Nhân văn
-
Số bài
:
996
-
Điểm thưởng
:
0
- Từ: 08.12.2007
|
Re:MINH CHỨNG VỀ CHÂN DUNG MỘT THI HÀO DÂN TỘC
-
02.04.2021 13:18:01
A. "NGƯỜI ĐÀN BÀ TRẮNG” BÀI THƠ HÀNG ĐỈNH CỦA PHẠM NGỌC THÁI Trần Đức Nguyên CB Viện ngôn ngữ và Văn hóa dân gian Tác giả TRẦN ĐỨC NGƯỜI ĐÀN BÀ TRẮNG Người đàn bà đi trong mưa rơi Chứa một trời thầm như hoa vậy... * Chiếc mũ trắng mềm em đội bầu trời Khóm mây trắng bay nghiêng trôi trên tóc Đôi mắt em đong những áng mây Người đàn bà trắng! Em đi, về... chao những hàng cây Hồ gió thổi, lệch vành mũ đội Thấm đẫm mình em cả thềm nắng gội Xoã ngang vai mái hất tơi bời. Nỗi niềm thao thức Những đêm trăng nước... Chùm trinh em hát: Đấy chỗ thiên thai Người đàn bà ai mà định nghĩa? Đường xưa đó về đây, em ơi! Những con đường đã đầy xác lá rơi Xác ve, xác gió và xác của mưa. Em không biến thành đá để hoá Vọng Phu Anh cũng không làm chàng Trương Chi, suốt đời chèo sông vắng Ta không đi theo Con Đường Lông Ngỗng Trắng Dẫu hình hài khắc mãi tim nhau. Vết thương lòng không dễ đã lành đâu Những đêm sao buồn, những đêm gió khát Khúc thơ tình anh lại viết về em Người đàn bà ngậm cả vầng trăng... Bài bình trích trong "Phạm Ngọc Thái chân dung nhà thơ lớn thời đại" Tác phẩm đã xuất bản 2014 Lời bình: Nhà giáo Nguyễn Thị Hoàng – Nguyên GV Trường ĐH Sư phạm nhận định: “Người đàn bà trắng” là bài thơ tượng trưng tuyệt hay, thuộc một trong năm thi phẩm đứng vào hàng đỉnh của nhà thơ Phạm Ngọc Thái: - Anh vẫn về theo dòng lệ em tiếc nuối - Người đàn bà trắng - Anh đứng nhìn theo bóng chim câu - Làm ma em vợ - Tiếng hát đời thường Những đêm hoang vắng và sâu thẳm trong không gian mênh mông, lòng nhà thơ vẫn âm thầm, khắc khoải nhớ về mối tình đã qua: Những đêm sao buồn, những đêm gió khát Khúc thơ tình anh lại viết về em! Người đàn bà ngậm cả vầng trăng... Những ngôi sao trên vòm trời xa xôi kia, ngọn gió đêm vô tình... nó cũng hiu hắt như nỗi vắng vẻ, trống lạnh của lòng chàng. Tác giả gọi em là "Người đàn bà trắng", thực ra khi ấy em vẫn còn là một thiếu nữ. Từ chiếc mũ vải trắng mềm một thuở nào người yêu thường đội lệch trên đầu, lẫn vào trong khóm mây. Khóm mây đó lại vờn bay trên mái tóc nàng - Tất cả đã trở thành ấn tượng để nhà thơ mô tả về hình ảnh người đẹp: Chiếc mũ trắng mềm em đội bầu trời Khóm mây trắng bay nghiêng trôi trên tóc Đôi mắt em đong những áng mây Người đàn bà trắng! Đó là đôi mắt của mùa thu huyền diệu và xa thẳm. Bích Khê cũng từng mô tả về đôi mắt đẹp của người mỹ nữ trong bài thơ "Tranh loã thể" nổi tiếng của ông, rằng: Mắt ngời châu rung ánh sáng nghê thường... Nó chìm ngập một thế giới, chiếu rọi vào ngõ nghách tâm hồn của thi nhân sáng bừng lên. Hay như Xuân Diệu tả về đôi mắt người yêu cũng thật kỳ ảo: Mắt em thăm thẳm như màu gió Thơ cũng vàng trong như nắng hanh Ta trở lại với bài Người Đàn Bà Trắng: Đôi mắt em đong những áng mây /- Như thể đã bao lần nhà thơ từng phiêu du trong đôi mắt ấy. Tác giả lấy hình ảnh của vũ trụ qua cảm xúc mà mô tả, quyện với mái tóc nàng trong mây