BA VỞ KỊCH NGẮN - Phạm Ngọc Thái
Thay đổi trang: < 12 | Trang 2 của 2 trang, bài viết từ 16 đến 22 trên tổng số 22 bài trong đề mục
Nhân văn 25.10.2021 07:00:29 (permalink)
 
 

                                                                                       TRƯỚC KHI XEM VỞ KỊCH THỨ BA "Mối tình hoa hồng bạch"
             MỜI QUÍ VỊ ĐỌC BẢN THAM LUẬN CỦA NHÀ GIÁO NGUYỄN THỊ hOÀNG VỀ CHÂN DUNG THI NHÂN PHẠM NGỌC THÁI                  
                                                                                                                                                             ***
 
                           PHẠM NGỌC THÁI CÂY ĐẠI THỤ,
                      ĐẠI THI HÀO CỦA THI CA HIỆN ĐẠI VN
 
                                                                        Nguyễn Thị Hoàng
                                                               Nguyên GV Trường ĐH Sư phạm
 
 
 
                                  Đã gửi tới: 
        QUỐC HỘI VÀ CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XHCN VIỆT NAM
                                              Ngày 4.9.2021
                    (Bằng các trang điện tử của Nhà nước và Đảng cộng sản Việt Nam)
  -  Qua những cơ quan: Văn phòng Quốc hội - Ban chấp hành Đảng QH - Ban chấp hành Công đoàn QH - Hội nhà báo QH - Ban Tuyên giáo Trung ương - Lãnh đạo văn phòng QH... 
       Cùng các tổ chức khác trong Chính phủ được biết.
  -  Để nghiên cứu phương hướng chỉ đạo, xác nhận, vinh danh và,  
                                                        có thể công bố ra ngoài thế giới?
 


 Nguyễn Thị Hoàng
 
 
     Trước hết xin trả lời câu hỏi? Tại sao lại kết luận:
 

                                              A. PHẠM NGỌC THÁI CÂY ĐẠI THỤ  
                                             ĐẠI THI HÀO CỦA THI CA HIỆN ĐẠI VN 
      Tôi từng bình luận: Thơ hay bậc nhất của ngàn năm văn hiến Thăng Long, phải là loại thơ có khả năng sống trường cửu tháng năm, tồn tại muôn đời, thơ của mọi thời đại - Đó là loại thơ có hàng đẳng cấp cao nhất.
Không kể Kiều bất hủ của Đại thi hào Nguyễn Du, thuộc thể loại tiểu thuyết thơ - Những bài thơ ngắn tuyệt hay lưu vọng trong thi đàn Thăng Long xưa nay, như: 
       Đèo ngang của BHTQ  /   Làm lẽ, Cảnh thu - Hồ Xuân Hương  /  Thương vợ - Tú Xương  /  Thu điếu - Nguyễn Khuyến  /  Tràng Giang - Huy Cận  /  Tranh lõa thể - Bích Khê  /  Tương tư - Nguyễn Bính  /  Đây thôn Vỹ Dạ;  Mùa xuân chín;  Bẽn lẽn - Hàn Mặc Tử  /  Hai sắc hoa ti-gôn - TTKH.  /  Thuyền và biển - Xuân Quỳnh  /  ...    
     Những thi phẩm tuyệt hay hàng đỉnh, tương đương với những tuyệt phẩm của ngàn năm văn hiến Thăng Long như đã nêu trên,  Phạm Ngọc Thái có 7 bài: 
          *  Em về biển  / Anh vẫn về theo dòng lệ em tiếc nuối  /  Anh đứng nhìn theo bóng chim câu  /   Người đàn bà trắng  /   Váy thiếu nữ bay  /  Chuyện về hai ngôi mộ cha con mai sau  / Làm ma em vợ.
       Nói về những bài thơ hay hoặc thơ tinh sắc khác của anh thì nhiều lắm ! Nhà bình luận văn học Nguyễn Đình Chúc, trong tiểu luận với nhan đề:
                                                   PHẠM NGỌC THÁI
                                CHÂN DUNG NHÀ THƠ TÌNH LỚN CỦA DÂN TỘC

 

 
    Đã viết: " Thi ca Phạm Ngọc Thái dù là thơ tình hay thơ đời, những bài đạt độ viên mãn về ý tưởng cũng như ngôn ngữ nghệ thuật và tính nhân văn là rất nhiều. Mức độ hay mỗi bài khác nhau, nhưng những tình thi đó đều cảm hóa được trái tim người yêu thơ. Về bút pháp nhiều bài thơ tình của anh được hòa trộn trong khuynh hướng của dòng thơ tượng trưng hiện đại châu Âu cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Điển hình là thuyết " tương ứng cảm quan" của nhà thơ tương trưng bậc thấy ở Pháp Charles Baudelaire (1821 - 1867) lúc đó chủ xướng. ".
                         ( Trích Tập " Phạm Ngọc Thái chân dung nhà thơ lớn thời đại ", 2014 )
 
     Chưa từng có thi nhân nào trong ngàn năm văn hiến Thăng Long viết được nhiều thơ hay như thế, nhất là thơ tình. Mỗi bài hay một vẻ nhưng đều vụt ra từ trong sự rung động sâu sắc của trái tim - Xin kể ra vài chục bài tiêu biểu:
         *  Khoảng trôi trong lá;  Em bán xoài;  Em sống mãi bên anh;  Đất nước tôi yêu;  Mẹ quê hương;  Nhìn trăng nhớ em;    Người thôn nữ miền sông nước;   Tiếng hát đời thường;   Phố thu và áo trắng;   Khóc Hàn Mặc Tử;  Xem tranh bán lõa thể;  Trước Núi Mỹ Nhân;   Khóc bên Hồ Núi Cốc;  Cô quét lá đêm hồ;   Em ơi! Thành phố lại mưa;   Anh vẫn ở bên Hồ Tây;  Một góc Hồ Tây;   Em tắm;   Con đường phượng đỏ;   Nghe tin em sốt;  Ký ức mùa thu;  Sáng thu vàng;  Vĩnh biệt con yêu;  Dưới hàng sấu đêm và con phố nhỏ;  Đêm tóc đá;  Em là người tình của lính;  Đêm nay trời lại không mưa;  Biển hát;   Sáng xuân nay; Tạ tội trước tình yêu;  Trái tim tan vỡ;  Thời áo trắng;  v.v... 
      Chưa nói đến cả "Tuyển thơ chon lọc", Nxb Hồng Đức 2019 của Phạm Ngọc Thái? Một Tuyển thơ dầy 368 trang với trên 200 bài thơ chọn trong đời thi ca, là cả một thế giới thơ tự do hiện đại các loại: Từ thi pháp thơ hiện thực đến tượng trưng pha màu sắc thơ siêu thực... Được thể hiện bằng một bút pháp tinh luyện, tạo nên vô vàn những áng thi huyền thẳm, đặc sắc ! Dựng lên như cả " Trường thành thi ca" đối với nền thơ hiện đại Việt Nam. Đều thuộc trong dòng thơ có khả năng sống trường cửu thời gian.
     Như chính thi nhân đã khẳng định về tác phẩm "Tuyển thơ chọn lọc" của mình, trước ông Viện trưởng "Viện văn học Việt Nam" và Chủ tịch HNVVN lúc đó, rằng: 
        " Đánh giá về Tuyển Thơ Chọn Lọc? Với nhận thức bản thân, tôi tin chắc chắn rằng: Trong dãy thi sơn có nhiều ngọn, tôi đã lên đến điểm đỉnh một ngọn "Hy-ma-lay-a" kỳ vĩ !... Nhất là thơ tình, của thi ca hiện đại Việt Nam ".
      Và:
      "...Trong văn hiến nghìn năm Thăng Long của nước nhà, nếu nền thơ cổ Việt Nam đã có một Nguyễn Du - Thì thơ ca hiện đại Việt Nam cũng có Phạm Ngọc Thái - Tôi tin chắc như vậy! "
                           Quan san muôn dặm sơn hà
                     Nguyễn Du người trước, tôi là người sau
                     Hôm nay rỏ chút lệ sầu
                     Thương Người rồi lại chạnh đau phận mình
                     ....    
                     Người Đường Cổ - Tôi Tân Thơ
                     Ngàn năm văn hiến xin thưa cùng Người.
                                      (trích bài "Ta khóc cho ta" của PNT)  
 
     XIN KẾT LUẬN:  Trong ngàn năm văn hiến Thăng Long, chưa có thi nhân nào để lại được cho nền thi ca của nước nhà, một Tuyển Thơ tầm vóc cao và hay như thế !? Trừ Kiều bất hủ của Đại thi hào Nguyễn Du.
      Tất cả đã được Tổ chức văn chương ở Thủ đô chúng tôi chọn lựa, biên soạn để in vào trong "Tuyển thi văn" có tầm vóc đồ sộ:
                 MINH CHỨNG VỀ CHÂN DUNG MỘT THI HÀO DÂN TỘC 
     Tuyển sách dầy trên 400 trang xuất bản với 100 áng thi tiêu biểu trong đời thi nhân, 46 bài bình thơ đặc sắc, thơ hay và tiểu luận chân dung. Hiện nay "Tuyển thi văn" vô giá đó cũng được chúng tôi cho đăng trọn vẹn trên Web. Việt Nam Thư Quán ở Mỹ !!!    
     Mời các nhà nghiên cứu văn học cùng bạn đọc trong nước và hải ngoại, mở link sau thưởng lãm:
                         http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?m=897650

 

 
                                NÓI THÊM VỀ TẬP THƠ CHA KHÓC CON
      Do một nỗi đau đột ngột đến với cuộc đời - Ngày 22.7.2019 đứa con trai yêu quí của thi nhân mới 27 tuổi xuân bất ngờ bị đột quị -  Lòng người cha đau đớn, tưởng như không còn đủ sức chịu đựng nữa. Trong cơn quằn quại đau thương, những dòng thơ, trang thơ khóc con được viết bằng máu và nước mắt của một người cha thi nhân kiệt xuất ấy, đã trào ra... 
     Và... Phạm Ngọc Thái đã để lại cho nền văn học nước nhà một "tập thơ khóc" vào hàng hay-hiếm-độc-lạ - Đó chính là tập thơ (45 bài) "cha khóc con", Nxb Hồng Đức 2020. Có thể nói đó là một "Tuyệt phẩm thơ khóc" vô giá, có một không hai của cả nền thi ca xưa nay trong ngàn năm văn hiến Thăng Long. 
 
                         B.  NHẤN MẠNH CÁC TÁC PHẨM TRONG SỰ NGHIỆP VĂN HỌC
      Nói về sự nghiệp văn học của Phạm Ngọc Thái - Trong ba mươi năm vừa công tác và lăn lộn cuộc sống mưu sinh, vừa lao mình vào sáng tác. Đến nay, anh đã cho ra đời gần hai mươi tác phẩm các loại:
-  11 tác phẩm thơ và bình luận văn học
-   Hai tiểu thuyết:
    *  Cuộc chiến Hà Nội 12 ngày đêm


 
    *  Chiến tranh và tình yêu - Bộ tiểu thuyết hai tập, có tính lịch sử của cả cuộc chiến tranh đánh Mỹ của dân tộc.
-   5 vở kịch nói sân khấu: Hai dài ba ngắn.
      Ở lĩnh vực nào Phạm Ngọc Thái cũng đạt được tác phẩm có tầm vóc.
-  Năm 2014 anh cho ra đời tập "Phạm Ngọc Thái chân dung nhà thơ lớn thời đại": Tác phẩm dầy 372 trang với 120 bài thơ tình, 34 bài tiểu luận của các tác giả là những văn nghệ sĩ và nhà giáo bình thơ đặc sắc và hay cùng chân dung.
-  Đến 2019 nhà thơ lại cho ra đời tập "Phạm Ngọc Thái cánh đại bàng của thi ca đương đại Việt Nam", Nxb Thanh niên.

