xứng đáng với cô ấy hơn tôi.
Gã mỉm cười lắc đầu.
- Không phải. Anh cũng rất xứng đáng. Chỉ là anh thiếu mất một chút may mắn.
*
* *
Hai người nằm dài trên bãi biển ngửa mặt lên ngắm bầu trời. Đêm đầy sao, mảnh trăng hạ huyền như một dảnh lá lúa uốn cong trên bầu trời trong vắt e lệ nép mình vào những đám mây bạc. Nàng mảnh mai như mảnh trăng kia còn mình như đám mây bạc ấy đang ôm ấp che chở cho nàng. Gã bật cười khi cái ý nghĩ ấy thoảng đến trong đầu,
- Mày cười gì?
Bạn gã hỏi. Gã chỉ tay vào mảnh trăng và nói cho bạn mình nghe cái ý nghĩ ngộ nghĩnh của mình.
- Kể ra như mày cũng sướng. Nhiều lúc nhìn mày tao cũng muốn ngoại tình.
Gã rũ ra cười.
- Một cái xác sống muốn ngoại tình ở cái tuổi về hưu? Thôi đi mày! Chịu khó ép xác thêm vài năm nữa để khi chết xác mày được quàn trong nhà tang lễ quốc gia với hàng xe hoa của các cơ quan đoàn thể và nằm trong quan tài, mày sẽ được nghe một bài đít cua dài đến hàng tiếng chỉ toàn những lời ca ngợi.
- Và sau đó?
- Thì mày sẽ biến mất vào hư vô và sự quên lãng. Chẳng có thằng nào đến mộ mày nữa. Thậm chí có thằng còn đợi cho đám tang về hết để vạch buồi đái lên mộ mày và lầm bầm chửi: “Sống đéo gì mà dai thể. Ông đợi mãi để ngồi vào cái ghế của mày”.
Ông Hưng ngồi nhỏm dậy.
- Ừ! Có lẽ thế thật mày ạ. Bây giờ chúng nó bạc như vôi ấy. – Rồi ông quay về phía gã. – Thế còn mày?
- Tao hả! – Gã chỉ vào mảnh trăng. – Nàng sẽ đợi cho vợ tao đi khuất rồi một mình đến bên mộ tao và tưới lên ngôi mộ bằng một dòng nước mắt. Mày không nhớ cái bài thơ tao đã thắng mày sao? – Gã đứng dậy ngâm nga.
“ Và hai mươi năm sau em sẽ đến bên mộ tôi và khóc.
Vì đi trọn cuộc đời em vẫn không tìm được .
Một người tình như tôi đã yêu em”
Bạn gã phì cười giễu.
- Xem ra mày còn hơn cả nguyên thủ quốc gia đấy.
Mặt gã tỉnh rụi.
- Bọn nguyên thủ quốc gia so thế chó nào được với tao. Tao hỏi mày nhé: Bao nhiêu năm đất nước lại cho ra một thằng nguyên thủ quốc gia? – Bạn gã chưa kịp trả lời thì gã đã nói ngay. – Mười năm là đất nước lại tòi ra một thằng nguyên thủ quốc gia, trong khi đó phải hàng trăm năm mới xuất hiện nổi một nhà thơ.
Bạn gã ngạc nhiên. “Nó có vẻ rất tự tin vào tài năng của mình”.
- Mày có vẻ tự tin nhỉ.
Gã lắc đầu.
- Mày nhầm rồi. Tao chẳng tự tin đâu. Mày ném một viên kim cương vào trong một bãi rác thử xem, mày có thể tìm thấy viên kim cương ấy không? Văn chương cũng vậy. Bây giờ nó là một cái bãi rác khổng lồ. Tao cũng thế thôi. – Gã nhún vai. – Tao viết vì đam mê chứ không vì hi vọng.
- Thế theo mày bây giờ nước mình có nhà văn nhà thơ nào không?
Gã lắc đầu.
- Chẳng có thằng nào. Tiếc thật. Cả một cuộc chiến tranh giữ nước năm sáu triệu người chết mà không có nổi lấy một tượng đài văn học.
- Thế Bảo Ninh?
Gã trầm ngâm nghĩ một lúc rồi mới bảo.
- Mày muốn nói đến cuốn “Nỗi buồn của chiến tranh” hả? Bảo Ninh đưa ra được một vấn đề mới cho văn chương việt nam. Nhưng chỉ mới với chúng ta thôi còn với thế giới thì xưa lắm rồi. Nhưng thế cũng là quá tốt. Sau Bảo ninh văn học bắt đầu có cái nhìn khác về chiến tranh. Tiếc rằng “Nỗi buồn của chiến tranh” nhân vật không có gương mặt. Chỉ là một bộ xương biết suy tư vì vậy rất khó đọc. Tác phẩm văn học không phải là một luận văn chỉ nêu lên vấn đề mà nó phải cuốn hút được người đọc nên chưa thể nói nói là một cuốn tiểu thuyết hay.
- Tính cách của mày bị chúng nó ghét là phải. Luôn đi ngược lại trào lưu của thiên hạ. Người ta khen “Nỗi buốn của chiến tranh “ đứt cả lưỡi thì mày lại bảo “ Chưa phải là cuốn tiểu thuyết hay”. Mày mà làm quan chức thì chắc chỉ năm trước năm sau là chúng nó cho mày bật bãi.
- Thế mày đã đọc “Nỗi buồn của chiến tranh chưa?” – Gã hỏi, bạn gã gật đầu. Gã cười hỏi tiếp. – Thế mày có đọc hết được không?
Bạn gã lắc đầu thừa nhận.
- Không! Chỉ khoảng gần nửa cuốn.
- Thấy chưa. – Gã cười. – Nhưng nếu ai hỏi “Cuốn ấy có hay không?” Tao chắc chắn mày sẽ bảo “Hay lắm”. Thiên hạ bảo hay mình bảo không hay hóa ra mình ngu à? Cái kiểu “Vua mặc áo mới ấy”. Chúng nó cũng thế thôi.
- Nhưng tao thấy có một vài người đã bước qua được nỗi sợ hãi mà đề cập những góc khuất của chế độ mà.
- Tao biết! Tao cũng đọc những tác phẩm ấy. Tiếc rằng họ viết bằng cái lòng thù hận với chế độ. Mà viết bằng lòng thù hận thì họ chủ yếu là bôi xấu, bới móc là chính. Càng bới móc, càng bôi xấu họ càng cảm thấy hả hê nên nhân vật của họ cũng không có gương mặt.
Nhà văn phải là người nhìn thấy những mạch ngầm đang âm thầm chảy trong lòng xã hội và chỉ ra được điều đó.
- Mày có ý định viết một tác phẩm như thế không?
Gã gật đầu.
- Có! Tao ấp ủ một tác phẩm như thế hơn chục năm nay rồi nhưng chưa tìm ra được một cấu trúc cho nó. – Gã cười hỏi bạn. – Không hiểu khi tác phẩm ra đời nàng có đi thăm nuôi tao như tao đi thăm nuôi nàng bây giờ không nhỉ?
- Thôi nói chuyện khác đi. Dạo này mày có vào thăm cô ta không? Cô ta sao rồi. Tỉnh sắp đại hội đảng, tao bận mù mắt nên chưa lúc nào bố thời gian vào thăm cô ta được.
Gã ngạc nhiên.
- Mày dám vào thăm cô ấy. Mày không sợ sao?
- Tao sợ đéo thằng nào mà tao không dám.
- Ôi! – Gã kêu lên vui mừng. – Thế thì may quá!
Bạn gã nhận ra ngay: Có một điều gì đó nằm trong cái vui mừng ấy. Ông quay phắt lại phía gã , túm lấy vai gã hỏi.
- Sao! Cô ta gặp điều gì trong trại giam?
Gã lắc đầu.
- Tao không biết. Cô ta dấu không nói nhưng tao có cảm giác cô ta đã bị điều gì đó. Tháng trước họ không cho tao vào thăm nuôi mà không nói lí do. – Gã thở dài. – Tao hối hận quá mày ạ. Hình như đưa cô ta vào tù là một sai lầm.
Bạn gã lặng lẽ gật đầu.
- Có lẽ thế. Nhưng mày đừng lo. Tao sẽ giải quyết việc này.
- Đừng! – Gã vội vàng bảo. – Sắp bầu bán đến nơi rồi, đừng nên dính vào một phạm nhân mà chúng nó cho mày rớt đợt này đấy.
Bạn gã không nói gì, nằm dài trên bãi cát nhìn lên bầu trời chi chit những vì sao. Đột nhiên, một ngôi sao băng vụt qua bầu trời vạch một đường sáng chói trong màn đêm. Ông chỉ vào cái vạch sáng của ngôi sao băng để lại nói với bạn.
-Đời một con người ít ra cũng phải có một lần chói sáng trước khi tan biến vào hư vô mày ạ. – Ông cười buồn bã. – Cái đời quan chức của tao, nói thực chả làm được điều gì có ích cho dân cho nước cả. Mày đừng có mà ngăn tao. Hãy để cho tao có một niềm an ủi khi về hưu là: Dù sao, trong cuộc đời làm quan chức của mình tao đã bảo vệ được một con người.
CHƯƠNG BA MƯƠI MỐT
Cả bọn reo lên khi thấy cô chìa ra một bộ tú lơ khơ. Buổi tối là thời gian buồn chán nhất với những cô gái phòng này. Không có việc gì để tiêu khuyển, nói chuyện phiếm mãi cũng hết truyện. năm đứa kể cả cô xúm lại chia bài. Riêng con trưởng phòng không chơi, nó cặm cụi lấy những mảnh vãi cũ khâu vào chiếc si líp. Cô ngạc nhiên hỏi con bé nằm cạnh mình
- Chị cả làm gì đấy em.?
Trong cả đám, tất cả đều nhỏ tuổi hơn cô nhiều nhưng cô chỉ dám gọi con bé bị sốt là em. Luật ở đây là thế: Ai nhập trại trước người ấy là chị bất kể bao nhiêu tuổi. Con bé nói nhỏ.
- Chị ấy sắp đến tháng.
Cô thấy con trưởng buồng gấp cuộn giấy đi vệ sinh thành nhiều lớp rồi khâu kẹp nó vào giữa hai lần vải rồi đính nó vào chiếc silip làm một cái băng vệ sinh.Trại không phát băng vệ sinh phụ nữ mà thay vào đấy họ phát cho mỗi chị em một cuộn giấy vệ sinh hàng tháng. Xà phòng không đủ, vệ sinh qua kém cho nên hầu như ai cũng bị mắc bệnh phụ khoa.
Chỗ ấy của con trưởng phòng sau nhát chọc của Hiền hung thần đến bây giờ vẫn chưa lành. Cô bỏ bài không đánh nữa ra chỗ mình nằm, mở túi lấy ra ba cái bằng vệ sinh đưa cho con trưởng buồng.
- Chị cả cầm lấy mà dùng.
Con trưởng buồng ngẩng lên nhìn cô. Cái con mắt trắng giã, lạnh băng của nó có một màng rất mỏng giăng ngang.
- Chị cho em?
Cô gật đầu, ngồi xuống bên cạnh nó và móc trong túi một gói giấy nhỏ.
- Đây là thuốc kháng sinh. Chị cả giã nhỏ và hàng ngày rắc vào chỗ ấy.
Con trưởng buồng không cầm lấy gói thuốc mà cầm lấy bàn tay cô.
- Em cám ơn!
Gần mười năm trời sống lang bạt kì hồ, hai tiếng cám ơn đã biến mất trong ngôn ngữ của nó, giờ đây hai từ “Cám ơn” đã quay trở lại. Hơn một năm trời ròng rã nằm trong nhà tù, cái dùi cui không cải tạo được nó thành người mà chỉ biến nó từ một con thú hoang dã thành một con thú ma lanh và độc ác. Nhưng mới chỉ hơn hai tháng thôi tình yêu của con người hình như đã lay động làm thẳm sâu trong nó một cái gì đó đang cựa mình.
- Chị cả bị kêu án mấy năm?
- Em bị kêu án ba năm. Phải hai năm nữa em mới được ra trại.
Cô rùng mình. Hai năm! Với cô nó dài bằng hai thiên niên kỉ, nhưng nhìn vào mặt nó, cô cảm giác như nó không hề có một cảm xúc gì. Nó hoang dã đến cái mức nó không còn biết đến thời gian và không còn một chút gì xúc cảm chăng? Cô chưa bao giờ thấy nó buồn, chỉ thấy nó vui nhất là sau khi nó thực hiện được một điều gì đó ma quái và độc ác. Nhìn nó, ngẫm lại cuộc đời mình , cô bỗng thấy nghi ngờ những triết lí của đạo phật. Buồn là khổ! Phật bảo thế. Nhưng có hẳn là tốt không khi con người không có nỗi buồn? Như nó kia, nó không buồn nên chẳng bao giờ nó nghĩ ngày mai sẽ thế nào. Còn cô! Nếu cô không có nỗi buồn của cái cảnh gái đứng đường thì liệu cô có tìm gặp gã?
-Thế hai năm nữa ra trại, chị cả định làm gì?
Nó ngẩn người ra. Điều đó chưa bao giờ nó nghĩ đến.
- Em cũng không biết nữa. – Rồi nó buột ra một tiếng thở dài. Chao ôi! Hình như nỗi buồn cũng bắt đầu quay trở lại. – Mà bây giờ chị đừng gọi em là chị cả nữa
Tình thương yêu đã lột cái mảnh giẻ quyền lực ra khỏi nó mà vì cái mảnh giẻ quyền lực bé tí ti này nó đã phải tử chiến với bao nhiêu con vào nhập cái phòng này mới có được
- Trước chị ở phòng nào mà lại bị tống vào cái phòng này?