bay, gió cuốn, hiển hiện dưới bầu trời cao vời vợi. Sang khổ thơ thứ hai - Hình bóng người thiếu nữ hiện lên trong một khung cảnh thiên nhiên rực rỡ: Em đi, về... chao những hàng cây Hồ gió thổi lệch vành mũ đội Thấm đẫm mình em cả thềm nắng gội Cả thềm nắng hắt lên mình em như tơ lụa đất trời, có gió thổi, cây đưa... Vẫn chiếc mũ vải trắng mềm xưa mà em thường đội lệch, che lên khuôn mặt đẹp như một vầng trăng. Cái bờ hồ gió thổi ấy chứng kiến bao nhiêu kỷ niệm, những tháng năm anh đã sống êm đềm trong hạnh phúc tình yêu. Giờ đi lại trên con đường đã qua, anh như nghe thấy cả khúc tình ca đang sống lại. Mái tóc người con gái xưa vẫn bay trên đôi vai trần trắng của nàng: Xoã ngang vai mái hất tơi bời Bồi hồi trong kí ức, hồn nhà thơ tựa con đò mộng lạc vào nơi bến vắng. Chỉ còn nghe thấy tiếng gió táp, mưa sa... cùng những chiếc lá vàng rơi phủ xuống trong trời đất: Đường xưa đó về đây em ơi! Những con đường đã đầy xác lá rơi Xác ve, xác gió và xác của mưa. Tiếng lòng nhà thơ cất lên gọi vọng tình em. Con đường giờ đây hoang dã trong qui luật bụi cát của thời gian. Con đường mà người con gái đã đến với cuộc đời anh. Năm tháng cứ trôi nhưng hình bóng em không phai nhoà. Hình ảnh đoạn thơ nghe như trong giấc mộng: xác gió, xác mưa, đã đầy xác lá, xác ve... trôi. Tưởng như cái bờ hồ gió thổi đó ngàn năm sau vẫn còn quyến luyến bóng hình người yêu ở đấy, mãi mãi trong trái tim thương nhớ của nhà thơ. Xin trở lại để phân tích sâu thêm về khổ thơ thứ ba: Nỗi niềm thao thức Những đêm trăng nước... Chùm trinh em hát: đấy chỗ thiên thai! Người đàn bà ai mà định nghĩa? Hình ảnh đã được cách điệu hoá: Chùm trinh em hát: đấy chỗ thiên thai! /- Biểu tượng thơ mô tả tuy mang màu sắc trừu tượng nhưng vẫn rất gợi cảm. "Chùm trinh em hát...": Nó đã mang cái của nàng bay lên! Suy cho cùng vũ trụ và thế giới đều tồn tại, sinh ra ở đó. Vừa vĩ đại và man dại. Nếu không có cái chỗ thiên thai ấy của người đàn bà thì không có cả linh hồn lẫn sự sống, cũng không có ý nghĩa gì về lịch sử của thế giới này. Còn câu thơ: Người đàn bà ai mà định nghĩa? Đại văn hào Lép-Tônxtôi - Ông là một thiên tài xây dựng hàng trăm tính cách về đàn bà có những mẫu mực khác nhau. Người từng nói những câu đại ý rằng: Không thể đưa ra những nguyên lý có tính khuôn mẫu nhất định đối với người đàn bà, chỉ có những sự tìm tòi, tìm tòi và tìm tòi mãi... Nàng không thể nào định nghĩa được trong sự tồn tại của đời ta? Câu thơ treo trên đầu ta như một câu hỏi vĩnh cửu, lại như thể một định mệnh. Tôi bình khổ thơ thứ năm: Em không biến thành đá để hoá Vọng Phu Anh cũng không làm chàng Trương Chi suốt đời chèo sông vắng Ta không đi theo Con Đường Lông Ngỗng Trắng Dẫu hình hài khắc mãi tim nhau. Là một mảng thơ đời, đã triết lý về những mâu thuẫn giữa tình yêu và cuộc sống của nhà thơ với người-đàn-bà-trắng. Đó cũng là một nghịch lý cuộc đời: Em không biến thành đá để hoá Vọng Phu /- Còn anh cũng không đầy mình để làm mãi cái anh chàng Trương Chi suốt đời chèo thuyền trên con sông quạnh vắng, cô đơn, rồi tương tư nàng Mỵ Nương mà chết. Hay, cái con-đường-lông-ngỗng-trắng mà nàng Mỵ Châu đã rắc cho chàng Trọng Thuỷ theo, thần tượng thì rất đẹp, nhưng để cuối cùng chàng cũng nhảy xuống biển mà chết, hoá thành ngọc trai giữ tình son sắt với nàng. Nó bi ai quá! Cái hay của khúc triết lý trong bài thơ Người Đàn Bà Trắng là đã được viết như đời. Dẫu mối tình bị tan vỡ phải chia lìa năm tháng, nhưng tình thơ không kết thúc bằng sự bi thảm. Đôi trai gái vẫn phải sống và tồn tại, dù là theo chiều gió cuốn cuộc đời. Phải chăng đó cũng là một cuốn tiểu thuyết "cuốn theo chiều gió" như bao bi kịch tình-đời trên bờ bến nhân gian? Cả đoạn thơ thấm đẫm máu tim, được bật ra trong đời sống đầy mất mát và đau đớn của tình yêu. Đây là một trong hai mảng thơ xương cốt nhất - Mảng thơ thứ nhất như trên đã nói, chính là khổ thơ thứ ba: Chùm trinh em hát: đấy chỗ thiên thai! Cùng với khổ thơ thứ năm này - Làm thành nền tảng, như tim óc, tuỷ sống cho cả tình thi. Nhà thơ vẫn thiết tha khao khát gặp lại người thiếu nữ: Những đêm sao buồn, những đêm gió khát Ngọn lửa tình đã từng sưởi ấm trái tim anh. Để rồi bài thơ được kết thúc bằng một câu thơ đẹp nhất về nàng: Người đàn bà ngậm cả vầng trăng... Đây là một câu thơ siêu thực chứa đầy trầm tích đã được thăng hoa. Một thiên tạo vĩ đại đang nép trong tấm thân người đàn bà trẻ hay chính nàng là một vầng trăng? Cái vầng trăng ấy của nàng nó cứ nguyên thuỷ như hang động thời tiền sử, lại huyền bí như thánh linh. Nhưng chao ôi, dù gì thì nàng cũng "ngậm" cả cái vầng trăng của nàng rời bỏ nhà thơ để đi rồi! Những tháng năm buồn nhớ người yêu, anh đã viết ra thiên tình ca Người Đàn Bà Trắng bất hủ này để lại cho thế gian. "Người đàn bà trắng" là một bài thơ tình hay thuộc vào hàng đỉnh cao trong thi ca, với sự viên mãn và hoàn bích của nó. Tình thi sẽ còn sống mãi với thời gian cũng như nền văn học nước nhà. Trần Đức (Trích tập “ Phạm Ngọc Thái chân dung nhà thơ lớn thời đại”, Nxb Văn hóa Thông tin 2014) B. MẤY NÉT TÌNH SỬ VỀ BÀI THƠ “NGƯỜI ĐÀN BÀ TRẮNG” Anh Nguyễn Nguyên GV Trường ĐH Quốc gia Vào một sáng cuối thu 2013 - Chúng tôi, một tổ chức văn chương ở Thủ đô - Hà Nội có cuộc hội ngộ cùng nhà thơ Phạm Ngọc Thái, nhân dịp ông cho xuất bản tập "Phê bình & tiểu luận thi ca": Có thể nói, đó là một tác phẩm bình luận văn chương sâu sắc và hấp dẫn. Nhưng trong bài viết này, chúng tôi lại muốn chuyện trò với bạn đọc về một vấn đề khác? Như cái tên đề ở trên: "Người đàn bà trắng" là một trong số những bài thơ rất hay của nhà thơ Phạm Ngọc Thái. Ở buổi hội ngộ, chúng tôi đã hỏi tác giả về tình sử của bài thơ tình đặc biệt này? Sau đây, xin lược trình lại câu chuyện cùng bạn đọc, để mọi người có thể cảm nhận tình thi được nhiều hương sắc hơn. HỎI: Theo chúng tôi được biết: Người Đàn Bà Trắng chính là một thần tượng về "tình yêu & đàn bà" của nhà thơ !? - Vậy mong ông nói đôi nét về người đàn bà, mà ông đã viết nên bản tình ca rất hay này? - Ngoài đời người ấy chiếm một vị