 

 
      Bình luận về hai thi phẩm có tầm vóc này, Nguyễn Thị Hoàng tôi đã nhận định:
      " Tập Nhà Thơ Lớn của anh ra đời đã bảy năm, giữa văn đàn của Thủ đô ngàn năm Văn Việt - Đến nay vẫn hiên ngang phát quang trong đương đại. Ngày càng được khẳng định chân giá trị của tác phẩm.
     ... Qua tháng năm, con đại bàng thi ca Phạm Ngọc Thái vẫn tung cánh bay, ngày càng cao, càng bay xa !? ".
     Và nhấn mạnh:
    " Phạm Ngọc Thái đơn thương độc mã, không ô lọng che dù, không người nâng đỡ - Người chiến binh đã qua cả một giai đoạn dài cuộc chiến tranh xưa? Giờ trên con đường thiên lý của sự nghiệp thi ca, con chiến mã lại từng bước, từng bước... rồi phi lên tận đỉnh ngọn thi sơn của thi ca hiện đại Việt Nam".
                      ( trích tiểu luận "Tập 64 BÀI THƠ HAY
                    và sự nghiệp thi ca Phạm Ngọc Thái" -  Nguyễn Thị Hoàng )
 
                                                     C.  NHÀ THƠ CCB TÀI NĂNG
                                            CỦA QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM ANH HÙNG
         Thi nhân Phạm Ngọc Thái là một CCB từng chiến đấu cả chục năm trên chiến trường Tây Nguyên - Nam Bộ, qua các Trung đoàn 209, Sư 312 - Trung đoàn pháo 40 Tây Nguyên - Trung đoàn 48, Sư 320... Theo trọn cuộc chiến tranh đánh Mỹ của dân tộc, đến tận ngày 30.4.1975 giải phóng Sài Gòn, Mỹ rút về nước. Anh thuộc lớp sinh viên, trí thức yêu nước của những năm sáu mươi thế kỷ trước. Tự nguyện từ bỏ mái trường đại học, theo tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc lên đường cầm súng ra chiến trường đánh giặc. 
    Ngót mười năm chiến trận: Nhà thơ cựu chiến binh Phạm Ngọc Thái đã ba lần bị thương, ba lần đổ máu. Anh được tặng thưởng 5 huân chương chiến công và kháng chiến, danh hiệu dũng sĩ cùng nhiều hình thức khen thưởng.
 
          Kính thưa Quốc hội và Chính phủ Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam,
      Chúng tôi biết Trung ương đang tập trung hết sức trong công cuộc phòng chống đại dịch covid-19, cứu dân. Song, chúng tôi gửi cốt để thông báo cho Quốc hội và Chính phủ biết rằng: 
 -  Nền thi ca hiện đại của ngàn năm văn hiến Thăng Long chúng ta hôm nay, đã có Đại Thi Hào  !!! 
      Đại thi hào Phạm Ngọc Thái lại là một cựu quân nhân của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng. Anh đã cống hiến cả tuổi trẻ và máu xương mình cho cuộc chiến tranh ái quốc vĩ đại của dân tộc ! Thi nhân xứng đáng được nhà nước và Chính phủ quan tâm - Hơn nữa, anh còn mang đến cho nền văn học hiện đại của Việt Nam chúng ta hôm nay, niềm tự hào đối với cả nhân loại này.
 
                                              Viết tai Thủ đô của ngàn năm Thăng Long
                                                                          9.2021
                                                                Nguyễn Thị Hoàng
            
<bài viết được chỉnh sửa lúc 25.10.2021 07:37:13 bởi Nhân văn >
#16
    Nhân văn 26.10.2021 08:24:36 (permalink)
     
     
    3.                                                  PHẠM NGỌC THÁI           
     
     
     
             Kịch gia Phạm Ngọc Thái
     
     
     
                               MỐI TÌNH HOA HỒNG BẠCH 
     
     
                                                                                      Kịch ngắn
                                                      
     
                                   NHÂN VẬT:


    1-   Ông Ngọc                        Đại tá về hưu, góa vợ.
                                                            Khoảng 65 tuổi.
    2-   Bà Hồng                          Mẹ của Đông, góa chồng.
                                                                         60 tuổi
    3-   Ông Đức                         Em trai bà Hồng, nhà giáo.

    4-   Đông                              Con trai bà Hồng, chồng của Hạnh.
                                                         Cán bộ công nhân viên chức nhà nước.
    5-   Hạnh                              Vợ Đông, buôn bán.

    6-   Hoa                                Con dâu ông Ngọc.
                                                          Nhân viên nhà nước.


                                                           
                                      Kịch xẩy ra tại thành phố - Thời hiện tại.
     
     
     
    <bài viết được chỉnh sửa lúc 26.10.2021 08:29:22 bởi Nhân văn >
    #17
      Nhân văn 26.10.2021 08:33:03 (permalink)
       
       
       
