CUỘC TRỐN CHẠY KHỎI TPHCM
THƠ NGÃ DU TỬ 17.08.2021 10:45:22 (permalink)
CUỘC TRỐN CHẠY KHỎI TPHCM
 
Những ngày cuối tháng 7/2021. Những ngày kinh hoàng của mọi cư dân tạm cư của Thành phố này, cũng như vùng lân cận Bình Dương, Biên Hòa. Đây là những người nghèo tứ xứ tập trung về để mưu cầu cuộc sống khá hơn. Tiện tặn sinh hoạt tối thiểu với bản thân để cố gắng giúp đỡ được cho gia đình và người thân nơi quê nhà có thêm thu nhập mà quê hương không hoặc chưa đáp ứng được, có thể những ngôi nhà rách nát, tạm bợ nơi quê cũng nhờ đồng tiền ấy mà sửa sang được khang trang hơn.
Và những ông chủ của họ đã giàu lên cũng có bàn tay và mồ hôi họ đỗ vào, chính quyền đô thị sở tại cũng nhờ vậy mà trị số tăng trưởng của các thành phố này khá cao.
Dịch Covid quái ác với chính sách cánh ly chống dịch của chỉ thị 15, 16 gần 2 tháng đã làm tê liệt thành phố, nhất là thành phố HCM. Những đồng tiền tiện tặn để dành không còn nữa để tiếp tục chống đỡ đời sống tại nơi này.
Sự hoảng sợ cái đói và cả nạn dịch đã bắt đầu, dù cho thỉnh thoảng vẫn nhận được những miếng ăn các nhóm từ thiện nhưng xét thấy không còn kéo dài với chính mình, gia đình mình, họ lũ lượt rủ nhau tháo chạy ngược dòng khỏi Sài Gòn.
 
Trận tháo chạy kinh hoàn trong lịch sử thoát khỏi Sài Gòn lần đầu tiên đã làm biết bao người thảng thốt rơi nước mắt.
Ngoài trung nhiều người không có tiền rủ nhau đi bộ cả vài trăm cây số mong về nhà để được bình an, chưa bao giờ đất nước chứng kiến cảnh tượng thương tâm đến thế, phận người nghèo như cái kiến.
Những chiếc xe chở khách được lệnh không di chuyển vì ngại lây lan, đã làm tắt nghẽn giao thông trên khắp đất nước, buộc những mảnh đời phải di chuyển bằng đôi chân. Thương chưa!  
Từng đoàn người nối đuôi nhau tìm mọi cách để về quê, hình như Sài Gòn không còn bình an mà là nổi nguy khốn của đói khát và sinh tử, dù sao quê nhà vẫn còn bình an hơn, như vậy cũng bớt phần nào cho chính quyền thành phố bậc nhất này. Tuy nhiên đã làm dấy lên sự hoài nghi của cả dân tộc. Phải chăng chống dịch quá máy móc, thiếu kế hoạch và tầm nhìn, thậm chí chính quyền quá lúng túng, những người thừa hành các chốt quá máy móc chỉ biết thực thi theo con chữ của chỉ thị 16, thiếu hẳn tình người, đây là điều quá tệ hại.
Bắt đầu người dân không ra đường từ 6 giờ sáng đến 18 giờ tối, như lệnh giới nghiêm thời gian thực hiện từ ngày 26/7 đến hết ngày 1/8/2021. Hiện tượng nầy khiến cho sự chạy thoát càng trở nên dữ dội. Họ vẫn hiểu rằng có thể bị các lực lượng phạt tiền và áp lực rất nhiều việc hiểm nguy khôn lường từ nơi di chuyển đến quê nhà.
Khốn nạn nhất là về đến quê không được tiếp nhận, mãi bao biện sợ lây lan. Quan đầu tỉnh đã quay lưng với những phận người nghèo khó mà họ là những người tiếp sức cho quê trước đây để quê nhà có mức sống nâng lên. Phủ phàng như thế là cùng.
Mới đây, TPHCM lại có tiếp lệnh bắt đầu từ 15/8 đến 15/9/2021, suốt cả tháng ròng tất cả người dân ai ở đâu yên đó, không được di chuyển trừ trường hợp cấp cứu, hoặc thật cần thiết phải có lệnh của chính quyến mới được di chuyển, người nghèo lại hoảng hốt hơn.
 
