Ai làm ơn tìm giùm "Lá cờ thêu sáu chữ vàng"
swhsd4u 12.11.2005 23:37:28 (permalink)
Tôi đang phải làm báo cáo có liên quan đến truyện này nhưng hình như là truyện rất thân thuộc với người Việt Nam và cũng là truyện dành cho tuổi thanh thiếu niên hay sao mà tôi tìm mãi trên mạng không có. Tôi hiện nay đang không ở Việt Nam nên việc này khiến tôi rất lo lắng. Bạn nào có truyện này thì làm ơn đang dùm lên mạng.
(Hoặc bạn nào có thể scan hộ, tôi xin tự nguyện gõ để thành tài liệu trên thư viện)
Xin cám ơn rất rất nhiều.
<bài viết được chỉnh sửa lúc 12.11.2005 23:56:59 bởi swhsd4u >
#1
    PCCC 13.11.2005 05:22:04 (permalink)
    bạn có thể vào trang này để đọc "lá cờ thêu sáu chữ vàng" của Nguyễn Huy Tưởng.
    http://www.ndcblindschool.edu.vn/vanhoa/danhnhan/cotheuchvg1.htm
    Còn nếu muốn tìm hiểu về tác giả thì:

    Nguyễn Huy Tưởng - nhà văn tiêu biểu của nền văn học Việt Nam hiện đại

    Nguyễn Huy Tưởng sinh 1912, mất năm 1960. Ông là người Dục Tú, một làng quê ven nội xinh đẹp và cổ kính. Ông là một trong số 14 nhà văn và nghệ sĩ Việt Nam được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh đợt đầu tiên vào năm 1996 (Giải thưởng do Nhà nước Việt Nam trao tặng những người có đóng góp lớn trong lĩnh vực khoa học xã hội, văn học nghệ thuật). Hai mươi năm cầm bút, Nguyễn Huy Tưởng đã để lại sự nghiệp văn học đồ sộ. Chương trình phát thanh của Ðài RFI (Pháp) ngày 15-6-1997, đã giới thiệu về Nguyễn Huy Tưởng như sau:

    Tác phẩm Nguyễn Huy Tưởng đứng vững với thời gian bởi nội dung sâu sắc, bởi ngôn ngữ nghệ thuật cao và giá trị tư tưởng độc đáo. Về tư tưởng, tác phẩm của Nguyễn Huy Tưởng đặt ra nhiều vấn đề, trước hết là trách nhiệm của người tri thức trước cảnh đất nước, về vai trò của nghệ thuật trong đời sống. Chủ nghĩa yêu nước nằm trong tác phẩm của Nguyễn Huy Tưởng, không phải bằng ngôn ngữ ca tụng mà nằm trong chiều sâu và bề dày của những điều không nói ra bằng ngôn ngữ. Chúng ẩn dưới chiều sâu của lịch sử, trong bản chất sâu sa của con người, gắn bó với thân phận sống, với đất đai, bờ cõi, với vầng trăng, ngọn cỏ quê hương.

    Tác phẩm của Nguyễn Huy Tưởng có thể chia làm 3 khuynh hướng khác nhau. Phần sáng tác trước 1945 gồm tiểu thuyết và kịch lịch sử như Vũ Như Tô, Ðêm hội Long Trì, An Tư. Phần sáng tác từ 1954 đến 1960 gồm kịch và tiểu thuyết hiện đại như Những người ở lại, Sống mãi với thủ đô. Phần thứ ba gồm các trang nhật ký của nhà văn chỉ mới được xuất bản một phần. Ngoài ra, Nguyễn Huy Tưởng còn viết tiểu thuyết Bốn năm sau, kịch bản Lá cờ thêu sáu chữ vàng cho thiếu nhi và kịch bản phim Luỹ hoa.

    Tác phẩm của Nguyễn Huy Tưởng trải rộng ở nhiều thể loại, nhiều đề tài nhưng theo các nhà nghiên cứu văn học Việt Nam, đề tài về Hà Nội vẫn là tiềm lực, là sức sống liên tục trong tất cả các giai đoạn và trong các tác phẩm chính của Nguyễn Huy Tưởng. Trong mỗi trang viết của ông đều có thể gặp bóng dáng của Cổ Loa, của Thăng Long, Hà Nội. Cuộc sống và con người Hà Nội từ truyền thuyết tới nay, qua giai đoạn lịch sử từ nghìn năm vẫn nhẫn nại, kiên cường, đương đầu với mọi thử thách, mọi biến thiên và đứng vững, chiến thắng. Hà Nội trong tác phẩm của Nguyễn Huy Tưởng bao giờ cũng hùng vĩ do phong cách ngôn ngữ của ông. Văn phong của ông cổ điển nhưng đãi lọc và cao sang, thi vị và sâu sắc. Ông lựa từng lời, gọt từng chữ. Ngôn ngữ ấy không mấy khi xuất hiện ở các tác phẩm viết vội, viết nhanh mà nó là sản phẩm của những suy nghĩ, băn khoăn trường kỳ của người cầm bút để hoàn thành một tác phẩm nghệ thuật sống mãi, trở thành cổ điển mà không già.

    Hai tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Huy Tưởng là tiểu thuyết Ðêm hội Long Trì và kịch Vũ Như Tô. Ðêm hội Long Trì miêu tả những sinh hoạt xưa ở đất kinh kỳ mà đặc biệt lên án thói ăn chơi vô độ của triều đại phong kiến đã gây ra những đau khổ của người dân. Trong kịch lịch sử Vũ Như Tô, Nguyễn Huy Tưởng viết về Vũ Như Tô, nghệ sĩ lớn thời Lê Tương Dực (thế kỷ 16) đã theo lệnh vua dựng lên toà lâu đài 100 nóc là Cửu trùng đài. Việc xây dựng xa xỉ, hoang phí, giết hại sinh linh đưa đến biến loạn, vua và Vũ Như Tô bị giết. Trong tác phẩm của Nguyễn Huy Tưởng, Cửu trùng đài là kết tinh tinh hoa đất nước, là khát vọng sáng tạo của một nghệ sĩ tài hoa dưới thời phong kiến. Người sau hiểu rằng tác phẩm Vũ Như Tô chính là quan niệm sáng tác, quan niệm về tác phẩm của Nguyễn Huy Tưởng.

    Ðề tài truyền thống, đề tài cách mạng trong thời kỳ chuyển biến lịch sử vốn là sở trường của Nguyễn Huy Tưởng. Tiểu thuyết Sống mãi với Thủ đô mà ông đang viết dang dở là một bộ sử thi biên niên hết sức hấp dẫn về cuộc trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của dân tộc Việt Nam mà trong đó mỗi nhân vật mang tính cách tiêu biểu cho dân tộc Việt Nam anh hùng. Anh Nguyễn Huy Thắng, con trai của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng nói: "Giới chuyên môn thì cho rằng tác phẩm hay nhất, tâm huyết nhất của cha tôi là Vũ Như Tô và tôi cũng tin như thế. Nhưng riêng tôi, tôi lại thích Sống mãi với Thủ đô. Tôi tìm thấy trong đó vẻ đẹp đặc biệt của Hà Nội và tôi thật cám ơn cha tôi đã giúp tôi, một thế hệ sau ông rất xa hiểu thêm về Hà Nội thời đẹp nhất, huy hoàng nhất trong lịch sử cận đại. Khi đọc Sống mãi với Thủ đô, tôi luôn cảm thấy sự xuất hiện của cha mình qua giọng văn đằm thắm, trầm hùng và hào hứng như bản tính cha tôi, một người âm thầm, lặng lẽ mà quyết liệt bên trong".

    Nguyễn Huy Tưởng là một nhà văn tiêu biểu của nền văn học hiện đại Việt Nam. Giải thưởng Hồ Chí Minh mà Nhà nước Việt Nam trao tặng Nguyễn Huy Tưởng là một sự khẳng định tài năng và đức độ của ông. Nhưng bên cạnh đó, lòng yêu mến, sự đánh giá cao về tư tưởng, lòng yêu nước và nghệ thuật viết văn của công chúng độc giả trong và ngoài nước đối với ông cũng là một sự khẳng định tài năng Nguyễn Huy Tưởng ở một khía cạnh khác./.

    Theo Vov.news

    hoặc là ở đây nữa.
    http://vanhoagiaitri.vnn.vn/TacGia-c.asp?PostID=207&Day=0&Date=0&Year=0&Page=17
    về tác giả thì PCCC chỉ biết đến tưng đó thôi.
    #2
      PCCC 13.11.2005 05:28:40 (permalink)
      suýt quên, ở trên là từ chương I đến chương XI, phần còn lại từ chương XII đến chương XVIII thì ở chỗ này:
      http://www.ndcblindschool.edu.vn/vanhoa/danhnhan/cotheuchvg2.htm
      #3
        swhsd4u 14.11.2005 05:14:58 (permalink)
        Cám ơn cám ơn PCCC rất rất....rất nhiều. Bạn không biết bạn chính là vị cứu tinh của mình lúc này đâu...

        Nếu mà ở đây có mục Vote thì chắc chắn sẽ cho bạn *****************...sao luôn...
        Chúc bạn một tuần mới vui vẻ
        ^____^
        #4
          fship_book 14.11.2005 09:04:54 (permalink)
          PCCC giỏi thật, mình đã thử tìm mà không thấy, bạn biết sourse trước hay search ra đấy ?
          #5
            PCCC 14.11.2005 09:28:57 (permalink)
            Thế này nhé!
            f.book tìm trong google, nếu tra "lá cờ thêu sáu chữ vàng", "nguyễn huy tưởng"thì sẽ hiện ra nhiều trang, trong đó đa số là các trang giới thiệu sách, giới thiệu về tác giả tác phẩm, hoặc.... cái gì đó.... nói chung là nhiều trang, khó tìm được trang mình cần.
            Nhưng bạn bạn có thể thêm một vài chi tiết mà bạn nhớ là có trong tác phẩm, ví dụ như: chi tiết "bóp nát quả cam", hay là tên nhân vật: "Trần Quốc Toản", một vài chi tiết nhỏ thế chắc cũng dễ nhớ.
            #6
              fship_book 15.11.2005 07:54:42 (permalink)
              Mình cũng tìm được rồi, nhờ một kỹ thuật cổ điển khác:
              Copy câu đầu tiên trong tác phẩm, paste nó vào google (để trong ngoặc kép) là ra ngay trang đó. Ngoài ra còn 1 trang khác nữa cũng có "Lá cờ thêu sáu chữ vàng".

              Cách của bạn hay cái là ko biết chính xác, chỉ cần nhớ 1 số chi tiết. Nhưng search ra nhiều kết quả hơn, và đễ tìm được bài bình luận.

              Thanks PCCC.
              #7
                Chuyển nhanh đến:

                Thống kê hiện tại

                Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
                Kiểu:
                2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9