                                                        MỞ MÀN

                                                   ( Một buổi sáng mùa thu mát mẻ, tại nhà bà Hồng .
                                               Gian nhà ngoài làm phòng khách của một gia  
                                               đình thành phố tương đối khá giả, có kê một bộ  
                                                salon tiếp khách. Bà Hồng từ ngoài cửa đi vào,
                                               lau chùi dọn dẹp, sau đó lôi ra một lọ hoa bé xíu
                                               bằng sứ... lau sạch sẽ, cho nước rồi đặt lên bàn.
                                               Bà đi lại bồn chồn như đang chờ một ai đó? )
              BÀ HỒNG - (khẽ thở dài) Cũng chẳng biết rồi có thu xếp ổn thỏa không?
                                   Thôi thì, mặc cho số phận.
              HẠNH -   (ngoài cửa vào ) Mẹ! Nhà con vẫn chưa về hả mẹ?
              BÀ HỒNG - Chắc là chưa, mẹ cũng vừa đưa cháu Thắm đến trường mẫu
                                giáo về. Cái con bé, bà đã dẫn vào lớp giao cho cô giáo, cứ
                                nằng nặc đòi mua một phong kẹo mới chịu để cho bà về.
              HẠNH -  Tại bà cứ chiều cháu quá, nó được thể càng nhõng nhẽo.
              BÀ HỒNG -  Ồi, trẻ con! Đứa nào mà chẳng hay vòi vĩnh. Nhưng có
                                 việc gì mà sáng ra vừa mới dọn hàng, con đã bỏ chợ về nhà
                                   vậy?
              HẠNH -  Con về để gọi nhà con.
              BÀ HỒNG -  Mấy ngày nay anh ấy được nghỉ phép năm, cứ để anh ấy
                               ngủ cho đẫy mắt.
              HẠNH -  7,8 giờ sáng rồi còn sớm sủa gì nữa đâu ạ!
              BÀ HỒNG -  Thì nhà cũng đâu có công việc gì mà cần anh ấy phải dậy
                                sớm.
              HẠNH -  Con đang có món làm ăn. Nhân tiện anh ấy được nghỉ phép,
                                phải tận dụng mà chạy thêm hàng. Buôn bán mà gặp món
                               khách thế này, không nhanh chân, thì đứa khác nó nẫng tay trên
                               ngay. Để con vào gọi nhà con dậy!
              BÀ HỒNG - Ừ! Nhà cũng hết cả tăm, mẹ chạy ù ra phố mua, mẹ
                            sẽ về ngay.
                                 ( Nói rồi bà Hồng đi ra cửa, Hạnh vào nhà trong. Lát sau Đông và
                                      Hạnh ra. Đông đi sau, vừa đi vừa cài mấy cái cúc áo )
              ĐÔNG -  ( càu nhàu ) Mang tiếng được nghỉ phép năm mà... muốn ngủ muộn
                            một tý cũng không được thoải mái.
              HẠNH -  Bây giờ vẫn chưa phải là muộn chắc? ( làm lành ) Có chuyện làm
                               ăn, em mới phải chạy từ chợ về đây để gọi mình. Nếu không
                               thì... có ngủ đến sáng mai, cũng chẳng ai thèm đụng đến.
              ĐÔNG -  Chuyện gì?
              HẠNH -  Có khách đặt mua một số vải. Mình lấy cái Dream chở em lên
                                chợ Liên Hiệp, em vơ đủ số lượng để giao cho khách. Xong
                                mình về lại tha hồ mà ngủ.
              ĐÔNG -  Tưởng chuyện gì quan trọng.
              HẠNH -  Không quan trọng à? Chỉ một chuyến hàng này cũng kiếm bằng
                               cả tuần đi chợ đấy!
              ĐÔNG -  Thế cái người áp tải hàng có được sơ múi gì không đấy? Hay
                               chỉ là vừa phải nai lưng ra mà thồ, vừa tốn tiền xăng.
              HẠNH -   Lần này em sẽ chi tiền, bồi dưỡng tử tế. Thôi, đi kẻo muộn.
              ĐÔNG -  Muốn đi thì ngựa thồ cũng cần phải có cái gì ăn lót dạ buổi
                              sáng, mới có sức mà kéo chứ?
              HẠNH -  Ra quán em khao, mình muốn ăn bao nhiêu thỏa sức.
              ĐÔNG -  Thì cũng để cho người ta uống chén nước, hút điếu thuốc cho
                               tỉnh táo. Đâu sẽ có đó, việc gì phải vội!
              HẠNH -  Ôi dời!... Làm ăn mà cứ dềnh dàng như cánh đàn ông các anh
                               thì... chỉ có xơi tóp mỡ.
                                                ( nói vậy, nhưng vẫn lại phía bàn rót nước cho chồng )
              HẠNH -  ( tiếp ) Đây, nước mẹ pha sẵn rồi đấy, mời chàng uống! Còn
                              thuốc thì vừa đi vừa hút cũng được.
              ĐÔNG -  ( rút thuốc châm lửa hút ) Sáng nay mẹ pha trà sớm quá hay sao mà
                              nguội tanh hết cả?
              HẠNH-  Có anh ngủ dậy muộn thì có. Sáng nào mẹ chẳng pha sẵn cho
                            anh như thế!
              ĐÔNG - Thì được nghỉ phép mà lị.
              HẠNH -  Có cậu con trai, tóc đã chớm bạc rồi mà mẹ vẫn chăm như con
                             nít ! ( giọng hơi chua ) Nếu nay mai mà để cho bà đi lấy chồng
                             thì... không biết ai sẽ có thời gian mà chăm sóc cho phò mã?
              ĐÔNG -  Chỉ nói xằng. Mẹ nói chơi thế đấy, không có chuyện đó đâu!
              HẠNH -  Nói chơi à? Thế, anh có biết cái gì đây không?
              ĐÔNG -  Cái lọ hoa chứ còn cái gì?
              HẠNH -  Ai chẳng biết là cái lọ hoa, nhưng để làm gì anh có biết không?
              ĐÔNG -  Cô buôn bán nhiều quá hóa mụ mẫm. Lọ hoa thì để cắm hoa chứ
                             còn để làm gì? Cô toàn hỏi những chuyện lẩn thẩn.
              HẠNH -  Này, đây còn lâu mới lẩn thẩn nhé! Lọ hoa này chỉ để cắm hoa
                            " hồng bạch ", mà chỉ cắm độc một bông thôi!
              ĐÔNG-  Thì hồng bạch, hồng đen, hồng vàng... hoa gì mà chẳng được.
              HẠNH -  Chứng tỏ anh chẳng biết những chuyện gì đang xẩy ra trong nhà
                             này. Người đâu mà cứ như người ngoài chợ?
               ĐÔNG -  Thì trong nhà có hàng trăm việc vụn vặt, ai hơi đâu mà để ý.
              HẠNH - ( dài giọng ) vụn vặt... Đáng lý với một việc trọng đại như thế, bà
                               già phải hỏi ý kiến của anh mới đúng chứ?
              ĐÔNG -  ( ngớ ra ) Sao mẹ lại phải xin ý kiến của anh? Về việc gì?
              HẠNH -  Lại còn việc gì? Anh đúng là người rừng.
              ĐÔNG -  À... hiểu! Hiểu! Mẹ cũng có nói, nhưng chỉ sơ sơ thôi. Này, mẹ
                              thử lòng mình đấy, làm gì có chuyện đó.
              HẠNH -  Nghĩa là, nếu có chuyện đó thật thì mình nhất định
                              không đồng ý chứ?
              ĐÔNG -  Tất nhiên! Tất nhiên là không! Già sáu mươi tuổi đầu rồi,
                               ai lại tính cái chuyện đi lấy chồng. Có mà để cho thiên hạ họ
                            cười vào mũi. Mà này, thế mẹ cũng nói với cô như thế à?
              HẠNH -  Em thì là cái quái gì, chỉ là cô con dâu. Khi bà già đã muốn, em
                              có ngăn chắc bà cũng chẳng chịu nghe. Bà chỉ sợ ông con trai
                              thôi! Nhất định là mình không được đồng ý cho mẹ rời khỏi cái
                              nhà này, để theo cái ông đại tá về hưu ấy đấy!
              ĐÔNG -  Tất nhiên không đời nào.
              HẠNH -  Thế thì em hết lo rồi. Nếu như không có mẹ chăm nom công
                                việc gia đình cho mình, mới rảnh rang mà kiếm tiền. Một bà
                                mẹ già bằng ba mẫu ruộng, anh hiểu không?
              ĐÔNG -  Hiểu! Nhưng... thế chẳng hóa ra mình giữ mẹ lại, chỉ vì mình
                             tính toán ích kỷ à? Không được nói như thế, người ta sẽ chê
                             bai mình lợi dụng mẹ.
              HẠNH -  Thì vợ chồng, em nói cho mình biết thế! Mới lại, cái thời buổi
                               này mà không tính toán, thì có khối mà mở mày, mở mặt
                               lên được.
              ĐÔNG -  Biết thế. Biết thế. Nhưng vẫn phải nói cho có... nghĩa là, có vẻ
                             vẻ một tý, kẻo thiên hạ chê cười.
              HẠNH -  Mặc xác thiên hạ, nhà nào thì biết nhà ấy, việc ai người ấy lo.
              ĐÔNG -  Thôi, thôi. Có gì đâu mà cô cứ suy diễn làm cho chuyện thêm to
                              tát. Thế có đi chợ nữa hay không, để anh còn vào nhà ngủ tiếp?
              HẠNH -  Ấy chết, có chứ! Mà này, mình xem đây này? 
              ĐÔNG -  Lại còn chuyện gì nữa đấy?
              HẠNH -  ( bước tới cầm bình hoa khẽ nghiêng, ít nước rớt xuống bàn ) Cứ
                             nhìn đây thì biết! Chắc hôm nay thế nào ông ấy cũng mò đến.
              ĐÔNG -  Ông nào mò đến?
               HẠNH -  Ông Ngọc! Cái ông đại tá, người tình của bà già nhà này chứ
                              còn ông nào? Cứ sáng nào bà già đem rửa cái lọ hoa này tử tế,
                              là đến chiều về thế nào cũng đã được cắm một bông hoa hồng
                              bạch. Hừ, hai ông bà già còn lãng mạn hơn cả bọn thanh niên.
              ĐÔNG -  Có khi chỉ là chuyện tặng hoa bình thường, em cứ hay soi mói.
              HẠNH -  Có anh ít để ý thì có. Mọi việc xẩy ra ở cái nhà này, chẳng cái gì
                             lọt khỏi mắt của đứa này. Anh phải biết tình cảm của hai ông
                             bà già đã sâu sắc, thắm thiết lắm rồi đấy!
              ĐÔNG -  Thế... sâu sắc, thắm thiết đến độ nào?
              HẠNH -  Có một buổi sáng thấy mẹ cũng rửa lọ hoa như hôm nay, nửa
                            buổi chợ… em liền để cho chúng nó trông hộ hàng, chạy về nhà
                             xem thử? Quả nhiên, em bắt gặp hai ông bà già đang tình cảm
                            với nhau.
              ĐÔNG -  Cô cứ kể như là chuyện tình kiếm hiệp.
              HẠNH -  Thì còn tha thiết hơn cả kiếm hiệp ấy chứ. Hai ông bà già ngồi
                              sát vào với nhau như thế này này... Tay cầm tay, chân khoèo
                              chân. Mình chưa bắt được hai ông bà già ôm hôn nhau nữa thôi.
              ĐÔNG -  Đến thế thì quá đáng lắm. Em phải tìm cách ngăn cản lại chứ!
                              Để người ngoài biết thì còn ra cái thể thống gì?
              HẠNH -  Có anh đi mà ngăn. Mà nghe đâu, ông đại tá nhất quyết đón
                               bằng được bà già nhà ta về bên ấy với ông ta.  Mà bà già nhà
                              mình thì yêu quá mất rồi!
              ĐÔNG -  Dẫu thế, nhưng mẹ có đi đâu thì cũng phải được sự đồng ý của
                                 anh! Không làm gì có chuyện đó. Nhất định anh không để
                                    chuyện đó xẩy ra. Mà mẹ nói với em như thế à?
              HẠNH -  Mẹ không nói, nhưng cái Hoa con dâu ông đại tá, nó nói hết với
                              em.
              ĐÔNG -  Cô ta đến tận nhà này, gặp em để nói?
              HẠNH -  Em vẫn đưa hàng đến cơ quan của nó luôn, nên mới quen biết
                              nó. Hôm nọ, chính nó nói với em như thế! Mà ý của vợ chồng
                             chúng nó cũng không muốn để cho bà mẹ mình về bên đó đâu.
              ĐÔNG -  Về là về thế nào được! Để anh hỏi bà già cho cụ thể.
              HẠNH -  Anh phải ngăn cho bằng được đấy! Nếu để bà già mà đi lấy
                              chồng, là mình gay lắm.
              ĐÔNG -  Căn bản là giữ lấy cái danh dự, cái tư cách.
              HẠNH -  Căn bản là không có ai trông nom nhà cửa, quét dọn, rồi cả
                                chuyện rửa ấm pha trà buổi sáng cho anh.
               ĐÔNG -  Chuyện vặt, pha trà thì có thể mình pha lấy.
              HẠNH -  Lấy ai giặt giũ quần áo chăn màn? Ai cơm nước? Lại còn ai sẽ
                               đưa con Thắm đến trường mẫu giáo? Ai đón nó về? Cái việc
                               nhà, việc cửa này... ai quán xuyến để mình rảnh rang buôn
                             bán kiếm tiền?
              ĐÔNG -  Nếu chỉ có việc ấy thì... cùng lắm là thuê một con ở?
              HẠNH -  Nhưng có bà mẹ già lo vẫn hơn! Anh mà để mẹ đi lấy chồng
                             thì... có khối mà được ăn no, ngủ kỹ.
              ĐÔNG - Nhưng đã bảo là đừng có hở cái giọng như thế ra! Phải biết giữ
                            ý tứ, có người ta lại tưởng...
              HẠNH -  Chẳng có tưởng gì hết. Dứt khoát là anh không được đồng ý để
                               bà già ra khỏi cái nhà này.
              ĐÔNG -  Thì dứt khoát. Nhưng, có lẽ mình làm thế thì hơi phải tội?
              HẠNH -  Tội là tội cái gì? Còn son trẻ gì đâu...
              ĐÔNG -  Mình làm thế cũng hơi quá đáng! Nếu ông đại tá thực tình
                              thương mẹ... Mà xem ra ông đại tá ấy cũng có nhân cách đáo để
                              đấy chứ? Hai bên cùng góa: Ông ta góa vợ, mẹ mình thì góa
                              chồng, mình cố tình ngăn cách thì...
              HẠNH -  Anh thay đổi ý kiến cứ như là thay áo. Tôi đã bảo không, là nhất
                             định không.
              ĐÔNG -  Ừ, thì nhất định không!
              HẠNH -  Còn bây giờ, anh hãy lấy chiếc Dream để chở vợ anh lên chợ
                                Liên Hiệp mua vải cho khách. Ra phố , đến ngay nhà hàng bún
                               ốc nổi tiếng của bà Lý Sự kém mắt, tôi sẽ khao anh một bữa
                                ăn sáng cho thật nhòe.
                                                             ( Họ ra khuất. Bà Hồng từ cửa bước vào )
               BÀ HỒNG -  ( một mình ) Chúng nó đi cả rồi ! ( thở dài ) Chả biết nên nói
                                 với các con thế nào nữa. Nhưng sao lần này ông ấy đến muộn
                                  thế?
                                      ( bà định vào nhà, ông Ngọc mặc bộ quân phục cũ, tay cầm ba
                                                           bông hồng bạch từ cửa bước vào )
              ÔNG NGỌC -  Kìa bà Hồng ! ( nhìn quanh ) Bọn chúng nó đi vắng cả rồi à?
              BÀ HỒNG -  Phải! Chả lẽ chúng nó phải ngồi ở nhà, chờ ông đến báo
                                    cáo rồi mới được đi chắc? Gớm, sao mà hôm nay ông đến
                                    sớm thế?
              ÔNG NGỌC -  Mọi khi, cứ ra ngay đầu phố đã thấy hàng hoa, tha hồ mà
                                   chọn. Hôm nay...
              BÀ HỒNG -  Chắc cái người bán hoa họ cũng nghỉ phép năm như thằng
                                   Đông nhà này?
               ÔNG NGỌC -  Vẫn đầy người bán hoa. Nhưng chẳng có hàng nào bán
                                   hoa hồng bạch.
              BÀ HỒNG -  Thế, tay ông cầm hoa gì vậy?
              ÔNG NGỌC -  Cũng vẫn là hoa hồng bạch, nhưng phải đi mấy phố... mãi
                                      mới tìm mua được mấy bông này đấy! Này, bà cắm vào lọ
                                     đi.

