NGƯỜI VIẾT THƠ TÌNH HAY NHẤT THỜI ĐẠI - Phạm Ngọc Thái
NGƯỜI CHIẾN SỸ VÀ HOA PHONG LAN Tặng người bạn gái thuở thiếu thời (Bài thơ viết trong chiến tranh) Sao em không tắm nắng trên đồi Không gội đầu dưới suối Quấn làm duyên quanh cành cụt chơ vơ? Hoa phong lan, em ơi! Có nghe Ta quen nhau từ độ nào đấy nhỉ? Nhớ buổi Trường Sơn quí đôi dép cao su Biết nắng lửa, yêu vành tai bèo nhỏ Gặp em trên đèo mây hóng gió Tóc mượt xanh theo hai mùa: Nắng, mưa… Khi miệng ta quen, đếm nhịp chày giã gạo dưới Ta Ka Tai ta quen nghe, tiếng đàn t.rưng trên bản Tà Kơi xa réo rắt Má quen nóng bừng, nâng cần rượu Măng Tôn, Đắc Sút Mắt quen nhìn nghìn độ lửa đêm sâu Vẫn hành quân, B52 gầm rít trên đầu Ta thuộc từng đường xuyên rừng, ra trận Quen từng đường Đắc Tô, Tân Cảnh Như quen đường Khâm Thiên - Hồ Gươm (*) Con sông Pô Kô máu nhuộm đỏ dòng, lòng vẫn trong xanh Em gái Vân Kiều: Chiếc yếm đơn sơ, thuỷ chung gùi đạn Ôi, đỉnh Chư Mom Ray bom cày, lửa xém Lá vẫn rì rào theo ta trọn tuần trăng Có phải chính nơi này? Hoa phong lan - Em ơi, quen anh! Ta lại gọi tên em! Cái tên quen thân như một người bạn gái Rất yêu đấy, đứng nhìn không dám hái Nẻo đường qua ngan ngát hương xa Ta yêu hoa như yêu bóng trăng ngà Không thảng thốt, chỉ ngỡ ngàng nhè nhẹ Em là niềm thương đời chinh chiến ta đi! Xin em một nhành hoa, cài lên nắp ba lô Đường chiến trường cuốn bay bụi đỏ Đường ra trận trải đầy nắng gió Hãy gắng theo ta vào đồn lửa, đêm nay! Ta cầm hoa nâng niu trên tay Em có phải nàng Ngà của chàng trai Kặm Phạ Sao mịn màng hương trắng, mát đêm sương? Em có phải nàng tiên thứ bảy trên nương Sao duyên dáng dễ thương, dễ nhớ? Em có phải con hươu, con nai dưới buôn ta đó Mắt huyền trong một bóng sao đêm? Tên em ta gọi mãi trong tim ! Em đứng đó bốn bề lửa nóng Em đứng đó dầm mình trong nắng bỏng Xoã đầu gội lũ Tây Nguyên Hoa vẫn trắng ngần, nhụy vẫn ngát hương thơm Bỗng một sớm mai Khi con chim rừng mới lên tiếng gọi Ông mặt trời mới vươn vai đứng dậy Lũ làng đánh cồng, đánh chiêng Ta bàng hoàng khẽ gọi tên em! Hoa đã rụng rồi, còn đâu hương cánh trắng Mắt khép lại rồi, còn đâu sao ngọc sao kim Hố bom đào sâu nhói tận trong tim !? Ta lượm nhánh lan rơi, trồng lên miệng hố bom Mỗi sớm mỗi chiều, cùng nắng mưa chăm bón Sự sống trở lại rồi. Hoa phong lan, em ơi! Đẹp lắm Tất cả hồi sinh trả lại cho ta Ta yêu hoa, trong tình yêu đất nước bao la Không rên rỉ nhưng thiết tha say đắm Mới hiểu tình yêu vẫn gối đầu lửa bỏng Diệt quân thù, giục bước xông pha! Ngày mai về Dẫu không còn trở lại bên hoa? Hoa phong lan, em ơi! Hãy nhớ Ta đã mang tình em, từ những tháng năm còn khờ dại Ngoài chiến trường theo trọn cuộc hành quân Trong suốt nẻo đường dài, ta vẫn gọi tên em! Tây Nguyên 1972 (*) Thời gian đó gia đình tôi sống ở phố Khâm Thiên Hà Nội TÌNH THƠ GẶP LẠI Ở TÂY HỒ Em trút lá hay hoa rụng cánh Nước hồ xanh ngắt cả mùa đông Hỡi người con gái thời xa vắng Sớm mai này, anh gặp lại em Cái tuổi học trò ngủ quên vào gió cát Sáng Tây Hồ đánh thức lại trong nhau Xin được đưa em về bến hát Phơ phơ mây đã bám hai đầu Nếu có thể, anh sẵn sàng đánh đổi Cả cuộc đời để lấy lại em Em vẫn trẻ như hồi thơ dại Vô tư nhè nhẹ tựa vầng trăng Anh vẫn ngủ giữa lòng em, em biết đấy! Tháng năm qua, một cuộc chiến chinh dài Bao dĩ vãng xanh thềm rêu gió thổi Lửa bỏng chân trời, xé nát cuộc đời trai Anh đã đi những miền quê xứ sở Gặp những con người và những yêu thương Tình trong trắng, trong lòng không xoá nổi Bụi thời gian rơi rã xuống tâm hồn Xin giữ lại xinh tươi thời con gái Tạo hoá cho mình để mà yêu! Gặp nhau vẫn biết rồi xa mãi Xa bao nhiêu càng nhớ bấy nhiêu Xin giữ lại dấu hoen, trên làn môi nước mắt Vòm ngực đàn bà lắm lúc có xanh xao Những kỉ niệm như thu về, lá trút Ta hôn nhau mưa đẫm trắng hai đầu Anh lặng lẽ hớp lấy từng sợi nắng Giọt mưa tuôn hay lệ em rơi? Tình em thắm hay lòng em rã cánh Hồ xanh ơi, ướt hết cả đông rồi! Ba mươi năm, thời gian trôi qua trôi Anh quì xuống giơ hai tay đón lấy Những cái lá: Lá xanh, lá vàng Những cái lá như mầu hoa lửa cháy Của một đời người con gái đã tàn phai... CÂY THẦM TIẾC BÓNG Nàng đi mãi mà không trở lại Gió bên đường kéo liễu, hát trong mưa Và mặt nước bi bô lời than thở Chiều buông rèm, tàn tạ nắng buồn mơ Anh ngắm liễu bên hồ, càng nhớ bóng Ai ru mình trong trăng sáng, nép vào anh Làn da trắng, vòm ngực nàng hưng phấn Tan tành rồi! Ôi, mộng thuở ái ân Người đàn bà ra đi, không trở lại! Để cây thầm tiếc bóng, hoá bơ vơ Và gió nữa cũng giông cuồng, rồ dại Hồn thi nhân tan tác giữa hư vô Đôi mắt đẹp, nàng dịu dàng đong trời biếc Thân hoa thơm mà lại ủ bão giông Anh tê dại cõi hồn hoang, biền biệt Bao sầu tư vương vấn các nẻo đường Người đàn bà ra đi, không trở lại! Bãi cuộc đời cát bụi, gió mưa Hoa sẽ úa, nhị sẽ tàn và lụi Một đời trôi theo năm tháng xô bồ... DÒNG SUỐI TÌNH XƯA
