TẬP THƠ HAY NHẤT CÓ LỜI BÌNH – Phạm Ngọc Thái
CHIỀU PHỐ GIÓ VÀ
MỐI TÌNH LÔNG NGỖNG TRẮNG
Một chiều nắng đỏ Gió đi dưới các hàng cây Biết bao nàng thiếu nữ qua đây Giờ này người con gái xưa, có về trên phố cũ? Chiều phố gió, trái tim ta náo động Ôi hôn hoàng, run khe khẽ hồn ta Những cành lá đánh đu lẩy bẩy Trời đã xin cưới đâu mà nắng vội lên xe hoa Chiều phố gió như thể rừng thu động Lá thì bay, mây đám thì tan Liễu xác xơ như buổi tối tân hôn Níu giữ cảnh hoang tàn diễm tuyệt Em chìm đắm nẻo nào cuộc sống Để trái tim anh vỡ vụn, biến tan Những mảnh tình bay tứ tung, theo dòng-lông-ngỗng-trắng Nàng Mỵ Châu năm xưa đã rắc hộ trên đường Tình tan vỡ anh cạn ly cuộc sống! Gạn cả sướng vui lẫn với khổ đau Con tim hát tháng năm, luyện thành trai ngọc Sáng long lanh trong biển sóng gầm gào. Chiều phố gió tan dần, bóng xế Các nàng thiếu nữ cũng đi xa Trong số đó, liệu có ai đã mang theo lông-ngỗng-trắng Để cho tình được hát ngọc chia ly? TÌNH THƠ GẶP LẠI Ở TÂY HỒ Em trút lá hay hoa rụng cánh Nước hồ xanh ngắt cả mùa đông Hỡi người con gái thời xa vắng Sớm mai này, anh gặp lại em Cái tuổi học trò ngủ quên vào gió cát Sáng Tây Hồ đánh thức lại trong nhau Anh xin được đưa em về bến hát Phơ phơ mây đã bám hai đầu Nếu có thể anh sẵn sàng đánh đổi Cả cuộc đời để lấy lại em Em vẫn trẻ như hồi thơ dại Vô tư nhè nhẹ tựa vầng trăng Anh vẫn ngủ giữa lòng em, em biết đấy! Tháng năm qua, một cuộc chiến chinh dài Bao dĩ vãng xanh thềm rêu gió thổi Lửa bỏng chân trời xé nát cuộc đời trai Anh đã đi những miền quê xứ sở Gặp những con người và những yêu thương Tình trong trắng trong lòng không xoá nổi Bụi thời gian rơi rã xuống tâm hồn Xin giữ lại xinh tươi thời con gái Tạo hoá cho mình để mà yêu! Gặp nhau vẫn biết rồi xa mãi Xa bao nhiêu càng nhớ bấy nhiêu Xin giữ lại dấu hoen, trên làn môi nước mắt Vòm ngực đàn bà lắm lúc có xanh xao Những kỉ niệm như thu về, lá trút Ta hôn nhau mưa đẫm trắng hai đầu Anh lặng lẽ hớp lấy từng sợi nắng Giọt mưa tuôn hay lệ em rơi? Tình em thắm hay lòng em rã cánh Hồ xanh ơi, ướt hết cả đông rồi! Ba mươi năm… thời gian trôi qua trôi... Anh quì xuống giơ hai tay đón lấy Những cái lá: lá xanh, lá vàng Những cái lá như mầu hoa lửa cháy Của một đời người con gái đã tàn phai 1996 PHÚT CÔ LIÊU DỪNG LẠI NGÓNG NGƯỜI XƯA Em xưa đó - Tình tao khang tha thiết Anh không thể tìm ở bóng xuân nay Cánh chim hải hồ ta lang thang bay Anh lại gọi? Nghe không, em yêu quí! Đứng trên đỉnh thi sơn kỳ vĩ Thấy tim mình rỉ máu xuống thẳm sâu Vết thương em đau. Anh cũng đau. Người đàn bà trẻ vùng sông nước. Duyên kỳ ngộ giữa đường tan tác Em vẫn là tình cuối của đời ta Năm tháng phôi pha. Kỷ niệm cũ không nhòa. Vóc hình em, ta mãi còn cất giữ. Em là áng thi ca của hồn thi sĩ Người vợ hiền trong mộng mị ta mơ Mang tình em xây cả Đài Thơ Cho muôn sau đời ngưỡng vọng. Bao giây phút cuồng say, tình nóng bỏng Đã cùng anh ân ái những canh khuya Mất em rồi. Năm tháng, gió mưa Lời hứa cũ tạc lòng anh khuya sớm. Trời Hà Nội sáng nay nắng ấm Mà trong ta vẫn rét cóng, Cưng ơi! Em từ miền quê ấy xa xôi Có khắc khoải, nhớ về anh thuở trước? Đường thiên lý một mình ta mải bước Phút cô liêu dừng lại, ngóng người xưa.
<bài viết được chỉnh sửa lúc 10.04.2022 17:14:30 bởi Nhân văn >
EM BÁN XOÀI Nhớ về người con gái sống giang hồ, đã gặp sau chiến tranh 1975 * - Anh trai mua xoài cho em đi? Nha Trang! Ta nhớ Nha Trang! Em bán xoài đi đêm trên cát trắng Bãi biển chập chờn, kiếp đời các cô gái lang thang Dưới hàng dừa se sẽ gió ru êm Dãy cột đèn đứng đêm côi lạnh. Xoài em chín. Đêm tàn canh em đón khách… Giọt thơ buồn như ngọc sương rơi Em bán xoài thơm! Em bán xoài thơm! Biển to lớn. Bóng em nhỏ thẫm. Linh hồn treo ngoài thế giới em đi Trên những cành dừa, hay trong đám mây qua? Thế giới em đi “vòng thiên la địa võng“ Tóc còn xanh, em bán kiếp đời trôi Xoài em thơm, hương toả mát thân người Ai mua xoài? Còn ai có mua em? Các cô gái đi đêm như các cột đèn Bóng nuốt lẫn vào bờ cát ấy... Biển ru ta và ta ru em Dưới hàng dừa xứ sở gió ngàn năm. Lời bình: CẢM THƯƠNG NGƯỜI CON GÁI SỐNG GIANG HỒ Nhà thơ kể lại: Trong dịp đi qua thành phố Nha Trang những ngày sau chiến tranh 1975 - Vào một buổi tối. Anh cùng một nhóm sĩ quan quân giải phóng ra chơi trên bãi biển, và đã gặp những cô gái "bán xoài". Một em gái trẻ dễ thương, thân hình bó lẳn trong chiếc áo cánh chẽn mềm tới mời anh - Cũng không hiểu sao lúc đó anh lại từ chối? Để rồi bao năm tháng qua đi, hình ảnh người con gái ấy với kiếp đời sương gió cứ đọng mãi, in sâu vào kí ức anh. Tới một ngày, những xúc động xưa lại quay về? Bài thơ "Em bán xoài" đã ra đời: Em bán xoài đi đêm trên cát trắng Bãi biển chập chờn, kiếp đời các cô gái lang thang Đó là những thân phận lạc loài, nổi trôi trong bể nhân tình thế thái này. Linh hồn gần như không có nơi bám víu, nhỏ bé và yếu ớt, trong cả biển đời đầy sóng bão chỉ muốn nuốt chửng lấy chúng: Biển to lớn. Bóng em nhỏ thẫm. Linh hồn treo ngoài thế giới em đi Trên những cành dừa, hay trong đám mây qua? Cái thế giới mà các cô gái đang đi, đang sống trong đó? Chính là thế giới của chúng ta, sao nó thật hãi hùng: Thế giới em đi “vòng thiên la địa võng“ Tóc còn xanh, em bán kiếp đời trôi... Phải chăng cái thế giới đó cứ muôn đời vùi dập lên những kiếp cảnh chúng sinh? Phải chăng bài thơ chính là sự lên án sự bất công, tàn độc còn tồn tại trong xã hội này? Nó giống như con bạch tuộc cứ bủa vây đám dân dã, những lớp người nghèo hèn, sống hôm nay không biết đến ngày mai. Mặc dù sự tồn tại của thế giới đó chính phải nhờ vào hương thơm trái xoài và sự tươi mát của những người con gái kia. Thế mà: Ai mua xoài? Còn ai có mua em? Biển càng to lớn mênh mang thì bóng hình những người con gái bé nhỏ ấy càng côi cút. Bên bóng của những chiếc cột đèn đứng trong đêm thành phố cũng thật lạnh lẽo, nhập hoà vào những thân phận tội nghiệp, đáng thương, để cùng vô vi trong cát bụi cuộc đời: Các cô gái đi đêm như các cột đèn Bóng nuốt lẫn vào bờ cát ấy... Hay là: Dãy cột đèn đứng đêm côi lạnh Thơ từ những hình ảnh hiện thực chuyển sang siêu thực. Cuối cùng chỉ thấy một bờ cát trắng là tồn tại. Những giọt thơ buồn của nhà thơ rơi lên các linh hồn bèo bọt ở chốn nhân quần: Xoài em chín. Đêm tàn canh em đón khách... Giọt thơ buồn như ngọc sương rơi Những thăng trầm của lịch sử và xã hội, cũng giống như chiếc túi càn khôn cứ nghiến xiết đám dân lành tội nghiệp. Bài thơ được kết thúc trong những lời ru, sự cảm đồng của hàng dừa quê hương cùng với nỗi lòng nhà thơ, bên người con gái bán xoài: Biển ru ta và ta ru em Dưới hàng dừa xứ sở gió ngàn năm. Ba chữ "xứ sở gió..." diễn tả sự da diết gắn bó của trời đất quê hương với con người. Nhưng nó cũng thật hoang lạnh, vô tình… Em Bán Xoài vừa là một bài thơ đời vừa thơ tình. Cảm xúc thơ mạnh và súc tích. Giàu tính nhân ái, thương người của nhà thơ. Trần Ngọc Lâm (Trích tập “PNT chân dung nhà thơ lớn thời đại”, 2014)
KHÓC HÀN MẶC TỬ
Tôi khóc Tử, khóc hào quang, khóc huyết Khóc gió mưa, cây cỏ đến chân trời Khóc tạo hoá: Từ thiên và địa Rồi khóc người: Đời, con tạo quay chơi... Hàn Mặc Tử ơi! Ớí, Tử ơi! Sống chơi vơi cũng giống người Khác chi là con chim cánh lá Giọt thơ này hoà lệ máu tôi rơi. Nơi Tử nằm trong mồ hoa thơm nở Đầu Tử gối lên sườn sóng gió Với sao sương vằng vặc trăng ngàn năm Nỗi đau đè nặng cõi dân gian. Hỡi biển Đông, núi cao Gành Ráng Thơ của Tử mai sau còn sáng láng Sóng nước non, non nước vỗ ngày đêm Quạnh hiu buồn, rờn rợn bóng thi nhân. Ngồi đọc Tử, tim vỡ toang máu đỏ Tôi khóc biển, khóc trời xanh, khóc gió Chúa ở đâu? Thượng đế có trên đời? Người Thơ Xưa hoá chốn nao rồi… Thì tham vọng vinh quang: Ai chẳng muốn? Ngu cũng buồn. Tài lại lắm tai ương. Giữa đời - Nhiều khi phải cười nhăn răng mà sống Thương nhau để mặc lệ rơi tuôn. Tử dù đau nỗi đau ngang bể Nhưng đã có bao người khóc Tử Suy cho cùng: Tuyệt đến thế thì thôi Trên này nhiều chuyện lắm, Tử ơi! Rót mắt thành thơ, khóc Tử lại khóc đời Chúng tôi đang quần cuộc sống Có khi phải tập nén mình như bánh nén Thỉnh thoảng cũng thương nhau, phần lớn chỉ đấu tranh. Niềm sướng đau, khôn dại dại khôn Em gái - Nhà thơ - Nhà chính khách Tuốt tuồn tuột mấy ai không bất trắc Buồn làm chi? Đời, sắc sắc không không. Đời vậy mà. Người thế, chuyện thế gian Suy cùng lý, chẳng gì phải chán Lại thương Tử không được dự phần bon chen, xô lấn Giây phút khóc cho nhau, hoá hạnh phúc lớn trên đời! Hàn Mặc Tử ơi! Ới, Tử ơi! Bao đêm nghiền ngẫm chữ thơ Người Châu rỏ đầm đìa trang giấy trắng Bay về Gành Ráng đẫm hồn tôi. Thắp nén nhang chùa, tôi khấn anh Tài hoa xuất sắc, vóc giai nhân Vung tay búng bút xô báu ngọc Chữ thơ như tuyết, máu lênh đênh. Qui Nhơn biển sóng vỗ mây lừng Tài này, phận ấy! Những bi thương Nay đã yên mình khe nước ngọc (*) Hẹn nhau mai mốt, bữa tương phùng. Tôi khóc Tử, khóc hào quang, khóc huyết Khóc gió mưa, hoa cỏ lẫn sao sương Tử có nghe! Thơ Người, tôi viết tiếp Cúi lậy không gian cả tám phương. …. (*) Ý thơ của Hàn Mặc Tử. TA KHÓC CHO TA Bất tri tam bách dư niên hậu Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như (*) Nguyễn Du * Một đời ngang dọc trên thơ Thiên tài đẫm lệ, tình bơ vơ tình Yêu toàn là những em xinh Cuối cùng vẫn chỉ một mình, đơn côi! Thế sự coi như sóng thôi Quê hương trong máu, suốt đời thủy chung Mặc cho mưa gió bão bùng Chân trời khát vọng nấu nung bên lòng Theo thơ cho đến tận cùng Cũng may thượng đế (không) phụ công đã làm Trở thành bậc thánh thi nhân Niết-bàn chắc sẽ có phần cho ta Quan san muôn dặm sơn hà Nguyễn Du người trước, tôi là người sau Hôm nay rỏ chút lệ sầu Thương Người rồi lại chạnh đau phận mình Đời tàn. Thân nát. Áo manh Nghêu ngao vài chữ gửi tình bốn phương. * Nguyễn Du ơi! Đón tôi cùng Một mai tôi sẽ lập hương khói thờ Người Đường Cổ - Tôi Tân Thơ Ngàn năm văn hiến xin thưa cùng Người. Hà Nội, 29.6.2019 (Trích “Tuyển thơ chọn lọc” và “64 bài thơ hay”, Nxb Hồng Đức 2019 – 2020) (*) Ba trăm năm sau nhân thế, liệu ai người khóc Tố Như? KÝ ỨC MÙA THU Mùa thu khuấy lên bao ký ức Xác thời gian trôi trên tóc em Em đi trong trăng, mùa thu thổi gió Lá vàng rơi mênh mông. Em đi qua mùa thu không gian Trăng rãi đồi con gái Nhớ đến lâu cái hương con gái Nó thơm say và rất nhẹ nhàng. Đường dạo ấy trên đồi trăng sáng Đêm chia tay em dúi cả vào anh Để bóng lạc suốt đêm ngoài phố Mây lãng phiêu mãi không về… Giờ đây chắc trên đồi thông đó Gió vu vi và trăng vu vơ Em đi trong trăng, mùa thu thổi gió Mùa thu lang thang chẳng bến bờ.
NGƯỜI THÔN NỮ MIỀN SÔNG NƯỚC Nén hương lòng, anh tưởng niệm mối tình em Bóng trúc vắng, làng quê xanh viễn vọng Giọt lệ đắng, em hòa cùng anh uống Chốn xa vời. Người lữ khách đứng dừng chân. Xin để lại cho đời vài khúc ca ngân Nghìn năm sau: Thế nhân ơi, hãy nhớ! Tấm hình ta cùng nàng một thuở Và cuộc tình nước mắt lẫn yêu thương. Anh không thể mang em theo trọn kiếp thi nhân Giúp em vượt qua đời bể dâu khốn khổ Mai có đến gặp lại anh bên nấm mồ, nơi chân trời xứ sở Xõa tóc mà than khóc cõi dương gian. Anh vẫn chờ em ở dưới suối vàng Ta hãy quên đi thế giới đầy bạo loạn Để cùng em kết trăm năm tình bạn Của tình yêu tự trái tim anh! Anh vẫn thương em dù duyên phận bẽ bàng Chẳng phải vì em, chẳng phải anh không muốn Nhưng em ạ! Kiều đã nói rồi, đó là bể sống Tình giữa trần ai, nước mắt trộn cơm chan. Dẫu phải biệt xa. Anh có hạnh phúc đâu em? Vẫn biết đời em cũng hòa dòng lệ đắng Ừ, thì trang nam anh khinh thường kiếp nạn Chỉ thương em là phận nữ nhi. Hãy vững bước lên em, vào thế giới của ca thi Sẽ giúp em quên mọi điều sầu muộn Anh chỉ tiếc, không thể dìu em tới bến Mong đất trời có thượng đế đỡ em đi. * Thơ viết đã dài, mà chẳng thỏa nỗi tình si Ta lại cất tiếng gọi tên em: - Người thôn nữ miền sông nước... Mai dân tộc có đặt ta nằm ở nơi nào, dưới gầm trời tổ quốc Hãy đưa mộ nàng về chôn cạnh nấm mồ ta. Để con cháu đời đời cất cao bản tình ca: " Không có chiến tranh, chỉ có tình yêu bất diệt! " Anh sẽ nâng hình em bay trên đất trời nước Việt Vượt qua mọi chủ nghĩa tới muôn năm. Hãy đi cùng anh, mình không chết đâu em! Kinh thánh đã dậy rồi: Nay chỉ là "cõi tạm" Khi biết vượt qua đủ buồn đau, khổ nạn Mới vào được ngôi đền: Tòa Thánh của tình yêu! Ôi, người thôn nữ anh thương Cuộc tình mình dù đắng đót bao nhiêu Nhưng hãy nghe lời anh: Ta được nhiều hơn mất Đã giúp em nhìn ra nghĩa sống, trong bể đời khốn kiếp Vượt lên bão táp, phong ba. Em hãy hòa nước mắt vào, viết những bản tình ca Nó vĩ đại hơn các luận ngôn đảng phái Ta sẽ là ánh sao băng trên thiên hà sông núi Anh đợi đón em về, trong thế giới bên kia. Lời bình: MỘT THIÊN TÌNH CA TUYỆT VỜI Đây là thiên tình ca từ biệt của một mối tình, một cuộc chia tay đầy nước mắt, song, xem ra hai người vẫn đang còn yêu nhau rất tha thiết! Vậy, vì một lý do nào đó ta không biết? Như lời chàng đã than: Anh vẫn thương em dù duyên phận bẽ bàng Chẳng phải vì em, chẳng phải anh không muốn Nhưng em ạ! KIỀU đã nói rồi, đó là bể sống... Tình giữa trần ai, nước mắt trộn cơm chan. (câu 17 - 20) Nhà thơ đưa câu chuyện của nàng Kiều ra để vấn an cho cuộc tình, cũng chỉ có tính chất phỏng dụ đó thôi. Chàng nói với người thôn nữ rằng: Thôi em ạ, trần ai là bể khổ, em cũng đừng đau lòng quá vì anh vẫn rất thương em. Giờ ta hãy đi vào khổ thơ mở đầu: Nén hương lòng anh tưởng niệm mối tình em Bóng trúc vắng, làng quê xanh viễn vọng Giọt lệ đắng, em hòa cùng anh uống Chốn xa vời. Người lữ khách đứng dừng chân. Đọc bốn câu thơ này, tôi bỗng liên tưởng tới bài "Đây thôn Vĩ Dạ" của Hàn Mặc Tử, đã viết gửi cho người con gái ở phương trời xa: Sao anh không về chơi thôn Vĩ? Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên. Vườn ai mướt quá xanh như ngọc Lá trúc che ngang mặt chữ điền. Thi nhân nhớ đến những hình ảnh về thôn hương, nơi nàng Hoàng Cúc đã ở: Những hàng cau trong nắng sớm mai với vườn cây xanh mướt. Cái màu xanh trong trí tưởng, nên "xanh như ngọc" vậy - Còn trong bài thơ "Người thôn nữ miền sông nước", Phạm Ngọc Thái cũng nhớ về quê em: Bóng trúc vắng, làng quê xanh viễn vọng "xanh viễn vọng" là màu xanh của sự cách biệt nghìn trùng, xa vời vợi... Hình ảnh " trúc" trong câu thơ của Hàn Mặc Tử, là biểu tượng về làng quê. Bài thơ của Phạm Ngọc Thái cũng nói tới biểu tượng "bóng trúc vắng" - Ta chưa biết hình ảnh bóng trúc ở đây có mối liên hệ thân thiết như thế nào với người thôn nữ miền sông nước kia? Ý nhà thơ muốn nói rằng: "bóng trúc" ấy với anh giờ đây mãi mãi thành xa cách - Hai cái mảng màu giữa "bóng trúc vắng" và "làng quê xanh viễn vọng" kết hợp với nhau, để diễn tả về sự chia ly giữa anh và nàng, cả về không gian và tình yêu… Tạo nên một sự cách ngăn thăm thẳm. Còn giọt lệ đắng đót mà cả hai cùng hòa vào uống chung đó: Giọt lệ đắng em hòa cùng anh uống /- Nghĩa là, một cuộc chia ly mà trái tim họ cùng đau. Nhà thơ như một người viễn khách bồn chồn nhìn về phía xa xăm, nơi người yêu ở: Chốn xa vời. Người lữ khách đứng dừng chân Một khổ thơ có bốn câu, hình tượng thơ lóng lánh mà sâu xa, câu nào cũng mang đầy ý để khái quát cả khung cảnh và nghĩa tình của cuộc chia biệt thắm thiết này. Tôi bình sang khổ thứ hai - với giọng thơ trầm bổng, lâm ly, nhà thơ tiếp tục gẩy cây đàn tình ngân vang, tạo thành một khúc ca bi tráng: Xin để lại cho đời vài khúc ca ngân Nghìn năm sau - Thế nhân ơi, hãy nhớ! Tấm hình ta cùng nàng một thưở Và cuộc tình nước mắt lẫn yêu thương. Bài thơ có 12 khổ 48 câu: Hai khổ thơ ba và bốn, nói về sự ân hận trong lòng nhà thơ: Anh đã không thể giúp cho người yêu thoát ra khỏi nỗi khổ đường đời: Anh không thể mang em theo trọn kiếp thi nhân Giúp em vượt qua đời bể dâu khốn khổ Chỉ đành hẹn với em sẽ chung tình ở kiếp sau: Anh vẫn chờ em ở dưới suối vàng Ta hãy quên đi thế giới đầy bạo loạn Để cùng em kết trăm năm tình bạn Của tình yêu tự trái tim anh Những dòng thơ ấy thể hiện tình yêu tha thiết trong trái tim chàng, một tình thương trọn vẹn trước sau không thay lòng đổi dạ, dù xã hội thăng trầm và cuộc sống có rối ren. Đọc những dòng thi trào ra từ tâm linh nhà thơ, tôi chạnh nhớ tới những lời thơ trăng trối của các thi sĩ xưa nay, để lại cho người yêu. Nhà thơ Hữu Anh từng viết: Nếu tôi chết dương trần em ở lại Lúc xây mồ hãy đắp đất cho tôi Chút luyến lưu phàm thế của người đời Tôi cảm nhận chút hương tình còn xót. (Nếu tôi chết) Còn trong bài "Người thôn nữ miền sông nước" này, thi nhân Phạm Ngọc Thái nhắn nhủ với em: Mai có đến gặp lại anh bên nấm mồ, nơi chân trời, xứ sở Xõa tóc mà than khóc cõi dương gian... Chà, khúc tình ca mới thật dào dạt làm sao! Ý tưởng của bài thơ nói về cõi trần ai... nhuốm mầu kinh Phật. Dẫu phải chia xa, lòng chàng vẫn xót thương cho cuộc đời người thôn nữ vô vàn. Anh an ủi nàng: Dẫu phải biệt xa. Anh có hạnh phúc đâu em? Vẫn biết đời em cũng hòa dòng lệ đắng Ừ, thì trang nam anh khinh thường kiếp nạn Chỉ thương em là phận nữ nhi. Từ trong sâu thẳm cuộc tình ấy, họ đã hòa chung để đến với nhau bằng một nỗi cảm thông về cuộc đời. Hẳn em yêu của nhà thơ Phạm Ngọc Thái cũng là một nữ thi sĩ. Tôi bỗng nhớ về mối tình của thi nhân Hàn Mặc Tử với nữ sĩ Mai Đình? Bởi vậy, anh mới khuyên nhủ người tình: Hãy vững bước lên em vào thế giới của ca thi Sẽ giúp em quên mọi điều sầu muộn Anh chỉ tiếc không thể dìu em tới bến... Mong đất trời có Thượng đế đỡ em đi !? Như đã nói, tính tôn giáo trong bài thơ mang mầu sắc của kinh thánh: Nhà thơ cầu nguyện với đất trời, thượng đế phù hộ cho em yêu, cất cao thế giới của thi ca, để vượt qua mọi nỗi sầu bi cuộc đời. Suốt khúc tình ca, tràn ngập lòng nhân ái trào ra từ trong trái tim chàng. Bài thơ được chia làm hai phần, cách nhau bởi một "hoa thị" (*). Tôi xin phân tích phần hai: Thơ viết đã dài mà chẳng thỏa nỗi tình si Ta lại cất tiếng gọi tên em: - Người thôn nữ miền sông nước... Mai dân tộc có đặt ta nằm ở nơi nào, dưới gầm trời tổ quốc Hãy đưa mộ nàng về chôn cạnh nấm mồ ta. Lòng thi nhân da diết bên hình bóng người yêu đến mức độ, mai nếu chết đi vẫn mong được đời chôn chung bên mộ nàng. Chàng hẹn kiếp sau, sẽ cùng nàng kết duyên trăm năm chồng vợ. Ở đây ta còn thấy, bài thơ mang ý nghĩa lên án chiến tranh, ca ngợi tình yêu trong cuộc sống con người: Để con cháu đời đời cất cao bản tình ca Không có chiến tranh, chỉ có tình yêu bất diệt Anh sẽ nâng hình em bay trên đất trời Nước Việt Vượt qua mọi chủ nghĩa tới muôn năm. Đức nhân ái của con người đứng trên mọi tuyên ngôn đảng phái. Các chủ nghĩa có thể thay nhau, nhưng tình yêu muôn đời bất diệt! Cùng với thi ca, anh sẽ mang tình em đi khắp bàu trời tổ quốc, qua mọi thời đại tới mai sau. Cuối cùng nhà thơ đã kết: Em hãy hòa nước mắt vào, viết những bản tình ca Nó vĩ đại hơn các luận ngôn đảng phái Ta sẽ là ánh sao băng trên thiên hà sông núi Anh đợi đón em về trong thế giới bên kia. "Người thôn nữ miền sông nước" là một áng thơ tình sâu lắng, mang dáng dấp của một bản trường ca về "tình yêu và cuộc sống"! Tình thi mang đậm tính nhân văn sâu sắc. Tuyết Nga (Trích tập "PNT cánh đại bàng của thi ca đương đại VN', 2019)
<bài viết được chỉnh sửa lúc 23.04.2022 10:59:59 bởi Nhân văn >
CHIỀU HOÀNG HÔN Chưa đi đến tuổi già Mà yêu hoàng hôn đỏ Chợt nhìn, chợt nhận, chợt xôn xao. Soi mặt nước xanh veo Trầm tư và lặng lẽ Đàn muỗi phố đã kêu Quanh bàn nơi quán nhỏ Chiều đang buông dần chiều. Sợi tóc mình ngơ ngác Có nên bạc hay không? Tuổi trẻ sợ già nhanh Giờ điềm nhiên đến lạ Cái màu hoàng hôn đỏ Cháy như là khai sinh! Ôi, hoàng hôn hoàng hôn Trái tim là bất diệt! Ngày mai anh có chết Cũng nhẹ như lá vàng. Hồn mây gió lang thang Mà đầm đìa mưa bão Đời - tư lợi không tham Chán trò danh bốc hão. Mang suối tóc của em Đi rồi yêu vĩnh viễn Anh sẽ hoá rừng thông Ngàn năm reo cát, sóng. Lời bình: SỰ THĂNG HOA CỦA BUỔI TÌNH CHIỀU Vào một chiều trước khi trời tối, bóng hoàng hôn hắt trên nền trời qua làn mây xa đỏ rực. Nhà thơ ngẫu cảnh tình mà viết ra: Chưa đi đến tuổi già Mà yêu hoàng hôn đỏ Chợt nhìn, chợt nhận, chợt xôn xao... Con người sớm yêu bóng chiều hoàng hơi cô liêu này, hẳn cõi lòng cũng đã đi vào độ sâu lắng của cuộc đời. Nhưng đây là cảm xúc trước cái màu đỏ cháy rung rinh như sắp muốn nổ tung trong trời đất, hoà cùng tâm trạng bồi hồi, suy tư của nhà thơ: Chợt nhìn, chợt nhận, chợt xôn xao... Bắt đầu vào thơ nó đã tiên báo về sự bùng nổ của nội tâm tác giả. Sang đoạn hai: Có một cái gì đó hình như hơi đìu hiu, quạnh quẽ đã hắt lên trong hồn anh: Soi mặt nước xanh veo Trầm tư và lặng lẽ Rõ ràng sự trầm tư lặng lẽ này đã không hề còn trầm lặng? Xung quanh thì: Đàn muỗi phố đã kêu Quanh bàn nơi quán nhỏ Chiều đang buông dần chiều Những con muỗi kêu vo ve ở ngoài đời khi nó đốt ta đến khó chịu, nhưng được đưa vào trong thơ lại trở thành hình ảnh rất thi vị - Tạo cho Chiều Hoàng Hôn nằm trên một bức phông cảnh đời rất thực. Đời sống ấy thường nhật. Những nét thơ phố này càng làm cho tình thơ thêm sống động. Đến đoạn ba thì nỗi lòng sâu kín nhất trong tác giả như mạch suối ngầm được bắn oà ra: Sợi tóc mình ngơ ngác Có nên bạc hay không? Nhân cách hoá mái tóc nhà thơ là câu thơ hay! Nó ấp ủ tâm tư thầm kín của tác giả chạnh nuối về thời tuổi trẻ? Khi nhà thơ tự hỏi: Có nên bạc hay không?/- Có nghĩa là, chính đầu anh đã chớm bạc mất rồi. Phải chăng cũng như Xuân Diệu đã viết: Mau với chứ! Vội vàng lên với chứ! Em, em ơi... tình non sắp già rồi! Nhưng không, bên một chút buồn vừa thoáng qua lòng tác giả - Ta lại thấy một mảng đời khác đang xô đến, vụt phá trong tâm hồn. Đó chính là cái nửa cuộc đời chiều đang khai hoa, kết trái và đầy niềm tin yêu đẹp đẽ: Cái mầu hoàng hôn đỏ Cháy như là khai sinh! Để lòng nhà thơ bình thản, ung dung mà đón nhận tuổi hoa niên của đời mình. Sở dĩ tác giả đã có một triết lý sống an nhiên, thanh thản… còn xuất phát từ một nỗi lòng sâu xa khác? Trong đoạn thơ sau đó đã nói tới: Hồn mây gió lang thang Mà đầm đìa mưa bão Đời, tư lợi không tham Chán trò danh bốc hão. Anh trở về với sự yên tĩnh thanh tao để sống cho trọn nghĩa. Nếu có phải từ giã cõi trần ai này, thì lòng cũng chỉ nhẹ thoảng như một làn gió bay, hay bóng chiều hoàng dần tắt sau một ngày đã đốt hết mình để nắng. Khi trái tim anh đã đập trọn vẹn với đời: Ôi, hoàng hôn hoàng hôn Trái tim là bất diệt! Ngày mai anh có chết Cũng nhẹ như lá vàng Hình ảnh chiếc lá vàng rơi mang ý nghĩa của sự vô vi, cát bụi. Song điều đáng nói ở đây là “tình yêu và cuộc đời”! Chỉ có tình yêu trường cửu mãi không già. Nó đã được vụt lên trong bốn câu thơ kết, tạo thành một bức phông cảnh hoàn bích nhất của bài: Mang suối tóc của em Đi rồi yêu vĩnh viễn Anh sẽ hoá rừng thông Ngàn năm reo cát, sóng... Đó chính là bản tuyên ngôn của “Chiều hoàng hôn”: Bài ca “tình yêu và cuộc sống”! Cát và sóng - Phải, trên biển cả mênh mang trường tồn vô định kia? nó xoá đi bao hạnh phúc lẫn khổ đau của con người. Cát cứ xoá… Nhưng ngàn năm thì sóng vẫn xô… vẫn vỗ… vẫn thét gào trên biển cả - Sự sống mãi mãi còn tồn tại. Bản tuyên ngôn về tình yêu bất hủ đã kết lại tình thơ. Nó đi về phía mặt trời, mặt trăng của sự sống vĩnh hằng, bất diệt! Kiều Tuấn (Trích tập “PNT chân dung nhà thơ lớn thời đại”, 2014)
CÔ QUÉT LÁ ĐÊM HỒ Một đêm hồ nước đầy sương gió Người đi không rõ mặt người Liễu ru nhè nhẹ quanh bờ vắng Em thầm thì quét lá, bên tôi… Em quét lá lẫn đời lẫn kiếp Tiếng chổi mòn kêu xiết vào tim! Em hóa thành thơ rơi lặng lẽ Trong cõi lòng tôi buồn triền miên. Trăng như đứa không nhà, trôi lạc lõng Con nai vàng chết bóng thu xưa Tôi đứng trông em mịt mờ ảnh vọng Cô quét lá đêm hồ... khe khẽ vào khuya... Lời bình: NỖI ĐỜI TRONG CHỐN NHÂN QUẦN Vào một đêm sương gió. Nhà thơ đã gặp "cô quét lá" bên hồ nước (chính là người quét rác trong phố khuya) - Đó là những con người lao khổ. Cuộc sống cũng giống như những chiếc chổi tre ngày tháng quét lê trên đường, mòn vẹt dần đi: Em quét lá lẫn đời, lẫn kiếp Tiếng chổi mòn kêu xiết vào tim! Cái tiếng chổi đời, chổi kiếp ấy kêu xiết vào trái tim người thi sĩ, và những giọt thơ từ trong anh rơi ra. Thông qua bức chân dung "Cô quét lá đêm hồ", nhà thơ muốn phản ánh cuộc sống, nhân ảnh của những con người lao động trong cõi dân gian. Giữa khối lòng buồn, tình buồn của tác giả - Nhưng lại ở trong cõi mộng: Nó mơ mộng đến mức, hình ảnh cô quét lá trên đường hóa thành như tiên nữ từ trong tranh bước ra, lặng lẽ đi vào bến bờ thi: Em hóa thành thơ rơi lặng lẽ Trong cõi lòng tôi buồn triền miên Tấm hình bức chân dung trở thành siêu thực. Cảm giác vừa xa xót, vừa mộng mơ hòa quyện trong tâm hồn tác giả, như ở đoạn thơ hai ta vừa phân tích: Tạo thành nhân cốt rất đời của bài thơ. Sở dĩ tôi nói “nhân cốt đời", bởi vì: Nếu ta phân tích tới hai câu đầu của đoạn thơ thứ ba, sẽ lại gặp một nhân cốt khác nữa? Nhưng nó đã là hình ảnh mang tính tượng trưng, ra khỏi bến trần ai thường tình: Trăng như đứa không nhà trôi lạc lõng Con nai vàng chết bóng thu xưa… Nhà thơ tâm sự: Nhìn sâu vào trong đêm đó… giữa anh và cô quét lá đêm hồ ấy, như có hai khoảng đời cách biệt? Một đằng anh thi sĩ mộng mơ, còn em lại đang quét lá rơi. Nói một cách khác, em đang lao động kiếm tiền vì miếng cơm manh áo, còn tâm trí nào mà cảm đồng với những xúc cảm lãng mạn của nhà thơ? Chung quanh tiếng lá cây reo nghe bình thản một cách lạnh lùng. Bóng trăng trên đầu cũng trở nên nhợt nhạt, côi cút trong cả khoảng không gian vô tận, vô bờ… Cô quét lá có cô đơn không? Nhà thơ không biết! Em cứ thầm thì lặng lẽ quét, chẳng hề để ý đến sự có mặt của anh lúc đó. Nhà thơ thấy chính lòng mình cô đơn. Câu thơ: Trăng như đứa không nhà trôi lạc lõng Đã ra đời như thế! Bóng trăng trên đầu đã được hóa thân để kết hợp với câu thơ dưới: Con nai vàng chết bóng thu xưa... Nhưng vì sao lại có cảnh con nai vàng bị chết giữa bóng của rừng thu? Từ nỗi đời mà ra. Hình ảnh cô quét lá cứ quét ngày, quét tháng như chiếc chổi tre… năm tháng mòn vẹt dần đi - Còn con người những kẻ bần khổ ấy làm gì có "nhân ảnh" trong xã hội? Họ làm gì có tâm trí mà mộng với sầu như cố thi nhân Lưu Trọng Lư, mơ đến cảnh bóng con nai vàng của Tiếng Thu kia? Thế là từ cảnh ngang trái của đời nảy ra ý ngược thơ: Con nai vàng trong rừng thu phải chết !? " Con nai vàng ngơ ngác / Đạp trên lá vàng khô " /- Trong thơ cố thi nhân: Nó bọc chứa cả thế giới huyền ảo như cổ tích, nằm bên trong tình thơ - Còn hình ảnh "con nai vàng chết" của bài thơ "Cô quét lá đêm hồ" này: Ý nghĩa xã hội lại nằm bên ngoài tình thơ. Nó phản ánh sự mất mát, cả giá trị đời sống cũng như tinh thần của người lao động. Đây là hai câu thơ hay nhất bài, nâng tầm vóc của bài thơ cao lên! Tôi xin quay trở lại bình đoạn thơ mở đầu: Một đêm hồ nước đầy sương gió Người đi không rõ mặt người Miêu tả cảnh trời sương gió (nghĩa đen), để phản ảnh cảnh lầm lụi gió sương của những con người lao động (nghĩa bóng). Hình ảnh hồ nước: Biểu tượng về nước non xứ sở, mảnh đất mà mồ hôi họ đã tắm vào trong đó. Thế mà họ lại: Người đi không rõ mặt người… Đấy chính là nhân ảnh của nhân gian? Chẳng khác nào những kiếp phù du - Nghĩa là, bài thơ không dừng lại ở thân phận cô quét lá. Nhà thơ đã chạnh lòng nghĩ đến những kiếp đời của chốn nhân quần. Cái lớp người thời nào mà chẳng phải chịu những sự bất công? Sống vật vã suốt đời chỉ để lo miếng cơm, manh áo. Đến cuối bài, hình tượng nhân ảnh mờ mịt này, còn được tác giả nhắc lại một lần nữa: Tôi đứng trông em mịt mờ ảnh vọng Suốt dọc bài thơ: Từ không gian gió sương đến cuộc sống con người, cái chổi tre, vầng trăng, rồi cả bóng con nai vàng... đều là những hình ảnh làm biểu tượng. Ta hãy nghe tác giả tả về cảnh liễu hồ: Liễu ru nhè nhẹ quanh bờ vắng Em thầm thì quét lá, bên tôi! Cái tiếng liễu đìu hiu ru quanh hồ vắng, bên những bước đi âm thầm của cô quét lá: Cảnh ấy, đời ấy... như Nguyễn Du đã viết: Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ Đã được hòa tấu bằng một giọng thơ lắng đọng và hơi hiu hắt. Có lẽ chỉ những rặng liễu kia đã cùng thức để cảm đồng với nhà thơ mà lặng lẽ ru cuộc đời cô quét lá? Đưa ta vào khoảng không gian thật mơ hồ: Nửa thực, nửa không. Nhà thơ xót với nỗi đau đời mà hóa buồn chăng? Chính trong tâm trạng ấy, cô quét lá đêm hồ thành thơ rơi vào cõi lòng anh. Ở ngoài kia, xa kia… Cô quét lá vẫn đang lặng lẽ quét, lặng lẽ đi, khuất dần vào trong sương tối. Khoảng không gian giờ đây, chỉ còn nghe thấy những vần thơ của thi nhân vọng lên, với bóng trăng ngàn thu cô đơn soi mãi trên đầu… đi vào cõi muôn năm. Hoàng Ngọc (Trích tập “PNT phê bình & tiểu luận thi ca”, 2013)
TRÁI TIM TAN VỠ . Tặng người nữ sinh Trường SPNN năm xưa Em có biết, trái tim anh tan vỡ! Chẳng phải do em, chẳng lẽ lại do mình? Chuyện đã qua rồi, sau mấy mươi năm Tóc lạt bóng thì tình càng sống lại. Ôi, tình yêu cái thời còn khờ dại Lấp lánh trăng sao, tưới mát tựa mưa rào Lòng ngơ ngẩn như ngàn vạn mũi dao Chém vào tim cho máu trào, ngực xé. Làn môi em ngọt thơm đến thế Làn môi người sinh nữ đáng yêu ơi! Em dịu dàng, thơ mộng giữa mây trời Đã bao lần cùng anh say đắm nhụy. Trái tim anh nay đã thành hoang phế Mơ em về, sống lại những khát khao Cho linh hồn đang chết lại tươi màu Anh ôm ấp cả dáng hình thuở ấy! * Một thời trai yêu nhiều biết mấy Đậu lại còn đôi bóng – Chính là em! Phút cuối cùng em tha thiết đến bên Anh rũ bỏ như một thằng điên loạn. Không! Một thằng ngu, khờ vì ngạo mạn Em trẻ xinh mềm mại biết bao nhiêu Một người vợ: với chồng, sẽ rất mực thương yêu Sao lỡ bỏ? để suốt đời tiếc nuối. Anh đã chết vạn lần, hồn đau nhói Phí cả đời trai từng bão táp, phong ba Một chữ “yêu” thành dài dặc, lê thê Em ơi! Trái tim vỡ rồi, làm sao còn vá lại? * Nhớ buổi ấy cùng nhau đêm trăng sáng Ánh mắt thơ xinh mà chứa bầu trời Nụ hôn nào còn đọng trên môi Anh xin uống cạn bàu em trắng mịn. Đi dưới trăng, hai đứa lòng bịn rịn Em áp vào anh như hoa ép vào tim Một vũ trụ ngát hương, trao cho anh đón nhận. Hết rồi, em ơi! Chắc sẽ làm em giận Ngay từ lúc anh quay đi… Trước hững hờ, giờ đau khổ nhường ni Một người vợ! Lẽ ra, với đời ta là tốt nhất. Thôi, đành để quỉ sa tăng moi gan, móc mắt Lỗi lầm này giá đắt quá, em ơi! Ta ngửa mặt kêu lên cùng với đất trời Bằng trái tim tan vỡ! EM NGHE Em nghe trong sương khuya Cứ im ắng... thầm thì... đằm thắm... Em nghe trên phố vắng Bác xích lô già yên lặng ngủ trong xe Em nghe nơi cỏ hoa Lời ân ái lũ bướm vàng chiều còn vương phấn Em nghe dẫu đã thành dĩ vãng Tiếng của ngày xưa, đôi ta…
EM ƠI! THÀNH PHỐ LẠI MƯA Nghe không em, lại mưa lên phố... Bao năm rồi, chiều ấy cũng mưa rơi Gió se sắt đưa anh vào nỗi nhớ Mối tình thời trinh nữ, xa xôi. Thuở xưa ấy, em ơi! Như hoa nở Say như mơ và mộng như thơ Anh đã gặp em những tháng năm cát bụi Khi trái tim yêu trong cõi vắng vật vờ. Thành phố lại mưa… Có nghe không em? Con chim trời, cá nước Khúc nhạc chiều dìu dặt bay qua Tình êm dịu bên em mơ màng quá Thôi hết rồi! Tan vỡ bến bờ xa. Tiếng mưa rơi não nề, thao thức Bóng hoàng hôn đỏ cũng xua tan Bèo dạt sông trôi, buồm anh không bến đỗ Chân trời vương vấn dải mây lan. Ôi, cuộc sống! Tình chỉ như màn kịch Nào phải lỗi do anh? Đâu phải lỗi do em? Anh đứng giữa trời mưa, làm những vần thơ xao xác Người con gái năm nào về, như một bóng chim hoang... Lời bình: MỘT TÌNH THƠ MƯA HAY VÀ MỘNG Nhà thơ Phạm Ngọc Thái có một "chùm thơ tình trong mưa" rất nổi tiếng. Ở chùm thơ đó, tôi thích nhất bài “Em ơi! Thành phố lại mưa” này: Nghe không em lại mưa lên phố Bao năm rồi, chiều ấy cũng mưa rơi Ta nghe thấy tiếng mưa rơi rất mau và bóng người con gái từ thuở nào đó? Nói về hình ảnh người yêu trong mưa, ở một bài khác anh viết: Em bước nhẹ, những tháng năm hoang dại Về bên anh mái tóc rối tơi bời Anh hôn mãi những giọt mưa em thuở ấy Dẫu chỉ thấy còn bong bóng vỡ đầy môi (trong mưa) Đọc thơ mưa của Phạm Ngọc Thái, sao mà nhớ da diết về thuở ấy! Thuở của thời thiếu nữ đang yêu: Mưa rơi lên tóc, ướt vai và ướt cả áo em. Tôi cũng thấy bồi hồi không khỏi chạnh lòng, khi nghe giọng thơ anh: Gió se sắt đưa anh vào nỗi nhớ Mối tình thời trinh nữ xa xôi… Theo ý trong bài, thiếu nữ đó tác giả đã gặp vào những năm tháng phong trần, dâu bể cuộc đời. Không phải thời vẫn còn mộng mơ trên giảng đường đại học: Anh đã gặp em những tháng năm cát bụi Khi trái tim yêu trong cõi vắng vật vờ Nhưng những thông tin về đời tư tác giả bộc lộ qua các tác phẩm và dư luận? Thời trai trẻ của nhà thơ, từng trải qua cả cuộc chiến tranh ngoài chiến trường. Vậy phải chăng, cô thiếu nữ của bài “Em ơi! Thành phố lại mưa” này: Anh đã gặp và yêu sau cuộc chiến tranh? Khi từ đời lính trở về. Cuộc đời đang trong một nỗi buồn, trống vắng bởi cô đơn - Như lời thơ đã viết: Khi trái tim yêu trong cõi vắng vật vờ Một người lính trận lăn lộn qua cả cuộc chiến. Tuổi trẻ phải vùi trong bom đạn, lại có tâm hồn lãng mạn của một nhà thơ? Hẳn khi gặp một nàng thiếu nữ duyên dáng, trẻ xinh... Trái tim ắt phải rung động mãnh liệt lắm! Tình yêu ấy giúp cho tuổi trẻ nhà thơ tưởng đã cỗi cằn, nay sống lại: Thuở xưa ấy, em ơi! Như hoa nở Say như mơ và mộng như thơ Theo năm tháng được biết thì bài thơ tác giả sáng tác đã vào cái tuổi cập kề lục tuần rồi. Nghĩa là đến mấy mươi năm sau, vào một chiều thành phố mưa rơi? Đã đánh thức trái tim anh, trở về với mối tình xa xưa: Thành phố lại mưa... Có nghe không em? con chim trời, cá nước Khúc nhạc chiều dìu dặt bay qua Hình ảnh "con chim trời, cá nước" ở đây, muốn nói về sự xa cách và tình yêu đã trôi vào dĩ vãng. Như con chim bay trên bầu trời mênh mang. Con cá ở ngoài sông xa tít tắp. Dẫu thế, bên tai anh vẫn văng vẳng tiếng yêu thương ngày nào tựa khúc mưa chiều dìu dặt. Em có nghe thấy và còn nhớ tới không? Trái tim thi nhân thổn thức hoà lẫn trong tiếng mưa thành phố, để cõi lòng bật lên thảng thốt: Thôi hết rồi! Tan vỡ bến bờ xa... Những dòng thơ trào ra nỉ non, tha thiết: Tiếng mưa rơi não nề thao thức Bóng hoàng hôn đỏ cũng xua tan Bèo dạt sông trôi, buồm anh không bến đỗ Chân trời vương vấn dải mây lan Lòng người thì hoang vu với vài đám mây trôi. Tất cả hoà quyện nhau để khắc hoạ tình yêu ở trong mưa. Tôi xin phân tích đoạn cuối cùng: Ôi cuộc sống! Tình chỉ như màn kịch... Nào phải lỗi do anh? Đâu phải lỗi do em? Các văn nghệ sĩ thường hay nói: Cuộc sống như một cái sân khấu lớn. Ở trên đó, mỗi con người là một nhân vật hay một vai diễn? Có phải vậy nên nhà thơ Phạm Ngọc Thái mới viết: Ôi, cuộc sống! Tình chỉ như màn kịch… Tôi nghĩ: Chẳng qua chỉ vì mối tình đã tan trong tiếc nuối, nên tác giả mới buông ra lời ca thán như thế? Bởi vì, nếu mối tình xa xưa ấy cũng chỉ như màn kịch thật - Và nhà thơ với người con gái cũng chỉ là vai diễn? Thì sự chia tay là tất nhiên, khi cái sân khấu đã đóng màn và tình yêu đã hết. Đằng này, mấy chục năm trôi qua nhưng lòng nhà thơ vẫn còn lưu luyến đến thế? Tưởng như máu tim anh vẫn đang rỏ xuống mỗi dòng thơ... Anh đã quá yêu người con gái đó nên mới buông ra lời qui tội cho cuộc sống đó thôi! Với những dòng tri kỷ ở trong thơ, hẳn cô gái cũng rất yêu anh - Vậy, vì sao cả hai người cùng yêu nhau mà mối tình lại tan? Ta không biết. Chỉ biết tác giả đã phân bua: Nào phải lỗi do anh? Đâu phải lỗi do em? Phải chăng bởi duyên trời, hai người không có phúc phận được sống bên nhau? để cho con tim năm tháng phải dày vò, tiếc nuối? Để những chiều mưa rơi thành phố - Anh thi sĩ lại thổn thức vì thương nhớ người yêu, mà sáng tác lên những áng tình ca bất hủ để lại cho đời. “Em ơi! Thành phố lại mưa” là một bài thơ tình mưa hay và mộng. Nguyễn Thị Hoàng (Trích tập “PNT cánh đại bàng của thi ca đương đại”, 2019)