Người nghèo thuê trọ làm việc tại Thành phố nầy đã hầu như không còn đường để sống, chỉ còn đủ tiền xăng và mấy đồng dằn túi cuối cùng cố gắng thoát khỏi TP này.  Quốc lộ nối đuôi những dòng người nháo nhào chạy đến kinh hoàng. Cả gia sản còn lại đều trên xe gắn máy, trong túi xách và cùng lắm thêm chiếc quạt máy gắn bó với họ nhiều năm trong phòng trọ chật chội. Lần này, chính quyền cương quyết chặn lại và điều đình cũng như hứa hẹn sẽ tổ chức tốt hơn cho họ có đời sống đàng hoàng với người quay lại.
“Cảnh sát cùng UBND quận Bình Tân sau đó đã vận động đoàn người về trường THCS-THPT Nam Việt, cách đó 2 km để họ ăn uống, nghỉ ngơi. Sau đó, các phường đã thống kê đưa từng người trở về nơi ở, tránh tụ tập.
Theo ông Lê Văn Thinh, Bí thư quận uỷ Bình Tân, sau khi yêu cầu người dân không về quê, chính quyền sẽ vận động các chủ nhà trọ miễn giảm tiền thuê nhà. Trường hợp chủ trọ không đồng ý, địa phương sẽ có phương án chăm lo, hỗ trợ người dân yên tâm ở lại. " Địa phương sẽ đảm bảo cung cấp đủ lương thực, thực phẩm để người dân sống trong một tháng giãn cách sắp tới", ông Thinh nói”(1)( còn những địa phương khác chưa có thông tin)
Mong rằng chính quyền TPHCM làm được việc cấp bách về an sinh như trách nhiệm của mình với dân nghèo trong thành phố này đã quá khổ sở.
Cuộc chống dịch chưa biết đến bao giờ kết thúc. Cầu mong dịch bệnh qua nhanh trở lại bình an cho thành phố nầy vốn náo nhiệt và độ lượng che chở, bao bọc những phận người nghèo trên toàn cõi Việt Nam còn lại nơi đây.
 
NDT
16/8/21
(1)   Phát biểu của ông Lê Văn Thinh trên https://truyenhinhnghean....xe-may-ve-que-c3411f2/
 
#1
    THƠ NGÃ DU TỬ 04.09.2021 09:23:14 (permalink)
    Truyện ngắn: 
     
    BÊN TRIỀN SÔNG GIÓ VẪN THỔI
     
    Huy nhận điện thoại thoại mẹ mà ngậm ngùi:
    -       Mẹ nghe trong đó dịch giã quá, con cố về với mẹ, rau cháo cũng qua ngày được con à.
    -       Dạ, xe không còn chở ai nữa mẹ à, nhà nước đã cấm xe khách lưu thông. Khó quá mẹ, hay là con phải về bằng xe Honda
    -       Tùy con tính sao tính, chứ mẹ nghe bà con nói trong đó dữ quá con số dịch và người chết liên tục tăng, nhà mình ít người, chỉ còn mẹ và gia đình anh chị Hai thôi, con thì xa quá. Cố gắng nghe con, về nhà con nhé, rủi có chuyện gì không ai lo!
    -       Mẹ à…Điện thoại tít tít…
    Huy bần thần không biết chuyện chi, hay là hết tiền, nó gọi lại:
    -       Alo, có chuyện gì không mẹ?
    -       Mẹ không biết để hỏi anh Hai mầy
    -       Dạ, con sẽ gọi lại sau mẹ nhé, con lên lại xí nghiệp đây. Chào mẹ
    Vậy là Huy an tâm, điện thoại mẹ hết tiền. Huy tiếp tục đến xí nghiệp, đường phố rộng rinh, vắng tanh, tuy vậy Huy vẫn chạy chậm. Đến xí nghiệp cánh cửa im ỉm đóng trong sân vắng như tờ, ghé trạm bảo vệ hỏi:
    -       Anh ơi, xí nghiệp mình sao rồi anh?
    -       Anh xem thông báo dán ở cổng
    Huy đọc chậm rãi: “Kính gửi các anh chị em trong Cty …Hiện nay, xí nghiệp chưa thể hoạt động, anh em nào có điều kiện về nhà, chờ thông báo trên trang web của xí nghiệp…”
    -       Tiền lương thế nào anh?
    -       Không rõ anh à, hiện tại xí nghiệp đóng cửa, chỉ có bảo vệ thay nhau trực Cty.
    Huy buồn rười rượi, hai tháng nay tiền lương không có, nằm nhà miết, đồng tiền còm cõi trong ví cũng đã hết, làm sao bây giờ. Thương mẹ trông ngóng từng giờ, thương mình không tiền, không thể trụ nổi ở Sài Gòn, biết lấy gì sống nơi nầy.
    Thỉnh thoảng có người cứu trợ vài kg gạo, ít mì và rau củ. Chưa bao giờ Huy lâm vào hoàn cảnh này? Về ư? Không có có tiền, Ở lại ư? Không thể, mọi thứ đều chỉ có tiền mới giải quyết, ngoài ra, không có điều kiện nào khác. Huy quay về chốn trọ với nỗi lòng buồn khó tả.
    *    *
    Huy nhấc điện thoại gọi thằng bạn thân cùng quê khi biết tin nó cũng như mình:
    -       Thật ơi, mầy có quyết định về quê không?
    -       Có, mầy còn lưỡng lự điều gì vậy?
    -       Không, bây giờ tao mới quyết định, không còn chịu nổi nữa rồi, Cty tao đóng cửa luôn, qua dịch hãy hay. Tao mới lên tính coi thử có tiền bạc gì không, nhưng coi như “hỉ có chông”, nếu vậy ngày mai tao mầy về, được không?
    -       Tiền bạc thế nào, chứ tao “mậu lúi” chờ tiếp viện. Mầy thì sao?
    -       Tao mới cầu cứu mẹ tao qua nói với anh chị tao gửi vào đở tài khoản tao một triệu, chị cũng không khấm khá gì, vậy tiện tặn 2 tụi mình cũng về được. Bất đắc dĩ thì xin dọc đường, nổ lực thôi, có đi có đến mà.
    -       Chiều tao ghé mầy ngủ ở đó sáng sớm mai lên đường.
    -       Ok, bây giờ tao ghé rút tiền chuẩn bị cho chuyến đi.
     
    Huy lấy xe chạy ra ngân hang gần nhất để rút tiền. Trên đường gặp phải chốt chặn, Một anh dân phòng dừng xe, chỉ vào chốt kiểm soát:
    -       Anh à, tôi không còn đồng nào mua thức ăn cả, mấy ngày nay ăn mì gói không à, mới cầu cứu, chị tôi cho ít tiền bây giờ đi rút ít tiền mua thức ăn cầm hơi, anh thông cảm.
    -       Không có giấy ra đường, vi phạm chỉ thị 16, phạt.
    Tiếng anh lạnh lùng như bánh xe lửa rít lên ray làm Huy xanh mặt, chỉ còn bấy nhiêu, nếu thực họ không còn tình người thì điều này sẽ xảy ra, làm sao bây giờ.
    Người dân phòng gọi anh công an đến:
    -       Anh này không có giấy ra đường cần thiết, anh giải quyết.
    Người công an:
    -       Anh cho xem giấy tờ
    -       Huy mở ví lấy giấy tờ nào bảo hiểm xe, cạc vẹt, đầy đủ.
    -       Giấy ra đường cần thiết
    -       Em đã nói với anh dân phòng, em không còn tiền, mới xin chị được chị ít tiền tính ra rút về mua thức ăn đến đây bị thế này, anh coi trong ví tôi còn 2 chục ngàn, gần tháng nay tôi ăn mì và ít thực phẩm lương thực của người hảo tâm cầm cự, mắt mờ anh thông cảm.
    -       Trách nhiệm tôi thực hiện chỉ thị 16, ai ra đường không có lý do mua đồ thiết yếu lương thực là xử phạt hành chánh.
    -       Đi rút tiền là cần thiết nhất, cả gần tháng không tiền chỉ ngữa tay xin các mạnh thường quân, làng xóm cứu trợ nay bà chị cho phải đi rút tiền sao anh nói không cần thiết?
    -       Đó là chuyện của anh.
    -       Anh phải hiểu không ra đường cả tháng, bây giờ có tí tiền trong thẻ tôi phải rút ra mới đổi được gạo, mắm, rau. Các anh phải biết thương dân, giúp dân trong cơn hoạn nạn chứ?
    -       Giúp anh, ai giúp tôi?
    Huy bức lắm, người công an cứng ngắt quá, không linh hoạt anh hiểu rằng mấy anh này chỉ thừa hành, anh sụp lạy may ra còn đánh thức chút tấm lòng còn sót trong anh để giúp nhau lúc hoạn nạn như bây giờ, tuyệt nhiên anh chẳng động lòng.
    Một anh đồ thường phục đến, hỏi anh công an
    -       Chuyện gì vậy đ/c ?
    -       Dạ, anh này đi không có giấy ra đường cần thiết.
    Tranh thủ, Huy trình bày với người mặc thường phục, anh ta hiểu, cảm thông và rồi cho đi 
    Huy cảm ơn rối rít.
     
    Buổi chiều, Huy ghé chào tạm biệt cô chủ nhà, cô người Nam bộ ít học nhưng vui tính, rộng lượng và từ tâm.
    -       Cô à, cháu không còn cách nào trụ lại Sài Gòn nữa, cháu mới xin được ít tiền, ngày mai cháu về, cô cho cháu ở thêm đêm nay, lát có người bạn đến ngủ, mai 2 anh em lên đường về quê có bạn đồng hành cũng đỡ buồn.
    -       Cháu à, cô cũng biết hoàn cảnh của các cháu mấy tháng nay, chỉ nhận cứu trợ của những người thiện nguyện. Về là đúng chứ ở Sài Gòn không tiền là chết đói thôi, không ai cứu mãi được. Cô gửi cháu uống nước dọc đường 200 ngàn gọi là có tình, cháu nhé.
    -       Dạ, cảm ơn cô đã bớt tiền trọ giờ còn lì xì uống nước dọc đường.
    -       Hoạn nạn mà cháu, con người hơn nhau cái tình cái tậm, chứ không phải chức vụ, địa vị, nếu cô khá hơn cô đã cho thêm.
    -       Dạ, cháu cảm ơn cô, chìa khóa con sẽ để bên trong mai cháu và bạn đi sớm
    Mong cô ở lại bình an qua dịch cô cháu gặp lại
    -       Cháu về với gia đình bình an.
    Tối ấy, Thật và Huy mỗi em ăn 2 gói mì, chuẩn bị ngày mai 3 giờ sáng lên đường thoát khỏi Sài Gòn, 2 người trò chuyện quanh chuyện phạt và không phạt khá sôi nổi. Huy nói, mày thấy không:
    Cùng xử lý một công việc, nhưng người mặc thường phục lại cho đi, công an và dân phòng thì quyết phạt. Người ta chỉ chăm chăm vào chỉ thị là có hay không có giấy ra đường cần thiết, nhưng thế nào là cần thiết thì họ cố tình không hiểu, mặc dù tao năn nỉ thiếu điều chết. Nếu không có anh mặc thường phục cảm thông và từ tâm, chắc cũng phải bóp bụng phạt, chứ để lên phường có khi nóng giận cải vả, biết bao hệ lụy về sau, những quan thời này hình như họ thiếu tình yêu thương.
    Có lẽ chính phủ cũng không lường trước mấy anh thừa hành bên dưới, mấy ảnh kiêu căng vì được giao nhiệm vụ cỏn con ấy, thường mấy anh ấy tưởng là mình mình dữ lắm, không ngờ như thế là càng đẩy dân về phía khốn khổ bần cùng, thậm chí oán hờn chế độ sau này.
    Một chính phủ vì dân cân nhắc và dự liệu tất cả những được mất cho một chính sách, chỉ thị không thể cảm tính của một cá nhân dù là thủ tướng. Đây thực sự là sự lúng túng, không có tính chiến lược. Thế mới thấy sự yếu kém của chính sách.
    -       Mà, mày để đồng hồ báo thức chưa? Huy nói
    -       Cả hai đưa cùng để, rủi trễ mệt lắm, Đồ đạt chất hết lên xe. Dậy chế mì ăn sáng là lên đường.
     
    Đúng 3 giờ sáng, điện thoại reo, cả hai cùng thức, sau khi ăn sáng xong là lên đường ngay.
    Tất cả các chốt đường nhân viên đều ngủ như dự đoán, có lẽ thức và làm việc liên tục nên ngủ say, có lẽ quá sức chịu đựng của cơ thể, con người mà. Đường phố vắng lạnh.
    Chưa bao giờ cả hai có cảm giác vừa sợ sệt vừa lo âu như bây giờ. Thỉnh thoảng lắm chuyến xe chở hàng vèo qua, ra đến quốc lộ 1 mới tương đối có xe xuôi ngược, đến Biên Hòa mới hơn 4 giờ, thành phố còn ngủ, sương lành lạnh, đường vắng, chiếc trước sau cứ lầm lì băng băng lộ trình. Thì ra, trên đường này xe Honda chạy ra bắt đầu đông, không khí bớt sợ hơn, có lẽ toàn bộ trên đường như hoàn cảnh của mình, tháo chạy khỏi Sài Gòn, Bình Dương và Biên Hòa.
    Trên đường khá nhiều chốt, nhưng không đâu nhiều như Sài Gòn. Cảnh sát chỉ lo những chiếc bốn bánh, vì vậy càng ra xa Huy, Thật càng hy vọng trên đường về an toàn hơn.  
     
    Trên triền sông đã mấy chiều bà Hương, một góa phụ - mẹ của Huy ra nơi ấy, mắt trông về phương Nam, đoàn người lũ lượt từ trong ra, họ đùm túm tất cả tài sản có được trên chiếc xe máy gầy còm, có lẽ cũng quá mệt mỏi với đoạn đường trên 800 cây số, những gia đình đến năm mạng người cùng với đồ đạt chất đầy vẫn hăm hở về cố xứ, bà cứ xuýt xoa: Thật là khổ cho người nghèo. Không biết thằng Huy có về chưa? Thấy họ mà lòng bà nôn nao. Sốt ruột, bà gọi điện thoại, lần nào cũng không nhận được trả lời, bà càng lo lắng hơn.
    Chiều nay cũng vậy, bà ra triền sông ngắm dòng người đỗ ra, trông đứa con xa từ Sài Gòn về, bà lại gọi điện, lần này thì bà nghe trả lời, ôi chao mắt bà rưng rưng:
    -       Con về chưa?
    -       Con đã qua Nha Trang, chiều mai là con về với mẹ rồi.
    Gió chiều vẫn vù vù thổi qua, lần này thì gió mát hơn mọi lần, vì biết chắc ngày mai, nó sẽ về, tình mẹ là thế. Bà Hương hớn hở, lòng nặng trịch mấy ngày nay như cởi bỏ khỏi thân xác gầy gò của bà.
    Mây trên cao tán rồi tụ, có lẽ trời sắp đỗ mưa bà vội về trên tay có bó củi nhỏ để anh chị hai nghĩ bà đi đi lượm củi.
     
    Gần tối Huy và Thật cùng nhóm người đồng hành dắt díu ngủ lại dưới một mái che của ngôi nhà ngoài Nha Trang, tất cả màn trời chiếu đất đúng nghĩa. Người ta đánh thức dậy để cùng nhau ăn sáng ai có gì dùng nấy, chủ yếu là mì gói khô, người có mời người không, khoảnh khắc của xã hội đại đồng, ai cũng cảm thấy ấm lòng cùng hoàn cảnh, tâm trạng. Và rồi tiếp tục lên đường trở về cố xứ.
    Ánh nắng từ phương đông bắt đầu những tia nắng mới làm tăng thêm hy vọng cho đoàn người lữ thứ, ngọn gió sớm thổi về mát lòng những tay lái đã băng qua trên 500 cây số bình yên, mong tất cả họ được về chốn cũ an lành.
    Mỗi lần có chiếc xe rẽ về quê tách đoàn người là những cái vẫy tay tạm biệt, hẹn gặp ngày vào lại Sài Gòn, dù mới quen trên bước đường tháo chạy khỏi vùng dịch thật xúc động.
    Suốt trên đoạn đường thỉnh thoảng có những trạm dừng để tiếp nước, thức ăn nhanh của các nhóm thiện nguyện cho đi rất vui vẻ, cũng nhờ vậy mà không ai tốn chi phí ăn uống, ôi chao trong mùa đại dịch này người lữ thứ mới cảm nhận hết chữ tình của đồng bào đúng nghĩa, họ vui vẻ hết thảy bất luận là ai.
    Gần 2 ngày đối diện với nắng gió, lo âu và sợ hãi, cuối cùng Huy và Thật cũng đến địa phận của cố hương, tưởng rằng sẽ đến nhà, nào ngờ chính quyến tỉnh nhà chắn chốt chặn tại đèo Mỹ Trang, nơi giáp ranh giữa 2 tỉnh Bình Định-Quảng Ngãi, họ khám xét rất cẩn thận. Mục đích là không cho người từ vùng dịch vào địa phương. Thời gian, còn rỗi Huy gọi điện về cho mẹ để an lòng.
    Bà Hương chiều lại vẫn ra triền sông ngóng về phương Nam trông đứa con xa sắp về, với niềm hân hoan sắp đón con trong vòng tay mẹ. Bà mãi hồi hộp chờ điện thoại reo. Bất chợt có điện thoại, bà mừng lắm :
    -       Alo, con về tới đâu rồi ?
    -       Dạ, con đã đến tới địa phận Quảng Ngãi, qua đèo Mỹ Trang.
    -       Vậy là chiều tối con về đến nhà ?
    -       Dạ, nếu bình thường, không có chuyện chi chắc vài ba tiếng đồng hồ con về đến nhà, mẹ đừng lo lắng quá.
    -       Vậy con nhé, mong con may mắn bình yên về sớm.
    Bà vội vả quay về thẳng nhà anh chị Hai, báo ngay:
    -       Các con à, Thằng Huy về gần tới nhà, nấu thêm cơm cho nó với, đi xe ngoài đường ăn vội vàng, chắc đói lắm, cơm mắm gì cũng cho no.
    -       Có nồi cá kho đang chờ cậu về ăn đây mẹ.
     
    Huy và Thật được vào nơi cách ly, quy ước chung của người Quảng Ngãi từ TP HCM - nơi vùng dịch đang hoành hành dữ dội nhất nước dù anh có giấy xét nghiệm âm tính. Huy nói với những người trách nhiệm:
    -       Tôi đã làm xét nghiệm âm tính trước khi về quê các anh à, giấy xét nghiệm đây mới ký cách đây 2 ngày thôi
    -       Tuy vậy, nhưng trước mắt các anh từ vùng dịch về sẽ đều cách ly 14 ngày cho an toàn.
    -       Giả sử có người dương tính cùng phòng lây nhiễm thì sao?
    -       Về sẽ test lại, ai dương tính thì cùng phòng, ai âm tính cùng phòng, anh yên tâm có đội ngũ test nhanh ngoài ấy.
    Huy và Thật về tới quê nhà, nhưng để được về tận nhà gặp mẹ và gia đình anh chị  Hai phải mất 14 ngày nữa.
     
    Bà Hương sốt ruột nói với anh chị Hai:
    -       Không biết thế nào mà khuya lắm sao thằng Huy chưa thấy về, mẹ lo quá có chuyện gì không?
    -       Cậu không gọi về hả mẹ?
    -       Không, mẹ mới hỏi con, hay là con gọi thử.
    -       Dạ, để con gọi xem sao?
    Chị Huy gọi, đầu dây bên kia: Không liên lạc được vui lòng gọi lại sau.
    Bà Hương chíp miệng không biết có chuyện gì xảy ra. Bà vội về nhà mình, thắp nén nhang trên bàn thờ cha Huy, miệng lâm râm khấn vái, bà nguyện cầu cho Huy được bình an trở về. Bà tới ngồi thu lu trên ghế, nỗi buồn cùng với bóng đêm đang đồng hành trong căn nhà hình như không đủ ấm với người mẹ trông ngóng con trở về từ vùng dịch để nhìn tận mặt đứa con yêu thương của bà.
    Người mẹ bao giờ cũng lo lắng dù con cái nên hình, nên vóc đã dày dạn bước ra đời đã năm năm.
    Ngoài kia, gió bên triền sông vẫn ào ào thổi, vầng trăng lưỡi liềm hạ tuần bắt đầu lên, bà vẫn còn ngồi quạnh hiu, đến khi tiếng gà gáy đánh thức bình minh, bà mới đến giường chợp mắt.
    Nỗi lo lắng mang theo vào trong giấc ngủ.
     
    Ngã Du Tử/SG
    Mùa dịch Vuhan 27/7/2021
     
    <bài viết được chỉnh sửa lúc 04.09.2021 09:45:40 bởi THƠ NGÃ DU TỬ >
    #2
      Ct.Ly 14.09.2021 15:52:55 (permalink)
      #3
        THƠ NGÃ DU TỬ 17.10.2021 22:09:43 (permalink)
        Ct. Ly
        Tks em đã có lời hỏi thăm, anh và gia đình ổn cả. Chỉ là nằm tại chỗ ròng rã 4 tháng. Không có thu nhập thôi.
        Cũng may là các con có hổ trợ nên gánh gồng được. Vậy là hạnh phúc và may mắn rồi em. 
        Anh đã viết các tùy bút cho trang nhà, em chỉ đọc là khái quát được. Chưa bao giờ SG thê thảm như bây giờ, 
        Từ đầu tháng 1/10 người ta bắt đầu ra đường, TP có vẻ vui hơn tí nhưng đi lại còn nhiều giấy tờ buộc hợp lệ, nhất là phải có test âm tính. 
        Vài dòng cho em, Chúc em và tất cả Admin an lành, mạnh khỏe để cùng lái con thuyền Văn Vnthuquan bình yên trên biển văn rộng lớn mênh mông. 
        Thân mến, Anh NDT/SG
        #4
          THƠ NGÃ DU TỬ 25.10.2021 10:47:23 (permalink)

          LẠI VIẾT VỘI


          Lần thứ ba, đêm 30/9/21 rạng ngày 01/10 lần này chỉ có con dân miền Tây nam bộ của 13 tỉnh thành cố gắng bám víu ở lại để may ra có thể chằm đắp áo cơm những ngày sắp kiệt cùng của trận đại dịch covid, tất cả đều đụng giới hạn max, đã tận lực hết sức rồi nhưng không thể thêm một ngày nào nữa, đời sống không dễ dàng với kẻ khổ bởi mọi thứ phải đổi bằng tiền nhất là Sài Gòn.
          Không có nơi nào bình yên bằng chính ngôi nhà của mình và cuộc di chuyển của những mảnh đời ấy cũng chỉ muốn trở về.
          Đồng lòng những con người khốn khổ đó cúi lạy như lạy kẻ bề trên mong các cán bộ chắn lối cho về cố xứ, mong người trách nhiệm còn chút tình người mà cho họ thoát khỏi sự nguy khốn của tính mệnh, sao có nhiều trách cứ về họ-những con người lương thiện cơ cực đó ? Thử đặt mình vào hoàn cảnh không còn cách nào nữa để sống sẽ hiểu và thương họ biết bao. Tôi tin người có lương tri sẽ rơi lệ.
          Có phụ nữ với đứa con 20 ngày tuổi bồng trên tay như thiên thần hộ mệnh mọi trở lực mẹ cha cháu sẽ vượt qua, tôi nhớ đến đợt trước có em bé 10 ngày tuổi, lòng chợt nghẹn ngào, ôi chao chiến đấu đời sống áo cơm sao khó quá, tôi khóc.
          Cầu mong tất cả những người cương quyết về dưới mái nhà bình an.
          Sài Gòn bắt đầu mở các chốt chặn từ tốn trong cái "bình thường mới" - nghĩa là phải cẩn thận trong tiếp xúc, con covid con đầy trong không gian này. Một sơ sót nguy hiểm có thể xảy ra.
          Mong mọi người bình yên để không còn thấy hình ảnh nào đau lòng nữa. Đất nước này đã chịu nhiều đau thương lắm rồi.

          NGÃ DU TỬ





           



           

           






















           
          Attached Image(s)
          #5
            THƠ NGÃ DU TỬ 03.11.2021 21:20:47 (permalink)

            Chuyện 15 chú chó mùa dịch
             
            Cơn mưa bất ngờ ập xuống dòng người lũ lượt, hớt hãi bởi nỗi lo sợ không về được đến ngôi nhà mến yêu có người thân đang chờ đợi trong vòng tay độ lượng yêu thương. Ngôi nhà là nơi bình yên nhất của đời người, khi cảm thấy bất an người ta sẽ quay về nơi ấy.
            Rồi cả đoàn người dừng lại để tiếp nước, thức ăn, áo mưa của nhóm người thiện nguyện trên quốc lộ 1 hướng về miền tây Nam bộ.
            Vợ chồng anh Hùng dừng lại, bất ngờ làm vui cho nhóm thiện nguyện, họ vui vẻ bởi sự lạ mắt của chồng vợ anh Hùng cùng với đàn chó dễ thương, hiền lành. Một đứa em vội vàng cùng vợ chồng anh đang nỗ lực che mưa cho những chú chó đáng yêu ấy.
            -       Cẩn thận anh chị nhé, nếu có mưa chó sẽ có thể cảm lạnh, một thiện viên nói với vợ chồng anh
            -       Cảm ơn em, vợ chồng anh yêu thương nó như con cái, anh chị chỉ đem về đàn chó và vật dụng hết sức cần thiết kỷ niệm với anh chị thôi. Anh chị không thể nào chịu đựng nữa, nếu ở lại nơi ấy sẽ chết mất, đành lòng phải thoát thân về quê, dù sao bàn tay quê hương cũng che chắn được trong những ngày còn lại của dịch bệnh quá tàn nhẫn. Anh Hùng nói rất chân thành với người thiện nguyện và vẫy tay chào tiếp tục cuộc hành trình mà đường còn quá vời xa.
            Cơn mưa thương người nghèo lương thiện cũng đã dừng lại, đoàn người lại tiếp tục lên đường trở về quê nhà trong niềm hy vọng mong manh.
            Chia tay cùng người thiện nguyện với niềm vui đầy lòng hào hiệp của đám bạn trẻ thiện nguyện viên, anh chị Hùng cảm ơn cả nhóm bịn rịn chia tay. Bất chợt người thiện viên trẻ thấy chú cún con quá dễ thương cứ ngoe nguẫy vẫy đuôi như cảm ơn nhóm thiện ấy đã giúp đỡ chủ nó và thương yêu các anh chị đồng loại, chợt thiện nguyện viên trẻ nói:
            -       Anh chị à, hay anh chị cho con cún dễ thương này em đem về nuôi để kỷ niệm với anh chị trong cuộc tìm về nơi yên bình của mình trong mùa đại dịch Vuhan này quá khủng khiếp, anh chị đồng ý chứ?
            -       Anh cho những ai biết yêu thương nuôi nấng nó đàng hoàng, anh chị thương yêu nó như con, mỗi ngày anh chị nhịn 100 nghìn đồng để nuôi nấng nó, trong lúc anh chị chỉ làm ra 250 ngàn/ ngày để tồn tại với nhân gian. Hùng khẳng định như thế
            -       Ok anh chị, em sẽ chăm sóc nó chu đáo. Sẽ yêu thương như anh chị. Anh chị nhớ cho các chú cún ăn, uống nước trên đường nghen.
            -       Ok em, sau dịch chắc anh sẽ trở lại để kiếm sống, anh sẽ ghé thăm em và chú cún dễ thương này. Tạm biệt cả nhóm thiện nguyện.
            Những bàn tay vẫy của nhóm người thiện nguyện viên vẫn còn lưu dấu trên con đường dài hàng vài trăm cây số còn trong tâm tâm trí anh chị Hùng trong suốt hành trình trở về.
             
            Trên đoạn đường dài dằn dặt còn lại, người trên đường thấy hình ảnh này làm vui mắt, có nhiều người hiếu kỳ song hành với anh chị Hùng trò chuyện, ve vuốt các chú chó hiền lành ngoan ngoãn, có người còn mở điện thoại để quay lại thước phim độc đáo của mùa đại dịch này với chắc chắn một điều chủ nhân là người từ tâm biết yêu thương con vật trung thành nhất của loài người được trời đất ban tặng như ân sũng cho cả hành tinh này.
            Nắng và gió cứ lồng lộng, chủ nhân của các chú cún trong lòng cũng hớn hở cùng đàn chó thân yêu băng băng trên lộ trình hình như chẳng biết mệt nhọc. Có lẽ các chú cún cũng rộn rã vui vì lần đầu được cùng ông bà chủ nhân cho thưởng ngoạn cả hành trình dài qua các tỉnh miền tây bát ngát xanh tươi với cây trái tứ mùa mọng bóng, đồng lúa bạt ngàn không thấy đường bờ ngăn, gió lồng lộng từ các dòng sông làm mát lòng cả chủ nhân lẫn đàn chó. Ôi chao, thi vị quá chứ nếu như chúng ta chứng nghiệm được hình ảnh này.
             
            Có lẽ chủ nhân và các chú chó hiền lành lòng cũng khấp khởi mừng thầm sắp đến nơi an toàn sẽ qua được đai dịch Vuhan quá khủng khiếp tại nơi lưu trú.
            Thời gian hành trình cũng sắp kết thúc chuyến đi đầy nhọc nhằn, nhưng cũng thắm thiết tình đồng bào, nghĩa dân tộc trên chặng đường dài hơn 300 cây số.
            Hơn 22 giờ đêm, ngày 8/10/2021 dòng người đỗ về Minh Hải – Cà Mau đã đến nơi, Xã Khánh Hưng, huyện Trần văn Thời, tỉnh Cà Mau. Tất cả được đưa vào Trung tâm tập trung cách ly tại trường PTTH Khánh Hưng, vợ chồng anh Hùng, người đi cùng cho về nhà tá túc Nguyễn Duy Khanh và 15 chú chó và chú mèo cũng được vào trong, anh chị cẩn thận cột nhốt đàn chó trước khi test xét nghiệm.
            Không may, nhóm anh Hùng và Khanh đến quê nhà, kết quả test nhanh, 4 người trong nhóm anh Hùng, Khanh đều dương tính nCoV.
            Trong quá trình cách ly, không có người chăm sóc, do áp lực chống dịch, có lẽ ban phòng chống dịch quá hoang mang và cả những người lây nhiễm sợ hãi nên đề nghị giải pháp đưa ra: - tiêu hủy dù bất hợp lý và tàn nhẫn với loài vật trung thành nhất của con người.
            Sau khi cán bộ hỏi lại với anh chị:
            -        Có đồng ý tiêu hủy “các con không”?
            Anh không nói rằng được lời nào, nước mắt anh rơi vì thương yêu chúng nó (Có lẽ anh cũng bị áp lực với mọi người cùng bị lây nhiễm như anh), chẳng lẽ về để được an toàn, nào ngờ…trời ơi! Ta đã hại “các con” rồi, từ nay sẽ không còn được thấy bao giờ khi quay về căn nhà, chúng mừng rỡ quấn quít.
            -       Anh gật đầu trong vô thức  
            Và chị vợ anh khóc rống vì yêu thương chúng, nhưng làm sao bây giờ? Chị tuyệt vọng vì chẳng cứu được chúng nó, dù lát nữa thôi họ sẽ hành quyết, bằng cách nào thì chỉ có cán bộ xã biết. Tiếc thương và tiếng khóc chị cũng làm mủi lòng những người trong trại tập trung.
            -       Và chị nữa, có đồng ý không?
            -       Chị cũng gật đầu với trạng thái đau khổ, bởi biết rằng làm sao dám không đồng ý với cả hệ thống chống dịch của chính quyền.
            Giá như chính quyền sáng suốt hơn sẽ có kết quả khác, không đến nổi chết 15 chú chó mà anh chị Hùng rất mực yêu thương. Nghe tin các chú cún bị tiêu hủy, tôi bật khóc vì thương cảm, cả vợ chồng anh Hùng và các chú chó. Những tưởng sẽ đem đến bình yên cho mình và các chú chó gắn bó ấy, mới nỗ lực khó nhọc hiểm nguy vượt cả 300 cây số, nào ngờ bi kịch phải đến với anh chị và các con vật thân yêu. Không khổ đau sao được.  
            Và tôi chợt nhớ đoạn văn của luật sư Georges Graham Vest (1830-1904)
            …”Những người gần gũi thân thiết ta nhất, những người ta gửi gắm hạnh phúc và danh dự có thể trở thành kẻ phản bội, phụ bạc lòng tin cậy và sự trung thành. Tiền bạc mà con người có được, rồi sẽ mất đi. Nó mất đi đúng vào lúc ta cần đến nó nhất. Tiếng tăm của con người cũng có thể tiêu tan trong phút chốc bởi một hành động, một giờ
            Những kẻ phủ phục tôn vinh ta khi ta thành đạt có thể sẽ là những kẻ đầu tiên ném đá vào ta khi ta sa cơ lỡ vận. Duy có một người bạn hoàn toàn không vụ lợi mà con người có được trong thế giới ích kỷ này, người bạn không bao giờ bỏ ta đi, không bao giờ tỏ ra vô ơn hay tráo trở, đó là con chó của ta”.
            Sẽ còn nhiều nỗi dằn vặt trong từng đợt sóng tâm hồn với chủ nhân nó. Chắc chắn hình ảnh những chú cưng ấy khó phôi pha với đôi vợ chồng thật thà, chất phác, đầy tình thương yêu với bầy chó thân thiết, họ xem như con cái.  
            Mỗi con vật cũng có định mệnh, số phận của nó. Nợ duyên anh chị với chúng đến vùng đất này đã hết, chúng nó rời xa anh chị về một thế giới khác, tôi tin chúng sẽ còn theo anh chị trong ý thức. Hãy bình yên trong tâm hồn anh chị nhé.
             
            NDT
            SG 10/10/21


            Đã mang vào thư viện
             
            <bài viết được chỉnh sửa lúc 01.12.2021 04:13:41 bởi Ct.Ly >
            Attached Image(s)
            #6
              THƠ NGÃ DU TỬ 20.06.2023 22:21:28 (permalink)
              Chưa bao giờ kinh hoàng như thời ấy. Các nước Châu Âu, Châu Mỹ vấn đề dịch tể quá sure, còn ở SG dữ dội lắm em, em đọc truyện của anh em mường tượng ra mà. Khủng hoảng vô cùng. 
              Thân mến. NDT
              #7
                Chuyển nhanh đến:

                Thống kê hiện tại

                Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
                Kiểu:
                2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9