trí như thế nào, trong trái tim và cuộc sống thi nhân? Ông có thể hé mở một chút về cõi riêng tư đó cho bạn đọc được biết? NHÀ THƠ TRẢ LỜI: Nói về thần tượng "tình yêu & đàn bà", nhà thơ Nga Ler-môn-tôp từng viết: Tượng thờ dù đổ vẫn thiêng Miếu thờ bỏ vắng vẫn nguyên miếu thờ Người-đàn-bà-trắng với tôi là một mối tình lãng mạn, nhưng không phải là một cuộc tình trăng gió. Chỉ bởi tôi và nàng yêu nhau, nhưng không thể đến với nhau được thôi. - Tại sao vậy, thưa ông? - Người không vượt qua được, chính là tôi chứ không phải nàng. Nhà thơ tiếp tục nói: “ Khi đó tôi đã có gia đình riêng nên không thể bỏ vợ, dù rằng rất yêu nàng. Nàng không có vướng mắc gì cả. Thời gian ấy em vẫn còn là một thiếu nữ… ”. Ông nhìn chúng tôi khẽ tủm tỉm cười, rồi bảo: - Vấn đề này mình cũng chỉ trao đổi với nhau một chút để biết, như thế thôi nhé? - Vâng, không sao cả. HỎI: - Xin ông cho biết, số lượng những bài thơ đã sáng tác về người-đàn-bà-trắng có nhiều không? - Đó là những bài thơ nào trong cả Tuyển, với mấy trăm bài thơ tình của ông? NHÀ THƠ TRẢ LỜI: - Nàng là người đàn bà mà mình đã viết nhiều thơ yêu nhất! Sáng tác được nhiều thơ tình hay nhất! Đến bây giờ - Và có lẽ bài thơ Người Đàn Bà Trắng (tới thời điểm này) nổi trội và hay hơn cả đó thôi. Phần lớn những bài thơ tình mình sáng tác, xúc cảm lên đến tột điểm - Đều là những bài thơ viết về nàng: Khóc bên Hồ Núi Cốc / Sáng thu vàng / Sáng xuân nay / Trong mưa / Tiếng rúc chim đêm / Vớt trăng / Trăng lặn / Đêm thiếu nữ... Rải rác hàng chục bài khác, không kể hết. Sau đó nhà thơ đã tâm tình, trao đổi với chúng tôi những cảnh tình tạo ra cảm xúc để ông viết các bài thơ khác về nàng. ÔNG NÓI: * Thí dụ bài "Trăng dạt trong mây": Ông đã sáng tác bài thơ này, sau cái ngày nàng đi... lấy chồng !? - Cái cảm giác khi nàng bước lên xe hoa về với chồng? Trong tâm trí ông, nó rất giống như "bóng trăng dạt vào mây"… Nghĩa là, từ đây mối tình của nhà thơ và nàng… sẽ mờ tối đi… Cái thời mộng mơ, cháy bỏng tình yêu với đời thiếu nữ em, thế là hết! Bởi vậy, bài thơ mới viết: Trăng dạt trong mây Em trôi vào cuộc sống Bỏ lại những bến bờ khát vọng lùi xa Và những đêm thiếu nữ bên hồ… Ông nói: Trong những ngày yêu nhau, em từng thổ lộ với thi nhân về những nỗi niềm riêng tư của cuộc đời em? Yêu tha thiết đấy, mặc dù vẫn biết là không thành. Em từng nói rằng: Mối tình cùng ông không thành, em không còn muốn lấy chồng nữa? Có lần chính nhà thơ đã khuyên: - Thôi, em lấy chồng đi! - Sao anh lại nói vậy? Nàng ngỡ ngàng hỏi. Lúc đó, ông buồn bã đáp lại người yêu: - Như thế thì coi như cuộc đời chúng ta đã an bài. Dùng dằng mãi chỉ khổ nhau thêm? Nên trong bài có những câu thơ: Anh không hỏi gió có buồn? Lá có buồn? Một chiều nào đó có hư không? Nỗi buồn sâu xa cuộc sống. Em bỏ lại trong lòng anh khoảng trống Như thi ca! Tan vỡ mặt trời! Trông theo em bờ-bãi-con-người Ai sẽ nhặt lá rơi như những chiều thu ấy? Cái tâm trạng chơi vơi, nửa vời. Thì mình đã muốn em đi lấy chồng mà… Nhưng khi em đi lấy chồng thật, lại