Cái sẩy ...
Đặng Quang Chính 14.06.2021 04:49:53 (permalink)
Cái sẩy ...


 
Châu xuống nơi tiếp khách, sau khi kiểm qua máy tính, xem những gì người quản lý đã dặn. Anh ta nghỉ phép vợ đẻ. Người phó bất ngờ bị bệnh. Châu đã làm việc quản lý nơi đây khá lâu ... nhưng mới nghỉ hưu gần đây. Đi làm, tạm thế người quản lý một thời gian ngắn. Hay ngắn hơn nữa, khi người phó trở lại làm việc, cũng là điều thú vị. Thay đổi không khí. Ở nhà hoài cũng chán. Hơn nữa, có thêm tiền. Ai cho mình, dù văn phòng xã hội cũng thế.
 
Người thâu ngân cho Châu biết, có một người trong một toán du lịch, không theo đoàn. Người này sẽ ăn trưa ngoài dự trù. Chi phí do bên nhóm du lịch thanh toán. Cô thâu ngân cẩn thận đúng mức. Anh chàng phục vụ khách trong phòng ăn, lúc nãy cũng đã cho Châu thông tin đó. Được! Cẩn thận không thừa. Người ta thường nói "Cái sẩy nảy cái ung"!...
 
Anh ta chi tiết hơn, khi nói thêm, cái bà hôm qua, ngồi cuối phòng. Hôm nay, bà ta cũng vẫn ngồi chổ đó. À!... thì ra cái bà "điệu đàng" người đồng hương. Hôm qua, có lẽ bà ấy đắn đo lắm mới gật đầu chào Châu và hỏi Châu "Này ông, ở đây có quán ăn Việt Nam nào không?". Thoáng nhìn mặt và qua giọng tiếng Anh, Châu xác định đây là người đồng hương với mình.
 
Đâu có gì vui hơn khi đi xa gặp người cùng sắc dân với mình. Phần Châu, vì không bận. Hơn nữa, chiều ý khách hàng nên Châu ngồi trao đổi một lúc. Phần nhiều, Châu trả lời hơn là hỏi lại. Đến khi được hỏi câu "Ông có anh em gì bên Mỹ không?" Châu hơi tò mò, quan sát kỹ hơn người nói chuyện. Nói là "điệu đàng" không quá. Nón làm bằng nỉ, rộng vành -như loại nón của người Mễ Tây cơ- dùng để che nắng. Nhưng, đang ngồi trong quán mà cũng không chịu lấy nón xuống. Vành nón, nơi xụp xuống, như cố tình che dấu khuôn mặt, khiến Châu không nhận diện rõ lắm. Dù sao ... anh chàng cảm thấy như quen quen ... như đã gặp một lần rồi. Khi bà này nói, vừa trao đổi vừa vẫn nhìn vào mặt hình máy điện thoại cầm tay ... khiến Châu khó gợi lại trí nhớ của mình.
 
Nhân viên báo có điện thoại của ông Giám đốc muốn gặp Châu, nên chàng phải dời bàn, mang theo một nỗi băn khoăn. Nỗi băn khoăn không dứt cho đến khi Châu rời khỏi khách sạn. Có lẽ nó lại càng lớn hơn ... vì một anh nhân viên người Việt thuật lại đôi điều về người đàn bà đó; trước khi ra về, gặp chàng khi mới trong phòng thay quần áo, bước ra.
 
Anh nhân viên đến trễ, vì đưa con đi bệnh viện. Bà khách đoán là người Việt, hỏi ngay, có phải sếp anh tên Châu không. Vì tưởng bà là người quen biết gì đó với người quản lý nên anh ta chịu khó ngồi lại. Câu chuyện dẫn dắt hết việc này đến việc khác. Bà ta cho biết mới bị trặc chân, khiến anh chàng cảm thấy việc nói chuyện có phần nào là sự giúp đỡ khách hàng.
 
Hơn nữa, cách nói của bà ta có tính chân thực khiến anh dễ có cảm tình. Anh xác nhận đúng khi bà ta hỏi có phải người em gái của ông Châu tên Thanh không. Em Châu, từ Mỹ qua thăm, có lúc đến khách sạn này, nơi ông anh làm việc. Bà ta nói thêm đôi điều, đọ ra chính xác khá nhiều, nên càng khiến anh nhân viên nói chuyện nhiều hơn.
 
Khi anh hỏi lý do tại sao hai người không còn liên lạc. Bà ấy nói ngắn "Cái sẩy ..." rồi không giải thích tiếp.
 
"Em thấy bà ta có vẻ cảm động ... nếu không nói là giọng nói đã trầm xuống, như xúc động ... như muốn khóc! An, Anh nhân viên cho biết tiếp.
 
Châu nói như không muốn cản lại suy nghĩ đã có: "Em biết không ... chính vì thế, hai bên đã duy trì liên lạc gần hai năm trời. Anh là người bình thường, làm sao thoát được "lưới tình" đó. Các danh tướng xưa nay, nước nào cũng vậy, khi mỹ nhân rơi nước mắt là tim của những vị anh hùng đó đều như muốn rơi ra. Gươm địch có khi không làm gì suy suyễn được những trái tim anh hùng đó ...!
An: Không biết sao ... nhưng bà này lúc nhỏ chắc "mít ướt" lắm
Châu: Đúng thế ... nhưng ...
An: Nhưng sao ...?
Châu: Cô bé khóc ly sữa đổ.
An: ......?
Châu: Anh có đứa em gái con bà dì, lên ba tuổi, còn uống sữa chai. Nhưng, nó không chịu uống với nấm vú của bình. Cứ mở nắp ... cứ uống ào. Sửa đổ tùm lum. Bà mẹ càng đánh nó càng khóc. Khóc mãi khiến bà chịu thua. Lớn lên, cô ta quen thói làm nư hồi nhỏ, vì cứ tưởng muốn gì được nấy; ai cũng phải chìu ...
An: Tính này cũng dễ thương ... và dễ ghét !...
Châu: Cũng như cô ta có lần hỏi anh có ghen không ...(?)… khi cô ta dự tiệc với bạn, chụp hình chung với người này người khác, kề vai cọ vế. Anh trả lời là, ai cũng thế, không ghen nhiều thì ít. Nhưng ăn thua là có đúng lúc, đúng chổ không. Khi anh nói thế, cô ấy cũng tán đồng!...
An: Nhưng bà ta có ghen với anh không?
Châu: Có chứ!... Khi cô ta không liên lạc với anh hai, ba thứ tư liên tục ... và cũng không cho biết là bận gì cả, anh tưởng cô ta đã "nghỉ chơi" với anh. Cái sẩy là ở chổ này ...
An: Nghĩa là anh lại quen với người khác?
Châu: Có người nào khác đâu ... có một cô trên Facebook hỏi anh có thể gửi đến cô ta những bài thơ anh đã đăng trên trang đó. Anh chỉ gứi ... thế thôi. Nhưng cô ta nói anh si mê người này và đòi anh gạt tên cô ta trong danh sách những người đọc thơ.
An: Anh thực hiện yêu cầu đó ...?
Châu: Anh không rành về Facebook. Cô nói sẽ chỉ anh. Nhưng, sau lần nói chuyện cuối cùng vào ngày Thứ tư, tuy đồng ý sẽ nói chuyện tiếp vào ngày hôm sau, thứ năm ... nhưng không biết vì lý do gì, anh gọi hoài nhưng cô ta không trả lời.
An: Bà ta nói "cái sẩy" ... và anh cũng thế. Điều đó có ý nghĩa gì?
Châu: Cô ta cho rằng, hai ba tuần không liên lạc với anh, không cho biết tin gì cả, vì cô ta thấy "ghét" anh ... vì cảm thấy "feel bad", bởi thời gian nói chuyện dành cho cô ta quá ít. Có khi chỉ nói vài câu ... rồi dứt ngay.
An: Anh có giải thích gì không ...?
Châu: Anh nói, khi em và anh đồng ý rằng, nếu đang nói chuyện, bận gì bất thường, ghi ngay chữ "B" để người kia biết. Thế là đủ. Cô ta đồng ý. Thế mà cô ta không cảm thấy cái "feel bad" của anh lớn đến chừng nào, khi cô ta trong hai hay ba tuần liền, cắt đứt liên hệ, không cho biết một tin tức nào. Kể cả ghi B trên lời tin nhắn.
An: Nhưng ... có thể vì bà ta quá ghen ...?
Châu: Đồng ý ... anh thông cảm. Anh có gửi bài thơ đến cô, nôi dung như là một lời xin lỗi ...
An: Kể ra anh cũng khéo chìu ... Trước đây, anh chỉnh ông Giám đốc vì một so suất nhỏ của ôg ta. Ông có vẻ giận, tìm cách sa thải. Nhưng, không vì đe dọa đó, anh buông lời xin lỗi. May là ông ta nghỉ hưu không lâu sau đó. Nếu không, chắc anh em ta giờ đây đâu có cơ hội nói chuyện với nhau.
Châu: Người ta nói "Cái sẩy nảy cái ung" là thế. Nói cho đúng là "Cái sẩy... vì cố chấp... nảy cái ung"
An: Nếu không sẩy... chuyện tình của anh chị chắc cũng đẹp hết sẩy…! (cười)... Nhưng, anh có nghĩ là bà ta qua Na Uy với mục đích tìm anh ...?
Châu: Làm sao biết được ...
An: Nếu không ... bà ta hỏi thăm về anh ... hỏi thật kỹ để làm gì? Bà ta còn đưa ra tấm hình anh đã chụp trước đây, gửi bà ta, khi hai người còn yêu nhau ... để đoan chắc với em rằng, bà ta đã kiếm ra đúng người có tên Châu ... là anh.
Châu: Nhưng ... mọi việc đã như "Nước trôi qua cầu" rồi ... Chắc cô ta hỏi thăm để biết thế thôi. Biết đâu cô ta đã lập gia đình mới…
An: Anh lại đoán rắc rối. Nếu có chồng, hai vợ chồng cùng nhau đi du lịch không được sao ...?
 
Chàng kịp thời đạp thắng, ngừng xe lại. Suýt nữa, Châu bị tông xe, bởi điều băn khoăn cứ dai dẳng, vương vấn trên đường ra bãi đậu xe cho đến lúc này. Băn khoăn lớn nhất còn in như khắc trong tâm trí của Châu là lời nhắn sau cùng của cô nàng, trong máy điện thoại "Chỉ một yêu cầu nhỏ nhặt đó, mà anh không làm được, thì sau này sống chung với anh...rủi ro anh làm gì đó có lỗi với em, em cũng sẽ chấp nhận mà không khuyên anh được điều gì nữa rồi!..." Một yêu cầu nhỏ nhặt...? Vậy... tại sao những yêu cầu nhỏ nhặt trước đó của anh, không được nàng quan tâm ...(?)... khi anh nói với nàng rằng, không nên tham dự tiệc tùng quá nhiều, lúc sức khỏe còn yếu, sau cơn bạo bệnh ... Ai cố chấp...?!
 
Cái sẩy đó đã qua rồi. Nhưng, lần này, tại sao cô ta không xin số điện thoại của chàng từ An, để nói lời từ biệt. Dù đoàn rời Na Uy vào sáng hôm sau, dù chàng không ra khách sạn, để kịp đưa tiễn ... nhưng một lời cuối cho nhau, có gì là lớn lao, là khó khăn đâu ...! Phần Châu, chàng không thể đợi cô nàng đến hai ba giờ, bởi đoàn du lịch đi thăm một Bảo tàng viện; trước khi chàng hết giờ làm việc không lâu. Ngày hôm sau có thể là ngày bận rộn vì chàng mới bắt tay làm việc trở lại.
 
Sự may mắn lớn trong đời của một người không khi nào lặp lại đôi ba lần. Duyên nợ trai gái cũng thế. Câu chuyện cặp trai gái gặp nhau trên chuyến tàu Titanic không chỉ trên phim ảnh... mà còn có thể xảy ra cho bất cứ ai, ở bất cứ nơi đâu, vào bất cứ lúc nào, khi cõi lòng của họ rộng mở. Đã thương yêu đừng cố chấp. Tình yêu có điều kiện chỉ mang lại cho bản thân người đó một sự buồn phiền... và tương tự như thế, đối với người mà họ yêu!
 
 
Đặng Quang Chính
13.06.2021
06:54
 
#1
    Chuyển nhanh đến:

    Thống kê hiện tại

    Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
    Kiểu:
    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9