TIỂU THUYẾT KÝ SỰ: BÀ GIÁO VÂN
Chương 17 BỨC THƯ CỦA CHA Năm ấy, vợ chồng Dũng đã mua được căn nhà nhỏ ở Bình Thạnh, sự miệt mài của vợ chồng Dũng cũng được đáp đền, trời đất ban ơn phước, vuông nhà nhỏ ấy là công sức của mồ hôi, nước mắt thậm chí máu xương. Cuộc sống là trường tiếp diễn liên hồi, chẳng thể ngơi nghĩ, đời người cũng vậy, liên tục chinh chiến, cho đến khi không còn trên thế gian mới thôi. Mỗi đời sống nhu cầu gia đình sẽ nhiều hơn, ráng thêm tí nữa em nhé, cái nghèo vẫn đeo đuổi, mọi sự anh biết rất khó, tuy vậy vẫn phải cố gắng không ngừng. Buổi chiều, đi làm về nhận được thư từ quê nhà gửi vào, anh mừng lắm, Bức thư cha viết: “Vợ chồng các con yêu mến Nghe mẹ nói các con đã nổ lực phi thường và giờ này các con ngồi trong ngôi nhà mà chính các con xây dựng nên, chắc chắn các con rất vui. Cha mừng lắm, các con bắt đầu sự an cư, an cư mới lập nghiệp, cổ nhân quả chẳng sai. Chắc các con vất vả lắm, ấy là đương nhiên bởi các con tự thân cật lực không có ai ai dựa dẫm, điều ấy cha càng tự hào. Nếu như cha mẹ khá giả cho các con, thì có gì tự hào, chính các con làm được điều không dễ ấy mới tuyệt vời làm sao. Hãy thật sự nỗ lực và siêng năng, siêng nhặt chặt giỏ, dù không giàu có nhưng cũng qua ngày bình an. Có điều, cha mong các con dù thế nào cũng phải lương thiện làm ăn, đừng tham lam của phi nghĩa, nhớ ơn người giúp mình. Với các con sống phải trách nhiệm với bản thân, gia đình, dân tộc và tổ quốc, biết đỡ đần tôn trọng và yêu thương, chỉ có chủng tử yêu thương mới trường tồn, còn những điều khác chỉ là phù phiếm trong cõi nhân gian mịt mùng. Các con hãy biết nhẫn nhịn và tha thứ, trọng danh dự chính mình, chính danh dự làm nên nhân cách tuyệt vời nhất cho đời người. Điều này rất khó nhưng không phải không làm được. Tiền tài và danh lợi đầy rẫy ma lực, lơ đểnh sẽ dễ bị cám dỗ không còn là chính mình, có khi hệ lụy thế hệ sau. Nghèo cho sạch, rách cho thơm, danh dự cao cả nhất của con người có nhân cách trên trần gian. Các con hãy nhớ lấy lời cha. Lời ngắn, tình dài. Mong các con bình an, giữ lấy lề phong gia trong đời sống quá nhiều biến động và cạm bẫy nhất là sống trong đô thị lớn. Cha bịnh quá, có lẽ di chứng của ngày tháng trước với rừng thiêng, nước độc và đời sống kham khổ. Nếu ngoài này gánh gồng được thì thôi, bằng không cha sẽ vào chữa bệnh và nhân tiện thăm các con cháu. Yêu thương các con cháu. Cha Dũng đọc xong bức thư, rồi đọc lại cho vợ nghe, một tình yêu dành cho ông rất lớn trong trái tim vợ chồng Dũng. Chợt vợ anh nói với tấm lòng từ trái tim: - Anh à, có thể các di chứng xưa giờ cơ thể cha suy nhược bùng phát, khi cơ thể yếu mọi bệnh tật có thể hoành hành, em nghĩ hay là chúng ta mang cha vào mà cố gắng chữa cho cha, dù sao ở đây phương tiện cũng tốt hơn ngoài đó, biết đâu cha sẽ đỡ ra, sống thêm được năm bảy năm. Cha vốn ít nói, nhưng khi nói ra chắc là cũng đến độ cơ thể chịu không nổi nữa. - Tuyệt quá em, bây giờ chúng ta còn quá khó khăn, nhưng với tấm lòng thì, khó tính theo khó. Cảm ơn em vì anh mà em đã chẳng quản ngại. Dũng cảm thấy tuyệt vời sự yêu thương của cô dâu hiền lành nhưng thẳng thắn với tâm hồn quản đại. Thật là hạnh phúc vì vợ anh hiểu và cảm thông. Gia bần tri hiếu tử là vậy, ơn trời còn dung cho cha, cho mình. Thì ra mọi sự trên đời tất cả do duyên mà nên. Niềm vui trổi dậy không thể tưởng được. Dũng hát: Cuộc đời vẫn đẹp sao, tình yêu vẫn đẹp sao. Chỉ có tình yêu thương mới làm đẹp tâm hồn, điều ấy bất biến trong cuộc sống này. - Hay là anh viết thư về mời cha vào thăm luôn, cũng là nguyện vọng của cha, hơn nữa cha chưa biết mặt cháu nhỏ sau của ông, phải đấy anh. - Vậy nhé. - Em đã nói rồi, anh cứ như thế, như thế. NDT (Còn tiếp)
CHƯƠNG 17 BỨC THƯ CỦA CHA Năm ấy, vợ chồng Dũng đã mua được căn nhà nhỏ ở Bình Thạnh, sự miệt mài của vợ chồng Dũng cũng được đáp đền, trời đất ban ơn phước, vuông nhà nhỏ ấy là công sức của mồ hôi, nước mắt thậm chí máu xương. Cuộc sống là trường tiếp diễn liên hồi, chẳng thể ngơi nghĩ, đời người cũng vậy, liên tục chinh chiến, cho đến khi không còn trên thế gian mới thôi. Mỗi đời sống nhu cầu gia đình sẽ nhiều hơn, ráng thêm tí nữa em nhé, cái nghèo vẫn đeo đuổi, mọi sự anh biết rất khó, tuy vậy vẫn phải cố gắng không ngừng. Buổi chiều, đi làm về nhận được thư từ quê nhà gửi vào, anh mừng lắm, Bức thư cha viết: “Vợ chồng các con yêu mến Nghe mẹ nói các con đã nổ lực phi thường và giờ này các con ngồi trong ngôi nhà mà chính các con xây dựng nên, chắc chắn các con rất vui. Cha mừng lắm, các