thấy trống vắng và… thế là hết! Giây phút đó nhà thơ đã nghĩ đến hình ảnh: Hòn Trống Mái giữa biển khơi – Núi chồng, Núi vợ... mặc gió to, sóng cả, bão táp dập vùi... Biển vẫn nuối ngàn năm quanh Trống Mái Sắc ti-gôn ai từng hát thay ta? Em đi, biết bao giờ trở lại Gió hồn anh thổi mãi bến bờ xa… Câu chuyện tình trong bài thơ “Hai sắc hoa ti-gôn” của TTKH. như cũng đang hát vọng lên, nhập hoà vào trái tim yêu da diết của thi nhân với nàng. Người nữ sĩ đã từng than: Nếu biết rằng tôi đã lấy chồng Trời ơi! Người ấy có buồn không? Có thầm nghĩ đến loài tim... vỡ, Tựa trái tim phai, tựa máu hồng? (Hai sắc hoa ti-gôn) Ông nói sang một bài thơ khác, cũng viết về Người Đàn Bà Trắng. * "Sáng thu vàng": Vào một buổi sáng mùa thu sau thời gian xa cách, bỗng nhiên gặp lại em bên Hồ Gươm – Nhà thơ nói: Cái cảm giác gặp lại người yêu lâu ngày xa cách, cứ bàng hoàng đứng chôn chân giữa trời. Một sự tiếc nuối tràn đến. Làn tóc em bay trong gió. Đôi mắt nhìn thăm thẳm…. Nhưng tất cả đã qua rồi, chỉ còn biết thổ lộ vào thơ: Sáng thu vàng mông mênh mênh mông Anh đứng trông em bên bờ sóng vỗ Hồn đã mất trong rừng hoang thiếu nữ Và trái tim cũng không còn. Em vẫn rất đẹp và đầy cám dỗ. Ông bảo thế, nhưng đã toát lên cái đẹp mang chất của một người đàn bà, chứ không còn phải của một thiếu nữ khi xưa… Một chút gì đó đã phôi pha trên khuôn mặt… sâu lắng và chín hơn: Người con gái đã thành chính quả! (phảng phất trên đầu đôi nét phôi pha) Đôi mắt em bóng trúc bay xòa... Đường phúc hậu vầng trăng đầy nở... Nghe không gian đổ vỡ cả mùa thu! Nàng phá cả mùa thu trong xanh, mùa thu êm đềm… đi theo nàng mất rồi? CHÚNG TÔI ĐỘT NGỘT HỎI: - Nghĩa là người đàn bà ấy đến với thi nhân, tất cả chính là để dành cho thi ca? Có phải vậy, thưa ông! NHÀ THƠ TRẢ LỜI: - Ý bạn muốn hỏi: Nàng đối với tôi chỉ là của thơ ca, chứ không phải là người đàn đã chiểm cả trái tim tôi… trong cuộc đời? Ồ, không phải vậy – Mà phải là cả hai đấy! Người đàn bà ấy, tôi yêu mãi. Gặp lại em, tôi thấy bồi hồi… Khao khát được sống với em như ngày xưa? Khát vọng ấy là vô tận. Mình nói thêm một bài thơ nữa nhé, ông bảo vậy. * "Sáng xuân nay": Cũng vào một buổi sáng mùa xuân, gặp lại em sau cái ngày đã đi lấy chồng ấy. Hai đứa cùng nhau vào một quán nhỏ bên phố. Một cảm giác bâng khuâng, bổi hổi bên em lại tràn về. Hương trên mái tóc em, làn da, tấm thân nồng nàn của người đàn bà... Tất cả trộn hoà trong nhau. Thương nhớ và đắm đuối mà tạo thành những câu thơ: Sáng xuân nay không chít khăn tang, không mang áo cưới Gió đi đâu không thấy thổi trên đường Thơ nằm khóc trên nấm mồ êm ái Anh chỉ ngồi thầm lặng bên em. Em vẫn đấy nhưng đâu còn em nữa? Em của tôi đã xa lắc, xa lơ mất rồi. Xa mãi không về... Hương phảng phất bay lên từ mái tóc Tình trắng tinh như ngửa đôi bàn tay Đôi mắt em hoá thành mây trôi đi mất Hồn anh chao dưới những lá cây rơi. Đúng là tình yêu và cuộc đời? xoè đôi bàn tay ra... chỉ còn là đôi bàn tay trắng. Trời đất cũng hoá vô vi. Ngồi bên em giây lát, bỗng nhiên