- Người ta bảo tôi chuyển lên phòng số một tôi không chịu nên bị tống vào đây.
Con trưởng buồng không tin nổi. Mắt nó trợn tròn.
- Chị được vào phòng số một mà lại không chịu vào! Sao vậy? Chị còn trinh à?
Cô lắc đầu.
- Không! Nhưng tôi có chồng rồi.
Một con bé trong phòng cười phá lên.
- Giời ơi! Chị ngốc thật. Có con sò huyết thì đã cho thằng chồng húp rồi thì còn đéo gì mà phải giữ gìn nữa. Vào phòng số một vừa không mất tiền, ăn sướng , không phải làm gì mà ngày ngày lại được thằng đàn ông sờ mó rồi chọc vào.
Cô nhìn con vừa nói cười nhẹ, giọng buồn buồn.
- Trước khi bị bắt vào đây chị cũng nghĩ như em. Nói thật, chị không được mất trinh cho anh ấy, đó là điều chị ân hận nhất. Chị mất trinh do làm điếm. Chị cứ nghĩ “Đã là một con điếm thì vĩnh viễn chỉ là một con điếm” thế là chị sống buông thả như các em ấy, chả cần gìn giữ gì nữa. Nhưng anh ấy đã bảo với chị: “ Vấn đề không phải hôm qua em là ai mà vấn đề nằm ở chỗ ngày mai em là ai?”. Anh ấy đã vá lại cái màng trinh cho chị và chị không thể làm rách cái màng trinh ấy một lần nữa.
Con bé trưởng buồng bỗng sụt sịt khóc. Nó mếu máo hỏi cô.
- Chị ơi! Chuyện chị nói có thật không đấy? Vẫn có những người đàn ông tử tế dám yêu những người như chúng ta sao?
Cô ôm lấy nó. Khẽ vỗ vào lưng.
- Cũng hiếm đấy em ạ. Nhưng chị khẳng định với em là: “Có”! Nhưng trước tiên em phải làm cho người ấy tin rằng: “Ngày mai em sẽ khác”
Tối hôm ấy cô thấy con trưởng buồng trằn trọc không ngủ được. Con bé nằm bên nói thầm vào tai cô.
- Chị cả yêu một người bên trại A nhưng chị ấy không dám tiến tới.
*
* *
Khu A và khu B được ngăn cách bởi một bức tường cao gần bốn mét. Đấy là một hôm chủ nhật, cả trại được nghỉ, buồng giam được mở cửa cho các phạm nhân tự do đi dạo trong khuôn viên của trại.
Sáng sớm, con trưởng buồng đã bảo cả bọn.
- Đi chúng mày.
Cả năm đứa đưa nhau đi. Ngồi ở buồng một mình cũng buồn, cô liền đi theo bọn chúng. Ra đến ngoài sân, bọn chúng tản ra mỗi người người một chỗ vừa đi vừa cúi đầu như đang tìm kiếm một cái gì. Cô đi theo con bé nằm bên cạnh mình.
- Bọn em tìm cái gì đấy?
- Đi nhặt tóc rụng chị ạ.
Nói rồi, nó nhìn thấy một nhúm tóc bên cạnh bồn hoa, nó chạy vội tới nhặt lên rồi đút ngay vào trong túi.
- Bọn em nhặt tóc làm gì?
Cô thắc mắc hỏi.
- Để bán mà chị.
Cô định hỏi tiếp thì đúng lúc ấy bên kia bức tường có tiếng huýt sáo. Tiếng huýt sáo rất vang và kì lạ. Người huýt sáo không huýt theo một bài hát nào cả nhưng hinh như nó có giai điệu. Con bé nằm bên bấm cô.
- Người tình của chị cả đấy.
Cô quay sang nhìn con trưởng buồng thấy nó đang lom khom tìm kiếm bỗng đứng thẳng lên rồi chạy vội ra chỗ bức tường ngăn cách giữa hai trại. Có một vật gì đó được ném qua bức tường ngăn. Người giám thị nhìn thấy vội chạy ngay đến nhưng chưa đến nơi thì cô ta đã lại bỏ đi. Đấy chỉ là một vốc tóc rối khá to được ném từ trại nam sang. Con trưởng buồng vui mừng nhặt cái búi tóc ấy lên đút vội vào túi. Nó cúi xuống, nhặt một cục đá và bắt đầu đập vào bức tường ngăn, lúc nhanh , lúc chậm. Khi con bé ngừng đập vào tường, bên kia tiếng huýt sáo lại vang lên.
Suốt cả ngày chủ nhật bọn chúng lùng sục khắp nơi trong trại. Đến tối, khi cửa buồng giam khóa lại, chúng nó móc túi lấy ra những nhúm tóc rối nhặt được và cả bọn bắt đầu tỉ mẩn gỡ từng sợi tóc xếp thành từng loại dài ngắn riêng biệt.
Cái búi tóc rối mà trại A ném sang nhiều gần gấp đôi số tóc mà cả bọn nhặt được.
- Lạ nhỉ, Bên trại nam lấy đâu ra tóc mà hắn kiếm được nhiều thế?
Một con bé thắc mắc. Cô cười.
- Tình yêu mà. Nó có phép mầu.
Mặt chị cả bỗng hồng lên ngượng nghịu. Chao ôi xấu hổ, mi chạy đi đâu mà đến hôm nay lại trở về?
Chọn xong đám tóc , bọn chúng buộc lại thành từng túm nhỏ, dùng lược chải cho mượt . Con trưởng buồng lật cái chiếu của mình lên và lấy ra những túm tóc như thế xếp lên trên chiếu.
- Nhiều rồi đấy. Mai mang bán được rồi.
Nó bảo cả bọn.
- Bọn em nhặt trong bao lâu thì được số tóc này?
- Hơn nửa năm chị ạ.
- Bán được nhiều tiền không?
Chị cả nhìn số tóc sung sướng bảo.
- Chỗ này phải được hơn ba trăm.
Cuộc sống ở trại của những người không có gia đình thăm nuôi thật vô cùng khó khăn. Cái duy nhất giúp họ tồn tại được ở cái chốn địa ngục trần gian này là sức chịu đựng. “Nếu mình rơi vào hoàn cảnh của họ chắc mình sẽ tự tử” Cô nghĩ thầm.
Chị cả cầm cái lược cẩn thận chải lại từng lọn tóc. Chải xong, nó cầm cái lược ngần ngừ một thoáng rồi đưa cái lược lên bắt đầu chải mái tóc của mình.
- Chị này, trông em xấu lắm phải không chị?
Cô ngắm nhìn nó, Một cô gái hai mươi tư tuổi nhưng trông già hơn rất nhiều so với cái tuổi hai mươi tư ấy. Nước da sạm đen vì nắng gió, vì không được giữ gìn. Nhưng nó có cái dáng người khá đẹp. Cái khuôn mặt hốc hác vì đói ăn kia nếu được ăn uống đầy đủ có da có thịt thì chắc sẽ đẹp hơn nhiều. Cô lắc đầu.
- Không! Em khá đẹp đấy chứ. Nhưng em phải giữ gìn nước da của mình. Đàn ông thích những người phụ nữ có nước da trắng em ạ.
Con bé không nói gì , ngồi xuống vẻ mặt thẫn thờ.
- Lúc sáng người ta bảo gì với chị cả thế?
Cô hỏi nó. Con bé vui vẻ bảo.
- Lúc đầu là anh ấy bảo: “Anh có quà cho em”
Thảo nào đang tìm tóc ở xa mà cô ta chạy ngay lại để nhận quà. Cô tò mò hỏi.
- Thế còn sau đấy là gì?
Mặt con bé đỏ lên.
- Anh ấy bảo anh ấy yêu em và muốn gặp em hôm mồng tám tháng ba tới.
- Thế em bảo sao?
Nó lấy tay che miệng cười rồi lắc đầu nguây nguẩy.
- Em chả nói đâu.
Cả bọn xúm vào nài nỉ.
- Chị cả! Nói đi mà.
- Thì tao bảo tao cũng muốn gặp hắn trong buổi liên hoan văn nghệ hôm mồng tám tháng ba này chứ còn bảo gì nữa.
Cả bọn vỗ tay reo lên.
- Thế là tiến tới rồi nhé.
- Chúng mày định làm loạn đấy à? Tao thì cho chúng mày mỗi đứa một gậy bây giờ. Tắt đèn! Đi ngủ!
Tiếng quát của mụ trực ban cắt đứt niềm vui của những cô gái. Mọi người im bặt, tắt đèn, ngồi thầm thì với nhau trong đêm.
- Thế người ta trông thế nào? Có đẹp trai không?
- Em không biết.
Hóa ra là họ chưa hề gặp nhau. Một mối tình còn ảo hơn cả mối tình của mình. Dù sao mình với anh cũng còn nhìn thấy ảnh của nhau. Nhưng không biết mặt nhau thì đã sao? Cô chợt nhớ đến cái đêm đầu tiên nói chuyện với anh trên mạng.
“Em đẹp mà. Để em gửi ảnh cho anh nhé”. “Đừng!”. Anh cũng có cần biết mặt mình đâu.
- Thế người ta bị kêu án mấy năm? Mắc tội gì?
- Anh ấy bị kêu án bốn năm vì ăn trộm một con vịt.
- Thế bọn em yêu nhau lâu chưa?
- Hôm nay là ngày đầu mà chị. Anh ấy tán tỉnh em mấy tháng rồi nhưng em không đồng ý. – Nó ôm lấy cô. – Nhờ có chị đấy.
- Thế cái lần huýt sáo cuối cùng là người ta bảo gì?
Nó cười, trong đêm chỉ thấy hàm răng nó lóa sáng.
- Anh ấy bảo “Hôn em”
Cô sực nhớ đến nụ hôn ảo đầu tiên của anh. Ảo thôi nhưng người cô cũng run lên. Cô nhìn nó, gương mặt nó chỉ mờ mờ trong đêm nhưng cô biết nó đang cảm thấy hạnh phúc. Cô ghé vào tai nó hỏi nhỏ.
- Được người ta hôn có thích không?.
Nó úp mặt vào vai cô rồi cũng thì thầm.
- Thích!
*
* *
Mới hơn chín giờ mà trời đã nắng gắt. Hiền hung thần bỏ về trại tránh nắng. Mụ vừa đi khuất, con trưởng buồng cùng với một con lập tức mang những lọn tóc đi về mấy cái nhà của dân địa phương ở phía xa. Một lúc sau hai đứa quay trở lại.
- Được ba trăm hai chúng mày ạ.
Cả bọn reo lên vui mừng. Chúng xúm lại thi nhau vuốt ve những tờ tiền mà chị cả của chúng vừa mang về.
- Các em định dùng những đồng tiền này để mua gì?
- Mua xà phòng chị ạ.
Cô thấy cổ họng mình nghẹn lại. Trời ơi! Đàn bà mà không có xà phòng. Một người dân địa phương đi dến, tay anh ta cầm một chiếc điện thoại hỏi cả bọn.
- Các cô có ai cần gọi điện thoại không.
- Bao nhiêu tiền một phút hả anh?
Cô hỏi. Người ấy bảo.
- Mười nghìn một phút.
Hóa ra ở trại này, những phạm nhân không chỉ bị trại bóc lột mà những người dân địa phương quanh trại cũng xúm nhau vào làm thịt những người phạm nhân khốn khổ. Cô bảo con trưởng buồng.
- Cho chị vay tiền . Chị muốn gọi một cuộc điện thoại.
- Vâng chị gọi đi.
Cô bấm số gọi cho gã. Gã vừa bắt máy, cô vội vàng nói ngay.
- Anh à tuần tới anh lên nhớ mang cho em gấp ba lần số xà phòng nhé.
Cô bấm máy ra loa ngoài cho cả bọn cùng nghe.
- Tuần tới không được đâu. Mỗi tháng chỉ được thăm nuôi có một lần thôi.
- Phải đợi đến tận tháng sau cơ à? Gay nhỉ.
Người dân địa phương vội bảo.
- Nếu muốn gửi đồ và tiền thì bảo anh ấy gửi ở nhà tôi, khi đi làm các cô đến nhà nhận. Yên tâm đi. Tôi làm ăn đứng đắn.
- Anh nghe thấy rồi chứ?
Cô hỏi.
- Rồi! Em gửi vào tin nhắn tên và địa chỉ của người ấy cho anh.
Cô gửi tin nhắn cho gã.
- À! Anh báo cho em một tin vui. Anh Hưng sắp lên trại để giải quyết cái vụ bọn đầu gấu đánh em đấy.
Cô hấp tấp nói.
- Anh bảo anh Hưng không phải lên nữa. Em đã hòa nhập được với bọn họ rồi.
Nghe thấy thế, con trưởng buồng chõ miệng vào cái điện thoại.
- Anh ơi anh đừng lo. Bây giờ chị ấy là chị cả của chúng em rồi.
Cô liếc nhìn nhanh cả bọn rồi hạ thấp giọng nói nhỏ.
- Em nhớ anh quá. Em yêu anh.
Rồi cô tắt máy.
Người dân địa phương nhận tiền rồi rời đi, cả bọn lại bắt đầu hì hục cuốc đất cho đủ mức khoán. Đến trưa, màn ăn trộm sắn của đội khác lại bắt đầu nhưng lần này cô được tham gia vào với cả bọn. Sắn chín, cả bọn ngồi xúm bên nhau vừa thổi vừa ăn.
Ngay sáng hôm sau, người cho thuê điện thoại đã đến báo tin.
- Cô có hàng rồi đấy vào nhà tôi mà nhận.
- Sao nhanh thế, vừa mới hôm qua.
Một con kêu lên. Cả bọn bỏ cuốc đất kéo nhau vào nhà ông ta xem hàng. Một bao tải to vật. Cô lo lắng không biết phải mang các thứ về thế nào. Hình như đoán được nỗi lo lắng ấy, ông ta bảo.
- Cô không phải mang hết về đâu, chúng nó thu mất đấy. Cứ để đây cần gì thì lấy về dần. – Rồi ông ta chỉ tay vào những cái bao để trong nhà. – Mọi người đều thế cả.
Cô nhìn theo tay ông ta chỉ. Đúng là có hơn chục cái bao dứa có ghi tên người vứt lăn lóc trong nhà. Thì ra đây là nguồn sống của ông ta.
Cô mở bao hàng. Cả bọn rú lên vui mừng. Xà phòng, thức ăn khô, Bánh mì sấy tẩm đường, sữa, đường, đồ vệ sinh phụ nữ và một chiếc điện thoại. Cô chia cho mỗi người một bánh xà phòng thơm, sẻ những gói đồ khô vào sáu cái túi nhỏ đưa cho mọi người để dễ dấu rồi gói bao hàng lại lại bảo với ông chủ nhà.
- Bác cứ cho chúng cháu gửi hàng ở đây. Bao giờ hết chúng cháu lại ra lấy.
Cả bọn chào ông ta rồi ra chỗ cuốc nương. Hôm đó hụt khoán. Cả bọn bị Hiền hung thần đánh cho một trận tơi tả. Đau nhưng vẫn vui.
Đến bữa cơm chiều, một đĩa thịt sấy khá to đặt giữa những bát canh lõng bõng và đĩa thịt mỡ. Một đứa thò ngay đũa vào đĩa thịt sấy. Con trưởng buồng cầm ngay đôi đũa vụt mạnh vào tay con bé làm cho nó rụt ngay tay lại. Nó quay sang cô.
- Chị gắp trước đi ạ.
Cô cười xòa, khẽ cốc một cái vào đầu nó.
- Thôi đi mày. – rồi bảo cả bọn. – Ăn đi các em.
Đến tối, khi biết chắc giám thị trực đêm đã về phòng trực ban ngồi, cả bọn xúm lại bắt cô mở ảnh gã cho xem. Cô mở ảnh. Tất cả đều “Ối giời” lên một tiếng rồi nhìn nhau ngán ngẩm. Họ đều là những cô gái còn rất trẻ. Dù không hề đọc sách nhưng trong họ giấc mơ hoàng tử với con bạch mã hình như luôn là cái giấc mơ bản năng của những thiếu nữ, đằng này lại là một ông già. Đã già lại còn xấu.
Cô cười, trong lòng không một chút tự ái. Cô nói với bức ảnh.
- Anh thấy không? Ai cũng chê anh chỉ riêng mình em là dám yêu anh thôi.
*
* *
Sau khi tắm xong, cô lôi về phòng một đống dưa chuột.
- Chị mua làm gì mà nhiều dưa chuột thế này?
Một con hỏi.
- Làm đẹp!
Cả bọn nhìn nhau không hiểu. Gái điếm và gái dạt vòm bờ bụi là hai thế giới khác nhau. Nếu như gái điếm rất chú trọng đến làm đẹp, chỉ thích cô độc một mình thì gái dạt vòm lại chỉ thích những cuộc chơi đông người thác loạn. Cắn thuốc lắc, uốn éo nhảy múa, gào thét và những cuộc làm tình tập thể.
- Em có người yêu rồi thì phải biết làm đẹp cho mình. Đàn ông không thích những cô gái xấu xí đâu.
Cô bảo con trưởng buồng. Hình như hai từ “Người yêu” làm con bé bỗng trở nên ngoan ngoãn hẳn. Nó ngồi xuống.
- Thế thì chị dạy cho em với.
Cô vớ lấy quả dưa chuột nhỏ nhất định cắt ra làm đôi thì con nằm bên cạnh đã nhanh tay cướp lấy.
- Quả này để lại.
- Làm gì?
Cô ngạc nhiên hỏi. Nó không nói nhưng cất ngay quả dưa chuột vào túi của mình.
- Chị cứ kệ nó đi.
Con chị cả bảo cô. Hình như nó biết con nằm cạnh cô làm gì nhưng không nói. Cô cắt đôi một quả dưa chuột khác và bắt đầu xoa lên khắp mặt chị cả. Cái bản năng làm đẹp của đàn bà đã thôi thúc cả bọn. Không ai bảo ai, tất cả bọn chúng đều làm theo cô.
Khi tất cả đã nằm im với những lát dưa chuột mỏng dán đầy trên mặt, cô bắt đầu tự làm đẹp cho mình. Anh ơi em hư quá. Mấy tháng qua em đã không biết giữ gìn nhan sắc của mình cho anh.
Cả buồng cứ nằm im với những lát dưa chuột mỏng dán đầy trên mặt cho đến khi kẻng báo giờ ăn vang lên mới ngồi dậy gỡ những miếng dưa chuột rồi cầm bát đũa đi đến phòng ăn.
Tối đến, khi cửa buồng giam khóa lại, con nằm bên cô mới moi qua dưa chuột ra đưa cho con trưởng buồng.
- Chị cả tối nay có làm không?
Con trưởng buồng lắc đầu. Nó trêu.
- Ái dà! Có người yêu rồi có khác. Bắt đầu giữ gìn cho người ta đây.
Con trưởng buồng phát mạnh vào lưng nó.
- Con nỡm.
Nó cầm quả dưa chuột đi vào trong khu vệ sinh. Một lúc sau, cô nghe thấy tiếng nó rên. Lúc đầu tiếng rên rất nhỏ nhưng càng lúc càng to dần. Hình như tiếng rên của con bé bắt đầu kích thích cả bọn. Tất cả bọn đều nhìn vào khu vệ sinh và người chúng bắt đầu ngọ nguậy. Hình như con trong nhà vệ sinh đạt đến tuyệt đỉnh của sự thống khoái. Nó rú lên một tiếng rồi đột nhiên tiếng rú tắt lịm. Lặng đi một khoảng rồi tiếng con bé hoảng hốt kêu lên.
- Chết tao rồi chúng mày ơi. Nó lọt vào trong rồi.
Tất cả nhẩy bổ vào trong khu vệ sinh. Con bé mặt cắt không còn hột máu. Cô bảo hai con.
- Chúng mày đặt nó ngồi lên bệ dạng hai chân nó ra.
Hai con lập tức làm theo. Cô dùng ngón tay trỏ thọc sâu vào hậu môn của nó. Đây rồi! Quả dưa chuột chưa lọt vào sâu, cộm lên dưới ngón tay cô. Cô dùng ngón tay, miết vào thành ruột từ từ đẩy qua dưa chuột ra ngoài. May cho con bé nó chọn phải quả dưa trơn láng và của nó ra quá nhiều nước.
- Sao chị tài thế? Cái gì cũng biết.
Mặt cô bỗng buồn rượi.
- Hồi chị còn làm điếm, một lần chị bị một cái bao cao su bi tuột ra mắc kẹt ở trong . Một chị bạn đã lấy ra cho chị.
Tối nằm ngủ, cô ôm lấy con bé hỏi thầm.
- Thèm lắm hả em.
Nó ôm lấy cô, dấu mặt vào ngực cô khẽ gật đầu.
- Vâng! Thèm kinh khủng. – Rồi nó ngước lên nhìn cô. Trong đêm, ánh mắt nó lóng lánh. – Mà chị không thèm sao?
Nghe nó hỏi, cô nằm im. Tự dưng cô cũng thấy thèm kinh khủng. Cô nhớ đến lần cô bay ra Hà nội. Cả anh và cô đều căng cứng. Anh ơi! Em thương anh quá. Anh chưa bao giờ được nghe tiếng em rên. Bao giờ?
Cô thấy phần hạ thể của mình bắt đầu ẩm ướt.
CHƯƠNG BA MƯƠI HAI.
Việc ông phó chủ tịch thường trực tỉnh, người mà theo những tin đồn ngoài hành lang sau đại hội lần này sẽ ngồi vào ghế chủ tịch đột ngột đến thăm trại làm thằng giám đốc hoang mang. Vẫn biết cơ quan công an chủ yếu làm việc theo nghành dọc, nhưng từ sau vụ ông Nguyễn bá Thanh Bí thư đà nẵng lôi cổ một ông tướng trên bộ công an đã từng làm giám đốc công an tỉnh đà nẵng ra tòa, thì lão hiểu: Chẳng dọc ngang gì hết! Đảng lãnh đạo tuyệt đối Muốn dọc thì thành dọc, muốn ngang thì ra ngang. Một ông tướng trên bộ mà còn bị thì mình một đại tá quèn ở tỉnh đã là gì. Lão vội đứng lên định chạy ra cổng trại để đón thì xe của ông phó chủ tịch đã đỗ xịch ngay cửa khu giám đốc trại. Ông phó chủ tịch bước ra. Ông đi có một mình. Điều đó càng làm cho thằng giám đốc càng hoang mang hơn. Cỡ lãnh đạo đầu tỉnh đi đâu là tiền hô hậu ủng thế mà ông ta một mình, đột ngột đến đây. Chắc phải có ý gì. Nó nghĩ.
- Anh xuống thăm anh em sao không báo trước để anh em còn chuẩn bị.
Ông phó chủ tịch cười dễ dãi.
- Không! Hôm nay tớ xuống đây với tư cách cá nhân thôi. Tớ muốn thăm một phạm nhân ở trại này. – Ông nghiêng đầu nhìn gã cười cười. – Được chứ? Hay là tớ phải ra ngoài kia làm giấy xin phép thăm hỏi phạm nhân?
- Anh cứ hay đùa. Anh định thăm ai?
- Cô Quách Ngọc Lan phòng mười lăm khu B.
Nghe cái tên Quách Ngọc Lan mặt thằng giám đốc tái nhợt. Mình chết chắc rồi. Nó nghĩ thầm.
- Anh…anh là thế nào với cô ấy.
Nó đã cố trấn tĩnh nhưng vẫn có một chút lắp bắp trong lời nói. Ông nhận ra điều đó nhưng lờ đi.
-À! – Ông cười thoải mái. – Cũng chỉ là quen biết sơ sơ vì trước kia doanh nghiệp của cô ta là lá cờ đầu của tỉnh.
Chết mình rồi, nó bấm bụng than thầm. Mình lại định sơi vào đúng nhân tình của ông phó chủ tịch thường trực.
- Vâng! vâng! Anh để em bảo người đưa cô ta lên đây.
Cái giọng tự tin “Anh anh, tôi tôi” lúc ban đầu của nó đột ngột mất hẳn khiến cho một con cáo, già dơ trong chốn quan trường như ông nhận ra ngay. Ông đưa mắt lên nhìn nó. Nó bắt gặp cái nhìn ấy. Mặt nó càng tái hơi và cái bộ dạng luống cuống càng không thể che dấu. “chắc thằng này có một phốt gì đấy với cô ta. Tốt!”. Ông gạt đi.
-Không cần! Để tôi sang khu B gặp cô ta.
Nói rồi ông đứng dậy. Không sao được, nó đành phải tháp tùng ông phó chủ tịch sang khu B,
Trưởng khu không có ở trong phòng. Nó mừng quýnh, sai một cô nhân viên pha trà và bảo ông.
- Anh ngồi đây uống trà đợi để em đi tìm nó.
Nói rồi nó vội chạy đi. Gặp trưởng khu B ở ngoài sân, nó vội vàng túm lấy bảo.
- Cậu cho ngay người lấy xe máy chở cô Lan về phòng cậu ngay.
Thằng trưởng khu ngạc nhiên.
- Có việc gì mà gấp thế ạ. ?
- Ông phó chủ tịch thường trực tỉnh muốn gặp cô ta.
- Gặp cô ta làm gì nhỉ?
Thằng trưởng khu thắc mắc.
- Thế mà cũng không hiểu à? Thằng ngu. – Thằng giám đốc điên tiết quát. – Thế tao muốn gặp cô ta để làm gì?
“Được thôi! Nếu cô không muốn sang phòng số một thì chuyển về phòng số mười lăm vậy nhé”
“Cô có biết việc gì đợi cô ở phòng số mười lăm không?”
Và cái vẻ mặt đanh lại của cô gái: “Biết”
Cái đoạn phim ngắn ngủi ấy được chiếu lại trong đầu lão. Cô ta đã gửi đơn tố cáo lên tỉnh. Nó túm lấy áo thằng giám đốc.
- Bây giờ phải làm thế nào hả anh?
- Tao cũng không biết. Thôi mày cứ đi theo tao. Tùy cơ ứng biến vậy.
Hai thằng kéo nhau về phòng trưởng khu.
*
* *
Cả buồng đang hí húi cuốc đất, Hiền hung thân tay vung vẩy chiếc dùi cui đi đi lại lại thì một chiếc xe máy phóng đến.
- Chị Hiền! Cho phạm nhân Lan theo tôi về phòng trưởng khu ngay.
- Có việc gì thế?
Mụ hỏi. Người đến đón lắc đầu.
- Không biết! Lệnh của giám đốc. Nhanh lên!
Cô ta nói với cô khi thấy cô vác cuốc lên vai định đi ra chiếc xe máy
- Bỏ cuốc lại. Nhanh lên.
Cái hành động có vẻ vội vã của người đến đón làm Hiền hung thần chột dạ. Phải có cái gì đó ghê gớm lắm đang xảy ra. Từ gần chục năm mụ làm giám thị ở phòng giam số mười lăm này đến phạm nhân có bị chết thì người ta vẫn dửng dưng coi như không có việc gì xảy ra. Thế mà…Chiếc xe nổ máy phóng đi thì mụ gọi với theo.
- Cho tôi đi theo với.
Tất cả đi khuất cả buồng không cuốc nữa ngồi xúm nhau lại bàn tán.
- Có việc gì xảy ra với chị Lan thế nhỉ?
- Chắc là một việc hệ trọng lắm người ta mới chạy ra tận đây đón đưa đi.
- Hay là chúng nó định tống chị ấy vào phòng biệt giam để buộc chị ấy phải chuyển lên phòng một?
Mỗi người một phỏng đoán. Con bé nằm cạnh cô bắt đầu sụt sịt khóc.
- Nếu đúng thế thì em thương chị ấy quá.
Ngồi ở trong phòng nhìn ra, thấy chiếc xe máy chở phạm nhân đỗ ở trước cửa, hai thằng vội đứng dậy.
- Chúng em xin phép ra ngoài cho anh nói chuyện được thoải mái.
Ông Hưng nhìn hai thằng ngờ ngợ. Sao cả hai thằng đều có vẻ sợ thế nhỉ? Ông lắc đầu.
- Không! Cả hai anh cứ ngồi lại đây.
Hai thằng líu ríu ngồi xuống, trống ngực đổ hơn trống làng. Hiền hung thần không dám vào chỉ thập thò ngoài cửa bị ông nhìn thấy. Ông hỏi trưởng khu.
- Ai kia?
- Dạ báo cáo anh đấy là giám thị của phòng giam số mười lăm ạ.
- Bảo cả cô ta vào đây.
Hai thằng nhìn nhau. Chết chắc rồi.
Cô đứng ở ngoài sân, cởi chiếc khăn chùm đầu che kín mặt chỉ hở mỗi hai con mắt ra rồi bước vào phòng.
Cô sững lại.
- Anh Hưng! Sao anh lại ở đây?
Ông ỡm ờ.
- Thì anh lên đây để giải quyết cái việc của em mà.
Cả ba đứa lặng người đi. Cô dậm chân.
- Em đã bảo với anh ấy là anh không phải lên nữa. Anh ấy chưa nói lại với anh à?
Ông cười, gật gật cái đầu.
- Có! Anh ấy có bảo anh nhưng…. – Ông dừng lại, quyét cái ánh mắt lạnh băng nhìn vào ba đứa. Hình như ba đứa sắp ngất. – Thế thì thôi nhé.
Ông hỏi cô. Cô gật đầu.
- Vâng!
Ông đứng dậy.
- Thế thì anh về đây. Hi vọng là sớm gặp lại em.
Ông bắt tay cả ba đứa rồi lên xe. Xe vừa đi khuất, cả ba đứa vồ lấy tay cô lắc mạnh.
- Chúng tôi cám ơn cô.
Cô ngỡ ngàng không biết chúng cám ơn cô vì cái gì.
*
* *
Đúng là gã đã bảo với ông không phải lên nữa thật. Khi nghe bạn mình thông báo.
- Ngày mai tao lên thăm em dâu tao đấy
Gã đã gàn.
- Mày không phải lên nữa đâu. Cô ta giải quyết xong vấn đề rồi. Bây giờ cô ấy còn làm đại ca của bọn chúng nữa cơ.
Ông bật cười.
- Mày bốc phét. Cái tạng ngườì “Tình tình tình gió bay” như cô ta thì đánh đấm được ai mà lại làm đại ca.
- Tao cũng nghĩ như mày nhưng điều này là chính một con bé trong buồng ấy nói với tao.
- Thế thì lạ nhỉ? – Bạn gã lẩm bẩm. Ông nghĩ một lúc rồi kiên quyết. – Không được! Ngày mai tao vẫn phải lên.
- Sắp bầu bán rồi, mày đừng để cho chúng nó kiếm được cớ để chọc ngoáy mày nữa.
Ông nổi cáu.
- Tao đéo cần. Mà tao đã nói với mày thế nào. Phải để cho tao có cái gì đó tự hào khi về hưu chứ. – Gã im không cản nữa. – Mà mày cũng ngu bỏ mẹ. Sắp mồng hai tháng chín rồi, thế nào cũng có đặc xá. Cho cô ta bài học như thế là đã đủ thấm rồi. Bây giờ phải tìm cách đưa cô ta ra.
Gã vui mừng.
- Ừ! Tao cũng hối hận là đã dùng cách này. Tao không biết là tao sai hay đúng nữa. Nhưng cô ấy mới thụ án chưa được hai phần ba mức án như luật định
- Thế thì tao mới phải lên thăm. Một ông phó chủ tịch tỉnh cập kè chức chủ tịch lên thăm một phạm nhân vào gần dịp có đặc xá là khắc chúng nó phải hiểu.
Gã chắp tay vái thằng bạn mình liền mấy cái.
- Tao chịu mày. Võ của mày toàn dùng những hư chiêu thế thì bố chúng nó cũng chẳng thể đâm mày.
Ông cười.
- Mày chẳng hiểu gì về giới quan chức cả. Không chỉ mình tao. Tất cả chúng nó đều toàn dùng hư chiêu cả. Mày có thấy thằng quan chức bự nào bị dính vào án tham nhũng không? Chỉ toàn những thằng “Tự dưng” hiểu sai ý cấp trên dính đòn thôi.
“Rõ ràng đã có một âm mưu gì đó của ba đứa này với cô ta nhưng cô ta dấu không nói cho thằng bạn mình biết. Có thể là cái gì nhỉ?” Ngồi trên xe, ông nghĩ mãi mà không trả lời được câu hỏi đó. Vừa về đến nhà, ông vội vàng gọi ngay điện cho bạn mình.
- Gặp tao ngay! Có chuyện rồi.
Nhận được điện gã vội vàng lao đến. Ông vắn tắt kể cho gã nghe và nói những nghi ngờ của mình. Gã ngồi lặng đi. “Mình thật ngu ngốc đã không lường hết được mọi chuyện nên đã đẩy nàng vào chốn nguy hiểm ấy” Gã tự trách mình.
- Cô ấy giấu tao thì chắc đó phải là một chuyện rất nghiêm trọng. Cô ấy sợ tao lo lắng nên âm thầm chịu đựng. Ta thử xâu chuỗi các sự kiện xem nào. Nửa tháng đầu mọi chuyện đều thuận lợi, cô ta nộp tiền, Cuộc sống tương đối dễ chịu, công việc nhẹ nhàng. Sau nửa tháng ấy, bọn nó không cho cô ta nạp tiền nữa và đẩy cô ta xuống phòng của những người nghèo. Bắt đi lao động nặng nhọc. Cùng thời điểm này chúng không cho tao thăm nuôi và cô ta bị bọn đầu gấu đánh. Rõ ràng bọn chúng đang ép cô ta chấp nhận một điều gi đấy. Điều gì? Nếu là tiền thì chắc cô ta đã nói với tao vì thực ra tiền một vài trăm triệu bây giờ với cô ta không phải là một điều gì lớn. Chỉ có thể là.
Gã dừng lại nhìn thằng bạn. Ông Hưng kêu lên.
- Vì tình! Chỉ có thể là vì tình cô ta mới không dám nói với mày.
Gã gật đầu.
- Đúng thế! Cô ta đã không chấp nhận nên bị chúng nó hành.
Ông Hưng nghiến răng tức giận.
- Bọn khốn nạn. – Nhưng rồi ông bỗng bật cười, chìa tay cho gã. – Chúc mừng mày.
Gã nhìn thằng bạn ngạc nhiên.
- Chúc mừng cái gì?
- Mày lúc thì rất thông minh, lúc lại ngu hơn cả một con bò. Một người đàn bà luôn coi nhan sắc là vũ khí thế mà bây giờ lại tự nguyện vứt cái vũ khí ấy của mình đi là vì cái gì? Thằng đần.
Gã “À” lên một tiếng, nét mặt đăm chiêu của gã dãn ra nhưng rồi nó lại lập tức cau lại.
- Nhưng tao sợ sức chịu đựng của cô ấy có giới hạn. Cần phải nhanh chóng đưa cô ta ra khỏi đấy.
- Nếu là vì tình thì tao cam đoan với mày mồng hai tháng chin này cô ta sẽ được tự do.
- Mày chắc chứ?
-Chắc.
*
* *
Trong phòng chỉ còn lại hai người. Thằng trưởng khu lau mồ hôi trán.
- Hú hồn. May mà nó nghĩ lại không tố cáo không thì chết cả nút. Nhân chứng sờ sờ ra đáy. Vật chứng còn đấy có mà cãi đằng trời.
- Vật chứng? Cậu bảo vật chứng nào?
Thằng giám đốc hỏi.
- Thì cái hồ sơ bệnh án còn nằm chình ình ở phòng y tế ấy.
- Ừ nhỉ! Bỏ mẹ! Tao quên mất. Để tao bảo phòng y tế phải hủy ngay cái bệnh án đi mới được. Mà thôi! Mày dẹp ngay cái vụ phòng một phòng hai ấy đi. Thế đéo nào lại dính ngay vào nhân tình của thằng phó chủ tịch.
- Nhưng có đúng là nhân tình của lão ấy không? – Thằng trưởng khu nghi ngờ. – Nó chỉ bị kêu án có một năm rưỡi. Nếu là nhân tình của lão ta thì làm gì lão ta chẳng đỡ được vụ ấy mà lại để cho nó bị tống vào trại.
- Mày đã nghiên cứu hồ sơ của nó chưa? “Lợi dụng danh nghĩa của cán bộ lãnh đao cao cấp để trục lợi làm tổn hại đến uy tín của lãnh đạo”
Cái tố cáo này đâu có nhằm vào một con ranh con, giám đốc của một công ty bé bằng lỗ mũi mà nhằm chính vào lão ta đấy. Đang sắp bầu bán, tin đồn lan đi khắp nơi đỡ kiểu gì? Tao còn nghe bảo: Thằng chánh án bảo cho hưởng án treo lão bắt tống vào tù, thế là chẳng còn thằng nào dám dị nghị nữa. Tháng sau bầu bán xong rồi thì lại sắp đến mồng hai tháng chín đặc xá. Mày tưởng tự dưng hôm nay lão đến đây thăm chắc.
- Thế thì lão ta cao đòn thật đấy. May cho anh là anh chưa sơi được nó chứ mà gặp một con bé dễ dãi thả cả ra thì đứt.
Thằng giám đốc rùng mình.
- Ừ ! May thật. Loại như lão ấy thù dai lắm. Sơi vào nhân tình của nó thì nó chẳng tha đâu. Thôi! Thôi! Cậu làm hồ sơ tống nó ra khỏi trại đợt đặc xá này đi. Để nó ở đây ngày nào là nguy hiểm ngày ấy
Đến tối, Hiền hung thần đến buồng bảo cô.
- Cô chuẩn bị đồ đạc sáng mai chuyển lên phòng số hai.
Cô hỏi lại.
- Thưa cán bộ có bắt buộc không ạ? – Mụ giám thị nhìn cô ngạc nhiên nhưng mụ lắc đầu. – Thế thì tôi xin phép được ở lại buồng này.
Con mụ này hình như thần kinh có vấn đề. Mụ nghĩ song để cẩn thận mụ giao hẹn.
- Đấy là cô tự nguyện ở lại đấy nhé. Đừng có nói là chúng tôi ép buộc.
Mụ đi rồi , một con bé thắc mắc hỏi cả bọn.
- Sao hôm nay mụ hung thần lại hiền lành thế nhỉ?
Cô cười không nói gì. Con chị cả nghi ngờ hỏi.
- Thế sáng nay người ta đưa chị về có việc gì đấy?
- À! Chị có khách đến thăm ấy mà.
- Khách đến thăm mà không phải đăng kí thăm nuôi, họ lại phải ra tận nương đón chị về, chắc là khách chức to lắm phải không chị?
Cô gật đầu.
- Ừ! Chắc là cũng khá.
Nó ôm lấy cô vui mừng.
- Thế thì từ này chúng mình dễ thở hơn với mụ hung thần rồi. Chị cứ ở đây với chúng em đừng đi đâu chị nhé.
Cô gật đầu.
- Ừ! Nhưng các em phải hứa ngoan ngoãn đừng phá bĩnh gì kẻo họ lại nghĩ chị cậy có chỗ dựa xui bọn em làm bậy đấy.
-Thì bây giờ chị là chị cả của buồng này, chị bảo sao bọn em sẽ chấp hành.
Đúng là Hiền hung thần hiền đi thật. Mụ mặc kệ bọn cô muốn làm gì thì làm miễn là đừng quậy phá. Mụ biết là cô đã trở thành một trường buồng, một trưởng buồng đầu tiên ở trại này do các trại viên bầu lên mà không phải do các giám thị chỉ định. Nhưng mụ cũng phải công nhận từ khi có cô làm trưởng buồng công việc của mụ nhẹ hơn hẳn.
Công việc được ban giám đốc khoán cho từng đội mà người chịu trách nhiệm là giám thị của đội ấy. Lần họp giao ban nào mụ cũng bị giám thị của các đội khác kiến nghị về việc để cho phạm nhân của mình nhổ trộm sắn của họ. Mụ cãi vì chẳng ai bắt được tận tay, vả lại, ra ngoài nương làm đâu chỉ có mỗi đội của mụ. Nhưng trong thâm tâm thì mụ biết: Không chúng nó thì còn ai vào đấy. chúng nó làm gần cái nương sắn bị nhổ trộm nhất. Mụ đã cố rình mò nhiều lần, nhưng bắt được cái bọn sống bờ bụi lang bạt ngoài đời đã lâu, chưa nhập trại đã thành tinh đâu có dễ. Thế là điên tiết lên mụ đánh đập phạm nhân không tiếc tay. Từ khi cô làm chị cả, việc sắn bị nhổ trộm chấp dứt. Mụ nhẹ cả người