con bắt đầu sự an cư, an cư mới lập nghiệp, cổ nhân quả chẳng sai. Chắc các con vất vả lắm, ấy là đương nhiên bởi các con tự thân cật lực không có ai ai dựa dẫm, điều ấy cha càng tự hào. Nếu như cha mẹ khá giả cho các con, thì có gì tự hào, chính các con làm được điều không dễ ấy mới tuyệt vời làm sao. Hãy thật sự nỗ lực và siêng năng, siêng nhặt chặt giỏ, dù không giàu có nhưng cũng qua ngày bình an. Có điều, cha mong các con dù thế nào cũng phải lương thiện làm ăn, đừng tham lam của phi nghĩa, nhớ ơn người giúp mình. Với các con sống phải trách nhiệm với bản thân, gia đình, dân tộc và tổ quốc, biết đỡ đần tôn trọng và yêu thương, chỉ có chủng tử yêu thương mới trường tồn, còn những điều khác chỉ là phù phiếm trong cõi nhân gian mịt mùng. Các con hãy biết nhẫn nhịn và tha thứ, trọng danh dự chính mình, chính danh dự làm nên nhân cách tuyệt vời nhất cho đời người. Điều này rất khó nhưng không phải không làm được. Tiền tài và danh lợi đầy rẫy ma lực, lơ đểnh sẽ dễ bị cám dỗ không còn là chính mình, có khi hệ lụy thế hệ sau. Nghèo cho sạch, rách cho thơm, danh dự cao cả nhất của con người có nhân cách trên trần gian. Các con hãy nhớ lấy lời cha. Lời ngắn, tình dài. Mong các con bình an, giữ lấy lề phong gia trong đời sống quá nhiều biến động và cạm bẫy nhất là sống trong đô thị lớn. Cha bịnh quá, có lẽ di chứng của ngày tháng trước với rừng thiêng, nước độc và đời sống kham khổ. Nếu ngoài này gánh gồng được thì thôi, bằng không cha sẽ vào chữa bệnh và nhân tiện thăm các con cháu. Yêu thương các con cháu. Cha Dũng đọc xong bức thư, rồi đọc lại cho vợ nghe, một tình yêu dành cho ông rất lớn trong trái tim vợ chồng Dũng. Chợt vợ anh nói với tấm lòng từ trái tim: - Anh à, có thể các di chứng xưa giờ cơ thể cha suy nhược bùng phát, khi cơ thể yếu mọi bệnh tật có thể hoành hành, em nghĩ hay là chúng ta mang cha vào mà cố gắng chữa cho cha, dù sao ở đây phương tiện cũng tốt hơn ngoài đó, biết đâu cha sẽ đỡ ra, sống thêm được năm bảy năm. Cha vốn ít nói, nhưng khi nói ra chắc là cũng đến độ cơ thể chịu không nổi nữa. - Tuyệt quá em, bây giờ chúng ta còn quá khó khăn, nhưng với tấm lòng thì, khó tính theo khó. Cảm ơn em vì anh mà em đã chẳng quản ngại. Dũng cảm thấy tuyệt vời sự yêu thương của cô dâu hiền lành nhưng thẳng thắn với tâm hồn quản đại. Thật là hạnh phúc vì vợ anh hiểu và cảm thông. Gia bần tri hiếu tử là vậy, ơn trời còn dung cho cha, cho mình. Thì ra mọi sự trên đời tất cả do duyên mà nên. Niềm vui trổi dậy không thể tưởng được. Dũng hát: Cuộc đời vẫn đẹp sao, tình yêu vẫn đẹp sao. Chỉ có tình yêu thương mới làm đẹp tâm hồn, điều ấy bất biến trong cuộc sống này. - Hay là anh viết thư về mời cha vào thăm luôn, cũng là nguyện vọng của cha, hơn nữa cha chưa biết mặt cháu nhỏ sau của ông, phải đấy anh. - Vậy nhé. - Em đã nói rồi, anh cứ như thế, như thế. NDT (CÒN TIẾP)
<bài viết được chỉnh sửa lúc 06.10.2021 09:44:15 bởi THƠ NGÃ DU TỬ >
Chương 18 CHA VÀO NAM Chiếc xe ôm chở cha và mẹ vào tận nhà đúng địa chỉ trên miếng giấy. Cha vẫn vậy, áo sơ mi trắng, quần tây đà bỏ áo trong quần, sandal da từ thời trước còn lại, thói quen ấy từ khi Dũng lớn đã thấy như thế. May quá, bà xã Dũng vừa đi chợ về rất đúng lúc, nếu không có lẽ cũng rất khó cho ông bà. - Chào cha mẹ, vào nhà đi. Vợ Dũng lên tiếng - Ông bà Giáo bước vào. Đám trẻ nhỏ và một vài người hàng xóm hiếu kỳ đã đến trước sân, vài người võ đoán: - Bác trai giống chị lịch sự quá, chắc trước đây cũng ngon lành đàng hoàng lắm Sen Vợ Dũng cũng vui lây. Trả lời: - Không phải đâu, cha mẹ anh Dũng. - Dòm kỷ giống chú Dũng nè. Và rồi mọi người hỏi thăm đôi câu xả giao cũng ra về, nhường chỗ lại cho gia đình, cha mẹ ngồi ghế, chị rót 2 ly nước sâm nhà nấu mời nước. Cha ôn tồn nói: - Mừng cho các con có chỗ chui vào ra trong thành phố này, dù là căn nhà như thế này. Bây giờ nó tuyềnh toàng vậy, nhưng từ từ nó sẽ đầy ra các thiết bị trong nhà. Cha mẹ nhận thư các con, cảm ơn các con đã yêu thương và nghĩ đến cha, cha mấy lúc nay trong người mệt quá, chẳng biết cơ thể thế nào, mẹ giục cha nên vào sớm trong này, may ra “phước chủ may thầy” có đỡ gì không, chứ ngoài ấy vô vàn khó khăn. Sinh tử là mệnh không thể biết trước con à. Dũng đi làm hả con? - Dạ, anh đi làm thường chiều mới về, cha mẹ rửa tay uống nước, nghỉ ngơi chơi với mấy nhỏ con. Vừa nói chị vừa dẫn 2 đứa con, chào ông bà nội đi con: - Con chào ông bà nội. Hai cháu còn lạ lùng bỡ ngỡ, có vẻ ngần ngại. Buổi cơm trưa rất đầm ấm giữa con cháu, ông bà vui lắm. 2 cháu quấn