       
      #18
        Nhân văn 26.10.2021 08:36:07 (permalink)
         
                BÀ HỒNG - Mọi khi ông mua có một bông, lần này ông phá lệ à? Những
                                      ba bông.
                ÔNG NGỌC -  Thế, bà không nhớ hôm nay là ngày gì hay sao?
                BÀ HỒNG -  Ông bảo là ngày gì?
                ÔNG NGỌC -  Nào bà đã già đến mức độ nào đâu mà lú lẫn vậy. Hôm
                                      nay là ngày sinh nhật của bà, bà cũng không còn nhớ?
                BÀ HỒNG -  Thế ra ông còn nhớ cả đến ngày sinh nhật của tôi à?
                ÔNG NGỌC -  Tôi làm sao mà quên được. Ấy mới thế mà đã 5-6 chục
                                       năm qua rồi nhỉ? Thoắt cái mình đã già, chẳng trách tụi
                                      trẻ nó mau khôn.
                BÀ HỒNG -  Mấy năm trước không thấy lần nào ông mang hoa đến?
                ÔNG NGỌC -  Khi ông nhà còn sống thì phải giữ gìn. Sau này thì lại
                                    không muốn cho con cháu nó hiểu sai về mình. Mấy năm
                                     trước không phải vì tôi không muốn mang hoa đến, mà vì tôi
                                   giữ ý, mới lại kỷ niệm cũ đã xa xôi quá... Trước đây tôi có biết
                                   cái tình của bà giành cho tôi ra sao đâu?
                BÀ HỒNG -  Bây giờ thì ông nghĩ khác rồi phải không?
                ÔNG NGỌC -  Nghĩ khác đã lâu rồi. Cứ ngồi mà nhớ lại cái thưở bà cắp
                                  sách tới trường, ngày nào tôi cũng qua nhà để gọi bà đi học.
                                   Nhất là năm cuối cấp, mình cứ bàng hoàng như đánh mất một
                                   cái gì lớn lắm!
                                                       ( có thể có cảnh hồi tưởng lại - tùy đạo diễn )
                BÀ HỒNG -  Thưở đó sao mà đẹp thế ông nhỉ?
                ÔNG NGỌC -  Hồi trẻ bà đẹp lắm ! Tôi, tôi cũng phải mê mẩn nữa là...
                BÀ HỒNG -  Còn bây giờ chắc là tôi xấu lắm?
                ÔNG NGỌC -  Với tôi, bao giờ bà cũng là cô Hồng 16 tuổi trẻ đẹp ngày
                                     xưa. Bà vẫn đẹp tuyệt!
                BÀ HỒNG -  Ông đừng có mà khéo nịnh.
                ÔNG NGỌC -  thưở ấy đến ngày sinh nhật của bà, lần nào tôi chả đem
                                    tặng cho bà một bông hoa hồng bạch.
                BÀ HỒNG -  Nhưng hôm nay ông lại đem đến những ba bông? 
                ÔNG NGỌC -  Nghĩa là ta phải sống gấp ba lần, bù lại những ngày ta xa
                                      nhau, ta mất mát... bà hiểu không?
                 BÀ HỒNG -  Ông chỉ nói gở. Đấy là cái duyên, cái số chưa được gần
                                  nhau. Nhưng rồi ông có vợ, tôi cũng có chồng, ai có phận
                                 người đó !
                ÔNG NGỌC -  Thì hôm nay cái duyên, cái phận chả đến với tôi và bà rồi
                                    còn gì. Này, nhưng sao bà không bảo vợ chồng thằng Đông
                                    nó làm một chút gì đó, dù không to tát, nhưng cũng gọi là để
                                    kỷ niệm ngày sinh nhật của mẹ?
                BÀ HỒNG -  Có ông nhớ chứ con cái chúng nó nhớ gì đến ngày sinh nhật
                                   của mẹ? Cũng chỉ âm thầm vậy thôi, ông ạ!
                ÔNG NGỌC -  Ấy thế mà ngày sinh nhật của con cái chúng nó, thì chúng
                                    nó cứ tổ chức linh đình như là ngày cưới. ( thở dài ) Mình cũng
                                    chẳng tỵ nạnh với các cháu, nhưng con cái ngày nay đối với
                                   bố mẹ...
                BÀ HỒNG -  Cũng chả trách chúng nó làm gì.
                ÔNG NGỌC -  Bà nói đúng. Mình chăm sóc con cái, chứ mong chi chúng
                                    chăm sóc lại mình? ( ngập ngừng ) Ta thương nhau, chăm sóc
                                  lấy nhau vậy bà ạ!
                BÀ HỒNG -  Nhưng ông ngồi ra xa một tý... xa thêm tý nữa, kẻo người ta
                                cười chết!
                ÔNG NGỌC -  Ai cười? Chỉ có tôi với bà, ai biết mà cười.
                BÀ HỒNG - Nhưng ông cũng chưa được phép làm như thế! Ông... ông là
                                   ông chỉ vội.
                ÔNG NGỌC - Tôi đã chờ cái ngày này lâu quá rồi! Bây giờ thì bà đã là
                                  của tôi.
                BÀ HỒNG - Ai đã là của ông? Rõ dơ! Ông thế này, nhỡ tụi trẻ nó về thì
                                   ngượng mặt.
                ÔNG NGỌC -  Thế thì sang tháng, tới giờ lành tháng tốt, tôi sẽ đón bà về
                                   bên đó sống với tôi. Khi đó ta tha hồ thoải mái...
                BÀ HỒNG -  Chết…tháng tới thì mau quá, chưa được. Còn chán thời
                                    gian, việc gì phải gấp.
                ÔNG NGỌC -  Ta mà không gấp thì già quá mất, bà ạ!
                BÀ HỒNG -  Già thì cũng già rồi. Tôi với ông về với nhau chẳng qua là
                                    thương nhau, để chăm sóc, đỡ đần nhau. Có... Có phải giống
                                    như tụi trẻ đâu nào?
                ÔNG NGỌC -  Đành thế! Nhưng tình cảm của tôi và bà có thua gì chúng
                                    nó đâu?
                BÀ HỒNG -  Ông nhẹ nhẹ cái tay một tý... Tôi nói cho ông biết, còn là
                                    nhiều vướng mắc lắm đấy!
                 ÔNG NGỌC - Vướng mắc cái gì? Vướng gì thì nhất định tôi cũng lấy bà!
                                   Em nhất định sẽ là vợ anh!
                BÀ HỒNG -  ( kêu ) Giời ơi! Ông cứ thế này thì... Ông bỏ tay ra!
                ÔNG NGỌC -  Sao bà... bà không anh em một tý cho nó tình cảm? Chả lẽ
                                  em không muốn...
                BÀ HỒNG -  Không phải là không muốn, nhưng các con chúng nó chưa
                                   nghe! Mới lại, tôi thấy nó ngượng ngượng thế nào ấy?
                ÔNG NGỌC -  Việc gì mà phải ngượng. Tôi còn yêu em hơn cả ngày xưa
                                     ấy chứ!
                BÀ HỒNG -  Hồi trẻ khác. Bây giờ chẳng hóa ra mình cưa sừng làm nghé
                                       à?
                ÔNG NGỌC -  Mặc kệ đời, miễn là ta thương nhau.
                BÀ HỒNG -  Ông cũng mãnh liệt vừa vừa chứ ! Già gần 70 mươi tuổi đầu
                                        rồi mà...
                ÔNG NGỌC -  Còn kém 5 tháng nữa tôi mới đầy 66 tuổi !
                BÀ HỒNG -  Thì 66 cũng là gần 70.
                ÔNG NGỌC - Chưa đến 66.
                BÀ HỒNG -  Thì chưa đến 66. Nhưng ông nhớ: lúc đông người giữ lấy
                                  cái mồm, cái miệng... đừng có quen cứ anh anh em em ngọt xớt
                                 như thế?
                ÔNG NGỌC -  Bà không phải dậy. Nhưng nhất định là bà phải về sống
                                 với tôi đấy!
                BÀ HỒNG -  Nhưng... nhỡ chúng nó không đồng ý thật?
                ÔNG NGỌC - Đến bây giờ mà bà vẫn loanh quanh như thế thì hỏng!
                                 Hỏng rồi! Không được, chúng nó không đồng ý cũng không
                                 được. Có tôi bà lo gì? Tôi sẽ chăm sóc bà suốt đời.
                BÀ HỒNG -  Thế cũng không được. Chúng là con trai, con dâu tôi, tôi
                                  làm sao có thể...
                ÔNG NGỌC -  Nghĩa là bà không thương tôi?
                BÀ HỒNG -  Không phải thế đâu ông ạ! Ông nghĩ về tôi như thế phải tội,
                                  tôi khóc lên đây này...
                ÔNG NGỌC -  Thôi em lau nước mắt đi! Ta sẽ bàn nhau... mà tìm cách
                                    vậy.
                BÀ HỒNG -  Còn anh chị bên nhà, đã chấp thuận để tôi về bên ấy với ông
                                      à?
                ÔNG NGỌC -  Với tôi thì chúng nó không dám cãi. Tôi đã tuyên bố với
                                     chúng nó, là sẽ đón bà về ở với tôi. Nhà ở cũng là tiêu chuẩn
                                      của tôi! Với cái lương đại tá của tôi thì, cả bà và tôi ăn tiêu
                                      cũng chưa hết! Không phải nhờ vả đến chúng.
                  BÀ HỒNG -  Như thế cũng chưa được ông ạ! Cuộc sống còn nhiều vấn
                                      đề lắm, mình làm sao bỏ qua được các con?
                                        ( lúc này, ông Đức - Em trai bà Hồng bước vào )
                ÔNG ĐỨC -  Chào anh! Chào chị! Hôm nay bác Ngọc rảnh rang lại
                                       sang thăm chị Hồng em?
                ÔNG NGỌC -  Tôi thì rảnh rang cho tới lúc vào sáu tấm ấy chứ? Hưu trí
                                       mà lỵ.
                BÀ HỒNG -  Hôm nay cậu Đức không phải lên lớp dậy học à?
                ÔNG ĐỨC -  Hôm nay em không có tiết dậy ở trường, tranh thủ sang
                                      thăm chị và các cháu. ( lại gần lọ hoa )Nhìn thấy mấy bông hoa
                                     hồng bạch này, em đoán ngay là bác Ngọc tặng chị.
                ÔNG NGỌC -  Thấy tôi ở đây nên chú đoán mò chứ gì?
                ÔNG ĐỨC -  Bác vẫn còn giữ thói quen của những kỷ niệm ngày xưa!
                BÀ HỒNG -  Cả cậu cũng vẫn còn nhớ những kỷ niệm ấy đến thế cơ à?
                ÔNG ĐỨC -  Chả có kỷ niệm nào là em quên. Hồi ấy anh chị vẫn còn
                               đang đi học với nhau, cứ vào ngày này, là các bạn trai, bạn gái
                                của chị lại kéo đến đầy nhà... để chúc mừng sinh nhật của chị,
                              vui tới nửa đêm. Mà anh Ngọc là người em có nhiều thiện cảm
                                nhất.
                ÔNG NGỌC -  Vì thế nên hôm nay chú cũng đến để chúc mừng sinh nhật
                                  của chị Hồng chứ gì?
                ÔNG ĐỨC -  Em mang cả quà sinh nhật cho chị Hồng đây này.
                                      ( Ông Đức lấy ra một tấm vải may áo quàng lên vai bà Hồng )
                BÀ HỒNG -  Vải đẹp quá! Nhưng với chị thì hơi trẻ, vải này chỉ để may
                                  áo cưới là hợp.
                ÔNG ĐỨC -  Thì em cũng mục đích tặng chị để may đồ cưới mà lỵ.
                BÀ HỒNG -  Cưới!... Cưới!... Cậu nói quàng, nói ghép, làm chị ngượng
                                   chín cả mặt.
                ÔNG ĐỨC -  Cháu Hạnh sang nhà em, nó kể cho vợ chồng em nghe hết
                                   rồi. Chuyện của anh, của chị...
                BÀ HỒNG -  Bằng này tuổi đầu lại còn tính chuyện cưới xin? Cậu nói thế
                                     mà thiên hạ nghe được, họ đồn đại thì chị chỉ còn nước chui
                                  xuống đất.
                ÔNG NGỌC -  Dẫu không cưới xin, nhưng tôi cũng sẽ làm mâm cơm để
                                 đón bà ấy về bên nhà sống với tôi đấy chú ạ ! Ý chú Đức thấy
                                    thế nào? 
                  BÀ HỒNG -  (gạt đi ) Đã có chuyện gì đâu nào.
                ÔNG NGỌC -  Chú ấy đã biết rồi, bà còn dấu diếm làm gì? Cứ nói toạc
                                      ra để xem ý kiến chú Đức thế nào?
                  ÔNG ĐỨC -  Nếu anh chị có ý định như thế thì tốt quá đi ấy chứ! Em là
                                       em tán thành cả hai tay.
                ÔNG NGỌC -  Bà thấy chưa? Chú Đức đã nói như vậy, việc gì bà còn
                                    phải phân vân.
                ÔNG ĐỨC -  Thời đại văn minh, tân tiến. Không cần phải thủ cựu, e dè
                                  như chị. Cốt yếu là lo cho cuộc sống của chính mình được
                                    yên ả, tốt đẹp chị ạ!
                ÔNG NGỌC -  Chị của chú còn thiếu cứng rắn lắm!
                ÔNG ĐỨC -  Tuy chị đã nghỉ hưu, nhưng cũng đã là một nhà giáo nhiều
                                năm, tư tưởng của chị cần phải cách mạng, cần phải tư duy mới.
                ÔNG NGỌC -  Là nhà giáo có khác! Chú nói chí lý, chí lý, sâu sắc lắm.
                ÔNG ĐỨC -  (cười ) Thì em bắt đúng vào tim đen của anh rồi còn gì?
                ÔNG NGỌC -  Nói thật với chú Đức: Mấy năm trước, tôi tuy vẫn đi lại
                                        bên này để trò chuyện, thăm hỏi bà ấy... Nhưng tôi chưa
                                    nghĩ đến việc này. Tất nhiên, về tình cảm tôi vẫn mến chị của
                                    chú từ hồi còn trẻ. Nhưng thời gian qua, tôi thấy mấy đứa
                                   bên này nó tận dụng bà mẹ già quá đáng quá! Bà ấy cặm cụi
                                   làm suốt ngày chẳng khác gì con ở. Bà ấy cũng nên về ở với
                                   tôi mà hưởng một chút sung sướng lúc tuổi già?
                ÔNG ĐỨC -  Được bác mà nghĩ cho chị em như thế, em cũng thấy yên
                                 tâm.
                BÀ HỒNG -  ( với ông Đức ) Thế ý của cháu Hạnh lúc nói chuyện với cậu
                                 mợ, nó cũng nhất trí như thế à?
                ÔNG ĐỨC -  Em nói thật nhé ! Xem ý tình... thì cả hai vợ chồng nó
                                 không muốn để chị về sống với anh Ngọc đâu?
                ÔNG NGỌC -  Chúng nó không muốn cũng không được.
                BÀ HỒNG -  Thế thì... chưa thể quyết định như ông nghĩ được đâu? Với
                                  lại...
                ÔNG NGỌC -  Bà còn với lại... với liếc gì nữa, bà nhiều lý do quá!
                BÀ HỒNG -  Ơ hay, thì ông cũng phải để cho tôi nói chứ! Chưa về
                                  với ông mà ông đã " cả vú lấp miệng em " như thế, giá chừng
                                   mai sau tôi về thật, có khi ông ăn thịt tôi chắc?
                ÔNG NGỌC -  Phải chờ đến mai sau, thì có mà rụng hết răng... bà ạ!
                BÀ HỒNG -  Rụng hết răng thì thôi.
                ÔNG ĐỨC -  ( dàn hòa ) Thì anh Ngọc đã nói gì với chị quá đáng đâu nào!
                                   Nào, bây giờ chị nói đi: Ý của chị thế nào?
                BÀ HỒNG -  Lại còn cháu Thắm , con gái của vợ chồng thằng Đông nữa
                                cậu ạ ! Cháu nó còn bé quá, mà nó quyến bà nó lắm! Tôi mà
                               sang ở với ông ấy bên đó, thì ai chăm sóc nó? Lòng chị
                               không đành.
                 ÔNG NGỌC -  Thì có ai cấm bà đi lại bên này để thăm nom cháu đâu?
                BÀ HỒNG -  Nhưng...
                ÔNG ĐỨC -  Em nghĩ chị cần phải lo cho cái thân của chị. Cháu thắm
                              còn có bố mẹ nó . Chị già rồi, cuộc đời cũng không sung sướng
                               gì, nên nghĩ một chút cho mình chị ạ! 
                ÔNG NGỌC -  Đấy, chị của chú suốt đời cứ nghĩ lẩn quẩn như thế đấy!
                ÔNG ĐỨC -  Thực ra, thì tình ý của chị em... cũng không phải là không
                                   muốn về sống với anh, nhưng chị ấy còn e ngại đấy thôi!

         
        #19
          Nhân văn 26.10.2021 08:38:36 (permalink)
           
                  ÔNG NGỌC -  Tôi là tôi... chỉ muốn chăm sóc cho bà ấy đỡ khổ.
                  BÀ HỒNG -  Có tôi chăm sóc, hầu hạ ông thì có! Chưa chi đã ra vẻ?...
                  ÔNG ĐỨC -  Thì hai anh chị đều chăm sóc cho nhau. Em có đề nghị thế
                                      này…
                  ÔNG NGỌC -  Chú nói nghe xem nào?
                  BÀ HỒNG -  Nhưng nếu không hợp với tôi, thì dứt khoát tôi không chịu.
                  ÔNG NGỌC -  Thì bà cứ để yên nghe chú ấy nói, xem nào?
                  ÔNG ĐỨC -  ( với ông Ngọc ) Vấn đề này cũng hết sức tế nhị! Bốp chát quá
                                      như anh, có khi hỏng việc.
                  ÔNG NGỌC -  Nhưng nếu con cái chúng nó cứ nhất quyết không đồng ý
                                       thì sao? Ta chịu à?
                  ÔNG ĐỨC -  Anh cứ yên tâm. Nhưng bây giờ, theo em thì anh cứ tạm lui
                                        gót về nhà, em sẽ tìm cách khuyên nhủ các cháu.
                  ÔNG NGỌC -  Thôi được... tùy chú! Nhưng dù sao thì mình quyết định,
                                        vẫn cứ phải là chính.
                  ÔNG ĐỨC -  Em biết rồi, anh cứ yên tâm như thế nhé!
                  BÀ HỒNG -  ( với ông Ngọc ) Ông làm cứ như ai cũng như ông ấy?
                  ÔNG NGỌC -  Cả như bà thì... chẳng bao giờ làm được việc gì.
                  BÀ HỒNG -  Chỉ có thế thôi! Ông không cần thì thôi!
                  ÔNG ĐỨC -  Thôi! Hai bác cứ để mọi việc em sẽ liệu liệu lo cho
                               chuyện được êm. Em tin là  mọi việc rồi cũng sẽ xong thôi! Kìa,
                              hình như chúng nó về đấy. Bác Ngọc về bên nhà đi, có bác ở đây...
                               thêm khó nói chuyện.
                  ÔNG NGỌC -  Chú nhớ qua nhà báo cho tôi biết tin!
                  ÔNG ĐỨC -  Xong việc, em sẽ chạy sang nhà bác ngay.
                                               ( Ông Ngọc ra khuất )
                  ÔNG ĐỨC - ( với bà Hồng ) Hai chị em mình cũng vào nhà trong đi! Em
                                phải bàn bạc với chị trước, rồi sẽ tìm cách nói chuyện với chúng
                                nó sau.
                                         ( Nói xong, ông Đức và bà Hồng bước vào nhà trong. Lúc này,
                                    Hạnh với Hoa - Cô con dâu ông Ngọc, từ ngoài phố đi vào ) 
                  HOA -  Chị Hạnh này, em thoáng thấy có ông nào từ đây đi ra, trông cứ
                                  hao hao như bố chồng nhà em ấy?
                  HẠNH -  Chả ông bố chồng nhà cô thì nhà ai vào đây, ( lại gần lọ hoa ) Cứ
                                 nhìn mấy bông hồng bạch này là tôi biết ngay!
                  HOA -  Bố chồng nhà em thích hoa hồng bạch lắm hả chị? Thế mà chả
                                bao giờ em thấy ông mua hoa hồng bạch mang về nhà.
                  HẠNH -  Không phải là ông thích hoa hồng bạch, mà là bà thích hoa hồng
                                bạch. Ông mua để tặng bà! Sáng nay tôi thấy bà già rửa lọ
                              hoa sớm lắm, tôi đoán ra ngay! Y như rằng...
                  HOA -  Tình cảm của ông bà già còn tươi trẻ thật đấy!
                  HẠNH -  Cái mốt bây giờ là ông bà già thì thích hoa hồng bạch, thích
                               chuyện tình ái, gió trăng... Còn bọn trẻ thì, cơ bản là thích nhiều
                               tiền.
                  HOA -  Nhưng tình cũng quan trọng lắm chứ chị!
                  HẠNH -  Quan trọng thì vẫn cứ phải là có nhiều tiền. Không có tiền thì tất
                              cả đều hết quan trọng! Thế, hôm nay cô Hoa cũng nghỉ
                               phép à?
                  HOA - Em quyết định xin nghỉ hẳn một ngày làm việc, để ra chợ tìm gặp
                               chị.
                  HẠNH -  May cô đấy, đến sớm một tý nữa thì không gặp. Tôi và anh ấy
                                 vừa xuống chợ Liên Hiệp mua ít hàng, tôi về đến đây thì gặp
                                cô.
                  HOA -  Anh ấy đi đâu rồi hả chị?
                  HẠNH -  Còn tạt vào quán bia, chắc cũng chỉ tý nữa là về. Cô Hoa tìm
                                gặp tôi chắc có chuyện hệ trọng?
                  HOA -  Thì vẫn là chuyện…em và chị đã trao đổi mấy bữa trước đấy!
                  HẠNH -  Nhưng lần này thì cấp bách lắm rồi phải không?
                  HOA -  Hôm qua ông bố chồng em đã tuyên bố: sẽ đón bà già bên này về
                                bên em ở hẳn. Nghĩa là ông bà già nhất quyết sẽ lấy nhau đấy
                              chị ạ!
                  HẠNH -  Sao hai cô chú bên đó không tìm cách ngăn ông ấy lại?
                  HOA -  Ồi, ông bố chồng em mà đã nói... thì ai mà dám ngăn.
                  HẠNH -  Thì cứ không đồng ý cho ông già lấy vợ nữa là xong?
                  HOA - ( Lắc đầu ) Không đồng ý cũng không được đâu, nếu ông mà lại nổi
                                cáu lên thì...
                  HẠNH -  Ông ấy ghê đến thế kia à?
                  HOA-  Đối xử không cẩn thận, ông già lại chẳng tống cả vợ chồng em ra
                               khỏi nhà ấy chứ!
                  HẠNH -  Ông ấy cũng to đấy nhỉ?
                   HOA -  Cấp bậc đại tá cơ mà chị.
                  HẠNH -  Cấp bậc nào thì cũng mặc ông ấy, tôi quan tâm làm gì. Tôi nói
                               to, là nói đến cái quyền hành của ông ấy trong gia đình?
                  HOA - Nhưng cấp chức quan trọng lắm, cấp càng cao thì lương bổng lại
                              càng cao!
                  HẠNH -  À, thì ra thế !Với cái lương đại tá về hưu, hàng tháng thế nào
                                 mà ông bố chồng lại chả cho vợ chồng cô được ít nhiều?
                  HOA -  Ông chỉ giữ lại một ít để tiêu, còn thì đưa cho vợ chồng em tất.
                  HẠNH -  Và một khi bà già bên này đã về với ông già bên ấy, thì ắt vợ
                              chồng cô cũng phải mất teo cái xuất trợ cấp hậu hĩnh ấy của ông
                              già?
                  HOA -  Thì chị tính, nếu ông già đã có bà già thì... vợ chồng em còn sơ
                               múi gì? Lương tháng của ông già, bà già lại không quản hết ấy
                                chứ! Mà vợ chồng em đều là cán bộ, nhân viên nhà nước... khoản
                             tiền đỡ hàng tháng của bố chồng em quan trọng lắm !
                  HẠNH -  Cũng biết tính toán đáo để đấy chứ!
                  HOA -  Chị bảo, cuộc sống này mà không tính toán thì chết.
                  HẠNH -  Cái ăn đã đành lại còn chỗ ở? Nghe nói, hiện nay nhờ có tiêu
                               chuẩn của ông già: Vợ chồng cô được một cơ ngơi ở rộng rãi
                                 lắm?
                  HOA -  Thêm một bà già coi như thêm một hộ khẩu: Thế nào ông già
                                cũng cắt mất của bọn em một phòng! Thật là...
                  HẠNH -  nghĩa là vợ chồng cô cũng nhất trí là kiên quyết không để cho
                                hai ông bà già lấy nhau?
                  HOA -  Nhưng bọn em chả dám nói với bố chồng em như thế đâu! Đang
                                sống thoải mái, tự nhiên lại phải rước thêm một bà mẹ chồng...
                  HẠNH -  Thế tôi thì sao? Tôi chả đang sống trong cảnh con dâu mẹ chồng
                                là gì! Sao tôi vẫn thoải mái?
                  HOA -  Chị khác, ông cụ nhà ta không còn, thì có một bà mẹ già như nhà
                                 chị hóa ra lại càng có lợi, có người đỡ đần việc nhà, việc
                                 cửa... rảnh rang mà làm ăn. Thế chả tốt hơn à? Đằng này...
                  HẠNH -  Nghĩa là: ta tìm cách ngăn không cho hai ông bà già lấy nhau.
                               Người nào cứ ở nguyên vị trí của người ấy, thì cả tôi và cô đều
                              có lợi?
                  HOA -  Chị nói rất hợp ý em ! Thế em mới phải sang để bàn với chị.
                  HẠNH -  Nhưng vợ chồng cô là có lợi hơn vợ chồng tôi đấy nhé !
                  HOA -  Em biết tỏng đi rồi, chị tính toán cũng vào loại siêu! Thế nhá,
                                 chị em mình cứ thống nhất với nhau như thế nhá? Anh chị kiên
                                 quyết không cho bà già về bên em là xong.
                                ( Đông đã về từ trước... nhưng cứ im lặng nghe chuyện của hai người
                                             phụ nữ, lúc này mới bước tới )
                  ĐÔNG -  ( với Hoa ) Vợ chồng tôi không đồng ý  để mẹ tôi sang nhà cô ở
                                 với ông bố chồng cô, nhưng không phải theo cái kiểu tính
                                  toán ích kỷ của cô!
                  HOA -  Dạ, anh về! Anh về từ lúc nào mà chúng em không hay biết?
                  ĐÔNG -  Cô cần phải có những ý nghĩ cho đúng đắn với các bậc cha, mẹ
                                mình?
                  HOA -  Ông anh ăn nói có vẻ đạo lý gớm nhỉ?
                  ĐÔNG - Cái thói con dâu mà chỉ tính toán có lợi cho mình thì vứt đi!
                                  Này, tôi nói cho cô biết: Sở dĩ tôi không muốn để cho mẹ tôi đi
                                lấy chồng thêm một lần nữa, là vì phải giữ lấy cái nề, cái nếp của
                                  một gia đình có gia giáo. Với lại, cũng không muốn mẹ tôi
                                sang đó sẽ phải khổ hơn ...
                  HOA -  Em tưởng, bà mẹ anh mà vớ được một người như ông bố chồng
                                của em, thì lại không sướng quá đi ấy chứ? Bằng chuột sa
                                  chĩnh gạo!
                  ĐÔNG -  Nghĩa là, cô khinh vợ chồng tôi không nuôi nổi mẹ già, nên
                                  mới đẩy đi phải không? Cô, cô không được phép... 
                  HOA -  Em chỉ nói sự thật.
                  ĐÔNG -  Sự thật là vợ chồng cô tính toán, ích kỷ bản thân.
                  HOA -  Thế dễ vợ chồng anh thì không tính toán với bà mẹ già của mình?
                  HẠNH -  Ai cũng tính toán. Nhưng cách tính toán của vợ chồng tôi nó
                                 hợp lý , hợp tình. Còn cô, căn bản chỉ là cầu lợi cho bản thân.
                  HOA - ( cười to ) Nghe cả hai anh chị nói sao mà tử tế tệ!
                  ĐÔNG -  Cô cười cái gì? Mẹ tôi không thể sang đấy ở với thứ con dâu
                               như cô. Tôi sẽ không để cho cô lợi dụng, hành hạ bà già!
                  HOA -  Sao nghe nói ở nhà này bà già làm cũng tối mày, tối mặt?
                  HẠNH -  Đấy không phải là phận sự của cô, cô đừng có chõ vào nhà
                                 người ta.
                  HOA -  Bà già ở với chị cũng quá bằng con ở!
                  HẠNH -  Có về bên cô mới là con ở thì có.
                  HOA -  Ở với anh chị là con ở.
                  HẠNH -  Ở với vợ chồng cô là con ở.
                  HOA -  Ở với chị, với anh! Với chị, với anh!
                  HẠNH -  Có với cô, với cô thì có!
                  ĐÔNG -  Có im mồm tất cả đi không nào?
                  HẠNH -  Đấy, anh xem: nó nói mới thật buồn cười?
                   HOA -  Có chị buồn cười thì có. Anh cũng buồn cười thì có. Người ta đến
                             nói chuyện hẳn hoi...
                  HẠNH -  Cô dám nói vợ chồng tôi không phải là hạng người hẳn hoi hả?
                                 Này, đây nói cho mà biết...
                  HOA -  Thì đây cũng bảo cho mà biết đấy! Này, hiền thì hiền đấy, nhưng
                             nếu bắt nạt đây là không xong đâu. Ra cái vẻ...
                  HẠNH -  Cô bảo ai ra vẻ?
                  HOA -  Tôi bảo chị, tôi bảo anh!
                  HẠNH -  Có cái nhà cô ra vẻ thì có.
                  HOA -  Nhà chị!
                  HẠNH -  Nhà cô!
                  HOA -  Nhà chị, nhà anh, nhà chị, nhà anh...
                  ĐÔNG -  Thôi! Thôi!...Tôi xin lép vế với cả hai bà rồi!
                  HẠNH -  ( tức tối ) Nói cho mà biết: Nhà này có bớt đi một người, sẽ lại
                                càng rộng lên. Bên đấy, mà thêm một người sẽ phải chật chội đi.
                  HOA -  Đã thế thì tôi cũng nói cho chị biết: Có một bà mẹ chồng chịu
                                thương, chịu khó như bà già nhà chị - nếu sang nhà tôi, vợ chồng
                                tôi sẽ càng được nhờ, càng nhàn.
                  HẠNH -  Này, đừng có mà cái thói định ăn dưng, ăn không như thế? Bà
                                già nhà tôi có sang đó, là để ở với ông già bên đó, chứ không
                                 phải là để hầu hạ hai cô, cậu? Đừng có mà lợi dụng!
                  HOA -  Chúng tôi không lợi dụng.
                  HẠNH -  Như thế là lợi dụng !
                  HOA -  Có chị lợi dụng thì có.
                  HẠNH -  Vợ chồng cô lợi dụng.
                  HOA -  Anh chị lợi dụng.
                  ĐÔNG -  Thôi, thôi, thôi... Hai bà im đi! Im ngay đi! Trời ơi, thế này thì
                                tôi phát điên lên mất! Nhà cô kia, đi đi! Về đi!...
                  HOA -  Đây cũng không thèm ở với cái thá nhà anh, nhà chị nữa! ( định ra ).
                  HẠNH -  ( nói theo ) Đã thế thì đây không để cho bà già sang bên ấy nữa,
                                 xem cô làm được cái gì?
                 HOA -  Nhưng ông già nhà tôi cứ lấy bà già về bên tôi, thì chị ngăn được
                              à?
                  HẠNH -  Nhất định là tôi sẽ không cho bà già nhà tôi sang bên đó đấy!
                  HOA - Tôi cam đoan là có!
                  HẠNH -  Nhất định không!
                  HOA -  Có. Nhất định có! Thế nào cũng có!...
                                    ( Hoa vùng vằng rồi đi ra khỏi nhà )
                   HẠNH -  Xéo đi cho rảnh mắt !
                                    ( chỉ còn lại hai vợ chồng Đông )
                  ĐÔNG -  ( thở dài ) Hôm nay là cái ngày gì mà xui xẻo thế không biết?
                  HẠNH -  Thì cũng tại anh! Người ta với nó đã ăn dơ với nhau rồi... câu
                                chuyện đã xong xuôi đâu đấy, êm ru... Ở đâu về, lý thuyết hão?
                  ĐÔNG -  Tôi cũng xin cả cô! Vâng, tôi lý thuyết! Nhưng có bà nào tử tế
                                    hơn bà nào đâu cơ chứ?
                                   ( Lúc này ông Đức từ trong nhà đi ra )
                  ÔNG ĐỨC -  ( chỉ vào buồng ) Mẹ các cháu đang nằm khóc trong nhà ấy!
                  ĐÔNG -  Cậu đến lúc nào mà chúng cháu không biết?
                  ÔNG ĐỨC -  Các cháu không bắc ngay cái loa phóng thanh mà thông báo
                                  cho cả phố biết? Cậu và mẹ các cháu ở nhà trong, nghe tiếng
                                   các cháu cãi nhau mà thấy xót xa. 
           