Dòng suối tình xưa ta trong vắt Em là gì, ta không gọi được tên? Ơi, người con gái thời xa lắc Con tim chiều tà, máu còn chảy quanh em Ta cúi uống mãi dòng nước ấy Như con nai ngơ ngác sừng già Chợt kêu thét, nơi rừng hoang rối loạn Em đã về như một bông hoa! Dòng suối tình xưa ta thơm ngát Gương thiên thai không một vết mờ Trăng cũ đưa mơ, lòng sao đổ nát Hương vẫn tràn, môi vẫn dấu ngày xưa Con trâu cuộc đời - Thời gian con sóc Đã giẫm tan dòng suối đó mất rồi! Em có nghe sợi tóc đêm đang đổi khác Ta bàng hoàng dần hoá bóng ma trơi Rồi hoảng hốt cả tiếng cười, tiếng khóc Của chính anh và của chính em Còn đâu nữa dưới tro tàn tan tác Thôi! Ngủ đi em, hồn thiếu nữ xa xăm...
<bài viết được chỉnh sửa lúc 25.11.2021 18:14:28 bởi Nhân văn >
MÁI TÓC CON GÁI Mái tóc phố màu mây Xõa ngang đời con gái Em đi lấy chồng rồi! Lòng anh buồn biết mấy Hàng phố người có thấy? Những vòm cây đứng thầm Chiều hoàng hôn cũng vậy Gió như là để tang Đây bông hoa yêu thương Ta ủ vào nỗi nhớ Em đã không còn nữa Chỉ có sao trên trời Vầng trăng khuyết, em ơi! Giống đời anh cô độc Sáng ngày treo tưởng chết Hắt hiu và nhỏ nhoi Em đi lấy chồng rồi! Màu hoa xưa trinh trắng Tháng năm cùng mưa nắng Tóc hoá thành mây bay… THU ĐẾN Thu đến, mấy hàng mưa rí rách Giọt gianh rơi tình buồn quá đi thôi Thu vắng em, gió hiu hắt khắp trời Vài sợi tóc đầu anh khe khẽ rụng Em đang ngủ bên chồng, hay vẫn thức? Có nghe thu ôm ấp các hàng cây Chúng cứ bay, cứ bay, cứ bay Anh đốt thuốc cháy hoài trong canh vắng Thu đến gợi lòng bao dĩ vãng Buổi khai thu đã máu chia ly Ừ, cứ nhớ! Nhưng em đừng tiếc nhé Tình có tan, tình ấy mới lâm ly! Anh không biết mình sống hơn hay đã chết? Cả thu xưa lẫn với thu nay Thu, thu đến... đau mà tha thiết Tình phải tan! Có lẽ, mới đủ đầy? Và hỡi tất cả đạn bom quyền lực Thật hoài công định bắn phá em ta Vì cao nhất, ta cho là tuyệt mỹ Khi chiếc váy xẻ tà, em đã tụt phăng ra… NGƯỜI CON GÁI SÔNG XƯA Nhớ lại thời chinh chiến qua làng Sông Hồng chảy muôn năm vẫn đỏ Bãi ngô non xanh gió chân mây Người con gái, anh gặp thời chinh chiến Cái buổi qua làng lâu bấy đến nay Một làng bé, quanh con nước lớn Với quê hương, thầm dịu thuở chiến tranh Lòng thôn nữ như vầng trăng tỏa sáng Lại trở về, man mác trái tim anh Làng em lũy tre xanh bất tử! Mới gặp một đêm mà đã thấy thương thương... Bóng nhìn anh, mắt theo giờ còn biếc Như phù sa cứ bồi mãi khôn cùng Lá tre rụng bao mùa, trôi dĩ vãng Và quê em, đời sống có nâng cao? Người năm ấy, em ơi! Giờ tóc trắng Đang bồi hồi thao thiết giữa trăng sao Người con gái sông xưa, ơi có biết! Một thời trai bão táp cuộc hành quân Đêm thành phố nhớ em buồn da diết Em bây giờ, có hạnh phúc không em ? MỐI TÌNH KHÔNG BẾN ĐỖ Mỗi sáng sáng anh ra hồ dạo bước Thấy bóng hình em hắt xa xa Anh mới hỏi: Phải chăng nàng đã thức? Đêm mộng mơ còn in trên nét mặt nàng kia... Cành liễu gió vi vu, lời tình tự Thơ anh ru, tiếng khẽ động bên bờ Tình yêu đến, tháng năm không có tuổi Anh xao lòng thổn thức giữa hư vô Tình cũng thể bóng mây qua vô định Như phù sa bồi đắp cõi hư không Em bé bỏng, đời người rồi vụt biến Hạnh phúc sẽ ào đi, trong bể sóng mênh mông Mùa xuân gọi, em ơi! Tình ta như lá trúc Bay trên không xáo xác giữa màu xanh Anh thầm thì vọng gọi tên em Bên sóng hồ reo, bâng khuâng nỗi nhớ Chân anh bước dưới vuông trời thành phố Tán lá bay che rợp bóng cuộc đời Mối tình nhỏ líu lo đùa một tí Biết đùa rồi mà vẫn máu tim rơi! Ôi mối tình không bến đỗ, em ơi! Mai anh chết? Nếu khi đời nhắc đến Em hãy nói với đời, anh đã từng cảm mến Mang bóng hình em trong tim, để đi xa...