quít ông bà, sợi dây thiêng liêng dòng tộc bao giờ cũng nhanh chóng làm gần gủi nhau. Chiều hôm đó, Dũng đi làm về sớm. Pha bình trà bắc cùng cha mẹ ăn mạch nha với bánh tráng, chút quà quê của ông bà mới đem vào. Vốn cả ông và Dũng hảo ngọt, hơn nữa vừa ăn uống trò chuyện cũng thú vị, nhất là được nói chuyện với cha, rất lâu chưa được ngồi cùng cha. Mẹ cùng ngồi trên với vợ Dũng, cha và Dũng ngồi dưới bàn. - Con đi làm có gần đây, công việc có nhẹ nhàng thoải mái không? - Dạ cũng gần và thoải mái cha à, - Các con sống ở đây thấy thế nào so với quê mình? - Người Sài Gòn vốn có truyền thống hào phóng và rộng rãi, ý tưởng phóng khoáng, không để ý đến ai, người nhập cư vào đây, chẳng chóng thì chầy cũng hòa nhập cách sống của họ con nghĩ ai cũng muốn nhưng vì hoàn cảnh và điều kiện ngoài Trung Bắc khắc nghiệt quá từ đời nào đến giờ nên dè xẻn tiết kiệm, lần lần ý nghĩ ấy ăn tận máu nên ky bo, chứ phóng khoáng ai chẳng thích, rất dễ chịu. Việc mình mình lo, không quan tâm người chung quanh lắm, không như ngoài mình để ý đến người khác. Ấy là cái hay. Còn ngoài quê mình người ta để ý mọi thứ, từ bộ độ cho đến chiếc xe, khá hơn thì ghen, nghèo hơn thì khinh, trạng thái tâm lý ấy khó mà quảng đạt, khó mà độ lượng. Từ khi các con về ở đây, ai cũng quý mến, nể nang. - Vậy là tốt rồi, cha nghe mà vui. - Có điều họ chơn chất, mời mọc thì hoan hỉ đến với nhau, đừng câu nệ chung quanh đây ai cũng vui vẻ với các con cả. Họ thích mời rượu, cũng cố gắng hết mình với họ. Họ thích nhậu, chiều về rủng rĩnh mấy đồng là xúm xít ngồi lại, có khi vì phải không cũng phải chìu họ cho vui, từ đó mình cũng vui lây. - Xã giao thì được nhưng cũng chừng mực con nhé. Cái gì cũng vậy không nên thái quá, sẽ mất cân bằng, nhất là rượu bia. Cha cả đời không uống rượu bia, cũng có sao đâu, thời trước cha đi làm nhiều cuộc sum vầy, tiệc tùng vui vẻ lắm, nhưng cha vẫn từ chối hết mực, có ai ép đâu nào. - Thực ra cha không uống từ đầu, con nghĩ cũng cái gì cũng có hay, tuy nhiên phải biết khi nào dừng, đó là vấn đề cha à. Trong quyền lực cũng vậy, nhiều người tham quyền, không lường trước được khả năng mình, sức cùng lực kiệt vẫn cố vị. Lẽ ra họ nên nghỉ, nhường lại cho người khác, vừa được người sau nể trọng, vừa được nghỉ ngơi thanh nhàn, lợi lạc cả hai, khổ thay, không chịu, cái ấy gọi là tham địa vị, địa vị càng cao lòng tham càng lớn. Sai lầm lớn của đời người là vậy. Trong bàn rượu nhiều cái cũng hay lắm, người Nga có ngạn ngữ “Trong rượu có sự thật” khi người say nói, mình mới hiểu nỗi niềm của họ, lúc tỉnh không khi nào thổ lộ, theo con là vậy. - Thời trước, Quan là phụ mẫu chi dân, nghĩa là quan như cha mẹ, cha mẹ bao giờ cũng hy sinh cho con cái – nghĩa là hy sinh cho dân, điều ấy là đúng, chuẩn mực. Các con có con cái, cha ví dụ rất đơn giản để con hiểu, nhà nghèo không đủ cơm, cha mẹ phải nhịn cho con cái dù rát ruột cũng phải chịu, như thế mới xứng đáng. Bây giờ con thấy quan nào hy sinh cho dân, thậm chí còn bắt chẹt khi người dân yếu thế, đây thực là một tệ hại cho xã hội. Dân có no ấm họ mới kính quý quan, bằng không sẽ ngược lại. Một điều đơn giản vậy nhưng họ đâu đoái hoài nghĩ tới, vô lý lắm. Sự tồn tại vô lý nhưng có thật. - Bây giờ cũng có, nhưng hãn hữu. Chỉ những khẩu hiệu đơn điệu và nhàm chán đến kinh hoàng. Tại sao như thế, cha. - Dễ hiểu thôi con, người ta không có khái niệm dân là trọng tâm của tổng thể xã hội. Một sai lầm lớn của sự kiêu mạn và bạo lực. Chẳng qua là thiếu vắng tình yêu, tình yêu là nhân tố tiên quyết, chỉ có tình yêu bao dung và cao cả mới chấn hưng được lòng người. Cho đến bây giờ, cha nghĩ chỉ thống nhất về địa lý chưa thể thống nhất lòng người, đừng nói chi đến lòng dân tộc, tình dân tộc, tự tình dân tộc. Tình dân tộc và nghĩa đồng bào nó như một hệ luận của đất nước dẫn đến sự đoàn kết, sức mạnh và phú cường cho tổ quốc. Đây là một triết luận chuẩn mực mà bất cứ chính khách, người lãnh đạo có tri thức cũng phải học, phải biết và phải hiểu nữa. - Lẽ ra đã hơn mười năm bộ đầu phải đào tạo bài bản lãnh đạo từ phường xã trở lên để thay thế số lãnh đạo một thời vì thiếu nhân sự nên tạm thời. - Đúng vậy con à, ngày mới thống nhất, không đủ cán bộ để đảm trách, có thể dùng tạm những người kém hiểu biết bởi phải bảo vệ thành quả cách mạng còn non yếu. Còn bây giờ, tại sao cán bộ thiếu, yếu về sở học, đây là vấn đề của xã hội. Thế hệ các con đã xong tú tài, những gia đình đủ sự tin cẩn cho chính thể, tuyển chọn vào các học viện hành chánh, mười năm sau, mười thế hệ ra đời làm sao không đủ quản trị đất nước được. Đó là sự quản trị yếu kém của xã hội. - Cha à, phải chi người ta đừng kiêu mạn, giữ những người tài giỏi về chuyên môn tiếp tục cho làm việc thì hay quá. - Đúng vậy con à, nhiều người miền Nam rất giỏi học hành ở các quốc gia văn minh những đại học lừng danh của Pháp, Anh, Đức, Ý… tuyệt vời lắm, không ưu đãi thậm chí bị ngược đãi, nên lần lượt người tài ra đi hết, thậm chí đánh đổi cả số phận. Tái thiết đất nước rất cần những cái đầu giỏi như thế. Một người tính bằng cả trăm, nghìn người làm. Anh à, để cha tắm rửa còn nghỉ nữa, đi cả vài ngày đường rồi, say sưa quá, dọn dẹp bàn đi. Cha đi tắm rửa còn dùng cơm chiều cha à. Vợ Dũng lên tiếng mới chấm dứt. * * * Mẹ Dũng – Bà Giáo Vân muốn về cùng gia đình ngoài quê, bà rất xuýt xoa và phân vân, ở trong này cũng chẳng xong, ra về ở luôn ngoài ấy cũng chưa ổn, chẳng lẽ bà phân thân. Người mẹ nào không yêu thương con, trong khi các con còn nhiều thiếu thốn. Cuối cùng bà mạnh dạn trình bày, sau khi gặp tất cả các con trong thành phố này. Buổi tối, trước khi trở về, Bà Giáo nói: - Mẹ phải về thôi các con à, ruộng vườn nhà cửa, cả mồ mả ông bà ai quán xuyến được nếu không phải là mẹ. Bây giờ đứa nào cũng đã có gia đình, như vậy mẹ cũng an lòng. Mẹ đã nói với cha rồi, trong này các con còn phải làm việc và sống, đã một tuần nay mẹ ở cùng các con, mẹ hiểu ý từng đứa. Mỗi đứa có cái khổ riêng, không cần các con phải nói mẹ đã nhìn thấy hết cả hoàn cảnh lẫn điều kiện của các con. Những nhọc nhằn cùng những nổ lực ấy rất quý, ráng lên các con à, mẹ để lại cha các con cố gắng chăm sóc bửa ăn và thuốc men, như vậy cũng quá sức các con rồi. Lòng tốt và hiếu kính của các con mẹ đã cảm nhận. Lòng tốt bao giờ cũng được đáp đền, mẹ nghĩ vậy. Ông Giáo nói: - Mình à, như vậy đi. Mấy hôm nay tôi vào đây có thuốc men uống nghe đỡ hơn. Bác sĩ nói suy nhược, tổn thương cả lục phủ ngũ tạng, cần bồi bổ sức khỏe, sức khỏe có mạnh khỏe đề kháng cao may ra mới chống bệnh được. Ở đây, tôi giúp các con coi nhà, cũng nhẹ nhàng thong thả thôi mình, nhiều thời gian nghĩ dưỡng Bà xã Dũng nói với mẹ cho an lòng: Tuy vợ chồng con bận rộn kiếm sống nhưng cơm nước cũng dễ dàng. Đợi cha bình phục hẳn rồi về cũng được mẹ à, chẳng qua thêm chén đủa thôi, không đến nổi nào. Đến đâu hay đến đó các con sẽ cố gắng. - Mình à, khéo ăn thì no, khéo co thì ấm. Sen khéo léo và tươm tất, nên mình khỏi lo. Nó ý chỉ, còn Dũng tuy hời hợt nhưng chân thành, biết nghe lời phải. Biết tính ý cũng dễ. Dũng nghe cha nói cũng vui, ưng bụng, ông nhận xét rất đúng không thiên vị ai và nhân cơ hội này cũng muốn lắng nghe đôi điều của cha. Và ông nói tiếp: - Ở đây, đất khách quê người, mẹ cha, anh chị em chẳng ai gần gủi, các con cố gắng đỡ đần nhau, chân thành với nhau thì mọi sự sẽ qua đi, sự nóng giận nào cũng chẳng đúng, bởi lẽ khi nóng giận sẽ mất hết bình tĩnh để phán xét. Mọi điều hết sức giữ bình tĩnh, nếu xét thấy thái quá hoặc bỏ đi nơi khác hoặc tìm việc gì làm để khỏi tiếp tục cải nhau. Đã là vợ chồng là phải nhẫn nhịn, đôi nhẫn cưới đã nói lên ý nghĩa ấy, giữ được chữ nhẫn đã có hàm ý của yêu thương. Có đôi lúc sự vu vơ nào đó, nếu cải nhau thiếu sự bình tĩnh có thể xảy ra tổn thương không đáng có, nếu biết bình tĩnh và nhẫn nhịn. Chữ nhẫn gồm chữ Đao ở trên, phía dưới chữ Tâm, con dao đâm vào tim còn phải chịu đựng được nữa là. Cái sai lớn thường bắt đầu sự việc nhỏ. Lỗ nhỏ làm đắm thuyền, tục ngữ Việt súc tích lắm các con à. Các con có khi nào thấy cha mẹ cải nhau chưa? tất nhiên cha mẹ đâu phải thánh, cũng có những xào xáo hay hiểu lầm, nhưng biết nhún nhường mọi sự được bình an. Ai cũng có những sai lầm, nhưng khi hiểu ra nên giải bày, hay xin lỗi, cha nghĩ như vậy sẽ dài lâu, bền vững. - Dạ, con hiểu. Tối ấy, mẹ vẫn trò chuyện với Sen rất khuya, phụ nữ với nhau dễ cảm thông, hình như bà cố dặn dò cô con dâu những tính ý rất riêng để hiểu thêm cha mà bà rất rõ từ cách ăn uống cho đến mọi sinh hoạt của ông. Ngày mai bà sẽ về nhà ngoài ấy, sẽ xa ông chưa biết bao lâu nhưng cũng suy đoán là không hề ngắn. Sợ rằng sẽ phiền muộn bực bội nên bà cố nói những điều cần nói, có khi là điều đã nói rồi. Dù sao bà Giáo vẫn hài lòng với chính bà cùng những trao đổi ngọt ngào và thân tình với cô dâu của bà. NDT (còn nữa)
Chương kết NGÀY TRỞ VỀ CÙA BÀ GIÁO Trên chuyến tàu Nam Bắc về quê, bà cảm thấy lòng mình vui hơn lúc vào Nam bương chải kiếm sống. Mỗi thời một khác tùy theo cảm xúc của mình mà vui buồn khác nhau. Sự dịch biến của càn khôn tác động đến mỗi con người. Tất cả sự chi phối ngẫu nhiên ấy liên tục xảy ra, liên tục kết thúc, tiếp diễn mãi mãi trong cõi người, cõi đời. Với cách làm việc và sống của các con, bà hy vọng một sự đổi thay tích cực sắp tới. Cuộc đời các con rồi đây sẽ bình an, ngày cơ cực đã trôi xa vào quá khứ, nhường chỗ cho bức tranh sáng sủa tương lai mà con cái bà đứa nào cũng nổ lực và tận tụy. Bà mỉm cười, với nụ đời nhẹ nhàng mà đôn hậu. Tiếng xập xình của đoàn tàu khi băng băng qua mối nối ray đường sắt dường như âm thanh lớn hơn trong đêm tĩnh mịch khi đoàn tàu đi qua những làng mạc. Bà gục đầu trên bàn nhỏ của toa tàu thiếp đi trong giấc mơ thấy đứa con nào cũng có mái nhà khang trang ở đô thị bậc nhất này. Thì ra, đêm qua cơn mưa đã tưới tắm cây cối hai bên như xanh thêm màu hy vọng cho quê hương, mà từ ngày thống nhất đến giờ mãi gieo neo trên mỗi phận người đôn đáo tìm cái ăn, cái mặc trong cơ thể gầy gò, lơ láo đến xác xơ vì thiếu đói. Bà Giáo chợt nhớ lại, chuyến vào thăm các em bán đồ cũ – những người đã giúp bà những ngày kiếm cơm trên đường Hai Bà trưng Tân Định, cũng chính Dũng đã chở bà trở lại. Khi đến thăm, các em cũng quây quần tại “tổng hành dinh” của vợ Đ/ úy Vinh, ngôi nhà bên trong hẻm một nơi chở che hiểm nguy thời ấy. Vẫn những giọng nói rôm rã, sôi nổi của chị Huỳnh Kim: - Chào cô, mới vào cô khỏe cả chứ. Về ngoài ấy đời sống có ổn không cô? - Cảm ơn các em. Vẫn tạm ổn, bớt nổi cơ cực nhiều. Và gia đình các em? Chị Huỳnh Kim lúc nào cũng ồn ào thông báo: - Ông xã em và Thành được thoát cổng năm ngoái, hiện tại vẫn thường xuyên làm tài xế cho em và chị Thành, vẫn café sáng quán cốc bên trong hẻm, đến 9 giờ thì quay về làm nội tướng cho gia đình. Đời đổi thay vị trí các ông cũng thay đổi. Ngày trước các ông chỉ huy chiến đấu ngoài mặt trận, bây giờ các ông chỉ huy đàn trẻ, fontion như nhau, ngoài ra còn quán xuyến bếp núc, nhà cửa, đưa đón các con đến trường, đâu đó xong xuôi xuống đây chở bọn em về nhà, tư chức hạng sang cô à, miễn phí café, ăn sáng. Lâu lâu có bè bạn, chiến hữu đến nhà mọi thứ bia bọt giao tế “nữ giám đốc vỉa hè” bao ráo trọi. - Chúc mừng Thành và em, còn Vinh thì sao? Chị Vinh mặt buồn buồn: - Ông xã nhà em chưa nghe động tĩnh gì, trên 10 năm ròng rã, di chuyển qua 3 trại, em cố gắng gánh gồng, trời thương nên cũng nuôi con và thăm nuôi anh được cô à. - Mỗi người tù không án có một số phận, em cũng bình tâm lo hết trách nhiệm của mình. - Dạ, tâm niệm em vậy thôi, cô à. - Cô kể em nghe một chuyện thật khôi hài, nhưng chua xót: Có anh Xây dựng nông thôn ngoài quê, thời chiến tranh trốn lính sơ ra ngoài mặt trận chết không ai lo vợ con hom hem và mẹ già. Ngày giải phóng bị bắt, không hiểu khai báo thế nào, khi cô lên trại đã thấy, bây giờ vẫn còn chưa ra. Ngày mẹ anh ấy mất, gia đình báo tin, anh khóc dữ dội anh kể lễ nổi cơ cực của bà nuôi con, người cán bộ đi qua nghe được có lẽ cũng động lòng bèn hỏi thăm biết cớ sự, về phòng, lên mở sổ “phạm nhân” không có trong danh sách. Không biết quá trình lưu trử và sao lưu thế nào? Báo lên trưởng trại giam, sau đó cho phóng thích. Hy hữu thiệt. Gần 10 năm oan trong trại. Nói vậy để em Vinh thấy rằng mổi số phận hình như được định đoạt bởi mệnh số. - Dạ, em cứ nguyện cầu cho anh được về cùng em để tiếp tục cuộc sống, em cũng quá mệt mỏi, nhiều lúc kiệt sức không có ai bên mình san sẻ. Cũng đã 10 năm rồi còn gì cô! Đợt em đi thăm anh lần ấy, may quá, đang lo lắng thì cô giảng sư Văn Khoa trở lại tìm người bán chiếc áo dài, con nhỏ Huỳnh Kim mau miệng, nên dắt vào nhà em, chị ấy lãnh được thùng thuốc tây gửi về bán ra được 7 chỉ, chị năn nỉ chuộc lại giá 2 chỉ. Thật là chiếc áo dài cũng có mệnh số. Tất cả còn nguyên, và từ đó chị thỉnh thoảng cũng ghé thăm, sẻ chia cùng em nổi khổ của em. Thì ra gia thế chị lẫy lừng lắm cô à. Tất cả nhà đều đi trước lúc mấy ông này vào, định cư khắp châu Âu và Hoa Kỳ. Hiện chị còn một mình bên đây, đơn thân. Chị sống bằng viện trợ. - Vậy cũng mừng, thổ lai hoàn thổ. Chắc là chị có kỷ niệm lớn với kỷ vật này. - Dạ. Chợt có người phụ nữ cạnh bà Giáo mời cô ăn sáng nên trở về thực tai, với người hành khách trên tàu: - Cảm ơn em, cô cũng có, bà vội mở lon guigoz xôi và ít chà bông Sen làm khi chiều qua lên tàu vội vàng chẳng kịp ăn, giờ cũng đã đói. Cả hai cùng ăn. Ngon vô cùng. Em về đâu, vào Sài Gòn chơi hay có việc? - Em vào thăm con em học trong ấy, cháu đang học trường sư phạm. Còn cô? - Mừng cho cháu, thời này em có cháu học đại học, chắc gia đình mình cũng có công. Cô cũng vào thăm, sẳn tiện đem ông nhà vào chơi với các cháu, cô vội trở ra. Em xuống ga nào? - Dạ, Đà Nẵng, em ở Vĩnh Điện. Công với trạng gì cô. Ông xã em lính ngụy, ban truyền tin. - Vậy sao cháu được đi học? - Chẳng giấu gì cô, cũng may cô à, ba mấy cháu cũng học tập, nhờ mẹ ruột anh ấy có ông anh lớn đi ra bắc, làm cán bộ. Năm 1976, từ bắc ổng về thăm mẹ, mẹ mừng lắm, có ghé thăm gia đình em, và em nhờ ổng nói giúp. Xin chính quyền cho ông xã em về, ban đầu anh nói: “Nó theo ngụy cho đi học tập để hiểu chính sách cách mạng, học tập tốt thì sẽ về thôi”. Em giận lắm, nhà chỉ có 2 anh em thôi. - Mẹ em có nói gì không? - Dạ có, mẹ chồng em hôm đó làm dữ lắm, “tụi bay có 2 anh em mà chẳng biết thương nhau chi, hồi nhỏ đi mô cũng có nhau, bi chừ tưởng thống nhất đoàn tụ, mi ra bắc làm cán bộ về bỏ mặc thằng em trong trại tù, nó có làm chi mô, đi lính nhưng không cầm súng bắn giết ai, chỉ mang máy theo người ta, bây giờ đi cải tạo, máu chảy ruột mềm, đàng này mày dững dưng. Tau với con Ba (là Em) đi thăm thấy mà tội. Con Ba suốt ngày đầu tắt mặt tối làm thuê cấy mướn nuôi 2 đứa con ăn học, đứa mô học cũng giỏi, một năm một lớp. Mi không giúp nó thì ở luôn ngoài Bắc đừng về nhà tau, mười mấy năm không có mi, tau với vợ chồng thằng Ba cũng sống, coi như mi cũng hy sinh như cha mi thôi” - Cha em, hy sinh à? - Dạ, cha chồng em hồi ấy hoạt động trên núi, sau lén về dẫn anh Hai lên núi luôn. Mẹ em thỉnh thoảng tiếp tế trên đó mới biết. Khi cha em về đánh trận Đại Bường chết, mấy ổng đưa anh Hai ra Bắc học, từ đó biền biệt không có tin tức gì, mẹ em buồn quá về Vĩnh Điện, vậy mới gặp em. - Người mẹ nào cũng thương con, thời Quốc gia nhiều trường hợp vậy lắm em à. Có nhiều nhà còn xung đột giữa 2 người nữa cà. - Dạ, sau đó ảnh liên hệ với xã, xin gặp ông xã em. Ổng có bảo lãnh. Mấy tháng sau ông xã em được về, cũng gần 2 năm ở tù cô à. - Cũng may, mẹ em cứng rắn, và anh ấy nghĩ lại, chứ nếu không cũng gay. Chẳng biết sao - Dạ, chứ em biết mô cô, - Bây giờ, ông xã em làm gì? Cháu nhỏ học lớp mấy? - Dạ, con gái nhỏ em học 12 rồi, ông xã em vẫn làm cho HTX xe vận tải. Đời sống bây giờ cũng đỡ cơ cực cô à. Nghĩ lại mười mấy năm trước sao mình giỏi quá cô. - Đời sống là vậy, ‘có chồng thì nấn ná, không chồng đội đá vá trời’ cái gì rồi cũng qua đi, khổ hoài ai chịu nổi. - Cứ nói chuyện hoài, chưa hỏi thăm cô, cô ngày trước chắc có làm việc? - Ừ, cũng có, cô đi dạy, em à… - Hồi đó cô làm cô giáo, chắc giỏi cô hỉ - Cũng bình thường, có gì đâu, học thì làm được thôi. - Cũng phải có chữ nghĩa chứ cô - À, đương nhiên là vậy. - Dạ, nghề giáo quý nhất cô à. - Nghề nào cũng tốt cả, miễn là lương thiện, làm hết chức trách mình em à Đến cầu Sông Vệ, sắp tới ga Quảng Ngãi rồi, cô phải xuống, cám ơn em đồng hành trong suốt đoạn đường gần 800 cây số. Con tàu kéo còi chầm chậm vào ga, rồi rít bánh dừng lại, cảnh ồn ào náo nhiệt và lộn xộn lên xuống, cùng tiếng í ới của kẻ tiễn đưa lúc nào cũng vậy. Ga dọc đường có những điều mà ga đầu hay ga cuối cùng không có được, người bán hàng rong tranh thủ việc bán mua, đặc biệt gà ta ở Quảng Ngãi rất ngon, thịt chắc ngọt người phía bắc rất thích. Ngoài ra, trái Likima, người bắc hay gọi là quả trứng gà, thịt ngọt thơm rất nhiều, những cần xé tấp nập lên toa, để chuyển ra Bắc, bà Giáo lúng túng chẳng thể nào xuống được. Chị đồng hành cùng bà giúp bà xuống, vừa xong. Bà Giáo cảm ơn, chúc bình an. Chị không quên bye bye, chúc cô về nhà vui vầy. Chị Thanh và cô Út đã có mặt trong ga, bà cùng hai con trở về. Chuyến đi này thú vị hơn lần trước, bởi tư cách bà là đi thăm hỏi, dù sao bà cũng an lòng. Thời gian mãi trôi đi, con cái càng ngày có sinh khí hơn trong cuộc sống nhộn nhịp xứ người. Cái mơ ước đơn giản ấy càng ngày càng hiển thị rõ nét hơn trong bức tranh cuộc sống của các con bà. Ơn trời và tiên tổ đã phù hộ cho con cái nói riêng và gia đình bà Giáo nói chung. Ngồi trên xe cùng chị Thanh, rừng mía ngút mắt chạy dài suốt cả đoạn đường xanh mượt, gió nhẹ lao xao, rì rào như vui với lòng bà trong buổi trở về ngôi nhà thân yêu nhất của bà. * * Chiếc xe gắn máy 2 người dừng lại trước ngõ, người ngồi sau hỏi Út: - Có phải nhà cô giáo Vân, không cháu? - Dạ, có việc gì không, chú? - Có cô giáo Vân ở nhà không, em? Anh ngồi trước hỏi : - Dạ có, mẹ em chắc phía sau nhà, mời chú và anh vào nhà. - Chú và anh uống nước, Út mới trở ra sau, gọi mẹ : - Mẹ ơi, có khách tới thăm mẹ. - Ới, mẹ vào ngay đây. Bà Giáo vừa đi vừa nghĩ, ai vậy cà? Bà Giáo bước lên nhà trên, rất bất ngờ, bà hơi luống cuống: - Ô, em Sơn và chú Quỳ. Em về khi nào vậy? Chú và em uống nước đi. - Dạ, được cô à. Đây là cha em, khi trước em có viết thư về kể chuyện với cha về sự tình cờ hai cô trò gặp nhau trong phường Tân Định, Quận 1. Ông Quỳ tiếp lời: - Cô à, cháu kể về chuyện cô, tôi muốn khóc, quý quá, nó biết lễ giáo với cô giáo cũ. Tôi mong nó về, khi nào thong thả ra thăm cô. Mấy lần trước Sơn cũng có về, tôi nhắc nhưng nó vội vả quá, lần này nó về phép, nên cố gắng ra thăm cô. - Cảm ơn chú và em nhiều. Em vẫn còn công tác ở phường? - Dạ, em chuyển lên Quận rồi. Cũng ngành ấy. - Trước khi về quê, cô muốn ghé lại thăm em, tạm biệt. Nhưng rồi cũng bận rộn, nên về luôn, cô về nhà có kể lại với gia đình và các em – nhất là Dũng nó đang ở trong đó cứ xuýt xoa hoài, muốn gặp anh Sơn, nhưng chưa có điều kiện, không liên lạc được nên anh em chưa gặp nhau. - Cô có các con ở trong đó hả? - Ừ, chứ ngoài này, em biết rồi, làm sao sống nổi. - Dạ, ngoài mình nếu không thuần nông khó sống lắm. Em về quê thăm mới thương người dân quê mình. Cũng làm nông nhưng trong Đồng Nai, Long Khánh, Tiền Giang người nông dân có thể khá giả, giàu có còn quê mình nông dân gay go có mức sống như trong ấy. Em tính mời cha mẹ em vào Sài Gòn, ông bà chưa định đi cũng quyến luyến quê hương và nhất là mồ mã tiên tổ. Khi nào ông bà thích em sẵn sàng, vợ em cũng vui vẻ. - Thực ra, xét cho cùng thì người luống tuổi chẳng ai muốn rời xa quê quán, nhưng do điều kiện khó quá không thế thôi, em à. - Dạ. Tâm lý ấy ăn sâu trong nếp nghĩ của người làng quê. - Mà, cô à, thầy đâu? Em rất xin lỗi vì không biết - Không sao, thầy cũng đã vào thăm, chơi với con cháu trong ấy. - Nghe nói thầy hồi ấy cũng dạy trung học tư thục phải không cô ? - Đúng vậy em à, hồi ấy dạy thêm cho vui, cũng như có thời giờ trau giồi kiến thức. - Hay quá, ngày trước bọn em học hành tương đối tốt, chính điều ấy ra đời khi xử lý công việc tình lý rất chuẩn mực và nghiêm minh. Phải nói thời trước nguyên tắc giáo dục thật tốt, các thầy cô giáo em đã học, ai em cũng thấy mẫu mực họ gìn giữ danh dự và phẩm chất của mình rất ư tuyệt vời, dù thế nào đi nữa cũng không thể phủ nhận triết lý giáo dục thời ấy, cô à. - Cảm ơn em, với kinh nghiệm cô cũng nghĩ như em. - Với em, cái gì đúng, đẹp nên gìn giữ, duy trì, cái gì dỡ, xấu nên bỏ. Không nên hàm hồ. Trân trọng lẽ phải và đạo lý. Chẳng phải ai trong chế độ trước cũng dỡ, cũng xấu. Không thể có điều đó. Cô biết không, trong ngành em cũng có nhiều chuyện không đồng tình em nhẹ nhàng góp ý mạnh với cấp trên, em không ngại điều ấy, vì vậy họ nể nang em. Em báo cô mừng, em không bao giờ làm việc cứng ngắt thiếu suy nghĩ. - Em xứng đáng là một người có tầm nhìn chung trong cách cư xử, cô hãnh diện ví có người học trò như em. Quay sang chú Quỳ, cha Sơn bà Giáo nói thêm : - Chú à, tôi khi xưa dạy Sơn 2 niên khóa, lớp 2, lớp 3. Ngày đó Sơn là lớp phó học rất chăm chỉ, bài vở rất ngăn nắp, tổ chức lớp khá tươm tất, không phải bây giờ em thành tài, giúp tôi mà khen lấy khen để. Chúc mừng chú có đứa con xứng đáng. Làm người khó lắm, nhất là có chức tước và địa vị. Giữ được nhân cách trong cuộc sống không dễ chút nào. - Từ nảy giờ ngồi nghe 2 cô trò nói chuyện mà tôi vui. Vui vì con cái biết đạo lý, cô biết không, quà nó mang về cho cô không phải mua ở đây, nó đem từ Sài Gòn về. Tôi tự hào vì nó biết nhớ ơn và đáp đền. Sơn tiếp lời cha : - Nhân dịp, em về phép thăm gia đình và người thân, ghé thăm cô và có chút quà tri ân cô người dắt em đi đến những bậc thang đầu đời mà hôm nay em có cơm ăn áo mặc đàng hoàng trong xã hội, xin cô nhận cho. - Cảm ơn em có tấm lòng với cô. Cô chúc em mọi việc hanh thông, may mắn trên con đường còn rất dài trong cuộc làm người. Và Cảm ơn chú cùng đi với em đến thăm. Ngoài trời nắng trưa đã lên cao, ngọn gió lành thổi vào như tắm mát 3 con người, tiễn chân hai cha con Sơn ra về lòng bà Giáo rất vui khi nhận được tấm lòng của người học trò bé bỏng năm xưa biết trọng nghĩa nhân. Lần đầu tiên bà nhận được phần thưởng lớn nhất trong đời dạy học khi không còn được đứng lớp. Một tâm hồn lớn trong xã hội đương đại, như tấm gương sáng để các con em thế hệ sau biết thu mình vào trong ánh sáng nghĩa nhân soi rọi mà đời người ai cũng phải đi qua. Thì ra, khi trở về làm dân, hóa thân đủ các nhân vật trên cõi đời một bà Giáo tận tụy cũng được niềm vui cao cả từ cậu học trò măng non thuở xưa có bàn tay và khối óc mình uốn nắn. Bà Giáo Vân mỉm cười. (Hết)
NGÃ DU TỬ/ SG Sài Gòn 2005 đã chỉnh sữa lại.
TIỂU THUYẾT KÝ SỰ: BÀ GIÁO VÂN
Đã mang vào thư viện
Cảm ơn và chúc tác giả nhiều an, vui
Chương 17 BỨC THƯ CỦA CHA Năm ấy, vợ chồng Dũng đã mua được căn nhà nhỏ ở Bình Thạnh, sự miệt mài của vợ chồng Dũng cũng được đáp đền, trời đất ban ơn phước, vuông nhà nhỏ ấy là công sức của mồ hôi, nước mắt thậm chí máu xương. Cuộc sống là trường tiếp diễn liên hồi, chẳng thể ngơi nghĩ, đời người cũng vậy, liên tục chinh chiến, cho đến khi không còn trên thế gian mới thôi. Mỗi đời sống nhu cầu gia đình sẽ nhiều hơn, ráng thêm tí nữa em nhé, cái nghèo vẫn đeo đuổi, mọi sự anh biết rất khó, tuy vậy vẫn phải cố gắng không ngừng. Buổi chiều, đi làm về nhận được thư từ quê nhà gửi vào, anh mừng lắm, Bức thư cha viết: “Vợ chồng các con yêu mến Nghe mẹ nói các con đã nổ lực phi thường và giờ này các con ngồi trong ngôi nhà mà chính các con xây dựng nên, chắc chắn các con rất vui. Cha mừng lắm, các con bắt đầu sự an cư, an cư mới lập nghiệp, cổ nhân quả chẳng sai. Chắc các con vất vả lắm, ấy là đương nhiên bởi các con tự thân cật lực không có ai để dựa dẫm, điều ấy cha càng tự hào. Nếu như cha mẹ khá giả cho các con, thì có gì tự hào, chính các con làm được điều không dễ ấy mới tuyệt vời làm sao. Hãy thật sự nỗ lực và siêng năng, siêng nhặt chặt giỏ, dù không giàu có nhưng cũng qua ngày bình an. Có điều, cha mong các con dù thế nào cũng phải lương thiện làm ăn, đừng tham lam của phi nghĩa, nhớ ơn người giúp mình. Với các con sống phải trách nhiệm với bản thân, gia đình, dân tộc và tổ quốc, biết đỡ đần tôn trọng và yêu thương, chỉ có chủng tử yêu thương mới trường tồn, còn những điều khác chỉ là phù phiếm trong cõi nhân gian mịt mùng. Các con hãy biết nhẫn nhịn và tha thứ, trọng danh dự chính mình, chính danh dự làm nên nhân cách tuyệt vời nhất cho đời người. Điều này rất khó nhưng không phải không làm được. Tiền tài và danh lợi đầy rẫy ma lực, lơ đểnh sẽ dễ bị cám dỗ không còn là chính mình, có khi hệ lụy thế hệ sau. Nghèo cho sạch, rách cho thơm, danh dự cao cả nhất của con người có nhân cách trên trần gian. Các con hãy nhớ lấy lời cha. Lời ngắn, tình dài. Mong các con bình an, giữ lấy lề gia phong trong đời sống quá nhiều biến động và cạm bẫy nhất là sống trong đô thị lớn. Cha bịnh quá, có lẽ di chứng của ngày tháng trước với rừng thiêng, nước độc và đời sống kham khổ. Nếu ngoài này gánh gồng được thì thôi, bằng không cha sẽ vào chữa bệnh và nhân tiện thăm các con cháu. Yêu thương các con cháu. Cha Dũng đọc xong bức thư, rồi đọc lại cho vợ nghe, một tình yêu dành cho ông rất lớn trong trái tim vợ chồng Dũng. Chợt vợ anh nói với tấm lòng từ trái tim: - Anh à, có thể các di chứng xưa giờ cơ thể cha suy nhược bùng phát, khi cơ thể yếu mọi bệnh tật có thể hoành hành, em nghĩ hay là chúng ta mang cha vào mà cố gắng chữa cho cha, dù sao ở đây phương tiện cũng tốt hơn ngoài đó, biết đâu cha sẽ đỡ ra, sống thêm được năm bảy năm. Cha vốn ít nói, nhưng khi nói ra chắc là cũng đến độ cơ thể chịu không nổi nữa. - Tuyệt quá em, bây giờ chúng ta còn quá khó khăn, nhưng với tấm lòng thì, khó tính theo khó. Cảm ơn em vì anh mà em đã chẳng quản ngại. Dũng cảm thấy tuyệt vời sự yêu thương của cô dâu hiền lành nhưng thẳng thắn với tâm hồn quản đại. Thật là hạnh phúc vì vợ anh hiểu và cảm thông. Gia bần tri hiếu tử là vậy, ơn trời còn dung cho cha, cho mình. Thì ra mọi sự trên đời tất cả do duyên mà nên. Niềm vui trổi dậy không thể tưởng được. Dũng hát: Cuộc đời vẫn đẹp sao, tình yêu vẫn đẹp sao. Chỉ có tình yêu thương mới làm đẹp tâm hồn, điều ấy bất biến trong cuộc sống này. - Hay là anh viết thư về mời cha vào thăm luôn, cũng là nguyện vọng của cha, hơn nữa cha chưa biết mặt cháu nhỏ sau của ông, phải đấy anh. - Vậy nhé. - Em đã nói rồi, anh cứ như thế, như thế.
Thống kê hiện tại
Hiện đang có 0 thành viên và 2 bạn đọc.
Kiểu: