TIỂU THUYẾT KÝ SỰ: BÀ GIÁO VÂN
THƠ NGÃ DU TỬ 15.03.2021 15:19:18 (permalink)

TIỂU THUYẾT KÝ SỰ BÀ GIÁO VÂN

 
CHƯƠNG 1.  RỦI MAY THẾ THỜI


Bà giáo Vân ngồi viết kiểm điểm trong phòng Công an P. Tân Định, mắt kính tỏ trễ xuống cánh mủi làm toát lên vẻ mặt phúc hậu và hiền lành, Người Trưởng phường đi ngang qua cửa, chợt khựng lại quan sát, rồi anh quay về phòng có chiều suy nghĩ:
Có phải là cô giáo cũ của mình? Không thể, cô từ Quảng làm sao vào bán chợ trời được, cả đời cô dạy học, đã mấy mươi năm từ tấm bé đến trung học mình biết rõ, dấu hỏi lớn được gợi lên trí chàng, có lẽ nào?
-       Này, Đ/c xuống phòng tiếp dân xem thử người phụ nữ mang kính viết kiểm điểm xong chưa? Nhớ rót nước mời bà đàng hoàng nhé.
-       Dạ, Báo cáo: rõ, Cậu Công an viên nhanh chân ra khỏi phòng
Bà giáo Vân và cậu công an vào phòng trưởng công công an.
-       Báo cáo, bà đã viết xong, em gửi đ/c xem.
Sơn – Trưởng công an Phường xem tường trình, anh ta khựng lại chừng vài phút.
-       Đ/c ra ngoài, tôi làm việc với bà. Rõ, anh công an viên vội vàng ra ngoài.
Bà Vân sợ hải như kẻ tội đồ lớ ngớ chưa biết xử sự sao, tay chân luống cuống như thừa thải ra, Thời gian yên lặng lạ thường…
-       Thưa bà, bà ở Quảng Ngãi à, bà có biết mua bán đồ tàng dư Mỹ Ngụy là phạm tội?
-       Thưa ông, dạ, tôi biết nhưng không còn cách nào khác. Ông thông cảm cho!
-       Bà bán được bao lâu, trên vỉa hè rồi?
-       Tôi bán mới hơn hai tuần,
-       Trước đây bà làm nghề gì?
-       Dạ, dạy học
-       Sao lại bán đồ tàng trử nhất là áo của lính Mỹ?
-       Rất tiếc, tôi không có ý định ấy, là áo quần thôi chứ nào phải đồ quốc cấm.
-       Có thông báo trên các nẻo đường cả, Phường đã dán thông báo tất cả các con đường lớn trong địa bàn, xe lưu động vẫn sáng chiều loa phóng thanh thường kêu gọi.
-       Tôi tưởng là vũ khí mới như vậy, lần đầu mong ông tha tội, tôi đã hứa trong bản tường trình. Ông đọc hết sẽ rõ.
-       Tôi đã đọc rồi, trước bà dạy ở đâu, sao lại một giáo viên bán chợ trời, chắc có lý do gì, bà cứ nói, chúng tôi xem xét, báo cáo.
Nỗi sợ hải đã đi qua, sau khi đối thoại với người trưởng phường, tuy vậy bà đang chuẩn bị cho mình câu trả lời an bình nhất, kẻo không bị giam giữ tại phường như cô Thủy người bày vẻ bà bán mua.
-       Thưa ông, thú thật cả đời tôi từ ngày ra trường đến nay chỉ dạy học, tôi dạy từ năm 1957 đến 75, sau đó thì gia đình khó quá, nên nghe lời các bạn vào trong này kiếm tiền phụ giúp cho con cái, nghe nói là nếu nỗ lực cũng đỡ hơn quê nhà, các cháu còn đi học. ba mấy nhỏ bệnh chẳng làm gì kiếm ra tiền.
-       Thôi được, bà cứ nghỉ ở đây, chiếc áo Pylajacket, các em đã lập biên bản rồi, chúng tôi phải giữ làm chứng từ để báo cáo lên trên.
Sơn bước đến kéo hộc tủ, bỏ vào, bà giáo Vân nước mắt lưng tròng.
-       Thưa ông, gia sản bây giờ chỉ còn cái áo đó, tôi mua hết cả túi tiền tôi có được, nếu không thông cảm cho, làm sao tôi có vốn bán mua để sống nơi này, đừng nói chi gửi về cho con!  
-       Lệnh trên đã vậy, không thể trả lại được cô à, Cô cũng thông cảm cho.
Tiếng kẻng hết giờ làm việc để chuẩn bị cho bửa cơm chiều vang lên, Rất xin lỗi cô. Cô đợi ở đây.
                                                                *   
                                                            *       *
Buổi chiều Thành phố Sài Gòn vẫn còn náo nhiệt, quán xá vẫn thường lệ, hàng quán vẫn mở, những người bán buôn trên phố vẫn bình yên, chỉ có bà là lo lắng, ngày mai tiền vốn đâu để tiếp tục với tháng ngày ở Sài Gòn quá xa lạ này, nhà chú em tạm tá túc cũng lần lửa chạy ăn, chứ đâu khá giả gì, Mọi suy nghĩ của bà gói gọn trong mấy chữ: “làm sao và tiền đâu”.
Chiếc xe SS 50 xoáy nòng đang bon trên đường bỗng nhẹ ga, ghé vào quán chè trên đường Võ Di Nguy, Phú Nhuận Sơn lên lề và dừng hẳn, bà giáo Vân lại hoang mang, không hiểu tại sao?
-       Mời cô vào uống nước hay ăn chè.
-       Thôi, cảm ơn, tôi không quen ngồi quán xá.
-       Cô cứ bình tĩnh, em là Sơn đây, cô vào đây em nói chuyện.
-       Bà giáo Vân trong bụng mừng thầm
Bà chủ quán vồn vả:
-       Chào ông Sơn trưởng phường, mẹ ông vào thăm con hả?
-       Không chị à, đây là cô giáo cũ vào thăm. Chị cho tôi hai ly chè đậu đen nhé.
Bây giờ trạng thái lo âu không còn nữa, rủi may có thể đổi chiều trong tích tắc, bà mạnh dạn như sắp được may mắn, bà thầm cảm ơn trời đất còn giun ruỗi, biết đâu học trò xưa của mình? Ông bà ta quả không sai: Biết đâu trong rủi có cái may, biết đâu.
Quả như dự đoán, Sơn kéo ghế mời cô ngồi:
-       Thưa cô, Khi nãy trong cơ quan em đã ngờ ngợ là cô nhưng em hơi lạnh lùng vì ở nơi đó dẫu thân sơ đều như vậy, cô phạm tội anh em đã lập biên bản, em trưởng đơn vị đã biết, nếu em tha cho thì không thể, xin lỗi cô lần nữa, làm việc phải như vậy. Bây giờ, ở nơi này em vẫn là đứa học trò ngoan của cô như ngày nào. Cộ đừng ngại, thời gian quá xa rồi. Khi ra phố em trọ học trung học, em vẫn nhớ hình ảnh của cô, mỗi lần chủ nhật đạp xe về thăm nhà, em vẫn bắt gặp hình ảnh cô. Khi vào Sài Gòn, vừa đi học vừa làm đủ thứ việc để kiếm sống và học tập, nên ít có dịp về quê.
Chữ ký của cô em vẫn nhớ đừng nói chi tên họ cô, Sơn nói tiếp.
-       Cô uống nước đi, em biết là cô có thể trách em, nhưng lòng em chân thật vậy.
Như người thầy gặp lại trò xưa, bà giáo quên luôn là người mới vừa ra từ phường công an, bà ôn tồn như người mẹ,
-       Cô cảm ơn em, đã còn nhìn cô là người dạy em thuở ấu thơ, bây giờ ở quê hình như đã không được như vậy, em à. Các em đôi lúc có suy nghĩ khác.
 
-       Em nghĩ mỗi người một khác cô à, có thể cô quên, nhưng em thì nhớ, không nhớ ơn cô sao được, ngày cô đi dạy lúc nào cô cũng đem theo cặp cây đan len và mấy búp len trong giỏ, lúc rảnh cô đang thoăn thoắt mà không cần nhìn, vẫn quan sát chúng em làm bài, các em thành người đàng hoàng cũng từ các thầy cô chỉ dạy từ khi tấm bé. Em nhắc lại kỷ niệm tuyệt với em cho cô nhớ.
 
Bà giáo hân hoan và nói, với cô hơn 17 năm cô đứng lớp, vả lại đã hơn 20 năm rồi còn gì, làm sao cô nhớ các em được, lúc các em còn bé tí, bây giờ hình dáng thay đổi, các em là ông nọ bà kia, chỉ có học trò nhớ thầy cô.
-       Dạ, một ngày mùa đông, em mặc chiếc áo cụt tay phong phanh, năm ấy lạnh quá, cô tặng em chiếc áo len, cổ trái tim màu xám chính tay cô đan cho em khi cô kết xong tại lớp, em cảm động vô cùng, từ đó, cha mẹ em bao giờ cũng xem cô như người ân nhân. Khi em học trong Sài Gòn em còn kể với các bạn, và em tự hào về cô giáo cũ dạy lớp hai, và không ngờ cô và em được gặp nhau tại xứ người. Mọi chuyện xin cô bỏ qua, em sẽ viết thư về cho cha mẹ em, kể lại chuyện này.
-       Cảm ơn em, hóa ra em là con Chú Quỳ, ở xóm trong. Cô nhớ rồi, bà Vân rất xúc động, chút nghẹn ngào trong huyết quản bởi lòng chân thành của cậu học trò cách đây đã bao nhiêu năm cô cũng chẳng rõ, em rất chăm chỉ và có trách nhiệm với lớp, với bạn, thời ấy đã là phó lớp.
Đã gần vài tiếng đồng hồ trôi qua, cuộc trò chuyên chừng như cón dài, nhưng Sơn gọi tính tiền và xin cô gửi lại tiền cô đã mua chiếc áo, Bà giáo Vân nghẹn lời chưa biết nói sao, Sơn đã lên tiếng:
-       Bây giờ em làm ra tiền, còn cô và gia đình hoàn cảnh hơi khó, em xin cô đừng ngại, đây là tấm lòng của học trò cũ, chỉ vậy thôi cô à, có dịp em sẽ còn gặp cô, mời cô. Bây giờ em phải về cơ quan.
Chiếc xe Honda 67 bon bon chạy trên đường về nhà trọ của bà giáo, ánh đèn điện rực sáng, người mưu sinh buổi tối vẫn bình yên lầm lũi công việc áo cơm của mình, Thành phố này luôn náo nhiệt vậy, Từ sau ngày thống nhất đây là lần đầu bà ngồi lại trên chiếc gắn máy chạy trên đất Sài Gòn.
Cả đêm hôm ấy bà không ngủ được, thao thức và trằn trọc, cuộc gặp gỡ lạ thường, khi tiếng rao của cháu bán bánh mì sớm “ Bánh mì nóng giòn” làm bà thức dậy chuẩn bị cho ngày mới.


CHƯƠNG 2: VUI BUỒN


Sau khóa sư phạm cấp tốc của chính phủ mới, chính phủ Ngô Đình Diệm bà được bổ nhiệm về quê hương, một huyện nhà Quảng Ngãi, nhiệm sở đầu tiên bà dạy ở đó ba niên khóa thì chuyển về quê quán sau khi phục vụ theo yêu cầu công tác xa ba năm của chính quyền, Từ đây bà dạy mãi cho đến khi nước nhà thống nhất 1975.
Sau năm 75 bà vẫn dạy tiếp với tư cách giáo viên lưu dung của chính quyền mới Cộng hòa miền Nam Việt Nam cho đến khi nghỉ hè niên khóa 1974 -1975, bà mới có giấy báo nghỉ việc.
Gần 20 năm trên bục giảng với chừng ấy thế hệ chim non tung cánh ra trường tung bay trên khắp bầu trời quê hương, có em may mắn đỗ đạt thành danh, làm quan, có em kém may làm lính, làm nông, làm thợ, thời chiến tranh rất vất vả, cuộc chiến tương tàn kéo dài quá, tuy vậy bà vẫn ngày ngày với chiếc xe đạp sườn đầm con bướm dong ruổi trên khắp đường làng quê, lúc nào cũng chiếc áo dài thướt tha đi về, ở một làng xa của thành phố nhỏ hầu như ai cũng biết và yêu mến. Vì vậy, cả địa phương ấy đã gọi:  Bà giáo Vân, cái ưu điểm của bà giáo dạy ở bậc tiểu học nên hầu như tất cả học trò huyện nhà đều biết, dù có thành danh hay không.
Buổi gặp Sơn, tối về thao thức không ngủ được, hình ảnh biết bao nhiêu học trò bà giáo nhớ cứ lãn vãn trong đầu như thước phim chiếu chậm, Sơn là người bà lục lạo nhiều nhất trong tiềm thức đã ngủ trong chừng ấy năm với cơm áo lận đận sau bao mùa dời đổi, có lẽ hai mươi năm rồi còn gì.
Đâu chỉ là Sơn, cậu học trò bà dạy 2 năm liền lớp 2 và 3, còn cả em nó nữa Phong, Vũ con chú Quỳ, gia đình tuy nghèo nhưng từ tâm, sau khi Sơn nhận chiếc áo len bà giáo đan tự nguyện tặng cậu học trò nhỏ nhắn nhưng chăm chỉ và siêng năng, lúc nào sách vỡ cũng sạch sẽ, trong lúc các em cùng lớp sách vỡ xốc xếch, bìa vở cuốn trông thảm hại, bài vỡ chu đáo, nhất là bài tập ở nhà, em làm phó lớp 2 năm liền.
Năm ấy, sau vụ lụt Nhâm thìn, nhà cửa trong xóm cù lao ấy hầu như ai cũng bị dòng nước cuốn trôi về biển, cũng nhờ chú Quỳ biết dùng chiếc ghe chút xíu – một phương tiện làm cá của riêng chú vào mùa lụt nên chú đã cứu vớt nhiều cho anh em và bà con lân cận, từ ấy ai cũng mến. Các gia đình di tản ra đồi ông Trợ tránh lụt, nơi cao ráo không ngập lụt, có cả hiên nhà rộng nấu cơm nước đàng hoàng, thỉnh thoảng bà giáo đem gạo, mắm cứu khổ nên cả xóm cù lao ai cũng biết bà giáo Vân.
Đến mùa đông, lạnh giá hơn mọi năm trước, Sơn đi học trong bộ áo quần đồng phục phong phanh, đến trường Sơn co ro trong lớp, bà đan chiếc áo len xám ngắn tay tính cho con mình, chỉ còn kết hai mảnh áo lại là thành chiếc áo pullover ngắn tay, cổ trái tim, bà vui sướng vì thành quả của mình, sắp có quà cho đứa con trai yêu mến với chiếc áo lạnh đã cũ từ anh nó truyền lại, bà khấp khời trong lòng, có lẽ niềm hạnh phúc khi thấy đứa con yêu cười vui sướng vui khi có áo mới.
Nhưng bỗng trong chốc lát, cô giáo Vân gọi Sơn lên hỏi tại sao, Sơn lễ phép trả lời “Nhà em bị lụt cuốn trôi hết, nhà em không ai còn áo ấm, nên em đành phải chịu lạnh đi học”, thế là bà đã mặc chiếc áo mới tinh ấy cho Sơn không chút phân vân, Sơn cảm động đến chảy nước mắt, nói cảm ơn cô giáo không nên lời.
Hôm sau, bà lại đan chiếc áo khác cho con trai, với bà chỉ trong vài ngày là có chiếc áo mới màu cánh dán sẫm cho con bà, nó vui sướng khi có chiếc áo mới như bà suy nghĩ. Nó vui sướng khoe với các chị anh nó và chúng bạn cùng lớp. Lời hẹn cho con áo mới coi như đã xong và bà cũng chẳng còn nhớ chiếc áo len năm nào tặng cho em Sơn, thời gian miệt mài đi qua như con nước sông cứ lặng lờ chảy xuôi về biển cả.  
Mãi sau nầy bà giáo mới hay em Sơn đã vào Sài Gòn học trong đó, thường đứa trẻ học chăm ngoan, sau nầy hiếu để và có danh phận hơn những đứa lười biếng và thường quậy phá trong lớp, đó là nhận định của bà đến khi bà không còn đứng trên bục phấn trắng bảng đen nhà trường. Kinh nghiệm bao giờ cũng tương đối đúng nhiều hơn.
Bà thường dạy các con bà về đạo đức, bằng cách kể những câu chuyện về đạo lý trong các kỳ nghỉ hè, khi chúng mãi đùa vui trong không gian của làng quê trước mỗi kỳ tựu trường trở lại niên khóa mới, chính vậy nên nhà bà giáo con cái ai cũng đứng trên bục giảng, làm kỹ sư tâm hồn. Các con bà sau này cũng có mấy người đồng nghiệp với bà.
Chẳng những em Sơn biết ân nghĩa, cái lớn hơn là em vẫn yêu mến cô giáo cũ – người đã đặt nền móng tri thức cho em từ sơ khai, thuở còn thơ, dù bây giờ biết cô rất khó. Biết đạo lý, em xứng đáng làm quan trong xã hội còn đang hỗn độn về mọi mặt, sau cuộc khủng hoảng đói kém một thời của sung túc bị đỗ nát tan tành, chưa biết ngày nào thoát khỏi đói nghèo áo cơm, đừng nói chi đến ấm no hạnh phúc.


CHƯƠNG 3: MỘT CẢNH HAI QUÊ DẠY HỌC


Sau năm 1964, vùng chiến sự càng ngày càng đến gần nhà bà giáo, khi trận Gò Vừng nổ ra ở Nghĩa Hành, ông giáo - chồng bà bắt đầu nghĩ đến chuyện ra phố, để tránh sự nguy hiểm của súng đạn lẫn những cán binh của Mặt trân Giải phóng Miền Nam buổi tối thường lẽn về các vùng lân cận bắt bớ.
Đầu năm 1965 bà nhờ một phụ huynh tín cẩn tản cư trông nhà giúp, gia đình ấy chấp nhận. Chiến tranh bao giờ cũng khổ đau, hầu như gia đình nào cũng một cảnh hai quê, cuộc sống vẫn cứ tiếp diễn và mọi sinh hoạt của mỗi người, mỗi gia đình nhanh chóng thích nghi, sinh hoạt nhà bà giáo cũng vậy. Nhà bà giáo có 3 gian, nhà trên thờ phụng bà đã chất các đồ đạt còn lại và khóa kỹ, gia đình người ấy chỉ ở 2 gian: nhà ngang và nhà bếp, vẫn rộng thênh.
Ông bà giáo về phố ở căn nhà nằm trên đường Quang Trung, đối diện trường Nam tiểu học. Quảng Ngãi thời trước 1975 có hai trường đặc biệt, một trường tiểu học dành riêng cho nam, một trường tiểu học cho nữ. Cứ mỗi mỗi sáng, lúc 6 giờ bà giáo vẫn đều đặn đến bến xe lam bằng chiếc xe đạp đầm của bà, di chuyển từ phố về Nghĩa Hành bằng xe Lam, xuống bến xe bà lập tức đạp xe về trường bà dạy cách bến xe chừng 3 km trước giờ trống trường báo hiệu vào lớp chừng 15 phút, bà đã có mặt tại văn phòng, thời biểu đều đặn dù mưa hay nắng, đông hay hè, đến nổi các tài xế bến Quảng Ngãi phải kính phục trong suốt thời gian dài đi dạy, hầu như bà chưa bao giờ trễ chuyến 6 giờ.   
Sau giờ dạy bà về nhà ở quê và làm việc, hay nhắc nhở cũng như thăm đồng lúa, đặc biệt vào mùa gặt bà phân công đi coi đập lúa để chia phần những đám ruộng bà cho người người làm rẻ ruộng, có những năm nhiều thửa gặt cùng lúc, bà nhờ các con bà đã lớn về trông coi, sau 4 giờ chiều là trở lại phố Quảng Ngãi, bởi sau nầy buổi tối ở quê bà mất an ninh sợ nguy hiểm cho các con.
Cậu Dũng, con bà cũng thỉnh thoảng được bà “lệnh” về quê coi đập lúa, dự buổi chia phần những lần như thế cậu khấp khởi trong lòng vì sẽ được tha hồ tự do tung tăng trên cánh đồng tít tắp, lúa chín vàng trĩu nặng, mùi rạ mới của các thửa ruộng vừa gặt như quyến rũ chàng, những tổ chim Manh manh – chim manh manh thường làm tổ trên ngọn lúa, đàn con sẽ nở trước khi lúa gặt, nhưng lâu lâu còn lại sót trên ngọn lúa vài tổ chim, có khi còn cả trứng hay chim non đem về nuôi, bao giờ người gặt cũng cho Dũng, mỗi lần như thế Dũng lại lân la trò chuyện với các thợ gặt lúa, người gặt ở quê bao giờ cũng nể nang những người ở phố, họ hỏi đủ chuyện về sinh hoạt và học tập của gia đình Dũng, những trận cười giòn khi có niềm vui vang vang trong nắng gió bay theo cánh đồng như giục giả tính hồn nhiên đôn hậu  của Dũng, vì những lẽ đó Dũng rất thích về làng mỗi dịp có kỳ nghỉ.
Buổi trưa, khi gánh cơm đã ra đến, mọi người nghỉ tay, rửa vội mặt mày tay chân rồi quây quần trên miếng ny lon in hoa dài đã bày biện, sắp sẵn “bửa cơm đồng”, ôi chao, Dũng cũng được cùng ngồi chung mâm, những món “rất nhà quê ấy” như các tràu nướng dầm nước mắm, canh khoai, canh mướp hương, cá diếc nấu lá gừng… còn vương vấn mãi trong tâm trí Dũng, cho đến sau này.
Vùng quê Nghĩa Hành có tập tục khá lạ là ăn nửa buổi, hay ăn xế - hai bửa ăn phụ ấy vào nửa buổi sáng và chiều, lúc thì nồi khoai mì, lang, lúc thì chè hay bánh tráng nướng cuống với rau muống, chấm mắm hoặc đặt cả con mắm cái ở giữa rồi ăn, khá lạ, ngon, vì vậy nếu ai là dân xứ Nghĩa Hành đi xa cũng nhớ hương vị bình dân mộc mạc của người nông dân quê nhà.
Những người nông dân chơn chất ấy họ rất tình cảm, trọng nhân nghĩa và tốt bụng, bao giờ khi chia phần và trả công cuối ngày cho họ bằng những ang lúa Dũng cũng rộng tay cho người. Vì vậy, những chủ làm rẻ ruộng thích được bà giáo phân công Dũng về coi đập lúa.
Mùa cá lia thia, Dũng thường cùng bạn trang lứa đi bắt đem về phố nuôi và chơi đá cá lia thia, bắt cá cũng phải hiểu về nó, thường mùa lia thia sinh sản làm tổ, tổ là bọt của chính đôi vợ chồng cá làm nên để trú ẩn trong mùa sinh sản, hình như có tiết ra dịch vị gắn kết nên tổ rất bền, lỡ có cơn mưa rào cũng không thể tan được, với kinh nghiệm của bậc đàn anh, thường bọt lớn có cá to, khi thấy bọt nghiêng dòm, nếu thấy có cá là be bờ đắp và tát nước ra từ từ, chú cá sẽ không thoát đâu được, cá lia thia sọc ngang trên mình càng to, thắm, miệng lớn, đuôi càng dài là khỏe lắm, lì đòn chính vì vậy khi bắt được cá lớn là các bạn nhỏ rất khoái chí. Tuổi thơ con trai ai đã từng sống nơi thôn dã sẽ cảm nhận được điều nầy.
Trong đời người ai đã từng xem đá cá lia thia mới thấy thú vị làm sao, loài cá rất dũng mãnh, thường trước khi thả chung một bình để cá đá, chúng được đặt kề nhau để vè, khi vè nhau, đuôi được bung thật lớn, hai miệng áp sát nhau như muốn cắn đối thủ, nếu như đá gà người chơi úp sát lồng để vè, và người chơi kinh nghiệm sẽ đoán biết mà bắt độ với nhau, thì đá cá cũng vậy.
Trái bóng nuôi cá cũng đẹp, hồi ấy các nhà khá giả đều mua nó, nghe nói rằng trên các tàu thủy có nhiều. Ông giáo vì yêu mến Dũng cũng mua cho Dũng trái bóng thủy tinh ấy, nó được đặt trên giá gỗ khá đẹp, con cá nhất của Dũng bao giờ cũng được ở trong đó trên bàn học, và Dũng thường bắt muỗi, ruồi cho nó ăn, quan sát cá ăn cũng thú vị lắm, khi con mồi bỏ vào trên mặt nước lập tức nghe dao động, cá từ dưới ngắm thẳng và đớp con mồi chính xác.
Mỗi chiều bà giáo về gia đình sinh hoạt bao giờ cũng trước tối, lúc thì trái mít, lúc buồng chuối, quả thơm… lúc nào trên baga xe cũng có, vì vậy các con bà thường ngồi trước nhà đón mẹ về, bà đến nhà các con rộn rã reo vui, Mẹ đi dạy về. Đời của bà giáo lặp đi lặp lại như thế, con của bà mỗi ngày một lớn trong niềm yêu thương, trìu mến của gia đình.
 
NGÃ DU TỬ/ SGVN
(Còn nữa) 
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 20.09.2021 11:35:09 bởi THƠ NGÃ DU TỬ >
#1
    Chuyển nhanh đến:

    Thống kê hiện tại

    Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
    Kiểu:
    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9