<bài viết được chỉnh sửa lúc 25.11.2021 18:18:20 bởi Nhân văn >
LỜI HÓT CON CHIM KHÁCH Em trở về với ốc đảo xanh trinh bạch (Thơ Đinh Thị Hồng Minh) Em một mình mang ốc-đảo bỏ đi Anh trở lại phố thành nghe gió hú Nghe cả lá và hồn đời khẽ vỗ Con-tim-buồn hoá trăm mảnh vỡ tan Con tim buồn không còn thuộc về anh Những mảnh vụn lẫn vào trong cát bụi Có một mảnh hoá thành "con chim khách" Bay đi tìm bóng lạc giữa vu vơ Chầm chậm đừng đi, người con gái của ban sơ Anh thả xuống ốc-đảo xanh em, một mối tình nguyên thuỷ Mốt mai lỡ đau, nỗi khổ đau của loài tim vỡ "Con chim khách" vẫn về để hót ru em! NẾU CÓ THỂ ĐƯA EM LÊN NÚI Anh sẽ từ giã phố phường, có hàng sấu thân quen Có rặng me xanh và hồ nước ngọt Tìm về chốn hoang vu thanh khiết Sống những tháng ngày tha thiết bên em Bởi, em ơi! Nơi núi cao rừng thẳm Có suối mát thơm, cho em tắm chiều chiều Những đêm trăng trong rừng vắng Chỉ có chúng mình thoả sức yêu nhau Dẫu phố xá văn minh, anh chẳng tha thiết nữa Cuộc sống đua tranh, không thiếu lọc lừa Năm tháng trôi qua, đời người ngắn ngủi Về với rừng đi em? tình ta mãi thiên thu… Anh đã quá nửa đời nơi đô thị Sự phù hoa phù phiếm cả thôi mà Chỉ có em là đáng quí Chỉ có thương nhau, hạnh phúc thực đời ta! Anh sẽ bỏ tất cả ra đi! Không hối tiếc Dành những ngày vui trọn vẹn bên em Bông hoa trắng trinh, tựa thiên thai tinh khiết Khi em khoả thân, đẹp hơn cả thiên thần THẾ GIỚI NÀNG Những giờ khắc êm đềm trăng sáng Trong bài ca nàng hát mãi không thôi Đêm buông xuống, sao trời toả rạng Ánh mắt xôn xao, thân tuyết nàng trôi... Ôi, thăm thẳm không gian vô tận Sóng hồ chao dòng nước lặng lờ Xin dừng lại những tháng năm bất tận Cát bụi cũng hoá băng, trong đôi mắt nàng mơ Khi nàng diễn đôi bầu, trắng tinh mặt nguyệt Tội ác cũng run lên, bóng tối hết yêu ma Dường như cả đất trời chấp chới Để hồi sinh một thế giới, thật lạ xa Những giây phút sống bên nàng bất tử! Hồn trôi trong vũng nguyệt đẫm sao sa Ta tưởng tượng nàng đẩy lùi toàn thế giới Khi giữa ngân hà nàng cởi váy nàng ra… ĐỘNG THIÊN THAI CỦA EM Ró ràng trong ngọc trắng ngà Dày dày sẵn đúc một tòa thiên nhiên (Nguyễn Du) Em đưa anh vào trong “Động thiên thai” Đôi sườn núi bên, như hai vầng trăng khuyết Ríu rít bướm đàn, thì thào em hát Bản tình ca muôn thuở giống nòi Em ngước nhìn anh, ánh mắt sáng ngời Con chim hót vang trời. Cánh rừng xanh tốt Không rậm rạp um tùm, động em thoáng mát Hòn núi nhỏ chon von, mặt trời đỏ mọc bên trong Em là Nàng công chúa của lòng anh Một lãng tử độc hành, trên đường thiên lý Đi qua thôn hương, gặp người ái nữ Bên bờ biển xanh, hát khúc tình chiều Đời người sống được bao nhiêu Yêu anh! Em trao không tưởng tiếc Cả tòa động thiêng liêng, em dâng hết Để cùng anh sớm tối vẹn lời nguyền Ngẫm đất trời cũng khéo vén chữ "duyên" Tuy mới gặp mà nồng nàn, tha thiết Anh cứ ngỡ câu chuyện tình cổ tích Chàng dong buồm, vượt biển đón gái xinh Em mang hồn Thánh Nữ cõi nhân gian Người đàn bà có trái tim bất diệt Tất cả tụ trong một "Hang cẩm thạch" Khai sinh giống nòi, nuôi nhân loại lớn khôn Ôi, “Tình yêu và cuộc sống” muôn năm...
<bài viết được chỉnh sửa lúc 25.11.2021 18:21:52 bởi Nhân văn >
EM ĐI NGHỈ MÁT Em đi nghỉ mát ở biển nào? Anh nghe sóng vỗ giữa chiêm bao Đêm nay thành phố mưa nặng hạt Trong lòng anh cũng đổ mưa rào Anh nhìn em tắm giữa trùng khơi Tấm thân lồng lộng trắng cả trời Mơ em vùng vẫy trong làn biếc Nằm ngửa phơi mình nắng thảnh thơi Anh hôn lên gió tít trên mây Gửi tới nơi em vị môi say Nụ hôn vào tận trong đồ tắm Vui cùng cánh bướm của em bay Biển hỡi! Ôm em thỏa trong lòng Tha hồ ve vuốt khắp mình em Anh mơ hóa được ra dòng nước Để tắm cho em tận ngách cùng Mở trái tim em đón anh vào Như trời ôm biển để bay cao Mai rầy anh sẽ bay tới đó Những tháng năm còn, với em trao Viết mấy dòng thơ gửi tới em! Những ngày nghỉ mát biển xanh êm Bến trăng em ạ! Ta vùng vẫy Tắm thỏa thân em, lẫn tình duyên...
EM Ở LẠI HẮT HIU CHIỀU CÔI LẠNH Ta trở về thành phố một mình ta Em ở lại hắt hiu chiều côi lạnh Trên đầu ta cả trời trăng rải sáng Bốn mùa hoa nở thắm nhân gian Đêm sao khuya, ta hằng gọi tên em! Đã hẹn cùng nhau, sao nỡ bỏ Nào thân em, sung sướng gì, cho bõ? Tháng ngày qua cũng chỉ đám bèo hoang Một phận đời như cỏ dại vô danh Dòng lệ ướt, vẫn ngập tràn số kiếp Ta đứng lặng giữa mùa đông, giá buốt Muốn đón em, chỉ có gió xào qua... Mai cuộc đời, theo năm tháng phôi pha Bao mơ ước trong em thành bèo bọt Anh nghe sóng trên Hồ Tây xa xót Nhìn về nơi ấy thấy mây trôi... NGƯỜI ĐÀN BÀ
CHỨA LINH HỒN THÁNH LINH Người đàn bà, anh mãi mãi không quên Nàng đã lẫn vào trong cát bụi Sống nổi trôi, hay đang những ngày cảm khoái Có bồi hồi nhớ lại quãng tình qua? Anh đã yêu từ ánh mắt như sao sa Cả vòm ngực tiên trắng mềm, nóng hổi Em mở rộng động trinh, để anh vào tận sâu trong hứng khởi Lúc sướng vui em đã uốn mình... Ôi, tạo hoá ! Sinh ra cái của em, để gieo hoa cho thế thái nhân tình Vĩ đại và vô biên Anh trải thơ lên đời, viết về tình yêu - cuộc sống Trái tim em chứa linh hồn thánh linh Anh khắc hình hài em trong vũ trụ Biểu tượng lớn lao của chúng sinh Sự tồn tại muôn đời. Vần xoay thế giới. Cả chiến tranh và trong cả hoà bình CÔ GÁI ĐI BÊN HỒ Hồ mùa đông dại nắng Em bước nhẹ, trong hàng cây nghiêng bóng Gió khẽ reo sau tà áo thanh tân Mắt em thầm mang cả mùa xuân Cánh buồm đỏ đưa em vào xa vắng Anh mải nhìn theo màu áo trắng Cái màu mây con gái dịu hiền Em đi rồi, còn lại một trái tim! Em xa rồi, còn lại nỗi đau êm Tiếng gì cứ âm thầm bên vệ cỏ Chỉ thiên nhiên mãi mãi là tươi trẻ Tuổi ta ơi, vội héo làm gì? Cánh buồm đỏ, anh đưa em vào xa vắng Năm tháng đời anh, tóc trắng đầu anh Nhưng rồi ngày mai em cũng thành dĩ vãng? Cô gái đi bên hồ! Ta sẽ hoá ra chim... THIẾU NỮ ĐÊM TRĂNG (*) Trống Trường Thành lung lay bóng nguyệt Khói Cam Tuyền mờ mịt thức mây (Chinh phụ ngâm) * Nhìn trăng anh thấy thèm thơ Bâng khuâng em đứng ngẩn ngơ bên đèo Có thiếu nữ tựa cổng chờ ai đó? Dưới trăng soi cái lán nhỏ ven rừng Bước lặng lẽ, đoàn quân không kịp ngó Nhưng trong đêm, tim bỗng cũng ngập ngừng... Ta muốn hỏi: Cô ơi, đây là nơi nào nhỉ? Đã xa rồi, có kịp trả lời đâu Vẫn vội vã đường dài không nghỉ Bên ven rừng im đứng... một giây lâu... Chắc em có người thân nơi tiền tuyến Mới đứng làm chiếc bóng tạc trong đêm Không giọt lệ, chỉ lặng cười đưa tiễn Đoàn quân đi! Em ở lại cùng trăng Giờ anh đã thôi đi. Nửa đời về với xóm Các cuộc chiến tranh thế kỉ vẫn chập chờn Vầng trăng sáng năm xưa, vọng Trường Thành bóng nguyệt (**) Và bao người con gái đã cô đơn !? Thơ viết trong chiến tranh Hoà Bình, xuân 1968 ...............
(*) Vào một tối trong những năm tháng còn chiến tranh, chúng tôi hành quân qua một triền đồi núi. Dưới trăng đêm vằng vặc... Bóng một thiếu nữ đang đứng tựa mình vào chiếc cổng tre của một nông trường nào đó? Cô đơn, lặng lẽ nhìn đoàn quân đi qua. Cảnh tình thơ mộng. Quay lại nhìn bóng người con gái côi cút, bơ vơ? Bao cảm xúc dâng lên trong lòng - Tôi đã lẩm nhẩm làm bài thơ ngay trên dọc đường hành quân ấy... (Hai đoạn thơ cuối sau này tôi viết thêm) (**) Hình ảnh “Trường thành bóng nguyệt” lấy từ Chinh Phụ Ngâm
<bài viết được chỉnh sửa lúc 06.12.2022 11:35:50 bởi Nhân văn >
MỤC LỤC Tr. LỜI GIỚI THIỆU Tuyết Nga TÁM BÀI THƠ TÌNH HAY HÀNG TUYỆT PHẨM THI CA - Người đàn bà trắng - Váy thiếu nữ bay - Sáng thu vàng - Nhìn trăng nhớ em - Tôi khóc em tôi - Em về biển - Anh vẫn về theo dòng lệ em tiếc nuối - Anh đứng nhìn theo bóng chim câu 68 BÀI THƠ TÌNH GIÀU HƯƠNG SẮC VÀ HAY KHÁC - Khoảng trôi trong lá - Có một khoảng trời - Em là người tình của lính - Tiếng anh gọi - Tiếng hát đời thường - Sáng xuân nay - Em sống mãi bên anh - Gió sẽ mang tình ta bay muôn phương - Khóc bên Hồ Núi Cốc - Em ơi! Thành phố lại mưa - Chiều phố gió và mối tình lông ngỗng trắng - Phút cô liệu, dừng lại ngóng người xưa - Nghe tin em sốt - Em bán xoài - Ký ức mùa thu - Phố thu và áo trắng - Người thôn nữ vùng sông nước - Trái tim tan vỡ - Em nghe - Trước núi Mỹ Nhân (1) - Trước núi Mỹ Nhân (2) - Thiếu nữ đi trong chiều mây - Tạ tội trước tình yêu - Hàng cây lá đổ - Một góc Hồ Tây - Trong mưa - Tiếng ếch - Em tắm - Biển hát - Tình chết rồi! Giữ lại cho thơ - Anh vẫn ở bên Hồ Tây - Hai kẻ đời quấn quít - Con đường phượng đỏ - Mưa bay trong tiếng chuông - Em ghen - Tiễn anh trên đất khách - Thông và biển - Đêm thu phố vắng - Vầng trăng che khuất - Trăng dạt trong mây - Trăng lặn - Thời áo trắng - Cô áo trắng - Dưới hàng sấu đêm và con phố nhỏ - Anh đau xé lòng đành quay gót - Tiếng rúc chim đêm - Đêm nay trời lại không mưa - Đêm tóc đá - Xem tranh bán lõa thể - Trong bóng cây ngủ đêm - Nhớ Thanh Trúc - Người chiến sỹ và hoa phong lan - Tình thơ gặp lại ở Tây Hồ - Cây thầm tiếc bóng - Dòng suối tình xưa - Mái tóc con gái - Thu đến - Người con gái sông xưa - Mối tình không bến đỗ - Lời hót con chim khách - Nếu có thể đưa em lên núi - Thế giới nàng - Động thiên thai của em - Em đi nghỉ mát - Em ở lại hắt hiu chiều côi lạnh - Người đàn bà chứa linh hồn thánh linh - Cô gái đi bên hồ - Thiếu nữ đêm trăng
<bài viết được chỉnh sửa lúc 06.12.2022 12:00:06 bởi Nhân văn >
CÙNG MỘT TÁC GIẢ PHẠM NGỌC THÁI NR: Ngõ 218 hẻm 27/8 - Số 19, phố Lạc Long Quân, Quận Tây Hồ, Hà Nội Sinh: 17. 01. 1949 ĐT: 038 302 4194 . Hội viên Hội nghệ sĩ sân khấu Thủ đô TÁC PHẨM ĐÃ XUẤT BẢN (Thơ và bình) * Có một khoảng trời 1990 * Người đàn bà trắng 1994 * Rung động trái tim 2009 * Hồ Xuân Hương tái lai 2012 * Phê bình và tiểu luận thi ca 2013 * Chân dung nhà thơ lớn thời đại 2014 * Thơ tình viết cho sinh viên 2015 * Cánh đại bàng của thi ca đương đại VN 2019 * Tuyển thơ chọn lọc 2019 * Cha khóc con 2020 * 64 bài thơ hay - 2020 TIỂU THUYẾT * CUỘC CHIẾN Hà Nội 12 ngày đêm, 2019 * Chiến tranh và tình yêu ( hai tập) 2020 KỊCH BẢN SÂN KHẤU ĐÃ SÁNG TÁC * Người nhạc trưởng và dàn hợp xướng Kịch dài * Bản án dưới mồ - * Mối tình hoa hồng bạch Kịch ngắn * Chuyện ở quán gốc đa - * Cánh cửa quốc tế -
<bài viết được chỉnh sửa lúc 25.11.2021 18:31:53 bởi Nhân văn >
<bài viết được chỉnh sửa lúc 25.11.2021 18:10:46 bởi Nhân văn >
Ngày 29.9.2022 thư đã được gửi đến các cơ quan của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ - Qua hơn 200 email Quốc hội cùng các báo điện tử của T.Ư và Đảng cộng sản VN. * CỰU QUÂN NHÂN PHẠM NGỌC THÁI THƯ GỬI BỘ CHÍNH TRỊ, NHÀ NƯỚC, QUỐC HỘI VÀ CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XHCN VIỆT NAM ( V/V: Phạm Ngọc thái đã trở thành thi nhân vĩ đại nhất của thi ca hiện đại Việt Nam ) Hà Nội, ngày 29. 9. 2022 Kính thưa: - Ông Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng - Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ - Trưởng ban Tuyên giáo T.Ư Nguyễn Trọng Nghĩa Tôi không biết rõ thiên tài Walt Whitman nước Mỹ (1819 - 1892), tác giả của tuyển thơ "lá cỏ" đã trở thành đại thi hào ngay khi ông còn đang sống bằng cách nào? Bởi lúc đương thời, tác phẩm "lá cỏ" của Người đã bị rất nhiều văn sĩ nước Mỹ dè bỉu, chê bai, dung tục, tầm thường. Có nhà thơ rất tên tuổi lúc đó được tác giả gửi biếu sách !? Để tỏ rõ thái độ khinh mạn, vị ấy đã xé đôi cuốn sách rồi gửi bưu điện trả lại cho Whitman. Đến mức, có lần Whitman không thể tìm được nhà xuất bản nào để xin giấy phép cho tập bản thảo "Lá cỏ"? Người đã phải tự tuyển chọn, đem in tự do ở một nhà in tư nhân nhỏ với số lượng cả nghìn cuốn, rồi mang sách phân phát, tặng các nơi... Tuy vậy Whitman vẫn tin vào tương lai của tác phẩm - Trong bài về thành phố New York, ông viết: - Hỡi thành phố, sẽ có lúc Người trở nên nổi tiếng: Vì ta đã sống ở đây. Nghe nói, sau đó ông lại có may mắn được ngài tổng thống Mỹ đương thời biết đến !? Vị tổng thống đã giúp Whitman, tạo điều kiện để tuyển “lá cỏ” của ông được xã hội Mỹ nhìn nhận, đánh giá một cách công minh, xác đáng và... Walt Whitman đã trở thành Đại thi hào – Người sáng lập ra nền thi ca mới của Mỹ. Đấy là ở nước Mỹ: Chủ nghĩa tư bản tiên tiến, không chỉ về khoa học kỹ thuật, kinh tế xã hội... mà cả về sự minh sáng của lãnh đạo, nên mới có vị tổng thống quan tâm tới một nhà thơ, đầy lòng nhân ái và nghĩa khí như thế. CÒN Ở VIỆT NAM TA Tôi đã mấy lần vừa gửi qua hàng trăm email Quốc hội cùng các trang điện tử của Trung ương !!! Đồng thời ngày 30.6.2022 viết cả thư tay, kèm tác phẩm “PNT chân dung nhà thơ lớn thời đại” ? Gửi đến các bậc lãnh đạo cao cấp nhất của Đảng, Nhà nước, Chính phủ - Báo cáo Nhà nước, Trung ương và Bộ chính trị rằng: “Phạm Ngọc Thái đã trở thành thi nhân vĩ đại - Đại thi hào của nền thi ca hiện đại VN” !!! Đó cũng là tài sản vô giá đối với nền văn học hiện đại của cả ngàn năm văn hiến Thăng Long. Mong Trung ương, Chính phủ cho gặp gỡ - Thẩm tra thiên tài thi ca Phạm Ngọc Thái !? Nhưng tuyệt nhiên... Cả Nhà nước, Trung ương, Chính phủ vẫn làm ngơ như không có chuyện gì? Không cần có trách nhiệm quan tâm tới nền văn học nước non ??? Bóng một người cán bộ ban tuyên giáo cũng không thấy. Chẳng lẽ bây giờ phấn đấu lên làm một viên quan chức, mục đích chủ yếu chỉ là để... tham nhũng? Ngày nay quan tham nhũng nhiều như rươi. Những cựu chiến binh, những người lính trận chúng tôi tan cuộc chiến tranh trở về - Với một cuộc sống lương thiện, cũng bởi thân thể đã bị băng hoại do tàn tích của chiến tranh - Trở nên ốm yếu bệnh tật. Nhất là khi gia đình chẳng may gặp phải hoạn nạn, mấy ai thoát khỏi cảnh nghèo nàn, khốn khổ. PHẠM NGỌC THÁI MỘT CỰU QUÂN NHÂN Khi cả nước có chiến tranh: Tổ quốc lâm nguy cần sự hy sinh? Tôi đã sẵn sàng hiến dâng cả tuổi trẻ của mình, dù “thịt nát xương tan” vẫn cùng với lớp thanh niên, sinh viên yêu nước ở thủ đô hồi đó, tình nguyện rời bỏ trường đại học, nhập ngũ lên đường ra chiến trường đánh giặc. Phạm Ngọc Thái thời chiến tranh Gần chục năm chinh chiến trên chiến trường Tây Nguyên – Nam Bộ máu lửa và cực khổ... * Ba lần bị thương, ba lần đổ máu. * Được tặng thưởng 5 huân chương chiến công và kháng chiến cùng danh hiệu dũng sĩ. Sau hòa bình (đông xuân 1976 – 1977) giải ngũ trở về quê hương, với một thân thể không lành lặn - Mảnh pháo vẫn găm sót lại trong người, không lấy ra được. Sức ép bom vào ngực, trở thành căn bệnh “tắc nghẽn phổi mãn tính” phải dùng thuốc khó thở đến hết đời. Bởi ngót chục năm sống nơi chiến trường rừng sâu, nước độc, ác liệt và cực khổ? Mắc thêm căn bệnh chảy máu bên trong... phải cắt bỏ 2/3 dạ dày. Hòa bình trở lại thủ đô Hà Nội sống với gia đình – Tiếp tục theo học đại học, rồi trở thành người cán bộ công tác trong ngành ngoại thương Việt Nam. Song do di chứng bởi chiến tranh? Ốm đau, bệnh tật nhiều nên sức khỏe yếu – Năm 1993 khi mới vào tuổi 45, tôi đã phải về hưu sớm với đồng lương hưu hạn chế. Hiện nay già yếu, phổi thì tắc nghẽn... Tim bị suy, liên tục gây ra sự tắc thở phải vào viện cấp cứu, ngày ngày ở nhà cũng phải dùng máy bơm ô xy để chống chọi với cuộc sống mà tồn tại. PHẠM NGỌC THÁI ĐÃ TRỞ THÀNH THI NHÂN VĨ ĐẠI NHẤT CỦA NỀN VĂN HỌC HIỆN ĐẠI VIỆT NAM Như trong lá thư ngày 30.6.2022 gửi đến các ngài: Những lãnh đạo cao nhất của Đảng, nhà nước, quốc hội và chính phủ... Tôi đã nói rõ: Do lòng đam mê với lý tưởng cuộc sống trên con đường văn học từ thuở còn thiếu thời, vì chiến tranh tôi đành phải bỏ dở? Nay hòa bình trở về... Hơn ba mươi năm vừa phải cùng gia đình mưu sinh vừa dành tâm trí lao vào con đường nghiên cứu và sáng tác thơ văn – Đến nay tôi đã cho ra đời, xuất bản gần hai mươi tác phẩm các loại: - 11 tác phẩm thi ca và bình luận văn học - 2 tiểu thuyết: * Cuộc chiến Hà Nội 12 ngày đêm * Bộ tiểu thuyết hai tập “Chiến tranh và tình yêu” - 5 vở kịch nói sân khấu lớn, nhỏ Các vở kịch dù lớn hay nhỏ, đều đủ tầm công diễn trên các đoàn kịch quốc gia. Trong sự nghiệp văn học của Phạm Ngọc Thái, vĩ đại nhất là sự nghiệp thi ca !!! Nhà giáo Nguyễn Thị Hoàng – Nguyên GV trường ĐH sư phạm đã nhận định trong bài tiểu luận đăng trên các trang mạng, với tựa đề: PHẠM NGỌC THÁI CÂY ĐAI THỤ ĐẠI THI HÀO CỦA THI CA HIỆN ĐẠI VN (đã gửi đến Quốc hội và Chính phủ qua các email ngày 4.9.2021 - Qua bưu kiện có cả tác phẩm kèm theo và thư ngày 30.6.2022) Mời mở link sau ra đọc: https://tranmygiong.blogspot.com/2021/09/pham-ngoc-thai-cay-ai-thu-ai-thi-hao.html?fbclid=IwAR2j9uOAkeoC29D3CxkbCtVhmytkb1ds30vWWuefJJzu9VWfOCUKDgcvgAw NHỮNG TÁC PHẨM THI CA ĐIỂN HÌNH 1. Phạm Ngọc Thái chân dung nhà thơ lớn thời đại. 2014 2. Cánh đại bàng của thi ca đương đại Việt Nam, Nxb Thanh niên 2019 * Đánh giá về tác phẩm “ Nhà thơ lớn...” – Văn sĩ đương thời Nguyễn Đình Chúc, nhận xét: “ Đó là một tuyển thơ dày 372 trang rất tầm vóc của Phạm Ngọc Thái. Chưa từng có thi nhân nào viết được nhiều thơ tình hay đến thế! Thi ca Phạm Ngoc Thái dù là thơ tình hay thơ đời, những bài đạt độ viên mãn về ý tưởng cũng như ngôn ngữ nghệ thuật và tính nhân văn, mức độ hay mỗi bài khác nhau nhưng những tình thi có thể cảm hoá được trái tim người yêu thơ là rất nhiều. Về bút pháp nhiều bài thơ tình của anh, được hoà trộn trong khuynh hướng của dòng thơ tượng trưng hiện đại châu Âu cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Điển hình là thuyết "tương ứng cảm quan" của nhà thơ tượng trưng bậc thầy Charles Baudelaire (1821-1867), lúc đó chủ xướng “. (Trích trong tác phẩm “PNT chân dung nhà thơ lớn thời đại”, 2014) * Nhà giáo Nguyễn Thị Hoàng thì đánh giá: " Tập Nhà Thơ Lớn Phạm Ngọc Thái ra đời đã hơn bảy năm (tính đến 2021), giữa văn đàn của thủ đô ngàn năm Văn Việt - Đến nay vẫn hiên ngang phát quang trong đương đại. Ngày càng được khẳng định chân giá trị của tác phẩm. ... Qua tháng năm, con đại bàng thi ca vẫn tung cánh bay, ngày càng cao, càng bay xa ". Nhà giáo nhấn mạnh: " Phạm Ngọc Thái đơn thương độc mã, không ô lọng che dù, không người nâng đỡ - Người chiến binh đã qua cả một giai đoạn dài cuộc chiến tranh xưa? Giờ trên con đường thiên lý của sự nghiệp thi ca, con chiến mã lại từng bước, từng bước... phi lên tận đỉnh ngọn thi sơn của thi ca hiện đại Việt Nam" !!! ĐỈNH THI SƠN HÙNG VĨ Chính là các tác phẩm: 3. Tuyển thơ chọn lọc 2019 4. 64 bài thơ hay 2020 Nói về hai tác phẩm đặc biệt này, các nhà bình luận trong tổ chức văn chương ở thủ đô, nhận xét: “Tuyển thơ chọn lọc” PNT dày 368 trang với trên 200 bài thơ trích ra trong đời thi ca tác giả, là cả một thế giới thơ tự do hiện đại các loại: Từ thi pháp thơ hiện thực đến tượng trưng, siêu thực... Được thể hiện bằng một bút pháp tinh luyện, tạo nên vô vàn những áng thi huyền thẳm, đặc sắc! Dựng lên như cả trường-thành-thi-ca đối với nền văn học hiện đại Việt Nam”. Khi cho phát hành “Tuyển thơ chọn lọc” (2019), tôi đã viết một lá thư kèm với tác phẩm gửi đến ông Viện trưởng Viện văn học Việt Nam Nguyễn Đăng Điệp... và ông Chủ tịch cùng ban chấp hành HNVVN, khẳng định: “ Đánh giá về "Tuyển thơ chọn lọc" ? Với nhận thức bản thân, tôi tin chắc chắn rằng: Trong dãy thi sơn có nhiều ngọn, tôi đã lên đến điểm đỉnh một ngọn "Hy-ma-lay-a" kỳ vĩ... ! Nhất là thơ tình của thi ca hiện đại Việt Nam. ... Trong văn hiến nghìn năm Thăng Long của nước nhà, nếu nền thơ cổ Việt Nam có một Nguyễn Du - Thì thơ ca tự do hiện đại Việt Nam, cũng có Phạm Ngọc Thái: Vâng, tôi tin chắc như vậy. ... Tôi viết lá thư đây cùng với "Tuyển thơ chọn lọc" trân trọng biếu các ngài, những người đang mang trọng trách quốc gia đối với nền văn học đương thời - Chỉ có một mục đích duy nhất là, tự cứu mình ! Nguyễn Du năm xưa còn phải than: Bất tri tam bách dư niên hậu Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như (Hơn 300 năm sau, nhân thế liệu ai người khóc Tố Như) Huống chi ngày nay, theo tôi: Tuy khả năng thông tin xã hội có bùng nổ mạnh lên, nhưng sự nhận thức về thi ca, nhất là thơ tự do hiện đại, lại hỗn loạn và manh mún hơn ”. Từ “Tuyển thơ chọn lọc” tinh chọn ra “64 bài thơ hay” – Đó chính là đỉnh ngon thi sơn Phạm Ngọc Thái. CHÂN DUNG THI NHÂN VĨ ĐẠI CÒN LÀ TÀI SẢN VÔ GIÁ ĐỐI VỚI NỀN VĂN HỌC HIỆN ĐẠI QUỐC GIA Thơ hay bậc nhất của ngàn năm Thăng Long phải là loại thơ có khả năng sống trường cửu tháng năm, tồn tại muôn đời trong nền văn học nước nhà - Đó là loại thơ có hàng đẳng cấp cao nhất. Thí dụ: Những bài thơ ngắn tuyệt hay trong thi đàn Thăng Long xưa nay (không kể KIỀU bất hủ của Đại thi hào Nguyễn Du, thuộc thể loại tiểu thuyết thơ): - Bà Huyện Thanh Quan: Đèo Ngang - Hàn Mặc tử thi nhân số một thời tiền chiến? Có 3 bài thơ hay vào hàng tuyệt tác: Đây thôn Vĩ Dạ; Mùa xuân chín; Bẽn lẽn - Cụ Nguyễn Khuyến 2 bài: Thu điếu; Khóc Dương Khuê - Tú Xương: Thương vợ - Huy Cận: Tràng Giang; Các vị La Hàn chùa Tây Phương; Ngậm ngùi ( Hay về thể thơ lục bát hàng mẫu mực) - Xuân Diệu cũng có mấy bài rất hay: Yêu; Vội vàng; Đây mùa thu tới; Tương tư chiều – Thơ sau cách mạng ông có bài “biển” - Thơ hay nhất của Nguyễn Bính: Chân quê; Lỡ bước sang ngang; Tương tư; Những bóng người trên sân ga - Bà Hồ Xuân Hương cũng có dăm bẩy bài thơ vào hàng tuyệt hay: Làm lẽ; Cảnh thu; Động Hương Tích; Cái quạt; Thơ tự tình - Thời sau này có Xuân Quỳnh: Với tuyệt tác thi ca “Thuyền và biển”... và bài thơ “Sóng” cũng khá hay. VỀ PHẠM NGỌC THÁI Với tập “64 bài thơ hay” , nhà giáo Tuyết Nga – GV Trường ĐH Khoa học Xã hội Nhân văn Quốc gia, bình luận: “Những bài thơ tình vào loại rất hay đến tuyệt tác thi ca, Phạm Ngọc Thái có 8 bài: * Nhìn trăng nhớ em / Tôi khóc em tôi / Người đàn bà trắng / Váy thiếu nữ bay / Anh vẫn về theo dòng lệ em tiếc nuối / Em về biển / Anh đứng nhìn theo bóng chim câu / Sáng thu vàng Bài đã được đăng trên website văn học Việt lớn nhất, nhì thế giới ở Mỹ - Mời mở link sau ra đọc: http://diendan.vnthuquan....537&mpage=1#901537 Còn những tình thi hay, đặc sắc khác của Phạm Ngọc Thái thì nhiều lắm ! Cả thơ TÌNH lẫn thơ ĐỜI - Xin kể ra vài chục bài tiêu biểu: * Khoảng trôi trong lá - Em bán xoài - Em sống mãi bên anh - Đất nước tôi yêu – Trong mưa - Con đường phượng đỏ - Mẹ quê hương - Người thôn nữ miền sông nước - Tiếng hát đời thường - Phố thu và áo trắng - Khóc Hàn Mặc Tử - Chuyện về hai ngôi mộ cha con mai sau - Xem tranh bán lõa thể - Trước Núi Mỹ Nhân - Cô quét lá đêm hồ - Em ơi! Thành phố lại mưa – Mưa bay trong tiếng chuông - Anh vẫn ở bên Hồ Tây - Một góc Hồ Tây - Nghe tin em sốt - Dưới hàng sấu đêm và con phố nhỏ - Đêm tóc đá - Em là người tình của lính - Sáng xuân nay - Trái tim tan vỡ - Thời áo trắng v.v... Nhà giáo nhận định: “ Từ thơ hay đến tuyệt tác thi ca !? Trong ngàn năm Thăng Long, chưa từng có thi nhân nào sáng tác được nhiều bích phẩm như thế! Người viết thơ tình hay nhất thời đại ”. TÓM LẠI: Với “Tuyển thơ chọn lọc” cùng tập “64 bài thơ hay” - Số bài thơ hay và tuyệt tác thi ca... thi nhân Phạm Ngọc Thái đã đạt được xưa nay chưa từng có ! Vượt qua tất cả các bậc cố nhân xưa - Chỉ trừ KIỀU vĩ đại của Đại thi hào Nguyễn Du. Thưa Trung ương và Chính phủ, Đó cũng là một tài sản lớn lao đối với cả nền văn học hiện đại của quốc gia, nước cộng hòa XHCN Việt Nam này. Kính thưa, Các bậc lãnh đạo cao cấp nhất của Đảng, Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ! Như trong lá thư ngày 30.6.2022 ở cuối, tôi đã viết: “ Nay cựu quân nhân Phạm Ngọc Thái đã có chân dung một đại thi hào của nền văn học hiện đại VN, trình lên quốc hội, nhà nước và chính phủ được biết! Thi nhân sẵn sàng tiếp đón ban Tuyên giáo Trung ương tại nhà riêng – Nếu nhà nước, quốc hội và chính phủ cho trát đòi? Phạm Ngọc Thái vẫn còn đầy đủ các tác phẩm cơ bản, khẳng định chân dung thi nhân vĩ đại nhất của mình !!! Sẽ mang đến để trình diện Người ”. Người thi nhân ấy giờ đã già, bệnh tật, đau yếu nhiều. Ngày ngày đã phải dùng đến máy bơm ô-xy để thở và duy trì sự tồn tại của bản thân. Sự sống giờ đây như ngọn đèn bấc trước gió đông – Nhưng tôi tin: - Các tình thơ bất hủ của Phạm Ngọc Thái thì sẽ còn lưu truyền mãi với đất nước và dân tộc Việt Nam thân yêu !!! Một khi chân trời thi ca vẫn còn tồn tại trong nền văn học nước nhà – Tôi chạnh nghĩ: - Rất có thể (chỉ là “rất có thể” thôi ạ?): Nếu đại thi hào Pushkin xưa là mặt trời thi ca của nước Nga – Thì Phạm Ngọc Thái ngày nay... cũng có thể trở thành “mặt trời” của thi ca hiện đại Việt Nam !? NGƯỜI THI NHÂN VĨ ĐẠI NHẤT CỦA VĂN HỌC HIỆN ĐẠI VN KHÔNG PHẢI LÀ MỘT SINH VIÊN, TRÍ THỨC ĐƯỢC NHÀ NƯỚC ĐÀO TẠO CHO DU HỌC Ở NƯỚC NGOÀI MÀ LÀ MỘT CỰU CHIẾN BINH Một người lính trận, từng trải qua cả giai đoạn dài trong cuộc chiến tranh. Từng dấn thân, đổ máu ngoài chiến trường trở về !? Với ý chí kiên cường của một chiến binh? Đã vươn lên trở thành thi nhân vĩ đại nhất của thời đại này !!! Thi nhân hiện đang sống trong: * Khu chung cư số 19, ngõ 218 ngách 27/8, Đường Lạc Long Quân, Quận Tây Hồ, Hà Nôi Cựu quân nhân PHẠM NGỌC THÁI ĐT: 038 302 4194 Email: ngocthai1948@gmail.com
<bài viết được chỉnh sửa lúc 06.12.2022 12:40:38 bởi Nhân văn >
Thống kê hiện tại
Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
Kiểu: