THƠ NGÃ DU TỬ
-
Số bài
:
1041
-
Điểm thưởng
:
0
- Từ: 26.01.2009
|
Re:CUỘC TRỐN CHẠY KHỎI TPHCM
-
04.09.2021 09:23:14
Truyện ngắn: BÊN TRIỀN SÔNG GIÓ VẪN THỔI Huy nhận điện thoại thoại mẹ mà ngậm ngùi: - Mẹ nghe trong đó dịch giã quá, con cố về với mẹ, rau cháo cũng qua ngày được con à. - Dạ, xe không còn chở ai nữa mẹ à, nhà nước đã cấm xe khách lưu thông. Khó quá mẹ, hay là con phải về bằng xe Honda - Tùy con tính sao tính, chứ mẹ nghe bà con nói trong đó dữ quá con số dịch và người chết liên tục tăng, nhà mình ít người, chỉ còn mẹ và gia đình anh chị Hai thôi, con thì xa quá. Cố gắng nghe con, về nhà con nhé, rủi có chuyện gì không ai lo! - Mẹ à…Điện thoại tít tít… Huy bần thần không biết chuyện chi, hay là hết tiền, nó gọi lại: - Alo, có chuyện gì không mẹ? - Mẹ không biết để hỏi anh Hai mầy - Dạ, con sẽ gọi lại sau mẹ nhé, con lên lại xí nghiệp đây. Chào mẹ Vậy là Huy an tâm, điện thoại mẹ hết tiền. Huy tiếp tục đến xí nghiệp, đường phố rộng rinh, vắng tanh, tuy vậy Huy vẫn chạy chậm. Đến xí nghiệp cánh cửa im ỉm đóng trong sân vắng như tờ, ghé trạm bảo vệ hỏi: - Anh ơi, xí nghiệp mình sao rồi anh? - Anh xem thông báo dán ở cổng Huy đọc chậm rãi: “Kính gửi các anh chị em trong Cty …Hiện nay, xí nghiệp chưa thể hoạt động, anh em nào có điều kiện về nhà, chờ thông báo trên trang web của xí nghiệp…” - Tiền lương thế nào anh? - Không rõ anh à, hiện tại xí nghiệp đóng cửa, chỉ có bảo vệ thay nhau trực Cty. Huy buồn rười rượi, hai tháng nay tiền lương không có, nằm nhà miết, đồng tiền còm cõi trong ví cũng đã hết, làm sao bây giờ. Thương mẹ trông ngóng từng giờ, thương mình không tiền, không thể trụ nổi ở Sài Gòn, biết lấy gì sống nơi nầy. Thỉnh thoảng có người cứu trợ vài kg gạo, ít mì và rau củ. Chưa bao giờ Huy lâm vào hoàn cảnh này? Về ư? Không có có tiền, Ở lại ư? Không thể, mọi thứ đều chỉ có tiền mới giải quyết, ngoài ra, không có điều kiện nào khác. Huy quay về chốn trọ với nỗi lòng buồn khó tả. * * Huy nhấc điện thoại gọi thằng bạn thân cùng quê khi biết tin nó cũng như mình: - Thật ơi, mầy có quyết định về quê không? - Có, mầy còn lưỡng lự điều gì vậy? - Không, bây giờ tao mới quyết định, không còn chịu nổi nữa rồi, Cty tao đóng cửa luôn, qua dịch hãy hay. Tao mới lên tính coi thử có tiền bạc gì không, nhưng coi như “hỉ có chông”, nếu vậy ngày mai tao mầy về, được không? - Tiền bạc thế nào, chứ tao “mậu lúi” chờ tiếp viện. Mầy thì sao? - Tao mới cầu cứu mẹ tao qua nói với anh chị tao gửi vào đở tài khoản tao một triệu, chị cũng không khấm khá gì, vậy tiện tặn 2 tụi mình cũng về được. Bất đắc dĩ thì xin dọc đường, nổ lực thôi, có đi có đến mà. - Chiều tao ghé mầy ngủ ở đó sáng sớm mai lên đường. - Ok, bây giờ tao ghé rút tiền chuẩn bị cho chuyến đi. Huy lấy xe chạy ra ngân hang gần nhất để rút tiền. Trên đường gặp phải chốt chặn, Một anh dân phòng dừng xe, chỉ vào chốt kiểm soát: - Anh à, tôi không còn đồng nào mua thức ăn cả, mấy ngày nay ăn mì gói không à, mới cầu cứu, chị tôi cho ít tiền bây giờ đi rút ít tiền mua thức ăn cầm hơi, anh thông cảm. - Không có giấy ra đường, vi phạm chỉ thị 16, phạt. Tiếng anh lạnh lùng như bánh xe lửa rít lên ray làm Huy xanh mặt, chỉ còn bấy nhiêu, nếu thực họ không còn tình người thì điều này sẽ xảy ra, làm sao bây giờ. Người dân phòng gọi anh công an đến: - Anh này không có giấy ra đường cần thiết, anh giải quyết. Người công an: - Anh cho xem giấy tờ - Huy mở ví lấy giấy tờ nào bảo hiểm xe, cạc vẹt, đầy đủ. - Giấy ra đường cần thiết - Em đã nói với anh dân phòng, em không còn tiền, mới xin chị được chị ít tiền tính ra rút về mua thức ăn đến đây bị thế này, anh coi trong ví tôi còn 2 chục ngàn, gần tháng nay tôi ăn mì và ít thực phẩm lương thực của người hảo tâm cầm cự, mắt mờ anh thông cảm. - Trách nhiệm tôi thực hiện chỉ thị 16, ai ra đường không có lý do mua đồ thiết yếu lương thực là xử phạt hành chánh. - Đi rút tiền là cần thiết nhất, cả gần tháng không tiền chỉ ngữa tay xin các mạnh thường quân, làng xóm cứu trợ nay bà chị cho phải đi rút tiền sao anh nói không cần thiết? - Đó là chuyện của anh. - Anh phải hiểu không ra đường cả tháng, bây giờ có tí tiền trong thẻ tôi phải rút ra mới đổi được gạo, mắm, rau. Các anh phải biết thương dân, giúp dân trong cơn hoạn nạn chứ? - Giúp anh, ai giúp tôi? Huy bức lắm, người công an cứng ngắt quá, không linh hoạt anh hiểu rằng mấy anh này chỉ thừa hành, anh sụp lạy may ra còn đánh thức chút tấm lòng còn sót trong anh để giúp nhau lúc hoạn nạn như bây giờ, tuyệt nhiên anh chẳng động lòng. Một anh đồ thường phục đến, hỏi anh công an - Chuyện gì vậy đ/c ? - Dạ, anh này đi không có giấy ra đường cần thiết. Tranh thủ, Huy trình bày với người mặc thường phục, anh ta hiểu, cảm thông và rồi cho đi Huy cảm ơn rối rít. Buổi chiều, Huy ghé chào tạm biệt cô chủ nhà, cô người Nam bộ ít học nhưng vui tính, rộng lượng và từ tâm. - Cô à, cháu không còn cách nào trụ lại Sài Gòn nữa, cháu mới xin được ít tiền, ngày mai cháu về, cô cho cháu ở thêm đêm nay, lát có người bạn đến ngủ, mai 2 anh em lên đường về quê có bạn đồng hành cũng đỡ buồn. - Cháu à, cô cũng biết hoàn cảnh của các cháu mấy tháng nay, chỉ nhận cứu trợ của những người thiện nguyện. Về là đúng chứ ở Sài Gòn không tiền là chết đói thôi, không ai cứu mãi được. Cô gửi cháu uống nước dọc đường 200 ngàn gọi là có tình, cháu nhé. - Dạ, cảm ơn cô đã bớt tiền trọ giờ còn lì xì uống nước dọc đường. - Hoạn nạn mà cháu, con người hơn nhau cái tình cái tậm, chứ không phải chức vụ, địa vị, nếu cô khá hơn cô đã cho thêm. - Dạ, cháu cảm ơn cô, chìa khóa con sẽ để bên trong mai cháu và bạn đi sớm Mong cô ở lại bình an qua dịch cô cháu gặp lại - Cháu về với gia đình bình an. Tối ấy, Thật và Huy mỗi em ăn 2 gói mì, chuẩn bị ngày mai 3 giờ sáng lên đường thoát khỏi Sài Gòn, 2 người trò chuyện quanh chuyện phạt và không phạt khá sôi nổi. Huy nói, mày thấy không: Cùng xử lý một công việc, nhưng người mặc thường phục lại cho đi, công an và dân phòng thì quyết phạt. Người ta chỉ chăm chăm vào chỉ thị là có hay không có giấy ra đường cần thiết, nhưng thế nào là cần thiết thì họ cố tình không hiểu, mặc dù tao năn nỉ thiếu điều chết. Nếu không có anh mặc thường phục cảm thông và từ tâm, chắc cũng phải bóp bụng phạt, chứ để lên phường có khi nóng giận cải vả, biết bao hệ lụy về sau, những quan thời này hình như họ thiếu tình yêu thương. Có lẽ chính phủ cũng không lường trước mấy anh thừa hành bên dưới, mấy ảnh kiêu căng vì được giao nhiệm vụ cỏn con ấy, thường mấy anh ấy tưởng là mình mình dữ lắm, không ngờ như thế là càng đẩy dân về phía khốn khổ bần cùng, thậm chí oán hờn chế độ sau này. Một chính phủ vì dân cân nhắc và dự liệu tất cả những được mất cho một chính sách, chỉ thị không thể cảm tính của một cá nhân dù là thủ tướng. Đây thực sự là sự lúng túng, không có tính chiến lược. Thế mới thấy sự yếu kém của chính sách. - Mà, mày để đồng hồ báo thức chưa? Huy nói - Cả hai đưa cùng để, rủi trễ mệt lắm, Đồ đạt chất hết lên xe. Dậy chế mì ăn sáng là lên đường. Đúng 3 giờ sáng, điện thoại reo, cả hai cùng thức, sau khi ăn sáng xong là lên đường ngay. Tất cả các chốt đường nhân viên đều ngủ như dự đoán, có lẽ thức và làm việc liên tục nên ngủ say, có lẽ quá sức chịu đựng của cơ thể, con người mà. Đường phố vắng lạnh. Chưa bao giờ cả hai có cảm giác vừa sợ sệt vừa lo âu như bây giờ. Thỉnh thoảng lắm chuyến xe chở hàng vèo qua, ra đến quốc lộ 1 mới tương đối có xe xuôi ngược, đến Biên Hòa mới hơn 4 giờ, thành phố còn ngủ, sương lành lạnh, đường vắng, chiếc trước sau cứ lầm lì băng băng lộ trình. Thì ra, trên đường này xe Honda chạy ra bắt đầu đông, không khí bớt sợ hơn, có lẽ toàn bộ trên đường như hoàn cảnh của mình, tháo chạy khỏi Sài Gòn, Bình Dương và Biên Hòa. Trên đường khá nhiều chốt, nhưng không đâu nhiều như Sài Gòn. Cảnh sát chỉ lo những chiếc bốn bánh, vì vậy càng ra xa Huy, Thật càng hy vọng trên đường về an toàn hơn. Trên triền sông đã mấy chiều bà Hương, một góa phụ - mẹ của Huy ra nơi ấy, mắt trông về phương Nam, đoàn người lũ lượt từ trong ra, họ đùm túm tất cả tài sản có được trên chiếc xe máy gầy còm, có lẽ cũng quá mệt mỏi với đoạn đường trên 800 cây số, những gia đình đến năm mạng người cùng với đồ đạt chất đầy vẫn hăm hở về cố xứ, bà cứ xuýt xoa: Thật là khổ cho người nghèo. Không biết thằng Huy có về chưa? Thấy họ mà lòng bà nôn nao. Sốt ruột, bà gọi điện thoại, lần nào cũng không nhận được trả lời, bà càng lo lắng hơn. Chiều nay cũng vậy, bà ra triền sông ngắm dòng người đỗ ra, trông đứa con xa từ Sài Gòn về, bà lại gọi điện, lần này thì bà nghe trả lời, ôi chao mắt bà rưng rưng: - Con về chưa? - Con đã qua Nha Trang, chiều mai là con về với mẹ rồi. Gió chiều vẫn vù vù thổi qua, lần này thì gió mát hơn mọi lần, vì biết chắc ngày mai, nó sẽ về, tình mẹ là thế. Bà Hương hớn hở, lòng nặng trịch mấy ngày nay như cởi bỏ khỏi thân xác gầy gò của bà. Mây trên cao tán rồi tụ, có lẽ trời sắp đỗ mưa bà vội về trên tay có bó củi nhỏ để anh chị hai nghĩ bà đi đi lượm củi. Gần tối Huy và Thật cùng nhóm người đồng hành dắt díu ngủ lại dưới một mái che của ngôi nhà ngoài Nha Trang, tất cả màn trời chiếu đất đúng nghĩa. Người ta đánh thức dậy để cùng nhau ăn sáng ai có gì dùng nấy, chủ yếu là mì gói khô, người có mời người không, khoảnh khắc của xã hội đại đồng, ai cũng cảm thấy ấm lòng cùng hoàn cảnh, tâm trạng. Và rồi tiếp tục lên đường trở về cố xứ. Ánh nắng từ phương đông bắt đầu những tia nắng mới làm tăng thêm hy vọng cho đoàn người lữ thứ, ngọn gió sớm thổi về mát lòng những tay lái đã băng qua trên 500 cây số bình yên, mong tất cả họ được về chốn cũ an lành. Mỗi lần có chiếc xe rẽ về quê tách đoàn người là những cái vẫy tay tạm biệt, hẹn gặp ngày vào lại Sài Gòn, dù mới quen trên bước đường tháo chạy khỏi vùng dịch thật xúc động. Suốt trên đoạn đường thỉnh thoảng có những trạm dừng để tiếp nước, thức ăn nhanh của các nhóm thiện nguyện cho đi rất vui vẻ, cũng nhờ vậy mà không ai tốn chi phí ăn uống, ôi chao trong mùa đại dịch này người lữ thứ mới cảm nhận hết chữ tình của đồng bào đúng nghĩa, họ vui vẻ hết thảy bất luận là ai. Gần 2 ngày đối diện với nắng gió, lo âu và sợ hãi, cuối cùng Huy và Thật cũng đến địa phận của cố hương, tưởng rằng sẽ đến nhà, nào ngờ chính quyến tỉnh nhà chắn chốt chặn tại đèo Mỹ Trang, nơi giáp ranh giữa 2 tỉnh Bình Định-Quảng Ngãi, họ khám xét rất cẩn thận. Mục đích là không cho người từ vùng dịch vào địa phương. Thời gian, còn rỗi Huy gọi điện về cho mẹ để an lòng. Bà Hương chiều lại vẫn ra triền sông ngóng về phương Nam trông đứa con xa sắp về, với niềm hân hoan sắp đón con trong vòng tay mẹ. Bà mãi hồi hộp chờ điện thoại reo. Bất chợt có điện thoại, bà mừng lắm : - Alo, con về tới đâu rồi ? - Dạ, con đã đến tới địa phận Quảng Ngãi, qua đèo Mỹ Trang. - Vậy là chiều tối con về đến nhà ? - Dạ, nếu bình thường, không có chuyện chi chắc vài ba tiếng đồng hồ con về đến nhà, mẹ đừng lo lắng quá. - Vậy con nhé, mong con may mắn bình yên về sớm. Bà vội vả quay về thẳng nhà anh chị Hai, báo ngay: - Các con à, Thằng Huy về gần tới nhà, nấu thêm cơm cho nó với, đi xe ngoài đường ăn vội vàng, chắc đói lắm, cơm mắm gì cũng cho no. - Có nồi cá kho đang chờ cậu về ăn đây mẹ. Huy và Thật được vào nơi cách ly, quy ước chung của người Quảng Ngãi từ TP HCM - nơi vùng dịch đang hoành hành dữ dội nhất nước dù anh có giấy xét nghiệm âm tính. Huy nói với những người trách nhiệm: - Tôi đã làm xét nghiệm âm tính trước khi về quê các anh à, giấy xét nghiệm đây mới ký cách đây 2 ngày thôi - Tuy vậy, nhưng trước mắt các anh từ vùng dịch về sẽ đều cách ly 14 ngày cho an toàn. - Giả sử có người dương tính cùng phòng lây nhiễm thì sao? - Về sẽ test lại, ai dương tính thì cùng phòng, ai âm tính cùng phòng, anh yên tâm có đội ngũ test nhanh ngoài ấy. Huy và Thật về tới quê nhà, nhưng để được về tận nhà gặp mẹ và gia đình anh chị Hai phải mất 14 ngày nữa. Bà Hương sốt ruột nói với anh chị Hai: - Không biết thế nào mà khuya lắm sao thằng Huy chưa thấy về, mẹ lo quá có chuyện gì không? - Cậu không gọi về hả mẹ? - Không, mẹ mới hỏi con, hay là con gọi thử. - Dạ, để con gọi xem sao? Chị Huy gọi, đầu dây bên kia: Không liên lạc được vui lòng gọi lại sau. Bà Hương chíp miệng không biết có chuyện gì xảy ra. Bà vội về nhà mình, thắp nén nhang trên bàn thờ cha Huy, miệng lâm râm khấn vái, bà nguyện cầu cho Huy được bình an trở về. Bà tới ngồi thu lu trên ghế, nỗi buồn cùng với bóng đêm đang đồng hành trong căn nhà hình như không đủ ấm với người mẹ trông ngóng con trở về từ vùng dịch để nhìn tận mặt đứa con yêu thương của bà. Người mẹ bao giờ cũng lo lắng dù con cái nên hình, nên vóc đã dày dạn bước ra đời đã năm năm. Ngoài kia, gió bên triền sông vẫn ào ào thổi, vầng trăng lưỡi liềm hạ tuần bắt đầu lên, bà vẫn còn ngồi quạnh hiu, đến khi tiếng gà gáy đánh thức bình minh, bà mới đến giường chợp mắt. Nỗi lo lắng mang theo vào trong giấc ngủ. Ngã Du Tử/SG Mùa dịch Vuhan 27/7/2021
<bài viết được chỉnh sửa lúc 04.09.2021 09:45:40 bởi THƠ NGÃ DU TỬ >
|