Giòng Đời Xưa và Nay - Tuyết Minh
frank 06.07.2022 02:55:40 (permalink)


Giòng Đ
i Xưa và Nay


Tuyết Minh



Vài Giòng Cm Nghĩ


Cuốn sách “Giòng Đời Xưa và Nay” gồm có những loạt bài của tác giả, Bà Tuyết Minh, đăng trên Bán Nguyệt San Tự Do ở Houston, Texas. Tờ báo là mảnh vườn nhà mà gia đình bà đã mỗi người mỗi tay cùng với thân hữu bốn phương gày được từ hơn một chục năm nay để cung ứng cho nhu cầu văn hóa cho độc giả, ban đầu ở địa phương, về sau lan ra nhiều nơi xa khác.

Bà Tuyết Minh khiêm nhường, không tự cho rằng mình viết văn. Bà cầm bút để kể truyện. Truyện của bà gọi mộc mạc là “Giòng Đời Xưa và Nay”.
Như một lời tâm sự, bà thổ lộ:

“Mười hai năm lưu lc nơi x người, lc lõng trong đi sng văn minh và hoàn toàn d bit, tôi thy mình đang nép dn sang bên l cuc sng. Tôi luôn luôn quay v vi dĩ vãng…. (Làng Tôi, trang 46).

Hiện tượng cầm bút để “quay về với dĩ vãng” có thể nói là một hiện tượng đang xảy ra với nhiều người trong đám lưu dân Việt Nam ở hải ngoại. Tinh thần hoài cổ trước cảnh đời dâu bể lại càng sâu sắc hơn với những người có tuổi đời chồng chất. Bà Tuyết Minh là một trong những người này. Độc giả thấy bà đã kể giòng ký ức của mình trở ngược về đến năm 1927 khi bà mới lên 5 với một vụ cướp ở miền quê mà gia đình bà là khổ chủ. (Tình Bạn Đồng Môn). Bà còn nhớ mãi sự việc một tên cướp “bt mt, chân qun xà cp vi đen đng chn ca. Nó tát tôi mt cái tht mnh đ đ tôi quay lơ ra đt.”

Tâm hồn của bà cũng như bao nhiêu người dân Việt tỵ nạn xứ người “chỉ có một ước vọng trở về quê hương yêu dấu”. Truyện “Làng Tôi” của bà đã giới thiệu cho độc giả những nét khá độc đáo sắc sảo về một “ngôi làng ở bên bờ sông Đáy, thuộc phủ Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.”

Sanh vào đầu thập niên 20, bà Tuyết Minh hiện đang ở lớp tuổi thất thập nên bà đã chứng kiến nhiều cảnh thay đổi của xã hội Việt Nam qua những đợt canh tân và xáo trộn của thời cuộc Pháp thuộc, Nhật thuộc, thời Việt Minh, thời Quốc Gia và Cộng Hòa miền Nam, giai đoạn đầu của thời định cư tại Mỹ… Do đó, những mẫu chuyện đời xưa và nay của bà cứ trải dài qua những mốc thời gian trên từ quá khứ đến hiện tại.

Những mẩu chuyện của Bà Tuyết Minh phần lớn là những ký ức của bà về những nhân vật có thực bằng xương bằng thịt sống chung quanh bà trong tầng lớp xã hội trung lưu tiểu tư sản như cụ giáo Nhàn (Đất Có Tuần, Nhân Có Vận), ông Phán Chi (Thành Kiến Trọng Nam Khinh Nữ), cụ Tống Địch, ông bà Ấm, Phán Tâm tòa Thống Sứ Hà Nội (Chung Thủy), giáo sư Dự và vợ là Bình (Mới và Cũ) v.v… và rất nhiều người khác.

Câu chuyện phần lớn đều là những cảnh cư xử thái độ ăn ở trong khung cảnh ngang trái của gia đình trước ảnh hưởng của những biến chuyển của xã hội bên ngoài: chồng trụy lạc theo đào đĩ, vợ bỏ gia đình học thói mới ăn diện nhảy nhót. Đôi khi, câu chuyện lại hướng về những chàng thanh niên âm thầm hoạt động cách mạng chống Pháp, chống Nhật, chống Cộng Sản, nhưng gương hy sinh âm thầm nhẫn nhục của những ông cha, bà mẹ, người vợ.

Truyện “Giòng Đời Xưa Và Nay” có hai điểm mà ai cũng nhận thấy dễ dàng:

-Truyện viết theo một lề lối cổ điển, chân phương, thực thà, không đưa ra những khúc mắc thầm kín về tâm lý con người, những sự kiện bất ngờ trong đường hướng dựng truyện.

-Truyện luôn luôn “có hậu” vì đoạn kết được gói trọn trong cảnh “trở về”, “đoàn tụ”, sự hối hận của người lầm lỡ, sự tha thứ bao dung của gia đình.

Với chủ trương “văn dĩ tái đạo”, bà Tuyết Minh kể truyện đời xưa và nay không phải để kể truyện giải trí cho độc giả mà muốn đưa ra một suy gẫm của chính bà về một đường lối xử sự mà nghĩ rằng phù hợp với lý tưởng và truyền thống văn hóa của dân tộc (luân lý răn dậy). Chủ trương “văn dĩ tái đạo” của bà Tuyết Minh có thể được minh chứng qua một định nghĩa mà chúng tôi tìm thấy trong cuốn Việt Nam Tự Điển của Lê Văn Đức và Lê Ngọc Trụ:

“Truyện ngắn: hay đoàn thiên tiểu thuyết, chuyện một hay vài người trong khoảng thời gian của đời họ gồm những việc vui, buồn, éo le, gay cấn, đọc trong vài mươi phút mà có thể học hỏi được việc đời”.

Trước những cảnh xô xát đụng chạm giữa hai nền văn hóa cũ và mới, thái độ của bà Tuyết Minh là Dung Hòa. Bà đả kích thành kiến “Trọng Nam Khinh Nữ” hay “Chồng Chúa Vợ Tôi” của giới hủ nho, nhưng lại đề cao vai trò hy sinh nhẫn nhục, hiều hậu, quả cảm, quán xuyến của những phụ nữ Việt Nam. Bà không chủ trương mù quáng đâm đầu vào nếp sống mới phóng đãng trụy lạc như một số thanh niên Việt Nam đã làm trong giai đoạn của tinh thần bơ vơ không chí hướng của thập niên 30 sau thoái trào của những đợt văn thần khởi nghĩa hay cách mạng. Bà nhắc đến vai trò thầm lặng quả cảm của vài thiếu phụ Việt Nam có chồng hoạt động cách mạng bí mật qua hành động làm giao liên hay buôn súng lậu (Người Nữ Chiến Sĩ).

“Tính tình kín đáo, thêm sc khe do dai, ch đã đem nhng truyn đơn, nhng ch th được ngy trang du kín trong vành khăn đi đu, trong thùng lúa gánh go. Bước chân ch đã đi khp vùng Thái Bình, Nam Đnh, Ninh Bình, Thanh Hóa, đ chu toàn công tác mà anh em giao phó”.

Câu chuyện của bà Tuyết Minh kể có thể nói là toàn những chuyện nhân hậu và đầy tính chất xác thực… Người đọc có cảm tưởng rằng những chuyện bà kể là những đoạn ký ức của bà về những người đã sống chung quanh bà trước đây hoặc là … (biết đâu?)  về một giai đoạn sống của đời bà…

Riêng tôi, thành thực mà nói, hãy bỏ qua nhiều đoạn truyện mà tình tiết dựng truyện mộc mạc về tâm lý của các nhân vật, tôi lại rất thích thú và hồi hộp đọc vài mẩu chuyện đời đầy xác thực kể trên trong cuốn “Giòng Đời Xưa Và Nay”.

Đọc truyện bà Tuyết Minh, tôi thấy không phải đang thưởng thức một món kỳ trân hay sơn hào hải vị mà đang ăn một món ăn thuần túy được hương vị quê hương, đơn sơ nhưng khẩu vị thật là thấm thía.

B.S. Lê Văn Lân


-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------



Mc Lc


-Tình yêu thương truyền thống của dân Việt

-Đất có tuần, nhân có vận

-Thành kiến trọng nam khinh nữ

-Chung Thủy

-Người hiền phụ

-Mới và cũ

-Chuyện bất ngờ đêm ba mươi

-Người mẹ Việt Nam

-Người phụ nữ Việt Nam trong xã hội xưa

-Làng tôi

-Tình yêu và nghĩa vụ

-Tình kháng chiến

-Một kinh nghiệm năm Ất Dậu

-Chính sách theo đuôi của Cộng Sản

-Người nữ chiến sĩ

-Vượt trùng dương

-Một giai thoại

-Đời người hai thế hệ

-Tu là cõi phúc

-Hai ngả đường

-Mẹ chồng nàng dâu xưa và nay

-Lỗi thời

-An phận

-Hối hận

-Biết mình biết người

-Hối bất cập

-Sáu mươi lăm năm

-Mội điểm son của phụ nữ Việt Nam

-Hy sinh tất cả cho con cháu

-Người bạn năm xưa

-Tình bạn

-Tình bạn đồng môn

-Hội nhập

-Đi tìm ảo ảnh

-Cậu ấm cô chiêu

-Sự công bằng trong tình thương yêu con cái

-Nạn thiếu niên tự tử, một vấn đề của cha mẹ

-Tình yêu

-Niềm tin

-Trách nhiệm cha mẹ

-Một cuộc đời tận hiến cho tha nhân




1 - Tình yêu thương - Truyn Thng Ca Dân Vit


Từ ngàn xưa, theo một số các nhà sử học, Việt tộc đã có chế độ mẫu hệ. Từ trước năm Chu, các bộ lạc du mục từ phía Bắc tràn qua sông Dương Từ, với sức mạnh săn bắn khống chế súc vật, đã lấn át được các chi bộ Bạch Việt, đem phong tục của họ áp đặt trộn lẫn với văn hóa Bách Việt làm của mình.

Sẵn tính độc tài, anh hùng cá nhân, họ đưa ra những ước lệ tự tôn. Hoàng Đế có tam cung lạc viện, các quý tộc quan lại có nhiều thê thiếp và thị nữ phục vụ. Giá trị của người đàn bà thời đó bị hạ thấp xuống đến một mức tồi tệ. Đại triết gia Khổng Phu Tử đưa ra học thuyết Quân Sư Phụ và Tam Tòng Từ Đức. Ảnh hưởng lan rộng, chế độ mẩu hệ mai một từ đó.

Ngược lại, chúng ta hãy tìm hiểu tổ tiên ta khi lập ra chế độ mẫu hệ cũng có nhiều lý do. Thứ nhất, người đàn bà nhiều tình cảm và bộc lộ nhiều hơn đàn ông. Người đàn bà hay chiều chồng con, ăn nói nhỏ nhẹ, răn dậy cảm hóa con bằng tình thương, nên ta thường thấy nhiều gia đình con cái yêu mẹ hơn cha, kính sợ cha hơn mẹ. Mỗi khi yếu, buồn khổ điều gì, hay cần tiền, vẫn nói hay than thở với mẹ trước vì vẫn tin mẹ sẽ che chở, giúp đỡ. Người con nào cũng tin vào sự bao dung của người mẹ.

Tình mẹ thương con không bờ bến. Người mẹ còn đem nước mắt ra cảm hóa chồng, dù người chồng có lầm lỡ hay lạc đường. Người đàn bà đã đem tình yêu thương mà cảm hóa, thu phục và thứ tha. Theo truyền thuyết, tổ tiên ta là Rồng Tiên. Rồng biểu hiệu cho ý chí cương quyết, hùng mạnh. Tiên là biểu tượng cho quả tim không thù hận, có nhiều tình cảm, nặng lòng yêu thương, hay tha thứ. Có lẽ đó cũng là một lý do phát xuất ra chế độ mẫu hệ.

Tình yêu thương của dân Việt là một truyền thống. Dân ta giàu tình cảm, tuy không bộc lộ ra ngoài nhiều. Từ một ông vua quyền uy nhất nước tới người cùng đinh nghèo nàn, dốt nát, đều biết đến tình yêu thương. Từ phạm vi nhỏ hẹp nhất trong gia đình với bà mẹ nghèo nhà quê khi bóc khoai đã nhường cho con ăn ruột còn mình ăn vỏ.

Người cha không có học, ăn đầu tôm nhường thân tôm ngon cho con ăn. Đó chẳng phải là tình yêu hay sao? Tình yêu thương lan tràn tới xóm làng. Hàng xóm giúp đỡ lẫn nhau. Mỗi khi có đám ma chay, cưới hỏi, ăn khao… người ta tự động kẻ ít người nhiều đem tiền gạo, đồ vật để mừng, phúng điếu, giúp nhau một cách gián tiếp, để phòng khi nay người, mai ta.

Những khách bộ hành nhỡ độ đường đêm hôm khuya tối, không gặp quán trọ dọc đường (thôn quê rất hiếm quán trọ) gõ cửa xin tá túc qua đêm, khách ít khi bị từ chối. Chủ nhà nhiều khi còn lo bữa ăn cho khách độ đường, rất chu đáo. Về thời nhà Lý, vua Thái Tông một hôm khi tiết trời vào đông, mưa phùn gió bấc, rét căm căm, quay lại thấy công chúa đứng hầu bên cạnh mặc đồ ngự hàn còn cảm thấy lạnh, ngài chạnh lòng thương, ái ngại cho những tù nhân phải giam cầm trong ngục liền phán: “Ta yêu dân như yêu con.” Rồi truyền thị vệ mang áo ấm phát cho tù nhân.

Có yêu thương là có tha thứ. Dùng sức mạnh mà trị người không bằng lấy ân đức mà cảm hóa người. Dầu người ở ác ta vẫn lấy điều thiện mà xử thế. Tình yêu thương mở rộng cánh cửa, mở rộng vòng tay để đón kẻ sai lầm về chốn bình an, tốt lành. Tình yêu có sức mạnh lớn lao mà không có gì có thể cương nổi. Tổ tiên ta gần năm ngàn năm dựng nước, bảo tồn nòi giống với căn bản đùm bọc yêu thương. Thời nào có tình yêu là thời thịnh trị, dân được an cư lạc nghiệp.





2 - Đt có tun - Nhân có vn


Trong gia đình, mỗi người con một tính, xu hướng khác nhau, tiến theo nghề nghiệp, sở thích của mình. Dù đi làm ăn phương xa, gần, hoàn cảnh giàu nghèo, sung sướng hay khổ cực, lận đận cách nào tất cả những con người ấy khi nghĩ về cha mẹ đang ở quê nhà nơi mình đã sinh ra, được nuôi nấng và dậy dỗ đến trưởng thành, đều có một tâm thành mong muốn cha mẹ được sống khỏe mạnh nơi quê hương.

Khi biết quê tổ mình bất an, dù khác chính kiến, mỗi người đều gạt tỵ hiềm cùng nhau trở về vấn an cha mẹ, bảo tồn quê hương, đấy là văn hóa nền tảng lấy gia đình làm gốc, lấy tổ quốc làm trọng.

Dù 1000 năm đô hộ bởi phương Bắc, trăm năm bảo hộ bởi quân Pháp, văn hóa Việt vẫn tồn tại. Tại ương vận nước chưa hết nên một cơn hồng thủy bởi nhóm mặt người lòng thú đem lý thuyết ngoại lai cưỡng trùm lên dân tộc, hòng tiêu diệt nền văn hóa cổ truyền mà các bậc tổ tiên đã có công gìn giữ. Chúng bắt toàn dân theo chủ thuyết tam vô: vô gia đình, vô tổ quốc, vô tôn giáo. Nhưng hồn dân tộc linh thiêng, chúng không thể nào đào tận gốc, bóc tận ngọn được.

Năm 1954, nghe theo lời tuyên truyền hồ hởi, nước nhà độc lập, gia đình cụ giáo Nhàn ở lại. Cụ nghĩ rằng vào Nam chẳng biết sẽ sinh sống ra sao. Ở đâu cũng đất nước mình, lại còn mồ mả, ông bà tổ tiên đưa đi không được, để lại sao đành, lấy ai hương khói, phụng thờ.

Duy, người con thứ hai sau khi đỗ tú tài vào học trường sĩ quan Đà Lạt ở trong Nam. Sau năm 54, gia đình cụ mất liên lạc với Duy. Từ đấy bặt tin tức. Cuối năm 1975, cụ giáo và người cháu nội trai khăn gói quả mướp từ Hà Nội vào Sàigòn tìm con. Tới nơi mới biết con cụ đã bị bắt đưa đi học tập. Cụ cố chạy chọt lo lót, cuối cùng người con đã được về.

Gia đình hội ngộ sau bao năm xa cách. Cụ đã tâm sự với con như sau: “Năm 54, ba và các bạn thân thuộc ở lại đều ngỡ ngàng về chính sách cộng sản tai quái, độc ác mà chẳng dám nói ra. Ba lại thấy những người trí thức bằng cấp đấy mình từ ngoại quốc kéo về cùng với số khoa bảng ở nhà hồ hởi gia nhập chính phủ. Lúc đầu mọi người tin tưởng và rồi tất cả đã chui đầu vào rọ, biết ra đã muộn không có lối thoát.

Dù đói khổ ba vẫn sống trong hy vọng chờ quân đội miền Nam sẽ đánh ra giải phóng miền Bắc. Không ngờ gông cùm miền Bắc đã trói buộc cả miền Nam. Sống bây giờ là hỏa ngục, đời ba chẳng còn bao lâu nữa, gặp con thế là đủ. Ba phải trở về Bắc, con phải hết sức khôn khéo tìm cách ra đi, và hãy tâm niệm lời ba dặn, con hãy dậy cháu cũng như ba đã dậy con những điều trước năm 54.

Ba nhắc lại lần nữa: Yêu người là nhân, giúp người là nghĩa, kính trọng người là lễ, hiểu biết để xử thế sáng suốt là trí và thành thực là tin. Năm đức tính cao quý của người mình, con cháu hãy cố giữ lấy, dù ở đâu người ta cũng kính nể mình. Một điều nữa về anh con và một số người mà ba biết, con thắc mắc là phải. Chỉ vì thân phận cá chậu chim lồng, bị buộc chân buộc cẳng, muốn thoát ra cũng không được.” Chỉ vào người cháu nội, cụ nói:

- Vẫn biết tuổi già có cháu là niềm an ủi, giúp đỡ nhưng ba đã chịu đựng hơn hai mươi năm nay, chúng đầy ải chiếm đoạt tất cả những gì chúng trông thấy từ vật chất đến tinh thần. Chúng bắt nói theo, làm theo, viết theo ý chúng, nhưng còn một thứ quí nhất trong lòng người chúng không hướng dẫn được là tình yêu, tình người, yêu thương giúp đỡ nhau trong bí mật, trong câm nín. Con cứ yên tâm đem cháu đi, đưa được mầm non nào thoát ách nô lệ, ra nước ngoài là dành lại tinh hoa cho đất nước sau này. Ba rất hy vọng con cháu rèn tâm luyện trí hướng về tổ quốc đang đau khổ tủi nhục trong đói rét.

Gió đã đổi chiều, đất có tuần nhân có vận, hải ngoại cũng như nội địa người người đều mong thời thế xoay đổi. Chủ nghĩa cộng sản đến ngày mạt vận. Tại Nga Sô chúng đã lung lay, Ba Lan, Hung Gia Lợi đã nắm được thời cơ. Một Walesa tiêu biểu cho các nước chư hầu trong quỹ đạo Liên Sô. Chúng ta đang chờ một Walesa Việt Nam nổi lên thanh toán chế độ quá khích đó đi.

Với chí nhẫn nại, cương quyết, tinh thần dân tộc còn tiềm tàng trong lòng mọi người mọi người ở nhà và hải ngoại, một ngày không xa sẽ liên kết, quật khởi quét sạch loài quỷ đỏ, kiến thiết lại quốc gia, đem no ấm và thanh bình cho dân tộc.


(còn tiếp)
#1
    Chuyển nhanh đến:

    Thống kê hiện tại

    Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
    Kiểu:
    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9