TRƯỚC NÚI MỸ NHÂN
Núi Mỹ Nhân nằm giữa biển Nha Trang, gần Hòn Chồng. Truyền kể: Nàng Mỹ Nhân nằm ở đó nhiều năm tháng, chung thuỷ chờ chồng. Chồng nàng là một tướng cướp trẻ, dẫn theo một đạo quân cướp bể. Thuyền bè của họ bị bão biển đánh đắm, đi đã không về. Nay vẫn còn bãi đá ven bờ sát Hòn Chồng làm di tích. Bờ Hòn Chồng, quán gió, một trưa chiều Anh đứng dưới bóng dừa xứ sở Nghe cả biển, tình yêu và đời vỗ... Nhúm cỏ lòng xé rách bụi thơ bay. Em nằm đây, em hỡi! Em nằm đây Làm núi đợi ngàn năm cùng với bể Tình yêu vỗ muôn đời trong sóng vỗ Không vấn vương bụi bặm cõi trần đời. Cho anh hôn lên đôi vú đá tơi bời Dầm dãi nắng mưa, ru em trong giấc ngủ Xin lỗi những mảng đời ta đang có Đôi lúc thèm được bám rêu xanh. Gió hút Hòn Chồng, bể sóng mênh mông Ta, con chim đã trúng bao vết đạn Dừng chân nghỉ bên bờ xanh hữu hạn Chốn vô cùng, ta muốn hỏi Mỹ Nhân? Bóng nàng nằm trơ mãi cái nước non Lòng nguyệt tỏ tháng năm, mòn đá sỏi Niềm vĩ đại lại vô cùng man dại Cây-thánh-giá-cuộc-đời anh đặt dưới chân em! Nếu có thể sống chung đầu bạc răng long Anh nguyện với nàng cả đời vui thú Hồ yêu tinh và đàn bà nơi trần thế Vừa là tiên vừa là quỉ, nàng ơi! Cô gái bán hàng trong quán gió chơi vơi Cứ nhìn khách đôi mắt tròn đen láy Đã kể tôi nghe, chuyện về nàng Mỹ Nhân thuở ấy! Nghe trong chiều gió cuốn, bụi đường bay... Lời bình : MỘT TƯỢNG THẦN THỦY CHUNG Đứng trên Hòn Chồng vào buổi sớm mai, mặt trời lan toả những ánh nắng vàng rực rỡ. Nhìn ra một dải núi nằm giữa biển Nha Trang - Người ta thấy nổi lên đôi gò núi, giống như đôi gò vú của một nàng thiếu nữ. Nàng đang ngả mình phơi nắng. Triền núi xanh thoai thoải làm nên thân thể nàng. Khe núi xanh chạy dài xuống mặt sóng, như mái tóc nàng xoã ra biển. Người Sài Gòn lên chiêm ngưỡng cảnh đẹp, gọi là Núi Mỹ Nhân! Nàng Mỹ Nhân nằm ở đó chung thuỷ chờ chồng. Chồng nàng là viên tướng cướp trẻ của một đạo quân cướp bể. Trong một chuyến đi xa, thuyền bè của họ đã bị bão biển đánh đắm. Xác dạt vào bờ hoá thành bãi sỏi đá. Hiện vẫn còn dấu tích tại đó: Bờ Hòn Chồng, quán gió, một trưa chiều Anh đứng dưới bóng dừa xứ sở Nghe cả biển, tình yêu và đời vỗ... Nhúm cỏ lòng xé rách bụi thơ bay. Cái bóng nàng Mỹ Nhân vẫn nằm ở đó để làm một tượng thần trong trắng, giữa chốn đời thường xô bồ mà tạc vào năm tháng: Tình yêu vỗ muôn đời trong sóng vỗ Không vấn vương bụi bặm cõi trần đời Những ngày sau chiến tranh. Nhà thơ đã lên đây. Anh còn là một người lính từng trải nghiệm cả tuổi trẻ của mình, trong chiến trận đầy máu lửa. Bài thơ đã được anh nhớ lại để viết vào gần 20 năm sau đó. Đứng trước tượng thần Mỹ Nhân trong trắng kia - Anh chính là sự minh chứng của lịch sử. Những thương tích chiến tranh, dù bao bom đạn đã bắn vào thân thể cũng chỉ là nỗi đau thể xác, nhưng nỗi đau nơi nhân tình thế thái này đã bắn vào cả trái tim, tâm hồn anh… còn đau đớn nặng nề hơn. Đó mới chính là vết đạn ngàn thu, bao giờ lành lại được? Cho nên, dừng chân nghỉ lại trước bờ biển đầy sóng gió mênh mang, ngước nhìn nàng Mỹ Nhân - Anh mới thốt lên rằng: Ta, con chim đã trúng bao vết đạn Dừng chân nghỉ bên bờ xanh hữu hạn Chốn vô cùng ta muốn hỏi Mỹ Nhân? Anh muốn ngả vào lòng nàng, trong vòng tay êm ái của tình yêu nàng. Phải! Chỉ có nàng, chỉ có tình yêu của người đàn bà mới xoa bớt được vết thương sâu nhói tận trái tim anh: Cho anh hôn lên đôi vú đá tơi bời Dầm dãi nắng mưa ru em trong giấc ngủ. Nhưng trong cuộc đời thực này: Tình yêu của nàng Mỹ Nhân âu lại cũng chỉ là mộng ảo? Dẫu vậy, anh vẫn muốn ngủ trong tình yêu ấy để quên đi chốn nhân tình thế thái. Quên hết đi cái cõi đời mệt mỏi, hỗn loạn và đầy rẫy những lo âu: Xin lỗi những mảng đời ta đang có Đôi lúc thèm được bám rêu xanh... Tôi xin đi sâu phân tích vào đoạn thơ thứ năm của bài: Bóng nàng nằm trơ mãi cái nước non Lòng nguyệt tỏ tháng năm mòn đá sỏi Niềm vĩ đại lại vô cùng man dại... Hình ảnh của đỉnh núi Mỹ Nhân nằm giữa biển khơi xanh, chờ người chồng đi xa mãi, không trở về? Tình của nàng chỉ có vầng nguyệt tháng năm soi tỏ. Dù sông cạn, đá mòn, nàng vẫn thuỷ chung. Ôi, sự hoang dại tạo hoá chẳng phải là đỉnh cao hùng vĩ muôn đời, trong thế giới hỗn mang mà chúng ta đang sống hay sao? Đó cũng là chính kiến của nhà thơ trứơc thần tượng vĩnh hằng! Sự thần tượng tình yêu với người đàn bà đã được tác giả dồn nén vào trong câu thơ cuối đoạn: “Cây thánh giá cuộc đời" anh đặt dưới chân em! Người Nhật thì đặt thanh gươm trên đầu người đàn bà. Người Pháp lại đặt thanh gươm dưới chân người đàn bà. Cho nên, nhà thơ mới phát biểu quan niệm, chính kiến của mình về sự tồn tại trong thế giới này: “Cây thánh giá cuộc đời" anh đặt dưới chân em!/- Đến đây tình thơ đã được đẩy cao lên ý nghĩa thời đại, hình ảnh thơ bốc lửa và cháy sáng. Cùng với đoạn thơ thứ sáu, làm thành hai đoạn thơ trung tâm, cốt lõi nhất của bài. Tôi phân tích tiếp về đoạn thơ thứ sáu ấy: Hồ yêu tinh và đàn bà nơi trần thế Vừa là tiên vừa là quỉ, nàng ơi! Đàn bà, đúng là cuộc sống không thể thiếu được họ. Thiếu họ, cuộc đời ta sẽ trở nên hoang tàn, vô nghĩa. Nhưng chính đàn bà cũng đem đến cho ta bao mệt mỏi. Có nhiều khi ta chỉ muốn vào quách trong chùa để đi tu, sống cho yên. Có họ và không có họ đều dở cả. Họ là thiên đường trong cuộc đời ta, nhưng cũng là âm phủ. Họ vừa là tiên nữ, lại vừa là quỉ dạ xoa. Chả trách, thi sĩ Tản Đà đã từng một thời tìm đường lên núi định tu tiên, dứt bỏ chốn hồng trần. Nhưng rồi ông vẫn lại phải quay về với cõi đời thường, để sống tiếp cuộc đời chán chường với bao nỗi đoạ đầy. Vì lẽ đó, đứng trước đỉnh núi Mỹ Nhân thanh cao, nhà thơ mới thốt lên: Nếu có thể sống chung đầu bạc răng long Anh nguyện với nàng cả đời vui thú Tình chan chứa, hình ảnh sinh động làm cho bài thơ sâu sắc nghĩa đời, gắn liền vào cuộc sống. Trước Núi Mỹ Nhân thật sự là một bích phẩm. Tình thơ đã đạt đến độ viên mãn để lưu lại cho nền văn học nước nhà. Trương Vũ Tiến (Trích tập “PNT chân dung nhà thơ lớn thời đại”, 2014)
THIẾU NỮ ĐI TRONG CHIỀU MÂY
Hoàng hôn buông tím đổ mặt hồ Gương nước xôn xao với nhà thơ Lá bay xào xạc khua vọng gió Một cõi lòng ai tận bến mơ. Em đi bảng lảng bên Hồ Tây Đôi mắt huyền trong gió heo may Dáng em mềm mại như nhành liễu Cô gái chiều mây khuất đám cây. Tiếng mõ chùa buông, nơi ngả vắng Thiếu nữ nghe mà vẫn lặng thinh Để cả lòng ai thầm vương vấn Nào phải mình anh bước cô đơn? Ôi, Hồ Tây! Chiều mây sương buông Thiếu nữ đi rồi, trời khóc không Thơ anh từng giọt tan trong nước Hồn trôi vào gió, tới nơi em. NGHE TIN EM SỐT Nghe tin em sốt, anh thương quá! Không thể về thang thuốc, chăm em Chốn xa vời... ngồi, đứng chẳng yên Niềm yêu dấu, anh gửi nhờ mây gió. Có trời đất soi tỏ lòng anh đó! Chữ chung tình, khắc dạ nào phai Phải xa em biền biệt tháng năm dài Bước chân giang hồ, đâu ngừng nhung nhớ. Nơi thành phố phồn hoa, ồn ã Tâm hồn vẫn buồn bã, đìu hiu Chả khi nào nguôi nghĩ tới em yêu Thăm thẳm lòng anh, soi cùng tới đáy. Đường chủ nghĩa dù sâu xa biết mấy Max hay Tư Bản cũng hư không Nếu trên đời này chẳng có em Để cánh chim anh, nước non vùng vẫy. Rồi anh sẽ về bên em mãi mãi Cùng nhau hạnh phúc, giữa sao trăng Sống với tình trọn đến trăm năm Khi ốm đau, cưng không còn lẻ bóng. Tin em sốt, làm tim anh tê cóng ...
TẠ TỘI TRƯỚC TÌNH YÊU Tặng người sinh nữ yêu dấu của đời tôi Đã xa lắm! Tình xưa bùng cháy lại Thuở mơ màng đâu còn nữa, em ơi! Tóc anh nay nhiều sợi bạc rồi Em ở tận phương trời, biệt tích. Nhớ những đêm trăng cùng nhau dạo bước Nụ hôn nào đang dính giọt sương đêm Người nữ sinh, anh không thể quên Dù đã yêu bao nhiêu lần khác. Tình đổ vỡ. Trái tim anh tan nát! Tháng năm qua, hàn vá được đâu em? Đời trôi đi, trăm nỗi u phiền Cuộc sống phong trần. Tình nhạt nhòa, tẻ ngắt. Có lỗi lầm không sao xóa được Là phút giây, anh gạt bỏ tình em Ánh mắt thơ xưa tha thiết nhìn anh Vết thương cũ xiết mãi lòng đau nhói. Em hiển hiện, người thiếu nữ dịu dàng biết mấy Bao áng thơ ta từng viết về em Nhìn thấy không gái ơi? Mảnh trăng khuyết bên thềm Ta thao thức gọi tên nàng, trong hoang vắng. Anh quì xuống giữa không gian sâu thẳm Tạ tội với đất trời! Vì đã bội phản cuộc tình em. BÀI CA XỨ SỞ Con tàu vô tư cứ chạy Qua cánh đồng nước Đức, những hàng cây Có một con tàu cũng đang chạy trong tôi Tiếng nghiến rít trên đường ray máu rỏ! Tôi muốn viết bài ca xứ sở Không kêu than mà hát giữa lòng đau Quê hương tôi yêu! Tổ quốc tôi yêu! Đất có nghèo đâu, sông núi có nghèo đâu Nền văn hiến cũng ngàn năm phong nhụy Đến hoa lá bốn mùa mưa gió Biển xanh trời, cá đầy khơi... Tính mẹ cần cù từ buổi mới xa nôi Khi chống gậy còn lựa từng bông thóc lép Cha đánh giặc về lại bền tay cầy cuốc Nắng xém ruộng chiêm, lúa xanh đồng Em gái mười năm chung thuỷ chờ chồng Bông hoa tặng ai hương xa vậy? Cái cửa sổ ngỏ cô nhà hàng phố "Mà hương thầm thơm mãi bước người đi"… (*) Con tàu tôi vẫn chạy lắc lư Dẫy phố tôi lớn lên còn nhỏ nghèo lắm bụi Ngôi chùa cổ mái cong, vườn đầy cỏ dại Bức tường ngăn nay đã xanh rêu Bóng mẹ còng, một đời còng mãi Thân cò khuya tần tảo những đêm đêm Mẹ trở về, mẹ trở về… trong nỗi cô đơn Thắp nén nhang chồng Lấy nước mắt xoa lòng già héo. Em ở lại với con ở lại Anh ra đi tấm áo bát cơm Đau xé ruột vẫn đành rời đất ! Tôi đi giữa quê người Những thành phố đèn nê-ông chói mắt Nhớ quê nhà dãi nắng, dầm sương Giàu đất, giàu người, giàu bể, giàu non Người ơi người! Tình thương đừng vợi cạn… Viết trên chuyến tầu lên Berlin nước Đức 29.12.1988 (*) Thơ của Phan Thị Thanh Nhàn TRONG MƯA Mưa rơi nhẹ như là tóc ấy Giống dải lụa mềm quấn nỗi buồn bay Mưa rơi khẽ như hoa vậy Vỗ vào đêm hoá các nốt đàn gày. Em có thầm nghe mưa bay ngoài đó Em có buồn, khi gió thổi đêm đêm Đứng trong mưa, hồn anh tràn bão tố Mưa rơi vào anh, tan ra nơi em xa không? Em bước nhẹ, những tháng năm hoang dại Về bên anh mái tóc rối tơi bời Anh hôn mãi những giọt mưa em thuở ấy Dẫu chỉ thấy còn bong bóng, vỡ đầy môi… ĐÊM TRUNG THU VÀ ĐỨA ĂN MÀY
Trước đứa ăn mày, tất cả chúng ta Hoá Thánh! Nó đói lòng, cúi lậy rất từ bi Đêm trung thu, đèn hoa giăng sáng Không che nổi cái bóng gầy đi của đứa ăn mày. Nó còn địu một bé em còm cõi Ăn mày từ thuở khai sinh Hai đứa ăn mày, mặt lạnh như trăng Hoà phối cảnh vào bức tranh xứ sở. Tôi đang đắm hồn say tìm thi tứ Gặp cảnh tình, lòng bỗng rối ren Biết trên đời còn lắm nỗi thương tâm Cố trốn quên, cũng không trốn nổi. Dưới gầm trời này, có phải đã muôn năm như vậy? - Kẻ cần cơm bên những đứa cần vàng... - Lũ cần tình thương, sống lẫn giống bạo tàn... Và gộp lại, gọi chung là Nhân Thế! Con chim thơ ngửa cổ lên trời cao để Hót chơi hay là vứt bút đi? TIẾNG ẾCH
Đêm nghe tiếng ếch vọng đền sang (*) Mấy đám mây đàn bay lang thang Nguyệt cũng cười tình đi tứ xứ Sân nhà có kẻ đứng trông trăng. Đêm nghe ếch trầm trầm hồ nước Buồn như con trống cô đơn Tóc ai vương trong gió êm đềm Tình năm ấy, em về quyến luyến… Cái tiếng ếch kêu hoang mà yêu mến Để cuộc đời đang sến bỗng xôn xao Với đôi hồn ong bướm nghiêng chao Hoá mây trắng trôi mãi vào vô định. Em đã đi! Rất xa, không thể nào cứu vãn Anh nhặt lên đôi mảnh vỡ, hoang tàn Cái tiếng ếch lẫn vùi vào bụi cát Giọt thơ lòng Anh xõa tóc Áp môi hôn... …… (*) Đêm mưa gió. Cái tiếng ếch vọng sang từ đền Quán Thánh, bên kia Hồ Tây… nghe thật não nùng. Trên đầu bóng nguyệt trôi nhàn nhạt. Đêm hoang sơ. Em lại về với tôi: Mái tóc em bay, tình em quyến luyến giữa một đống tro tàn, đổ nát cuộc đời. Hồn mây trắng tôi trôi mãi vào nơi vô định…
<bài viết được chỉnh sửa lúc 23.04.2022 11:29:48 bởi Nhân văn >
XEM TRANH BÁN LOÃ THỂ Tưởng nhớ bài thơ "Tranh loã thể" nổi tiếng của thi nhân Bích Khê Nàng để hở một vòm trời tuyệt mỹ Thế giới là đây! Cuộc sống là đây! Nàng gieo hoa và ý nghĩa loài người Nhưng cũng đẻ cả chiến tranh và hoà bình, ra từ trong bụng. Lui xuống dưới nàng: Một rừng sâu um tùm che hang động Lên trên nàng: Đôi mỏm núi trắng vô biên Thân thể nàng tràn đầy hương nhụy phấn Thiếu nữ mặc hở quần? Hơn bao lời hoa mĩ phát ngôn… Em như gió trăng mà rung động cả vua chúa, thánh thần Cuộc sống cần em Đâu có cần chiến tranh và bom nguyên tử Khi em cởi ra nhiều: Điểm báo thế giới càng hiện đại văn minh (1) Nhưng điều đáng đớn đau: Là tính nhân loại Con người ngày càng nhiều dã tâm, gây tội ác !? (2) ……….. (1) Thế giới càng hiện đại, văn minh: Khuynh hướng triển lãm thân thể của các thiếu nữ càng phát triển, tới mức gần như cởi truồng. (2) Nhà văn Nga Ai-Ma-Tốp đã cảnh báo trong tác phẩm "Đoạn đầu đài" nổi tiếng của ông rằng: Thế giới, cái ác vẫn lấn át cái thiện! Và, con người hiện đại còn ác hơn con sói. Lời bình: MỘT KỲ TÁC THI CA Bài thơ viết rất "nghệ" và táo tợn! Táo tợn đến mức đọc lên hơi rợn người, nhưng chính lại càng làm cho tình thơ thấm thía, hàm chứa. Thí dụ: Nàng gieo hoa và ý nghĩa loài người Nhưng cũng đẻ cả chiến tranh và hoà bình, ra từ trong bụng Sâu sắc và hay. Ý của câu trên ta thấy rõ rồi. Còn câu dưới: Nhưng đẻ cả chiến tranh và hoà bình, ra từ trong bụng không phải chỉ muốn nói rằng: Em có khả năng mang thai trong bụng, rồi sinh đẻ. Tất nhiên là ra con người… và giống người ấy, sẽ mang đến cả chiến tranh và hoà bình !? Mặc dù phải có cả đàn ông thì em mới đẻ được. Nhưng trong ý nghĩa nhân sinh, người ta thường chỉ nói về đàn bà. Ở một phạm trù rộng hơn, tức là: "Tình yêu và đàn bà" sinh ra cả khổ đau lẫn hạnh phúc? cũng như chiến tranh và hoà bình? Ta hay nói, thơ Hồ Xuân Hương tả tục nhưng mà thanh. Xin lấy vài thí dụ : Quân tử có thương thì đóng cọc Xin đừng mân mó nhựa ra tay (Quả mít) Hay là: Quân tử có thương thì bóc yếm Xin đừng ngó ngáy lỗ trôn tôi (Con ốc nhồi) "mân mó" rồi "ngó ngoáy" - hình tượng như búa bổ, đọc mà "sợ" đấy chứ? Chẳng qua người đã có danh thì nói cho có vẻ nguỵ biện thế thôi, thực ra bà chỉ mượn hình ảnh quả mít, con ốc nhồi để tả thẳng vào cái tục đó! Có chăng thì nên nói: Thơ Hồ Xuân Hương tả trần tục nhưng ngôn ngữ siêu đẳng. Trở lại với bài “Xem tranh bán loã thể” của Phạm Ngọc Thái - Sau hai câu đã nói trên, tác giả miêu tả về cái đó: Lui xuống dưới nàng, một rừng sâu um tùm che hang động Lên trên nàng, đôi mỏm núi trắng vô biên... Hình ảnh thơ như thế không phải là không sướng và hay sao? Bích Khê thì miêu tả: Hai vú nàng! Hai vú nàng! chao ôi Cho tôi nút một dòng sâm ngọt lộng Ôi lồ lộ một tòa hoa nghiêm động (Tranh loã thể) Nhưng trong bài "Xem tranh bán loã thể", tác giả không chỉ dừng ở sự miêu tả. Thơ được phát triển một cách sâu sắc: Em như gió trăng mà rung động cả vua chúa, thánh thần Cuộc sống cần em! Đâu có cần chiến tranh và bom nguyên tử? Có thể nói, thơ đã đi đến tận cùng về tính nhân loại. Trở lại với mấy câu thơ trên, ta còn thấy hình ảnh hàm chứa cả tính vũ trụ: Nàng gieo hoa và ý nghĩa loài người Nhưng cũng đẻ cả chiến tranh và hoà bình, ra từ trong bụng Ngay câu thơ đầu tiên của bài, cũng mang ý nghĩa liên kết giữa cuộc sống với thế giới: Nàng để hở một vòm trời tuyệt mỹ Thế giới là đây! Cuộc sống là đây! Rồi tác giả kết luận về cái kiệt tác thiên thai mà tạo hoá đã đúc trên thân thể người đàn bà ấy: ... Hơn bao lời hoa mĩ phát ngôn! Câu thơ: Cuộc sống cần em! Đâu có cần chiến tranh và bom nguyên tử? Ngôn ngữ nghe có vẻ to tát nhưng hợp cảnh, hợp tình, nên khi đọc ta vẫn thấy nhuần nhuỵ, tự nhiên. Bài thơ còn mang ý thức lên án chiến tranh. Nó cô đúc tới mức, mỗi câu thơ như một nút bấm để bắn ra những tia lửa… vừa mang ý nghĩa nhân sinh, vừa khái quát tính xã hội. Ta hãy nghe những câu cuối: Khi em cởi ra nhiều: Điểm báo thế giới càng hiện đại văn minh (*) Nhưng điều đáng đớn đau, là tính nhân loại… Con người cũng ngày càng nhiều dã tâm, gây tội ác? (**) Vì những câu thơ này nhà thơ đã có chú giải sâu sắc - Xin xem lại lời chú giải ở cuối bài thơ. Có thể nói: “Xem tranh bán loã thể” là một thi phẩm rất sâu sắc tính nhân loại. Nó xứng đáng là một kỳ tác thi ca! Bài thơ còn có khả năng tồn tại với thời gian cũng như nền văn học nước nhà. Anh Trần (Trích tập “PNT chân dung nhà thơ lớn thời đại” 2014 )
ĐÊM TÓC ĐÁ Nửa đời tóc hoá thành đá cả Rụng vãi thềm, đầy phủ quanh trăng Nhớ một thuở cùng bao thiếu nữ Mà nay gò mả, ma rừng… Tai nghe tóc ve bên bà gái goá Nhặt câu thơ rơi, lệ lã chã mùa thu Có của nhà? Vẫn còn ham tơ nhú Ngồi chẳng yên. Hồn, dạ cứ vi vu. Trên kia nguyệt không quần, như đã Đêm thơm chùa. Trắng dã tấm thân nga Trinh tiết thời nay em mở cửa Ngai vàng còn dưới cái em ta. Lời bình: KHÁT VỌNG TUỔI HOA NIÊN Dường như ban đầu - Nhà thơ chỉ có ý định viết chơi. Mái tóc thời tuổi trẻ của anh, đã từng dan díu với bao nàng thiếu nữ xinh đẹp. Thế mà giờ đây: Nửa đời tóc hoá thành đá cả Rụng vãi thềm, đầy phủ quanh trăng Chỉ còn biết ve vãn bên các bà gái goá. Buồn đến chảy nước mắt: Nhớ một thuở cùng bao thiếu nữ Mà nay gò mả, ma rừng… Đau xót lắm chứ! Nhưng câu thơ sau thì lại thật thi ca: Nhặt câu thơ rơi, lệ lã chã mùa thu Nhịp thi ca khá uyển chuyển và phong hoa. Tuy mô tả những dòng nước mắt lã chã rơi xuống mùa thu của đất trời, nhưng lời thơ du dương. Nó đối lập với câu thơ khốc liệt trên mà tạo thành tứ hay. Ta hãy đọc lại cả hai câu: Tai nghe tóc ve bên bà gái goá Nhặt câu thơ rơi, lệ lã chã mùa thu Sự chuyển đổi giọng và nhịp của những câu thơ như thế, mang nhiều tính nhạc. Kết hợp với nghĩa thơ gây một âm hưởng của sự rung cảm, đưa thi phẩm trở thành một bản thơ trữ tình. Những câu thơ rơi được tác giả nhặt lên ấy, hoà với dòng lệ đời chảy xuống mùa thu xao xiết buồn: Mùa thu của tình yêu… muốn được mơn trớn, vuốt ve: Có của nhà, vẫn còn ham tơ nhú Ngồi chẳng yên. Hồn, dạ cứ vi vu Đành rằng “của nhà” thì lúc nào cũng sẵn! Song, trong dân gian thường nói: Trai nào mà chẳng ham của lạ cơ chứ? Chẳng phải chỉ của lạ mà còn thích em trẻ nữa. Bởi vậy, dù bước vào tuổi hoa niên, thi sĩ vẫn còn “ham tơ nhú…” là vì thế! Nhưng đọc lên, ta chẳng những không chê trách mà còn cảm đồng với nhà thơ. Sang đoạn thơ cuối của bài – Được biết, nhà thơ Phạm Ngọc Thái cùng gia đình ở ngay bên đền Quán Thánh, nên mới có hình bóng chùa chiền trong bài thơ này. Nhưng hình tượng “chùa” ở đây, còn để nói về tính thiền của thi ca. Lúc này nhà thơ đã luống tuổi. Cái tuổi ham thú cảnh sống thiền, hương khói chốn phật đài. Song tác giả lại là một anh thi sĩ, tâm hồn lãng mạn. Bởi vậy, cái hình bóng nguyệt ở trong đêm chùa này đã được hóa thân, để hòa hợp với tâm trạng khao khát tình ái của Người: Trên kia nguyệt không quần như đã Đêm thơm chùa, trắng dã tấm thân nga Hình ảnh “trắng dã” là để biểu tượng cho sự khỏa thân của nguyệt – Ý của câu thơ: Vào đêm chùa thơm hương khói. Nhìn lên thì thấy chị Hằng Nga lại đang... cởi truồng bay trên bàu trời. Nếu ta bóc câu thơ ra, có nghĩa: Sau một cuộc tình trăng gió? Chị Nguyệt trên không trung vẫn chưa kịp mặc quần... nên mới để lộ cả tầm thân “trắng dã”. Hình ảnh của hai câu này rất hay! Thông qua cảnh để diễn tả khát vọng tình của thi nhân. Có thể coi “Đêm tóc đá” là một bài thơ tình lãng mạn, ẩn chứa một nỗi lòng hiu hắt và khát vọng tình yêu !? Của một con người khi bước vào tuổi hoa niên: Tuổi của sự cô liêu! Nhưng ngòi bộc phá của bài thơ lại nằm ở câu thơ kết? Nó chứa cả tính “nhân tình thế thái”: Ngai vàng còn “dưới” cái em ta! Một câu thơ cay độc rất Hồ Xuân Hương !? Mang cả ngai vàng vua chúa… đặt dưới “cái” của đàn bà - Ngai vàng là biểu tượng cho quyền lực tối cao của một chính thể: Suy cho cùng, chẳng có cái gì bằng… “cái ấy” của đàn bà. Ý trong nghĩa đen: “cái ấy” là khởi điểm cho cội nguồn của sự sống - Về nghĩa bóng: Câu thơ bọc chứa một ý nghĩa xã hội. Chính câu thơ kết ấy, đã nâng tầm vóc thi phẩm “đêm tóc đá” lên cao trong hàng bậc của thi ca. Ngọc Bích (trích tập “PNT cánh đại bàng của thi ca đương đại VN” 2019)
MỘT GÓC HỒ TÂY Anh đến mình anh trong chiều muộn Nhặt thơ tình ở một góc Hồ Tây Ngắm mặt gương hồ vào chập tối Mặt trời lại ngỡ bóng trăng soi. Lơ đễnh đọt mây qua phớt trắng Vừa đơn côi mà không đơn côi... Thiếu vắng em nên anh lẻ bóng Lá vàng rơi thay vào chỗ em ngồi. Chiều lễnh loãng bóng đa gù bên phố Mõ chùa buông thay tiếng nói của tình yêu! Trong sân gạch sư già quét lá Bước người đi thầm lặng cõi hư hao. Chiều Hồ Tây - Chiều Tây Hồ lộng gió Ta và người: cõi mộng khác chi nhau? Người quên hết! Còn ta yêu tất cả Trong tiếng lá bay… chầm chậm bóng ta theo... Lời bình: BẢN TÌNH XÔ NÁT CHIỀU HOÀNG HÔN CUỘC ĐỜI Thỉnh thoảng ta bất chợt bắt gặp cái bóng mặt trời khuất muộn trong cảnh chiều chập choạng, giống như bóng trăng sáng trắng vừa hơi viên mãn, vừa như ảo. Phạm Ngọc Thái đến bên hồ, một người một cảnh trăng nước vơi đầy: Anh đến mình anh trong chiều muộn Nhặt thơ tình ở một góc Hồ Tây Ngắm mặt gương hồ vào chập tối Mặt trời lại ngỡ bóng trăng soi. Rõ ràng cái bóng mặt trời như bóng trăng sáng hơi bàng bạc kia, đã hòa điệu với tâm hồn và nỗi lòng u uẩn của nhà thơ. Khi anh nhìn lên, đọt mây bay ngang qua ấy cũng mang màu phớt trắng: Lơ đễnh đọt mây qua phớt trắng Nhưng tại sao lại "lơ đễnh"? Bởi vì tâm trạng của nhà thơ lúc ấy: Vừa đơn côi mà không đơn côi... Nó chơi vơi, nửa vời. Lơ đễnh đấy mà đâu có phải là lơ đễnh? Tình thơ da diết như muốn níu kéo một hồi ức nào đó đã xa xăm, vẫn còn tha thiết ở trong anh. Sau đó tác giả có nhắc đến một người con gái nào đó, nhưng hình như không phải là một cô gái cụ thể, hay một cái tên cụ thể? Đó là nỗi khao khát của một con người đang bước vào tuổi hoa niên: Thiếu vắng em nên anh lẻ bóng lá vàng rơi thay vào chỗ em ngồi Nó không chỉ còn là cảnh chiều trời đất nữa, mà là buổi hoàng của cuộc đời anh. Hình ảnh chiếc lá vàng lại rơi vào đúng chỗ ngồi của người con gái năm xưa, đằm thắm mà xót xa. Thì có mấy ai đã vui mãi, yêu mãi được suốt đời? Hạnh phúc gái trai mà nhà thơ từng có, theo thời gian nay đã trôi vào dĩ vãng. Buổi hoa niên của đời anh trở nên vô vi, hư ảnh. Nhà thơ đi giữa cuộc đời như một cái bóng. Thế giới này với anh đã trở thành vô nghĩa rồi chăng? Hình ảnh “Lá vàng rơi thay vào chỗ em ngồi” là một câu thơ hay! Nhưng buồn hơn nữa, giữa cảnh chiều tà người nước vơi đầy ấy, thì tiếng mõ chùa lại vang lên? Từ chiếc lá vàng rơi thay vào chỗ ngồi của người yêu đến tiếng mõ chùa, như một bản sám hối cuộc đời. Tạo cho bài thơ Một Góc Hồ Tây từ một bản tình xô- nát mơ mộng pha thêm chút thê lương. Đáng lý ra tiếng nói bên nhà thơ phải là tiếng nói ngọt ngào, âu yếm của người con gái, thì giờ đây chỉ còn vẳng lên tiếng cầu nguyện của chùa chiền: Chiều lễnh loãng bóng đa gù bên phố Mõ chùa buông theo tiếng nói của tình yêu! Trong sân gạch sư già quét lá Bước người đi thầm lặng cõi hư hao. Cái cây đa bên phố cũng trở nên "gù", thật đầy bóng phật đền. Phố xá trong thời buổi kinh tế thị trường mà cảnh cứ như chiều thôn quê. Lòng nhà thơ đã bay vào chốn cửa thiền. Rồi lại hiện ra bóng của nhà sư già đang quét lá sân chùa? Thì giữa hai cảnh đời: một bên là anh thi sĩ cô đơn, với một người đã trốn tránh nơi trần tục để đi tu - Hai mà như một. Cảnh tình thật hư hao, có mà cũng hoá không, đến hàn huyên nơi cửa phật nhưng lòng vẫn nuối nả tình trai gái. Trong tiếng lá bay… chầm chậm bóng ta theo... Lòng anh mênh mang, u hoài như những chiếc lá đang bay. Mặt sau của tình thơ chứa cả một khát vọng tình. Những hình ảnh cảnh chiều lễnh loãng, bóng đa gù bên phố, mặt trời cũng giống như vầng trăng sáng nhạt và bóng người hư hao... tạo cho bài thơ tựa như một bức tranh thủy mạc. Tình mà đời, tất cả đều quyện trong một buổi chiều hoàng ở bên hồ, buồn tẻ, chênh vênh. Bởi cõi lòng nhà thơ đang cô đơn, vì thiếu vắng bóng em yêu. Như ý (Trích tập “PNT phê bình & tiểu luận thi ca”, 2013)
MẸ QUÊ HƯƠNG Bài thơ viết trong chiến tranh Gió đưa cánh võng lưng đèo Thoảng như tiếng mẹ buông vào canh sâu "Trải qua một cuộc bể dâu Những điều trông thấy mà đau đớn lòng" Mẹ ru Kiều giữa đêm giông Cho con say giấc mơ nồng tuổi xanh Mẹ ru Kiều giữa năm canh Nuôi con trong mái nhà gianh phố nghèo Con qua trăm núi trăm đèo Còn nghe tiếng mẹ chiều chiều vẫn ru Đường dài theo nhịp võng đưa Trăng mơ bóng núi, con mơ bóng chiều Con ăn một búp măng vầu Đã quen như lá rau bầu quê hương Những ngày lạt muối, đói cơm Con lùi thêm khúc sắn thơm lửa hồng Mẹ ơi! Trời rộng vô cùng Thương con mẹ nhớ đừng buồn, mẹ nghe! Sương rơi ướt vạt cỏ khuya Chỉ lo mẹ ở miền quê thức hoài Mẹ giờ tóc đã hoa mai Sáu mươi đời mẹ hai vai nước, nhà. Một thân mẹ sống trọn già Tiễn chồng rồi (lại) tiễn con ra chiến trường Mẹ hiền muôn nỗi nhớ thương Đêm nay con trẻ tìm đường thăm quê Mẹ đừng khóc nhé, mẹ nghe! Chín năm xa một lần về trọn vui Ngẩn ngơ nên gió bồi hồi Nhìn trăng bóng đã ngả dài núi xa. Sài Gòn, xuân 1975 THIẾU NỮ ĐÊM TRĂNG (*) Trống Trường Thành lung lay bóng nguyệt Khói Cam Tuyền mờ mịt thức mây (Chinh phụ ngâm) * Nhìn trăng anh thấy thèm thơ Bâng khuâng em đứng ngẩn ngơ bên đèo Có thiếu nữ tựa cổng chờ ai đó? Dưới trăng soi cái lán nhỏ ven rừng Bước lặng lẽ, đoàn quân không kịp ngó Nhưng trong đêm, tim bỗng cũng ngập ngừng... Ta muốn hỏi: Cô ơi, đây là nơi nào nhỉ? Đã xa rồi, có kịp trả lời đâu Vẫn vội vã đường dài không nghỉ Bên ven rừng, im đứng... một giây lâu... Chắc em có người thân nơi tiền tuyến? Mới đứng làm chiếc bóng tạc trong đêm Không giọt lệ, chỉ lặng cười đưa tiễn Đoàn quân đi! Em ở lại cùng trăng Giờ anh đã thôi đi. Nửa đời về với xóm Các cuộc chiến tranh thế kỉ vẫn chập chờn Vầng trăng sáng năm xưa, vọng Trường Thành bóng nguyệt (**) Và bao người con gái đã cô đơn! Cảm tác trên đường ra trận Hoà Bình, xuân 1968 (*) Vào một tối trong những năm tháng còn chiến tranh, trên đường ra trận. Chúng tôi đã hành quân qua một triền đồi núi. Dưới trăng đêm vằng vặc... Bóng một thiếu nữ đang đứng tựa mình vào chiếc cổng tre của một nông trường nào đó? Cô đơn, lặng lẽ nhìn đoàn quân đi qua. Cảnh tình thơ mộng. Quay lại nhìn bóng người con gái côi cút, bơ vơ? Bao cảm xúc dâng lên trong lòng - Tôi đã lẩm nhẩm làm bài thơ ngay trên dọc đường hành quân ấy... (Hai đoạn thơ cuối sau này tôi viết thêm) (**) Trích ý trong Chinh Phụ Ngâm BIỂN HÁT Biển tít tắp sao sóng còn vỗ mãi Anh nhặt chút tình vương lại thời xa Treo hồn lên nửa vành trăng lấp Thả lòng bay lặng bến bơ vơ… Biển có thể không biết mình hóa sóng Để cho bờ chìm đắm giữa lênh đênh Em có thể không còn nhớ đến... Như làn mây trôi mãi vô tình. Biển ba phần cho trái đất tươi xanh Em trong anh một mùa thu huyền ảo Khi anh hóa hàng phi lao trong sóng bão Là đã hòa biển cả với cô đơn! Trời đêm nay không mưa nhưng mà gió Gió đêm nay không mạnh nhưng mà xô Trăng đêm nay hơi vàng, xao và động Anh lại nằm nghe biển hát, ngày xưa… TÌNH CHẾT RỒI! GIỮ LẠI CHO THƠ Anh viết về em như truyền thuyết Tình chết rồi! Giữ lại cho thơ… Bởi ta yêu trong viễn tưởng, cao xa Đã hóa nàng trở thành nữ thánh. Trong thơ anh, bóng hình em đẹp lắm! Chợt giật mình: Có được gì đâu? Rồi nhân gian sẽ ca mãi đời sau Nơi cuộc sống bọt bèo, em lên Đài Bất Tử! Nếu mai nhớ về ta, hỡi nàng thôn nữ Đến bên mồ, dành ít lệ tiếc thương Than nghĩa đời từng với gã tình lang Đau thân phận, chàng thi nhân tội nghiệp. Ta đi đây! Cưng ở chốn trần gian, héo hắt Phút giây buồn thì hát khúc tình xưa Kẻ cùng em trong một mối duyên hờ Chỉ còn gió cõi thiên thu, trôi vô tận…
<bài viết được chỉnh sửa lúc 23.04.2022 11:51:40 bởi Nhân văn >
ANH VẪN Ở BÊN HỒ TÂY Tình để lại vết thương không lành được Soi mặt hồ, in mãi bóng thời gian Em hiền dịu trái tim từng tha thiết Người con gái anh yêu, nay hóa khói sương tan... Ta cũng già rồi, em ơi! Vết thương còn đau buốt Hạnh phúc qua như một cánh chim bay Nông nỗi đời người để đâu cho hết Tình thơ ngây, tình sao mãi thơ ngây. Nhớ buổi đón em cổng trường sư phạm Đôi mắt từ xa đã nhận ra người Tình yêu có cái nhìn trong linh cảm Giờ ở đâu, người con gái xa xôi? Thế đó, em ơi! Tình qua không trở lại Xế chiều rồi mà máu tim chảy mãi không thôi Em có nghe gió Tây Hồ đang thổi Anh ở đây, vẫn bên Hồ Tây mây trôi... Lời bình: CẢM NHẬN VỀ BÀI THƠ TÌNH HAY "Anh vẫn ở bên Hồ Tây" là bản tình ca viết về mối tình trong trắng thuở sinh viên, dù mối tình đó đã trở thành dĩ vãng: Nhớ buổi đón em cổng trường sư phạm Đôi mắt từ xa đã nhận ra người Tình yêu có cái nhìn trong linh cảm Người ta thường nói: Tình yêu có giác quan thứ sáu. Bởi vậy nhìn thấy hình bóng người yêu từ xa, đã nhận ra nhau ngay. Thế mà: Giờ ở đâu, người con gái xa xôi? Anh thổn thức vọng gọi em xưa trong nỗi trống vắng, cô đơn? Tôi đã đọc nhiều thơ Phạm Ngọc Thái, không ít bài anh đã nhắc đến hình ảnh người nữ sinh này. Bài nào cũng da diết, nhớ thương. Liệu đây có phải cũng chính là cô nữ sinh trường Sư phạm Ngoại ngữ, trong bài Em Về Biển của tập "Rung động trái tim", Nxb Thanh niên 2009? Ở tựa đề của bài “Em về biển” ấy, anh có ghi: - Kỷ niệm KA. người sinh nữ trường SPNN năm xưa, quê hương thành phố biển. Em Về Biển cũng là một bài thơ tình khá hay. Bài đó, có một đoạn tác giả đã nhắc đến việc đón người yêu bên cổng trường: Hàng bạch đàn năm xưa còn đó Anh còn đây, em hỡi! Anh còn đây Nhớ những buổi đón em, bên cổng trường sinh ngữ Tóc nửa bạc rồi chỉ thấy gió mưa bay... Nhưng Em Về Biển anh đã viết từ năm 1993, khi mái tóc mới bạc nửa phần (như lời thơ) - Còn bài Anh Vẫn Ở Bên Hồ Tây này, thì tác giả lại vừa sáng tác trong năm 2012. Khi nhà thơ đã qua cái tuổi lục tuần. Thế mới biết, tâm hồn thi nhân trẻ mãi không già. Hồ Tây chẳng phải chỉ là nơi nhà thơ sinh sống. Ở đó còn ghi nhận bao nhiêu kỉ niệm tình yêu của đời anh. Mỗi khi qua lại bên hồ, không tránh khỏi những giây phút chạnh nhớ về tình cũ mà lòng xa xót. Bởi vậy mới vào thơ, anh đã thốt lên: Tình để lại vết thương không lành được Soi mặt hồ, in mãi bóng thời gian Hình ảnh người con gái lại hiện về làm xao động trái tim anh: Em hiền dịu trái tim từng tha thiết Người con gái anh yêu, nay hóa khói sương tan Hình ảnh "hoá khói sương tan"... là một biểu tượng về cát bụi cuộc đời. Tình yêu thiêng liêng vậy? Hình ảnh cô nữ sinh cũng hiền dịu và anh tha thiết đến thế? Vậy mà giờ đây, tất cả chỉ còn là sương khói. Ngôn ngữ thi ca của Phạm Ngọc Thái, thuộc loại ngôn ngữ hình tượng hội hoạ. Bình dị nhưng vẫn thanh thoát, hàm súc. "Anh vẫn ở bên Hồ Tây" là một bài thơ tình cảm động. Vết thương tình dẫu chỉ là vô hình, nhưng nó lại có thể khoét sâu vào trái tim, tâm hồn làm cho ta đau đớn. Lòng anh lưu luyến cả một thời tuổi trẻ đã qua đi. Sang đoạn hai, thơ càng được khắc sâu hơn: Ta cũng già rồi, em ơi! Vết thương còn đau buốt Hạnh phúc qua như một cánh chim bay Nông nỗi đời người để đâu cho hết Tình thơ ngây. Tình sao mãi thơ ngây... Tôi nghĩ, người con gái kia khi nghe được những lời thơ này, chắc phải xúc động lắm! Nhà thơ đã trải qua gần trọn một đời, nên cái "nông nỗi đời người" ở đây: Ý muốn nói về sự mất mát của tình yêu, cuộc sống! Càng thấy quí những hạnh phúc đã trôi đi. Cô gái ấy giờ đây đâu còn trẻ? nhưng trong kí ức nhà thơ, em vẫn trong trắng, tươi mát thuở nữ sinh. Câu thơ: Tình thơ ngây. Tình sao mãi thơ ngây? /- là vậy. Trong tình yêu có biết bao sự tan vỡ, chẳng ra đâu vào đâu? Có khi cả hai người cùng yêu nhau tha thiết, ấy vậy mà... chỉ vì một lý do vớ vẩn, cũng tan? Chính thế nên vào đoạn thơ thứ hai này, lòng tác giả mới thổn thức: Ta cũng già rồi, em ơi! Vết thương còn đau buốt /- Nghĩa là, những năm tháng yêu em là thời gian hạnh phúc nhất đời anh. Đó là sự luyến tiếc tình yêu tuổi trẻ? Ngỡ đã vụt trôi tựa một cánh chim bay... Sau đó tác giả có nhắc lại về những buổi đón em bên cổng trường, như đã nói ở trên. Cuối cùng anh kết: Thế đó, em ơi! Tình qua không trở lại Xế chiều rồi mà máu tim chảy mãi không thôi Em có nghe gió Tây Hồ đang thổi Anh ở đây. Vẫn bên Hồ Tây, mây trôi... Hình ảnh gió Hồ Tây thổi cùng những làn mây trôi...: Là biểu tượng về những tháng năm qua và cuộc sống heo hút của nhà thơ. Hình ảnh hai câu thơ rung rinh, sinh động và hàm chứa. Nhờ hai câu kết này mà bài thơ được viên mãn. Ý nghĩa nói về “tình yêu và cuộc đời” vừa cát bụi... vừa mãi mãi... Dường như trên mỗi dòng thơ, đều có máu tim của nhà thơ đang rỏ xuống. Hoàng Thị Thảo ( Trích tập “PNT cánh đại bàng của thi ca đương đại VN”, 2019 )
Thống kê hiện tại
Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
Kiểu: