Thiên đường bị đánh cắp
Đặng Quang Chính 24.07.2021 04:05:18 (permalink)
Thiên đường bị đánh cắp


 
Chuông trên tháp của tòa nhà Rådhus, tại Thủ đô Oslo, vào lúc 19:00 ngày 22.07.2021, đã gõ 77 tiếng trong vòng 77 giây, để tưởng niệm các nạn nhân bị thảm sát cách đây 10 năm, ngày 22.07.2011.
 
Vụ thảm sát gảy ra bởi Anders Behring Breivik, một công dân Na Uy, chống lại chính quyền. Một trong những lý do là người này chống lại chính sách nhập cư, lúc bấy giờ do đảng Lao Động nắm quyền lãnh đạo.
 

 
Breivik đã đặt bom tại tòa nhà làm việc của Thủ tướng. Sau đó, hắn ra đảo Utøya, nơi có trại hè của thanh thiếu niên đảng Lao động, tìm giết Jens Stolberg, đảng trường Đảng Lao Động (Arbeiderparti) và cựu Thủ tướng là bà Gro Harlem Brundtland. Hai người đã rời đảo trước đó khoảng một giờ. Breivik xả súng bắn các em thanh thiếu niên trong trại. Vụ thảm sát cướp đi sinh mạng của 77 người.
 


 
 
Breivik không bị tử hình vì luật pháp Na Uy chỉ có mức án tối đa là 21 năm. Nhưng, với Breivik, hình phạt 21 năm có thể tăng thêm và sẽ chấm dứt, cho đến khi nào sức khỏe tâm thần của Breivik được cho là đã khả quan, đủ để Breivik sống trở lại cuộc sống bình thường.
 
Nguyên ngày 22.07.2001, các hoạt động tưởng niệm nạn nhân đã diễn ra liên tục.
 
Trên đảo Utøya, cũng như tại Oslo spectrum -một sân khấu lớn tại trung tâm phố- nhiều chính khách, dân biểu, những người trong giới hành chánh công quyền ...v..v... đã được phỏng vấn.
 
Tựu trung, nội dung những câu trả lời, dù có tính cá nhân hay đại diện cho phía chính quyền, đều nhằm nói lên chủ đích:
 
- Nhằm xóa đi chữ "khủng bố" trong suy nghĩ của con người, người ta phải nhấn mạnh, đề cao, phổ biến những tính cách như sự công bằng, lòng ghét oán thù, xiển dương sự đoàn kết..v..v...
- Trong suốt cả ngày diễn ra các hoạt động tưởng niệm, danh tính của tên khủng bố, Breivik gần như hoàn toàn không được đề cập đến. Các diễn giả, những người được phỏng vấn hầu như chỉ dùng chữ "Terrorist" để nói về thủ phạm gây ra thảm sát.
- Dù tại đảo Utøya, nơi xảy ra thảm sát, cũng như tại các nơi có các hoạt động tưởng niệm, không có những khẩu hiệu, biểu ngữ, hình tượng..v..v... nói lên sự căm hờn đối với thủ phạm.
- Phần đông các nhân vật phát biểu hay được phỏng vấn, đều nhấn mạnh đến vai trò giáo dục của xã hội, khi cho rằng, để hành động khủng bố không thể xảy ra trong tương lai, việc đó không chỉ khoán trắng cho chính quyền, cơ quan an ninh, lực lượng đặc nhiệm ... hay một cá nhân nào cả. Việc ngăn ngừa tội ác như thế là từ trách nhiệm của tất cả mọi người.
 
Không như tại các nước theo chế độ độc tài, có khuynh hướng Cộng sản mang màu sắc chủ nghĩa xã hội, sự tưởng niêm chỉ nhằm kích động sự oán  hận, báo thù, tàn sát... ngày tưởng niệm nạn nhân bị thảm sát cách đây 10 năm, tại Thủ đô Oslo và một số các nơi khác tại Na Uy, đã diễn ra trong tinh thần biểu lộ sự thương yêu con người và lòng vị tha, bác ái cao độ.
 
Một nhà nước an sinh tốt, một xã hội tương đối công bằng như tại đất nước này, đã là một khuôn mẫu không những cho các quốc gia chậm tiến mà còn ngay cả tại những nước chỉ quan tâm thuần túy đến lợi tức đầu người mà quên đi những phúc lợi khác của con người.
 
Có thể vì lý do này, một số nhận định về ngày tưởng niệm hôm qua đã gọi ngày tưởng niệm như là ngày "Thiên đường bị đánh cắp"!...
 
 
 
 
Đặng Quang Chính
23.07.2021
19:00


 
#1
    Chuyển nhanh đến:

    Thống kê hiện tại

    Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
    Kiểu:
    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9