          #20
            Nhân văn 26.10.2021 08:42:34 (permalink)
             
                    ĐÔNG -  Cô đã thấy tai hại chưa?
                    HẠNH -  Thôi đi ông! Lại còn chì chiết người ta.
                    ĐÔNG -  Nếu cậu đã biết, nhân tiện có cậu ở đây cháu cũng xin hỏi ý kiến
                                   cho nó quang minh, chính đại. Theo ý cậu: Nên giải quyết
                                   việc của mẹ cháu với ông đại tá về hưu ấy thế nào ạ?
                    ÔNG ĐỨC -  ( thở dài ) Còn như thế nào nữa? Cứ cái cảnh vừa diễn ra trong
                                    cái nhà này, thì đến cậu cũng chẳng biết nên nói như thế nào?
                    ĐÔNG -  Chúng cháu cũng biết chúng cháu có tội!
                    HẠNH -  Nhưng cái con Hoa ấy nó tội nhiều hơn! Tự nhiên nó...
                    ĐÔNG -  Cô không bớt mồm, bớt miệng đi một tý, thì sợ bị thiệt à?
                    HẠNH -  Nhưng không nói, ruột tôi nó tức anh ách.
                    ÔNG ĐỨC -  Các cháu có biết hôm nay là ngày gì không?
                    HẠNH -  ( nhanh nhảu ) Dạ, thưa cậu: Hôm nay là ngày thứ 5 ạ ! Thế nào,
                                 trên vô tuyến tối nay cũng có chương trình thể thao bóng đá
                                quốc tế, trích đoạn. Cháu biết cậu mê xem bóng đá lắm!
                    ĐÔNG -  Hay là, Tối nay cậu ở đây xem bóng đá với vợ chồng cháu?
                    ÔNG ĐỨC -  Nhà cậu không có vô tuyến truyền hình chắc?
                    ĐÔNG -  Cháu biết cậu vừa sắm cái JVC mới cứng!
                    HẠNH -  Chiều nay cháu sẽ làm một bữa ra trò thết cậu?
                    ÔNG ĐỨC -  Còn bụng dạ nào mà tiệc với tùng hả cháu? Hôm nay là
                              ngày sinh nhật của mẹ cháu, mà không đứa nào quan tâm đến mẹ
                                  cả?
                    ĐÔNG -  Thế mà mẹ cháu cấm nói cho chúng cháu biết! Nếu biết,
                               cháu đã làm một bữa thật thịnh soạn để mời cả họ hàng.
                     ÔNG ĐỨC -  Thế đấy! Các cháu đã chúc mừng ngày sinh nhật
                                   của mẹ , bằng một câu chuyện... không khác gì của bọn bán
                               tôm tép ngoài chợ?
                                                   ( bà Hồng từ nhà trong thất thểu đi ra )
                    BÀ HỒNG -  Các con ơi! Các con không cầm ngay con dao đâm cho mẹ
                                        một nhát vào cổ, có khi còn dễ chịu hơn?
                                     ( trong lúc tất cả đang sững sờ không biết nên xử trí thế nào? Thì
                                       ông Ngọc ôm một bó hoa hồng bạch to tướng, hớn hở từ ngoài
                                       phố đi vào ) 
                   ÔNG NGỌC -  ( không để ý tới mọi người ) Bà Hồng ơi, hoa hồng bạch chính
                                    cống đây! May quá, vừa đi đến cuối phố tôi gặp ngay một chị
                                    bán hoa, mà toàn hoa hồng bạch Đà Lạt. Thế là tôi mua hết ráo
                                    để mang về cho bà. Loại này là quí lắm!
                                                 ( lúc này ông mới để ý đến mọi người )
                                     Hình như vừa có chuyện gì xẩy ra ở đây ? Tại sao mọi người
                                    lại...                                             
                    BÀ HỒNG -  Còn hoa Đà Lạt với chả Đa Lát làm gì nữa hả ông? Thôi số của
                                    ông, của tôi nó như thế, thay đổi làm gì nữa cho đau
                                      lòng.                        
                    ÔNG NGỌC -  Nhưng xẩy ra chuyện gì mới được chứ ?
                                                         ( quay về phía ông Đức )
                                             Sao lúc nẫy chú nói sẽ dàn xếp mọi việc êm xuôi ?
                    ÔNG ĐỨC -  Nào, em đã nói được chuyện gì đâu!
                    ÔNG NGỌC -  Thế thì tại sao mặt người nào cũng như đưa đám cả thế
                                   này                                 
                    ÔNG ĐỨC -  Cô Hoa: cô con dâu của anh vừa sang đây... vừa cãi lộn nhau 
                                 với vợ chồng các cháu nhà này ? Làm cho....
                    ĐÔNG -  Cậu cứ nói ! Cháu có tư cách hẳn hoi, chứ đâu có đi cãi nhau với
                                     con bé ấy ?
                    HẠNH -  Có cô con dâu nhà ông sang đây quấy rối nhà tôi thì có ?
                    ÔNG NGỌC -  ( quay về phía bà Hồng ) Nghĩa là chúng nó đã cãi nhau
                                   về việc của tôi và bà?
                    HẠNH -  Nhưng không phải do tôi!
                    ĐÔNG -  ( can vợ ) Cô cũng đừng nên nói xen vào nữa thì hơn!
                    ÔNG ĐỨC -  Dù sao thì các cháu cũng tính toán ích kỷ quá! Chẳng đứa 
                                 nào để ý quan tâm, chăm sóc đến mẹ già.
                    ĐÔNG -  Cậu cứ nói...
                    ÔNG NGỌC -  Tôi hiểu cả rồi! Bà cầm lấy bó hoa (đưa  bó hoa cho bà
                                      Hồng) để tôi về cho con Hoa một trận!
                                   ( vừa lúc đó Hoa hớt hải từ ngoài phố bước vào )
                      HOA -  Ba... con đi qua phố thoáng nhìn thấy ba mua hoa, con quay lại 
                                gọi, nhưng ba đi nhanh quá con không theo kịp. ( lưỡng lự giây lát )
                                  Ta về nhà đi ba!
                    ÔNG NGỌC -  ( quắc mắt ) Cô về nói với chồng cô: Thu dọn ngay đồ
                                đạc, quần áo ở phòng trên... dọn hết xuống căn phòng cuối cùng.
                                    Tôi chỉ cho hai anh chị một căn phòng ấy thôi! Từ nay tôi sẽ
                                  ăn  riêng, không liên luỵ gì đến anh chị nữa?
                    HOA -  ( sợ hãi ) Dạ, nhưng sao thế ạ?
                    ÔNG NGỌC -  Không sao với giăng gì cả. Về ngay! Cô đi về ngay
                                   nhà, đừng làm cho ba nóng mắt!
                    HOA -  Dạ, con về. Con sẽ bảo nhà con như lời ba nói, nhưng...
                    ÔNG NGỌC -  Có về ngay không nào?
                    HOA -  Vâng, con về ngay đây ạ!
                              ( Hoa bước ra khỏi nhà... miệng lẩm bẩm nói lúng búng gì đó,
                                  vẻ không vui )
                    ÔNG NGỌC -  ( nói theo) Nhớ là phải dọn ngay hết ở phòng trên
                                     xuống phòng dưới, anh chị được hưởng như thế là đã quá tốt rồi!
                                                             (  Rồi ông quay lại nói với bà Hồng )
                                   Bà cũng ở đây chờ tôi! Tôi phải về nhà cho chúng nó một  
                                   trận. Không được, ta không thể chịu thua chúng nó được!
                                                             ( ông định đi )
                    BÀ HỒNG -  ( ngăn lại ) Ông đừng nóng tính mà xử sự với các con
                                    khắc nghiệt thế! Trẻ cậy cha, già cậy con. Mai đây ông ốm đau,
                                    chúng nó oán trách ông, nó bỏ mặc ông thì khổ thân, ông ạ!
                    ÔNG NGỌC -  Thì tôi và bà chăm sóc cho nhau, không cần chúng nó.
                    BÀ HỒNG -  ( lắc đầu )........
                    ÔNG ĐỨC -  ( cũng ngăn ông Ngọc ) Anh đừng làm thế! Quyền lợi cả
                                    nhà cửa và tiền bạc của anh... trước sau cũng chỉ để cho con cái.
                                    Khi còn trẻ, còn sức thì chăm sóc các con, đến khi
                                    già...                                                                      
                                        (Ông Đức quay lại nói với vợ chồng Đông và Hạnh)
                                        Còn đời các cháu nữa đấy! Đừng để con cái mai sau chúng
                                    coi thường bố mẹ?
                    ĐÔNG -  Nhưng cháu, cháu có làm điều gì...
                    HẠNH -  Chẳng qua là tại con Hoa tất!
                    ÔNG NGỌC -  Chả lẽ tôi và bà kết cục... chà, cái màu hoa hồng bạch
                                     này, nó cũng trắng xoá như màu nước lã ấy hả bà?
                    BÀ HỒNG -  Ông cứ nghĩ thế, sao lại là nước lã? Dù thế nào thì tôi
                                    vẫn nghĩ đến ông, ông vẫn nghĩ đến tôi!
                    ÔNG NGỌC -  Nghĩ đến như thế thì cũng bằng không.
                    ÔNG ĐỨC -  Em cũng chẳng biết phải nói với anh, chị như thế nào?
                                              ( rồi ông đi lại gần phía Đông và Hạnh ):
                                   Cậu vẫn hy vọng các cháu sẽ có ý nghĩ thật tốt, để giải quyết
                                   việc gia đình cho được thoả đáng và tốt đẹp nhất!
                                      ( với bà Hồng ) Trời cũng sắp mưa, em xin phép em phải về.
                                                                          ( ông Đức vội vã ra khỏi nhà )
                    ĐÔNG -  Để cháu, cháu sẽ tiễn cậu.
                    HẠNH -  Phải đấy, anh và em cùng đi tiễn cậu Đức về nhà.
                                  ( vợ chồng Đông cũng ra khuất. Sân khấu chi còn lại hai ông bà già )
                    ÔNG NGỌC -  Không, không thể chịu như thế được! Tôi đã từng đánh
                                     Tây, đánh Tàu, dẹp Nam, dẹp Bắc... Chả lẽ bây giờ tôi chịu
                                     thua mấy đứa trẻ? Bà cũng phải cương quyết lên! Tôi sẽ về
                                     nhà cho chúng nó một trận, để chúng nó biết thân, biết phận.
                                                      ( lại định đi )
                    BÀ HỒNG - ( ngăn lại ) Đánh giặc thì ông giỏi, nhưng giải quyết việc
                                    nhà mà làm như kiểu ông thì sẽ tan nát hết!... Rồi đời ông sẽ
                                    ra sao?
                    ÔNG NGỌC -  Vậy tôi phải làm như thế nào? Tôi thấy mình bơ vơ quá,
                                     bà ơi!...
                    BÀ HỒNG -  Ông cứ nghĩ quá thành ra thế ! Tôi thấy anh chị bên nhà
                                      cũng tốt và có hiếu với ông đấy chứ?
                    ÔNG NGỌC -  Lúc nào tôi cũng thấy mình cô đơn.
                    BÀ HỒNG -  Con cái tuy cũng có lúc chúng cạn nghĩ, nhưng chưa phải
                                    là tệ lắm đâu ông ạ! Mình cứ thương chúng, rồi chắc chúng
                                   cũng sẽ chẳng phụ mình ?
                    ÔNG NGỌC -  Nhưng như thế thì tôi không bao giờ có thể có được bà?
                                     Tôi mãi mãi không có bà.
                    BÀ HỒNG -  Mình cũng phải tự an ủi lấy mình thôi! Cứ nghĩ là đã dành
                                      cho con, cho cháu... thì rồi lòng mình cũng sẽ nguôi ngoai đi.
                    ÔNG NGỌC -  ( nóng nẩy ) Tôi... tôi chỉ muốn quên hết! Lại muốn như
                                     thưở nào, năm nào, lại xông pha ra trận...
                                       ( vừa lúc Đông và Hạnh bước vào nhà. Đông ôm một bó hoa
                                           hồng nhung rực rỡ. Hạnh tay xách một túi đồ nhỏ gói bằng
                                          giấy đẹp như quà mừng cưới hoặc sinh nhật )
                    ĐÔNG -  Mẹ! Chúng con sơ ý quá, mải làm ăn nên quên khuấy đi mất,
                                  hôm nay là ngày sinh nhật của mẹ! Đây là bó hoa hồng  nhung
                                  chúng con mua mừng sinh nhật của mẹ. Mẹ có thấy hoa đẹp
                                  không mẹ?
                    BÀ HỒNG -  Đẹp! Hoa đẹp lắm con ạ, nhưng...
                     ĐÔNG -  Mẹ không muốn nhận hoa hồng nhung của chúng con hay sao?
                                  Hay với mẹ chỉ có hoa hồng bạch?
                    BÀ HỒNG -  Không phải thế đâu con ạ ! Mẹ nhận, mẹ nhận hoa của các con.
                    HẠNH -  Nhưng con thấy mẹ có vẻ miễn cưỡng?
                    BÀ HỒNG -  Mẹ vui, mẹ vui... hoa hồng nhung của các con rực rỡ lắm!
                                    Nhưng hoa hồng bạch với mẹ...( bà vẻ hơi bối rối ) cũng là một kỉ
                                 niệm ấm áp trong cuộc đời.
                                                   ( Bà gượng vui, quay lại nói với ông Ngọc )
                                 Hoa hồng nhung của các con cũng đẹp lắm phải không ông?
                    ÔNG NGỌC -  Vâng, đẹp!
                    HẠNH -  Nhân ngày sinh nhật của mẹ, con cũng xin tặng mẹ một
                                     món quà kỷ niệm.
                    BÀ HỒNG -  Gớm, các con lại bầy vẽ quá... cho tốn kém!
                    HẠNH -  Chắc mẹ sẽ không từ chối quà của con?
                    BÀ HỒNG -  Ồ không. Của các con cho mẹ một tý gì cũng đều quí giá!
                                     Nào, con dâu mở ra cho mẹ xem là quà gì nào?
                                       ( Hạnh bóc phong giấy bọc ngoài, lấy ra một chiếc hộp nhỏ )
                    BÀ HỒNG -  Ôi, chuỗi hạt đá xanh đẹp quá!
                    HẠNH -  ( đeo chuỗi hạt vào cổ mẹ ) Con tặng mẹ chuỗi hạt đá xanh này,
                                   để mẹ đeo trong những ngày lễ tết hay hội hè. Con thấy những
                                   bà có tuổi rồi, họ cũng thường thích loại hạt đá này lắm!
                    BÀ HỒNG -  Sao con tiêu tốn tiền thế ? Mẹ... thế nào cũng được mà.
                                     (bà quay về phía ông Ngọc ) Ông nhìn tôi đeo chuỗi hạt này có
                                     đẹp không ?
                    ÔNG NGỌC -  Bây giờ thì bà còn cần gì đến tôi nữa?
                    BÀ HỒNG -  Ông đừng nói thế! Tình cảm của tôi đối với ông không gì
                                     thay đổi được, nhưng đối với các con...
                    ÔNG NGỌC -  ( nóng nẩy ) Bà không cần phải nói nữa, tôi cũng hiểu.
                    ĐÔNG -  Thưa bác, chúng cháu cũng có lỗi với bác! Thỉnh thoảng rỗi
                                    rãi, mời bác cứ đến chơi với mẹ cháu ạ?
                    HẠNH -  Đúng như thế đấy ạ! Sang năm vào ngày này: sinh nhật của
                                    mẹ cháu, chúng cháu lại mời bác đến nhà. Cháu sẽ làm cỗ thật
                                   to... và sẽ mua một cái lọ hoa to hơn, để cắm những bông hoa
                                   hồng bạch của bác tặng mẹ cháu.
                    BÀ HỒNG -  Đấy, tôi đã nói với ông: các con chúng nó đối xử cũng có
                                     đến nỗi tệ lắm đâu?
                    ÔNG NGỌC -  Có hoa " hồng bệch " bà ạ!
                     ĐÔNG -  Mùa hè tới cháu sẽ tổ chức gia đình đi tắm biển, bác cùng đi
                                    với mẹ cháu cho vui?
                    ÔNG NGỌC -  Không dám! Không dám!...
                    BÀ HỒNG -  Các con nó chu đáo như thế, được ra biển nghỉ ngơi tĩnh
                                     dưỡng ít ngày cũng thích lắm, ông ạ!
                    ÔNG NGỌC -  Tôi... Tôi hơi mệt. Tôi xin cáo lỗi về nhà?
                    ĐÔNG & HẠNH -  ( đồng thanh ) Mời bác trở lại nhà ạ!
                    BÀ HỒNG -  Để tôi đưa chân ông một đoạn.
                    ÔNG NGỌC -  ( gạt đi ) Khỏi cần bà đưa tiễn, tôi về lấy một mình
                                     cũng được!
                                             ( ông Ngọc ra khuất, bà Hồng nhìn theo tần ngần )
                    BÀ HỒNG -  ( với Đông ) Mẹ cảm thấy như chính mình có lỗi! Như
                                    thế có hơi quá đáng quá với ông ấy không, hả các con?
                    ĐÔNG -  Cuộc đời là thế mẹ ạ, đành phải chấp nhận thôi !...

                                                           CẢNH KẾT KỊCH
                                           ( Vào một chiều hôm trên đường phố, dọc theo một
                                            bờ hồ lớn. Có những dãy hoa bên hồ và những bóng
                                            cây to, dưới bóng cây đặt một chiếc ghế đá. Bóng
                                            hai ông bà già thong thả đi bên nhau. Họ dừng lại
                                            nhìn ra phía hồ rồi ngồi xuống chiếc ghế đá, thủ thỉ
                                            chuyện trò. Tiếng họ vọng lên trong chiều... )
                    ÔNG NGỌC -  Bà có thấy con cái bây giờ chúng cũng ích kỷ quá
                                     không? Chúng chỉ tính toán được lợi cho cuộc sống của
                                      chúng, nào có tâm lý... nghĩ gì đến bố mẹ của chúng đâu?
                    BÀ HỒNG -  Thôi ông ạ! Ở phương Đông mình cũng chưa phải
                                      được thoải mái như bên Tây. Tôi tuy không thể sang để
                                     ở hẳn với ông, nhưng ngày ngày vẫn có thể gần gũi chuyện
                                     trò, thỉnh thoảng đến chiều lại ra hồ đi dạo với ông như thế
                                     này...cũng đã là sự khuây khoả để vợi đi nỗi buồn đối với tôi rồi!
                    ÔNG NGỌC -  Bà nghĩ thế thì tôi cũng phải chiều như thế, biết làm
                                      thế nào được? ( thở dài ) Đêm đến tôi vẫn thấy mình cô quạnh
                                      lắm!
                    BÀ HỒNG -  Thì tôi có vui gì hơn ông đâu? Có điều, đã dành gần hết
                                     cuộc đời cho con cháu rồi, thì thôi, còn sống được năm tháng 
                                      nào nữa ta cũng giành nốt cả cho con cháu vậy, ông ạ!
                                                       ( Bà Hồng ái ngại nhìn ông Ngọc, giọng bà thủ thỉ ):
                                        Sương đã xuống nhiều rồi, tôi cũng thấy hơi lạnh.
                     ÔNG NGỌC -  Lạnh thì bà ấp hẳn vào người tôi đây này!
                                     ( dừng lại giây lát ) Bà đã thấy ấm hơn chưa?
                    BÀ HỒNG -  Tôi cũng thấy dễ chịu hơn nhiều rồi. Những giây phút ở
                                     bên ông, là tôi thấy mình không còn cô đơn!
                                  ( Rồi họ im lặng. Bóng hai ông bà già ấp bên nhau trong bóng
                              hoàng hôn đang đổ dần xuống, rồi tối hẳn. Trên trời sao đang
                              lên!... Tiếng nhạc có lời hát cất lên một khúc ca buồn, phảng
                              phất nỗi hắt hiu )./.

                                                                    MÀN TỪ TỪ HẠ





             
            <bài viết được chỉnh sửa lúc 27.10.2021 16:59:59 bởi Nhân văn >
            #21
              Nhân văn 26.10.2021 09:21:34 (permalink)
               
                                                TÁC GIẢ
               
              PHẠM NGỌC THÁI
              Sinh :  17. 01. 1949
              NR:   Ngõ 218 hẻm 27/8, đường Lạc Long Quân, Quận Tây Hồ, Hà Nội
              ĐT:     038 302 4194
              Email :   ngocthai1948@gmail.com
                           . Hội viên Hội nghệ sĩ sân khấu Thủ đô  
               
               
                                           TÁC PHẨM ĐÃ XUẤT BẢN
                                        (Thơ và bình)
               
              *   Có một khoảng trời                         1990
              *   Người đàn bà trắng                          1994
              *   Rung động trái tim                           2009
              *   Hồ Xuân Hương tái lai                     2012
              *  Phê bình và tiểu luận thi ca                2013
              *   Chân dung nhà thơ lớn thời đại                                           2014
              *  Thơ tình viết cho sinh viên                                                   2015
              *   Cánh đại bàng của thi ca đương đại VN                              2019          
              *   Phạm Ngọc Thái – Tuyển thơ chọn lọc                                2019
              *   Cha khóc con                                                                         2020
              *   64 bài thơ hay                                                                        2020
               
               
                                                            KỊCH BẢN SÂN KHẤU ĐÃ SÁNG TÁC:
                           
              *   Bản án dưới mồ                                        Kịch dài
              *   Người nhạc trưởng và dàn hợp xướng          - 
              *   Mối tình hoa hồng bạch                          Kịch ngắn
              *   Chuyện ở quán gốc đa                                   - 
              *   Cánh cửa quốc tế                                           - 
               
                                                                               TIỂU THUYẾT:
              *   Cuộc chiến  Hà Nội 12 ngày đêm                   2019
              *   Chiến tranh và tình yêu     ( hai tập )              2020
               
               
               
              #22
                Thay đổi trang: < 12 | Trang 2 của 2 trang, bài viết từ 16 đến 22 trên tổng số 22 bài trong đề mục
                Chuyển nhanh đến:

                Thống kê hiện tại

                Hiện đang có 0 thành viên và 2 bạn đọc.
                Kiểu:
                2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9