mình lại liên tưởng đến bóng dáng của cái lão Giăng Van Giăng tội nghiệp trong tiểu thuyết "Những người khốn khổ" của V.Huy Gô. Suốt cuộc đời lão dành tình yêu thương cho nàng Cô Dét. Lão sống hết cho nàng. Ấy vậy mà... tới khi lão chết vẫn chỉ một nấm mồ thui thủi, cô đơn. Chỉ có những chiếc lá vàng, hết tháng năm này sang tháng năm khác là đều đặn rơi trên mồ lão. Hình ảnh ấy đã vào thơ: Cứ yên lặng! Ông lão Giăng Van Giăng yên lặng. Tôi cũng như ông chỉ thấy lá vàng thôi Người đàn bà ấy đẹp giống cô Cô Dét Nàng yêu tôi, nhưng nàng đã đi rồi! Nghĩa là, mỗi bài thơ khi tôi viết về nàng đều từ một cảnh tình nào đó gợi ra. Nỗi nhớ nhung tạo thành cảm xúc. * Bài thơ Người Đàn Bà Trắng: “Tình thi này anh Trần Đức đã bình khúc chiết rồi, tôi chỉ dẫn giải thêm một chút… Nhà thơ nói tiếp. … Mình và nàng yêu nhau? Chỉ bởi cảnh tình không lấy được nhau, chứ không phải bị chia rẽ bởi sự phá vỡ nào: Mình đã có vợ - Còn nàng, bây giờ thì chưa nhưng rồi cũng phải... lấy chồng. Dù thế vẫn nhớ nhau cả đời, nên mới có đoạn triết lý: Em không biến thành đá để hoá Vọng Phu Anh cũng không làm chàng Trương Chi, suốt đời chèo sông vắng Ta không đi theo “con đường long ngỗng trắng” Dẫu hình hài khắc mãi tim nhau. Cám ơn sự chia sẻ của nhà thơ! Chỉ xin hỏi ông thêm một câu nữa: HỎI: - Quan hệ giữa nhà thơ và “Người đàn bà trắng”, đã bao giờ đi đến tận cùng của tình yêu chưa ạ? Xin nhà thơ bỏ quá khi chúng tôi hỏi câu này. Nếu như nhà thơ có thể hé mở sâu chút nữa, cho thiên tình sử thêm phần sống động !? NHÀ THƠ TRẢ LỜI: “ Cái quí nhất của người đàn bà chính là... "cái ấy"! Hầu như các thi nhân khi viết về tình yêu và đàn bà, ai cũng đều muốn có những bài thơ sáng tác về của quí đó. Đàn bà là xứ sở của đam mê, nơi bắt nguồn ngọn lửa Prômêtê sự sống, khát vọng trái tim của cả loài người ”. Ông nhìn chúng tôi mỉm cười và nói tiếp. “ Bài thơ có một đoạn: Chùm trinh em hát: Đấy chỗ thiên thai! Người đàn bà ai mà định nghĩa? Chính là cái chỗ thiên thai mà tạo hoá đã sinh ra trên thân thể của người đàn bà. Hai chữ "chùm trinh" (tức là chùm trái cấm): Ta có cảm giác như đó là cả một chùm trái thơm lành của nàng đang trĩu trịt, ăn vào là nhớ mãi. Ca dao đã có câu: Dao đâm vào thịt thì đau Thịt đâm vào thịt nhớ nhau suốt đời Liên tưởng tới truyện Kiều - Khi Kiều đang khoả thân trong buồng tắm, Nguyễn Du mô tả: Rõ ràng trong ngọc trắng ngà Dày dày sẵn đúc một toà thiên nhiên Nếu ta bàn luận về hai chữ "dày dày" mà cụ đã tả, đó là cái gì? Nghĩa của nó không thể để chỉ về thân thể của nàng Kiều được. Bởi vì, tấm thân Kiều mà lại "dày dày" thì khó coi quá. Một người đàn bà sắc đẹp đến nghiêng nước, nghiêng thành: Sắc đành đòi một, tài đành họa hai Mô-típ một người con gái đẹp thời xưa thường có một tấm thân mảnh mai như liễu, như mai... chứ không béo tốt, đẫy đà, đầy cảm hứng hưởng thụ như người hiện đại chúng ta bây giờ. Làn thu thuỷ nét xuân sơn Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh Kiều là như thế. Còn nếu tả về đôi má Kiều mà lại là "đôi má dày dày" thì nói vô phép, quá là nói về má của... heo. Tôi thấy chỉ có một chỗ duy nhất trên tấm thân Kiều có thể dùng hai chữ "dày dày", đó là hai bên mép…”bướm” của nàng !? Các bạn cứ tưởng tượng mà xem… Nhà thơ tiếp tục diễn tả: … Nói về trái cấm của Kiều "dày dày"... thì đúng quá đi rồi! Ta liên tưởng tới câu thơ bà Hồ Xuân Hương, cũng tả về chỗ ấy: Cỏ gà lún phún leo quanh mép Cá diếc le te lách giữa dòng Cho nên, tôi cho rằng hình ảnh câu thơ : Dày dày sẵn đúc một toà thiên nhiên /-Đại thi hào Nguyễn du muốn nói đến, chính là cái... "bướm" của Kiều. Cả một toà thiên nhiên mà tạo hoá đã sẵn đúc trên thân thể nàng. Thi nhân nào chả muốn chơi thơ. Các bậc tổ tiên ta cũng rất khoái nói về của ấy, nhưng Người khéo dùng chữ nghĩa cho lẩn đi mà thôi. Xin trở lại với bài thơ Người Đàn Bà Trắng: "chùm trinh" của nàng reo ca... chùm trinh của nàng đã hát - Thân thể hoà với tâm hồn nàng trở thành một tượng đài bất hủ ! Hàm ý ấy được tích đọng vào trong câu thơ mang đầy tính triết lý: Người đàn bà ai mà định nghĩa? Vậy theo các bạn: Một bài thơ ý, tình như thế… thì mình đã đi đến tận cùng trong tình yêu đối với “Người đàn bà trắng” chưa? ”. Ông cười ha hả, sau đó chuyển sang nói về một bài thơ khác. * Bài "Khóc bên Hồ Núi Cốc": Bài này cũng viết về “Người đàn bà trắng” đấy! Ông nhấn mạnh lại như vậy. … Vào một đêm mưa to gió lớn, đứng giữa bầu trời Hồ Núi Cốc mịt mùng? Hoà vào câu chuyện tình huyền thoại lãng mạn trong truyền thuyết, về nàng Công - chàng Cốc. Lòng nhà thơ bỗng bồn chồn, da diết nhớ đến người đàn bà của mình. Ôi, những phút giây đã sống và ân ái với nàng? Nàng hiện lên trên bầu trời với cả một tấm thân kiều diễm và mơ mộng. Như câu thơ đã tả: Em khỏa thân nằm trên bóng bến xưa bay... Bài thơ Khóc Bên Hồ Núi Cốc này đã được một nữ nhà giáo Diễm Loan bình, cũng có in trong tập "Phê bình & tiểu luận thi ca" này. Ông bảo. … Khi các bạn hỏi: Mình và nàng đã đi đến tận cùng của tình yêu chưa? Các bạn hãy nghe những câu thơ: Bóng ngàn than huyền thoại tang trắng phủ Mà miệng còn muốn cắn vú người yêu! Đó là cảm xúc bởi nỗi khát khao yêu đến tột cùng. Đôi vú của người yêu cũng như cái ấy... là vô giá nhất của người đàn bà. Người-đàn-bà-trắng có một tấm thân đẹp và quyến rũ đến mê hồn. Những bài thơ tình tôi viết về nàng, thường mang màu hoang dã. Tình thơ bao giờ cũng dâng lên một cảm xúc cồn cào, muốn ôm ấp cả thân thể người yêu để hưởng niềm lạc thú. Nói như thế không phải là tình yêu với nàng không thanh tao? Đâu phải vậy. Có những người đàn bà không chỉ vẻ đẹp của tâm hồn, mà cả thể xác cũng làm ta say đắm. Nàng thuộc vào loại người đàn bà ấy. Bởi vậy, trong bài thơ Người Đàn Bà Trắng mình mới kết rằng: Vết thương lòng không dễ đã lành đâu Những đêm sao buồn, những đêm gió khát, Khúc thơ tình anh lại viết về em Người đàn bà ngậm cả vầng trăng... Cám ơn nhà thơ đã dành cho chúng tôi một buổi chuyện tình thú thú vị. Anh Nguyễn (ghi chép)
<bài viết được chỉnh sửa lúc 15.04.2021 19:48:19 bởi Nhân văn >
|